VẬN DỤNG 7 - không đáp án

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI VẬN DỤNG 7

Câu 1: Vì sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình
thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.
B. Thu hút vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước.
C. Tận dụng thế mạnh về thủy điện, khoáng sản và lâm sản.
D. Sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người.
Câu 2: Những vấn đề chủ yếu để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. thủy lợi, phát triển nuôi trồng thủy sản, sống chung với lũ.
B. thủy lợi, sống chung với lũ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí.
C. thủy lợi, cải tạo đất, duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
D. thủy lợi, bảo vệ rừng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí.
Câu 3: Để tài nguyên biển mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần chú ý khai thác theo hướng
A. phát triển tổng hợp kinh tế biển. B. mua sắm thêm trang thiết bị để khai thác.
C. chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển. D. tập trung đầu tư cho một số ngành then chốt.
Câu 4: Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở nước ta là
A. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
B. giúp phát triển mô hình kinh tế nông, lâm kết hợp.
C. cung cấp nguồn lâm sản có nhiều giá trị kinh tế.
D. tạo thêm diện tích, môi trường nuôi trồng thủy sản.
Câu 5: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc ẤĐD làm cho khí hậu vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta có
A. lượng bức xạ Mặt Trời lớn. B. mưa nhiều vào thu đông.
C. hai mùa khác nhau rõ rệt. D. mưa lớn vào đầu mùa hạ.
Câu 6: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển kinh tế biển ở TDMNBB là
A. phát huy các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. tăng cường sự phân hóa lãnh thổ, thu hút vốn đầu tư.
C. tăng vị thế của vùng trong cả nước, tạo việc làm mới.
D. chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đa dạng sản phẩm.
Câu 7: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. góp phần phát triển công nghiệp và phân hóa lãnh thổ.
C. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết việc làm.
D. tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Câu 8: Vấn đề quan trọng nhất cần đảm bảo khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở
vùng Đông Nam Bộ là
A. đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. B. bổ sung lực lượng lao động.
C. tăng cường đầu tư vốn, công nghệ. D. tăng cường cơ sở năng lượng.
Câu 9: Nhận định sau đây không đúng khi giải thích lí do phải khai thác tổng hợp các ngành kinh tế
biển ở nước ta?
A. Môi trường biển không chia cắt được, dễ bị ảnh hưởng trên phạm vi rộng lớn.
B. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
C. Môi trường đảo rất nhạy cảm trước những tác động của con người.
D. Giúp khắc phục các khó khăn do thiên nhiên gây ra.
Câu 10: Đâu không phải là mục đích chủ yếu của việc ra đời nhiều loại hình dịch vụ mới của nước ta?
A. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. B. Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
C. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. D. Tận dụng thế mạnh lao động dồi dào.
Câu 11: Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành ở nước ta đã mở ra bước phát
triển mới cho những ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Khí hóa lỏng, sản xuất phân bón, lọc - hóa dầu.
B. Khí hóa lỏng, sản xuất phân bón, sản xuất điện.
C. Lọc - hóa dầu, khí hóa lỏng, sản xuất điện.
D. Sản xuất phân bón, sản xuất điện, lọc - hóa dầu.
Câu 12: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do tác động kết
hợp của
A. các loại gió và dãy Trường Sơn Nam. B. bão và các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
C. Tín phong bán cầu Bắc và các đỉnh núi. D. dải hội tụ nhiệt đới và các cao nguyên.
Câu 13: Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở
BTB?
A. Mở rộng các cơ sở công nghiệp chế biến thủy sản.
B. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
C. Tăng cường phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ.
D. Phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật dịch vụ nghề cá.
Câu 14: Các vùng KTTĐ phía Bắc, miền Trung, phía Nam của nước ta đều có sự giống nhau về
A. nền kinh tế hàng hóa phát triển rất sớm. B. các thế mạnh phát triển được hội tụ đầy đủ.
C. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời. D. cơ sở vật chất kĩ thuật rất tốt và đồng bộ.
Câu 15: Yếu tố nào sau đây có tác động chủ yếu đến sự tăng nhanh giá trị nhập khẩu của nước ta
hiện nay?
A. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. B. Nhu cầu, chất lượng cuộc sống cao.
C. Việc phát triển của quá trình đô thị hóa. D. Nhu cầu quá trình công nghiệp hóa.
Câu 16: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Bắc Trung Bộ là
A. đẩy mạnh giao lưu với các vùng, thúc đẩy phát triển du lịch.
B. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi thu hút đầu tư.
C. tạo cơ sở hình thành đô thị mới, phân bố dân cư và lao động.
D. phục vụ nhu cầu người dân, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 17: Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Dh Nam Trung Bộ là
A. tạo điều kiện cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
B. tạo thế mở cửa hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới.
C. khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng và thu hút vốn đầu tư.
D. đẩy mạnh giao lưu kinh tế xã hội với các vùng khác trong cả nước.
Câu 18: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là
A. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hóa nền kinh tế.
B. sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.
C. khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.
Câu 19: Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đảm bảo cân bằng sinh thái, phòng chống thiên tai.
B. giữ gìn nguồn gen quý, môi trường sống cho sinh vật.
C. cung cấp lâm sản có giá trị, điều hòa nguồn nước.
D. ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất.
Câu 20: Việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản xa bờ có ý nghĩa chính trị chủ yếu nào sau đây?
A. Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. B. Góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ.
C. Hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường ven biển. D. Là cơ sở khẳng định chủ quyền vùng biển.
Câu 21: Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực khác chủ yếu
do
A. thực hiện nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài.
B. các chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước.
C. kinh tế từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.
D. tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu 22: Mục đích chủ yếu của việc thay đổi cơ cấu mùa vụ trong nội bộ ngành nông nghiệp nước ta là
A. đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra việc làm cho người lao động.
B. phù hợp hơn với điều kiện sinh thái, tăng hiệu quả kinh tế.
C. phân bố sản xuất hợp lí ở mỗi vùng, bảo vệ môi trường.
D. tăng năng suất cây trồng, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Câu 23: Ở miền Bắc nước ta vào mùa đông xuất hiện những ngày nắng ấm là do hoạt động của
A. gió mùa Đông Nam. B. gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Nam. D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 24: Nhân tố nào sau đây không thể hiện rõ sự khác nhau về khí hậu giữa hai miền B- N?
A. Lượng mưa. B. Nhiệt độ trung bình. C. Số giờ nắng. D. Lượng bức xạ.
Câu 25: Khối khí gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là
A. cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. Bắc Ấn Độ Dương.
C. lạnh phương Bắc. D. cận chí tuyến bán cầu Nam.
Câu 26: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng thủy lợi trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp lâu năm.
B. khai thác hiệu quả hơn tài nguyên nông nghiệp.
C. tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất.
D. thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
Câu 27: Loại gió nào dưới đây gây mưa trên phạm vi cả nước vào mùa hạ?
A. Gió Tín phong bán cầu Bắc. B. Gió Tín phong bán cầu Nam.
C. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan. D. Gió Đông Nam đã biến tính.
Câu 28. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư chưa hợp lí của nước ta là
A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên. B. ô nhiễm môi trường.
C. gây lãng phí nguồn lao động. D. giải quyết vấn đề việc làm.
Câu 29. Nước ta phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển vì
A. tài nguyên vùng biển đa dạng. B. môi trường biển dễ bị chia cắt
C. môi trường biển mang tính biệt lập. D. sinh vật biển bị suy giảm nghiêm trọng
Câu 30. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng căn bản đến
A. việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa các vùng.
C. tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
Câu 31. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của Đb sông Hồng là
A. có mật độ dân số cao. B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. thiếu nguyên liệu tại chỗ. D. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.
Câu 32. Vấn đề quan trọng cần quan tâm ở ĐNB trong phát triên nông nghiệp theo chiều sâu là
A. thủy lợi, thay đổi cơ câu cây trồng. B. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn. D. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thủy lợi.
Câu 33: Hoạt động trồng rừng nước ta hiện nay
A. tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng. B. có sự tham gia nhiều của người dân.
C. chỉ tập trung để trồng rừng sản xuất. D. hoàn toàn do Nhà nước thực hiện.
Câu 34: Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
A. các dãy núi, áp thấp, bão và vận động Tấn kiến tạo.
B. sông ngòi, sóng biển, thủy triều và quá trình nội lực
C. đồng bằng ở ven biển, đồi núi và vận động kiến tạo.
D. thủy triều, thềm lục địa, các đồng bằng và cồn cát.
Câu 35: Cây ăn quả ở TDMNBB hiện nay phát triển theo hướng tập trung do tác động chủ yếu của
A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các sản phẩm giá trị.
B. đa dạng hóa nông nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
C. sản xuất theo hướng hàng hóa, nhu cầu lớn của người dân.
D. ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, giải quyết việc làm.
Câu 36: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở BTB là
A. khai thác hợp lí tự nhiên, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa.
B. đa dạng hóa nông nghiệp, bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường.
C. đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất, gắn liền các lãnh thổ với nhau.
D. khai thác thế mạnh mỗi vùng, tạo sự liên kết sản xuất lãnh thổ.
Câu 37: Nước ta hiện nay có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh chủ yếu do
A. mức sống tăng, đẩy mạnh công nghiệp hóa.
B. sản xuất phát triển, hội nhập kinh tế thế giới.
C. đẩy mạnh hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường.
D. Di chuyển dịch cơ cấu KT, sản xuất đa dạng.
Câu 38: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng CC CCNLN ở Tây Nguyên là
A. đẩy mạnh trồng trọt, tạo cách sản xuất mới.
B. giải quyết việc làm, nâng cao vị thế của vùng.
C. phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng sống.
D. khai thác các tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Câu 39: Ti lệ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo ngành nước ta tăng lên là biểu hiện của
A. sự phát triển nền kinh tế. B. sự mở rộng nông nghiệp.
C. việc tăng trưởng dịch vụ. D. cơ cấu kinh tế đa dạng.
Câu 40: Cán cân thanh toán quốc tế của nước ta sau năm 1992 vẫn khá cân bằng dù nhập siêu lớn do
nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong nước.
B. Nhiều nước tăng viện trợ phát triển chính thức.
C. Thị trường xuất, nhập khẩu được mở rộng.
D. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh.

You might also like