chuong-4_MACH-DIEN-XOAY-CHIEU-3-PHA-1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

CHƯƠNG 4

MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA

§4.1. ĐẠI CƯƠNG


Ngày nay trong công nghiệp nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất là
nguồn điện xoay chiều 3 pha.
Động cơ điện xoay chiều 3 pha có cấu tạo đơn giản hơn, đặc tính truyền động tốt hơn
và giá thành rẻ hơn so với động cơ điện một pha có cùng công suất.
Việc truyền tải điện năng bằng nguồn 3 pha sẽ tiết kiệm được dây dẫn so với việc
truyền tải điện năng nguồn 1 pha.
Để tạo ra nguồn xoay chiều 3 pha người ta phải dùng máy phát xoay chiều đồng bộ 3
pha.
1. Định nghĩa
Dòng điện xoay chiều 3 pha là tập hợp 3 dòng điện xoay chiều 1 pha trong một hệ
thống điện từ chung, trong đó 3 cuộn dây của 3 pha có cùng số vòng dây và đặt lệch
nhau một góc 2/3 trong không gian.
2. Điện áp tức thời của dòng điện 3 pha
Sức điện động và điện áp tức thời của dòng điện 3 pha là:
eA = Em sinωt uA = Um sinωt
eB = Em sin(ωt – 2π/3) uB = Um sin(ωt – 2π/3)
eC = Em sin(ωt – 4π/3) uC = Um sin(ωt – 4π/3)
u
uA uB uC

0 t

Hình 4.1: Đồ thị điện áp tức thời 3 pha

Dòng điện xoay chiều 3 pha cũng có các đại lượng giống như dòng điện xoay chiều
hình sin 1 pha là các loại biên độ như biên độ đỉnh, cực đại, trung bình, hiệu dụng và
chu kỳ, tần số, góc pha.
Các cuộn dây của 3 pha được qui ước gọi điểm đầu và điểm cuối theo thứ tự:
A – B – C: là 3 điểm đầu của 3 pha X – Y – Z: là 3 điểm cuối của 3 pha

26
Chương 4 Mạch điện xoay chiều 3 pha

§4.2. NGUỒN XOAY CHIỀU 3 PHA NỐI HÌNH SAO (Y)


1- Cách nối
Nối 3 điểm cuối của 3 cuộn dây máy phát lại với nhau thành 1 điểm chung gọi là điểm
trung tính N (do chữ Neutre).

Hình 4.2: Nguồn 3 pha nối hình sao

Qui ước thứ tự các pha: A–B-C L1 – L2 – L 3


R–S–T U- V – W
X – Y – Z nếu nối chung sẽ cho ra điểm trung tính N
Trong mạch điện xoay chiều 3 pha cần phân biệt đại lượng pha và đại lượng dây.
2- Các đại lượng pha
Điện áp pha Up : là điện áp giữa dây pha với dây trung tính.
Dòng điện pha Ip: là dòng điện chạy trong cuộn dây của mỗi pha.
3- Các đại lượng dây
Điện áp dây Ud : là điện áp giữa các dây pha so với nhau.
Dòng điện dây Id : là dòng điện chạy trên dây pha.
4- Quan hệ các đại lượng dây và đại lượng pha

Xét tam giác đều OAB có: BÂO  30 0


Và: AB = 2.OA.cos300
AB là điện áp dây Ud , OA là điện áp pha Up

  2U
 3 
U d p  3U p
2
Theo hình vẽ 4.2 ta có: Id = Ip
Hình 4.3

Id  IP
Suy ra :
Ud  3 .U P

27
Kỹ thuật điện công trình Nguyễn Tấn Phước – Nguyễn Thị Kiều

Các điện áp dây sớm pha so với điện áp pha tương ứng 1 góc 30°

Khi phụ tải đối xứng thì: I 0  I A  I B  I C  0 . Điều này có nghĩa dòng điện trên dây
trung tính IN = 0. Lúc đó, có thể bỏ dây trung tính và trở thành nguồn 3 pha 3 dây.

§4.3. NGUỒN XOAY CHIỀU 3 PHA NỐI HÌNH TAM GIÁC ()
1- Cách nối
Nối hình tam giác là nối điểm đầu của pha sau đến điểm cuối pha trước.
Ví dụ: ba cuộn dây có điểm đầu - cuối là : A-X, B-Y, C-Z
B nối với X, C nối với Y, A nối với Z.
Trong cách nối hình tam giác chỉ có 3 dây ra không có dây trung tính. Trường hợp
này, điện áp dây cũng chính là điện áp pha.
Nguồn 3 pha nối hình tam giác thường dùng cho lưới trung áp hay cao áp.

Hình 4.4: Nguồn 3 pha nối hình tam giác.

2. Các đại lượng pha


Điện áp pha Up: là điện áp giữa dây pha với dây trung tính
Dòng điện pha Ip: là dòng điện chạy trong cuộn dây của mỗi pha.
3. Các đại lượng dây
Điện áp dây Ud: là điện áp giữa dây pha so với nhau.
Dòng điện dây Id: là dòng điện chạy trên dây pha.
3. Quan hệ các đại lượng dây và đại lượng pha
Áp dụng định luật Kirchoff 1 cho các nút A, B, C ta có :
I  I  I
dA pA pC

I  I  I
dB pB pA

I dC  I pC  I pB

Khi dòng điện dây đối xứng thì dòng điện pha đối xứng và từ các hình tam giác cân
hình 4.6, ta có:

28
Chương 4 Mạch điện xoay chiều 3 pha

I d  3I P

Hình 4.5 Hình 4.6

Dòng điện dây chậm pha sau dòng điện pha tương ứng 1 góc 300.
Ud  UP
Suy ra:
Id  3 .I P

§4.4. CÁCH NỐI NGUỒN VÀ PHỤ TẢI 3 PHA


1. Nguồn hình sao - Phụ tải hình sao

Hình 4.7: Nguồn hình sao - Phụ tải hình sao

Udnguồn = Udtải Uptải= Udtải/ 3


2. Nguồn hình sao - Phụ tải hình tam giác
Id
A A
Ip

Ud Up Z

X Y Z
Z
B Z
B
C C

Hình 4.8: Nguồn hình sao - Phụ tải hình tam giác

29
Kỹ thuật điện công trình Nguyễn Tấn Phước – Nguyễn Thị Kiều

Udnguồn = Udtải Uptải= Udtải


3. Nguồn hình tam giác - Phụ tải hình sao

Hình 4.9: Nguồn hình tam giác - Phụ tải hình sao

Udnguồn = Udtải Uptải= Udtải/ 3


4. Nguồn hình tam giác - Phụ tải hình tam giác

Hình 4.10: Nguồn hình tam giác - Phụ tải hình tam giác

Udnguồn = Udtải Uptải= Udtải

§4.4. CÔNG SUẤT CỦA MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA


Tương tự dòng điện xoay chiều một pha, mạch điện xoay chiều 3 pha cũng có 3 loại
công suất.
1- Công suất biểu kiến S
Công suất biểu kiến tượng trưng cho khả năng cung cấp năng lượng của nguồn điện và
được tính theo công thức: S = U.I
Đơn vị tính của S là volt-ampere (VA) hay kilo-volt-ampere (kVA).
Công suất biểu kiến 3 pha có thể tính theo đại lượng pha hay đại lượng dây như sau:
S3P = 3 Ud.Id = 3 Up.Ip

S3P  P 2  Q 2

30
Chương 4 Mạch điện xoay chiều 3 pha

2- Công suất tác dụng P


Công suất tác dụng P là thành phần thực của năng lượng điện được phụ tải chuyển
sang các dạng năng lượng khác. Công suất tác dụng được tính theo công thức:
P = U.I. cos φ
Đơn vị tính của P là watt (W) hay kilowatt (kW).
Công suất tác dụng 3 pha có thể tính theo đại lượng pha hay đại lượng dây như sau:
P = PA + PB + PC
Mạch 3 pha đối xứng:
PA = PB = PC = PP = UP.IP.cosφ
P3P = 3 Ud.Id.cosφ = 3Up.Ip.cosφ
P3P = 3RP.IP2
4- Công suất phản kháng Q
Công suất phản kháng Q là thành phần ảo của năng lượng điện do tác dụng của các
thành phần phản kháng trong mạch như cuộn dây và tụ điện. Cuộn dây và tụ điện
không tiêu hao năng lượng mà chỉ tích trữ năng lượng dưới dạng điện trường hay từ
trường. Công suất phản kháng được tính theo công thức:
Q = U.I. sin φ
Đơn vị của Q là volt-ampere-reactive (VAr) hay kilo-volt-ampere-reactive (kVAr).
Công suất phản kháng 3 pha có thể tính theo đại lượng pha hay đại lượng dây như sau:
Q = Q A + QB + Q C
Mạch 3 pha đối xứng:
Q = QA = QB = QC = UP.IP.sinφ
Q= 3 Ud.Id.sinφ = 3.UP.IP.sinφ
Q = 3XP.IP2 hay là: Q = P.tgφ

31
Kỹ thuật điện công trình Nguyễn Tấn Phước – Nguyễn Thị Kiều

CÂU HỎI CHƯƠNG 4

1- Sức điện động và điện áp tức thời của dòng điện 3 pha là:
eA = Em sinωt uA = Um sinωt
eB = Em sin(ωt – 2π/3) uB = Um sin(ωt – 2π/3)
eC = Em sin(ωt – 4π/3) uC = Um sin(ωt – 4π/3)
Cho biết sự khác nhau khi ghi:
Sức điện động và điện áp tức thời của dòng điện 3 pha là:
eA = Em sinωt uA = Um sinωt
eB = Em sin(ωt + 2π/3) uB = Um sin(ωt + 2π/3)
eC = Em sin(ωt + 4π/3) uC = Um sin(ωt + 4π/3)
2- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình sao với: Udâynguồn = 380V, phụ
tải nối hình sao có P3P = 2,2kW. Tính điện áp pha và dòng điện dây trên tải, cho biết
cos φ = 0,8.
3- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình sao với: Uphanguồn = 220V, phụ
tải nối hình sao có P3P = 1,5kW. Tính điện áp dây và dòng điện pha trên tải, cho biết
cos φ = 0,7.
4- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình sao với: Udâynguồn = 380V, phụ
tải nối hình tam giác có P3P = 4,5kW. Tính điện áp pha và dòng điện pha trên tải, cho
biết cos φ = 0,75.
5- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình sao với: Udnguồn = 380V, phụ tải
nối hình tam giác có P3P = 3kW. Tính điện áp dây và dòng điện dây trên tải, cho biết
cos φ = 0,7.
6- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình tam giác với: Uphanguồn = 220V,
phụ tải nối hình tam giác có P3P = 0,75kW. Tính điện áp pha và dòng điện dây trên tải,
cho biết cos φ = 0,8.
7- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình tam giác với: Udâynguồn = 380V,
phụ tải nối hình tam giác có P3P = 3,75kW. Tính điện áp dây và dòng điện pha trên tải,
cho biết cos φ = 0,75.
8- Cho mạch điện xoay chiều 3 pha có nguồn nối hình tam giác với: Udâynguồn = 380V,
phụ tải nối hình sao có P3P =5,25kW. Tính điện áp pha và dòng điện pha trên tải, cho
biết cos φ = 0,7.

32

You might also like