Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 73

MỤC LỤC

TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ................................................................................................. 1


PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN ................................................................................... 1
1.1. Thông tin/dữ liệu ........................................................................................... 1
1.2. Hệ thống lưu trữ và đơn vị đo lường thông tin.............................................. 1
1.3. Phần cứng máy tính ....................................................................................... 2
1.3.1. Bo mạch chính (Mainboard/Motherboard/Main). ......................................... 2
1.3.2. Bộ vi xử lý (CPU – Central Processing Units) .............................................. 3
1.3.2.1. Các kiến trúc CPU của Intel và thế hệ máy tính ........................................... 3
1.3.2.2. Các kiến trúc CPU của AMD và thế hệ máy tính ......................................... 4
1.3.3. Khối nhớ/bộ nhớ ............................................................................................ 4
1.3.3.1. Khối nhớ trong/bộ nhớ chính – Main/Primary memory ............................... 4
1.3.3.2. Khối nhớ ngoài/khối nhớ phụ – Secondary memory .................................... 6
1.3.4. Các cổng kết nối – Connection ports............................................................. 6
1.3.5. Các thiết bị nhập/xuất (Input/Output) ......................................................... 10
1.3.5.1. Các thiết bị nhập (Input) .............................................................................. 10
1.3.5.2. Các thiết bị xuất (Output) ............................................................................ 10
1.3.6. Phân loại máy tính ....................................................................................... 10
1.4. Phần mềm máy tính – Computer software .................................................. 11
1.5. Phần mềm hệ điều hành (Operating System – OS) ..................................... 11
1.5.1. Phân loại hệ điều hành................................................................................. 11
1.5.1.1. Theo loại máy tính ....................................................................................... 11
1.5.1.2. Theo người dùng và số chương trình được sử dụng cùng lúc ..................... 12
1.5.1.3. Theo người dùng truy xuất tài nguyên cùng lúc.......................................... 12
1.5.1.4. Theo hình thức xử lý ................................................................................... 12
1.5.2. Khởi động máy tính/hệ điều hành Windows 7 ............................................ 13
1.5.3. Một số khái niệm liên quan cần biết khi sử dụng máy tính ........................ 14
1.5.3.1. Tập tin (File) ................................................................................................ 14
1.5.3.2. Thư mục (Folder/Directory) ........................................................................ 14
1.5.3.3. Ổ đĩa (Drive)................................................................................................ 15
1.5.3.4. Ký tự đại diện/ thay thế ............................................................................... 16
1.5.4. Sử dụng thiết bị chuột (Mouse device) ....................................................... 16
1.5.5. Sử dụng bàn phím (Keyboard) .................................................................... 17
1.5.5.1. Nhóm phím chức năng ................................................................................ 17
1.5.5.2. Nhóm phím dữ liệu ...................................................................................... 17
1.5.5.3. Nhóm phím điều khiển ................................................................................ 18
1.5.6. Cách nhập chữ có dấu tiếng Việt trong Windows và các ứng dụng ........... 19
1.5.6.1. Chọn Font trong các ứng dụng .................................................................... 19
1.5.6.2. Thiết lập các thông số cho chương trình nhập tiếng Việt ........................... 20
1.5.6.3. Một số bảng mã và Font thông dụng ........................................................... 20
1.5.6.4. Cách nhập dấu tiếng Việt ............................................................................ 21
1.5.7. Các thay đổi trên Desktop ........................................................................... 21
1.5.7.1. Đưa các Icons của windows ra Desktop ...................................................... 21
1.5.7.2. Đưa các Icons thực thi chương trình ứng dụng ra Desktop......................... 21
1.5.7.3. Sắp xếp lại các icons trên Desktop .............................................................. 22
1.5.7.4. Làm ẩn các icons trên Desktop.................................................................... 22
1.5.7.5. Làm trong suốt chữ của các icons trên Desktop .......................................... 22
1.5.7.6. Thay đổi màu của hộp hội thoại .................................................................. 22
1.5.7.7. Thay đổi Font chữ cho giao diện trong Windows 7 .................................... 22
1.5.7.8. Thay đổi giao diện kiểu cũ cho Windows 7 ................................................ 23
1.5.7.9. Thay đổi Background .................................................................................. 23
1.5.8. Các thay đổi trên Taskbar ............................................................................ 23
1.5.9. Control Panel – Hệ thống điều khiển máy tính ........................................... 24
1.5.10. Tắt máy tính/thoát khỏi hệ điều hành Windows 7 ...................................... 26
1.5.11. Khởi động Windows Explore ...................................................................... 26
1.5.12. Giới thiệu Windows Explore ....................................................................... 26
1.5.13. Các thao tác trên Windows Explore ............................................................ 27
1.5.13.1. Tạo Folder ................................................................................................... 27
1.5.13.2. Mở tập tin .................................................................................................... 27
1.5.13.3. Hiển thị/ ẩn phần mở rộng của tập tin ......................................................... 27
1.5.13.4. Đánh dấu chọn các đối tượng ...................................................................... 28
1.5.13.5. Sao chép đối tượng ...................................................................................... 28
1.5.13.6. Di chuyển đối tượng .................................................................................... 29
1.5.13.7. Đổi tên đối tượng ......................................................................................... 29
1.5.13.8. Hiển thị/Ẩn Folder hoặc tập tin có thuộc tính ẩn ........................................ 29
1.5.13.9. Xem, thiết lập/bỏ thuộc tính cho đối tượng ................................................. 30
1.5.13.10. Nén và giải nén đối tượng ........................................................................... 30
1.5.13.11. Thay đổi cách hiển thị các icons trong Windows Explore .......................... 30
1.5.13.12. Sử dụng công cụ tìm kiếm ........................................................................... 31
1.5.14. Thoát Windows Explore .............................................................................. 32
1.6. Phần mềm điều vận các thiết bị phần cứng ................................................. 32
1.7. Phần mềm ứng dụng (Application) ............................................................. 33
1.8. Các loại phần mềm khác ............................................................................. 33
1.9. Khởi động các phần mềm ứng dụng............................................................ 33
1.10. Đóng/thoát khỏi các phần mềm ứng dụng................................................... 33
PHẦN 2: MICROSOFT OFFICE WORD 2010........................................................... 34
2.1. Giới thiệu ứng dụng Microsoft Word 2010 ............................................. 34
2.2. Một số khái niệm ....................................................................................... 34
2.3. Một số thao tác ........................................................................................... 35
2.3.1. Khởi động – thoát khỏi ứng dụng ............................................................ 35
2.3.1.1. Khởi động .................................................................................................... 35
2.3.1.2. Thoát ........................................................................................................... 35
2.3.2. Thêm/bỏ bớt các nút lệnh trên Customize Quick Access Toolbar ....... 36
2.3.3. Mở/tắt chế độ kiểm tra lỗi chính tả tiếng Anh ........................................ 36
2.3.4. Chỉ định đường dẫn và thời gian lưu File mặc định .............................. 36
2.3.5. Khắc phục lỗi tự tạo khoảng trắng khi nhập tiếng Việt ........................ 36
2.3.6. Hiển thị/ẩn khung giới hạn lề mặc định của trang văn bản .................. 36
2.3.7. Đổi đơn vị đo cho thước ............................................................................ 36
2.3.8. Hiển thị/ẩn các thanh trượt ...................................................................... 36
2.3.9. Hiển thị/ẩn cây thước ................................................................................ 36
2.3.10. Hiển thị/ẩn các ký tự điều khiển trong văn bản ..................................... 36
2.3.11. Định dạng trang văn bản .......................................................................... 36
2.3.12. Mở File mới ................................................................................................ 37
2.3.13. Lưu File lần đầu tiên (quan trọng) .......................................................... 37
2.3.14. Cập nhật nội dung File/lưu lần thứ 2 trở đi (quan trọng) ..................... 37
2.3.15. Lưu và đồng thời đổi tên File mới............................................................ 37
2.3.16. Mở File đã lưu ............................................................................................ 37
2.3.17. Chuyển đổi qua lại giữa các file Word đang mở .................................... 37
2.3.18. Đóng File hiện hành .................................................................................. 38
2.4. Định dạng văn bản .................................................................................... 38
2.4.1. Định dạng Font .......................................................................................... 38
2.4.2. Change case ................................................................................................ 38
2.4.3. Symbol – ký tự đặc biệt ............................................................................. 38
2.4.4. Drop cap ..................................................................................................... 38
2.4.5. Định dạng paragraph ................................................................................ 38
2.4.6. Borders and Shading cho Paragraph ...................................................... 38
2.4.7. Định dạng văn bản liệt .............................................................................. 39
2.4.7.1. Liệt kê dạng ký hiệu ................................................................................... 39
2.4.7.2. Liệt kê dạng ký số ....................................................................................... 39
2.4.7.3. Một cấp ........................................................................................................ 39
2.4.7.4. Nhiều cấp .................................................................................................... 39
2.4.8. Chia cột báo................................................................................................ 39
2.4.9. Đưa hình vào văn bản ............................................................................... 39
2.4.9.1. Dạng hình ảnh có trong bộ Office ............................................................. 39
2.4.9.2. Dạng File .................................................................................................... 39
2.4.10. Đưa WordArt vào văn bản ....................................................................... 40
2.4.11. Đưa Shapes vào văn bản ........................................................................... 40
2.4.12. Hiệu chỉnh các đối tượng đồ họa .............................................................. 40
2.4.12.1. Thuộc tính ................................................................................................... 40
2.4.12.2. Vị trí – Position trong Paragraph .............................................................. 40
2.4.12.3. Thay đổi kích thước .................................................................................... 40
2.4.12.4. Di chuyển .................................................................................................... 40
2.4.12.5. Sao chép ...................................................................................................... 40
2.4.12.6. Sắp xếp thứ tự ............................................................................................. 40
2.4.12.7. Lật hoặc xoay .............................................................................................. 40
2.4.12.8. Tạo khung và nền ....................................................................................... 40
2.4.12.9. Tạo các hiệu ứng 2D hoặc 3D ................................................................... 41
2.4.12.10. Các hiệu chỉnh dành riêng cho WordArt .................................................. 41
2.4.12.11. Gộp hoặc tách nhóm các đối tượng đồ họa............................................... 41
2.4.13. Định dạng lại điểm dừng cho phím Tab .................................................. 41
2.4.14. Bảng biểu – Table ...................................................................................... 42
2.4.14.1. Tạo mới bảng biểu ...................................................................................... 42
2.4.14.2. Đánh dấu chọn ........................................................................................... 42
2.4.14.3. Thêm cột hoặc dòng ................................................................................... 42
2.4.14.4. Xóa cột hoặc dòng ...................................................................................... 43
2.4.14.5. Định dạng bảng biểu .................................................................................. 43
2.4.14.5.1. Kẻ khung và tạo nền .................................................................................... 43
2.4.14.5.2. Trộn ô – Merge Cells (xóa nét kẻ bên trong bảng biểu - Inside) ................ 43
2.4.14.5.3. Xoá nét kẻ bên ngoài – Outside bảng biểu .................................................. 43
2.4.14.5.4. Tách ô – Split Cells ..................................................................................... 43
2.4.14.5.5. Định vị dữ liệu trong ô ................................................................................ 43
2.4.14.5.6. Định hướng dữ liệu trong ô ......................................................................... 44
2.4.14.5.7. Chuyển dữ liệu thô vào bảng biểu ............................................................... 44
PHẦN 3: MICROSOFT OFFICE EXCEL 2010 .......................................................... 44
3.1. Tổng quan................................................................................................... 44
3.2. Khởi động ứng dụng MS Excel 2010 ....................................................... 44
3.3. Giao diện Microsoft Excel 2010 ............................................................... 45
3.3.1. Các thành phần của Microsoft Excel 2010 ............................................... 45
3.3.2. Các thành phần của tập tin (Book, Workbook, File)................................ 46
3.3.3. Phân loại địa chỉ ô ...................................................................................... 47
3.4. Thoát ứng dụng Microsoft Excel 2010 .................................................... 47
3.5. Các kiểu dữ liệu ......................................................................................... 48
3.5.1. Dữ liệu kiểu chuỗi – Text .......................................................................... 48
3.5.2. Dữ liệu kiểu số – Numbering .................................................................... 48
3.5.3. Dữ liệu kiểu công thức – Formula ........................................................... 49
3.5.3.1. Các phép tính số học .................................................................................. 49
3.5.3.2. Các phép tính so sánh 2 ngôi ..................................................................... 50
3.5.3.3. Phép tính ghép dữ liệu: & .......................................................................... 50
3.6. Các thao tác trên workbook ..................................................................... 50
3.6.1. Tạo Workbook mới ................................................................................... 50
3.6.2. Lưu Workbook .......................................................................................... 50
3.6.3. Nhập và định dạng dữ liệu số hợp lệ ....................................................... 51
3.6.3.1. Số nguyên không có đơn vị đo lường, có dấu cách ngàn ......................... 51
3.6.3.2. Số nguyên có đơn vị đo lường, không có dấu cách ngàn ......................... 51
3.6.3.3. Số nguyên có đơn vị đo lường, có dấu cách ngàn .................................... 52
3.6.3.4. Số thực không có đơn vị đo lường ............................................................. 52
3.6.3.5. Số thực có đơn vị đo lường ........................................................................ 52
3.6.3.6. Nhập số có ký hiệu phần trăm ................................................................... 52
3.6.3.7. Nhập phân số .............................................................................................. 53
3.6.3.8. Nhập Date, có các dạng Date thường sử dụng như ................................. 53
3.6.4. Quét khối dữ liệu trong ô .......................................................................... 54
3.6.5. Sao chép dữ liệu ......................................................................................... 54
3.6.6. Sao chép (điền) số và công thức tự động ................................................. 55
3.6.7. Di chuyển dữ liệu ....................................................................................... 55
3.6.8. Chỉnh sửa dữ liệu....................................................................................... 55
3.6.9. Thay đổi độ rộng cột, chiều cao dòng ...................................................... 55
3.6.10. Thêm, xóa cột hoặc dòng .......................................................................... 55
3.6.11. Đặt, xóa tên vùng ....................................................................................... 56
3.6.12. Di chuyển, thêm, đổi, xóa tên Sheet ......................................................... 56
3.6.13. Mở Workbook đã lưu ................................................................................ 56
3.6.14. Đóng Workbook ........................................................................................ 56
3.7. Định dạng sheet ......................................................................................... 56
3.7.1. Định vị dữ liệu trong ô .............................................................................. 56
3.7.2. Định dạn Font ............................................................................................ 56
3.7.3. Định dạng khung ....................................................................................... 56
3.7.4. Định dạng nền ............................................................................................ 56
3.8. Các hàm thông dụng trong Excel ............................................................. 56
3.8.1. Nhóm hàm xử lý chuỗi .............................................................................. 56
3.8.2. Nhóm hàm ngày&thời gian (Date&Time) .............................................. 57
3.8.3. Nhóm hàm thông kê .................................................................................. 57
3.8.4. Nhóm hàm toán học .................................................................................. 58
3.8.5. Nhóm hàm luận lý ..................................................................................... 59
3.8.6. Nhóm hàm dò tìm ...................................................................................... 59
3.9. Sử dụng công cụ miscellaneous ................................................................ 61
3.9.1. Một số khái niệm liên quan ...................................................................... 61
3.9.2. Kiểm tra chính tả ....................................................................................... 62
3.9.3. Sắp xếp dữ liệu ........................................................................................... 62
3.9.3.1. Một cột......................................................................................................... 62
3.9.3.2. Nhiều cột ..................................................................................................... 63
3.9.4. Rút trích dữ liệu......................................................................................... 63
3.9.4.1. Với điều kiện đơn giản ............................................................................... 63
3.9.4.2. Với điều kiện phức tạp ............................................................................... 64
3.9.5. Làm việc với biểu đồ ................................................................................. 65
3.9.6. In bảng tính ................................................................................................ 65
TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Nội dung môn học
- Kiến thức cơ bản (sinh viên tự nghiên cứu).
- Tổng quan về Internet (sinh viên tự nghiên cứu).
- Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Word 2010.
- Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2010.
- Hướng dẫn sử dụng Ms Office Powerpoint 2010 (sinh viên tự nghiên cứu).
2. Thời lượng: 60 tiết (5 tiết/buổi) khoảng 12 buổi.
3. Phân bổ thời gian
- Lý thuyết và thực hành học tại phòng máy: 60 tiết. Sinh viên tự học và nghiên cứu
những nội dung của chương trình do giảng viên yêu cầu trong quá trình học.
- Kiểm tra thực hành trên máy (không sử dụng tài liệu) gồm 2 bài giữa kỳ (30%), thời
gian làm bài 45 phút (chỉ làm phần Microsoft Excel 2010) + cuối kỳ (70%) có tổng
điểm từ 5 trở lên là đạt. Thời gian làm bài 60 phút gồm có 2 phần: Microsoft Word
2010 (cho sẵn văn bản thô) và Microsoft Excel 2010 (sinh viên tự nhập, định dạng và
lập công thức).
5. Tài liệu phục vụ môn học
5.1. Tài liệu/Giáo chính
- Nguyễn Đăng Tỵ, Hồ Thị Phương Nga (2015), Giáo trình Tin học đại cương, NXB
Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
- Bài giảng điện tử - Tin học cơ bản.
5.2. Tài liệu tham khảo bổ sung
- Tài liệu có liên quan dạng Ebook có thể tra cứu trên mạng Internet.
5.3. Bài tập thực hành
Sinh viên tự photocopy theo yêu cầu của giảng viên.
6. Mục tiêu môn học
- Sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản tin học, máy tính, Ineternet và Ms Powerpoint
2010.
- Sinh viên sử dụng thành thạo Ms Word 2010 và Ms Excel 2010.
7. Yêu cầu đối với sinh viên
- Có thời tham dự lớp từ 80% trở lên.
- Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo và hoàn tất đầy đủ các bài tập đã cho.
1

PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN


Máy tính hoạt động được là nhờ sự kết hợp bởi hệ thống các thiết bị phần cứng
và phần mềm. Chúng giúp người dùng nhập, xử lý, lưu trữ, xuất các thông tin một
cách nhanh chóng và chính xác.

1.1. Thông tin/dữ liệu


Thông tin/dữ liệu là những dữ kiện mà người dùng có thể nhập vào máy tính để
xử lý, lưu trữ và xuất thông qua hệ thống phần mềm đã được cài đặt trên máy tính. Các
loại dữ liệu được đưa vào máy tính có thể là văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh
(picture, clip art, video), …

1.2. Hệ thống lưu trữ và đơn vị đo lường thông tin


- Hệ thống lưu trữ trên máy tính (còn gọi là bộ nhớ máy tính) là khái niệm chỉ
các thiết bị dùng làm phương tiện để lưu trữ dữ liệu số.
- Ngày nay, khi hệ thống thông tin bùng nổ rất nhanh thì việc lưu trữ dữ liệu
đóng vai trò rất quan trọng. Lưu trữ trên máy tính điện tử là mô hình cơ bản được ứng
dụng từ những năm 1940. Việc lưu trữ thông tin trên máy lượng hóa bằng đơn vị đo
lương thông tin.
- Đơn vị đo lường thông tin nhỏ nhất trên máy tính là "bit". Đây là thuật ngữ để
chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính.
- Thông tin có thể được lưu trữ vào bộ nhớ máy tính ở một trong hai trạng thái đó
là 1 hoặc 0 (chúng ta có thể hiểu rằng đây là trạng thái mở hoặc tắt của bóng bán dẫn
bên trong máy tính). Một dãy 8 bit được gọi là 1 byte (viết tắt B) dùng để chỉ đây là
đơn vị lưu trữ dữ liệu cơ bản trong máy tính. Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị
bội của byte như sau:

Tên Ký hiệu Giá trị


Byte B 1B = 8 bit
Kilobyte KB 210 = 1.024 B = 103 B
Megabyte MB 220 = 1.048.576 B = 106B = 1.024 KB
Gigabyte GB 230 = 1.073.741.824 B = 109B = 1.024 MB
Terabyte TB 240 = 1.099.511.627.776 B = 1012B = 1.024 GB
Petabyte PB 250 = 1.125.899.906.842.624 B = 1015B =1.024 TB
Exabyte EB 260 = 1.152.921.504.606.846.976 B = 1018B = 1.024 PB
2

Zettabyte ZB 270 = 1.180.591.620.717.411.303.424 B = 1021B = 1.024 EB


Yottabyte YB 280 = 1.208.925.819.614.629.174.706.176 B = 1024B = 1.024 ZB
1.3. Phần cứng máy tính
Máy tính được kết nối bởi hệ thống các thiết bị điện và điện tử được gọi là phần
cứng máy tính. Thông qua phần cứng chúng ta có thể cài hệ điều hành và các phần
mềm ứng dụng khác nhau để phục cho thường nhật một cách nhanh chóng và hiệu quả
hơn. Có các loại phần cứng máy tính như:

1.3.1. Bo mạch chính (Mainboard/Motherboard/Main).


Bo mạch chính là mạch điện tử lớn nhất trong máy tính có các chức năng chính:
- Điều khiển đường đi và tốc độ của luồng dữ liệu giữa các thiết bị.
- Kết nối với tất cả các linh kiện và thiết bị nội, ngoại vi để tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh thống nhất.
- Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn cứng hoặc rời trên nó.
3

1.3.2. Bộ vi xử lý (CPU – Central Processing Units)

- CPU có thể được xem như là não bộ, một trong những phần tử cốt lõi của máy
tính. Nhiệm vụ chính của nó là xử lý các dữ liệu trên máy tính được lấy từ bộ nhớ
RAM.

- Có nhiều kiến trúc CPU khác nhau, kiến trúc đơn giản nhất là một con chip có
cấu tạo vài chục chân. Với kiến trúc phức tạp hơn được ráp sẵn trong các vi mạch có
hàng trăm con chip khác nhau.

- CPU là một mạch vi xử lý dữ liệu theo chương trình đã được thiết lập trước. Nó
được tích hợp phức tạp gồm hàng tỷ transitor trên một bảng vi mạch. Có 2 nhà sản
xuất CPU lớn nhất là Intel và AMD, tốc độ của CPU phụ thuộc vào 3 yếu tố:
+ Một là, đơn vị đo lường CPU được tính bằng Ghz;
+ Hai là, đơn vị xử lý tính là Bus;
+ Ba là, loại kiến trúc CPU 2 nhân (Dual Core); 4 nhân (Quad Core); 6 nhân
(Hexa Core); 8 nhân (Octo Core) hay 10 nhân (Deca Core).

Hình 1.1 Quy trình xử lý của CPU

1.3.2.1. Các kiến trúc CPU của Intel và thế hệ máy tính
- Kiến trúc CPU 4 bit: 286, 386.
- Kiến trúc CPU 8 bit và 16 bit: 486sx, 486dx, 586sx, 586dx, 686.
- Kiến trúc CPU 32 bit: Pentium, PII, PIII, PIV, Celeron, P4 Extreme Edition.
- Kiến trúc CPU 64 bit: P4 Prescott, Pentium D, Pentium Extreme Edition; kiến
trúc Core (Intel Core 2 Duo, Core 2 Quad, Core 2 Extreme); kiến trúc core i3, i5, i7
qua các thế hệ (Nehalem–thế hệ đầu, Sandy Bridge–thế hệ thứ 2, Intel Ivy Bridge–thế
hệ thứ 3, Haswel–thế hệ 4, Broadwell–thế hệ thứ 5).
+ K: có thể ép xung khi hoạt động.
+ S: có thể tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
+ T: có thể tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.
+ U, M: dành cho dòng laptop.
4

Hình 1.2 Kiến trúc máy tính


1.3.2.2. Các kiến trúc CPU của AMD và thế hệ máy tính
- Kiến trúc CPU 32 bit: Sempron, Athlon.
- Kiến trúc CPU 32 bit và 64bit: Athlon 64 X2 Dual–Core, Opteron.
- Kiến trúc CPU 32 bit và 64 bit: Phenom, AMD Phenom II, 3 nhân.

1.3.3. Khối nhớ/bộ nhớ


- Trong ngôn ngữ hiện đại, bộ nhớ thường được hiểu là một dạng lưu trữ sử dụng
chất bán dẫn cho phép chúng ta truy cập với tốc độ cao như Cache , ROM và RAM.
- Ngoài ra, việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính còn thông qua các phương tiện từ
tính với dung lượng lớn như đĩa cứng, băng từ; các phương tiện quang học như CD,
DVD, BlueRay hay dạng thể rắn (SSD–Solid State Drive).
- Bộ nhớ còn được gọi là thiết bị lưu trữ, có 2 loại thiết bị lưu trữ là: lưu trữ sơ
cấp (bộ nhớ trong/bộ nhớ chính) và là lưu trữ thứ cấp (bộ nhớ phụ/bộ nhớ ngoài).

1.3.3.1. Khối nhớ trong/bộ nhớ chính – Main/Primary memory


- Tốc độ xử lý thông tin trong bộ nhớ nhanh hay chậm tùy thuộc vào môi trường
truyền thông tin gọi là Bus đo bằng MHz, và lưu lượng thông tin được truyền tải trên
một đơn vị thời gian băng thông gọi là Bandwidth được đo bằng MB/s, có 3 loại bộ
nhớ trong là Cache , ROM và RAM.
- Bộ nhớ đệm (Cache memory)
+ Cache có tốc độ xử lý cao, được tích hợp bên trong CPU nhằm thực hiện việc
tăng tốc độ truy xuất dữ liệu và các chỉ lệnh được lưu tạm thời trên RAM một cách
nhanh nhất.
+ Một số Cache cũ có thể nằm ngoài CPU như các Cache trên đế cắm kiểu slot 1,
hoặc Cache dạng thanh, có thể tháo rời giống như các thanh RAM ngày nay.
5

+ Có các loại Cache máy tính là L1, L2, và L3. Cache L3 chỉ được tích trên các
CPU với tốc độ truy xuất gần bằng với tốc độ truyền dữ liệu bên trong CPU.
- ROM (Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc) là nơi lưu trữ chương trình máy
tính, khi nguồn điện cung cấp cho ROM bị ngắt thì dữ liệu sẽ không bị mất đi. Ngày
nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ FlashROM (nghĩa là bộ nhớ ROM
không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại thông tin). Nhờ có công nghệ này mà BIOS
được cải tiến thành FlashBIOS, có các loại ROM như sau:

• PROM (Programmable Read Only Memory): cấu tạo của nó là các cầu chì có
thể làm đứt bằng mạch điện. Bằng thiết bị chuyên dụng, dữ liệu ghi trên PROM là các
chương trình do lập trình viên thiết kế theo cơ chế WORM (Write Once Read Many).

• EPROM (Erasable Programmable Read Only Memory): Được chế tạo theo
nguyên tắc phân cực tĩnh điện, có thể bị xóa bằng tia cực tím và ghi lại bằng thiết bị
ghi EPROM.

• EAROM (Electrically Alterable Read Only Memory): một lần có thể thay đổi
từng bit. Tuy nhiên, quá trình ghi dữ liệu khá chậm và sử dụng điện thế không chuẩn
nên việc ghi lại chương trình lên EAROM không được thực hiện thường xuyên.

• EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory): Được


tạo bằng công nghệ bán dẫn, dữ liệu của nó có thể ghi hoặc xóa bằng điện.
- RAM (Random Access Memory – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) có tốc độ truy
xuất nhanh. Dữ liệu lưu trên RAM có tính tạm thời nên nó sẽ mất khi nguồn điện bị
ngắt, có các loại RAM như sau:
1. SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
+ PC-66: 66 MHz bus.
+ PC-100: 100 MHz bus.
+ PC-133: 133 MHz bus.
2. DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
+ DDR-200 (PC-1600) 100 MHz bus với 1600 MB/s.
+ DDR-266 (PC-2100) 133 MHz bus với 2100 MB/s.
+ DDR-333 (PC-2700) 166 MHz bus với 2667 MB/s.
+ DDR-400 (PC-3200) 200 MHz bus với 3200 MB/s.
6

3. DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
+ DDR2-400 (PC2-3200) 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s.
+ DDR2-533 (PC2-4200) 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s.
+ DDR2-667 (PC2-5300) 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s.
+ DDR2-800 (PC2-6400) 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s.
4. DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
+ DDR3-1066 (PC3-8500) 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s.
+ DDR3-1333 (PC3-10600) 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s.
+ DDR3-1600 (PC3-12800) 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s.
+ DDR3-2133 (PC3-17000) 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s.
SD là viết tắt của Synchronous Dynamic.

1.3.3.2. Khối nhớ ngoài/khối nhớ phụ – Secondary memory


- Đĩa cứng – Hard Disk (IDE, SATA, SSD – Solid State Drive, SCSI, SAS)
+ HDD sử dụng đĩa từ để lưu dữ liệu, có một đầu đọc chạy trên mặt đĩa tròn xoay
quanh trục để truy xuất dữ liệu.
+ Thế hệ ổ cứng mới hiện nay là SSD khác biệt hoàn toàn về thiết kế lẫn cơ chế
hoạt động so với ổ cứng HDD. Do ở trạng thái rắn (bộ nhớ flash) nên ổ cứng SSD hoạt
động rất êm, chống sốc cực tốt và hầu như ổn định, những ưu điểm này đều không có
trên HDD.
+ TAPE
+ FDD – Floppy disk
+ CD – Compact Disk
+ DVD– Digigtal Video Disk
+ USB – Universal Serial Bus

1.3.4. Các cổng kết nối – Connection ports


- Cổng nối tiếp – Serial port: là cổng thông dụng trong các máy tính truyền thống
dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính như: bàn phím, chuột, modem, máy
quét,... Cổng nối tiếp còn có tên gọi khác như cổng COM, Communication.
7

- Cổng song song – Parallel Port: là một


cổng thường được dùng để kết nối máy in vào máy
tính trong thời gian trước đây. Tuy nhiên chúng
còn được sử dụng kết nối đến nhiều thiết bị khác
với một tốc độ cao hơn so với cổng nối tiếp.
- USB – Universal Serial Bus: là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy
tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được
thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị theo chuẩn “cắm là chạy” với tính năng
cắm nóng thiết bị (nối và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống),USB
có những đặc trưng sau đây:
+ Cho phép mở rộng 127 thiết bị kết nối cùng lúc vào một máy tính thông qua
một cổng USB duy nhất (bao gồm các hub USB).
+ Những sợi cáp USB riêng lẻ có thể dài tới 5 mét, với những hub có thể
Drag&drop dài tới 30 mét (6 sợi cáp nối tiếp nhau thông qua các hub) tính từ đầu cắm
trên máy tính.
+ Với USB 2.0 chuẩn tốc độ cao, đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps
(60 MB/giây). Bạn có thể cắm thiết bị USB 2.0 trên các khe USB 1.0 cũ hơn. Tuy
nhiên tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa sau đó bị giảm xuống 12 Mbps (1.5 MB/giây)
hoặc thấp hơn. USB 3.0 tiêu chuẩn mới sẽ cho phép tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là
5Gbps/giây (625 MB/giây).
+ Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai
sợi dây xoắn để mang dữ liệu.
+ Trên sợi nguồn, máy tính có thể cấp nguồn lên tới 500mA ở điện áp 5V một
chiều (DC).
+ Những thiết bị tiêu thụ công suất thấp (vd: chuột, bàn phím, loa máy tính công
suất thấp,...) được cung cấp điện năng cho hoạt động trực tiếp từ các cổng USB mà
không cần có sự cung cấp nguồn riêng (thậm chí các thiết bị giải trí số như Smart
Phone, Pocket PC ngày nay sử dụng các cổng USB để sạc pin). Với các thiết bị cần sử
dụng nguồn công suất lớn (như máy in, máy quét,...) không sử dụng nguồn điện từ
đường truyền USB như nguồn chính của chúng, lúc này đường truyền nguồn chỉ có tác
8

dụng như một sự so sánh mức điện thế của tín hiệu. Hub có nguồn điện riêng để cấp
thêm cho các thiết bị sử dụng giao tiếp USB cắm vào nó bởi mỗi cổng USB chỉ cung
cấp một công suất nhất định.
+ Nhiều thiết bị USB có thể được chuyển về trạng thái tạm ngừng hoạt động khi
máy tính chuyển sang chế độ tiết kiệm điện.
- Cổng mạng RJ45: để kết nối các máy
tính với nhau hay với các thiết bị mạng như
Hub, Switch, Router, Prjector, photocopier, …
cần phải sử dụng một loại dây cáp đặc biệt cho
phép đạt tốc độ kết nối cao.
- Không dây – Wireless hay mạng 802.11(b,a,g,n,ac): là hệ thống mạng không
dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio.
- VGA – Video Graphics Array: là một chuẩn
hiển thị máy tính do IBM giới thiệu năm 1987 cùng
với máy tính PS/2 do họ sản xuất. Nó có thể hiểu là
thiết bị xuất đồ họa dưới dạng Video thành từng dãy ra
màn hình và có thể hiển thị 256 màu biến đổi liên tục
cùng một lúc, với độ phân giải 640x480. Chuẩn VGA tương thích với tất cả các chuẩn
hiển thị trước đó, như CGA, MDA và EGA.
+ Chuẩn VGA cao hơn EGA không những chỉ vì độ phân giải cao, mà còn vì
công nghệ VGA cho phép giữ vững tỉ lệ co giãn của các hình ảnh đồ họa trên màn
hình. Chuẩn VGA cũng dùng công nghệ tín hiệu đầu vào dạng tương tự để tạo ra số
lượng không hạn chế các màu sắc biến đổi theo một dãy liên tục, trong khi đó EGA
dùng công nghệ màn hình số nên bị giới hạn về số lượng các mức cường độ màu.
+ Chuẩn VGA của IBM được các hãng sản xuất thiết bị nâng lên cao hơn khi đưa
ra các bộ điều hợp VGA (card màn hình) có khả năng hiển thị thêm các chế độ đồ họa
bổ sung. Đó là chế độ Super VGA có độ phân giải 800x600, với các bộ điều hợp cao
cấp hơn cho phép hiển thị độ phân giải 1024x768 hoặc cao hơn, ở mức độ tối thiểu
256 màu (8 bit).
9

- DVI – Digital Visual Interface: có 24 pins và hỗ trợ cả analog lẫn digital. Cáp
DVI có thể truyền tải video HD với độ phân giải 1920x1200, trường hợp kết nối dual-
link cáp DVI hỗ trợ truyền tải video với độ phân giải 2560x1600. Tuy nhiên vấn đề
lớn nhất với DVI là mặc định chuẩn này không hỗ trợ mã
hóa HDCP, vì vậy có thể chúng ta không xem các đĩa blue-
ray có bản quyền DRM. Bên cạnh đó chuẩn DVI chỉ truyền
tải hình ảnh vì vậy để truyền tải âm thanh từ máy tính ra TV,
LCD chúng ta cần cáp riêng. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng dây DVI để nối vào
cổng HDMI hay VGA bằng cách sử dụng đầu chuyển từ DVI sang các chuẩn tương
ứng.
- HDMI – High Definition Multimedia Interface: là giao diện hiển thị đa truyền
thông độ phân giải cao, được phát triển bởi liên doanh Hitachi, Matsushita, Phillips,
Silicon Image, Sony, Thomson, RCA và Toshiba. HDMI hoàn toàn tương thích với
máy vi tính, màn hình hiển thị và những thiết bị điện tử gia đình theo chuẩn giao tiếp
hình ảnh kỹ thuật số. Cả hai chuẩn HDMI và DVI đều là
phát minh của công ty Silicon Image dựa trên công nghệ
TMDS®, là công nghệ kết nối tuần tự tốc độ cao, mạnh
mẽ của công ty Silicon Image. HDMI hỗ trợ tất cả các
chuẩn hình ảnh tiêu chuẩn, tăng cường, độ nét cao, cũng như tín hiệu âm thanh đa
kênh trên một dây cáp duy nhất. Nó truyền tải tín hiệu TV độ nét cao ATSC và hỗ trợ
âm thanh KTS 8 kênh, với băng thông là 5 Gbps. HDMI có khả năng đáp ứng những
đòi hỏi mở rộng băng thông trong tương lai. Vì HDMI được thiết kế cho những ứng
dụng trong các thiết bị gia đình, nên nó có khả năng hỗ trợ tốt cho nhu cầu của khách
hàng dân dụng và khối doanh nghiệp.
- Display Port: là giao diện hiển thị hình ảnh kỹ thuật số
được phát triển bởi Video Electronics Standards Association
(VESA). Là một chuẩn kết nối mới xuất hiện và bắt đầu được sử dụng trong các thiết
bị mới đặc biệt là máy tính xách tay. Display Port được cho là chuẩn thay thế DVI và
VGA trên máy tính, tuy nhiên nó lại không được hỗ trợ nhiều như DVI hay HDMI.
Hiện nay những máy mới Mac và nhiều dòng máy Dell, HP, Lenovo đều đã hỗ trợ
chuẩn này. Giống như HDMI, Display Port truyền tải cả âm thanh và hình ảnh. Nó hỗ
10

trợ truyền tải hình ảnh có độ phân giải lên tới 1920x1080 và 8 kênh âm thanh. Bên
cạnh đó chuẩn này còn hỗ trợ HDCP. Nhờ vậy chúng ta hoàn toàn có thể xem các nội
dung HD được bảo vệ trên Bluray. Tuy nhiên, nhược điểm của chuẩn này là vẫn còn
có ít màn hình TV hỗ trợ, vì vậy chúng ta thường phải sử dụng đầu chuyển Display
Port sang VGA hay Display Port sang HDMI khi kết nối ra màn hình TV.

1.3.5. Các thiết bị nhập/xuất (Input/Output)


Thiết bị nhập/xuất cho phép máy tính nhận thông tin từ bên ngoài thông qua thiết
bị nhập, sau khi được xử lý bởi các thiết bị phần cứng và hệ điều hành sẽ được gửi kết
quả đến thiết bị xuất.

1.3.5.1. Các thiết bị nhập (Input)


- Chức năng của thiết bị nhập là mã hóa (chuyển đổi) thông tin từ nhiều định
dạng khác nhau sang dạng dữ liệu (dạng nhị phân) mà máy tính có thể xử lý.
- Có các loại thiết bị nhập như: Bàn phím (Keyboard), thiết bị chuột (Mouse),
chuột bóng (Trackball), phiếm Click (Touch Pad), cần điền khiển (Joystick), màn hình
cảm ứng (Touch Screen), bàn vẽ (Graphic Table), thiết bị đọc đánh dấu quang học
(Optical Mark Readder), thiết bị đọc mã vạch (Barcode Reader), thiết bị đọc chữ in từ
tính (Magnetic Ink Character Reader), cây đũa thần (Wand Reader), cây viết máy tính
(Pen Based Computer), Webcam, Microphone, máy quét ảnh (Scanner).

1.3.5.2. Các thiết bị xuất (Output)


Các thiết bị xuất thực hiện công việc giải mã dữ liệu thành thông tin mà người
dùng có thể hiểu được, các thiết bị nhập gồm: màn hình (Monitor), máy chiếu
(Pojector), máy in (Printer), tai nghe (Headphone), loa (Speaker).

1.3.6. Phân loại máy tính


- Máy tính cá nhân – Personal Computer.
- Máy tính xách tay – Laptop/Notebook.
- Máy tính bảng – Tablet.
- Máy chủ – Server.
- Máy tính cầm tay – Pocket PC.
- Thiết bị kỹ thuật số trợ giúp cá nhân – Personal Digigtal Assistant.
- Điện thoại di động – Cellular Phones.
11

- Các thiết bị điện toán khác – Other Electronic Computing Devices.

1.4. Phần mềm máy tính – Computer software


- Phần mềm máy tính là tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được
viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo môt thứ tự xác định để tự động hóa
việc thực hiện một số tác vụ, chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
- Phần mềm có thể thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi những chỉ thị
trực tiếp đến phần cứng máy tính hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các
chương trình hay phần mềm khác.
- Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần
mềm không thể sờ hay đụng vào", và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi
được. Có các loại phần mềm như phần mềm hệ điều hành, phần mềm điều vận/khiển
thiết bị và các phần mềm ứng dụng.

1.5. Phần mềm hệ điều hành (Operating System – OS)


- Phần mềm hệ điều hành (gọi tắt là hệ điều hành hay phần mềm hệ thống) là
phần mềm dùng để quản lý các tài nguyên trên máy tính (bao gồm các thiết bị phần
cứng và các phần mềm ứng dụng).
- Có các loại hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, Windows, Windows Phone,
Unix, Android, Fedora, Linux, Mac OS và Mac OS X, OS/2, iOS, Palm OS, Solaris,
Symbian OS, Ubuntu, UNIX,…
- Hệ điều hành còn đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người dùng
và máy tính, nó cung cấp môi trường làm việc tiện dụng cho phép người dùng phát
triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng với
độ chính xác cao.

1.5.1. Phân loại hệ điều hành

1.5.1.1. Theo loại máy tính


- Hệ điều hành dành cho máy MainFrame.
- Hệ điều hành dành cho máy Server.
- Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU.
- Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC).
- Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt.
12

- Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard).


- Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng). Một
PDA cơ bản thường có đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, sổ ghi
nhớ, và máy tính bỏ túi.
- Hệ điều hành cho điện thoại di động (Cellular Phones).

1.5.1.2. Theo người dùng và số chương trình được sử dụng cùng lúc
- Có các loại hệ điều hành như hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng; hệ điều
hành đa nhiệm một người dùng; hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

- Giải thích các từ:


+ Đơn nhiệm: tức là mỗi lần chỉ thực hiện được một chương trình hay nói cách
khác các chương trình phải được thực hiện lần lượt, vd: HĐH MS-DOS.
+ Đa nhiệm: tức là có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình, Vd: HĐH
Windows.
+ Một người dùng: chỉ cho phép một người đăng nhập vào hệ thống khi làm việc,
vd: HĐH Windows 95 trở về trước.
+ Nhiều người dùng: cho phép nhiều người dùng đồng thời đăng nhập vào hệ
thống. Việc này được quản lý thông qua tài khoản người dùng và mật khẩu tương ứng,
vd: các phiên bản mới HĐH Windows như Win 98, 2000, NT, XP, 2003, 2008, 2012,
7, 8, 10, ....

1.5.1.3. Theo người dùng truy xuất tài nguyên cùng lúc
- Một người dùng: các máy tính có kết nối mạng.
- Nhiều người dùng: các máy tính kết nối mạng ngang hàng, mạng có máy chủ
(LAN, WAN,...).

1.5.1.4. Theo hình thức xử lý


- Hệ thống xử lý theo lô, được xử lý theo thứ tự và tự động.
- Hệ thống xử lý theo lô đa chương, tạm dừng một công việc để thực hiện một
công việc khác nếu có yêu cầu.
- Hệ thống chia sẻ thời gian, cho kết quả chính xác trong khoảng thời gian nhanh
nhất.
- Hệ thống song song.
13

- Hệ thống phân tán.


- Hệ thống xử lý thời gian thực, các công việc được hoàn tất đúng thời gian quy
định.

1.5.2. Khởi động máy tính/hệ điều hành Windows 7


- Khi khởi động máy tính xong sẽ xuất hiện màn hình như mô tả như hình 1.1

Hình 1.1 Giao diện Windows 7 sau khi cài đặt và khởi động lần đầu.
Giao diện Windows 7 có các thành phần sau:
- Desktop sẽ có các biểu tượng (Icons) như: Computer (quản lý ổ đĩa, folder,
File,..); Network (xem các máy tính thành viên được kết nối vào hệ thống mạng); IE
(trình duyệt Web được tích hợp sẵn trong Windows); Recycle Bin (lưu trữ các File và
Folder bị xóa tạm thời có thể phục hồi) và các Shortcut (là những biểu tượng có mũi
tên màu đen nằm ở góc dưới bên trái) được tạo ra trong quá trình cài đặt các ứng dụng
hay do người dùng tạo ra để thực hiện nhanh việc mở chúng thành cửa sổ, có 3 loại là
Shortcut ổ đĩa, Shortcut Folder và Shortcut File.
- Taskbar có làm 3 phần:
+ Phần thứ 1: có nhóm lệnh Start chứa những cài đặt có liên quan đến hệ thống,
hệ điều hành, phần mềm điều vận các thiết bị phần cứng, các phần mềm ứng dụng.
+ Phân thứ 2: chứa Quick Launch (có Shortcut giúp người sử dụng khởi động
nhanh các trình ứng dụng) và các ứng dụng đang mở.
+ Phần thứ 3: là khay hệ thống có các ứng dụng chạy thường xuyên (đồng hồ hệ
thống, nút điều chỉnh âm lượng, tuỳ chọn card mạng,…) khi máy tính được khởi động.
14

1.5.3. Một số khái niệm liên quan cần biết khi sử dụng máy tính

1.5.3.1. Tập tin (File)


- Tập tin là tập hợp các thông tin có liên quan với nhau, thường được lưu trữ vào
bộ nhớ (Cache, ROM, RAM, đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD,... ). Chúng chính là các
chương trình, dữ liệu do lập trình viên và người dùng tạo ra. Để phân biệt các loại tập
tin với nhau thì mỗi tập tin được đặt một tên theo quy ước sau:
<tên tập tin/tên thư mục> = <phần tên tập tin>[.<mở rộng>]
- Khi đặt tên cho tập tin phần tên tập tin (File name) bắt buộc phải có, còn phần
mở rộng (extention) không bắt buộc (có thể có hoặc không). Trong Windows 7 quy
định chiều dài của phần tên tập tin từ 1 đến 255 ký tự, phần mở rộng từ 1 → 4 ký tự.
Để phân loại tập tin chúng ta dựa vào phần mở rộng của chúng, có các loại tập tin sau:
+ Tập tin hệ thống (chương trình hệ thống), đây là tập tin trực tiếp quản lý và điều
khiển các hoạt động của máy tính, chúng thường có phần mở rộng .sys và .ini
+ Tập tin thực thi (chương trình ứng dụng) là các tập tin cơ bản sẽ chứa các lệnh,
các tập lệnh điều khiển câu lệnh, khối lệnh thực hiện một công việc nào đó và nó được
tạo nên bởi các lập trình viên, chúng tường có phần mở rộng .exe, .com, .bat, bak, .lnk.
+ Tập tin ứng dụng (chương trình ứng dụng – Apllication), đây là tập tin cung cấp
cho người dùng hệ thống các cộng cụ nhằm thực hiện những công việc thường nhật,
nhu cầu giải trí (xử lý văn bản, bảng tính, đồ họa, duyệt Web, chơi game,...). Các
chương trình ứng dụng phải được chạy trên nền của hệ điều hành để tạo ra nhiều tập
tin khác nhau được gọi là tài liệu hay dữ liệu của người dùng.

1.5.3.2. Thư mục (Folder/Directory)


- Thư mục là dạng đặc biệt của tập tin, nó như là một ngăn chứa được dùng để
quản lý các thư mục con và các tập tin. Thư mục có thể chứa các thư mục con
(Subfolders) và các tập tin bên trong. Có thể tạo nhiều thư mục dùng để chứa các tập
tin khác nhau giúp chúng ta quản lý, phân loại, tìm kiếm chúng được thuận tiện và
nhanh chóng hơn khi cần sử dụng.
- Việc tạo ra các thư mục con như thế gọi là phân cấp thư mục (thư mục con có
cấp cao nhất được gọi là thư mục con cấp 1, kế đến là thư mục con cấp 2, thư mục con
cấp 3, …, thư mục con cấp n).
15

- Tên thư mục được đặt tương tự như tên tập tin nhưng không có phần mở rộng,
độ dài của tên thư mục cũng tùy thuộc hệ điều hành. Ngoài ra, khi sử dụng Windows
còn cung cấp một số quy ước về thư mục khác như:
+ Thư mục gốc (Root): là thư mục cấp cao nhất trên ổ đĩa và được tạo ra trong
quá trình định dạng đĩa bằng lệnh Format, chúng ta không thể xóa thư mục này bằng
lệnh tạo thư mục thông thường (New/Folder), ký hiệu D:\TM\TM1 (dấu chéo ngược).
+ Thư mục hiện hành (Current Folder/Directory): là thư mục mà tại đó chúng
ta đang chọn/mở (Open Folder/Directory), ký hiệu . (một dấu chấm).
+ Thư mục cha (Parent Directory): là thư mục cấp trên một bậc của thư mục
hiện hành, ký hiệu .. (hai dấu chấm).
+ Thư mục rỗng (Empty Folder/Directory): là thư mục trong không chứa bất kỳ
thư mục con hay tập tin.
+ Đường dẫn (Path): là lệnh chỉ dẫn nơi lưu trữ, cho phép người dùng từ thư
mục bất kỳ truy xuất trực tiếp đến đối tượng cần sử dụng. Có 2 loại là đường dẫn
(path) và tên đường dẫn (path name). Path là một dãy các thư mục bắt đầu từ thư mục
gốc đến các thư mục con cần truy xuất và nối tiếp nhau bởi dấu \, thư mục đứng sau là
con của thư mục đứng trước, đường dẫn (path) dùng để chỉ định thư mục cần truy
xuất, còn tên đường dẫn (path name) dùng để chỉ định File cần mở.
- Chú ý khi đặt tên File và Folder
1. Không có các ký hiệu / \ : * ? “ < > | trong phần tên cũng như phần mở rộng.
2. Không được đặt trùng với các tên sau: CON, LPT1, LPT2, LPT3, PRN,
COM1, COM2, AUX, CLOCKS, NUL.
3. Không nhập dấu tiếng Việt.

1.5.3.3. Ổ đĩa (Drive)


Ổ đĩa là nơi lưu trữ các dữ liệu trên máy tính, để quản lý các ổ đĩa trên hệ thống
máy tính hệ điều hành Windows dùng các ký tự chữ (từ “A” đến “Z”) và dấu hai chấm
(:) đặt tên cho ổ đĩa. Ổ đĩa còn có nhãn (do người dùng hoặc tự máy tính tạo ra). Vd:
System (C:), Logical disk (D:), Removable disk (E:), Network drive (Z:),…
16

1.5.3.4. Ký tự đại diện/ thay thế


- Ký tự đại diện là ký tự đặc biệt có thể thay thế cho các ký tự chưa biết bất kỳ
trong tên File, tên folder, giá trị chuỗi/văn bản (text) để thuận tiện hơn trong việc xác
định vị trí nhiều mục có dữ liệu tương tự, nhưng không trùng hoàn toàn, chúng thường
được dùng làm điều kiện để tìm kiếm, tính toán, rút trích (trích, trích lọc) dữ liệu.
- Ký tự đại diện cũng có thể giúp ích trong việc lấy dữ liệu dựa vào đối sánh mẫu
hình đã xác định. Có 2 ký tự đại diện là ký tự hỏi ? và ký tự sao *.
+ Ký tự ? sẽ thay thế cho một ký tự bất kỳ tại vị trí nó xuất hiện;
+ Ký tự * sẽ thay thế cho nhiều (chuỗi) ký tự bất kỳ tại vị trí nó xuất hiện.
- Dưới đây là một số ví dụ về các ký tự đại diện
+ Vd1: wh* tìm các từ what, white và why, nhưng không tìm awhile hoặc watch.
+ Vd2: b?ll tìm ball, bell và bill.
+ Vd3: Baitap*.txt tìm tất cả các tập tin Baitap01.txt, Baitap02.txt, Baitap11.txt.
+ Vd4: bai*.txt tìm tất cả các tập tin Baitap01.txt, Baitap02.txt, Baitap11.txt,
baihoc01.txt.
+ Vd5: *.doc tìm tất cả các tập tin mở rộng là .doc (Baihoc02.doc,
Baihoc20.doc).
+ Vd6: *.* tìm tất cả các tập tin trong thư mục tương ứng.
+ Vd7: baitap0?.txt tìm tất cả các tập tin baitap01.txt và baitap02.txt.
+ Vd8: Bai???01.txt tìm tất cả các tập Baitap01.txt và Baihoc01.txt.
- Từ vd3 cho đến vd8 trong thư mục trên ổ đĩa có chứa các tập tin như:
Baitap01.txt, Baitap02.txt, Baitap11.txt, Baihoc01.txt, Baihoc02.doc, Baihoc20.doc.

1.5.4. Sử dụng thiết bị chuột (Mouse device)


- Công cụ làm việc chính trong Windows là chuột và bàn phím. Mặc định nút trái
của chuột là nút chính, tuy nhiên chúng ta có thể hoán đổi chúng (khi nút trái bị hư hay
cho người thuận tay trái) trong Control Panel. Một số dạng con trỏ chuột:
+ Dạng chọn lệnh hoặc khi di chuyển trong vùng làm việc.
+ Dạng đang thực hiện lệnh.
+ Dạng đang thay đổi kích thước cửa sổ.
+ Dạng di chuyển dấu nháy nhập văn bản.
17

+ Dạng nhập ký tự vào văn bản

- Các thao tác cơ bản với chuột


+ Point: di chuyển con trỏ chuột đến vị trí mong muốn.
+ Click: ấn thả nút chuột trái một lần.
+ Double Click: ấn thả nút chuột trái hai lần liên tiếp.
+ Drag & drop: ấn giữ nút chuột trái và đồng thời di chuyển chuột đến vị trí
mong muốn.
+ Scroll: đẩy nút chuột giữa lên trên hoặc xuống dưới.
+ Right Click: ấn thả nút Right Click một lần.

1.5.5. Sử dụng bàn phím (Keyboard)


Bàn phím là thiết bị nhập cơ bản và không thể thiếu của máy tính, nếu thiếu máy
vi tính sẽ báo lỗi và không khởi động, nó được chia thành những nhóm phím sau:

1.5.5.1. Nhóm phím chức năng


- Phím F1 đến F12 được dùng để thực hiện một công việc cụ thể và được qui
định tùy theo từng ứng dụng.
- Các phím chức năng khác:
+ Đối với bàn phím có hỗ trợ nút Media và Internet chúng được sử dụng như
những lệnh trong các ứng dụng xem phim, nghe nhạc, và truy cập Internet,...
+ Nếu bàn phím có thêm các cổng USB, Audio (âm thanh) thì dây của chúng
phải được cắm vào các cổng tương ứng trên mainboard.
+ Ngoài ra, một số bàn phím còn có các phím đặc biệt cần phải được cài đặt trình
điều khiển (driver) trong đĩa CD kèm theo để nó hoạt động.

1.5.5.2. Nhóm phím dữ liệu


Nhóm phím dữ liệu cho phép cho người dùng nhập văn bản (text) vào nội dung
tập tin trên các ứng dụng, có các loại phím sau:
+ Các phím ký tự từ a đến z
+ Các phím ký số từ 0 đến 9
+ Các phím ký hiệu
+ Dấu chấm nằm trên phím số 5 bên cụm phím số giúp định vị ngón giữa tại vị
trí này khi thao tác.
18

+ Các dấu chấm nằm trên phím F và J giúp người dùng định vị nhanh được vị trí
của hai ngón trỏ trái và trỏ phải khi sử dụng bàn phím bằng 10 ngón tay.

1.5.5.3. Nhóm phím điều khiển


- Các phím điều khiển đặc biệt:
+ Esc (Escape): Hủy bỏ (cancel) một hoạt động đang thực hiện, thoát ra khỏi
một ứng dụng nào đó đang hoạt động.
+ Tab: Di chuyển dấu nháy từ vị trí bất kỳ về bên phải đồng thời tạo ra khoảng
không trống mặc định bằng 1,27cm (tương đương 0,5inch = 8 ký tự), chuyển sang một
cột bên phải hoặc Tab khác.
+ Caps Lock: Bật/tắt chế độ nhập chữ IN HOA (đèn Caps lock sẽ bật hoặc tắt
tương ứng theo chế độ).
+ Enter: Phím dùng để thực hiện một lệnh hoặc tạo một Paragraph mới khi soạn
thảo văn bản.
+ Space Bar: Phím tạo khoảng cách giữa các ký tự, trong một số trường hợp
phím này còn được dùng để đánh dấu vào các ô chọn. Lưu ý mỗi khoảng cách cũng
được xem là một ký tự gọi là ký tự trắng hay trống.
+ Các phím Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control) là các phím chỉ có tác dụng khi
ấn kèm với các phím khác, mỗi ứng dụng sẽ có qui định riêng.
+ Phím Windows (): Kích hoạt nút lệnh Start và được dùng kèm với các phím
di chuyển để thực hiện một chức năng nào đó.
+ Phím Menu: Giống như nút Right Click, dùng để kích hoạt Popup menu.
- Các phím điều khiển màn hình hiển thị:
+ Print Screen (SysRq): Chụp màn hình hiện hành và lưu vào bộ nhớ đệm
Clipboard, sau đó có thể dán (Paste) nó vào bất cứ ứng dụng nào hỗ trợ hình ảnh, hay
các trình xử lý đồ họa (Paint, Photoshop,...).
+ Scroll Lock: Bật/tắt chức năng cuộn văn bản hay ngưng hoạt động của một
ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng hiện nay không còn sử dụng lệnh của phím này
nữa. Nó bị coi là "tàn dư" của các bàn phím IBM PC cũ.
+ Pause Break: Có chức năng tạm dừng một hoạt động đang thực hiện, một ứng
dụng nào đó đang hoạt động hoặc một loạt các dòng lệnh đang thực hiện.
19

+ Num Lock: Điều khiển trạng thái nhập của tổ hợp phím số nằm bên phải đối
với những phím 2 chức năng. Num Lock Bật phím số phím số được thực hiện, ngược
lại tính năng tương ứng được thực hiện.
- Các phím điều khiển nội dung trang hiển thị:
+ Insert (Ins): Bật/tắt chế độ viết đè trong trình các soạn thảo văn bản.
+ Backspace: Lui dấu nháy về phía trái một ký tự và đồng xóa ký tự tại vị trí đó.
+ Delete (Del): Xóa đối tượng đang được chọn hoặc xóa ký tự nằm bên phải dấu
nháy trong các trình soạn thảo văn bản.
+ Home: Di chuyển dấu nháy từ vị trí bất kỳ về đầu dòng trong các trình soạn
thảo văn bản.
+ End: Di chuyển dấu nháy từ vị trí bất kỳ về cuối dòng trong các trình soạn thảo
văn bản.
+ Page Up (Pg Up): Di chuyển cửa sổ ứng dụng lên một trang trước nếu có
nhiều trang trong cửa sổ ứng dụng.
+ Page Down (Pg Dn): Di chuyển cửa sổ ứng dụng xuống một trang sau nếu có
nhiều trang trong cửa sổ ứng dụng.
+ Các phím mũi tên: dùng để di chuyển dấu nháy trong các trình soạn thảo văn
bản hoặc điều khiển hướng di chuyển trong các ứng dụng trò chơi.

1.5.6. Cách nhập chữ có dấu tiếng Việt trong Windows và các ứng dụng
Đối với người Việt thì việc sử dụng và nhập văn bản tiếng Việt là điều tất yếu.
Muốn nhập được dấu tiếng Việt thì máy tính cần phải cài đặt chương trình hỗ trợ nhập
dấu tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey) và có Font chữ hiển thị được dấu tiếng Việt,
kèm theo việc thiết đặt bảng mã phải phù hợp với bộ Font chữ đã được chọn.

1.5.6.1. Chọn Font trong các ứng dụng


- Font chữ chính là hình dáng của chữ được hiển thị trên màn hình ứng dụng.
Hầu hết các trình soạn thảo văn bản đều cho phép sử dụng và thay đổi nhiều Font chữ
khác nhau (khi thay đổi Font phải nằm trong cùng một bộ font) để đa dạng cách trình
bày nội dung văn bản. Hệ điều hành và các trình ứng dụng đã cung cấp một số Font
chữ thường dùng. Tuy nhiên, người sử dụng có thể cài đặt (Install/Setup) hoặc copy
thêm các Font ở dạng tập tin có phần mở rộng là .ttf vào thư mục C:\Windows\Fonts.
20

Có 3 bộ Font thường được sử dụng là:


+ Bộ Font có tên bắt đầu là VNI-
+ Bộ Font có tên bắt đầu là .VN
+ Bộ Font đã được tích hợp trong hệ điều hành Windows (bộ font này dùng với
bảng mã Unicode/Unicode dựng sẵn).

1.5.6.2. Thiết lập các thông số cho chương trình nhập tiếng Việt
- Để nhập được dấu tiếng Việt cần lưu ý đến việc chọn Font và thiết lập bảng mã.
Mỗi ký tự sẽ có một mã khác nhau, mã này được dùng để nhận dạng hiển thị ký tự
theo qui định của bảng mã và Font chữ đang sử dụng.
- Thiết lập bảng mã và kiểu gõ, có 2 kiểu gõ thường được dùng là TELEX (dùng
các phím ký tự để nhập dấu) và VNI (dùng các phím ký số để nhập dấu). Kiểu gõ
không liên quan gì đến việc hiển thị dấu tiếng Việt, người sử dụng có thể chọn kiểu gõ
nào tùy thích.

1.5.6.3. Một số bảng mã và Font thông dụng


- Bảng mã VNI Windows: dùng với những Font chữ có tên bắt đầu là VNI- vd:
VNI-Times, VNI-Helve,...
- Bảng mã TCVN3 (ABC): dùng với những Font chữ có tên bắt đầu là .VN vd:
.Vn Times, .Vn Helve...).
- Bảng mã Unicode (Unicode dựng sẵn): dùng với những Font chữ Times New
Roman, Arial, Tahoma, Calibri, Cambria, ..
21

1.5.6.4. Cách nhập dấu tiếng Việt


Để nhập các chữ tiếng Việt có dấu bạn phải nhập nguyên âm (a, e, i, o,...) trước,
sau đó nhập các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Các kiểu nhập tiếng Việt khác nhau sẽ
quy định các phím khác nhau cho các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc.
Kiểu gõ VNI
Vd1: tie61ng Vie65t
(hoặc tieng61 Viet65) = tiếng
Việt
Vd2: d9u7o7ng2 (hoặc
duong972) = đường
Kiểu gõ Telex
Vd1: tieengs Vieetj (hoặc
tieesng Vieejt) = tiếng Việt
Vd2: dduwowngf (hoặc
dduwowfng) = đường

1.5.7. Các thay đổi trên Desktop

1.5.7.1. Đưa các Icons của windows ra Desktop


Mặc định sau khi cài Windows 7 thì các biểu tượng Computer, Network,... sẽ
không xuất hiện trên Desktop (chỉ có Recycle Bin xuất hiện). Muốn các biểu tượng
này xuất hiện chúng ta cần thực hiện như sau:

1.5.7.2. Đưa các Icons thực thi chương trình ứng dụng ra Desktop
Một số chương trình ứng dụng sau khi được cài đặt sẽ không tự tạo shortcut trên
Desktop. Vì vậy, ta có thể thực hiện lệnh để đưa chúng lên Desktop như sau:
Cách 1: Start/All Programs/Right Click File thực thi ứng dụng tương ứng/Send
to desktop (create shortcut) để đưa nó lên Desktop.
Cách 2:
Cách 3:
22

1.5.7.3. Sắp xếp lại các icons trên Desktop


Chúng ta có thể di chuyển các icons trên Desktop đến vị trí bất kỳ bằng cách
drag&drop trên icon và đưa chúng đến vị trí mong muốn. Tuy nhiên, đôi lúc các icons
này lại nằm không theo thứ tự, chúng ta có thể điều chỉnh lại chúng bằng cách Right
Click vào vị trí trống trên Desktop chọn lệnh Sort By (View)/Auto Arrange. Bây giờ
các icons trên Desktop sẽ nằm ngay ngắn và cho dù chúng ta có di chuyển chúng đi
đâu chúng cũng sẽ tự canh ngay hàng thẳng lối. Ngược lại nếu chúng ta muốn di
chuyển các icons này theo ý muốn thì chúng ta bỏ dấu chọn Auto Arrange.

1.5.7.4. Làm ẩn các icons trên Desktop


Nếu chúng ta có một hình ảnh đẹp để làm nền cho Desktop mà các icons lại che
mất đi một phần của hình ảnh. Chúng ta có thể làm ẩn các icons này đi hoặc dời chúng
đến một vị trí khác bằng cách trỏ con trỏ chuột tới vị trí trống trên Desktop Right
Click/View/bỏ chọn Show Desktop icons. Nếu muốn các icons xuất hiện trở lại thì
hãy chọn lại Show Desktop icons.

1.5.7.5. Làm trong suốt chữ của các icons trên Desktop
Đôi khi chữ của các icons trên Desktop có màu nền (background phía sau làm
mất đi vẽ đẹp của Desktop, có thể làm mất đi màu nền bằng cách:
Cách 1: Right Click vào Computer/Properties/Advanced/Performance/
Settings/Visual Effects/ đánh dấu chọn vào ô Use drop shadows for icon labels on
the Desktop/OK.

1.5.7.6. Thay đổi màu của hộp hội thoại


Cách 1: Right Click lên vùng trống của Desktop/Personalize/Appearance/Color
scheme/chọn màu tương ứng để thay đổi/Apply/OK.
Cách 2:

1.5.7.7. Thay đổi Font chữ cho giao diện trong Windows 7
Để Font chữ xuất hiện rõ nét và đẹp hơn trong Windows 7 (đặc biệt là với
Desktop có màn hình phẳng và LCD, chúng ta nên sử dụng kiểu hiển thị sau:
Cách 1: Right Click lên vùng trống của Desktop/Personalize/Appearance/
Effects/Use the following method to smooth the edge of the screen Fonts/Clear
type/Apply/OK.
23

Cách 2:

1.5.7.8. Thay đổi giao diện kiểu cũ cho Windows 7


Windows 7 cho phép chúng ta sử dụng nhiều dạng thức File hình ảnh trên
Desktop, mặc định các File .bmp lưu trong thư mục Windows; còn các File .jpg và
.gif... lưu trong thư mục Windows/Web/Wallpaper. Tuy nhiên, nó cũng cho phép sử
dụng giao diện Windows 2000 để làm tăng hiệu suất cho những máy có cấu hình thấp,
cách thực hiện:
Cách 1: Right Click vào vùng trống trên Desktop/
Personalize/Themes/Windows classic/Apply/OK.
Cách 2:

1.5.7.9. Thay đổi Background


Cách 1: Right Click vào vùng trống trên Desktop/Personalize/Desktop/Browse/
Position/Apply/OK.
Cách 2:

1.5.8. Các thay đổi trên Taskbar


Right Click vào chỗ trống trên Taskbar/Properties/xuất hiện các tùy chọn như:
- Lock the Taskbar: cho/không phép thay đổi vị trí Taskbar.
- Auto hide the Taskbar: Taskbar sẽ không hiển thị cho đến khi chúng ta di
chuyển chuột vào đúng vị trí của nó (mặc định nằm ở phía dưới).
- Keep the Taskbar on top of other windows: Taskbar khi hiển thị luôn luôn nằm
trên các cửa sổ ứng dụng khác.
- Group similar Taskbar buttons: Gom các cửa sổ có cùng một chương trình
ứng dụng lại thành biểu tượng nhóm duy nhất để tiết kiệm không gian trên Taskbar.
Chúng ta Click vào biểu tượng nhóm để chọn mở các đối tượng trong nhóm, Right
Click để đóng tất cả các đối tượng trong nhóm (Close group).
- Show Quick Launch: Hiển thị thanh khởi động nhanh các chương trình ứng
dụng. Trên Quick Launch chúng ta chỉ cần Click vào biểu tượng chương trình ứng
dụng tương ứng tahy vì phải double Click vào biểu tượng trên Desktop.
24

- Hide inactive icons: Giấu bớt biểu tượng không cần thiết trên System tray.
Customize để mở hộp thoại cho phép chúng ta chỉ định: Hide when inactive (ẩn khi
không hoạt động), Always hide (luôn luôn ẩn), Always show (luôn luôn xuất hiện).
Để cho xuất hiện tất cả biểu tượng, chúng ta Click vào mũi tên kép của System tray.
- Start menu trong Taskbar:
+ Start Menu của Windows 7 khác biệt nhiều so với Windows 9x/ 2000. Nếu
chúng ta thích giao diện Start Menu theo kiểu Windows 9x/2000, chúng ta hãy chọn
Classic start menu.
+ Chúng ta chọn Start menu nếu thích giao diện của Windows 7 và Click vào
Customize nếu muốn bỏ bớt các biểu tượng mặc định của Windows 7 để thay đổi
Start menu gọn gàng hơn. Start menu dành riêng một không gian lớn để liệt kê các
chương trình thường dùng nhất giúp chúng ta có thể quay trở lại với chúng nhanh hơn
trong lần làm việc sau. Với Customize/General, chúng ta có thể xóa bỏ danh sách này
bằng nút Clear List và chỉ định số lượng giới hạn lưu giữ trong danh sách (chương
trình ứng mới nhất sẽ thay thế chương trình ứng dụng cũ nhất).

1.5.9. Control Panel – Hệ thống điều khiển máy tính


- Quan trọng hàng đầu của việc hỗ trợ tùy biến, chỉnh sửa theo ý thích trên hệ
điều hành Windows là Control Panel.
- Dù không phải là một phần mềm mã nguồn mở nhưng hệ điều hành Windows
cũng để ngỏ cho người dùng nhiều khả năng tùy biến cho phù hợp với nhu cầu cá nhân
của mỗi người dùng. Mở Control panel ra bằng cách Start/Settings/Control panel.
Cửa sổ Control panel được trình bày và chia làm hai phần. Bên phải là Pick a
Category (chọn lọc theo chủ đề). Có tất cả 10 chủ đề chính được chia làm hai cột. Cửa
sổ bên trái có dòng Switch to classic view nghĩa là chuyển giao diện theo kiểu cổ điển
(Windows 2000). Nếu Click vào Switch to classic view thì cửa sổ bên phải hiển thị các
mục mà người dùng sẽ tác động. Nên chuyển về cách hiển thị cổ điển (Windows 2000)
để sử dụng dễ dàng hơn. Tùy theo việc cài đặt trong máy tính mà Control panel sẽ liệt
kê bao nhiêu hạng mục tùy biến, quan trọng hàng đầu là tùy biến các chức năng:
25

+ Accessibility option: những tùy chọn cho việc điều khiển máy tính dễ dàng hơn
đối với người khuyết tật hoặc thuận tay trái. Vì vậy, biểu tượng của nó là hình người
ngồi trên chiếc xe lăn.
+ Add harware: cài đặt thêm phần cứng vào máy tính.
+ Add or Remove programs: cài đặt thêm hoặc gỡ bỏ các chương trình ứng dụng.
+ Administrative tools: Các công cụ quản trị hệ thống.
+ Date and time: điều chỉnh ngày và thời gian của hệ thống.
+ Display: các thay đổi trên Desktop, các hộp hội thoại, …
+ Fonts: nơi lưu trữ các loại Font chữ cho các phần mềm trên máy tính.
+ Internet option: tùy chọn các chức năng của trình duyệt IE (IE) khi kết nối vào
Internet.
+ Mouse: điều chỉnh tính năng hoạt động của thiết bị chuột trên máy tính.
+ Network connection: quy định kết nối mạng máy tính.
+ Network Setup Wizard: hướng dẫn quy trình kết nối mạng máy tính.
+ Power option: các tùy chọn về sử dụng điện năng của máy tính.
+ Printer and fax: quy định về máy in và cách thức gởi fax thông qua máy tính.
+ Regional and Language option: các tùy chọn đối với chuẩn định dạng theo
vùng miền địa lý hoặc ngôn ngữ.
+ Scanners and Cameras: nối kết với máy quét, máy chụp hình và quay phim kỹ
thuật số.
+ Scheduled task: lập lịch cho máy tính hoạt động 1 cách tự động (sẽ có những
chức năng tự động vào một thời điểm nào đó, thường là thời điểm mà người dùng tạm
ngừng sử dụng máy tính).
+ Security center: thiết lập bảo mật để tránh sự tác động xấu từ bên ngoài khi kết
nối máy tính vào mạng.
+ Sound and Audio devices: quản lý các thiết bị âm thanh.
+ User Account: tạo tài khoản, mật khẩu cho người dùng.
+ System: tinh chỉnh các thuộc tính của hệ thống,…
26

1.5.10. Tắt máy tính/thoát khỏi hệ điều hành Windows 7


Cách 1: Start/ Turn Off Computer/ Turn Off (Stand by/ Restart).
Cách 2:

1.5.11. Khởi động Windows Explore


Cách 1: Start/All Programs/Accessories/Windows Explore.
Cách 2: Right Click lên Start/Explore.
Cách 3: Right Click lên Computer/Explore.
Cách 4: Right Click lên My Documents/Explore.
Cách 5:  + E.

1.5.12. Giới thiệu Windows Explore


Với giao diện đồ họa trực quan, Windows 7 cung cấp cho người dùng một hệ
thống quản lý ổ đĩa, thư mục và tập tin rất linh hoạt, dễ dàng thực hiện thông qua
chương trình quản lý ổ đĩa, thư mục và tập tin là Windows Explore. Sau khi khởi động
Windows Explore sẽ có các thành phần sau:
- Thanh tiêu đề – Title bar: nơi xuất hiện tên đối tượng chúng ta đang mở (vd:
Computer, My Documents), các nút điều khiển cửa sổ như: Minimize (thu nhỏ cửa sổ
ứng dụng thành biểu tượng chứa trên Taskbar), Restore down (đưa kích thước cửa sổ
ứng dụng về dạng trung gian, ở dạng này chúng ta có thể thay đổi kích thước hoặc di
chuyển cửa sổ ứng dụng), Maximize (phóng to cửa sổ ứng dụng lên toàn màn hình),
Close (đóng/thoát khỏi ứng dụng).
- Thanh địa chỉ – Address bar: hiển thị đường dẫn người dùng đang truy xuất.
- Thanh công cụ chuẩn – Standard bar, có các nút lệnh như:
+ Back: di chuyển lui về vị trí đã chọn trước đó.
+ Forward: di chuyển tới vị trí đã chọn trước khi lui về.
+ Up: chuyển lên vị trí cấp cao hơn một cấp (chuyển lên thư mục cha).
+ Search: công cụ tìm kiếm thông tin trên máy tính.
+ Folders: thay đổi trạng thái hiển thị cửa sổ đơn (không hiển thị cây thư mục).
hay cửa sổ đôi (có hiển thị cây thư mục).
+ View: chọn cách hiển thị cho các icons trên Windows Explore.
27

- Cửa sổ làm việc – Windows Work: là nơi người dùng có thể thực hiện các thao
tác quản lý ổ đĩa, thư mục và tập tin. Windows Explore có 2 trạng thái hiển thị (cửa sổ
đơn và cửa sổ kép), để thay đổi trạng thái này bằng cách Click vào nút Folders trên
thanh công cụ chuẩn (Standard bar). Đối với cửa sổ kép, để người dùng thực hiện các
thao một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác chúng ta đưa ra một số quy ước sử
dụng như sau, đối với cửa sổ trái chúng ta dùng để chọn đường dẫn và liệt kê hoặc thu
gọn cây thư mục; còn cửa sổ bên phải thực hiện các lệnh quản lý về ổ đĩa, thư mục và
tập tin có liên quan.

1.5.13. Các thao tác trên Windows Explore

1.5.13.1. Tạo Folder


Bước 1: Chọn đường dẫn chứa Folder cần tạo.
Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: File/New/Folder/
+ Cách 2:
Lưu ý:
+ Tạo Folder cha trước rồi mới tạo Folder con.
+ Trong cùng một Folder không thể tạo/chứa 2 Folder hoặc 2 File có cùng tên.

1.5.13.2. Mở tập tin


- Mở tập tin để xem bằng cách double Click vào tên của nó hoặc right Click vào
tên tập tin và Click Open.
- Tập tin sẽ được mở ra bằng ứng dụng đã tạo ra nó hoặc ứng dụng nào được
chọn mặc định để mở loại tập tin này.
- Nếu có nhiều ứng dụng để mở loại tập tin này thì có thể chọn Open With và
chọn ứng dụng để mở.

1.5.13.3. Hiển thị/ ẩn phần mở rộng của tập tin


- Mặc nhiên Windows 7 sẽ không hiển thị phần mở rộng của tên tập tin mà phân
loại bằng cách thể hiện thông qua hình ảnh của chúng. Nếu muốn hiển thị/ẩn phần mở
rộng của tên tập tin thì làm như sau:
28

Trong cửa sổ Windows Explore chọn Tools/Folder Options/View/Hide


extensions for known File types/OK.

1.5.13.4. Đánh dấu chọn các đối tượng


- Một đối tượng
- Nhiều đối tượng nằm liền kề nhau
- Nhiều đối tượng nằm rời rạc
- Đánh dấu chọn tất cả các đối tượng.
+ Cách 1:
+ Cách 2:

1.5.13.5. Sao chép đối tượng


Bước 1: Đánh dấu chọn đối tượng muốn sao chép (có thể sao chép một hoặc
nhiều đối tượng).
Bước 2: Thực hiện lệnh sao chép
+ Cách 1: Edit/Copy
+ Cách 2: RC/Copy
+ Cách 3: Ctrl+ C
Bước 3: Chọn đích đến.
Bước 4: Thực hiện lệnh dán dữ liệu vào đích đến
+ Cách 1: Edit/Paste
+ Cách 2: RC/Paste
+ Cách 3: Ctrl + V
Lưu ý:
+ Nếu sao chép thư mục thì các thư mục con và tập tin chứa bên trong nó cũng
được sao chép.
+ Mục đích của việc sao chép là sao lưu dự phòng nhằm chế hạn việc mất dữ liệu
đến mức thấp nhất.
29

1.5.13.6. Di chuyển đối tượng


Bước 1: Đánh dấu chọn đối tượng muốn di chuyển (có thể di chuyển một hoặc
nhiều đối tượng).
Bước 2: Thực hiện lệnh di chuyển
+ Cách 1:
+ Cách 2:
+ Cách 3:
Bước 3: Chọn đích đến.
Bước 4: Thực hiện lệnh dán dữ liệu vào đích đến
+ Cách 1:
+ Cách 2:
+ Cách 3:
Lưu ý:
+ Di chuyển sẽ làm thay đổi nơi lưu trữ (đường dẫn).
+ Nếu di chuyển thư mục thì các thư mục con và các tập tin bên trong nó cũng
được di chuyển.
+ Chúng ta không thể di chuyển tập tin đang mở.

1.5.13.7. Đổi tên đối tượng


Bước 1: Chọn đối tượng cần đổi tên.
Bước 2: Thực hiện lệnh đổi tên
+ Cách 1:
+ Cách 2:
+ Cách 3:
Lưu ý:
+ Mỗi lần chỉ được đổi tên một đối tượng.
+ Không thể đổi tên tập tin đang mở.

1.5.13.8. Hiển thị/Ẩn Folder hoặc tập tin có thuộc tính ẩn
- Mỗi Folder hoặc File thông thường có một trong các loại thuộc tính sau:
30

+ Archive (lưu trữ): Trên hệ điều hành MS-DOS thì thuộc tính này được thiết lập
khi mỗi khi tập tin bị thay đổi (bị xóa hoặc thực hiện lệnh để sao lưu–backup dữ liệu).
+ Hidden (ẩn): Thư mục hoặc tập tin có thuộc tính này thì hệ điều hành sẽ cho
hiển thị mờ hoặc bị ẩn nó đi. Người dùng vẫn có thể làm việc trên thư mục hoặc tập tin
này như bình thường.
+ Read-only (chỉ đọc): Khi một tập tin có thuộc tính này thì các trình soạn thảo
tập tin theo mặc định sẽ không cho phép xóa, di chuyển tập tin hoặc thay đổi nội dung
tập tin. Còn các thao tác khác như đổi tên tập tin, đọc nội dung tập tin vẫn được cho
phép.
+ System (thuộc về hệ thống): Một tập tin có thuộc tính này sẽ chịu tác động của
thuộc tính Hidden và Read-only (có thể bị ẩn hoặc liệt kê mờ, di chuyển, không thể
xóa, thay đổi nội dung). Thuộc tính chỉ dùng cho các tập tin quan trọng của hệ thống.
Ngoài ra, còn rất nhiều thuộc tính khác của các tập tin mà tùy theo hệ điều hành.
Thực hiện lệnh

1.5.13.9. Xem, thiết lập/bỏ thuộc tính cho đối tượng


Bước 1: Đánh dấu chọn đối tượng cần thực hiện.
Bước 2: Thực hiện lệnh
- Cách 1:
- Cách 2:

1.5.13.10. Nén và giải nén đối tượng


Để thực hiện việc nén và giải nén chúng ta cần phải cài đặt phần mềm WinRAR,
WinZip, 7 Zip,…
Bước 1: Đánh dấu chọn đối tượng cần thực hiện.
Bước 2: Thực hiện lệnh

1.5.13.11. Thay đổi cách hiển thị các icons trong Windows Explore
- Trong Windows 7 nói chung và Windows Explore nói riêng đã cung cấp cho
người dùng các chế độ hiển thị (View) như:
+ Thumbnails: hiển thị các đối tượng dạng hình ảnh hoặc nội dung File thu nhỏ.
+ Tiles: hiển thị các đối tượng dạng biểu tượng có kích thước lớn.
31

+ Icons: hiển thị các đối tượng dạng biểu tượng có kích thước nhỏ.
+ List: hiển thị các đối tượng theo dạng liệt kê danh sách.
+ Details: hiển thị các đối tượng theo tên, dung lượng, kiểu, ngày tháng tạo hay
sửa đổi sau cùng của File/Folder.

1.5.13.12. Sử dụng công cụ tìm kiếm


Windows 7 nói chung và Windows Explore nói riêng cung cấp sẵn công cụ tìm
kiếm (Search), đây là trình tiện ích giúp tìm kiếm các thông tin trong hệ thống. Các
thông tin này có thể là các tập tin, thư mục và chúng ta có thể tìm trên một máy tính
trong cùng hệ thống mạng hoặc tìm một người nào đó trong sổ địa chỉ Address book
và ngoài ra có thể tìm thông tin trên mạng Internet.
- Kích hoạt công cụ tìm kiếm: Start/Search hoặc trong cửa sổ của Windows
Explorer/Search.
- Các lựa chọn của công cụ tìm kiếm:
+ Picture, music, or video: Tìm các tập tin hình ảnh, âm thanh hoặc video. Đánh
dấu vào các ô để chọn loại tập tin và nhập tên của tập tin muốn tìm, có thể chỉ cần
nhập một phần của tên tập tin, nếu để trống thì sẽ tìm tất cả các các tập tin có trên máy.
+ Documents: Tìm các tập tin tài liệu, văn bản, bảng tính,... chọn các thời điểm
tạo tập tin hoặc chọn Don’t remember nếu không nhớ và nhập tên của tập tin muốn
tìm, có thể chỉ cần nhập một phần của tên tập tin, nếu để trống thì chương trình sẽ tìm
tất cả các các tập tin có trên máy.
+ All Files and folders: Tìm tất cả các tập tin và thư mục, nhập tên của tập tin
hoặc thư mục cần tìm, có thể nhập một hay nhiều từ có trong nội dung của tập tin để
tìm và chọn ổ đĩa cần tìm trong Look in.
+ Computers or Peoples: Tìm một máy tính trong hệ thống mạng hoặc tìm một
người nào đó trong sổ địa chỉ Address book. Nếu chọn tìm People in your address
book thì sẽ xuất hiện cửa sổ cho phép nhập các thông tin về người muốn tìm, nhập
một hoặc tất cả các thông tin và Click vào nút lệnh Find now để tìm.
+ Các thiết lập mở rộng của công cụ Search: ngoài các thiết lập tìm kiếm cơ bản,
tiện ích này còn cho phép thiết lập các kiểu tìm kiếm mở rộng như:
32

1. Thời gian tập tin được tạo/sửa.


2. Kích thước của tập tin.
3. Chọn các thiết lập mở rộng.
4. Chọn kiểu định dạng tập tin muốn tìm.
5. Tìm trong các thư mục hệ thống.
6. Tìm các tập tin và thư mục ẩn.
7. Tìm trong các thư mục con.
8. Tìm chính xác tên theo chữ thường hoặc chữ hoa.
9. Tìm trong các thiết bị sao lưu.
- Sử dụng công cụ Search:
+ Sau khi nhập từ khóa và lựa chọn các thông số, Click nút Search để tìm kiếm.
+ Các thông tin được tìm thấy sẽ hiển thị ở cửa sổ bên phải, có thể Right Click
vào các tập tin này sẽ hiển thị Popup menu liệt kê các lệnh xử lý tiếp theo.
+ Nếu chọn Open Containing Folder thì thư mục có chứa tập tin này được mở.
Chú ý:
Trong quá trình tìm kiếm thông tin, nếu chúng ta không nhớ chính xác tên đối
tượng cần tìm thì chúng ta có thể sử dụng các ký tự thay thế như đã trình bày ở mục
1.5.3.4 để tìm kiếm.

1.5.14. Thoát Windows Explore


Cách 1:
Cách 2:
Cách 3:

1.6. Phần mềm điều vận các thiết bị phần cứng


Phần mềm điều vận thiết bị phần cứng máy tính là công cụ hỗ trợ hệ điều hành
nhận biết (quản lý) các thiết bị phần cứng một cách chính xác, giúp cho hệ thống máy
tính hoạt động một cách tốt nhất khi các thiết bị này được kết nối với nhau tạo thành
hệ thống máy tính hoàn chỉnh.
33

1.7. Phần mềm ứng dụng (Application)


- Phần mềm ứng dụng cung cấp các công cụ hỗ trợ cho người dùng, các lập trình
viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ hỗ trợ khác để tạo ra những
chương trình ứng dụng. Những công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên
dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v...
- Môi trường để các lập trình viên phát triển tích hợp (IDE), kết hợp các công cụ
này tạo thành một gói phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần nhập nhiều
dòng lệnh để dịch, tìm lỗi, lần bước,... vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ
họa cao cấp (GUI). Vd.NET, Vpar DB1C…
- Đối với người dùng khác, phần mềm ứng dụng cung cấp giao diện đồ họa để họ
thực hiện công việc của mình được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác.

1.8. Các loại phần mềm khác


Cũng là một loại phần mềm, những phần mềm virus máy tính là các phần mềm
có hại được viết để chạy với những mục đích riêng của một nhóm người nhằm lừa đảo,
quảng cáo, ăn cắp, phá hoại thông tin, phá hoại phần cứng hoặc chỉ là để trêu chọc
người dùng máy tính.

1.9. Khởi động các phần mềm ứng dụng


Cách 1: Double Click vào Shortcut của ứng dụng cần khởi động.
Cách 2: Start/ Programs (All Programs)/Folder/Shortcut của ứng dụng cần khởi
động.
Cách 3: Start/Run/nhập tên ứng dụng cần khởi động.
Cách 4:  + R/nhập tên ứng dụng cần khởi động.

1.10. Đóng/thoát khỏi các phần mềm ứng dụng


Cách 1: File/Exit
Cách 2: Click vào nút lệnh Close trên thanh tiêu đề.
Cách 3: Alt + F4
34

PHẦN 2: MICROSOFT OFFICE WORD 2010


2.1. Giới thiệu ứng dụng Microsoft Word 2010
Microsoft Word 2010 là một chương trình soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện
nay của tập đoàn phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với
văn bản thô (text), các hiệu ứng font, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và
nhiều hiệu ứng đa phương tiện (multimedia) khác như âm thanh, video khiến cho việc
soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra, nó còn cung cấp các công cụ như
kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng.
Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là .doc, hay .docx đối
với các phiên bản từ Word 2007 trở về sau. Hầu hết các phiên bản của Word đều có
thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng
khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web.

2.2. Một số khái niệm


- Character (ký tự): là một hoặc nhiều ký tự thuộc nhóm phím dữ liệu được nhập
vào nội dung văn bản. Có 3 loại là ký tự từ a .. z, ký số từ 0 …9 và ký hiệu là các dấu !
@ # $ ( ) : ; “ ‘.
- Word (từ): là một hoặc nhiều ký tự được nhập vào nội dung văn bản và phân
cách bởi phím khoảng trắng (Space bar).
- Word drag (tự động ngắt dòng): là khả năng tự động xuống dòng khi nhập đến
lề mặc định bên phải của trang văn bản.
- Line break (điều khiển ngắt dòng): điều khiển văn bản xuống dòng nhưng
không tạo nên Paragraph mới (Shift + Enter).
- Paragraph (kết thúc Paragraph): điều khiển văn bản xuống dòng và đồng thời
tạo nên Paragraph mới (Enter)
- Page break (kết thúc trang): tạo thêm một trang mới tại vị trí bất kỳ (Ctrl +
Enter).
- Section (kết thúc phần văn bản): Section là những phần được định dạng khác
nhau trong cùng một trang hay giữa nhiều trang của cùng một tập tin văn bản. Chẳng
hạn, nếu bạn cần chia cột (Column) mỗi đoạn trong văn bản theo những cách khác
nhau thì có thể tạo các Section riêng biệt trước khi chia cột để MS Word xử lý đúng ý
35

bạn. Ngoài chia cột, bạn còn có thể tùy biến những định dạng khác nhau với các
Section như: canh lề, khổ giấy, hướng giấy (ngang, dọc), chọn máy in riêng, viền
trang, tạo Header & Footer, đánh số trang, số dòng, tạo ghi chú Footnote & Endnote.
Để tạo nhiều Section khác nhau, ta thực hiện Page Layout/Breaks/Section Breaks. Tại
đây, Word đưa ra 4 lựa chọn khác nhau để chia văn bản theo các tiêu chí bên dưới dựa
trên vị trí trỏ chuột hiện tại trong văn bản.
+ Next Page: Tách phần văn bản để chuyển sang trang kế tiếp;
+ Continuous: Chia văn bản trong cùng một trang;
+ Even Page: Tạo Section mới bắt đầu tại trang chẵn tiếp theo;
+ Odd Page: Tạo Section mới bắt đầu tại trang lẻ tiếp theo.
- Cách nhập văn bản thô, để tiết kiệm thời gian cho việc định dạng văn bản,
người dùng cần tuân thủ một số qui tắc sau:
+ Nhập sát lề trái.
+ Phải phân biệt được Word drag và Paragraph.
+ Không nhập thừa khoảng trắng.
+ Không định dạng.

2.3. Một số thao tác

2.3.1. Khởi động – thoát khỏi ứng dụng

2.3.1.1. Khởi động


- Cách 1: Double Click vào biểu tượng Microsoft Office Word 2010 trên
Desktop (nếu có).
- Cách 2: Start/All Programs/Microsoft Office/ Microsoft Word 2010
- Cách 3: Start/Search/WinWord/Enter
- Cách 4:  + R/WinWord/OK.

2.3.1.2. Thoát
- Cách 1: File/Exit
- Cách 2: Close
- Cách 3: Alt + F4
36

2.3.2. Thêm/bỏ bớt các nút lệnh trên Customize Quick Access Toolbar
- Thực hiện lệnh: Text Direction Options

2.3.3. Mở/tắt chế độ kiểm tra lỗi chính tả tiếng Anh
- Thực hiện lệnh:

2.3.4. Chỉ định đường dẫn và thời gian lưu File mặc định
- Thực hiện lệnh:

2.3.5. Khắc phục lỗi tự tạo khoảng trắng khi nhập tiếng Việt
- Thực hiện lệnh:

2.3.6. Hiển thị/ẩn khung giới hạn lề mặc định của trang văn bản
- Thực hiện lệnh:

2.3.7. Đổi đơn vị đo cho thước


- Thực hiện lệnh:

2.3.8. Hiển thị/ẩn các thanh trượt


- Thực hiện lệnh:

2.3.9. Hiển thị/ẩn cây thước


- Thực hiện lệnh:

2.3.10. Hiển thị/ẩn các ký tự điều khiển trong văn bản


- Trong khi soạn thảo văn bản chúng ta có sử dụng các phím điều khiển trong văn
bản sau:
+ Khoảng trắng
+ Tab
file - more - word option - dict add
+ Shift + Enter
+ Enter
+ Ctrl + Enter
- Thực hiện lệnh: Home/Show/Hide

2.3.11. Định dạng trang văn bản


- Thực hiện lệnh: Page Layout/Page Setup với các tùy chọn sau:
+ Paper size: chọn khổ giấy.
37

+ Orientation: để chọn hướng giấy.


+ Margins: để chọn hướng giấy và chừa lề trên, dưới, trái, phải.

2.3.12. Mở File mới


- Cách 1: Customize Quick Access Toolbar/New
- Cách 2: Ctrl + N

2.3.13. Lưu File lần đầu tiên (quan trọng)


- Bước 1: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: File/Save
+ Cách 2: File/Save As
+ Cách 3: Customize Quick Access Toolbars/Save
+ Cách 4: Ctrl + S
- Bước 2:
Xem lại chú ý khi đặt tên File và Folder ở mục 1.5.3.2.

2.3.14. Cập nhật nội dung File/lưu lần thứ 2 trở đi (quan trọng)
- Thực hiện lệnh:
+ Cách 1: File/Save
+ Cách 2: Customize Quick Access Toolbars/Save
+ Cách 3: Ctrl + S

2.3.15. Lưu và đồng thời đổi tên File mới


- Thực hiện lệnh: File/Save As

2.3.16. Mở File đã lưu


- Bước 1: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: Customize Quick Access Toolbars/Open
+ Cách 2: Ctrl + O
- Bước 2:

2.3.17. Chuyển đổi qua lại giữa các file Word đang mở
- Cách 1: View/Switch Windows/chọn file muốn chuyển đổi
- Cách 2: Ctrl + F6
38

2.3.18. Đóng File hiện hành


+ Cách 1: File/Close
+ Cách 2: Ctrl + F4

2.4. Định dạng văn bản

2.4.1. Định dạng Font


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: Home/Font chọn các lệnh định dạng tương ứng
+ Cách 2: Home/Font/Font (Advanced)
+ Cách 3: Ctrl + Shift + F
+ Cách 4: Ctrl + Shift + P, với các tùy chọn

2.4.2. Change case


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh Home/Change Case

2.4.3. Symbol – ký tự đặc biệt


- Bước 1: Đưa điểm chèn đến vị trí thích hợp.
- Bước 2: Thực hiện lệnh Insert/Symbol/More Symbols

2.4.4. Drop cap


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh Insert/Drop Cap Options

2.4.5. Định dạng paragraph


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: Home/Paragraph/chọn các lệnh định dạng tương ứng.
+ Cách 2: Home/Paragraph, với các tùy chọn

2.4.6. Borders and Shading cho Paragraph


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh
39

+ Cách 1: Home/Shading (Bottom Border)


+ Cách 2: Home/Borders and shading

2.4.7. Định dạng văn bản liệt

2.4.7.1. Liệt kê dạng ký hiệu


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh: Home/Bullets (Define New Bullet)

2.4.7.2. Liệt kê dạng ký số

2.4.7.3. Một cấp


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh: Home/Numbering (Define New Number Format)

2.4.7.4. Nhiều cấp


- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.8. Chia cột báo


- Khi thực hiện việc chia cột báo cho văn bản thường có 2 dạng; dạng 1 phần văn
bản cần chia cột nằm ở giữa; và dạng 2 phần văn bản cần chia cột nằm ở cuối.
- Bước 1: Quét khối phần văn bản cần định dạng
- Bước 2: Thực hiện lệnh: Page Layout/Columns (More Columns)
Chú ý:

2.4.9. Đưa hình vào văn bản


Có 2 cách thực hiện

2.4.9.1. Dạng hình ảnh có trong bộ Office


- Hình được cung cấp bởi bộ Office (tự động load hình khi thực hiện thao tác).
- Thực hiện lệnh: Insert/ClipArt, với các tuỳ chọn:

2.4.9.2. Dạng File


- Hình được cung cấp dưới dạng File (có thể vẽ, chụp hình hoặc lấy từ Internet)
do người sử dụng chép sẵn vào máy.
40

- Thực hiện lệnh: Insert/Picture

2.4.10. Đưa WordArt vào văn bản


- Thực hiện lệnh: Insert/WordArt

2.4.11. Đưa Shapes vào văn bản


- Thực hiện lệnh: Insert/Shapes

2.4.12. Hiệu chỉnh các đối tượng đồ họa

2.4.12.1. Thuộc tính


- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: Format…Tools/Wrap Text/chọn thuộc tính theo yêu cầu.
+ Cách 2: Right click vào đối tượng/Format…/Layout/ Wrapping style/ chọn
thuộc tính theo yêu cầu.

2.4.12.2. Vị trí – Position trong Paragraph


Format….Tools/Position/chọn vị trí theo yêu cầu.

2.4.12.3. Thay đổi kích thước

2.4.12.4. Di chuyển

2.4.12.5. Sao chép

2.4.12.6. Sắp xếp thứ tự


- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh: Format….Tools/chọn
+ Bring Forward (mang đối tượng đang chọn lên phía trước đối tượng khác).
+ Send Backward (đưa đối tượng đang chọn về phía sau đối tượng khác).

2.4.12.7. Lật hoặc xoay


- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh: Format….Tools/Rotate/chọn lệnh để xoay.

2.4.12.8. Tạo khung và nền


Sứ dụng Borders and Shading
- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
41

- Bước 2: Thực hiện lệnh


Sử dụng TextBox
- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.12.9. Tạo các hiệu ứng 2D hoặc 3D


- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.12.10. Các hiệu chỉnh dành riêng cho WordArt


- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.12.11. Gộp hoặc tách nhóm các đối tượng đồ họa
- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.13. Định dạng lại điểm dừng cho phím Tab


Trên bàn phím của máy vi tính có phím Tab, phím này dùng để di chuyển điểm
chèn hoặc các ký tự từ vị trí bất kỳ đến một vị trí xác định nào đó với khoảng cách
mặc định là 8 ký tự (tương đương với 1,27cm). Tuy nhiên, công cụ Tab trong MS Word
sẽ cho phép người sử dụng thay đổi khoảng cách mặc định này tùy ý bằng cách đặt
một hoặc nhiều điểm dừng Tab tại các vị trí trên thước ngang để tạo các khoảng cách
Tab khác nhau.
- Bước 1: Chọn đối tượng cần thực hiện thao tác
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: Click vào giao điểm của thước ngang, dọc (Tab box) để chọn loại tab,
sau đó click chuột vào vạch đứng hoặc số trên thước ngang để đặt điểm dừng, đối với
cách này chỉ tạo tab trơn.
+ Cách 2: Home/Paragraph/Tabs/với các tùy chọn sau:
1. Tab stop position: nhập điểm dừng thích hợp.
2. Alignment: chọn một trong các loại tab
42

3. Leader: chọn một trong các dạng tab


4. Set.
5. OK
Chú ý: 1,2,3,4 có thể thực hiện nhiều lần.
- Bước 3: Đặt điểm chèn tại vị trí thích hợp ấn phím tab.

2.4.14. Bảng biểu – Table

2.4.14.1. Tạo mới bảng biểu


- Bước 1: Đặt dấu nháy tại vị trí thích hợp
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1: Insert/Table/tại Insert table thực hiện thao tác Drag & drop số cột
và số dòng cho bảng cần tạo.
+ Cách 2: Insert/Tables/Table/Insert table…, xuất hiện hộp thoại Insert table
với tùy chọn tại table size như:
Number of columns: nhập số cột cho bảng cần tạo.
Number of Rows: nhập số dòng cho bảng cần tạo.
OK.

2.4.14.2. Đánh dấu chọn


- Một ô:
- Một cột:
- Một dòng:
- Nhiều cột hoặc nhiều dòng nằm liên tiếp:
- Nhiều cột hoặc nhiều dòng nằm rời rạc:
- Toàn bảng biểu:

2.4.14.3. Thêm cột hoặc dòng


- Bước 1: Đánh dấu chọn cột hoặc dòng để làm mốc.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1:
+ Cách 2:
43

2.4.14.4. Xóa cột hoặc dòng


- Bước 1: Đánh dấu chọn cột hoặc dòng cần xóa.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1:
+ Cách 2:
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.14.5. Định dạng bảng biểu

2.4.14.5.1. Kẻ khung và tạo nền


- Bước 1: Đánh dấu chọn đối tượng cần thực hiện.
- Bước 2: Thực hiện lệnh

2.4.14.5.2. Trộn ô – Merge Cells (xóa nét kẻ bên trong bảng biểu - Inside)
- Bước 1: Đánh dấu các ô cần thực hiện (có thể trộn các ô theo dòng hoặc cột).
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1:
+ Cách 2:

2.4.14.5.3. Xoá nét kẻ bên ngoài – Outside bảng biểu


Thực hiện lệnh

2.4.14.5.4. Tách ô – Split Cells


- Bước 1: Đưa điểm chèn vào ô cần thực hiện.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1:
+ Cách 2:

2.4.14.5.5. Định vị dữ liệu trong ô


- Bước 1: Chọn ô chứa dữ liệu cần thực hiện.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1:
+ Cách 2:
44

2.4.14.5.6. Định hướng dữ liệu trong ô


- Bước 1: Chọn ô chứa dữ liệu cần thực hiện.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
+ Cách 1:
+ Cách 2:

2.4.14.5.7. Chuyển dữ liệu thô vào bảng biểu


- Bước 1: Đánh dấu phần văn bản cần thực hiện.
- Bước 2: Thực hiện lệnh
PHẦN 3: MICROSOFT OFFICE EXCEL 2010

3.1. Tổng quan


Microsoft Office Excel 2010 là một chương trình ứng dụng thuộc bộ Microsoft
Office, là một chương trình hỗ trợ mạnh để thực hiện việc tính toán một cách chuyên
nghiệp. Các bảng tính trong Microsoft Excel (Microsoft Excel) bao gồm nhiều ô được
tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và tính toán trong Microsoft Excel có nhiều
tính năng ưu việt như
- Tính toán đại số, phân tích dữ liệu;
- Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách;
- Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau;
- Vẽ đồ thị và các sơ đồ;
- Tự động hóa các công việc bằng các macro;
- Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài
toán khác nhau mà không cần phải xây dựng các chương trình với giao diện rất thân
thiện. Hiện tại Microsoft Excel được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức, doanh nghiệp.

3.2. Khởi động ứng dụng MS Excel 2010


- Cách 1: Double click vào biểu tượng Microsoft eXCEL 2010 trên desktop.

- Cách 2: Start/All Programs/Microsoft Office/Microsoft Excel 2010.

- Cách 3: Start/Search/EXCEL/Enter.

- Cách 4:  + R/EXCEL/OK.
45

3.3. Giao diện Microsoft Excel 2010

3.3.1. Các thành phần của Microsoft Excel 2010


Title bar có các thành phần sau
- Customize Quick Access Toolbar có các nút lệnh như: New, Open, Save,
Undo, Redo, …., Open Recent File. Ngoài ra chúng ta có thể thêm các nút lệnh khác
vào đây bằng lệnh More Command.
- Tên trình ứng dụng – Microsoft Excel.
- Các nút lệnh
+ Minimize button: đưa cửa sổ ứng dụng về dạng biểu tượng nhỏ nhất lên
Taskbar.
+ Restore Down button: đưa cửa sổ ứng dụng về dạng trung gian, ở dạng này
chúng ta có thể di chuyển và thay đổi Click thước cửa sổ ứng dụng.
+ Sau khi đưa cửa sổ ứng dụng về dạng trung gian thì Restore Down button sẽ
chuyển thành Maximize button để phóng to cửa sổ ứng dụng lên toàn Desktop.
+ Close button: thoát khỏi trình ứng dụng và đồng thời đóng File.
- Ribbon: Microsoft Office Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ việc sử
dụng Menu thành các nhóm lệnh trình bày dưới dạng nút lệnh. Có các nhóm Ribbon
chính: File, Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews, View,
Developer, Add-Ins.
+ Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình
làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng dữ liệu, các kiểu mẩu có sẵn, chèn hay xóa
dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, rút trích dữ liệu,…
+ Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị,
các ký hiệu, …
+ Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập các thao
tác in ấn.
+ Formulas: có 3 phần, phần 1 là Name box – nơi dùng để đặt tên vùng; phần 2
có các nút lệnh như Cancel, Enter và Insert Function và phần thứ 3 là công cụ dùng
kiểm tra kiểu dữ liệu của các ô trên bảng tính.
46

+ Data: Các nút lệnh thao tác đối với dữ liệu bên trong và bên ngoài File Excel,
các danh sách, phân tích dữ liệu,…
+ Review: Các nút lệnh kiểm tra lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào
các ô, các thiết lập bảo vệ bảng tính.
+ View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như phóng to, thu nhỏ, chia
Desktop, …
+ Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình
viên, những người có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này Click vào nút Office/Excel
Options/Popular/Show Developer tab in the Ribbon.
+ Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Microsoft Excel mở một tập tin có sử dụng
các tiện ích bổ sung, các hàm bổ sung,…

3.3.2. Các thành phần của tập tin (Book, Workbook, File)
- Mỗi tập tin trong Microsoft Office Excel 2010 có thể chứa một hoặc nhiều bảng
tính (Sheet). Trong một book có tối đa 255 sheet, sheet là nơi dùng để nhập và xử lý
dữ liệu. Khi mở một tập tin mới, Microsoft Office Excel 2010 mặc định được đặt tên
là Book1.xlsx và con trỏ ô sẽ nằm ở A1 trên Sheet1, mỗi sheet sẽ được tạo thành bởi:
+ Nhiều cột Column, mỗi cột được đặt tên theo các chữ cái A, B, C..., Z; AA,
AB, …, AZ, BA, BB, ….., ZZ; AAA, AAB, …, XFD có tối đa 214 = 16.384 cột/Sheet.
+ Và nhiều dòng Row, mỗi dòng được đặt tên theo số thứ tự 1, 2, 3, …,
1.048.576 = 220 dòng/Sheet.
+ Ô (địa chỉ ô – Cell): là giao điểm của cột và dòng, được ký hiệu là
<cột><dòng>. Vd: Ô E5 là giao của cột E giao với dòng 5.
+ Vùng (địa chỉ vùng – Range): được xác định bởi ô góc trên bên trái và ô góc
dưới bên phải, giữa hai ô này có dấu : phân cách, vd: A5:E10.
- Con trỏ ô: có dạng hình chữ nhật, ô có con trỏ ô xuất hiện được gọi là ô hiện
hành. Phía dưới góc phải của con trỏ ô được gọi là Fill Handle (khi trỏ vào có dạng
dấu cộng màu đen) dùng để sao chép dữ liệu số, chuỗi và công thức.
- Con trỏ chuột: có dạng dấu cộng màu trắng dùng để đánh dấu chọn ô, vùng và
di chuyển con trỏ ô.
47

- Con trỏ chuột: có dạng mũi tên màu trắng dùng để thực hiện lệnh.
- Sheet tabs: là nơi hiển thị tên và các nút điều khiển các sheet, nó được đặt tại
phía dưới bên trái của cửa sổ book. Để di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ
việc Click vào tên sheet cần chuyển đến trong thanh sheet tab.
- Chart sheet: cũng là một sheet trong book, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị. Một
chart sheet rất hữu ích khi chúng ta muốn xem riêng lẻ từng đồ thị.

3.3.3. Phân loại địa chỉ ô


- Địa chỉ ô tương đối: công thức chứa địa chỉ tương đối sẽ thay đổi cột hoặc dòng
theo khoảng cách khi ta sao chép công thức từ nguồn sang đích đến. Ký hiệu:
<CỘT><DÒNG>, vd: cột A, dòng thứ 5 được ghi như là A5.
- Địa chỉ ô tuyệt đối: công thức chứa địa chỉ tuyệt đối sẽ không thay đổi cột hoặc
dòng khi ta sao chép công thức từ nguồn sang đích đến. Ký hiệu: <$CỘT><$DÒNG>,
vdcột A, dòng thứ 5 được ghi như là $A$5.
- Địa chỉ ô hỗn hợp: công thức chứa địa chỉ hỗn hợp sẽ thay đổi cột hoặc dòng
theo khoảng cách khi ta sao chép công thức từ nguồn sang đích đến. Có 2 dạng và
được ký hiệu: <$CỘT><DÒNG> và <CỘT><$DÒNG>, vd: cột A, dòng thứ 5 được
ghi như là $A5, A$5.
- Địa chỉ vùng: tương tự như địa chỉ ô, địa chỉ vùng cũng có 3 loại là địa chỉ vùng
tương đối, tuyệt đối và hỗn hợp.

3.4. Thoát ứng dụng Microsoft Excel 2010


- Cách 1: File/Exit.

- Cách 2: Close.

- Cách 3: click vào X/Close.

- Cách 4: Alt + F4.

- Cách 5: click vào E/Close.

Lúc đóng ứng dụng nếu có sự thay đổi nội dung bài thuyết trình mà người dùng
chưa lưu thì PowerPoint 2010 sẽ xuất hiện hộp thoại nhắc nhở lưu lại nội dung trước
khi đóng ứng dụng sẽ xuất hiện và đưa ra 3 sự lựa chọn như sau: Save: lưu lại nội
dung bài thuyết trình và đóng ứng dụng; Don’t Save: đóng ứng dụng, không lưu lại
48

nội dung; Cancel: hủy bỏ lệnh đóng ứng dụng để quay về màn hình soạn thảo
PowerPoint 2010.

3.5. Các kiểu dữ liệu

3.5.1. Dữ liệu kiểu chuỗi – Text


Dữ liệu kiểu text là tổ hợp của ký tự số, khoảng trắng, và các “ký tự phi số”. Vd:
10AA109, 127AXY, 12-976, 208 4675. Text dùng để mô tả, giải thích, định danh đối
tượng.
Các phép tính được thực hiện trên text là phép kết ghép dữ liệu (&), phép so sánh
một ngôi, phép so sánh hai ngôi và một số hàm xử lý text. Mặc định dữ liệu kiểu text
được canh trái ô khi kết thúc việc nhập (ấn phím Enter).

3.5.2. Dữ liệu kiểu số – Numbering


- Dữ liệu số là giá trị hằng gồm các ký số từ 0 đến 9, các ký tự như dấu + – ( ) , /
$ % . E e và Date, Time. Nếu dữ liệu số nhập không hợp lệ thì được xem là dữ liểu
kiểu chuỗi.
- Tại thời điểm nào đó trong ô chứa dữ liệu kiểu số chỉ có duy nhất một dấu chấm
. hoặc dấu phẩy , dùng để phân cách phần nguyên đối với số nguyên và thập phân đối
với số thực.
- Số âm bắt đầu bằng dấu trừ (–) hoặc được đặt trong cặp dấu mở (và đóng ngoặc
đơn).
- Dấu $ dùng để nhập dạng tiền tệ.
- Ký hiệu /dùng để nhập phân số. Vd: 1/2 hay 5 ½
- Ký hiệu % nhập số dạng phần trăm. Vd: 5% hay 1.50%
- E e hiển thị số khoa học. Vd: 103 = 1E+3 hay 1e+3
- Dữ liệu ngày và thời gian (Date & Time) cũng được xem là dữ liệu số. Excel
lưu trữ dữ liệu date ở dạng số (serial number) và thời gian ở dạng phân số với mẩu số
24. Có thể cộng, trừ hoặc thực hiện một số phép tính khác trên dữ liệu Date & Time,
để sử dụng chúng trong công thức hãy bao quanh bằng cặp dấu nháy kép nếu nhập trực
tiếp (nhưng phải nhập đúng dạng thức của máy). Vd: như công thức sau ="15/12/98"-
"12/5/98” cho giá trị là 217.
49

- Trong Excel dữ liệu date được đánh số từ 1 là ngày, tháng, năm đầu tiên của thế
kỷ vdnhư serial number là 1 sẽ biểu diễn cho ngày 01/01/1900.
- Khi nhập đúng dạng Date & Time và định dạng hiển thị đúng chuẩn Excel sẽ tự
động cập dạng thức và biểu diễn theo dạng hiển thị đã thiết đặt trong Control Panel và
định dạng trong Format cells.
- Dấu : dùng phân cách giờ, phút, giây.
- Dấu / phân cách ngày, tháng, năm.
- Dấu cách (Space bar) dùng để tách Date & Time khi nhập dữ liệu trong cùng
một ô. Tùy theo thiết đặt trong Control Panel mà đồng hồ hệ thống và Excel nhận dạng
Time là 12 hay 24. Để nhập Time ở dạng 12 hay 24 thì chúng ta định dạng hiển thị
có/không AM/PM.
- Mặc định dữ liệu kiểu số sẽ được canh phải ô khi kết thúc việc nhập, dữ liệu
kiểu số nhập không hợp lệ được xem là dữ liệu kiểu chuỗi.

3.5.3. Dữ liệu kiểu công thức – Formula


Dữ liệu nhập vào bảng tính có 2 loại
- Thứ nhất, hằng (constant) – là các dữ liệu do người dùng nhập và hiệu chỉnh,
hằng có thể là
+ Kiểu chuỗi (Text);
+ Kiểu số (Number) gồm có: số nguyên; số thực (phân số; dạng phần trăm), dạng
số khoa học; Date & Time.
- Thứ hai, công thức (Formula – là biểu thức dùng để thực hiện những phép tính
trên các hằng (có thể là dữ liệu số hoặc chuỗi tùy vào loại phép tính) nhằm hiển thị giá
trị trong ô nhập. Nó biểu diễn mối quan hệ về giá trị của ô công thức với các đại lượng
khác. Ký tự đầu tiên được nhập vào trong ô chứa dữ liệu kiểu công thức là dấu bằng
(=) hoặc dấu cộng (+), kết quả trả về trong ô lập công thức tùy thuộc vào loại phép tính
được thực hiện trên các hằng. Trong công thức có các loại phép tính sau:

3.5.3.1. Các phép tính số học


Phép tính Ký hiệu Vd Kết quả tại ô nhập công thức
Lấy phần trăm % 5% 0,05
Lũy thừa ^ 5^2 25
Nhân * 2,5*4 10
50

Chia / 15/2 7,5


Cộng + 10+2 12
Trừ - 15-5 10
3.5.3.2. Các phép tính so sánh 2 ngôi
Phép tính Ký hiệu Vd Kết quả tại ô nhập công thức
Bằng = 5=5 True
Nhỏ hơn < 5<2 False
Nhỏ hơn hoặc bằng <= 5<=15 True
Lớn hơn > 10>8 True
Lớn hơn hoặc bằng >= 2>=10 False
Không bằng <> 15<>5 True
3.5.3.3. Phép tính ghép dữ liệu: &
Chú ý:
- Các phép tính số học không thực hiện được trên dữ liệu kiểu chuỗi.
- Dữ liệu kiểu chuỗi khi nhập trực tiếp vào công thức phải được đặt trong ngoặc kép “”.

3.6. Các thao tác trên workbook

3.6.1. Tạo Workbook mới


- Cách 1: File/New/Blank Workbook.
- Cách 2: Ctrl + N.

3.6.2. Lưu Workbook


Bước 1:
- Cách 1: File/Save As.
- Cách 2: File/Save.
- Cách 3: Ctrl + S.
Bước 2:
- Save in: Chọn đường đường dẫn chứa File.
51

- File name: Nhập tên File cần lưu (tên File phải hợp lệ và không nhập phần mở
rộng).
- Save as type: Nếu có nhu cầu (nếu không thì để mặc định) mở File trên các
phiên bản Microsoft Excel 2003 trở trước để sử dụng ta chọn Excel 97-2003
Workbook.
- Ấn vào nút Save để lưu lại nội dung File.

3.6.3. Nhập và định dạng dữ liệu số hợp lệ

3.6.3.1. Số nguyên không có đơn vị đo lường, có dấu cách ngàn
B1: Thiết lập dấu cách ngàn, dấu cách thập phân và dấu phân cách giữa các tham
số cho các hàm trong thư viện hàm của Mcrosoft Exlcel 2010 trên Windows 7
(Control Panel/Change date time, or number formats/Additional
settings/Numbers).
Decimal Symbol: thiết lập dấu cách thập phân.
Digit Grouping Symbol: thiết lập dấu cách ngàn.

List Separator: thiết lập dấu cách cho các đối số trong hàm.
B2: Chỉ nhập số nguyên, không nhập dấu cách ngàn.
B3: Quét khối vùng dữ liệu nhập cần định dạng.
B4: Định dạng hiển thị
Cách 1: Home/Number/Number/Number
Cách 2: Home/Format/Format Cells/Number/Number
Cách 3: Right Click vị trí cân định dạng/Format Cells/Number/Number

3.6.3.2. Số nguyên có đơn vị đo lường, không có dấu cách ngàn
B1: Chỉ nhập số nguyên, không nhập đơn vị đo lường.
B2: Quét khối vùng dữ liệu nhập cần định dạng.
B3: Định dạng hiển thị
Cách 1: Home/Number/Number/Custom/
Cách 2: Home/Format/Format Cells/Number/Custom/
52

Cách 3: Right Click vị trí cân định dạng/Format Cells/ Number/Custom

3.6.3.3. Số nguyên có đơn vị đo lường, có dấu cách ngàn
B1: Thiết lập dấu cách ngàn.
B2: Chỉ nhập số nguyên, không nhập đơn vị đo lường và dấu cách ngàn.
B3: Quét khối vùng dữ liệu nhập cần định dạng.
B4: Định dạng hiển thị
Cách 1: Home/Number/Number/Custom/
Cách 2:
Cách 3:

3.6.3.4. Số thực không có đơn vị đo lường


B1: Thiết lập dấu cách thập phân.
B2: Quét khối vùng dữ liệu nhập cần định dạng.
B3: Định dạng hiển thị
Cách 1: Home/Number/Number/Number
Cách 2:
Cách 3:
B4: Nhập số thực, có nhập dấu thập phân (Del .) giữa phần nguyên và phần thập
phân.

3.6.3.5. Số thực có đơn vị đo lường


B1: Thiết lập dấu cách thập phân.
B2: Quét khối vùng dữ liệu nhập cần định dạng.
B3: Định dạng hiển thị
Cách 1: Home/Number/Number/Custom/
Cách 2:
Cách 3:
B4: Nhập số thực

3.6.3.6. Nhập số có ký hiệu phần trăm


B1: Quét khối vùng dữ liệu nhập cần định dạng.
53

B2: Định dạng hiển thị


Cách 1: Right Click/Format Cells/Number/Percentage
Cách 2:
Cách 3:
B3: Chỉ nhập số, không nhập ký hiệu %

3.6.3.7. Nhập phân số

3.6.3.8. Nhập Date, có các dạng Date thường sử dụng như
Dạng hiển thị 1: d/m/yy
Dạng hiển thị 2: d/m/yyyy
Dạng hiển thị 3: dd/mm/yy
Dạng hiển thị 4: dd/mm/yyyy
Từ 1 đến 4 có dạng thức là ngày/tháng/năm
Dạng hiển thị 5: m/d/yy
Dạng hiển thị 6: m/d/yyyy
Dạng hiển thị 7: mm/dd/yy
Dạng hiển thị 8: mm/dd/yyyy
Từ 5 đến 8 có dạng thức là tháng/ngày/năm
Thao tác:
B1: Thiết lập dạng thức cho máy (Control Panel/Change date, time, or
number formats/Additional settings/date).
Short Date Format: thiết lập dạng thức Date ngắn d/M/yy hoặc M/d/yy
Long Date Format: thiết lập dạng thức Date dài dddd, MMMM dd, yyyy hoặc
MMMM dd, dddd, yyyy

B2: Quét khối vùng cần định dạng.


B3: Định dạng hiển thị dữ liệu trong ô nhập.
Cách 1: Home/Number/Number/Custom/
54

Cách 2:
Cách 3:
B4: Nhập dữ liệu theo yêu cầu

3.6.4. Quét khối dữ liệu trong ô


- Một ô – Cell: Click vào ô cần thực hiện thao tác.
- Vùng – Range: Drag chuột từ ố góc trên bên trái đến ô góc dưới bên phải (hoặc
thực hiện ngược lại) của vùng cần quét khối.
- Một cột: Click vào tiêu đề cột cần thực hiện thao tác.
- Một dòng: Click vào tiêu đề dòng cần thực hiện thao tác.
- Nhiều vùng không liên tiếp: Quét khối vùng thứ nhất, ấn giữ phím Ctrl và đồng
thời quét khối vùng thứ 2, thứ 3, …, thứ n, để kết thúc thả nút Ctrl và nút chuột.
- Nhiều cột hoặc nhiều dòng không liên tiếp: Click vào tiêu đề cột hoặc dòng thứ
nhất, ấn giữ phím Ctrl và đồng thời Click vào tiêu đề của cột hoặc dòng thứ 2, thứ 3,
…, thứ n của phạm vi cần đánh dấu chọn, để kết thúc thả nút Ctrl và nút chuột.
- Nhiều cột hoặc nhiều dòng liên tiếp: Click vào tiêu đề cột hoặc dòng thứ đầu
tiên, ấn giữ phím Shift và đồng thời Click vào tiêu đề của cột hoặc dòng cuối cùng của
phạm vi cần đánh dấu chọn, để kết thúc thả nút Shift và nút chuột.

3.6.5. Sao chép dữ liệu


- Bước 1: Quét khối vùng cần sao chép.
- Bước 2: Thực hiện lệnh sao chép.
+ Home/Copy.
+ Right Click lên vùng đã quét khối/Copy.
+ Ctrl + C.
- Bước 3: Click vào ô đích đến (góc trên bên trái của vùng đích đến nếu dữ liệu
nguồn có nhiều ô).
Bước 4: Dán dữ liệu vào đích đến.
+ Cách 1: Home/Paste.
+ Cách 2: Right Click lên vùng đã quét khối/Paste.
55

+ Cách 3: Ctrl + V.

3.6.6. Sao chép (điền) số và công thức tự động


Trỏ chuột vào góc dưới bên phải của ô nguồn sao cho con trỏ chuột có dạng dấu cộng
màu đen đậm, đồng thời thực hiện thao tác drag về hướng đích đến.

3.6.7. Di chuyển dữ liệu


- Bước 1: Quét khối vùng cần di chuyển.
- Bước 2: Thực hiện lệnh di chuyển.
+ Cách 1: Home/Cut.
+ Cách 2: Right Click lên vùng đã quét khối/Cut.
+ Cách 3: Ctrl + X.
- Bước 3: Click vào ô đích đến (góc trên bên trái của vùng đích đến nếu dữ liệu
nguồn có nhiều ô).
Bước 4: Dán dữ liệu vào đích đến.
+ Home/Paste.
+ Right Click lên vùng đã quét khối/Paste.
+ Ctrl + V.

3.6.8. Chỉnh sửa dữ liệu


Bước 1:
+ Cách 1: Double Click vào ô cần chỉnh sửa.
+ Cách 2: Click vào ô cần chỉnh sửa/trên thanh công thức Click vào vị trí cần
chỉnh sửa.
+ Cách 3: Click chuột vào ô cần chỉnh sửa/ấn phím F2.
Bước 2: Tiến hành chỉnh sửa, để kết thúc việc chỉnh sửa ấn phím Enter.

3.6.9. Thay đổi độ rộng cột, chiều cao dòng

3.6.10. Thêm, xóa cột hoặc dòng


56

3.6.11. Đặt, xóa tên vùng

3.6.12. Di chuyển, thêm, đổi, xóa tên Sheet

3.6.13. Mở Workbook đã lưu

3.6.14. Đóng Workbook

3.7. Định dạng sheet

3.7.1. Định vị dữ liệu trong ô

3.7.2. Định dạn Font

3.7.3. Định dạng khung

3.7.4. Định dạng nền

3.8. Các hàm thông dụng trong Excel


CÚ PHÁP: =TÊN HÀM(DANH SÁCH CÁC THAM SỐ/ĐỐI SỐ)
3.8.1. Nhóm hàm xử lý chuỗi
Len(T): trả về chiều dài của chuỗi T.
Left(T;NC): trả về chuỗi con của chuỗi T tính từ trái sang phải có chiều dài được
chỉ định bởi tham số NC.
Right(T;NC): trả về chuỗi con của chuỗi T tính từ phải sang trái có chiều dài
được chỉ định bởi tham số NC.
Mid(T;SN;NC): trả về chuỗi con của chuỗi T tính từ vị trí thứ SN (bắt đầu tính
từ vị trí bên trái) có chiều dài được chỉ định bởi tham số NC.
Value(T): đổi dữ liệu kiểu chuỗi dạng ký số thành dữ liệu kiểu số.
57

Chú ý:

3.8.2. Nhóm hàm ngày&thời gian (Date&Time)


Date(y;M;d): trả về ngày/tháng/năm tương ứng với giá trị của các tham số
y;M;d.
Day(SN): trả về ngày của tham số SN.
Month(SN): trả về tháng của tham số SN.
Year(SN): trả về năm của tham số SN.
Time(h;m;s): trả về giờ:phút AM/PM của các tham số h;m;s.
Hour(SN): trả về giờ của tham số SN.
Minute(SN): trả về phút của tham số SN.
Second(SN): trả về giây của tham số SN.
Today(): trả về ngày, tháng, năm hiện hành.
Now(): trả về ngày, tháng, năm kèm theo giờ:phút hiện hành.
Weekday(SN;RT): Trả về số thứ tự tương ứng với thứ trong tuần của SN được
chỉ định bởi RT. Trong đó:
- Tham số SN là dữ liệu có dạng Date hoặc Date Time.
- RT có 3 cách trả về số thứ tự của ngày tương ứng với thứ trong tuần như sau:
+ Nếu ghi số 1 hay không ghi (để trống)
+ Nếu ghi số 2
+ Nếu ghi số 3

3.8.3. Nhóm hàm thông kê


Min(N1;N2;…): thống kê giá trị nhỏ nhất có trong các tham số N1;N2;…
Max(N1;N2;…): thống kê giá trị lớn nhất có trong các tham số N1;N2;…
Average(N1;N2;…): tính trung bình cộng của các tham số N1;N2;…
Count(V1;V2;…): thống kê dữ liệu kiểu số có trong các tham số V1;V2;…
CountA(V1;V2;…): thống kê dữ liệu kiểu số và kiểu chuỗi có trong các tham số
V1;V2;…
Countblank(R): thống kê số ô không nhập dữ liệu có trong tham số R.
58

CountIf(R;C): thống kê dữ liệu có trong tham số R thỏa điều kiện của tham số
C, trong đó:
+ Tham số R: là vùng xét điều kiện, chứa dữ liệu số; kiểu chuỗi; kiểu công thức
(cho kết quả là số hay chuỗi), và nó dùng để so sánh với điều kiện (các dữ liệu này có
thể thỏa hoặc không thỏa điều kiện), R có thể lấy địa chỉ vùng tương đối hay tuyệt đối.
+ Tham số C: là điều kiện để thống kê, nó có thể là dữ liệu kiểu số; biểu thức
hoặc chuỗi tùy ý (vd: “>2”, “2”, “nam”, “nữ”); đối với điều kiện kiểu chuỗi sẽ chấp
nhận ký tự đại diện ? *; điều kiện không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
CountIfs(R1;C1;R2;C2;…) tương tự như hàm CountIf nhưng có nhiều vùng xét
và nhiều điều kiện hơn để thống kê.
Rank(N;R;O): trả về hạng thứ của tham số N có trong tham số R theo cách thức
sắp xếp của tham số O. Trong đó
+ Tham số N là địa chỉ tương đối của một ô có dữ liệu kiểu số.
+ Tham số R là địa chỉ vùng tuyệt đối có dữ liệu kiểu số, nó là tập dữ liệu mẩu để
tham số N so sánh và trả về thứ hạng của N.
+ Tham số O là cách xếp hạng, nếu ghi số 0 – hạng được xếp xuôi; 1 – hạng sẽ
xếp ngược.

3.8.4. Nhóm hàm toán học


Int(N): trả về giá trị nguyên của tham số N.
Mod(N;D): trả về số dư của phép chia nguyên. Trong đó, tham số N là số bị
chia; tham số D là số chia.
Sum(N1;N2;…): trả về giá trị tổng của các tham số N1; N2; …
Round(N;ND): trả về giá trị đã được làm tròn của tham số N tại vị trí chỉ định
của tham số ND, nếu
+ ND > 0 vị trí làm tròn của tham số N là phần thập phân.
+ ND = 0 vị trí làm tròn của tham số N là hàng đơn vị của phần nguyên.
+ ND < 0 vị trí làm tròn của tham số N kể từ hàng chục trở về phía bên trái của
phần nguyên.
59

SumIf(R;C;SR): trả về tổng của các dữ liệu số có trong tham số SR thỏa điều
kiện của tham số C. Trong đó
+ Tham số R: là vùng xét điều kiện, chứa dữ liệu số; chuỗi; công thức (cho kết
quả là số; chuỗi), và nó dùng làm mẩu để so sánh với điều kiện (các dữ liệu này có thể
thỏa hoặc không thỏa điều kiện).
+ Tham số C: là điều kiện để thống kê, nó có thể là dữ liệu kiểu số; biểu thức
hoặc chuỗi tùy ý (vd: “>2”, “2”, “nam”, “nữ”); đối với điều kiện kiểu chuỗi sẽ chấp
nhận ký tự đại diện ? *; điều kiện không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
+ Tham số SR: là vùng chứa các dữ liệu số cần tính tổng.
SumIfs(SR;R1;C1;R2;C2;…) tương tự như hàm Sumif nhưng có nhiều vùng xét
và nhiều điều kiện hơn.

3.8.5. Nhóm hàm luận lý


Or(L1;L2;…): trả về kết quả TRUE nếu có ít nhất một biểu thức điều kiện cho
kết quả TRUE, ngược lại trả về kết quả FALSE. Trong đó các tham số L1;L2;… là
các biểu thức điều kiện.
And(L1;L2;…): trả về kết quả FALSE nếu có ít nhất một biểu thức điều kiện
cho kết quả FALSE, ngược lại trả về kết quả TRUE. Trong đó các tham số L1;L2;…
là các biểu thức điều kiện.
If(LT;VIT;VIF): trả về kết quả là giá trị của tham số VIT khi tham số LT có giá
trị TRUE, ngược lại (LT có giá trị FALSE) hàm If trả về kết quả là giá trị của tham số
VIF. Trong đó:
+ Tham số LT là biểu thức điều kiện, có thể sử dụng hàm And hay hàm Or nếu
có liên kết nhiều điều kiện.
+ Tham số VIT; VIF là các biểu thức cần tính.
Chú ý:

3.8.6. Nhóm hàm dò tìm


Vlookup(LV;TA;CIN;RL): dò tìm giá trị chỉ mục ở cột đầu tiên bên trái của
bảng dò tìm và đồng thời trả về giá trị tham chiếu nằm cùng dòng với giá trị chỉ mục
60

nếu giá trị dò tìm giống với giá trị chỉ mục, ngược lại kết quả trả về trong ô lập công
thức sẽ tùy thuộc vào cách dò tìm. Trong đó
+ Tham số LV: là giá trị dò tìm, nó dùng để đối chiếu với các giá trị chỉ mục có
trong cột đầu tiên bên trái của bảng dò tìm. Giá trị dò tìm có thể là số, chuỗi, công thức
hay tham chiếu đến địa chỉ của một ô nào đó.
+ Tham số TA: là bảng dò tìm có thể tham chiếu đến một vùng địa chỉ ô tuyệt
đối nào đó hay tên vùng. Bảng dò tìm có tối thiểu 2 cột và một dòng, cột đầu tiên bên
trái của bảng dò tìm là cột chỉ mục (điều này là bắt buộc); cột thứ 2 trở đi nằm kế cận
bên phải của cột chỉ mục là những cột chứa giá trị tham chiếu.
+ Tham số CIN: là số thứ tự của cột chứa giá trị tham chiếu (tính từ trái sang
phải) trong bảng dò tìm mà chúng ta cần lấy giá trị trả về công thức. CIN phải >1 và
CIN <= số cột lớn nhất có trong bảng dò tìm, nếu không tuân thủ quy ước này hàm sẽ
trả về #VALUE! hoặc #REF.
+ Tham số RL: là cách dò tìm, có 2 cách dò tìm
Cách dò tìm tương đối ghi: Tham số RL ghi true, 1 hay không ghi (bỏ trống).
Điều kiện để sử dụng cách dò này là cột chỉ mục phải được sắp xếp tăng.
Cách dò tìm tuyệt đối: Tham số RL ghi false hay 0.
Chú ý: kết quả trả về trong ô lập công thức khi trị dò tìm không giống với giá trị
chỉ mục.
+ Đối với cách dò tuyệt đối thì trong ô lập công thức có kết quả là #N/A.
+ Đối với cách dò tương đối, có 2 trường hợp
Nếu trị dò tìm nhỏ hơn chỉ mục đầu tiên, trong ô lập công thức có kết quả là
#N/A.
Ngược lại trong ô lập công thức có kết quả là giá trị tham chiếu nằm cùng dòng
với giá trị chỉ mục lớn nhất nhưng nhỏ hơn trị dò tìm.
Hlookup(LV;TA;RIN;RL): tương tự như hàm Vlookup nhưng dữ liệu trong
bảng dò tìm được phân bổ theo dòng.
Index(TA,RN,CN)
Match(LV,TA,RL)
61

3.9. Sử dụng công cụ miscellaneous

3.9.1. Một số khái niệm liên quan


* Database – vùng cơ sơ dữ liệu: là tập hợp các thông tin có cấu trúc liên quan
với nhau, được tổ chức theo nguyên tắc nhất định nhằm phản ánh thuộc tính của một
lớp đối tượng. Có các mô hình tổ chức CSDL như: mô hình phân cấp; mô hình mạng;
mô hình quan hệ...
- Trong đó, mô hình quan hệ có thể được biểu diễn bởi mảng hai chiều, tổ chức
thành các dòng và các cột. Mỗi dòng chứa thông tin về một đối tượng được gọi là một
mẩu tin (Record., mỗi cột chứa thông tin phản ánh thuộc tính chung của các đối tượng,
được gọi là trường dữ liệu (Field).
- Trong Excel, CSDL được tổ chức theo mô hình quan hệ dưới dạng danh sách
(list). Database là một dạng đặc biệt của bảng tính, bao gồm một khoảng liên tục các ô.
Trong Database có tối thiểu hai dòng, dòng đầu tiên chứa tên của các cột – Filed
Name, các dòng còn lại chứa dữ liệu về các đối tượng trong Database gọi là mẩu tin –
Record.
- Các thao tác trên Database
+ Chúng ta có thể dùng Excel để tạo lập CSDL hay danh mục thông tin. Các tính
năng như Data Form giúp ta nhanh chóng thêm, bớt, tìm kiếm các mẩu tin. Có thể sắp
xếp và trích lọc dữ liệu trong CSDL. Sử dụng các tính năng như Outlining hay Pivot
Table, có thể tổng hợp số liệu theo nhiều góc độ khác nhau; dùng Goal Seek và Solver
để tìm lời giải tối ưu cho các vấn đề về tài chính.
+ Các tính năng khác của Excel như Auto Fill, Auto Complete, và Pick From List
cho phép tăng tốc nhập liệu. Có thể sử dụng Template Wizard để tạo nên những mẩu
nhập liệu có dạng chuyên nghiệp. Biểu mẩu có thể chứa các hộp điều khiển như hộp
kiểm tra, thanh trượt.
Chú ý:
- Trong một sheet chỉ có tối đa một Database.
- Phải phân cách Database với các dữ liệu khác ít nhất bằng một dòng hay một
cột rỗng.
62

- Database chỉ có một dòng Field name duy nhất. Field Name nên ngắn gọn và
không trùng với những Field Name đã có.
- Trường dữ liệu – Field phải có cùng kiểu dữ liệu.
- Nên đặt tên cho Database để dễ tham chiếu trong các công thức.
- Để chọn Database chỉ cần chọn một ô bất kỳ trên Database tương ứng.
* Criteria – vùng điều kiện: khi thực hiện các thao tác trích lọc hay sử dụng các
hàm tính toán trên CSDL thông thường phải thoả mãn các điều kiện được thực hiện
trên một vùng riêng biệt với các vùng khác gọi là vùng điều kiện (Ciriteria Range).
Vùng điều kiện có tối thiểu hai dòng; dòng đầu tiên chứa tiêu đề cột (có thể giống hoặc
không giống tiêu đề của vùng CSDL); các dòng còn lại chứa các điều kiện. Có các loại
điều kiện sau:
- Ô điều kiện có kiểu số
- Ô điều kiện có kiểu chuỗi, ? *
- Ô điều kiện có kiểu so sánh một ngôi
- Ô điều kiện là công thức
- Có thể kết nối điều kiện bằng phép And, Or
* Extract – vùng rút trích: là vùng chỉ chứa tiêu đề cột, nó giống với tiêu đề của
vùng CSDL có thể là toàn phần hoặc tùy chọn, nó dùng để chứa các mẩu tin của vùng
CSDL khi thỏa điều kiện của vùng điều kiện.

3.9.2. Kiểm tra chính tả

3.9.3. Sắp xếp dữ liệu

3.9.3.1. Một cột


B1: quét khối các mẩu tin cần sắp xếp.
B2: thực hiện lệnh.
Data/Sort Smallest to Largest: để sắp xếp các mẩu tin theo thứ tự tăng.
Data/Sort Largest to Smallest: để sắp xếp các mẩu tin theo thứ tự giảm.
63

3.9.3.2. Nhiều cột


B1: quét khối vùng database chứa các cột cần sắp xếp.
B2: thực hiện lệnh
Data/Sort/chọn My data has headers
Sort by: chọn tiêu đề cột thứ nhất trong database cần sắp xếp, Sort On chọn đối
tượng cần sắp xếp; Order chọn cách sắp xếp (A to Z) để sắp xếp các mẩu tin theo thứ
tự tăng; ngược lại theo thứ tự giảm.
Nếu muốn sắp xếp các mẩu tin cho những cột khác ta chọn Add lavel, sau đó cần
khai báo tại
Then by: chọn tiêu đề cột thứ 2, thứ 3 trong database cần sắp xếp; Sort On chọn
đối tượng cần sắp xếp; Order chọn Smallest to Largest: để sắp xếp các mẩu tin theo
thứ tự tăng; Largest to Smallest: để sắp xếp các mẩu tin theo thứ tự giảm.

3.9.4. Rút trích dữ liệu


Rút trích dữ liệu là một chức năng khá quan trọng được sử dụng phổ biến trong
Excel. Đối với các bảng tính chứa nhiều thông tin khác nhau, thì việc rút trích sẽ giúp
ta dễ dàng tìm thấy các mẩu tin (thông tin) thỏa mãn một hoặc một số điều kiện nào đó
một cách dễ dàng và chính xác hơn. Có 2 cách rút trích dữ liệu như sau:
- Rút trích đơn giản: Chỉ cho xuất hiện ra những mẩu tin rút gọn cần thiết thỏa
điều kiện đơn giản trong cơ sở dữ liệu để dễ quan sát.
- Rút trích nâng cao: cho phép ta đặt các điều kiện phức tạp và di chuyển kết quả
tới một vùng khác.

3.9.4.1. Với điều kiện đơn giản


Cho phép rút trích dữ liệu theo màu sắc, nếu trong dữ liệu của chúng ta có sử
dụng các màu sắc khác nhau thì chức năng này sẽ giúp ta rút trích các màu sắc theo ý
muốn. Khi click vào Filter Color thì một danh sách các màu sẽ hiện ra để lựa chọn,
nếu không sử dụng màu sắc chỉ xuất hiện nút Custom sort mà thôi.
B1: Chọn vùng Database.
B2: Thực hiện lệnh Data/Filter/AutoFilter
Chọn các điều kiện trích, giải thích các toán tử làm điều kiện để so sánh:
64

- Các điều kiện rút trích với Text Filters:


+ Equals...: trích các mẩu tin mẩu tin có chuỗi giống với…
+ Does Not Equal...: trích các mẩu tin có chuỗi không giống với…
+ Begins with...: trích các mẩu tin có chuỗi bắt đầu với…
+ Ends with...: trích các mẩu tin có chuỗi kết thúc với…
+ Contains...: trích các mẩu tin có chuỗi bao gồm…
+ Does not contain...: trích các mẩu tin có chuỗi không bao gồm…
+ Custom Filter…: điều kiện khác.
Lưu ý: từ excel 2010 trở đi, excel hỗ trợ thêm tính năng rút trích dữ liệu tìm kiếm
(Search), chỉ cần nhập điều kiện rút trích vào ô Search, excel sẽ tự động rút trích ra các
kết quả thỏa mãn điều kiện đã được thiết lập.
- Các điều kiện rút trích với Number Filters:
+ Equals…: giá trị trong ô bằng (=) với giá trị so sánh.
+ Does Not Equal…: giá trị trong ô không bằng (<>) giá trị so sánh.
+ Greater Than: giá trị trong ô lớn hơn (>) giá trị so sánh.
+ Greater Than Or Equal To: giá trị trong ô lớn hơn hoặc bằng (>=) giá trị so
sánh.
+ Less than: giá trị trong ô nhỏ hơn (<) giá trị so sánh.
+ Less Than Or Equal To: giá trị trong ô nhỏ hơn hoặc bằng (<=) giá trị so sánh.
+ Between: giá trị trong ô nằm trong đoạn từ a đến b (bao gồm 2 cận trên và dưới
a, b).
+ Top 10: giá trị nằm trong tốp 10 (Có thể lựa chọn là top từ trên xuống hoặc từ
dưới lên và có số lượng tùy chọn).
+ Above Average: giá trị trong ô lớn hơn giá trị trung bình so sánh.
+ Below Average: giá trị trong ô nhỏ hơn giá trị trung bình so sánh.
+ Custom Filter…: điều kiện khác

3.9.4.2. Với điều kiện phức tạp


B1: Chọn vùng Database.
65

B2: Tạo vùng điều kiện – Criteria.


B3: Tạo vùng rút trích – Extract (nếu được yêu cầu).
B4: Thực hiện lệnh Data/Advanced
Action: chọn cách thức lưu trữ dữ liệu, có 2 cách.
Filter the list, in-place: dữ liệu thỏa điều kiện của vùng điều kiện sẽ được lưu trữ
trên Database.
Copy to another location: dữ liệu thỏa điều kiện của vùng điều kiện sẽ được lưu
trữ trên Extract.
List range: khai báo địa của vùng Database.
Criteria range: khai báo địa chỉ vùng Creteria.
Copy to: khai báo địa chỉ vùng Extract.
Unique records only:
OK

3.9.5. Làm việc với biểu đồ


Sinh viên tự nghiên cứu.

3.9.6. In bảng tính


Sinh viên tự nghiên cứu.

You might also like