Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200

I. Tổng quát phần cứng


1. Phần cứng của PLC s7-1200
– S7-1200 ra đời năm 2009 dùng để thay thế dần cho S7-200. So với S7-200 thì S7-
1200có những tính năng nổi trội hơn.
– S7-1200 được thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh giúp những giải
pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200
– S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
– S7-1200 có 5 dòng là CPU 1211C, CPU 1212C và CPU 1214C, CPU 1215C,
CPU 1217C.
– Cụ thể tôi sử dụng PLC s7-1200 1215C DC/DC/DC (6ES7215-1AG40-0XB0) có
catalog như sau:

Hình 1.1.1: Mô tả chức năng của tên gọi 1215C DC/DC/DC


+ Có 2 cổng ethernet.
+ Có 13 đầu vào logic.
+ Có 9 đầu ra logic.
+ Có 2 đầu vào analog.
+ Có 2 đâu ra analog.
+ Điện áp module sử dụng 24VDC
+ Đầu ra của logic của module sử dụng transistor ( không phải là relay).
=> Đây là gì mà chúng ta có thể biết được khi đọc những thông tin của nhà sản xuất in
lên module của PLC 1215C DC/DC/DC.
=> Để biết chi tiết thông tin của module ta nên tra catalog của module chúng ta sử
dụng ở Bảng 1.1.
Tính năngTính năng CPU 1211C CPU1212C CPU 1214C CPU 1215C CPU 1217C
Kích thước vật lý (mm) 90x100x75 110 x 100 x 75 130 x 100 x 75 150 x 100 x 75

Làm việc 50 Kbyte 75 Kbyte 100 Kbyte 125 Kbyte 150 Kbyte
Bộ nhớ người
tải 1 MB 2 Mbyte 4 MB
dùng
Giữ lại 10 Kbyte

6 đầu vào/ 8 đầu vào/


Logic 14 đầu vào/ 10 đầu ra
I/O cục bộ trên 4 đầu ra 6 đầu ra
bo mạch
Tương tự 2 đầu vào 2 đầu vào/2 đầu ra

Đầu vào (I) 1024 byte


Xử lý kích
thước ảnh
Đầu ra (Q) 1024 byte

Bộ nhớ bit (M) 4096 byte 8192 byte

Mở rộng mô-đun tín hiệu (SM) Không có 2 8


Bảng tín hiệu (SB), Bảng pin
1
(BB) hoặc bảng giao tiếp (CB)
Mô-đun giao tiếp (CM)
3
(mở rộng bên trái)
Tổng cộng Tối đa 6 cấu hình để sử dụng bất kỳ đầu vào SB tích hợp hoặc SB nào

1 MHz - Ib.2 đến lb.5


Bộ đếm 100/180
Ia.0 đến Ia.5
tốc độ cao kHz
30/120 kHz la.6 đến la.7 la.6 đến lb.5 la.6 tới Ib.1

200 kHz³ -

Tổng cộng Tối đa 4 cấu hình để sử dụng bất kỳ đầu ra tích hợp hoặc SB nào

1 MHz - Qa.0 đến Qa.3


Đầu ra xung
100 kHz Qa.0 đến Qa.3 Qa.4 đến Qb.1

20 kHz - Qa.4 đến Qa.5 Qa.4 đến Qb.1 -

Thẻ nhớ Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)

Con số Tối đa 8 mở cùng một lúc


Nhật ký dữ liệu
Kích cỡ 500 MB mỗi nhật ký dữ liệu hoặc bị giới hạn bởi bộ nhớ tải tối đa hiện có
Thời gian duy trì của đồng hồ
20 ngày, loại/12 ngày tối thiểu. ở 40 độ C (Siêu tụ điện không cần bảo trì)
thời gian thực
Cổng giao tiếp Ethernet
1 2
PROFINET
Tốc độ thực hiện phép toán
2,3 µs/lệnh
thực tế
Tốc độ thực thi Boolean 0,08 µs/lệnh

Bảng 1.1.1: Bảng đặc tính của PLC s7-1200 series

2. Thế nào là PLC đầu ra loại Solid State, Relay


2.1. PLC đầu ra loại Relay
- Như với bất kỳ rơle điển hình nào, mô-đun đầu ra PLC có cuộn dây vật lý và
các tiếp điểm rơle chứa bên trong.
-Các tiếp điểm được vận hành bằng cách đặt điện áp vào cuộn dây rơle. Các
tiếp điểm được kết nối với nguồn điện bên ngoài để bật hoặc tắt thiết bị rời.
Không có nhiều thay đổi ngoại trừ các mô-đun ngày nay có rơle và tiếp điểm
thu nhỏ.

Hình 1.2.1: Hình ảnh ta dùng nguồn DC điều khiển động cơ dùng nguồn AC.
2.2. PLC đầu ra loại Solid State
- Các module đầu ra Solid State thường được gọi là module Chuyển mạch. Các
thiết bị đầu ra được bật hoặc tắt bằng cách sử dụng các thiết bị Solid State bóng
bán dẫn nối lưỡng cực (BJT) hoặc Triac.
- Module đầu ra bóng bán chỉ có thể vận hành tải DC, không giống như module
đầu ra rơle rất thuận tiện khi vận hành tải AC hoặc DC.
- Điều quan trọng là nguồn điện tải phải được kết nối với cực tính chính xác vì
module có thể là loại Sinking hoặc loại Sourcing.

Hình 1.2.2: linh kiện công suất BJT, Triac.


3. Thế nào là Sinking, Sourcing.
- Sinking và Sourcing là hai khái niệm quan trọng liên quan đến kết nối điện
của các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử công nghiệp và điều
khiển.
- Có hai loại module đầu ra và đầu vào PLC là Kỹ thuật số và Tương tự.

Hình 1.3.1: mô tả module đầu vào ra và chương trình của PLC


- Ở hình 3.1 phía trên, dòng điện đang chạy từ Thiết bị #1 đến Thiết bị #2. Do
đó, chúng tôi nói Thiết bị # 1 là Sourcing (Tìm nguồn cung ứng) và Thiết bị # 2
là Sinking (Giảm dòng điện).

Hình 1.3.2: mô tả cách hoạt động của sourcing, sinking


- Ở hình 3.1 phía dưới, thiết bị # 2 là Sourcing (Tìm nguồn cung ứng dòng điện)
và Thiết bị # 1 là Sinking (Giảm dòng điện).
3.1. Module PLC đầu ra Sink
- Các nhà cung cấp PLC sản xuất cả module đầu ra kỹ thuật số Sink và Source
- Dựa trên cực tính kết nối của nguồn với đầu ra của PLC, module Sink sẽ có
dòng điện chạy vào nó từ tải.

Hình 1.3.3: mô tả đường đi của dòng điện từ Device #2 đến Device #1.
 Module đầu ra sinking thì thường đấu chung mass.
3.2. Module PLC đầu ra Source
- Dựa trên cực kết nối, mô-đun tìm nguồn cung ứng sẽ có dòng điện chạy ra
khỏi nó và vào tải.

Hình 1.3.4: mô tả đường đi của dòng điện từ Device #1 đến Device #2.
 Module dầu ra Soucing thì thường đấu chung dương nguồn.
3.3. Phân biệt giữa đầu ra Sourcing, Sinking và đầu ra NPN, PNP
- Đôi khi có sự nhầm lẫn về các khái niệm vốn đã mờ ám, một số nhà cung cấp
đề cập đến đầu ra Sink và Sourcelà đầu ra NPN và PNP.
- Trước tiên đây là điều cần nhớ về các mô-đun đầu ra:
+ Module NPN là Module Sinking.
+ Module PNP là Module Sourcing.

Hình 1.3.5: mô tả cấu tạo bên trong của output của PLC dùng BJT
- Chúng ta thường hay nghe tới tên NPN và PNP. Vì dù đó sinking hay
sourcing, một module đầu ra phải hoạt động như một công tắc đóng để hoàn
thành mạch. Việc chuyển đổi thực tế trong nhiều module đầu ra được thực hiện
bởi bóng bán dẫn (có thể là triac, mosfet) tiếp giáp lưỡng cực (BJT):
+ Trong mô-module sinking, sử dụng bóng bán dẫn NPN.
+ Trong mô-đun module sourcing, sử dụng bóng bán dẫn PNP.
 Tóm gọn lại chúng ta biết rằng là khái niệm sinking, sourcing khác với
module sinking, module sourcing. Và tên gọi module NPN, PNP cũng được
ngầm hiểu là sinking, sourcing bởi vì với module dùng bóng bán dẫn NPN
tạo ra dòng chảy từ load vô module digital output rồi về mass mặt khác theo
thuật ngữ chúng ta gọi là Sinking. (Tương tự với PNP)
4. Tìm hiểu sơ lược về cảm biến.
4.1. Thế nào là NO, NC
- NO và NC là hai từ viết tắt để mô tả trạng thái của các tiếp điểm (contacts)
trong cảm biến hoặc relay. Dưới đây là ý nghĩa của NO (Normally Open - Mở
thông thường) và NC (Normally Closed - Đóng thông thường)
- Thường xuất hiện ở các thiết bị điều khiển điện, relay, cảm biến, và các thiết
bị điện tử khác trong hệ thống tự động hóa và điều khiển. ví dụ như :” Cảm
biến, Relay, Thiết bị điều khiển PLC, Các mạch điều khiển và nguồn cấp, Hệ
thống an ninh và bảo vệ”.

Hình 1.4.1: mô cấu tạo của các tiếp điểm NO, NC.
- NO (Normally Open - Mở thông thường):
+Trong trạng thái bình thường (khi không có sự kích hoạt), tiếp điểm
NO không được kết nối và không truyền dòng điện.
+Khi cảm biến hoặc relay được kích hoạt, tiếp điểm NO sẽ đóng, tạo ra
một đường dẫn dòng điện.
- NC (Normally Closed - Đóng thông thường):
+Trong trạng thái bình thường (khi không có sự kích hoạt), tiếp điểm NC
được kết nối và dòng điện có thể truyền qua.
+Khi cảm biến hoặc relay được kích hoạt, tiếp điểm NC sẽ mở, cắt đứt
đường dẫn dòng điện.
4.2. Phân Tích Chi Tiết Về Cảm Biến PNP.
- Cảm biến PNP hay sourcing là sự kết hợp của mạch dò và mạch đầu ra được
làm bằng các loại transistor PNP.
- Phận loại : cảm biến PNP có loại đó là +PNP loại NO.
+PNP loại NC.

Hình 1.4.2: Hình sơ đồ ngõ ra của cảm biến PNP.


1.4.2.1. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cảm biến PNP loại NO.
- Nhìn về phía bên phải hình 1.4.2 ta có thể thấy được:
- Trong trạng thái ban đầu (khi không có vật thể nào nằm giữa), cảm biến PNP
NO đưa ra tín hiệu đầu ra là NO (Normally Open), có nghĩa là không có dòng
điện chảy qua tiếp điểm đầu ra. Điều này thường tương ứng với trạng thái
không kích hoạt hoặc trạng thái không có vật thể chặn cảm biến.
- Khi có một vật thể nào đó chặn đường ánh sáng giữa nguồn sáng và bộ thu
cảm biến, cảm biến phát hiện sự thay đổi trong lượng ánh sáng nhận được. Điều
này sẽ làm thay đổi trạng thái của transistor PNP, và tiếp điểm đầu ra NO sẽ
chuyển sang trạng thái đóng (closed), tạo điều kiện cho dòng điện chảy qua.
- Cụ thể là khi không có vật sườn NO ở phía bên phải hình 1.4.2 đang ở trạng
thái tôi gọi là logic_0 thì điện áp ngõ ra của cảm biến tức là điện áp trên tải
đang ở trạng thái logic_0. Tương tự khi có vật NO đang ở trạng thái logic_1 nên
điện áp ngõ ra của cảm biến đang ở trạng thái logic_1.|=> cảm biến không bắt
được vật.
1.4.2.2. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cảm biến PNP loại NC.
- Nhìn về phía bên phải hình 1.4.2 ta có thể thấy được:
-Trong trạng thái ban đầu (khi không có vật thể nào chặn), cảm biến PNP NC
đưa ra tín hiệu đầu ra là NC (Normally Closed), có nghĩa là dòng điện chảy qua
tiếp điểm đầu ra. Điều này thường tương ứng với trạng thái không kích hoạt
hoặc trạng thái không có vật thể chặn cảm biến.
- Khi có một vật thể nào đó chặn đường ánh sáng giữa nguồn sáng và bộ thu
cảm biến, cảm biến phát hiện sự thay đổi trong lượng ánh sáng nhận được. Điều
này sẽ làm thay đổi trạng thái của transistor PNP, và tiếp điểm đầu ra NC sẽ
chuyển sang trạng thái mở (open), cắt đứt điều kiện cho dòng điện chảy qua.
- Cụ thể là khi không có vật sườn NC ở phía bên phải hình 1.4.2 đang ở trạng
thái tôi gọi là logic_0 thì điện áp ngõ ra của cảm biến tức là điện áp trên tải
đang ở trạng thái logic_1. Tương tự khi có vật NC đang ở trạng thái logic_1 nên
điện áp ngõ ra của cảm biến đang ở trạng thái logic_0.|=> cảm biến bắt được
vật.
4.3. Phân Tích Chi Tiết Về Cảm Biến NPN.
- Cảm biến NPN hay sourcing là sự kết hợp của mạch dò và mạch đầu ra được
làm bằng các loại transistor NPN.
- Phận loại : cảm biến NPN có loại đó là + NPN loại NO.
+ NPN loại NC. .

Hình 1.4.3: Hình sơ đồ ngõ ra của cảm biến NPN.


1.4.2.1. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cảm biến NPN loại NO.
- Trong trạng thái ban đầu (khi không có vật thể nào chặn), cảm biến NPN loại
NO đưa ra tín hiệu đầu ra là NO (Normally Open), có nghĩa là không có dòng
điện chảy qua tiếp điểm đầu ra. Điều này thường tương ứng với trạng thái
không kích hoạt hoặc trạng thái không có vật thể chặn cảm biến.
- Khi có một vật thể nào đó chặn đường ánh sáng giữa nguồn sáng và bộ thu
cảm biến, cảm biến phát hiện sự thay đổi trong lượng ánh sáng nhận được. Điều
này sẽ kích thích trạng thái của transistor NPN, và tiếp điểm đầu ra NO sẽ
chuyển sang trạng thái đóng (closed), tạo điều kiện cho dòng điện chảy qua.
- Cụ thể là khi không có vật sườn NO ở phía bên phải hình 1.4.3 đang ở trạng
thái tôi gọi là logic_0 thì điện áp ngõ ra của cảm biến tức là điện áp trên tải
đang ở trạng thái logic_1. Tương tự khi có vật NO đang ở trạng thái logic_1 nên
điện áp ngõ ra của cảm biến đang ở trạng thái logic_0.|=> cảm biến không bắt
được vật.
1.4.2.2. Tìm hiểu nguyên lý làm việc của cảm biến PNP loại NC.
- Trong trạng thái ban đầu (khi không có vật thể nào chặn), cảm biến NPN loại
NC đưa ra tín hiệu đầu ra là NC (Normally Closed), có nghĩa là dòng điện chảy
qua tiếp điểm đầu ra. Điều này thường tương ứng với trạng thái không kích hoạt
hoặc trạng thái không có vật thể chặn cảm biến.
- Khi có một vật thể nào đó chặn đường ánh sáng giữa nguồn sáng và bộ thu
cảm biến, cảm biến phát hiện sự thay đổi trong lượng ánh sáng nhận được. Điều
này sẽ làm thay đổi trạng thái của transistor NPN, và tiếp điểm đầu ra NC sẽ
chuyển sang trạng thái mở (open), cắt đứt điều kiện cho dòng điện chảy qua.
- Cụ thể là khi không có vật sườn NC ở phía bên phải hình 1.4.3 đang ở trạng
thái tôi gọi là logic_0 thì điện áp ngõ ra của cảm biến tức là điện áp trên tải
đang ở trạng thái logic_0. Tương tự khi có vật NC đang ở trạng thái logic_1 nên
điện áp ngõ ra của cảm biến đang ở trạng thái logic_1.|=> cảm biến bắt được
vật.
II. Cách kết nối đầu vào (DI), đầu ra (DQ) của PLC s7-1200
1. Cách đấu nối đầu vào (Digital input) của PLC s7-1200.
2.1.1 Đấu nối nút nhấn và công tắc với PLC s7-1215C DC/DC/DC.

Hình 2.1.1: Sơ đồ đấu nút nhấn với PLC.


- Ta có cặp tiếp điểm NO-NO là cặp tiếp điểm thường hở.
- Ta có cặp tiếp điểm NC-NC là cặp tiếp điểm thường đóng.
- Với PLC ta đấu ngõ vào theo kiểu sinking, nên ta đấu 1M vào “-V“, còn tín
hiệu đầu vào thì ta đấu với tiếp điểm NO, NC còn lại.
*Tại sao ta lại đấu 1M với “-V”:
- ở đâu tôi đấu 1M với “-V” bởi vì nó là cách đấu thông dụng. Tuy nhiên,
ta cũng có thể đấu 1M với “+V”, như bạn có thể thấy khi ta đấu 1M vào 1”-V”
thì dòng điện sẽ đi từ nguồn đến công tắc qua I0.0 đến 1 con diode quang bên
trong PLC đến chân 1M rồi về nguồn. Tương tự ta cũng có thể đấu 1M vào
“+V” và 2 đầu tiếp điểm đấu của công tắc 1 đầu ta đấu với “-V” và I0.0, bởi vì
bến trong nó là 1 con opto quang 2 diode.

Hình 2.1.2: Hình ảnh mô tả đầu vào bên trong PLC s7-1215 DC/DC/DC.
2.1.2 Đấu nối cảm biến với PLC s7-1215C DC/DC/DC.
2.1.2.1. Loại cảm biến 2 dây
+ Đối với cảm biến phân cực :

Hình 2.2.1: Hình ảnh mô tả cấu trúc của cảm biến 2 dây.
- Với sơ cảm biến phân cực như này ta phải chú ý khi đấu nối nếu không
có thể phá hủy cảm biến.
- Ta phải đấu dây brown lên dương nguồn còn blue xuống âm nguồn.

Hình 2.2.2: Hình ảnh sơ đồ đấu nối cảm biến 2 dây với PLC s7-1215 DC/DC/DC.
- Hoặc chúng ta có thể đấu trung gian qua 1 relay như hình 2.2.3.

Hình 2.2.3: Hình ảnh sơ đồ đấu nối cảm biến 2 dây với PLC s7-1215 DC/DC/DC
thông qua relay.
+ Đối với cảm biến phân cực :
- Với sơ cảm biến phân cực như này ta không cần phải để ý khi lắp cảm
biến bởi bến trong nó không phải là bóng bán dẫn mà là công tắc nên ta
không cần phải quan trọng chiều dòng điện.

Hình 2.2.4: Hình ảnh sơ đồ đấu nối cảm biến 2 dây không phân cực.
2.1.2.1. Loại cảm biến 3 dây.
+ đối với cảm biến 3 dây PNP loại NO:

Hình 2.2.5: Hình sơ đồ ngõ ra của cảm biến PNP.


- Vì cảm biến này là loại sourcing (PNP) nên ta sẽ đấu theo kiểu sinking
- Chân 1M đấu với 0V. Đầu vào PLC I0.0 sẽ đấu với ngõ ra cảm biến nên
sẽ nhận tín hiệu sung cao (led sáng) khi cảm biến tác động.
- Từ hình 2.2.5 ta thấy cảm biến ngõ ra PNP loại NO khi cảm biến tác
động sẽ phát xung dương đồng thời điện áp ngõ ra cũng ở mức cao tạo
ra dòng chảy thông từ dây đen của cảm biến qua opto bên trong PLC
rồi về nguồn (hình 2.2.6) từ đấy khiến led I0.0 sáng.

Hình 2.2.6: Hình ảnh sơ đồ đấu nối cảm biến 3 loại PNP dây với PLC s7-1215 DC/DC/DC.
 Từ cách đấu nối cảm biến loại 3 dây PNP (NO) với PLC ta cũng có thế ánh xạ
sang cách đấu nối loại 3 dây PNP (NC). Bởi cách đấu của chúng là như nhau
nhưng tùy mục đích chúng ta sử dụng.
+ đối với cảm biến 3 dây NPN loại NO:

Hình 2.2.7: Hình sơ đồ ngõ ra của cảm biến NPN.


- Vì cảm biến này là loại sourcing (NPN) nên ta sẽ đấu theo kiểu
Sourcing.
- Chân 1M đấu với 24V. Đầu vào PLC I0.0 sẽ đấu với ngõ ra cảm biến
nên sẽ nhận tín hiệu sung thấp (led sáng) khi cảm biến tác động.
- Từ hình 2.2.7 ta thấy cảm biến ngõ ra NPN loại NO khi cảm biến tác
động sẽ phát xung cao đồng thời điện áp ngõ ra cũng ở mức thấp tạo ra
dòng chảy thông từ nguồn đến chân 1M của PLC qua opto bên trong
PLC rồi về chân ngõ ra của cảm biến (hình 2.2.8) từ đấy khiến led I0.0
sáng.

Hình 2.2.8: Hình ảnh sơ đồ đấu nối cảm biến 3 loại NPN dây với PLC s7-1215 DC/DC/DC.
 Từ cách đấu nối cảm biến loại 3 dây NPN (NO) với PLC ta cũng có thế ánh xạ
sang cách đấu nối loại 3 dây NPN (NC). Bởi cách đấu của chúng là như nhau
nhưng tùy mục đích chúng ta sử dụng.
*Chú ý: khi đấu nối cảm biến ta không nên đấu 2 loại cảm biến NPN và PNP cùng 1
module đầu vào nó có thể gây ngắn mạch nguồn điện như trong hình 2.2.9
Hình 2.2.9: Hình ảnh cảnh báo nguy hiểm khi đấu 2 loại cảm biến khác vào cùng một
module đầu vào.
Tài liệu tham khảo: https://www.realpars.com

You might also like