Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HỆ THỐNG CÂU HỎI VẬN DỤNG ĐỊA LÝ 12 ( TỰ NHIÊN)ĐỀ 3

Câu 1: Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là
A. Mùa đông lạnh, nhiều mưa và mùa hạ nóng, ít mưa
B. Mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, ít mưa
C. Mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
D. Mừa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều
Câu 2: Trong chế độ khí hậu, Nam BỘ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là
A. Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam
B. Mùa nóng và mùa lạnh
C. Mùa nóng mưa nhiều và mùa lạn, khô
D. Mùa mưa và mùa khô
Câu 3: Những khi vực chịu tác động khô hạn lướn nhất ở nước ta vào mùa khô là
A. Tây Nguyên cực Nam Trung Bộ
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
C. Các vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Câu 4: Trong chế độ khí hậu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về
A. Hướng gió B. Mùa mưa và mùa khô
C. Mùa nóng và mùa lạnh D. Tất cả đều đúng
Câu 5: ở nước ta những nơi có mưa nhiều và mùa khô rõ rệt là
A. Nam Bộ và ven biển Trung Bộ
B. Nam Bô và Tây Nguyên
C. Vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên
D. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
Câu 6: khu vực nao có mưa lớn tập chung về thu – đông ở nước ta là
A. Bắc Bộ B. Nam Bộ C. Ven biển Trung BỘ D. Tây Nguyên
Câu 7: Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc nước ta vào thời gian
A. Cuối mùa đông B. Đầu và giữa mùa hạ
C. Giữa và cuối mùa hạ D. Đầu mùa đông
Câu 8. Vào nửa cuối mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển nước nào?
A. Hoa Kì, Trung Quốc B. Trung Quốc, Hàn Quốc
C. Nhật Bản, Trung Quốc D. Trung Quốc, Việt Nam
Câu 9. Gió mùa là nhân tố quan trọng dẫn tới
A. sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta.
B. sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa Tây Bắc và Đông Bắc.
C. sự phân hóa thiên nhiên đa dạng và phức tập giữa các vùng.
D. sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Tây – Đông và độ cao.
Câu 10. Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển
hướng thành
A. Đông bắc. B. Đông nam. C. Tây bắc. D. Bắc.
Câu 11. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố
A. Hà Nội. B. Huế. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ.
Câu 12. Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là
A. gió mùa mùa đông lạnh khô. B. gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
C. gió Mậu Dịch (Tín Phong). D. Gió đất và gió biển.
Câu 13. Địa điểm nào dưới đây có lượng mưa trung bình năm lớn nhất?
A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 14. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng lớn nhất của nhân tố nào?
A. các thiên tai tự nhiên B. sự phân mùa khí hậu.
C. nền nhiệt - ẩm cao của khí hậu. D. sự thất thường của thời tiết.
Câu 15. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động của ngành nào
dưới đây?
A. công nghiệp. B. dịch vụ. C. nông nghiệp. D. giao thông vận tải.
Câu 16. Đặc điểm khí hậu nổi bật của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với các vùng Tây Nguyên là
A. khí hậu có sự phân mùa sâu sắc. B. mưa nhiều vào thu - đông.
C. khí hậu mang tính chất cận xích đạo. D. có mùa đông lạnh kéo dài.
Câu 17. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
A. kiểu khí hậu cận xích đạo B. mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh của gió Mậu Dịch.
C. khí hậu chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. D. mưa nhiều vào thu - đông.
Câu 18. Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có
A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc. B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.
C. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc. D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.
Câu 19. Tại sao ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây?
A. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ. B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 20ºC (trừ các vùng núi cao).
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.
C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.
D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.
Câu 21. Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.
D. Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.
Câu 22. Nhiệt độ tháng I và tháng VII ở nước ta chênh lệch nhau chủ yếu là do
A. hoạt động của gió mùa. B. Mặt Trời lên thiên đỉnh. C. vị trí địa lí. D. hiện tượng mùa.
Câu 23. Tại sao miền Trung có mưa lệch về thu đông?
A. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
B. đầu mùa có gió phơn, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
C. đầu mùa có gió mùa Tây Nam, cuối mùa có gió mùa Đông Bắc.
D. đầu mùa có Tín phong bán cầu Bắc, cuối mùa có gió mùa Tây Nam.
Câu 24. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào giữa và cuối mùa hạ là do
A. gió Tây Nam TBg và dải hội tụ nhiệt đới. B. frông và dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. D. Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 25. Vì sao vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa từ nam sông Cả vào đến Thừa Thiên
Huế?
A. gặp dãy Trường Sơn. B. đi qua biển. C. đi qua lục địa Trung Hoa.
D. đi qua vùng núi Đông Bắc.
Câu 26. Tại sao gió mùa Đông Bắc khi thổi vào nước ta vào nửa sau mùa đông gây nên mưa phùn?
A. đi qua biển. B. gặp núi Trường Sơn. C. đi qua lục địa Trung Hoa. D. gặp dãy Bạch Mã.
Câu 27. Nguyên nhân chính khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất
lớn?
A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài.
C. góc nhập xạ lớn và kề biển Đông rộng lớn.
D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.
Câu 28: : Ở nước ta, các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của
A. Quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
C. Sông ngòi nhiều nước D. Chế độ nước sông theo mùa
Câu 29: Đắc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất gió mùa của khí hậu
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc B. Sông ngòi nhiều nước giàu phù xa
C. Chế độ nước sông theo mùa D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co
Câu 30: chế độ nước sống theo mùa là do
A. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ
B. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn
C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ
D. Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa
Câu 31: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do
A. Độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh
B. Sông có đoạn chảy ở miền núi, có đoạn chảy ở đồng bằng
C. Chế độ mưa thất thường
D. Lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp
Câu 32: Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc B. Tổng lượng nước sông lớn
C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa D. Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi
Câu 33: Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là
A. Đất phèn ,đất mặn B. Đất cát, đát pha cát
C. Đất feralit D. Đất phù sa ngọt
Câu 34: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng
A. Núi cao B. Đồi núi thấp
C. Đồng bằng ven biển D. Đồng bằng châu thổ
Câu 35: Đất feralit có màu đỏ vàng là do
A. Hình thành trên đất mẹ có nhiều chất xơ B. Nhận dược nhiều ánh nắng mặt trời
C. Lượng phù xa trong đất lớn D. Tích tụ nhiều oxit sắt
Câu 36: ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. Rừng gió mùa thường xanh B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá D. Rừng thưa khô rựng lá
Câu 37. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp
đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit
nhôm. Đó là quá trình hình thành đất ở vùng có khí hậu
A. ôn đới lục địa. B. nhiệt đới khô. C. nhiệt đới ẩm. D. ôn đới hải dương.
Câu 38. Khó khăn, trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa không biểu hiện ở
A. các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán...
B. các hiện tượng thời tiết thất thường như lốc, mưa đá...
C. sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.
D. môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Câu 39. Lượng cát bùn lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là
A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.
B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông.
C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng ở hạ lưu sông vào mùa lũ.
D. gây cản trở cho việc cung cấp nước nông nghiệp.
Câu 40. Khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp là
A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.
B. sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.
C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.
D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam.

You might also like