Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TĂNG HUYẾT ÁP

TRONG HẸP ĐỘNG MẠCH THẬN


I. TỔNG QUAN
Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát có thể
phục hồi được. Thường gặp ở người già. Tỉ lệ tăng huyết áp do hẹp động mạch thận ít hơn 1%
ở bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ, nhưng có thể 10-40% ở bệnh nhân tăng áp cấp, nặng, kháng
trị. Động mạch thận có thể bị hẹp ở một bên hoặc hai bên.
II. NGUYÊN NHÂN
Có hai nguyên nhân chính thường gặp:
Xơ vữa động mạch: thường ảnh hưởng ở bệnh nhân hơn 45 tuổi, thường liên quan lỗ
động mạch chủ hoặc đoạn gần động mạch thận, thường kèm theo có tổn thương xơ vữa lan
tỏa.
Tăng sản xơ cơ: ngược lại với hẹp do xơ vữa, tăng sản xơ cơ thường gặp ở phụ nữ dưới
50 tuổi và liên quan đến đoạn xa động mạch thận và nhánh trong thận.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Dấu hiệu lâm sàng
- Khởi phát tăng huyết áp trước 30 tuổi và sau 55 tuổi
- Tăng huyết áp với hạ kali
- Tăng huyết áp với âm thổi ở động mạch chủ bụng
- Tăng huyết áp không kiểm soát trên giai đoạn ổn định trước đó
- Tăng huyết áp kháng trị
- Tăng huyết áp ác tính
- Chức năng thận giảm sau khi dùng ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể
- Teo thận không giải thích
- Suy thận không giải thích.
2. Cận lâm sàng
- Thường qui: công thức máu, BUN, creatinine.
- Đặc hiệu: siêu âm duplex động mạch thận, MRA, CTA, DSA động mạch thận.
III. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị bằng thuốc: cho tất cả các bệnh nhân:
- Ức chế men chuyển (Captopril, perindopril, enalapril, imidapril, ramipril), ức chế thụ
thể (Telmisartan, Irbesartan, losartan, candesartan, valsartan), ức chế canxi (Amlodipin,
nifedipin, felodipin, lacidipin, nicardipin,…) hiệu quả ở bệnh nhân hẹp động mạch thận một
bên.
- Ức chế men chuyển, ức chế thụ thể chống chỉ định ở bệnh nhân hẹp động mạch thận
hai bên nặng.
- Các thuốc khác như: lợi tiểu thiazide, ức chế beta, hydralazine giúp kiểm soát huyết
áp.
2. Percutaneous renal angioplasty (PTRA) có hoặc không stent: thường có sử dụng stent
trừ khi tổn thương không thể đặt stent.
- Hẹp động mạch thận có ảnh hưởng huyết động học trầm trọng tái phát, phù phổi giải
thích được, tình trạng suy tim sung huyết hoặc chết đột ngột, không lí giải được.
- Hẹp động mạch thận có ảnh hưởng huyết động học trầm trọng và tăng huyết áp tiến
triển, tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ác tính, tăng huyết áp không lí giải được thận nhỏ
đơn độc, tăng huyết áp không dung nạp đối với thuốc.
- Bệnh nhân hẹp động mạch thận và bệnh thận mạn tiến triển với hẹp động mạch thận
hai bên hoặc hẹp tim hoặc một động mạch thận đảm nhận ở thận đơn độc.
- Bệnh nhân hẹp động mạch thận ảnh hưởng huyết động học trầm trọng và đau ngực
không ổn định.
- Hẹp động mạch không có triệu chứng hai bên hoặc một thận đơn độc với ảnh hưởng
huyết động học trầm trọng
- Hẹp động mạch thận hết một bên và suy thận mạn.
- Hẹp động mạch thận một bên có ảnh hưởng huyết động nặng nhưng không triệu chứng
trên một thận còn sống: hiệu quả không được xác lập rõ và hiện không chứng minh được trên
lâm sàng.
3. Phẫu thuật tái tưới máu
- Tăng sản xơ cơ, đặc biệt ở những tổn thương biểu hiện phức tạp và phình mạch lớn
- Hẹp động mạch thận do xơ vữa và nhiều động mạch thận nhỏ hoặc phân nhánh ban
đầu sớm của động mạch thận chính.
- Hẹp động mạch thân do xơ vữa kết hợp với tái tạo động mạch chủ cạnh thận.
IV. QUI TRÌNH CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN
1. Chuyển bệnh nhân vô phòng thông tim sau khi đã đủ điều kiện làm thủ thuật. Mắc
Monitoring theo dõi mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy mao mạch, nhịp tim.
2. Soạn mâm thủ thuật chụp mạch thận. Chuẩn bị thuốc tê lidocain 2%, các dụng cụ chụp
mạch vành (Introducer, Guide wire 0.035 đầu cong J, Guide wire 0,014” ống thông can thiệp
RDC và hệ thống Manifold).
3. Ghi bảng thông số của bệnh nhân về mạch, huyết áp, lâm sàng, cân nặng, chiều cao, các xét
ghiệm đông cầm máu và miễn dịch
4. Sát trùng bằng betadin vùng bẹn đùi hai bên nếu như thủ thuật thực hiện qua đường động
mạch đùi, hoặc sát trùng thêm vùng cổ cẳng tay phải nếu như thủ thuật thực hiện qua đường
động mạch quay.
5. Trải drap vô trùng từ cổ tới chân bệnh nhân với bộc lộ vùng bẹn hay vùng cổ tay đâm kim.
6. Tiến hành gây tê tại chỗ và đặt Sheath vào động mạch đùi hay động mạch quay.
7. Luồn ống thông can thiệp RDC vào động mạch thận hẹp, luồng dây dẫn 0,014” vào động
mạch thận.
8. Luồn bóng (hay stent) vào động mạch thận đến chỗ hẹp. Bơm bóng (hay stent) với áp lực
(đơn vị: atm) đã dự định. Chụp cản quang kiểm tra (tỉ lệ cảng quang và nước 1:1)
9. Rút Introducer, băng ép, cố định chân đâm kim 24 giờ, ăn uống lại được sau 4 giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy, phần Ngoại khoa năm 2018.

You might also like