Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng


Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông…..
Cảm hứng về đất nước đã trở thành mạch chủ lưu trên dòng sông văn học 1945 –
1975. Nằm trong cảm hứng chung ấy, chương thơ Đất Nước trong trường ca Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những nhận thức sâu sắc và mới mẻ về đất
nước với tư tưởng: Đất Nước của Nhân dân. Đoạn thơ …. Chính là định nghĩa nghệ thuật
về đất nước: Đất Nước có từ bao giờ? Qua đó …..
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Thơ
Nguyễn Khoa Điềm cuốn hút người đọc bằng cảm xúc trữ tình nồng thắm và chất suy tư sâu
lắng, ông cất lên tiếng nói của một người trí thức thiết tha gắn bó với quê hương, giàu ý thức
trách nhiệm với nhân dân, đất nước. Đoạn trích Đất Nước là phần đầu chương V của trường
ca Mặt đường khát vọng. Trường ca này được hoàn thành năm 1971, thể hiện sự thức tỉnh
của thế lệ trẻ miền Nam về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước. Bao trùm đoạn
trích Đất Nước là cảm hứng ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước
và giữ nước. Nhà thơ đã cảm nhận và lí giải của nhà thơ về đất nước, thể hiện tư tưởng đất
nước là của nhân dân.
Trong câu thơ mở đầu:
Khi ta…….
hai chữ Đất Nước được viết hoa, thể hiện sự trân trọng, yêu kính đối với đất nước. Đại từ
nhân xưng ta xác định sự hiện diện của nhân vật trữ tình, khiến lời thơ như lời thủ thỉ, chiêm
nghiệm, suy tư. Trạng ngữ phiếm định khi ta lớn lên, chỉ thời điểm bắt đầu và lớn lên của đất
nước, trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có từ bao giờ?”. Câu trả lời không xác định bằng một
mốc thời gian cụ thể nào nhưng lại khẳng định chắc chắn một điều: Đất Nước đã có từ trước
khi có sự hiện diện của ta, từ rất lâu, từ xa xưa...
Sau lời khẳng định sự tồn tại của Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lý giải nguồn
gốc của Đất Nước một cách mới lạ nhưng cũng đầy thuyết phục:
Đất nước có trong…..
Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” thường được dùng mở đầu cho các câu chuyện cổ tích,
gợi ý niệm: Đất Nước đã có từ rất lâu, trước cả sự ra đời của truyện cổ tích nên Đất Nước
mới xuất hiện trong “cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Không khí cổ tích huyền
diệu đã được gợi nhắc đến qua nhịp điệu "ngày xửa ngày xưa". Đó chính là nhịp điệu ngàn
đời của thần thoại, cổ tích và nó đã đánh thức trong tâm trí mỗi người không gian riêng của
những phép màu thần thoại với đôi hài bảy dặm, với Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ,
với cô Tấm thảo hiền từ quả thị bước ra... Gắn với không khí cổ tích ấy, Đất Nước càng trở
nên kì diệu, thiêng liêng.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Từ câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, ta nhớ đến miếng trầu têm cánh phượng của cô Tấm,
nhớ đến một trong những truyện cổ tích xưa nhất của người Việt: "Sự tích trầu cau", nhớ đến
câu thành ngữ "Miếng trầu là dầu câu chuyện" và những lời hát dân ca da diết trữ tình: "Ăn
một miếng trầu, gặp đây ăn một miếng trầu/ Không ăn cầm lấy cho nhau vừa lòng/ Trầu này
trầu tính trầu tình/ Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta"...Miếng trầu vốn là biểu tượng đẹp của
nhân duyên tình nghĩa. Lời thơ hàm súc Nguyễn Khoa Điềm gợi lên những nét riêng trong
đời sống sinh hoạt, trong phong tục tập quán và bản sắc tâm hồn người dân Việt Nam.
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước hiện lên với truyền thống yêu
nước chống ngoại xâm, lời thơ như có sự cộng hưởng của những câu ca dao xưa:
Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què.
Suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm, dân tộc ta luôn luôn phải đương đầu với những
thế lực ngoại xâm hung bạo. Trong những cuộc trường chinh không nghỉ ấy, cây tre Việt
Nam đã lập nên bao kì tích. Từ truyền thuyết "Thánh Gióng" – khúc ca hào hùng về truyền
thống yêu nước yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam đã thấy hiển hiện hình
bóng cây tre. Chàng trai làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh tan giặc Ân xâm lược. Trong
những cuộc kháng chiến vệ quốc anh hùng, cây tre, đòn gánh tre, chông tre, mũi tên tre ... đã
tham dự vào cuộc chiến đấu và lập nên bao chiến công. Lời thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa làm
hiện lên sống động hình ảnh cây tre trong lịch sử dân tộc chống ngoại xâm, vừa đem lại
những nhận thức về đất nước ở phương diện: Đất Nước có trong truyền thống yêu nước đánh
giặc ngàn đời của nhân dân ta.
Đất Nước trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm còn hiện lên với vẻ đẹp thuần
phong mĩ tục của người dân nước Việt.
Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam với phong tục “búi tóc sau đầu ” (tóc
cuộn thành búi sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu):
Tóc mẹ thì búi sau đầu
Đó là đạo lý ân tình ân nghĩa ngàn đời: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối
mặn. Thành ngữ “gừng cay muối mặn ” được nhà thơ vận dụng một cách tài tình: gừng càng
già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau càng lâu thì càng tình
nghĩa. Tình cảm chân thành ấy là nguồn gốc của mọi tình yêu thương như suối nguồn chảy
qua muôn thế hệ. Ta như nhận thấy bóng dáng của những lời ca dao, dân ca:
Em ơi chua ngọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Và:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Tình nghĩa thủy chung chồng vợ là một trong những bản sắc tâm hồn của những con
người đất Việt. Bản sắc ấy góp phần làm nên chân dung tinh thần của Đất Nước. Có lẽ vì thế
mà trong những đoạn thơ sau, khi kể tên những danh lam thắng cảnh của đất nước, Nguyễn
Khoa Điềm cũng đề cập đến phương diện này...
Câu thơ: “Cái kèo cái cột thành tên ” gợi nhắc một nét văn hóa của người Việt. Đó là
truyền thống làm nhà “kèo-cột”, cột đẩy nhà lên cao, kèo giữ cột lại với nhau tạo nên sự bền
vững. Cũng từ gian nhà ấy, thói quen đặt tên con bằng những vật dụng quen thuộc cũng ra
đời. Vì vậy mà “cái kèo cái cột” cũng thành tên.
Dân tộc ta với nền văn minh “lúa nước” cùng truyền thống cần cù lao động, chịu
thương chịu khó “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Ở đây, nhà thơ sử
dụng thành ngữ “một nắng hai sương” gợi lên truyền thống lao động cần cù, chịu thương,
chịu khó của người dân ta. Để có được hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua
quá trình gieo, cấy, xay, giã, giần, sàng rất vất vả. Hình ảnh hạt gạo gợi nhớ đến sự tảo tần
lam lũ của người nông dân đất Việt:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé ấy là vị mặn mồ hôi nhọc nhằn của người dân “chân
lấm tay bùn”. Câu thơ đã khéo léo nhắc nhở chúng ta đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn ”, ăn
hạt cơm dẻo thơm hôm nay phải biết nhớ đến công lao người làm ra nó.
Câu thơ cuối, khẳng định sự ra đời của Đất Nước một cách đầy tự hào:
Đất Nước có từ ngày đó...
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định với một niềm tự hào “Đất Nước có từ ngày
đó... ”. “Ngày đó ” là ngày nào ta cũng không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có
truyền thống, có phong tục tập quán, có nền văn hóa, mà có văn hóa tức là có Đất Nước. Dấu
ba chấm (...) nối dài những truyền thống văn hóa văn hiến, phong tục tập quán, thể hiện sự
bất tận, sự trường tồn vĩnh hằng từ xa xưa của Đất Nước.
Đánh giá:
Như vậy, qua đoạn thơ, Đất Nước hiện lên dung dị, gần gũ
thức người đọc cả một bề dày và chiều sâu văn hóa nghìn đời của dân tộc với những nét rất
đặc thù, rất đáng tự hào.
Tác giả đã sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã,
giàu sức gợi. Nhà thơ sáng tạo một cách nhuần nhuyễn thành ngữ dân gian, ca dao, tục ngữ,
cổ tích, truyền thuyết... Lời thơ giàu hình ảnh, điệu thơ cảm xúc tha thiết hơn nhờ những biện
pháp tu từ như điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê….. Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện
giữa chất chính luận và trữ tình.
2. Nhận xét về cách nhìn Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
-Trong thời phong kiến, người ta thường quan niệm: đất nước là của vua, thuộc về các triều
đại, của các tầng lớp thống trị như trong “Nam Quốc Sơn Hà ”, Lý Thường Kiệt đã khẳng
định: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”; trong “Bình Ngô Đại Cáo ”, Nguyễn Trãi cũng
khẳng định: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập….
- Trong thời đại Hồ Chí Minh, chúng ta nhận ra Đất Nước là của nhân dân. Nhưng nếu Chế
Lan Viên nhìn Đất nước trong chiều dài lịch sử hào hùng với những cá nhân tinh hoa;
Nguyễn Đình Thi thấy Đất nước đau thương mà anh dũng trong kháng chiến, Tố Hữu ngợi
ca tầm vóc vĩ đại của Đất nước, thì Nguyễn Khoa Điềm lại thủ thỉ tâm tình về một Đất Nước
thật gần gũi, thân thương.
- Trong quan niệm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước không phải là cái gì đó to lớn,
siêu nhiên mà Đất Nước được hình thành từ những phong tục tập quán, những thói quen
hàng ngày, những vẻ đẹp thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa của nhân dân. Nhà thơ
không tạo ra khoảng cách sử thi để chiêm ngưỡng và ca ngợi đất nước hoặc dùng những hình
ảnh mĩ lệ , mang tính biểu tượng để cảm nhận và lý giải, mà dùng cách nói rất đỗi giản dị, tự
nhiên với những gì gần gũi, thân thiết, bình dị nhất. Đất nước không xa lạ, trừu tượng, Đất
nước chính là ở trong ta, hiện hữu trong đời sống của mỗi con người bình thường chúng ta,
hôm qua, hôm nay và mai sau.
- Lí giải nguồn gốc của đất nước, nhà thơ chọn giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm; cấu trúc
thơ theo lối tăng cấp: Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất Nước lớn lên; Đất Nước có
từ… giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước
trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ. Đặc biệt là cách nhà thơ
viết hoa hai từ Đất Nước (vốn là một danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và
sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất nước, quê hương của mình.
- Sự mới mẻ, sâu sắc ở chính cách nhìn Đất Nước ở tầm gần, ở chiều sâu văn hoá, qua lối
tâm tình. Vì vậy mà đoạn trích Đất Nước nói riêng, trường ca MĐKV nói chung, đã đã tìm
được tiếng nói đồng vọng của biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, thôi thúc những lớp
người trẻ tuổi góp phần làm nên Đất nước muôn đời.
2. Nhận xét về chất chính luận – trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
Chính luận: Thể hiện quan điểm về Đất Nước: Đất nước của Nhân dân. Lí giải nguồn gốc
của đất nước, cấu trúc thơ theo lối tăng cấp, lo gic: Đất nước đã có; Đất Nước bắt đầu; Đất
Nước lớn lên; Đất Nước có từ… giúp cho người đọc hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên,
trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kỳ của con người Việt Nam qua bao thế hệ.
Liệt kê các phương diện, minh chứng Đất Nước được hình thành từ những phong tục tập
quán, những thói quen hàng ngày, những vẻ đẹp thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa
của nhân dân. Trữ tình: Nhà thơ dùng cách nói rất đỗi giản dị, tự nhiên với những gì gần
gũi, thân thiết, bình dị nhất. Đặc biệt là cách nhà thơ viết hoa hai từ Đất Nước (vốn là một
danh từ chung) cũng đã giúp ta cảm nhận tình yêu và sự trân trọng của nhà thơ khi nói về đất
nước, quê hương của mình. Giọng thơ tâm tình – đây là tâm sự của Anh nói với Em, khiến
vấn đề được thể hiện chân thành, giản dị.

You might also like