Sieu_ly_thuyet

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 48

ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC

BÀI 1: Tổng quan về các mô hình tâm lý


1. Tâm lý là gì?
- Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần được nảy sinh trong đầu
óc con người, gắn liền và điều khiển mọi hành động và hoạt động của
con người

Thẹn, Hồi hộp, Giận, Bồn chồn là hiện tượng tâm lý vì nó là đời sống
nội tâm, nó là nội dung, nguồn gốc, hành động cử chỉ, ánh mắt hay
hành vi biểu hiện ra bên ngoài.

2. Thế nào là một hiện tượng tâm lý?


- Hiện tượng tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài vào
bộ não chúng ta, sau đó não sẽ chuyển những thứ bạn nhận được từ
bên ngoài thành những hình ảnh tâm lý khác nhau, tác động qua lại vào
thế giới khách quan qua hành vi, cử chỉ, lời nói của chúng ta.

3. Chức năng của các hiện tượng tâm lý người? (có mấy chức năng? Là
những chức năng nào?)
- Hiện tượng tâm lý người có 3 chức năng:
+) Định hướng cho hoạt động -> vai trò động cơ, mục đích của hoạt
động
+) Điều khiển, kiểm tra cho quá trình hoạt động bằng chương trình, kế
hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt
động con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định
+) Điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng
thời phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép

4. Bản chất của các hiện tượng tâm lý người (có mấy bản chất? Gọi
tên? Giải thích?)
*) Quan điểm tâm lý học duy vật biện chứng:
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người - tổ
chức vật chất cao nhất.
+) Phản ánh: quá trình tác động qua lại giữa hệ thống này và hệ thống
khác. Kết quả là để lại dấu vết(hình ảnh) ở cả hai hệ thống.
+) Hiện thực/Thực tại khách quan: là những gì tồn tại ngoài ý thức của
ta. Thực tại khách quan gồm các hiện tượng vật chất và tinh thần, nó
tồn tại và phát triển theo qui luật tự nhiên
- Tâm lý người mang tính chủ thể, phản ánh các tác động bên ngoài của
con người khúc xạ qua những đặc điểm bên trong của người đó
+) Cùng nhận sự tác động của hiện thực khách quan, ở những chủ thể
khác nhau thì sẽ xuất hiện những hình ảnh tâm lý với mức độ, sắc thái
khác nhau.
+) Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm
và thể hiện nó rõ nhất
+) Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể
tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
- Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
+) Mỗi trình độ phát triển của xã hội sẽ qui định trình độ phát triển tâm
lý cá nhân tương đương
+) Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động, giao tiếp của con người
trong mối quan hệ xã hội.
+) Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội những kinh
nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội(vui chơi, học tập, lao động, công tác
xã hội)
+) Tâm lý người luôn thay đổi cùng với sự thay đổi cùng với sự thay đổi
của xã hội loài người
 Phản ánh tâm lý người đặc biệt vì Hình ảnh Tâm lý mang tính sinh
động, sáng tạo; mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân
 Hiện tượng tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan.
Não, các giác quan là cơ sở vật chất để sinh ra tâm lý

*) Tâm lý học duy tâm:


- Tâm lý, ý thức là một chất gì đó. Thừa nhận vật chất có trước, tinh
thần có sau
+) Tâm lý học duy tâm khách quan: Tâm lý, linh hồn(hiện tượng tâm lý)
là lực lượng siêu nhiên, bất diệt. "Ý niệm" là vĩnh cửu, chúng không liên
quan, không phụ thuộc thời gian
+) Tâm lý học duy tâm chủ quan: Tâm lý như thế giới riêng biệt, tự nảy
sinh, hình thành và phát triển, không tùy thuộc vào thế giới khách quan
và điều kiện thực tại của đời sống.

*) Tâm lý học duy vật thô sơ:


- L.Phơbach: Tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là
sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não
- Démocrit: Tâm hồn do các nguyên tố lửa, nước, đất, không khí tạo
nên

*) Tâm lý học hành vi


- Tâm lý có nguồn gốc là bản năng sinh vật
- Tâm lý được hình thành là sự bộc lộ các bản năng
- Tâm lý được hình thành theo cơ chế di truyền sinh học
- Máy móc con người, phủ nhận tính chủ thể
- Tâm lý là sản phẩm trực tiếp và thụ động của môi trường. Tuyệt đối
hóa môi trường xã hội, phủ nhận các yếu tố khác với vai trò tâm lý
5. Phân biệt: Quá trình tâm lý/ trạng thái tâm lý/ thuộc tính tâm lý?
*) Quá trình tâm lý: Diễn ra có sự khởi đầu, diễn biến và kết thúc, thời
gian tồn tại tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vật kích thích
- Quá trình nhận thức (cảm tính và lý tính): phản ánh Hiện thực khách
quan, có tính mục đích, sản phẩm ở mức độ khác nhau về HTKQ
+) Nhận thức cảm tính:
. Cảm giác
. Tri giác
+) Nhận thức lý tính:
. tư duy
. tưởng tượng
- Quá trình cảm xúc: là quá trình con người biểu thị thái độ của mình
với những cái họ nhận thức được hoặc tự mình làm được liên quan tới
nhu cầu và động cơ của họ (VD: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc
nhiên, đau khổ, căm giận,...)
- Quá trình ý chí: quá trình con người tự điều khiển và điều chỉnh ý nghĩ,
hành vi của mình nhằm đạt được mục đích.
-> Tác dụng: Kích thích hoặc Kìm hãm hoạt động con người
-> Thể hiện: Tính mục đích, Tính độc lập, Tính quyết đoán, Tính kiên trì,
Tính kiềm chế, Tính dũng cảm
Ví dụ:
c, d, e là quá trình tâm lý vì nó rõ ràng thời gian bắt đầu, kết thúc. a, b
thì không phải

*) Trạng thái tâm lý


- Diễn ra không rõ ràng từ mở đầu, diễn biến và kết thúc phức tạp hơn,
thời gian tồn tại tương đối lâu dài, thường đi kèm quá trình tâm lý(quá
trình nhận thức)
- Thường không ý thức nguyên nhân nảy sinh
- Đối tượng trạng thái là đối tượng của quá trình tâm lý mà nó đi kèm
+)
. Xúc cảm: Biểu thị sự rung động xảy ra nhanh, mạnh và rõ nét của con
người trước những cái họ nhận thức được. Chia thành 2 loại: Xúc động,
tâm trạng; ngoài ra còn 1 trạng thái cảm xúc đặc biệt là stress.
. Tình cảm: những thái độ cảm xúc ổn định con người đối với những sự
vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng
trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.
Ví dụ: Tâm trạng băn khoăn, lo âu, do dự, mệt mỏi,...
+) Chú ý: sự tập trung tâm lý vào một cái gì đó. Gồm:
. Chú ý có chủ đích
. Chú ý không chủ đích
. Chú ý sau chủ đích
-> Đặc điểm: Tính tập trung, tính phân phối, tính bền vững
Ví dụ: tập trung, lơ đãng, hoạt bát
+) Ý chí: mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện
những hành động nhằm đạt được mục đích nhất định.
-> Thể hiện: Tính mục đích, Tính độc lập, Tính quyết đoán, Tính kiên trì,
Tính kiềm chế, Tính dũng cảm.
Ví dụ: Nỗ lực, quyết tâm

*) Thuộc tính tâm lý


- Là những hành vi và hoạt động của con người gắn với các kiểu thần
kinh tương đối bền vững, ổn định, mang sắc thái cá nhân
Ví dụ: Sự kiên nghị, ủy mị, cứng rắn, chăm chỉ, cẩn thận, thờ ơ, lạnh
lùng,...
- Các thuộc tính tâm lý:
+) Xu hướng nhân cách (động lực tâm lý)
. Là thuộc tính tâm lý điển hình cá nhân bao gồm một hệ thống động
lực quy định tính tích cực hoạt động của con người và quy định sự lựa
chọn thái độ con người
. Thường tồn tại lâu dài ở con người, tuy vậy nó có thể thay đổi hay
điều chỉnh tùy thuộc vào trình độ phát triển từng cá nhân
. Thành phần: nhu cầu, ý muốn, mục đích, thị hiếu, kinh nghiệm, động
cơ, niềm tin,...
=> nói lên phương hướng phát triển của nhân cách, phương hướng cơ
bản của hành vi trong cuộc đời và đạo đức cá nhân.

+) Năng lực
. Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu
cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo một hoạt động có kết quả.
. Chia thành 2 loại:
-> Năng lực chung: bao gồm thuộc tính về thể lực, về trí tuệ là những
điều kiện cần thiết để giúp cho những lĩnh vực hoạt động có kết quả
-> Năng lực riêng: thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính
chuyên môn, nhằm đáp ứng một lĩnh vực với kết quả cao: năng lực toán
học, hoạt động chuyên biệt văn học, hội họa,...

+) Hành vi tâm lý:


- Là đặc trưng thể hiện thái độ cá nhân trước các tác nhân kích thích
- Gồm:
+) Khí chất: Là toàn bộ những thuộc tính tâm lý cá thể đang quy định
động thái hoạt động tâm lý của mỗi người. Đây là đặc điểm bẩm sinh
của hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể người, có quan hệ
mật thiết với tính cách
+) Tính cách: sự kết hợp các đặc điểm tâm lý bền vững cá nhân và sự
quy định các mối quan hệ, cách ứng xử của cá nhân trong một môi
trường nhất định. Cấu trúc gồm:
. Hệ thống thái độ của con người với HTKQ (không kiểm soát)
. Các phẩm chất ý chí (Hoạt động có sự kiểm soát của ý chí)

6. Phân biệt: Hiện tượng tâm lý cá nhân/ Hiện tượng tâm lý xã hội?
- Hiện tượng tâm lý cá nhân : Là những hiện tượng tâm lý thể hiện đặc
điểm trình độ nhận thức, đặc điểm trạng thái, thuộc tính tâm lý trong
cấu trúc nhân cách cá nhân.
- Hiện tượng tâm lý xã hội: các hiện tương TLXH của một nhóm xã hội
cụ thể, nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong hoạt động
và giao tiếp

7. Phân biệt: Hiện tượng tâm lý có ý thức/ Hiện tượng tâm lý chưa
được ý thức?
- Hiện tượng tâm lý có ý thức: chủ thể nhận thức, tự giác được, đánh
giá, nhận xét được
- Hiện tượng tâm lý chưa được ý thức, ta không ý thức về nó hoặc
dưới ý thức, chưa kịp ý thức, khó lọt vào lĩnh vực ý thức: Say rượu, ngủ
mơ, mộng du, lỡ lời , người bị động kinh
BÀI 2: Tri giác và Giới hạn vận động
1. Cảm giác và tri giác khác nhau như thế nào?
- Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ các thuộc
tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động các giác
quan chúng ta.
- Tri giác là một quá trình nhận thức tích cực bao gồm quá trình lựa
chọn, tổ chức và giải thích tác nhân kích thích
=> Tri giác khác cảm giác: ta có thể gọi tên chính xác hiện tượng, sự vật
dù vật ta gọi tên đó chỉ dựa vào các thuộc tính bề ngoài

2. Có bao nhiêu loại cảm giác?


*) 2 cách phân loại cảm giác
. Cảm giác bên ngoài -> Có 5 loại cảm giác:
- Thị giác: tiếp nhận sóng ánh sáng tạo ra các xung thần kinh
- Khứu giác: Phản ứng hóa học với phân tử các chất bay hơi tạo ra các
xung thần kinh
- Vị giác: Phản ứng hóa học hòa tan trong nước tạo ra xung thần kinh
- Thính giác: tiếp nhận sóng âm thanh tạo ra các xung thần kinh
- Xúc giác: tiếp nhận áp lực, nhiệt độ tạo ra các xung thần kinh
. Cảm giác bên trong -> Có 4 loại cảm giác
- Cảm giác vận động: nhận thông tin từ cơ, khớp để cơ thể chuyển động
- Cảm giác cân bằng: giúp ta giữ thăng bằng khi di chuyển
- Cảm nhận bên trong cơ thể: khả năng nhận thức sự chuyển động bản
thân cơ thể
- Cảm giác đau: xác định khi nào cơ thể bạn đói, đau, mệt

3. Có bao nhiêu loại tri giác?


*) Cơ quan phân tích: thị - thính - khứu - vị - xúc giác
*) Mục đích tri giác: chủ định - không chủ định
*) Đối tượng tri giác
- Thuộc tính không gian đối tượng: độ lớn, hình dáng, hình khối, chiều
sâu,...
- Thời gian: độ dài lâu, tốc độ, tính kế tục của hiện tượng
- Vận động: biến đổi của các vị trí trong không gian

4. Các quy luật của cảm giác (gọi tên/nội dung quy luật/Ứng dụng của
quy luật)
. Quy luật ngưỡng cảm giác -> Vùng cảm giác được: Ngưỡng phía trên -
Ngưỡng phía dưới
- Ngưỡng cảm giác phía dưới: cường độ KT tối thiểu gây được cảm giác
- Ngưỡng cảm giác phía trên: cường độ KT tối đa gây được cảm giác
- Ngưỡng sai biệt: mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ/tính chất
của hai kích thích đủ để phân biệt được 2 KT đó
-> ứng dụng: Các cửa hàng thường niêm yết giá sản phẩm (ví dụ: 99000
đồng thay vì 100000 đồng) vận dụng ngưỡng sai biệt của cảm giác để
tạo cảm giác mua rẻ hơn cho khách hàng
-> Nguyên nhân:
+) Độ nhạy cảm: năng lực cảm nhận được các KT vào các giác quan
+) Độ nhạy cảm sai biệt: là năng lực cảm nhận được sự khác nhau giữa
hai kích thích cùng loại
-> Rèn luyện:
+) Kinh nghiệm - cảm xúc - động cơ
+) Giáo dục - rèn luyện - ý chí
. Quy luật thích ứng
- Là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của các cơ quan cảm giác cho phù
hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích
- Độ nhạy cảm của cơ quan cảm giác tỷ lệ nghịch với kích thích
- Ví dụ: Để tránh tạo cảm giác buồn chán khi học trên lớp cho học sinh,
giáo viên luôn cần phải thay đổi phương pháp dạy của mình.
. Quy luật tác động qua lại
- Cảm giác không tồn tại độc lập
- Độ nhạy cảm của một cảm giác có thể thay đổi do sự ảnh hưởng của
một cảm giác khác
- Ứng dụng: Trong nhà hàng, đầu bếp luôn cố gắng làm món ăn không
chỉ ngon mà còn trang trí đẹp để kích thích vị giác phát triển thông qua
tác động thị giác, làm khách hàng cảm thấy ngon hơn.
- Hai loại quy luật tác động qua lại:
 Qui luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác (chuyển cảm
giác). Ví dụ: Dưới ảnh hưởng của một số mùi, người ta thấy độ
nhạy cảm của thính giác tăng lên rõ rệt
 Qui luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác (tương phản
nối tiếp) . Ví dụ: Các nhà thiết kế thời trang thường phối đen với
trắng để tạo màu sắc trong các trang phục.
5. Các quy luật của tri giác (gọi tên/nội dung quy luật/Ứng dụng của
quy luật)
. Quy luật tính đối tượng
- Tri giác có mối quan hệ chặt chẽ với cảm giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự
vật hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài
-> Ứng dụng: Ta có thể phân biệt được chiếc áo cũ hay mới thông qua
việc quan sát màusắc và cảm nhận chất liệu.
. Quy luật tính lựa chọn
- là khả năng chỉ phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vô số những
sự vật, hiện tượng xung quanh
-> Ứng dụng: Trong quá trình học tập, chúng ta không thể đồng thời
học và chơi game cùng một lúc mà vẫn đạt được hiệu quả cao, chúng ta
phải chọn một trong hai và tập trung vào nó
. Quy luật tính có ý nghĩa
- Tri giác gọi được tên sự vật đó
- Tri giác ở con người được gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết bản
chất sự vật
- Tri giác là xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm, một lớp các sự
vật nhất định, khái quát nó trong một từ xác định
-> Ứng dụng: Khi nghiên cứu cá voi, các nhà khoa học không xếp nó vào
loài cá và xếp vào động vật có vú dựa trên những đặc điểm của nó
. Quy luật tính ổn định
- Là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác
thay đổi
- Tri giác ổn định: Màu sắc, độ lớn, hình dáng
-> Ứng dụng: Người ta đã tạo ra các loại kính chiếu hậu cho phương
tiện giao thông. Tuy hình ảnh phản chiếu qua chiếc gương chiếu hậu có
khác về kích cỡ so với con người thật nhưng nó không làm thay đổi tư
duy con người trên thực tế
. Quy luật tổng giác
- Tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm
nhân cách của họ
-> Ứng dụng: Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt,
cách trang điểm, quần áo, lời nói, nụ cười,… ít nhiều cũng ảnh hưởng
đến tri giác, những hiểu biết về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm
dành cho nhau
- Ví dụ: 13. Nếu để trong A 13 C thì có thể nhìn ra chữ B, nếu để trong
12 13 14 thì có thể nhìn ra số 13
. Quy luật ảo giác:
- Ảo ảnh tri giác là sự phân biệt sai lệch của sự vật, hiện tượng một cách
khách quan của con người
- Nguyên nhân vật lý: sự phân bố của các vật thể trong không gian
- Nguyên nhân sinh lý: trạng thái cơ thể, cấu tạo cơ thể
- Nguyên nhân tâm lý: nhu cầu, sở thích
-> Ứng dụng: Các nhà ảo thuật gia dựa vào quy luật ảo giác để thực
hiện những màn ảo thuật đặc sắc cho khán giả
BÀI 3: Chú ý và Đa tác vụ
1. Chú ý là gì?
- Sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để
định hướng hoạt động đảm bảo điều kiện thần kinh, tâm lý cần thiết
cho hoạt động tiến hành có hiệu quả

2. Tại sao cần phải chú ý?


- Trong mỗi hoạt động, nếu con người ta chú ý, tập trung hoạt động thì
sẽ dẫn đến kết quả tốt hơn. Ngược lại nếu không chú ý đến hoạt động
thì sẽ không có kết quả, đôi khi còn gây nguy hiểm tới tính mạng (không
tập trung khi tham gia giao thông)

3. Có những loại chú ý nào


. Chú ý không chủ định
- Không có mục tiêu đặt ra trước, không cần sự nỗ lực bản thân
- Phụ thuộc vào:
+ Độ mới lạ kích thích
+ Cường độ kích thích
+ Tính tương phản của kích thích
+ Độ hấp dẫn của kích thích
=> Nhẹ nhàng, ít căng thẳng, kém bền vững
. Chú ý có chủ định
-
+ Có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực bản thân
+ Liên quan chặt chẽ với ý chí, tình cảm, xu hướng cá nhân
- Điều kiện duy trì
+ Tạo hoàn cảnh yên tĩnh thuận lợi
+ Xác định rõ mục tiêu - Dự kiến khó khăn
. Chú ý "sau khi có chủ định"
- Chú ý có chủ định nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí, lôi
cuốn con người vào nội dung phương thức hoạt động tới mức khoái
cảm đem loại hiệu quả cao

4. Loại chú ý nào có hiệu quả cao nhất


- Chú ý "sau khi có chủ định" có hiệu quả cao nhất vì nó bao gồm những
hoạt động mà con người đam mê nhất.

5. Chú ý có những thuộc tính nào


. Sức tập trung của chú ý
- Chú ý đối tượng hẹp cần thiết cho hoạt động
- Điều kiện: Buộc phải chú ý mới thực hiện được nhiệm vụ
. Sự bền vững của chú ý
- Khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt
động >< Phân tán chú ý, Dao động chú ý
- Điều kiện:
+ Sự cuốn hút của đối tượng
+ Sức khỏe
. Sự phân phối của chú ý
- Cùng lúc chú ý đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau
- Điều kiện: Cùng lúc diễn ra cả hoạt động quen thuộc và mới
. Sự di chuyển của chú ý
- Di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của
hoạt động
- Điều kiện:
+ Đã hoàn thành nhiệm vụ trước đây
+ Đối tượng mới hấp dẫn
+ Đối tượng mới quan trọng, ý nghĩa

6. Đa tác vụ là gì
- Đa tác vụ là làm rất nhiều công việc cùng một lúc trong một khoảng
thời gian nhất định
7. Làm thế nào để có thể thực hiện đa tác vụ hiệu quả
- Tận dụng đa tác vụ cho những công việc không hiệu quả
- Lập danh sách việc cần làm
- Nhóm các công việc tương tự với nhau
- Giữ sự tập trung

BÀI 4: Trí nhớ và Nhận thức tình huống


1. Trí nhớ là gì?
- Trí nhớ là quá trình tâm lí liên quan đến việc mã hóa, lưu trữ và truy
xuất thông tin khi cần thiết.

*) Các quá trình của trí nhớ


a. Quá trình ghi nhớ (tạo vết, tạo ấn tượng)
- Khái niệm: Quá trình ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết (“ấn
tượng”) của đối tượng trên vỏ não, đồng thời là quá trình hình thành
mối liên hệ giữa tài liệu mới với tài liệu cũ đã có.
- Có hai loại ghi nhớ:
+ Ghi nhớ không chủ định: là ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ
trước, không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật
nào để ghi nhớ. Sự ghi nhớ này được thực hiện trong những trường
hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động, hơn
nữa hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó. Nếu
tài liệu có nội dung, hình thức hấp dẫn tự nhiên khắc ghi nhớ, như vậy
sẽ đạt kết quả tối ưu.
+ Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ có mục đích được cá nhân tự giác
đặt ra, đồng thời tìm ra biện pháp kỹ thuật để đạt được mục đích ghi
nhớ. Như vậy, ghi nhớ này phải có phương pháp và thủ thuật để ghi
nhớ. Có hai loại ghi nhớ có chủ định:
• Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ do lặp đi lặp lại nhiều lần dưới các
hình thức khác nhau, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần tài liệu
để ghi nhớ, không cần hiểu nội dung của nó.
Vai trò của ghi nhớ này: đưa tất cả các tài liệu vào trí nhớ vì thế nó
chính xác và chi tiết. Tuy nhiên, do không cần hiểu nội dung, học theo
kiểu “học vẹt”, vì thế có thể ghi nhớ cả những tài liệu không cần thiết.
• Ghi nhớ lôgíc (ghi nhớ có ý nghĩa): là loại ghi nhớ nội dung lôgíc của
tài liệu, nắm được bản chất của nội dung tài liệu đó, mối liên hệ giữa
các bộ phận của tài liệu.
Vai trò: bằng biện pháp ghi nhớ này con người hiểu được nội dung, tức
là nội dung được gắn với tri thức, kinh nghiệm hiện có trong trí nhớ và
có thể dùng để giải quyết những nhiệm vụ mới. Vì vậy, cách ghi nhớ này
có vai trò của tư duy và tưởng tượng.
b. Quá trình giữ gìn
Quá trình giữ gìn là quá trình trí nhớ giữ lại được hình ảnh của sự vật
hiện tượng đã tri giác trước đây, tức là củng cố vững chắc những dấu
vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.
Vai trò: chính nhờ có quá trình này mà mọi sự vật hiện tượng ta tri giác
trước đây không bị mất đi mà vẫn còn lưu giữ trong bộ não. Vì vậy, quá
trình này đóng vai trò quan trọng cho tư duy, tưởng tượng, tình cảm.
Tuy nhiên, quá trình này liên quan chặt chẽ với quá trình ghi nhớ, có ghi
nhớ tốt mới giữ gìn tốt.
c. Quá trình tái hiện
Quá trình tái hiện là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã
ghi nhớ và giữ gìn. Tài liệu được tái hiện dưới 3 hình thức:
+ Nhận lại: là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại.
Nhận lại có thể không đầy đủ và do đó không chính xác được. Nhận lại
diễn ra là do cái được tri giác trong lúc này giống với cái đã được tri giác
trước đây. Khi tri giác lại cái đã được tri giác trước đây, sẽ xuất hiện
một cảm giác “quen thuộc” đặc biệt. Nhận lại có khi đòi hỏi một quá
trình phức tạp có thể có sự tham gia của tư duy, tưởng tượng mới nhận
lại được.
Vai trò của nhận lại: nhận lại giúp cho ta định hướng trong hiện thức tốt
hơn, có ý nghĩa trong đời sống mối người.
+ Nhớ lại: là quá trình tái hiện không diễn ra sự tri giác đối tượng, tức là
các hình ảnh đã được củng cố trong trí nhớ được làm sống lại mà không
cần dựa vào sự tri giác lại những đối tượng đã gây nên các hình ảnh đó.
Có hai loại nhớ lại:
• Nhớ lại không có chủ định: là sự nhớ lại một cách tự nhiên (chợt nhơ
hay sực nhớ) một điều gì đó mà ta không ý thức được, không cần phẩi
xác định nhiệm vụ cần nhớ lại.
• Nhớ lại có chủ định: là nhớ lại một cách tự giác, có mục đích, có
nguyên nhân theo quy luật liên tưởng mang tính lôgíc, chặt chẽ và có
hệ thống.
Vài trò: nhớ lại là một điều kiện của hoạt động. Nhớ lại có chủ định
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học tập của học sinh.
+ Hồi tưởng: là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí
tuệ. Đây là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ
thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung
của nhiệm vụ tái hiện. Trong sự hồi tưởng, những ấn tượng trước đây
không được tái hiện một cách máy móc, mà thường được sắp xếp khác
đi, gắn liền với những sự kiện mới.
Vai trò: nhờ có hồi tưởng mà con người đã hình dung, nhớ lại quá khứ,
hiện tại, từ đó dặt kế hoạch cho tương lai.
d. Sự quên
Không phải mọi dấu vết, ấn tượng trong não của chúng ta đều được giữ
gìn và làm sống lại một cách như nhau, nghĩa là trong trí nhớ của chúng
ta có hiện tượng quên.
Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào một
thời điểm cần thiết. Quên diễn ra nhiều mức độ khác nhau như:
+ Quên hoàn toàn (không nhớ lại, nhận lại được)
+ Quên cục bộ (không nhớ lại, nhận lại được)
+ Quên tạm thời: trong một thời gian dài không thể nào nhớ lại được,
nhưng trong một lúc nào đó đột nhiên nhớ lại được, gọi là hiện tượng
sực nhớ.
Tuy nhiên, tâm lý học đã chỉ ra rằng: nếu con người có não, thần kinh
bình thường, nếu tái hiện không nhớ lại được một sự kiện nào đó, thì
điều đó chưa có nghĩa là nó đã bị quên hoàn toàn mà có thể một thời
điểm khác nó có thể xuất hiện lại. Bởi vì, thường ta không còn nhớ
những hình thức cụ thể của một cái gì đó, nhưng bản chất và ý nghĩa ổn
định của nó đã nhập vào tri thức và hành vi của ta, đó là sự giữ gìn tri
thức trong trí nhớ.
- Quên diễn ra theo quy luật: Bằng thực nghiệm Enbinghan của nhà tâm
lý học người Đức cho thấy: ngay sau lần thứ nhất tiếp xúc với tài liệu,
tốc độ quên xảy ra nhanh và sau đó chậm dần. Cụ thể:
+ Người ta thường quên những cái gì không liên quan đến đời sống
hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp với nhu cầu, hứng thú, sở
thích.
+ Những cái gì không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động
hàng ngày.
+ Người ta cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những
kích thích quá mạnh.
+ Sự quên diển ra theo một trình tự xác định: quên cái tiểu tiết vụn vặt
trước, quên cái đại thể chính yếu sau.
+ Sự quên diễn ra với tốc độ không đều: ở giai đoạn đầu tốc độ lớn sau
giảm dần.
- Nguyên nhân quên:
+ Nguyên nhân sinh lý: các đường liên hệ thần kinh tạm thời đã được
thành lập trước đây bị ức chế.
+ Nguyên nhân tâm lý xảy ra trong các trường hợp sau:
• Trong quá trình ghi nhớ do sự vật hiện tượng ấy không gắn với hoạt
động hằng ngày, ít gắn với hoạt động thực tiễn của cá nhân.
• Hay quên những cái ít không gắn quan hệ với đời sống của mình,
• Quên những cái không phù hợp với nhu cầu, nhiệm vụ, hứng thú, tình
cảm của mình.
- Cách chống quên:
+ Gắn tài liệu ghi nhớ vào tài liệu học tập của học sinh
+ Cần cho nội dung đó trở thành mục đích của hành động, hình thành
được nhu cầu, hứng thú của học sinh.
+ Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như nghỉ ngơi, thay
đổi hình thức dạy và hình thức học.
+ Tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu sau khi học xong bằng cách làm
bài ứng dụng.

2. Có những loại trí nhớ nào?


- Trí nhớ giác quan: Thông tin được tự động lưu trữ tức thời trong trí
nhớ giác quan
- Trí nhớ ngắn hạn:
+ là vùng lưu trữ thông tin tạm thời
+ chỉ có thể lưu giữ một lượng nhỏ thông tin trong vài giây đến 1 phút
- Trí nhớ dài hạn:
+ nơi mà ký ức được củng cố và lưu trữ trong thời gian dài
+ lưu trữ và truy xuất bằng sự liên kết, dựa trên các yếu tố kích hoạt
cảm xúc hoặc thể chất xuất hiện khi ký ức dài hạn được làm ra
+ có vẻ như trí nhớ dài hạn có khả năng lưu trữ một lượng thông tin
gần như không giới hạn
3. Trí nhớ làm việc như thế nào?
- Bộ phác họa không gian trực quan: Lưu trữ và xử lý thông tin ở dạng
trực quan hoặc không gian
- Bộ điều hành trung tâm: Điều khiển toàn bộ hệ thống của trí nhớ làm
việc và phân bổ dữ liệu cho các hệ thống con
- Vòng lặp âm vị: Xử lí tri giác và lưu giữ lời nói chúng ta nghe được và
cho phép lặp lại thông tin và lời nói

4. Nhận thức tình huống là gì?


- Nhận thức tình huống là đề cập đến tri giác của một người và hiểu biết
của họ về các yếu tố trong môi trường xung quanh và dự đoán tình
trạng tương lai của chúng

5. Các cấp độ của nhận thức tình huống?


- Cấp độ 1: Tri giác về các thành tố trong môi trường
- Cấp độ 2: Hiểu biết về tình huống bằng việc phát triển một mô hình
tinh thần nhất quán và năng động
- Cấp độ 3: Dự liệu tình hình tương lai

6. Nguyên nhân dẫn đến các quyết định sai lầm hay tai nạn do lỗi của
con người hay do đâu?
- Nguyên nhân chính dẫn đến các quyết định sai lầm hoặc tai nạn là do
nhận thức tình huống thiếu hoặc không đầy đủ được xác định của con
người (lỗi con người)
- Tri giác các thành tố trong môi trường => hiểu biết tình huống => dự
liệu tình hình tương lai
BÀI 5: Tư duy và Năng lực đưa ra quyết định
1. Tư duy là gì?
- Là quá trình nhận thức, phản ánh các thuộc tính bên trong, mang tính
bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng khi chúng tác động một cách
gián tiếp vào giác quan chúng ta; thuộc tính này trước đó chúng ta chưa
biết
- Vai trò: Giúp con người hành động có ý thức, Không bao giờ sai lầm
trong nhận thức, Giúp con người vượt khỏi sự thích nghi thụ động với
con người.
- Sản phẩm tạo ra là những khái niệm khoa học, qui luật.
- Tư duy xuất hiện khi có dữ liệu rõ ràng, đầy đủ(tính bất định của vấn
đề ít)
Lưu ý: Không giúp con người mở rộng vô hạn phạm vi nhận thức

2. Tư duy có điểm gì khác so với cảm giác và tri giác?


- Khác với nhận thức cảm tính:
+ vì quá trình nhận thức cảm tính chỉ phản ánh tính chất bề ngoài của
sự vật, hiện tượng và chỉ phản ánh khi chúng tác động trực tiếp vào giác
quan chúng ta

3. Khi nào xuất hiện tư duy?


- Khi ta gặp tình huống có vấn đề: nhận thức ta về vấn đề có mâu thuẫn
và ta có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn
- Kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo cũ vẫn cần thiết nhưng không đủ để giải
quyết vấn đề
4. Tư duy có những đặc điểm gì?
- Hoàn cảnh có vấn đề/tình huống có vấn đề
- Liên hệ chặt chẽ nhận thức cảm tính -> Newton tìm ra định luật vạn
vật hấp dẫn khi quan sát hiện tượng quả táo rơi
- Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tính gián tiếp
- Tính khái quát

5. Có bao nhiêu loại tư duy?


- Mức độ phát triển tư duy ở cá thể
+) Tư duy trực quan - hành động: Giải quyết tình huống có vấn đề bằng
vận động có thể quan sát được
+) Tư duy trực quan - hình ảnh: Giải quyết tình huống có vấn đề bằng
hình ảnh của sự vật có thể quan sát được
+) Tư duy trừu tượng: Giải quyết tình huống có vấn đề bằng khái niệm
suy luận logic
- Phân loại dựa vào kỹ năng:
+ Kỹ năng tư duy phản biện
+ Kỹ năng tư duy sáng tạo
+ Kỹ năng tư duy hệ thống
+ Tư duy cố định
+ Tư duy phát triển
6. Tư duy được hình thành như thế nào?
- Nhận thức vấn đề
- Xuất hiện liên tưởng
- Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết:
+ Giả thuyết đúng
- Khẳng định
- Giải quyết vấn đề
+ Ngược lại:
- Phủ định
- Hành động tư duy mới
+ Chính xác hóa

7. Tư duy có những thao tác nào?


- So sánh
- Phân tích
- Tổng hợp
- Khái quát
- Trừu xuất
BÀI 6: Tưởng tượng và Sự sáng tạo
1. Tưởng tượng là gì ?
- Là một quá trình nhận thức: Phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.

2. Làm rõ sự giống và khác nhau giữa tư duy và tưởng tượng?


- Giống nhau:
▪ Là quá trình tâm lý, thuộc nhận thức lý tính
▪ Nảy sinh trước tình huống có vấn đề.
▪ Đều nảy sinh từ cái mới nhưng chưa từng có trong kinh nghiệm
▪ Có sự tham gia của ngôn ngữ.
▪ Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
- Khác nhau:
*) Tư duy:
▪ Hoàn cảnh có vấn đề: Dữ kiện, tài liệu rõ ràng, sáng tỏ
▪ Nội dung phản ánh: Vạch ra những thuộc tính, bản chất, những mối
liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trên cơ sở khái
niệm
▪ Kết quả: Khái niệm, phán đoán, suy lý
*) Tưởng tượng:
▪ Hoàn cảnh có vấn đề: Dữ kiện, tài liệu không rõ ràng, sáng tỏ
▪ Nội dung phản ánh: Phản ánh cái mới, cái chưa biết bằng cách xây
dựng lên những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
▪ Kết quả: Biểu tượng mới, sáng tạo

3. Quá trình tưởng tưởng diễn ra như thế nào?


- Nhận thức vấn đề(có nhu cầu tìm hiểu và giải quyết) -> xây dựng(diễn
biến) -> có biểu tượng mới(kết thúc)

4. Tưởng tượng có những đặc điểm gì ?


- Nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề
- Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
- Mang tính gián tiếp và khái quát

5. Có bao nhiêu loại tưởng tượng ?


- Tưởng tượng tiêu cực:
+ Có thể xảy ra một cách có chủ định nhưng không gắn liền với ý chí thể
hiện những hình ảnh tưởng tượng trong cuộc sống. Đó là sự mơ mộng
+ Xảy ra không chủ định - con người trong trạng thái không hoạt động,
xúc động, của ý thức - sự hoang tưởng, ảo giác -> Không thể hiện trong
cuộc sống
- Tưởng tượng tích cực:
+ Tưởng tượng tái tạo: Tạo ra những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân
dựa trên sự mô tả của người khác
+ Tưởng tượng sáng tạo: Tưởng tượng xây dựng nên hình ảnh mới độc
lập với cá nhân và xã hội được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật
chất độc đáo, có giá trị
- Ước mơ và Lý tưởng:
+ Ước mơ: Là quá trình độc lập và không hướng vào hoạt động hiện tại
. Ước mơ có lợi: Thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện
thực
. Ước mơ có hại: Làm cá nhân thất vọng, chán nản
+ Lý tưởng: Một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn
hướng tới

6. Có những cách sáng tạo mới trong tưởng tượng nào ?


- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay thành phần của sự vật. Ví
dụ: Tượng Phật Quan âm nghìn tay, nghìn mắt, ...
- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
- Chắp ghép(kết dính): Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự
vật, hiện tượng khác nhau tạo ra sự vật mới. Ví dụ: con rồng, nàng tiên
cá,...
- Liên hợp: Là cách tạo hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận
thuộc tính của nhiều sự vật với nhau. Ví dụ: Xe điện bánh hơi là liên
hợp giữa ô tô và tàu điện
- Điển hình hóa: Tạo hình ảnh mới bằng cách xây dựng thuộc tính, đặc
điểm điển hình nhân vật đại diện cho một giai cấp, một lớp người. Ví
dụ: Nhân vật "Chí Phèo", "Thị Nở",...
- Loại suy (mô phỏng): Là cách tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở mô
phỏng, bắt chước những chi tiết, bộ phận của những sự vật có thật. Ví
du: Sáng tạo công cụ lao động từ phép tương tự thao tác bàn tay (cái
đũa như 2 ngón tay để ta gắp cái gì đó, ...), Chùa Một Cột (tương tự
như bông hoa sen)

7. Sáng tạo là gì? Nêu những biểu hiện của sáng tạo ?
*) Định nghĩa:
- Sáng tạo là một hoạt động tạo ra cái mới về chất(sản phẩm của hoạt
động
- Sáng tạo không phải là sản phẩm mà là quá trình, cách tạo ra sản
phẩm đó, cách lựa chọn và sử dụng phương tiện, giải quyết vấn đề mới
- Sáng tạo không phải là sự bắt chước
- Sáng tạo là tổ hợp năng lực tâm lý người, trên cơ sở kinh nghiệm đã
có tạo ra sản phẩm tư duy mới
*) Biểu hiện:
- Thích tìm cái mới lạ, đi theo con đường riêng, thích dùng biện pháp
mới làm công việc cũ
- Có tính tò mò
- Có tri thức uyên bác, có tinh thần mạo hiểm, thích quan sát sự vật mới
- Độc lập, có khi không cùng ý kiến nhất trí đám đông
- Rất nhiệt tình, có lý tưởng, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng
hành động
- Không bao giờ thỏa mãn tìm tòi nghiên cứu, thích nghĩ về tương lai
- Giỏi biến thông, tư duy thông thoáng

CÁCH LÀM BÀI TỰ LUẬN SỐ 1

- Cách sáng tạo hình ảnh trên là chắp ghép


- Do trong hình ảnh trên, cây cầu Rồng đã được chắp ghép bởi 2 sự vật
khác nhau, đó là cây cầu và con rồng.
Đặc điểm cơ bản trong quá trình tư duy của con người (Bài 5):
- Hoàn cảnh có vấn đề/tình huống có vấn đề
- Liên hệ chặt chẽ nhận thức cảm tính -> Newton tìm ra định luật vạn
vật hấp dẫn khi quan sát hiện tượng quả táo rơi
- Liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tính gián tiếp
- Tính khái quát
Qui luật tri giác (Bài 2)
. Quy luật ngưỡng cảm giác
Thích ứng
Tác động qua lại
------
Quy luật tính đối tượng
Tính có lựa chọn
Tính có ý nghĩa
Tính ổn định
Tổng giác
ảo giác
Có những cách sáng tạo mới trong tưởng tượng nào ?
- Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay thành phần của sự vật. Ví
dụ: Tượng Phật Quan âm nghìn tay, nghìn mắt, ...
- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
- Chắp ghép(kết dính): Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự
vật, hiện tượng khác nhau tạo ra sự vật mới. Ví dụ: con rồng, nàng tiên
cá,...
- Liên hợp: Là cách tạo hình ảnh mới bằng cách liên hợp các bộ phận
thuộc tính của nhiều sự vật với nhau. Ví dụ: Xe điện bánh hơi là liên
hợp giữa ô tô và tàu điện
- Điển hình hóa: Tạo hình ảnh mới bằng cách xây dựng thuộc tính, đặc
điểm điển hình nhân vật đại diện cho một giai cấp, một lớp người. Ví
dụ: Nhân vật "Chí Phèo", "Thị Nở",...
- Loại suy (mô phỏng): Là cách tạo ra hình ảnh mới trên cơ sở mô
phỏng, bắt chước những chi tiết, bộ phận của những sự vật có thật. Ví
du: Sáng tạo công cụ lao động từ phép tương tự thao tác bàn tay (cái
đũa như 2 ngón tay để ta gắp cái gì đó, ...), Chùa Một Cột (tương tự
như bông hoa sen)
CÁCH LÀM BÀI TỰ LUẬN SỐ 2
Câu 2 (2.5 điểm): Hãy ứng dụng kiến thức của khoa học tâm lý trong
quảng cáo sản phẩm hoặc đề xuất ý tưởng thiết kế một sản phẩm
dành cho giới trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm của người sử dụng
(trường cảm giác, thao động tác vận hành sản phẩm, màu sắc, động tác,
tình tiết thể hiện tính độc đáo, ngộ nghĩnh, sinh động …) để khi làm
việc, điều khiển trên máy móc, thiết bị hay dụng cụ đó có thể thấy được
tính lợi ích, tính an toàn, dễ sử dụng khi vận hành và đem lai sự thân
thiện hơn ở người dùng với sản phẩm kỹ thuật.
GIẢI:
1. Chọn một sản phẩm , mô tả dưới thông tin ngắn gọn. Tên sản
phẩm, mã sản phẩm, kích thước , màu sắc <Đủ thông tin để đánh
giá>
2. Đánh giá những cái gì:
+ phù hợp/chưa phù hợp với giới hạn vận động con người (dùng
các quy luật Cảm giác, Tri giác)
+ nguy cơ tai nạn/ chấn thương/ bất tiện trong khi sử dụng các
quy luật liên quan Chú ý, và trí nhớ
3. Phân tích và đưa ra quyết định: cải tiến hoặc thiết kế mới –
4. Đề xuất 1 ý tưởng quảng cáo cho sản phẩm
Làm từ 1 trang đến 1 trang rưỡi
2. Phân tích và chỉ ra trong sản phẩm có những điểm nào quy luật
cảm giác, tri giác nhà sản xuất đã quan tâm đến và chưa quan tâm
đó. Chỉ ra các quy luật đó
VD: Ồn quá => chưa quan tâm đến quy luật ngưỡng cảm giác
3. Đánh giá nguy cơ gặp tai nạn, chấn thương vất tiện khi người dùng
sử dụng sản phẩm
4. Trong các nguy cơ găp tai nạn, chấn thương như thế nào đến chú
ý và trí nhớ người dùng
5. Đề xuất các ý tưởng để cải tiến sản phẩm nhằm phòng ngừa hoặc
khắc phục
=> Chú ý, Đa tác vụ + Trí nhớ, nhận thức tình huống
6. Vận dụng kiến thức tư duy : tư duy thiết kế lấy người dùng làm
trung tâm => sử dụng công cụ đào sâu vấn đề (5 Why, FishBones,..)
để đánh giá tính khả thi của các giải pháp
7. Rà soát bổ sung những thay đổi để hoàn thiện về chu trình đổi
mới sáng tạo. Sử dụng các phương pháp trong tưởng tượng và sáng
tạo để áp dụng cho sản phẩm tốt hơn.
8. Đề xuất kịch bản(ÁP dụng kiến thức tâm lý: đặc biệt là chú ý)

Bài của Digga


2.1. Mô tả sản phẩm cần cải tiến hoặc sản phẩm dự kiến sẽ thiết kế
(ngắn gọn, đủ thông số để đánh giá).
- Tên sản phẩm cải tiến: Apple Watch
- Tính năng:
+ Tiện ích (nhỏ nhẹ)
+ Đa năng (Nghe gọi, ghi chú,…)
+ Trợ năng (theo dõi sức khỏe,…)
+Thẩm mĩ
- Tiêu chí cải tiến:
+ Giá thành
+ Dễ sử dụng chính xác
+ Tính năng mới
+ Độ bền
+ Tùy chỉnh theo sở thích
2.2. Đánh giá sản phẩm:
- Phù hợp/chưa phù hợp với giới hạn vận động của con người (Các quá
trình cảm giác/tri giác: Cần nêu tên được các quy luật cảm giác và tri
giác liên quan):
*) Những điểm phù hợp:
+ Cảm giác:
 Quy luật ngưỡng cảm giác: Độ sáng, tương phản có thể điều
chỉnh phù hợp với ngưỡng cảm giác của người dùng
 Quy luật thích ứng: Người dùng tự thay đổi giao diện, sự thoải
mái của dây đeo
 Quy luật tác động qua lại: Sự tương phản trong thiết kế của các
yếu tố giúp người dùng thao tác thuận tiện hơn
+ Tri giác:
 Quy luật tính lựa chọn: Tùy vào nhu cầu, sở thích, đặc điểm công
việc,... của người dùng, các tính năng thông dụng nhất được tích
hợp sẵn và đặt ở những vị trí dễ thấy nhất
 Quy luật tính có ý nghĩa: Các biểu tượng được thiết kế lại cho phù
hợp hơn với tâm lý người dùng, tránh nhầm lẫn khi sử dụng
 Quy luật tổng giác: Tính năng cung cấp những tin tức, thông báo
mới nhất cho người dùng, được cá nhân hóa nhờ sức mạnh AI
*) Những điểm chưa phù hợp:
 Giá thành: vi phạm Quy luật tri giác về tính có ý nghĩa: Người
dùng cảm thấy giá thành của Apple Watch không hợp lý vì giá trị
cảm nhận và hiệu quả sử dụng không tương xứng với số tiền họ
bỏ ra. Điều này làm giảm sự hấp dẫn và ý nghĩa của sản phẩm đối
với họ.
 Vấn đề về pin: vi phạm Quy luật cảm giác về thích ứng: Người
dùng không thể thích ứng với việc phải sạc pin hàng ngày. Thời
lượng pin ngắn làm giảm tính tiện lợi và sự thoải mái trong sử
dụng, gây ra sự khó chịu và phiền toái cho người dùng.
 Ngưỡng điều khiển còn hạn chế
Vi phạm Quy luật cảm giác về ngưỡng cảm giác: Kích thước
màn hình nhỏ của Apple Watch làm giảm khả năng điều khiển và
tương tác của người dùng. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong
việc sử dụng, gây ra sự không thoải mái và giảm trải nghiệm người
dùng.
Vi phạm Quy luật tri giác về tính có lựa chọn: Người dùng gặp
khó khăn trong việc chọn lựa và thao tác trên màn hình nhỏ của
Apple Watch, điều này làm giảm tính hiệu quả và sự dễ dàng trong
sử dụng.
- Nguy cơ tai nạn/chấn thương/bất tiện khi sử dụng sản phẩm liên
quan đến chú ý và trí nhớ.
Nguy cơ gây mất chú ý:
 Sức tập trung của chú ý: Việc máy bị treo, giật, lag ảnh hưởng đến
sức tập trung của người dùng.
 Sự bền vững của chú ý: Khiến người dùng phải tạm dừng công
việc để nhìn vào đồng hồ, phân biệt các biểu tượng trên màn hình
nhỏ có thể gây mất tập trung
Nguy cơ bất tiện về trí nhớ:

 Quản lý thông tin kém: Việc ghi nhớ, quản lý và truy cập nhanh
chóng thông tin cần thiết gặp khó khăn do màn hình nhỏ và giao diện
hạn chế.

 Quên nhận thông báo quan trọng: Người dùng có thể bỏ lỡ các
thông báo quan trọng vì không nhìn thấy hoặc không nhớ kiểm tra, hay
thậm chí là do hết pin

 Sự cố đồng bộ hóa: Thông tin trên Apple Watch có thể không đồng
bộ chính xác với các thiết bị khác, gây ra sự nhầm lẫn và bất tiện.
 2.3. Phân tích các nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Vận dụng quy
trình ra quyết định để quyết định những vấn đề cần cải tiến/thiết kế
mới và giải pháp đề xuất

Thông báo rõ ràng và kịp thời

 Vấn đề sửa: Khả năng quên lịch hẹn và thông báo quan trọng.
 Giải pháp: Tăng kích thước và độ rõ ràng của thông báo, cho phép
tùy chỉnh âm thanh và rung để đảm bảo người dùng nhận được
thông báo kịp thời và dễ nhận biết.

 Giao diện người dùng cải tiến

 Vấn đề sửa: Quản lý thông tin kém và nhầm lẫn do biểu tượng
nhỏ.
 Giải pháp: Thiết kế lại giao diện với biểu tượng lớn hơn và trực
quan hơn, đồng thời cung cấp các hướng dẫn sử dụng ngắn gọn và
dễ hiểu.

 Tối ưu hóa truy cập thông tin

 Vấn đề sửa: Truy cập thông tin không hiệu quả.


 Giải pháp: Tạo các phím tắt và menu truy cập nhanh để người
dùng có thể truy cập thông tin cần thiết chỉ với vài cú chạm.

 Đồng bộ hóa ổn định và liên tục

 Vấn đề sửa: Sự cố đồng bộ hóa.


 Giải pháp: Cải thiện các thuật toán đồng bộ hóa và cung cấp các
thông báo ngay lập tức khi có sự cố, giúp người dùng kịp thời kiểm
tra và khắc phục.

Tăng cường pin và tối ưu hóa hiệu năng

 Vấn đề sửa: Máy bị treo, giật, lag.


 Giải pháp: Cải thiện thời lượng pin và hiệu suất phần mềm để
giảm thiểu hiện tượng treo máy và giật lag, giúp người dùng có trải
nghiệm mượt mà hơn.

2.4. Đề xuất ý tưởng quảng cáo (marketing sản phẩm) nếu bài yêu cầu
và còn thời gian

Cuộc Thi "Design Your Own Watch Face"

 Mô tả: Tổ chức một cuộc thi cho phép người dùng thiết kế giao
diện đồng hồ của riêng họ. Các thiết kế tốt nhất sẽ được chọn và
thêm vào thư viện giao diện chính thức của Apple Watch. Người
chiến thắng sẽ nhận được một chiếc Apple Watch miễn phí và các
giải thưởng khác.
 Mục tiêu: Tăng cường sự tương tác và tham gia của cộng đồng
người dùng, tạo ra sự mới mẻ và sáng tạo trong cách sử dụng sản
phẩm.

 Chiến Dịch "One Day with Apple Watch"

 Mô tả: Tạo ra một chuỗi video hoặc loạt bài viết theo chân những
người dùng thực tế trong một ngày, từ sáng đến tối, để cho thấy
Apple Watch có thể giúp họ như thế nào trong các hoạt động hàng
ngày. Bao gồm các hoạt động như tập thể dục, làm việc, giải trí, và
quản lý sức khỏe.
 Mục tiêu: Tăng cường nhận thức về các tính năng đa dạng của
Apple Watch và cách nó cải thiện cuộc sống hàng ngày của người
dùng.

 Ứng Dụng Thực Tế Tăng Cường (AR) "Try Before You Buy"

 Mô tả: Phát triển một ứng dụng AR cho phép người dùng "thử"
Apple Watch trên cổ tay của họ thông qua camera điện thoại. Ứng
dụng này sẽ hiển thị Apple Watch trong các kiểu dáng và màu sắc
khác nhau, cho phép người dùng tương tác với giao diện và các
tính năng.
 Mục tiêu: Tăng cường trải nghiệm mua sắm trực tuyến, giúp
người dùng dễ dàng hình dung và quyết định mua hàng.

BÀI CỦA Gigga


2.1. Mô tả sản phẩm cần cải tiến hoặc sản phẩm dự kiến sẽ thiết kế
(ngắn gọn, đủ thông số để đánh giá).
- Tên sản phẩm cải tiến: Hệ điều hành Windows 11
- Tính năng:
+ Giao diện mới
+ Tính năng đa nhiệm:
+ Hỗ trợ ứng dụng Android
+ Trợ năng
- Tiêu chí cải tiến:
+ Dễ sử dụng
+ Bảo mật cao
+ Tính toán chính xác
+ Làm việc hiệu quả
+ Nhiều tính năng
+ Tùy chỉnh theo sở thích
2.2. Đánh giá sản phẩm:
- Phù hợp/chưa phù hợp với giới hạn vận động của con người (Các quá
trình cảm giác/tri giác: Cần nêu tên được các quy luật cảm giác và tri
giác liên quan):
*) Những điểm phù hợp:
+ Cảm giác:
 Quy luật ngưỡng cảm giác: Độ sáng, tương phản,độ phân giải…
có thể điều chỉnh phù hợp với ngưỡng cảm giác của người dùng
 Quy luật thích ứng: Hình ảnh thay đổi đa dạng từ Internet, tạo
hứng thú cho người dùng khi sử dụng lâu dài
 Quy luật tác động qua lại: Sự tương phản trong thiết kế của các
yếu tố giúp người dùng thao tác thuận tiện hơn
+ Tri giác:
 Quy luật tính lựa chọn: Tùy vào nhu cầu, sở thích, đặc điểm công
việc,... của người dùng, các tính năng thông dụng nhất được tích
hợp sẵn và đặt ở những vị trí dễ thấy nhất
 Quy luật tính có ý nghĩa: Các biểu tượng được thiết kế lại cho phù
hợp hơn với tâm lý người dùng, tránh nhầm lẫn khi sử dụng
 Quy luật tổng giác: Tính năng Widget cung cấp những tin tức mới
nhất cho người dùng, được cá nhân hóa nhờ sức mạnh AI ??
*) Những điểm chưa phù hợp:
 Yêu cầu phần cứng & hiệu suất làm việc: Yêu cầu cao về phần
cứng không chỉ gây bất tiện trong quá trình làm việc mà còn ảnh
hưởng tiêu cực đến tâm lý người dùng theo quy luật tổng giác
 Giao diện chưa hoàn thiện: Giao diện của hệ điều hành còn nhiều
thiếu sót và mâu thuẫn (chẳng hạn như chế độ tối của các menu
và cửa sổ…), ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin do quy
luật tác động qua lại của cảm giác và tính ổn định của tri giác.
 Ngưỡng điều khiển còn hạn chế: Một số cài đặt như âm lượng,
độ sáng màn hình… có thể được tùy chỉnh nhưng ngưỡng điều
khiển chưa phù hợp. Điều này vi phạm quy luật về ngưỡng cảm
giác và tính ảnh hưởng tính ổn định của tri giác
- Nguy cơ tai nạn/chấn thương/bất tiện khi sử dụng sản phẩm liên
quan đến chú ý và trí nhớ.
Nguy cơ gây mất chú ý:
 Sức tập trung của chú ý: Việc máy bị treo, giật, lag ảnh hưởng đến
sức tập trung của người dùng.
 Sự bền vững của chú ý: Khiến người dùng phải tạm dừng công
việc để phân bổ các cửa sổ, chờ máy tính tải, ... gây ức chế và sao
nhãng
Nguy cơ bất tiện về trí nhớ:
 Quên tắt máy tính khi không sử dụng
 Quên lưu dữ liệu trước khi tắt máy tính
 Quên đóng các ứng dụng không sử dụng
=> Tốn điện năng, mất dữ liệu, máy tính chạy chậm
2.3. Phân tích các nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Vận dụng quy trình
ra quyết định để quyết định những vấn đề cần cải tiến/thiết kế mới và
giải pháp đề xuất
- Chế độ tự ngủ đông (Auto Hibernate)
*) Vấn đề:
 Quên tắt máy tính khi không sử dụng
 Quên lưu dữ liệu trước khi tắt máy tính
 Quên đóng các ứng dụng không sử dụng
*) Giải pháp: Chế độ tự ngủ đông
• Giúp tiết kiệm năng lượng và thời gian khi không sử dụng máy tính
trong thời gian dài.
• Lưu tất cả dữ liệu của các phiên làm việc hiện tại trên ổ cứng.
• Khi người dùng bật lại máy tính, khôi phục tất cả dữ liệu về trạng thái
ban đầu.

- Cải tiến địa chỉ lưu file:


*) Vấn đề:
 Người dùng thường xuyên phải nhớ và nhập địa chỉ lưu file mỗi
khi sử dụng ứng dụng
 Nếu người dùng sơ suất quên địa chỉ lưu file, sẽ mất nhiều thời
gian tìm lại dữ liệu quan trọng.
*) Giải pháp:
=> Lưu thông minh : cho phép hệ điều hành tự động đề xuất địa chỉ lưu
file dựa trên các thói quen sử dụng của người dùng và nội dung file.

2.4. Đề xuất ý tưởng quảng cáo (marketing sản phẩm) nếu bài yêu cầu
và còn thời gian

You might also like