Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

"Hà Nội là nơi gặp gỡ của những con người từ khắp mọi miền đất nước".

Quả
thật, Hà Nội đẹp và bình dị, đáng yêu và mơ màng, giống như một thứ tình yêu không
dễ để gọi tên, chỉ biết ngắm nhìn, trân trọng và nâng niu từng khoảnh khắc. Hà Nội
được biết đến là thủ đô nghìn năm văn hiến, với những góc phố, mái nhà cổ kính rêu
phong theo thời gian,… Và có thể nói, cuốn sách “Hà Nội băm sáu phố phường”
chính là tác phẩm có thể giúp ta hiểu hơn về một Hà Nội như thế, hiểu thêm về những
nét đẹp của thủ đô yêu dấu.

“Hà Nội băm sáu phố phường” là một tập bút ký nổi tiếng của nhà văn Thạch
Lam (1910 - 1942), quê ở Cầm Giàng, Hải Dương. Ông là một cây bút tiêu biểu của
nhóm Tự lực văn đoàn. Sau khi Thạch Lam qua đời, những bài viết của ông về Hà
Nội được tập hợp lại thành cuốn sách này, như một lời nhắn nhủ với mọi người hãy
yêu mến Hà Nội với tất cả trái tim.

Thạch Lam đã từng chia sẻ: “Người Pháp có Paris, người Anh có London,…
Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết,
mến yêu”. Và người Việt Nam ai trong mỗi chúng ta cũng có quyền tự hào khi sở hữu
Hà Nội - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.

“Hà Nội băm sáu phố phường” vẽ nên bức tranh sinh động về đời sống dân
sinh của thủ đô ngàn năm văn hiến. Tác phẩm đi sâu miêu tả những con phố cổ kính,
những món quà đặc trưng và nét văn hóa ẩm thực tinh tế của Hà Nội. Qua những
trang viết đầy chất thơ, tác giả đã khơi gợi niềm yêu mến và sự tò mò của người đọc
về mảnh đất kinh kỳ này. Dưới ngòi bút tài hoa của Thạch Lam, những mái nhà cổ
kính, những con phố quanh co hiệ n lên đầy sống động và thơ mộng, là những thức
quà đặc trưng của Hà Nội. Mỗi món ăn đều mang hương vị riêng, thể hiện nét văn hóa
độc đáo của người Hà Thành. Bên cạnh đó, “HNBSPP” còn là một bản tình ca về nhịp
sống của Hà Nội. Đó là sự hòa quyện giữa sự ồn ào, náo nhiệt của phố phường và sự
thanh bình, yên ả của những con hẻm nhỏ. Có thể nói “HNBSPP” là một tác phẩm giá
trị giúp người đọc hiểu thêm về mảnh đất và con người Hà Nội.

Ấn tượng đầu tiên đối với độc giả chính là bìa sách, nổi bật lên trang bìa ấy là
một bức tranh thu nhỏ đầy ấn tượng về mảnh đất kinh kỳ. Trên nền màu vàng nâu cổ
kính, hình ảnh một góc phố cổ Hà Nội hiện lên với những mái ngói rêu phong, những
hàng cây xanh rì rào và dòng người tấp nập. Nổi bật giữa khung cảnh ấy là tên sách
được in bằng chữ màu đỏ tươi, thu hút sự chú ý của người đọc. Với bố cục bìa sách
đơn giản nhưng tinh tế, gợi cảm giác hoài niệm về một Hà Nội xưa thanh bình và cổ
kính. Hình ảnh bìa sách được chọn lọc kỹ lưỡng, thể hiện đúng chủ đề của tác phẩm -
một Hà Nội với những con cố phố cổ kính, những nét văn hóa truyền thống và cuộc
sống bình dị của người dân. Nhìn vào bìa sách, ta như được lạc bước vào một Hà Nội
xưa đầy thơ mộng và quyến rũ.

“HNBSPP” là một tuyển tập những bài bút ký đầy ắp tình yêu thương về mảnh
đất kinh kỳ. Tác phẩm đưa người đọc phiêu lưu qua từng con phố cổ, khám phá
những câu chuyện đời thường ẩn sau những tấm biển hiệu, những ngôi nhà cũ kỹ. Mở
đầu tác phẩm, Thạch Lam dẫn dắt người đọc đến với thế giới của những tấm biển
hiệu. Mỗi tấm biển hiệu đều mang theo câu chuyện riêng, gắn liền với cơ nghiệp và số
phận của người buôn bán. Có những tấm biển hiệu được viết bằng thứ tiếng Pháp hoa
mỹ, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Đông và Tây. Cũng có những tấm biển hiệu
được viết bằng tiếng Việt chân chất, mộc mạc, phảng phất hồn cốt của người Hà Nội
xưa.Tiếp theo, tác giả miêu tả những ngôi nhà cổ kính trong lòng phố cổ. Đó là những
ngôi nhà với kiến trúc đặc trưng, với mảng sân vuông lộ thiên, bể non bộ, cá vàng,
chậu lan... Mỗi ngôi nhà như một mảnh ghép ký ức, lưu giữ dấu ấn của biết bao kiếp
người từng sinh ra và lớn lên tại đây. Bằng ngòi bút tinh tế và đầy cảm xúc, Thạch
Lam đã vẽ nên một bức tranh Hà Nội đầy sống động và chân thực. Tác phẩm không
chỉ là lời ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội mà còn là tiếng lòng của một người con yêu tha
thiết mảnh đất quê hương.

Nhưng ấn tượng hơn cả trong tác phẩm của Thạch Lam có lẽ là những trang
về văn hóa ẩm thực của người dân Hà Thành. Dưới ngòi bút tài hoa, những thức quà
Hà Nội xưa hiện lên đầy sống động và hấp dẫn. Bún sườn nóng hổi, thơm ngon, bánh
đậu giòn tan, béo ngậy, bánh khảo ngọt ngào, bùi bùi,… mỗi món ăn đều mang hương
vị đặc trưng riêng, khiến người đọc phải xuýt xoa, phải thèm thuồng. Tất cả hiện lên
qua lăng kính của nhà văn đều mang cái phong vị rất riêng của xứ Kinh kì mà không
đâu có được. Cùng là món bún chả ấy, nhưng bún chả của Hà Nội lại “ngon và đậm
thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.” Cũng không phải ngẫu nhiên
mà ngòi bút của ông miêu tả thật kĩ lưỡng cách người Hà Nội làm và thưởng thức
chúng. Phở ngon của Hà Nội thì “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát,
thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt và hành tây đủ cả…” Hay như cách thưởng
thức cốm cũng được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ “Cốm không phải là thức quà của người
ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ…”Tác giả không chỉ
miêu tả hương vị của các món ăn mà còn đi sâu vào phân tích ý nghĩa văn hóa của
chúng. Qua những món quà bình dị, Thạch Lam khẳng định ăn quà không chỉ là để
thỏa mãn nhu cầu thiết yếu mà còn là cách để cảm nhận tinh hoa văn hóa và bộc lộ nét
đẹp trong cách thưởng thức của người Hà Nội. Theo Thạch Lam, "Ăn quà cũng là
một nghệ thuật". Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món quà, người ta cần có sự
tinh tế trong cảm nhận và sự tao nhã trong cách thưởng thức.

Giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thư thái như đưa người đọc phiêu lưu qua
từng con phố cổ, khám phá những nét đẹp tinh tế của Hà Nội xưa. Tác phẩm vẽ nên
bức tranh Hà Nội thanh lịch, cổ kính với những con người thanh tao. Qua những món
ăn bình dị như phở, bún chả, cốm,... Thạch Lam khẳng định văn hóa ẩm thực tinh tế
của người Hà Thành. Nét đẹp ấy còn thể hiện qua những thú ăn chơi tao nhã như
thưởng thức trà sen, đi nghe ca trù,...Với tâm hồn đồng điệu với Hà Nội, Thạch Lam
đã chắt lọc những tinh hoa, những vẻ đẹp đang dần mai một để lưu giữ vào trang sách.
Ông yêu và trân trọng những con phố dài với những gánh hàng hoa, những cô gái làng
Vòng gánh cốm bán rong trên phố,...Tác phẩm không chỉ thể hiện tình yêu mà còn là
niềm trăn trở của tác giả trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại. Thạch Lam
khéo léo phê phán những cái xấu đang dần len lỏi vào đất Hà thành, góp phần gìn giữ
những giá trị văn hóa truyền thống. “Hà Nội băm sáu phố phư ờng” là một tác phẩm
giá trị, giúp người đọc hiểu thêm về mảnh đất và con người Hà Nội. Khó ai có khả
năng lưu giữ tài tình như Thạch Lam, đã vẽ nên một Hà Nội “đẹp” và “thơm” đến nao
lòng.

Đó là hình ảnh Hà Nội trong ký ức xưa cũ, những nét đẹp văn hóa, cả một bề
dày trầm tích đất thủ đô dường như dần bị mai một, tàn phai theo tháng năm. Hà Nội
năm 2024 đang bước những bước hối hả trên con đường hội nhập, phát triển. Chúng
em những thiếu nhi thủ đô càng thấu hiểu lời nhắn nhủ sâu sắc khi đọc cuốn sách
“HNBSPP” rằng hãy ra sức học tập thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi để xây dựng
nên thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn, phát triển bền vững trong tương lai. Hà Nội xưa
vẫn còn đấy, mọi người vẫn rỉ tai nhau về những quán ăn ngon, đặc sản HN để cùng
thưởng thức, những địa điểm đẹp để ghé thăm, những góc rất riêng của HN.

“Hà Nội băm sáu phố phường” là minh chứng cho tình yêu sâu sắc của Thạch
Lam dành cho mảnh đất kinh kỳ. Qua từng trang viết, ta cảm nhận được sự trân trọng
của tác giả đối với văn hóa và quá khứ của Hà Nội. Mỗi người con Hà Nội, ai cũng
nên sở hữu cho mình cuốn sách này. Tập bút ký như một lời chào mời, dẫn dắt ta vào
hành trình khám phá vẻ đẹp độc đáo của Hà Nội. Từng con phố, góc nhà được Thạch
Lam miêu tả tỉ mỉ, sống động như đưa ta trở về với một Hà Nội xưa thanh lịch, bình
dị. Lịch sử và văn hóa hòa quyện trong từng trang viết, vẽ nên bức tranh đầy màu sắc
về thủ đô ngàn năm văn hiến.

“Hà Nội băm sáu phố phường” không chỉ là lời ca tụng vẻ đẹp Hà Nội, mà còn
là lời kêu gọi mỗi người hãy cảm nhận Hà Nội bằng trái tim. Đọc sách, ta như được
hít hà hương thơm của một góc nhỏ xưa cũ, thả hồn vào dòng lịch sử mênh mang và
cảm nhận những nét đẹp tinh túy của Hà Nội trong trái tim mình. Cuốn sách khép lại
với lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa: “Hà Nội xinh xắn lắm, đừng cứ mơ về những nơi xa xôi
mà chẳng mơ về Hà Nội.” Thạch Lam đã khơi gợi niềm tự hào và tình yêu Hà Nội
trong mỗi người đọc. “Hà Nội băm sáu phố phường” là một di sản tinh thần quý giá,
là lời tri ân của Thạch Lam dành cho mảnh đất kinh kỳ. Cuốn sách là món quà ý nghĩa
dành cho những ai yêu Hà Nội và muốn khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của thủ đô.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy khơi dậy và lan tỏa
tình yêu sách đến với cộng đồng, khuyến khích mọi người đọc sách, hiểu biết về văn
hóa và lịch sử của đất nước, từ đó thêm yêu quê hương mình. Cuộc thi Đại sứ văn hóa
đọc là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa, góp phần xây dựng xã hội học tập và phát
triển đất nước. Hy vọng rằng, cuộc thi sẽ tiếp tục được tổ chức thường xuyên và ngày
càng nhân rộng, để văn hóa đọc thực sự trở thành nét đẹp trong đời sống của mỗi
người dân Việt Nam.

You might also like