Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Tên khai sinh của Bác Hồ là gì?


a. Nguyễn Sinh Khiêm b. Nguyễn Văn Ba
c. Nguyễn Sinh Sắc d. Nguyễn Sinh Cung
Câu 2: Lúc đi học cho đến khi trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ lấy
tên gọi là gì?
a. Nguyễn Sinh Khiêm b. Nguyễn Ái Quốc
c. Nguyễn Tất Thành d. Nguyễn Sinh Cung
Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy học ở ngôi trường nào?
a. Trường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh
b. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế
c. Trường Quốc học Huế
d. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết
Câu 4: Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ai?
a. V.I.Lênin b. Nguyễn Sinh Sắc
c. Phan Châu Trinh d. Phan Bội Châu
Câu 5: Tiền đề tư tưởng, lý luận trực tiếp quyết định sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh là:
a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
b. Tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo
c. Tư tưởng của nền văn hóa phương Tây
d. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Câu 6: Trong các nguồn gốc dẫn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh,
nguồn gốc nào đóng vai trò quan trọng?
a. Chủ nghĩa Mác - Lênin
b. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
c. Gia đình và quê hương
d. Phẩm chất và năng lực cá nhân của Hồ Chí Minh
Câu 7: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Là câu nói
của ai?
a. Phan Bội Châu b. Phan Châu Trinh
c. Hồ Chí Minh d. Võ Nguyên Giáp
Câu 8: Tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác được thể hiện rõ nét nhất trong tác
phẩm nào sau đây?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp b. Đường cách mệnh
c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến d. Nhật kí trong tù
Câu 9: Bài thơ “Ngắm trăng” thể hiện tinh thần nào sau đây của Chủ tịch Hồ
Chí Minh?
a. Tinh thần lạc quan, yêu đời
b. Tinh thần yêu nước
c. Tình thương yêu con người
d. Tinh thần đấu tranh, chống giặc ngoại xâm
Câu 10: Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu tư tưởng
“Tự do, bình đẳng, bác ái” trong Bản Tuyên ngôn nào sau đây?
a. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
b. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp
c. Tuyên ngôn độc lập 1945 ở Việt Nam
d. Tất cả đều sai
Câu 11: Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu tư tưởng
về quyền con người trong Bản Tuyên ngôn nào sau đây?
a. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ
b. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp
c. Tuyên ngôn độc lập 1945 ở Việt Nam
d. Tất cả đều sai
Câu 12: Trong tư tưởng Nho giáo, chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa nhiều nhất tư
tưởng của ai?
a. Tuân Tử b. Lão tử
c. Hàn Tử d. Khổng Tử
Câu 13: Mặc hạn chế lớn nhất trong tư tưởng Nho giáo mà chủ tịch Hồ Chí
Minh loại bỏ và sớm có tư tưởng tiến bộ về quyền bình đẳng, đó là:
a. Coi trọng chữ trung với vua, hiếu với cha mẹ
b. Coi trọng môn đăng hộ đối
c. Trọng nam kinh nữ
d. Kinh viện hàn lâm
Câu 14: Tư tưởng tốt đẹp nhất của Phật giáo mà chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa
và trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Đó là:
a. Thương người như thể thương thân
b. Giao nhân nào, gặp quả đó
c. An bài với số phận
d. Đời là bể khổ
Câu 15: Trong bản lý lịch dự đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII
(7/1935), Bác Hồ được miêu tả biết 8 thứ tiếng nào sau đây? Ngoài ra Bác còn
biết nhiều thứ tiếng khác.
a. Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Nga, Việt Nam, Lào, Campuchia
b. Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Hàn
c. Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
d. Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Lào, Campuchia, Thái Lan, Brazil
Câu 16: Từ ngày 20/10 - 20/11/1987, tại cuộc họp của Đại hội đồng UNESCO
thế giới khóa 24 tại Thủ đô Paris (Pháp), có gần 90 quốc gia thành viên Liên
Chính phủ tham gia. Đại Hội đồng nhất trí thông qua bản Nghị quyết Vinh
danh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác là người thứ 21 được vinh danh trên toàn
cầu từ trước đến năm 1987. Đó là:
a. Anh hùng giải phóng dân tộc
b. Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam
c. Nhà văn hóa lớn
d. Anh hùng giải phóng dân tộc; Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam
Câu 17: Từ khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Bác qua đời,
Người đã trở lại thăm Miền Nam bao nhiêu lần?
a. 1 lần b. 2 lần
c. 3 lần d. Không lần nào
Câu 18: Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên
đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói câu nói nổi tiếng nào?
a. Không có gì quý hơn độc lập, tự do
b. Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người
c. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
d. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
Câu 19: Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị,
quyết định công bố toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ra chỉ thị
thực hiện Di chúc này vào thời gian nào?
a. 1986 b. 1989
c. 1990 d. 1991
Câu 20: Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, đến khi về nước lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở lại thăm quê hương Nghệ An mấy lần?
a. 1 lần b. 2 lần
c. 3 lần d. 4 lần
Câu 21: Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Liên Xô, vào thời gian nào?
a. 1917 - 1923 b. 1924 - 1927
c. 1923 - 1924 d. 1927 -1930
Câu 22: Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Liên Xô, Bác lấy tên
gọi là gì?
a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Ái Quốc
c. Lin d. Hồ Chí Minh
Câu 23: Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Xiêm (Thái Lan) 1928
- 1929, Bác lấy tên gọi là gì?
b. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Ái Quốc
c. Thầu Chín d. Hồ Chí Minh
Câu 24: Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Xiêm (Thái Lan), vào thời gian nào?
a.1924 - 1928 b. 1930 - 1931
c. 1928 - 1929 d. 1917 - 1924
Câu 25: Trong giai đoạn từ năm 1924 - 1927, Bác Hồ hoạt động cách mạng ở
đâu?
a. Paris (Pháp) b. London (Anh)
c. Quảng Châu (Trung Quốc) d. Quảng Đông (Trung Quốc)
Câu 26: Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc), vào thời
gian nào?
a. 1924 - 1927 b. 1930 - 1931
c. 1928 - 1929 d. 1917 - 1924
Câu 27: Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Hồng Kông (Trung Quốc), vào thời
gian nào?
a. 1924 - 1927 b. 1930 - 1931
c. 1930 - 1933 d. 1928 - 1929
Câu 28: Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Hồng Kông (Trung
Quốc), Bác lấy tên gọi là gì?
a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Ái Quốc
c. Thầu Chín d. Tống Văn Sơ
Câu 29: Tên nhà tù Bác bị quân Pháp cấu kết với quân Anh bắt giam Bác ở
Hồng Kông?
a. Nhà tù Tần Thành b. Nhà tù ở Quảng Đông
c. Nhà tù Victoria d. Nhà tù Côn Đảo
Câu 30: Tên vị luật sư người Anh đã giúp Bác trắng án tại nhà tù ở Hồng Kông
là ai?
a. Robert McNamara b. John F. Kennedy
c. Francis Henry Loseby d. Tất cả đều sai
Câu 31: Thời kỳ trước năm 1911, yếu tố nào tác động rất lớn đến tư tưởng yêu
nước và chí hướng cách mạng của Bác Hồ?
a. Chủ nghĩa Mác - Lênin
b. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
c. Gia đình và quê hương
d. Tinh thần đoàn kết của dân tộc
Câu 32: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng
(Sài Gòn) để đi sang Pháp vào thời gian nào?
a. 6/5/1911 b. 3/6/1911
c. 4/6/1911 d. 5/6/1911
Câu 33: “Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa
to lớn và sâu sắc như thế” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). Nhận định này Bác đề cập
đến thắng lợi của sự kiện nào?
a. Cách mạng tư sản Anh b. Cách mạng tư sản Pháp
c. Cách mạng tháng Mười Nga d. Cách mạng Tháng Tám
Câu 34: Thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống tại Pháp, Bác Hồ
đã gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles (Pháp) - Hội nghị của các nước đế
quốc thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ I - Bản Yêu sách của nhân
dân An Nam, bao gồm 8 điểm đòi quyền độc lập, tự do cho nhân dân các
nước Đông Dương, nhưng không được Hội nghị này chấp thuận. Sự kiện này
xảy ra vào thời gian nào?
a. 18/10/1917 b. 5/6/1911
c. 18/6/1919 d. 31/12/1920
Câu 35: Thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống tại Pháp, Bác Hồ
đã gửi đến Hội nghị Hòa bình Versailles (Pháp) - Hội nghị của các nước đế
quốc thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ I - Bản Yêu sách của nhân
dân An Nam, bao gồm 8 điểm đòi quyền độc lập, tự do cho nhân dân các
nước Đông Dương, nhưng không được Hội nghị này chấp thuận. Lần đầu
tiên Bác lấy tên gọi là gì?
a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Văn Quốc
c. Nguyễn Văn Ba d. Nguyễn Ái Quốc
Câu 36: Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, đăng trên tờ báo nào?
a. Báo Người cùng khổ b. Báo Cứu quốc
c. Báo Nhân đạo d. Báo Thanh niên
Câu 37: Tháng 12/1920, tại Đại Hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội
Tua) đánh dấu sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác?
a. Tham gia sáng lập Đảng Xã hội Pháp
b. Trở thành người Việt Nam yêu nước
c. Tìm ra con đường cứu nước
d. Từ người yêu nước trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc ta
Câu 38: Tên tờ báo Bác vừa là chủ bút, vừa xuất bản năm 1922 tại Pháp cùng
với một số chính khách trong Hội Liên hiệp Thuộc địa là gì?
a. Báo Người cùng khổ (Le Paria) b. Báo Cứu quốc
c. Báo Nhân đạo (L’Humannité) d. Báo Thanh niên
Câu 39: Trong thời gian 6/1925, tại Quảng Châu, Bác Hồ đã gửi về Paris xuất
bản tác phẩm nào?
a. Đường kách mệnh b. Bản án chế độ thực dân Pháp
c. Nhật kí trong tù d. Cả b, c đều sai
Câu 40: Tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào
tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) do Bộ tuyên truyền của “Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” phát hành vào đầu năm 1927 là tác phẩm
nào?
a. Nhật kí trong tù b. Đường cách mệnh
c. Bản án chế độ thực dân Pháp d. Con Rồng tre
Câu 41: Bác Hồ về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam ngày tháng năm nào?
a. 3/2/1930 b. 23/8/1942
c. 28/1/1941 d. 23/9/1940
Câu 42: Từ khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi Bác về nước lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, Người đã xa Tổ quốc bao nhiêu năm?
a. 20 năm b. 30 năm
c. 40 năm d. 35 năm
Câu 43: Sau khi về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã dừng chân
tại đâu để tham gia hoạt động cách mạng?
a. Chiêm Hóa (Tuyên Quang) b. Chi Lăng (Lạng Sơn)
c. Ba Bể (Bắc Kạn) d. Pác Bó (Cao Bằng)
Câu 44: Tại địa danh Pác Bó (Cao Bằng), Bác Hồ đã làm một bài thơ thể hiện
tinh thần lạc quan, yêu đời và lối sống giản dị của Bác vào ngày 8/2/1941. Đó là
bài thơ nào?
a. Tức cảnh Pác Bó b. Bác Pó hùng vĩ
c. Cảnh rừng Pác Bó d. Cảnh khuya
Câu 45: Địa danh tại Pác Bó (Cao Bằng) mà Bác Hồ đặt tên để ghi nhận công
lao to lớn của những nhà sáng lập và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, hiện
nay trở thành Khu di tích quốc gia. Đó là địa danh nào?
a. Núi Mác, Suối Ăng-ghen b. Suối Mác, Núi Lênin
c. Núi Mác, Suối Lênin d. Tất cả đều sai
Câu 46: Tháng 5/1941, Bác Hồ cho thành lập tổ chức nào sau đây?
a. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b. Mặt trận Liên Việt
c. Mặt trận Việt Minh
d. Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương
Câu 47: Hồ Chí Minh viết tác phẩm Nhật ký trong tù vào thời gian nào?
a. 1931 - 1933 b. 1940 - 1941
c. 1942 - 1943 d. 1944 - 1945
Câu 48: Trong giai đoạn 8/1942 - 9/1943 Bác Hồ bị giam cầm tại nhà tù nào?
a. Nhà tù Victoria (Hồng Kông) b. Nhà tù Tưởng Giới Thạch
c. Nhà tù Quảng Châu d. Tất cả đều sai
Câu 49: Thời kỳ Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc là thời kỳ nào?
a. 1890 - 1911 b. 1911 - 1920
c. 1921 - 1930 d. 1930 - 1941
Câu 50: Thời kỳ Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn, thử thách, nhưng vẫn kiên
định con đường cứu nước giải phóng dân tộc là thời kỳ nào?
a. 1911 - 1920 b. 1921 - 1930
c. 1930 - 1941 d. 1941 - 1969
Câu 51: Để đánh lạc hướng khi hoạt động tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc lấy
tên mới là Hồ Chí Minh. Tên gọi Hồ Chí Minh được Bác Hồ sử dụng từ năm
nào?
a. 1930 - 1969 b. 1945 - 1969
c. 1942 - 1969 d. 1941 - 1969
Câu 52: Nội dung cốt lõi trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng gì?
a. Giữ vững nền độc lập dân tộc
b. Thực hiện triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
c. Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
d. Hội nhập với nền kinh tế thế giới
Câu 53: Khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nghiên
cứu về:
a. Vấn đề dân tộc nói chung b. Vấn đề dân tộc thuộc địa
c. Cả a, b đều đúng d. Cả a, b đều sai
Câu 54: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là:
a. Quyền thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả xâm phạm
b. Là quyền dân tộc tự quyết
c. Mục đích hướng tới của tất cả các dân tộc
d. Là nhu cầu mong muốn của người dân
Câu 55: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Nếu nước độc lập mà dân không hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Vì vậy, theo Bác độc lập
dân tộc phải:
a. Đem lại quyền lợi cho con người
b. Đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người
c. Đem lại niềm vui cho con người
d. Đem lại sự tự do cho con người
Câu 56: Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói trong hoàn cảnh nào?
a. Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần thứ nhất
b. Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
c. Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt
d. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập
Câu 57: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội thể hiện tập trung nhất trong
điều mong muốn cuối cùng trong Di chúc của Người là: Toàn Đảng, toàn dân ta
đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam [………].
a. Hòa bình, thống nhất
b. Độc lập, dân chủ và giàu mạnh
c. Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới
d. Tất cả đều đúng
Câu 58: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ được thể hiện trên tất cả các
lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
a. Kinh tế b. Chính trị
c. Văn hóa d. Xã hội
Câu 59: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác xác định “dân là chủ”. Nghĩa là Bác
xác định:
a. Quyền lực của nhân dân
b. Địa vị, vị thế của người dân là chủ
c. Dân quyết định tất cả công việc của Nhà nước
d. Tất cả đều đúng
Câu 60: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là:
a. Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
b. Do nhân dân tạo ra và tham gia quản lý
c. Lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu
d. Dân là chủ
Câu 61: Nhà nước của dân được thể hiện trong Hiến pháp đầu tiên của nước
Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo vào năm nào?
a. 1945 b. 1946
c. 1954 d. 1959
Câu 62: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước do dân là:
a. Dân làm chủ
b. Là Nhà nước do nhân dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý
c. Là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu
d. Dân là chủ
Câu 63: Để chuẩn bị cho ngày bầu cử Quốc hội Khóa I của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Khuyên đồng bào nam nữ 18
tuổi trở lên hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu, để bầu những đại biểu xứng đáng vào
Quốc hội đầu tiên của nước ta”. Ngày bầu cử Quốc hội đầu tiên là ngày mấy?
a. 6/1/1946 b. 23/9/1946
c. 6/1/1948 d. 23/9/1950
Câu 64: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân là:
a. Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
b. Do nhân dân tạo ra và tham gia quản lý
c. Là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu
d. Dân là chủ
Câu 65: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững
mạnh, hoạt động có hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:
a. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và đủ tài
b. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước
c. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức
d. Tất cả đều đúng
Câu 66: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất của vấn đề đại đoàn kết dân
tộc là:
a. Đại đoàn kết giai cấp b. Đại đoàn kết toàn dân
c. Đại đoàn kết tất cả các tầng lớp d. Đại đoàn kết trong Đảng
Câu 67: Theo Hồ Chí Minh “Trong bầu trời không gì quý bằng […….]. Trong
thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đại đoàn kết của [……]”. Điền từ còn
thiếu vào chỗ trống:
a. Thanh niên b. Lực lượng quân đội nhân dân
c. Nhân dân d. Dân tộc
Câu 68: Điền từ còn thiếu vào câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “[……] phải
soi đường cho quốc dân đi”.
a. Kinh tế b. Chính trị
c. Văn hóa d. Khoa học kỹ thuật
Câu 69: Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chất của nền văn hóa
được thể hiện thông qua:
a. Tính dân tộc b. Tính đại chúng
c. Tính khoa học d. Tất cả đều đúng
Câu 70: Tính chất nào của nền văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện
chiều sâu bản chất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt và không
nhầm lẫn với các dân tộc khác?
a. Tính dân tộc b. Tính đại chúng
c. Tính khoa học d. Tất cả đều đúng
Câu 71: Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính
của nền văn hóa bao gồm:
a. Văn hóa giáo dục b. Văn hóa văn nghệ
c. Văn hóa đời sống d. Tất cả đều đúng
Câu 72: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn, “Bồi dưỡng thế hệ
[……] cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Điền từ còn thiếu
vào ô trống.
a. Thanh niên b. Thiếu nhi
c. Măng non d. Cách mạng
Câu 73: Điền từ còn thiếu vào câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng: “Người có [……] mà không có [……] là người vô dụng. Người có
[…..] mà không có [……] thì làm việc gì cũng khó”.
a. Tài, Đức và Đức, Tài b. Đức, Tài và Tài, Đức
c. Tài, Đức và Tài, Đức d. Đức, Tài và Đức, Tài
Câu 74: Trong 4 chuẩn mực về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, chuẩn mực nào là quan trọng nhất?
a. Yêu thương con người
b. Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư
c. Trung với nước, hiếu với dân
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
Câu 75: Câu “Trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành.
Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng”, Hồ Chí Minh nói
đến lực lượng nào?
a. Công an nhân dân b. Quân đội nhân dân
c. Thanh niên xung phong d. Dân công hỏa tuyến
Câu 76: Cốt lõi của đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
a. Trung với nước, hiếu với dân b. Cần, kiệm, liêm, chính
c. Yêu thương con người d. Sống có tình nghĩa
Câu 77: “Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có 4 đức: […, …, …, …]
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người”.
Điền từ còn thiếu vào đoạn thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
a. Cần, kiệm, liêm, chính b. Nhân, nghĩa, lễ, trí
c. Cả a, b đều sai d. Cả a, b đều đúng
Câu 78: Chọn cụm từ đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Học để làm việc, [....…]., làm cán bộ”.
a. Làm công nhân b. Làm người
c. Làm cách mạng d. Phục vụ nhân dân
Câu 79: Phong cách tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là:
a. Là phong cách tư duy chấp nhận với lối mòn của tư duy cũ.
b. Là phong cách tư duy nghe theo số đông.
c. Là phong cách tư duy khoa học, cách mạng, độc lập, tự chủ và sáng tạo.
d. Là phong cách tư duy bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới.
Câu 80: Mở đầu Bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không!”. Điều này thể hiện rõ đức tính khiêm tốn,
không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, mà trái lại, luôn hòa nhã, lịch thiệp,
quan tâm đến những người xung quanh. Đây là phong cách nào sau đây của
Bác?
a. Phong cách diễn đạt b. Phong cách làm việc
c. Phong cách ứng xử d. Phong cách lãnh đạo

You might also like