Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

2.

1 Tác hại của bạo lực học đường với sức khỏe thể chất
– Thương tích trên cơ thể là hậu quả bạo lực học đường phổ biến và rõ
ràng nhất. Người bắt nạt có thể sử dụng bạo lực; đánh nhau bằng tay
không hoặc dùng công cụ. Vật hành hung như dép, guốc (28%); gậy gộc
(8%), gạch đá (4%); thậm chí là dao lam, ống tuýp nước (0,7%). Mức
độ gây thương tích tuỳ theo dụng cụ sử dụng. (nếu đc thêm biểu đồ or số
liệu vào)
– Nguy cơ tàn phế và mất mạng: Một điểm đáng lưu ý là bạo lực học
đường thường xảy ra theo hình thức tập thể. Nạn nhân không chỉ bị “ăn
hiếp” bởi một người mà là một nhóm người. Lúc này, hậu quả của bạo
lực học đường lên thể chất nạn nhân là điều không ai có thể dự đoán. Có
những trường hợp hậu quả của bạo lực học đường gây tàn phế; hoặc
cướp đi mạng sống của bạn học.

2.2 Hậu quả của bạo lực học đường đối với tâm lý
Hậu quả bạo lực học đường đối với tâm lý là rất lớn; vì bạo hành học
đường có những hình thức trêu chọc; xô đẩy; ngáng chân; đe dọa;
bịa chuyện nói xấu; tạo tin đồn; dè bỉu; bình phẩm ác ý về giới hoặc
ngoại hình; cô lập; làm nhục.
Đối với tâm lý, hậu quả để lại là:
– Khiến nạn nhân tự ngược đãi: Nếu những tổn thương trên cơ thể
được nhìn thấy bằng mắt; tổn thương tinh thần là điều không thể thấy rõ.
Trong một khảo sát, 18% số học sinh từng tự ngược đãi; và làm đau bản
thân sau khi bị bắt nạt.
– Chịu những tổn thương về tinh thần, trẻ chán nản, cô đơn và suy
sụp. Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt
có thể khiến các em bị stress; lo âu; trầm cảm và ảnh hưởng nặng nề
đến tâm lý.

2.3 Tác hại của bạo lực học đường đối với thành tích học tập của
con trẻ
Đây là hậu quả của bạo lực học đường phổ biến. Khi thể chất bị tổn
thương, tinh thần căng thẳng, việc học hành của trẻ tất nhiên sẽ bị
ảnh hưởng. Trẻ sẽ sợ hãi việc đến trường, thậm chí trốn học. Từ đó
dẫn đến học hành sa sút, ở lại lớp hoặc lưu ban

2.4 Hậu quả của bạo lực học đường đối với mối quan hệ bạn bè, gia
đình, người xung quanh
Do xấu hổ, tự ti, nhiều trẻ không dám chia sẻ việc bị bạo hành với bất cứ
ai, kể cả người thân. Nếu bị bạo hành dưới sự chứng kiến của nhiều
người mà không nhận được sự giúp đỡ; trẻ sẽ thấy mất niềm tin vào
những người xung quanh.
Lâu dần, hậu quả của bạo lực học đường khiến nạn nhân trở nên khép
kín, sống cô độc; từ chối chia sẻ và kết giao các mối quan hệ bên
ngoài. Chính điều này sẽ khiến trẻ càng dễ bị bắt nạt; và chịu đựng hậu
quả của bạo hành học đường nhiều hơn.

3. Hậu quả của bạo lực học đường đối với người bạo hành
Bạo lực học đường không chỉ để lại tác hại khó lường cho nạn nhân, mà
còn gây ra những vết thương cho cả người gây ra bạo lực. Khi hành hạ
người khác, chính bản thân các em cũng đang bất ổn. Lâu dần, lối
sống bạo lực sẽ làm sai lệch sự phát triển nhân cách.
Hậu quả của bạo lực học đường đối với kẻ bắt nạt đó là càng dùng nắm
đấm để giải quyết vấn đề; các em càng mất đi sự chân thiện trong
bản tính. Khi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng và bị pháp luật trừng
trị; các em sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến tương lai.

4. Hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình và xã hội
Hậu quả của bạo lực học đường không chỉ gói gọn giữa những học sinh
với nhau. Gia đình và nhà trường phải mất rất nhiều thời gian, công
sức, tiền bạc để giải quyết vấn nạn này. Kể cả khi vụ việc được giải
quyết xong, dư âm và những tổn thương không nhìn thấy được vẫn là
câu chuyện dài về sau.
Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn, hậu quả của bạo
lực học đường rất dễ gia tăng như một trào lưu. Thế hệ trẻ thường
nhiều năng lượng, mong muốn chứng tỏ mình, và dễ bị kích động.
Nếu bạo lực học đường xảy ra tràn lan; nguy cơ hình thành một thế
hệ trẻ bạo lực và vô cảm là điều có thể xảy ra. Lúc này, bạo lực học
đường không chỉ là vấn nạn của học đường; mà đã trở thành tệ nạn
của toàn xã hội.

You might also like