Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Bàn về “Liên tưởng tháng 2” – Lưu Quang Vũ viết:

“Mỗi bài thơ của chúng ta


Phải mở tới một ô cửa
Mở tới tình yêu”
Bài làm 1
Tôi từng nghe ai đó nói rằng: “Trong tâm hồn con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được.”
Thơ là tiếng lòng, là tiếng nói của tình cảm, vậy nên phải chăng những xúc cảm từ sâu trong tim chỉ có thể
được khơi nguồn bằng thơ ca? Như để khẳng định chức năng ấy của thi ca, bàn về “Liên tưởng tháng 2” –
Lưu Quang Vũ viết:
“Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải mở tới một ô cửa
Mở tới tình yêu”
“Ô cửa” theo nghĩa thông thường chính là nơi ngăn cách hai không gian, ở đây là nội tâm của cá nhân và thế
giới bên ngoài. Mỗi tác phẩm đều là đứa con tinh thần, là mồ hôi, nước mắt và cả máu của người cầm bút, vì
thế khi so sánh “mỗi bài thơ” và “ô cửa”, Lưu Quang Vũ muốn nhấn mạnh thơ là phương tiện giúp tác giả
gửi gắm tâm tư, tình cảm, tư tưởng của mình đến với mọi người, thế giới xung quanh. “Thơ chỉ bật ra trong
tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), một khi người nghệ sĩ tìm đến để viết thơ, tức người nghệ sĩ đó
muốn bày tỏ tất cả nỗi lòng của mình cho trần gian, thể hiện tất cả những yêu, ghét, hờn, giận. Do đó, thơ
còn là “ô cửa mở tới tình yêu” đồng điệu, kết nối những cung bậc cảm xúc. “Tình yêu” chính là tình yêu của
thi nhân đối với cuộc đời, tình yêu giữa người với người, là tình yêu mà thi sĩ muốn lan tỏa đến mọi người,
bởi “thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt đã được ý thức”. “Mỗi bài thơ của chúng ta phải mở tới một ô
cửa, mở tới tình yêu” tức tác phẩm phải làm lay động lòng người và “gây cho ta những tình cảm ta không
có” (Hoài Thanh), làm đầy tâm hồn ta bằng tình yêu.
Là một bài thơ về tình bà cháu cảm động, gần gũi, “Bếp lửa” của Bằng Việt chính là một “ô cửa” như thế:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Chỉ với 3 câu thơ, Bằng Việt đã mở ra một “ô cửa” của tình thương bà cháu rất đỗi giản dị, mộc mạc được
khơi nguồn từ bếp lửa. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm; Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”, hai câu thơ song
hành gợi cho ta hình ảnh bếp lửa được bà nhóm lên mỗi buổi ban mai, bên cạnh bếp lửa ấy thấp thoáng dáng
vẻ lom khom, tảo tần của bà. Điệp ngữ “một bếp lửa” mang đầy hoài niệm, như một cuốn băng hồi ức trở đi
trở lại trong nỗi nhớ. Tác giả không đưa chúng ta đến miền yêu thương chỉ riêng bằng bếp lửa mà còn sử
dụng khéo léo những từ láy giàu sức gợi. Bếp lửa hiện lên “chờn vờn”, hiện lên gần gũi trong nỗi nhớ, đó là
lúc nhà thơ nhớ về ngày xưa mỗi khi ông ngủ dậy, mắt còn lim dim đã bắt gặp bà bên cạnh bếp lửa, giờ đây
tất cả những kỉ niệm đều ùa về rõ nét. Trong thời thơ ấu của Bằng Việt, bếp lửa của bà còn “ấp iu”, đầy ấm
áp, yêu thương và cả chở che. Câu thơ cuối như một sự vỡ òa của cảm xúc được dồn nén trong suốt những
năm tháng tuổi thơ, từ “một bếp lửa” giờ đã thành “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Tác giả không nói
“cháu thương bà biết bao nhiêu” hay “cháu thương bà rất nhiều” mà lại dùng nắng mưa để diễn tả tình yêu
đó. Những “nắng mưa” đó chính là những khó khăn mà bà đã phải trải qua, gánh vác, cuộc đời bà luôn lam
lũ, tần tảo vì con vì cháu, vậy nên cháu thương bà biết mấy nắng mưa, cháu thương bà bằng tất cả những
gian truân bà đã phải trải qua như một lời bày tỏ để bù đắp, thể hiện lòng biết ơn vì bà đã là người giữ lửa,
người truyền lửa cho cháu. Với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, “Bếp lửa” của Bằng Việt đã khơi gợi tất cả
những cung bậc cảm xúc bên trong tâm hồn người.
Nếu như Bằng Việt đã viết nên một “Bếp lửa” mang màu sắc ấm áp thì đến với bài “Quê hương” của Tế
Hanh, ta lại tìm thấy những xúc cảm khác của những “ô cửa” khác:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Đến cuối bài Tế Hanh mới khẳng định nỗi nhớ và tình yêu của mình dành cho nơi chôn rau cắt rốn nhưng
xuyên suốt bài thơ, không khó để chúng ta nhận ra tình yêu vẫn tràn đầy và mãnh liệt, thấm đẫm trong từng
con chữ. Dù xa cách, trái tim, tấm lòng của thi sĩ vẫn luôn đau đáu hướng về ngôi làng chài bé nhỏ, về màu
nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, về một màu xanh vĩnh cửu. Chính vì tình thương quá đỗi dồi dào nên chỉ
cần thoáng thấy con thuyền chạy ra khơi, quê hương và những gì thuộc về quê hương lại hiện lên trong tâm
trí của tác giả. “Cái mùi nồng mặn” ấy là mùi đặc trưng của biển cả, mùi phóng khoáng của người dân chài
lưới, mùi tanh của cá bạc, là mùi nồng mặn xộc vào mũi thân thuộc. Nỗi nhớ rất mực bình dị và da diết dành
cho quê hương sẽ là hành trang gắn bó với tác giả suốt cả cuộc đời, với đầy dư vị, ngân nga. Bằng ngôn ngữ
trong sáng, gợi hình gợi cảm và hình ảnh thơ chọn lọc, Tế Hanh đã mở một “ô cửa” đến tình yêu như chất
muối thấm đẫm trong thơ của một chàng trai trẻ xa quê.
Quan niệm của Lưu Quang Vũ hiển nhiên vô cùng đúng đắn và sâu sắc, ông đã khẳng định giá trị của thơ ca
– là cầu nối của tâm hồn. Tố Hữu có câu: “Thơ chính là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc
đời.” Để hoàn thiện được cái hồn nhiên đó, hoàn thiện đời sống thi phẩm, cả người đọc lẫn người nghệ sĩ
đều phải luôn làm “sạch” và làm “mới” mình, phải nhạy bén trước mọi “vẻ đẹp man mác của vũ trụ” (Thạch
Lam), từ đó tự đưa mình tới “ô cửa, tình yêu”.

Bài làm 2
Trong tiếng Tây Ban Nha có một từ rất hay để chỉ khoảnh khắc đặc biệt khi ta cảm nhận được sự rung cảm
mãnh liệt hay khi nhận ra được ý nghĩa sâu xa ẩn giấu trong một tác phẩm nghệ thuật: “duende”. Có lẽ thơ
ca cũng mang đến cho chúng ta đôi lần “duende” như thế. Bởi lẽ thơ ca cũng mở ra trước mắt chúng ta một
thế giới của tình yêu và những cảm xúc chân thật, mà như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết:
“Mỗi bài thơ của chúng ta
Phải như một ô cửa
Mở tới tình yêu”.
Thơ ca - một loại hình nghệ thuật ngôn từ được tạo dựng bởi cảm xúc. Lưu Quang Vũ đã thật sự khéo léo
khi gọi thơ là là những “ô cửa”. Ô cửa là nơi ngăn cách giữa hai thế giới: bên trong và bên ngoài. Nó cũng là
con đường duy nhất kết nối được hai thế giới ấy, con đường duy nhất để con người di chuyển qua lại giữa
bên trong và bên ngoài. Có lẽ thơ ca cũng giống như ô cửa ấy. Thơ ca là nơi mà người nghệ sĩ gửi gắm tâm
tư tình cảm, và những vần thơ là những ô cửa ngăn giữa thế giới cảm xúc của nhà thơ với trái tim, tâm hồn
của bạn đọc. Mỗi một bài thơ đều mở ra thế giới của tình yêu, nhưng thế giới tình cảm ấy chẳng đơn thuần
của riêng mình người nghệ sĩ. Ơ những ô cửa ấy, còn là tình cảm giữa con người với con người. Có lẽ Lưu
Quang Vũ đã thật tinh tường khi nhìn nhận được giá trị của thơ ca. Đó là cánh cửa kết nối tình cảm của
người nghệ sĩ với thế giới, với độc giả. Và hơn cả là kết nối tâm hồn của tất thảy mọi người với nhau.
Thơ ca từ lâu đã mang trong mình sứ mệnh là bản diễn ngôn cho tình cảm của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ
làm thơ bằng tình cảm chất chứa trong lòng mình . Khi con tim nhạy cảm của người nghệ sĩ rung lên những
nhịp đập đầy yêu thương, khi tâm hồn ước ao cất lời, ấy là khi người nghệ sĩ sáng tạo ra thơ. Những khoảnh
khắc như thế, nhà thơ đã mở lòng mình ra, gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình vào con chữ. Một ô cửa
được tạo ra - ô cửa cảm xúc.
Những tình cảm ấy được nhà thơ trau chuốt, đưa nó ẩn sâu vào trong tác phẩm. Nơi ô cửa ấy, ta hoàn toàn
có thể bắt gặp những thứ tình cảm vừa quen mà vừa lạ. Tựa hồ như đã trông thấy ở đâu, đã từng tự mình
cảm nhận. Nhưng đôi khi nó lại lạ lẫm, mới mẻ đến lạ thường. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã đôi lần
vương mình vào nỗi nhớ tương tư. Cái cảm giác cồn cào gào thét trong tâm trí. Cảm giác khắc khoải chờ
mong. Thì có lẽ chúng ta đều thấu hiểu được cảm giác của chàng trai trong “Tương tư” của Nguyễn Bính.
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
Nỗi nhớ trong tâm hồn giờ đây mở ra bằng chiều kích của không gian. Thôn Đoài với thôn Đông - phải
chăng những khoảng cách địa lý xa xôi cành làm cho nỗi nhớ thêm dày đặc. Một phép ẩn dụ đầy tinh tế, nỗi
nhớ trong câu thơ đầu chẳng được bộc lộ trực tiếp. Và rồi chúng ta tự hỏi: “Liệu rằng thôn Đoài có nhớ thôn
Đông? Hay chăng là người thôn Đoài đang nhớ mong hình bóng ai đó ?” Và Nguyễn Bính đã cho chúng ta
câu trả lời. Quả thực đó là nỗi nhớ của một người. Thật đặc biệt, nỗi nhớ trước nay chỉ được hình dung bằng
ngôn từ của cảm giác giờ đây lại được hình dung bằng những số đếm. “Chín nhớ mười mong”, còn nỗi nhớ
nào nhiều hơn thế. Nỗi nhớ tương tư chạm ngõ tâm hồn, Nguyễn Bính làm thơ để gửi gắm cảm giác vào đo.
Khi ấy ô cửa đầu tiên của cảm xúc nơi người nghệ sĩ đã được hình thành.
Đứng riêng một vị trí và tồn tại bằng cảm xúc của thi nhân nhưng thơ ca cũng không tách mình ra khỏi quỹ
đạo chung của thế giới văn học. Cũng như văn xuôi, thơ ca cũng bắt nguồn từ đời sống. “Cuộc sống là cánh
đồng màu mỡ để thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin), chính vì thế mà thơ ca đã mở ra ô cửa hướng tới tình yêu với
cuộc đời. Hiện thực trong thơ là thứ hiện thực được chắt lọc thông qua lăng kính của người nghệ sĩ. Nhà thơ
nhìn nhận, đánh giá, suy ngẫm về hiện thực cuộc đời xung quanh mình. Bằng sự quan sát ấy, thi sĩ nảy sinh
những rung cảm trước cuộc đời. Vì thế mà hiện thực bước vào trong thơ như một lẽ tất yếu. Ô cửa tình yêu
liên kết hai thế giới hiện thực và tâm hồn người nghệ sĩ được rộng mở.
Xuân Diệu viết trong “Vội vàng” của mình:
“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.”
Những vần thơ của Xuân Diệu đã bày ra trước mắt người đọc một khung cảnh đất trời thiên nhiên tuyệt sắc.
Những cảnh vật đầy chân thực của hiện thực ngoài kia, từ ong bướm, những bông hoa nhỏ xinh, những cành
tơ mơn mởn,... tất thảy đều mang trong mình nét đẹp diệu kỳ. Phải chăng vì thế mà xuyên suốt bài thơ,
Xuân Diệu bày tỏ một nỗi lòng say mê, khát khao chiếm trọn vẻ đẹp thiên nhiên ấy.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Thứ tình trong thơ Xuân Diệu là thứ tình rung động với cuộc đời. Người thi sĩ ấy “ru với gió”, “mơ theo
trăng”, nương mình vào ô cửa của cảm xúc. Một ô cửa mở ra thế giới tình yêu với hiện thực đời sống. Đó
không chỉ là ô cửa của riêng thi nhân, nó là ô cửa của cả những bạn đọc chúng ta. Khi ta chán chường với
cuộc đời, khi thế kỷ 21 của ta nhuốm màu buồn xám xịt. Thì khi mở ô cửa “Vội vàng” ta như thấy được một
tiên cảnh nơi mặt đất. Bật tung cánh cửa ngôn từ, ta thấy một cuộc đời đầy màu sắc, một thứ tình yêu với
cuộc đời đầy chan chứa. Phải chăng những vần thơ của Xuân Diệu đã giúp cho người đọc yêu cuộc sống
nhiều hơn.
Chẳng dừng lại ở ô cửa của cá nhân người nghệ sĩ với cảm xúc của mình hay với cuộc đời. Thơ ca còn
khoác lên mình trọng trách mở ra ô cửa cho tình yêu của con người với nhau. Giống như khoảnh khắc
“duende”, khi cầm trên tay một tập thơ người đọc hoàn toàn có thể thấy mình trong đó. Người đọc cảm nhận
từng con chữ, nghiền ngẫm nó và rồi thấu cảm với chính nhà thơ. Khi ấy thơ ca mở ra ô cửa giữa tâm hồn
nhà thơ và bạn đọc. hai con người của hai bên cửa sổ ấy chạm đến với nhau, đồng điệu. Ở họ hướng tới
những thứ tình chung mà thơ ca đã dẫn lối.
Có lẽ khi viết “Độc Tiểu Thanh ký” Nguyễn Du đã đồng điệu với tâm hồn của nàng Tiểu Thanh. Một ô cửa
tình yêu bằng thơ ca được tạo dựng khi đại thi hào viết: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”. Nguyễn Du thấu
hiểu hoàn cảnh, thấu hiểu cho nỗi đau của người con gái mệnh bạc. Để rồi ngay trong chính thời khắc đồng
điệu ấy, Nguyễn Du viết về chính mình, về nỗi quan hoài cá nhân:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Một câu hỏi lớn mà Tố Như dành cho mình, dành cho thiên hạ, cho cuộc đời. Chỉ với đôi câu thơ của mình,
Thi nhân đã mở ra một ô cửa sổ mới. Một ô cửa tìm kiếm sự kết nối với hậu thế, ô cửa tìm kiếm sự đồng
điệu tâm hồn, thấu hiểu nỗi đau. Ba trăm năm có lẻ nữa liệu rằng cuộc đời, thời thế có đổi thay. Người tài
liệu rằng mệnh có bạc?
Quả thực ô cửa ấy đã có người tìm đến. Chẳng tới ba trăm năm sau, Nguyễn Du đã có tri âm hậu thế. Đó là
nhà thơ Tố Hữu với tiếng thơ hồi âm cho ô cửa của đại thi hào Nguyễn Du:
“Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân!”
Tố Hữu đã thật sự đồng cảm để rồi dùng thi ca của mình mà mở ra ô cửa kết nối với với ô cửa năm nào của
Nguyễn Du. Tấm lòng thơ ấy vẫn chứa chan tình đời, tình người. Dẫu qua bao năm tháng, dẫu “gió dập sóng
dồi”, tình thơ vẫn vẹn nguyên. Giờ đây con chữ kết nối không chỉ là Tiểu Thanh với Nguyễn Du, mà còn là
Nguyễn Du với Tố Hữu. Ô của tình yêu ấy bất biến với thời gian.
Có lẽ Lưu Quang Vũ với cuộc đời nghệ thuật của mình đã nhìn nhận rõ giá trị và khả năng kết nối của thơ
ca. Thơ ca có sức mạnh mở ra thế giới của tình yêu và cảm xúc. Đó là cái chạm tay vào tâm hồn nơi người
nghệ sĩ. Đó là tình yêu với cuộc đời, với sự sống. Đó là những chiều kích không gian tâm hồn rộng mở,
tưởng chừng như chẳng bao giờ có nét chung giờ đây lại được thơ đưa về con ngõ đồng điệu. Nhận định ấy
thật sự sâu sắc. Bởi lẽ nó mang đến những nhắc nhở cho người nghệ sĩ. Nhà thơ phải là người đầu tiên hiểu
rõ giá trị của thơ ca. Phải biết cách khiến cho tác phẩm của mình trở thành một ô cửa mà phương hướng mở
ra là tình yêu. Thì khi ấy người nghệ sĩ mới là sáng tạo thơ ca một cách thực thu. Cùng với đó còn là những
điều gửi gắm đối với những bạn đọc chúng ta. Một ô cửa mở ra sẽ vô nghĩa nếu nó chỉ có một chiều. Bài thơ
sẽ chết khi chẳng ai mảy may tiếp nhận, đồng cảm hay đối thoại với nó. Người đọc phải là người biết trau
dồi, tôi luyện cho tâm hồn và giác quan của mình. làm sao để chính mình có thể thấu hiểu, đồng cảm với
tâm tư tình cảm của nhà thơ. Chỉ khi cả người đọc và tác giả cùng đứng ở hai bên của ô cửa, thì thi phẩm
mới thực sự có ý nghĩa. Bài thơ mở ra được những ô cửa là bài thơ có khả năng liên kết con người, cuộc đời.
Đó là bài thơ được tiếp nhận, được thổi vào một luồng sức sống qua thời gian, là bài thơ hướng tới con
người và vì nhân loại.
Tôi dường như đã tự ngẫm lại, trong suốt quãng thời gian chạm tới thế giới thơ ca, đã bao lần tôi đã đứng
trước những ô cửa? Đã bao lần tôi được đánh thức những tâm tư vốn ngủ quên bằng thơ ca? Đã bao lần tôi
lờ đi một tín hiệu, tín hiệu cho một trong số những tình cảm đang nảy nở của nhà thơ, chỉ vì sự rụt rè và ngại
mở lòng của bản thân? Và có lẽ tôi thấy mình ở một bài thơ nào đó, một ô cửa nào đó đã dẫn lỗi tôi đến thế
giới tình yêu.

Như một ô cửa / mở tới tình yêu


Bàn về nguồn gốc của văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã đưa ra kết luận cho câu chuyện về
một thi sĩ Ấn Độ khóc thương một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình, như sau: Tiếng khóc ấy,
dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca! (Ý nghĩa văn chương).
Câu chuyện có thật hoặc không có thật, nhưng kỳ lạ thay, người ta vẫn có thể cảm nhận quả tim của chàng
thi sĩ mãi mãi hòa cùng một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết, để tiếng thơ cứ gieo vào lòng người
đọc những hạt mầm, hoa trái của cảm xúc. Có lẽ ai cũng từng có những trải nghiệm thú vị đó khi đến với thơ
ca. Quả thật, mỗi bài thơ hay sẽ Như một ô cửa / mở tới tình yêu! Một trong những tác phẩm xứng đáng là
thi ca có thể đem lại cho ta những rung động sâu xa, đó là bài thơ Con cò của Chế Lan Viên.
Vâng, thế nào là Như một ô cửa / mở tới tình yêu? Bạn muốn bước vào trong một ngôi nhà, một tòa lâu đài,
một cung điện ư? Hãy đến bên, gõ cửa và chờ đợi, nếu cánh cửa mở ra, bạn đã được chào đón. Nhà phê bình
văn học Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã viết: Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở
cho tôi đi vào một tâm hồn... Mỗi bài thơ cũng như một ngôi nhà, tòa lâu đài, cung điện có những ô cửa để
người đọc chờ đợi, tìm hiểu, khám phá, phiêu du. Nếu mở được cánh cửa đó, bạn sẽ cảm nhận được không
gian bí ẩn bên trong ô cửa. Những gì bạn vừa nhìn thấy, đó chính là tình yêu! Tình yêu ở đây là những tình
cảm, cảm xúc sâu kín trong tâm hồn mỗi người. Là tất cả những gì mà bài thơ khơi gợi lên trong ta. Đó có
thể là sự đồng cảm với nỗi nhớ nhung của người cháu ở chân trời xa gửi về người bà thân thương chốn quê
nhà (Bếp lửa - Bằng Việt). Đó có thể là cảm xúc chân thành của người nông dân tạm rời xa mảnh ruộng,
gian nhà…lên đường theo tiếng gọi non sông (Đồng chí - Chính Hữu). Đó có thể là tình cảm yêu thương
biết mấy tiếng cười trẻ trung sôi nổi của các chàng trai lái xe không kính băng qua lửa đạn (Bài thơ về tiểu
đội xe không kính - Phạm Tiến Duật). Đó có thể là sự đồng điệu cùng tác giả trước mùa xuân long lanh,
biêng biếc trên cành hoa tím (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)….
Vậy, mỗi bài thơ hay là một ô cửa đưa ta đến với tình yêu. Còn ô cửa tình yêu trong bài thơ Con cò
của Chế Lan Viên có gì đặc sắc? Bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, đậm chất suy tưởng
và triết lý sâu sắc, nhà thơ đã khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong ca dao, trong lời ru của mẹ. Từ
đó gieo vào lòng ta tình mẹ bao la và ý nghĩa thiêng liêng và ý nghĩa ngọt ngào của những lời ru.
Mở đầu bài thơ, lời thơ cất lên êm ái, nhịp nhàng như cánh cò bay:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay
Lời ru ấy cứ thấm dần vào tâm hồn con, ngọt ngào, âu yếm, trở thành bầu sữa tinh thần thanh khiết.
Con đón nhận những giai điệu đó bằng bản năng, bằng vô thức. Con chưa hiểu và chưa cần hiểu những tuổi
thơ của con không thể thiếu lời ru với những cánh cò ấy.
Những cánh cò gần gũi, thân thương, quen thuộc lắm. Những câu thơ bắt nguồn từ ca dao được vận
dụng một cách sáng tạo, làm cho nó trở nên tươi mới: Con cò bay la, con cò bay lả, con cò xa tổ, con cò ăn
đêm, cò gặp cành mềm, cò sợ xáo măng… gợi không gian xa xưa từ khung cảnh làng quê êm đềm, thanh
bình đến chốn tất bật mưu sinh nơi kẻ chợ. Hình ảnh con cò tượng trưng cho những người lao động chân
lấm tay bùn. Ở đây là người phụ nữ chịu thương chịu khó, vất vả nuôi con. Cuộc đời mẹ có thể có lắm truân
chuyên, bất trắc, buồn tủi, nhưng con sẽ luôn được bình yên, che chở trong vòng tay của mẹ.
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Những dấu chấm cảm đong đầy tình thương yêu, trìu mến. Nghe tiếng ru ấm êm, quen thuộc của mẹ,
em bé nào chẳng cảm thấy được ấp ủ, vỗ về:
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.
Những câu thơ như có hương thơm ngọt ngào của dòng sữa mẹ, rót vào tâm hồn bé, cho bé giấc ngủ
trong sáng, nhẹ nhõm, bình yên. Lời ru không chỉ là tình yêu của mẹ mà còn là làn điệu dân tộc, nuôi dưỡng
tâm hồn của bé.
Từ trong lời ru của mẹ, cánh cò sẽ đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở thành dấu ấn thiêng liêng kỳ diệu
trong tâm hồn và sẽ theo con trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đường đời. Bằng phép nhân hóa, liên
tưởng, tưởng tượng độc đáo, cánh cò như bay ra từ trong ca dao, quấn quýt bên vành nôi của bé:
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Nhịp thơ 2/2/2 kết hợp với điệp ngữ ngủ yên, ngủ yên… tạo âm hưởng nhịp nhàng êm ái như nhịp
đưa nôi và giọng điệu vỗ về của mẹ. Mẹ trở thành người bạn đáng yêu của bé, trò chuyện cùng bé, tưởng
tượng cùng bé. Chiếc nôi xinh cũng là tổ ấm của cò, là thế giới riêng, dễ thương, ngộ nghĩnh của đôi bạn
nhỏ. Có thể tưởng tượng mẹ và bé như đôi cò trắng thân mật gối đầu bên nhau. Cò xoải cánh hay đó chính là
đôi cánh tay của mẹ ôm ấp làm chăn cho hai đứa đắp chung đôi? Ấm áp làm sao, trong vòng tay mẹ, bé
nghe mẹ hát, rồi thiu thiu ngủ và mỉm cười trong mơ.
Rồi mai sau cánh cò lại cùng bé lớn lên đi học:
Mai con lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Bé lớn lên thành cậu học trò nhỏ. Mẹ vẫn là cánh cò trắng, đưa con đi học. Cánh cò nâng bổng,
quạt mát ước mơ của con:
Lớn lên, lớn lên, lớn lên
Con làm gì ?
Con làm thi sĩ !
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…
Dấu chấm lửng làm âm hưởng câu thơ như ngân vang, bay xa, diễn tả những liên tưởng, ước mơ
đang trôi chảy trong tâm hồn. Chỉ là ước mơ thôi nhưng con rất tự tin và dứt khoát: Con làm thi sĩ! Chao ôi,
ước mơ đẹp! Đủ thấy những làn điệu trầm bổng, êm ái của lời hát ru kỳ diệu biết bao! Nó trở thành máu thịt
nuôi dưỡng tâm hồn con, chảy mãi trong tâm thức, là hành trang cho con vào đời. Trang thơ văn của con
chắc chắn dạt dào hơi mát trong trẻo, tươi tắn, chứa chan tình người, tình đời bởi mang âm hưởng tha thiết
của lời mẹ ru.
Vâng, cò là bạn cùng ăn, cùng ngủ, cùng học, cùng chơi đùa, cùng con ước mơ, trưởng thành. Và
bây giờ cò là bà mẹ ngong ngóng dõi theo con :
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Cò mãi yêu con
Những cặp từ gần - xa , lên - xuống diễn tả khoảng cách và hai chiều không gian trái ngược, gợi
lên những khó khăn, trắc trở của cuộc đời. Nhưng không thể ngăn cản được lòng mẹ yêu con. Những điệp từ
láy đi láy lại, khẳng định dù con ở nơi đâu lòng mẹ vẫn luôn, vẫn sẽ, mãi bên con. Lời thơ dịu dàng như lời
mẹ dặn dò, nhắn nhủ. Con sẽ tự tin, vững bước trên đường đời, dù thành công hay thất bại con vẫn yên lòng,
vì con biết cuộc đời con luôn có mẹ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Tình yêu ấy vượt qua mọi khoảng cách không gian, thời gian và trở thành quy luật: Mẹ là thiêng
liêng! Mẹ là duy nhất! Không gì thay thế được:
À ơi!.
Ngủ đi! Ngủ đi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi! Ngủ đi!
Những dấu chấm than truyền cảm, cách hiệp vần ơi, ôi thiết tha, trìu mến. Những câu thơ ngắn,
nhưng nhịp thơ chậm lại, du dương, du dương, nhỏ dần, nhỏ dần, lặn sâu vào tâm hồn con. Tưởng như đây
là dòng cảm xúc của người con trưởng thành, lúc này con đang chìm trong suy tưởng, nhắm mắt lại, tiếng
mẹ ru ngày xưa lại bay lên: à ơi, ngủ đi, ngủ đi… Thật êm dịu, tuyệt vời!
Bằng ngọn bút tài hoa, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên đã dựng lên biểu tượng về người mẹ
qua hình ảnh con cò rất đỗi quen thuộc mà vẫn mới mẻ, cuốn hút. Bài thơ như một ô cửa / mở tới tình yêu.
Lời thơ không chỉ mở ra tiếng ru ngọt ngào, tình mẹ ngọt ngào mà còn khơi dậy những suy nghĩ, trăn trở về
cuộc đời, về lòng mẹ, về ý nghĩa và ảnh hưởng của những lời ru đến đời sống tinh thần của con người, thể
hiện lòng biết ơn sâu sắc tới đấng sinh thành.

You might also like