Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ

……….……….

TIỂU LUẬN MÔN

TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN

Đề tài:

BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀ VẬN


DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
NƯỚC TA

Sinh viện thực hiện : Nguyễn Nguyệt Hà


Mã sinh viên : 2214518033
Số thứ tự : 34
Lớp tín chỉ : TRI114
Lớp tín chỉ : Anh 30 - K61 KDQT
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Huy Quang

Quảng Ninh, tháng 4 năm 202


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................2

NỘI DUNG................................................................................................................4

1. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng...........................................................4

1.1. Khái niệm biện chứng.............................................................................4

1.2. Phép biện chứng duy vật........................................................................4

1.3. Phạm trù giữa cái chung và cái riêng......................................................5

1.3.1. Cái chung và cái riêng...................................................................6

1.3.2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng...........................6

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận.....................................................................7

2. Vận dụng biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào việc xây dựng nền
kinh tế thị trường ở nước ta.................................................................................8

2.1. Nền kinh tế thị trường.............................................................................8

2.2. Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay..............................................9

2.3. Cái chung và cái riêng đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam......10

3. Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên cơ sở
nguyên lý về cái chung và cái riêng...................................................................11

KẾT LUẬN.............................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................13

1
LỜI MỞ ĐẦU

Ý thức của con người được hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian
dài. Nhờ có ý thức, con người có khả năng nhìn nhận và phản ánh thế giới khách
quan một cách tư duy, logic. Và trong quá trình đó, con người đã khám phá ra được
những điểm chung, điểm riêng biệt và điểm đơn nhất của các sự vật, hiện tượng
tồn tại trong thế giới xung quanh. Từ sự phát hiện đó, phạm trù cái chung và cái
riêng được ra đời. Nghiên cứu về phạm trù cái chung và cái riêng trong triết học
không chỉ đề cập đến các quy luật tự nhiên mà còn là cơ sở để hình thành và phát
triển nên nền kinh tế thị trường ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Nền kinh tế là thước đo để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Không những
vậy, việc tìm kiếm và vận dụng phương hướng phù hợp để phát triển kinh tế không
phải là một điều đơn giản. Trước những năm 80, do sai lầm trong nhận thức lý luận
cho rằng kinh tế thị trường là đặc trưng riêng của chủ nghĩa tư bản, đồng nhất kinh
tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản là xóa bỏ kinh
tế thị trường để xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp. Chính vì
nhận định sai lầm đó mà đất nước ta đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế
trầm trọng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc vận dụng triết học Mác - Lenin và phép
biện chứng duy vật trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước, tôi quyết định lựa
chọn đề tài “Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xây
dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta”. Qua đó, tôi muốn được tìm hiểu những
điểm chung và điểm khác biệt giữa nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác
trên thế giới. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần xây dựng nền
kinh tế phát triển, vững mạnh. Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tiểu luận có kết

2
cấu gồm ba phần: Phần thứ nhất giới thiệu về biện chứng giữa cái chung và cái
riêng; phần hai liên hệ phép biện chứng với thực trạng kinh tế Việt Nam; phần ba
là những giải pháp được đề ra.

3
4
NỘI DUNG

1. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng

1.1. Khái niệm biện chứng.

Xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của triết học, khái niệm biện chứng
đã được nêu ra theo một số cách khác nhau. Theo quan điểm của triết học Mác -
Lê-nin, biện chứng thường được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, là phạm trù dùng
để chỉ những mối liên hệ qua lại lẫn nhau, sự vận động và phát triển của bản thân
các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại độc lập bên ngoài ý thức con người; thứ
hai, là phạm trù dùng để chỉ những mối liên hệ và sự vận động, biến đổi của chính
quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người.

Theo hai nghĩa nêu trên, biện chứng được chia thành biện chứng khách quan và
biện chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là khái niệm dùng để chỉ biện chứng
của bản thân thế giới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Biện chứng
chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc của con người, là biện
chứng của chính quá trình nhận thức, là biện chứng của tư duy phản ánh hiện thực
khách quan vào bộ óc con người.

1.2. Phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự
phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và tư duy. Phép biện chứng có 3 hình
thức cơ bản:

5
 Phép biện chứng thời kì cổ đại: các nhà biện chứng đã có những nhận thức
đúng về các sự vật, hiện tượng của vũ trụ, tuy nhiên chỉ là trực kiến, chưa được
nghiên cứu và thực nghiệm khoa học chứng minh.

 Phép biện chứng duy tâm: theo các nhà triết học Đức, biện chứng bắt đầu từ
tinh thần và kết thúc cũng ở tinh thần. Thế giới hiện thực chỉ là sự phản ánh
biện chứng của ý niệm nên phép biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức
là phép biện chứng duy tâm.

 Phép biện chứng duy vật: được xây dựng dựa trên những nguyên lý, những
phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng hiện thực, có sự
thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận khiến cho phép
biện chứng duy vật không chỉ dừng lại ở việc giải thích thế giới mà còn là công
cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Phép biện chứng duy vật không chỉ gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật mà còn có 6 cặp
phạm trù cơ bản. Các nhà kinh điển triết học Mác - Lê-nin xét các phạm trù như là
các hình thức phản ánh phổ biến về hiện thực và như những nấc thang phát triển
của hình thức xã hội và thực tiễn. Mỗi phạm trù gắn với một thời kỳ nhất định và
phản ánh những đặc thù của thời kỳ đó. Trong phép biện chứng duy vật, các cặp
phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau. Một trong các cặp phạm trù được
coi là cơ sở phương pháp luận của các phương pháp: phân tích và tổng hợp, diễn
dịch và quy nạp, khái quát hóa và trừu tượng hóa mà ta phải nhắc đến là cặp phạm
trù cái riêng và cái chung.

1.3. Phạm trù giữa cái chung và cái riêng.

Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những
mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối
6
tượng hiện thực. Phạm trù triết học giúp con người suy ngẫm những chất liệu cụ
thể đã thu nhận được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những
đặc trưng cơ bản nhất của khách thể.

1.3.1. Cái chung và cái riêng.

Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình
nhất định.

Ví dụ: 1 trường học ở Anh là cái riêng A, 1 trường học ở Bỉ là cái riêng B. Cái
riêng A khác cái riêng B.

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng khác.

Ví dụ: Giữa 2 trường học ở Anh và ở Bỉ nêu trên đều có các thuộc tính chung là
đều có học sinh, giáo viên, lớp học. Cái chung này được lặp lại ở bất kì trường học
nào khác

Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở
một sự vật, hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.

Ví dụ: Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8849m. Đỉnh Everest là cái
đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.

1.3.2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

Trong lịch sử triết học, hai xu hướng là duy thực và duy danh đã đưa ra cách nhìn
đối lập nhau về vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Theo các nhà duy thực,
7
cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Trong khi đó, các nhà duy
danh cho rằng cái chung không tồn tại thực, chỉ tồn tại trong tư duy con người, chỉ
là tên gọi của các đối tượng đơn lẻ.

Tuy nhiên, khi đến với chủ nghĩa duy vật biện chứng, ta thấy rằng cả hai quan
niệm của phai duy thực và duy danh đều có khiếm khuyết và sai lầm. Họ đã tách
rời cái riêng với cái chung, họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ
khăng khít giữa chúng. Thực chất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua
cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình, nghĩa là không có cái chung thuần túy
tồn tại bên ngoài cái riêng.
Ví dụ: Trên cơ sở khảo sát chất lượng dạy và học ở một số trường học có thể rút ra
kết luận chung về tình hình dạy và học ở các trường học.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, nghĩa là không có cái riêng
nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung.
Ví dụ: Mỗi con người là một cái riêng nhưng không một ai có thể tồn tại nếu như
xa rời xã hội và tự nhiên.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú và đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái
chung bởi nó nắm giữ nhiều đặc điểm khác biệt mà cái chung không có được.
Ngược lại, cái chung sâu sắc, bản chất hơn cái riêng vì nó có nhiều đặc điểm hơn,
phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
Ví dụ: Người Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế
giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn,… còn đặc điểm
riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, các tập quán lâu đời của dân tộc.

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận.

8
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, triết học
Mác - Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng
dụng vào thực tiễn và tư duy.
Thứ nhất, vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên khi xây
dựng cái chung chúng ta phải xuất phát từ mỗi cái riêng đồng thời cũng không thể
xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người. Tránh tuyệt đối hóa cái chung, xa rời
cái riêng. Nếu trong thực tiễn, chúng ta không tìm hiểu cái chung mà chỉ tập trung
xem xét cái riêng thì sẽ dễ rơi vào trạng thái thiếu chủ động, mù quáng, không biết
nên bắt đầu từ vấn đề gì. Tuy nhiên, khi áp dụng cái chung, ta cần xem xét từng
hoàn cảnh cụ thể để vận dụng cho thích hợp.
Ví dụ: Khi áp dụng quan điểm triết học Mác - Lenin, ta phải căn cứ vào hoàn cảnh
cụ thể của thời kỳ lịch sử đó để có hướng vận dụng chính xác, tránh vận dụng một
cách công thức, máy móc.
Thứ hai, vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối
liên hệ dẫn đến cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải gắn với cái
chung. Tránh tuyệt đối hóa cái riêng, coi thường cái chung, tránh chủ nghĩa cá
nhân cực đoan, tư tưởng địa phương, cục bộ.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái
chung” và ngược lại, nên cần phát hiện, tạo điều kiện cho cái đơn nhất, cái mới, cái
tiến bộ và tích cực phát triển thành “cái chung”, đồng thời cần hạn chế, đấu tranh
loại bỏ, thủ tiêu những cái chung đã cũ, lạc hậu, không còn phù hợp.

2. Vận dụng biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào việc xây dựng nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
2.1. Nền kinh tế thị trường.

9
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường có sự tham gia của thị trường tự do và một số can
thiệp của chính phủ. Thị trường vận động tự do luôn có xu hướng đẩy nền kinh tế
vào tình trạng không ổn định và khủng hoảng. Trong hoàn cảnh đó, thị trường đòi
hỏi cần có sự can thiệp kịp thời của chính phủ vào nền kinh tế để khắc phục. Tuy
nhiên, sự can thiệp của nhà nước không phải lúc nào cũng thành công mà vẫn sẽ có
hạn chế và thất bại. Do đó, nền kinh tế không thể phát triển nếu thiếu vắng sự can
thiệp của nhà nước cũng như không thể nào phát triển nếu thiếu vắng thị trường.
Khi đó, để phát triển, thị trường và nhà nước cần tương tác, hỗ trợ, khắc phục các
khuyết điểm của nhau.

2.2. Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.


Trước thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành trong khuôn khổ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Sau Đại hội VI của Đảng (1986), Đảng ta
nhận thức ngày càng rõ và khẳng định sự cần thiết và vai trò mà nền kinh tế thị
trường mang lại. Thực tiễn cho rằng, nền kinh tế thị trường thích ứng với mọi hình
thái kinh tế - xã hội khác nhau. Do đó, Đảng ta lựa chọn mô hình phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN để phù hợp và mong muốn đạt được mục tiêu
đề ra. Tại Đại hội XII (2016), với mô hình trên, Đảng ta chủ yếu nhấn mạnh đến
bốn thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó, nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.

10
Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy
luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả
năng kết nối hình thành chuỗi giá trị cho nền sản xuất toàn cầu.

2.3. Cái chung và cái riêng đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhằm không bị lạc hậu với các quốc gia
khác trên thế giới, Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc hội nhập kinh tế thế
giới. Trong đó, nền kinh tế Việt Nam là cái riêng, là bộ phận của nền kinh tế thế
giới - cái chung. Thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới; sự giao lưu về
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp của người nước ngoài làm cho sự vận động
của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn với nền kinh tế thị trường.
Cái riêng không tách rời cái chung, nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển thì
không thể tách rời với nền kinh tế thế giới mà ngược lại, chúng ta phải học hỏi
những tiến bộ, những điểm hay của họ để vận dụng vào nước mình. Thực tế đã
chứng minh, thực dân Pháp đã gây ra những tổn thương, mất mát to lớn không gì
có thể bù đắp. Thế nhưng, một điều không thể phủ nhận rằng, trong thời kỳ đó,
người dân Việt Nam có thể sẽ không hoặc phải rất lâu sau mới có thể có thêm
nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh nếu như Pháp không đẩy mạnh việc khai
thác khoáng sản.
Như vậy, học tập và vận dụng những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế giới
nhằm hoàn thiện nền kinh tế thị trường Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, ta cần cân
nhắc, chọn lọc những đặc điểm sao cho phù hợp với nền văn hóa, điều kiện phát
triển của đất nước. Và trước mắt, Đảng và Nhà nước đang có những bước đi đúng
đắn trong việc tiếp thu và chọn lọc kinh nghiệm của thế giới, qua đó xây dựng nên
nền kinh tế thị trường XHCN - được cho là mô hình kinh tế, thị trường mới sáng
tạo, phù hợp trong thời đại ngày nay.
11
3. Những giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên cơ
sở nguyên lý về cái chung và cái riêng.
Hội nhập kinh tế là con đường tất yếu để phát triển nền kinh tế. Kinh tế thị trường
Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần với kinh tế nhà nước làm trụ cột. Đẩy
mạnh vai trò của nền kinh tế tư nhân; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước trở
thành các doanh nghiệp lớn; khuyến khích đầu tư thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
Nguồn nhân lực của nước ta ngày càng gia tăng. So với thế giới, nhất là với các
nước phát triển, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách để đào tạo nguồn nhân lực
mạnh mẽ, tài giỏi, thích ứng linh hoạt. Để làm được điều đó, đầu tư vào giáo dục,
cơ sở vật chất cũng như hạn chế rò xỉ chất xám là vô cùng quan trọng.
Mặc dù nước ta phát triển nền kinh tế thị trường muộn hơn các nước khác nhưng
đây cũng là một cơ hội để ta nhìn vào các nước đi trước để thấy được ưu điểm,
nhược điểm để từ đó rút ra các bài học thực tiễn cho nước nhà.
Việt Nam ta vẫn luôn tự hào về một đất nước “Rừng vàng biển bạc”. Chính vì vậy,
Nhà nước và chính phủ cũng cần có các chính sách kích cầu du lịch thu hút du
khách trong và ngoài nước, tích cực thu ngoại tệ từ ngành du lịch để phát triển
chính bản thân ngành cũng như nhiều ngành nghề khác trong nền kinh tế.
Kinh tế thị trường là một điều đáng mừng nhưng nền kinh tế đó phải phát triển
vững mạnh đúng luật pháp trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, sự quản lý ở
nước ta vẫn còn nhiều sơ hở, ngân sách nhà nước vẫn trong tình trạng thâm hụt.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải siết chặt quản lý, thiết lập luật pháp chặt chẽ,
xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, có trật tự.

12
KẾT LUẬN

Trong “cái chung” là nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam là một “cái riêng” khác
biệt. Nền kinh tế của chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của nhiều nền kinh tế khác.
Chính vì vậy, việc áp dụng linh hoạt “Phép biện chứng giữa cái chung và cái riêng
và vận dụng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta” để có những nhận
thức và hành động đúng đắn để phát triển kinh tế.
Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn đi theo con đường kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước,
chúng ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ các luận điểm trên để trong tương lai, chúng ta
bảo tồn, phát triển những thành quả mà Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng. “Biện
chứng giữa cái chung và cái riêng” là hướng đi quý báu đối với mỗi quốc gia đi
theo nền kinh tế thị trường. Với những giá trị to lớn mà chủ nghĩa triết học Mác -
Lenin mang lại thì chắc chắn bài học đó sẽ luôn luôn tồn tại cùng với sự phát triển
của nhân loại.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác - Lenin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính
trị), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021
2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823673/mot-so-van-de-ly-
luan-va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-
nam.aspx.
3. Quan hệ nhà nước và thị trường trong nền kinh tế: một số vấn đề lý luận và thực tiễn:
https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/quan-he-nha-nuoc-va-thi-truong-trong-nen-kinh-te-mot-
so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-134576
4. Thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội - Từ cơ sở lý luận đến
thực tiễn Việt Nam: https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=ct.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/truongchinhchilibrary/
truongchinhtrisite/trangchu/tintucsukien/tinhoatdongcuatruong/mmnmnbbnmnm

14

You might also like