Đề 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

16:31 22/04/2023 Đề 2

Trang chủ (/) Danh mục khoá học (/tat-ca-khoa-hoc) NEU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ LƯỢNG (/khoa-hoc-6607439612870656) Đề 2 (/bai-hoc/de-2-6239232335020032)

QUAY VỀ

Câu 1

Với X là biến độc lập, Y là biến phụ thuộc.


Đâu không phải là hàm hồi quy tuyến tính?

E(Y|X) = β1 + β22X

E(Y|X) = β1 + β2 + β 3 X2

E(Y|X) = β1 + β2log X

E(Y|X) = β1 + β2X+ β3X2

Giải thích: Hàm hồi quy được gọi là tuyến tính nếu nó tuyến tính đối với các tham số βj, nó có thể phi tuyến tính đối với biến X, Y

Câu 2

Cho Q, K, L lần lượt là sản lượng, vốn, lao động của các doanh nghiệp. Từ mẫu 80 quan sát thì có kết quả sau:
Q = - 8080 + 520 Log(K) + 395 Log(L) + e và R2 = 0,58.
Phát biểu nào sau đây sai?

Sự thay đổi của vốn và lao động giải thích được 58% sự thay đổi của sản lượng

Khi vốn tăng 1% và lao động không đổi thì sản lượng trung bình tăng 5,2 đơn vị

Khi lao động tăng 1% và vốn không đổi thì sản lượng trung bình tăng 395%

Khi vốn và lao động đều bằng 1 thì sản lượng trung bình là (-8080) đơn vị

Giải thích: Khi lao động tăng 1% và vốn không đổi thì sản lượng trung bình tăng 3,95 đơn vị

Câu 3

Với mô hình hồi quy tuyến tính k biến, có hệ số chặn và βj là hệ số hồi quy. Xét cặp giả thuyết

Có thể dùng kiểm định nào để kiểm định cặp giả thuyết trên và điều kiện bác bỏ tương ứng là?

Kiểm định T, bác bỏ H0: Tqs >

Kiểm định F, bác bỏ H0: Fqs >

Kiểm định T, bác bỏ H0: |Tqs| >

Kiểm định T, bác bỏ H0: |Tqs| >

Giải thích: Đây là kiểm định giả thuyết về 1 ràng buộc giữa các hệ số hồi quy nên dùng kiểm định T. Dựa vào giả thuyết H1 để xét điều kiện bác bỏ.

Câu 4

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 1/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Đâu không phải là tiêu chuẩn để kết luận mô hình có đa cộng tuyến cao?

Có hệ số tương quan giữa 2 biến độc lập bất kì từ 0,8 trở lên

Có mâu thuẫn trong kết luận giữa kiểm định T và kiểm định F

Có nhân tử phóng đại phương sai (VIF) từ 10 trở lên

Có hệ số xác định R2 của hồi quy phụ bất kì từ 0,9 trở lên

Giải thích: - Hệ số xác định cao những giá trị thấp: đây là một điều mâu thuẫn trong mô hình mà mức độ đa cộng tuyến thấp hoặc không có
- Các cặp biến giải thích có hệ số tương quan cao: khi hệ số tương quan giữa cặp biến giải thích > 0,8 thì kinh nghiệm cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến trở nên
nghiêm trọng (Mô hình nhiều hơn 2 biến)
- Sử dụng các hồi quy phụ
- Sử dụng nhân tử phóng đại phương sai VIF: Khi VIF > 10 hay thì dễ có hiện tượng đa cộng tuyến ở mức độ cao

Câu 5

Kiểm định Jarques-Berra dùng để phát hiện hiện tượng nào dưới dây?

Kỳ vọng sai số ngẫu nhiên khác không

Sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật phân phối chuẩn

Mô hình có tự tương quan (bậc p)

Đa cộng tuyến cao

Câu 6

Một người nghiên cứu về lạm phát cho rằng tác động tương đối (tính theo %) của giá điện đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là mạnh hơn tác động của giá
xăng.
Với CPI là chỉ số giá tiêu dùng; PE là giá điện; PG là giá xăng.
Mô hình kinh tế lượng phù hợp để có thể phân tích cho ý kiến trên và số liệu sẽ là số liệu nào?

CPIt = β1 + β2PEt + β3PGt + ut; số liệu chuỗi thời gian

CPIi = β1 + β2PEi + β3PGi + ui; số liệu chéo

CPIt = β1 + β2 ln(PEt) + β3 ln(PGt) + ut; số liệu chuỗi thời gian

CPIi = β1 + β2 ln(PEi) + β3 ln(PGi) + ui; số liệu chéo

Giải thích: Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian (quý, năm) của 1 quốc
gia. Không phải của các quốc gia trong cùng 1 thời kì vì mỗi quốc gia có sự tiêu dùng khác nhau. Nên số liệu sẽ là số liệu chuỗi thời gian.
Tác động tương đối → mô hình dạng Lin-log (do biến CPI đã có đơn vị là %): CPIt = β1 + β2 ln(PEt) + β3 ln(PGt) + ut

Câu 7

Xét mô hình:
Yi = β1 + β2X2i + ... + βkXki + ui
Var(ui| X2i,..., Xki) = là:

Giả thiết 5

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 2/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Giả thiết 1

Giả thiết 2

Giả thiết 3

Giải thích: Giả thiết 3: Phương sai sai số ngẫu nhiên không đổi

Câu 8

Xét mô hình:
Y = β 1 + β 2 X + β 3 X2 + u
Khi X tăng 1 đơn vị thì Y trung bình thay đổi bao nhiêu đơn vị?

β2 + 2β3

β 2 X + β 3 X2

β2 + 2β3X

β2

Giải thích: Mô hình dạng bậc 2: Y = β1 + β2X + β3X2 + u (dùng để thể hiện quy luật cận biên tăng dần, giảm dần).
Tác động của X: = β2 + 2β3X (khi X tăng 1 đơn vị thì Y trung bình thay đổi β2 + 2β3X đơn vị)

Câu 9

Kiểm định giả thuyết về 1 ràng buộc giữa các hệ số hồi quy, tiêu chuẩn kiểm định nào sai?

T=

T=

T=

T=

Giải thích: Tổng quát:

Câu 10

Cho CT là chi tiêu (triệu), TN là thu nhập (triệu), D là biến giả nhận giá trị bằng 1 khi quan sát là nữ, bằng 0 khi quan sát là nam, có mô hình:
CT = β1 + β2TN + β3D + u
Có = 5,115; = 0,313; = 0,911; se( = 0,051; n = 40.
Nhận định nào sau đây là thích hợp nhất về ý nghĩa các hệ số hồi quy?

Khi thu nhập tăng thêm 1 triệu, chi tiêu trung bình của nữ nhiều hơn nam 0,911 triệu

Khi thu nhập của nam hoặc nữ tăng thêm 1 triệu thì mức chi tiêu trung bình của nữ nhiều hơn nam 0,313 triệu

Với cùng mức thu nhập, chi tiêu trung bình của nữ nhiều hơn nam 0,911 triệu

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 3/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Với cùng mức thu nhập, chi tiêu trung bình của nam nhiều hơn nữ 0,911 triệu

Giải thích: = 5,115 cho biết chi tiêu trung bình của nam khi thu nhập bằng 0 là 5,115 triệu
= 0,313 cho biết khi thu nhập của nam hoặc nữ tăng thêm 1 triệu thì mức chi tiêu trung bình tăng 0,313 triệu
= 0,911 cho biết với cùng mức thu nhập, chi tiêu trung bình của nữ nhiều hơn nam 0,911 triệu

Câu 11

Mô hình
Y t = β1 + β2 X t + β3 T + u t
với T = @Trend, T = (0,1,2,…) là?

Mô hình động

Mô hình tự hồi quy

Mô hình theo xu thế thời gian

Mô hình tĩnh

Câu 12

Cho mô hình:
GDPt = β1 + β2M2t + β3Rt + ut
Cho DW = 1,316281; n = 129; dL = 1,706 ; dU = 1,76
Mô hình có tự tương quan bậc 1 không?

Không có kết luận

Mô hình có tự tương quan bậc 1 dương

Mô hình có tự tương quan bậc 1 âm

Mô hình không có tự tương quan bậc 1

Giải thích: Có 0 < d < dL → Mô hình có tự tương quan bậc 1 dương

Câu 13

Với mức ý nghĩa 5%, bằng các kiểm định T, có mấy biến độc lập thực sự tác động tới biến phụ thuộc theo kết quả ước lượng dưới đây:
Dependent variable: CO

Ba biến

Hai biến

Một biến

Không có biến nào

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 4/16
16:31 22/04/2023 Đề 2
Giải thích: H0: βj = 0 (Không có ý nghĩa)
H1: βj 0 (Có ý nghĩa)
+) Với β2: P-value = 0,0024 < α → bác bỏ H0
Vậy β2 có ý nghĩa thống kê hay biến GIPG có giải thích cho biến CO.
+) Với β3: P-value = 0,0227 < α → bác bỏ H0
Vậy β3 có ý nghĩa thống kê hay biến GIPNG có giải thích cho biến CO.
+) Với β4: P-value = 0,5397 > α → chưa bác bỏ H0
Vậy β4 không có ý nghĩa thống kê hay biến GIPF không giải thích cho biến CO
1

Câu 14

Cho kết quả ước lượng với 40 quốc gia, trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội, FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA là vốn vay ưu đãi, D = 1 với
các nước phát triển, D = 0 với các nước đang phát triển, T là biến xu thế thời gian.
Hàm hồi quy mẫu là:
Dependent: LOG(GDP)
Variable Coef.
C 0.015
LOG(FDI) 1.351
LOG(ODA) 0.577
D 0.043
T 0.003

log(GDP) = 0,015 + 1,351log(FDI) + 0,577log(ODA) + 0,043D + 0,003T + e

= 0,015 + 1,351log(FDI) + 0,577log(ODA) + 0,043D + 0,003T

log(GDP) = 0,015 + 1,351log(FDI) + 0,577log(ODA) + 0,043D + 0,003T

= 0,015 + 1,351log(FDI) + 0,577log(ODA) + 0,043D + 0,003T + e

Câu 15

Xây dựng một mô hình kinh tế lượng trong đó một biến số phụ thuộc vào các biến khác thì biến nào là biến phụ thuộc thích hợp nhất trong các biến
sau:
- Chi phí cho quảng cáo sản phẩm
- Số chương trình khuyến mãi cho sản phẩm
- Lượng bán sản phẩm
(Các biến đều là giá trị bình quân, theo thời gian, tại một khu vực).

Cả ba biến thích hợp như nhau

Số chương trình khuyến mãi cho sản phẩm

Lượng bán sản phẩm

Chi phí cho quảng cáo sản phẩm

Câu 16

Để tiến hành phân tích một vấn đề kinh tế xã hội dựa trên công cụ Kinh tế lượng, bước đầu tiên có nội dung là:

Thu thập số liệu cho phân tích

Nêu lý thuyết hoặc giả thuyết kinh tế

Ước lượng các tham số

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 5/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Thiết lập mô hình tổng thể

Giải thích: Nêu các giả thuyết -> Thiết lập mô hình -> Thu thập số liệu -> Ước lượng tham số -> Phân tích kết quả -> Dự báo -> Ra quyết định

Câu 17

Đâu không phải đặc trưng của số liệu chuỗi thời gian?

Có thể thay đổi thứ tự các quan sát trong chuỗi

Có yếu tố xu thế

Có tính tự tương quan

Chịu tác động của yếu tố mùa vụ

Câu 18

Với Q là lượng bán, P là giá bán, PC là giá hàng hóa cạnh tranh, có kết quả ước lượng:
Q = 88,2 – 1,278P + 2,114PC + e
Se (1,67) (0,541) (0,029)
Khi kiểm định ý kiến “biến P tăng 1 đơn vị và PC không đổi thì Q giảm ít hơn 2 đơn vị” thì giá trị Tqs bằng bao nhiêu?

Tqs = 6,06

Tqs = - 2,36

Tqs = - 6,06

Tqs = 1,33

Giải thích: P tăng 1 đơn vị và PC không đổi thì Q có giảm ít hơn 2 đơn vị ↔ β2 > - 2?
Kiểm định cặp giả thuyết: H0: β2 - 2; H1: β2 > - 2
Tqs = (-1,278+2) / 0,541 = 1,33

Câu 19

Cho kết quả ước lượng 1 số doanh nghiệp sản xuất, trong đó PR là năng suất, W là tiền công bình quân trả cho người lao động, B là tiền thưởng bình
quân.
PR = 10,213 + 2,469W + 1,873B + e
Se (5,98) (1,43) (0,73)
Khi kiểm định giả thuyết “Nếu tiền công tăng 1 đơn vị, yếu tố khác không đổi thì năng suất tăng hơn 2 đơn vị”
Với mức ý nghĩa 5%, kết luận thế nào về giả thuyết là phù hợp nhất?
Cho ; ;

Bác bỏ H0, ý kiến sai

Bác bỏ H0, ý kiến đúng

Chưa bác bỏ H0, ý kiến đúng

Chưa bác bỏ H0, ý kiến sai

Giải thích: Tăng tiền công tăng 1 đơn vị thì năng suất tăng hơn 2 đơn vị ↔ β2 > 2?
Kiểm định cặp giả thuyết: H0: β2 2; H1: β2 > 2
Tqs = (2,469-2)/1,43 = 0,328
ĐKBB H0: Tqs > 1,645
Tqs = 0,328 < 1,645 → chưa bác bỏ H0 → Ý kiến sai

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 6/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Câu 20

Với số liệu GDP theo quý, S1,…, S4 là các biến mùa vụ. Xét mô hình:

GDPt = β1 + β2GDPt – 1 + α1S1 + α2S2 + α3S3 + ut

Trong mô hình trên, phạm trù cơ sở là:

Quý 3

Quý 2

Quý 1

Quý 4

Giải thích: Trong phương trình hồi quy trên có 3 biến giả là S1, S2, S3
S1 = 1 nếu là quý 1; = 0 nếu không là quý 1
S2 = 1 nếu là quý 2; = 0 nếu không là quý 2
S3 = 1 nếu là quý 3; = 0 nếu không là quý 3
S1 = S2 = S3 = 0 là quý 4
Phạm trù cơ sở là phạm trù mà tất cả các biến giả nhận giá trị bằng 0 → Quý 4

Câu 21

Sau khi hồi qui một mô hình, có kết quả sau:


Test Probability
Ramsey RESET 0.032
White test 0.295
Với mức ý nghĩa 5%, kết quả này cho biết điều gì về mô hình ban đầu?

Mô hình có dạng hàm đúng; có phương sai sai số không đổi

Mô hình có dạng hàm sai; có phương sai sai số không đổi

Mô hình có dạng hàm đúng; có phương sai sai số thay đổi

Mô hình có dạng hàm sai; có phương sai sai số thay đổi

Giải thích: H0: Mô hình có dạng hàm đúng/ PSSS không đổi
H1: Mô hình có dạng hàm sai/ PSSS thay đổi
Kiểm định Ramsey:
P-value = 0,032 < 0,05 → Bác bỏ H0 → Mô hình có dạng hàm sai
Kiểm định White:
P-value = 0,295 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0 → Mô hình có phương sai sai số không đổi

Câu 22

Với mức ý nghĩa 5%, kết luận nào sau đây là phù hợp nhất về khuyết tật trong hai mô hình (1) và (2)?
Ramsey RESETHeteroskedasticityHistogram-Normality
Mô hình (1)Prob. 0,123 Prob. 0,328 Prob. 0,021
Mô hình (2)Prob. 0,329 Prob. 0,014 Prob. 0,127

Mô hình 1 vi phạm giả thiết 5, mô hình 2 vi phạm giả thiết 3

Mô hình 1 vi phạm giả thiết 3, mô hình 2 vi phạm giả thiết 2 và 5

Mô hình 1 không vi phạm giả thiết 2 và 3, mô hình 2 vi phạm giả thiết 5

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 7/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Cả 2 mô hình đều vi phạm giả thiết 5

Giải thích: H0: Mô hình có dạng hàm đúng/ PSSS không đổi/ Sai số ngẫu nhiên phân phối chuẩn
H1: Mô hình có dạng hàm sai/ PSSS thay đổi/ Sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn
+) Kiểm định Ramsey:
Mô hình 1: P-value = 0,123 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0
→ Mô hình có dạng hàm đúng → Không vi phạm Giả thiết 2.
Mô hình 2: P-value = 0,329 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0
→ Mô hình 2 có dạng hàm đúng → Không vi phạm Giả thiết 2.
+) Kiểm định White:
Mô hình 1: P-value = 0,328 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0
→ Mô hình có phương sai sai số không đổi → Không vi phạm Giả thiết 3.
Mô hình 2: P-value = 0,014 < 0,05 → Bác bỏ H0
→ Mô hình có phương sai sai số thay đổi → Vi phạm Giả thiết 3.
+) Kiểm định JB:
Mô hình 1: P-value = 0,021 < 0,05 → Bác bỏ H0→ Sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn → Vi phạm Giả thiết 5.
Mô hình 2: P-value = 0,127 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0
→ Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn → Không vi phạm Giả thiết 5.

Câu 23

Cho kết quả ước lượng với 90 lao động, trong đó: PR là năng suất, W là tiền lương nhận được, B là tiền thưởng nhận được, EXP là số năm kinh nghiệm.
Log(PR) = β1 + β2log(W) + β3log(B) + β4EXP + β5EXP2 + u; có hệ số xác định bằng 0,66
Khi bỏ hai biến EXP và EXP^2 đi thì hệ số xác định còn 0,44.
Bằng kiểm định F, với mức ý nghĩa 5%, có kết luận như thế nào khi so sánh giữa hai mô hình trước và sau khi bỏ biến.
Cho ; ; ;

Bác bỏ H0, hàm hồi qui ban đầu là không thích hợp

Chưa bác bỏ H0, hàm hồi qui ban đầu là thích hợp

Chưa bác bỏ H0, hàm hồi qui ban đầu là không thích hợp

Bác bỏ H0, hàm hồi qui ban đầu là thích hợp

Giải thích:

Câu 24

Trong mô hình hồi quy có 6 biến độc lập, TSS = 900, ESS = 600. RSS bằng:

300

1.5

0.67

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 8/16
16:31 22/04/2023 Đề 2
Giải thích: TSS = ESS + RSS → RSS

Câu 25

Kiểm định hệ số góc bằng 0 tương đương với việc kiểm định:

Hệ số tương quan của tổng thể bằng 0

Hệ số tương quan mẫu bằng 0

RSS = 0

Sai số tiêu chuẩn của ước lượng bằng 0

Giải thích: Kiểm định hệ số góc bằng 0 (biến độc lập không giải thích gì cho sự thay đổi của biến phụ thuộc)

→ R2 = 0 → Hệ số tương quan mẫu bằng 0 (Hệ số xác định bằng bình phương hệ số tương quan mẫu: R2 = =

Câu 26

Với mức ý nghĩa 5%, cho biết kết luận nào phù hợp nhất về ước lượng OLS của một mô hình hồi qui dựa trên các kết quả kiểm định như sau:
Test Probability
Ramsey RESET 0.072
White test 0.002
Jarques-Berra Test 0.003

Các ước lượng hệ số là không chệch nhưng không tốt nhất

Không ước lượng được các hệ số

Các ước lượng hệ số vẫn là không chệch và tốt nhất

Các ước lượng hệ số là chệch

Giải thích: Kiểm định Ramsey: Mô hình có dạng hàm đúng


Kiểm định White: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Kiểm định Jarques-Berra:
H0: SSNN có phân phối chuẩn
H1: SSNN không phân phối chuẩn
P-value = 0,003 < 0,05 → bác bỏ H0 → Mô hình có sai số ngẫu nhiên không phân phối chuẩn
→ Các ước lượng hệ số là không chệch nhưng không tốt nhất

Câu 27

Cho kết quả ước lượng với 90 lao động, trong đó: PR là năng suất, W là tiền lương nhận được, B là tiền thưởng nhận được.
log(PR) = 0,129 + 0,892log(W) + 0,723log(B) + e
Se (0,214) (0,451) (0,301)
Với độ tin cậy 90%, lương tăng 1% thì năng suất thay đổi trong khoảng nào?
Cho ; ; ; hiệp phương sai ước lượng các hệ số góc xấp xỉ bằng 0

(0,1501; 1,6339)%

(0,804; 177,596)%

(15,0105; 163,3895)%

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 9/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

(0,00804; 1,77596)%

Giải thích: Ước lượng KTC đối xứng cho β2:


- . < β2 < + .
↔ 0,892 – 0,451.1,645 < β2 < 0,892 + 0,451.1,645
↔ 0,1501 < β2 < 1,6339
Vậy lương tăng 1% thì năng suất thay đổi trong khoảng (0,1501; 1,6339)%

Câu 28

Sau khi ước lượng mô hình (số liệu chuỗi thời gian), thực hiện các kiểm định, được kết quả sau:
Với mức ý nghĩa 5%. Chọn phát biểu sai?
Test Probability
Ramsey RESET 0.216
White test 0.652
BG test 0.035

Mô hình không mắc khuyết tật nào

Mô hình có dạng hàm đúng

Mô hình chưa phải tốt nhất

Mô hình có phương sai sai số không đổi

Giải thích: H0: Mô hình có dạng hàm đúng/ PSSS không đổi/ Không có TTQ
H1: Mô hình có dạng hàm sai/ PSSS thay đổi/ Có TTQ
+) Kiểm định Ramsey:
P-value = 0,216 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0 → Mô hình có dạng hàm đúng.
+) Kiểm định White:
P-value = 0,652 > 0,05 → Chưa bác bỏ H0 → Mô hình có phương sai sai số không đổi.
+) Kiểm định Breusch-Godfrey:
P-value = 0,035 < 0,05 → Bác bỏ H0 → Mô hình có tự tương quan
→ Mô hình mắc khuyết tật tự tương quan.
Vậy mô hình chưa phải tốt nhất
1

Câu 29

Cho kết quả ước lượng với số liệu thời gian, về lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ, L là chỉ số lượng luân chuyển, GB là chỉ số cước vận chuyển bằng
đường bộ, GS là chỉ số giá cước vận chuyển bằng đường sắt.
L = β1 + β2GB + β3GS + u
Giá cước đường bộ và đường sắt cùng tăng 1 đơn vị thì lượng luân chuyển có giảm không? Kiểm định ý kiến bằng cặp giả thuyết?

Giải thích: Giá cước đường bộ và đường sắt cùng tăng 1 đơn vị thì lượng luân chuyển có giảm ↔ β2 + β3 < 0?

→ Kiểm định cặp giả thuyết:

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 10/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Câu 30

Trong các mô hình, mô hình nào là phù hợp để phân tích ý kiến sau: “Với những nơi dùng giống lúa biến đổi gen thì tác động của phân bón đến năng
suất là yếu hơn các nơi khác”
Với NS là năng suất lúa.

NS = β1 + β2PB + β3D*NS + u
Trong đó D = 1 với những nơi dùng giống lúa biến đổi gen, D = 0 với các nơi khác

NS = β1 + β2PB + β3D*PB + u
Trong đó D = 1 với những nơi dùng giống lúa biến đổi gen, D = 0 với các nơi khác

NS = β1 + β2PB + β3PB2 + u
Trong đó PB là lượng phân bón

NS = β1 + β2PB + β3D + u
Trong đó D = 1 với những nơi dùng giống lúa biến đổi gen, D = 0 với các nơi khác

Giải thích: Khi so sánh sự khác nhau về NS giữa 2 nơi, khi PB thay đổi (tác động của phân bón đến năng suất) thì cần biến giả tác động đến hệ số góc của biến PB →
thêm biến D*PB vào mô hình
Những nơi dùng giống lúa biến đổi gen thì tác động của phân bón đến năng suất là yếu hơn các nơi khác ↔ β3 < 0

Câu 31

Dự báo giá trị của Y vào quí 1 năm 2020 là bao nhiêu, theo kết quả sau đây:
= 0,5 + 0,088t
với t là biến xu thế thời gian nhận giá trị từ 1; Số liệu từ Quí 1 năm 1990 đến quí 4 năm 2019.

11,15

11,06

3,14

11,5

Giải thích: t là biến xu thế thời gian (trend), t nhận giá trị từ 1 ứng với Quí 1 năm 1990.
t = 2 ứng với Quí 2 năm 1990
t = 3 ứng với Quí 3 năm 1990…
t = 5 ứng với Quí 1 năm 1991…
Từ 1990-2019 có 30 năm; 1 năm có 4 quí → 1990-2019 có 120 quí → t = 120 ứng với quí 4 năm 2019
→ Quí 1 năm 2020 ứng với t = 121.
Thay t = 121 vào pt được Y121^ = 0,5 + 0,088.121 = 11,15

Câu 32

Với mô hình hồi quy hai biến, ước lượng của phương sai sai số ngẫu nhiên được tính bằng công thức:

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 11/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Câu 33

Cho Q: sản lượng (100 sản phẩm); K: Vốn (triệu); L: lao động (người). Obs = 34
Q = β1 + β2K + β3L + u; có hệ số xác định bội là 0,87153
Nếu thêm biến diện tích mặt bằng vào mô hình trên thì được một mô hình mới có hệ số xác định bội là 0,92.
Với mức ý nghĩa 5%, có nên thêm biến đó không?
Cho ; ; ;

Chưa bác bỏ H0, không nên thêm biến diện tích mặt bằng

Bác bỏ H0, không nên thêm biến diện tích mặt bằng

Chưa bác bỏ H0, nên thêm biến diện tích mặt bằng

Bác bỏ H0, nên thêm biến diện tích mặt bằng

Giải thích: Cặp giả thuyết:


H0: Không nên thêm biến diện tích mặt bằng
H1: Nên thêm biến diện tích mặt bằng
Fqs = = 18,176

ĐKBB H0: Fqs > = 4,35


Fqs = 18,176 > 4,35 → bác bỏ H0
→ Nên thêm biến diện tích mặt bằng
1

Câu 34

Cho kết quả ước lượng số liệu chuỗi thời gian, từ quý 1/2009 đến quý 4/2018. E là lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt, P là chỉ số giá điện sinh hoạt, TEM
là nhiệt độ bình quân của quý (độ C).
log(E) = 0,958 - 0,123log(P) - 0,551TEM + 0,011TEM2 + e
Hệ số ước lượng của hai biến TEM và TEM^2 có phù hợp không?

Hệ số ước lượng của hai biến TEM và TEM^2 không phù hợp

Hệ số ước lượng của biến TEM^2 có phù hợp, biến TEM không phù hợp

Hệ số ước lượng của biến TEM có phù hợp, biến TEM^2 không phù hợp

Hệ số ước lượng của hai biến TEM và TEM^2 có phù hợp

Giải thích: < 0 và > 0: ban đầu khi nhiệt độ bình quân của quý (độ C) tăng thì lượng tiêu thụ điện cho sinh hoạt giảm (khi nhiệt độ thấp (mùa đông) thì phải sử
dụng các thiết bị làm nóng như bình nóng lạnh, lò sưởi,... nhưng khi nhiệt độ ấm lên thì không còn cần sử dụng các thiết bị này nữa).
Tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến việc sử dụng các thiết bị điện làm mát như quạt, điều hòa, tủ lạnh,... nhiều hơn → lượng điện tiêu thụ sẽ cao trở lại.
Vậy hệ số ước lượng của hai biến TEM và TEM^2 có phù hợp

Câu 35

Cho EX là giá trị xuất khẩu, GDP là tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu, POP là dân số nước nhập khẩu, DIS là khoảng cách địa lý. Obs: 60
log(EX)^ = 0,125 + 1,365log(GDP) - 0,122log(DIS) + 0,124log(POP)
Se (2,663) (0,299) (0,024) (0,015)
Với mức ý nghĩa 5%, dân số tăng 1% và khoảng cách cũng tăng 1% thì xuất khẩu có thay đổi không?
Cho ; ; ; hiệp phương sai ước lượng các hệ số góc xấp xỉ bằng 0

Chưa bác bỏ H0, suy ra xuất khẩu có thay đổi

Chưa bác bỏ H0, suy ra xuất khẩu không đổi

Bác bỏ H0, suy ra xuất khẩu có thay đổi

Bác bỏ H0, suy ra xuất khẩu không đổi

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 12/16
16:31 22/04/2023 Đề 2
Giải thích: Dân số tăng 1% và khoảng cách cũng tăng 1% thì xuất khẩu có thay đổi ↔ β3 + β4 0?

Kiểm định cặp giả thuyết:

Tiêu chuẩn kiểm định: Tqs = = 0,071

ĐK bác bỏ H0: |Tqs| > 1,96


|Tqs| = 0,071 < 1,96 → chưa bác bỏ H0
Kết luận: Chưa thể cho rằng khi dân số tăng 1% và khoảng cách cũng tăng 1% thì xuất khẩu có thay đổi

Câu 36

Trong mô hình hồi quy đơn, sai số tiêu chuẩn của hồi quy là 11, số quan sát n = 5
Khi đó RSS bằng:

55

484

605

363

Giải thích:

Câu 37

Có ý kiến cho rằng với học sinh phổ thông ở thành phố lớn (loại 1 trở lên) điểm số phụ thuộc nhiều vào số tiền bố mẹ chi cho học thêm, trong khi ở
thành phố nhỏ (loại 2 trở xuống) thì phụ thuộc yếu hơn.
Với ĐS là điểm trung bình môn của học sinh, HT là số tiền bố mẹ chi cho học thêm, D = 1 với thành phố lớn, D = 0 với thành phố nhỏ, có mô hình:
ĐS = β1 + β2HT + β3HT*D + u
Dấu các hệ số thế nào thì phù hợp với ý kiến?

β2 > 0; β3 < 0

β2 < 0; β3 < 0

β2 > 0; β3 > 0

β2 < 0; β3 > 0

Giải thích: β2 > 0 là phù hợp: khi số tiền bố mẹ chi cho học thêm tăng thì điểm số của học sinh tăng;
β3 > 0 cho biết với học sinh phổ thông ở thành phố lớn điểm số phụ thuộc nhiều vào số tiền bố mẹ chi cho học thêm, trong khi ở thành phố nhỏ thì phụ thuộc yếu hơn

Câu 38

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 13/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Cho kết quả ước lượng với số liệu thời gian, về lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ, L là chỉ số lượng luân chuyển, GB là chỉ số cước vận chuyển bằng
đường bộ, GS là chỉ số giá cước vận chuyển bằng đường sắt, GT là chỉ số giá cước vận chuyển bằng đường thủy, GX là chỉ số giá xăng dầu. T là biến xu
thế thời gian. Thời gian từ Quý 1 năm 2009 đến Quý 4 năm 2018.
Sử dụng α = 5% với mọi kiểm định.
Có 6 phát biểu sau:
1. Trong 3 mô hình, chọn mô hình 2 để phân tích;
2. Biến GT không có ý nghĩa ở cả 3 mô hình;
3. Mô hình 3 có β3^ < 0 là phù hợp;
4. Mô hình 3 thỏa mãn cả 3 giả thiết 1,2,3;
5. So với mô hình 1, mô hình 3 thêm biến 1/T là phù hợp;
6. Kết quả ước lượng của mô hình 3 là ước lượng không chệch và hiệu quả.

Số phát biểu sai là?


Obs: 40 Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Dep.var L
Variable Coef. Prob. Coef. Prob. Coef. Prob.
C 1.232 0.32 0.325 0.29 0.452 0.43
GB -1.642 0.03 -1.538 0.00 -1.689 0.00
GS 1.016 0.04 0.693 0.01 -0.352 0.06
GT 0.954 0.17 0.351 0.10 0.351 0.13
GX 0.358 0.08
T 1.568 0.00
1/T -1.258 0.00
Ramsey test 0.03 0.09 0.38
White test 0.30 0.03 0.54
BG test 0.61 0.45 0.06

A. 0

B. 1

C. 2

D. > 2

Giải thích: +) Kiểm định Ramsey, White, BG cho cả 3 mô hình.


Mô hình 1 có dạng hàm sai, có phương sai sai số không đổi và không có tự tương quan.
Mô hình 2 có dạng hàm đúng, có phương sai sai số thay đổi và không có tự tương quan.
Mô hình 3 có dạng hàm đúng, có phương sai sai số không đổi và không có tự tương quan
→ Các ước lượng hệ số trong mô hình 3 là không chệch và hiệu quả → (6) đúng
Vậy mô hình 3 thỏa mãn cả 3 giả thiết 1,2,3 → (4) đúng
+) Hệ số xác định điều chỉnh của MH3 cao hơn MH1 → Thêm biến 1/T là phù hợp → (5) đúng
+) Xét về ý nghĩa các biến độc lập thì:
Mô hình 1 có biến GT và GX không có ý nghĩa;
Mô hình 2 đã bỏ biến GX và thêm biến T (có ý nghĩa P-value = 0,00 < 0,05)
→ đã khắc phục được giả thiết 2 ở mô hình 1, nhưng biến GT vẫn không có ý nghĩa;
Mô hình 3 đã bỏ biến GX và thêm biến 1/T (có ý nghĩa P-value = 0,00 < 0,05)
→ đã khắc phục được giả thiết 2 ở mô hình 1, nhưng biến GT vẫn không có ý nghĩa.
Vậy không nên chọn mô hình 1 để phân tích.
+) Xét về dấu ước lượng hệ số các biến độc lập thì:
Mô hình 1 có β5^ = 0,358 > 0 là chưa phù hợp vì khi giá xăng dầu tăng thì lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ sẽ giảm (do giá xăng dầu tăng sẽ làm cước vận
chuyển bằng đường bộ tăng nên lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ giảm);
Mô hình 3 có β3^ = - 0,352 < 0 là chưa phù hợp ((3) sai) vì khi giá cước vận chuyển bằng đường sắt tăng thì lượng luân chuyển hàng hóa đường bộ sẽ tăng (do đường
sắt và đường bộ là 2 hàng hóa thay thế nhau nên khi giá đường sắt tăng thì cầu đường bộ tăng) → lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng cao đến các kết quả khi phân tích
→ Không nên chọn mô hình 3 để phân tích.
Kết luận: Mô hình 2 có ý nghĩa kinh tế nhất trong 3 mô hình
→ Nên chọn mô hình 2 để phân tích → (1) đúng
1

Câu 39

Ước lượng mức tăng trung bình của Y năm 2022 so với năm 2021 theo kết quả sau:
lnYt = 8,8 + 0,011 t + et
Trong đó t là xu thế thời gian, biến Y có đơn vị là tỉ đồng.

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 14/16
16:31 22/04/2023 Đề 2

Nhiều hơn khoảng 0,011%

Không ước lượng được do thiếu thông tin

Nhiều gấp khoảng 1,011 lần

Nhiều hơn khoảng 0,011 tỉ

Giải thích: Giả sử năm 2021 t = 1 thì lnY1 = 8,8 + 0,011 → Y1 = e^(8,8 + 0,011);
năm 2022 t = 2 thì lnY2 = 8,8 + 0,011.2 → Y2 = e^(8,8 + 0,011.2)
→ Mức tăng trung bình của Y năm 2022 so với năm 2021: Y2/ Y1 = 1,011

Câu 40

Hồi quy lượng cầu thịt lợn trong 1 tháng của 40 hộ gia đình QL (kg) theo giá thịt lợn PL (nghìn đồng) và giá thịt gà PG (nghìn đồng), có kết quả ước
lượng:
QL = 63,15 – 20,9PL + 2,649PG
Se (24,8) (3,126) (1,063)
Với mức ý nghĩa 5% cho biết PL giảm 1 nghìn đồng và PG không đổi thì lượng cầu trung bình thịt lợn tăng nhiều hơn 14kg không? Và thống kê quan sát
tương ứng bằng bao nhiêu?
Cho ; ; ;

Không, Tqs = - 2,207

Đáp án khác

Không, Tqs = - 6,686

Có, Tqs = - 11,164

Giải thích: PL giảm 1 nghìn đồng và PG không đổi thì lượng cầu trung bình thịt lợn tăng nhiều hơn 14kg ↔ β2 < -14?

Kiểm định cặp giả thuyết:

Tqs = = = - 2,207

ĐKBB H0: Tqs < - 1,645


Tqs = - 2,207 < - 1,645 → bác bỏ H0
→ Có thể cho rằng PL giảm 1 nghìn đồng và PG không đổi thì lượng cầu trung bình thịt lợn tăng nhiều hơn 14kg

THÔNG TIN

Email: info@onthisinhvien.com (mailto:info@onthisinhvien.com)

Hotline: 0345899842 (tel:0345 899 842)

Giờ làm việc: 8h00 - 11h30, 14h - 17h30

Khác

Xem bản
đồ lớn
hơn
Dữ liệu bản đồ
©2023

TIỆN ÍCH

Trang chủ (/)

Khóa học (/tat-ca-khoa-hoc)

Tuyển dụng (/danh-muc/tuyen-dung)

Đề thi (/tailieu)

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 15/16
16:31 22/04/2023 Đề 2
Tin tức (/tin-tuc)
CHÍNH SÁCH

Những câu hỏi thường gặp (https://onthisinhvien.com/tin-tuc/nhung-cau-hoi-thuong-gap)

Bộ quy tắc hành xử của mentor và học viên trên otsv (https://onthisinhvien.com/tin-tuc/bo-quy-tac-hanh-xu-cua-mentor-va-hoc-vien-tren-otsv)

Chính sách chung (/chinh-sach-chung)

Chính sách bảo mật thông tin (/chinh-sach-bao-mat-thong-tin)

Hướng dẫn kích hoạt khóa học (/tin-tuc/huong-dan-kich-hoat-khoa-hoc)

Chính sách hoàn trả học phí (/tin-tuc/chinh-sach-hoan-tra-hoc-phi)

HỢP TÁC & LIÊN KẾT

Shopee UEH, UEL (https://shopee.vn/onthisinhvienuehuel)

Shopee NEU (https://shopee.vn/otsvneu)

Shopee VPP (https://shopee.vn/onthisinhvien)

Shopee TMU, HVTC (https://shopee.vn/onthisinhvienuel)

Shopee HUCE (https://shopee.vn/onthisinhvien.otsv)

(https://shopee.vn/onthisinhvien)

TẢI APP

Kết nối với chúng tôi

(https://www.youtube.com/c/%C3%94nthiSinhvi%C3%AAn) (https://www.facebook.com/onthisinhvientoanquoc) (https://vt.tiktok.com/ZSdFqy8Yc/) (https://www.instagram.co

@2013 - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Koolsoft


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0106353044, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/de-2-6239232335020032 16/16

You might also like