HDC-ĐỀ-HSG-HÓA-HỌC-PC-11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ HƯỚNG DẪN CHẤM

TRƯỜNG THPT PHONG CHÂU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
LỚP 11 NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN: HÓA HỌC
(Hướng dẫn chấm có 6 trang)

PHẦN 1. TỰ LUẬN (10 điểm)


Câu I (2,0 điểm).
1. Nêu các hiện tượng sau đây và viết các phương trình hóa học xảy ra phản ứng:
a) Sục khí sulfur dioxide vào dung dịch bromine.
b) Cho dung dịch cacium chloride tác dụng với dung dịch sodium carbonate.
c) Cho iron vào dung dịch sulfuric acid đặc, nóng dư.
d) Nhỏ dung dịch barium hydroxide vào dung dịch ammonium sulfate rồi đun nhẹ.
2. Hiện nay, mưa acid, hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozone là ba thảm họa môi trường toàn cầu.
Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, các công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Tác nhân chủ yết gây
mưa acid là sulfur dioxide.
a). Trong khí quyển, SO2 chuyển hóa thành H2SO4 trong nước mưa theo sơ đồ sau:

.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b). Một con mưa acid xuất hiện tại một khu công nghiệp diện tích 10 km 2 với lượng mưa trung bình
80nm. Hãy tính;
- Thể tích nước mưa đã rơi xuống khu công nghiệp.
- Khối lượng H2SO4 trong lượng nước mưa, biết nồng độ của H 2SO4 trong nước mưa là 2.10-
5
M.
c). Lượng acid trong nước mưa có thể ăn mòn các công trình bằng đá vôi.
- Viết 1 phương trình hóa học minh họa.
- Khối lượng CaCO3 tối đa bị ăn mòn bởi lượng acid trên.
d). Em hãy trình bày nguyên nhân phát sinh các khí gây mưa acid và đề xuất giải pháp hạn chế.

Ý Đáp án Điểm
1 a) Dung dịch bromine mất màu 0,25
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
b) Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng 0,25
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
c) Iron tan, dung dịch có màu vàng rơm, khí không màu bay ra 0,25
2Fe + 6H2SO4 → Fe2 (SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
d) Dung dịch có sủi bọt khí mùi khai bay ra 0,25
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
2 a) Các phương trình phản ứng: 0,25

2SO2 + O2 2SO3
SO3 + H2O H2SO4
b) Thể tích nước mưa rơi xuống khu công nghiệp là: 0,25
V = 10. 106.0,08= 8.105 m3
Khối lượng H2SO4 có trong lượng nước mưa là:
8.105 . 2.10-5. 98 = 1568 (kg)
0,25
c) Đá vôi bị ăn mòn theo PT: CaCO3 + H2SO4 CaSO4 + H2O + CO2.
Khối lượng đá vôi bị ăn mòn =
d) Tác nhân chính gây mưa acid là NOx và SO2 được sinh ra từ nguồn thiên nhiên và 0,25
chủ yếu là do hoạt động của con người như: sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu có
chứa tạp chất sunfur (than đá, dầu mỏ) hoặc đốt quặng sulfide trong luyện kim, các
hoạt động giao thông vận tải… Các khí này với xúc tác là các ion kim lọi trong khói
bụi, khí SO2 và NOx bị oxi hóa bởi oxygen, ozone, hydrogen peroxide, gốc tự do
không khí (trong điều kiện thích hợp rồi hoà tan vào nước, tạo thành sunfuric acid
và nitric acid, các giọt acid tạo thành theo mưa rơi xuống bề mặt trái đất
Các phản ứng xảy ra:
4NO2 +O2 + 2H2O 4HNO3
2SO2 + O2 + 2H2O 2H2SO4
Mưa acid gây tác động xấu tới môi trường, con người và sinh vật khi pH có giá trị
dưới 4,5. Làm ảnh hưởng đến sinh vật, ăn mòn các công trình xây dựng, kiến trúc
bằng đá và kim loại….
Giải pháp hạn chế hiện tượng mưa axit:
-Các nhà máy xí nghiệp cần lắp đặt các hệ thống khử các khí gây mưa acid.
-Kiểm soát khí tải xe cộ làm giảm lượng khí thái NOx từ xe có động cơ.
-Loại bỏ triệt để S và N có trong dầu mở và than đá trước khi sử dụng.
-Sử dụng các năng lượng thân thiện với môn trường, bằng các loại nhiên liệu sạch.
-Cải tiến các động cơ đốt trong các phương tiện giao thông theo tiêu chuẩn EURO
để đốt hoàn toàn nhiên liệu thải ra ngoài môi trường.
-Tuyên truyền và giáo dục người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và
các quy định về xử lí rác thải, nước thải….

Câu II (2,0 điểm).


1. Mô tả thí nghiệm tìm hiểu phản ứng tách hydrogen trong nhóm -OH của alcohol đơn chức với
polyalcohol như sau:
Bước 1: Lấy 2 mL ethyl alcohol và 2 mL ethylene glycol lần lượt cho vào 2 ống nghiệm được đánh
số (1), (2).
Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm mẩu nhỏ sodium có kích thước tương đương nhau.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Khí H2 thoát ra trong ống nghiệm nào nhanh hơn? Giải thích.
2. Cho enthalpy tạo thành tiêu chuẩn của các chất trong bảng sau(*).
Chất C6H6 (l) C2H5OH (l) CH3COOH (l) CO2 (g) H2O (g)

(kJ/mol) 49,00 -277,63 -487,00 -393,50 -241,82


a) Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn C6H6, C2H5OH và CH3COOH với hệ số nguyên tối giản.
b) Chất nào trong các chất trên có biến thiên enthalpy của phản ứng lớn hơn ( âm hơn).
c) Từ kết quả tính toán hãy so sánh biến thiên enthalpy của phản ứng khi đốt cháy cùng khối lượng
C6H6, C2H5OH và CH3COOH.

Ý Đáp án Điểm
1 2C2H5OH +2Na 2C2H5ONa + H2 0,25
C2H4(OH)2 + 2Na C2H4(ONa)2 + H2
Khi phản ứng với sodium, hydrogen thoát ra của ethylene glycol chậm hơn 0,25
so với ethyl alcohol.
Ngoài liên kết hydrogen giữa các phân tử alcohol, ethylene glycol còn hình 0,25
thành liên kết hydrogen giữa các nhóm -OH trong phân tử, là nguyên nhân
gây ra độ nhớt của ethylene glycol, nên giảm khả năng tách nguyên tử
hydrogen của nhóm -OH ra khỏi phân tử ethylene glycol.
2 a) Phương trình đốt cháy hoàn toàn các chất: 0,25

b) Biến thiên enthalpy của phản ứng:

0,25

0,25

0,25

c) Biết , 0,25
Xét khi đốt cháy cùng khối lượng là 78 gam thì
C6H6 có = -3 135,46 kJ;
C2H5OH có = -2 093,84 kJ;
CH3COOH có = -1 018,73 kJ.
Vậy khi đốt cháy cùng khối lượng thì biến thiên enthalpy của phản ứng đốt
cháy các chất theo thứ tự giảm dần C6H6, C2H5OH, CH3COOH.
- phương pháp chiết dựa trên tính tan được của rutin trong nước, phương pháp kết tinh
dựa vào độ tan khác nhau của rutin trong nước ở nhiệt độ khác nhau
Câu III (2,0 điểm).
1. Sau mùa thu hoạch , người nông dân cần phải bón phân cung cấp dinh dưỡng cho mảnh vườn gồm
60,08 kg nitrogen, 13,13 kg phosphorus và 12,48 kg potasium. Sau khi đã bón cho mảnh vườn 188kg
loại phân bón trên bao bì có ghi NPK (16-16-8) thì để cung cấp đủ dinh dưỡng N cho đất , người nông
dân tiếp tục bón thêm cho đất x kg phân đạm ure chứa 90 % (NH2)2CO . Tính x .

2. Trong sản xuất phân bón, supephosphate kép chứa thành phần dinh dưỡng là , được
sản xuất từ quặng phosphorite theo hai giai đoạn sau:

Để sản xuất được 1 tấn với hiệu suất của cả quá trình là 80% thì cần bao nhiêu tấn dung
dịch
3. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào dung dịch chứa 0,38 mol H 2SO4 (đặc) đun
nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,29 mol SO 2 (là chất khí duy
nhất). Cho 2,24 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 1,28
gam kim loại. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được 10,06 gam kết tủa. Tính giá trị
của m.
Ý Đáp án Điểm
1 Khối lượng N được cung cấp bởi phân NPK là 188x16/100 = 30,08 kg
Khối lượng N cần cung cấp bởi phân ure là 30 kg

0,5
Kl phân ure cần lấy là :
2

Khối lượng dung dịch H2SO4 70% cần dùng là

≈ 1,5 tấn 0,5


3 0,25

0,25
- BTNT S: c + 0,38 = + 0,29 = c + 0,09 (mol) =
- BTĐT dd Z: 3a + 2.(b – 0,02) + 2.(c + 0,04) = 2.(c + 0,09) 3a + 2b = 0,14 (I)
- BTĐT dd cuối: a + 2.(c + 0,09) = 0,3 a + 2c = 0,12 0,25
(II)
- Khối lượng kết tủa: 98.(b – 0,02) + 90.(c + 0,04) = 10,06 98b + 90c = 8,42
(III)
Giải hệ 3 pt (I, II, III), ta được: a = 0,02 ; b = 0,04 ; c = 0,05 0,25
Vậy m = 27. 0,02 + 64. 0,04 + 88. 0,05 = 7,5 (g).

Câu IV (2,0 điểm).


Dùng dung dịch sát khuẩn (thành phần chính là ethanol) là một trong những cách để phòng dịch Covid-19.
Ngoài ra, ethanol được dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, như bằng cách tiến hành pha
ethanol vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5 (xăng sinh học). Các nhà máy sản xuất cồn tinh
khiết dùng để pha xăng E5 thường dùng nguyên liệu là sắn khô để lên men rượu theo sơ đồ sau:
(C6H10O5)n C6H12O6 C2H5OH.
Cho biết trong sắn khô có 68,00% khối lượng tinh bột; ethanol có khối lượng riêng là 0,80 g/ml.
a. Tính thể tích ethanol 96o điều chế được từ 5,00 tấn sắn khô trên.
b. Giả thiết 20% lượng ethanol 96o thu được từ 5,00 tấn sắn khô này được dùng để pha chế dung dịch
sát khuẩn. Tính thể tích dung dịch sát khuẩn được tạo ra, biết rằng để pha chế 10,00 lít dung dịch sát
khuẩn sử dụng trong phòng dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới WHO giới thiệu một công thức sau:
Dung dịch etanol (rượu etylic) 96o 8333,00 ml
Dung dịch hiđro peoxit 3% 417,00 ml
Dung dịch glixerol 98% 145,00 ml
Nước cất đã đun sôi, để nguội Phần còn lại
c. Tại sao xăng sinh học được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống? Biết khi đốt cháy 1,00
kg xăng truyền thống thì cần 3,22 kg O2.
Ý Đáp án Điểm
a) mtinh bột = 3,4 tấn
(C6H10O5 )n nC6H12O6 2nC2H5OH.
162n 2n.46
3,4 ?

lít.

0,5
lít
b) Thể tích dung dịch sát khuẩn được tạo ra là 0,5

lít
c)
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
0,5
Xét phản ứng cháy của 1 kg etanol thì cần
Vậy khi đốt cháy 1 kg etanol sẽ tiêu tốn ít oxi hơn khi đốt cháy 1kg xăng hay
nói cách khác, thay thế 1 lượng xăng truyền thống bằng một lượng etanol
tương ứng cũng làm giảm lượng oxi cần dùng, từ đó sẽ làm lượng khí thải
thoát ra ngoài ít hơn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nguồn
etanol dễ dàng sản xuất quy mô lớn, không bị hạn chế về trữ lượng như xăng
0,25
truyền thống. Do vậy, xăng sinh học được coi là giải pháp thay thế cho xăng
truyền thống.

Câu V (2,0 điểm).


1) Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm định tính cacbon và hidro trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết:

a). Vai trò của CuO, CuSO4 khan và dung dịch


Ca(OH)2 trong thí nghiệm.
b). Tại sao ống nghiệm (1) lại lắp hơi hướng xuống?
c). Kết thúc thí nghiệm cần đưa ống dẫn khí ra khỏi
ống nghiệm (2) rồi sau đó mới tắt đèn cồn hay làm
theo thứ tự ngược lại. Vì sao?
2) Khi bếp than đang cháy, nếu đổ nhiều nước vào bếp thì bếp tắt, còn nếu cho vài giọt nước vào bếp
thì bếp than bùng cháy lên. Hãy giải thích, viết phương trình hoá học của hiện tượng trên.

Ý Đáp án Điểm
1 a). CuO là chất oxi hóa, CuSO4 phát hiện ra H2O từ đó phát hiện ra H, dd 0,5
Ca(OH)2 dùng xác định CO2 từ đó phát hiện ra C trong hợp chất hữu cơ.
b) Cần lắp ống nghiệm 1 hơi chúc xuống dưới để tránh hơi nước thoát ra ngưng 0,25
tụ chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm.
c) Kết thúc thí nghiệm cần đưa ống dẫn khí ra sau đó mới tắt đèn cồn, nếu tắt 0,25
đèn cồn trước thì nước sẽ bị hút ngược vào ống nghiệm do chênh lệch áp suất
làm vỡ ống nghiệm.

2 - Bếp than cháy được chủ yếu là do phản ứng: C + O2 → CO2 0,25
- Nếu đổ nước nhiều vào thì nhiệt độ giảm làm cho phản ứng không xảy ra. 0,25
- Nếu rắc một chút nước, thì xảy ra phản ứng: C + H2O → CO + H2 0,25
-Các khí CO và H2 đều là các khí dễ cháy, do đó thấy ngọn lửa bùng cháy lên: 0,25
2CO + O2 →2CO2; 2H2 + O2 → 2H2O

PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM (10 điểm)


1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án)

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án

1 A 9 C 17 B 25 C

2 A 10 C 18 A 26 A

3 B 11 D 19 D 27 C

4 C 12 D 20 B 28 A

5 B 13 C 21 B 29 A

6 C 14 B 22 A 30 A

7 D 15 D 23 A 31 D

8 C 16 B 24 A 32 C

2. Câu trắc nghiệm đúng sai (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,
thí sinh chọn đúng hoặc sai)
Câu a b c d Câu a b c d
1 Đ Đ S Đ 2 S Đ Đ Đ

------------------HẾT------------------

You might also like