Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ỨNG PHÓ VỚI


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020
MÃ SỐ: BĐKH/16-20

Đề tài “ Nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững vùng
ven biển Việt Nam, thử nghiệm ứng dụng cho vùng điển hình và đề
xuất giải pháp nhân rộng.”
Mã số: BĐKH.23/16-20

BÁO CÁO CÔNG VIỆC


(Nội dung 4, Công việc 6)
ĐIỀU TRA BỔ SUNG, XÂY DỰNG VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU
DẠNG GIS VỀ CÁC YẾU TỐ THUỘC HỆ THỐNG TỰ NHIÊN,
XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG Ở
THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN
TỶ LỆ 1:50.000

Cơ quan chủ trì đề tài: Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi
trường và ứng phó biến đổi khí hậu
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đình Thái
Đại diện những người thực hiện: TS. Lưu Việt Dũng

Hà Nội - 2019
2
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2016-2020
MÃ SỐ: BĐKH/16-20

Đề tài “ Nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững vùng
ven biển Việt Nam, thử nghiệm ứng dụng cho vùng điển hình và đề
xuất giải pháp nhân rộng.”
Mã số: BĐKH.23/16-20

BÁO CÁO CÔNG VIỆC


(Nội dung 4, Công việc 6)
ĐIỀU TRA BỔ SUNG, XÂY DỰNG VÀ CẬP NHẬT DỮ LIỆU
DẠNG GIS VỀ CÁC YẾU TỐ THUỘC HỆ THỐNG TỰ NHIÊN,
XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG Ở
THÀNH PHỐ PHAN THIẾT, TỈNH BÌNH THUẬN
TỶ LỆ 1:50.000

CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐẠI DIỆN NGƯỜI


PHÓ GIÁM ĐỐC ĐỀ TÀI THỰC HIỆN

TS. Nguyễn Tài Tuệ PGS. TS. Nguyễn Đình Thái TS. Lưu Việt Dũng

Hà Nội - 2019
NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

STT Họ và tên

1 Lưu Việt Dũng

2 Lương Lê Huy

3 Nguyễn Đức Chính

4 Nguyễn Doanh Khoa

5 Cao Thúy Bình

6 Lương Thị Phương

7 Đoàn Thị Ngọc Huyền

8 Nguyễn Thùy Linh

9 Cao Chiến

10 Nguyễn Thị Xuân

11 Đỗ Đức Nguyên

12 Lã Thị Oanh

13 Nguyễn Phương Thúy

ii
MỤC LỤC

MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH............................................................................................iv
MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
1.1. CƠ SỞ PHÂN VÙNG KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN
THIẾT...............................................................................................................9
1.2. CÁCH TIẾP CẬN......................................................................................9
1.2.1. Tiếp cận kế thừa - phát triển - sử dụng................................................9
1.2.2. Tiếp cận hệ thống: hệ thống tự nhiên, xã hội, con người..................10
1.2.3. Tiếp cận tích hợp và liên ngành........................................................10
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................10
1.3.1. Phương pháp tổng hợp, kế thừa và phân tích tài liệu........................10
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu....................................................12
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ BỘ DỮ LIỆU DẠNG GIS PHÂN VÙNG TỔNG
HỢP CHO VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT......................13
2.1. CÁC PHỤ VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT................13
2.2. QUY TRÌNH LẬP BỘ DỮ LIỆU GIS KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH
PHỐ PHAN THIẾT.........................................................................................15
2.2.1. Kế thừa kết quả xây dựng bộ dữ liệu GIS.........................................16
2.2.2. Phân tích nội dung dữ liệu.................................................................17
2.2.3. Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu......................................................17
2.2.4. Nhập dữ liệu......................................................................................19
2.2.5. Biên tập dữ liệu.................................................................................21
2.2.6. Kiểm tra, đánh giá dữ liệu.................................................................22
2.2.7. Đóng gói dữ liệu và sử dụng.............................................................22
2.3. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG CỦA DỮ LIỆU...........................................22
2.4. TRUY VẤN THÔNG TIN TRONG DỮ LIỆU GIS...............................23
2.5. KẾT QUẢ BỘ DỮ LIỆU DẠNG GIS PHÂN VÙNG TỔNG HỢP.......24
KẾT LUẬN........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng phân phụ vùng khu vực biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận………………………………………………………………………...…13

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Quy trình xây dựng thành lập dữ liệu GIS khu vực ven biển thành phố
Phan Thiết............................................................................................................15
Hình 2.2. Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu bằng ArcMap 10.3.........................18
Hình 2.3. Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu bằng FME Workbench 2016.1......19
Hình 2.4. Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính...............................21
Hình 2.5. Xây dựng các map documents cho từng nhóm chỉ tiêu và hợp phần..22
Hình 2.6. Truy vấn thông tin bảng thuộc tính trong ArcMap 10.3 …………….24
Hình 2.7. Truy vấn bảng thuộc tính theo đối tượng của lớp thông
tin………….24

iv
MỞ ĐẦU

Thành phố Phan Thiết gồm các phường, xã: Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Hải,
Thanh Hải, Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo, Phú Thủy, Đức Long, và xã Tiến
Thành. Thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
tỉnh Bình Thuận với diện tích là 207 km 2, bờ biển trải dài 57,4 km với hệ thống
cồn cát ven biển và hệ tầng cát đỏ độc đáo ở Việt Nam. Khu vực thành phố Phan
Thiết nằm tại cực Nam của Nam Trung Bộ nhưng thuộc vùng kinh tế Đông Nam
Bộ, có tính đại diện cao cho khu vực ven biển miền Nam Việt Nam, có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia. Ngoài ra,
đây cũng là một ngư trường quan trọng và lớn của tỉnh Bình Thuận, nằm gần
khu vực nước trồi Biển Đông, có tài nguyên sinh vật phong phú, tính đa dạng
sinh học cao, đa dạng về các hệ sinh thái biển và ven biển. Do vậy, khu vực
Phan Thiết rất phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng và đánh bắt thủy
hải sản, công nghiệp chế biến hải sản (nước mắm), và du lịch nghỉ dưỡng. Tuy
nhiên, khu vực thành phố Phan Thiết đang chịu các tác động mạnh mẽ từ hiện
tượng BĐKH và nước biển dâng gây ra xói lở bờ biển, bồi tụ biến động luồng
lạch và cường hóa ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số và các
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đã
và đang gây suy thoái chất lượng môi trường sống. Các tác động này gây ảnh
hưởng lớn tới phát triển kinh tế xã hội ven biển, đặc biệt là hoạt động du lịch
nghỉ dưỡng, làm mất cảnh quan, phá hủy cơ sở hạ tầng, mất đất canh tác, gây ra
thiệt hại kinh tế lớn lên xã hội.
Quy hoạch phát triển tới năm 2030, tầm nhìn 2040 của thành phố Phan
Thiết là hướng tới xây dựng đô thị du lịch biển cấp quốc gia, lấy kinh tế biển và
du lịch là trọng tâm, tăng cường các biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu. Với mục tiêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố
Phan Thiết đã và đang được triển khai xây dựng như hệ thống sân bay, đường
quốc lộ, đường cao tốc, cảng du lịch, khu đô thị-dịch vụ.... Tuy nhiên, các mục
tiêu này cũng gặp nhiều thách thức trước các biểu hiện của biến đổi khí hậu, đặc
biệt là hiện tượng xói lở bờ biển gây mất quỹ đất, phá hủy cơ sở hạ tầng trong
những năm gần đây. Các thách thức này đe đọa mục tiêu phát triển của khu vực,

5
đồng thời đe dọa tính bền vững của vùng ven biển Phan Thiết. Do đó, đây là
thời điểm và khu vực thuận lợi để tiến hành thử nghiệm đánh giá tính bền vững
của vùng ven biển, từ đó góp phần cung cấp thông tin nhằm nâng cao năng lực
ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững vùng ven biển Phan Thiết và
có khả năng áp dụng cho các khu vực thành phố ven biển khác.
Tóm lại, dựa vào các phân tích ở trên có thể thấy rằng đặc trưng và mối
quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên - xã hội - con người ở vùng ven biển vịnh
Tiên Yên, huyện Thạch Hà và thành phố Phan Thiết là rất chặt chẽ và có thể đại
diện cho các đặc trưng chính của vùng ven biển Việt Nam. Vùng vịnh Tiên Yên
đại diện cho vùng ven biển phía Bắc và các tiêu chí đa dạng về hệ sinh thái rừng
ngập mặn, tài nguyên đất ngập nước và vai trò của các nguồn tài nguyên này đối
với việc phát triển sinh kế, hệ thống xã hội và con người. Vùng huyện Thạch Hà
đại diện cho vùng ven biển miền Trung và các khu vực khai thác khoảng sản ven
biển mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường điển hình và tác động ngược lại của suy
thoái hệ thống tự nhiên đến tính bền vững của hệ thống xã hội và con người.
Vùng thành phố Phan Thiết đại diện cho khu vực miền Nam và nới có sự phát
triển du lịch, đô thị ven biển mạnh mẽ, chịu tác động mạnh của BĐKH (xói lở
bờ biển, nước biển dâng). Vì vậy, việc lựa chọn các vùng ven biển này để
nghiên cứu thử nghiệm nhằm hướng đến các mục tiêu gồm: đánh giá được độ
phù hợp, chính xác của bộ tiêu chí và quy trình đánh giá tính bền vững cho vùng
ven biển; xây dựng được các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải
pháp nâng cao tính bền vững cho vùng ven biển; rút được các bài học kinh
nghiệm, làm cơ sở để triển khai đề xuất được giải pháp ứng dụng bộ tiêu chí và
chỉ tiêu đánh giá cho các vùng ven biển khác ở Việt Nam, phục vụ chủ động ứng
phó BĐKH, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Do vậy, nhiệm vụ “Điều tra bổ sung, xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng
GIS về tính đa dạng, phân dị và đặc trưng cốt lõi các yếu tố thuộc hệ thống tự
nhiên, xã hội và con người liên quan đến tính bền vững ở vùng ven biển thành
phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” là cần thiết để đánh giá được tác động của các
yếu tố kể trên đối với tính bền vững vùng ven biển. Nhiệm vụ này nằm trong nội
dung nghiên cứu số 4 “Thử nghiệm ứng dụng bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
tính bền vững cho vùng ven biển vịnh Tiên Yên (Quảng Ninh), huyện Thạch Hà
(Hà Tĩnh), thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) và đánh giá khả năng nhân rộng”
thuộc đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá tính bền

6
vững vùng ven biển Việt Nam, thử nghiệm ứng dụng cho vùng điển hình và đề
xuất giải pháp nhân rộng”, mã số BĐKH.23/16-20.
1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 2021/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt kinh phí nhiệm vụ khoa học và
công nghệ đặt hàng tuyển chọn cấp quốc gia thực hiện từ năm 2017 thuộc
Chương trình (Khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài
nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020”.
- Căn cứ hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ số 23/HĐ-
KHCN-BĐKH/16-20 ngày 25/8/2017 giữa Văn phòng Chương trình KH&CN
cấp quốc gia về tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu với Viện Nghiên cứu
Địa môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu về việc thực hiện đề tài “Nghiên
cứu xác lập bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững vùng ven biển Việt Nam, thử
nghiệm ứng dụng cho một vùng điển hình và đề xuất giải pháp nhân rộng”.
2. Mục tiêu
Có được bộ dữ liệu dạng GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các
yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của BĐKH, thiên tai và hoạt động
nhân sinh ở khu vực thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:50.000.
3. Nội dung và nhiệm vụ
Nội dung công việc “Điều tra bổ sung, xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng
GIS về các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên, xã hội và con người liên quan đến
tính bền vững ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:50.000” gồm các
hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Điều tra bổ sung về tính đa dạng, phân dị và đặc trưng cốt
lõi các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên, xã hội và con người ở vùng ven biển
thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Hoạt động 2: Phân tích mẫu kiểm chứng, bổ sung phục vụ đánh giá các
tiêu chí phục vụ đánh giá tính bền vững ở vùng ven biển thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận.
Hoạt động 3: Xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về tính đa dạng,
phân dị và đặc trưng cốt lõi các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên liên quan đến
tính bền vững vùng ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.tỉ lệ
7
1:50.000.
Hoạt động 4: Xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về các yếu tố thuộc
hệ thống xã hội liên quan đến tính bền vững vùng ven biển thành phố Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Hoạt động 5: Xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về các yếu tố thuộc
hệ thống con người liên quan đến tính bền vững vùng ven biển thành phố Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận.
4. Sản phẩm giao nộp
- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống tự nhiên ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu, thiên
tai và hoạt động nhân sinh thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ
1:50.000.
- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống xã hội ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
và hoạt động nhân sinh thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống con người ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu,
thiên tai và hoạt động nhân sinh thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

8
CƠ SỞ PHÂN VÙNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ PHÂN VÙNG KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN
THIẾT
Trên cơ sở phân tích đặc trưng phân dị các đặc trưng của hệ thống tự
nhiên, xã hội và con người ở khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận sẽ xác định các tiêu chí để phân vùng tổng hợp. Các tiêu chí sử dụng
trong phân vùng bao gồm:
1) Đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình địa mạo;
2) Đặc điểm địa chất;
3) Đặc điểm phân dị về khí hậu, bức xạ, lượng mưa và lượng bốc hơi;
4) Đặc điểm tài nguyên đất;
5) Đặc điểm thủy văn, phân dị về dòng chảy, chế độ thủy văn;
6) Đặc điểm hải văn;
7) Đặc điểm tài nguyên khoáng sản;
8) Đặc điểm về dân số, cơ cấu kinh tế;
9) Đặc điểm về xã hội bao gồm: giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng, giao
thông, công trình thủy
10) Đặc trưng về trình độ học vấn và sức khỏe con người.
Các thông tin số liệu kể trên được xây dựng và tổng hợp trên một bộ dữ
liệu GIS thông nhất bằng phần mềm ArcGIS. Các lớp thông tin được chồng lớp
và đánh giá, lựa chọn thành các vùng khác nhau để xem xét về các yếu tố ảnh
hưởng đến hiện trạng tác động của thiên tai và BĐKH.

1.2. CÁCH TIẾP CẬN


1.2.1. Tiếp cận kế thừa - phát triển - sử dụng
Để thực hiện được công việc này, các số liệu, dữ liệu, bản đồ đã được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau như các đề tài nghiên cứu các cấp, các báo cáo
trong nước và quốc tế, các báo cáo niên giám thống kê, các thông tin trên các

9
trang web của các địa phương thuộc khu vực nghiên cứu và các thông tin công
bố khác. Một số nguồn tài liệu, kết quả nghiên cứu khoa học đã được thu thập
gồm các nghiên cứu trên thế giới về phát triển bền vững khu vực ven sông dưới
tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến
đánh giá tác động BĐKH, thiên tai, hoạt động nhân sinh đã thực hiện ở Việt
Nam nói chung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng. Bộ dữ liệu GIS do đề tài đã
xây dựng ở Công việc 6: Điều tra bổ sung, xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng
GIS về các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên, xã hội và con người liên quan đến
tính bền vững ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
1.2.2. Tiếp cận hệ thống: hệ thống tự nhiên, xã hội, con người
Cũng tương tự như việc thực hiện công việc 5, Nội dung 1 của đề tài này.
Cách tiếp cận hệ thống tự nhiên, xã hội và con người được sử dụng để phát hiện
các đặc điểm phân dị của các phụ vùng khu vực ven biển thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận. Khu vực ven biển thành phố Phan Thiết có sự đa dạng về điều
kiện tự nhiên, đa dạng về các loại hình tài nguyên thiên nhiên như các hệ sinh
thái đất ngập nước. Do vậy, tạo điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp,
nuôi trồng trồng thủy sản, du lịch – dịch vụ, giao thông vận tải,... Khu vực ven
biển thành phố Phan Thiết bao gồm 10 phường, xã: Mũi Né, Hàm Tiến, Phú
Hải, Thanh Hải, Hưng Long, Đức Thắng, Lạc Đạo, Phú Thủy, Đức Long và xã
Tiến Thành, có sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực của các địa phương còn chưa theo kịp được tốc độ
phát triển và diễn biến của các biến đổi tự nhiên và môi trường.
1.2.3. Tiếp cận tích hợp và liên ngành
Việc đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH, tài nguyên môi trường cần phải
xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, theo tiềm năng sử dụng của nhiều ngành
kinh tế khác nhau và ở những mức độ sử dụng khác nhau (trực tiếp, gián tiếp,
bảo tồn…). Việc sử dụng tài nguyên, điều kiện tự nhiên, KT-XH phải đảm bảo
tổng hiệu quả kinh tế, dung hoà mâu thuẫn lợi ích sử dụng, bảo đảm tôn trọng
các yếu tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy được
các giá trị tự nhiên và nhân văn.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp tổng hợp, kế thừa và phân tích tài liệu

10
Tổng hợp và phân tích tài liệu nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các
số liệu, dữ liệu về xây dựng bộ dữ liệu dạng GIS phân vùng tổng hợp về sự phân
dị của các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của BĐKH, thiên tai và hoạt
động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ
1:50.000.
1.3.1.1. Thu thập tài liệu, dữ liệu
Thu thập các dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các
loại tài nguyên và hệ sinh thái vùng ven biển; các số liệu về hiện trạng thiên tai,
tai biến, BĐKH, các báo cáo kinh tế - xã hội, các bộ chỉ số về PTBV, các báo
cáo hiện trạng môi trường, số liệu niên giám thống kê sẽ được thu thập có chọn
lọc từ các xã, phường và thị trấn ven biển; các tài liệu, báo các liên quan từ các
Bộ, Ban ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn; các viện nghiên cứu và trường đại học…; hệ thống chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,...
Thu thập các số liệu, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã có về các
vấn đề liên quan đến đề tài từ các Chương trình khoa học và công nghệ các cấp:
- Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước phục vụ chương trình
mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, 2011-2015;
- Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về chủ động ứng phó
biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, 2016-2020;
- Chương trình KH&CN KC.08, giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 về
Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi
trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
- Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ PTBV vùng Bắc Trung
Bộ
- Các chương trình khoa học, công nghệ khác liên quan.
Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các nguồn thông tin khác nhau:
từ các trang web của các tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu, các thông tin về thiên
tai, BĐKH của các tổ chức, các cơ sở dữ liệu mở kết hợp khảo sát thực địa và
phỏng vấn xã hội.
1.3.1.2. Phân tích tài liệu
11
Các tài liệu thứ cấp sẽ được phân loại thành các chủ đề, nhóm tài liệu
phục vụ các nội dung xây dựng bộ dữ liệu dạng GIS phân vùng tổng hợp về sự
phân dị của các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của BĐKH, thiên tai
và hoạt động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
tỷ lệ 1:50.000.
1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu
Phương pháp xử lý số liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây
dựng bộ dữ liệu dạng GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố ảnh
hưởng đến đặc trưng tác động của BĐKH, thiên tai và hoạt động nhân sinh khu
vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:50.000. Các thông
tin được thu thập từ các nguồn khác nhau như kết quả đề tài dự án, sách, báo, tạp
chí, các tài liệu trên internet có nguồn gốc rõ ràng sau khi được thu thập cần
được tiến hành xử lý và phân tích số liệu, loại bỏ các số liệu có độ vênh và
không chính xác.
Các số liệu được sắp xếp theo các tập dữ liệu trên phần mềm excel, với
các cột là các trường dữ liệu, các dòng là các chỉ tiêu dữ liệu khác nhau. Các số
liệu, dữ liệu này có thể được xử lý thông qua các bước trung gian như phân tích
không gian, chồng chập lớp có trọng số, các phép tính toán thống kê địa lý nhằm
góp phần loại bỏ được các yếu tố sai sót trong quá trình xây dựng dữ liệu. Bên
cạnh đó, các đối tượng trong cùng một lớp dữ liệu cũng sẽ được rà soát, đánh
giá nhằm đem lại bộ dữ liệu có độ tin cậy cao nhất.

12
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ BỘ DỮ LIỆU DẠNG GIS PHÂN VÙNG TỔNG
HỢP CHO VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT

2.1. CÁC PHỤ VÙNG VEN BIỂN THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
Các đặc trưng phân dị của các hệ thống tự nhiên, xã hội và con người ở
các xã phường ven biển thành phố Phan Thiết được phân chia thành 3 khu vực,
bao gồm: Vùng đồng bằng ven sông Cà Tỳ; Vùng cồn cát, bãi cát ven biển;
Vùng đất mặn (Error: Reference source not found). Đặc trưng của các vùng này
được trình bày như trong Error: Reference source not found.

Hình 2.1. Các phụ vùng khu vực ven biển thành phố Phan Thiết
Bảng 2.1. Bảng phụ vùng khu vực ven biển thành phố Phan Thiết
Các yếu Vùng đồng bằng ven Vùng cồn cát, bãi Vùng đất mặn
tố sông Cà Tỳ cát ven biển
HỆ THỐNG TỰ NHIÊN
Vị trí địa Gồm các phường: Đức Đức Long, Hàm Tiến, Thanh Hải, Phú
lý Thắng, Hưng Long và Mũi Né, Phú Hải và Thủy

13
Lạc Đạo xã Tiến Thành
Đặc điểm Trầm tích nguồn gốc Hệ tầng Phan Thiết Trầm tích nguồn
địa chất biển, tuổi Holocen chiếm chủ yếu, tuổi gốc biển, tuổi
thượng. Chủ yếu gồm Holocen thượng. Holocen thượng.
cát, bột sét, cuội; Dày 1-
Trầm tích nguồn gốc Chủ yếu gồm cát,
4m biển ưu thế baogoomf bột sét, cuội; Dày
cát hạt vừa và mịn, 1-4m
màu đỏ, tectit nguyên
dạng…
Đặc điểm Khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão,
khí hậu không có sương muối.
Nhiệt độ 26-27oC 26-27 oC 26-27 oC
trung
bình (oC)
Nhiệt độ 13-16 oC 13-16 oC 13-16 oC
mùa đông
(oC)
Nhiệt độ 27-29 oC 27-29 oC 27-29 oC
mùa hè
(oC)
Độ ẩm 78-80.7% 78-80.7% 78-80.7%
(%)
Số giờ 2500-3000 2500-3000 2500-3000
nắng
Thủy Văn
Lượng 900-1300 900-1300 900-1300
mưa
(mm)
Số ngày 100-110 100-110 100-110
mưa
trong
năm
Hải Văn
Chế độ Nhật triều không đều, Nhật triều không đều, Nhật triều không
triều độ lớn triều khoảng 0.8- độ lớn triều khoảng đều, độ lớn triều
1.2m 0.8-1.2m khoảng 0.8-1.2m
Tài Đất ngập nước, sinh vật Bãi biển đẹp, bãi tắm
nguyên phong phú và đang tốt, nhiều phong cảnh
khoáng dạng. và khu di tích thu hút
sản Nguồn lợi thủy hải sản khách du lịch.
có giá trị Mỏ Imenit-Zircon
Mỏ Mico-granit
Dầu mỏ ngoài khơi
Tài 260 ha mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối

14
nguyên 140 ha có khả năng nuôi tôm
nước mặt
HỆ THỐNG XÃ HỘI
Diện tích 1.68 km2 112 km2 5 km2
Dân số 44038 người 90759 người 41677 người
HỆ THỐNG CON NGƯỜI
Sức khỏe con người
Số người 2 2 1
bị mắc
bệnh
AIDS còn
sống
Số người 113 102 72
bị nhiễm
HIV còn
sống

2.2. QUY TRÌNH LẬP BỘ DỮ LIỆU GIS KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH
PHỐ PHAN THIẾT
Quy trình lập bộ dữ liệu GIS bao gồm 7 bước gồm: Thu thập dữ liệu,
Đánh giá và phân tích dữ liệu, Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu, Nhập dữ liệu,
biên tập dữ liệu, xây dựng dữ liệu và kiểm tra, giao nộp và sử dụng.

Hình 2.1. Quy trình xây dựng thành lập dữ liệu GIS khu vực ven biển
thành phố Phan Thiết
Về cơ bản, quy trình xây dựng bộ dữ liệu dạng GIS khu vực ven biển

15
thành phố Phan Thiết dựa trên các hướng dẫn, thông số và tiêu chí được đề cập
trong các thông tư hướng dẫn xây dựng CSDL của Bộ Tài nguyên và môi trường
như Thông tư 02/2012/TT-BTNMT “Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chuẩn thông tin địa lý cơ sở”, Thông tư 05/2017/TT-BTNMT về “Quy định về
quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai”, Thông tư 10/2017/TT-BTNMT “Quy
định quy trình thành lập bản đồ chuyên đề bằng ảnh viễn thám tỷ lệ 1:5.000,
1:10.000, 1:500.000, 1:1.000.000”, Thông tư 48/2016/TT-BTNMT về “Quy
định kỹ thuật cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1:250.000” và các thông tư, tài liệu khác
liên quan.
2.2.1. Kế thừa kết quả xây dựng bộ dữ liệu GIS
Dữ liệu GIS khu vực ven biển thành phố Phan Thiết được kế thừa các lớp
thông tin GIS trong công việc 5, nội dung 1. Các dữ liệu được kế thừa bao gồm:
1) Dữ liệu dạng GIS về sự phân dị của các yếu tố thuộc hệ thống tự
nhiên:
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về địa hình;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về địa mạo;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về địa chất;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về thủy văn - hải văn, khí hậu;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về tài nguyên đất;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về tài nguyên nước;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về tài nguyên đất ngập nước;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về tài nguyên khoáng sản
2) Dữ liệu dạng GIS về sự phân dị của các yếu tố thuộc hệ thống xã hội:
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về phát triển ngành công nghiệp;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về phát triển ngành nông - lâm nghiệp;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về phát triển nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về phát triển ngành du lịch và dịch vụ;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về tài chính - ngân sách, đầu tư phát
triển;
16
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về về kinh tế;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về giáo dục và đào tạo;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về y tế;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về lao động;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về văn hóa xã hội;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về trật tự và an toàn xã hội;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về cơ sở hạ tầng, giao thông, công trình
thủy.
3) Dữ liệu dạng GIS về về sự phân dị của các yếu tố thuộc hệ thống con
người:
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về trình độ học vấn;
- Dữ liệu GIS phân dị không gian về sức khỏe con người.
2.2.2. Phân tích nội dung dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được sắp xếp, biên tập dựa theo tiêu chí phân
vùng như trong Error: Reference source not found. Các bảng dữ liệu, với các cấu
trúc trường dữ liệu là các cột, các dòng là các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và tự nhiên
của các địa phương và phụ vùng được thành lập. Quá trình phân tích dữ liệu
hướng đến phát hiện các giá trị bị lỗi do quá trình nhập dữ liệu, các giá trị dị
thường do sai sót hoặc không chính xác. Đây là bước quan trọng nhằm xác định
các tiêu chí của các thành phần dữ liệu về topology, ký hiệu… Quá trình phân
tích dữ liệu cũng phân loại thành các dữ liệu thuộc tính và dữ liệu định lượng.
2.2.3. Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu
Do dữ liệu có từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy cần phải chuyển đổi và
chuẩn hóa dữ liệu thành một bảng dữ liệu thống nhất. Bước thực hiện chuyển
đổi và chuẩn hóa dữ liệu là công việc quan trọng nhằm đưa các tài liệu đã được
phân tích thu thập kể trên về một thể thống nhất với các mục đích chính như sau:
- Chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi không gian theo yêu cầu xây dựng
được bộ dữ liệu trên phần mềm ArcGIS;
- Xác định chính xác các địa danh cấp tỉnh, huyện, xã/phường…
- Chuyển dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào bộ dữ liệu.

17
Các công cụ hỗ trợ được sử dụng trong việc chuyển đổi và chuẩn hóa dữ
liệu đó là: Tool Projections and Transormations trong ArcMap 10.3 và phần
mềm FME Workbench 2016.1.

Hình 2.2. Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu bằng ArcMap 10.3
Các bước thực hiện cụ thể trong công tác chuẩn hóa dữ liệu GIS (bao gồm
dữ liệu không gian và phi không gian):
Đối với dữ liệu không gian:
- Chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu
thiết kế kỹ thuật (nếu cần);
- Chuẩn hóa phông chữ các đối tượng text trên dữ liệu theo TCVN 6909
(nếu cần);
- Chuẩn hóa dữ liệu không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.
Đối với dữ liệu phi không gian:
- Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 (nếu cần);
- Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.
Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa vào mô hình dữ liệu.

18
Hình 2.3. Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu bằng FME Workbench 2016.1

2.2.4. Nhập dữ liệu


Các bước nhập dữ liệu được tiến hành với các nhóm dữ liệu về các đặc
điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và các đặc điểm con người. Thu nhận,
kiểm tra phân loại tài liệu thu thập từ quá trình điều tra, thu thập điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội các đơn vị hành chính thuộc phạm vi nghiên cứu. Tiến
hành mã hoá các trường thông tin trên liệu thu thập theo các ký tự hoặc số hiệu
nhằm đơn giản hoá quá trình nhập dữ liệu.
Thiết kế bảng nhập dữ liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương ứng
cho từng đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã: Bảng nhập dữ liệu được thiết kế
trên phần mềm Excel, mỗi bảng nhập thông tin cho từng địa phận tỉnh, huyện,
xã tương ứng với từng bảng (Sheet) trong phần mềm Excel.
Xác định tên và gán mã tương ứng của đơn vị hành chính cần nhập: Tên
và mã của phụ vùng, tỉnh, huyện, xã theo danh mục các đơn vị hành chính do
Tổng cục Thống kê ban hành.
Nhập tên và mã nhận dạng hành chính vào bảng nhập dữ liệu tương ứng
đã thiết kế theo mẫu chuẩn. Sau đó tiến hành nhập lần lượt các thông tin về điều

19
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho đơn vị hành trình tự quy định.
Để thực hiện kết nối giữa thông tin kinh tế xã hội, tự nhiên và môi trường
với các dữ liệu không gian cần thực hiện quá trình liên kết dữ liệu, cụ thể như
sau:
Dữ liệu không gian về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phục vụ liên kết
là lớp đối tượng hành chính và nền. Lớp đối tượng này sẽ liên kết trực tiếp với
dữ liệu thuộc tính tương ứng theo từng đơn vị hành chính được điều tra, thu thập
thông tin.
Gán mã nhận dạng cho từng đối tượng địa phận tỉnh, huyện, xã đã xác
định ở trên phục vụ kết nối dữ liệu;
Kiểm tra sự tương ứng giữa mã nhận dạng đối tượng và các trường thông
tin nhập vào;
Kiểm tra kiểu và định dạng dữ liệu: Các kiểu dữ liệu nhập vào bao gồm
dữ liệu kiểu chữ (text); kiểu số (number); kiểu ngày tháng (Date) .v.v... Ứng với
mỗi kiểu dữ liệu cần kiểm tra định dạng của dữ liệu nhập vào (ví dụ: Dấu cách
hàng ngàn trong kiểu dữ liệu dạng số là dấu phẩy (,); Dấu cách giữa ngày, tháng,
năm trong kiểu dữ liệu dạng ngày tháng là dấu gạch chéo (/), v.v...).
Điều chỉnh, bổ sung dữ liệu vào bảng nhập dữ liệu nhằm đảm bảo thông
tin nhập vào đúng, đủ, chính xác theo quy định.
Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
Sử dụng chức năng cho phép của phần mềm GIS thực hiện liên kết dữ liệu
thuộc tính trong các bảng nhập tương ứng với lớp đối tượng địa phận tỉnh,
huyện, xã đã được gán mã nhận dạng.
Liên kết dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian được tiến hành tự động
dựa và mối liên kết giữa mã nhận dạng của đối tượng địa phận và mã nhận dạng
được gán cho các trường thông tin trong bảng dữ liệu.

20
Hình 2.4. Liên kết dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
2.2.5. Biên tập dữ liệu
Các dữ liệu sau khi được thu thập cần tiến hành thực hiên biên tập trên
các map documents (.mxd) nhằm phục vụ công tác truy vấn, nhận định, đánh giá
các thông tin liên quan đến đặc trưng của các phụ vùng, trong đó xác định đặc
trưng của các phụ vùng về đặc điểm phân dị về tự nhiên, xã hội và con người.
Ngoài việc xây dựng các map documents cho từng nhóm chỉ tiêu và hợp phần cụ
thể thì việc xây dựng một map document chung, tích hợp cũng cần được thực
hiện Các dữ liệu này có thể không nhất thiết hình thành các bản đồ chuyên đề
nhưng phải đáp ứng khả năng truy vấn thông tin trên nền tảng phần mềm
ArcGIS.

21
Hình 2.5. Xây dựng các map documents cho từng nhóm chỉ tiêu và hợp phần
2.2.6. Kiểm tra, đánh giá dữ liệu
Sau quá trình thực hiện biên tập dữ liệu cần tiến hành kiểm tra, đánh giá
dữ liệu trước khi tích hợp và giao nộp sản phẩm. Việc kiểm tra và đánh giá dữ
liệu GIS nhằm đảm bảo cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết theo các đặc
trưng của hệ thống tự nhiên, xã hội và con người của các phụ vùng. Các nội
dung kiểm tra sẽ tập trung vào cấu trúc dữ liệu, khả năng cập nhật dữ liệu, khả
năng phát triển và hoàn thiện của dữ liệu, tính khả thi của dữ liệu trong quá trình
sử dụng.
2.2.7. Đóng gói dữ liệu và sử dụng
Dữ liệu sau khi được tính hợp sẽ được kiểm tra lần cuối và đóng gói sản
phẩm trên môi trường phần mềm ArcGIS dưới định dạng Map document (.mxd)
và Map package (.mpk).
Sản phẩm được đóng gói bao gồm các thành phần sau:
+ Bảng nhập dữ liệu và dữ liệu lưu trong bảng nhập dữ liệu;
+ Các lớp thông tin dữ liệu phục vụ đánh giá
+ Map document phục vụ thao tác truy vấn thông tin dữ liệu (.mpk)
2.3. YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG CỦA DỮ LIỆU

22
Yêu cầu chất lượng của dữ liệu cần đảm bảo cần đảm bảo các mục tiêu:
đồng nhất về hình học và làm rõ được đặc trưng của hệ thống tự nhiên, xã hội và
con người tại các phụ vùng, nhằm mục đích phục vụ khai thác và đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến tác động của BĐKH, thiên tai của vùng nghiên cứu. Các
yêu cầu chính với nhóm dữ liệu cần đạt được là đặc trưng hình học (topology)
cần đảm bảo yêu cầu như không có sự trùng lặp, các vùng giáp ranh phải được
chuẩn hóa. Bên cạnh các yêu cầu về mặt topology, trùng lặp giữa các lớp thông
tin thì đối với từng lớp thông tin cần có các yếu tố thuộc tính cụ thể. Đối với các
lớp thông tin tự nhiên cần bổ sung các thông tin đặc trưng cốt lõi và tính phân dị
liên quan đến dữ liệu đó. Đối với các dữ liệu xã hội cần tính toán tới sự phân dị
theo không gian và thời gian do đặc trưng thay đổi nhanh và liên tục. Vì vậy các
trường giá trị thuộc các hợp phần đặc trưng của kinh tế - xã hội – con người cần
thể hiện sự biế động theo cả chiều không gian và thời gain.
2.4. TRUY VẤN THÔNG TIN TRONG DỮ LIỆU GIS
Truy vấn thông tin trong dữ liệu GIS là một trong những yêu cầu quan
trọng của các bộ dữ liệu nhằm giúp nhà nghiên cứu có thể lọc dữ liệu của các
địa phương hoặc chủ đề để phục vụ nghiên cứu một cách nhanh chóng. Dữ liệu
GIS xây dựng trên nền tảng các map document (.mxd) trong ArcGIS. Việc khai
thác các thông tin trong bảng dữ liệu bao gồm các thông tin thuộc tính như các
thông tin cơ bản như tỉnh, huyện, các thông tin về diện tích của đơn vị hành
chính, hợp phần, chỉ tiêu và giá trị các chỉ tiêu được thực hiện dễ dàng. Việc
truy vấn thông tin có thể thực hiện theo toàn bộ bảng thuộc tính và truy vấn
thông tin theo từng đối tượng cụ thể.
Truy vấn thông tin cũng có thể theo từng đối tượng cụ thể bao gồm các
đối tượng dạng điểm, đường và vùng. Quá trình truy vấn thông tin thường gặp
khi người sử dụng muốn tìm hiểu các thông tin cho một vùng cụ thể như đơn vị
hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, các đặc trưng hệ thống tự nhiên, xã hội, con
người,…

23
Hình 2.6. Truy vấn thông tin bảng thuộc tính trong ArcMap 10.3

Hình 2.7. Truy vấn bảng thuộc tính theo đối tượng của lớp thông tin

2.5. KẾT QUẢ BỘ DỮ LIỆU DẠNG GIS PHÂN VÙNG TỔNG HỢP
Trên cơ sở phân tích các lớp dữ liệu GIS hiện có và tổng hợp các đặc
trưng về hệ thống tự nhiên, hệ thống xã hội và hệ thống con người của vùng ven
biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Bộ dữ liệu GIS đã được cấu trúc

24
thành các nhóm lớp thông tin GIS khác nhau gồm:

- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc

25
hệ thống tự nhiên ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu, thiên
tai và hoạt động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình
Thuận tỷ lệ 1:50.000.

- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống xã hội ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai

26
và hoạt động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
tỷ lệ 1:50.000.

- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống con người ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu,
thiên tai và hoạt động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận tỷ lệ 1:50.000.

27
- Bộ dữ liệu dạng GIS phân vùng tích hợp về sự phân dị của các yếu tố tự
nhiên, xã hội và con người ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí
hậu, thiên tai và hoạt động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:50.000.
Các bộ dữ liệu có thể sử dụng độc lập cho các phụ vùng hoặc sử dụng
tổng hợp cho toàn vùng ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Kết
quả góp phần thực hiện các nội dung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu,
thiên tai và hoạt động nhân sinh khu vực ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận. Ngoài ra, bộ dữ liệu còn có thể sử dụng để đề xuất các mô hình
thích ứng với BĐKH cho phù hợp với từng phụ vùng.

28
KẾT LUẬN

Trên cơ sở điều tra bổ sung, xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về
các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên, xã hội và con người liên quan đến tính bền
vững ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỉ lệ 1:50.000. Đề tài đã dựa trên
cơ sở và nguyên tắc phân vùng, để phân vùng ven biển thành phố Phan Thiết
thành 3 phụ vùng: Vùng đồng bằng ven song Cà Ty; vùng cồn cát, bãi cát ven
biển; vùng đất mặn ven biển. Trên cơ sở đó và công nghệ lập dữ liệu GIS với
phần mềm ArcGIS đã được sử dụng để điều tra bổ sung, xây dựng và cập nhật
dữ liệu dạng GIS về các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên, xã hội và con người liên
quan đến tính bền vững ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Kết quả đã
hoàn thành các công việc sau:
1) Đã Xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về tính đa dạng, phân dị và
đặc trưng cốt lõi các yếu tố thuộc hệ thống tự nhiên liên quan đến tính bền vững
vùng thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỉ lệ 1:50.000.
2) Đã Xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về các yếu tố thuộc hệ
thống xã hội liên quan đến tính bền vững vùng ven biển thành phố Phan Thiết,
tỉnh Bình Thuận.
3) Xây dựng và cập nhật dữ liệu dạng GIS về các yếu tố thuộc hệ thống
con người liên quan đến tính bền vững vùng ven biển thành phố Phan Thiết, tỉnh
Bình Thuận.
4) Tập thể những người thực hiện đã hoàn thành các công việc được giao,
sản phẩm giao nộp gồm:
Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc hệ
thống tự nhiên ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
và hoạt động nhân sinh thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1/50.000.
- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống xã hội ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
và hoạt động nhân sinh thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Bộ dữ liệu GIS phân vùng tổng hợp về sự phân dị của các yếu tố thuộc
hệ thống con người ảnh hưởng đến đặc trưng tác động của biến đổi khí hậu,
29
thiên tai và hoạt động nhân sinh thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000. 2004, Nhà
xuất bản Bản đồ.
2. NASA, NASA Shuttle Radar Topography Mission (SRTM) Version 3.0
3. USGS, Global Data Explorer/U.S. Geological Survey.
4. Cục Địa chất Việt Nam, Cục Địa chất Việt Nam.
6. Trung tâm thông tin lưu trữ và tạp chí địa chất, Bản đồ khoáng sản tỉnh
Bình Thuận tỉ lệ 1:200.000.
7. Chi Cục thống kê thành phố Phan Thiết, Niên giám thống kê năm 2018.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
Bản đồ khoáng sản tỉnh Bình Thuận tỉ lệ 1:200:000.
9. Bộ Công nghiệp – Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bản đồ liệu
thực tế trầm tích tầng mặt và thạch động lực ven biển (0 – 30 m nước)
Việt Nam, tỉ lệ 1:500:000.

31

You might also like