Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT HƯƠNG KHÊ


--–&—--

BÁO CÁO CUỘC THI SÁNG TẠO KHOA HỌC KĨ THUẬT


2023-2024

GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN XU HƯỚNG NỖ LỰC ẢO TẠI


CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ

Lĩnh vực dự thi 02: Khoa học xã hội- Hành vi


Người thực hiện: Nguyễn Bảo Trâm, Lê Thị Hồng Minh
Lớp: 10C1 – Trường THPT Hương khê
Giáo viên hướng dẫn: cô Trần Thị Nha Trang
_ (Giáo viên môn Kinh tế và pháp luật trường THPT Hương Khê)

MỤC LỤC
Tóm tắt đề tài nghiên cứu
A.Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Giả thuyết khoa học
6.Điểm mới của đề tài
B.Nội dung
I.Cơ sở lý luận về nỗ lực ảo
1.1.Khái niệm về “nỗ lực” và “nỗ lực ảo”
1.2.Nguyên nhân của bệnh “nỗ lực ảo” : khách quan và chủ quan
1.3.Dấu hiệu của việc “nỗ lực ảo”
1.4.Tác động của “nỗ lực ảo”
1.5.Mức độ nguy hiểm của việc “nỗ lực ảo”
1.6.Cách nhận biết-loại bỏ hội chứng “nỗ lực ảo”
II.Thực trạng bệnh “nỗ lực ảo” ở các trường THPT trên
địa bàn huyện Hương Khê
2.1.Vài nét về địa bàn và đối tượng nghiên cứu
2.2.Các phương pháp nghiên cứu
2.3.Thực trạng học sinh có nguy cơ mắc bệnh nỗ lực ảovà có những dấu hi
ệu mắc bệnh nỗ lực ảo tại cáctrường THPT trên địa bàn Hương Khê
2.4.Hiệu quả của việc tuyên truyền và phát động tinh thần nỗ lực học tập
suốt đời
III. Giải pháp loại bỏ “căn bệnh” nỗ lực ảo trong môi
trường học đường trường THPT trên địa bàn huyện Hương Khê
3.1. Nhóm giải pháp đối với giáo viên chủ nhiệm
3.2. Nhóm giải pháp đối với phụ huynh (người thân)
3. 3. Nhóm giải pháp đối với các tổ chức, đoàn thể của Nhà trường
3.4. Nhóm giải pháp đối với bản thân học sinh
3.5. Nhóm giải pháp khác
3.6. Kết quả đạt được sau khi tiến hành những giải pháp đề ra
IV.Kết luận vấn đề nghiên cứu
V.Hướng phát triển của đề tài
VI.Tài liệu tham khảo
Tóm tắt đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Chúng ta phải học, phải cố gắng
thật nhiều.Không chịu khó học thì sẽ không tiến bộ được, không tiến bộ là thoái
bộ.Xã hội càng đi tới công việc càng nhiều, máy móc cũng tinh xảo.Mình không
chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình.” Đúng
như lời Bác nói thì xã hội chúng ta đang càng ngày phát triển, xu thế hội nhập
toàn cầu cùng sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, và chính vì sự phát
triển đó đòi hỏi giáo dục cần thay đổi để thích ứng.Giáo dục đóng vai trò ngày
càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi
quốc gia, dân tộc.Đối với thế hệ trẻ để xã định đúng mục đích và có động lực
tìm hiểu về kiến thức là điều rất quan trọng.Với những năm gần đây, chương
trình học thay đổi, thì một thực trạng đang diễn ra là học sinh đối phó, nỗ lực
học tập thật giỏi nhưng lại không đạt được kết quả như mong muốn, học nhiều
lý thuyết nhưng lại chưa đưa được vào thực tiễn, chản nản với việc học, chưa
tìm được mục tiêu đúng đắn cho chính bản thân mình.
Đó là lý do vì sao mà chúng em bắt tay vào việc nghiên cứu đề tài : “ Giải
pháp nhằm cải thiện xu hướng nỗ lực ảo trong học tập tại một số trường THPT
trên địa bàn huyện Hương Khê” . Nhằm tìm hiểu tình trạng nỗ lực ảo của các
bạn trên địa bàn. Để từ đó nắm rõ được các nguyên nhân, khó khăn mà các bạn
đang gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp cho các bạn cải thiện được kết quả
trong học tập. Với đề tài này chúng em đã lựa chọn khảo sát các bạn học sinh tại
trường mình học và các bạn trường lân cận để có cái nhìn toàn diện và cụ thể
hơn về thực trạng này.
Tính khoa học: dựa trên những nghiên cứu khoa học về nỗ lực ảo của học
sinh trong học tập và dựa trên cơ sở khảo sát thực tế và online bằng các câu hỏi
đối với các bạn THPT trên địa bàn huyện Hương Khê.
Tính mới: Với đề tài mà chúng em tìm hiểu là xu hướng nỗ lực ảo của các
bạn học sinh trong học đường. Đã có rất nhiều bài viết về nỗ lực ảo của các bạn
học sinh nhưng lại có rất ít tài liệu về nỗ lực ảo.
Tính thực tiễn: Nó được biểu hiện ở việc chúng em tiến hành thực hiện khảo
sát các bạn học sinh.Từ đó có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn và đưa ra các giải
pháp để giúp các bạn cải thiện trong học tập.
Tính cộng đồng: Chúng em nghiên cứu đề tài này liên quan đến vấn đề đang
diễn ra trong xã hội. Việc nỗ lực ảo dẫn đến ảnh hướng cả một quá trình hình
thành và tâm lý của các bạn THPT, đây là một lứa tuổi phải suy nghĩ nhiều, định
hướng nghề nghiệp, tương lai cho bản thân. Chính vì thế, qua đề tài này chúng
em mong muốn có thể chia sẻ cùng với các bạn để phần nào giảm bớt đi được
sự căng thẳng của các bạn và với giới trẻ hiện nay.
A. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Có khi nào bạn cảm thấy mình luôn nỗ lực và chăm chỉ nhưng mọi chuyện
lại chẳng đâu vào đâu? Khi bạn dành nhiều thời gian để học rất nhiều thứ nhưng
lại chẳng nhớ được mấy? Khi bạn không đạt được kết quả như mong muốn và
điều này dần làm bạn chản nản, nhụt chí? Chẳng hạn như việc các bạn đặt ra
cho mình rất nhiều mục tiêu, công việc cần phải làm cho bản thân như là đọc
sách hay học tiếng anh, nhưng thay vì cố gắng kiên trì để làm tốt thì bạn lại sao
nhãng vào các hoạt động khác. Đôi khi bạn có làm, có thực hiện nhưng lại
không đến nơi đến chốn. Bạn Thu Thảo, sinh viên năm 3 ngành tài chính UEH
chia sẻ: “Mình từng gặp phải tình trạng nỗ lực ảo. Đặc biệt là khi mình đang
trong quá trình thực hiện mục tiêu xa như giao tiếp tiếng anh tốt. Mình chỉ xem
một vài video hay luyện tập một chút nhưng tự nghĩ rằng bản thân đang nỗ lực
rất nhiều.” Phải khẳng định rằng, ai trong chúng ta cũng có nỗ lực ảo, dù ít hay
nhiều. Đôi khi, chính chúng ta cũng bị cuốn theo guồng quay hối hả của cuộc
sống. Việc coi trọng số lượng hơn chất lượng khiến ta vô tình sa vào “cạm bẫy”
của nỗ lực ảo. Ranh giới giữa nỗ lực thật và nỗ lực ảo thật sự rất mong manh.
Tuy nhiên, bởi việc tham vấn và tư vấn chưa được phổ cập thực sự liên quan
nên các bạn có xu hướng dấu diếm đi các vấn đề của mình.
Chủ đề “nỗ lực ảo” không còn xa lạ khi lên mạng, các trang báo, ai cũng
từng nghe qua và đây cũng chính là một trong những đề tài được quan tâm trong
xã hội hiện đại. Xã hội muốn phát triển thì đòi hỏi con người phải tích luỹ kiến
thức và sự sáng tạo không ngừng. Một trong những yếu tố làm nên sự quan
trọng đó là chiến lược phát triển của giáo dục. Trong đó, giáo dục ở cấp bậc
THPT là quan trọng nhất, đây được coi là giai đoạn quan trọng, định hướng
nghề nghiệp, tương lai,…tạo nên nguồn nhân lực phát triển cho đất nước. Chính
vì thế mà các bạn học sinh luôn mang cho mình những ước mơ, hoài bão, mục
đích quan trọng của việc học khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên,
không phải bạn học sinh nào cũng hiểu được nỗ lực thật để có thể hiểu được vấn
đề trên.
Hiện nay, các bạn học sinh có xu hướng chạy theo đám đông, vì cái mác của
điểm số hay là sự kì vọng từ cha mẹ, thầy cô,…nhưng chưa thật sự hiểu được
giá trị của việc học. Khi thấy bạn bè cùng trang lứa thành công trong khi mình
chỉ đang ở con số 0. Nguyên nhân chính là chúng ta đang chạy theo nỗ lực ảo.
Xu hướng “nỗ lực ảo” chỉ khiến cho các bạn giới trẻ nghĩ rằng là mình đang thật
sự cố gắng từng ngày, từng giờ nhưng lại không mang đếm kết quả như mình
mong muốn. Xu hướng ấy khiến cho các bạn cảm thấy bị áp lực và dần về sau
sẽ bị ảnh hướng đến tâm lý bản thân, thấy mình cố gắng từng ngày mà vẫn
không thành công.
Chính vì thấy được những tác động tiêu cực của xu hướng “nỗ lực ảo” , nên
chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này, với mong muốn có thể tìm ra
nguyên nhân, những giải pháp hữu ích để có thể giúp các bạn có thể giảm bớt
được phần nào về sự căng thẳng, áp lực hiện nay trong học tập. Và đó cũng
chính là lý do vì sao chúng em chọn đề tài “Giải pháp nhằm cải thiện xu hướng
nỗ lực ảo trong học tập tại một số trường THPT trên địa bàn Hương Khê”

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu

Nhóm chúng em nghiên cứu đề tài nhằm đạt được những mục đích sau:
- Cung cấp cho giáo viên và học sinh một số kiến thức về chứng nỗ lực ảo rất phổ
biến nhưng ít người biết.
- Giúp mọi người ý thức được những vấn đề của bản thân và hiểu được tầm quan
trọng của nó.
- Giúp các bạn học sinh có những vấn đề về bệnh nỗ lực ảo sẽ mở lòng chia sẻ
hơn.
- Giúp mọi người có cái nhìn nghiêm túc hơn với những vấn đề tâm lý và những
người mắc bệnh nỗ lực ảo.Để từ đó việc tôn trọng lắng nghe người khác sẽ được
nâng cao hơn.
- Giúp những thành viên có mong muốn theo chuyên ngành tâm lý học rèn luyện
và tham gia theo mảng đề tài mình thích.
- Giúp những học sinh có dấu hiệu của bệnh nỗ lực ảo được hỗ trợ và nhận biết
kịp thời trước khi quá muộn.
-Giúp cho các bạn có thể tìm ra được cách giải quyết phù hợp với bản thân trong
việc học để đạt được kết quả mong muốn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhóm chúng em cần phải hoàn thành được
những nhiệm vụ sau:
-Tìm hiểu các tư liệu về bệnh nỗ lực ảo: khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng.
-Khảo sát thực trạng những người có các dấu hiệu của bệnh nỗ lực ảo các trường
THPT trên địa bàn huyện Hương Khê.
-Tìm hiểu nguyên nhân vì sao công tác tuyên truyền, mở rộng giúp học sinh cởi
mở về các vấn đề trong học tập chưa đạt kết quả cao.
-Giải pháp cho việc phòng và chữa bệnh nỗ lực ảo, làm thế nào để có thể mang
công tác tuyên truyền trở nên thực tế và hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-Đối với nghiên cứu là bệnh nỗ lực ảo trong môi trường trường học.
-Khách thể nghiên cứu của đề tài là toàn bộ học sinh các trường THPT tại địa
bàn huyện Hương Khê. Đề tài tập trung khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó tìm
ra các giải pháp khả thi, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Ngày / / 2023 đến ngày 9/11/2023
Không gian: Các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Khê
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có
liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài và xây dựng các
khái niệm công cụ, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Đây là phương pháp được tiến hành nhằm tranh thủ
ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý
học, giáo dục học, các cán bộ Đoàn và giáo viên đang dạy tại trường THPT về
những nội dung được xem xét để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Một số phương pháp khác: Phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân
tích, tổng hợp…
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp phân tích dữ liệu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp ứng dụng Công nghệ thông tin.
5. Giả thuyết khoa học
Chúng em đặt ra những giả thuyết về bệnh nỗ lực ảo ở các trường THPT
trên địa bàn huyện Hương Khê:
5.1.Giả thuyết xác suất:
Giả thuyết 1: Nếu học sinh nói ra những vấn đề tâm lý, các dấu hiệu bệnh
của mình, họ sẽ bị miệt thị, chê cười.
Giả thuyết 2: Nếu nhắc đến vấn đề tâm lý, phần lớn mọi người sẽ gạt bỏ và
xem nhẹ.

5.2.Giả thuyết công việc:


Giả thuyết 1: Nguyên nhân chính dẫn tới việc học sinh bị nỗ lực ảo là do áp
lực về học tập đặc biệt là trong chương trình mới này và thiếu đi sự chia sẻ quan
tâm của mọi người xung quanh..
Giả thuyết 2: Mọi người đang chưa thực sự quan tâm về sức khỏe tinh thần,
đó là nguyên do vì sao kiến thức học sinh về các bệnh tâm lý nói chung và nỗ
lực nói riêng khá hạn hẹp.
Giả thuyết 3: Nguyên nhân việc hỗ trợ tư vấn tâm lý không hiệu quả là do
nhà trường chưa có những buổi ngoại khóa về vấn đề sức khoẻ để học sinh hiểu
được tầm quan trọng của nó..
Giả thuyết 4: Học sinh mắc các vấn đề tâm lý có mối quan hệ với việc họ ít
tham gia các hoạt động xã hội.
6. Điểm mới của đề tài:
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về nỗ lực và nỗ lực ảo.
- Nghiên cứu thực trạng và nhận thức của học sinh về những tình trạng bất
thường và nỗ lực ảo.
- Đề xuất các biện pháp khả thi và hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng nỗ lực ảo
trong môi trường học đường.

B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận về nỗ lực ảo
1.1.Khái niệm về “nỗ lực” và “nỗ lực ảo”
Nỗ lực được định nghĩa là cố gắng hết sức, tức là việc bạn cố gắng, kiên trì và
chăm chỉ rất nhiều lần so với những gì bạn có để theo đuổi những mục tiêu, đam
mê của bản thân.
Trong cuộc sống và công việc ngày nay có rất nhiều những tấm gương sáng về
sự nỗ lực. Đằng sau những kết quả thành công rực rỡ của họ là cả một quá trình
đánh đổi bằng sức lực, thời gian, tiền bạc, thậm chí là cả sức khỏe. Bởi vì không
phải ai sinh ra cũng đã đến được vạch đích. Những người thành công hiện tại
đằng sau họ sẽ luôn là cả một câu chuyện dài.
Nguyên lý “tảng băng trôi” của Hemingway: 1/8 phần nổi, 7/8 phần chìm dưới
nước. Đâu đâu ta cũng thấy được sự hiện hữu và tác động vô hình của nguyên lý
“tảng băng trôi”. Phần nổi là phần ta nhìn thấy được, còn phần chìm lớn hơn rất
nhiều ta lại không nhìn thấy được, nhưng chính những phần chìm như thế mới
thật sự đáng quan tâm.Sự thành công cũng vậy, nó giống như một tảng băng
trôi. Sự hào nhoáng, những thành tích đáng nể được người khác phô trương ra
làm biết bao người ngưỡng mộ.Nhưng sự thật đàng sau những thành công rực
rỡ ấy, họ đã phải bỏ ra bao nhiêu thời gian, sự nỗ lực và cả những giọt nước
mắt.Đó là những góc tối mà chúng ta không thể nhìn thất được giống như phần
chìm của “tảng băng trôi”.
Vậy nỗ lực ảo là gì? Còn nỗ lực ảo chính là khi bạn biết rằng mình cần phải nỗ
lực và cảm giác bản thân đã nỗ lực, chăm chỉ, nhưng sự thật thì nó cũng chỉ là
cảm giác của bạn. Nỗ lực ảo còn có tên tiếng anh là “virtual effort”.Đây là cụm
từ xuất hiện thường xuyên gần đây trong giới trẻ.Hội chứng này xảy ra khi bản
thân biết rõ những khuyết điểm, điểm mạnh của bản thân nhưng lại luôn muốn
che giấu không chịu thừa nhận điểm yếu của bản thân.Những người mắc hội
chứng này thường muốn cho mọi người thấy rằng bạn đang rất nỗ lực, cố gắng
nhưng sự thật bên trong lại chẳng có gì cả.
Thuật ngữ “Nỗ lực ảo” tuy còn khá lạ nhưng nó đã tồn tại ngầm dưới nhiều hình
thức khác nhau.Có thể chúng .ta mắc phải hội chứng này nhưng lại không hề
hay biết. Tóm lại thuật ngữ này nói về việc đánh lừa chính bản thân và người
khác rằng mình vẫn đang rất nỗ lực nhưng thực tế thì lại trái ngược
1.2.Nguyên nhân của bệnh “nỗ lực ảo” : khách quan và chủ quan
Nỗ lực ảo được tác động từ rất nhiều nguyên nhân nhưng được gọi chung là
nguyên nhân khách quan và chủ quan.
a) Nguyên khách quan
Thứ nhất về nguyên nhân khách quan, đây là nguyên nhân vận hành theo một
cách tự nhiên mà không phụ thuộc vào con người.Hội chứng “Nỗ lực ảo” xuất
hiện ở mọi lứa tuổi.Nó không phải là một loại bệnh mà chúng ta có thể được
chữa khỏi khi được uống thuốc.Nó cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
nhưng để bệnh kéo dài bạn sẽ bị tổn thương tâm lí và tâm tinh thần, hoài nghi
bản thân và đặc biệt mãi chững lại giữa xã hội mà mọi người đều cạnh tranh
nhau để thành công.
Nguyên nhân khách quan từ khía gia đình. Gia đình là nơi ta sinh và lớn
lên.Chính vì lẽ đó bố mẹ luôn muôn tạo điều kiện cho để con cái được học tập
và phát triển một cái tốt nhất.Chính sự kỳ vọng này đã vô hình chung đặt lên vai
những đứa trẻ những áp lực vô hình. Nhiều bậc cha mẹ luôn muốn con cái mình
sẽ thành công, có được công việc ổn định, cuộc sống hạnh phúc.Vì thế họ
thường định hướng con cái, hay thậm chí là ép buộc con cái đi theo con đường
mà họ chọn đôi khi cũng là sự kỳ vọng vào điểm số của con cái trên trường.
Điều này khiến học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi và áp lực. Việc học đối
với họ dường như không xuất phát từ phía bản thân mà được thúc đẩy từ sự kỳ
vọng quá cao của bố mẹ. Theo PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh – giảng viên
trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, vào năm 2019, bà điều phối thực hiện
Khảo sát Hành vi Sức khoẻ của Học sinh phổ thông toàn cầu tại Việt Nam.
Chương trình do tổ chức WHO tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật. Khảo sát được thực
hiện trên quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy: 54,7% các em cho rằng bố mẹ
luôn đặt kỳ vọng quá nhiều vào các em (muốn con mình học tập tốt hơn hoặc
trở thành một người giỏi hơn). Con số này cũng phần nào cho thấy sự kỳ vọng
vào con cái của bậc làm cha làm mẹ là không hề nhỏ. Mong muốn con giỏi hơn,
tốt hơn mỗi ngày là không sai nhưng phải làm sao để con cảm thấy có động lực,
phấn khích với việc học tập. Đó mới là điều mà các bậc cha mẹ cần hướng đến
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ nhà trường. Ở Việt Nam học sinh phải trải
qua khá nhiều kỳ thi như: Khảo sát giữa kì, cuối kì,...Ngoài ra còn có các bài
kiểm tra miệng hay kiểm tra nhanh trên lớp học.Những bài kiểm tra này đòi hỏi
người học phải nắm rõ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để đạt được
điểm số tốt.Đồng nghĩa với việc học sinh phải học tập và cố gắng rất nhiều để
có thể đạt được kết quả như mong muốn. Điều này cũng đạt ra cho học sinh
những áp lực về điểm số, thường xảy ra ở nhiều ở những học sinh giỏi.Họ luôn
đặt nặng áp lực cho bản thân mình và việc chịu quá nhiều áp lực hoặc không đạt
được điểm số không mong muốn cũng khiến họ rơi vào tình trạng mệt mỏi,
chán nản. Nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức The Washington Post, Quỹ
Kaiser Family kết hợp cùng Đại học Harvard, tại khu vực Washington the
District cũng cho kết quả hơn 58% học sinh nói rằng trường học là nguyên nhân
lớn nhất khiến các em bị căng thẳng. Luôn nghĩ tới điểm số, thứ hạng khiến các
em luôn thấy sợ hãi khi đến trường, ngủ không ngon, đặc biệt vào các đợt kiểm
tra năng lực.
Cũng tại trường học, áp lực đồng trang lứa cũng là một tác nhân không hề
nhỏ. Áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) là sự tác động, ảnh hưởng từ những
người cùng lứa tuổi hoặc cùng một nhóm xã hội được cho là thành công hơn,
hạnh phúc hơn đối với một cá nhân. Điều này có thể gây ra các cảm xúc như tự
ti, bất an và lo lắng với người bị áp lực. Áp lực đồng trang lứa có thể xuất phát
từ từ bên trong cá nhân hoặc do các yếu tố xung quanh tác động vào. Hiểu một
cách đơn giản là việc ta ngưỡng mô, nghen tị với những người thành công hơn
mình.Rồi chúng ta cũng cố gắng để thành công như họ, nhưng thật ra ta phô
trương ra cho họ thấy nhưng lại không thành tâm nỗ lực, giới trẻ thường dùng
với thuật ngữ “làm màu” để ám chỉ những người chỉ thích thể hiện chứ
không muốn bắt tay vào làm.
Xã hội cũng là một nguyên nhân dẫn đến căn bệnh “nỗ lực ảo”.Khi xã hội càng
phát triển và hiện đạt thì yêu cầu đối với giới trẻ ngày càng cao.Đặc biệt là đối
với học sinh THPT bởi đây là lứa tuổi chênh vênh trong việc chọn nghề và định
hướng cho bản thân thì xã hội lại đặt lên những yêu cầu cao đối với lứa tuổi
này, không chỉ yêu cầu kiến thức trong sách vở mà còn các kỹ năng mềm.Đây
cũng là một áp lực với thế hệ gen-Z khi vừa phải trao dồi kiến thức vừa phải
học thêm các kỹ năng bên cạnh.
Qua đó ta có cách nhìn tổng quan hơn về nguyên nhân của “Nỗ lực ảo”.Có thể
nguyên nhân được chi phối từ rất nhiều yếu tố như: Gia đình, trường học và xã
hội.Sự kỳ vọng đi kèm với yêu cầu cao từ nhà trường và xã hội gây một áp lực
lớn đặt nặng lên vai mỗi học sinh. Chính áp lực lớn này đã khiến học sinh phải
không ngừng cố gắng bước tiếp trên hành trình khai phá tri thức.Nhưng không
phải học sinh nào cũng có khả năng chịu được sức nặng tinh thần đó. Đúng là
áp lực sẽ khiến con người ta phát triển nhưng khi áp lực được đến từ bên ngoài
tác động quá nhiều vào bản thân học sinh sẽ gây ra tình trạng học tập đối phó,
học cho có, học vì bố mẹ, để bố mẹ vui lòng,...Việc học nên đến từ động lực và
nhận thức từ bên trong học sinh thì mới có hiểu quả.Điều này cũng xuất phát từ
đam mê nếu có đam mê át sẽ làm. Học tập xuất phát từ nhận thức, động lực đến
từ bên trong, áp lực từ bên ngoài, biết cân bằng lại với nhau thì việc học tập sẽ
hiểu quả hơn bao giờ hết.
b) Nguyên nhân chủ quan
Không thể phủ nhận những tác động khách quan bên ngoài dẫn đến hội chứng
“Nỗ lực ảo” nhưng nguyên nhân dẫn đến hội chứng này lại phần lớn xuất phát
từ chính bản thân học sinh.
Các bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bản thân có thể ngồi lướt mạng xã hội hàng
tiếng đồng hồ nhưng khi ngồi học được 30 phút lại bắt đầu chán nản không? Đó
là vì khi chúng ta ngồi lướt mạng xã hội não bộ sẽ tiết ra một lượng lớn chất
Dopamine “hạnh phúc”, đây là một loại hocmon dẫn truyền thần kinh được tạo
ra từ tyrosin, nó đóng vai trò quan trọng với não và cơ thể.Vậy tại sao lại nói là
Dopamine hạnh phúc? Hormone “hạnh phúc” này tăng lên trong cơ thể nó sẽ
giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn, có thêm động lực thúc đẩy việc thực hiện các kế
hoạch đã đặt ra trong cuộc sống. Nó làm bạn tràn đầy cảm hứng, thấy thích thú
hưng phấn hơn; tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung của cơ thể. Ngược lại
khi mức độ hormone này thấp sẽ làm bạn lười biếng, kém linh hoạt và giảm sự
nhiệt tình với mọi thứ xung quanh. Và khoa học chứng minh rằng việc ngồi tập
trung hoặc hay đọc sách thì lượng Dopamine trong cơ thể sẽ giảm đáng kể vì
thế bộ não chúng ta thường ưu tiên những thứ làm nó vui vẻ và thích thú như
ngồi lướt mạng xã hội hoặc làm những điều dễ dàng mà không cần động não
quá nhiều. Nếu gặp tình trạng lướt mạng xã hội vô thức thì chắc chắn bạn đã bị
“bội thực dopamine”, điều này sẽ làm chúng ta chán nản với tất cả mọi thứ.Việc
này cũng xuất phát từ việc thiếu kỷ luật với bản thân.Luôn dễ dàng nói câu
“thêm một chút nữa thôi” chỉ vì một chút đó thôi đã làm cạn biết bao thời gian
quý báu.Nếu không biết cách kỷ luật và kiểm soát bản thân không sớm thì muộn
thì các bạn cũng có thể trở thành “nô lệ của mạng xã hội”.
Sự lười biếng cũng là một trong những tác nhân chính gây ra “nỗ lực ảo”.Chúng
ta thường có xu hướng trì hoãn làm những công việc trước mắt bằng cách “5
phút nữa rồi lắm,...” Nhưng sự thật chúng ta lại tốn cả ngày vì những công việc
vô bổ mà công việc cần làm thì lại không hoàn thành.Lên rất nhiều mục tiêu kế
hoạch nhưng rồi lại chẳng làm, luôn tìm cách tìm ra một lý do hợp lí để đánh
lừa bộ não cảm giác an toàn. Vào năm 1997, một trong những nghiên cứu đầu
tiên ghi nhận bản chất nguy hiểm của sự trì hoãn đã được công bố trên
trang Psychological Science. Tại trường Đại học Case Western Reserve (Mỹ),
giáo sư nghiên cứu khoa học Mỹ Dianne Tice và nhà tâm lý học xã hội Roy
Baumeister đã đánh giá sinh viên đại học theo thước đo của sự trì hoãn, sau đó
theo dõi kết quả học tập, nỗi căng thẳng và tình trạng sức khỏe nói chung trong
suốt học kỳ của họ. Tuy nhiên, cái giá phải trả của sự trì hoãn cuối cùng cũng
vượt xa hơn ngoài mong đợi. Điểm số của những sinh viên trì hoãn thấp hơn rất
nhiều so với các sinh viên khác, ngược lại, nỗi căng thẳng và nguy cơ bệnh tật
ốm yếu lại tăng cao hơn lúc ban đầu. Những đối tượng sinh viên ấy vừa không
hoàn thành mục tiêu của mình vừa phải chịu hậu quả sức khỏe tiêu cực. Chính
thói quen lười biếng và trì hoãn của bản thân đang tự dìm mình xuống so với xã
hội – xã hội mà trên bước đường thành công sẽ không có dấu chân của kẻ lười
biếng.
Một tác nhân khác đó chính là do bản thân chúng ta hành động không có kế
hoạch.Làm việc theo bản năng, sở thích, không theo bất cứ một kế hoạch
nào.Khi ta thấy hứng thú thì sẽ hăng hái làm việc còn khi cảm thấy chán nản rồi
thì sẽ bỏ cuộc. Đây là hậu quả của việc xác định mục tiêu không rõ ràng dẫn
đến việc chúng ta làm việc hời hợn và thiếu trách nhiệm.Đặt những mục tiêu
quá xa tầm với đến khi chúng ta không làm được thì lại đam ra chán nản, mất
niềm tin vào bản thân.Đây cũng chính là một trong số nguyên nhân dẫn đến “Nỗ
lực ảo”.
Trong tâm lý của con người đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THPT thì thường có
xu hướng muốn được người khác “công nhận”.Đây là việc chúng ta muốn cho
người khác thấy rằng bản thân đang rất cố gắng, muốn họ ghi nhận những sự nỗ
lực của mình.Chẳng hạn như việc chúng ta lôi rất nhiều sách vở ra rồi up lên các
trang mạng xã hội để cho mọi người thấy rồi lại an phận ngồi chơi. Tâm lý ấy
xuất phát từ nhu cầu cần được ghi nhận, muốn được người khác đánh giá là có
cố gắng. Những người như thế chạy theo trào lưu thành tích, tạo vẻ ngoài thật
“nỗ lực”, bất kể bản thân không thực sự cố gắng như thế. Đó có lẽ là một trong
những nguyên nhân dễ thấy và phổ biến nhất ở học sinh.
1.3.Dấu hiệu của việc “nỗ lực ảo”
Vậy làm sao có thể biết được bản thân đang nỗ lực ảo.Triệu chứng của căn bệnh
này khá mơ hồ và nó giống như thói quen nên làm cho người bị mắc phải cũng
khó để nhận ra.Hãy cùng tìm hiểu một số dấu hiệu để nhận biết:
Chúng ta thường xuyên lướt các trang bán hàng online như shopee, Tiki,... thấy
quyển sách nào đẹp, review hay thì đều mua về nhưng đến khi về rồi lại đọc
được hai ba trang rồi bỏ. Sách thì chấc thành đống còn bản thân thì cứ nằm bấm
điện thoại trong vô thức
Đặt ra rất nhiều kế hoạch rồi rồi lại không thực hiện được.Chúng ta luôn có thói
quen đặt ra thật nhiều mục tiêu mà dù ta biết nó rất khó.Việc đặt nhiều mục tiêu
tạo một cảm giác an toàn rằng ta sẽ hoàn thành được công việc thế nhưng sự
thật rằng việc đặt ra càng nhiều càng làm ta trì hoãn công việc.
Rất chăm sưu tầm tài liệu, thấy cái gì hay, cái gì hữu ích cũng lưu về máy đến
nỗi đầy bộ nhớ nhưng chẳng bao giờ mở ra xem. Bạn quan tâm tới việc phát
triển, trau dồi bản thân, bạn tham gia đủ các loại hội nhóm học tập, đọc một bài
viết chia sẻ tips học tiếng anh hiệu quả, bạn đọc và cảm thấy hào hứng lắm lưu
về nhưng chẳng bao giờ mở ra xem lại và áp dụng chúng.
Học tập, làm việc theo cảm hứng. Khi nào có hứng thì làm không thì thôi.Giống
như việc chúng ta nói rằng: Ngài mai sẽ học tiếng anh, mai sẽ đi chạy
bộ,...Nhưng khí thế hừng hực được vài ngày rồi lại bỏ cuộc.Những lý do đưa ra
như là hôm nay hơi mệt, nghỉ một bữa cũng không sao.Kết quả là sau một thời
gian bạn chẳng làm được cái gì. Thế mới nói thời gian là thứ không thể lấy lại
được nếu không biết tận dụng thì bản thân mãi chẳng thể phát trển được
Chúng ta thường có xu hướng ngưỡng mộ thành công của người khác.Bản thân
cũng muốn được giống họ.Nhưng đến khi lên kế hoạch và bắt đầu việc học thì
lại thấy khó quá nản quá rồi lại bỏ cuộc.Muốn có thành tích cao nhưng lại
không chịu nỗ lực thì bạn mãi chạy theo ánh sáng của người khác, bản thân
cũng chỉ mãi đứng lại giữa dòng người đang nỗ lực thì tương lai.
Trên đây là những dấu hiệu dễ thấy nhất của hội chứng “nỗ lực ảo” ở học
sinh.Có thể thấy các dấu hiệu giống như một phần thói quen của chúng ta hàng
ngày của chúng ta nên việc chuẩn đoán bệnh này vô cùng khó.Nếu không chữa
trị kịp thời thì nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường
1.4.Tác động của “nỗ lực ảo”
Có khi nào bạn tự hỏi sao bản thân mãi chậm tiến và chẳng thể phát triển được
không? Đó là do bạn đang nỗ lực ảo.Bạn chưa thật sự chú tâm vào công việc
mình đang làm. Một ngày của chúng ta đều công bằng như nhau đều có 24 giờ
vậy mà vẫn có người điểm cao và thấp. Điều đó chính là sự khác biệt của sự nỗ
lực. Trong khi người khác vùi đầu vào sách vở còn bạn thì chỉ chăm chăm vào
các trang mạng xã hội thì rõ ràng kết quả sẽ cho bạn thấy.Bạn có thể giải vờ
diễn xuất với việc học tập nhưng chắc chắn rằng điểm số sẽ không bao giờ phối
hợp diễn xuất của bạn.\
Căn bệnh này cũng làm giảm hiệu quả công việc, học tập.Khi ta lên một kế
hoạch chi tiết cho việc học và hứa với bản thân rằng sẽ chăm chỉ nhưng sự thật
bạn lại trì hoãn hết lần này đến lần khác.Nỗ lực ảo trong thời gian dài cũng làm
giảm đi đáng kể sự tập trung của bạn. Bạn sẽ khó khăn hơn trong việc tập trung
vào bài giảng từ đó hay sao nhãng, hiệu xuất học tập kém đi kéo theo đó là hàng
loạt hậu quả của việc trì trệ này.
Nỗ lực ảo cũng gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe tinh thần. Khi ta liên tục thất
bại hay không đạt được điểm số như mong muốn, ta sẽ cảm thấy tự trách bản
thân sao mình không cố gắng hơn rồi từ đó thất vọng, chán nản, mất niềm tin.
Rồi ta lại tiếp tục với vòng xoáy của nỗ lực ảo lâu dần sẽ gây ra tổn thương lớn
cho sức khỏe tinh thần.
William Arthur Ward từng nói rằng: “Nỗ lực nửa vời là thất bại đích
đáng.” Đúng vậy, ngồi chơi game, coi phim hay lướt mạng xã hội đều rất dễ
dàng và hầu như ai cũng có thể làm được nhưng để có thể kỷ luật bản thân ngồi
vào bàn học thì không phải ai cũng thực hiện được. Chúng ta luôn ngưỡng mộ
những người giỏi, nhưng thực chất họ đều là những người bình thường nhờ sự
nỗ lực mà trở nên giỏi giang.Người bình thương nhưng bản lĩnh phi thường mới
là điều ta nên hướng đến.
1.5.Mức độ nguy hiểm của việc “nỗ lực ảo”
Hội chứng nỗ lực ảo tuy không gây bất kỳ ảnh hưởng lên sức khỏe về thể chất
nhưng về tinh thần về lâu về dài cũng sẽ bị tổn thương.Nỗ lực ảo không làm con
người ta đau đớn, mệt mỏi, khó chịu như các căn bệnh thường gặp.Nhưng nó lại
dằn vặt về mặt tâm lý của con người.Ban đầu “nỗ lực ảo” cho con người cảm
giác dễ chịu, thoải mái nhưng do bản chất trì hoãn nhưng công việc cần làm nên
đến khi có kết quả giống như một cú tát đau đớn về tinh thần.Nó khiến ta cảm
thấy tự trách vô cùng, cảm giác tội lỗi vì sao mình lại lãng phí thời gian như
thế? Sao mình không cố gắng học hơn? Và hàng ngàn câu hỏi khác nữa đặt ra
trong đầu, khiến chúng ta mệt mỏi, dằn vặt bản thân,...Điều này gây ra trạng
thái mơ hồ, mất phương hướng.Dù không đau dớn về thể xác nhưng về mặt tinh
thần “nỗ lực ảo” cũng gây ra tác động rất lớn. Có thể thấy nỗ lực ảo không phải
bác sĩ kê đơn uống thuốc mà hết, mà phải hiểu được bản thân cũng như tác hại
của nó từ đó thay đổi bản thân
1.6.Cách loại bỏ hội chứng “nỗ lực ảo”
Nếu đã nắm rõ các dấu hiệu của hội chứng này, câu hỏi đặt ra là làm thế này để
loại bỏ chúng ? Thật ra nỗ lực ảo xảy vô cùng nhanh và dễ dàng vì thế giải pháp
cũng khá dễ dàng nếu chúng ta có bản lĩnh và biết kiểm soát bản thân, đây chính
là chìa khóa để thoát khỏi hội chứng “nỗ lực ảo”
Đầu tiên hãy lập ra mục tiêu của bản thân trong năm học này, sau đó chia nhỏ
mục tiêu ra để hoàn thành.Từng bước một để tạo hứng thú chứ không ôm đồm
quá nhiều dễ gây chán nản và bỏ cuộc. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp
SMART để đặt ra những mục tiêu hiệu quả cho bản thân. SMART là viết tắt của
5 tính chất mà một mục tiêu phải có: cụ thể (specific), tính toán được
(measurable), có khả năng thực hiện (achievable), phù hợp (relevant), và kiểm
soát thời gian (time-bound). Ví dụ như một tuần đọc sách 4 lần mỗi lần 30 phút
- 1 tiếng và có thể linh hoạt thời gian. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện được mục
tiêu nhanh hơn.Hoặc bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp khác hoặc
tự tìm ra phương pháp phù hợp cho bản thân mình.Làm sao để việc học trở nên
thú vị hơn.Quan trọng hơn hết là phải có trách nhiệm, kỉ luật tuân theo kế hoạch
không bỏ cuộc giữa chừng
Thứ hai là hạn chế sử dụng mạng xã hội.Chúng ta không thể phủ nhận rằng lợi
ích mà mạng xã hội mang lại.Nhưng cũng đừng quên rằng nó là con dao hai
lưỡi, một khi đã nghiện thì khó mà thoát ra. Harvey MacKaytừng nói: “Thời
gian miễn phí, nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử
dụng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó. Một khi bạn đánh mất
nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại.” Thời gian vô cùng quý báu vì thế hãy sử
dụng đó một cách hợp lí.Biết cách kiểm soát thời lượng khi dùng mạng xã
hội.Biết tận dụng những cái hay để phát triển bản thân chứ đừng để nó chi phối
Thứ ba, hãy coi việc học là cho chính bản thân mình chứ đừng học vì ai khác.
Chúng ta cố gắng mỗi ngày là vì phiên bản tốt hơn trong tương lai chính vì thế
cố gắng không phải vì thầy cô hay bố mẹ mà cố gắng cho cho tương lai của
chính mình.Hãy để sự kỳ vọng thành động lực để cố gắng.
Tiếp theo hãy ngưng so sánh bản thân với người khác.Chúng ta được tạo hóa
sinh ra trên thế giới này với những khả năng khác nhau vì thế đứng so sánh
điểm yếu của bản thân với điểm mạnh của người khác rồi lại chán nản, thấy bản
thân mình bất tài. Thay vào đó hãy thay đổi suy nghĩ, ngồi lại, nhìn lại viết ra
mục tiêu riêng cho bản thân rồi bắt tay vào từng công việc một. Chỉ cần mình
bắt đầu làm và cô gắng thì đó cũng là một thành công rồi.
Cuối cùng, nói không với trì hoãn.Trì hoãn các công việc được giao có lẽ đã trở
thành thói quen của nhiều học sinh trong quá trình học tập. Bạn trì hoãn để làm
các công việc vô bổ, tìm đầy đủ lý do để bản thân cảm thấy an tâm. Thời gian
và cơ hội là hai thứ chẳng thể lấy lại được, ngay lúc còn ngồi trên ghê nhà
trường lập ra cho bản thân những kế hoạch, mục tiêu cụ thể, kỷ luật bản thân
hoàn thành các công việc đã đặt ra.
Không sự thay đổi nào là dễ dàng nhưng nếu bản thân thật sự quyết tâm muốn
thay đổi thì chắc chắn sẽ làm được. Nỗ lực ảo là căn bệnh rất khó khắc phục
nhưng nếu ta quyết tâm, có mục tiêu,kế hoạch cụ thể thì nỗ lực ảo sẽ không còn
cản bước bạn nữa.Như Steven Job đã nói: “Tương lai được mua bằng hiện tại”
vì thế hãy để sự nỗ lực ngày hôm nay đổi lại một tương lai mà chúng ta mong
ước.
II. Thực trạng bệnh “nỗ lực ảo” ở các trường THPT trên địa bàn huyện
Hương Khê
2.1. Vài nét về đối tượng và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Huyện miền núi Hương Khê
Hương Khê là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh; Phía
Bắc giáp các huyện Can Lộc, Vũ Quang; phía Nam giáp huyện Tuyên Hoá, tỉnh
Quảng Bình; Phía Đông giáp các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà; Phía
Tây giáp nước bạn Lào (với gần 60 km đường biên giới). Diện tích tự nhiên
127.809,09 ha, trong đó đất lâm nghiệp 93.077,86 ha (chiếm 72,8% tổng diện
tích), đất nông nghiệp 13.933,82 ha (chiếm 10,9% diện tích tự nhiên). Dân số
hơn 11 vạn người, trong đó có 51.400 lao động (lao động nông nghiệp 36.800
người); đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo chiếm 27%; có 4 bản dân tộc, với
200 hộ, 790 nhân khẩu. ( năm 2019 – 2020 ).
Chúng em quyết định tiến hành khảo sát học sinh của các trường THPT trên
địa bàn huyện Hương Khê, gồm trường THPT Hương Khê, THPT Hàm Nghi,
THPT Phúc Trạch, từ đó nắm rõ thực trạng của các trường, để đưa ra những
giải pháp cụ thể cải thiện và phòng tránh bệnh “Trầm cảm cười” trên địa bàn
huyện Hương Khê.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu lý thuyết ở phần mở đầu mà đề tài
trình bày, trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả còn sử dụng một số
phương pháp thực tiễn, đặc biệt là phương pháp thu thập số liệu để nghiên cứu
phần thực trạng của đề tài.
- Phương pháp điều tra:
Mục đích: Nhằm thu thập thông tin của học sinh về vấn đề cần nghiên cứu -
thực trạng học sinh có những nguy cơ mắc bệnh nỗ lực ảo.
Cách tiến hành: Xây dựng phiếu thăm dò dựa trên lí luận về nhận thức học
sinh về nỗ lực ảo, các dấu hiệu của bệnh nỗ lực ảo , đánh giá mức độ hiệu quả
của việc tuyên truyền tầm quan trọng của việc nỗ lực ảo, hỗ trợ tâm lý học sinh
trong trường.
Yêu cầu khi lập phiếu điều tra: Hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, súc tích; có
cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở; Câu hỏi tập trung vào trọng tâm vấn đề
cần nghiên cứu.
Phương pháp điều tra tiến hành điều tra thực trạng về học sinh có dấu hiệu
của bệnh nỗ lực ảo theo quan điểm của học sinh, giáo viên phụ trách tư vấn tâm
lý học đường trước khi nhóm tác giả đề xuất giải pháp.
- Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Nhằm thu thập các ý kiến của học sinh, các đối tượng tham gia
giáo dục khác. Xem xét nó làm nguồn tài liệu tham khảo để phân tích kết quả
nghiên cứu, làm cho đề tài nghiên cứu trở nên chặt chẽ, khách quan và khoa
học.
Cách tiến hành: Chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn; phỏng vấn nhiều khách
thể khi gặp gỡ và tiếp xúc; ghi lại câu trả lời của khách thể; thống kê các câu trả
lời của khách thể.
- Phương pháp thống kê toán học: Phân tích, xử lý số liệu thu được bằng các
công công thức tính tổng, công thức tính tỉ lệ phần trăm của toán học.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn do đề tài đặt ra, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát các đối tượng có sức ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý học sinh của trường
THPT Hương Khê.
2.3. Thực trạng các học sinh có nguy cơ mắc bệnh nỗ lực ảo và có
những dấu hiệu mắc bệnh nỗ lực ảo tại các trường THPT trên địa bàn
Hương Khê.

Sau khi tham khảo các thang đo đánh giá trầm cảm, chúng tôi chọn lọc và sửa
đổi để phù hợp với học sinh của địa bàn huyện Hương Khê thông qua phiếu
khảo sát tình hình hiểu biết về trầm cảm và nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cười
trong giới học đường tại địa bàn huyện Hương Khê và thu được 2000 câu trả lời
(Link phiếu khảo sát : https://forms.gle/sVUUr9EmHCdrBBkW7 )

Bạn là học sinh trường Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


THPT Hương Khê 860 43
THPT Hàm Nghi 500 25
THPT Phúc Trạch 640 32

Khối đang theo học Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


Khối 10 800 40
Khối 11 700 35
Khối 12 500 25

Bạn biết về cụm từ "nỗ Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


lực ảo như thế nào?
Biết rất rõ 400 20
Đã biết nhưng không 500 25
quan tâm
Chưa từng biết 1100 55

=>> Kết quả này cho ta thấy được rằng các bạn học sinh các trường THPT
Hương Khê đang thiếu hiếu biết về căn bệnh nỗ lực ảo, nhiều bạn cho thấy rằng
nỗ lực ảo nó giống như những nỗ lực bình thường,…
Bạn đã từng và đang có Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)
dấu hiệu “nỗ lực ảo” hay
chưa?
Đã từng 170 8,5
Đôi khi 830 41.5
Chưa từng 1000 50

Mặc dù 8,5% không phải là con số quá lớn. Nhưng 170/2000 học sinh đã từng
có dấu hiệu nỗ lực ảo, điều đó cho thấy một số học sinh đang có cái nhìn sai về
việc nỗ lực.

Bạn có hay trì hoãn các Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


việc đang làm dở hay
không
Thường xuyên 220 11
Thỉnh thoảng 880 44
Chưa từng 900 45

Bạn có thường xuyên bị Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


mất tập trung vào việc
học hay không?
Thường xuyên 200 10
Thỉnh thoảng 850 42,5
Chưa từng 950 47,5

Qua kết quả này ta thấy được phần lớn các bạn học sinh đều bị những hậu
quả của việc nỗ lực ảo. Tuy con số 10% không quá lớn nhưng nó cũng đã phán
ánh ảnh hưởng của việc nỗ lực ảo đến học tập như thế nào.

Bạn cho biết mức độ Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


hài lòng của bạn về kết
quả học tập hiện tại?
Hài lòng 300 15
Bình thường 700 35
Không hài lòng 1000 50
Mục tiêu phấn đấu trong Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)
học tập năm 2023-2024
là gì?
Đạt học sinh xuất sắc 550 27,5
Đạt học sinh giỏi 700 35
Đạt học sinh khá 650 32.5
Chỉ cần trung bình và 100 5
lên lớp

Từ số liệu thực tế trên, cho ta thấy rõ được tỷ lệ hài lòng với mức độ học tập
của mình chỉ có 15% mà phấn đấu học sinh xuất sắc lên tới 27,5% . Điều đó cho
ta thấy được các bạn học sinh tuy không hài lòng với việc học tập của mình
nhưng luôn có ý nghĩ là phải đạt được kết quả cao nhất,…

Bạn hãy cho biết điều Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


gì khiến bạn nỗ lực
trong học tập?
Sự kì vọng từ gia đình 200 10
Sự kì vọng từ thầy cô 100 5
Không muốn thua thiệt 300 15
với bạn bè
Muốn phát triển nghề 800 40
nghiệp tương lai
Sự đam mê, tìm tòi, 200 10
khám phá kiến thức
Có điểm số và học bạ 400 20
đẹp xét đại học

Từ số liệu trên, ta thấy được các bạn học sinh đang phải chịu áp lực về nhiều
mặt trên mọi phương diện. Tuy nó không cao nhưng cũng phần nào tạo áp lực
cho các bạn để từ đó mà sinh ra bệnh nỗ lực ảo

Bạn đã trải qua những Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


biểu hiện nào sau đây?
Đặt ra kế hoạch ôn thi 300 15
nhưng ít khi thực hiện
Mua nhiều sách tham 350 17,5
khảo nhưng không bao
giờ đọc
Thường xuyên chạy 500 25
deadline các môn học
Vừa học vừa chơi 400 20
game,xem phim,nghe
nhạc,...
Hứng thú học bất 250 12,5
thường
Muốn hoàn thành bài 200 10
tập nhưng bị cảm dỗ bên
ngoài

Số liệu trên cho ta thấy được các bạn thường xuyên chạy deadline các môn
học chiếm tỷ lệ cao nhất là 25% . Tuy đây là con số không cao nhưng cũng đáng
để chúng ta chú ý tới,…
Qua trên ta thấy được các bạn thiếu sự chủ động ở bản thân mình. Bời vì có
những kế hoạch cụ thể nhưng luôn bị chi phối từ bên ngoài, cứ nghĩ là bản thân
đang rất cố gắng,…

Bạn có thường xuyên Số lượng (HS) Tỷ lệ (%)


làm các hoạt động sau
đây
Xây dựng kế hoạch học 600 30
trong tuần
Hoàn thành bài học,bài 400 20
tập được giao
Đọc các tài liệu liên 450 22,5
quan đến học tập
Tập trung chủ yếu nghe 550 27,5
thầy cô giảng bài

Ở câu hỏi này, ta thấy những học sinh biểu hiện là một cá nhân tích cực, có kế
hoạch ổn định, đều có xu hướng mắc nỗ lực ảo. Vậy số học sinh THPT có xu
hướng mắc bệnh nỗ lực ảo là không hề ít trên địa bàn huyện Hương Khê.
2.4. Hiệu quả của việc tuyên truyền và tư vấn tâm lý của các trường THPT
trên địa bàn huyện Hương Khê:

Có 90 giáo viên cảm thấy công tác tuyên truyền và tư vấn tâm lý của trường
có hiểu quả.
Có 110 giáo viên cảm thấy công tác tuyên truyền và tư vấn tâm lý của
trường chưa hiệu quả.
Qua số liệu khảo sát từ phía Giáo viên, thực tế cho thấy do giáo viên lên lớp
chủ yếu giành thời gian cho việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức nên thời gian
giành sự chia sẻ, quan tâm đặc biệt đến các vấn đề tâm lý của học sinh chưa
nhiều. Và có những học sinh khi có vấn đề tâm lý tự tạo khoảng cách lớn với
giáo viên chủ nhiệm của mình. Hơn nữa, kiến thức về tình trạng nỗ lực ảo bởi vì
quá mới mẻ nên các giáo viên chưa cập nhật được. Nhiều giáo viên chia sẻ rằng
họ vẫn đang chưa thực sự nắm rõ được vấn đề của các em. Cốt lõi của vấn đề là
xây dựng sự tin tưởng, gần gũi để học sinh có thể mở lòng để chia sẻ tâm sự của
mình. Mối liên hệ, phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh cũng như
các lực lượng tham gia giáo dục khác còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên. Trong
xử lí tình huống, một số giáo viên còn lúng túng.
Hơn nữa, các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Khê hiện tại chưa có
giáo viên chuyên ngành tâm lý học, vì thế công tác tham vấn tâm lý trong
trường cũng chưa thực sự hiệu quả.
Có 1430 học sinh chưa từng chia sẻ vấn đề của mình trong trường.
Có 160 học sinh đã chia sẻ và nhận được sự giúp đỡ của ban tâm lý nhà
trường.
Có 380 học sinh đã chia sẻ nhưng không nhận được hiệu quả.
Bên cạnh đó, chúng em đã khảo sát thông tin từ một số học sinh về công tác
hỗ trợ, tư vấn tâm lí học sinh của ban tư vấn tâm lí học đường trường THPT
Hương Khê và giải pháp cải thiện các vấn đề tâm lý ở trường.
Một số học sinh cũng bày tỏ ý kiến rằng: Tôi thấy công tác tư vấn tâm lý
của nhà trường chưa được thường xuyên và học sinh chưa sẵn sàng để được tư
vấn cũng như chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này nhiều

IV. Kết luận vấn đề nghiên cứu


Qua những kết quả khảo sát trên, chúng em rút ra được kết luận như sau:
Thứ nhất: Đa số học sinh đã có những hiểu biết nhất định về “nỗ lực ảo”.
Thứ hai: Xu hướng “nỗ lực ảo” đang diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh khi
có đến 55% chưa biết và không quan tâm đến vấn đề này
Thứ ba: Mức độ hài lòng đối với kết quả học tập của học sinh chủ yếu tập
trung ở 2 mức: bình thường và không hài lòng. Qua đó cho thấy “nỗ lực ảo” đã
có ảnh hưởng nhất định đến đa số học sinh.
Thứ tư: Nguyên nhân chủ yếu của nỗ lực ảo là do sự kỳ vọng của gia đình và
thầy cô cũng như để áp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong khi cốt lõi
của sự nỗ lực là ở chính bản thân mỗi người.
Thứ năm: Những biểu hiện nỗ lực ảo mà khảo sát đưa ra đa phần đúng tâm lý
của học sinh, khi nó đến từ chính những bài vở và thời hạn nộp bài, muốn phát
triển bản thân nhưng vì sự “bỏ giữa chừng” kìm hãm.
Thứ sáu: Theo đánh giá thì mức độ hài lòng với những gì nhà trường và xã hội
đang áp dụng, đa phần học sinh lựa chọn bình thường.
Thứ bảy: Các bạn thường có xu hướng tìm kiếm cách khắc phục nỗ lực ảo từ
những yếu tố khách quan, có thể thấy tác động từ môi trường xung quanh ảnh
hưởng rất lớn đến sự nỗ lực của học sinh. Trong khi nút thắt quyết định lại nằm
ở mục tiêu và định hướng của bản thân. Vì vậy biện pháp hữu hiệu nhất vẫn
nằm
ở sự tự giác của mỗi người nhằm hạn chế “nỗ lực ảo”
V. Hướng phát triển của đề tài
Những cá thể, vật thể tồn tại trên thế giới này đều có những mặt lợi, mặt hại
riêng biệt. Chúng gắn bó và đấu tranh với nhau để luôn tồn tại và phát triển và
nỗ lực ảo cũng không ngoại lệ. Nó không chỉ mang lại những tác động tiêu cực
cho con người mà bên cạnh đó còn đem đến những nguồn năng lượng tích cực
đến chính mình và mọi người xung quanh. Tuy nhiên, bản khảo sát này chỉ mới
dừng lại ở g lại ở mức khảo sát xu hướng nỗ lực ảo ở học sinh, thống kê những
mức độ, nguyên nhân, biểu hiện cũng như gợi ý một vài giải pháp nhằm hạn
chế xu hướng nỗ lực ảo tác động đến sức khỏe tâm lý, kết quả học tập của học
đường sinh trung học phổ thông ở huyện Hóc Môn. Nếu đề tài tiếp tục được
nghiên cứu, chúng em muốn khai thác tác động của “nỗ lực ảo” đến sức khỏe
con người, từ đó nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục
xu hướng nỗ lực ảo.
III.Giải pháp loại bỏ “căn bệnh” nỗ lực ảo trong môi trường học đường
trường THPT trên địa bàn huyện Hương Khê
Nếu gọi cuộc sống là một cuộc hành trình dài đầy gian nan thì “nỗ lực ảo” chính
là một thử thách lớn mà chúng ta cần phải vượt qua. Muốn thành công trước hết
ta phải loại bỏ chúng ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường để hành trình sau
này ta luôn kiên trì bước tiếp.Sau đây là một số nhóm giải pháp được đề ra.
3.1. Nhóm giải pháp đối với giáo viên chủ nhiệm
Dù thời gian có hạn nên nhóm chúng em chưa thể thực hiện khảo sát được đối
với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên trên đây em vẫn đề xuất một số giải pháp
khách quan sau đây
Đầu tiên, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm sát sao hơn về việc học tập của các
học sinh. Đối với học sinh THPT giáo viên chủ nhiệm giống như người cha,
người mẹ thứ hai sẽ đồng hành cùng học sinh suốt ba năm thanh xuân vì thế sự
quan tâm của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa rất lớn. Việc dành thời gian tâm
sự cũng như lắng nghe về những khó khăn, áp lực mà học sinh đang gặp phải
rồi từ đó cho học sinh những lời khuyên, sự động viên về tinh thần giúp học
sinh có thêm động lực là điều mà các giáo viên chủ nhiệm nên làm. Lắng nghe
và động viên học sinh không chỉ giúp gắn kết tình cảm thầy trò mà còn giúp cho
học sinh có cái nhìn khách quan hơn, có hướng giải quyêt, vượt qua những vấn
đề mà mình đang gặp phải.
Trong một môi trường học mà kiến thức vô cùng nặng đòi hỏi học sinh phải vô
cùng tập trung để hiểu bài. Nhưng không phải tất cả học sinh đều có khả năng
tập trung cao như vậy. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm có thể giới thiệu cho
học sinh những phương pháp học mới, giúp nâng cao hiệu suất khi học tập.
Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp học tập nổi tiếng như: Feynman, sơ đồ tư
duy,...Những phương pháp này được nghiên cứu để hỗ trợ cho việc học của học
sinh trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
3.2. Nhóm giải pháp đối với phụ huynh (người thân)
Gia đình là nơi tiếp cho ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trên đường đời,
là chỗ dựa vững chắc để ta có thể dựa vào khi yếu đuối, và là nơi luôn chào đón
mỗi lần ta quay về. Đối với mỗi con người, gia đình là một phần vô cùng quan
trong bởi trong đó có những người ta yêu thương và cả những kỉ niệm đẹp.
Nhưng cũng chính nơi ấy đã sinh ra biết bao áp lực cho học sinh. Sự kỳ vọng từ
cha mẹ về kết quả học tập của con vô tình đặt lên vai học sinh một áp lực vô
cùng lớn. Áp lực để làm bố mẹ tự hào để bố mẹ không phải thất vọng vì mình
hay áp lực cũng đến từ việc sợ bố mẹ. Theo các nghiên cứu và số liệu thống kê,
thực trạng bệnh tâm lý ở trẻ hiện đang rất đáng báo động. Cụ thể, theo Bộ Y tế
Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc rối loạn tâm lý là khoảng 3-4% trên tổng số trẻ em
trong nước. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Đào tạo gia đình
(FRT), khoảng 27% trẻ em ở Việt Nam bị áp lực trong môi trường học tập,
trong đó hơn 50% là áp lực từ phía gia đình. Chính vì thế để giảm bớt áp lực
cũng như trách căn bệnh “nỗ lực ảo” phát triển thì các bậc phụ huynh cùng thay
đổi suy nghĩ, cách nhìn của mình về điểm số. Không tạo quá nhiều áp lực lên
con, cũng không được buông lỏng việc giáo dục con mà phải kết hợp giáo dục
song song giữa răn đe và mềm mỏng để con được phát triển toàn diện các kỹ
năng, có cơ hội được theo đuổi đam mê chứ không phải chăm chăm học ở trong
sách vở chứ không áp dụng vào bên ngoài được. Giáo dục con cái đặc biệt là ở
lứa tuổi dậy thì bước vào cách cửa THPT, học sinh sẽ có những sở thích, lựa
chọn của riêng mình vì thế các bậc phụ huynh hãy ủng hộ con theo đuổi đam
mê và hỗ trợ, động viên con.
Tạo ra cho học sinh một môi trường thoải mái khi ở nhà cũng là điều các bậc
phụ huynh nên làm. Một không gian học và nghỉ ngơi riêng để học sinh có thể
chuyên tâm học tập.Ngoài ra phụ huynh cũng nên quan tâm hơn tới việc học của
con, không nên giao phó toàn bộ cho nhà trường. Dành thời gian nói chuyện với
con, chia sẻ những khó khăn trong học tập, đồng hành cùng con vượt qua giai
đoạn khó khăn. Đó những gì mà phụ huynh học sinh cần hướng tới.
3.3. Nhóm giải pháp đối với các tổ chức, đoàn thể của Nhà trường
Đối với nhà trường có thể tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh
có cơ hội trải nghiệm cũng như tiếp thu kiến thức mới. Ngoại động ngoại khóa
cũng trao dồn thêm cho học sinh về kĩ năng mềm. Việc tổ chức các hoạt động
này sẽ giúp học sinh trách xa được các thiết bị điện tử, học hỏi thêm từ chương
trình.
Ngoài ra nhà trường cũng có thể tổ chức các buổi tuyên truyền về việc học tập,
hướng nghiệp và trải nghiệm nhằm nâng cao ý thức của học sinh cũng có góc
nhìn tổng quan hơn về lợi ích của việc học tập.Từ đó đặt ra cho bản thân những
mục tiêu cố gắng.
3.4. Nhóm giải pháp đối với bản thân học sinh
Căn bệnh nỗ lực ảo phần lớn đến từ chính bản thân mình. Nếu không tìm ra
cách chữa trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ lan rất nhanh và cản trở quá trình học
tập cũng như tương lai sau này của bạn.
Đầu tiên để khắc phục thì chúng ta cần phải có một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu
không phải chỉ bằng lời nói mà phải viết ra, một mục tiêu rõ ràng và có tính khả
thi đối với bản thân để trách gây ra chán nản.Hơn hết là phải cam kết với chính
mình sẽ cố gắng hết mình thực hiện mục tiêu đó, không bỏ cuộc giữa chừng. Có
câu nói rất hay rằng: “Đừng lựa chọn an nhàn ở độ tuổi còn cố gắng được”,
chúng ta là thế hệ trẻ ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, chúng ta có đầy đủ sức
khỏe và trí tuệ vậy cớ sao lại lựa chọn hưởng thụ ở cái tuổi này.Tương lai được
mua bằng sự nỗ lực ở hiện tại vì thế hãy lập cho bản thân một kế hoạch cho mục
tiêu sắp tới, chỉ khi có mục tiêu ta mới có thể hạn chế tác động cuả nỗ lực ảo.
Tính kỷ luật cũng rất quan trọng để loại bỏ căn bệnh này. Chúng ta thường sẽ bị
sao nhãng và cám dỗ vào các trang mạng xã hội, các trò chơi điện tử rồi để thời
gian trôi một cách lãng phí.Bộ não thường sẽ bị cám dỗ bỏi những thứ hấp dẫn
và ít khó khăn vì thế tính kỷ luật trong trường hợp này phải nói không với các
cám dỗ, để bản thân vào trạng thái tập trung và ngồi vào bàn học.Ban đầu việc
này có thể rất khó để thực hiện nhưng sau một thời gian thực hiện nó sẽ trở
thành một thói quen hàng ngày. Biến những công việc bộ não không thích làm
trở thành một thói quen cần tính kỷ luật và kiên trì cao mới có thể thành công
trong việc này
Bỏ thói quen trì hoãn là điều vô cùng cần thiết, trì hoãn có lẽ đã trở thành xu
hướng của rất nhiều bạn trẻ. Bệnh trì hoãn vừa khiến bạn không hoàn thành bài
tập vừa khiến bản thân cảm giấy mệt mỏi, chán nản. Giải pháp ở đay có lẽ là
viết danh sách những việc cần làm trong ngày sau đó thực hiện theo như những
gì đã việc. Nếu loại bỏ được tính trì hoãn thì căn bệnh “nỗ lực ảo” không còn là
vấn đề to lớn đối với bạn nữa.
Đặt niềm tin vào bản thân, có rất nhiều bạn rất tự ti cho rằng bản thân không
làm được, không có khả năng làm,...Chính vì sự mất niềm tin sẽ gây ra cảm xúc
chán nản, thất vọng. Vì thế hãy cho đặt niềm tin vào bản dù ít hay nhiều nó
cũng giúp bạn tự tin hơn trong công việc bạn cần làm trách sao nhãng.
Để loại bỏ hoàn toàn nỗ lực ảo bạn cũng cần phải biết quản lí quỹ thời gian của
bản thân.Lên cho bản thân một bảng kế hoạch làm sao để cân bằng giữa việc
học và giúp bố mẹ làm việc nhà.Mỗi người đều có 24 giờ vì thế hay tận dụng nó
một cách hiệu quả trách lãng phí thời gian mà còn giúp ta rèn luyện tính kỷ luật
và trách nhiệm.
Căn bệnh “nỗ lực ảo” là căn bệnh không của riêng ai nhưng lại xảy ra nhiều
nhất là ở lứa tuổi học sinh THPT. Ở cái tuổi chênh vênh, nhiều dự định rất dễ
sinh ra nỗ lực ảo.Tập cho bản thân tính kỷ luật, tuân theo thời gian biểu để hoàn
thành các công việc được giao.
3.5. Nhóm giải pháp khác :
Một số giải pháp khác có thể kể đến như là bạn bè. Bạn bè chơi cùng với nhau
nên bảo ban nhau học tập.Cùng nhau cố gắng loại bỏ căn bệnh này, xác định
được mục tiêu riêng của bản thân để từ đó nỗ lực hết mình vì mục tiêu...
VI. Tài liệu tham khảo
[1] Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thắng, Tâm lý học lứa
tuổi và Tâm lý học Sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
[2] Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2001.
[3] Đề tài “Thực trạng Monday Blues ở học sinh THPT và một số giải
pháp”, Huỳnh Hồng Ngọc và Lê Nguyễn Minh Quân (trường THPT Lương Thế
Vinh)
[4] Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Đại từ điển Tiếng Việt, 2012.
[5] Cassidy T, Stress. Cognition and Health, Routledge, London.
tế học đường lần 6. NXB Đại học Sư phạm, 1999.
[6] Paul C.Stoltz, AQ – Chỉ số vượt khó, NXB Lao động – Xã hội (Tác giả
Nguyễn Thanh Thủy dịch), 2012.
[7] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27240002/
[8] https://infonet.vietnamnet.vn/gioi-tre/hoc-duong/no-luc-ao-can-benh-
moi-cua-gioi-tre-400766.html
[9] http://vi.wikipedia.org/wiki/Jiddu_Krishnmurti.
[10]http://khatvongtuoitre.com/index.php?
option=com_content&task=view&id=323&Itemid=10.

You might also like