Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới số 43, Nguyễn Trãi)

Nguyễn Trãi – đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa, một nhà tư tưởng vĩ đại của dân tộc.
Ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có Quốc âm thi tập – tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn
lưu giữ được thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tác giả và những sáng tạo trong nghệ thuật thơ Đường của
Nguyễn Trãi. Tập thơ gồm 254 bài chia thành 53 chủ đề: Tự thán, Tự thuật, Bảo kính cảnh giời, Hoa
mộc môn, Cầm thú môn… Riêng nhóm thơ Bảo kính cảnh giời có tới 61 bài chiếm vị trí quan trọng
trong tập thơ. Điều đáng nói là thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi không giáo huấn, khuyên răn,
triết lí. Đó là thơ đích thực, thể hiện tâm hồn thi sĩ. Bài thơ Bảo kính cảnh giới số 43 còn gọi là Cảnh
ngày hè là một bài thơ tả cảnh ngụ tình, tình hòa trong cảnh, thể hiện đậm nét cuộc sống tâm sự tác
giả. Bài thơ đã toát lên vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi.
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Trong sáu câu thơ đầu ta cảm nhận được sự giao cảm với thiên nhiên tạo vật của hồn thơ Ức
Trãi
Nguyễn Trãi là một nhà thơ yêu thiên nhiên. Với Nguyễn Trãi thiên nhiên là anh em là bầu
bạn:
Núi láng giềng chim bầu bạn
Mây khách khứa nguyệt anh tam
Tâm hồn nhà thơ luôn rộng mở đón nhận thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh: thời chiến, thời
bình, khi buồn, khi vui, lúc bận rộn hay khi thư nhàn:
Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây
Ở bài thơ này Nguyễn Trãi đón nhận thiên nhiên trong lúc:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Có ý kiến cho rằng đó là thời bình Nguyễn Trãi đang tham gia triều chính, dốc lòng phục vụ
đất nước. Cũng có ý kiến cho rằng lúc đó là khoảng 1438-1439 khi Nguyễn Trãi xin về trông coi chùa
Tư Phúc ở Côn Sơn, thực tế là về ở ẩn, lánh xa bụi trần. Dù là khoảng thời gian nào thì thời điểm
được ghi lại trong thơ cũng là thời điểm hiếm hoi trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Bởi vì “Rồi” là “rỗi
rãi”, “ngày trường” là ngày dài. Một ngày như thế trong đời Nguyễn Trãi đâu nhiều. Ông là người
thân không nhàn mà dù thân có nhàn thì tâm cũng không nhàn. Tấc lòng ưu dân ái quốc trong ông
“đêm ngày cuồn cuộn nước Triều Đông”. “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” đối với Nguyễn Trãi
đáng quý biết bao. Tác giả rãnh rỗi, tâm hồn thư thái thảnh thơi, đất trời trong lành mát mẻ… Thật
hiếm hoi mới có một hoàn cảnh lí tưởng đến thế để làm thể để yêu say cảnh đẹp.

1
Thi nhân xưa đến với thiên nhiên thường dùng bút pháp vịnh. Ở đây Nguyễn Trãi thiên về bút
pháp tả. Những câu thơ tiếp theo gợi lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên mùa hè thật
sinh động và giàu sức sống:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Tâm hồn Nguyễn Trãi như hòa cùng cảnh vật, nắm bắt cái hồn của cảnh vật để làm nên sức
sống tưng bừng của cảnh vật trong mùa hè. Câu hòe xanh tốt đang xòe tán rộng. Động từ “đùn đùn”
đảo lên trước cụm từ “tán rợp giương” gợi cảm giác màu xanh đậm (xanh lục) xanh mở rộng tỏa ra
theo cả chiều cao (đùn đùn) và chiều rộng (giương). Hoa thạch lựu bên hiên nhà đang “phun” mà đỏ.
Động từ “phun” gợi tả những bông hoa lựu như đang nở to thêm nữa đỏ thắm thêm nữa. Câu thơ gợi
lên liên tưởng đến hình ảnh “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” của Nguyễn Du. Cùng tả cảnh
mùa hè ta thấy cả hai thi sĩ tài ba đều có cái nhìn tinh tế. Với “lửa lựu lập lòe” Nguyễn Du thiên về
tạo hình gợi hình ảnh bông hoa rung rinh trước gió, lúc ẩn lúc hiện trong đám lá xanh như đốm lửa
lúc sáng lúc tắt. Với từ “phun” Nguyễn Trãi thiên về gợi sức sống. Màu đỏ của hoa lựu như tuôn trào
ra mạnh mẽ. Giữa màu xanh đậm của tán hòa và màu đỏ rực rỡ của hoa lựu là màu hồng bát ngát của
ao sen dậy hương thơm “hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi còn
được bổ sung thêm một gam màu ấm nóng nữa: màu vàng của ánh chiều tà, lúc “tịch dương”. Trong
không gian của buổi chiều mùa hè đầy sức sống ấy có những âm thanh “dắng dỏi” của tiếng ve – tiếng
ve như tiếng đàn rộn rã và tiếng lao xao từ xa vọng lại. Ở đây “lao xao” là âm thanh của cuộc sống
con người gợi sự đông đúc nhộn nhịp của cảnh mua bán ở một chợ cá làng chài. Đó là âm thanh của
cuộc sống no đủ, âm thanh được Nguyễn Trãi cảm nhận không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tấm
lòng hướng về cuộc sống.
Bức tranh mùa hè sinh động được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa của đường nét, hình khối
(đùn đùn, rợp giương, phun..), của màu sắc (màu xanh lục của tán hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng
của hoa sen, màu vàng của nắng chiều), của ánh sáng, của âm thanh (tiếng dắng dỏi của cầm ve, tiếng
lao xao của chợ cá). Nhà thơ sử dụng các động từ mạnh cho thấy sức sống của cảnh vật và gợi tính
chất động của bức tranh. Không gian trong bức tranh mở rộng từ gần – hiên nhà đến xa – chợ cá.
Nguyễn Trãi đã hòa màu sắc âm thanh đường nét theo quy luật của cái đẹp trong hội họa, trong âm
nhạc làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên có hồn vừa gợi tả vừa sâu lắng. Cảnh sắc thiên nhiên trong
cảm nhận và thể hiện của Nguyễn Trãi không phải trong trạng thái tĩnh mà ở trạng thái động, tất cả
như đang cựa quậy, đang lan tỏa đang vươn tới đầy sức sống nhưng tinh tế hài hòa chứ không mộc
mạc thô nháp như trong câu thơ của các tác giả thời Hồng Đức
Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè (Lại vịnh nắng mùa hè bài 3)
Nguyễn Trãi đã cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan từ thị giác, thính giác, đến
khứu giác và bằng tất cả tâm hồn. Hồn thơ Nguyễn Trãi giao cảm mạnh mẽ và tinh tế với cảnh vật.
Bức tranh ngày hè độc đáo và ấn tượng mà người đọc được thưởng thức được tạo nên bởi tình yêu

2
thiên nhiên sâu sắc, bởi tâm hồn nhạy cảm và tài quan sát tế của Nguyễn Trãi. Đồng thời cũng nhờ
tài sử dụng ngôn ngữ những từ tượng thanh tượng hình, những từ thần Việt giàu sức gợi và liên tưởng.
Cội nguồn của bức tranh thiên nhiên sống động và đầy sức sống ấy chính là lòng thiết tha yêu
đời yêu cuộc sống của tác giả. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi nhà thơ đang thanh thản. Âm thanh
“lao xao chợ cá” dội tới từ phía làng chài phải chăng đang thể hiện niềm vui của tác giả trước cảnh
làm ăn yên ấm của người dân? Và tiếng cầm ve dáng dỏi cất lên phải chăng là những rộn ràng trong
lòng Nguyễn Trãi khi thấy dân được no đủ?
Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên nhưng trước hết tấm lòng ông vẫn tha thiết với con người với dân
với nước. Nhìn cảnh sống của người dân, đặc biệt là những người dân lao động (dân đen, con đỏ).
Nguyễn Trãi ước:
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Nguyễn Trãi đã sử dụng một điển tích trong Văn học Trung Quốc để nói lên mong ước của
mình. Ngu cầm – đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Nguyễn Trãi mong có chiếc đàn của vua Nghiêu-
Thuấn để nhân dân bốn phương được giàu có yên vui. Ta có thể hiểu nhìn dân giàu đủ, Nguyễn Trãi
mong có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống của dân chúng khắp nơi
đang được no ấm… Ta cũng có thể hiểu: Nguyễn Trãi ước mong có một thời thái bình như đời vua
Thuấn để nhân dân được thực sự giàu đủ. Nhưng có lẽ với một người như Nguyễn Trãi ta phải hiểu
là Nguyễn Trãi ước mong gảy khúc Nam phong của vua Thuấn để cho nhân dân giàu đủ khắp đòi
phương – khắp mọi nơi. Đó là ước mong được hành động vì dân.
Câu kết của bài thơ là một câu 6 chữ ngắn gọn, giọng thơ chắc nịch dồn nén cảm xúc của cả
bài thơ. Nguyễn Trãi đã nhắc đến “dân”. Điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải là thiên nhiên
tạo vật mà ở con người ở người DÂN. Lúc rảnh rỗi tưởng như hoàn toàn đắm mình trong thiên nhiên
mà Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nghĩ về dân. Câu thơ kết đã thể hiện lý tưởng nhân nghĩa mà bao
năm Nguyễn Trãi phấn đấu. Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Trãi chỉ có một ước mong: mong cho quốc
thái dân an
Sách một hai phiên làm bầu bạn
Rượu năm ba chén đổi công danh
Ngoài chưng sự ấy cầu đâu nữa?
Cầu một: ngồi coi đời thái bình? (Tự Thán bài 10)
Bài thơ Cảnh ngày hè ra đòi trong thời kỳ trung đại nhưng đã có những cách tân nghệ thuật
co với thơ đường luật: câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, hình ảnh thơ gần gũi với đời thường, ít ước lệ
tượng trung, từ ngữ dân dã. Điều này khiến cho bài thơ thuộc nhóm “Bảo kính cảnh giới” nhưng
không nặng tính chất giáo huấn mà giàu chất thơ.
Cảnh ngày hè đã toát lên vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi: giao cảm tinh tế với thiên nhiên
tạo vật, vui trước cuộc sống dân lành no đủ. Từ trong sâu thảm hồn thơ ây là khát vọng muốn được
giúp đời giúp dân nhiều hơn nữa. Chính điều này đã đem lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho ngòi bút
Ức Trai – người có tấm lòng sáng tựa sao Khuê.

You might also like