Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Giới thiệu về công ty Vinamilk


 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
 Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất sữa và các chế phẩm từ sửa
 Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh
 Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
 Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh
dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng , tình yêu và
trách nhiêmh cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
 Qúa trình hình thành:
-Năm 1976: Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập với quy
mô nhỏ, chỉ sản xuất và cung cấp sữa tươi cho thị trường nội địa.
- Năm 1993: Vinamilk chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán TP.HCM, trở thành công ty niêm yết đầu tiên trong ngành công
nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam.
- Từ năm 1995 - 2000: Vinamilk tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và
phân phối. Công ty đã xây dựng các nhà máy mới, mua lại các doanh
nghiệp liên quan để gia tăng khả năng cạnh tranh và kiểm soát chuỗi
cung ứng.
- Năm 2003: Vinamilk bắt đầu xâm nhập vào thị trường quốc tế thông
qua việc xuất khẩu sản phẩm sang các nước Châu Á, Châu Âu và Mỹ.
- Từ năm 2005 - hiện tại: Vinamilk tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu trong
ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam. Công ty không chỉ mở rộng quy
mô sản xuất, mà còn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới,
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Năm 2017: Vinamilk trở thành công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Hiện tại: Vinamilk đã xây dựng được danh tiếng và thương hiệu uy tín
không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Công ty liên tục
đạt được các giải thưởng danh giá về chất lượng sản phẩm và bền vững
doanh nghiệp.
2. Các yếu tố môi trường tác động đến ngành sữa nước của doanh nghiệp
Vinamilk:
A. Môi trường Vĩ mô:
a) Pháp luật:
 Quốc Hội đã ban hành và cải thiện các bộ luật như: luật thương
mại, luật đầu tư, luật thuế, luật doanh nghiệp,... đảm bảo cho các
doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. ví dụ như luật thuế
có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh,đảm bảo sự bình đẳng giữa
các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau trên mọi
lĩnh vực. Giảm thuế doanh nghiệp xuống còn 15-17% sẽ thúc đẩy
kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Miễn thuế nhập khẩu
nguyên liệu,vật tư,đồng thời khuyến khích đầu tư tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm trong nước với nước ngoài,là ưu đãi lớn đối
với doanh nghiệp các công ty có thêm vốn để tái ,mở rộng sản
xuất.
 Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế,các
doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép,dẫn đến sự
cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn,điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
muốn tồn tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh,hoạt động hiệu quả hơn đối với
các doanh nghiệp nói chung và Vinamlik nói riêng. Từ năm 2001 chính phủ hỗ
trợ cho người chăn nuôi bò sữa theo quyết định 167/2001/QĐ-TTg,ngành sữa
Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển,nguồn nguyên liệu dồi dào hơn giảm
thiểu được lượng lớn nguyên liệu nhập khẩu.
b) Kinh tế:
 Lạm phát: Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh
nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm tăng, có thể sẽ ảnh
hưởng doanh thu trên thị trường. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho
sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so với năm 2010, trong đó chỉ số giá nguyên,
nhiên vật liệu quí III dùng cho sản xuất một số ngành tăng cao trong đó thực
phẩm và đồ uống tăng 22,75% so với cùng kì năm trước.
 Lãi suất: Lãi suất hiện nay đang ngày một giảm,tỉ giá dần ổn định cán cân
thanh toán được cải thiện.Tại tất cả các ngân hàng lãi suất dao động trong
khoảng 7-9%, hợp lý cho Vinamilk trong việc huy động nguồn vốn,phát triển
kinh doanh.
 Tỉ lệ thất nghiệp: tỉ lệ thất nghiệp Việt Nam năm 2015 tăng lên mức 2.31% dẫn
đến giảm sức mua của người tiêu dùng do không có thu nhập, thu nhập thấp và
không ổn định.
 Xu hướng GDP: Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế -
Xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở đánh giá nền kinh
tế Việt Nam sau giai đoạn 2016 - 2020, xem xét các yếu tố trong và ngoài nước
có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới, NCIF dự báo
giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 7% /
năm. Nền kinh tế 1s cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5% / năm. Năng
suất lao động được cải thiện với mức tăng 6,3% / năm. Với kết quả tăng trưởng
này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688
USD, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có thu nhập trungbình cao.
 Thu nhập thực tế: Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng
ngoài việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những
nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi
nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự
đa dạng, tính tiện dụng, thẩm mỹ…
 Sự phân hóa thu nhập: Chính sự phân hóa này làm đa dạng hơn về nhu cầu,
mong muốn của người tiêu dung và tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác
biệt.
 Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động
trở lại trong điều kiện bình thường mới. Người tiêu dùng ngày càng quan
tâm đến sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho Vinamilk đầu tư mở rộng hoạt
động sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
c) Văn hóa:
 Thứ nhất, giá trị văn hóa cốt lỗi của mỗi người dân Việt Nam đều có xu
hướng hướng về nguồn cội, các ngày lễ, tấm lòng nhân á,... nên
Vinamilk đã nắm bắt tâm lý khách hàng đưa ra các hình ảnh quảng cáo
với nội dung “sáu triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” và các chiến dịch từ
thiện, quỹ khuyến học, phẫu thuật hở hàm ếch miễn phí cho trẻ em
nghèo, nguyên góp khác đã thúc đẩy người dân mua hàng để ủng hộ
nhiều hơn.
 Thứ hai, Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là
thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi
thay đổi. Vì thế công ty Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất
lượng thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của
công ty.
 Thứ ba, một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân
nặng cũng như chiều cao là thấp hơn so với trên thế giới cộng thêm tâm
lí muốn chứng tỏ bản than và tạo được sự chú ý cả người khác. Vì lẽ đó,
một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk
là hình thành nên một phong cách sống khỏe mạnh, phát triển hoàn toàn
về thể chất và trí tuệ, con người năng động và sáng tạo, một hình mẫu lý
tưởng, dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.
 Thứ tư, quan điểm của người Á đông việc tôn vinh hình ảnh quốc gia
thông qua thương hiệu mạnh trước các dòng sản phẩm của nước ngoài
( dù có các chính sách hỗ trợ của nhà nước) cũng có một ý nghĩa gì đấy
với người tiêu dùng.
d) Công nghệ:
 Phát minh và sáng chế cải tiến khoa học kĩ thuật:
- Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ
“gõ” sang thổi khí
- Công nghệ tiệt trùng thanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa
tươi tiệt trùng
- Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu
nành
 Máy móc
- Ứng dụng công nghệ tự động hóa, hệ thống má tự
động và điều khiển tích hợp ở một đẳng cấp mới,
từ khâu nhập liệu đến khâu thành phẩm. Các robot
tự điều khiển toàn bộ quá trình, từ đó giúp tối ưu
chất lượng và hiệu quả chi phí sản xuất.
- Nhà máy sữa bột Việt Nam của Vinamilk thường được biết đến
với việc sở hữu 2 tháp sấy “khổng lồ” cao tương đương tòa nhà 5
tầng, công suất thiết kế hơn 160 tấn/ngày, có thể cung cấp sản lượng
đáp ứng cho nhu cầu của gần 1 triệu trẻ em mỗi năm. Hệ thống rót
lon tự động của Anh Quốc, cứ mỗi giờ, có gần 23.000 sản phẩm đến
tay người tiêu dùng.
 Trình độ tự động hóa:
- Hệ thống vận hành tại nhà máy dựa trên giải pháp
tự động hoá Tetra Plant Master, cho phép kết nối
và tích hợp toàn bộ nhà máy từ nguyênliệu đầu vào
cho đến thành phẩm. Nhờ đó nhà máy có thể điều
khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo
dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục. Hệ
thống Tetra Plant Master cũng cung cấp tất cả dữ
liệu cần thiết giúp nhà máy có thể liên tục nâng
cao hoạt động sản xuất và bảo trì
e) Tự nhiên:
 Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa nóng
ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như Sa Pa, Lào Cai,
Đà Lạt…, có nơi có khí hậu kucj địa như Lai Châu, Sơn La..
thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao.
 Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự
nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy
sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì,
Nghệ An , Sơn La…
f) Dân số:
 Kết quả Tổng điều tra dân số Việt Nam lần thứ 5 cho thấy, đến
ngày 1/4/2019, tổng dân số Việt Nam đạt 96.208.984 người.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động, dân số khu vực
thành thị năm 2019 của Việt Nam là 33.059.735 người, chiếm
34,4%; khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%.
 Đây là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành chăn nuôi bò
sữa nước ta và thực tế cho thấy tiềm năng to lớn này có ảnh
hưởng lớn đến mức tăng tiêu thụ sữa hàng năm lên đến 30%,
trong đó tập trung mạnh ở khu vực thành thị. Đồng thời, mức
sống ngày càng được nâng cao, điều này cũng tạo cơ hội cho
các doanh nghiệp sữa ở vùng đất có tiềm năng và phát triển
như Việt Nam
 Dữ liệu dân số theo độ tuổi (ước tính):
+ Có khoảng 22.17 triệu trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi và 47%
trong số này là nữ.
+ Có khoảng 68,55 người từ 15 đến 64 tuổi (độ tuổi lao động)
+ Có khoảng 5.46 triệu người trên 64 tuổi và gần 62% trong số
này là nữ

=>Dân số đông, tỷ lệ sinh cao, thu nhập từng bước nâng cao,
đời sống vật chất ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe ngày
càng được quan tâm. Các chiến dịch uống và phát sữa miễn phí
của các công ty sữa đều góp phần quảng bá, mở rộng nhận diện
thương hiệu và tạo thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt
Nam nói chung và Vinamilk nói riêng
B. Môi trường vi mô:
a) Nhà cung ứng:
- Ngoài việc sử dụng các nguyên liệu trong nước,
Vinamilk cũng nhâjp khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất
để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Nguyên liệu sữa được Vinamilk nhập khẩu để sản xuất sữa
bột đều có xuất xứ/nguồn gốc 100% từ các nước Mỹ, Úc,
New Zealand, EU và Nhật Bản.
- Về vùng nguyên liệu sữa tươi: Để phục vụ sản xuất các sản
phẩm sữa tươi, Vinamilk đã và đang đẩy mạnh phát triển vùng
nguyên liệu. Công ty đang sở hữu 12 trang trại bò sữa, hợp tác
và ký hợp đồng trực tiếp với gần 6.000 hộ chăn nuôi bò sữa,
quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi nguyên liệu
bình quân từ 950 tấn – 1.000 tấn/ngày. Tất cả các sản phẩm sữa
tươi của Vinamilk đều được sản xuất từ 100% sữa tươi nguyên
liệu, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 29/2017/TT-
BNNPTNT ngày 29/12/2017 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối
với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
b) Trung gian Marketing:
 Trung gian phân phối sản phẩm:
- Vinamilk hiện có 220 nhà phân phối độc lập và hơn
140000 điểm bán lẻ,thực hiện phân phối hơn 80%sản
lượng của công ty. Công ty mở 14 phòng trưng bày
tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ để quảng cáo về sản phẩm.
- Hiện nay, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và
phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi
tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí
có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức.
- Vinamilk xây dựng hệ thống các nhà máy sữa trải dài
tại các địa phương trong cả nước với 5000 đại lý,
1400 đại lý cấp 1 và hơn 140000 trường học, bệnh
viện, siêu thị (Metro, BigC,...)
 Như vậy, đối với các điểm bán lẻ có kinh doanh dản
phẩm sữa của Vinamilk, khi giá nguyên liệu tăng, các
công ty sữa có thể bán với giá cao hơn mà khách
hàng vẫn phải chấp nhận. Do đó, Vinamlik có thể
chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp sang cho
khách hàng.
 Cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối:
- Với phương châm “Vinamilk đem sản phẩm sữa tốt nhất đến người dùng”, tất
cả các quy trình bảo quản, bốc đỡ và vận chuyển đều được quản lý nghiêm
ngặt để đảm bảo chất lượng tới tay người tiêu dùng.
 Dịch vụ Marketing:
- Quảng cáo:
Trong những năm gần đây chi phí quảng cáo của Vinamilk tăng vọt, nửa đầu
năm 2012 ào khoảng 462 tỉ đồng, bình quân mỗi ngày chi khoảng 2,54 tỉ đồng
ch chương trình quảng cáo. Đồng thời công ty này cũng thuê nhiều đơn vị
quamgr cáo TBWA của Mỹ, hãng DENTSU của Nhật hay LOWE của Mỹ,
hoặc công ty trong nước như công ty quảng cáo SEM.
- Truyền thông:
Vinamilk đã kết hợp với các đài truyền hình quốc gia VTV, đài truyền hinh cáp
Việt Nam để đưa hình ảnh sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng,
chương trình quảng cáo sản phẩm của Vinamilk xuất hiện thường xuyên, liên
tục trên các kênh truyền hình.
 Trung gian tài chính: việc thiết lập và duy trì các
quan hệ tích cực với các trung gian tài chính để có
các phản ứng cần thiết nhằm điều chỉnh, thay đổi
chính sác tài chính nhằm đám ứng đặc điểm và tình
hình hoạt động của trung gian tài chính:
- Sự tăng giảm giá tín dụng, thu hẹp hay mở rộng khả năng cung cấp tín dụng
cho Vinamilk cũng có ảnh hưởng tới tình hình tài chính qua đó ảnh hưởng tới
các hoạt động marketing của công ty
- Áp dụng hoặc đầu tư qua các trung gia tài chính sẽ tạo cơ hội trong một số hoạt
động: cung ứng vốn tài chính, thanh toán và chia sẻ rủi ro
c) Khách hàng:
Người tiêu dùng:
 Cuộc sống ngày càng phát triển , người dân càng có
thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng
hóa, thực phẩm… Bên cạnh đó, mức thu nhập là có
hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản
phẩm với chi phí bỏ ra ít nhất nên giá cả của hàng
hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng.họ
luôn luôn so sánh về giá cả giữa các sản phẩm của
các công ty khác nhau. Họ luôn muốn mua hàng rẻ
nhưng chất lượng phải tốt
 Có thể nói, độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên là hai độ
tuổi tiêu thụ các sản phẩm về sữa của Vinamilk nhiều
nhất. Tiếp đến chính là những người già và trẻ sơ
sinh.

 Những ông bố, bà mẹ có con và người thân nằm


trong nhóm khách hàng trên sẽ là người trực tiếp chi
tiền để mua sản phẩm. Ngoài đạt yêu cầu về hương
vị còn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng mang lại đạt
chuẩn và chất lượng tốt.

Trung gian phân phối:


 Đầu tiên, Vinamilk cung cấp sản phẩm cho những cửa hàng tạp hóa, đại
lý hay các siêu thị phân phối các sản phẩm, chế phẩm từ sữa. Nhóm
khách hàng này và Vinamilk có những cam kết, hợp đồng ràng buộc về
giá bán, phần trăm lãi, thưởng doanh số, thưởng hoa hồng…

 Tiếp theo là những tổ chức tiêu thụ, sử dụng sản phẩm của Vinamilk
như trường học, nhà ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh đồ ăn đồ uống,
tiệm bánh… tiêu thụ sản phẩm của Vinamilk. Mức giá mà những đơn vị
này nhận được so với các khách hàng cá nhân sẽ thấp hơn.

Khách hàng quốc tế: Tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã
được xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung
Đông, Châu Phi và các nước khác.
d) Đối thủ cạnh tranh:
 Đối thủ cạnh tranh cùng ngành: Dutch Lady, TH
True Milk, Mộc Châu, Ba Vì, Dalatmilk,...

You might also like