Những con rồng sông Mekong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 274

Những con rồng sông Mekong

Winfried Scharlau

Phan Ba dịch

Những con rồng sông Mekong – Winfried Scharlau

Original Titel: “Vier Drachen am Mekong – Asien im Umbruch”

Bản quyền tiếng Việt © Phan Ba.

Lời nói đầu

Đông Nam Á đã thay đổi rất nhiều trong hai mươi năm vừa qua. Tôi đã
trải qua những sự kiện quan trọng, bi thảm, khi còn là thông tín viên truyền
hình cho [đài truyền hình nhà nước Đức] ARD.

Quyển sách này là hồi tưởng cá nhân, đồng thời cũng là phóng sự và
phản ánh lịch sử. Chiến tranh và cách mạng chiếm một phần lớn trong
đây. Việt Nam đã chiến đấu giành được độc lập trong một cuộc chiến
tranh ba mươi năm chống Pháp và Mỹ. Hàng triệu người đã bị giết chết
trong lúc đó. Các thiệt hại về vật chất vẫn còn đè nặng lên đất nước này
cho tới ngày nay. Lào đã bị lôi kéo vào cuộc xung đột bởi con Đường mòn
Hồ Chí Minh. Campuchia đã gây sốc giới công khai bằng một trong những
cuộc cách mạng tàn bạo nhất của lịch sử loài người mà ý nghĩa của nó
hầu như không thể hiểu được. Chỉ độc nhất Thái Lan là giữ được hòa
bình, biết cách làm giảm thiểu những cuộc đảo chính và nổi loạn trong
nội bộ qua chính sách khôn khéo và biến chúng thành việc tốt.

Hồi tưởng cá nhân có một góc nhìn riêng, cái vẫn được giữ xuyên suốt
qua câu chuyện. Nó sẽ làm cho người ta hiểu được rằng tại sao tôi không
thể ngưng suy nghĩ về sự việc đã diễn ra ở mặt ngoài, đánh giá các tài
liệu có thể có được, nghiên cứu diễn giải của các tác giả khác, làm việc
như một sử gia, người cố gắng tạo ra một bức ảnh tìm tới một cái nhìn
toàn cảnh, vượt qua những trải nghiệm cá nhân.

Góc nhìn luôn thay đổi có nhiệm vụ giúp người đọc hiểu rõ được độ phức
tạp của các sự kiện. Tôi muốn viết cho người đọc, không chỉ cho các
chuyên gia hàn lâm. Tôi muốn cung cấp thông tin, càng dễ hiểu càng tốt.
Trong các câu lạc bộ báo chí Đông Nam Á, người ta biết câu chuyện của
một người tới thăm Hongkong, người đã không muốn rời chiếc ống kính
viễn vọng trên đồi Lạc Mã Châu ở Tân Giới mà với nó người ta có thể
nhìn qua tấm màn tre vào Trung Quốc cộng sản. Hàng người đứng chờ
ở phía sau ông càng lúc càng dài ra và càng sốt ruột. Sau nửa giờ, một
người cảnh sát can thiệp và hỏi con người gây ra lộn xộn đang nhìn chăm
chú qua biên giới đó: “Tại sao ông không nhường ống nhòm cho người
khác?”

“Tôi viết một quyển sách về Trung Quốc”, người được hỏi đáp trả.

“Trong trường hợp này”, viên cảnh sát thừa nhận, “thì ông cần phải mở
rộng sự quan sát của mình thêm một chút, để đừng giống như các tác giả
khác, đã viết về Trung Quốc mà hoàn toàn không cần nhìn thấy hiện thực.”

Khi các marines đầu tiên, lính cổ da Mỹ, đổ bộ xuống Đà Nẵng năm 1965,
cuộc Chiến tranh Việt Nam đạt tới một giá trị tin tức yêu cầu các giới
truyền thông Đức phải hoạt động mạnh hơn nữa. Đài ARD muốn được
cung cấp thông tin từ một thông tín viên đóng ở tại chỗ, ở Sài Gòn. Các
phóng sự từ studio New Delhi đã không còn đủ nữa. Trong tháng Hai
1967, tôi sang Nam Việt Nam. Một thế giới mới, xa lạ đã bắt giữ lấy tôi và
kể từ lúc đó không còn buông thả tôi ra nữa.

Chiến tranh đã đóng một vai trò quan trọng trong lần gặp gỡ đầu tiên với
châu Á. Nó đã mang tôi, thật ra cũng như tất cả các phóng viên chiến
tranh khác, vào trong những tình huống cực độ và đồng thời cũng mang
lại cho tôi một trải nghiệm khác thường: trước hết là trải nghiệm có thể
làm việc trong một cuộc chiến mà không bị cản trở và không có kiểm
duyệt. Chỉ sau này tôi, cũng giống như tất cả những người đã tham dự,
mới nhận thức được tầm quan trọng này. Cuộc chiến đã bắn thủng lỗ chỗ
những mặt tiền và những bức tường bảo vệ của các xã hội châu Á, và
đứng trước sự chết chóc và tàn phá đó, chúng đã bộc lộ những đặc tính
cũng như cấu trúc nội bộ của chúng rõ ràng hơn là lúc bình thường. Tôi
dần dần mới lờ mờ hiểu được phẩm giá mang dấu ấn của lịch sử đó, và
những hình thức sống đặc biệt ngay giữa trong cái đẹp nhiệt đới của Đông
Nam Á, cái thật khó mà nắm bắt được qua từ ngữ. Mãi bây giờ, hai mươi
năm sau đó, tôi mới dám mô tả nó, ngần ngại và rụt rè.

Trong huyền thoại của nhiều dân tộc, rồng đóng một vai trò quan trọng.
Châu Âu đầu thời Trung cổ đã tưởng tượng nó có nhiều đầu và phun ra
lửa. Phải cần tới một người anh hùng để chiến thắng nó trong một cuộc
đấu trực diện. Các dân tộc châu Á gắn kết hình ảnh con rồng với những
tính chất tốt đẹp. Nó tượng trưng cho sự phồn thực và nước. Tác động
của nó mang tính thiện và mang lại hạnh phúc.
Mang sang chính trị, Trung Quốc đã cảm nhận mình như con rồng lớn,
bảo vệ và canh giữ những quốc gia nhỏ hơn ở ngoại biên của nó. Người
ta gọi các quốc gia láng giềng của Trung Quốc ở Đông Nam Á là những
con rồng nhỏ. Họ tồn tại dưới cái bóng của Trung Quốc hay chống lại sự
thống trị của hoàng cung Bắc Kinh qua nhiều thế kỷ và qua đó đã phát
triển sự nhận dạng quốc gia.

Quyển sách này bàn về bốn con rồng nhỏ ở sông Mekong: về Việt Nam
và Lào, về Campuchia và Thái Lan, tất cả đều nằm cạnh dòng nước lớn
mang lại cuộc sống, bắt nguồn ở Tây Tạng và chảy xuyên qua tỉnh Vân
Nam về hướng Nam.

Khái niệm Đông Dương được người Pháp sử dụng chỉ bao gồm thuộc địa
riêng của họ: Việt Nam, Lào và Campuchia. Cách xếp nhóm theo lịch sử
từ thời thuộc địa này hẳn sẽ mất đi tầm quan trọng trong tương lai và sẽ
được mở rộng ra thành một cách sắp xếp theo địa lý nhiều hơn, cái bao
gồm cả Thái Lan. Tựa đề muốn được hiểu theo ý nghĩa này.

Hamburg, Xuân 1989

Winfried Scharlau

Việt Nam: Hiện thực của cuộc chiến

Siêu thị Sài Gòn


Mary McCarthy

Thuộc trong số nhiều người Mỹ nổi tiếng muốn tận mắt nhìn thấy cuộc
chiến ở Việt Nam, để viết về nó và phê phán công khai, là nữ nhà văn
Mary McCarthy. “Khi sang Việt Nam trong tháng Hai 1967”, bà thừa nhận
trong “Report from Vietnam” được xuất bản vài tháng sau đó của bà, “tôi
đã đi tìm những tài liệu có thể làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ”. Có nhìn
đến đâu bà cũng chỉ nhìn thấy sự xác nhận cho những gì mà bà đã biết.
Nhưng không phải tất cả các nhận thức đó đã đứng vững được trước một
xét nghiệm lại về sau này.

Tôi đã gặp bà McCarthy thoáng qua trên Hội Chợ Sách Frankfurt, nơi bà
giới thiệu quyển sách bán chạy “The Group” của bà. Tình cờ, tôi cũng
ngồi trong cùng chiếc máy bay từ Paris đến Sài Gòn – không phải ở phía
trước như nhà văn nữ nổi tiếng, mà là tít ở phía sau trong “hạng ghế gỗ”.
Sau những lần đỗ lại ở Athen, Teheran, Karachi và Bombay, thời đó vẫn
còn là thông thường trên những tuyến bay dài, hành khách ăn sáng tại
Cảng Hàng Không Bangkok. Trong một cái lán thấp, thức ăn được dọn
ra trên một cái bàn dài có lá cờ của hãng hàng không ở trên đó. Bà
McCarthy ngồi cạnh tôi. Bà trông có vẻ thiếu ngủ, nhưng người ta có thể
nhận ra được sự căng thẳng chờ đợi trạm kế đến của bà, Sài Gòn.
Ở ngoài, cạnh những đường băng có hàng chục chiếc máy bay ném bom
chiến đấu phản lực. Một vài chiếc khởi hành với tiếng ồn điếc tai. Máy
bay trực thăng bay lơ lững tới. Mùi xăng máy bay nồng nặc trong không
khí. Đó là chiến tranh rồi, chúng tôi đã nghĩ như vậy, một màn dạo đầu
lúc ăn sáng. Trong khi đó thì chúng tôi còn cách Việt Nam hàng ngàn
kilômét.

Người ta nghĩ là ít ra thì họ cũng cố ngụy trang công việc làm của họ
trước du khách, người nữ tác giả nghiêm khắc, hoàn toàn không có trang
sức, nhận xét, người theo kiểu cách của giới trí thức Paris đã lấy sự từ
bỏ styling làm phong cách cho mình. Cả hai chúng tôi đều hoàn toàn
không biết gì về hiện thực của cuộc chiến, cho tới mức đã không nhận ra
huy hiệu trên những chiếc máy bay chiến đấu đó, những cái chứng tỏ kho
vũ khí hoàn toàn lỗi thời này là sở hữu của Không Quân Thái Lan. Phi vụ
sang Việt Nam không hề được bay từ Cảng Hàng Không Don Muang.
Các căn cứ của Hoa Kỳ ở trong nước không bị hàng không dân sự quấy
rầy.

Sau này, tôi có thể đọc lại cuộc thảo luận tình cờ của chúng tôi trong
“Vietnam Report” của McCarthy. Rõ ràng là tôi đã không thể giải thích
tường tận được về Không Quân Thái Lan cho bà. Nhiều lắm thì tôi chỉ có
thể nhận ra được loại máy bay chở chúng tôi tới Bangkok là một “Boeing
707”. Bà McCarthy tin rằng bà đã ở trong một chiếc “Caravelle”. Chỉ trong
cái nghề lâu đời nhất của thế giới, Tướng Dwight D. Eisenhower đã từng
có lần chế giễu, thì dân nghiệp dư mới được phép cho mình là một cái gì
đó tốt hơn giới chuyên nghiệp. Trong giới quân đội, những người mới bắt
đầu và các nhà chiến lược nghiệp dư có một hình ảnh hết sức buồn cười,
một trải nghiệm không chừa ra bất cứ người phóng viên chiến tranh nào
vào lúc ban đầu cả.

Chuẩn bị nhiệm vụ cho tôi là một tác giả khác: Graham Greene mà quyển
sách “Người Mỹ trầm lặng” của ông vẫn còn thuộc trong số những gì viết
tốt nhất về cuộc chiến ở Đông Dương. “Tôi không muốn can thiệp vào”,
Green để cho nhân vật chính, nhà báo người Anh Fowler, nói. “Đồng
nghiệp của tôi tự gọi họ là thông tín viên. Tôi thích cái tên gọi phóng viên
hơn. Tôi viết những gì tôi nhìn thấy. Tôi không can thiệp vào, ngay cả một
ý kiến cũng là một sự can thiệp. Chúa Trời bảo vệ chúng ta trước những
người vô tội và những người tốt.”

Ở Sài Gòn, tôi đã đặt một phòng trong khách sạn “Continental Palace”,
phòng mà 1952/53 Greene cũng đã sống ở trong đó vào thời của cuộc
chiến tranh chống Pháp. Ngôi nhà được sơn trắng xóa từ thời chuyển tiếp
thế kỷ có một nét quyến rũ xưa cũ mà người khách từ châu Âu bị thu hút
một cách tự phát và mãi mãi. Cũng vì vậy mà sống ở “Continental” trước
hết là phóng viên từ châu Âu, và tất nhiên là các old China hands, các tay
kỳ cựu ở châu Á, những người tiếp tục nối tiếp phong cách sống thời
thuộc địa.

Đại đa số các phóng viên trẻ tuổi từ Mỹ, trước hết là những đội truyền
hình của ba kênh lớn CBS, NBC và ABC, sống trong khách sạn cao tầng
“Caravelle” hiện đại, được điều hòa nhiệt độ toàn bộ và vì vậy mà quá
lạnh, và mãi vào cuối những năm năm mươi mới được xây lên. Hai khách
sạn, “Continental” và “Caravelle” nằm cạnh con đường mua sắm nhiều
bóng mát, con đường đã từng là Rue Catinat thanh lịch và bây giờ có tên
là Tự Do. Người ta không cần tới một trăm bước chân, để từ khách sạn
này qua nhà hát tới khách sạn kia; thế nhưng ở đây có một đường ranh
giới vô hình chạy ngang qua, chia cắt hai thế giới.

Vào buổi chiều, khi mặt trời đang lặn pha một sắc màu xanh nhạt hay tím
vào ánh sáng đang yếu dần đi, hàng hiên của “Continental” trở thành một
trong những cái chợ tin tức quan trọng nhất của thành phố. Khách sạn
này cao bốn tầng, có những lối vào rộng rãi và hành lang có trần cao, để
không khí có thể tuần hoàn được. Máy điều hòa nhiệt độ kêu lạch cạch
trong những gian phòng rộng mênh mông với những cái ghế mây hay bàn
ghế bọc chất dẽo, để cho nước ngưng tụ của nó nhỏ giọt xuống đường
phố và làm đầy bầu không khí bằng một âm thanh nền thật to. Ở tầng trệt,
phía hướng ra đường phố, khách sạn có một hàng hiên rộng mà ở đó
người khách có thể nhìn thấy hoạt động trên đường phố, và đồng thời
cũng để cho khách bộ hành quan sát mình.

“Aussi bien qu’en France [Cũng tốt như ở Pháp]”, ông chủ người Pháp
nói. Philippe Franchini có gốc Corse-Việt, có tài trong kinh doanh cũng
như mỹ thuật. Ông biết những lời ám chỉ văn học về cái “etablissement”
của ông trong các tác phẩm của Greene, André Malraux và cả trong
những vở kịch của Noël Coward, người trên hàng hiên này đã phác thảo
vở “Mad dogs and Englishmen” của ông. Ai kết bạn với giới này, người
đó nhìn Sài Gòn bao quanh mình với đôi mắt phê phán, không phải là
không có một chút nuối tiếc. Một làn sóng dollar đã cuốn trôi đi một phần
lớn bầu không khí thuộc địa Pháp. Sài Gòn thay đổi hết sức nhanh chóng
trong cơn say của một nền kinh tế phát đạt nhờ chiến tranh.

Một thiểu số nhỏ trên hàng hiên là các đại tá tóc vàng hớt kiểu bàn chải
từ các ban tham mưu của Mỹ, những người mà Mary McCarthy đặc biệt
khinh thường, ít khi trong quân phục, thường hơn là trong những chiếc
quần ngắn Bermuda kẻ ô, trong môi trường này trông giống như quần áo
gánh xiếc. Chen chúc ở cạnh bậc thềm vào hàng hiên, nơi những người
bồi bàn kỳ cựu phục vụ citron pressé soda hay bia “33” bản địa, là những
đứa bé ăn xin, những cô gái trẻ lả lơi, thường là con lai, và những người
bán sách rong đang giữ cân bằng chồng sách trên tay họ và bị những
người bồi bàn to tiếng và dứt khoát đuổi xuống đường khi cố gắng bắt
chuyện với người mua ở cạnh bàn. Ngược lại, những đứa bé đánh giày
thì lại được khoan dung cho, đánh bóng giày trên vỉa hè trong khi khách
hàng của chúng chân không giày uống xì xụp sundowner của họ.

“Mỹ, Mỹ”, ngày nay thì trẻ con Việt Nam gọi tất cả “người da trắng” là như
vậy. Đối với đại đa số người Việt, chủng tộc mới là cái quyết định, không
phải quốc tịch. Thang điểm giá trị trong người dân có mười bậc. “Số một”
là lời khen tốt nhất. Trước bậc thềm của hàng hiên người ta luôn nghe
được tiếng gọi to: “You, Merican, namba ten.”

Thời đó, người ta đã mô tả Sài Gòn như là một siêu thị khổng lồ. Đổi tiền
ở khắp nơi, đô la “xanh” của Mỹ được đổi lấy tiền đồng theo giá chợ đen,
cái để cho những con búp bê trong vô số các quán rượu nhảy múa. Ở
Nam Việt Nam chưa từng bao giờ có nhiều tiền và ngoại tệ hơn như trong
những năm người Mỹ tham chiến. Qua trộm cắp, buôn lậu, tham nhũng
và biển thủ, hàng triệu và vào lúc cuối hẳn là hàng tỷ đã rò rỉ vào một xã
hội có kẻ thắng lớn và người bị thiệt thòi, một xã hội phân chia lợi nhuận
hết sức không đồng đều, nhưng gián tiếp thì hầu như tất cả, ít nhất là
trong các thành phố lớn, đều có phần. Một con số lớn người dân, lớn tới
mức đáng ngạc nhiên, đã có thể chuyển từ xe đạp sang xe gắn máy. Con
số lớn của những chiếc xe gắn máy Nhật tỏa khói mù mịt đã làm thay đổi
hình ảnh của thành phố nhiều hơn tất cả các hệ quả khác của chiến tranh.

Những ngôi nhà đồ sộ màu đất son thời thuộc địa mà bộ máy nhà nước
đóng ở trong đó được bảo đảm bằng nhiều hàng rào dây kẽm gai, gây
trở ngại cho giao thông, vì người đi bộ vì vậy mà bị trục xuất xuống lòng
đường, nơi những chiếc Honda đang đòi chiếm chỗ. Dây kẽm gai,
chướng ngại vật và những tấm lưới thép trước cửa sổ minh chứng cho
mối đe dọa hiện diện ở khắp mọi nơi của những người ném bom và kẻ
ám sát. Sự thịnh vượng nhân tạo, một dòng giao thông mà thành phố có
nguy cơ chết ngạt vì nó, và dây kẽm gai ở khắp mọi nơi, đã mang lại cho
Sài Gòn của thời đó một hình ảnh mới, xấu xí. Trong “Antimémoires”,
André Malraux nhớ lại “sự buồn tẻ của Nam Kỳ”, về những cái nón cối,
giờ uống rượu absinth xanh trên hàng hiên “Continental”, “khi buổi chiều
tối ngắn ngủi hạ xuống những cây phượng vĩ, xuống những chiếc xe mui
trần đang chạy ngang qua trên Rue Catinat trong tiếng ồn từ những cái
chuông của chúng”. Sài Gòn của những năm ba mươi đã suy tàn, chìm
vào trong làn nước của một trận ngập lụt dollar, cái không chỉ làm thay
đổi hình ảnh bên ngoài, cái cũng đã làm thay đổi cả tinh thần của thành
phố,

Quán rượu, tiệm mát xa và nhà chứa đã có từ thời Pháp. Nhưng vào thời
đó thì chúng còn ở trong bí mật, được che đậy và giữ kín trước con mắt
của một xã hội có vẻ như là đoan trang. Cuộc sống hai mặt về đạo đức
như vậy bây giờ không còn cần thiết nữa. Thói xấu hiển lộ một cách trần
trụi và thành thật. Quy mô và phong cách đã thay đổi. Các cô gái đứng
đường cho thấy rõ rằng có tiền thật sự là có thể mua được tất cả. Đạo
đức chưa từng bao giờ khác đi, nhưng phong cách thưởng thức thì có
khác. Lối sống Pháp buộc người ta phải kín đáo. Người Mỹ thì ngược lại
khiến cho người ta, trước hết là các nhà quan sát người Việt, có cảm giác
là họ thô tục, bất lịch sự và đáng ghét.

Nhưng họ giàu có, và họ có nhiều quyền lực. Họ tự tin nhìn xuống những
người Pháp còn ở lại Nam Việt Nam. Nhóm người Pháp, vẫn còn khẳng
định được vị trí của họ trong khách sạn, nhà hàng và các công ty dịch vụ,
được nhẫn nại khoan dung như một cách để phong phú hóa môi trường
thành thị. Cả việc làm giàu về mặt ẩm thực cũng được đa số người Mỹ
đánh giá cao. Người Mỹ chỉ không muốn biết tới các trải nghiệm về chính
trị và quân sự mà Pháp đã có ở Việt Nam. Các vấn đề của quá khứ,
những người bảo vệ mới của Nam Việt Nam tin là như vậy, hết thảy đều
xuất phát từ thuộc địa hóa, đàn áp và bóc lột bởi Paris. Ngược lại, nước
Mỹ chiến đấu không tư lợi, vì lợi ích của người Nam Việt Nam. Nước
Pháp phải thất bại. Kinh nghiệm của họ không dạy được điều gì. Họ chỉ
xác nhận nhận thức đã rõ, rằng thời thuộc địa đã qua đi và không bao giờ
quay trở lại nữa.

Người Pháp đáp trả sự không ưa thích đó từ sâu thẳm trong thâm tâm.
Họ cảm nhận Sài Gòn như là một siêu thị có những con “siêu khỉ” đang
tụ tập ở trong đó. Họ không muốn rời bỏ niềm tin, rằng họ hiểu người
Việt tốt hơn nhiều khi so với những người Mỹ hoàn toàn không hiểu biết
gì. Họ xem Nam Việt Nam là sở hữu của họ, là người tình của họ, người
đã bỏ đi theo một gã nhà giàu xấu xí. Một ngày nào đó, đất nước này sẽ
quay trở lại ở bên cạnh nước Pháp.

Có một lời khẳng định đã suy đồi thành định kiến, rằng Sài Gòn thời đó
duy nhất là một nhà chứa khổng lồ, sống ở đó là những kẻ hưởng lợi từ
chiến tranh, dân buôn lậu, ma cô và gái điếm. Phim Mỹ về Việt Nam như
“Full Metal Jacket” của Stanley Kubricks đã hạ thấp hiện thực xã hội của
Nam Việt Nam xuống tới những tình trạng như vậy, cái cũng đủ để cho
cả những nhà phê phán người Pháp đưa ra một phê phán chung cho cả
đất nước này từ đó.
Thật sự thì Nam Việt Nam đã khiến cho người ta ngạc nhiên nhiều hơn,
qua sự tồn tại bên cạnh nhau của chiến tranh và hòa bình, của sự biến
dạng và trạng thái bỉnh thường không hề bị ảnh hưởng tới, của dâm tục
và thơ mộng, cái còn cho phép một phần lớn con người khẳng định được
tính chất riêng biệt và phẩm giá của họ trong một xã hội mang dấu ấn của
chiến tranh, bạo lực và xáo trộn. Đặc biệt là ở tỉnh và làng quê, con người
vẫn giữ vững truyền thống của họ, những cái đã chống chọi lại được với
ảnh hưởng của nền văn minh Pháp và bây giờ cũng sống sót qua được
chiến dịch của người Mỹ nhằm để chiếm lấy các “trái tim và đầu óc”.

Sài Gòn, thủ đô to lớn, tăng trưởng lên hơn hai triệu dân cư trong miền
Nam, là một trường hợp đặc biệt mà trong đó xã hội đã thay đổi và tan rã
nhiều hơn là trong phần còn lại của đất nước. Trong khi đó, thời 1967, thì
con người ở đây vẫn còn được chiến tranh thật sự, và những tàn phá do
một cỗ máy chiến tranh hiện đại gây ra, dung tha cho hoàn toàn.

Tuy vậy, vào mỗi tối, ngay cả từ hàng hiên của “Continental”, người ta
vẫn có thể nhìn thấy flair, những “cây Giáng Sinh” như người ta nói trong
Đệ nhị Thế chiến, treo dưới những cây dù lơ lửng trên bầu trời, để chúng
chiếu sáng trong vài phút một chiến trường đã kéo vào cho tới tận ngoại
ô của Sài Gòn. “Cây Giáng Sinh” trên bầu trời mang lại cho những người
mới đến một ấn tượng đầu tiên, rằng chiến tranh và hòa bình nằm gần
nhau cho tới đâu ở đây.

Một âm mưu chống khán giả

Giấy phép ra chiến trường có ở “Military Assistance Command Vietnam”,


viết tắt là MACV (và đọc là “Macvi”). Cơ quan thông tin của MACV đóng
trong khách sạn “Rex” trước đây, nằm cạnh đại lộ Lê Lợi rộng lớn, cách
các ngôi nhà trọ cho những đoàn lữ hành của giới báo chí, “Continental”
và “Caravelle”, không đầy 200 mét. Dây kẽm gai giới hạn lối vào ở bên
hông. Một người canh gác kiểm tra giấy tờ cá nhân. Qua những bức
tường bằng gỗ, gian sảnh lớn ở tầng trệt được chia ra thành những phòng
làm việc nhỏ, được liên kết với nhau bằng những hành lang dài, chật hẹp.
Người khách thật sự là phải len lỏi qua đó, vì đứng khắp nơi trên hành
lang là những bình nước uống thật to mà không có chúng thì nhân viên
rõ ràng là không thể chịu đựng được bầu không khí bị làm lạnh quá mức
này. Ly giấy mỏng, có màu trắng nằm đó sẵn sàng để ai cũng có thể uống
nước theo nhu cầu.

Thư viện Abraham Lincoln và rạp REX, Sài Gòn 1965


Ngồi trong các ô chật hẹp là những người đại diện cho JUSPAO, “Joint
United Public Affairs Office”, và các sĩ quan báo chí của bốn binh chủng:
lục quân, cổ da, không quân và hải quân. Công việc ghi chép do phụ nữ
người Việt nói tiếng Anh tiến hành, tất cả đều trong chiếc áo dài, y phục
dài bằng lụa với quần dài và rộng và một chiếc áo váy được xẻ ra, dài
quá gối. Ngồi ở phía sau các cái bàn giấy có bảng tên là những sĩ quan
cường tráng trong quân phục được hồ cứng, thường là trung tá, có sẵn
trong túi bên cạnh cây bút bi là một cái cây que chỉ bằng kim loại có thể
kéo dài ra được, để có thể giải thích tất cả các vấn đề qua những bài
thuyết trình ngắn, cạnh những tấm bản đồ và biểu đồ.

Để được công nhận, người ta chỉ cần một văn thư của tòa soạn từ quê
hương, một giấy giới thiệu của sứ quán và một vài tấm ảnh để làm thẻ.
Trước khi tấm thẻ báo chí bọc nhựa nhỏ được trao ra, người ta còn phải
ký tên trên một văn kiện, miễn cho Hoa Kỳ tất cả các phí tổn sau này, kể
cả việc mang trở về nhà trong quan tài.

Tấm thẻ báo chí cho cuộc chiến mang lại cho người sở hữu nó địa vị của
một đại úy, người có quyền sử dụng các phương tiện vận tải của quân
đội, đi khắp nước, xa cho tới nơi nào mà máy bay và trực thăng bay tới
đó. Người này nhận nơi ăn ngủ của mình ở tại đơn vị tương ứng, nơi đón
tiếp khách nhà báo bằng phòng PR riêng của họ, và trong lúc đó thông
thường bao giờ cũng hào phóng và sẵn sàng giúp đỡ. Sẽ thuận lợi hơn,
nếu như người ta thông báo trước những lần tới thăm các đơn vị qua
phòng báo chí của các quân chủng trong JUSPAO. Nhưng nếu ai thích đi
mà không báo trước, cứ để ngẫu nhiên đưa đẩy, đi nhanh tới nơi chiến
sự đang là tít trên báo, thì cũng được tiếp đón và cung cấp cho tất cả
những thứ cần thiết.

Không một người tháp tùng, không một người giám sát nào can thiệp vào
trong công việc của các nhà báo. Báo chí được tự do, và được mời hãy
tạo cho mình một hình ảnh riêng. Quân đội chỉ không muốn đảm nhận
những rủi ro cho thân thể và tính mạng. Mặc dù vậy, tất cả các nhà báo
bị thương tất nhiên đều được trực thăng cứu cấp bay chở ra khỏi chiến
trường và được chăm sóc trong các bệnh viện quân đội. Không ít người
– tôi thuộc trong số đó – mang trong thâm tâm một sự biết ơn to lớn vì
việc này cho tới ngày hôm nay.

Tất nhiên là trước khi nhà báo có thể đi vào chiến tranh ở ngoài kia trên
đồng ruộng và trong rừng rậm thì họ phải chịu đựng một nổ lực public
relation hết sức lớn từ những cơ quan thông tin kết hợp của các cơ quan
dân sự và quân sự của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Cùng với tấm thẻ báo
chí, con người mới đến còn nhận được một press kit, hàng chồng tài liệu
giải thích ý nghĩa của việc Hoa Kỳ tham chiến tại Nam Việt Nam và không
để cho bất cứ một sự nghi ngờ nào trỗi dậy về việc quyền lực dẫn đầu
Phương Tây sẽ vượt qua được thách thức này. “Hỏi: Tại sao Hợp Chúng
Quốc Hoa Kỳ chiến đấu ở Việt Nam?”, theo như một talking paper của
tháng Hai 1967: “Trả lời: Trong những điểm chính: Hợp Chúng Quốc Hoa
Kỳ ở Nam Việt Nam vì a) nền hòa bình và an ninh Đông Nam Á có tầm
quan trọng sống còn cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ; b) Hoa Kỳ có nghĩa
vụ bảo vệ Nam Việt Nam trước một cuộc xâm lược từ bên ngoài.”

Khác với những cuộc chiến trước đây, hoạt động tham chiến ở Việt Nam
không thổi dậy một cơn say quốc gia mà tuyên truyền chỉ cần hỗ trợ cho
nó. Trong Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến, cả trong Chiến tranh Triều Tiên,
đối thủ có thể xác định được một cách rõ ràng, việc làm của quốc gia
dường như là đúng đắn, quốc gia đứng sau lưng quân đội và chính phủ,
để giúp cho tự do, công lý và cái thiện có thể chiến thắng. Tình trạng khẩn
cấp được Quốc Hội xác nhận cho phép kiểm duyệt và giới hạn tự do thông
tin vì lợi ích của an ninh quốc gia,

Trong Chiến tranh Việt Nam thì ngược lại, một “tam hiệp” từ nhân dân,
chính phủ và quân đội, được lý thuyết gia về chiến tranh người Đức Carl
von Clausewitz khuyến cáo, đã không hình thành. Người dân không được
tham gia vào trong các quyết định dẫn tới cuộc chiến tranh ở Đông Nam
Á. Một chiến dịch PR không tiền khoáng hậu của chính phủ có nhiệm vụ
thuyết phục nhân dân và giới công khai Mỹ tin tưởng vào sự cần thiết và
tính đúng đắn của cuộc chiến.

Hàng ngày vào lúc năm giờ chiều có một cuộc họp báo diễn ra trong gian
sảnh nhà hát của khách sạn “Rex”. Một phát ngôn viên của Đại sứ quán
Hoa Kỳ thông tin về các vấn đề chính trị xã hội; giới quân đội phân phát
“news release” của họ, thông cáo của Bộ Tham mưu tổng kết và xác định
số lượng chiến dịch của ngày hôm trước. Một phát ngôn viên quân đội
giải thích thông cáo đó và trả lời các câu hỏi của giới nhà báo.

Làm đạo diễn ở hậu trường là một PR manager lực lưỡng, hút thuốc liên
tục. Barry Zorthian. Trên gương mặt sắc nét của mình, ông phải cố gắng
lắm mới che dấu được cảm nhận của ông về chất lượng của màn trình
diễn đang được tiến hành. Ông chứng tỏ mình có nhiều sự thông hiểu tới
mức đáng ngạc nhiên cho các nhà báo hay hỏi khiêu khích. Làm cho ông
chán ngán trước hết là những sự cố có thể tránh được do chính nhân
viên của ông gây ra, nhưng đặc biệt là từ đại diện của các quân chủng.
Ông chỉ bước lên sân khấu trong trường hợp khẩn cấp: khi các phát ngôn
viên vướng vào bẫy của các nhà báo đang hỏi. Zorthian thích “mát xa cá
nhân” trong phòng làm việc ốp gỗ của ông hơn, hay cả một bữa ăn trưa
trong căn hộ tư của ông. Ông đã thực hiện nhiệm vụ khó khăn của mình
với nhiều tính thuyết phục và tài khéo léo cho tới mức Time/Life sau này
đã mời ông về làm việc trong ban giám đốc.

Zorthian không có ảnh hưởng gì nhiều tới chính sách thông tin của quân
đội. Tướng William C. Westmoreland, viên tổng chỉ huy Mỹ ở Nam Việt
Nam, và bộ tham mưu của ông phớt lờ mọi lời khuyên và phê phán. Họ
giảm các thông tin quân sự xuống tới mức nó phá hủy ý nghĩa và chỉ để
lại những mảnh, những phần không còn liên quan gì tới hiện thực nữa.
“Các lực lượng của Sư đoàn 25 (Nam Việt Nam)”, như một thông báo đặc
trưng, “và của Trung đoàn 11 Không kỵ Mỹ vào trưa ngày hôm qua đã
giết chết 142 Việt Cộng cách Sài Gòn 15 dặm về phía Tây Nam.” Một
thông tin như vậy đặt ra nhiều câu hỏi hơn là nó trả lời. Ai là 142 Việt
Cộng đó? Có thu được vũ khí cùng con số đó hay không, điều có thể
khiến cho người ta chắc chắn là không có người dân thường nào bị giết
chết và rồi bị ghi nhận là lính tử trận? Tổn thất của chính mình là bao
nhiêu? Ai đã khởi động cuộc giao tranh?

Vụ thảm sát Mỹ Lai, vụ việc mà trong đó một trung đội do thiếu úy William
Calley chỉ huy đã bắn chết mấy trăm người dân thường tay không, phần
lớn là phụ nữ và trẻ con, xuất hiện trong thông cáo của ngày đó qua diễn
đạt như sau: “… giết chết 128 địch quân gần thành phố Quảng Ngãi”.
Những vụ ném lầm, ném bom nhầm vào lực lượng của chính mình hay
vào dân thường, được gói ghém vào trong uyển ngữ: “Ném ngẫu nhiên
chất nổ”.

Trong “Người Mỹ trầm lặng”, Graham Greene đã mô tả lại một cuộc họp
báo của tổng chỉ huy Pháp mà trong đó sự thật về tổn thất của của chính
họ được giấu giếm một cách hết sức vụng về và vì vậy mà hết sức buồn
cười. Các đối thoại đó là trích dẫn thật sự, chúng được trích dẫn lại từ ghi
chép của một briefing. Hiện thực vượt quá sự tưởng tượng.

Không muốn và không có khả năng mô tả diễn tiến của các chiến dịch
quân sự một cách phù hợp và có nghĩa lý, đó dường như là đặc tính của
tất cả các quân đội mà không cần phải nhìn tới một quốc gia nào. Ở người
Mỹ tại Sài Gòn thì sự đánh lạc hướng thông tin này hết sức tai hại, vì tụ
tập lại trong “Rex” là một giới báo chí nhanh chóng nghi ngờ tất cả những
người có chức vụ, đặc biệt là các tướng lĩnh; và là một giới báo chí mà
đã tìm được phương tiện và đường lối để thu thập thêm dữ liệu, nhiều
hơn là giới quân đội muốn công bố.

Một người hầu như lúc nào cũng tham dự cuộc họp năm giờ và “nướng”
các phát ngôn viên qua những câu hỏi có chủ ý là Joe Fried, một phóng
viên nhỏ người, trông có vẻ buồn rầu, đại diện cho New York Daily
News. Joe Fried lôi các mâu thuẫn ra ánh sáng, làm lộ rõ các giả mạo và
khiến cho các phát ngôn viên phải nói lắp qua một sự kiên trì gây bực
mình và kiệt quệ. Ngày nào ông cũng chứng minh tính không thể tin cậy
được của các thông cáo. Nhưng tất nhiên là cả ông cũng không thành
công trong việc bổ sung thêm hiện thực vào cho các thông tin chính thức.

Trụ sở Bộ Chỉ Huy Quân Viện, Sài Gòn 1969

Chỉ sau vài ngày, kẻ mới đến Sài Gòn đã biết màn tuyên truyền nào được
trình diễn ở “Rex” cho mình. Đại sứ quán Mỹ lan tỏa sự lạc quan đi khắp
nơi. “Gánh nặng lịch sử của người da trắng” được tuyên bố thành “gánh
nặng của thế giới tự do”. Và thật sự là các lực lượng của họ, người Nam
Việt Nam, người Mỹ, Nam Triều Tiên, người Úc, New Zealand, Philippines
và Thái, những người tham chiến với lực lượng nhiều ít khác nhau, cũng
thật sự được gọi là “Free World Forces”.

“Tất cả các dữ liệu số lượng có được cho thấy rằng chúng ta thắng cuộc
chiến này”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert S. McNamara đã tuyên bố
như vậy ngay từ năm 1962. Qua leo thang, qua tăng lực lượng quân đội
lên tới hơn 400.000 người và qua cuộc chiến tranh bỏ bom chống miền
Bắc, chính quyền Johnson nhìn thấy thời điểm đó đã tới, thời điểm mà
Việt Cộng lui vào rừng rậm, đơn giản là ngừng chiến đấu mà không chính
thức thừa nhận chiến bại. “Cỗ máy tuyên truyền Lầu Năm Góc”, cái mà
thượng nghĩ sĩ Fulbright sau này mổ xẻ, cung cấp hàng ngày cho giới
truyền thông những thông tin mà toàn bộ chúng chỉ để cho người ta đi tới
một kết luận: rằng cuộc chiến diễn ra thuận lợi và không hề có nghi ngờ
nào về việc ánh sáng đã bắt đầu xuất hiện ở cuối đường hầm.

Ngay từ 1962, từ cuối thời của nhà độc tài Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm,
nhà báo Mỹ được phép hoạt động chính thức ở Sài Gòn đã lột trần sự lạc
quan chính thức này ra như là một ảo tưởng. Neil Sheehan, David
Halberstam, Peter Arnett và François Sully, để chỉ kể ra bốn tên tuổi, nhờ
vào các điều tra ngoài chiến trường mà đã có ấn tượng chắc chắn rằng
cuộc chiến của Mỹ không hứa hẹn sẽ thành công, rằng các tướng lĩnh
đánh lừa giới công khai khi họ đặt chiến thắng vào trong tầm nhìn. Thế
hệ đầu tiên của các nhà báo phê phán còn không hề hoài nghi ý nghĩa,
sự cần thiết và tính hợp pháp của cuộc chiến. Nhưng họ không tin tưởng
vào phương pháp, chiến lược và đặc biệt là chính sách thông tin hướng
tới chiến thắng.
Các tướng lĩnh và đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn bộc lộ một sự cay đắng về
việc nhà báo đặt sự kiện lên cao hơn danh dự của quốc gia. Khi Peter
Arnett, phóng viên của Associated Press, đặt ra một câu hỏi mang tính
phê phán cho đô đốc Felt, câu trả lời mang tính đặc trưng của ông là. “Get
on the team” – “Hãy bước sang phía chúng tôi!”

Sau bốn tuần ở Sài Gòn, tôi gởi về cho [Đài Truyền hình và Phát thanh
Bắc Đức] NDR một bài tường thuật về chính sách thông tin của đại sứ
quán Mỹ, một bài tường thuật mà về sau này trông rất ôn hòa: Công tác
báo chí có những yêu cầu vượt quá sức lực của sự hiểu biết thông thường.
Nó không khéo léo, không chuyên nghiệp, lừa dối, với một từ: không đáng
tin. Ngày nào đại sứ quán cũng thành công trong cố gắng nhấn mạnh ấn
tượng không có lợi này.

Douglas Pike, một chuyên gia CIA về phân tích các tài liệu tịch thu được,
người đã làm việc sáu năm trong bộ máy thông tin Sài Gòn trước khi ông
trở về với nghề nghiệp hàn lâm năm 1966 và công bố một nghiên cứu cơ
bản về Việt Cộng và tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đã viết một
câu mang tính hủy diệt ở trong đó: “Việt Nam là một ác mộng giống như
trong mô tả của Kafka đối với mỗi một người muốn biết sự kiện thật. Nhiều
điều được giữ bí mật. Nằm ở phía sau các thống kê được công bố là lĩnh
vực của ‘các thông tin được mã hóa’, cái mà thống chế Foch đã từng gọi
là ‘sương mù của chiến tranh’.”

Ngay từ giai đoạn cuối của nền độc tài Diệm, khi còn có chưa tới một tá
thông tín viên Mỹ trú đóng dài hạn ở Sài Gòn, các thông tấn xã AP và UPI,
nhưng trước hết là New York Times và Newsweek đã thổ lộ sự hoài nghi,
rằng liệu diễn tiến của cuộc chiến có bào chữa được cho sự lạc quan này
không. Viên tổng thống tự tin và kiêu ngạo Diệm đã gây khó khăn và cản
trở những người phê phán xa lạ đầu tiên này, còn trục xuất cả François
Sully, cộng tác viên của Newsweek, ra khỏi nước nữa, nhưng vẫn không
thể làm mất tác động của giới báo chí đối lập lên dư luận.

Năm 1967, năm năm sau đó, đã có hơn hai trăm thông tín viên nước
ngoài hoạt động chính thức ở Sài Gòn, đa số đều tự tìm kiếm dữ liệu, tạo
cho mình một hình ảnh riêng về tình hình ở ngoài kia và bổ sung hay phủ
nhận đường lối thông tin chính thức. Các PR manager của đại sứ quán
và của quân đội đã không thể ngăn chận các phân tích phê phán và cảnh
báo của giới báo chí. Vì cuộc chiến không được tuyên bố nên không có
công cụ pháp luật để giới hạn tự do báo chí và áp dụng kiểm duyệt. Thời
gian này, trong số các nhà báo có không ít người hoài nghi không chỉ các
phương pháp. Họ lên án cuộc chiến từ những lý do về pháp lý và đạo đức
và tìm các dữ kiện để, như Mary McCarthy đã nói, “gây hại cho lợi ích của
Mỹ”.

Diệm bị lật đổ. Những người nối tiếp ông, các tướng Nguyễn Văn Thiệu và
Nguyễn Cao Kỳ kình địch với nhau, không có uy quyền để có thể thu hẹp
được không gian hoạt động của báo chí. Điều tồi tệ nhất mà một nhà báo
đối lập ở Việt Nam có thể trải qua là bị từ chối thị thực tái nhập cảnh.

Chỉ một vài thông tín viên là đã nhận được sự chú ý này của chính phủ
Nam Việt Nam. Năm 1970, tôi đã đứng một thời gian trên danh sách đen,
vì tôi đã nhắc lại trong một bài báo, rằng tính đáng tin cậy quốc gia của
tướng Thiệu bị giới hạn do ông đã nhận được bằng sĩ quan của mình từ
thế lực thực dân Pháp, trong khi Hồ Chí Minh trong cuộc chiến đấu chống
Pháp đã lớn lên trở thành biểu tượng của kháng chiến. Lúc tái nhập cảnh
trong tháng Mười năm 1970, vì chuyện đó mà tôi đã bị một nhân viên xuất
nhập cảnh giam lại trong một phòng cách ly ở sân bay Tân Sơn Nhứt,
cho tới khi chiếc máy bay mà tôi bay từ Bangkok tới đó khởi hành quay
trở về. Sau một giờ, tôi bị áp tải ra máy bay và bị trục xuất. Qua can thiệp
trong yên lặng của đại sứ quán Đức ở Sài Gòn và của Bộ Ngoại giao,
biện pháp trừng phạt này chẳng bao lâu sau đó đã bị bãi bỏ.

Cả các cơ quan Mỹ, bất cứ lúc nào có thể, cũng đứng ra bảo vệ các nhà
báo bị giới quân sự Nam Việt Nam đe dọa trục xuất hay không cho nhập
cảnh. Nhiều lý tưởng đã không được quan tâm tới hay bị làm tổn thương
trong cuộc chiến tranh Việt Nam bẩn thỉu. Tự do thông tin và báo chí hầu
như không bị động chạm tới. Một giới báo chí làm tròn chức năng của nó,
tức là cung cấp thông tin về các sự kiện cho công chúng một cách tốt nhất
theo khả năng và lương tâm, kiểm tra và bổ sung các thông tin chính thức,
đã có ảnh hưởng lớn tới diễn tiến và kết quả của cuộc chiến tranh này.
Vì từ 1960 cho tới 1975 người ta đã có thể quan sát thấy bài học truyền
thông chính trị có một không hai này mà hậu quả của nó vẫn còn tác động
cho tới ngày hôm nay, nên vai trò của giới báo chí ở Việt Nam xứng đáng
có được một sự quan tâm về cơ bản. Trong bài học này, các nhà báo
chắc chắn không chỉ đóng một vai trò anh hùng, miễn cho họ được một
sự tự phê phán. Họ đã phạm những lỗi lầm của họ, những cái đã lộ rõ ra
trong trận tấn công vào dịp Tết [Mậu Thân].

Ra chiến trường

Trong khu quân sự của cảng hàng không Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn có
một sảnh đi đặc biệt dành cho những chuyến bay tới các chỗ đóng quân
của quân đội. Từ đây, trực thăng bay tới Củ Chi, vào trong “Tam Giác Sắt”
nằm ở phía Tây Bắc của Sài Gòn, nơi các đơn vị Việt Cộng đã đào hầm
hố đúng theo nghĩa đen và luôn tấn công các tiền đồn Mỹ từ những nơi
ẩn náu bí mật. Máy bay vận tải C-123 hai động cơ phục vụ cho các tuyến
vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, tới Mỹ Tho và Cần Thơ. Những
chiếc “Hercules” C-130 bốn động cơ được sử dụng cho tuyến ra phía Bắc.
Huế và Đà Nẵng nằm cách đó khoảng một ngàn kilômét.

Sân bay Tân Sơn Nhứt với tòa nhà MACV

Người sở hữu tấm thẻ báo chí được phép sử dụng dịch vụ chuyên chở
của không quân trên thực tế là không có giới hạn. Tuy vậy, chỉ hành lý
xách tay cho tới cỡ của một cái túi du lịch to là được chấp nhận. Các
phóng viên được đối xử như người của quân đội. Việc thâm nhập vào
trong bộ máy quân đội dễ thành công nhất khi nhà báo tìm mua ở chợ
đen một bộ quân phục nhiệt đới màu xanh và ăn mặc như những người
lính, với tên thêu trên áo khoác, xếp vào hàng của những người đang
đứng chờ. Không một ai bị ép buộc phải mặc quân phục. Nhưng sự nhận
dạng ở vẻ ngoài với quân đội tạo thuận tiện cho việc tiếp xúc và rút ngắn
khoảng cách ở giữa những người lính phải tuân theo mệnh lệnh và các
nhà báo tình nguyện ra chiến trường.

Cả trong quân phục, tôi chưa từng bao giờ có cảm giác mình là một người
lính. Chiếc máy đánh chữ du lịch ở trên tay khiến cho bất cứ ai cũng biết
rõ, rằng viết và mô tả là nhiệm vụ, không phải hoạt động và chiến đấu,
chắc chắn là không với vũ khí. Tuy vậy, có không ít phóng viên chiến
trường mang theo mình một khẩu súng ngắn, để có thể tự vệ trong trường
hợp khẩn cấp. Từ những lý do về nguyên tắc mà tôi cùng với đa số các
nhà báo đều không mang vũ khí, chỉ là người quan sát, người tường thuật
cho tới cuối cùng và còn không chiến đấu để tự bảo vệ nữa.

Các hàng ghế ngồi, được đan lại bằng dây đay trong các máy bay vận tải
quân sự, được đặt dọc chứ không phải ngang theo hướng bay, trong các
chiếc “Hercules” là bốn hàng ghế dài, hai hàng có lưng tựa vào vách ngoài,
hai ở giữa thân máy bay. Chỉ có một vài cái cửa sổ tròn mang ánh sáng
vào bên trong. Tiếng ồn của các động cơ to nhức nhối cho tới mức các
hành khách chỉ có thể ra dấu hiệu cho nhau. Họ bị bỏ đó một mình, giảm
thiểu xuống chỉ còn tự bản thân mình. Họ có cảm giác thân phận bị trao
cho một định mệnh ở trên cao, suy ngẫm về điều đó ở đây, trong chiếc
máy bay, trở thành một việc bắt buộc.

Khi người ta viết về chiến tranh, theo một đoạn trong “Người Mỹ trầm lặng”
của Green, “thì lòng tự trọng yêu cầu thỉnh thoảng phải chia sẻ rủi ro với
những người lính”. Nhà báo có một vé khứ hồi. Điều đó khiến cho họ khác
với những người lính, ganh tỵ với những kẻ tới thăm vì sự tự do này và
biểu lộ một ác cảm xuất hiện hoàn toàn tự phát từ đó và thỉnh thoảng rất
dữ dội. Tất nhiên, người khách không thể bỏ đi hay rút lui trong lúc còn
giao tranh mà chỉ sau đó. Khi ông ấy rơi vào trong một chiến dịch thì thật
sự là ông chia sẻ rủi ro đó. Ông ấy có lẽ phải chịu đựng sự căng thẳng,
các hậu quả tâm lý còn nhiều hơn là những người lính ở bên cạnh ông.
Vì người phóng viên chỉ quan sát, ông ta không hành động, không thể
dẫn bớt áp lực ở bên trong ra ngoài qua những loạt đạn. Phóng viên chiến
tranh phải biết mình tham gia vào việc gì. Cả những người không đi tìm
trận chiến cũng phải tính trước với việc ngẫu nhiên rơi vào làn đạn. Chỉ ở
ngoài này mới có thể trải qua được hiện thực của chiến tranh. Họp báo
trong “Rex” nhiều lắm là chỉ mang lại một cảm giác.

Trong những năm sau đó, nhờ sự giúp đỡ của Không quân Mỹ mà tôi đã
làm quen với các tỉnh quan trọng nhất về mặt chiến lược của Nam Việt
Nam, từ vĩ tuyến 17 cho tới đồng bằng sông Cửu Long. Trong những
chiếc máy bay vận tải tối tăm, ồn ào, người hành khách không thể nhìn
ra ngoài được. Những người lính Mỹ vững thần kinh còn có thể ngủ được
cả ở đây nữa. Những người còn lại nghiên cứu diện mạo của người đối
diện, chìm vào trong một tâm trạng mà ở trong đó mơ ước về một cuộc
sống yên bình trộn lẫn với nỗi sợ bay trong tiềm thức.

Khi tới được các phi trường lớn Phú Bài, Đà Nẵng ở phía Bắc và Mỹ Tho
ở phía Nam, người ta được chở đi tiếp tới các đơn vị chiến đấu bằng trực
thăng. Trong chuyến bay đầu tiên bằng máy bay trực thăng vào vùng rừng
rậm cạnh biên giới Campuchia, tôi đã ghi lại vào lúc đó: “Hai bên của con
đường thẳng tắp, con đường mà chúng tôi bay theo nó trên độ cao
khoảng 400 mét về hướng Bắc, đã bị làm rụng lá và “nhìn thấu được”
bằng hóa chất. Các xạ thủ ở cạnh cửa mở phản ứng lại với mỗi một
chuyển động trên mặt đất màu xám chết khô đó của rừng rậm bằng một
loạt đạn. Chúng tôi bay qua một ‘free kill area’ mà trong đó tất cả những
gì chuyển động đều bị bắn hạ. Cột khói màu trắng bay lên từ ở chân trời,
đánh dấu những điểm bắn của pháo binh. Những cái trảng hiếm thấy đều
đầy thẹo bằng hố bom. Mặt trời phản chiếu trên mặt nước dơ bẩn màu
xám.”

Các phong cảnh khác, trước hết là ở đồng bằng sông Cửu Long, có vẻ
như còn nguyên vẹn. Người nông dân làm việc trên những cánh đồng lúa
gợn sóng trong màu xanh dịu dàng, Những con trâu kềnh càng giật mạnh
chạy tán loạn khi máy bay trực thăng bay ngang qua chúng ở độ cao thấp.
Nhìn từ trên cao xuống, người ta có được những trải nghiệm đầy ấn
tượng với trật tự hình học của những con kênh đào thẳng tắp, chạy dài
cho tới tận chân trời, tưới nước cho vùng đất được chia ra thành những
mảnh ruộng hình chữ nhật chính xác và hết sức nhỏ. Gần những căn nhà
gỗ hầu như đều đứng cạnh sông, người ta nhận ra được những giếng
nước tròn mà bây giờ trong chiến tranh dễ nhìn lầm thành hố bom.

Sĩ quan báo chí của các đơn vị Mỹ, những người tiếp đón các phóng viên
được máy bay chở tới, hầu hết đều là những người chủ nhà rộng rãi và
sẵn sàng giúp đỡ. Máy bay trực thăng được điều sang hướng khác, để
mang phóng viên tới tận nơi của các chiến dịch quân sự. Đại đội ngoài
chiến trường bất thình lình thấy mình được tăng cường bởi một nhóm
phóng viên truyền hình, quay chiến dịch từ ở phía sau. Các đơn vị chia
sẻ hàng tiếp tế của họ một cách hoàn toàn tất nhiên với những người
khách ngẫu nhiên tới. Trong rừng rậm cạnh biên giới Campuchia, chiếc
máy bay trực thăng mang tới một thùng nước tắm và một thùng hàng
khổng lồ với ice cream. Cả giới báo chí cũng hưởng lợi từ việc người ta
tiến hành cuộc chiến này với chi tiêu vật chất rất lớn.

Không một ai, những người dám ra chiến trường, có thể hoàn toàn tránh
được rủi ro và nguy hiểm. Một loạt nhà báo đã trả giá bằng tính mạng của
mình cho sự liều lĩnh bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết. Những người khác
đã cư xử với khả năng phán đoán và sự cẩn thận, và tuy vậy cũng đã
chết khi đang hành nghề của mình. Thuộc trong số họ là Bernard Fall,
một giáo sư từ Pháp nhưng giảng dạy ở Mỹ, người đã nổi tiếng trên thế
giới vì những quyển sách xuất sắc của mình về Việt Nam.

Vài ngày sau khi tới Sài Gòn, tôi gặp Bernard Fall trong văn phòng của
nhà ngoại giao người Mỹ Bill Steerman. Sử gia và là nhà chính trị học Fall,
lúc đó 41 tuổi, thường xuyên sang Việt Nam để điều tra nghiên cứu. Ông
không muốn viết về Đông Dương mà không tận mắt nhìn thấy hiện thực
của cuộc chiến. Fall không hề che đậy sự mâu thuẫn trong xúc cảm của
ông, cũng không che đậy sự căng thẳng tâm lý trong giây phút nguy hiểm.
Trong những tình huống đó, ông thừa nhận, luôn có một câu hỏi thúc giục
ông: “Mình làm cái quái gì ở đây thế này?”

Fall gây ấn tượng vì sẵn sàng chia sẻ một cách vô tư kiến thức đồ sộ của
ômg và trải nghiệm của ông với đồng nghiệp. Ông dành nhiều giờ để giải
thích tình hình ở Sài Gòn cho tôi, một kẻ mới tới từ nước Đức. Fall thành
công một cách gương mẫu trong việc gắn kết cách làm việc hàn lâm với
làm báo. Tính chất sẵn sàng giúp đỡ của ông, hoàn toàn xa lạ với tự phụ
và kiêu căng, đã gây ấn tượng sâu đậm cho tôi. Fall đã tạo ra thước đo
qua các điều tra nghiên cứu của ông ở ngoài chiến trường và qua các tác
phẩm văn học của ông.

Vài ngày sau lần chúng tôi gặp nhau, Fall bay ra Đà Nẵng để nghiên cứu
về chiến lược và chiến thuật của lính thủy quân lục chiến. Với một cái
máy thâu âm trên tay mà ông dùng để ghi lại các quan sát của mình, ông
đã tháp tùng một đội tuần tra ở phía Bắc của Đà Nẵng, tiến hành một
chiến dịch search and destroy.

Bernard Fall biết rõ vùng này. Ông đã viết một quyển sách tạo nên tiếng
tăm của mình về các chiến dịch quân sự của người Pháp ở “Con đường
không vui” giữa Đà Nẵng và Huế, Bây giờ, ông đi cùng với lính marine để
nghiên cứu về các khác biệt trong chiến thuật, để kiểm nghiệm lại luận
điểm của ông, luận điểm mà đã làm cho ông gần như tuyệt vọng, rằng
người Mỹ không có khả năng và không muốn học hỏi kinh nghiệm của
người Pháp.

Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, Fall quan sát
lính marine khai hỏa bắn vào những người Việt mà ông, từ khoảng cách
1100 mét, không thể nhận ra đó là Việt Cộng được. Ông nói vào máy thâu
âm những lời sáu: “Tôi đã quan sát qua ống dòm của trung đội trưởng.
Tôi nhìn thấy những người chạy trốn xuống thuyền và vẫy lá cờ của chính
phủ (Nam) Việt Nam, với ba vạch đỏ và nền vàng. Tôi sẽ tìm hiểu thêm
sau này.” Tiếp theo đó là một khoảng thời gian im lặng trên băng. Rồi tới
câu nói cuối cùng: “Bóng bắt đầu dài ra. Chúng tôi đã tới phòng tuyến của
chúng tôi sau trận chiến. Ngửi thấy không tốt, có vẻ đáng nghi … có thể
bị phục …” Chấm dứt ghi âm. Vào ngày 21 tháng Hai năm 1967, ông đã
bị giết chết trong một ổ phục kích, một cái bẫy mìn mà người Mỹ gọi là
boody trap.

Đoạn văn từ bài phóng sự cuối cùng của Bernard Fall được vợ ông
Dorothy kèm vào quyển sách xuất bản sau khi ông qua đời, “Last
Reflections on a War”. Nó được tặng cho trung sĩ Thủy quân Lục chiến
Byron G. Highland, “nhà nhiếp ảnh chiến trường, người bạn trong cái
chết”.

Trực thăng bay tuần tiểu trên đồng bằng sông Cửu Long (Long An),
1967

Tổng cộng có hơn 40 nhà báo bị giết chết từ 1965 cho tới 1975 ở
Campuchia, Lào và Việt Nam. Một con số cũng không ít hơn được phỏng
đoán là chết, vì họ được cho là mất tích, rơi vào tay của một đơn vị quân
đội thủ tiêu ngay tức khắc mà không quan tâm tới danh tính của nạn nhân.
Số phận này đe dọa nhiều nhất là ở Campuchia, nơi Khmer Đỏ giết chết
các đại diện báo chí rơi vào tay họ ngay lập tức.
Rủi ro xuất phát từ việc lãnh thổ của các quân đội đang chiến đấu chống
lại nhau không được đánh dấu bởi một đường ranh giới rõ ràng. Một chiến
tuyến chỉ có ở nơi các lực lượng đương đầu nhau và bắn nhau. Không
có vùng an toàn trong một cuộc chiến tranh du kích. Địch thủ vô hình và
có mặt ở mọi lúc, mọi nơi và không có ở bất kỳ nơi nào hết.

Ai thuê một chiếc ô tô ở Phnom Penh hay Sài Gòn và rồi đi ra vùng quê
xung quanh, người đó phải chịu một rủi ro là đi qua vùng bị Khmer Đỏ hay
Việt Cộng kiểm soát. An toàn cá nhân của các nhà báo tự đi điều tra chủ
yếu phụ thuộc vào tài khéo léo và tính đáng tin cậy của người lái xe bản
địa tháp tùng và stringer. Mỗi lần dừng lại, họ hỏi thăm người dân và quân
nhân, quân đội của mình đứng ở đâu và vị trí của những người cộng sản
được phỏng đoán ở đâu. Từ một số lớn các ý kiến, cuối cùng họ đưa ra
một quyết định; tiếp tục chạy thêm một đoạn nữa trên đường này hay
quay lại. Khả năng trao đổi ở ven đường để tìm kiếm xem ranh giới vô
hình đi ngang qua đâu, cái mà người ta không muốn vượt qua, làm cho
người cộng tác viên địa phương trở nên không thể thay thế được, và trao
cho người này một vai trò gắn kết ông với các nhà báo người nước ngoài,
cả về cá nhân lẫn về tình cảm. Dith Pran, stringer trong phim “The Killing
Fields”, là một ví dụ tốt cho tình thương và tình bạn đã lớn lên trong tình
huống sống còn giữa một thông tín viên ngoại quốc và cộng tác viên địa
phương.

Cả các stringer của [Đài truyền hình nhà nước Đức] ARD ở Phnom Penh,
David Ma Chen và Savonn Chea, cũng đã dẫn dắt các đội quay phim của
chúng tôi qua cuộc chiến với sự thận trọng và tinh thần trách nhiệm cao
độ. Cả hai đã ở lại trong nước năm 1975 khi Khmer Đỏ chiến thắng, vì
lúc đó họ đã không thể tưởng tượng được một cuộc sống di cư. Năm
1980, họ đã gửi một bức thư từ trại tỵ nạn cạnh biên giới Thái Lan –
Campuchia, cái bắt đầu với dòng chữ: “Dear boss, we are still alive” –
“Sếp thân mến, chúng tôi vẫn còn sống”. Năm 1981, tôi đã quay một phim
cho [chương trình truyền hình] “Weltspiegel” về lần tái ngộ với David và
Savonn, một phim mà không thể nào che dấu được nỗi xúc động tràn
ngập trong chúng tôi. [Đài phát thanh và truyền hình Bắc Đức] NDR và
Quốc hội [tiểu bang] Hamburg sau đó đã giúp đỡ, hoàn toàn không quan
liêu và vượt qua tất cả các quy định và lề lối riêng, để đón hai gia đình
Khmer với con cái của họ từ những trại tỵ nạn cạnh biên giới. Sau một
khóa học ở Hamburg, cả hai gia đình được phân sang Singapore, nơi đội
ngũ cũ lại tụ họp đủ mặt, đội ngũ mà đã từng cùng nhau chia sẻ các rủi
ro của công việc tường thuật từ Campuchia.

Ung Kim Seng là stringer của chúng tôi ở Sài Gòn, người mà hỗn hợp
ngôn ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng bồi đã làm cho sự thông hiểu
trở nên buồn cười nhưng tuy vậy rất chính xác. “You go giáp giáp”, chúng
tôi yêu cầu khi thấy cần thiết phải có một cuộc trao đổi với người Việt ở
ven đường, để ước lượng tính an toàn cho cuộc hành trình tiếp theo. “Hai”,
“người con trai thứ hai”, như ông được tất cả mọi người gọi, luôn tìm
được giọng nói thích hợp để lấy thông tin từ những người nông dân hay
binh lính. Khi không nhận thấy mối nguy hiểm nào, ông trở về với câu nói
ngắn gọn: “No sweat, no tears” – “Không mồ hôi, không nước mắt”. Trong
trường hợp nguy cấp, ông gọi to ngắn gọn theo kiểu quân đội: “Beaucoup
VC” – “Nhiều Việt Cộng”.

Với một bản năng chắc chắn, ông đã dẫn dắt tất cả các đội ngũ của ARD
qua những bãi mìn của cuộc chiến này. Cả ông cũng không muốn bỏ chạy
năm 1975. Ngày nay ông sống ở Sài Gòn, già yếu và bệnh tật. Tôi thường
tới thăm ông ở đó. Ông biết, rằng ông có thể tin cậy hoàn toàn vào những
người bạn từ ARD của mình, như chúng tôi đã tin cậy ông trong chiến
tranh. Sau nhiều vấn đề tạm thời với các cơ quan nhà nước cộng sản,
ông lại báo cáo một cách khiêm tốn và lạc quan: “No sweat, no tears.”

Phần thưởng của sự sợ hãi

Tôi hoàn toàn không muốn qua mô tả những tình huống khẩn cấp trong
nghề nghiệp để gợi lên một tính anh hùng, cái để cho thời gian ở Sài Gòn
lóng lánh trong một ánh sáng tôn vinh. Các émotions fortes, những cảm
xúc mạnh mà đã thúc đẩy giới trẻ đang trên đường tìm phiêu lưu và nhận
thức đi vào trong cuộc chiến, xa lạ đối với tôi. Những trải nghiệm thời niên
thiếu của tôi trong giai đoạn cuối của Đệ nhị Thế chiến đã làm cho tôi
miễn nhiễm sự lãng mạn hóa chiến tranh.

Thời xưa, tôi đã hoài nghi và không hiểu khi đọc được những đoạn văn
đó trong quyển tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của Graham Greene,
diễn tả một sự say mê nhất định, một sự hồi hộp đầy thích thú, những cái
mà cuộc chiến đã tác động lên nhân vật Fowler. “Nơi không có nguy hiểm
thì sẽ không có can đảm” ở một nơi và “cả tình yêu cũng có thể là sản
phẩm của một cuộc chiến tích cực”. Nỗi sợ sự buồn tẻ đã khiến cho
Greene chơi trò “Roulette Nga” với khẩu súng lục trong thời niên thiếu và
tìm sự phiêu lưu mạo hiểm ở những nơi đang có khủng hoảng của chính
trường thế giới về sau này. Ông đã nói về “cảm giác một nguồn gây cảm
hứng vui vẻ”, cái “mang lại một liều nguy hiểm cho người khách tham
quan có một tấm vé khứ hồi”.

Trực thăng UH-1D ở Việt Nam, 1966


Người ta cũng tường thuật về Ernest Hemingway, người đã trải qua mặt
trận Ý trong Đệ nhất Thế chiến như là một người lính Mỹ và trải qua cuộc
Nội chiến Tây Ban Nha như là phóng viên, rằng tình huống cùng cực của
chiến tranh đã mang ông tới một trạng thái cao độ, cool và bình thản như
các anh hùng trong truyện tiểu thuyết mà ông đã tạo ra theo chính hình
ảnh của mình.

Tôi chưa từng có thể cảm nhận được sự nguy hiểm như là một điều để
thưởng thức. Trong khoảnh khắc của nguy hiểm cao độ, bị bắn trên đồng
trống hay trong chiếc trực thăng lúc di tản khỏi Sài Gòn trong tháng Tư
1975, khi tên lửa đất đối không của Việt Cộng đã đứng sẵn sàng, có thể
bắn hạ các chiếc trực thăng từ trên bầu trời, tôi chỉ cảm nhận được một
xúc cảm mạnh, hầu như không thể chịu đựng được: sợ hãi, sợ hãi không
kiểm soát được, tới cùng với sự kinh hoàng và giận dữ, rằng không ai bắt
buộc tôi phải có mặt ở đây, rằng không một nhận thức nào, không một
câu chuyện nào có thể lý giải được cho một thương tích hay cái chết. Ai
không sợ hãi trong các tình huống như vậy, theo tôi, thì thiếu sự tưởng
tượng, người đó không biết điều gì đang diễn ra trước mình. Trong
khoảnh khắc của mối nguy hiểm chết người, các cơ chế điều khiển của
lý trí mất đi sức mạnh của chúng. Sự sợ hãi trần trụi, thuần túy, chiếm
lĩnh cơ thể.

Mãi trong thời gian của nhiều năm, từ những trải nghiệm như vậy tôi mới
nhận ra được các đặc tính của một đơn vị chiến đấu tốt, từng trải: cả trong
sự hỗn loạn của những viên đạn pháo đang rơi xuống vẫn giữ vững được
tinh thần, vẫn bảo tồn được sự lạnh lùng để không hành động một cách
phi lý mà có kế hoạch. Lý trí không phải là yếu tố quyết định, mà là sức
mạnh nội tâm, để làm giảm bớt và vượt qua sự hoảng loạn. Chỉ riêng lý
trí thì không có khả năng chiến thắng được nỗi sợ hãi gây tê liệt đó.

Như đã nói, không ai bắt buộc tôi phải tới Việt Nam và tường thuật về
cuộc chiến. Nghề nghiệp mà tôi tin là mình có khả năng làm được bây giờ
yêu cầu tôi rời bỏ những nơi trú ngụ an toàn ở Sài Gòn, để tận mắt làm
quen với diễn tiến ở mặt trận. Chỉ ở đó, nơi các quân đội bắn nhau, nơi
cỗ máy của cái chết phá hủy hàng loạt làng mạc và phong cảnh, và cũng
gây nhiều chết chóc trong người dân thường, thì mới quan sát được cái
hiện thực mà phóng viên được gởi tới đây để tường thuật về nó. Trên
hàng hiên của khách sạn “Continental”, người ta ít nhận ra được điều gì
về cuộc chiến, về sự tàn phá, về các hậu quả đáng sợ cho người dân
thường. Hình thức truyền thông truyền hình, kể cả những tường thuật của
nhân chứng, cũng không giúp được gì, vì đó là thông tin đã qua trung
gian. Chỉ ở ngoài kia tại các đơn vị thì mới có thể quay được những cảnh
chiến sự.
Rủi ro của mỗi một cuộc tham quan đều có thể được giảm thiểu và giới
hạn. Nhưng diễn tiến thì không thể tính toán trước được, và những “cọ
xát”, như Clausewitz gọi những điều không lường trước được và những
sự việc ngẫu nhiên của chiến tranh như vậy, có thể tạo nên những tình
huống mà phóng viên phải chia sẻ rủi ro cao nhất với đơn vị đang chiến
đấu.

Ở Việt Nam có những đội “lính đánh thuê”, giới quay phim liều lĩnh người
Đài Loan, Hàn Quốc hay Nam Việt Nam, chuyên về action và bán các
hình ảnh của họ cho các “network” Mỹ. Nhưng thông thường thì một đội
quay phim ra chiến trường cùng với thông tín viên. Người quay phim
không buộc phải chịu nhiều rủi ro hơn là người trưởng nhóm cho rằng có
thể chấp nhận được. Tuy vậy, nhiều đội đã tự nguyện tiếp tục dấn bước,
xa hơn là người ta dự định. Các đồng nghiệp quay phim thuộc [đài truyền
hình nhà nước] ARD của tôi, trước nhất là Henning Huge đầy nhiệt tình
và cẩn trọng, đã xem rủi ro nhẹ hơn là nhiệm vụ quay những cảnh hiện
thực và dữ dội của một cuộc chiến bẩn thỉu.

Những trải nghiệm tại các đơn vị nhanh chóng bù trừ cho sự việc, rằng
phóng viên không phải là chuyên gia về quân sự, và tuy không nhận được
một khóa đào tạo cho thành viên của một bộ tham mưu nhưng vẫn tự tin
đi tới một nhận định riêng về diễn tiến và triển vọng của cuộc chiến. Nhìn
cho kỹ thì các chiến dịch search and destroy được tiến hành ngày càng
rộng lớn hơn, các chiến dịch mà với chúng viên tổng tư lệnh Mỹ, tướng
Westmoreland có vẻ cứng nhắc và hết sức giản dị, cố gây tổn thất cho
Việt Cộng, chỉ là những thất bại được tô điểm trở thành những thành công
trong thống kê của các tuyên bố hàng ngày.

Vào cuối tháng Hai năm 1967, chiến dịch cho tới lúc đó là lớn nhất,
“Junction City”, để cho cho 35000 người lính Mỹ và Nam Việt Nam hành
quân vào cái được gọi là Chiến khu C ở phía Bắc của Sài Gòn, nằm cạnh
biên giới Campuchia, để tiêu diệt các đơn vị Việt Cộng đóng ở đó. Trước
đó, các phi đoàn B-52 đã ném bom rải thảm vùng này ba ngày liền. Lần
đầu tiên kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên có nhiều lực lượng lớn nhảy
dù xuống phía sau lưng của địch thủ được phỏng đoán, để chận đường
chạy trốn sang lãnh thổ Campuchia.

Mặc dù vậy vẫn không có một trận đánh theo lối kinh điển. 35.000 người
lính săn lùng một địch thủ không thể tìm thấy. Trong lều chỉ huy của Lữ
đoàn 196, chứa tôi như là người khách, các sĩ quan đứng bất lực trước
tấm bản đồ lớn. Viên chỉ huy, Đại tá Murroy, đã cho một ngàn người tỏa
ra lùng sục trong rừng rậm. Trong diễn tiến của ngày hôm đó, địch thủ
đứng ra chiến đấu chống lại có thể đếm được trên đầu ngón của một bàn
tay. Lính Mỹ phát hiện rất nhiều công sự và hệ thống đường hầm. Đạn
dược và gạo đã bị bỏ lại. Rõ ràng là Việt Cộng đã kịp thời, có lẽ là trước
cả đợt tấn công của B-52, dời vào nơi an toàn. Trên thực tế, mỗi một mũi
tên trên tấm bản đồ trong căn lều chỉ huy đều đánh dấu một cú đánh vào
chốn hư không. Các con số thành công được công bố ở Sài Gòn về địch
thủ bị giết chết đứng trong một sự thiếu cân đối lố bịch với hiện thực.

Lính Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 173 nhảy dù trong Chiến dịch Junction City,
1967

Ai ở lại với các đơn vị chiến đấu một thời gian, người đó sẽ nhanh chóng
nhận ra rằng thống kê bị làm giả mạo và bị thao túng như thế nào. Quân
đội Mỹ thật không có khả năng phân biệt được giữa quân lính và người
dân thường. Khi khám xét một ngôi làng, thường chỉ gồm vài ngôi nhà gỗ
lợp rơm, một cái ao nước và một đống rơm, thì đa số những người trông
có vẻ như thường dân đều có thể là du kích quân ngụy trang. Phụ nữ
tham gia tích cực vào cuộc chiến, và cả trẻ em cũng không hiếm khi khai
hỏa những loại vũ khí giết người để chống lại những kẻ xâm nhập xa lạ.

Thật là dễ dàng và rất hiệu quả cho lập luận, khi lên án lối cư xử tàn bạo
của những người lính Mỹ đối với người dân thường Việt Nam. Giới truyền
hình công khai của thế giới đã phản ứng một cách kinh hoàng với
một action story mà một trung đội trưởng trẻ tuổi đã cho thấy trong vùng
đồng bằng sông Cửu Long, người phóng hỏa đốt các ngôi nhà bằng rơm
của một ngôi làng. Trong lúc đó, các đơn vị Mỹ có vẻ như phi nhân đạo
và tàn phá hoàn toàn có chủ ý một cộng đồng nông dân dường như là
hòa bình và vô hại.

Đối với một người lính nghĩa vụ trẻ tuổi từ Mỹ, người tìm đủ mọi cách để
lành lặn vượt qua 365 ngày được đếm một cách chính xác của mình, số
ngày mà anh ta phải ở Việt Nam, thì tình huống đó hiện ra trong một ánh
sáng hoàn toàn khác. Mỗi một người nông dân mặc quần áo màu đen
truyền thống có thể là một người cầm súng chiến đấu, lừa những người
lính và tấn công trong một trận phục kích. Phụ nữ và trẻ em cũng mang
lại cùng một mối nguy hiểm. Những người cộng sản chiến đấu bí mật
sống trong dân thường. Vũ khí của họ đã được dấu đi. Mỗi một ngôi làng
Việt Nam trong thực tế là một môi trường nguy hiểm, thù địch, kỳ lạ mà
những người lính Mỹ đi tuần tra không có khả năng hiểu thấu được.

Một con hào sâu chia cắt thường dân Việt với quân đội Mỹ, những người
mà chỉ huy của họ ra lệnh cho họ phải bảo vệ đất nước này và người dân
của nó trước chủ nghĩa cộng sản. Không có phương tiện trao đổi thông
tin nào có thể bắc qua con hào đó. Câm lặng, căng thẳng, nội tâm như bị
đóng băng, những người lính Mỹ thi hành các mệnh lệnh của họ. Không
có người thông dịch, họ không thể giải thích các hành động của họ, và
không thể chờ đợi một sự thông hiểu lẫn cộng tác từ những người nông
dân. Độc đoán, ra lệnh bằng tiếng Mỹ, họ xua những người dân thường
đi trước họ như xua bò. Những người lính Mỹ tin rằng họ đã tìm thấy
được sự xác nhận cho tất cả những định kiến mà tiểu thuyết và phim
truyện truyền bá từ trước đến nay về người châu Á: xảo quyệt, giả dối,
mánh khóe và tàn bạo của một xã hội mà họ không thể đọc và giải mã
được các tình cảm và cảm xúc thật sự của nó.

Thật sự là những đội tuần tra của Mỹ thường hay bị phục kích bắn từ
những ngôi làng trông có vẻ bình dị và hiền hòa. Khi đồng đội bị cướp đi
mạng sống trong một cuộc phục kích thì rồi một bầu không khí hết sức
hung hãn bao trùm lên cả đội lính, những người không còn tin vào bất cứ
một người dân thường nào nữa và tìm cách trả thù cho cái chết của người
bạn. Từ sự giận dữ và lòng lo lắng cho sự an toàn của chính bản thân
mình, người ta nổ súng bắn vào bất cứ người nào đang đi lại trên đồng
ruộng. Chủng tộc cuối cùng là đặc điểm duy nhất đánh dấu địch thủ.
Không có khả năng định hướng trong một đất nước xa lạ mà người ta
không hiểu được văn hóa và ngôn ngữ của nó, điều này đã làm cạn
kiệt goodwill [ý định tốt] ngây thơ và tình sẵn sàng giúp đỡ của những
người lính Mỹ trẻ tuổi. Qua đó, họ đã xác nhận một định kiến thứ hai mà
người Việt vốn kiêu ngạo về văn hóa đã có về bản chất của những con
người da trắng xâm chiếm này. Trong mắt họ, người Mỹ thô kệch, vụng
về, xấu xí và ngu đần.

Cả hai định kiến xác nhận tính bất khả hòa hợp của hai nền văn minh
không hiểu và không thể diễn giải nhau. Nông dân Nam Việt Nam, những
người đã bảo vệ quyền tự trị làng mạc của họ qua nhiều thế kỷ, để cho
những người xâm chiếm da trắng cảm nhận được ác cảm của họ đối với
tất cả những gì xa lạ. Khinh thường những con người xa lạ, ác cảm, vâng,
căm ghét người Mỹ, điều này cũng mang tính phân biệt chủng tộc không
kém gì tính cao ngạo xuất phát từ lòng lo lắng cho sự an toàn cá nhân và
từ nhận thức về ưu thế kỹ thuật.

Thời đó chỉ có một ít chuyên gia là có thể hiểu được tình trạng của các
mối quan hệ xã hội trong những ngôi làng Việt. Ý kiến của họ không hề
được các bộ tham mưu ở Sài Gòn tiếp nhận. Cả các nhà báo cũng không
thể tự giải phóng mình ra khỏi các định kiến đó.
Vào năm 1967, thật sự là người nông dân Việt Nam đã giúp đỡ Việt Cộng
mà hầu như không cần phải có sự ép buộc, vì các trưởng làng, có bản
năng chắc chắn, tin chắc rằng những người cộng sản sẽ thắng cuộc chiến.
“Giới nông dân linh động nhất thế giới”, như một nhà quan sát thông minh
đã gọi họ như vậy, cố gắng đoán trước được đường hướng của sự phát
triển chính trị và chuẩn bị sẵn sàng trước, để đứng cho đúng bên vào lúc
kết cuộc. Người dân nhà nông hành động thực tế. Bản năng sinh tồn hết
sức mạnh của họ chỉ biết đến một vài nguyên tắc. Tất nhiên, họ thích nhất
là được các diễn tiến của thời gian để yên cho và không ép buộc họ phải
ủng hộ một bên. Cảm giác về một mối nguy hiểm đang đe dọa là nguyên
cớ thúc đẩy họ cộng tác với Việt Cộng. Vì sự sẵn sàng giúp đỡ đã có nên
người cộng sản chỉ cần một tổ chức tinh hoa nhỏ là đủ để kiềm chế họ.
Đại đa số người dân nhà nông của Nam Việt Nam chịu đựng và che dấu
cuộc đấu tranh vũ trang, nhưng chỉ một thiểu số rất nhỏ là tham gia tích
cực vào trong đó.

Một tâm trạng về cơ bản như vậy giải thích tại sao các chiến dịch tìm kiếm
của đạo quân viễn chinh Mỹ, được một hỏa lực hỗ trợ lớn đi kèm theo, là
phản tác dụng. Cỗ máy, máy bay ném bom B-52, đại bác, bom napalm
và xe bọc thép chở bộ binh hạng nặng, hoàn toàn không thích hợp để
chiến đấu chống một đạo quân hoạt động bí mật được người dân thường
che dấu. Người Mỹ dựa càng nhiều vào cỗ máy chiến tranh, vào các khả
năng kỹ thuật của họ, giải quyết bất cứ một vấn đề nào và đánh thắng bất
cứ một địch thủ nào, dù có là trong rừng rậm của Việt Nam đi chăng nữa,
thì họ lại càng ít có cơ hội để chiếm được “trái tim và đầu óc” của người
dân Nam Việt Nam. Vì chiến lược do tướng Westmoreland lựa chọn buộc
người dân thường phải chịu đựng những thiệt hại nặng nề nhất.

Bức ảnh em gái trẻ với lửa napalm đang cháy rực trên làn da trần trụi
đang chạy trốn về hướng ống kính đã trở thành một hình tượng cho cuộc
chiến tranh này. Chỉ những ai quan sát hiện thực ở ngoài chiến trường
thì mới có được một sự tưởng tượng về quy mô của sự đau khổ và tàn
phá mà người dân thường của đất nước này phải chịu đựng.

Xác chết của những người đàn ông được thống kê ghi nhận là Việt Cộng.
Con số phụ nữ và trẻ em bị giết chết, hẳn là còn lớn hơn nữa, bị ỉm đi.
Phần đáng sợ nhất của cuộc chiến hoàn toàn không xuất hiện trong các
thông cáo hàng ngày của giới quân đội ở Sài Gòn. Mô tả nó, để cho giới
công chúng thế giới nhận thức được, đó là một nhiệm vụ của báo chí, một
nhiệm vụ mà họ đã thực hiện hoàn toàn không đầy đủ. Đặc biệt giới truyền
thông Mỹ sau này đã bị lên án rất đúng, rằng họ đã tường thuật hết sức
thiên vị chủng tộc, trước hết là về vai trò và số phận của quân đội của họ,
hết sức ít ỏi về các nạn nhân của người miền Nam Việt Nam hay về những
hậu quả cho người dân thường,

Nói chung, chỉ khi có quân đội của quốc gia họ tham gia thì cuộc chiến
này mới có một giá trị tường thuật cao đối với các giới truyền thông Mỹ.
Cũng không thể chờ đợi một định giá tin tức nào khác từ một giới báo chí
phải tự khẳng định mình trên thị trường.

Có chưa tới một tá thông tín viên Mỹ hoạt động chính thức ở Sài Gòn
trước lần đổ bộ đầu tiên của bộ binh Mỹ trong tháng Ba 1965 ở bãi cát
trắng Đà Nẵng, nơi 80 năm trước đó những người lính Pháp đầu tiên
cũng bước lên đất liền để thiết lập thuộc địa ở Đông Dương. Cùng với
con số lính Mỹ, con số các đại diện truyền thông cũng tăng lên ở Nam
Việt Nam. Trong thời gian của trận tấn công vào dịp Tết [Mậu Thân] là
hàng trăm người, những người phần lớn là làm thỏa mãn sự quan tâm
của một giới công chúng ở quê hương bằng các tường thuật về boys của
họ. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1973, đại diện báo chí Mỹ
teo trở lại thành một nhóm nhỏ bao gồm khoảng 30 người.

Sau cái được gọi là Hòa bình Paris năm 1973, giảm sút sự quan tâm tới
tin tức từ Đông Dương cũng đã có tác động trực tiếp tới công việc của
chúng tôi. Kể từ đó, giá trị của cuộc chiến đã giảm bớt. Thêm vào đấy, vụ
Watergate cũng đã hướng tầm nhìn tới sự đau khổ liên tục của các dân
tộc Đông Dương sang nơi khác.

Thế nào đi chăng nữa thì đó không phải là lỗi của các sĩ quan báo chí Mỹ,
khi nạn nhân là người dân thường được ghi nhận một cách không đầy đủ.
Họ không cản trở công việc tường thuật, ngay cả khi người ta liên tục
nhắc nhở các phóng viên, rằng nạn nhân do vũ khí Mỹ gây ra trong số
thường dân là không cố ý. Họ là hiệu ứng phụ của một chiến lược đã tự
mình đưa ra nhiều giới hạn to lớn, nhằm chỉ đánh trúng những người
chiến đấu nhưng khoan dung cho người dân thường.

Thật sự là không thể hoài nghi ý định tốt của quân đội Mỹ được. “Tính tự
động của cỗ máy chiến tranh đã được khởi động”, tôi đã ghi chú như vậy
vào thời đó, “dường như đã đưa ra tốc độ cho các nhà chiến lược. Cuộc
chiến lâm vào trong một vòng xoáy, nơi tự nó đã nuôi sống lấy nó.”

Body count: Trò trình diễn xác chết khủng khiếp

Sau mỗi một “chạm trán với địch thủ”, theo cách diễn đạt của quân đội,
khu đất đó được lùng sục, để xác định con số địch thủ bị giết chết. Khác
với trong Đệ nhị Thế chiến, khi giới công khai Mỹ có một hình ảnh rõ ràng
và tương đối xấu về địch thủ người Đức và Nhật, Việt Cộng không bị
tuyên truyền làm biến dạng. Họ không tạo nên một sự căm thù thật sự.
Họ “vô danh”, xa lạ và khó hiểu.

Sau trận đánh Đồi 875, Dak To.

Máy tính Mỹ tính toán với những con số. Hàng tháng, theo thống kê của
các bộ tham mưu ở Sài Gòn, có một con số chính xác Việt Cộng bị giết
chết. Khi người ta có thể đánh giá sức mạnh của quân đội địch thủ bằng
số lượng, thì nhờ vào việc body count, đếm xác chết, mà diễn tiến của
cuộc chiến cũng có thể được xác định bằng số lượng. Việt Cộng vô danh
tự giới thiệu mình qua hai con số: con số của những người sống, cái giảm
xuống từ tháng này qua tháng khác; con số của những người đã hy sinh,
cái liên tục tăng lên. Cái ngày đó không thể nào mà còn xa xôi nữa, những
nhà làm xiếc với các con số ở Lầu Năm Góc tin là như thế, cái ngày mà
địch thủ sẽ bị tiêu diệt. Cỗ máy chiến tranh hùng mạnh của Mỹ rồi sẽ đạt
tới mục tiêu của nó.

Để xác định con số Việt Cộng chết, các chỉ huy thường để cho tập trung
xác chết lại. Qua đó, người ta đưa ra cho các đội quay phim một hình ảnh
gây nhiều ấn tượng về thành công thật sự của một chiến dịch.

Nhiều cảnh kinh tởm đã được quay trong lúc đó. Lính Mỹ với điếu thuốc
lá trên môi đứng cạnh các xác chết như những người đi săn thú, còn
không muốn từ bỏ việc giơ một chân đặt lên ngực của địch thủ đã bị giết
chết nữa. Xe tăng dùng dây kéo lê xác chết theo sau.

Những nhà nhiếp ảnh và quay phim đã thâu lại các hành động xúc phạm
xác chết quá lố đó và đưa ra giới công khai. Nhưng cả việc body
count đơn giản, trình diễn để chứng minh cho thành công về quân sự,
cũng mang lại một hình ảnh đáng sợ, ghê tởm, kinh khiếp.

Lính Việt Cộng bôi đen mặt lúc tấn công vào ban đêm Tất cả đều mặc
loại vải màu đen của những người nông dân. Nhiều người chân trần nằm
đó. Người ta đã tìm thấy họ như vậy, hay là người ta đã tháo giày của họ
ra. Giày thông thường là những đôi xăng đan Hồ Chí Minh được làm từ
lốp xe ô tô. Chiến binh mang giày được cho là “chính quy”, không phải là
những người làm lính trong thời gian rảnh rỗi.

Không phải sự què cụt do những loại vũ khí giết người gây ra kích động
trí tưởng tượng của người xem, mà là nét mặt của những con người
thường là rất trẻ này. Với những loại vũ khí hạng nhẹ, họ đã xung phong
chống lại cỗ máy phun lửa của nước Mỹ cường quốc thế giới. Họ cũng
được cả những người lính Mỹ công nhận là hết sức cam đảm và coi
thường cái chết, những người mà đã dùng những cái tên gọi mang tính
phân biệt chủng tộc gook hay dink để gọi họ, nhưng mặc dù vậy vẫn
không phủ nhận lòng tôn trọng tinh thần chiến đấu đó.

Điều gì thúc đẩy lực lượng quân đội này can đảm tấn công tới như vậy,
bò qua những hàng rào dây kẽm gai trong đêm tối, băng qua những bãi
mìn và lao thân mình chống lại cỗ máy của cái chết? Để tìm ra được nó,
người ta phải lục soát quần áo của các xác chết. Sổ ghi chép, thư từ,
những vật kỷ niệm cá nhân để cho người ta suy đoán tâm trạng của một
quân đội mà tính anh hùng của họ dường như là vô nhân đạo. Dù nhiệm
vụ có khủng khiếp cho tới đâu, nó phải được hoàn thành, nếu như người
ta muốn có được những lời giải thích cho điều, rằng Việt Cộng, như sau
này trong trận An Lộc 1972, đã tự nguyện xích mình vào vũ khí để không
thể chạy trốn được, và rằng rất nhiều người quấn đầy bông băng và với
những vết thương nặng đã chiến đấu cho tới giây phút cuối cùng, khinh
thường cái chết theo đúng nghĩa đen của nó.

Ngay từ thời đó, qua những tài liệu thu được, các bộ tham mưu Mỹ ở Sài
Gòn đã biết rõ sức mạnh về tâm lý và tính chịu đựng cao của đối thủ cộng
sản. Những người lính, xuất phát từ miền Bắc, ở hàng năm trời trong
rừng, không có phép và không có thời gian nghỉ dưỡng. Tin tức từ quê
nhà hiếm khi tới được với họ. Chia cắt với gia đình là việc mà tất cả họ
đều phải chịu đựng nhiều nhất.

Họ cũng biết rằng họ sẽ bị giới lãnh đạo quân sự của họ hy sinh một cách
vô lương tâm, nếu như những người này cho rằng việc đó là cần thiết.
Người chiến thắng Điện Biên Phủ, Tướng Võ Nguyên Giáp, đã nổi tiếng
là hy sinh trung đoàn giống như đại đội và cũng chấp nhận cả tổn thất 50
phần trăm. “Trên Trái Đất này mỗi phút có hàng trăm ngàn người chết”,
ông đã khinh thường nói với nữ nhà báo người Ý Oriana Fallaci như vậy.
“Sống và chết không có nghĩa lý gì.”

Lâm vào tình trạng đáng sợ nhất là những người bị thương nặng. Các
bệnh viện dã chiến, bị quân đội Sài Gòn và Mỹ phát hiện, để cho phỏng
đoán rằng người ta đã tiến hành những ca mổ với phương tiện rất đơn
giản và thường không có thuốc gây mê, rằng những người bị thương
nặng hầu như không có cơ hội để sống sót. Những người đã hy sinh được
chôn lấp. Mồ chôn không được làm dấu hiệu.

Douglas Pike, chuyên gia CIA về khai thác các tư liệu lấy được từ Việt
Cộng, đã phác họa một hình ảnh từ những quyển nhật ký và thư từ, bộc
lộ một “sự pha trộn của linh mục, công an và bài xã luận”. Đấu tranh là
khái niệm được Đảng sử dụng cho nhiệm vụ đặt ra. Từ “đấu tranh”, theo
Pike, không mang lại một tưởng tượng đầy đủ cho tính bao quát của ý
tưởng nằm ở trong đó. Đấu tranh định nghĩa quan điểm, tư tưởng và đạo
đức. Đạo đức cao của quân đội này đáng chú ý hơn là sự thấm nhuần về
ý thức hệ của họ. “Vì anh ta có đạo đức”, Pike phán xét, “nên người theo
Mặt trận Giải phóng vượt trội hơn đối thủ của anh ta, và vì vậy là anh ta
cũng thắng thế về chính trị và quân sự.”

Mang vẻ lãng mạn, đa cảm và có đạo đức là tác giả của những quyển
nhật ký nhỏ, rõ ràng là được lén lút ghi chép, những quyển nhật ký mà
người ta tìm được từ những chiếc áo nông dân màu đen. Qua lý tưởng
của họ và tính sẵn sàng hy sinh của họ, lính Việt Cộng có một lực hấp
dẫn mạnh lên giới trẻ ở Mỹ, và đặc biệt là lên thế hệ [chống đối] của năm
sáu mươi tám ở Tây Âu. Chiến đấu trong rừng rậm Việt Nam, nhiều sinh
viên nghĩ như thế, là những người đàn ông trẻ tuổi, những người không
chỉ vì quyền được thống nhất và nền độc lập quốc gia của họ, mà còn
chống lại tất cả những điều xấu xa nhất của loài người: chống lại quyền
bá chủ của một cường quốc thế giới, đàn áp Thế giới thứ Ba, chống lại
bất công, tước quyền và tham nhũng bởi chủ nghĩa tư bản Phương Tây.

Tại cái được gọi là body count, giới báo chí ở Nam Việt Nam có cơ hội
dữ dội nhất để tìm hiểu phía bên kia. Máy quay của các đội quay phim
truyền hình đã cung cấp những hình ảnh ghê rợn, kinh tởm từ những
mảnh thịt đầy máu me được xếp thành hàng để người ta tham quan,
những hình ảnh cũng thường xuyên được đưa ra thử thách khán giả
truyền hình. Việc những người chết và bị thương của phe địch được đưa
ra cho xem không phải là một đặc quyền mới của phóng viên chiến tranh,
ngay cả khi hiện thực tàn bạo mà các chiếc máy quay phim dùng nó để
mang những xác chết đầy máu lên màn hình đã đi rất xa khỏi ranh giới
của sự hổ thẹn trong những cuộc chiến tranh trước đây. Mới và thái quá
là sự tự do được chụp ảnh và quay phim các nạn nhân của bên ta. Lần
đầu tiên trong lịch sử báo chí hiện đại, toàn bộ hiện thực của một cuộc
chiến bước vào trong hình ảnh: không bị kiểm duyệt và không bị làm sai
lệch.

Từ Đệ nhất Thế Chiến và từ khi truyền thông đại chúng thành hình, các
nhà báo chưa từng bao giờ có thể tường thuật về một cuộc chiến mà
không bị cản trở. Tổn thất của bên ta là điều không được phép nói đến.
Chỉ nạn nhân của phía bên kia là được phép chính xác hóa. Từ ngữ và
hình ảnh phải được một người kiểm duyệt quân đội xem xét và cho phép.
Giới quân đội cuối cùng quyết định hình ảnh nào từ cuộc chiến được
truyền về quê hương. Cho tới thời điểm đó, các chính phủ và bộ tham
mưu ở khắp nơi trên thế giới tin rằng một tường thuật không qua gạn lọc
sẽ gây hại tới tinh thần chiến đấu của quân đội mình và ý chí kháng cự
của quốc gia nói chung. Ngay tới trong Chiến tranh Triều Tiên, 1950 đến
1953, báo chí vẫn còn bị kiểm duyệt.

Một thử thách quan trọng và mang lại nhiều hậu quả cho các quan hệ
giữa một giới báo chí tự do, không bị kiểm duyệt, và giới quân đội ở Sài
Gòn bắt đầu vào cuối 1967 tại pháo đài Khe Sanh trên núi, cái mà Tướng
Westmoreland đã xây mở rộng thành đầu cầu để từ đây tiến quân sang
Lào, nhằm ngăn chận Đường mòn Hồ Chí Minh.

Nằm cách vĩ tuyến 17 chừng 30 kilômét về phía Nam cạnh bờ biển là


thành phố cảng Đông Hà. Bắt đầu ở đó là liên kết Đông-Tây, con đường
9 nhỏ, nhưng quan trọng về chiến lược, chạy quanh co qua một vùng đồi
núi trung du, chỉ có người Thượng, các bộ tộc trên núi, sống rải rác. Ngay
trước biên giới Lào, con đường này chạy đến Khe Sanh, nơi mà người
dân thường cho rằng không đáng để làm gì nhưng quân đội Pháp thì đã
trang bị cho nó một phi trường do có vị trí lộ liễu dễ bị tấn công. Từ Khe
Sanh, con đường 9 dẫn sang Lào, qua huyện lỵ Tchepone tới
Savannakhet, nơi nó gặp con đường chính dẫn tới Vientiane ở phía Bắc,
vẫn còn quan trọng cho tới ngày nay.

Tướng Westmoreland không được Tổng thống Lyndon B. Johnson cho


phép mở rộng cuộc chiến sang Campuchia và Lào. Như là một sự đền bù
cho các chiến dịch xuyên biên giới trên mặt đất không được ưa chuộng
từ những lý do về chính trị, bộ tham mưu ở Sài Gòn muốn xây mở rộng
Khe Sanh nằm gần biên giới trở thành một pháo đài, cái có thể khiến cho
địch thủ phải lộ diện và chiến đấu trong những đội hình lớn hơn là cho tới
nay. Vì Việt Cộng phần lớn đều tránh né các chiến dịch tìm kiếm lớn. Tại
một vài “trận đánh” ít ỏi cho tới nay chỉ có cấp tiểu đoàn tham dự, nhưng
không có các đơn vị lớn hơn. Cỗ máy chiến tranh của Hiệp Chúng Quốc
Hoa Kỳ chờ một mục tiêu “hợp lý về quân sự và đáng công về chiến lược”,
như Westmoreland diễn đạt trong hồi ký của ông. Khe Sanh cần phải là
con mồi để dụ lực lượng chính của đối phương vào bẫy.

Giữa 1967, cuộc xây dựng mở rộng ngôi làng trên núi bắt đầu. 2500 lính
cổ da và một con số lớn gần bằng như thế của lính tinh nhuệ Nam Việt
Nam đào hầm hố ở Khe Sanh. Pháo hạng nặng lăn qua đường 9 vào
pháo đài. Đường băng cũ của Pháp được xây mở rộng bằng thép tấm để
cho máy bay vận tải có thể hạ cánh, nhằm tiếp tế bằng đường không
trong trường hợp khẩn cấp cho quân lính trú đóng.

Bộ tham mưu ở Sài Gòn rõ ràng là chỉ hỏi máy tính và các sĩ quan tiếp tế,
nhưng lại bỏ qua không nghiên cứu kinh nghiệm của Pháp ở pháo đài
Điện Biên Phủ. Nước Pháp trong tháng Tư 1945 không có đủ phương
tiện kỹ thuật để chống lại những người bao vây ở đó. Đạo quân viễn chinh
hùng cường của Mỹ, với một lực lượng không quân chưa từng có trong
lịch sử chiến tranh cho tới nay, ngược lại sẽ chống cự lại được với bất kỳ
một cuộc tấn công nào, những người lập kế hoạch tin là như vậy. Lời
nhắc tới Điện Biên Phủ được họ cảm nhận như là một việc gây phiền
nhiễu, thật sự cũng là một lời xúc phạm.

Trong tháng Mười Hai 1967, lính marines ở Khe Sanh phát hiện bốn sư
đoàn Bắc Việt bắt đầu bao vây pháo đài. Vào ngày 21 tháng Giêng 1968,
pháo binh Việt Cộng khai hỏa và sẽ không ngưng năm tháng liền. Vào
ngày 5 tháng Hai, xe tăng Bắc Việt kiểu PT-76 của Xô viết tràn ngập tiền
đồn Lang Vei. Lần đầu tiên, địch quân đã tung ra xe tăng ở Nam Việt Nam.

Mặc cho rủi ro cao và khả năng vận tải có hạn, không quân Mỹ đã chở
giới báo chí quốc tế từ căn cứ Phú Bài nằm ở phía Nam của Huế tới Khe
Sanh. Đường 9 đã bị chận. Pháo đài được tiếp tế mọi thứ cần thiết bằng
đường hàng không. Đường băng bị nã pháo liên tục. Phần lớn những
chiếc máy bay vận tải để cho những kiện hàng trượt ra ngoài cửa sau ở
độ cao thấp để có thể tăng tốc ngay lập tức và bay trở về Phú Bài. Những
chiếc khác chỉ dừng lại trên đường băng vài phút với động cơ vẫn hoạt
động, để hành khách bước ra ngoài và nhận những người bị thương nằm
trên cáng, cả những xác chết được bọc trong túi nhựa của các marines đã
hy sinh. Mây thấp trong tháng Giêng. Trời mưa nhiều. Nhiệt độ giảm
xuống dưới 10 độ. Khe Sanh bị liên tục bắn phá nặng nề, bị đột kích và
dồn ép bởi những chiến dịch tấn công chống lại vòng ngoài bằng hàng
rào dây kẽm gai kiên cố và những bãi mìn, là một nơi không khác gì địa
ngục mà cả dân chuyên nghiệp cũng làm quen với nỗi sợ hãi ở đó.

Sự cộng tác của các sĩ quan báo chí cũng vượt qua được thử thách cả
trong trường hợp ngoại lệ về quân sự. Lực lượng quân đội chia sẻ nơi trú
ẩn của họ với nhà báo và phóng viên ảnh, những người bây giờ hướng
hoàn toàn tới sự gian khổ và hy sinh của phe mình và tường thuật không
thương xót về những gì mà họ quan sát thấy và trải qua ở trong pháo đài
Khe Sanh đang dùng mọi sức lực để bảo vệ chống lại các sư đoàn Bắc
Việt đang tấn công.

Ngày cũng như đêm đều có thể nhìn thấy màn pháo hoa lớn mà không
quân Mỹ trình diễn ở trên các vị trí của địch thủ. Chiến dịch “Niagara” đổ
chất nổ như một thác nước xuống các sư đoàn Bắc Việt. Mặt đất rung
chuyển. Dường như đã đến ngày tận thế, khi các đội hình B-52 từ trên
cao thả những tấm thảm bom của chúng xuống cách vị trí của quân ta
chưa đầy 200 mét. Thật khó mà dùng từ ngữ để mô tả lại sự hỗn loạn
kinh hoàng do những quả bom gây ra, để làm cho người khác có thể hiểu
được sự hoảng loạn nội tâm mà ai ở gần đó cũng đều bị mắc phải. Trên
một vùng không quá chật hẹp có lẽ là 50 kilômét vuông, không quân Mỹ
trong vòng chín tuần đã ném khoảng 75.000 tấn chất nổ. Trước đó, không
một nơi nào trên thế giới đã bị bỏ bom với cường độ như bây giờ ở vùng
ngoại vi của Khe Sanh.

Máy ảnh không chụp được những người tấn công trước các hàng dây
kẽm gai. Qua ống dòm, đôi lúc có nhận ra được những xác chết nằm giữa
hai trận tuyến và chỉ được mang đi vào lúc đêm. Action mà các phóng
viên ở Khe Sanh trải qua hướng về bên trong, về những người Mỹ trấn
thủ. Những người lính cổ da cũng nằm dưới làn đạn pháo như người Bắc
Việt đang vây hãm. Những cảnh chiến trường mà máy ảnh chụp được
thể hiện tính anh hùng, nhưng cũng cả nỗi sợ hãi và sự tuyệt vọng của
một lực lượng đang chống lại số phận, chống lại nguy cơ bị các sư đoàn
của Võ Nguyên Giáp tràn ngập như lực lượng quân đội ở Điện Biên Phủ.

Trong lòng chảo Khe Sanh, nhiếp ảnh gia và những người quay phim đã
ghi lại được một vài hình ảnh gây xúc động nhiều nhất và đáng sợ nhất
của quân đội Mỹ. Bốn người lính trẻ tuổi, lấm bùn và kiệt sức, mang dưới
làn đạn bắn phá một đồng đội bị thương nặng đến nơi an toàn, chiếc đầu
trần của người này lắc lư tự do trong nhịp của những người đang chạy.
Họ há miệng ra, những người lính đang chạy dưới sự căng thẳng đó. Họ
hét to, phản ứng chống lại sự sợ hãi của mình. Ánh mắt phản ánh sự kinh
hoàng trong khoảng khắc.

Một marine bị thương nặng nằm trên mặt đất lầy lội, mặt và tóc đầy bùn,
quần bị cắt đứt cho tới gối, để có thể băng bó cho đôi chân; với bàn tay
của cánh tay trái dang ra xa, anh tìm chỗ dựa ở một cái cọc gỗ ngắn: có
thể là khoảnh khắc cuối cùng, trước khi nhận thức biến mất và màn đêm
ập tới.

Khe Sanh

Trước đây, những hình ảnh tư liệu như vậy chưa từng bao giờ được cho
phép và được công bố trong lúc còn chiến tranh. Trong Đệ nhất Thế chiến,
sở hữu một cái máy chụp ảnh là một việc phạm pháp sẽ bị xử bắn. Những
hình ảnh chiến trường được các nhiếp ảnh gia quân đội chụp vào thời đó
đều bị giám sát chặt chẽ và đều thể hiện chủ yếu chiến thắng, tính anh
hùng, những gương mặt sáng ngời lạc quan hay là những “toàn cảnh” mà
người xem có thể cảm nhận được trận chiến nhưng không có tiểu tiết và
che dấu sự kinh hoàng. Khi có thể nhận ra được nạn nhân, thì đó là của
đối phương. Không được phép nói về sự khốn khổ và tổn thất của quân
đội mình. Điều gì là bản chất của chiến tranh, của bầu không khí một trận
chiến đấu sống còn?

Cho tới lức đó, giới báo chí chưa từng bao giờ được phép đi tìm những
câu trả lời thật sự, gần với hiện thực cho câu hỏi này. Kiểm duyệt đã loại
ra tất cả các thông tin có thể để cho người ta nhìn thấy được cảnh chém
giết, mồ hôi và máu. Hết thảy những bài tường thuật đều trừu tượng, vô
trùng, giống như những lời diễn tả mang tính khoa học phổ thông về các
ca mổ, đã chừa ra cho người đọc hoàn cảnh đầy máu mà người ta đã
tiến hành mổ trong lúc đó.

Tiến rất gần tới hiện thực của chiến tranh là các tác giả tiểu thuyết, những
người như Ernst Jünger, Arnold Zweig, Erich-Maria Remarque, Theodor
Plivier hay Ernest Hemingway và Norman Mailer đã dùng sức mạnh của
diễn đạt văn học để mô tả lại sự sợ hãi, sự tàn bạo và khốn khó của
những người lính đang chiến đấu. Nhưng những quyển tiểu thuyết như
vậy chỉ được xuất bản nhiều năm sau sự kiện. Chúng chứa đựng một sự
thật theo một ý nghĩa cao hơn. Các mô tả được lấy ra từ hiện thực, nhưng
đã được nâng lên cao qua sáng tạo nghệ thuật và giao phó cho sự tưởng
tượng của người đọc. Mặc dù vậy, giới tướng lĩnh trong tất cả các nước
đã đúng khi phàn nàn về tác động của văn học chiến tranh lên ý chí kháng
cự của quốc gia, Nếu như các dân tộc châu Âu đã có thể trải qua, trông
thấy được hiện thực của các trận đánh trong Đệ nhất Thế chiến, nếu như
họ chỉ có được một hình dung, rằng những cái tên Ypern hay Verdun thật
sự có ý nghĩa gì, thì sự tàn sát hàng triệu con người trẻ tuổi đã tìm thấy
được một kết thúc, hậu phương đã có thể ngăn chận được những vụ tàn
sát tiếp theo sau đó.

Tương tự như vậy là những điều kiện trong Đệ nhị Thế chiến. Nếu như
người dân Mỹ biết được con số máy bay của mình bị bắn rơi trong cuộc
chiến tranh bỏ bom chống nước Đức thì chiến dịch đó đã bị ngưng lại, vì
giới công khai sẽ không thể chịu đựng được cái giá phải trả gắn liền với
việc đó. Cả các tổn thất của Hoa Kỳ trong chiến dịch Ardenes cuối 1944,
cái mà ở Mỹ người ta gọi là “the battle of the bulge”, hẳn cũng sẽ làm
chấn động đất nước và có thể sẽ gây nguy hiểm tới quyết tâm của họ. Sự
thật về diễn tiến của cuộc chiến vì vậy đã bị đè nén xuống, ít nhất thì cũng
đã bị thao túng.

Trong chiến tranh, thủ tướng Anh Winston Churchill tuyên bố, sự thật quý
giá cho tới mức “nó lúc nào cũng phải được canh giữ bằng một đội vệ sĩ
của dối trá”. Chỉ ở Việt Nam là giới báo chí được tự do mô tả sự thật của
cuộc chiến. Cộng thêm vào số thông tín viên báo chí và nhiếp ảnh gia,
lần đầu tiên với một tác động gần như là cơ bản, là các đội quay phim
truyền hình, những người với những cuốn phim màu của họ đã quay
những cảnh action, những sự căng thẳng và hoảng loạn, cơn mưa bom
đạn của cỗ máy chiến tranh, nhưng cũng cả số phận của con người, sự
đau đớn và cái chết của các boys của họ, và đã gửi những hình ảnh đó
về các ban biên tập ở quê nhà mà không cần phải qua kiểm duyệt, những
ban biên tập mà rồi sẽ cho chiếu các phóng sự về chiến tranh đó cho
người xem vào buổi tối, lúc sáng sớm, không hiếm khi vào giờ ăn.

Khe Sanh, nơi lực lượng Mỹ và Nam Việt có nguy cơ bị tiêu diệt hay bị
tràn ngập, đã mang lại cho công chúng thế giới những tư liệu hình ảnh
hết sức bi kịch và đáng sợ, không chừa ra điều gì cho khán giả ở trong
rạp chiếu bóng tại quê nhà. Tất nhiên, để thể hiện toàn bộ hiện thực của
tình cảnh một lực lượng đang chiến đấu và chịu đựng gian khổ thì những
hình ảnh chiến đấu từ Khe Sanh là không hoàn hảo và không hoàn toàn.
Mặc dù vậy, chiến tranh chưa từng bao giờ được mô tả thật hơn là ở đây.
Nhiều hình ảnh và đoạn phim truyền hình khiến cho người ta nhớ tới phim
Hollywood. Nhưng chúng không phải phim chiếu ở rạp, được quay trước
những hậu cảnh tốn kém, mà là hình ảnh của một hiện thực nguy hiểm,
đáng sợ. Và khác với việc sản xuất phim, ở Khe Sanh người ta cần phải
có lòng dũng cảm và thần kinh thép, để ở lại đó với chiếc máy quay, khi
những viên đạn pháo và đạn súng cối rơi xuống pháo đài.

Neil Davids, một người Úc ít nói từ Tasmania, thời đó làm việc cho thông
tấn xã Visnews, thuộc vào trong số các phóng viên ảnh dũng cảm mà nhờ
họ giới công khai mới có được một số hình ảnh chiến tranh gây ấn tượng
nhiều nhất. Ông là đội một người, chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân, bình
tĩnh, có thần kinh như thép và có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh,
như chỉ một cựu chiến binh của nhiều trận chiến mới có thể là. Ông đã
vượt qua được rất nhiều hiểm nguy. Cuối cùng, trong tháng Tư 1975, Neil
Davis là người duy nhất với một cái máy quay phim đã đứng trước dinh
tổng thống ở Sài Gòn, khi xe tăng Bắc Việt đè bẹp cánh cổng sắt to lớn
và những người lính đi kèm xung phong vào cửa chính, để treo lá cờ Việt
Cộng lên ở tầng một trên bức tường ở mặt tiền.

Mười năm sau đó, tại một cuộc “đảo chính sân khấu” trong tháng Chín
1985 ở Bangkok, Neil Davids đã bị bắn chết; từ bàn tay của một người
lính Thái ngờ nghệch hốt hoảng, đã hoảng loạn lên khi nhìn thấy cái máy
quay phim. Điều này không có nghĩa là hạ thấp thành tích của những
người khác, đặc biệt là đội ngũ quay phim của chính mình, khi người ta
nhấn mạnh tới một Neil Davis lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ, tin dị đoan,
mang tính tự phê phán cao và khiêm tốn như là một người đã đi qua
những rủi ro cao nhất nhiều năm trời, để quay cuộc chiến gần hiện thực
và nhiều sự thật như có thể.

Bóng ma Điện Biên Phủ

Tình hình đe dọa lực lượng ở Khe Sanh. Mặc cho chiến dịch “Niagara” ở
trên không, những cuộc tấn công của quân đội Bắc Việt không giảm
xuống. Những nhà báo sống và cùng chịu đựng gian khổ với quân lính
trong pháo đài ở trên núi này chẳng bao lâu sau đó cảm nhận được sự
hoài nghi trong thâm tâm và những nỗi lo lắng của giới chỉ huy quân sự,
những người cũng nhận thức được sức mạnh của họ, nhưng không hiểu
rõ các ý đồ của đối phương.

Nếu như các vị tướng Mỹ cảm nhận sự so sánh với pháo đài Điện Biên
Phủ của người Pháp như là một điều gây khó chịu thì giới báo chí, những
người có thể tiếp cận được với tài liệu lịch sử ở Sài Gòn, lại nghiên cứu
các quyển sách quân sự kinh điển phân tích về trận đánh quyết định ở
Điện Biện Phủ trước đó đúng 14 năm. Những quyển sách của Jules
Roy và Bernard Fall gây cảm hứng cho cuộc thảo luận của các nhà báo,
những người phát hiện ngày càng nhiều sự tương đồng giữa Điện Biên
Phủ và Khe Sanh.

Không quân Hoa Kỳ tạo một tấm màn chắn bằng mảnh bom và chất nổ
chỉ cách vòng ngoài của Khe Sanh khoảng 200 feet. Khe Sanh, tháng
Ba 1968

Ở đây cũng như ở kia, địa thế có nhiều đồi núi, nằm nơi xa vắng, bất lợi
cho xe tăng và thiết bị vận tải đường bộ. Thời đó cũng như ngày nay,
người Bắc Việt phản ứng, không chủ động. Các nhà chiến lược người
Pháp và người Mỹ, mặc dù không lâm vào tình trạng khó khăn nhưng đã
quyết định xây dựng và củng cố một tiền đồn mà giá trị quân sự của nó
hết sức đáng khả nghi. Ở Điện Biên Phủ, những quyển sách của Roy và
Fall chứng minh cho điều đó, các tiên đoán tự tin của giới chỉ huy quân
đội Pháp đã sụp đổ chỉ vài giờ sau khi đối phương bắt đầu xung phong
tấn công. Viên chỉ huy pháo binh đã hứa sẽ làm câm lặng bất cứ lần bắn
phá nào của người Việt trong thời hạn ngắn nhất. Đại tá Piroth đã tự kết
liễu cuộc đời của mình ngay trong đêm mà các loạt đạn đại bác rơi xuống
pháo đài.

Đội ngũ sĩ quan của nhiều quân đội chắc chỉ còn bao gồm một nhóm nhỏ,
nếu như tất cả các chỉ huy đều cảm thấy phải đền bù lại cho sai lầm của
họ bằng cái chết, nhằm giữ được danh dự. Quân đội Mỹ chưa bao giờ
tiếp nhận khái niệm danh dự của châu Âu. Ở Khe Sanh,
các marines trong câu chuyện đùa tàn nhẫn đã hỏi về sự khác nhau giữa
lực lượng Thủy quân Lục chiến và các hướng đạo sinh. Hướng đạo sinh,
theo câu trả lời do Michael Herr, phóng viên của tờ Esquire và sau này là
nhà văn, “có lãnh đạo là người trưởng thành”.

Ở Điện Biên Phủ, cái nhìn lại lịch sử cho thấy rõ điều này, Việt Minh đã
đưa ra những mục tiêu và chiến lược vượt quá sức tưởng tượng và ý
thức trách nhiệm của giới quân đội Phương Tây. Đối với những người
xung quanh Hồ Chí Minh, để xung phong chiếm một pháo đài ít có tầm
quan trọng về quân sự nhưng đã trở thành một biểu tượng chính trị thì
không có một cái giá phải trả bằng máu nào là quá cao. Chỉ lợi ích chính
trị, cú sốc tâm lý lên công chúng của thế giới Phương Tây là quan trọng,
các tổn thất, những nạn nhân trong một cuộc tàn sát kinh hoàng thì không.

Ở Khe Sanh, tổn thất của những người tấn công sẽ lớn hơn ở Điện Biên
Phủ rất nhiều. Nhưng các nhà báo nghi ngờ rằng Tướng Võ Nguyên Giáp,
người chiến thắng huyền thoại của thời đó, bây giờ cũng được giao cho
nhiệm vụ giành lấy chiến thắng bằng mọi giá, để tạo ra ở khắp nơi trên
thế giới cùng một phản ứng đã khiến cho nước Pháp phải chấm dứt cuộc
chiến, mặc dù việc tổn thất 5000 người lính không làm thay đổi tình hình
chiến lược tổng thể một cách cơ bản.

Điện Biên Phủ là một từ ngữ kích thích, cái mà giới nhà báo đưa vào
những bài tường thuật của họ hầu như hàng ngày. Các “chương trình
truyền hình bi kịch thống thiết” bất thình lình gây lo sợ. Khán giả khắp nơi
trên thế giới cảm thấy thương xót cho những người Mỹ phòng thủ đang
bị vây hãm kịch liệt. Tất nhiên là cả ở Khe Sanh, sự quan tâm của truyền
thông hướng tới những người da trắng trước hết, những người lính Mỹ.
Phần nửa thứ nhì của lực lượng đang chịu đựng và hy sinh, lính Biệt
Động Quân của quân đội Nam Việt Nam, những người lâm vào tình trạng
không còn có sự chọn lựa nào khác ngoài dũng cảm chống cự giống như
các đồng minh, hầu như không được nhắc tới trong các tường thuật của
các tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ. Khe Sanh là tấn bi kịch của lính cổ
da. Người Việt trong đó có thể bỏ qua được.

Được trang bị với áo chống đạn và nón sắt, các nhà báo và phóng viên
ảnh bám sát lính marines đang chiến đấu. Nước Mỹ nhìn quân đội đang
ở trong trận chiến đúng theo nghĩa đen hoàn toàn của nó; và khán giả ở
quê hương nhanh chóng nhận ra rằng phản chiếu trong những hình ảnh
đó là hiện thực đầy máu. “Những cái như tuổi trẻ”, Michael Herr mô tả
những người lính trẻ, “không ở lâu trên gương mặt của họ. Đó là những
con mắt: vì chúng lúc nào căng thẳng quá mức hay kiệt sức hay đơn giản
là trống không, nên chúng không bao giờ có liên quan tới phần còn lại
của gương mặt, và điều đó mang lại cho tất cả họ vẻ ngoài của sự kiệt
sức cùng cực hay còn là bề ngoài của sự điên rồ nữa.”

Khi áp lực của những người tấn công không giảm bớt, và khi tình hình
còn thêm căng thẳng bởi trận tấn công Tết [Mậu Thân] vào các thành phố
đã bắt đầu trong ngày cuối cùng của tháng Giêng năm 1968, thì vang lên
trong các tường thuật của giới phóng viên không chỉ là sự hoài nghi và
nỗi lo lắng về sức mạnh của đối phương, mà cũng là lời phê phán thẳng
thừng giới lãnh đạo quân đội của chính mình, những người phải chịu các
tổn thất cao hơn là giới nhà báo cho rằng cần thiết. Nhưng cả những
người cầm cờ chỉ huy trong bộ phận xuất bản của binh chủng Thủy Quân
Lục Chiến cũng hỏi về cuối, rằng tại sao những người lính không củng cố
hầm hố và công sự của họ cho kiên cố hơn? Tại sao lại không kịp thời ra
lệnh cho họ đào hầm sâu hơn? Lính marines, một lực lượng tấn công
phản ứng di động, hoàn toàn không được chuẩn bị cho một cuộc chiến
tranh chiến hào. Tấn công là phương châm của họ, không phải phòng thủ.
Tính tự kiêu của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến lại còn làm tăng một
cách đáng kể các tổn thất của lực lượng chiến đấu ở Khe Sanh.

Bộ Tổng Tư lệnh ở Sài Gòn và cả những người đứng đầu ở Lầu Năm
Góc cũng cảm nhận được áp lực từ ý kiến công chúng, giới hết sức nhạy
cảm với những nghi ngờ, lo ngại và hoài nghi trong tường thuật của các
thông tín viên. Bóng ma Điện Biên Phủ lảng vảng khắp nơi. Giới công
khai ở Mỹ không chỉ trải nghiệm được hỏa lực của cỗ máy chiến tranh và
tính anh dũng của quân đội, mà cả các nạn nhân, nỗi sợ hãi của những
người lính quân dịch trẻ tuổi, bị thương hay tử trận trong lòng chảo Khe
Sanh. Bây giờ, Việt Nam thống trị các tít báo và tinh thần ở quê hương.

Nghi ngờ về tính thích hợp của chiến lược Mỹ đã được bộc lộ ngay từ
năm 1962 trong các cơ quan ngôn luận của bờ biển Đông tự do. Bây giờ,
ở Khe Sanh, dường như chúng đã tìm thấy được sự một sự xác nhận
mang đầy tính bi kịch qua truyền hình.

Con ma Điện Biên Phủ không làm cho ai hoảng sợ nhiều hơn là Tổng
thống Mỹ Lyndon B. Johson đang bị trách nhiệm của mình đè nặng. Ông
đã yêu cầu các viên tướng lãnh của ông, những người mà công việc làm
ở nghị trường đã dạy cho ông là không nên tin tưởng họ, trao cho ông
một lời bảo đảm bằng văn bản, rằng pháo đài Khe Sanh có thể được giữ
vững và rằng ông sẽ không phải chịu đựng cú sốc của một chiến bại gây
náo động tại ngôi làng Khe Sanh trên núi. Sự cảm thông ngày càng tăng
của giới công khai Mỹ với diễn tiến của các chiến dịch ở Việt Nam đã
mang người tổng thống nhạy cảm vào một tình trạng phụ thuộc về tâm lý
vào các tường thuật và tạo ý kiến của giới truyền thông. Một bức ảnh đặc
trưng chụp Johnson trong một chiếc áo choàng trong nhà, đang cùng với
các cố vấn thân cận nhất suy nghĩ về các tin tức phim ảnh mới nhất từ
Việt Nam. Lời phán xét của giới báo chí đối với ông cũng quan trọng giống
như các phân tích tình hình và tiên đoán của giới quân đội.

Tiếp tế cho Khe Sanh

Qua tính lạc quan và diễn giải tốt đẹp, các thông báo chính thức của Bộ
Tư lệnh ở Sài Gòn cố gắng tác động chống lại những tin tức báo động
của giới truyền thông. Sự căng thẳng nội tâm, hoài nghi và lo ngại, những
điều mà Tướng Westmoreland phải chịu đựng qua những đợt tấn công
kéo dài của các sư đoàn Bắc Việt, những điều đó thì ông cố gắng che
dấu chúng trước giới công khai. Thật sự là từ khi Khe Sanh bắt đầu bị
bao vây thì Westmoreland đã không dám rời trung tâm chỉ huy nữa. Cho
tới khi chiến dịch chấm dứt, như sau này ông thố lộ trong hồi ký của mình,
ông đã qua đêm trên một cái giường dã chiến trong trung tâm.

Viên tổng tư lệnh và các cộng sự thân cận nhất của ông đã đánh giá tình
hình nghiêm trọng đến mức như vậy vào thời điểm đó, điều này chỉ được
bộc lộ trong các hồi ký. Ông đã suy nghĩ, theo như Westmoreland tường
thuật, đến việc sử dụng “vũ khí nguyên tử chiến thuật nhỏ”, để dạy cho
Hà Nội biết sợ. Do lo ngại giới báo chí phát hiện ra và cũng lo ngại việc
giữa bí mật không được toàn vẹn, Hội đồng An ninh Quốc gia ở
Washington đã cấm viên tổng tư lệnh không được thực hiện thậm chí là
một nghiên cứu.

Westmoreland chứng tỏ thêm một lần nữa, rằng ông không có khả năng
hiểu thấu được vai trò và tác động của giới truyền thông không bị kiểm
duyệt trong Chiến tranh Việt Nam, khi ông kết thúc các cân nhắc của ông
về việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật với một lời thú nhận ngang
ngạnh trong hồi ký: “Lúc đó tôi đã tin và ngày nay còn tin nhiều hơn thế
nữa, rằng không xem xét tới sự lựa chọn này là một sai lầm. Lẽ ra nó đã
có thể đưa cuộc chiến tới một kết thúc nhanh chóng.”

Chỉ một phỏng đoán về các cân nhắc chiến lược nguyên tử của viên tổng
tư lệnh ở Việt Nam thôi là cũng sẽ làm cho giới công khai Mỹ bị kích động
cao độ và tạo ra những phản ứng không thể đoán trước được. Johnson
và Hội đồng An ninh Quốc gia cảm nhận được rất tốt tâm trạng của giới
công khai, đã được truyền thông làm cho rất nhạy cảm và trong trường
hợp Khe Sanh thì còn bị làm cho lo sợ nữa.

Chính khách và quân đội ngày càng mất khả năng tự quyết định lấy vẻ
ngoài của cuộc chiến ở Việt Nam. Một giới báo chí không bị kiểm duyệt,
tự thu thập lấy và diễn giải thông tin riêng, và qua đó là lấy đi một phần
lớn tác động của bộ máy tuyên truyền của Lầu Năm Góc, cổ vũ giới công
khai nghi ngờ những thông báo của các tướng lãnh. Một chiến thắng
nhanh chóng, các đại diện báo chí hàng đầu đã tường thuật từ năm 1962
ở Sài Gòn, là sẽ không có. Qua Khe Sanh, giới công khai Mỹ bây giờ mới
nhận thức được, rằng quân đội đã rơi vào một cái bẫy trong rừng rậm
châu Á, rằng họ không chỉ đánh mà mặc dù có ưu thế về kỹ thuật nhưng
vẫn phải chịu đựng nhiều tổn thất nặng nề, và còn không thể loại bỏ khả
năng phải chấp nhận chiến bại cục bộ nữa.

Nước Mỹ không có chuẩn bị trước cho các tổn thất trong quy mô này.
Các lý do và mục tiêu của lần tham chiến là khó hiểu đối với đa số; chúng
không tạo ra một sự cảm thông thật sự và cũng hoàn toàn không tạo ra
một sự sôi nổi. Ở Triều Tiên là đã thiếu sự nhiệt tình rồi. Thật sự là đối
với người dân của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ thì Nam Việt Nam không
đáng giá tới sinh mạng của một người lính duy nhất. Rằng cần phải ngăn
chận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Nam Việt Nam, để giữ cho
Đông Nam Á tránh được trận ngập lụt đỏ hay vàng, điều này thì các nhà
địa chính trị và những bài xã luận có thể thuyết phục. Đối với khán giả
truyền hình ở Mỹ, thuyết Domino là một cái gì đó trừu tượng, chuyển tải
lại rất ít ý nghĩa và sự cần thiết của cuộc chiến. Giới truyền thông phục vụ
cho cảm giác và tâm trạng của khán giả với những hình ảnh từ chiến
tuyến đầu. Bầu không khí đã bắt đầu đảo ngược. Chính khách và quân
đội rơi vào áp lực của dư luận.

Chưa đầy một tuần sau khi Khe Sanh bị bao vây, chiến dịch Tết [Mậu
Thân] đánh vào các thành phố ở xa hơn đó về phía Nam bắt đầu. Báo chí
và quân đội vướng vào trong một xung đột nghiêm trọng. Sự kiện truyền
thông ở Nam Việt Nam tiến đến gần đỉnh điểm. Bởi vì lịch sử quân sự chỉ
là hậu cảnh, còn vai trò và tác động của báo chí ở trước đó mới đóng vai
trò chủ đạo trong các suy nghĩ của chúng ta, nên kết cuộc của trận Khe
Sanh được mô tả lại ở đây trong vài dòng ít ỏi. Pháo binh Bắc Việt bắn
phá 67 ngày trời, lực lượng mà người ta đã không thể loại trừ được nó
tuy là đã tiến hành chiến dịch “Niagara”. Đặc biệt về đêm, các đơn vị Bắc
Việt luôn tiến hành những cuộc tấn công mới, đẫm máu, vào vòng ngoài
của pháo đài, những cuộc tấn công mà người ta phải hết sức cực nhọc
mới đánh bật lại được và khiến cho những người Mỹ phòng thủ phải hết
sức kính nể tin thần và sức chiến đấu của Việt Cộng. Cuối cùng, Khe
Sanh đã đứng vững trước áp lực đó.

Trong tháng Tư 1968, các trận đánh bất thình lình lắng xuống. Các sư
đoàn Bắc Việt rút lui vào trong rừng rậm. Họ còn bỏ ngõ đường 9 nữa,
con đường mà qua đó Tướng Abrams, người vào thời gian đó đã thay
Westmoreland nhận chức vụ tổng tư lệnh, đã cho các đơn vị hành quân
theo hướng bờ biển về Đông Hà, vào vùng an toàn.

Tổn thất Bắc Việt được ước lượng khoảng mười ngàn người chết. Con
số lính cổ da tử trận được đưa ra trong các sử sách Mỹ là tròn 500. Con
số tổn thất của Nam Việt Nam ở Khe Sanh không được nhắc tới.

Cho tới ngày nay, ý nghĩa và tầm quan trọng của trận đánh vẫn còn bị
tranh cãi. Có hợp lý về mặt quân sự hay không, khi củng cố Khe Sanh trở
thành một pháo đài và chấp nhận việc bị địch thủ ghìm chặt lại ở một địa
thế bất lợi và đánh mất ưu thế di động? Các marines có đánh giá quá
thấp lực lượng của đối phương hay không? Giáp có muốn chiếm Khe
Sanh và đạt tới một Điện Biên Phủ thứ nhì hay không? Hay là các nhà
báo chỉ “tung hô” trận đánh lên cao để gây ấn tượng trong công chúng
qua action và bi kịch tính nhằm tăng số lượng phát hành và tỷ lệ người
xem?

Nhà chiến lược Bắc Việt Võ Nguyên Giáp ngay trong năm 1968 đó đã nói
trong một cuộc phỏng vấn với Oriana Fallaci: “Ồ không, Khe Sanh không
phải và không thể là một Điện Biên Phủ thứ hai. Nó không có tầm quan
trọng như thế đâu. Hay nó chỉ quan trọng vì người Mỹ cho nó là quan
trọng, vì thanh danh của họ bị đe dọa. Nghịch lý Mỹ bình thường! Cho tới
chừng nào mà họ bảo vệ Khe Sanh để bảo toàn thanh danh của họ thì họ
quả quyết rằng nó là quan trọng. Khi họ bỏ Khe Sanh, họ nói rằng nó
chưa bao giờ có một tầm quan trọng… Khe Sanh là một chiến thắng của
chúng tôi.”

Tướng Westmoreland trong hồi ký của ông cũng tuyên bố chiến thắng về
cho mình. Khe Sanh, ông tin như vậy, đã “làm hạ uy tín của thiên tài quân
sự Giáp”. Giáp đã thất bại trong việc lập lại Điện Biên Phủ.

Ngày nay, đa số các nhà phân tích Mỹ cho rằng việc củng cố Khe Sanh
thành một pháo đài là một sai lầm. Người ta đã tạo cho Giáp có khả năng
cầm chân nhiều lực lượng lớn của quân đội Mỹ trong vùng núi khó đi lại
ở miền Trung, trong khi lực lượng chính của Việt Cộng bắt đầu một cuộc
tổng tấn công vào các thành phố ở miền Nam cùng thời gian đó. Tức là
Khe Sanh chỉ là một việc làm đánh lạc hướng, một mưu kế chiến tranh
của Hà Nội, để tạo tiền đề tốt nhất có thể cho cuộc tổng tấn công Tết [Mậu
Thân]? Cho một mưu kế thì 10.000 người tử trận là một cái giá hết sức
cao.

Mười tám năm sau, người phụ trách Bảo tàng Quân đội ở Hà Nội, đại tá
Nguyen Van Cam, người đã tham gia chiến dịch đó như là một đại úy, đã
thố lộ các ý định thật sự của giới lãnh đạo Bắc Việt cho tôi. “‘Quân đội
Giải phóng’ có những mục đích nào khi tấn công pháo đài Khe Sanh và
chấm dứt trậnh đánh bất phân thắng bại trong tháng Tư 1968?”, câu hỏi
được đưa ra trước đó trên văn bản của tôi là như vậy.

Đứng trước một tấm bản đồ lớn, thể hiện các nhánh phụ của con đường
mòn Hồ Chí Minh (mà tuyên truyền Bắc Việt đã chối cãi sự tồn tại của nó
cho tới khi chiến thắng năm 1975), đại tá Nguyen Van Cam giải thích
trước ống kính của chúng tôi: “Người ta phải dụ hổ ra khỏi rừng. Hổ chỉ
mạnh khi nó ở trong rừng. Các marines quen đánh trận ở đồng bằng hay
cạnh bờ biển. Chúng tôi đã dụ họ đến đây, trên một địa thế xa lạ, bất lợi.
Trong khi nước Mỹ lo ngại chúng tôi chiếm được Khe Sanh thì chúng tôi
bắt đầu cuộc tổng tấn công vào các thành phố trong miền Nam. Người
Mỹ đã bị chúng tôi đánh lừa, vì họ không thể đoán được các ý định của
chúng tôi. Cuối cùng thì Khe Sanh cũng là một cuộc tổng diễn tập. Lần
đầu tiên chúng tôi đã hoạt động với nhiều sư đoàn. Nhiều đơn vị đã không
có kinh nghiệm cho việc này. Chúng tôi đã lần lượt thay thế các sư đoàn,
để học tập cách thức chiến đấu này. Khe Sanh là một điểm thu hút cho
người Mỹ và đồng thời cũng là một nơi diễn tập cho quân đội của chúng
tôi.”

“Ướt nước mắt thì người ta sẽ nhìn không rõ được”


Nữ phóng viên Catherine Leroy đang chuẩn bị nhảy dù cùng với Lữ
đoàn Dù 173 trong chiến dịch Junction City.

Đầu 1968, Việt Nam là tin tức thống trị tất cả, “the biggest story in the
world”. Công chúng ở Hoa Kỳ, nhưng cũng cả trong các quốc gia Tây Âu,
chia rẽ ra thành những người chống và ủng hộ nước Mỹ tham chiến. Cùng
với mối quan tâm, nhu cầu cần có thông tin và ý kiến về diễn tiến của các
sự việc cũng tăng lên. “Hàng đoàn đa sinh ngữ của những cái được gọi
là phóng viên chiến trường”, như nhà văn thriller John Le Carré đã chế
nhạo, đổ xô tới Sài Gòn để tự trình diễn mình như là những người anh
hùng trước một giới khán giả đang kinh ngạc.

Phóng viên của các thế hệ già hơn, đã có mặt trong Đệ nhị Thế chiến và
cả ở Triều Tiên, khinh thường và kinh hoàng nhìn xuống đám đông nhà
báo đó. Đối với Joseph Alsop, Marguerite, Kenneth Crawford, để chỉ kể
một vài người Mỹ kỳ cựu, quân đội Hoa Kỳ xứng đáng được công chúng
và báo chí hỗ trợ. Và cả đối với các thông tín viên từ Cộng hòa Liên bang
[Đức], đối với Hans Walter Berg, Christian Roll, Eckehard Budewig, Thilo
Bode và Klaus Mehnert, thì việc Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ tiến hành một
cuộc chiến tranh cần thiết về mặt chính trị là một điều đứng ngoài mọi sự
nghi ngờ. Trong giới đó, không ai có ảo tưởng về đối thủ cộng sản. Một
chiến thắng của những người cộng sản, Douglas Pike đã viết ngay từ
năm 1967, sẽ đồng nghĩa với việc “đưa hàng ngàn người Việt, trong số
đó là nhiều bạn bè cá nhân, tới cái chết, tù đày hay lưu vong vĩnh viễn.
Đối với tôi, nỗi thống khổ của dân tộc Việt Nam không phải là một khái
niệm trừu tượng; và tôi không khoan dung cho những người nhìn Việt
Nam như vậy.”

Phóng viên của thế hệ trẻ hơn, mà tôi cũng thuộc vào trong đó, những
người trải nghiệm qua Đệ nhị Thế chiến và lần bắt đầu cuộc xung đột
Đông-Tây ít dữ dội hơn nhiều, và quan sát vai trò dẫn đầu của nước Mỹ
với đôi mắt tương đối khách quan, thì ngược lại đặt ra những câu hỏi về
tính chính đáng và ý nghĩa của cuộc chiến tranh bẩn thỉu trong rừng rậm.
Một cái nhìn tới kinh nghiệm chiến tranh của nước Pháp và nghiên cứu
về nguồn gốc của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đã để cho chúng tôi hoài
nghi, rằng Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ có thượng quyền dùng vũ lực để giữ
vững sự chia cắt đất nước Việt Nam, được thỏa thuận năm 1954 tại
Genève, chỉ vì sự thống nhất sẽ đưa nước Việt Nam vào dưới sự thống
trị của cộng sản. Chúng tôi tự hỏi, liệu các phương tiện đó có thích hợp
hay không, để giữ vững nhà nước Sài Gòn, liệu cỗ máy chiến tranh đó,
gây ra nhiều nạn nhân như vậy trong thường dân, có được phép sử dụng
mà không cần phải đắn đo hay không. Đừng dùng súng hỏa mai để giết
bướm, một câu châm ngôn châu Á khuyên nhủ.

Nhưng trước hết là chúng tôi nghi ngờ những thông tin chính thức. Chúng
tôi có cảm giác bị các phát ngôn viên của sứ quán và quân đội đánh lạc
hướng. Cỗ máy tuyên truyền của Lầu Năm Góc đúng là thúc giục tự thu
thập lấy thông tin, kiểm nghiệm lại phiên bản chính thức, ưu tiên cho “sự
thật” mà không cần lưu tâm tới uy tín của thế lực dẫn đầu Phương Tây.
Chúng tôi điều tra và phán xét, đúng theo nhiệm vụ của báo chí trong một
xã hội tự do. Rằng một sự độc lập và tự do như vậy chưa từng có trong
một tình huống khủng hoảng quốc gia, trong một cuộc chiến, điều đó thì
các phóng viên ở Việt Nam hầu như không nhận thức được. Chúng tôi
cho rằng thiếu vắng kiểm duyệt là một điều tự nhiên. Chúng tôi còn chẳng
biểu lộ sự kính trọng cần có đối với các cơ quan của Hiệp Chúng Quốc
Hoa Kỳ nữa.

Có không ít người trong số “đoàn đa sinh ngữ phóng viên chiến trường”
đã dùng sự tự do gần như là vô giới hạn ở Nam Việt Nam để anh hùng
hóa Việt Cộng, hình sự hóa giới lãnh đạo chiến tranh Mỹ và tạo tính đáng
tin cho luận điểm của cộng sản về tội diệt chủng ở Việt Nam của Mỹ. Nhà
nước Sài Gòn xuất hiện trong hình ảnh đó như là một con quái vật phát
xít mà trong đó chỉ có tra tấn và giết người mà thôi.

Ngay cả những tường thuật tôn vinh đối thủ và nói xấu quan điểm của
bên ta cũng được khoan dung. Các cơ quan Nam Việt Nam cố gắng đặt
ra giới hạn cho những người chống đối công khai họ trong giới xuất bản,
trục xuất họ hay ngăn cản không cho tái nhập cảnh. Đại sứ quán Mỹ
thường xuyên phải ép buộc chính phủ Nam Việt Nam, ít nhất là để cho
giới báo chí nước ngoài có được tự do ngôn luận và tự do thông tin, khoan
dung cho cả những người phê phán và các nhà hoạt động, những người
như Mary McCarthy đã chẳng buồn giấu giếm rằng mục tiêu của bà là
gây hại cho lợi ích của nước Mỹ.

Sự khoan dung này đã tồn tại cho tới khi cuộc chiến chấm dứt trong tháng
Tư 1975. Nó đã mang lại cho Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ sự phẫn nộ từ
khắp nơi trên thế giới về việc sử dụng napalm, chất độc màu da cam để
làm rụng lá và về những vụ thảm sát người dân thường như ở Mỹ Lai.
Chính phủ ở Washington bị đặt lên chiếc ghế của bị cáo.

Việc tôn vinh Việt Cộng và tố cáo quân đội Mỹ như là một băng nhóm tội
phạm đã không thể tìm thấy được sự đồng ý của tôi. Tuy nước Mỹ đã
theo đuổi các lợi ích toàn cầu riêng của mình ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ
đồng thời cũng cố gắng bảo vệ lý tưởng của một trật tự xã hội tự do,
những cái mà họ nhìn thấy chúng bị đe dọa bởi một cuộc xâm lược của
cộng sản. Thế giới quan của họ có thể là ngây thơ, ngạo mạn, còn có thể
được gọi là giống như truyền đạo, nhưng đối với tôi thì nó không phải là
tội phạm và xấu xa về mặt đạo đức.

Một nhóm thứ ba của các phóng viên, hút cần sa và ma túy, tìm thấy một
nét hấp dẫn về mặt thẩm mỹ của bạo lực, trải nghiệm cuộc chiến hoàn
toàn không bị cắn rứt lương tâm và chống đối trong nội tâm. Nhiếp ảnh
gia người Anh còn rất trẻ Tim Page thuộc vào trong số đó, người mà
những lần bị thương trong thời gian nhiều năm đã làm cho anh trở thành
một người tàn phế. Cùng với Sean Flynn, người con trai liều lĩnh của diễn
viên Errol Flynn, Page đã liều mạng thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm
nhất, nhằm trải nghiệm hiện thực của một cuộc chiến mà trước đó anh
chỉ nhìn thấy trong rạp chiếu bóng hay trên truyền hình. Nhạc rock từ
những chiếc máy bán dẫn, cái mà họ cũng mở thật to tại chiến tuyến
ngoài cùng, và ma túy đã đẩy nhóm người trẻ tuổi này vào trong một trạng
thái say sưa, mà những cảnh tượng bạo lực chiến tranh còn có khả năng
làm tăng nó lên thêm nữa. Trong tình trạng thiếu phản xạ sợ hãi và bảo
vệ, Page, Flynn và Dana Stone, cả anh cũng là một “người Di gan
Hemingway”, đã “bắn” những tấm ảnh chiến tranh xuất sắc, được in trong
các báo ảnh và tạp chí ảnh nổi tiếng ở Âu Mỹ.

Ai tỉnh táo đối phó với hiện thực của chiến tranh mà không cần sa hay ma
túy, người đó đôi lúc có thể cảm nhận được sự hỗ thẹn. Ai không bị chiến
tranh làm cho chai lỳ đi, người đó cảm nhận được một sự ngượng ngùng
nhất định, khi ống kính được hướng tới những người đã tử trận hay bị
thương ngay trong sự vội vã hấp tấp của trận đánh, tới những người lính
trẻ tuổi cứu nguy cho đồng đội trong sự sợ hãi và căng thẳng, trong khi
các nhà báo tháp tùng không phụ giúp vì họ quay phim hay chụp ảnh sự
việc đầy bi kịch đó. Tôi cũng chỉ tháp tùng các đội ngũ quay phim của tôi
với một cảm giác bị đè nặng trong thâm tâm, khi chúng tôi vội vã tới nơi
bị hỏa tiển bắn phá, nơi những người dân thường chảy máu đầm đìa
đang chờ để được chở vào bệnh viện và những người chết mắt mở trừng
trừng đang nằm trong sự dơ bẩn của đường phố. Trẻ con bất lực chạy
lạc khóc lóc qua cảnh tượng đó. Lửa cháy ở phía sau, vì vụ nổ thường
lật đổ những bếp dầu trong các căn nhà dân và qua đó đã gây ra một đám
cháy lớn.

Đã không cứu nạn, không giúp đỡ và không an ủi trong những tình huống
giống như dưới địa ngục như vậy mà lại còn quay phim, việc đó đã khiến
cho con người nhạy cảm trong số các nhà báo phải đau khổ thật nhiều
trong thâm tâm, những nỗi đau đớn mà thỉnh thoảng đã tăng niềm tự hoài
nghi lên trở thành sự tự căm ghét.

Larry Burrows, nhiếp ảnh gia của Life, người trong một câu chuyện bằng
ảnh với tựa đề “Yankee Papa 13” đã ghi nhận lại lần cố gắng cứu thoát
một phi công Mỹ bị bắn rơi đầy bi kịch và không thành công, tin là trong
lúc đó đã cảm nhận được ác cảm, vâng, các cảm giác hung hãn của
những người trong cuộc, trải nghiệm người chụp ảnh như là một kẻ hôi
của người chết. “Tôi bị giằng xé giữa vai trò của tôi là một nhiếp ảnh gia
và các cảm giác con người bình thường của tôi”, Burrows sau này đã
thừa nhận như vậy. “Không dễ dàng chụp ảnh một người phi công đang
chết trong tay của người bạn, và rồi sau đó quan sát lần suy sụp tâm thần
của người bạn này… Tôi có lợi dụng sự đau khổ của người khác không?
Thỉnh thoảng người ta có cảm giác như mình là một thằng khốn nạn.”

Đặc biệt tàn bạo trong việc chụp lấy hiện thực là truyền hình, cái đưa ống
kính và micrô ra cho những người bị thương và những người sắp chết,
và cũng giữ lại cả diện bạo của cái chết, có sự ghê rợn bao quanh. Các
đội ngũ ở Sài Gòn cung cấp các action stories càng nhiều thì yêu cầu của
các ban biên tập lại càng cao hơn. Lúc đầu thì người sống và người chết
là đã đủ, nhưng chẳng bao lâu sau đó thì phải là những người sắp chết.

“Ướt nước mắt thì người ta sẽ nhìn không rõ được”, nhiếp ảnh gia người
Anh Philipp Jones Griffith đã có lần nhận xét như vậy, người quay sang
thường dân Việt Nam đang phải chịu đựng đau khổ và đã minh chứng
cho cảnh khốn cùng của họ trong những tấm ảnh đầy ấn tượng. “Đó là
công việc của chúng ta, ghi lại sự việc cho lịch sử. Người ta không được
phép để cho cảm xúc lôi kéo mình vào diễn tiến. Người ta phải làm tròn
nhiệm vụ, nếu cần thiết thì với một tâm hồn bằng thép. Người ta chỉ được
phép ngã quỵ sau đó, trong phòng tối.”

Trong giới báo chí ở Việt Nam, nhạy cảm đối với nạn nhân và một cảm
giác cho phẩm giá của thời điểm là một trường hợp ngoại lệ nhiều hơn là
việc thông thường. “Chiến tranh lúc nào cũng hào nhoáng”, Tim Page đã
nói. “Với vũ khí trong tay, người ta có cảm giác mình to lớn hơn.” Trong
tim của các phóng viên chiến tranh chuyên nghiệp vẫn còn sống động
một ít sự lãng mạn của Ernest Hemingway, một nữ phê bình của tờ New
York Times tin là có thể nhận ra được: “Sự thật tồi tệ nhất là việc cuộc
chiến hoàn toàn không phải là địa ngục cho các thông tín viên. Nó là một
niềm vui lớn.”

Không ai, người trải qua cuộc Chiến tranh Việt Nam có ý thức, muốn
tranh cãi, rằng “câu chuyện tin tức lớn nhất thế giới” đã mang lại một sự
quyến rũ nhất định cho các nhà báo, những người cung cấp nó hàng ngày.
Vì tất cả những câu chuyện đó đều được in ra và được phát đi, vì sự quan
tâm của công chúng thế giới có thời gian tập trung vào Việt Nam cho tới
mức tất cả các sự kiện khác đều bị xếp lại phía sau, nên các phóng viên
ở Sài Gòn đã hưởng được quá nhiều sự chú ý và chiếu cố, điều đã tạo
nên tiếng tăm cho họ. Không một nhà báo nào sẽ chối cãi rằng đó là phần
thưởng được ham muốn nhất mà nghề nghiệp này có thể trao tặng cho.
Việt Nam là một thử thách và thử nghiệm cho báo chí mà mối nguy hiểm
gắn liền với nó dường như vì vậy mà đã nhỏ đi.

Tuy vậy, ghi nhận, ghi chép và mô tả với cặp mắt lạnh lùng, khô khan
thường là một áp lực gần như không thể chịu đựng nỗi đối với tôi. Sự tự
hoài nghi hành hạ bản thân của Larry Burrow cũng đi theo tôi trong thời
gian đó. Người ta có thể và có được phép đứng nhìn mà không tham gia
vào hay không? Không phải là thích hợp nhiều hơn hay sao, khi biểu lộ
tình liên đới nhân đạo, đặt chiếc máy quay phim xuống và tham gia cứu
giúp thay vì quay phim và lui vào vai trò nhân chứng, vai trò của người
biên niên sử?

Nhà văn người Đức chết sớm Nicolas Born trong quyển tiểu thuyết cuối
cùng của ông “Die Fälschung” [“Giả mạo”] đã mô tả sự xung đột nội tâm
của một phóng viên chiến tranh, người có nguy cơ chết ngạt trong sự
khốn cùng của xung đột Libanon. Born đã quan sát các phóng viên
chuyên nghiệp trong lúc làm việc và có cảm giác ghê tởm, khinh bỉ vô
cùng.

Laschen, người anh hùng của ông, đã mắc bệnh vì “sự đứng ngoài và vô
trách nhiệm của phóng viên”. Ông đau khổ vì sự lạnh lùng trong ánh mắt
nhìn sự khốn cùng của những nhà chuyên nghiệp đó. Họ cung cấp “một
sự kinh hoàng vì tiền, một sự kinh hoàng mà người ta có nhu cầu không
biết chán”. Ông gọi họ là bọn vô lại, các “phóng viên sự thật”, những người
bao giờ cũng muốn đứng gần tới mức đụng chạm vào da thịt, biến tất cả
và mỗi một điều trở thành một sự tương tích tốt đẹp chung, mang khắp
thế giới vào trong một chương trình tiêu khiển thế giới… Anh chỉ muốn
chấm dứt một trạng thái, trạng thái của sự giả mạo cũng như trạng thái
của sự phẫn nộ phê phán và phẫn nộ đạo đức, chấm dứt trạng thái đó
mà không phải hoàn toàn rơi vào trong sự thờ ơ, đó mới là một kỳ công.”

Nicolas Born tức Laschen đã thất bại ở kỳ công đó. Bài phóng sự mới,
kiểu khác, không chỉ ghi nhận sự kiện, không giả mạo mà lột trần, gây ấn
tượng cho người đọc, can thiệp vào, vượt qua khoảng cách, loan báo sự
thật tàn bạo, đáng sợ. Quyển thiểu thuyết chỉ phát triển một lý thuyết cho
việc đó. Không có thực hiện, vì không có và không thể có một phóng sự
như vậy.

Hiện thực nặng nề, dai dẳng không để cho điều gì làm đảo ngược lại, cả
lý tưởng lẫn thương hại cũng không. Cái được cho là sự cay độc của các
“phóng viên sự thật” đã tự chứng tỏ mình là tính khiêm tốn, là nhận thức
được sự không toàn vẹn của năng lực và khả năng của chính mình. Tác
giả Nicolas Born đã phác thảo một lý tưởng không đạt tới được. Ông đã
không thừa nhận thất bại trước độc giả của ông.

Tết Mậu Thân

Tết ở Việt Nam đánh dấu lần bắt đầu của năm mới theo âm lịch Trung
Hoa. Lễ này là cao điểm của cuộc sống: lễ hội và lễ gia đình, cái được ăn
mừng ít nhất là ba ngày liền. Năm 1968, Tết là vào ngày 1 tháng Hai. Bắc
và Nam Việt Nam tuyên bố ngưng bắn, để chào mừng năm con khỉ cho
xứng đáng.

Từ nhiều ngày qua, tiếng ồn của pháo được đốt suốt ngày đêm vang khắp
đường phố Sài Gòn. “Trước đây thì một vài lần biểu diễn đốt pháo là đã
đủ”, tôi đã tường thuật như vậy vào đêm trước đó qua telex về Đài Phát
thanh Bắc Đức ở Hamburg, “để xua đuổi ma quỷ đi. Rồi các thương gia
người Hoa biến việc đốt pháo thành một biểu tượng đẳng cấp, để lan
truyền tin tức về sự giàu có của họ đi với tiếng ồn kéo dài, hết sức khó
chịu. Nếu như cuộc đốt pháo kéo dài mười ngày là một chỉ dấu thì Nam
Việt Nam phải là một đất nước giàu có. Ngày nay thì tất cả tâm linh đều
đã bị xua đuổi đi, tốt cũng như xấu.”
Chợ Lớn, Tết Mậu Thân 1968

Trong cùng ngày đó, ngày 31 tháng Giêng 1968, tin tức về tới Sài Gòn,
rằng Việt Cộng với một lực lượng lớn đã bắt đầu tấn công ở các tỉnh ở
miền Trung, vào các thành phố Pleiku, Nha Trang, Kontum và Đà Nẵng.
Mặc dù vậy, thủ đô của miền Nam không để cho ngày lễ bị phá hỏng. Sài
Gòn chưa bao giờ trải qua chiến tranh. Thành phố cứ tiếp tục ăn mừng,
không nhận ra những dấu hiệu ở trên tường.

Thời đó, cái náo nhiệt của Tết ở Sài Gòn đã khiến cho tôi nhớ tới một
đoạn văn của Søren Kierkegaard. Trong đó, triết gia người Đan Mạch này
đã mô tả một anh hề, người thông báo với khán giả là đang có hỏa hoạn
ở trong rạp. Khán giả vỗ tay. Họ cho lần xuất hiện của anh là một trò đùa.

Một người bạn là tùy viên quân sự, thiếu tá Weste, đánh thức tôi trong
khách sạn “Continental” vào lúc năm giờ của sáng hôm sau đó. Liệu tôi
có muốn tháp tùng ông trên một chuyến đi thanh tra qua thành phố hay
không, ông hỏi. Có thể nghe được tiếng ồn chiến sự ở ngoài kia.

Khoảng cách từ khách sạn cho tới nhà thờ công giáo là chưa tới 500 mét.
Một điểm kiểm soát của quân cảnh dừng xe của chúng tôi lại. Chúng tôi
cố trình ra thẻ căn cước để thoát kiểm soát và tiếp tục đi. Người ta đã
dùng vũ khí để ép buộc chúng tôi phải ngừng lại. Đại sứ quán Mỹ trên đại
lộ Thống Nhứt, đại lộ mà chúng tôi vừa tới được khi ở cạnh nhà thờ, bị
Việt Cộng bao vây, người lính trẻ nói thật nhanh và nhiều. Một cái nhìn
về hướng sứ quán giải thích cho sự căng thẳng nội tâm của người quân
cảnh. Chiến tranh thật sự đã về tới Sài Gòn vào cái ngày 1 tháng Hai này.
Đại lộ Thống Nhứt là một chiến trường. Tiếng súng rít qua màn đêm.
Nhưng qua cái nhìn đầu tiên thì không thể nhận ra được ý nghĩa của trận
đánh này.

Chúng tôi quay xe lại, chạy vòng qua khu vực đang có chiến sự ở tòa đại
sứ và đi về hướng phi trường Tân Sơn Nhứt. Việt Cộng đã tấn công vào
nhiều ngôi nhà ở nhiều nơi trong thành phố. Đại sứ quán Philippine trên
đường tới phi trường bị hư hại nặng. Cửa mở tung. Nhiều xác chết nằm
trước lối vào.

Ở mặt sau của dinh tổng thống, Việt Cộng đã gặp một chiếc Jeep của
quân cảnh Mỹ ngay từ lúc đang tiến tới. Nhóm Việt Cộng khai hỏa và giết
chết hết bốn người cảnh sát. Sau đó, những người tấn công chạy trốn
vào một khách sạn đang còn được xây mà họ cố thủ ở trong đó. Cuộc tấn
công vào trụ sở chính phủ bị thất bại từ sớm.
Phi trường bị tấn công đồng thời từ nhiều hướng. Ở cổng chính, gần một
bệnh viện dã chiến và tổng hành dinh của quân đội Nam Việt, đạn bay
qua đầu những người lính Mỹ và Sài Gòn đã tìm chỗ nấp dưới đường
mương hay sau những phần tường còn lại. Người bị thương được cứu
ra. Tiếng “đit đit đit” của súng cá nhân vang rền trong không khí. Người
ta càng tới gần nơi xảy ra, kinh nghiệm trong chiến tranh đã dạy như vậy,
thì lại càng ít biết được điều gì đang thật sự xảy ra.

Tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên là làm sao mà người ta có thể đi lại trong
cái lộn xộn đầy nguy hiểm đó, giống như chỉ quan sát một cuộc tập trận.
Phải có nhiều may mắn, khi luôn ở ngoài rìa và tránh làn đạn mà không
biết các vị trí bắn. Hẳn là đã có một định mệnh tốt dẫn dắt chúng tôi vào
buổi sáng ngày hôm đó. Với một ấn tượng đầu tiên về quy mô của cuộc
tấn công, về con số lớn đáng sợ của các nạn nhân đã chết trên mặt đường,
chúng tôi lại trở về tới đại sứ quán Mỹ vào lúc tám giờ, nơi trận đánh cuối
cùng vừa bắt đầu.

Với chiếc “ô tô gangster” kinh điển của phim hình sự Mỹ, thành viên một
đơn vị đặc biệt Việt Cộng, lính “đặc công”, được người Mỹ gọi là sapper,
đã chạy tới trước cổng chính của tòa đại sứ quán Hoa kỳ vào lúc 2 giờ
47 sáng. Trước khi hai người lính marines đứng canh gác nhận định
được tình hình trong cái tranh sáng tranh tối, họ đã bị bắn gục bởi nhiều
loạt đạt súng máy. Với một khẩu bazooka, một loại vũ khí chống tăng,
những người tấn công bắn thủng một lỗ to hàng mét trên bức tường bảo
vệ màu trắng mà họ đã chui qua đó để thâm nhập vào ngôi vườn của đại
sứ quán và tấn công vào cửa chính.

Không đầy một giờ sau đó, quân đội Mỹ bắt đầu phản ứng. Người ta bắn
từ đủ các hướng vào trong ngôi vườn của đại sứ quán, nơi có những
chậu trồng hoa khổng lồ tạo những chỗ nấp tuyệt vời cho Việt Cộng. Thêm
vào đó, bức tường bảo vệ ở ngoài chắn mất tầm nhìn của người Mỹ. Họ
chỉ có thể dựa trên hỏa lực mà ước đoán có bao nhiêu Việt Cộng đang
chiếm giữ khu đất. Cả việc định vị trí cũng gây nhiều vấn đề lớn. Những
người Mỹ tiếp ứng không thể xác định được, rằng Việt Cộng đã xâm nhập
vào ngôi nhà chính hay chưa, và nếu như điều này đã xảy ra thì họ đã
vào được tới tầng mấy trong số sáu tầng lầu.

Cuối cùng, một chiếc Jeep húc vào cái cửa sắt của bức tường ngoài. Trực
thăng chiến đấu bắn từ trên cao xuống khu vườn của sứ quán. Từ khoảng
cách độ chừng 250 mét, giới nhà báo chúng tôi, bây giờ khoảng hai mươi
người, quan sát màn cuối cùng của tấn bi kịch. Trực thăng của sư đoàn
101 Airborne đáp xuống nóc nhà đại sứ quán. Lực lượng tiếp viện được
chở bằng máy bay tới tiến hành đợt tấn công cuối cùng từ ở bên trong ra,
từ bên trong ngôi nhà chính của sứ quán. Vào lúc 9 giờ 08, trận đánh
chấm dứt. Vũ khí câm lặng. Vào lúc 9 giờ 20, tướng Westmoreland thanh
tra tại chỗ. Có nhà báo tháp tùng, viên tổng tư lệnh bước vào khu vườn
phía trước, đầy những xác chết và ở nhiều nơi đã bị máu của những
người chết nhuộm đỏ.

Cửa chính vào Đại sứ quán Hoa Kỳ, ngày 31 tháng 1 năm 1968. Ảnh:
Vietnam Center and Archive

Đầu tiên, xác chết của hai marines Mỹ được mang đi, những người đã hy
sinh ngay từ những phút đầu tiên của cuộc tấn công. Sau đó, cả lính Việt
Cộng, hay những gì còn lại từ họ, cũng được chở đi. Người ta phát hiện
19 người chết của phe tấn công trong khu đất. Không một Việt Cộng nào
có thể xông vào được tòa nhà chính. Cái cửa gỗ đồ sộ đã chịu đựng được
đạn bắn. Việt Cộng không đoán được lực lượng của những người bảo vệ
cố thủ trong nhà. Giá như họ biết rằng chỉ có hai marines nữa đang bảo
vệ tòa nhà thì hẳn cuộc tấn công của họ đã thành công nhiều hơn nữa.
Chỉ một Việt Cộng có thể thâm nhập vào một nhà phụ, nơi anh ta là người
cuối cùng của nhóm bị một cựu chiến binh Mỹ dũng cảm, một đại tá có
tên là George Jacobsen, bắn chết bằng súng ngắn.

Nhóm nhà báo hầu như chỉ gồm người Mỹ. Một bàn tay vô hình đã điều
thông tín viên của các truyền thông Mỹ quan trọng nhất tới đây, của các
hãng thông tấn, của ba đài truyền hình, Time, Newsweek và New York
Times. Người tùy viên quân sự Đức và tôi chỉ tình cờ tham dự.

Đứng cách xa các nhà báo, trên bãi cỏ nhuộm đỏ máu bên cạnh những
bồn hoa gây trở ngại, tướng Westmoreland bàn bạc với người sếp của
ban thông tin, Barry Zorthian. Đường lối được quyết định, nội dung chính
của thông tin cần phải đưa ra cho giới báo chí.

Mặc dù vậy, cuộc họp báo đột xuất mà viên tổng tư lệnh tiến hành vào
buổi sáng ngày hôm đó trong khu vườn của đại sứ quán đã bị nổ sớm
trong nòng, để dùng ngôn ngữ của quân đội. Westmoreland và
Zorthian đã không nhận ra được giá trị biểu tượng của đại sứ quán Mỹ.
Họ phớt lờ nỗi chấn động nội tâm của các nhà báo, những người đã gặp
phải chiến tranh thật sự ở cách khách sạn của họ 1000 mét. Một trận tấn
công đã biến thủ đô, cho tới nay hầu như không bị quấy phá, trở thành
chiến trường. Westmorelan dường như không có khả năng để nhận ra
các yếu tố tâm lý của tình hình mới.

Người cộng sản, Westmoreland giải thích, người bị các nhà báo bao vây
và trong lúc đó trông cứng nhắc như bộ quân phục nhiệt đới màu xanh
được hồ cứng của ông, đã xảo trá lợi dụng dịp Tết để đánh lạc hướng
chiến trường chính ở Khe Sanh qua một chiến dịch tự sát tấn công vào
Sài Gòn. Nhưng thủ đoạn đánh lừa này đã không thành công. Kế hoạch
của Việt Cộng đã thất bại. Tình hình quân sự về cơ bản là nằm trong vòng
kiểm soát.

Các nhà báo nghĩ rằng mình đang nghe một người ảo tưởng nói về một
cuộc chiến tranh nào đó khác với cuộc chiến đã đẩy Sài Gòn vào sự hỗn
loạn đầy máu me này. Báo chí và quân đội đã lan truyền hai phiên bản
hoàn toàn khác nhau của trận tấn công dịp Tết. Trong đó, quan điểm của
bộ tổng chỉ huy hầu như không được giới công chúng Mỹ, và cả giới công
chúng thế giới, quan tâm tới. Phiên bản đầy kịch tính của truyền thông,
gợi nên một chiến bại, đã thắng thế. Giới quân đội và chính phủ của
Lyndon B. Johnson đã bị chế ngự bởi tác động tâm lý của tường thuật mà
truyền thông bây giờ đang bắt đầu.

Hẳn là mãi cho tới khi đặt bút viết hồi ký của mình, tướng
Westmoreland mới đoán đúng được vẻ mặt của các nhà báo đang sửng
sốt nhìn ông: “Gương mặt của họ phản ánh sự hãi hùng và kinh ngạc,
giống như tận thế đã bắt đầu.” Giá như ông nhận ra được điều này vào
thời đó trong toàn bộ tầm quan trọng của nó thì giới quân đội chắc đã ít
bất lực hơn trong lúc phải chịu đựng tác động sốc tâm lý đang bắt đầu
vào thời điểm đó.
Trận đánh truyền thông

Tướng Westmoreland tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ,1968

Lời bảo đảm của Westmoreland, tình hình ở Sài Gòn nằm trong tầm kiểm
soát, chứng tỏ rằng viên tổng tư lệnh đã xa rời hiện thực và thiếu thông
tin cho tới đâu. Hai giờ sau khi giải vây cho đại sứ quán, trung tướng
Frederick C. Weyand, chỉ huy quân đội Hoa Kỳ của vùng Sài Gòn, đã vội
vã họp báo trong trung tâm báo chí của JUSPAO mà trong đó lần phân
tích tình hình của Westmoreland bị lột trần ra là những lời cầu nguyện
mong chóng tai qua nạn khỏi.

Tướng Weyand thanh lịch và diễn đạt chính xác, người chẳng hề cố gắng
che dấu sự kiêu ngạo trí thức của mình, gọi cuộc tấn công vào Khe Sanh
ở phương Bắc là một hoạt động đánh lạc hướng của Bắc Việt Nam, để
bảo đảm cho hướng tấn công chính vào các trung tâm dân cư ở phương
Nam hiện đang được tiến hành. Sau khi các chiến dịch tìm và diệt đã đẩy
lùi Việt Cộng vào rừng và qua đó cô lập họ với người dân thường, bây
giờ địch thủ tìm cách trở về các thành phố và những vùng đông dân cư
qua một chiến dịch có quy mô lớn. Trong đó, Sài Gòn là mục tiêu chính.
Tướng Weyand không đưa ra bất cứ một lời tuyên bố nào mà có thể được
suy đoán rằng đó chính là bằng chứng cho việc ngay bây giờ tình hình đã
nằm trong vòng kiểm soát rồi, chưa tới mười hai giờ đồng hồ sau khi cuộc
tấn công bắt đầu.

Một sự ngẫu nhiên gây khó xử đã đóng một vai trò gây nhiều hậu quả vào
buổi sáng ngày hôm đó. Nhà in quân đội vừa hoàn thành bản báo cáo
của viên tổng tư lệnh tại Sài Gòn cho năm 1967 đã qua, cái bây giờ được
trao cho các nhà báo. Nổi bật trên tấm bìa xanh của tập giấy dầy 70 trang
là tựa đề: “1967: Một năm của tiến bộ”. Vào cuối thời kỳ báo cáo, các tác
giả tuyên bố như thế trong lời tóm tắt mở đầu, “lực lượng quân sự của
địch thủ nằm ở mức thấp nhất kể từ những năm 1965 và 1966. Ba mươi
phần trăm lực lượng chiến đấu của họ không còn có khả năng tác chiến
nữa.”

Nhưng sự thật là Việt Cộng, như sau này được xác định chính xác, đã
dùng một tổng lực lượng là 4000 người để tấn công chỉ riêng vào khu vực
Sài Gòn và khu phố người Hoa Chợ Lớn kế cận. Mười một tiểu đoàn đã
thâm vào khu trung tâm, trong các vùng chính ở giữa cảng, đại sứ quán
Mỹ và phi trường Tân Sơn Nhứt.

Khoảng 13 giờ, khi tôi cùng với một vài đồng nghiệp từ trong trung tâm
báo chí bước ra ngoài đường phố trống vắng để trở về khách sạn
“Continental” cách đó 200 mét, nhằm gửi thêm một tường thuật qua telex
về Hamburg, chúng tôi đã rơi vào làn đạn của các tay súng bắn tỉa. Kẹp
trong tay tập giấy “Năm của tiến bộ”, chúng tôi lao từ nơi ẩn nấp này sang
nơi ẩn nấp khác, cho tới khi đến được hàng hiên và cửa phụ của khách
sạn chúng tôi. Bảng tổng kết thành công của quân đội được phân phát ra
vào cái ngày này đã đốt nóng tâm trạng của các phóng viên lên cho tới
sự hung hãn bằng ngôn từ. Giới lãnh đạo quân đội đã đánh mất uy tín
cuối cùng của họ.

Trận tấn công dịp Tết dường như cuối cùng đã cung cấp cho các phóng
viên bằng chứng, rằng giới quân đội đã diễn giải sai hiện thực và đánh
giá quá thấp quyết tâm của đối phương. Họ đắc thắng mô tả trận đánh
Sài Gòn. Qua đường dây telex và radio, giới nhà báo chuyển tải các
tường thuật trải nghiệm của họ, những cái đã đẩy người tiêu thụ ở quê
nhà vào một cái gì đó tương tự như bầu không khí của lò mổ, cũng khá
tương ứng với hiện thực. “Người dân ẩn nấp trong nhà họ”, tôi tường
thuật vào ngày 1 tháng Hai về Hamburg, “họ bất lực, sợ hãi và lo lắng vì
không biết tình trạng khẩn cấp kéo dài cho tới chừng nào. Ngay cả việc
nhìn thấy người bị thương và những xác chết không toàn thây, được chở
hàng giờ trên sàn xe tải với tiếng còi hụ qua đường phố, cũng đã đánh
mất cái rùng mình ghê sợ từ lâu rồi.”
Sức mạnh gợi ý của những bài phóng sự và hình ảnh khiến cho giới quân
sự ngạc nhiên, nhưng cũng cho chính giới báo chí nữa. Ngay trong những
giờ đầu tiên của trận tấn công vào dịp Tết, mối quan tâm của công chúng
thu hẹp lại vào một câu hỏi, cái hoàn toàn không có tầm quan trọng nào
về mặt quân sự cả: Các đơn vị Việt Cộng trong đêm đó chỉ thâm nhập
vào khu vườn của đại sứ quán qua bức tường ở ngoài, hay họ còn chiếm
cứ được tòa nhà chính nữa? Tòa đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn bất thình
lình có một lực biểu tượng thật to lớn. Trong con mắt của công chúng Mỹ,
nó là trụ sở của quyền lực chính trị và quân sự ở Sài Gòn. Lá cờ sao và
sọc bay phấp phới ở đây. Lần xung phong tấn công vào tòa đại sứ đã lột
trần sự lạc quan có mục đích của quân đội. Nếu như Việt Cộng có thể tấn
công bất ngờ và chiếm đóng được trụ sở chính của quyền lực Mỹ ở Nam
Việt Nam thì họ cũng có thể tiêu diệt được phần còn lại của chính phủ
Nam Việt Nam.

Peter Arnett, một phóng viên gân guốc của Associated Press, người đã
có mặt ở Việt Nam từ thời Diệm và thuộc vào trong số các nhà báo lão
thành nhiều kinh nghiệm và được tặng nhiều giải thưởng của giới nhà
báo, đã báo cáo qua điện thoại về tòa soạn của ông ở New York vào lúc
sáng sớm rằng “một số lính Việt Cộng còn chưa rõ là bao nhiêu đã xâm
nhập vào tòa đại sứ quán Mỹ”.

Tin đầu tiên của AP chính là tít của ngày hôm đó. Peter Arnett, cũng như
các nhà quan sát báo chí khác chỉ có thể nhìn thấy bức tường trắng từ
bên ngoài và phỏng đoán được những gì đang xảy ra ở bên trong khu đất
hay còn cả ở bên trong tòa nhà chính nữa, đã đưa ra một “worst case
scenario”, kịch bản tồi tệ nhất, và đã báo về New York một sự phỏng đoán
như vậy.

Tin của AP đã đánh trúng tâm lý của công chúng. Trụ sở của quyền lực
Mỹ đã bị chiếm. Một tin chi tiết, sau này được chứng tỏ là sai, có tác động
tới tâm trạng cơ bản của khán già, những người dựa vào xúc cảm, không
suy nghĩ thêm và không cân nhắc, và không chờ sự xác nhận từ quân đội,
đã tự quyết định rằng Việt Cộng đã thực hiện thành công một cuộc tấn
công và mang lại cho thế lực dẫn đầu phương Tây một chiến bại có hại
tới uy tín.

Việt Cộng có thâm nhập được vào trong tòa nhà chính hay không? Các
phóng viên ở Sài Gòn, đang tường thuật về trận đánh ở trường đua, về
những chiến máy bay cường kích bây giờ bay những phi vụ tấn công các
tòa nhà chính trong trung tâm thành phố mà Việt Cộng cố thủ ở trong đó,
không hiểu được câu hỏi vặn này của các ban biên tập ở quê nhà, những
người không muốn rời khỏi các diễn tiến tại tòa đại sứ quán Mỹ và liên
tục yêu cầu tài liệu mới để có thể tái tạo lại các diễn tiến trong khu đất của
đại sứ quán chính xác từng chi tiết một. Quyết định tâm trạng cơ bản của
công chúng Phương Tây không phải là các tường thuật đầy đủ đầu tiên,
những bài tổng kết tạm thời và các bản phân tích tình hình, mà là chi tiết
mang nhiều tính biểu tượng.

Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn, 1968

Tác động của tường thuật về Tết [Mậu Thân] dựa trên một vài câu chuyện
về biểu tượng. Phần còn lại của các phóng sự và phân tích quy mô đã
không tới gần được tâm trạng của bạn đọc và người xem truyền hình.
Ngay cả khi người ta có nhiều sự kiện và thông tin hơn về diễn tiến chung
của đợt tấn công, chúng cũng không còn có thể sửa đổi được các phản
ứng bản năng đầu tiên của công chúng. Và chính giới báo chí cũng hết
sức ngần ngừ trong việc bổ sung và giới hạn các tường thuật gây sốc
đầu tiên, vì điều này sẽ gần giống như là sự thú nhận, rằng các bản tin
ban đầu của các phóng viên là quá hấp tấp và có thể là đã quá cường
điệu.

Chỉ sau một vài ngày thì đã rõ rằng Việt Cộng sẽ không đạt được mục
tiêu của họ. Hiệu lệnh vào lúc bắt đầu đợt tấn công đã nêu ra mục đích
này: “Bẻ gãy ý chí đế quốc của Mỹ”, tiêu diệt chính phủ bù nhìn ở Sài Gòn
và “làm chấn động thế giới”. Hồ Chí Minh đã đưa ra một bài thơ kèm theo
mệnh lệnh tấn công vào ngày 30 tháng Giêng 1968: “Xuân này hơn hẳn
mấy xuân qua.”

Bộ tổng chỉ huy Mỹ sau này đã cực lực bác bỏ lời cáo buộc, đã bị bất ngờ
vì đợt tấn công này và đã chịu một “thảm họa trinh sát”, chỉ có thể so sánh
được với Pearl Harbor 1941 và trận Ardennen năm 1944.

Thật sự thì bộ tham mưu ở Sài Gòn đã có một mô tả chính xác các ý định
và mục tiêu của đối thủ nhiều tuần trước khi đợt tấn công bắt đầu. Ban
báo chí của Barry Zorthian đã công bố văn kiện chứa nhiều lực nổ này,
tịch thu được ngay từ tháng Mười một, vào ngày 5 tháng Giêng 1968. Ở
trong đó có viết là: “Tiến hành những cuộc tấn công lớn về quân sự kết
hợp với nổi dậy của quần chúng địa phương để đánh chiếm các thành
phố. Quân đội cần phải tràn ngập đồng bằng. Phải tiến lên và giải phóng
thủ đô. Nắm lấy quyền lực và cố gắng lôi kéo các lữ đoàn và trung đoàn
lần lượt về phía ta.”
Giới báo chí lúc đó đã ít chú ý tới văn kiện này. Cả trong các ghi chép của
tôi cũng không có manh mối nào cho thấy tôi đã đọc bản báo cáo đó và
đã nhận ra được tầm quan trọng của nó.

Các sĩ quan tình báo Mỹ, như Westmoreland tường thuật lại trong hồi ký
của ông, đã không muốn tin vào văn bản tịch thu được: nó mâu thuẫn với
lôgíc quân sự của họ. Vì thi hành một mệnh lệnh như vậy, trong từ ngữ
của Westmoreland, sẽ “mang lại tổn thất thảm hại và chiến bại chắc chắn”.

Người Mỹ biết và hiểu đối thủ của họ ít cho tới mức họ cũng nghĩ sai về
các mệnh lệnh tấn công đã được viết ra trên giấy và rơi vào tay họ đúng
lúc, và không thể nhận ra một dấu hiệu nào cho thấy rằng Đảng ở Hà Nội
đang có mưu đồ gì. Tết [Mậu Thân] không phải là “thảm họa tình báo”.
Tết là một ví dụ gây kinh ngạc cho việc người ta không có khả năng hiểu
được một nền văn minh xa lạ với những giá trị và thước đo khác. Vì
Westmoreland và bộ tham mưu của ông cho rằng một cuộc tấn công trực
diện là không hợp lý và là tự sát nên họ cũng tin rằng giới lãnh đạo ở Hà
Nội cũng vẽ lên một bức tranh tình hình giống y như vậy. Nhưng ở Hà
Nội thì giá cả được tính toán khác với ở Washington. Và cuối cùng, Tết
cũng là một cú sốc văn hóa mà đã mang lại cho cuộc chiến ở Việt Nam
bước ngoặc quyết định.

Chẳng bao lâu sau, người ta đã có thể nhận ra rằng Hồ Chí Minh đã gửi
quân đội của ông vào cái máy xay thịt, vào hỏa lực không thương xót của
cỗ máy chiến tranh Mỹ, cái mà bây giờ đã có thể phát huy hiệu lực vô
song của nó, khi đối thủ đã xuất hiện. Cả một thế hệ chiến binh cách mạng,
những người đã mang lại dấu ấn miền Nam riêng biệt cho Mặt trận Giải
phóng đã bị nướng mất trong đợt tấn công vào dịp Tết. Việt Cộng, nhà
cách mạng chính cống từ miền Nam, đã hoàn thành nhiệm vụ chết người
cuối cùng của mình trong đợt tấn công Tết. 30.000 tới 50.000 lính, được
ước lượng sau đó, đã chết ở bên phía cộng sản.

Các lỗ hổng sau đợt tấn công Tết đã được lấp đầy bằng các đơn vị chính
quy từ Bắc Việt. Việt Cộng đã tự mình trở thành nạn nhân theo mệnh lệnh
từ Hà Nội. Cơ hội của một sự phát triển chính trị độc lập ở Nam Việt Nam
qua đó đã bị thủ tiêu.

Tết cũng đã dọn đường cho lần tái thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo
và kiểm soát của Đảng Cộng sản ở Bắc Việt Nam.

Tàn phá để giải phóng

Ở Sài Gòn, những người tấn công không đạt được mục tiêu nào của họ.
Họ không chiếm được cả tòa đại sứ quán Mỹ lẫn dinh tổng thống, cả đài
phát thanh lẫn phi trường. Tuy vậy, thất vọng lớn nhất cho Đảng ở Hà Nội
phải là việc người dân thường ở Nam Việt Nam đã không sẵn sàng nổi
dậy, khởi nghĩa, cái đóng một vai trò trung tâm trong ý thức hệ của những
người cộng sản Việt Nam. Người dân giữ khoảng cách như nhau với Việt
Cộng cũng như với người Mỹ. Trong tháng Hai 1968, không thể nói tới
một phản ứng dây chuyền đã được hy vọng mà đợt tấn công này có nhiệm
vụ phải khởi động.

Chợ Lớn 1968, đoạn cuối đường Đồng Khánh

Sự việc cơ bản không thể nào chối cãi này của đợt tấn công dịp Tết đã
không tìm được chỗ đứng đầy đủ trong các tường trình bao quát và chi
tiết từ chiến trường. Các câu chuyện truyền hình thể hiện tính chiến đấu,
tính bi kịch, máu, đổ nát và xác chết. Vào độ ngày 10 tháng Hai, tôi đã gửi
một phim tường thuật về cho [chương trình truyền hình] “Weltspiegel”,
chiếu người chỉ huy lực lượng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan trong lúc đang
thanh trừng ở Chợ Lớn. Đoạn trích dẫn sau đây từ bài viết kèm theo phim
mang lại một hình ảnh cho bầu không khí ở Sài Gòn.

“Vị trí của Việt Cộng được phát hiện trong Quận 8 của Chợ Lớn. Sếp cảnh
sát Loan gửi lực lượng của ông vào trận khi đã về chiều. Thiếu tướng
Loan, không thích ống kính từ những lý do về an ninh, mới đây đã trở nên
nổi tiếng một cách đáng buồn, khi ông tự tay bắn chết ngay trên đường
phố một sĩ quan Việt Cộng bị bắt. Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam
được chở tới để tăng viện. Việt Cộng bắn từ phần phía trên của con
đường. Những người cảnh sát tìm chỗ nấp ngay trong khu vực của họ,
trong một của nhiều đồn bót nhỏ ở Chợ Lớn. Cũng từ ở đó, viên cố vấn
Mỹ của đơn vị Việt Nam theo dõi diễn tiến của chiến dịch. Trong trường
hợp khẩn cấp, ông có thể yêu cầu trực thăng chiến đấu hỗ trợ, để bắn
Việt Cộng bằng hỏa tiển từ trên cao xuống. Một chiếc xe hồng thập tự thu
nhặt những người bị thương đầu tiên trên đường phố.

Trong một khoảnh khắc ngưng bắn, những người dân cuối cùng của đoạn
đường rời khỏi các ngôi nhà đang bị giành giật của họ. Họ đã ở lại đó vì
sợ bị hôi của và trộm cắp. Ba Việt Cộng bị bắt. Người ta không tin họ và
đối xử với họ hết sức thận trọng. Cũng từ con đường đó, con đường mà
những người dân thường vừa mới chạy trốn ra khỏi đó, Việt Cộng đã bắn
bằng một loại vũ khí chống tăng, cái được gọi là bazooka, nhưng không
trúng chiếc xe tăng và đã nổ tung trong không khí. Lực nổ đã hất các
chiến binh xuống đất. Một vài người cảnh sát bị thương, cả hai người Mỹ
cùng quay phim chiến dịch này với chúng tôi cũng bị thương. Chiếc xe
hồng thập tự lại đến để chở những người bị thương vào bệnh viện. Đối
với họ, trận chiến đã chấm dứt.”

Tính sẵn sàng của quân đội Mỹ, tạo thuận lợi cho việc làm của các nhà
báo, đưa cho họ bất kỳ sự giúp đỡ và hỗ trợ nào được mong muốn, cũng
vượt qua được thử thách trong khoảnh khắc căng thẳng và nguy hiểm
lớn nhất. Khi phi trường Tân Sơn Nhứt bị bắn phá vào ngày đầu tiên, và
hoạt động hàng không dân sự bị gián đoạn, các chiếc máy bay quân y
chở những người bị thương nặng sang Tokio của Mỹ cũng mang cả
những túi phim của các đài truyền hình Mỹ với những hình ảnh vây hãm
tòa nhà đại sứ quán Mỹ đi cùng. Từ Tokio, nơi người ta tráng phim, các
cảnh quay, không bị cắt xén và cả ban biên tập ở New York cũng không
biết được nội dung, được truyền trực tiếp qua vệ tinh vào chương trình
Huntlex Brinklex của NBC. 36 giờ sau đó, khán giả truyền hình trải qua
được màn mở đầu đầy kịch tính của đợt tấn công vào Sài Gòn. Vào thời
đó, với phim màu thông thường, còn chưa thể truyền đi hình ảnh nhanh
hơn được. Sài Gòn còn chưa có nơi sao chép lại phim màu. Giả như thời
đó đã có kỹ thuật hình điện tử mà ngày nay được dùng ở khắp nơi trên
thế giới, thì tác động gây sốc của tường thuật chiến tranh không qua kiểm
duyệt chắc chắn sẽ còn lớn hơn nữa.

Sau trận đánh giành giật đại sứ quán, đã chiếm lĩnh tít chính nhiều ngày
liền, mối quan tâm của công chúng quay sang cuộc hành hình trên đường
phố mà tướng Loan đã thực hiện lúc thanh trừng trong Chợ Lớn gần chùa
Ấn Quang. Lúc đó, không một ai quan tâm tới hậu cảnh của cuộc hành
hình. Loan đã xuất hiện như một tên đồ tể, bắn chết tù nhân ngay sau khi
những người này được dẫn tới cho ông.

Eddy Adams, nhiếp ảnh gia trầm tư của AP, người chụp cảnh đó, sau này
đã không còn hài lòng với thông điệp bề ngoài của bức ảnh nữa. Trong
một số đặc biệt của Newsweek, tháng Tư 1985, mười năm sau khi Sài
Gòn kết thúc, Adams tường thuật về câu chuyện trước lúc hành quyết:
“Tôi vừa mới khám phá ra rằng viên thiếu úy Việt Cộng bị hành quyết trên
bức ảnh trước đó đã giết chết một thiếu tá cảnh sát Nam Việt Nam, một
trong những người bạn thân thiết nhất của Loan, và thêm vào đó là toàn
bộ gia đình với vợ con. Tất cả đều đã lên án Loan vì ông ấy đã bắn chết
người tù binh. Nhưng nếu người ta ở trong tình trạng của Loan: khi có
chiến tranh và những người của mình bị giết chết, thì làm sao mà người
ta biết rằng liệu chính mình cũng có bắn chết một tù binh như vậy hay
không?”

Vẻ ngoài gây sốc; nhưng nó chỉ hé lộ một phần của hiện thực phức tạp
hơn, mâu thuẫn hơn những gì có thể thấy rõ trong tường thuật rất nhiều.
Một phần của bức ảnh tổng thể thu hút toàn bộ sự quan tâm. Tiểu tiết có
sức mạnh biểu tượng. Trận tấn công dịp Tết, vâng, toàn bộ cuộc chiến ở
Việt Nam, cô đọng lại trong một bức ảnh hay trong một câu nói duy nhất,
như Peter Arnett với thành tích cá nhân thứ nhì về mặt báo chí đã chứng
minh.

Theo yêu cầu của một vài đại diện truyền thông Mỹ, của giới đứng ở vòng
trong, vì nổi tiếng trong giới báo chí mà hưởng được sự chú ý đặc biệt
của ban báo chí quân đội, cũng là giới đã được gọi tới trong đêm đại sứ
quán bị bao vây, bộ tổng chỉ huy tổ chức trong tuần thứ hai của đợt tổng
tấn công dịp Tết một loạt chuyến đi tham quan trong ngày, để mở rộng
tầm nhìn của báo chí và thể hiện rõ quy mô thảm họa của Việt Cộng. Ở
ngoài kia, hỏa lực được sử dụng tàn nhẫn hơn là trong thủ đô có mật độ
dân cư đông đúc. Những người Việt Cộng tấn công đã bị bom và đạn
pháo nghiền nát. Nhưng còn đáng sợ hơn nữa là các nạn nhân từ người
dân thường và sự tàn phá về vật chất mà cỗ máy chiến tranh đã gây ra.

Bến Tre 1968

Vào ngày 7 tháng Hai 1968, một chiếc máy bay đặc biệt với một nhóm
nhà báo người Mỹ đã khởi hành một chuyến đi trong ngày tới Bến Tre,
một tỉnh lỵ trong đồng bằng sông Cửu Long mà từ nhiều năm nay đã có
thể đứng vững như thành trì trong một vùng bị đối phương thâm nhập và
trong thời gian đó hay bị các đơn vị Việt Cộng bắn phá bằng hỏa tiển.
Trong diễn tiến của đợt tấn công Tết, các nhà chiến lược đối phương đã
cử một lực lượng đặc biệt mạnh tấn công Bến Tre, để cuối cùng rồi cũng
phải chiếm được tiền đồn của chính phủ Thiệu.

Trước áp lực hết sức lớn và mối nguy bị tràn ngập, những người lính Sài
Gòn và các cố vấn của họ không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài cách
yêu cầu pháo binh và không quân yểm trợ, để dùng phương tiện mạnh
mà tiêu diệt những người tấn công đã thâm nhập vào thành phố. Những
hành động như vậy chắc chắn sẽ gây tàn phá rất lớn, và đồng thời cũng
ảnh hưởng tới người dân thường. Với những người Việt Cộng, cả phụ
nữ và trẻ em đã chạy trốn vào trong nhà, cũng bị trúng đạn và bị giết chết.

Nhóm nhà báo từ Sài Gòn quan sát vài giờ những chiếc máy bay chiến
đấu lơ lửng trên các mái nhà và can thiệp vào trận đánh bằng súng máy
hạng nặng. Qua đó, Bến Tre phần lớn chỉ còn là một đống đổ nát. Trong
tường thuật của các thông tín viên, hoàn cảnh đó phần lớn cũng được đề
cập tới. Thêm vào đó, trong phóng sự của Peter Arnett còn có một câu
trích dẫn đã hội tụ tình trạng lại như một cái kính lúp. Peter Arnett đã để
cho một thiếu tá người Mỹ không nêu tên nói một câu nói đã trở thành
câu châm ngôn và đã lột trần tình trạng khó xử của Mỹ ở Việt Nam giống
như một ngọn đèn pha chiếu sáng: “Cần phải phá hủy thành phố để cứu
nó.”

Không một phóng viên nào khác từ nhóm tham quan ở Bến Tre đã nghe
được và ghi nhận câu nói này. Sau này, giới chỉ huy quân đội đã ra chỉ thị
điều tra, để tìm cho ra tác giả của câu nói gây đau đớn, gần như là mang
tính lật đổ đó. Peter Arnett hẳn đã đoán trước, rằng trong trường hợp này
thì tốt hơn là nên bảo vệ nguồn tin của mình trước những cuộc điều tra
của Lầu Năm Góc; hay là ông đã tự viết ra câu đó, và từ những lý do về
văn phong – bi kịch mà đã để cho một thiếu tá nặc danh nói. Một phương
cách như thế cũng là thông thường và được chấp nhận trong báo chí Mỹ.
Peter Arnett vẫn giữ bí mật của mình cho tới ngày hôm nay. Câu chuyện
của ông đã có ảnh hưởng tới thái độ của giới công chúng Mỹ về cuộc
chiến ở Việt Nam nhiều hơn là nhiều hình ảnh và tường thuật khác.

Cú sốc giúp Hà Nội chiến thắng

Mùa thu 1967, tướng Westmoreland trong một chuyến đi thuyết trình
xuyên nước nhà đã vẽ nên một bức tranh tươi đẹp cho tới mức công
chúng đã chuẩn bị tinh thần cho một chiến thắng sắp đến. Trong “Báo cáo
về tình hình quốc gia”, cái mà tổng thống Lyndon B. Johnson trình bày vài
ngày trước Tết, một đợt tấn công của Hà Nội không hề được để cập tới
dù chỉ với một từ. Nước Mỹ đã không chuẩn bị trước cho một thất bại về
quân sự ở Việt Nam.

Đợt tấn công dịp Tết đã tạo ra một cú sốc mà tường thuật báo chí không
bị kiểm duyệt chỉ tăng cường nó lên, nhưng thật ra là không tác động. “Tôi
đã nghĩ là chúng ta sẽOK thắng cuộc chiến này”, người dẫn chương trình
truyền hình nổi tiếng Walter Cronkite bày tỏ, người đã thay đổi quan điểm
cho tới lúc đó của ông qua Tết. Cronkite, người đã sang Sài Gòn ngay
trong thời gian của đợt tấn công, để tận mắt nhìn tình hình, vào lúc đó đã
từ bỏ hy vọng, rằng cuộc chiến này ở Đông Nam Á có thể thắng được
bằng phương tiện quân sự.

Walter Cronkite

Robert Kennedy, người chuẩn bị thách thức Lyndon B. Johnson tại lần
bầu cử tổng thống sắp diễn ra trong năm 1968 bằng cách ra ứng cử, đã
đưa ra một đánh giá tình hình mà nhiều người Mỹ tự phát thấy nó rất hiển
nhiên: “Từ hai mươi năm nay, chúng ta sống trong một ảo tưởng. Lịch sử
chiến tranh không hề ghi nhận một sai lầm kéo dài lâu tương tự như vậy.
Đã đến lúc phải từ giã một hình ảnh điên rồ và nhận ra hiện thực. Một
chiến thắng quân sự không nằm trong tầm nhìn thấy, và trong tương lai
cũng sẽ không thể đạt tới nó được.”

Trong khi Việt Cộng bị cỗ máy chiến tranh của Mỹ tiêu diệt ở Nam Việt
Nam và chịu một chiến bại mang tầm cỡ chiến lược thì phản ứng hoảng
hốt của giới công chúng Mỹ đã giúp cho chế độ Hà Nội có được một chiến
thắng về chính trị. Nhưng chỉ với tường thuật đầy xúc cảm, hướng tới
một worst case của truyền thông thì không thể giải thích được cú sốc của
công chúng. Lý do rất đa dạng, và chúng nằm sâu trong cấu trúc nhận
thức của xã hội Mỹ.

Quân đội Mỹ đóng ở Nam Việt Nam đã sáu năm nay. Cho tới lúc đó, con
số đã tăng lên tới nửa triệu, trong đó đa số là những người phải đi lính,
và chiến thắng được hứa hẹn thì còn lâu mới giành được. Ở Mỹ, cứ hai
năm là bầu cử một lần. Hạ viện được bầu mới hoàn toàn, một phần ba
thượng nghị sĩ phải bước ra tái ứng cử. Chính trị gia cần những thành
công nhanh chóng, để có thể đứng vững trong sự xoay vòng đó. Hệ thống
dân chủ Mỹ cho phép người dân có ảnh hưởng rất lớn tới chính trị. Trạng
thái tâm lý của người dân đi bầu biến chuyển thành những đa số hay thay
đổi. Nền dân chủ Mỹ không cổ vũ cho việc theo đuổi các phương án ngoại
giao một cách nhẫn nại và kiên trì. Truyền thông hiện đại, sự thống trị của
truyền thông lại còn khuếch đại các chỗ yếu của hệ thống này thêm nữa.

Trong Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến, giới công chúng Mỹ đã vượt qua
được lần thử thách lòng kiên nhẫn, vì đối thủ xuất hiện như là cái xấu và
tính cách giống như thập tự chinh đã có thể động viên được những dự
trữ lớn của xúc cảm. Ở Việt Nam, nước Mỹ chỉ hoạt động với trí óc, không
hoạt động với con tim. “Bác Hồ” và những người Việt Cộng sẵn sàng hy
sinh không thu hút một sự căm thù thật sự về phía họ, cái mà người ta có
thể biến đổi chúng thành sự trung thành với các nguyên tắc và ý chí muốn
chiến thắng. Các tổng thống Kennedy và Johnson đã dẫn nước Mỹ vào
chiến tranh mà không thông tin một cách trung thực và đầy đủ cho công
chúng và cũng chưa từng bao giờ cố gắng mang dân tộc đoàn kết đứng
ở sau các lực lượng đang chiến đấu. Quân đội Mỹ, viên tướng thông minh
và tự phê phán Frederik Weyand đã viết ngay từ năm 1976, một năm sau
cuộc chiến, “trước hết không phải là một công cụ của hành pháp, mà là
cánh tay của nhân dân. Vì vậy mà không được phép sử dụng quân đội
một cách thiếu thận trọng.”
Tổng kết của các phân tích quân sự mà sử gia về chiến tranh, đại tá
Summers, đưa ra, cũng rõ ràng và không thể bị hiểu lầm: “Sai lầm chiến
lược lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam là việc không liên kết với ý chí
quốc gia. Qua đó, mà một khả năng bị tổn thương đã thành hình, cái mà
địch thủ đã có thể lợi dụng được.”

Cùng với giới quân đội, tổng thống Lyndon B. Johnson đã cố giấu giếm
người dân Mỹ, rằng cuộc chiến phải được mở rộng từng bước một và
phải nâng tiền đánh cược lên rất cao. Trong một bản ghi nhớ của Hội
đồng An ninh Quốc gia trong tháng Tư 1965, việc đánh lạc hướng và
thông tin sai công chúng được diễn đạt một cách điển hình. Theo ý muốn
của tổng thống, việc tăng lực lượng quân đội lên thêm 18.000 cần phải
được diễn tả “dần dần và hoàn toàn phù hợp với đường lối chính sách
cho tới nay”. Đó là một bước leo thang mà cần phải được diễn tả không
như là một bước leo thang. Nằm trong đường lối thông tin này, một nhà
phân tích thông minh đã phán xét, là “bản chất của những gì sai lầm cơ
bản trong chính sách và chiến lược Mỹ”.

Nhiệm vụ của báo chí là phát hiện ra âm mưu chống công chúng này và
khoan thủng tính lạc quan của Lầu Năm Góc. Nhìn toàn bộ thì giới truyền
thông đã làm tròn được vai trò trong hệ thống của nó. Ngược lại, đối với
Westmoreland, điều chắc chắn là bắt đầu từ Tết [Mậu Thân], “cung cách
ở bên phía các phóng viên Mỹ rõ ràng đã góp phần để cho kẻ địch có thể
giành được một chiến thắng về mặt tâm lý ở Hoa Kỳ”. Tất nhiên, trong
huyền thoại mới về con dao đâm sau lưng này, rõ ràng là người ta đã
phớt lờ, rằng không chỉ các nhà báo mà cả giới chỉ huy quân đội ở Sài
Gòn cũng đã bộc lộ một phản ứng hoảng hốt mà chính nó mới mang lại
cho trận tấn công dịp Tết bước ngoặc quyết định.

Tuy Westmoreland tuyên bố chiến thắng Việt Cộng, nhưng đồng thời lại
để cho sếp của bộ tham mưu liên quân, tướng Earl Wheeler, yêu cầu
thêm 206.000 quân lính dựa trên một kịch bản cho tình huống xấu nhất.
Yêu cầu của giới quân đội này đã khiến cho tổng thống Johnson bỏ cuộc.
Ông ra lệnh xuống thang trong cuộc chiến ở Việt Nam, và đồng thời tuyên
bố ý định rời bỏ chứ vụ, không đứng ra ứng cử cho một nhiệm kỳ thứ hai.

Mãi tới bây giờ Hà Nội mới giành được một chiến thắng ở Mỹ. Các tướng
lĩnh, chứ không phải các nhà báo, đã khiến cho Johnson phải xét lại các
mục tiêu của cuộc chiến và hướng tới việc thương lượng với Bắc Việt
Nam. Các tường thuật báo chí về đợt tấn công dịp Tết chỉ hỗ trợ gián tiếp
cho lần sửa đổi đường lối này.

Ngay cả khi huyền thoại về con dao đâm sau lưng của giới quân đội quanh
Westmoreland không thuyết phục được, người ta cũng vẫn phải thừa
nhận rằng giới truyền thông trong thời gian của đợt tấn công dịp Tết đã
để cho tính bi kịch của các sự kiện bên ngoài trói buộc quá mạnh. Trên
đường săn lùng các hoạt động chiến đấu và hình ảnh biểu tượng nhiều
xúc cảm, đa số các phóng viên đã không nhận ra được giá trị thật của các
sự kiện và cung cấp những bài tường thuật có thể đưa ra một hình ảnh
phù hợp với tình hình quân sự. Tiếp theo sau cú sốc đầu tiên lẽ ra phải là
một tường thuật bình tỉnh, mang tính phân tích mà trong đó thất bại của
chiến dịch công kích của Việt Cộng và tổn thất đáng sợ của những người
tấn công được thể hiện thật rõ.

Mãi sau nhiều tuần, khi cuộc chiến trên đường phố ở Sài Gòn và Huế đã
giảm xuống, thì nhận thức mới lờ mờ hiện ra, rằng Việt Cộng đã không
đạt được các mục tiêu chiến dịch của họ. Tất nhiên, giới công chúng thế
giới chỉ được truyền tải lại một ám chỉ, không nhiều hơn, bị tương đối hóa
bởi sự hoài nghi. Lẽ ra đó là thời điểm cho cỗ máy tuyên truyền của Lầu
Năm Góc. Nhưng quân đội đã đánh mất mọi tính khả tin. Đa số người
dân Mỹ đã tin vào người tổng chỉ huy ở Việt Nam, khi ông ấy đưa ra triển
vọng chiến thắng. Bây giờ thì hầu như không còn ai tin vào ông nữa, khi
ông trình bày một thành công chiến lược thật sự sau Tết.

Peter Braestrup, người thu thập kinh nghiệm báo chí của mình ở New
York Times và Washington Post và sau đó chuyển sang khoa học về
truyền thông, đã đưa ra một nghiên cứu tỉ mỉ về đợt tấn công dịp Tết, cái
cáo buộc giới báo chí nói chung là đã lâm vào tình trạng hoảng loạn, nhận
định và diễn giải sai lầm diễn tiến quân sự của các sự kiện ở Nam Việt
Nam. “Big Story” là tựa đề của bản phân tích đã được xuất bản ngay từ
năm 1977, cái đã đi tới lời phán xét mang tính hủy diệt sau đây: “Hiếm khi
– lúc nhìn lại từ sau này – mà báo chí lại cách xa hiện thực như thời đó.”

Một tác giả khác, Philip Knightley, người nghiên cứu về quan hệ giữa
quân đội và báo chí từ cuộc Chiến tranh Krym, thời điểm bắt đầu của
tường thuật chiến tranh thật sự, đã thừa nhận rằng “phần lớn các thông
tín viên đều nhìn Tết một cách sai lầm”, rằng trước hết là họ đã phớt lờ
thảm họa quân sự của Việt Cộng. Mỗi một phóng viên ở Nam Việt Nam,
Knightley đã cố gắng giải thích các lý do như vậy, chỉ có một phần thông
tin, nhìn bao quát “một lĩnh vực quá nhỏ của nhận thức”. Vì các phóng
viên không nhìn được tổng cục diện nên họ quay sang các biểu tượng,
cuộc hành quyết của Loan, lần tàn phá Bến Tre, các tấn bi kịch bom
napalm và cuối cùng là vụ thảm sát Mỹ Lai. Việt Nam đã làm cho các
phóng viên trở nên kiêu căng, nghĩ rằng có thể mô tả tất cả và làm được
tất cả. Thật sự thì Việt Nam là một tấn bi kịch phức tạp cho tới mức các
nhà báo, cũng như tất cả những người tham gia khác, đã bị nó chế ngự.
“Hãy cẩn thận trước quá nhiều biểu tượng”, Knightley khuyên, “chúng là
một lối thoát êm ái.”

Thiếu sót của tường trình chiến tranh từ Việt Nam mãi sau này mới được
xét ngiệm tỉ mỉ và hiểu thấu với các nguyên do, khi sự kiện đã trở thành
lịch sử từ lâu. Một thiếu sót khác đã được các phóng viên nhận ra và than
phiền ngay từ những năm chiến tranh. Tự do tường thuật chỉ có
ở một bên, ở Nam Việt Nam tại các đơn vị Mỹ và quân đội của Sài Gòn.

Việt Cộng và quân đội Bắc Việt khép kín mình trước ánh mắt của truyền
thông quốc tế. Trong thời gian của những năm chiến tranh, chỉ có một ít
nhà báo chọn lọc là mới được phép đến thăm Hà Nội và tạo cho mình
một hình ảnh riêng của hoàn cảnh.

Chuyến đi thăm Hà Nội

Đi thăm Bắc Việt Nam là mong muốn của hầu như tất cả các phóng viên,
những người chỉ biết miền Nam và phải hài lòng với những phỏng đoán
và suy đoán về phe cộng sản. Đảng viên trung thành với đường lối, không
đưa ra những câu hỏi khó chịu và xác nhận những luận điểm chính của
tuyên truyền chiến tranh Bắc Việt, thường được cho phép đi vào nhiều
hơn là các nhà quan sát “thường dân”, tuy có thiện cảm cho phe yếu thế
về kỹ thuật nhưng lại mở mắt đi khắp nước và so sánh phiên bản chính
thức với hiện thực mà họ tiếp cận được.

Hà Nội, 1973

Năm 1965, chính quyền đã cho phép đội quay phim truyền hình phương
Tây đầu tiên dưới quyền của nhà báo tự do người Anh James
Cameron nhập cảnh vào nước. Nhưng công việc quay phim bị chấm dứt
mà không có lý do cụ thể, và những người khách được mời bay ra khỏi
nước với chuyến bay Aeroflot kế đến. Phim của Cameron biểu lộ nhiều
sự thông cảm và thiện cảm cho người dân đang phải chịu đựng cuộc
chiến tranh ném bom. Lúc sản xuất, nhóm quay phim Anh quốc cũng biết
rằng họ chỉ được cho phép nhập cảnh vì chính phủ hy vọng có lợi riêng
cho họ. Cameron và đội quay phim Anh quốc không được mời tới Hà Nội
để tường thuật tự do, khách quan, một tường thuật mà có thể làm cho
tuyên truyền của Hà Nội lung lay. Lúc đó, ai đi thăm miền Bắc, nhà sử gia
báo chí Philip Knightley phán xét, thì phải dự tính trước tới việc là tính
đáng tin cậy và khả năng của mình cũng như các nguyên tắc chuyên
nghiệp của mình sẽ bị thử thách.
Khi Walter Cronkite, người dẫn nổi tiếng của chương trình tin tức CBS,
công khai thay đổi ý kiến của ông về cuộc chiến ở Việt Nam trên đỉnh cao
của đợt tấn công dịp Tết và khuyên hãy ngưng tham chiến, tổng thống
Lyndon B. Johnson đã cảm nhận điều đó như là một cú đánh mạnh vào
chính sách của ông. Hà Nội phản ứng với lần thay đổi đường lối của con
người quan trọng, theo chủ nghĩa tự do, có nhiều ảnh hưởng tới ý kiến
công chúng đó bằng cách mời ông sang thăm Bắc Việt Nam.

Walter Crokite, đã tham dự Đệ nhị Thế chiến như là phóng viên của UPI,
có linh tính của một nhà báo nhiều kinh nghiệm. Chịu nhiều ảnh hưởng
của giới bảo thủ, ông chưa từng bao giờ nghi ngờ lòng yêu nước của
mình,

Năm 1966, một năm trước đó, ông đã hoài công xin một thị thực cho Bắc
Việt Nam. Lời mời bây giờ, sau khi ông khuyên chính phủ Johnson hãy
chấm dứt cuộc chiến, đối với Walter Cronkite, một con người điềm tỉnh
và không thể mua chuộc được, giống như một phần thưởng từ địch thủ
cộng sản. Ông biết rằng có một câu chuyện lớn đang chờ đợi ông. Phản
ứng của công chúng trước lần xuất hiện của ông ở Hà Nội có thể sẽ còn
lớn hơn sự chú ý đến chuyến đi Sài Gòn của ông. Mặc dù vậy, Crokite đã
yêu cầu CBS hãy từ chối lời mời. Ông không nghĩ rằng ông cần phải đi,
ông đã đánh điện như vậy từ nơi nghỉ mát trong vùng Caribe.

Một đảng viên, người vẫn trung thành với đường lối và tuy vậy vẫn công
bố nhiều thông tin cơ bản về miền Bắc và quân đội của nó, là nhà báo
người Úc Wilfred Burchett, người luôn được mở rộng cửa ở Hà Nội, vì
ông, như là cái loa và kênh thông tin, đã thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt
của chính phủ Bắc Việt Nam một cách đáng tin cậy.

Theo lời giới thiệu của Wilfred Burchett, chính phủ ở Hà Nội đã mời cộng
sự nổi tiếng của tờ New York Times, Harrison Salisbury, vài năm sau đó.
Salisbury với những bài tường thuật từ Bắc Việt Nam đã đưa ra một thước
đo mà tất cả những người khách đến thăm từ Phương Tây sau đó đều
được so sánh với nó. Vì người phóng viên của tờ New York Times, đã
trải qua lần bao vây Leningrad trong Đệ nhị Thế chiến, và đã mô tả sự
chịu đựng của người dân Xô viết một cách hết sức cảm động, cũng nhìn
Bắc Việt Nam bằng đôi mắt thiện cảm.

Loạt bài của Salibury trên tờ New York Times cáo buộc không quân Mỹ
đã bỏ bom không chỉ các mục tiêu quân sự và chiến lược ở Bắc Việt Nam.
Ngay cả các con đê, Salisbury bảo đảm như vậy, cũng đã bị bom hạng
nặng phá hủy, để làm ngập đồng bằng của miền Bắc. Với chứng nhận
của Salisbury, cái bị Lầu Năm Góc tố cáo là tuyên truyền cộng sản, chính
phủ của Hà Nội đã củng cố luận đề không chỉ đóng dấu người Mỹ như là
những người tấn công mà còn là những kẻ phạm tội. Hiệp Chúng Quốc
Hoa Kỳ, lời quả quyết là như vậy, bỏ bom có kế hoạch và hệ thống các
vùng dân cư mật độ cao, để tiêu diệt người dân thường. Cuộc không
chiến cũng phá hủy đê đập và qua đó là nền tảng của cuộc sống Bắc Việt
Nam. Nước Mỹ mang tội khủng bố và diệt chủng.

Peter Weiss, người cả đời mình đã chịu ảnh hưởng nặng của các trải
nghiệm từ thời Phát xít, tác giả người Đức phát xét với con tim, không chỉ
với trí óc lạnh lùng, sau một chuyến đi xuyên qua Bắc Việt Nam năm 1968
đã tin rằng, “nước Mỹ muốn diệt chủng…Ý định của Mỹ là diệt chủng, và
ý định này vẫn còn đó”, Peter Weiss trình bày trong một cuộc trao đổi
với Spiegel mà tôi đã cùng với Georg Wolf tiến hành ở Stockholm trong
mùa hè 1968.

Trong mùa xuân năm 1974, chính tôi cũng nhận được một lời mời ra Bắc
Việt Nam. Cho tới lúc đó, nhà văn và phóng viên báo chí từ nước Cộng
hòa Liên bang [Đức] đã được cho vào, trong số đó có Werner Holzer của
tờ Frankfurter Rundschau, nhưng còn chưa có phóng viên truyền hình
nào, từ [đài truyền hình] ARD lẫn từ [đài truyền hình] ZDF đều không. Lời
mời chuyển tới giám đốc văn phòng ARD ở Hongkong là do một công ty
phim Nhật Bản làm trung gian, có mặt chính thức ở Hà Nội với đội quay
phim duy nhất từ một nước không cộng sản. Cộng tác với đội ngũ
người Nhật này là điều kiện gắn kết với tờ thị thực. Nhờ sự giúp đỡ của
Nihon Denpa News, Tokio, mà tôi, như là phóng viên truyền hình duy nhất
của nước Đức, đã có thể đi thăm Bắc Việt Nam trong thời chiến và đi
thăm đất nước này cho tới biên giới phía Nam, thời đó ở cạnh sông Thạch
Hãn tại thành phố Quảng Trị.

Vào ngày 10 tháng Tư năm 1974, tôi bay từ thủ đô Vientiane của Lào, nơi
Bắc Việt Nam có một tòa đại sứ, cũng là nơi đóng thị thực cho tôi, tới Hà
Nội. Khi rời chiếc máy bay Aeroflot, có một phái đoàn với bông hoa chào
đón tôi. Những trang sau đây là các ghi chép nhật ký mà trong đầu mùa
hè 1974 đã được phát sóng đi như là bài đặc biệt trong hầu như tất cả
các chương trình radio của ARD.

Hà Nội, tháng 3 năm 1973

10 tháng Tư 1974

“Là nhà báo mà được tiếp đón với bông hoa, điều đó đánh thức dậy
những cảm nhận mâu thuẫn. Chính trị gia được đón tiếp như vậy, chính
khách nhà nước luôn luôn được đóng tiếp như vậy, đặc biệt tất nhiên là
các quý bà đi cùng, và thỉnh thoảng cả những người đang tranh cử cũng
yêu cầu để sẵn những bó hoa thật to, thích nhất là hoa lay ơn, để dàn
cảnh tiếp đón ứng cử viên đang tới một cách xứng đáng. Đón tiếp nhà
báo với bông hoa khiến cho người ta suy ra rằng còn có ẩn ý ở phía sau.

Ở đây thì không có ai vào gian sảnh chờ mà không có báo trước. Toàn
bộ khách tới đây đều có một người nhận, một người tiếp, người chuẩn bị
tất cả cho lần lưu lại Hà Nội.

Bông hoa xác nhận một sự việc rõ ràng. Những cử chỉ nồng nhiệt, khiến
cho người ta phải suy nghĩ, có liên quan tới tình huống khó khăn mà một
nhà báo lâm vào, người chấp nhận một lời mời và tuy vậy vẫn quyết tâm
bảo toàn tính độc lập của mình. Lần này thì rủi ro nằm ở cả hai bên. Tôi
không muốn hứa hẹn điều gì cho công việc của chúng tôi. Thậm chí cũng
không hứa hẹn tính khách quan, cái trong trường hợp tốt nhất là lời nói
dối suốt đời của các chính khách. Tôi theo phe phái: phe phái của các sự
kiện.

11 tháng Tư

Ấn tượng từ những chuyến đi qua thành phố để cho tôi phỏng đoán được
tình cảnh khổ cực thật sự của đất nước này. Trong mười năm vừa qua,
Hà Nội đã để cho khách viếng thăm ngạc nhiên bằng các dấu hiệu của
sự nghèo khó và không màu sắc.

Trong một của những quyển sách của ông, Bernard Fall, người đã sống
ở thủ đô trong thời còn của chính quyền thuộc địa Pháp và luôn nhìn Việt
Nam, cả hai Việt Nam, với đôi mắt yêu thương, đã nói về “sự tồi tàn không
thể tưởng tượng được” của Hà Nội. Từ hình ảnh thành phố, người ta hầu
như phải kết luận rằng người Pháp rút đi hẳn đã mang theo tất cả các cây
cọ tô màu và tất cả các dụng cụ để sửa chữa đá lót đường.

Mary McCarthy, thăm Hà Nội năm 1968, trước cuộc chiến tranh ném bom
tập trung vào các trung tâm công nghiệp, đã so sánh thành phố với một
cái bồn tắm cũ, đã trở nên xám xịt và tồi tàn bởi những chất tẩy rửa quá
mạnh.

Thành phố, tôi có cảm giác như vậy, đã còn xuống cấp nhiều hơn nữa và
ngày nay giống như một đài kỷ niệm đang bị sự tăng trưởng nhiệt đới của
thiên nhiên phủ dần cây cỏ lên. Các tòa nhà từ thời thuộc địa, những biệt
thự lớn mà người ta thỉnh thoảng chỉ còn có thể đoán ra được màu nâu
nhạt của nó, đã bị thời tiết làm hư hỏng nhiều. Cửa sổ góc và góc nhà
đầy rêu. Ẩm ướt đã xuyên qua tường và tạo thành một lớp mốc meo
không lan tỏa đi nét óng ánh nào, mà chỉ đánh thức dậy nỗi nhớ nhung
tới những thời tốt đẹp hơn.

12 Tháng Tư

Một khu cư dân ở cạnh đường Khâm Thiên, còn gần như là trung tâm Hà
Nội, đã bị phá hủy bởi một thảm bom B-52 vào ngày lễ Giáng Sinh thứ
hai năm 1972. Theo số liệu chính thức thì lúc đó có 534 ngôi nhà bị phá
hủy hoàn toàn và 1200 bị hư hại. Các quả bom của lần tấn công vào ban
đêm này đã giết chết 283 người và làm bị thương 266 người. Ảnh chụp
của khu dân cư bị tàn phá đó ngày nay được treo trong Bảo tàng Lịch sử
Cách mạng.

Hôm nay, chúng tôi đã tới thăm Khâm Thiên và đã có thể nhìn qua khu
phố đó từ lối đi ở trên cao của một đài tưởng niệm các nạn nhân lần máy
bay B-52 tấn công đó. Ảnh chụp trong bảo tàng mang lại ấn tượng của
một sự tàn phá làm cho người ta nhớ tới cuộc ném bom các thành phố
lớn của Đức trong Đệ nhị Thế chiến. Thật sự thì đó là lần tàn phá một
vùng tương đối bị giới hạn, có chiều ngang 200 mét và chiều dài 600 mét.
Những đống đổ nát đã được mang đi và các hố bom đã được lấp lại. Trên
vùng đất đã được làm phẳng đó là những ngôi nhà tre, những cái chỉ còn
để cho người ta phỏng đoán sự tàn phá của năm 1972.

Đối với khách tham quan từ nước Cộng hòa Liên bang Đức, những người
còn trải qua các cuộc không kích trên diện rộng trong thế chiến vừa qua,
Khâm Thiên đưa ra một bằng chứng rõ ràng rằng ở Việt Nam, Không
quân Hoa kỳ không tiến hành những cuộc tấn công khủng bố có hệ thống
và có kế hoạch nhằm chống lại người dân thường như trong chiến tranh
chống nước Đức và Nhật.

Không phải qua đó mà tác động của thảm bom ném xuống Khâm Thiên
cần phải được làm giảm nhẹ đi; tôi hoàn toàn không muốn gợi lên ý nghĩ,
rằng sự việc không quá tồi tệ vì xảy ra một lần ném bom nhầm và không
có ác ý. Hà Nội trong tháng Mười Hai 1972 đã trải qua một cuộc chiến
tranh ném bom đáng sợ mà hiệu ứng tâm lý của nó chỉ có thể hình dung
ra được khi người ta có lần ở gần một lần ném bom rải thảm của B-52;
ngoại trừ sự tàn phá ở Khâm Thiên và một vài nơi khác, ví dụ như bệnh
viện Bạch Mai, các phi công Mỹ đã ném bom rất chủ định, thế nào đi nữa
thì thành phố này cũng thoát được số phận của một sự tàn phá rộng lớn.

Điều đáng chú ý đối với tôi là Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh Mỹ quan
tâm tới thành phố Hà Nội trước hết và chỉ xem cuộc ném bom dữ dội ở
phía Nam, gần giới tuyến khu phi quân sự, là thứ hạng. Lý do thật rõ ràng.
Nếu như chính phủ cũng ta thán kịch liệt các hư hại như việc ném bom
Hà Nội thì họ đã gián tiếp thú nhận, rằng không quân Mỹ đã đạt được
hiệu ứng mà họ muốn có. Cân nhắc về quân sự ủng hộ việc đưa các
chiến trường phụ của cuộc chiến tranh ném bom vào tâm điểm của chiến
dịch công cộng, và càng lại phải như thế khi một vài nơi như Khâm Thiên
hay bệnh viện Bạch Mai hứa hẹn có một tác động mạnh hơn tới công
chúng thế giới, hơn là sự tàn phá lớn hơn nhiều ở cạnh giới tuyến khu
phi quân sự.

Trong tai của những người vì lương tâm mà tham gia chiến dịch chống
cuộc chiến tranh ném bom của Mỹ, luận điểm này có thể mang tính xúc
phạm. Tôi cũng nhìn thấy mối nguy hiểm trong việc hợp lý hóa về sau cho
cuộc chiến tranh ném bom của Mỹ và giải thích hợp lý cho các hậu quả
ghê sợ của nó. Mặc dù vậy, cả ở đây trong Hà Nội, ở tại nơi xảy ra sự
việc, tôi cũng không muốn bỏ qua việc phơi trần cơ chế tiến hành cuộc
chiến tranh tâm lý ở cả hai bên, phản ánh dường như không có sự đồng
cảm nội tâm, rằng đất nước nhỏ bé này phải với tới những phương tiện
nào, những biện pháp tự vệ nào để cho ý kiến công chúng thế giới trở
thành liên minh của họ trong xung đột với siêu cường quốc quân sự Hoa
Kỳ. Vì đó không phải là một sự kiện tự nhiên, rằng ngoài các nhà nước
xã hội chủ nghĩa thì cả các dân tộc và nhiều chính phủ nước Phương Tây
cũng đứng về phía Bắc Việt Nam và đã để cho chính phủ Mỹ cảm nhận
được áp lực của lương tâm thế giới.

Giới lãnh đạo Hà Nội đã chú tâm tới cuộc chiến tranh tuyên truyền chống
Mỹ một cách xứng đáng với tầm quan trọng của nó, không nương tay cho
tình cảm riêng và thỉnh thoảng cũng không nương tay cho sự thật. Việc
liệu có ép buộc được Washington giới hạn cuộc chiến tranh ném bom và
thậm chí sau đó là ngưng nó hay không phụ thuộc vào thành công của
những cố gắng để cho nước Mỹ xuất hiện như là một thế lực tội phạm,
tàn bạo, hung hãn trong con mắt của Phương Tây. Sự việc quá quan
trọng để mà người ta có thể giao nó cho các nhà đạo đức và người nhân
đức.

Tôi không muốn viết những từ ngữ phi thân thiện về những nhà đạo diễn
cuộc chiến tranh tâm lý của Hà Nội; nhưng mà về các tác giả thiếu sức
mạnh hay thiếu can đảm để mang lại danh dự cho sự thật. Vì từ những
lý do lý trí mà đứng về phía chống lại cuộc chiến tranh ném bom của Mỹ
trong những năm leo thang thì vẫn còn chưa đủ. Các nhà hoạt động thật
sự ở Phương Tây từ những lý do về nguyên tắc đã yêu cầu thừa nhận
các động cơ tội phạm của Mỹ và các ý định đen tối của tổng thống
Johnson và Nixon, muốn tiêu diệt nhân dân Bắc Việt Nam.
Tôi chưa từng bao giờ thấy các lý lẽ cho sự diệt chủng trong quá khứ là
thuyết phục. Các quan sát cho tới nay của tôi ở Bắc Việt Nam đã xác
nhận các dè dặt và hoài nghi này.”

Cho tới đây là các trích đoạn từ quyển nhật ký năm 1974. Phản chiếu rõ
ở trong đó là trải nghiệm, rằng chính phủ ở Bắc Việt Nam có một độc
quyền thông tin mà họ dùng nó một cách cứng rắn. Lĩnh vực quân sự là
lĩnh vực cấm đối với tất cả các đại diện truyền thông từ Phương Tây.
Trong thành phố Đồng Hới, 30 kilômét về phía Bắc của vĩ tuyến 17, những
người tháp tùng chỉ cho tất cả khách tham quan xem ngôi nhà thờ cạnh
cảng đã bị bom Mỹ phá hủy ở mà chỉ còn chiếc tháp là đứng vững, vươn
lên bầu trời tựa như một biểu tượng bị ám khói đen của lời kết tội.

Không được phép quay phim là kho hậu cần của quân đội nằm cách đó
chỉ vài mét. Trong hàng dài dường như vô tận, xe tải với lá cờ của Việt
Cộng chạy từ đây tới con đường mòn Hồ Chí Minh nằm xa hơn về phía
Tây. Tất cả các nhiếp ảnh gia muốn đánh động công chúng thế giới bằng
hình ảnh của ngôi nhà thờ đổ nát đó một cách thành thật thì phải làm cho
rõ sự việc này. Nhưng những người Việt tháp tùng chú ý sao cho chỉ ngôi
nhà thờ là được chụp ảnh chứ kho đạn thì không. Với ngôi nhà thờ ở
Đồng Hới thì thật sự là không thể lên án không quân Mỹ được.

Không một người đối thoại nào ở Hà Nội mà lại cung cấp thông tin có thể
gây nghi vấn cho phiên bản chính thức. Những người “đấu tranh cho tự
do” ở miền Nam chỉ gồm các nhà cách mạng từ miền Nam Việt Nam, luận
điểm đầu tiên là như vậy. Quân đội Bắc Việt Nam hoàn toàn không tham
gia vào trong cuộc chiến ở miền Nam. Tướng Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng và là người chiến thắng huyền thoại của Điện Biên Phủ, đã còn
muốn làm cho Oriana Fallaci tin rằng Bắc Việt Nam “không có liên quan
gì tới đợt tấn công dịp Tết Mậu Thân. Mặt trận (MTGPMNVN) đã tiến hành
nó.”

Vì Bắc Việt Nam hoàn toàn không mang cuộc chiến vào miền Nam, luận
điểm thứ hai là như vậy, nên Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không có quyền
can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Việt Nam. Việc nước Mỹ tham
chiến vì vậy mà là một cuộc xâm lược với mục đích hủy diệt miền Bắc và
tiêu diệt người dân. Cuộc chiến tranh ném bom chống Bắc Việt Nam là
bằng chứng cho luận điểm này. Khách tham quan ở Bắc Việt Nam chủ
yếu được dẫn tới những nơi mà sự việc dường như là ủng hộ cho phiên
bản chính thức.

Trong lúc đó, nạn nhân của họ được giữ kín. Nghĩa trang quân nhân toàn
bộ đều xuất phát từ thời của cuộc chiến chống Pháp. Mãi sau chiến thắng
năm 1975, người ta mới được phép thiết lập nơi tưởng niệm cho những
người đã hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ. Nỗi khổ cực và sự hy sinh
của quân đội ở Nam Việt Nam được giữ bí mật trước chính người dân
của họ. Trong hình ảnh tình hình mà chính phủ Bắc Việt Nam trình bày
cho người dân của họ không có con đường mòn Hồ Chí Minh, không có
quân đội Bắc Việt Nam ở miền Nam, không có chiến bại và không có nạn
nhân. Hỉnh ảnh chỉ cho thấy tính anh hùng, lòng quyết tâm và tất nhiên là
niềm tin chắc chắn, rằng chiến thắng những kẻ tấn công đần độn, xấu xí
và dã man từ Mỹ là điều tất yếu.

Mỗi một nhà báo, người tin vào tự do và độc lập của báo chí, hết sức khó
khăn khi phải thừa nhận rằng Bắc Việt Nam với sự kiểm duyệt cứng rắn
ở bên trong và đóng kín ra bên ngoài, với một hoạt động báo chí có kế
hoạch và được chỉ đạo, cái đưa ra cho công chúng thế giới những luận
điểm tuyên truyền chứ hầu như không đưa ra sự kiện, đã thành công một
cách đáng ngạc nhiên.

Sử gia chiến tranh người Mỹ Harry G. Summer, trong một quyển sách
phân tích các lý do của chiến bại, thuật lại cuộc gặp gỡ của một sĩ quan
tham mưu Mỹ và một của Bắc Việt Nam sau khi Hiệp định Ngưng bắn
Paris được ký kết trong mùa đông 1973. “Các anh chưa từng bao giờ
chiến thắng được chúng tôi”, người Mỹ nói.

“Có thể là như vậy”, viên đại tá từ Hà Nội nói, “nhưng điều đó không quan
trọng.”

Thật sự thì Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ thua cuộc chiến về mặt chính trị
chứ không phải về mặt quân sự. Chính sách báo chí và thông tin của
chính phủ ở Hà Nội đã đóng một vai trò trung tâm ở trong đó. Trong khi
cuộc chiến ở miền Nam được giới truyền thông Mỹ và quốc tế mô tả lại
trong hiện thực đầy tàn bạo của nó và đi vào nhận thức công chúng thì
Bắc Việt Nam chỉ cho phép có lạc quan và niềm tin chắc vào chiến thắng,
đưa đường lối thông tin vào phục vụ cho sự việc của quốc gia và đồng
thời khéo léo lợi dụng các yếu điểm trong hệ thống chính trị của Mỹ.

Đó không phải là tình cờ, khi đợt tấn công Tết rơi vào trong thời gian ủ
bệnh của tranh cử Mỹ. Trong vòng vài ngày, ở Hà Nội người ta cũng nhận
ra rằng câu hỏi liệu Việt Cộng trong cuộc tấn công mở đầu có thâm nhập
được vào trong tòa đại sứ hay không, có một tầm quan trọng cốt yếu trong
con mắt của khán giả Mỹ. Chính phủ in ra các tường thuật trải nghiệm mà
rõ ràng là đã được tưởng tượng ra, nhưng là những cái hỗ trợ cho xu
hướng ở Mỹ và hé lộ cho thấy một cảm giác chắc chắn tới mức đáng
ngạc nhiên về việc có thể lay động ý chí chính trị của giới công chúng Mỹ,
muốn tiếp tục cuộc chiến, ra sao.
Từ thời gian Việt Nam, có một câu hỏi được đặt ra, rằng trong một xung
đột liệu một bên có được phép cho báo chí tự do hay không, khi bên kia
nâng sự kiểm duyệt và thông tin đánh lạc hướng lên thành nguyên tắc,
và đưa toàn bộ truyền thông vào phục vụ cho chính phủ. Cuộc chiến ở
Việt Nam, chấm dứt với chiến bại của Mỹ, cái, như là đỉnh cao của công
tác báo chí nhiều thành công của Hà Nội, được nhiều phần của thế giới
ăn mừng như chiến thắng, thắng lợi, hẳn đã không chỉ đặt ra câu hỏi mà
cũng đưa ra cả câu trả lời.

Báo chí có phá hỏng chiến thắng hay không?

Trong lúc phân tích phê phán các nguyên nhân cho chiến bại của Mỹ ở
Việt Nam, giới truyền thông bị cáo buộc rằng đã xói mòn tinh thần ở “mặt
trận quê nhà” và qua đó đã hỗ trợ cho chiến bại đầu tiên mà Hiệp Chúng
Quốc Hoa Kỳ phải chịu đựng trong lịch sử của nó.

Năm 1981, Robert S. Elegant, một thông tín viên châu Á lâu năm, người
cũng nổi tiếng như là một tác giả tiểu thuyết (“Dynasty”), cảm thấy bị thúc
giục phải khiêu khích giới cùng nghề, bằng cách cho rằng họ đã có lỗi
chính trong thảm họa ở Việt Nam. Elegant thuộc thế hệ nhà báo chịu dấu
ấn của Đệ nhị Thế chiến và đối với họ thì đó là điều hiển nhiên, tự đồng
nhất mình vô điều kiện với sứ mệnh của Mỹ, với sự việc của “thế giới tự
do”.

Nhà báo ảnh huyền thoại Horst Faas trong Chiến tranh Việt Nam

Các old hands, những người am hiểu cũ của hoàn cảnh châu Á, ông viết
như vậy trong một bài văn tranh luận, không bao giờ tự cho rằng Nam
Việt Nam hưởng được một chế độ đáng để vui mừng. “Nhưng chúng tôi
tin rằng sự thống trị của miền Bắc sẽ tồi tệ hơn cho đa số người dân.”
Các phóng viên trẻ tuổi hơn, Elegant than phiền như vậy, đã lan truyền
những ảo tưởng về Bắc Việt Nam. Vì họ không tin Lầu Năm Góc nên họ
cho rằng Hà Nội là nơi chứa đựng sự thật; và họ làm cho thế giới tin rằng
cũng là tốt cho Phương Tây, khi chế độ tham nhũng của Sài Gòn sụp đổ,
vì sau đó sẽ có một sự phát triển hòa bình, độc lập và dân tộc ở Nam Việt
Nam. “Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, kết cuộc của một cuộc chiến
không được quyết định trên chiến trường mà là trên những trang báo và
còn nhiều hơn nữa là trên màn hình.”

Tướng Westmoreland và nhiều sĩ quan bảo thủ trong Lầu Năm Góc có
thể nhìn thấy trong tranh luận của Elegant một lời xác nhận cho “huyền
thoại con dao đâm sau lung” được làm mới. Để đừng giúp giới quân đội
có được một chiến thắng không xứng đáng về sau này, cái mà họ tin rằng
nó đã ở gần tới mức có thể với tới được, hầu như tất cả các nhà báo mà
cảm thấy mình có liên quan đến đều bước ra để tương đối hóa hay phản
bác các luận điểm của Elegant.

Một lão thành khác trong số các phóng viên chiến tranh, Keyes Beech,
thừa nhận rằng báo chí ít ra thì cũng cùng có lỗi tại chiến bại của Mỹ. “Tôi
sẽ không tiến xa như Elegant. Nhưng truyền thông đã cùng giúp để thua
cuộc chiến.”

Đa số những người tham gia vào trong cuộc thảo luận vào đầu những
năm tám mươi đó thì ngược lại đã cực lực phản bác lời phê phán của
Elegant. Trong đó, lý luận được đưa ra là báo chí không tạo nên mà chỉ
phản ánh tâm trạng của người dân, rằng xu hướng ý kiến của các nhà
báo không làm cho khán giả thay đổi cảm nhận. Walter Cronkite, Stanley
Karnow thuộc giới báo chí tự do viết như vậy, đứng xa ở phía sau hiện
tình tâm trạng của công chúng Mỹ. Khán giả đã từ bỏ chiến thắng từ lâu,
trước khi người điểu khiển chương trình này, mà độ đáng tin cậy của ông
được khán giả truyền hình đánh giá cao hơn là của tổng thống Mỹ, thay
đổi quan điểm của mình. “Cronkite phản ánh các ý kiến nhưng ông không
tạo ra chúng.”

Trong tháng Hai 1983, đại học của Nam California ở Los Angeles đã tổ
chức một hội nghị chuyên đề để xem xét lại các kinh nghiệm của cuộc
Chiến tranh Việt Nam, và tranh luận về các bài học đã được rút ra từ cung
cách và tác động của một giới báo chí tự do, không bị kiểm duyệt ở Nam
Việt Nam.

Trong đó, khi nhìn lại, Barry Zorthian đã thừa nhận rằng tình hình ở Việt
Nam được truyền thông thể hiện đúng hơn là các tổ chức nhà nước, tức
là đại sứ quán và quân đội. Tuy vậy, Zorthian vẫn không tha cho các nhà
báo lời buộc tội, đã khám xét phía bên này tốt hơn là vị trí của đối thủ
cộng sản. “Quá hiếm khi, thật ra là không bao giờ, mà phóng viên lại
chuyển tải đúng mức chính sách và các mục tiêu của Mặt trận Dân tộc
Giải phóng và của chính phủ ở Hà Nội.”

Thiếu sót và khiếm khuyết của công tác báo chí ở Việt Nam là không thể
không nhận ra được. Mặc dù vậy, đánh giá của sử gia báo chí người Anh
Philip Knightley đối với tôi dường như là đúng, người nhận định rằng cuộc
Chiến tranh Việt Nam đã được diễn tả tốt hơn và toàn diện hơn là tất cả
các cuộc chiến trước đó. Trong lịch sử, chưa từng bao giờ mà những hiện
thực ẩn nấp sau các từ ngữ máu, mồ hôi và nước mắt lại được đưa vào
hình ảnh một cách không thương xót, bất kể tinh thần chiến đấu của quân
đội và các cảm xúc của mặt trận quê nhà như là ở Việt Nam. Những sự
khủng khiếp đó đã gây ấn tượng cho công chúng thế giới. Các phóng viên
không tạo ra chúng mà chỉ làm cho người ta có thể nhìn thấy chúng.

Bài học từ một nhận thức như vậy chỉ có thể là, Harry G. Summers nhận
định như vậy, các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ còn đẫm máu hơn
và đáng ghê tởm hơn là cuộc chiến mà thế giới trải qua ở Việt Nam. Thật
là phi lý khi tin vào “một cuộc chiến tranh nhân đạo”; và cũng mang tính
ảo tưởng không kém khi cho rằng các sự việc của một cuộc chiến như
vậy có thể được giữ bí mật trước công chúng. Kiểm duyệt, Đại tá
Summers đưa ra cho giới chính trị gia suy nghĩ, không phải là giải pháp
cho các vấn đề của tương lai.

“Nước Mỹ”, Tướng Frederik Weyand bổ sung trong một phân tích các
kinh nghiệm Việt Nam, “tin vào vật chất, vào pháo binh, bom, hỏa lực thật
mạnh, để giữ mạng sống những người lính của nó. Mặt khác, địch thủ bù
đắp cho sự thiếu thốn ‘vật chất’ của họ bằng cách gửi con người đi trước
thay cho máy móc, và họ đã chịu những tổn thất rất lớn trong lúc đó. Quân
đội đã trải qua điều này ở Triều Tiên. Lẽ ra chúng ta cần phải truyền tải
lại hiện thực này cho nhân dân Mỹ, trước khi người dân trải qua nó trên
màn truyền hình. Quân đội phải đưa ra rõ ràng cái giá của một lần tham
chiến, trước khi chúng ta gửi quân lính đi, để người Mỹ có thể cân nhắc
cái giá phải trả bằng máu và bằng sự kinh hoàng với mối nguy hiểm sẽ
đe dọa nếu như chúng ta không tham dự.”

Nữ phóng viên Catherine Leroy đang chuẩn bị nhảy dù cùng với Lữ


đoàn Dù 173 trong chiến dịch Junction City.

Trong Đệ nhất Thế chiến, không có một bức ảnh duy nhất nào được in
trên một tờ báo Đức hay Anh hay Pháp mà cho thấy một nạn nhân của
những cuộc chiến, một xác chết. Năm 1915, chính phủ Anh còn cấm họa
sĩ vẽ người chết trong các bức tranh về các trận đánh.

Nếu như báo chí thời đó được phép mô tả hiện thực thì các dân tộc Âu
châu đã biết được những con số tổn thất gây sốc và đã tạo cho mình
được một hình ảnh về những cuộc thảm sát hàng triệu người, và nếu thế
cuộc chiến chắc đã chấm dứt sớm hơn. Chính trị gia và tướng lĩnh chắc
đã không chịu đựng được áp lực, sự ghê tởm và kinh hoàng của công
chúng; họ đã phải cho hòa bình một cơ hội sớm hơn, sớm hơn rất nhiều.
Ý nghĩ giả thiết này dẫn tới việc phải suy nghĩ lại 150 năm vừa qua dưới
khía cạnh, rằng liệu lịch sử thế giới có cùng một diễn tiến hay không, khi
lúc nào cũng có một giới báo chí tự do có mặt, để làm cho con người
nhận thức được các tổn thất về xương máu và mạng sống. Đế quốc thuộc
địa Anh nói chung là có thành hình hay không khi chính trị gia và người
dân ở London trải qua được hiện thực đẫm máu của cuộc nổi dậy ở Ấn
Độ năm 1854? Nước Mỹ có chịu đựng được cuộc chiến tranh trên biển
chống nước Nhật ở Thái Bình Dương hay không khi công chúng Mỹ biết
chính xác hơn về trận đánh ở Guadalcanal (1942); thậm chí chỉ nhiều hơn
là vị trí địa lý và chiến thắng cuối cùng? Cuộc chiến chống Hitler, những
lần công kích Hamburg, Dresden, Tokio có được công chúng trong các
nước Đồng Minh chịu đựng được về mặt tâm lý hay không nếu như có
một tường thuật thực tế như ở Việt Nam?

“Nếu như truyền hình đã có từ trận đánh Gettysburg thì nước Mỹ đã có


hai nhà nước”, nhà báo bảo thủ George F. Will viết trong báo Newsweek.
“Cuộc tàn sát đó sẽ khiến miền Bắc để cho miền Nam đi theo con đường
riêng của họ. Đó là một câu hỏi còn chưa được trả lời, rằng liệu một nền
dân chủ với công nghệ thông tin hiện đại và với sự nhạy cảm hiện đại nói
chung là có thể trả cái giá cho việc là một cường quốc hay không.”

Chiến tranh không còn là phương tiện của chính trị nữa, khi truyền thông
mô tả nó đúng và thực tế. Việt Nam đã dạy cho các chính trị gia cầm
quyền, rằng chỉ có thể chịu đựng qua được những cuộc chiến, khi truyền
thông bị thao túng và kiểm duyệt, được đưa vào phục vụ cho chính phủ
một cách bất chấp, chỉ còn được phép hỗ trợ cho chính phủ, không còn
được phép phê phán.

Cuộc Chiến tranh Falkland mà Liên hiệp Anh đã tiến hành năm 1982 ở
Nam Thái Bình Dương chống Argentina là thử thách lớn đầu tiên cho sự
tự do của báo chí sau Việt Nam. Qua áp lực thật lớn, chính phủ Anh đã
tác động để báo chí đứng vào phục vụ cho sự việc của quốc gia. Thông
tín viên nước ngoài không hề được chấp thuận ở bên phía Anh. Chỉ một
ít phóng viên Anh từ những cơ quan chọn lọc là được phép cùng đi trên
con tàu chỉ huy của hải quân; họ chỉ có thể trải nghiệm các trận đánh từ
khoảng cách ở xa, từ tàu thủy dưới sự kiểm soát của quân đội. Các tường
thuật của nhà báo bị kiểm duyệt, giới quân đội hoàn toàn tự quyết định
cái gì được phép công bố vào lúc nào.

Chỉ một mình BBC là đã cố tranh đấu để hoàn thành nhiệm vụ thông tin
của họ đối với xã hội. Họ đã để cho người ta chê trách, rằng họ không chỉ
nghi ngờ các thông cáo của Argentina mà cả các khẳng định của chính
phủ họ. “Chúng tôi không thể chứng minh được”, có lần một người dẫn
chương trình tin tức buổi tối của BCC nói, “rằng chính phủ của chúng tôi
nói dối – từ Argentina thì chúng tôi biết được điều đó.”

Một năm sau đó, 1983, chính phủ Mỹ dưới Tổng thống Ronald
Reagan cũng chứng tỏ rằng họ đã học được bài học ở Việt Nam. Lần
chiếm Grenada đã diễn ra mà không có truyền thông. Phóng viên chỉ
được chở bằng máy bay tới khi chiến dịch đã kết thúc thành công.

Ở Cộng hòa Liên bang Đức, nghị sĩ nội vụ trước đây của Berlin Wilhelm
Kewenig đã nổi bật với lời phát biểu, rằng sự tự do báo chí phải lui lại ở
nơi xảy ra vụ việc. Chỉ riêng việc một vài ngàn kẻ vô chính phủ tụ tập tại
ngày kỷ niệm của Ngân hàng Thế giới trong tháng Chín 1988 thì trong
mắt của Kewenig là đã đủ để bào chữa cho sự giới hạn tự do thông tin
mà không có nó thì một sự tự do thật sự của báo chí không thể có.

Tính nhỏ bé của nguyên cớ để cho người ta mường tượng được, truyền
thông sẽ còn sở hữu được không gian tự do nào ở một mối đe dọa từ bên
trong hay từ bên ngoài. Không có, lo ngại là như vậy. Một tranh luận công
khai về vai trò của truyền thông trong tình cảnh hiểm nghèo (vẫn còn)
không có ở đất nước này mặc cho Falkland và Grenada.

Lào: con chuột gầm thét

“Bình tâm trên hết thảy!”

Trong tháng Mười 1970, tôi đã nhân một lệnh tạm thời cấm nhập cảnh
vào Nam Việt Nam, mà chính phủ ở Sài Gòn đã ban hành cho tôi vì những
nhận xét phê phán Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, để đi thăm Lào. Ngay
từ chuyến đi đầu tiên tới Vientiane này, đặc tính của xã hội Lào đã gây ấn
tượng cho tôi, một xã hội khác rõ ràng với nước Việt Nam láng giềng trong
hệ thống giá trị và hình thức sống của họ. Chuyến bay này là lần dẫn dắt
đầu tiên vào trong những hoàn cảnh mới.

Ở Bangkok, chiếc DC6 của “Royal Air Laos” chở hành khách cho chuyến
bay 17 giờ về Vientiane. Hãng hàng không hoàng gia không có gì tốt hơn
là một chiếc máy bay cánh quạt bốn động cơ, do một hãng hàng không
Mỹ loại ra. Ngay người Khmer thời đó là đã tới được với giao thông phản
lực. Người Lào thì dường như không vội vàng chuyển đổi. Cái mà người
ở Phương Tây gọi là thời gian bị mất đi thì họ xem như là một thắng lợi,
một phần thưởng cho sự thư nhàn và yên bình.

Lào đầu những năm 1970


Lào biết những giá trị cao hơn là chính xác và toàn hảo. Bài học này được
chuyển tải cho tôi khi tôi nhìn xuống con đường đắp bằng đá dăm từ chỗ
ngồi của tôi trong cabin, nơi tôi đang chờ lần cất cánh bay lên bầu trời
mùa mưa đang mang vẻ đe dọa, bị ép giữa những cái giỏ và bó của các
hành khách địa phương đi cùng. Viên phi công trưởng đã rời buồng lái
thêm một lần nữa và cực nhọc bước qua lối đi giữa những hàng ghế, để
kiểm tra các động cơ thêm một lần nữa. Ông cầm trong tay một cái giẻ
lớn, đầy dầu mỡ, cái mà ông dùng nó để lau đầy trìu mến phần dưới của
lớp vỏ ngoài các động cơ. Sự tin tưởng của tôi vào trong viên phi công
được tăng cường rất nhiều qua cảnh tượng đó.

Sự ngờ vực vào “khí cụ bay” này đã biến chuyến bay chữ chi qua những
đám mây nguy hiểm thành một trải nghiệm hành hạ tôi. Tôi phải mở lòng
ra cho nhận thức, rằng ở Lào thì người ta hầu như nhắm mắt tin vào số
phận. Số phận muốn rằng chuyến bay vào lúc hoàng hôn này được tặng
thưởng cho một vòng cung lớn trên con sông Mekong rộng, đang tràn qua
bờ vì những cơn mưa, trước khi chiếc máy bay đáp nhẹ nhàng và an toàn
xuống đường băng của Vientiane.

Ngồi cùng máy bay là Hans Walter Berg, một thông tín viên nhiều kinh
nghiệm từ New Delhi. Ông không hề chú ý tới cái giẻ dầu mỡ và tình trạng
của chiếc máy bay; ông đã học được cách tin vào số phận từ lâu. Ông
không ghi nhận những đám mây to chồng chất lên nhau. Ông bình thản
ngủ.

Có lần, một nhà quan sát người Anh chuyên về tình hình ở Lào đã tới
thăm một trong những viên tướng chỉ huy của Lào, người đã trang hoàng
cho cửa vào phòng làm việc của mình với một câu khẩu hiệu đáng chú ý.
Không phải là “Kẻ thù đang nghe lén” hay “Hãy nhận ra địch thủ” được
viết ở trên đó, như người ta dự đoán trong một trại lính, mà là: “La
tranquillité avant tout” – “Bình tâm trên hết thảy”. Câu khẩu hiệu của viên
tướng cung cấp chiếc chìa khóa để thông hiểu một đất nước mà thời đó
quảng bá cho mình trên các tấm áp phích to lớn với câu nói: “Fall in love
with a small country, let it happen to you.”

Thời đó, Bangkok, Jakarta và Manila đang thay đổi hình ảnh của chúng
với vận tốc hết sức nhanh chóng. Nhà chọc trời đặt dấu ấn lên hình dáng
mới. Ngay cả Sài Gòn và Phnom Penh cũng trải qua lần ập vào của thời
Hiện đại. Vientian cương quyết giữ chặt lấy cái xưa cũ. Chỉ các bảo tháp
của những ngôi chùa, những cái tháp hình trụ mà hài cốt nằm ở trong đó,
là vươn lên bầu trời cao hơn các hàng cây. Nhà nằm trong bóng mát của
cây cối. Thủ đô này hoàn toàn không có gì phô trương, không có gì là
khoác lác và tự phụ. Ở đây vẫn còn có sự kín đáo, tính riêng tư, khiêm
tốn, ít nhất là ở mặt tiền bên ngoài.

Hầu như trong bất cứ một mô tà nào về đất nước này cũng xuất hiện từ
“ngủ quên”. Người ta có ý muốn nói tới cái nề nếp kín đáo của một xã hội
châu Á, cái mà cả trong thủ đô cũng vẫn bảo toàn cái tính khoan thai của
nó, “tranquillité” của nó. Dường như là người dân không biết tới sự hoạt
động sôi nổi, niềm say mê, bộc phát tâm hồn. Cái “không sao cả”, cái mà
ở Thái Lan cũng là một điều khôn ngoan cho cuộc sống, có tên là “bau
pinh yanh” trong tiếng Lào. Sự thờ ơ và bình thản được chứa dựng ở
trong đó để cho “ngày mai” nghe giống như “Cẩn thận!”, như một người
chế nhạo nói. Người ta tin là ở đây đã gặp một dân tộc mà đã tiếp nhận
những lời giảng dạy của Đức Phật vào trong cuộc sống thực tế nghiêm
túc hơn các xã hội còn lại của châu Á. Khi đời là bể khổ thì nổi dậy chống
lại nó không có lợi. Khi tất cả là vô thường thì cái tạm thời và nhất thời là
vừa đủ để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. “Ngủ trên
chiếu thì không rơi từ trên cao xuống” là một câu nói khôn ngoan có ý
nghĩa sâu sắc của Lào. Tính bình thản của xã hội này bắt nguồn từ niềm
tin tôn giáo, rằng chỉ cái nghiệp là quan trọng, tổng kết của cuộc sống và
những công quả tích tụ được ở trong đó, chứ không phải sở hữu, đẳng
bậc và thanh danh. “Khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc sống là cái
chết”, người Lào suy diễn lời giảng dạy của Đức Phật là như vậy. Thế
giới quan này có ảnh hưởng tới hiện thực từ sự tồn tại cá nhân cho tới
chính trị.

Nơi cư ngụ của nhà vua là Luang Prabang nằm ở phía Bắc của Vientiane,
một thành phố nhỏ trong vùng núi non, trông giống như một trung tâm
Phật giáo vì có nhiều chùa. Chính phủ thuộc địa Pháp không muốn định
cư ở Luang Prabang hẻo lánh. Họ thích Vientiane nằm ở đồng bằng, ngay
cạnh sông Mekong hơn và đã làm cho nó trở thành thủ đô hành chánh
của Lào.

Tất cả những gì khiến cho người ta nhớ tới một thành phố thật sự đều
xuất phát từ thời Pháp: ba hay bốn con đường trải nhựa, được kéo tương
đối thẳng qua hình ảnh thành phố, một vài ngôi nhà văn phòng, quán cà
phê, nhà hàng khiêm tốn, được các ông chủ người Pháp giữ ở đẳng cấp
đáng ghi nhận, thêm vào đó là một vài quán rượu và nhà chứa có tiếng
tăm đặc biệt không hay trong số những người biết châu Á. Ở Lào trước
1975, trước chiến thắng của người cộng sản, cần sa và thuốc phiện được
bán ở chợ công khai và hợp pháp. Ở đây còn có những tiệm hút thuốc
phiện mà trong đó người ta có thể hút một tẩu thuốc, nằm trên những thứ
đồ đạc sờn cũ, dơ dáy, trong một môi trường đưa người khách vào thế
giới ảo của những cuốn phim cải lương về châu Á. Ngay tới thủ tướng
của nước này, nhà quý tộc Souvanna Phouma, cũng không hề che dấu
việc ông tự cho phép mình hút vài ba tẩu thuốc phiện trong ngày và cho
rằng sự thưởng thức này là không độc hại và có thể dung thứ cho được.

Phần lớn hơn rất nhiều của Vientiane không được lát đá. Đường cát với
những cái ổ gà thật sâu dẫn vào khu biệt thự, nơi giới tinh hoa của đất
nước này, có tường và bờ giậu che chắn ánh mắt người xa lạ, sống một
cuộc sống tiện nghi, hoàn toàn không xa xỉ. Ai đến Vientiane mà không
có lời giới thiệu, không tìm được người đầu mối liên lạc, người mở lối vào
xã hội, người đó sẽ có ấn tượng đang ở trong một ngôi làng lạc hậu, bị
xây che mất tầm nhìn, ở rìa của thảo nguyên mà trong đó cuộc sống hầu
như đã đứng lại. Hình thức được coi trọng ở Vientiane. Người xa lạ chỉ
được chào mừng khi họ được dẫn nhập vào đúng theo nghi thức và khi
họ chú ý tới truyền thống, kính trọng các tập quán và tôn trọng những điều
không được nói tới.

Thật khó có thể hiểu thấu được, rằng nước Lào ít dân cư với 91.000 dặm
vuông, phần lớn là đồi núi, đóng kín, không có đường ra biển và từ nhiều
thế kỷ là đối tượng và thường là nạn nhân của chính sách các láng giềng
hùng mạnh, của người Việt và người Thái, rằng đất nước nghèo nàn, lạc
hậu, thật sự là vô hại này vào đầu những năm sáu mươi lại đứng trong
tiêu điểm của chính trị thế giới. Sự trung lập hóa được ban hành trong
Hiệp định Genève năm 1954 không ngăn được nước Lào rơi vào trong
lực hút của Chiến tranh Việt Nam đang leo thang.

Sự trung lập đã trở thành ảo tưởng, từ khi giới lãnh đạo Đảng ở Hà Nội
tin rằng lần bầu cử thống nhất đất nước được thỏa thuận trong Hiệp định
Genève sẽ không diễn ra. Năm 1959, Hồ Chí Minh và những người cùng
đấu tranh với ông từ bỏ niềm hy vọng, có thể “giải phóng” miền Nam Việt
Nam bằng các phương pháp hòa bình. Họ quyết định đấu tranh vũ trang,
việc đã lôi Lào vào trong cuộc chiến, vì việc tiếp tế cho quân đội cách
mạng ở miền Nam chỉ có thể được bảo đảm bằng cách lạm dụng tính
trung lập của Lào.

Đứng ở vĩ tuyến 17, đánh dấu ranh giới giữa Bắc và Nam Việt Nam ở
sông Bến Hải, là các lực lượng mạnh của Sài Gòn, ngăn chận không cho
quân lính Bắc Việt thâm nhập vào dưới số đông và lén mang qua vũ khí
với đạn dược. Để đi vòng qua rào cản này, để nói chung là che dấu việc
tham gia vào trong cuộc chiến ở miền Nam, Hà Nội gửi quân lính và tiếp
tế qua một con đường rừng bí mật xuống Nam Việt Nam, chạy qua lãnh
thổ Lào và sau đó về phía nam là cũng chạy qua cả lãnh thổ Campuchia.

Năm 1960, công cuộc mở rộng cho cái được gọi là đường mòn Hồ Chí
Minh đó bắt đầu, cái dẫn từ ở ngay trước sông Bến Hải, ở vĩ độ của thành
phố Đồng Hới, dẫn sang lãnh thổ Lào và từ đó chạy song song với biên
giới Lào-Việt xuống miền Nam trên vùng đồi núi khó tiếp cận được. Huyện
lỵ Tchepone là một giao điểm của đường mòn. Tiếp tục về phía Nam, con
đường mòn chạm vào các tỉnh Saravane và Attapeu của Lào. Từ đây có
những con đường ngang dẫn trở lại Việt Nam vào vùng hoạt động của
các đơn vị ở miền Trung Việt Nam. Tiếp tế cho Sài Gòn vùng đồng bằng
sông Cửu Long cũng được chở từ lãnh thổ Lào tiếp tục sang lãnh thổ
Campuchia, cũng là trung lập, và chỉ tới được với lực lượng chiến đấu ở
miền Nam sau khi vi phạm tính trung lập của hai đất nước.

Vùng đất cần thiết cho đường mòn Hồ CHí Minh trên thực tế là bị quân
đội Bắc Việt chiếm đóng. 30.000 tới 40.000 người lính đã giành sự kiểm
soát một vùng đất khó tiến tới gần, hầu như chỉ có các bộ tộc miền núi
sinh sống, mà không cần quan tâm tới luật pháp quốc tế và không có thỏa
thuận với chính phủ ở Vientiane.

Hoạt động của Việt Nam này được che chắn bởi một tổ chức – mặt trận
thống nhất Lào, Neo Lao Hak Sat (Mặt trận Yêu nước Lào), có “Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào” đứng điều khiển ở phía sau, mà trong đó
những người con lai, người Lào-Việt và thành viên của thiểu số người
Việt ở Lào nắm quyền lực trong tay. Quân lính của các tổ chức cộng sản
theo Việt Nam này được biết dưới tên Pathet Lào (Đất Lào).

Phần lớn của tất cả tám tỉnh Lào có biên giới với Việt Nam đều bị quân
đội Hà Nội chiếm đóng và qua đó bị giật ra khỏi sự kiểm soát của chính
phủ ở Vientiane. Ở đây, dưới sự bảo vệ của quân đội Bắc Việt hùng mạnh,
trong tỉnh lỵ Sam Neua còn hoang sơ chưa được khai phá, Pathet Lào,
lực lượng hỗ trợ của Lào, có tổng hành dinh của họ.

Sự cắt xén chủ quyền, sự bất lực của chính phủ ở Vientiane, không thể
bảo vệ quyền kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ, đã khiến cho xã hội Lào
phân rã ra thành ba phần: thành Pathet Lào, những người thành lập một
nhà nước trong nhà nước, được Việt Nam hỗ trợ và cung cấp quân trang
quân dụng; rồi người cánh hữu dưới sự lãnh đạo của tướng Phoumi
Nosavan, những người tin rằng có thể tái thiết lập sự toàn vẹn lãnh thổ;
và cuối cùng là phe “trung lập” , làm trung gian giữa tả và hữu và không
muốn rời bỏ niềm tin, rằng hòa bình có thể được tái thiết lập ở Lào, chỉ
cần người Lào giải quyết các vấn đề của họ ở bàn đàm phán và cùng
chung sống hòa bình không có sự can thiệp từ bên ngoài, trong tinh thần
của sự khoan dung và phi bạo lực.

Trụ cột chính của những người trung lập là hoàng tử Souvanna Phouma
(Ph phát âm như P), sinh năm 1901. Lần nước Nhật xâm chiếm Đông
Nam Á đã mang Souvanna Phouma ra chính trường năm 1942. Ông tham
gia phong trào Lào Issra, phong trào mà sau 1945 với những sức lực cuối
cùng đã cố gắng ngăn chận lần quay trở lại của thế lực thuộc địa Pháp.

Sau khi việc này thất bại, một chia rẽ có nhiều hậu quả đã xảy ra trong
phong trào Lào Issara. Một nhóm dưới sự lãnh đạo của Souvanna
Phouma quyết định cộng tác dè dặt với chính quyền thuộc địa, để qua
đàm phán và áp lực, thế nào đi nữa thì cũng bằng phương tiện hòa bình,
mà đạt tới nền độc lập quốc gia. Nhóm Lào Issar thứ hai dưới sự lãnh
đạo của người em cùng cha khác mẹ trẻ hơn mười một tuổi của ông,
Souphanouvong quyết định đấu tranh vũ trang. Đồng thời, họ cũng thiết
lập một liên minh về chính trị và quân sự với Hồ Chí Minh và Việt Minh
của ông. Sự chia rẽ của Lào Issara là một sự chia rẽ của giới tinh hoa
Lào, và là lời mời Đảng Cộng sản Bắc Việt can thiệp vào tình hình nội bộ.

Souvanna Phouma đã dùng phần còn lại của cuộc đời mình để tái thống
nhất dân tộc. Sự hòa giải của hai anh em cần phải là một tấm gương, một
ví dụ cho tính cùng chung với nhau của Lào. Nó cần phải chứng minh,
rằng tình yêu huynh đệ và tình đoàn kết quốc gia sẽ vượt qua được tất
cả các hố sâu. Chính trị đã để cho lý tưởng của Souvanna Phouma rơi
vào chân không.

Năm 1960, cuộc khủng hoảng của Lào tăng cao khi Hà Nội bắt đầu xây
dựng con đường mòn Hồ Chí Minh. Dựa trên đề nghị của hoàng tử
Sihanouk, người đứng đầu nhà nước Campuchia, các thế lực ký tên ở
Genève năm 1954, đã cùng nhau bảo đảm tính trung lập của Lào, lại gặp
nhau trong tháng Hai 1962 tại một hội nghị thứ nhì, cũng diễn ra ở Genève.

Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ bây giờ cũng sẵn sàng từ bỏ không ủng hộ
nhóm “cánh hữu” và trong tương lai sẽ chấp nhận những người trung lập
quanh Souvanna Phouma. Moscow đưa ra lời bảo đảm, rằng Bắc Việt
Nam sẽ tôn trọng tính trung lập của Lào. Và Souvanna Phouma tuyên bố
sẵn sàng cho tất cả ba nhóm trong đất nước, cánh hữu, những người
trung lập của ông và Pathet Lào, tham gia vào một chính phủ liên minh
và qua đó là tham gia nắm quyền lực.

“Lào là vấn đề lớn của anh”, Eisenhower đã nói với John F. Kennedy lúc
bàn giao chức vụ. Cả người kế nhiệm cũng đã hoàn toàn đồng ý với đánh
giá của Bộ Ngoại giao, rằng Lào mà một cột trụ cho sự ổn định ở Đông
Nam Á, và rằng an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa trực tiếp, nếu như Lào rơi
vào sự kiểm soát của người cộng sản.

“Lào là con chuột đang gầm lên”, nữ sử gia người Mỹ Barbara


Tuchman sau này đã viết châm biếm như vậy. Thời đó, khi kết cuộc của
lịch sử ở Đông Dương vẫn còn chưa được nhận ra, chỉ có một vài người
là nhận ra được sự không tương xứng giữa đất nước nhỏ bé đó ở cạnh
sông Mekong và sự chú ý quốc tế giành cho nó. Hầu như không ai có
được một hình dung thích hợp với hoàn cảnh địa lý ở Đông Nam Á, nhất
là về đường biên giới và kết cấu ở Lào. Mặc dù vậy, đó dường như là
điều tự nhiên, khi Kennedy và Khrushchev xem Lào như là một đề tài trao
đổi quan trọng tại cuộc họp thượng đỉnh ở Wien. “Nếu chúng ta bỏ rơi
Lào”, Eisenhower và người đơn giản hóa lớn, ngoại trưởng Mỹ John
Foster Dulles, giảng giải cho giới công chúng như vậy, “thì chúng ta có
thể bỏ đi cả vùng đó.”

Tính trung lập được quốc tế bảo đảm của Lào được xem như là giải pháp
mô hình cho xung đột ở Nam Việt Nam. Các cường quốc thế giới kình
địch nhau thay vì can thiệp từ bên ngoài vào và tiếp tế đạn dược cho các
bên của cuộc nội chiến thì phải cho sự hòa giải có một cơ hội: những
người trung lập, “lực lượng thứ ba”, là cốt lõi của một liên minh lớn, cái
có thể chấm dứt cuộc chiến và dẫn tất cả các nhóm đi tới chung sống hòa
bình và cộng tác. Charles de Gaulle đã tin vào phương án này và luôn cố
thuyết phục các tổng thống Mỹ tin vào sự đúng đắn của nó.

Mặc dù vậy, Lào vẫn bị lôi cuốn vào cuộc chiến vì Hà Nội không giữ lời
hứa của mình là từ bỏ không sử dụng lãnh thổ Lào. Trưởng đoàn đàm
phán Moscow Georgi Pushkin còn thỏa thuận chính thức với người đàm
phán phía Mỹ, Averell Harriman, rằng Liên bang Xô viết sẽ bào đảm việc
Hà Nội tuân thủ đúng theo Hiệp định Genève.

Cả Hà Nội lẫn Moscow đều không giữ đúng lời hứa của họ. Cố vấn an
ninh của John F. Kennedy, Walter Rostow, sau này nhận ra trong đó một
bước ngoặc của tiến trình chính trị: “Tôi cho rằng chính phủ Kennedy bất
lực trong việc ép buộc giữ đúng các thỏa thuận về Lào là sai lầm chính trị
lớn nhất của những năm sáu mươi.”

Thuốc phiện như là vũ khí

Giới báo chí nước ngoài tường thuật từ Lào và Việt Nam thời đó gồm một
giới nhỏ, mở rộng ra tới vài trăm người trong thời gian khủng hoảng leo
thang, nhưng chưa từng bao giờ đạt tới được con số của đạo quân từ
2000 tới 4000 nhà báo đổ về các sự kiện quốc tế lớn của ngày nay. Ở
Vientiane hiếm khi có hơn 50 hay 100 thông tín viên hoạt động cùng lúc.
Họ có thể tự do tiếp cận tới giới tinh hoa chính trị, tới các đại diện ngoại
giao từ Đông và Tây, thậm chí tới cả các đại diện của Pathet Lào, những
người sống ở trung tâm thủ đô, ở cạnh một cái chợ lớn, trong một ngôi
biệt thự màu nâu, được canh gác bởi du kích quân cộng sản bằng xương
bằng thịt, tay cầm AK 47.
Lính Pathet Lào năm 1974

Vào buổi sáng sớm, người ta có thể quan sát thấy một nhóm Pathet Lào,
trong những bộ quân phục màu xanh quá rộng và mũ nồi với lưỡi trai đen
trên đầu. Họ mua gạo và rau cải ở chợ. Đối với người dân Lào bình
thường, nhất là đối với những người phụ nữ ở chợ, thì cảnh tượng đó
hoàn toàn bình thường. Người lạ, các nhà quan sát từ Phương Tây bị mê
hoặc bởi tính hoàn toàn tự nhiên mà Pathet Lào đi lại trong thủ đô với nó.
Vì trong cùng thời gian đó, quân đội chính phủ đang chiến đấu chống lại
chính những người lính này ở các tỉnh phía đông và trên Cánh đồng Chum.
Ở Lào, người ta chiến đấu theo một cách đặc biệt; và giới báo chí quốc
tế đóng một vai trò quan trọng ở trong đó.

Vientiane là điểm quan sát tốt nhất, để nhìn ra phía sau cái được gọi là
bức màn tre mà các nước cộng sản châu Á dùng nó để che chắn họ.
Không chỉ Pathet Lào có đại diện ngoại giao; cả người Bắc Việt, nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, Liên xô và Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ
cũng được đại diện qua nhân sự có trình độ cao, những người xuất phát
trực tiếp từ tình báo hay đã được chuẩn bị rõ ràng cho một nhiệm
vụ intelligence nhạy cảm. Tại các buổi tiệc cocktail trong thủ đô Lào, Đông
và Tây giao tiếp hết sức tự nhiên và thanh lịch – khoan dung như không
ở nơi nào khác trên thế giới.

Bởi vì có mặt ở Vientiane là có lợi nên các cơ quan tình báo hiện diện
nhiều lần: qua các chuyên gia cải trang làm nhà ngoại giao trong các sứ
quán và qua các điệp viên trong trang phục của đại diện thương mại,
doanh nhân nhỏ và cố vấn. Một người trong số họ, tiến sĩ Henn, đã học
nghề của ông tại Berlin của thời Quốc Xã ở đô đốc Canaris huyền thoại.
Ông đã lành lặn trải qua được lần kết thúc của cuộc chiến và chẳng bao
lâu sau đó đã tìm thấy nhiệm vụ mới ở châu Á. Ở Thái Lan, ông điều hành
một công ty tàu thủy nhỏ trên sông Chao Phraya, cái mang lại lợi nhuận
nhiều đủ để ông cũng có thể bước vào kinh doanh khách sạn.

Ở Vientiane, tiến sĩ Henn mướn một ngôi nhà nhỏ, nằm ngay cạnh sông
Mekong, chỉ cách bờ sông có một con đường cát. Người sếp thường ngồi
ở trong đó sau một tấm màn màu xám, trông có vẻ thô, bảo vệ trước
những cái nhìn từ phía ngoài nhưng mà lại cho phép quan sát cuộc sống
ở bên ngoài. Đó là một cái “cửa sổ trưng bày” theo hai nghĩa. Vì dưới tấm
màn có những tệp sách quảng cáo được bày biện để giả vờ tạo nên một
văn phòng du lịch đang hoạt động.
Vào một ngày nào đó, trợ lý của người sếp công ty bắt chuyện với tôi trên
đường phố và mời tôi theo ông ấy vào văn phòng để trao đổi một việc
quan trọng. Sau tấm màn, tiến sĩ Henn lúc đó độ chừng sáu mươi tuổi
chào tôi với câu nói khiến cho người ta không thể nào giận ông được:
“Tất cả những gì mà anh nhìn thấy ở đây chỉ là ‘window dressing’.””

Một tập tài liệu lớn mà ông lôi ra có nhiệm vụ thuyết phục tôi rằng công ty
“Dr. Henn Western Union Finance” rất thành công trong môi giới tin tức
và cung cấp các phân tích tình hình cho khách hàng cao cấp, trong số đó,
được minh chứng bằng một thư cảm ơn, là cho William Fulbright, chủ tịch
Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ và hiện đang là người phê
phán mạnh mẽ chính sách Đông Dương của chính phủ ông. Tiến sĩ Henn
có những thông tin đặc biệt về giới ma túy. Đổi lấy một khoản tiền dollar
không nhỏ, ông đưa cho tôi một tập đặc biệt từ dịch vụ thông tin của ông,
cái chuyên về đề tài kinh doanh ma túy ở Lào. Tuy vậy, nhà hoạt động tự
do tiến sĩ Henn đã không thể có thêm văn phòng truyền hình ARD ở
Hongkong, nơi tôi công tác, như là người thuê bao dài hạn được.

Lào đã đạt tới một vị trí trung tâm trong buôn bán ma túy quốc tế, việc mà
đã có thêm khách hàng mới qua cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Những
người lính Mỹ chán nản, không còn có thể nhận ra được ý nghĩa của cuộc
chiến, lũ lượt nghiện bạch phiến được cung cấp từ Lào về Sài Gòn.

Trồng cây anh túc đã có truyền thống ở các bộ tộc trên núi của Lào, những
người mà trong những năm sáu mươi, CIA đã trang bị vũ khí cho họ và
thúc đẩy họ chiến đấu chống lại các đơn vị Bắc Việt ở vùng núi. Những
người bảo trợ từ Mỹ vì vậy mà hầu như không muốn làm gì để ngăn chận
hay trấn áp việc sản xuất thuốc phiện. Nhu cầu ở Sài Gòn càng lớn thì
diện tích trồng trên núi cao hơn một ngàn mét lại càng tăng nhanh, nơi
thuốc phiện thô được lấy ra từ hoa của cây anh túc bằng cách dùng thủ
công cực nhọc rạch vào bông mo, cái được cô đặc thành morphine và
cuối cùng thành bạch phiến. Là bạch phiến có nồng độ cao, thứ gây
nghiện này được chở đi và buôn lậu dễ dàng nhất.

Hàng không tư nhân, mà trong đó các tay cựu chiến binh già dặn của
quân đội viễn chinh Pháp có tiếng nói quyết định, đã tham gia đáng kể
vào trong việc chuyên chở thuốc phiện từ các ngôi làng trên núi về tới
Vientiane. Để ngụy trang, cũng chính các công ty này chào mời những
chuyến bay thuê bao cho thông tín viên ngoại quốc. Ai muốn có được một
hình ảnh tại chỗ về cuộc chiến tranh của người Mèo, bộ tộc lớn nhất ở
trên núi, thì đều phải dựa vào những chuyến bay như vậy. Nhưng nếu
như chỉ dựa vào các hợp đồng thất thường với nhà báo thì các viên phi
công chuyên bay thuê bao đó không thể chi trả cho công ty của họ được.
Việc chuyên chở thuốc phiện mới mang lại lợi nhuận cho công ty.

Ở Vientiane, nhiều phòng thí nghiệm lớn được thành lập, để tinh chế
thuốc phiện thô từ trên núi. Một doanh nhân người Hoa với cái tên Huu
Tim Heng có phần lớn nhất trong cuộc kinh doanh này. Ở ngoại ô, Huu
đã xây một nhà máy đóng chai Pepsi Cola. Giám đốc điều hành là Panya,
con trai của thủ tướng Souvanna Phouma mà lời giới thiệu của ông ấy đã
tác động để cho doanh nghiệp Huu cũng nhận được tiền hỗ trợ từ “US-
Agency for International Development” (USAID). Tuy vậy, các nhân viên
điều tra về ma túy của sứ quán Mỹ đã rất nhanh chóng nhận ra rằng nhà
mày đóng chai này không hề đi vào hoạt động.

Năm năm sau khi giàn máy được xây dựng hoàn tất, tới một cái chai được
đổ đầy duy nhất cũng không đi ra tới thị trường. Các chuyên gia Mỹ dần
dần mới nhận ra rằng rõ ràng nhà máy này chỉ là mặt ngoài che chắn cho
việc sản xuất bạch phiến. Thông qua nhà máy Pepsi Cola, Huu Tim
Heng đã mua các hóa chất cần thiết cho phương pháp biến chuyển thuốc
phiện sang bạch phiến.

Đảm nhiệm việc tiếp tục chuyên chở loại hàng nóng này về Sài Gòn ngoài
những người khác là phòng vận tải của Không quân Nam Việt Nam, trung
thành với thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Dưới mắt của các cố vấn Mỹ,
những tổ lái máy bay của Kỳ mang bạch phiến từ Lào về tỉnh lỵ Pleiku
của Việt Nam, rồi từ đó về Sài Gòn. Sau này, sau cuộc đảo chính
Sihanouk năm 1970, việc chuyên chở lậu chuyển sang thủ đô Phnom
Penh của Campuchia. Máy bay Nam Việt Nam bay tiếp tế hầu như mỗi
ngày cho quân đội của tướng Lon Nol. Trong chuyến bay trở về căn cứ ở
Tân Sơn Nhứt, phi trường của Sài Gòn, các tổ lái chở lậu bạch phiến.

Hồ Chí Minh và Hoàng tử Souphanouvong

Một nguồn cung cấp ma túy khác cũng có thể là nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Quốc, thời đó thỉnh thoảng bị CIA nghi ngờ là lại sản xuất bạch
phiến và dùng nó như là vũ khí chống lại nước Mỹ. Không có bằng chứng
cho việc này. Thời đó, các phỏng đoán này được cho là một phần của
chiến tranh tâm lý, cái cũng không e dè trước những tin sai.

Một manh mối cho loại vũ khí “thuốc phiện” được Trung Quốc sử dụng là
hồi ký của Mohammed Haikal, người thân cận của Nasser đã cùng nghe
những cuộc trao đổi mà Chu Ân Lai đã tiến hành trong chuyến viếng thăm
chính thức Cairo năm 1965. Trung Quốc sử dụng thuốc phiện, để làm suy
đồi nhanh chóng quân đội Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam, Chu Ân Lai thừa
nhận. “Một vài người Mỹ muốn hút thuốc phiện, chúng tôi muốn tạo sự dễ
dàng cho họ. Chúng tôi đưa ra những loại thuốc phiện tốt nhất cho lính
Mỹ ở Việt Nam.” Khi Nasser tỏ vẻ không muốn tin, Chu Ân Lai nói thêm
để thuyết phục: “Anh hãy nhớ rằng Phương Tây đã dùng thuốc phiện để
chống lại chúng tôi. Bây giờ, chúng tôi chống lại họ bằng chính vũ khí của
họ. Chúng tôi mong muốn rằng Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ can thiệp với
một đạo quân lớn mà chúng tôi có thể bắt làm con tin và có thể làm cho
họ suy đồi. Tác động của sự suy đồi này lên Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ
sẽ lớn hơn những gì mà hầu hết mọi người nhận ra được ngày nay rất
nhiều.”

Có là phi đạo đức hay không, khi làm cho quân lính đối phương nghiện
ngập thay vì giết chết họ với súng ống và đại bác? Người ta cũng phải
đặt câu hỏi này ra cho cả Hà Nội, cũng có thể sản xuất thuốc phiện với
số lượng lớn trên vùng núi cao hơn một ngàn mét. Thật đáng ngạc nhiên,
như Derek Davies nhận xét, người mang cuộc trao đổi của Chu Ân Lai ra
trước một giới công chúng rộng rãi trong Far Eastern Economic Review,
rằng vũ khí thuốc phiện trong tay của Bắc Việt và Trung Quốc nhận được
ít sự chú ý tới như vậy. Hậu quả, suy đồi kéo dài của quân đội Mỹ, đã
được Chu Ân Lai tiên đoán chính xác đáng kinh ngạc. Sự nghi ngờ về
nguồn gốc không rơi xuống Bắc Việt và cũng không rơi xuống Trung Quốc,
nước trước 1949, trước khi người cộng sản nắm quyền lực, là một trong
những nhà sản xuất thuốc phiện lớn nhất. Tầm nhìn chỉ hướng tới Tam
giác Vàng, đặc biệt là tới Lào.

Ngoài gỗ, một ít thiếc và bồ tạt, Lào không có sản phẩm nào có thể bán
được trên thị trường thế giới. Số lượng nhỏ, thu nhập ngoại tệ cũng thế.
Thật sự nhiều thì chỉ có việc xuất khẩu thuốc phiện và bạch phiến. Chính
phủ ở Vientian không hề che dấu, rằng họ quan tâm tới việc kinh doanh
này. Người am hiểu giới ma túy châu Á tốt nhất, sử gia người Mỹ Alfred
McCoy, đã cống hiến cho đề tài này một quyển sách tỉ mỉ, nói về một
chiến lược thị trường “năng nổ” của giới lãnh đạo Lào. Trong đó, họ giỏi
giang giống như “những người bán đồ điện Nhật và người bán ô tô từ
Đức”.

Việc thuốc phiện được mua bán tự do ở Vientiane đã lôi kéo hàng đoàn
hippie và người sống lập dị tới, ngồi với nhau trong các quán rượu và nhà
hàng riêng, và không chỉ Lào hóa qua y phục. Họ tiếp nhận trước hết là
lối sống có định hướng tới hưởng thụ và thư nhàn của dân tộc chủ nhà.
Các cơ quan nhà nước để tự do cho những người trẻ tuổi xa rời thực tế,
say thuốc lâng lâng từ Âu Mỹ đó. Lào tôn trọng tự do cho tới cùng cực. Ở
Vientiane, người ta hoàn toàn không nhận ra trách nhiệm gắn liền với việc
đó.

Anh em, đối thủ, đối tác

Hầu như không ai thể hiện bản chất của xã hội Lào, các thế mạnh và thế
yếu của họ một cách nhiều ấn tượng như thủ tướng Souvanna, người
sống trong một ngôi biệt thự đồ sộ với tầm nhìn ra con sông Mekong to
lớn, và luôn dành nhiều thời gian để tiếp khách nước ngoài trong gian
phòng làm việc của ông, được trang trí với các tác phẩm của Gandhi.

Tại các nghi thức quốc gia và ở hoàng cung của vua Savang Vattana,
hoàng tử Souvanna Phouma luôn xuất hiện trong y phục Lào chỉnh tề, với
quần lụa và áo khoác bằng bông vải không có cổ và được cài lại bằng
dây vải. Nhưng người ta thường trông thấy ông trong bộ comlê hai hàng
nút lịch sự theo kiểu Tây Phương nhiều hơn, với áo sơ mí trắng sang
trọng, chiếc cà vạt được thắt nút rộng và một cái khăn trang sức trong túi
áo ngực: một người đàn ông lịch lãm, nhìn với đôi mắt nhân từ qua tròng
kính được nhuộm màu của một cái kính mắt không viền, và để cho người
ta nhận ra được sự hài lòng của ông, rằng ông đã hợp nhất ở mình các
truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn minh Lào và Pháp.

Hoàng tử Souvanna Phouma và phu nhân

Những vẻ ngoài của cuộc sống, y phục, nhà ở, thức ăn và thức uống
mang nặng dấu ấn của những năm học đại học tại Pháp – ông đã học
xây dựng ở Paris và Grenoble. Phong cách của ông, cái để cho người ta
mường tượng ra tính khí, cốt lõi trong cùng của cá tính, thì ngược lại vẫn
rõ ràng là của Lào: khiêm tốn trong cử chỉ, toát ra vẻ điềm tỉnh và thanh
thản, một sản phẩm của Phật giáo, đặt kỷ luật tự giác và bất bạo động lên
trên tất cả. Ông kiên nhẫn để cho người ta tiến hành các công việc chuẩn
bị về kỹ thuật với mình, những công việc gắn liền với một lần quay phim
truyền hình. Không bao giờ ông để lộ ra những dấu hiệu giống như ông
đang chịu áp lực, giống như thời gian đang thúc giục. Người khách của
ông nhanh chóng hiểu được, rằng mình đang ngồi đối diện với một chính
trị gia, người mà đồng thời cũng giống một người bậc thầy, một bậc triết
gia như thế nào đó, người quan sát tất cả những sự xuất hiện của cuộc
sống từ xa, và miễn cho mình những cơn bùng nổ của tâm hồn, của sự
thịnh nộ, căm ghét, thất vọng, nhưng cũng cả tình cảm mạnh mẽ mãnh
liệt nữa.
“Người Mỹ nói tôi là người cộng sản”, hoàng tử Souvanna Phouma đã có
lần mô tả thế giới quan của ông như vậy, “điều đó thật đáng để thương
hại. Làm sao mà họ có thể nghĩ như vậy được? Tôi tìm một con đường
để giữ cho Lào phi cộng sản. Theo Phương Tây không có nghĩa là bắt
buộc cũng phải theo Mỹ. Chống Mỹ không có nghĩa là theo cộng sản.”

Vị trí ở giữa này hoàn toàn không có giáo điều và hoàn toàn không có tư
tưởng hệ, chỉ có định hướng tới lợi ích quốc gia. Souvanna Phouma tin
chắc rằng không chỉ những người bất đồng chính kiến cánh hữu, mà cả
những người bất đồng chính kiến cánh tả cũng vì sự thống nhất của dân
tộc, và có khả năng hòa giải với nhau mà không cần có sự can thiệp từ
bên ngoài. Chín mươi phần trăm Pathet Lào, Souvanna Phouma tin là
vậy, trước hết là người Lào và rồi mới là người xã hội chủ nghĩa. “Là Phật
tử, chúng tôi cũng là người xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi không được phép
quên rằng cả người Lào ở phía bên kia cũng là Phật tử, kính trọng vua và
muốn thống nhất quốc gia. Lào là một trường hợp đặc biệt.”

Souvanna Phouma không muốn nhận ra sự tàn bạo của một cỗ máy
quyền lực cộng sản. Vị hoàng tử đã tự chứng tỏ mình không có khả năng
phân biệt được tuyên truyền và chính trị thực tế. Về sau này, ông bị cáo
buộc là đã hành động phi chính trị và thậm chí còn là nhẹ dạ và ngây thơ
nữa.

Việc hoàng tử Souvanna Phouma sống trong một thế giới mơ mộng cho
tới cuối cùng và đã xua đuổi đi tất cả những niềm nghi ngờ về tính đáng
tin cậy các tiền đề của ông, bắt nguồn từ những mối liên quan tới người
em cùng cha khác mẹ Souphanouvong của ông, người đã đưa ra lời hứa
danh dự với ông, rằng Pathet Lao sẽ tôn trọng chế độ quân chủ và sự
thống nhất quốc gia. Hoài nghi lời nói của một người họ hàng, của một
người quý tộc, của một người yêu nước, điều đó vượt quá chân trời của
Souvanna Phouma.

Người anh em cùng cha khác mẹ dường như đã ám chỉ tới vị trí của ông
trong xã hội và trong chính trường qua vẻ ngoài. Khác với nhà quý tộc
trau chuốt Souvanna Phouma, người đàn ông cánh tả Souphanouvong có
tầm vóc của một người nông dân mà không có một nét thanh lịch nào
muốn tỏa ra từ đó: chắc nịch, với một cái đầu vuông vức, mắt sinh động
và một bộ râu mép. Quần áo ông đúng mực với đặc tính thô kệch, phi thời
trang, được cắt may theo ý thích của một người thợ may quê mùa. Viên
cán bộ cộng sản, người suy nghĩ vô sản, nhưng trong diện bộ lại tỏ vẻ
tiểu tư sản, rõ ràng là một gương mẫu cho Souphanouvong. Thời đó, ở
trên khắp thế giới, thanh lịch được đảng cộng sản xem như là tấm thẻ
nhận dạng của sự suy đồi và quan điểm nguy hiểm. Nhà cách mạng trung
thành với đường lối thì khinh thường hình thức; ông ấy cho rằng quần
rộng và áo khoác chật là tiến bộ, thật ra thì đã lầm lẫn giữa thị hiếu tồi và
quan điểm thật sự.

Vẻ ngoài của Souphanouvong để cho người ta nhận ra rằng ông giữ


khoảng cách rõ rệt với người anh cùng cha khác mẹ, người mà ông đã
gắn kết cả đời mình với ông ấy qua ganh đua, qua cạnh tranh. Vào giữa
những năm ba mươi, người em trẻ hơn mười một tuổi Souphanouvong
cũng học đại học ở Paris và đã có một kỳ thi cuối khóa xuất sắc tại “Ecole
Nationale des Ponts et Chaussées”, đẩy lùi thành tích hàn lâm của người
anh mình vào bóng tối. Sau những chuyến đi xe đạp xuyên qua vùng đồng
quê nước Pháp, người ta thuật lại như vậy, ông đã nghiên cứu về những
vấn đề trong tưới nước ở Bắc Phi. Tại các bến cảng của Le Havre, ông
đã trở thành thành viên của Mặt trận Nhân dân chống phát xít, nơi ông
lần đầu tiên tiếp xúc với những người cộng sản và ý tưởng cộng sản.

Trước khi quân đội Đức tiến vào Pháp, Souphanouvong đã trở về châu
Á, nơi ông cũng như người anh cùng cha khác mẹ bắt đầu sự nghiệp của
một kỹ sư cầu đường. Tuy vậy, đó là một sắp xếp của định mệnh, khi
chính quyền thuộc địa Pháp không để ông làm việc ở quê hương Lào mà
lại cử ông sang thành phố Nha Trang ở miền Trung Việt Nam, nơi ông
xây cầu đường cho tới khi nước Nhật chấm dứt chiếm đóng năm 1945.

Ở Nha Trang, Souphanouvong kết hôn với Lê Thị Kỳ, con gái của một gia
đình khá giả, rõ ràng là có tham vọng chính trị lớn và cùng hoạt động
trong phong trào chống thuộc địa. Bà gắn kết ông với Việt Nam chặt cho
tới đâu, có thể lôi kéo ông vào phương án lãnh đạo Đông Dương của Hà
Nội cho tới đâu, và cả hai bị ý thức hệ cộng sản lôi cuốn cho tới đâu thì
cho tới nay vẫn còn là đề tài của sự suy đoán. Rõ ràng là sự liên kết với
Việt Nam qua gia đình đã tạo sự dễ dàng cho một liên minh với những
người cộng sản hoạt động bí mật, với Việt Minh và đảng cộng sản ngụy
trang. Thế nào đi nữa thì trước 1975, trước khi phe cánh tả của Lào nắm
quyền, Souphanouvong cũng đã không bày tỏ niềm tin Mác xít.

Là chủ tịch của “Neo Lao Hak Sat”, Souphanouvong là nhân vật của một
chủ nghĩa dân tộc cánh tả của Lào, người tuy là liên minh với người cộng
sản Việt Nam, nhưng lại quả quyết không biết mệt trách nhiệm của ông
đối với sự thống nhất của dân tộc và lòng trung thành với nhà vua. Không
ai muốn nói chắc chắn rằng bao nhiêu phần trong chương trình này của
mặt trận là tuyên truyền và bao nhiêu là niềm tin. Souvanna Phouma,
người thủ tướng trung lập, luôn tin vào những lời bảo đảm của người em
cùng cha khác mẹ của ông.
Một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Yêu nước Lào dưới sự
chủ trì của Hoàng tử Souphanouvong

Sức mạnh gợi ý và thuyết phục của người hoàng tử chủ tịch mặt trận thật
sự mạnh cho tới đâu, điều này được chứng tỏ qua một mẩu chuyện từ
năm 1959. Thời đó, cán cân chính trị giữa các nhóm kình địch với nhau
bị phá vỡ. Chính phủ của thủ tướng nhất thời Phoui Sananikon, đã rơi
vào ảnh hưởng mạnh của bên hữu, bắt giam ông “hoàng tử đỏ” và những
người thân cận nhất của ông, trong số đó có Phoumi Vongvichit và Phoun
Sipraseuth, hai nhà quý tộc cánh tả, có khả năng làm bộ trưởng và trung
thành với đảng. Họ bị giam trong trại cảnh sát Phone Keng, ở ngoài
Vientiane. Souphanouvong, những người thuộc phe ông lan tin đi trong
thành phố, đang giết thời gian bằng cách đọc sách cổ điển Hy Lạp.

Lời lên án: Phạm tội làm hại tới an ninh quốc gia. Luật sư đã được nêu
tên và cuối cùng một thời điểm xử án cũng được ấn định. Mãi cho tới lúc
đó, chính phủ mới nhận ra rằng họ đã trượt vào trong một cuộc đối đầu
mà đã mang lại cho cánh tả một diễn đàn để họ tự trình diễn họ trong tư
thế của người hùng và phô bày hết sức hiệu quả mối liên quan giữa
những nhóm cánh hữu dưới quyền tướng Phoumi Nosavan với CIA.
Chính phủ thoát ra khỏi cảnh tiến thoái lưỡng nan này bằng cách trì hoãn
hết lần này tới lần khác phiên xử án và giữ “những kẻ phản bội” trong nhà
từ mà không có án tòa.

Sau mười tháng, hoàng tử Souphanouvong đã có thể giải quyết vấn đề


khó khăn này cho tất cả các bên. Làm sao mà thành công được, việc này
được ông kể lại trong một tường thuật trải nghiệm cho tờ báo đảng Việt
Nam Nhân Dân trong tháng Năm 1961. Với thời gian, ông đã thành công
trong việc chiếm lấy thiện cảm và rồi là lòng trung thành của những người
lính gác. Cùng với những người đó, ông đã trốn khỏi nhà tù cảnh sát vào
buổi sáng sớm của ngày 24 tháng Năm năm 1960, lúc đang có một trận
mưa to. Phiên canh gác tới vào lúc sáu giờ sáng để thay ca chỉ còn nhìn
thấy cửa mở và trại giam trống rỗng.

Souphanouvong dành năm tháng trời để đi xuyên qua các tỉnh do Pathet
Lào đang nắm giữ và thanh tra những người theo ông. Mãi tới tháng Mười
Một 1960, ông mới trở về tổng hành dinh Sam Neua. Có lý do để tin rằng
“phe Việt Nam” trong “Neo Lao Hak Sat” đã lợi dụng thời gian vắng mặt
dài của ông để đẩy mạnh kiểm soát tổ chức Mặt trận Lào. Trong những
tháng đó, dường như là như vậy, nhiều sự việc đã rồi được tạo nên,
những việc mà cuối cùng đã để cho cả hai vị hoàng tử thất bại. Trong khi
Souphanouvong bị bắt giam ở Vientiane và sau đó đi xuyên qua các tỉnh,
một người được Hà Nội tin cậy đã nắm được quyền kiểm soát Mặt trận
và đã tạo lập nền tảng cho một nước Lào mới, cho một nước Lào không
có quân chủ và phụ thuộc vào Việt Nam. Kaysone Phomvihan là tên
của métis này, như người Pháp nói, một người con lai mà bắt đầu từ bây
giờ giật dây “Neo Lao Hak Sat” từ trong hậu trường.

Vì cha ông là người Việt, chỉ người mẹ là người Lào, nên người ta gọi
Kaysone là “tên người Việt”. “Cai Song”, “hạ sĩ Song”, là tên Việt Nam.
Đối với người Lào rất ý thức về truyền thống thì tất cả những điểm đặc
biệt trong cuộc đời ông đều chỉ tới Hà Nội. Thế nào đi chăng nữa thì
Kaysone dường như không phải là người một đại diện đáng tin cậy cho
một chủ nghĩa dân tộc Lào.

Kaysone Phomvihan và Hồ Chí Minh

Ông sinh ra đời năm 1920 hay 1925 ở Savannakhet. Có thời gian ông đã
học y khoa ở Hà Nội. Bên cạnh tiếng Lào và tiếng Việt, người ta còn ca
ngợi ông biết tiếng Thái, Shan, Pháp và cả tiếng Anh nữa. Ở Hà Nội dưới
thời Nhật Bản chiếm đóng, dường như Kaysone đã hoạt động trong liên
hiệp sinh viên cộng sản. Ông đã được Đảng Cộng sản và cánh tay quân
sự của họ, Việt Minh, đào tạo về chính trị và quân sự. Nhóm lãnh đạo
quanh Hồ Chí Minh phải sớm nhận ra rằng một người như Kayson là thích
hợp để thâm nhập vào các tổ chức cánh tả của Lào và chuyển chúng
sang hướng phục vụ cho các lợi ích của Hà Nộ.

Khi Souphanouvong bắt đầu tổ chức phong trào Lào Issra trong thành
phố Savannakhet sau lần đầu hàng của Nhật Bản, Kaysone đã có mặt
với một nhóm nhỏ người theo ông. Sau một thời gian kình địch
ngắn, metis đã phải nhường lại cho vị hoàng tử quyền lãnh đạo trên danh
nghĩa. Nhưng Kaysone giữ chặt trong tay của ông quyền kiểm soát
phương tiện quyền lực, cỗ máy quân sự. Ông mới chính là viên chỉ huy
thật thụ của Pathet Lào; các chuyên gia Lào đã nhận ra ông trong vai trò
này ngay từ đầu những năm sáu mươi, như là người đàn ông nhiều quyền
lực hoạt động trong hậu trường của “Neo Lao Hak Sat”. Nhiều điều ủng
hộ việc, rằng phe Việt Nam tạo thành trung tâm quyền lực của Đảng Nhân
dân Cách mạng, đảng cộng sản bí mật, chỉ huy “Mặt trận” của Lào.
Kaysone và những người cộng tác thân cận nhất, người ta được phép
phỏng đoán như vậy, có đảng tịch đôi trong Đảng Cộng sản Việt Nam và
trong Đảng Cộng sản Lào, những đảng mà thời đó tất nhiên là ngụy trang
bằng những cái tên khác và xem sự hợp tác của họ như là một bí mật
quốc gia.

Liệu Souphanouvong có nhận ra đan kết quyền lực, nói chính xác hơn là
sự xâm nhập vào tổ chức cánh tả của Lào này hay không, đó là một câu
hỏi không có trả lời. Cho tới chừng nào mà cuộc chiến tranh của Mỹ ở
Nam Việt Nam vẫn còn tiếp diễn và Hà Nội phải chịu đựng áp lực chưa
từng có của siêu cường quốc Hoa Kỳ, thì Kaysone và Souphanouvong
đều hoàn toàn không hoài nghi nhiệm vụ hỗ trợ cho pháo đài xã hội chủ
nghĩa ở Hà Nội và cuộc đấu tranh của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng” ở
miền Nam Việt Nam. Phe Việt Nam chỉ cởi bỏ lớp ngụy trang mãi sau
chiến thắng năm 1975.

Liên minh với các tổ chức cánh tả ở Lào mang tầm quan trọng cực cao
cho Hà Nội. Vì Pathet Lào giúp bảo vệ những tỉnh biên giới đó của
Lào, những tỉnh mà các trung đoàn Bắc Việt hành quân qua chúng đi về
phương nam. Con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành mạch sống của
cuộc cách mạng ở miền Nam Việt Nam.

Cuộc chiến mà Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ tiến hành ở Đông Dương không
được quyết định ở Khe Sanh và cũng không được quyết định qua đợt tấn
công vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Nó đã được quyết định ở tại Lào, trên
con đường mòn Hồ Chí Minh, trong một cuộc chiến mà hai bên đều không
loan báo thông tin chính thức.

Đường mòn Hồ Chí Minh

Quân đội Mỹ biết chính xác đến ngạc nhiên về đường mòn Hồ Chí Minh.
Cuốn sách mỏng của Bộ Ngoại giao Nam Việt Nam từ năm 1967, do CIA
trợ giúp, mô tả tỉ mỉ một hệ thống đường đi tỏa ra rất rộng, dài 5600
kilômét, cái mà người ta có thể nhìn thấy rõ trên những bức không ảnh
được đính kèm.

Cuốn sách mỏng này có nhiệm vụ thuyết phục giới báo chí quốc tế, rằng
con đường mòn vi phạm tính trung lập của Lào đó nói chung là có tồn tại.
Bởi vì chính phủ ở Hà Nội nhấn mạnh là không gửi quân đội vào Nam và
tôn trọng sự trung lập của Lào. Thuộc vào trong giáo điều của những
người có thiện cảm với Hồ Chí Minh và chống Mỹ ở Phương Tây là việc
“Mặt trận Giải phóng” chỉ tuyển mộ binh lính từ nhân dân ở miền Nam,
Bắc Việt không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến, và cuộc chiến tranh
ném bom miền Bắc của Mỹ là không có lý do và trái với luật lệ. Hình ảnh
về con đường mòn Hồ Chí Minh vì vậy mà cần phải chứng minh cho “cuộc
xâm lược” của Hà Nội và qua đó chứng minh cho quyền của Hiệp Chúng
Quốc Hoa Kỳ, hỗ trợ một đồng minh chống lại một cuộc tấn công từ bên
ngoài.

Xe tải trên đường mòn Hồ Chí Minh

Robert Shaplen, một chuyên gia châu Á người Mỹ, người tường thuật bốn
mươi năm trời từ Đông Nam Á và được cho rằng có quan hệ tốt với CIA,
đã mô tả “phức hợp” của con đường mòn Hồ Chí Minh trong nhiều quyển
sách. Các cơ quan tình báo và cả giới chỉ huy quân đội đều biết rằng
tuyến tiếp tế đó không chỉ là một con đường duy nhất hay một con lộ, mà
là một mạng lưới của những con đường và đường mòn, chạy song song
với nhau và tất cả cùng với nhau tiến hành tiếp tế cho miền Nam.

Năm 1960, khi cuộc khảo sát vùng đồi núi cho tới lúc đó hết sức khó đi
lại và cuộc xây dựng những con đường đầu tiên bắt đầu, một nhóm người
từ thành phố Đồng Hới ở phía Bắc của vĩ tuyến 17 cần độ khoảng nửa
năm để hành quân cho tới mức ngang với Sài Gòn, tức là cho một đoạn
đường tròn một ngàn kilômét. Ngay trong lúc vượt biên giới sang Lào,
những người lính phải vượt đèo Mụ Giạ, cái đã khiến cho những người
lính phải kiệt sức và bị sốc cho tới mức hẳn là nhiều người đã từ bỏ niềm
hy vọng có thể còn sống hay lành lặn mà đi tới cuối con đường hành quân
khủng khiếp này.

Người Việt là những người sống ở đồng bằng, nông dân trồng lúa, phó
mặc vùng đồi núi, phần lớn của đất nước họ, cho Montagnard và không
bao giờ, như dân cư châu Âu, cố gắng khai khẩn vùng trung du và dùng
nó để chăn nuôi bò. Rừng rậm của vùng đồi núi đối với những người lính
của Hà Nội là một vùng đất xa lạ, kỳ bí, đáng sợ cũng như đối với người
Mỹ và người Âu. Khi những người lính đứng vững trước nguy hiểm và
cực khổ thì đó không phải là một việc hoàn toàn tự nhiên. Giới lãnh đạo
Đảng trao cho họ một nhiệm vụ mà họ không có tài năng đặc biệt và
không có kinh nghiệm cho nó. Ý nghĩ về con đường mòn trong rừng rậm
hẳn đã đầy những sự miễn cưỡng và kinh hoàng.

Ngày nay, trong Bảo tàng Quân đội, con đường mòn Hồ Chí Minh có một
màn trình diễn riêng. Một tấm bảng bằng gỗ với bóng đèn điện minh họa
hệ thống đường đi đó, cái khiến cho người ta nhớ tới cấu trúc của mô
người mà trong đó một con số lớn các mạch máu và dây thần kinh tiếp tế
cho các bắp thịt. Mỗi một con đường riêng lẻ trong lúc đó tương đối ít có
giá trị và có thể được thay thế, mỗi một phần tử chỉ có tầm quan trọng
của nó như là một phần của tổng thể. Cũng như ở cơ quan của con người,
chỉ một lần cắt ngang, một lần mổ đẫm máu mới có thể chia cắt được
những con đường đó và qua đó là có thể làm ngưng dòng chảy. Những
biện pháp tại từng điểm một quấy rối và gây đau, nhưng không thể ngăn
chận cái mô đó làm tròn chức năng của nó. Một cái bảng trong bảo tàng
đưa ra những con số sau đây cho con đường mòn Hồ Chí Minh: chiều
dài của tất cả các con đường và đường mòn là 16.000 kilômét, 7 triệu mét
vuông đất đã được dịch chuyển, 56.000 quả bom đã đánh trúng vào hệ
thống đường đi này, và hai triệu người lính đã đi trên con đường này vào
miền Nam.

Quân đội Bắc Việt đã tham chiến ngay từ tháng Chín 1964. Vũ khí và
quân lính được lén lút mang vào miền Nam qua con đường mòn Hồ Chí
Minh.

Đường đi thật sự chỉ được xây dựng mãi trong nửa sau của những năm
sáu mươi, khi đợt tấn công Tết Mậu Thân cần nhiều tiếp tế cho tới mức
chỉ người vác hàng, xe đạp và ngựa không thôi thì không còn đủ nữa. Xe
vận tải chỉ chở hàng hóa vào Nam. Quân đội hành quân với 30 kílô hành
lý trên lưng; chỉ một phần nhỏ trong số đó là vật dụng cá nhân: gạo, muối
và một cái võng cho những đêm tối đáng sợ trong rừng nhiệt đới nguyên
thủy. Cứ ba người lính tạo thành một tổ mà thành viên của nó giúp đỡ và
giám sát lẫn nhau. Thiếu kỷ luật, yếu đuối về tinh thần hay thể xác đều
được chống lại bằng phê bình, và nếu cần thiết thì với những biện pháp
hà khắc.

Những người lính Bắc Việt trẻ tuổi, phải đi xuyên qua một môi trường
rừng rậm xa lạ và thù địch đối với họ, chỉ có thể chịu đựng được gánh
nặng, vượt qua được nỗi sợ hãi, hoàn thành phần việc làm và đoạn
đường hành quân được giao cho hàng ngày nhờ vào áp lực thật nặng nề,
nhờ vào một sự quyết tâm đã tiến sát gần tới sự tàn bạo. Người lính nhìn
thấy khỉ, cọp và voi. Muỗi chích và lan truyền bệnh sốt rét đi dưới quy mô
thật đáng sợ. Viêm đường ruột là chuyện bình thường. Thường xuyên
phải điều trị vết rắn cắn. Người lính nào cũng mang theo mình một ống
thuốc tiêm với thuốc giải độc. Cả những con đỉa rơi xuống từ cành cây và
bám chặt vào da để hút máu cũng góp phần vào trong việc biến cuộc
sống trong rừng rậm thành một cuộc thử nghiệm sức chịu đựng của con
người.

Khi người Mỹ bắt đầu ném bom với cường độ cao xuống con đường mòn
Hồ Chí Minh năm 1964, giới lãnh đạo quân đội ở Hà Nội phản ứng lại với
chỉ thị hành quân vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày ở những vị trí
đã được ngụy trang. Người ta phải cần một ít trí tưởng tượng, để hình
dung ra được mệnh lệnh đó có ý nghĩa gì trong thực tế. Người ta yêu cầu
những người lính đang vác nặng phải chập choạng đi xuyên qua rừng
nguyên thủy với một nguồn ánh sáng tối thiểu, không thể nhận ra được
những đặc điểm của mặt đất. Trong mùa mưa, mặt đất mềm và trơn trượt.
Những người lính phải hoàn toàn tin tưởng đi theo người trước mình, lúc
nào cũng phải giữ vận tốc của đoàn vì nếu mất liên lạc với người ở trước
thì có nghĩa là mất định hướng hoàn toàn. Trước khi quân đội từ Hà Nội
tới chiến trường thật sự ở Nam Việt Nam thì họ đã đi qua “địa ngục xanh”
trong các tỉnh miền Đông của Lào.

Một nữ đại úy của quân đội Bắc Việt có tên là Phung Thi Vinh đã mô tả
lại cho tôi những trải nghiệm của bà trên con đường mòn Hồ Chí Minh.
Bà luôn nhắc tới sự nhiệt tình và tính sẵn sàng hy sinh của thế hệ trẻ thời
đó, không e ngại bất cứ sự cực nhọc và hy sinh nào để tiến hành tiếp tế
cho lực lượng chiến đấu ở miền Nam. Bắt đầu từ 1968, phụ nữ trẻ được
sử dụng để lái xe tải. Bà lái trên một đoạn đường dài 70 kilômét ở đầu
của con đường mòn qua đèo Mụ Giạ. Lúc mặt trời lặn, đoàn xe tải bắt
đầu chạy với mỗi chiếc một cây đèn nhỏ ở dưới xe. Tại điểm đến và kiểm
tra, bà giao chiếc xe tải chở đầy hàng đó lại và ngay tức khắc lái một chiếc
xe khác quay trở lại, để có thể về tới căn cứ của bà vào lúc bình minh.
Tổn thất đồng đội đã là một áp lực lớn cho bà. Nỗi lo sợ bị ném bom hiện
diện ở khắp nơi.

Trên đường về, sàn xe tải đầy những người tàn phế và bị thương nặng,
được chở về miền Bắc để phục hồi chức năng. Trên toàn bộ tuyến đường
mòn Hồ Chí Minh, đoàn khốn cùng của các nạn nhân từ cuộc chém giết
ở miền Nam phải đi ngang qua những người lính còn chờ chiến trận ở
trước họ và trong trí tưởng tượng của họ buộc phải nhìn thấy cái tương
lai đó còn đang ở phía trước của họ. Đối với những người bị thương trên
sàn xe tải thì đó phải là một trải nghiệm thật đáng kinh sợ, được chở đi
trên 800 hay 1000 kilômét trong bóng tối trên những con đường đất đầy
ổ gà làm chiếc xe lắc lư và gây đau ghê gớm cho những người vừa được
mổ xong. Những người bị thương, theo như bà Phung nói, muốn có tài
xế là nữ; phụ nữ lái xe cẩn thận hơn đàn ông rất nhiều.

Không quân Mỹ đã dùng toàn lực để làm gián đoạn dòng chảy tiếp tế của
đối phương. Những vị trí trung tâm của mạng lưới đường đi này đã bị
chất hóa học làm rụng lá, để phi công chiến đấu cơ có thể nhận ra các di
chuyển trên mặt đất. Từ 1965 cho tới 1973, trên hai triệu tấn chất nổ đã
được ném xuống con đường mòn Hồ Chí Minh, nhiều bom hơn là trong
Đệ nhị Thế chiến đã được sử dụng để chống lại châu Âu và Nhật Bản
cộng lại. Không quân tăng cường hoạt động lên 700 tới 800 phi vụ mỗi
ngày. Chiến dịch “Steel Tiger” đã biến các tỉnh phía Đông của Lào trở
thành một vùng thử nghiệm cho hiệu quả của không chiến hiện đại. Về
số lượng, việc sử dụng phương tiện như vậy lẽ ra là phải đủ để đẩy tổn
thất của đối phương lên cao cho tới mức Hà Nội phải từ bỏ không sử
dụng con đường mòn Hồ Chí Minh nữa. Việc sử dụng máy bay ném bom
B-52 một cách có hệ thống, những người lập kế hoạch ở Washington tin
là vậy, sẽ ngăn chận cuộc tiếp tế từ miền Bắc.

Tromg mùa hè 1968, Không quân Hoa Kỳ đã cho phép một phóng viên
của tạp chí Mỹ Time bay cùng trong một phi vụ chống đường mòn Hồ Chí
Minh ở Lào. Các chiếc máy bay ném bom khổng lồ đó mang mỗi chiếc 30
tấn bom. Một ít B-52 đóng ở Thái Lan. Đa số các chiếc máy bay bay tới
Lào đều đến từ Guam, Okinawa và Đài Loan. Ở trên Philippines, chúng
được máy bay KC-135, phiên bản quân sự của Boeing 707, tiếp tế nhiên
liệu trên không. Ở một độ cao từ 10.000 tới 12.000 mét, từ mặt đất hầu
như không nhìn thấy và không nghe được, chúng bay tới mục tiêu của
chúng.

Các tổ lái thực hiện một phi vụ mang lại cái chết. Nhưng ở trên cao trong
chiếc máy bay khổng lồ đó thì không cảm nhận được gì về bản chất nhiệm
vụ của họ cả. Tất cả các thành viên của tổ lái đều cảm nhận họ là chuyên
gia kỹ thuật, điều khiển các thiết bị hiện đại mà không trải qua tác động
xuất phát từ công việc của họ. Các phi công giữ đúng chính xác đường
bay cho trước. Thêm vào đó, khi viên hoa tiêu làm việc không phạm lỗi,
thì rồi khu vực mục tiêu cũng được giới hạn hết sức chính xác ở độ cao
12.000 mét. Ngay cả khi máy bay bay trên mây hay bay về đêm, và tổ lái
không thể dùng mắt thường để mường tượng ra được hình dạng của mục
tiêu, thì viên hoa tiêu với thiết bị của ông cũng có khả năng cho bom rơi
xuống chính xác trong một hình chữ nhật 1000 x 2000 mét.

Tổ lái có hoàn thành đúng nhiệm vụ của họ hay không, điều này thì họ
được một “controller” trên không thông báo cho, người bay thấp ở tít phía
dưới và đánh giá sơ bộ tác động của lần ném bom đó. “Bom trúng mục
tiêu”, phóng viên tờ Time nghe “controller” báo qua vô tuyến. “Một chuyến
bay tốt. Chúc bay trở về êm đẹp. Hẹn lần sau.”

Đường mòn Hồ Chí Minh

Thuộc vào bản chất của chiến tranh hiện đại là các tổ điều khiển những
loại vũ khí giết người hàng loạt đó đều ở cách xa nơi bị tác động và hoàn
toàn không cảm nhận được họ đã tạo ra một địa ngục nào. Các đội lái B-
52 biết trọng tải bom của họ. Một “tấm thảm” như vậy gây ra thiệt hại nào
trên mặt đất, nó để cho mặt đất trong phạm vi 30 kilômét rung chuyển như
thế nào, điều đó thì họ chưa từng trải qua. Tổ lái bay trở về căn cứ mà
không nhìn thấy mục tiêu, đối thủ, nạn nhân. Ngay cả người dân Sài Gòn,
hầu như không bị chiến tranh quấy nhiễu, cũng vẫn còn có một mường
tượng mơ hồ về tác động dữ dội của những chiếc B-52 mà từ 1966 đã
thường xuyên ném bom khu “Tam giác Sắt”, một vùng Việt Cộng nằm 30
kilômét về phía bắc. Khi những quả bom rơi xuống tới, mặt đất trong thành
phố bắt đầu rung chuyển. Ly cốc kêu lách cách, một âm thanh ầm ầm làm
đầy không khí, giống như có một đoàn xe lửa cao tốc đang chạy ngang
qua.

Ai trải qua tác động của những quả bom B-52 nổ ở cự ly gần, người đó
cả đời mình sẽ gắn kết trải nghiệm này với cảm giác đã nhìn thấy một
phần của lần tận thế, lần thế giới chìm đắm. Không có thông báo trước,
không có cảnh báo trước, đúng theo nghĩa đen từ trên trời rơi xuống, mặt
đất rung chuyển và bị lung lay cho tới mức nó làm cho con người có cảm
giác như đang rơi vào trong một sự hỗn loạn khủng khiếp. Tiếng ồn kinh
khủng đó gây ra một sự hoảng loạn, cái khiến cho lý trí không còn có hiệu
lực nữa, và chỉ để cho bản năng hoạt động. Trong cái “box”, như các đội
bay của B-52 gọi mục tiêu của họ, sự hủy diệt là toàn thể.

Nhưng những lần B-52 ném bom cũng có tác động lâu dài lên những
người ở trong vùng lân cận, tuy là lành lặn về thể xác nhưng dứng dưới
cú sốc của một trải nghiệm có ảnh hưởng tới lý trí ít hơn là tới tiềm thức
rất nhiều.

Cuối cùng, quân đội của Hà Nội cũng đã chống lại được với cuộc chiến
tranh ném bom dữ dội này. Trên con đường mòn Hồ Chí Minh, “yếu tố
tinh thần” cuối cùng cũng quyết định cuộc chiến. Cuộc ném bom dữ dội
nhất mà lịch sử thế giới trải qua cho tới lúc đó đã không thể bẻ gãy được
ý chí chiến đấu của quân đội Bắc Việt và của người dân.

Cuộc chiến thường được nhìn quá nhiều từ vị trí của các tướng lĩnh và
lãnh đạo chính trị, những người ở trong các trung tâm chỉ huy và văn
phòng quốc gia xa xôi của họ, ở những nơi mà họ hoàn toàn không biết
và không thể hiểu thấu được hiện thực của tình huống mà quân đội chiến
đấu trải qua. Thuộc vào trong số những nhà chiến lược bàn giấy này cũng
là thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng, người mà thời đó đã giải thích
cho một viên khách nước ngoài: “Toàn bộ lịch sử của chúng tôi chỉ bao
gồm chiến tranh. Kết quả của 2000 năm đau khổ là việc dân tộc chúng tôi
có một hệ thống thần kinh rất ổn định. Chúng tôi không biết tới sự hoảng
loạn.”
Đối với lực lượng trên con đường mòn Hồ Chí Minh thì 2000 năm lịch sử
không phải là niềm an ủi và sự giúp đỡ. Hẳn đã phải có một con số lớn
những vụ suy sụp tinh thần. Một sự hoảng loạn tổng thể chỉ có thể tránh
khỏi qua kỷ luật tàn bạo, qua tổ chức vi mô trong những tổ ba người, qua
tuyên truyền và tổng động viên những sức lực dự trữ cuối cùng.

Ở Mỹ, giới truyền thông ngày một hỏi thúc bách hơn, tại sao quân đội
không chận được dòng tiếp tế và qua đó làm suy yếu một cách quyết định
đối thủ ở Nam Việt Nam. Các lý do chính trị đã ngăn cản không cho Lầu
Năm Góc thông tin cho công chúng, rằng chính mục tiêu đó đã được theo
đuổi với chi phí nào và cường độ chưa từng có nào. Một nhóm chuyên
gia đặc trách, cái được gọi là “Jason Group”, đã được thành lập, nhóm
mà tương tự như ở dự án nguyên tử “Manhattan” trong Đệ nhị Thế chiến
có quyền sử dụng tất cả nguồn lực của Mỹ để chận đứng con đường mòn
Hồ Chí Minh. Thiết bị cảm biến điện tử, ghi nhận các di chuyển của quân
đội và báo về trung tâm, đã được ném với số lượng thật lớn xuống vùng
đất này. Bất cứ một phương tiện phá hoại nào được nghĩ ra, thuốc độc
và thuốc nổ dưới nhiều hình thức, cũng đều được sử dụng, để ngăn chận
không cho quân đội Hà Nội đi trên con đường mòn ở Lào này vào tới Nam
Việt Nam. Họ đã không đạt được mục tiêu của họ, dù tổn thất của Bắc
Việt có cao tới đâu đi chăng nữa,

Trong số một ngàn xe tải, ngày nay người ta ước lượng như vậy, có ít
hơn sáu trăm chiếc là có thể mang hàng hóa của chúng tới nơi. Không
một quân đội nào có thể chịu đựng được tổn thất gần năm mươi phần
trăm trong một thời gian dài, theo như một quy tắc quân sự, mà không bị
thiệt hại về tinh thần chiến đấu và qua đó là hiệu quả. Trận đánh vì con
đường mòn Hồ Chí Minh đã đặt ra những thước đo mới. Quân đội Bắc
Việt đã tiến gần tới hoảng sợ và hỗn loạn; mặc dù vậy họ đã tránh được
sự sụp đổ. Cũng như trong Đệ nhị Thế chiến và trong chiến tranh Triều
Tiên, trận đánh ở Lào cũng chứng minh rằng chỉ một mình không quân
thôi thì không thể dẫn tới một quyết định ngã ngũ được.

Vì chính giới chỉ huy quân đội cũng không tin chắc vào hiệu lực của cuộc
chiến tranh ném bom nên họ đã bắt đầu những chiến dịch bí mật trên mặt
đất, do các đơn vị của “Special Forces” tiến hành. Trong các tỉnh Lào có
biên giới với Việt Nam và trên Cánh Đồng Chum, chuyên gia du kích Mỹ
tuyển mộ từ những bộ tộc ở trên núi, trước hết là từ người Mèo để thành
lập một nhóm chiến binh cố gắng làm mất an ninh trên các tuyến đường
tiếp tế của Hà Nội. Trong cuộc chiến tranh bí mật này, người Mèo đã làm
những việc phi thường. Trong đó, nhóm người Mèo do tướng Vang
Pao tài ba và nhiều bản năng lãnh đạo đã phải trả một giá cao bằng máu.
Người dân của những ngôi làng trên núi chẳng bao lâu sau đó chỉ còn
bao gồm đàn bà, trẻ con và người già. Đổi lại, Special Forces của người
Mỹ phải cho phép các bộ tộc mở rộng sản xuất thuốc phiện và qua đó cải
thiện cơ cở vật chất của họ. Đối với Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, thắng lợi
và mất mát vào lúc cuối hẳn là đã ngang bằng cán cân.

Cuộc chiến trên vùng núi của Lào cũng bí mật như việc vận chuyển trong
kinh doanh ma túy. Chính thức thì người Mỹ và người Bắc Việt tôn trọng
nền trung lập của Lào. Không ai phản đối các chiến dịch của đối phương,
vì qua đó thì sự hiện diện của quân đội chính mình ở Lào sẽ bị phơi bày
ra.

Chiến dịch “Lam Sơn 719”

Năm 1968, tướng Westmoreland tin rằng những chiến dịch “bí mật”, được
che đậy, không còn đủ để làm gián đoạn con đường mòn Hồ Chí Minh
nữa. Vì vậy mà ông xin chính phủ Washington cho phép tấn công qua
Lào, với sáu sư đoàn được chia thành hai quân đoàn, để chiếm và ngăn
chận con đường mòn Hồ Chí Minh. Chiến dịch trên mặt đất dự định đi
theo đường 9, dẫn từ thành phố Việt Nam Đông Hà ở phía nam của vĩ
tuyến 17 qua pháo đài Khe Sanh trên núi tới huyện lỵ Tchepone của Lào.
Tchepone, điều này thì đã được máy bay trinh sát chứng minh rõ, là một
giao điểm và điểm đóng quân bậc nhất. Westmoreland cho rằng cần thiết
phải tập trung sáu sư đoàn, vì Bắc Việt sẽ bảo vệ rất chặt phần hẳn là
quan trọng nhất của con đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy vậy, với hai quân
đoàn cùng với sự hỗ trợ của không quân, Westmoreland tin rằng có thể
hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra và ngăn chận được dòng tiếp tế của
đối phương.

Lam Sơn 719: Quân lính VNCH chờ trực thăng chở ra mặt trận.

Mặc dù đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã xem xét tính khả thi chính trị của chiến
lược quân sự này và ủng hộ kế hoạch tiến quân vào nước Lào, tổng tống
Lyndon B. Johnson không muốn chuẩn y dự định của các tướng lãnh.
Johnson không muốn chịu trách nhiệm cho việc xâm phạm nền trung lập
của Lào một cách công khai và trên quy mô lớn. Các kế hoạch xâm lấn
tạm thời được xếp vào hồ sơ.

Ba năm sau đó, 1971, tình hình đã thay đổi cho tới mức dự án lại được
đưa vào chương trình nghị sự ở Washington. Tổng thống Richard
Nixon và ủy viên an ninh Henry Kissinger của ông, người đã phân tích
đặc biệt nhiều về tình tiết này trong các hồi ức của mình, cố gắng bảo
đảm việc rút quân lính Mỹ bằng những biện pháp phòng trước. Một cuộc
tấn công chống con đường mòn tiếp tế của Hà Nội, bây giờ các tướng
lãnh ở Sài Gòn hy vọng như vậy, có thể sẽ làm suy yếu khả năng tấn
công của người Bắc Việt cho tới mức nhà nước ở miền Nam có thêm
được một thời gian hai năm để lấy sức. Sếp của Hội đồng Tham mưu
trưởng, bảo đảm với tổng thống, “rằng đã lo liệu cho mọi việc”. Bộ binh
Mỹ chỉ đi cùng tới Khe Sanh, tới biên giới Lào. Quân đội Nam Việt Nam
sẽ đẩy cái nêm cho tới Tchepone, được che chở và hỗ trợ bởi Không
quân Mỹ.

Những người chống lại chiến dịch này ở trong Bộ Ngoại giao Mỹ cố gắng
tác động lên thủ tướng Lào để ông phản đối trước. Thế nhưng Souvanna
Phouma khước từ, không phản đối kế hoạch của giới quân đội. Ông đồng
ý với hoạt động này, ông báo cho Washington biết, nếu như chiến dịch
không kéo dài quá ba tuần.

Vào ngày 18 tháng Giêng 1971, Hội đồng An ninh Quốc gia ở Washington
quyết định tiến quân vào Lào. Vào ngày 8 tháng Hai, 17.000 người lính
Nam Việt có nhiệm vụ vượt biên giới và tiến quân cho tới Tchepone cách
đó 35 kilômét. Đơn vị Mỹ với lực lượng khoảng 10.000 người sẽ hỗ trợ
pháo binh và tiến hành các phi vụ máy bay trực thăng.

Dường như không ai nhắc cho Richard Nixon rằng tướng Westmoreland,
khi ông lập kế hoạch cho một chiến dịch như vậy trước đó ba năm, đã
cho rằng phải cần hơn gấp đôi con số quân lính như vậy. Thêm vào đó,
không ai ở Washington biết rằng người tổng thống Nam Việt Nam, người
mà suy nghĩ chiến lược của ông bám rễ sâu vào trong truyền thống châu
Á, đã chỉ thị cho các viên chỉ huy của ông ngưng chiến dịch nếu như các
đơn vị bị tổn thất quá 3000 người. Mục tiêu quan trọng nhất của một viên
tư lệnh Á châu là bảo toàn nền tảng quyền lực, sự tồn tại thực thể của
quân đội mình. Khôn ngoan là việc không đạt tới mục tiêu và giữ lại quân
đội của mình, hơn là hoàn thành thành công một nhiệm vụ và qua đó mất
đi phần tốt nhất của quân đội.

Tổng Tư lệnh Tưởng Giới Thạch trong Đệ nhị Thế chiến đã đẩy cố vấn
người Mỹ của ông, tướng Joseph Stilwell có tài cũng như nóng tính, đi tới
chỗ tuyệt vọng với chiến thuật này. Viên tướng tinh khôn Nguyễn Văn
Thiệu, biết những quyển sách kinh điển về quân sự ở châu Á của ông, đã
đưa ra chỉ thị giống như vậy cho chiến dịch “Lam Sơn 719”, được đặt tên
theo địa danh một trận đánh thắng lợi của Việt Nam chống một đạo quân
từ Trung Quốc: Bảo tồn các đơn vị tinh nhuệ của ông có ưu tiên cao hơn
việc hoàn thành nhiệm vụ.
Henry Kissinger trong hồi ức của ông đã gọi chiến dịch này “được phác
thảo với sự nghi ngại, có hoài nghi tháp tùng và được tiến hành trong sự
lộn xộn”. Bộ tham mưu của ông đã góp phần đáng kể vào trong sự hỗn
loạn mà cuộc xâm chiến chấm dứt ở trong đó. Hội đồng An ninh Quốc gia
đã đánh giá quá thấp lực lượng phòng thủ của đối phương; và đặc biệt là
ông đã chọn đúng địa điểm đó ở trên con đường mòn Hồ Chí Minh, địa
điểm mà Hà Nội từ nhiều năm nay đã xác định là vùng có tiềm năng bị
xâm chiếm và đã củng cố tương ứng. “Lam Sơn 719” không mang tính
bất ngờ. Bắc Việt Nam đã chuẩn bị tối ưu cho một sự việc đã có thể nhìn
thấy rõ trước.

Từ pháo đài núi Khe Sanh, các đơn vị Nam Việt Nam vượt biên giới sang
Lào vào ngày 8 tháng Hai trong thời tiết lạnh có mưa và mây thấp, di
chuyển trong một vùng đồi núi có rừng rậm bao phủ và Việt Cộng đã cẩn
thận đặt mìn trên tất cả các con lộ và đường mòn. Mũi nhọn của cái nêm
chỉ có thể tiến chậm chạp lên phía trước. Một con số lớn của những ổ
phục kích được ngụy trang và các khó khăn của địa hình đã tác động
khiến cho chiến dịch diễn tiến chậm nhiều hơn là các nhà lập kế hoạch ở
Sài Gòn và Washington dự tính. Mãi sau bốn tuần cực nhọc làm sạch địa
hình và thỉnh thoảng chạm trán nhỏ với các đơn vị đối phương, những
người lính đầu tiên của Nam Việt Nam mới đến được huyện lỵ Tchepone.

Mãi tới lúc đó, các tướng lĩnh Hà Nội mới dẫn quân đội quen thuộc với
địa hình của họ chuyển sang thế phản công. Một cái bẫy sập xuống.
17.000 người lính Nam Việt Nam nhìn thấy mình đối diện với một lực
lượng đông hơn từ ba tới bốn lần của đối phương, kẻ quyết tâm không
chỉ bảo vệ con đường mòn mà còn muốn bao vây và tiêu diệt đạo quân
xâm nhập. Toàn bộ đoạn đường từ Khe Sanh cho tới Tchepone bất thình
lình biến thành một địa ngục mà trong đó dường như có lửa từ trên trời
rơi xuống, lộn xộn và hoảng loạn bùng phát, và các viên chỉ huy Nam Việt
Nam mất tầm nhìn tổng quát và sự kiểm soát.

Đoàn máy bay trực thăng của Nam Việt Nam và của Mỹ bay đến để trợ
giúp đã rơi vào trong một hàng rào hỏa lực bắn chặn chưa từng bao giờ
được nhìn thấy trước đó trong cuộc chiến này. Các phi đội trực thăng –
đúng theo nghĩa đen – đã bay trực diện vào trong một biển lửa mà trong
đó các máy bay đã bị bắn rơi hàng loạt. Và mặc dù vậy, các tổ lái hết lần
này đến lần khác vẫn buộc phải bay vào trong vòng vây, để lấy thương
binh và di tản những người lính ra khỏi các vị trí không còn có thể giữ
vững được nữa.

Mục tiêu đã hoàn toàn biến mất ra khỏi tầm nhìn. Chỉ còn những nhà lập
kế hoạch trong các công sự an toàn ở hậu phương hay ở cạnh bàn hội
nghị tại Washington là còn nói tới con đường mòn Hồ Chí Minh. Trong địa
ngục màu xanh của Tchepone, gần như tất cả mọi người chỉ còn nghĩ tới
sự sống còn. Quân đội Nam Việt Nam đã vượt quá giới hạn tổn thất từ
lâu, cái mà người tổng thống đã đưa ra. Quân lính chạy trốn về biên giới.
Không một sĩ quan nào có thể động viên họ tiếp tục trận đánh đã tuyệt
vọng đó nữa. Hãy tự cứu lấy chính mình, đó là điều răn của lúc này.

Lam Sơn 719: Đoàn xe của Lữ đoàn 1 Thiết giáp trên QL 9 tiến đến Căn
cứ Alpha

Một vài thông tín viên đã mạo hiểm bay về hướng Tchepone, để qua chụp
ảnh hay quay phim mà hình dung được sự hỗn loạn trên con đường số
9. Thêm vào đó, từ những lý do về chính trị mà Không quân Mỹ từ chối
không chở các phóng viên bay qua lãnh thổ trung lập của nước khác.
Luật quốc tế có giá trị đối với báo chí, những đạo luật mà giới quân đội
trong một tình trạng khẩn cấp đã tự vô hiệu hóa chúng cho họ. Lý do này
hẳn chỉ là viện cớ. Thật sự thì quân đội cho rằng rủi ro đi liền với việc này
là quá cao.

Thuộc trong số nhóm nhỏ các phóng viên ảnh quyết tâm cho tới cùng là
người Anh Larry Burrows, từ nhiều năm nay thuộc trong số các ngôi sao
nhiếp ảnh gia của tờ báo ảnh Life. Larry Burrow đã có mặt tại nhiều trận
đánh ở Nam Việt Nam. Trong lần bao vây pháo đài Khe Sanh trên núi
năm 1968, ông đã chụp được nhiều bức ảnh đầy tính bi kịch, làm rung
động về cuộc chiến đấu và về cái chết của những người lính cổ da ở
chiến tuyến đầu. May mắn bao giờ cũng ở bên cạnh ông. Vào ngày 6
tháng Hai 1971, hai ngày trước cuộc hành quân sang Lào, Burrow tại một
vị trí tiền đồn đã bị một trận mưa bom của Không quân Nam Việt Nam.
Ông cũng lành lặn qua được cả lần rủi ro này và trong lúc nguy hiểm nhất
đã chụp được những bức ảnh chuyển tải hiện thực của cuộc chiến: về
sức mạnh của những quả bom nổ và sự sợ hãi bản năng của những
người lính.

Larry Burrows, một người đàn ông 41 tuổi, điềm tỉnh, hoàn toàn không
kiêu ngạo, hay tự mỉa mai, người mà chiếc kính mắt to có gọng sừng
mang lại cho một nét nghiêm trang hàn lâm, người mà thế nào đi nữa
cũng ít có điểm chung với các nhiếp ảnh gia hút cần sa của thế hệ trẻ,
được Life gọi một cách xứng đáng là “nhiếp ảnh gia chiến tranh can đảm
nhất và nhiệt tình nhất” ở Việt Nam. Trong số những người cầm máy thì
chỉ có thể đặt người Úc Neil Davis ngang hàng với ông.
Vào ngày 19 tháng Hai, hai ngày sau khi cuộc thâm nhập bắt đầu, cuối
cùng thì Larry Burrows cũng tìm được một viên tướng Nam Việt Nam cho
phép ông bay cùng trong một phi đội gồm năm chiếc trực thăng do chính
viên tướng này dẫn đầu. Hai chiếc máy bay trực thăng đã không trở về
từ phi vụ này. Phòng không Bắc Việt Nam đã bắn cháy và khiến cho chúng
rơi xuống. Sau chín năm làm việc xuất sắc ở Việt Nam, Larry Burrows đã
tìm thấy cái chết trên con đường mòn Hồ Chí Minh.

Tin tức về việc chiếc trực thăng báo chí bị bắn rơi đã làm xấu thêm bầu
không khí trước sau gì thì cũng đã không thuận lợi ở các phóng viên chiến
trường. Các nhà báo hoạt động ở hậu phương Nam Việt Nam chuyển tải
cho giới công chúng thế giới ngày một rõ hơn ấn tượng, rằng một chiến
dịch quân sự lớn đã được bắt đầu ở đây, cái phải chấm dứt với một chiến
bại, cái sẽ không mang lại cho Nam Việt Nam một thời gian để dưỡng
sức như những nhà lập kế hoạch trong Hội đồng An ninh Quốc gia hy
vọng, mà chứng minh dứt khoát rằng cái được gọi là “Việt Nam hóa” chiến
tranh, công cuộc xây dựng một quân đội mạnh, có kỷ luật chuyên nghiệp
của Nam Việt Nam, có thể tự sức mình mà cầm cự được với đối thủ từ
miền Bắc, đã thất bại không thể chối cãi.

Khi tiền quân Nam Việt Nam bị tiêu diệt trước Tchepone và lực lượng
vượt trội của Hà Nội để cho chiến dịch “Lam Sơn 719” trở thành một cuộc
rút quân mất trật tự, giống như bỏ chạy, thì thực tế là đã có những cảnh
tượng có thể được đánh giá như là bằng chứng cho sự thất bại của Việt
Nam hóa. Hỗn loạn ở khắp mọi nơi. Không quân Mỹ bay tấn công cho tới
ranh giới của sự kiệt sức mà không thể làm giảm thiểu được các hoạt
động của Bắc Việt. Hỏa lực trên con đường mòn Hồ Chí Minh dữ dội cho
tới mức con số tổn thất lớn của những chiếc trực thăng đã làm lay động
tinh thần chiến đấu của quân đội. 176 người Mỹ đã hy sinh ở Lào, 1042
người bị thương. Các phi đội trực thăng Mỹ chưa từng bao giờ phải chịu
những tổn thất như vậy trước đó. Vì chỉ lực lượng bay mới bị ảnh hưởng.
Tổn thất trên mặt đất là do quân đội Nam Việt Nam gánh chịu.

LamSơn 719

Truyền thông Mỹ đổ lỗi thất bạị ở Lào về cho tổng thống Nam Việt Nam,
Nguyễn Văn Thiệu, và các viên tướng của ông. Hầu như không ai làm
sáng tỏ thẩm quyền của Hội đồng An ninh Quốc gia ở Washington; không
ai nhắc tới việc là quân đội trên mặt đất của Mỹ thật ra chỉ dám thực hiện
cuộc tiến quân sang Lào khi có sáu sư đoàn chớ không chỉ với hai sư
đoàn mà tổng thống Thiệu, được Mỹ hỗ trợ và cố vấn, đã bắt đầu chiến
dịch với họ. Quân đội Nam Việt Nam rõ ràng là đã thất bại. Họ đã bị đánh
bại, họ đã hoảng loạn bỏ chạy khỏi Lào mà không thể phá hủy và chận
được con đường mòn Hồ Chí Minh.

Những chiếc trực thăng lành lặn trở về từ Lào nhét đầy người bị thương
và những người lính mà trong cơn hoảng loạn đã giành được một chỗ
trong máy bay. Loại “Bell Huey”, mà quân đội Mỹ vẫn còn sử dụng cho
tới ngày nay, thông thường chở chín người cộng phi đội. Người Việt nhẹ
cân hơn và mảnh khảnh hơn rất nhiều đã tăng tải trọng lên hai mươi
người và hơn thế. Những chiếc trực thăng trở về từ Lào đã chở nặng gần
tới mức không thể bay được. Ai không tìm được chỗ trong cabin thì mạo
hiểm một chuyến bay trên càng hạ cánh. Trong lúc đó, nhiều người lính
đã rơi xuống. Nhưng cũng có không ít người đã chịu đựng được áp lực
cực kỳ nặng đó, và đã ngồi trên càng máy bay mà sống sót đi ra khỏi
được địa ngục.

Những chiếc trực thăng quá tải với những người lính không còn súng ống
trên càng máy bay, khiến cho các phi công phải hết sức cẩn thận trong
lúc đáp xuống, đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho một chiến dịch
quân sự lớn buộc phải chấm dứt với một cuộc rút lui mất trật tự. Khắp thế
giói, truyền hình với cảnh tượng đó đã có thể thuyết phục khán giả, rằng
quân đội Nam Việt Nam đã không vượt qua được lần thử thách. Đặc biệt
giới truyền thông Mỹ đã đổ hàng đống sự nhạo báng lên quân đội Sài
Gòn. Dưới cùng những điều kiện thì quân đội Mỹ cũng không thể làm
được gì tốt hơn nhiều. Mặc dù vậy, dấu ấn của sự bất tài, sự hèn hạ bây
giờ đã bám vĩnh viễn lên quân đội Sài Gòn. Ít nhất thì giới truyền thông
đã rõ, rằng Nam Việt Nam không thể tự lực để khẳng định mình trước
miền Bắc. Cuộc phong tỏa đường mòn Hồ Chí Minh đã thất bại, không
còn có thể thắng cuộc chiến chống Bắc Việt được nữa.

Cả trong Hội đồng An ninh quốc gia ở Washington, người ta cũng nhận
ra sự nghiêm trọng của thất bại. “Người Nam Việt đã chiến đấu dũng cảm
hơn là cho tới nay”, tiến sĩ Kissinger đã viết trong hồi ký của ông. Nhưng
sức mạnh tấn công của Hà Nội đã không bị làm giảm đi qua chiến dịch
“Lam Sơn 719”.

Tuy vậy, Nixon và Thiệu vẫn cố gắng nói dối công chúng. Vào ngày 7
tháng Tư 1971, tổng thống Richard Nixon quả quyết trong một bài diễn
văn trên truyền hình gửi toàn quốc, rằng đã đạt được một chiến thắng to
lớn: “Tối hôm nay tôi có thể tường trình, rằng Việt Nam hóa đã thành
công.” Tổng thống Thiệu tổ chức một buổi duyệt binh mừng chiến thắng
ở Sài Gòn. 13.000 người lính Bắc Việt, con số tuyên truyền là như vậy,
đã bị giết chết trong chiến dịch.
Henry Kissinger trang trí cho lần phân tích cuộc xâm nhập qua Lào bằng
một hồi tưởng tới Konrad Adenauer. Năm 1962, ông, Kissinger, nhận
nhiệm vụ từ Kennedy, đã thông báo cho người thủ tướng Đức “khó chịu”
Konrad Adenauer về một vài kế hoạch chiến lược của quân đội Mỹ. Sau
một bài diễn văn dài, Adenauer hỏi người giáo sư Harvard, từ đâu mà
ông biết rằng những lý thuyết này là đúng. Kissinger khẳng định rằng một
viên tướng đã đưa thông tin cho ông. Tiếp theo đó, Adenauer hỏi rằng
viên tướng này có mặc quân phục hay không. “Khi tôi nói là tôi không
nhớ rõ thì ông nói rằng tôi nên yêu cầu viên tướng đó lập lại bài thuyết
trình của ông ấy trong thường phục; khi ông ấy vẫn còn gây ấn tượng cho
tôi thì tôi hãy cho ông biết.”

Vì vậy mà con người dân sự từ Rhöndorf [ý nói cố thủ tướng Đức Konrad
Adenauer] vẫn còn có chỗ đứng của mình trong lịch sử chiến tranh của
Đông Dương. Sự ngờ vực của Adenauer đối với giới quân đội, nỗi lo ngại
của ông, bị lóa mắt bởi ánh hào nhoáng của những bộ quân phục, lẽ ra
đã có thể giúp để tránh được nhiều chiến bại và chấm dứt cuộc chiến ở
Đông Dương bằng phương tiện chính trị.

Ở Lào, lẽ ra người ta đã tưởng thưởng cho sự khéo léo trong chính trị,
thậm chí còn cho sự xảo quyệt và mưu mô. Tất nhiên, chính trị cũng
không thể làm thay đổi được số phận. Các con đường đi đã được định
trước. Thảm họa bắt đầu tiến trình của nó.

Hậu phương của Hà Nội

Cho tới ngày hôm nay, Lào vẫn còn bị người ngoài quyết định. Đất nước
có dân cư thưa thớt với chưa tới ba triệu người bị gắn chặt với Việt Nam
qua cuộc Chiến tranh Đông Dương. Tự lực mình thì người Lào không đủ
khả năng bảo vệ lãnh thổ của họ và ngăn chận cuộc hành quân của quân
đội Bắc Việt trên con đường mòn Hồ Chí Minh.

Chiến bại của Mỹ đã được quyết định ở các tỉnh phía đông của Lào. Yếu
tố quân sự quan trọng nhất quyết định cuộc chiến là công cuộc tiếp tế
chưa từng bao giờ bị gián đoạn từ miền Bắc Việt Nam cho Việt Cộng, cái
phải được chuyên chở qua lãnh thổ của Lào. Hà Nội đã biến Lào trở thành
hậu phương theo nghĩa quân sự của họ, đã lấy đi mọi chức năng ra khỏi
biên giới đất nước, đã đóng một lực lượng đáng kể quân đội của mình
trên vùng đất của nước láng giềng và qua đó đã có được ảnh hưởng
chính trị mà người Lào yếu ớt phải tuân theo.
Một cuộc họp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Yêu nước Lào dưới sự
chủ trì của Hoàng tử Souphanouvong

Người Lào chỉ tham gia ở rìa của cuộc chiến trên lãnh thổ của họ. Hàng
năm, Pathet Lào tiến hành vài trận đánh với quân đội hoàng gia trung lập
trong mùa khô, những trận đánh mà bây giờ nhìn lại, theo góc nhìn lịch
sử, thì người ta phải chứng nhận cho chúng tính trình diễn. Thật sự chiến
đấu ở Lào là quân đội Bắc Việt Nam và các bộ tộc ở trên núi do Mỹ cung
cấp tiền và vũ khí, trước hết là người Mèo. Người Lào, một nhà quan sát
người Mỹ đã chế diễu như vậy, “khác với các quốc gia được cho là văn
minh, chưa từng bao giờ thật sự học cách giết nhau”. Họ đã trả giá cho
sự bình thản của họ, tính hiền lành và niềm tôn sùng định mệnh của họ
bằng một quyền tự chủ bị giới hạn và một sự phụ thuộc đau đớn vào Hà
Nội. Những cố gắng yếu ớt chống lại áp lực của Việt Nam đều thất bại
một cách vô vọng.

Khi Mỹ ký kết một hiệp định ngừng bắn với Hà Nội ở Paris trong tháng
Giêng 1973 và rút những lực lượng cuối cùng ra khỏi Đông Dương, thủ
tướng Lào Souvanna Phouma bất thình lình nhận ra rằng chỉ có một bên
rời bỏ chiến trường, nhưng Bắc Việt Nam thì sẽ ở lại. Đứng trước mối
nguy hiểm, Souvanna Phouma đã thố lộ nỗi lo lắng của mình một cách
dữ dội, đối với người Lào là thái quá, khi Henry Kissinger, thời gian này
đã thăng tiến trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, dừng chân ở
Vientiane trên đường tới Hà Nội.

Lời kêu cứu là một phần của lời chúc mừng lúc nâng cốc mà người thủ
tướng Lào đã đưa ra cho những vị khách Mỹ của ông trong một bữa ăn
tối tại nhà riêng của ông. Liên kết với một “toast” là điều lạ lùng. Dịp yến
tiệc vui vẻ bề ngoài này không thể làm giảm được sự căng thẳng ở bên
trong. “Sự sống còn của Lào phụ thuộc vào các ông”, Souvanna Phouma
nói, hướng tới Kissinger, “chúng tôi yêu cầu láng giềng của chúng tôi hãy
để cho chúng tôi sống trong yên bình trên mảnh đất này, mảnh đất còn
lại từ vương quốc đáng kính của chúng tôi… Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ
không thể mong muốn rằng các cố gắng của họ sẽ chấm dứt với sự thống
trị của Bắc Việt Nam ở Đông Dương. Đó là nỗ lực của Hồ Chí Minh, người
muốn bước ra thay thế người Pháp trở thành người thống trị Đông Dương.
Vì vậy mà chúng tôi phải tin tưởng rằng những người bạn lớn của chúng
tôi, người Mỹ, sẽ giúp chúng tôi sống còn.”

Lịch sử Đông Dương cô đọng trong vài câu nói ít ỏi này. Chúng cũng
chứa đựng cốt lõi của cái triết lý chính trị quyết định mọi hành động của
giới lãnh tụ ở Hà Nội. Chúng phác họa quan hệ đặc biệt, liên kết Lào và
Campuchia với Việt Nam, cộng đồng bị cưỡng bức cùng chung số phận
đó, cái đã mang lại cho con người trong ba đất nước nhiều bất hạnh và
không có lợi lộc nào.

Đối với các lãnh tụ ở Hà Nội thì điều đó là hoàn toàn tất nhiên, tự cảm
nhận mình như là người thừa kế của chính quyền thực dân Pháp, tin rằng
mình sở hữu một yêu cầu mang tính lịch sử, thi hành cùng một quyền tối
cao trên toàn Đông Dương như “Gouverneur Général” đã từng thi hành
cho tới năm 1954. Cũng như hầu hết những lãnh tụ của các dân tộc được
trao trả độc lập, Hồ Chí Minh và những người đồng hành với ông cũng
tiếp nhận khuôn mẫu suy nghĩ của các ông chủ da trắng. Pháp đã tiến
hành kiểm soát các vùng đất bảo hộ Lào và Campuchia từ Hà Nội. Nhậm
chức trong dinh thự của toàn quyền sau 1954 là Hồ Chí Minh và thủ tướng
Phạm Văn đồng, những người trong nghi lễ quốc gia của họ đã thể hiện
rõ rằng họ muốn thừa hưởng di sản không suy suyển của nước Pháp.

Kaysone Phomvihan và Hồ Chí Minh

Sứ mệnh khai hóa của Pháp đã không thật sự gây hại cho tính độc lập về
văn hóa của ba dân tộc châu Á này. Các nhà khảo cổ Pháp thậm chí còn
tham gia đáng kể vào trong việc bảo tồn các di tích lịch sử. Qua đó, họ đã
làm tăng thêm lòng tự tin của các quốc gia đó, và khởi đầu một sự phục
sinh về văn hóa. Việt Nam sẽ không tiếp tục vai trò này. Hà Nội quan tâm
tới các lợi ích chiến lược và vật chất. Nhưng Việt Nam đồng thời cũng là
một quyền lực văn hóa bành trướng mà trong quá khứ đã Việt Nam hóa
và hấp thụ nhiều dân tộc và nền văn minh khác. Việt Nam trong vai trò
của Pháp đối với Lào và Campuchia có nghĩa là một mối nguy hiểm cho
bản sắc văn hóa, một sự đe dọa cho sự tồn tại của quốc gia họ.

Souvanna Phouma đã nhìn thấy rõ nguy hiểm này cũng như hoàng tử
Sihanouk của Campuchia. Giới tinh hoa chính trị ở Lào không bao giờ
quên rằng Việt Nam đã từng cố gắng Việt Nam hóa nhiều phần của Lào
một lần, năm 1832. Vùng Cánh đồng Chum, tỉnh Xieng Khouang, ít nhất
về địa lý là trái tim của đất nước, đã rơi vào tay Việt Nam năm 1832, vào
vương quốc An Nam được cai trị từ Huế. Một sử gia mô tả nền thống trị
của Việt Nam ở Xieng Khouang là “cứng rắn cho tới cực đoan”. Người
dân còn bị bắt buộc phải mặc quần áo Việt Nam. Cuối cùng, người dân
nổi dậy làm loạn và giết chết viên thống đốc người Việt.

Triều đình Việt Nam đã có thể trấn áp lần nổi dậy đó. Tuy vậy áp lực của
Việt Nam đã giảm đi nhanh chóng sau đó, vì triều đình phải chống cự lại
với sự can thiệp quân sự của Pháp. Lực bành trướng của Việt Nam đã tê
liệt gần 80 năm. Lần nước Pháp chiếm hai đất nước này làm thuộc địa
đã mang lại cho người Khmer cũng như người Lào một thời gian nghỉ
ngơi. Tuy vậy, sau khi Hà Nội chiến thắng Pháp và Mỹ, Việt Nam lại nhìn
thấy một cơ hội để đẩy mạnh sự thâm nhập vào Lào và Campuchia, và
Việt Nam hóa từng bước toàn Đông Dương.

Điều đó giải thích tại sao Souvanna Phouma đàm phán một cách kiên trì
và nhẫn nại tới như vậy, để hòa giải người Lào của cả hai bên. Ông không
thể dựa vào Mỹ, điều này thì chắc chắn là ông đã biết rõ vào lúc phát biểu
ở bàn tiệc. Chỉ khi những người trung lập và Pathet Lào vượt qua được
những đối chọi của họ, toàn thể nhân dân tựu họp xung quanh nhà vua
thì Lào mới có thể có được một cơ hội để bảo vệ nền độc lập và bản sắc
văn hóa của họ.

Quá trình hòa giải và tích hợp này kéo dài hai năm. Trong tháng Tư 1974,
hơn một năm sau “Hiệp ước Hòa bình” Paris và cuộc rút quân của Mỹ,
hai anh em cùng cha khác mẹ Souvanna Phouma và
Souphanouvong thống nhất với nhau để thành lập một chính phủ liên
minh mới.

Người dân Vientiane đã tháp tùng theo mỗi một bước tiến hòa giải với
những buổi lễ hội tự phát, với reo hò và hân hoan, những cái đã làm tê
liệt nỗi sợ hãi trong thâm tâm. Thủ đô đã rơi vào trong một cơn say vui
mừng, khi Souphanouvong rời tổng hành dinh của Pathet Lào, để tiếp
nhận vị trí của ông trong chính phủ của Vientiane. Các nhà sư trong chùa
đã hoạt động theo cách thức đặc biệt, qua diễn văn, xuất hiện trước công
chúng và qua những nghi thức chính trị hóa, vì sự hòa giải của một dân
tộc mà đã gắn chặt mình với niềm tin vào các nguyên tắc bất bạo lực.
Các nhà sư tin rằng Phật giáo có thể đồng hóa được những ý tưởng của
chủ nghĩa cộng sản. Đại đa số người dân tin vào sức mạnh của chủ nghĩa
dân tộc và vào truyền thống khoan dung của Lào. Họ đã xua đuổi hiện
thực.

Hòa giải và tái tích hợp ở Lào trong thực tế có nghĩa là Pathet lào vẫn tiếp
tục độc quyền thống trị lãnh thổ của họ, nhưng thêm vào đó lại có thêm
quyền lực ở những vùng cho tới nay do quân đội phe trung lập kiểm soát.
Họ mở rộng từng bước một cơ sở của họ. Souvanna Phouma và những
người của phe trung lập phải mang lại sự hy sinh này, cái mà nhờ vào nó
mới có được sự thỏa hiệp đó.

Trong tháng Tư 1975, Hà Nội chấm dứt cuộc chiến ở Nam Việt Nam với
lần xâm chiếm Sài Gòn. Hai tuần trước đó, người Khmer Đỏ đã chiến
thắng ở Campuchia. Những điều đó tạo cơ hội cho những người cộng
sản ở Lào bộc lộ mối tương quan quyền lực thật sự và hoàn thành cuộc
cách mạng cả ở trong đất nước thứ ba của Đông Dương, ở Lào.

Một màn trình diễn lớn ở Savannakhet

Thành phố có khoảng 30.000 dân Savannakhet nằm trong vành đai hẹp
ở Nam Lào mà trong đó các vùng ảnh hưởng của phe trung lập và Pathet
Lào tiếp giáp với nhau không có ranh giới rõ rệt, trong thực tế là chồng
lên nhau. Nằm ở phần phía đông của tỉnh cùng tên là huyện lỵ Tchepone,
đã tìm thấy được vị trí của nó trong lịch sử cuộc chiến. Nằm ở phần phía
Tây là tỉnh lỵ Savannakhet, cho tới mùa xuân 1975 là một thành trì của
những người bảo thủ và của những người chống cộng sản trong Vương
quốc Lào.

Cuối tháng Năm 1975, giới báo chí ngoại quốc được di tản khỏi Sài Gòn
đã đổ xô hàng đoàn tới Vientiane để quan sát màn cuối cùng của cuộc
tranh giành quyền lực ở Lào. Trong khách sạn “Lane Xang”, một ngôi nhà
khiêm tốn nằm ngay cạnh sông Mekong, không thể gọi là giản dị hay thậm
chí là sang trọng được, và mặc dù vậy vẫn chiếm hạng nhất trong số các
nhà nghỉ phần lớn là tồi tàn của đất nước này, có người gọi điện thoại
nặc danh cho chúng tôi với lời đề nghị chở chúng tôi với một chiếc máy
bay đặc biệt của không quân tới Savannakhet. Không rõ ai tổ chức
chuyến bay này. Nhưng có thể cảm nhận rõ mối quan tâm của một cơ
quan rõ ràng là của nhà nước, muốn mang các đại diện truyền thống quốc
tế đang ở Vientiane tới Savannakhet nhân một dịp đặc biệt nào đó.

Vientiane 23 tháng 5 năm 1975

Khoảng 30 nhà báo ngồi đầy chiếc DC 3 ọp ẹp của “Không quân Hoàng
gia Lào”, bay rì rì xuyên qua bầu trời của mùa mưa về phía nam. Giới báo
chí phải trả tiền cho chuyến đi máy bay ngay lập tức sau khi đáp xuống
Savannakhet, trên đường băng bằng tiền mặt, và là bằng dollar xanh của
Mỹ. Các viên phi công quân đội, nhìn xuống người thâu tiền từ cửa sổ
buồng lái của họ, thích thú để các nhà báo nhét cho họ một khoản tiền
thưởng. Chuyến khứ hồi đã bao gồm trong đó.

Nhiều sinh viên xuất hiện để chào mừng giới nhà báo, loan báo chương
trình trong ngày trên các tấm băng rôn: Các lực lượng quân đội Pathet
Lào đang đóng quân ở chung quanh thành phố cần phải trở về với quê
hương trong một cuộc diễu hành long trọng. Thành phố cho tới nay là bảo
thủ trung lập mở rộng cửa của nó để đối thủ tiến vào. Công cuộc thống
nhất quốc gia, được chào mừng trên các biểu ngữ với nhiều cảm xúc, dự
định sẽ được hoàn tất ngay trong ngày hôm nay ở Savannakhet.

Một chiếc xe buýt cũ đợi sẵn để mang nhóm nhà báo từ phi trường về
tổng hành dinh của quân khu ba – của phe trung lập –, nơi một viên tướng
hai sao chắc nịch, đã trở nên mập mạp vì cuộc sống sung túc, bảo đảm
trong giọng ngực của niềm tin, rằng đó chính là ý tưởng riêng của ông,
chấm dứt cuộc nội chiến vào ngày hôm nay. Chính ông, viên tướng nói
như vậy, đã mời lực lượng Pathet Lào vào thành phố với vũ khí của họ.
Để chứng minh cho tính hòa bình của mình, ông đã buộc các cộng sự
quân đội của ông đứng thật sát và thân thiện với nhau cho một tấm hình
chụp chung. Trong tương lai, mọi người Lào cần phải đối xử với nhau với
tình huynh đệ như đội ngũ này, điều đó được gợi ý cho những nhà quan
sát nước ngoài.

Sau lần chuẩn bị tinh thần trước cho cái ngày đó, chiếc xe buýt chở nhóm
nhà báo đi trên một con đường chật hẹp về phía bắc, vào thành phố nhỏ
Seno cách 30 kilômét, nơi các đơn vị của Pathet Lào đã tập hợp lại ở đó.
Đoàn xe bao gồm một vài chiếc xe tăng cũ kỹ xuất xứ từ Nga, đại bác và
xe tải chạy trên mọi địa hình. Hai chiếc chiến xa chở bộ binh được trang
hoàng bằng những tấm biểu ngữ gợi lên một tương lai vinh quang của
Lào. Trẻ con và người hiếu kỳ bao quanh các thiết bị quân sự, giống như
quân đội cộng sản đã mời họ đến để tham quan. Tất nhiên là cũng có
nhiếp ảnh gia quân đội để mang hoạt động lớn cuối cùng của cuộc chiến
này vào trong hình ảnh một cách xứng đáng.

Cuối cùng vào khoảng mười một giờ trưa, trong lúc mặt trời đốt nóng
không thương xót từ trên bầu trời, đoàn xe bắt đầu chuyển động. Đi đầu
là một chiếc Jeep mà ngồi ở trong đó là những người tổ chức thật sự cho
lần hòa giải quốc gia này ở Savannakhet: sinh viên từ thủ đô Vientiane,
những người đã cùng với hàng trăm người hoạt động tới Savannakhet
vài ngày trước đây và chiếm giữ các địa điểm chiến lược trong một hoạt
động bất ngờ, theo như thông tin mà chúng tôi bây giờ có được. Chính
quyền chống cộng sản của thành phố và cả các sĩ quan của quân khu ba
cũng đã biết rõ từ lâu, rằng thời điểm đã đến, rằng chống cự lại đã trở
nên vô nghĩa. Hầu như không cần phải tốn công sức nhiều cho lắm trong
lúc ép buộc họ trang hoàng cho lần thoái vị của họ với lời mời lực lượng
Pathet Lào hãy nhận lấy vị trí của họ.

Vào khoảng mười lăm giờ, đoàn xe về tới ngoại ô Savannakhet, nơi sĩ
quan của quân đội chính phủ đã đứng sẵn để chào đón các đối thủ trước
kia. Thêm một lần nữa, người ta gọn gàng trao đổi văn kiện, kiểm tra giấy
tờ và nhắc lại và xác nhận lại những thỏa thuận miệng. Ở đây, tại ngoại
ô thành phố, lần tiến quân vào của Pathet Lào trở thành một sự kiện
chung với quân đội chính phủ. Hai bên đều mang quân phục nhiệt đới
màu xanh. Quân đội chính phủ theo phong cách của lục quân Mỹ: quần
ôm sát, tay áo khoác của quân phục được cuộn lên, và nón che nắng với
những cái vành to khiến cho người ta liên tưởng tới trang bị cho bóng
chày hay đánh golf. Lực lượng Pathet Lào theo phong cách Mao: “giày
thể thao” màu xanh, quân phục rộng, với một cái nón tròn với cái lưỡi trai
nhỏ màu đen – dấu hiệu đặc trưng của Pathet Lào.

Bây giờ có một đoàn xe máy tháp tùng đi đầu đoàn xe mà trong đó có đại
diện sĩ quan của cả hai bên. Người dân Savannakhet chen nhau đứng ở
hai bên đường, rõ ràng là đã được khẩn thiết yêu cầu phải hiện diện và
vỗ tay như hiệu lệnh được ban hành.

Khi đoàn xe tới trung tâm, viên chỉ huy Pathet Lào leo lên một chiếc xe
tăng, để vẫy chào những con người đang reo mừng với một bó hoa màu
đỏ. Những gì trên thực tế là sự đầu hàng hòa bình của quân đội chính
phủ bây giờ trông giống như một đoàn diễu hành vui vẻ, sưởi ấm con tim
quốc gia, như một hội hóa trang hay lễ hội nhân dân do sinh viên cánh tả
ép buộc, nhưng cuối cùng rồi thì tất cả đều cùng chào mừng.

Việc rước lực lượng Pathet Lào trở về đã che dấu nhiều cảnh tượng đẫm
máu và xấu xa đã có trong cuộc nội chiến ở Lào. Mặc dù vậy, người Lào
vẫn còn giữ nhiều thiện cảm cho những người chiến đấu của phía bên
kia hơn là các binh lính ở Việt Nam và ở Campuchia.

Bây giờ, cả ở Lào quyền lực cũng chuyển sang phía của những người
cộng sản. Đoàn diễu hành mừng chiến thắng làm mờ đi, ít nhất là trong
khoảnh khắc, sự khác biệt giữa kẻ thắng và người thua. Một cảnh tượng
như cảnh tượng này không có ở quân đội của các nước láng giềng. Điều
đó có thể giải thích cho sự mừng rỡ của người dân, không chỉ mừng chiến
tranh đã chấm dứt. Họ tự khuyến khích bản thân mình hy vọng, rằng lòng
khoan dung và tính ưa chuộng hòa bình của Lào cũng sẽ tạo một tương
lai tốt đẹp. Ở Lào, người ta gọi việc chấp nhận điều không thể tránh khỏi
là hòa hợp với lịch sử.

Chính quyền mới

Mùa xuân năm 1975, bưu điện Lào phát hành một con tem đặc biệt chào
mừng lần hòa giải dân tộc. Ở giữa con tem giá 80 kip, nhìn ra từ một
khuôn hình bầu dục là vua Savang Vattana, với một sợi dây chuyền vàng
làm trang sức như là dấu hiệu cho vị thế đặc biệt của ông. Bên trái và
phải, được đặt thấp hơn thấy rõ, là hai anh em hoàng tử: bên tay phải của
nhà vua là Souvanna Phouma, với y phục hoàng cung cài kín, bên tay trái,
trong chiếc áo “dân sự”, có một cái cà vạt trang sức, là ông hoàng tử đỏ
Souphanouvong, người ngước nhìn lên qua chiếc mắt kính, trong khi ánh
mắt của những người kia nhìn xuống thì nhiều hơn.

Con tem đặc biệt minh họa một giấc mơ mà đại đa số người Lao đã mơ
trong những tuần này. Nền quân chủ là biểu tượng cho sự thống nhất
quốc gia. Đã từ lâu, nó không còn bắt rễ sâu như vương quyền trong
nước Thái Lan láng giềng, đất nước chưa từng bao giờ là thuộc địa. Các
vị vua của Lào đã phải hợp tác với quyền lực thực dân Pháp và qua đó
đã đánh mất sự hậu thuẫn tại giới trí thức quốc gia.

Vua Lào Savang Vattana

Trong nội chiến, Savang Vattana với ánh mắt buồn rầu, trông giống như
một ông bác không quan trọng, đã cố đứng trên các đảng phái thù địch
với nhau. Từ những lý do nhà nước mà ông cũng cố gắng tích hợp lực
lượng Pathet Lào. Nhưng trái tim ông thì rõ ràng là đập ở bên phải.

Nhiều người Lào cảm nhận được rằng nền quân chủ sẽ không thể ngăn
chận được lần đảo lộn các quan hệ đang hiện dần ra. Pathet Lào không
còn cần phải tranh giành quyền lực nữa. Nó được đưa cho họ, trao cho
họ một cách phi bạo lực, khi cả thủ đô cũng xếp mình dưới sự cai trị mới
trong tháng Tám. Những cuộc ăn mừng chiến thắng bắt đầu trong tháng
Mười. Lần “giải phóng” Vientiane được chào mừng, và đồng thời cũng là
kỷ niệm 30 năm lần tuyên bố độc lập đầu tiên sau chiến bại của Nhật.

Vào một buổi sáng sớm thứ bảy, khoảng 200.000 người tụ họp lại trên
quảng trường lớn cạnh Thạt Luông, trung tâm Phật giáo đẹp nhất và lớn
nhất ở Vientiane. Mùa mưa đã biến mặt đất thành một bãi lầy sâu. Mây
thấp, ánh sáng mờ mịt như bầu không khí.

Chính phủ cũ sẽ không thể tập hợp được tới 20.000 người và sẽ còn phải
trả tiền cho họ nữa, chính quyền thành phố mới của Pathet Lào nói mỉa
mai như vậy. “Bây giờ thì không có tiền thưởng”, một nhà tư sản Lào thố
lộ với chúng tôi, người sắp sửa chạy trốn qua bên kia sông Mekong,
“nhưng người dân Vientiane thì cũng không tự nguyện mà đến.”

Các dấu vết cuối cùng của bản sắc Lào, văn hóa dân gian Phật giáo và
truyền thống hoàng gia, đã bị xóa bỏ. Một vài nhà sư đã trở thành thành
viên của Mặt trận Yêu nước, với một chỗ ngồi trên khán đài, giữa các đại
diện khác của những nhóm xã hội tự tỏ ra là chống đế quốc và tiến bộ.
Người dân diễu hành trong những nhóm nhà máy và đơn vị hành chánh:
quan chức của các bộ tỏ vẻ cố gắng đặc biệt, để thể hiện tinh thần cách
mạng lúc lội sâu trong bùn lầy. Một thời đại mới đã bắt đầu ở Lào.

Chủ tịch Ủy ban Cách mạng Thành phố Somvichit đọc bài diễn văn chào
mừng. Đáng chú ý trong bài diễn văn được trình bày theo phong cách
thống nhất xã hội chủ nghĩa không phải là các công kích nước Mỹ và Thái
Lan láng giềng. Đáng chú ý là sự lạc quan về kinh tế. Các tiền đề để xây
dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt thuận lợi ở Lào, Somvichit nói, vì nhân
dân Lào có tinh thần và một tình yêu đặc biệt dành cho lao động.

Các nhà ngoại giao tụ tập trên khán đài phải cố gắng lắm mới nén cơn
buồn cười xuống được. Chứ nếu không thì tiếng cười rộ đã đi kèm theo
lần tự mô tả đặc tính này. Quan chức Somvichit mơ mộng trong một thế
giới hoàn toàn có điểm gì chung với Lào. Vì lần “giải phóng” Vientiane đã
gây ra một làn sóng chạy trốn làm tê liệt nền kinh tế đất nước. Giới tri
thức kỹ thuật, kể cả thợ thủ công, băng qua con sông Mekong chỉ rộng
500 mét dưới sự che chở của bóng tối, để qua Thái Lan và tiếp tục đi đến
Mỹ hay Pháp. Các gia đình giàu có lâu đời cũng rời bỏ quê hương, tiếp
theo đó là giới tư sản thành thị không thể nhận ra được triển vọng nào
cho họ trong một nước Lào xã hội chủ nghĩa. Người Mèo làm cho cuộc di
cư này trở thành một hiện tượng đông người. Đạo quân hỗ trợ của CIA
dưới sự chỉ huy của tướng Vang Pao đã cùng với gia đình tìm nơi an toàn
tại các trại ở Thái Lan. Sau này, hơn 50.000 người Mèo đã di cư sang Mỹ.

Cuộc “cách mạng” diễn ra nhẹ nhàng hơn là ở Nam Việt Nam. Campuchia
của Khmer Đỏ thế nào đi chăng nữa thì cũng là một trường hợp đặc biệt.
Vài ngàn người Lào bị đày lên một hòn đảo trên hồ nước Nam Ngun, nơi
họ được “cải tạo” theo ý muốn của chính phủ mới.

Người ta có thể nói rằng, tôi đã trình bày như vậy vào thời đó trong một
cuốn phim tường thuật về hòn đảo là nhà tù này, “rằng ở đây không tàn
bạo như thời trước trong trại tù binh Nhật ở River Kwai. Sự khác biệt rất
rõ ràng. Nhưng cũng rõ ràng như vậy là ấn tượng, rằng đây là một trại
cưỡng bức lao động và cái tên gọi chính thức “cải tạo” đã làm giảm nhẹ
thực tế.”

Giam giữ các thành viên của chính quyền cũ, những tên gian tà xã hội
như bây giờ người ta nói, những người nghiện ma túy, những tên ma cô,
những cô gái điếm, người xin ăn và ngay cả những người khuyết tật tâm
thần, mà tất cả đều bị mang ra hòn đảo trên cái hồ nước đó, đã làm cho
người dân Lào ít ngạc nhiên hơn là cú đánh vào nền quân chủ được tiến
hành trong tháng Mười Hai 1975. Đầu tiên, các quan chức cao cấp của
ĐCS giật dây ở hậu trường tuyên bố chấm dứt chính phủ liên minh.
Souvanna Phouma từ chức. Ông nhận danh hiệu của một “cố vấn chủ
tịch hội đồng bộ trưởng”. Sau đó, ông không còn có ảnh hưởng thật sự
tới nền chính trị của đất nước ông nữa.

Nền quân chủ ngã xuống sau chính phủ liên minh. Vua Savang Vattana bị
ép buộc thoái vị qua áp lực thật lớn. Người ta thậm chí còn phỏng đoán
rằng lần thoái vị của ông đã được tuyên bố mà không có sự đồng ý của
nhà vua. Souphanouvong, hoàng tử đỏ, bước ra đứng đầu nước “Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào” như là chủ tịch nước, và Kaysone
Phomvihan, “người Việt”, tiếp nhận chức vụ chủ tịch hội đồng bộ trưởng,
người bây giờ, để cho tất cả mọi người thấy rõ, nắm quyền lực trong tay.

Vua Savang Vattana phải rời khỏi các dinh thự của mình ở Vientiane và
Luang Prabang. Ông sống cùng với gia đình trong một ngôi nhà khiêm
tốn ở Luang Prabang, gần chùa Xien Thong, hai năm kế tiếp theo sau đó.

Chùa Xieng Thong

Chính quyền mới chào mừng ngày thành lập nước cộng hòa vào ngày 3
tháng Mười Hai trong cung điện hoàng gia. Chủ tịch nước
Souphanouvong mời các nhà ngoại giao và phần danh nhân còn lại,
những người trong con mắt của đảng là không mang tội, tới dự một tiệc
chiêu đãi vào buổi tối. Đó có lẽ là một giờ đồng hồ cay đắng nhất mà
Souvanna Phouma đã trải qua trong bước đường sự nghiệp dài của ông.
Gần hai thập niên, ông đã biện minh cho mỗi một thỏa hiệp, mỗi một
nhượng bộ đối với Pathet Lào với lập luận rằng sự tồn tại của nền quân
chủ và sự thống nhất quốc gia là quan trọng hơn các liên minh, ý thức hệ
hay phe phái. Để giữ lại nước Lào hoàng gia “xưa cũ”, cuối cùng ông còn
tình nguyện trao ra quyền lực cho những người chống lại ông, những
người mà ông tin rằng mặc cho tất cả mọi khác biệt vẫn là những người
Lào theo đạo Phật trung thành với nhà vua. Lần tuyên bố thành lập nước
cộng hòa là một cú đánh “làm mất thể diện” ông.

Bầu không khí tại buổi tiệc mừng lần thành lập nước cộng hòa, được
những cái bóng đèn tròn đủ màu chiếu sáng theo kiểu “pháo sáng”, để
cho những người khách nghĩ rằng họ đang ở tại một tang lễ chứ không
phải là ở tại một lần khai sinh. Các hoàng tử đóng vai trò mà nghi thức
trao cho họ, không để lộ những cảm xúc nội tâm. Họ chịu đựng không ta
thán. Mãi tới bây giờ, họ và tất cả người dân Lào, những người đã chôn
vùi hy vọng cuối cùng của họ tại buổi tối này, mới rõ là điều đó đau đớn
và cay đắng cho tới chừng nào, chấp nhận cái không thể tránh khỏi, tìm
thấy sự hòa hợp với lịch sử, để cho một sự phát triển xảy ra, một sự phát
triển mà người ta không mong muốn.

Trong năm 1976 tiếp theo sau đó, Souvanna Phouma đi sang Pháp để
chữa bệnh. Ông đã chống lại được sự cám dỗ ở lại lưu vong. Ngược với
lời khuyên của người con trai đã chạy trốn sang Paris của ông, người mà
đã lo liệu trước cho trường hợp khẩn cấp nhờ vào sự giúp đỡ của Pepsi
Cola, ông đã trở về Vientiane.

Khi một vài bộ lạc trên núi nổi dậy trong mùa hè 1977 và tấn công một
tiền đồn của quân đội, chính phủ Kaysone đã nhân cơ hội bất ổn trong
nước này để bắt giam vị vua, vợ ông và các hoàng thái tử và “vì sự an
toàn của chính họ”, theo như lời giải thích chính thức, và trục xuất họ tới
tỉnh Houa Phan. Gia đình nhà vua được nhìn thấy lần cuối cùng lúc đang
trên đường đi tới đó.

Những người sống sót từ một trại cải tạo ở Sam Neua, huyện lỵ nghèo
nàn đã từng là tổng hành dinh của Pathet Lào, tường thuật lại rằng vị vua
đã chết vào giữa năm 1979 trong trại này, cái trại mà đã nổi tiếng vì hết
sức cực khổ và thiếu thốn.

Không có lời xác nhận chính thức cho điều này. Trong những năm đầu
tiên, chính phủ trả lời cho các câu hỏi với phiên bản rằng vị vua vẫn khỏe,
ông làm việc trong ngôi vườn của ông trong thành phố Vieng Sai nằm ở
phía Bắc. Ngược lại, hoàng tử Souvanna Phouma đã thừa nhận năm
1983 rằng vị vua đã qua đời. Tìm hiểu từ các nhà báo người Úc và câu
hỏi trực tiếp của Ngoại trưởng Úc Bill Hayden, người do sáng kiến ngoại
giao cho Campuchia của ông mà được Hà Nội kính trọng, được Bộ Ngoại
giao Lào trả lời bằng câu nói mơ hồ nhưng tuy vậy vẫn làm sáng tỏ:
“Người ta ai cũng chết.”

Dường như những người lãnh đạo cộng sản không nhận thức được hết
hệ quả của lần lật đổ nhà vua. Họ đã biến nền quân chủ thành một điều
không được phép nói tới, để cho họ không phải đưa ra một lý do hay một
lời biện minh chính thức.

Chủ nghĩa Xã Hội và Phật giáo

Sau chiến thắng của Việt Cộng ở Nam Việt Nam, ngoại giao Mỹ đã dự
tính với một làn sóng cộng sản tràn ngập toàn bộ Đông Nam Á. Nguyên
thủ quốc gia trong vùng, Lý Quang Diệu ở Singapore và Ferdinand
Marcos trên Philippines, đã ủng hộ đáng giá đó của Washington. Chiến
thắng của người cộng sản ở Sài Gòn, Phnom Penh và Vientiane trong
thực tế thì ngược lại đã làm ổn định và thúc đẩy Đông Nam Á tiến lên.
ASEAN, liên minh của các quốc gia không cộng sản Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Indonesia và Philippines, đối mặt với mối nguy hiểm đe dọa
từ Đông Dương, đã đạt tới một sự năng động mà từ đó đã thành hình một
nhận thức mới và khởi đầu một thành công kinh tế có một không hai trong
Thế giới thứ Ba.

Các quốc gia ASEAN lo sợ đã tự nắm lấy vận mệnh của mình, trong khi
những người cộng sản chiến thắng ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã
nhanh chóng phát tán hết tất cả những ánh sáng chói lọi của cách mạng,
giống như họ đã không đốt cháy một ngọn đuốc nào mà chỉ là một cây
nến pháo hoa.

Quân đội Pathet Lao năm 1970 với AK của Trung Quốc

Lần bỏ nước ra đi của những người tỵ nạn đã làm suy yếu Lào nhiều hơn
là những người lãnh tụ đang trong cơn say chiến thắng có thể nhận ra
được. Chiến tranh thế nào đi nữa thì cũng đã gây thiệt hại nặng cho nền
kinh tế. Trong vòng mười năm cuối cùng, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã
cung cấp chín mươi phần trăm ngân sách của chính phủ trung lập ở
Vientiane. Cả lực lượng Pathet Lào cũng được nước ngoài trợ cấp tài
chính, từ Liên bang Xô Viết và từ Trung Quốc.

Sau năm 1975, người ta đã mất sự giúp đỡ của Mỹ. Trợ giúp từ khối Đông
Âu, đặc biệt là từ Liên bang Xô viết, đã không đủ để đắp vào lỗ hổng đó.
Thay thế cho các cố vấn người Mỹ là người Việt. Người ta ước lượng là
có 50.000 lính Việt Nam vẫn còn đóng quân ở Lào sau “giải phóng”. Trong
các bộ, cố vấn từ Hà Nội giật dây ở hậu trường. Lào và Việt Nam, chuyên
gia người Mỹ về Lào Dommen nhận định, cho thấy “một sự đồng nhất
hoàn toàn trong hành động và ý muốn, những cái đặc trưng cho một cấp
quyết định chung”.

Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Kaysone Phomvihan lái đất nước đi theo
đường hướng do Hà Nội đưa ra. Là tổng bí thư, ông kiểm soát đảng Lào
và đồng thời cũng là thành viên ủy ban trung ương của tổ chức Việt Nam
anh em. Gần hai thập niên liền, ông sống trong sự hẻo lánh tách biệt và
trong sự kín đáo bí mật của Sam Neua. Ông cũng giữ phong cách sống
trong bí mật khi đi vào thủ đô năm 1975 và bước lên đứng đầu của chính
phủ.

Đầu tháng Tư 1977, tôi có dịp quan sát Kaysone ở Vientiane tại một lần
xuất hiện công khai. Giới quân đội, nhà ngoại giao và một vài ký giả chờ
ở phi trường để đón tiếp vị chủ tịch hội đồng bộ trưởng trở về từ một
chuyến đi thăm Triều Tiên.

Một đại đội danh dự, mặc áo khoác trắng được cắt rất thô, bước đi thật
sự là theo kiểu dân sự để tới chỗ đứng của họ. Không có khả năng và
không muốn đi đều bước, điều đó đã mang lại tính người cho nhóm quân
lính trong cung cách xuất hiện không chuyên của họ.

Các nhà ngoại giao và bộ trưởng đi ra phi trường lần này là lần thứ hai.
Vào ngày trước đó, họ đã chờ hai tiếng đồng hồ dưới ánh nắng thiêu đốt,
cho tới khi họ được thông báo rằng viên chủ tịch hội đồng bộ trưởng tuy
đã cất cánh ở Triều Tiên, nhưng lại quyết định dừng chân ở Bắc Kinh.
Ông sẽ trở về Vientiane muộn hơn 24 giờ.

Rồi ông trở về thật sự trên một chiếc máy bay Ilyushin đặc biệt do Kim
Nhật Thành cung cấp. “Nhân dân” đứng chào mừng ông xuất phát từ văn
phòng của các bộ. Người dân Lào bình thường, công nhân, người buôn
bán và nông dân bị cấm vào. Từ lúc “giải phóng” trước đây mười chín
tháng, Kaysone chỉ công khai xuất hiện hai lần. Ở nước ngoài, tại những
chuyến đi sang Moscow, Hà Nội, Bắc Kinh và Đông Berlin, ông hẳn là đã
gặp nhiều người hơn là trong đất nước của chính ông.

Lần chào đón của các bộ trưởng và quan chức cho thấy sự thiếu quan
tâm cũng như cứng nhắc. Kaysone ôm hôn Souvanna Phouma chống
gậy tham dự nghi thức. Cả hai đều không để cho người khác nhận ra
được một xúc cảm nào.

Con người cách mạng và quan chức từ vùng đồi núi đó không muốn bước
ra khỏi cái tranh tối tranh sáng bao quanh ông lúc còn trong bí mật, ngay
cả ở Vientiane, đứng ở vị trí dẫn đầu Đảng. Ông vẫn là một con người xa
lạ trong giới những người thích xuất hiện trong công chúng, những người
mà sau các gian khổ thiếu thốn thời chiến đấu bây giờ muốn hưởng sự
công nhận và kính trọng của xã hội. Kaysone, điều này thì có thể cảm
nhận rõ trong cảnh tượng đó, có thể từ bỏ thiện cảm và yêu mến của
người Lào. Ánh mắt của ông hướng sang Việt Nam. Phán xét của các
đồng chí ở đó lay động ông nhiều hơn là tiếng vỗ tay ở Vientiane.

Đồng bộ với trung tâm quyền lực chính trị ở Hà Nội, Kaysone đã đưa chủ
nghĩa xã hội vào Lào, mặc dù các điều kiện trong đất nước này hết sức
bất lợi. Không có một tình huống cách mạng, thậm chí còn không có cả
lớp đất mùn của phong trào đó trong xã hội, tức là sự khốn cùng của đại
đa số người dân, bất công bằng xã hội sâu sắc và một chính quyền đàn
áp dã man. Nước Lào của hoàng gia là một nước nghèo, hiền lành, không
có nhu cầu cao, thêm vào đó là tin vào định mệnh và khoan dung cho tới
mức tự gây hại cho chính mình. Chủ nghĩa xã hội có thể làm thay đổi,
nhưng ít cải thiện. Nó có thể cải tạo bộ máy nhà nước và xã hội, nhưng
hầu như không dự tính với việc người dân sẽ cảm ơn vì điều đó.

Tổng thống Kennedy tiếp hoàng tử Lào tại Nhà Trắng

Chỉ một phần của các bộ tộc trên vùng núi là chống lại chính phủ mới,
gây nhiều vấn đề về an ninh, đặc biệt là ở Nam Lào, trong vương quốc
thủ cựu Champassak. Quân đội Việt Nam chiến đấu chống cuộc nổi dậy,
không bao giờ có thể đàn áp được hoàn toàn, nhưng kiểm soát được tình
hình. Trong trung tâm của Lào, ở vùng đồng bằng quanh Vientiane và ở
Luang Prabang hoàng gia ngày xưa, con người đã khuất phục, không hào
hứng, nhưng cũng không phản đối hay chống đối có hiệu quả. Chính
quyền mới đã giao trách nhiệm chính trị cho Sangha, dòng tu của các nhà
sư, và gợi ý cho các tín đồ, rằng Phật giáo và chủ nghĩa xã hội thuộc vào
với nhau và rằng không có lời khuyên răn nào của Phật giáo ngăn cản
chủ nghĩa xã hội hết. “Các nhà sư Lào biết”, Tổng thư ký của các tổ chức
Phật tử, đức Wat Ong Tu khẳng định trước ống kính của chúng tôi, “họ
phải diễn giải đạo lý Phật Giáo như thế nào đó để nó hòa hợp với chính
trị.”

Đặc tính của người dân Lào, một nhà ngoại giao sống ở Lào nhiều năm
trước và sau khi “giải phóng” tóm tắt ấn tượng của ông như vậy, “cho tới
nay đã sống sót qua tất cả các cuộc tấn công của chủ nghĩa Marx–Lênin
mà tương đối không bị hư hỏng”. Cuộc sống ở làng quê ít thay đổi. Không
phải “tình yêu lao động” đặt dấu ấn lên hiện thực mới như giới lãnh đạo
Đảng hy vọng vào lúc ban đầu, mà chính là sự thật, rằng lễ hội vẫn tiếp
tục chiếm giữ một vị trí trung tâm trong cuộc sống ở Lào.

Trong tháng Bảy 1977, một phái đoàn cao cấp do Tổng bí thư Lê
Duẩn dẫn đầu đến Vientiane từ Hà Nội để ký kết một hiệp ước hữu nghị
và hợp tác, có giá trị ban đầu là 25 năm. Hiệp ước này, được chủ tịch hội
đồng bộ trưởng Kaysone và Phạm Văn Đồng ký, đánh dấu một “quan hệ
đặc biệt”, một tình thế đặc biệt, được chào mừng hết sức trữ tình trong
lời tuyên bố chung đi kèm theo. Hai bên “hết sức hạnh phúc và tự hào vì
các quan hệ đặc biệt, trung thành và trong sạch gắn kết hai dân tộc Việt
và Lào”.

Từ đó, Việt Nam không chỉ có quyền lực, mà còn có quyền, vâng nhiệm
vụ, can thiệp vào các quan hệ của Lào, bảo vệ và giúp đỡ nước láng
giềng, để nhận lại đặc quyền, sự kính trọng và trung thành. Hiệp ước hữu
nghị hiện thực “viễn tưởng Đông Dương” của Hồ Chí Minh, biến Lào trở
lại thành một nước bảo hộ được cầm quyền từ Hà Nội.

Các nước không cộng sản Đông Nam Á chấp nhận không phản đối ảnh
hưởng thống trị mà Hà Nội có được đối với Lào. Quan hệ đặc biệt này đã
được tạo nên một cách “hợp pháp”, không có bạo lực bên ngoài và không
vi phạm luật lệ quốc tế. Ý muốn của chính phủ dường như được chứng
minh rõ ràng, mong muốn của người dân không đóng vai trò nào trong
lúc đó.

Chỉ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không tán thành vai trò dẫn
đầu trong khu vực của Việt Nam. Vì vậy mà Bắc Kinh cũng không muốn
chấp nhận “quan hệ đặc biệt” đó, mặc dầu nó có một nền tảng “hợp pháp”.
Vì lợi ích riêng, Trung Quốc muốn bảo tồn chủ quyền quốc gia của các
nước láng giềng và không để cho một thế lực dẫn đầu khu vực thành hình,
một thế lực mà trong trường hợp Việt Nam còn liên minh với một cường
quốc ở ngoài vùng để chống lại Bắc Kinh. Bằng mọi biện pháp, Trung
Quốc sẽ làm tan rã quan hệ đặc biệt của ba dân tộc Đông Dương và để
cho Campuchia là Lào lại độc lập với Hà Nội.

Lào sẽ quay lại với bản sắc riêng và lợi ích riêng, và về lâu dài chỉ chịu
đựng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản khi đảng này quay sang một đường
lối dân tộc chủ nghĩa. 50.000 người lính Việt Nam bảo đảm cho sự ổn
định của chính quyền được cho là sẽ rút ra khỏi Lào năm 1988. Lúc đó,
Lào sẽ lại có cơ hội trở về với một chính sách đặt lợi ích quốc gia lên trên
“các quan hệ đặc biệt, trong sáng và trung thành” với Việt Nam. Kaysone
Phomvihan là người của quá khứ.

Souvanna Phouma đã đóng vai trò “cố vấn” của ông cho tới khi kết thúc
mà không bao giờ ta thán công khai. Ông qua đời ở Vientiane năm 1984.
Ông đã canh giữ thanh danh của ông trong lịch sử Lào cho tới hơi thở
cuối cùng. Tương lai có thể phục hồi cho phương án của ông: Trung lập,
hòa giải dân tộc, hữu nghị với tất cả láng giềng, cả với Việt Nam. Thu
mình lại, không chống cự bằng bạo lực thì cuối cùng Lào có thể giữ được
bản sắc và độc lập. Sự hòa hợp với lịch sử, điều mà Souvanna Phouma
đã tuyên bố ngay từ năm 1975, vẫn còn là một hứa hẹn của tương lai cho
đất nước này. Phật giáo không bị làm hư hỏng nặng từ những năm chủ
nghĩa xã hội thống trị. Cả nước Lào nông dân cũng không thay đổi về cốt
lõi.

Sau 1975, Souphanouvong chỉ làm tròn các nhiệm vụ đại diện như là chủ
tịch nước. Ông không có ảnh hưởng thật sự đến việc tạo lập chính sách.
Từ “những lý do về sức khỏe” mà ông đã từ bỏ chức vụ trong tháng Mười
1986. Ông sẽ đi vào lịch sử như là một nhân vật bi thảm. Ông đã cương
quyết bám chặt vào bản chất các lợi ích của Lào và Việt Nam. Chỉ là: đất
nước của ông đã không nhận được sự bình đẳng. Tên ông vẫn gắn chặt
với lần tước quyền quốc gia và với lần lật đổ nền quân chủ.

Cùng với lần Souphanouvong bước xuống bục sân khấu, các ảnh hưởng
của chính sách Xô viết mới bắt đầu có thể cảm nhận được tại Đại hội
Đảng lần thứ IV trong mùa thu 1986. Cuộc đổi mới của Gorbachev đã tạo
can đảm cho Đảng Cộng sản Lào để bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế
và tranh cãi cởi mở về những thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa. Việc
tập thể hóa nông nghiệp và quốc hữu hóa công nghiệp, theo sếp Đảng
Kaysone trong tờ Sự Thật của Moscow, “đã làm tê liệt sản xuất và phân
phối hàng hóa, và qua đó đã ảnh hưởng mạnh tới hoàn cảnh sinh sống
của người dân”.

Từ đó, đất nước bắt đầu đi lên. Sáng kiến cá nhân được khích lệ, doanh
nhân nhỏ bắt đầu bù đắp vào cho các thiếu hụt của nền kinh tế kế hoạch
nhà nước. Với các cải cách, những cái xấu cũ của xã hội cũng tái hiện.
Với một bước nhảy, nước Lào từ sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính
phủ đã lâm vào một tình trạng cận kề với sự vô chính phủ, một nhà quan
sát nước ngoài phàn nàn ở Vientiane, người đặc biệt muốn nói đến sự
tham nhũng, cái đã quay trở lại cùng với những cuộc cải cách.

Cả trên một lĩnh vực khác, Lào dường như cũng nối kết trở lại với truyền
thống. Trong mùa hè 1988, Bộ Ngoại giao Mỹ tố cáo chính phủ cộng sản
Lào tham gia buôn bán ma túy có kế hoạch. Đại diện cho các cơ quan
nhà nước có dính líu “trực tiếp” vào đó; cơ quan chính phủ tổ chức mua,
trữ và bán ra nước ngoài để lấy ngoại tệ.

Một chính quyền cộng sản tham gia tích cực mua bán ma túy quốc tế là
một đối tác khó khăn, thậm chí là nguy hiểm cho cộng đồng nhà nước
quốc tế. Mặc dù vậy vẫn có hy vọng cho Lào, cho một dân tộc hiền lành,
khoan dung, đã phải đi qua nhiều con đường vòng, nhưng cái đã tránh
được cho mình sự tàn bạo, là đặc điểm của cuộc cách mạng trong đất
nước Campuchia láng giềng, tại lực lượng Khmer Đỏ.

Phía sau nụ cười của người Khmer

Khi máy bay phản lực cách mạng hóa hàng không vào đầu những năm
sáu mươi, du lịch đường xa đã tăng vọt mà cả Campuchia cũng nhanh
chóng hưởng lợi từ điều này. Các đền thờ Angkor, những công trình xây
dựng tôn giáo khổng lồ đầy bí ẩn đó ở rìa của rừng rậm, đã thu hút khách
du lịch vào nước, những người mà các phương tiện giao thông hiện đại
bây giờ cho phép họ hiện thực một giấc mơ với giá tiền có thể chi trả
được. Siem Reap, một thành phố nhỏ trong tỉnh Battambang có biên giới
với Thái Lan, nhận được một phi trường có thể cho phép Caravelle hạ
cánh. Trước đền thờ chính, trước Angkor Wat, có hai khách sạn rộng lớn,
đơn giản, mà từ đó các du khách có thể đi bộ tới các di tích. Campuchia
quyến rũ du khách từ nước ngoài.

Nhiều du khách đã trải nghiệm Campuchia như một thiên đàng và cũng
đã giữ đất nước này như vậy trong ký ức. Vũ khí đã nổ vang trong nước
Việt Nam láng giềng. Ở đây vẫn còn hòa bình. Người dân trên những
cánh đồng ruộng lúa dường như là hài lòng. Họ không phải chịu đựng
thiếu thốn, và họ hưởng thụ sự thong dong trong lúc đang làm những
công việc thường nhật. “Nếu nhà vua ép buộc chúng tôi phải làm việc cực
nhọc như người Trung Quốc”, một phóng viên người Anh có lần nghe
được một nông dân nói như vậy, “thì chắc chúng tôi sẽ chết mất.” Đồng
lúa xanh, dừa, sông hồ nhiều cá dưới bầu trời xanh khiến cho những
người khách phương xa tin rằng họ đang ở trong một đất nước có một
hạnh phúc khiêm tốn.

Ankor Wat

Cả Phnom Penh, thủ đô, cũng mang lại một hình ảnh phản chiếu sự thơ
mộng. Ở châu Á, du khách cảm thấy đẹp nhất là các thành phố khiến cho
họ liên tưởng tới quê hương. Phnom Penh với những ngôi biệt thự được
quét vôi màu vàng hoàng thổ, với những cái mái ngói màu đỏ cũ kỹ, bị
sương gió làm hư hỏng, với những con đại lộ rộng nhiều cây thật sự là
khiến cho người ta nhớ tới một thành phố nhỏ của Pháp trong vùng
Provence.

Nhà sư trong những chiếc áo cà sa màu vàng và nâu mang lại cho hình
ảnh đường phố một nét chấm màu sắc. Ở bờ của Tonle Sap, dinh thự
hoàng gia, phản chiếu ánh sáng mặt trời qua những mảnh ghép tranh
khảm nhiều màu, nhô lên trên một quảng trường để đi dạo mà người dân
đang tiêu khiển ở trên đó. Tiếng nhạc vẳng xuống từ hàng hiên trên cổng
chính. Đội múa hoàng gia tập dượt ở đó; và cả người đứng đầu nhà nước,
hoàng tử Sihanouk, cũng thường ở lại hàng hiên đó một lúc lâu, để chiêu
đãi những người khách xa lạ, chủ yếu là nhà báo, bằng sâm banh và nhìn
ngắm những chuyển động yêu kiều của các vũ nữ trẻ đẹp kỳ lạ.

Campuchia chi những khoảng tiền lớn cho nghệ thuật, đặc biệt là cho
múa, bảo tàng, âm nhạc và phim. Năm 1968, nước này còn tổ chức cả
một lễ hội phim quốc tế. “Một thành phố thịnh vượng trong truyện cổ tích”,
nhiều khách đến thăm đã trải nghiệm và mô tả Phnom Penh như vậy. Một
nhà làm phim tài liệu người Pháp, với lòng đầy nhiệt tình đã đưa những
mặt đẹp nhất của đất nước và xã hội này vào hình ảnh và đệm nhạc đầy
xúc cảm, cũng chọn một cái tựa đã mạ vàng lên hình ảnh rập khuôn đó:
“Đất nước của những nụ cười”.

Ai nhìn cho kỹ và đặc biệt lắng nghe, thì lẽ ra đã phải hết sức ngạc nhiên,
rằng tiếng nói của đất nước này hầu như không được nói trong thủ đô
Phnom Penh. Những người trong hoàng cung, giới tinh hoa và tầng lớp
có học thức thường thích sử dụng tiếng Pháp để qua nền văn minh của
thế lực thuộc địa đã lui bước mà minh chứng cho sự tinh tế tao nhã.
Nhưng cả giới doanh nhân, nhân viên nhà nước, thậm chí người buôn
bán ở chợ cũng hiếm khi nói tiếng Khmer. Một phần lớn những người
sống trong thủ đô của Campuchia là người xa lạ, đã có được quyền lực
và thịnh vượng trên đất khách. Buôn bán và thủ công nằm chắc trong tay
của người Hoa, chiếm khoảng 20 phần trăm dân số. Con số người Việt
nhập cư cũng khoảng chừng đó.

Chính quyền thuộc địa Pháp đã cho người Việt vào nước. Như là cu li
cho các đồn điền cao su của Michelin, như là những người phục dịch
trong các cơ quan nhà nước và trợ lý văn phòng, họ được người Pháp
đón chào. Những người nhập cư chứng tỏ mình khéo léo hơn và siêng
năng hơn là người Khmer chậm chạp, không muốn làm việc có kỷ luật.
Ngay “người khám phá” ra Angkor, nhà khoa học chu du Henri Mouhot,
đã than phiền công khai rằng những nhà nông có làn da nâu đó, những
người Khmer mệt mỏi và kiệt lực của hiện tại có thật sự là con cháu của
dân tộc anh hùng và sáng tạo đó hay không, dân tộc mà đã nghĩ ra và
xây dựng Angkor. Mouhot và đại đa số các nhà hành chánh người Pháp
có khó khăn thấy rõ trong việc mang tài năng của nghệ thuật Khmer cổ
điển vào trong sự hòa hợp với tình trạng của xã hội hiện tại.

Hơn nửa triệu người Việt đã nhập cư vào Campuchia từ Sài Gòn và vùng
châu thổ sông Cửu Long. Họ là bằng chứng rõ ràng cho phán xét của các
ông chủ thuộc địa về tình trạng của quốc gia Khmer. Người da trắng cho
người Khmer là lười biếng, suy đồi và phải chịu số phận suy tàn. Nếu như
người Pháp không xuất hiện năm 1863 thì người Việt và người Thái nhiều
sức sống hơn sẽ chia nhau phần còn lại của vương quốc Khmer đang trải
qua cuộc suy tàn liên tục từ những ngày phung phí của Angkor.

Đội múa Hoàng gia Campuchia


Đánh giá khinh thường của chính quyền thực dân đánh trúng người
Khmer ở một điểm nhạy cảm. Lịch sử đầy bi kịch của họ, lịch sử mà trong
vòng 500 năm cuối cùng hầu như chỉ bao gồm chiến bại và bị sỉ nhục, đã
làm tổn thương nặng nội tâm người Khmer. Sự suy tàn của quốc gia đã
để cho một chấn thương thành hình, cái có thể cảm nhận được trong tất
cả các tầng lớp của xã hội, ở tại những người có thể bộc lộ nỗi đau của
họ, và cả ở những nông dân bình thường, mơ một giấc mơ luôn trở lại
trong truyện cổ tích, chuyện kể và bài ca: giấc mơ về quyền lực và tầm
vóc của Angkor.

Nỗi lo sợ, phải chịu số phận suy tàn, được cảm nhận sâu thẳm trong thâm
tâm, đã kết đôi với quyết tâm chống lại số phận, cả bằng bạo lực trong
trường hợp cần thiết. Chưa từng bao giờ mà người Khmer lại từ bỏ niềm
hy vọng là một dân tộc được lựa chọn, một ngày nào đó sẽ trở về với vinh
quang của Angkor.

Một vài người Pháp, bước đến đầy yêu thương và cùng giúp người Khmer
bảo tồn và phục hồi nghệ thuật của họ, đã nhận ra nỗi ray rứt sâu thẳm
đó trong tâm hồn của người Khmer và đã cảnh báo một thảm họa.
Bernard-Philippe Groslier, con trai của một nhà khảo cổ nổi tiếng và tự
bản thân ông cũng là một nhà khảo cổ, có lẽ là người am hiểu Angkor tốt
nhất, đã đưa ra chẩn đoán xã hội sau: “Nằm ngủ dưới bề ngoài vô tư lự
là những sức mạnh hoang dại và bản năng giết người đáng sợ, những
cái mà lần nào đó có thể bùng phát ra trong một sự tàn bạo say sưa.” Sáu
năm sau đó, cố vấn trưởng của Sihanouk, Charles Meyer, đã chọn tựa
đề “Phía sau nụ cười của người Khmer” cho hồi ký của ông.

Trong ghi chép sử “thiên tả”, mà thuộc trong số đó là một số nhà khoa
học Australia, hình ảnh rập khuôn của “đất nước trong truyện cổ tích”
Campuchia đã bị lay động bởi những số liệu đáng sợ. Tuy đa số nông
dân sở hữu ruộng đất mà họ trồng trọt ở trên đó. Nhưng các phương
pháp của họ lạc hậu cho tới mức họ đạt năng suất thấp nhất ở Đông Nam
Á. “Những người nông dân”, Huo Youn, một người đồng hành tri thức của
Pol Pot nắm quyền hành sau này, đã viết như vậy trong bài luận văn tốt
nghiệp tiến sĩ của ông, “không kiểm soát được cả bầu trời lẫn giá cả hàng
hóa của họ. Tất cả quyền lực đều nằm trong tay người Hoa.”

Ba phần tư người nông dân, Huo Youn phát hiện, mắc nợ rất nhiều. Trong
cái được gọi là thiên đường thì thiếu cả những cái cần thiết nhất. Nghèo
nàn, chứ không phải hạnh phúc, các nhà quan sát phê phán tin là như
vậy, là dấu hiệu đặc trưng của xã hội này.

Giữa những năm sáu mươi, người đứng đầu nhà nước Sihanouk bắt đầu
cuộc đàn áp không thương xót phe đối lập sinh viên, cánh tả và cộng sản.
Cảnh sát bắt và giết người. Các biện pháp vô luật lệ đó, những cái mà
cho tới ngày nay vẫn còn đè nặng lên người hoàng tử và là những biện
pháp mà ông không muốn đứng ra nhận chúng về phần mình, đã khiến
cho một vài nhà phê bình dịch ông tới gần Pol Pot. Campuchia trong
những năm sáu mươi, nhà tư tưởng hệ cực đoan nhất của trường phái
cánh tả, người Australia Michael Vickery, viết như vậy, “chỉ mỉm cười và
thân thiện với những người khách thỉnh thoảng đến thăm, nhưng thật sự
lại là một đất nước mà ai cũng sống trong sự sợ hãi ở đó.”

Cả sự thán phục mang tính lãng mạn lẫn lời lên án khái quát của cánh tả
đều ít giống với hiện thực trong vương quốc của bảy triệu người Khmer.
Tất nhiên là phi lý khi xếp hoàng tử Sihanouk vào một hàng với Pol Pot.
Nhưng cũng không thể nghi ngờ gì về những vụ giết người và hành động
bạo lực của cảnh sát hoàng gia. Nhà nước và xã hội đã lâm vào một cuộc
khủng hoảng vào giữa những năm sáu mươi, có nguy cơ rơi ra khỏi sự
kiểm soát của hoàng tử Sihanouk đầy tự tin và tài năng chính trị.

“Cha kính yêu”

Norodom Sihanouk

Ở Campuchia, hai gia đình có quan hệ họ hàng đã kình địch với nhau vì
ngai vàng từ nhiều thế hệ: gia đình Sisowath và gia đình Norodom. Gia
đình Sisowath đã cai trị cho tới năm 1941. Sau khi vua Monivong qua đời,
toàn quyền Đông Dương của Pétain, Đô đốc Decoux, quyết định nghiên
về cho người hoàng tử Sihanouk mới 19 tuổi từ gia đình Norodom. Thời
đó, Sihanouk còn học ở trường Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn. Madame
Decoux, ông tự hào như vậy, đã nâng đỡ ông vì lối ứng xử và vẻ ngoài
đẹp của ông.

Mềm dẽo và với sự dè dặt khôn ngoan, Sihanouk đã qua được những
năm người Nhật chiếm đóng từ 1941. Khi người Nhật phải rút quân năm
1945, Sihanouk tuyên bố Campuchia độc lập. Tất nhiên là điều đó không
cản trở ông lại xếp mình dưới nước Pháp như là quyền lực bảo vệ khi
người Pháp quay trở lại. Tuy vậy, mục đích chính sách của ông vẫn là
nền độc lập. Các biện pháp để đạt được tới nó thì thay đổi. Chúng không
coi khinh việc phản lại lời hứa, mưu mẹo và lừa gạt. Đối với Sihanouk,
những nguyên tắc bất di bất dịch bao giờ cũng là đáng ngờ và gây trở
ngại, chắc chắn không phải là thành tích. Sihanouk muốn đẩy người Pháp
ra khỏi đất nước, điều này nhanh chóng trở nên rõ ràng, bằng các biện
pháp chính trị. Bạo lực cách mạng, như nó đặc trưng cho cuộc đấu tranh
giành tự do trong nước Việt Nam láng giềng, không phải là việc làm của
hoàng gia Phnom Penh.

Nền độc lập, mà nước Việt Nam của Hồ Chí Minh bị khước từ, được trao
trả một cách hòa bình cho Campuchia năm 1953. Cả tại Hội nghị Đông
Dương ở Genève, đưa ra một nền hòa bình tạm thời với lần chia cắt Việt
Nam sau chiến bại của nước Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954,
Campuchia cũng nhận được những điều kiện tốt nhất: con số ít ỏi những
người cộng sản chiến đấu với vũ khí, hầu hết đều xuất phát từ thiểu số
người Việt, đều phải buông súng xuống và sang sống lưu vong ở Bắc Việt
Nam. Thậm chí các bên cộng sản ký kết hiệp định là Liên bang Xô viết và
Trung Quốc cũng chấp thuận quy định này. Sihanouk đã thành công, để
cho Hội nghị Genève không công nhận những người cộng sản Khmer của
ông và cũng không để lại cho họ “vùng đất giải phóng” nào cả. Nếu như
có một chính phủ thắng toàn bộ ở Genève thì đó là chính phủ của nhà
vua người Khmer.

Sinh năm 1922, Norodom Sihanouk bước vào thời kỳ cai trị hạnh phúc
nhất của ông trong những năm còn rất trẻ, khi đã bảo đảm được nền độc
lập của đất nước ông. Người Khmer nhìn ông như một deva-raj, một ông
vua thiêng liêng, người nhân danh thượng đế và nhân danh các thánh
thần mà cai trị. Ông bảo tồn sự hài hòa giữa trời và đất, sự hài hòa trong
vũ trụ. Qua bàn tay may mắn của ông, ông đã chứng tỏ cho thần dân thấy
rằng ông thật sự là được trời cao giao phó cho.

Năm 1955, ông tự rời khỏi chức vụ nhà vua, để tham gia ứng cử tại cuộc
bầu cử do Hội nghị Đông Dương ở Genève quy định. Cha ông được tuyên
bố là nhà vua. Hoàng tử Sihanouk bước lên sân khấu của đất nước như
là một chính trị gia kiểu mới. Ông thành lập “Sangkum Reastr Niyum”,
Đảng Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa, đảng mà ông đã dẫn dắt nó tới các
chiến thắng huy hoàng trong những cuộc bầu cử tiếp theo sau đó.
“Rassemblement du peuple français” của Tướng de Gaulle đã gợi nên ý
tưởng thành lập đảng cho ông. De Gaulle vẫn là người thầy chính trị của
ông. Ông tôn kính ông ấy chỉ sau Đức Phật.

Các ứng cử viên của ông được chọn lựa rất kỹ lưỡng. Đại diện phe tả và
hữu có chỗ đứng của họ trong “Sangkum”, được giữ thế cân bằng bởi hai
cánh mạnh như nhau. Kinh tế gia có bằng tiến sĩ ở Paris Khieu Samphan,
người mà sau này trở thành một người trợ giúp cho Pol Pot, bước vào
Quốc Hội cho Đảng “Sangkum”, và cả Hou Yuon nữa, người đã nghiên
cứu tình trạng của những người nông dân qua luận án bảo vệ tiến sĩ. Cả
ông sau này cũng tìm thấy chỗ đứng của mình ở bên cạnh Pol Pot.
Nhưng nhân vật chính vẫn luôn là hoàng tử Sihanouk. Sau cái chết của
người cha năm 1960, ông trở thành người đứng đầu quốc gia, hợp nhất
quyền lực của một tổng thống có chính danh qua bầu cử với sự thánh
hóa của một nhà vua thiêng liêng. Chính trị ở Campuchia: đó là màn trình
diễn của ông. Ông là ngôi sao, ông viết kịch bản và ông đạo diễn: vai hát
chính, nhà ảo thuật, người làm trò tiêu khiển và nhạc trưởng trong một
người. Ông đã trình bày màn độc diễn thành công nhất của thế giới chính
trị trong nhiều năm liền.

Thuộc vào trong những lần xuất hiện đầy ấn tượng nhất của ông là khi
ông tiếp đón nhân dân, người dân từ Phnom Penh và những phái đoàn
nông dân từ các tỉnh trong dinh thự của ông. Người dân được cho vào để
trình bày các than phiền và khiếu nại, những cái mà nhà vua lắng nghe
và rồi hoán chuyển thành mệnh lệnh, phục vụ cho sự công bằng và thịnh
vượng. Tưởng tượng Hindu về deva-raj không đặt người giữ chức vụ lên
cao cho tới mức thần dân không được phép trực tiếp đi tới ngai vàng.
Nhà vua là Thượng Đế và đồng thời cũng là cha của tất cả người Khmer.

Một cái giá đỡ vững chắc với cả một bó to mi-crô đứng ở giữa gian phòng
tiếp kiến. Thời đó, vị hoàng tử đã thử nghiệm với một loại âm thanh stereo
khiến cho tất cả mọi người trong gian sảnh, kể cả những người đứng sau
ông, đều có cảm giác là ông đang nói chuyện trực tiếp với họ từ phía
trước. Tất nhiên là đài phát thanh Campuchia truyền trực tiếp buổi gặp
gỡ người dân kéo dài nhiều tiếng đồng hồ này. Toàn thể đất nước cần
phải có mặt ở đó, khi người hoàng tử thêm một lần nữa giải thích các
nguyên tắc của chính sách ông ấy, nhận lấy sự tôn kính của người dân
và ngay lập tức ban hành chỉ thị để cải thiện cuộc sống hàng ngày của
con người. “Samdech Euv” – Cha kính yêu – người Khmer gọi vị vua của
họ như vậy, người hoàng tử may mắn, dường như vẫn còn có thể dẫn
dắt đất nước Campuchia đi tới một tương lai vàng son.

Sihanouk bước ra trước các mi-crô trong bộ lễ phục của đất nước: với
một chiếc áo khoác màu trắng và cúc áo mạ vàng, một cái quần lụa phồng
ra ở chân giống như một cái quần có thắt lưng, với tất bằng lụa và giày
bóng màu đen.

Hoàng tử Sihanouk và Tổng thống Indonesia Sukarno (1901 – 1970)

Năm 1962, trên đỉnh cao của triều đại ông, Sihanouk mới 40 tuổi. Người
hoàng tử nhỏ con hẳn là đã có tài xuất hiện ở trước công chúng – cũng
như tất cả người Khmer – ngay từ lúc còn nằm trong nôi. Thành công tạo
cho ông một sự tự tin mà thần dân của ông cảm nhận nó như là quyền
tối cao và uy quyền. Ông có cử chỉ và nét mặt của một diễn viên tài giỏi
mà không cần phải cố gắng. Chỉ có giọng nói là hay vượt khỏi tầm kiểm
soát. Cơ quan cao giọng đó của người hoàng tử tăng lên đến chói tai, the
thé. Sihanouk bộc lộ sự hồi hộp nội tâm qua giọng nói cực cao, khiến cho
người lạ cảm thấy buồn cười và dễ bị hiểu lầm là dấu hiệu của sự cuồng
loạn. Người hoàng tư suy nghĩ nhanh hơn là ông có thể nói ra. Ông nói
không che chắn, như người ta nói trong biệt ngữ của giới ngoại giao. Ông
để cho tính khí mạnh mẽ của ông được tự do. Lời nói của ông thú vị,
nhưng chúng không được định trước để mang lên trên bàn cân vàng.

Nhà báo người Pháp Jean Lacouture, người giành được sự tin tưởng của
Sihanouk mà ít ai có, đã mô tả xuất sắc ấn tượng mâu thuẫn của những
lần ông ấy xuất hiện: Ông gắn kết nhãn hiệu của những thời trước đó với
“một sự tức thì không thể đè nén xuống được, và sự xuất hiện của một vị
vua trong lúc đi nghỉ mát với một ‘thành viên hiền lành’ của câu lạc bộ
nghỉ mát Club Méditerranée”.

Bên cạnh đó, Samdech Euv là một playboy và là một kẻ trác táng. Cũng
như Felix Krull, ông yêu cuộc sống và được cuộc sống yêu. Những cuộc
áp phe và ngoại tình của ông đầy trong biên niên sử, ông đã công nhận
như vậy sau này trong lúc sống lưu vong, không phải là không hãnh diện.
Ông xin thứ lỗi cho cách sống của ông với một lập luận từ người cha cũng
có tài tương tự như vậy: “Anh muốn tôi đi tới cái chết mà không được vui
thích một chút ư? Tức là anh cho phép tôi chuẩn bị cho cái chết một cách
vui vẻ.”

Richard Nixon, Phó Tổng thống dưới Eisenhower, có lần sẽ đóng vai của
số phận đáng sợ cho Campuchia, đã gặp Sihanouk trong năm tuyên bố
độc lập. Như tường thuật lại sau này trong hồi ký, ông thấy nhà vua trẻ
tuổi “hoàn toàn phi thực tế trong các vấn đề mà đất nước của ông ấy đang
đối mặt”. Nixon, chính trị gia nhiều quyền lực từ miền Trung Tây, lúc đó
là đã tin chắc rằng mình nhìn bao quát được những nhu cầu và khó khăn
của Campuchia tốt hơn là Sihanouk nhanh nhẹn.

Cũng như Bixon, nhiều nhà quan sát vì những thành kiến vội vàng mà đã
ghi nhận lại sự không hiểu biết của chính họ hay, còn tồi tệ hơn thế, sự
không quan tâm của họ tới những nỗi lo âu của một đất nước nhỏ bé.
Washington thời đó chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng John Foster
Dulles cứng nhắc và nhìn những cuộc đi dây của Sihanouk với thái độ
miễn cưỡng thấy rõ. Trung lập thời đó là một khái niệm mang tính xấu
cho một chính sách mà Phương Tây cảm thấy mình bị đe dọa qua đó.
Mặc dù vậy, Sihanouk vẫn cam đảm ngồi giữa hai chiếc ghế; và có một
thời gian mà trông như ông ấy có thể qua vượt được cuộc khủng hoảng
đang trỗi dậy ở Việt Nam.

Đi dây trên chính trường thế giới

Nước Pháp của de Gaulle đã giúp đỡ nước Camphuchia trung lập với
thiện cảm. Lần rút lui của thế lực thuộc địa diễn ra trong hòa bình và được
hai bên thỏa thuận. Charles de Gaulle vẫn là người thầy khuyến khích và
hỗ trợ cho vị vua trẻ tuổi. Cho tới khi hoàng tử bị lật đổ trong tháng Ba
1970, Campuchia lúc nào cũng có thể tin cậy vào sự giúp đỡ về tinh thần
và vật chất của nước Pháp.

Trên Hội nghị Á-Phi ở Bandung, do Sukarno tổ chức năm 1955 và là động
lực để tiến tới liên minh của “Phong trào không liên kết”, Sihanouk thành
công trong việc thiết lập một quan hệ cá nhân với Chu Ân Lai, người đã
giúp bảo vệ các lợi ích của người Khmer ngay từ ở Genève. Chu khuyến
khích Sihanouk nối kết với người thủ tướng cứng nhắc của Bắc Việt Nam,
Phạm Văn Đồng.

Norodom Sihanouk, khoảng năm 1960

Hai người, Chu và Phạm, cư xử như những ông quan lại. Họ đến với
đảng cộng sản từ niềm tin chứ không phải từ thiện cảm với giới vô sản.
Khả năng tìm được một phong cách phù hợp với tình hình của họ đã giúp
cho Sihanouk. Đối với Sihanouk thì đó là một điều tự nhiên, bày tỏ sự
kính trọng đặc biệt trước tuổi tác.

Trong những năm cuộc Chiến tranh Việt Nam leo thang, Chu Ân Lai,
Phạm Văn Đồng và Sihanouk đã tạo thành một liên minh chính trị mà
trong đó, theo phép tắc châu Á, trách nhiệm được nhận lấy và rồi được
đáp trả, sự phụ thuộc và quan hệ đặc biệt của cá nhân đã phát triển,
những cái nằm trong vòng bí mật một thời gian dài. Không có liên minh
bí mật này của hai quan với người đứng đầu nhà nước người Khmer thì
không thể giải thích hoàn toàn được diễn tiến của cuộc Chiến tranh Việt
Nam.

Dưới thời của John F. Kennedy, nước Mỹ đã bước vào hỗ trợ quân sự
cho Nam Việt Nam, một sự hỗ trợ dẫn thẳng vào bãi lầy của một cuộc
chiến tranh xấu xa và đẫm máu trên đất liền ở Đông Dương. Khi tình hình
dưới thời Ngô Đình Diệm, viên tổng thống kiêu ngạo và phi lý, xa lạ với
thế giới thực của Sài Gòn, người do không ai khác hơn là John Foster
Dulles đưa lên bục, không còn có thể chịu đựng được nữa, CIA đã vào
cuộc với sự hiểu biết và chấp thuận của John F. Kennedy. Viên “trưởng
chi nhánh” ở Sài Gòn đã khuyến khích một nhóm sĩ quan Nam Việt Nam
đảo chính. Vào ngày 2 tháng Mười Một 1963, Diệm bị lật đổ.

Kết liễu của ông lại làm cho các nhà lập kế hoạch trong CIA nhận thấy rõ
một cách đáng sợ, rằng chính trị ở Sài Gòn được làm theo các quy tắc tại
chỗ. Hội đồng quân sự chiến thắng không để cho Diệm và Ngô Đình Nhu,
người em và là cố vấn thân cận nhất, đi lưu vong. Họ bị giết chết. Tất
nhiên là chính phủ ở Washington tuyên bố rằng hoàn toàn không có liên
quan gì tới vụ đảo chính đó. Ở châu Á thì hầu như không ai tin vào lời
phủ nhận này.

Đối với nhiều chính phủ trong khu vực thì những sự kiện ở Sài Gòn là
một cú sốc. Hoàng tử Sihanouk, người mà Mỹ bí mật nghi ngờ cộng tác
với Việt Cộng, từ lâu đã lo sợ cánh tay dài của CIA. Đối với ông hoàng tử,
vụ giết chết Diệm là bước ngoặc chỉ cho thấy chiều hướng của tấn bi kịch
tương lai. “Chúng ta phục vụ tốt nhất cho lợi ích của chúng ta”. Sau này,
Sihanouk diễn đạt lại những suy nghĩ lúc đó của ông, “khi chúng ta nghiên
sang phía của phe sẽ thống trị cả châu Á vào một ngày nào đó, và chúng
ta phải thích ứng từ trước khi chiến thắng, để nhận được những điều kiện
thuận lợi nhất.”

1963, sau vụ giết chết Diệm, Sihanouk từ chối không tiếp tục nhận sự
giúp đỡ của Mỹ. Nhân một bài báo của Newsweek mang hoàng hậu vào
trong mối liên quan với những vụ tham nhũng, ông cắt đứt quan hệ ngoại
giao với Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ trong tháng Năm 1965. Hoàng tử đã
quyết định, Đối với ông thì không còn nghi ngờ gì nữa, rằng các lợi ích
của Camphuchia được bảo toàn tốt nhất là ở đâu.

“Người Mỹ có thể giết chết mười hay hai mươi triệu người Việt”, Sihanouk
nói trong tháng Mười Một năm 1965 với tờ Far Eastern Economic
Review nổi tiếng, “nhưng trước sau gì thì họ cũng sẽ buộc phải để đất
nước Việt Nam lại cho những người còn sống. Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ
đã lao vào trong một cuộc phiêu lưu mà nhất định sẽ chấm dứt với một
chiến bạn.”

Trong tính toán đó, Trung Quốc cộng sản là “phe” sẽ thống trị toàn châu
Á. Trung Quốc là siêu cường quốc tương lai. Nhưng thuộc phe đó cũng
là Bắc Việt Nam, sau đó là toàn Việt Nam, láng giềng trực tiếp, đã đe dọa
và xâm phạm tính toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Khmer suốt nhiều
thế kỷ.
Bằng phương tiện quân sự, hoàng tử nhận ra điều đó rõ ràng hơn bất cứ
ai ở Phnom Penh, thì không thể bảo vệ Campuchia được. Ông sợ Trung
Quốc, và ông sợ Việt Nam. Nhưng đó là nhiệm vụ của ông, toan tính
hoàn toàn thực tế tình hình địa chính trị, cơ hội và khả năng của dân tộc
bảy triệu người của ông giữa những gã khổng lồ. Nơi voi làm tình thì cỏ
sẽ bị dẫm nát, đó là một câu châm ngôn châu Á. Vị Vua-Thượng Đế không
cho phép mình có ảo tưởng, không được phép tự đánh giá quá cao,
không được phép mơ về sức lực anh hùng của chủng tộc Khmer. So với
viên tướng huyền bí Lon Nol và kẻ ảo tưởng giết người Pol Pot, ông là
một người hành động theo lý trí, rất khác thường đối với dân tộc Khmer.
Kịp thời ngã sang phía của kẻ mạnh và của người chiến thắng ước đoán,
điều đó không chứng minh cho tính táo bạo hay thậm chí là cơ hội hèn
nhát, mà là sự ranh mãnh được coi trọng trong lối suy nghĩ chính trị và
chiến lược ở châu Á. Người lãnh tụ tốt nhất là người thắng cuộc mà hoàn
toàn không cần phải chiến đấu.

Các quan hệ với Trung Quốc cộng sản phát triển nhanh chóng và thuận
lợi. Năm 1956 và 1960, Chu Ân Lai sang thăm Campuchia. Hoàng gia tổ
chức những cuộc viếng thăm chính thức với nhiều công sức để gây ấn
tượng cho những người khách, kể cả những người cộng sản. Sihanouk
tháp tùng khách của ông, bất cứ lúc nào có thể được, tới Angkor để vinh
quang sáng lên trên một đất nước mà bây giờ đang cố gắng ngăn chận
lần suy tàn lịch sử và ổn định nền tảng cho sự tồn tại. Có thể thấy rõ rằng
Chu Ân Lai đã thích thú với các chuyến đi sang Phnom Penh, những lần
được hướng dẫn đi thăm Angkor, những buổi trình diễn múa ba lê trong
ánh sáng đuốc trước hậu cảnh Angkor Wat và sự xa hoa của những nghi
lễ hoàng gia.

Sihanouk đã thăm đáp trả ba lần ở Bắc Kinh; 1956, 1960 và 1963. Từ
1956 cho tới 1960, Trung Quốc đã giúp đỡ về mặt vật chất tròn 50 triệu
dollar Mỹ. Campuchia của Sihanouk nhận được nhiều viện trợ như nước
Indonesia của Sukarno với hơn 100 triệu dân cư của nó. Tình hữu nghị
mới với Bắc Kinh cũng làm tăng thêm giá trị cho Sihanouk trên trường
quốc tế và tạo sự che chở bên sườn chống lại láng giềng Việt Nam nguy
hiểm.

Chu Ân Lai, người mà ngay từ Hội nghị Bandung 1955 đã bắc cầu sang
Phạm Văn Đồng, bây giờ lại xuất hiện thêm một lần nữa như là người
môi giới. Ông đề nghị với Sihanouk, người mà theo truyền thống Trung
Quốc bị trói buộc bởi trách nhiệm đạo đức của một người được ưu đãi,
rằng hãy làm một việc giúp cho “Mặt trận Dân tộc Giải phóng” (MTDTGP)
ở Nam Việt Nam. Ai được tặng một con bò thì phải trả lại một con ngựa,
đó là cách diễn đạt phổ thông cho những việc làm giúp như vậy.
Chính Chu Ân Lai đã yêu cầu vị hoàng tử chuyển giao các viện trợ vũ khí
và vật chất của Trung Quốc cho MTDTGP ở Nam Việt Nam qua đường
Campuchia. Hàng hóa tiếp tế sẽ đáp vào cảng Sihanoukville. Để bù đắp
lại cho công sức của FRAK (Forces Royales Armées des Khmers – Lực
lượng Vũ trang Hoàng gia Khmer), chuyên chở số hàng hóa đó tới biên
giới Việt Nam, vương quốc được phép giữ lại một phần ba số hàng cung
cấp đó cho mình. Lời mời tài trợ đó tương ứng với phong tục địa phương.
10 tới 20 phần trăm là thông thường. Một phần ba là hào phóng, nhưng
cũng là một chứng minh cho tính cấp thiết mà Chu Ân Lai muốn người ta
thể hiện khi tiến hành giúp đỡ cho Việt Cộng.

Lúc đầu, Sihanouk thố lộ sau này, ông “không hạnh phúc” về ý muốn đó.
Nhưng ông không muốn từ chối người Trung Quốc. Và tỷ lệ đó cũng
quyến rũ. “Với giá đó thì người ta bán cả thân mình.”

Cảng đó, cái mà bây giờ nhận được một tầm quan trọng chiến lược, được
xây cách Phnom Penh khoảng 120 kilômét về hướng tây nam, để cho
Campuchia độc lập với Việt Nam. Trong thời Pháp, vương quốc được
cung cấp từ những cảng ở miền Nam Việt Nam. Hàng hóa được chở từ
đó trên sông Mekong sang Phnom Penh.

Thành phố yên tĩnh này lúc trước có tên là Kompong Som, nơi mà bây
giờ cái cảng biền được xây ở đó. Bây giờ thì nó nhận được tên của người
bảo trợ hoàng tộc: Sihanoukville. Và người hoàng tử lo sao cho thành
phố của ông được đối đãi ưu tiên tại tất cả các dự án phát triển, bên cạnh
Phnom Penh. Hoa Kỳ, trước khi các quan hệ ngoại giao bị cắt đứt, đã xây
một con đường trải nhựa rộng và chắc chắn, để mà hàng hóa từ cảng
mới có thể được chở về tới thủ đô. Con đưởng cao tốc này được đặt tên
là “Đường Hữu nghị”, mà rồi vũ khí cho đối thủ của nước Mỹ được chở ở
trên đó ra chiến trường từ năm 1966. Sự sỉ nhục mà Sihanouk qua đó
mang lại cho người Mỹ tương xứng với tinh thần chính trị của ông trong
lúc đó. Nhưng tạm thời thì vấn đề chính là giữ kín vụ kinh doanh này.

Một hiệp ước bí mật đầy nguy hiểm

Khi Sihanouk bắt đầu nói công khai ở chốn lưu vong về sự cộng tác
theo ý muốn của Trung Quốc, ông đã đẩy những phần thưởng vật chất
ra phía sau. Cân nhắc chính trị, ông nói như vậy, đã làm cho các rủi ro
trở nên có thể tính toán và chịu đựng được. “Tôi đã hoạt động với ý định
nhận được sự cảm kích của Việt Minh, rồi của Hà Nội hay của Việt
Cộng, giúp đỡ họ trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc của họ
và bảo đảm cho Campuchia những quan hệ tốt đẹp với láng giềng hùng
mạnh này.”
Sihanou (thứ hai từ bên phải) và Khieu Samphan (thứ ba từ bên trái)
đứng cạnh một cột mốc

Sau khi ông bị lật đổ, khi nước Cộng hòa Khmer nổ lực hủy hoại thanh
danh của người hoàng tử, người ta đã nói nhiều về tham nhũng của
hoàng gia và về việc làm giàu trực tiếp của Sihanouk. Với sách và bài viết,
Sihanouk đã chống lại lời lên án xúc phạm danh dự đó. Thật sự là ông
vẫn nghèo, một người khách của chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên,
cho phép ông tỵ nạn và trợ cấp tiền bạc cho nhà nước hoàng gia của ông.
Cuộc kinh doanh vũ khí với Chu Ân Lai diễn ra, “tôi long trọng bảo đảm,
là để cho nước Việt nam cộng sản cam kết rằng họ sẽ không bao giờ
dám, mà không mất danh dự hoàn toàn, giơ bàn tay lên chống lại đất
nước chúng tôi và dân tộc chúng tôi, ân nhân của họ”.

Có hai rủi ro đi liền với cuộc kinh doanh Bắc Kinh. Nếu như người hoàng
tử có tiên đoán chúng trước thì ông đã tin vào sự may mắn của mình,
rằng ông và đất nước của ông sẽ không phải chịu đựng hậu quả. Rủi ro
thứ nhất là Hiệp Chúng Quốc Hoa kỳ, nước sẽ trả lời cho lần tích cực
nghiên về phe của đối thủ – nếu như hoạt động đó bị phát hiện – bằng
những phương tiện quân sự. Rủi ro thứ nhì là quân đội của ông, đang lo
tiến hành cuộc kinh doanh đó.

Đứng đầu quân đội hoàng gia là Tướng Lon Nol nhiều thủ đoạn, có vai
rộng và nước da đen, người mà toàn bộ con đường sự nghiệp đều nhờ
vào người hoàng tử, và là người mà ông hoàn toàn không tin là sẽ nổi
loạn. Lon Nol, người cũng giám sát cảnh sát và mật vụ, là một người
thăng tiến nhanh, một người từ quần chúng, người mà giới tinh hoa da
trắng khinh thường vào lúc ban đầu. Sihanouk thầm cho rằng ông là một
sĩ quan có tài trung bình, ít hiểu biết nhưng lắm mưu mẹo và vô lương
tâm, điều xác nhận cho tính chất phù hợp với một người sếp an ninh của
ông.

Tuy vậy, lực lượng 30.000 người của FRAK hưởng lợi nhuận rất khác
nhau. Thật sự làm giàu chỉ là các sĩ quan đứng đầu, trước hết là Lon Nol.
Tham nhũng, ganh tỵ và ghen ghét đi liền với hoạt động này. Nó phá hủy
đạo đức và cuối cùng lây lan ra toàn xã hội. Nhiều người biết về cuộc
kinh doanh bí mật này. Tất nhiên là họ có cảm giác được chia lợi nhuận
không đầy đủ.

“Cho người của Lon Nol và cho chính Lon Nol” thì đó là một vụ mua bán
“rất béo bở”, như Sihanouk giải thích sau này. Trung Quốc còn phải nhét
thêm tiền bôi trơn cho viên tướng, để hàng hóa cung cấp đã giảm đi một
phần ba cũng thật sự là được mang tới cho Việt Cộng. Nhưng người
hoàng tử cho rằng mãi đến khi sống lưu vong ông mới hay biết về những
sự việc này từ những người bạn Trung Quốc và Việt nam của ông. Thật
sự thì ông đã chỉnh sửa hình ảnh của ông, để có thể bác bỏ mọi trách
nhiệm cho các hậu quả phụ của hoạt động bí mật đó trong xã hội, và làm
cho người khác tin rằng không ai thân cận với ông đã tham gia hay chỉ
biết về việc đó.

Hồi ký người cố vấn của ông, Charles Meyer, chứng minh điều ngược lại.
Là nhà chiến lược của “Bình Xuyên”, đảng cướp trên sông và trùm giới
giang hồ, “Charly” Meyer đã đóng một vai trò đáng ngờ cho tới khi Diệm
làm khô vũng bùn lầy đó và tước vũ khí của lực lượng phụ cho quân đội
này. Từ Sài Gòn, người Pháp khéo xoay sở này đã tìm được con đường
đi tới hoàng cung Phnom Penh, nơi mà sau một thời gian ông đã có ảnh
hưởng đáng kể, thậm chí còn có quyền lực nữa. Ông có thể mở ra cánh
cửa hay ngăn chận không cho tiếp cận tới hoàng tử. Ông luôn luôn ủng
hộ các chiến dịch chống Mỹ và những người đi khắp nơi để tổ chức chúng,
những người mà ông cung cấp vật liệu và tạo những mối quan hệ ở khắp
nơi trên thế giới. Tất nhiên, Charles Meyer là một nhân chứng đáng nghi.
Nhưng năm 1971, khi hồi ức của ông được xuất bản ở Paris, thì ông
không có lợi ích gì khi gây hại cho người hoàng tử.

Người Trung Quốc, Meyer kể lại như vậy, đã phàn nàn với ông về việc
Lon Nol đã lừa họ trong lúc tiến hành các vụ cung cấp này. Ông trình báo
sự việc với Sihanouk. “Lon Nol thông minh đấy”, Sihanouk cười to, nhưng
ông không làm gì cả.

Lon Nol

Quân đội, thứ mà người đứng đầu nhà nước theo những lời bày tỏ của
chính ông thì thật ra là ông không quan tâm tới – không phải nghệ thuật
cầm binh, nghệ thuật mới quyến rũ ông – đi theo một đường hướng riêng,
ra khỏi trọng trường của người hoàng tử. Tướng Lon Nol, được cho là
trung thành nhưng có nhiều tham vọng, âm thầm mơ tưởng đặt mình vào
vị trí của vị vua thần thánh này.

Cũng đáng ngại không kém là phản ứng của Mỹ trước việc làm của
Campuchia cho Việt Cộng. Lầu Năm Góc, trong thỏa thuận với “Military
Assistance Command Vietnam” (Bộ Chỉ huy Cố vấn Quân sự Việt Nam),
luôn lưu ý tới chức năng quan trọng của Sihanouk và yêu cầu phải có
biện pháp quân sự. Westmoreland yêu cầu từ 1966 quyền hot
persuit, quyền tự do truy đuổi địch thủ trên lãnh thổ Campuchia. Ông yêu
cầu sự hỗ trợ của pháo binh và máy bay ném bom B-52.

CIA cương quyết chống lại phân tích này của giới quân đội. Họ không thể
tìm thấy bằng cớ cho thấy rằng cảng Sihanoukville đóng một vai trò quan
trọng. Công cuộc tiếp tế cho Việt Cộng, cơ quan mật vụ lý luận như vậy,
phần lớn được chuyên chở trên con đường mòn Hồ Chí Minh qua lãnh
thổ Lào. Đó thuần túy là may mắn cho Sihanouk, rằng CIA với đánh giá
tình hình của họ đã thắng thế.

Cho tới chừng nào mà Lyndon B.Johnson còn tại chức, cho tới đầu 1969,
thì yêu cầu “xâm lược” Campuchia của quân đội vẫn bị bác bỏ. Sau đó,
Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger của ông bắt đầu tổng
kết mới tình hình. Họ đưa ra bản tính toán năm 1970 và khởi động một
chiến dịch quân sự lôi kéo vương quốc này vào trong vòng xoáy của sự
điêu tàn.

“Không thể giấu voi chết vào trong giỏ được”

Lần đi dây giữa Đông và Tây của Sihanouk ngày càng trở nên nguy hiểm
hơn. Người hoàng tử hẳn phải nhìn thấy vực thẳm trước mắt mình.
Nhưng ông tạm thời còn có thể che dấu được nỗi sợ hãi của ông.

May mắn của ông dường như dần cạn kiệt. Nếu như cho tới nay ông còn
tìm được con đường đúng đắn với sự chắc chắn của một người mộng du
thì bây giờ, vào giữa những năm sáu mươi, ông phạm phải một loạt quyết
định sai lầm gây hại tới an ninh trong nước, tới sự thịnh vượng về vật
chất và sự ổn định về chính trị.

Sihanouk

Ít có nhà quan sát nào nhận biết được sự thay đổi tính khí và hoàn cảnh
sống đó như nhà ngoại giao và học giả người Úc Milton Osborne, người
mà năm 1959 đã choáng ngợp trước nét quyến rũ của đất nước này. Năm
1966, trong lần thứ hai đến nước này, ông tin là đã nhận ra được những
dấu hiệu khủng hoảng. “Tôi chợt hiểu”, Osborne viết trong lúc nhìn lại thời
gian này, “Campuchia dễ vỡ tới đâu trong năm 1966 đó: dễ vỡ và ốm đau.”

Lần tán tỉnh người cộng sản trên trường thế giới không ngăn chận
Sihanouk dùng bàn tay cứng rắn đàn áp những người cộng sản của chính
ông, những người mà ông đã mang lại cái tên “Khmer Rouges” cho họ.
Ông khoe khoang là người chống cộng sản thành công nhất của thế giới.
Lời nói của ông thường thể hiện tính tàn bạo mà cảnh sát cũng thật sự
hoạt động với nó: “Tôi không cần biết mình có xuống địa ngục hay
không … Thậm chí tôi sẽ tự mình đưa hồ sơ cho quỷ sứ … Tôi để cho xử
bắn họ.”

Người hoàng tử tin rằng mình hết sức khéo léo, khi ông cũng tước những
sự lựa chọn chính trị khác ra khỏi cánh tả, nắm lấy tư tưởng hệ của họ.
Ông bắt đầu một chính sách cướp đi các đề tài của họ. Năm 1963, một
cuộc thử nghiệm được bắt đầu, cái cần phải dẫn tới “Chủ nghĩa Xã hội
Phật giáo”. Sihanouk quốc hữu hóa ngân hàng và các nhà máy lớn. Người
quan liêu và người của hoàng cung bước vào thay thế cho những nhà tư
sản và doanh nhân. Họ không cần thời gian lâu để làm phá sản nền kinh
tế. Cũng như giới quân đội, Sihanouk hẳn cũng khinh thường người buôn
bán và kẻ vơ vét. Ông mạo hiểm can thiệp vào trong nền kinh tế quốc dân
mà không nhìn thấy hết những hậu quả của nó. Cho tới nay, ông đều
thành công trong mọi việc. Điều này dẫn dụ ông tin rằng ông không thể
thất bại trên trường nội địa.

“Chủ nghĩa Xã hội Phật giáo” làm tê liệt lực sáng tạo mà trước sau gì thì
cũng đã phát triển yếu ớt của giới tư sản Khmer, giới mà người hoàng tử
nhanh chóng nhận được sự chống đối của họ. Người nông dân chịu thiệt
thòi vì giá lúa giảm. Để tránh áp lực thuế, họ bí mật bán bất hợp pháp lúa
gạo của họ cho Việt Cộng và cho các đơn vị Bắc Việt Nam. Đó là những
người nông dân gợi lên hình ảnh dễ hiểu của con voi chết mà không có
cái giỏ nào có thể giấu được nó. Như bệnh dịch hạch, một dịch bệnh
không có thuốc chữa, tham nhũng lây lan toàn xã hội. Mỗi một người
Khmer đều bị nhiễm. Nhưng chỉ số ít là hưởng lợi từ đó. Nền kinh tế quốc
dân mang lại càng ít thành quả thì tất cả những người đó lại càng tham
lam, những người có quyền hành và có thể tự lấy phần cho mình. Hầu
như ai ở Phnom Penh cũng đều biết rằng mẹ của công chúa Monique và
gia tộc của bà tham gia rất sâu vào trong những vụ kinh doanh đen tối.
Thông qua những người bù nhìn Trung Quốc họ thoải mái hưởng lợi từ
sòng bạc mới thành lập.

Tất nhiên là mỗi một cố gắng ngăn chận cái xấu xa đều dẫn tới một cuộc
đấu quyền lực với giới quân đội và Lon Nol. Một cố gắng ngăn ngừa tham
nhũng của thủ tướng một thời Penn Nouth chỉ làm cho thấy rõ rằng có
một cỗ máy bất khả phân ly đã thành hình, một loại “mafia” rộng lớn mà
cùng với việc sở hữu vũ khí cũng có một tờ giấy phép cướp giật, như
Sihanouk sau này thừa nhận. “Penn Nouth nhận ra rằng người ta không
thể bắt được bất cứ ai mà không động đến Lon Nol, và điều đó đồng
nghĩa với một cú đánh vào toàn thể quân đội.”
Giờ đây, trong tình thế khó khăn đó, Sihanouk cũng mất cả quyền kiểm
soát “Sangkum”, đảng của nhà nước. Tại các cuộc bầu cử 1958 và 1962,
họ đã thắng tất cả các ghế trong Quốc Hội. Danh sách ứng viên được
chính người hoàng tử lập ra. Nó lưu ý tới sức mạnh thích hợp và sự cân
bằng của phe tả và phe hữu, nó cho các ngành nghề có vị trí của họ, nó
liên kết nhiều mối lợi ích và qua đó có tác động tích hợp các lực lượng xã
hội quan trọng nhất.

Bây giờ, 1966, Sihanouk lần đầu tiên trao sự lựa chọn ra cho cuộc chơi
tự do của các thế lực, cho người dân như ông muốn tự mình tin như vậy.
Chính ông đã làm sụp đổ sự cân bằng đầy nghệ thuật trong chính sách
đối nội của ông.

Những người lãnh đạo phe cánh tả chạy trốn vào trong rừng. Phe cánh
tả bị hình sự hóa và bị tiêu hao nhiều. Lần trừ khử họ đã mang lại thêm
rất nhiều quyền lực cho phe hữu, vì không còn có thể làm cân bằng các
phe phái được nữa. Thêm vào đó, người của phe hữu có tiền để mua
phiếu bầu và kiểm soát Quốc Hội. Vương quốc trải qua lần dịch chuyển
sang phía hữu, việc cướp đi nền tảng của Sihanouk và dọn đường cho
lần thăng tiến không còn có thể ngăn chận lại được nữa của Tướng Lon
Nol.

Với một lần “chống chính phủ”, Sihanouok đã yếu ớt cố tạo ảnh hưởng
tới diễn tiến của sự việc. Nhưng ngày càng có thể thấy rõ là ông không
còn hứng thú bước ra đấu tranh, chống lại thất bại. Sự quan tâm của ông
quay lưng lại với chính trị và quay sang nghệ thuật, là nơi ông đã luôn
phỏng đoán tài năng của mình.

Trong năm định mệnh 1966, ông sản xuất phim truyện lớn đầu tiên của
ông, có tựa đề là “Apsara”, theo những nữ thần gợi cảm trên các phù điêu.
Đóng một vai trò chính ở trong đó là Tướng Nhiek Tioulong, người đã
từng là Ngoại trưởng và sếp kế hoạch, và bây giờ là tổng thanh tra của
quân đội. Cũng phải có mặt là người sếp của lực lượng không quân nhỏ
bé, Tướng Ngo Hou, vì nhà sản xuất, đạo diễn, tác giả kịch bản và soạn
nhạc phim Sihanouk cần dùng trực thăng. Vai nữ chính dành cho Bopha
Devi, con gái của hoàng tử và là ngôi sao xinh đẹp của đội múa hoàng
gia. Trong những phim sau này, chính ông cũng tham gia diễn và cả công
chúa Monique, vợ ông.

Phim của ông, Milton Osborne phán xét như vậy, người đã xem chúng và
cũng trải qua những buổi tiệc chiêu đãi cho lần trình chiếu đầu tiên, là
những câu chuyện cổ tích, ít hay hoàn toàn không có liên quan gì tới hiện
thực của Campuchia. Niềm đam mê phim ảnh bắt đầu thống trị cuộc đời
ông, và qua ông, như Osborne viết, “cuộc sống của nhà nước”.
Thoát ly thực tế, chạy trốn hiện thực, chỉ riêng điều đó thì không đủ để
giải thích hành vi của Sihanouk. Một cách giải thích thứ nhì, dẫn tới gần
cốt lõi hơn, quy về một sự đồng nhất lợi ích câm lặng giữa nhà vua và
phe hữu. Sihanouk đã thừa nhận rằng thử nghiệm thiên tả của ông đã
thất bại, rằng cơ hội ở lại vị trí đứng đầu nhà nước của ông chỉ còn có thể
tìm thấy trong một liên minh với phe hữu. Chỉ những người thủ cựu và
phe hữu mới có khả năng sửa chữa đường lối đối nội và đối ngoại. Chỉ
họ cũng sẽ nhanh chóng tái thiết lập các quan hệ với Mỹ vả để cho dòng
dollar giúp đỡ chảy vào trong nước. “Chủ nghĩa Xã hội Phật giáo” đã thất
bại, sự lựa chọn khác chỉ có thể là một chủ nghĩa tự do tư bản, cái công
khai tự thừa nhận mình và hưởng những lợi thế từ sự giúp đỡ của Mỹ.

Thuyết này có thêm tính đáng tin qua chính bản thân Sihanouk, người
sau này đã giải thích rằng ông đã bật đèn xanh cho người thủ tướng mới
của ông, Lon Nol, cho “thử nghiệm nguy hiểm này”, nhưng chỉ sau khi
người này bảo đảm với ông rằng, “ông sẽ không bao giờ để cho chính
phủ của ông trở thành con rối của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.

Một động cơ thứ ba cũng cần phải được làm sáng tỏ, cái có lẽ có ảnh
hưởng mạnh nhất tới quyết định mang tính số phận của năm 1966. Tính
kiêu ngạo cá nhân bước vào cuộc chơi. Ở người hoàng tử, nó tăng lên
càng mạnh khi chính sách của ông càng lâm vào khủng hoảng. Kiêu hãnh
và quá nhạy cảm đã tác động mạnh tới các hành động của ông trong
những năm khó khăn nhất của cuộc đời. Trong giai đoạn này của cuộc
đời ông, ông yêu chính bản thân mình còn nhiều hơn là người dân yêu
ông.

Hoàng tử Sihanouk phần lớn cũng thích tiếp xúc với các thông tín viên
nước ngoài. Ông yêu thích tiếng vang trong giới báo chí quốc tế. Sự chú
ý của các nhà báo vuốt ve tính kiêu ngạo của ông. Ngay cả các thông tín
viên của trường lớp trước, mô tả ông với một sự kính trọng lớn trong các
bài báo của họ, thỉnh thoảng vẫn làm cho ông bực dọc, khi họ không thấu
hiểu hết những điều không được nói ra quanh một vị “vua-thượng đế”,
cho những huyền thoại của chức vụ ông. Nhưng còn làm cho ông giận
dữ nhiều hơn nữa là tên gọi “nước nhỏ” cho Campuchia. Ông ký tên dưới
những bức điện tín phản đối với diễn đạt: “Veuillez agréer, Monsieur,
l’expression de ma deception”. (“Hãy chấp nhận, thưa ông, biểu hiện sự
thất vọng của tôi.)

Khi người hoàng tử lâm vào cuộc khủng hoảng giữa những năm sáu
mươi, tính nhạy cảm của ông đã tăng lên. Mỗi một phê phán cá nhân ông
đều được Sihanouk thể hiện như là một sự tấn công tới Campuchia. Ông
để cho lập một danh sách đen, nhằm ngăn cản không cho các nhà báo
tái nhập cảnh, những người mà ông không thích các bài báo của họ. Ông
thích nhất là quy tụ các nhà báo của khối Đông Âu quanh mình. Ông chỉ
nhận được những lời khen ngợi từ họ.

Các cuộc bầu cử mang tính quyết định của năm 1966 đã bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi cuộc xung đột với nhiều phần của giới báo chí Phương Tây.
Thậm chí các old hands đã phê phán dè dặt màn trình diễn đơn độc đó,
chỉ được chính danh hóa qua một nền dân chủ giả hiệu. Phóng viên chiến
tranh trẻ tuổi đến thăm ngắn hạn từ Sài Gòn, tiếp cận vấn đề trực tiếp
hơn: Sihanouk trên thực tế là một nhà độc tài, không cho người dân các
quyền dân chủ của họ.

Lời lên án này dường như đã làm tổn thương Sihanouk đặc biệt sâu nặng.
Vì ông đã góp phần đáng kể vào trong quyết định, để cho “nhân dân”
quyết định vào năm 1966: “Ở Hoa Kỳ, các báo Times, Newsweek, US-
News and World Report tranh nhau chế nhạo tôi. Chiến dịch này đã làm
cho tôi tuyệt vọng, và để chứng minh cho chủ nghĩa tự do của tôi, tôi quyết
định nới lỏng dây cương. Tôi tuyên bố tôi tin cậy vào trí tuệ của người
dân.”

Tất nhiên là Sihanouk phải biết tốt hơn giới báo chí Phương Tây, bầu cử
tự do sẽ dẫn tới đâu trong một xã hội chưa từng trải qua một điều gì tương
tự như vậy. Những kẻ mị dân sẽ được lợi, những người hứa hẹn nhiều
nhất và trả tiền nhiều nhất. Người dân hầu như bất lực trước quyền lực
có tổ chức của phe hữu và giới giàu có.

Sau này, Sihanouk đã gọi đó là sai lầm lớn nhất của ông, quá coi trọng
tường thuật về Campuchia và “phản ứng quá nhạy cảm với nó”. Ai bút
chiến với báo chí thế giới thì người đó chỉ gây hại cho thanh danh của
chính mình. Những điều như vậy giống như là tự sát. Trong một cuộc
phỏng vấn của Playboy trong tháng Năm 1987, Sihanouk biết cách diễn
đạt chính xác lối đối xử sai lầm của ông: “Nếu như tôi có thể đặt tôi trở lại
quá khứ thì tôi sẽ ít hãnh diện hơn.”

Từ 1966, bầu trời trên vương quốc bắt đầu tối tăm. Môi trường quốc tế
phát triển khác với Sihanouk tự tin giả định. Nền tảng tan vỡ, nền tảng
mà nền chính trị Campuchia xây dựng ở trên đó.

Năm 1966, Trung Quốc chìm vào trong sự hỗn loạn của cuộc Cách mạng
Văn hóa. Những nhà giáo điều và cực đoan đã cắt vụn mạng lưới kết nối
nước Cộng hòa Nhân dân với cộng đồng quốc tế. Các quan hệ ngoại giao
với hầu hết các láng giềng đều bị cắt đứt. Cách mạng là chương trình
nghị sự hàng ngày. Chu Ân Lai không lộ diện. Mao “ông Phật già”, mơ
giấc mơ lớn cuối cùng của ông nhờ sự giúp đỡ của “bè lũ bốn tên”.
Saloth Sar là người đàn ông mới của Khmer Đỏ, người mà năm 1963 đã
có thể giành lấy quyền lãnh đạo về cho mình và hướng hoàn toàn tới
ngưởi cầm lái vĩ đại ở Trung Quốc. Mãi sau này, khi ông lấy tên là Pol
Pot, người ta mới biết rằng Saloth Sar vào cuối 1965 đã có một chuyến
đi qua Hà Nội tới Bắc Kinh, và đã được Mao Trạch Đông tiếp đón qua
những cuộc trao đổi kéo dài.

Mao đánh giá nhà cách mạng 37 tuổi đến từ rừng rậm Campuchia như
thế nào, điều này thì chính phủ ở Hà Nội tin là đã biết được tương đối
chính xác. Trong quyển “Sách trắng về những tội ác của Trung Quốc với
dân tộc Khmer” được phát hành sau khi quân đội Việt Nam tiến quân vào
Camphuchia, các tác giả của Bộ Ngoại giao viết, sở hữu được những
tường trình bí mật từ Bắc Kinh: “Với một mục đích nhất định ở trước mắt,
Mao khen ngợi Pol Pot là ‘một người có tinh thần dân tộc mạnh mẽ’. Mao
gọi cuộc cách mạng ở Campuchia là ‘điểm nóng của cách mạng ở Đông
Nam Á’.”

Norodom Sihanouk ngày 12 tháng 4 năm 1973 cùng với Hou Youn (trái)
và Son Sen (phải)

Sau khi những người anh em cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trở nên
thù địch với nhau năm 1979, một loạt trích dẫn hồ sơ được công bố ở Hà
Nội, nhằm làm mất uy tín giới lãnh tụ Trung Quốc và đổ lỗi một phần cho
các tội ác của Khmer Đỏ. Nhà sử gia phải chú ý tới ý định này, phải tương
đối hóa những mẩu câu đó từ hồ sơ nguyên thủy, phải chú ý tới hoàn
cảnh của thời đó và hết sức cẩn thận. Nhưng cả với những giới hạn này
thì các hồ sơ do Hà Nội công bố dường như cũng đã mô tả đúng đường
hướng của chính sách Trung Quốc đối với Sihanouk.

Thay vì dựa vào ông ta, Bắc Kinh dường như đã dựa vào Khmer Đỏ. Cho
tới lúc đó, Bắc Kinh và Hà Nội đã yêu cầu Pol Pot và người của ông không
phá rối các giới xung quanh Sihanouk, mặc cho sự săn lùng cộng sản.
Cuộc đấu tranh cách mạng ở Nam Việt Nam nhờ vào tính trung lập vẻ
ngoài đó. Thế nhưng bây giờ thì Pol Pot và số người nhỏ theo ông trong
rừng rậm bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vũ trang. “Tuần trăng mặt
của Sihanouk với Trung Quốc đã qua rồi”, các tác giả quyển Sách Trắng
viết.

Trong tháng Ba/Tư 1967, người hoàng tử phải đối diện với một cuộc nổi
dậy của những người nông dân ở thị trấn Samlaut, tỉnh Battambang, cái
mà ông để cho đập tan với một sự cứng rắn khác thường. Sinh viên tỏ
tình đoàn kết với các nạn nhân. Như là dấu hiệu của sự phản kháng, họ
cạo trọc đầu. Họ mang băng đen ở cánh tay. Góp phần quyết định vào
cho hành động đoàn kết này là một tin tức được các truyền thông của
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố. Những người trí thức cánh
tả đã lui vào trong bí mật Khieu Samphan, Hou Yuon và Hu Nim, theo Bắc
Kinh, đã bị các cơ quan an ninh chính phủ bắt giữ và hành hình.

Đó là một tin sai. Những người được nêu tên còn đóng một vai trò quan
trọng trong cuộc cách mạng sắp tới đây. Cho tới ngày nay vẫn còn chưa
rõ liệu tin tức sai lầm này là có chủ ý hay dựa trên một nhầm lẫn.

Khmer Đỏ của Pol Pot, nhiều nghiên cứu tỉ mỉ đã chứng minh như vậy,
không giàn dựng cuộc nổi dậy của những người nông dân ở Samlaut.
Nhưng họ đã sử dụng nó, để đốt lên ngọn lửa nhỏ đầu tiên của cuộc cách
mạng. Đảng đã quyết định đấu tranh vũ trang, chính thức bắt đầu vào
ngày 1 tháng Giêng năm 1968.

Các thế lực của số phận dường như bây giờ âm mưu với nhau chống lại
Sihanouk. Ông rơi vào thế bị cô lập. Thế giới di chuyển theo một hướng
khác với hướng ông đã tính trước. Campuchia đã thế chấp an ninh của
nó cho những đối tác mà đã không thực hiện những lời cam kết của họ.
Các tiền đề cho chính sách của ông đã sụp đổ dưới gánh nặng của hoàn
cảnh.

Từ 1965 cho tới 1967, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã mang tròn nửa triệu
lính sang Nam Việt Nam để tiêu diệt đối thủ cộng sản qua các chiến
dịch tìm và diệt. Một sự tham chiến như vậy của thế lực mạnh nhất thế
giới để cho người ta nhận thấy ý muốn của giới lãnh đạo, biến một chiến
bại đang có nguy cơ xảy ra thành một chiến thắng, thế nào đi nữa thì
cũng không để cho Hà Nội xua đuổi ra khỏi Nam Việt Nam trong sự nhục
nhã.

Hoàng tử Sihanouk hẳn phải hoài nghi rằng liệu ông có đánh cá đúng con
ngựa hay không. Ông nhận ra rằng ông đã gây nguy hiểm cho đất nước
ông với những việc làm cho phe cộng sản. Sớm muộn gì thì nước Mỹ
cũng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của Sihanoukville và cả của những
nơi trú ẩn cạnh biên giới Camphuchia-Việt Nam. Quân đội Mỹ sẽ can thiệp.

Ngoài ra, chính Sihanouk cũng đã tự nhận ra rằng trong khoảnh khắc này
thì không thể chờ đợi lòng biết ơn mãi mãi đã được hy vọng từ Hà Nội.
Biện pháp của quân đội Mỹ chống lại những nơi trú ẩn đó chỉ đẩy các đơn
vị Việt Nam vào sâu hơn trong lãnh thổ Campuchia. Ông không còn có
thể giữ mãi cho ông và người dân của ông ảo tưởng đó, rằng CIA khiêu
khích ở biên giới và cố gắng mở rộng cuộc chiến sang Campuchia mà
không có lý do. Có quá nhiều người ở Phnom Penh nhận biết được tình
hình thật sự. Người “Duồn”, một diễn đạt mang tính xúc phạm cho người
Việt bị khinh miệt, trong thực tế đã chiếm nhiều vùng rộng lớn của
Campuchia. Điều đó gây tức giận ở khắp nơi. Mối nguy hiểm xuất phát từ
người “Duồn” đào xới những lớp sâu lắng nhất trong tâm hồn dân tộc mà
sự bi quan và nỗi lo sợ bị xóa sổ nằm ẩn ở trong đó.

Để chống lại làn sóng cảm giác này, Sihanouk đưa vấn đề biên giới và
toàn vẹn lãnh thổ trở thành việc chính trong chính sách của ông ấy và
thành đề tài dẫn đầu trong các cuộc nói chuyện hầu như vô tận của ông
trước những người nông dân, người dân thành thị và quân nhân. Giới
ngoại giao ở Phnom Penh bị nhẹ nhàng ép buộc phải tham gia vào trong
những chuyến đi tới các tỉnh vùng biên giới. Sihanouk rõ ràng cảm nhận
sự hiện diện của các đại sứ như là sự bày tỏ tình đoàn kết của quốc tế.
Nó dường như xoa dịu được nỗi bất an nội tâm của ông.

Những lần xuất hiện của hoàng gia vẫn còn có tác động của chúng lên
người nông dân tỉnh lẻ. Người dân miền quê chờ hàng giờ liền để có thể
nhìn người “Cha kính yêu” một lần, ấn mình xuống bụi bặm ở trước ông
trong hy vọng rằng ông nhìn họ, chào họ với một cử chỉ hay thậm chí
chạm vào người họ.

Ở người dân thành thị thì phép kỳ diệu đó đã mất biến hầu hết rồi. Người
hoàng tử hầu như không đến được với tai nghe của tầng lớp trung lưu,
những người sợ hãi và căm thù người Việt, quá ngao ngán với tham
nhũng và tiếc rẻ đồng dollar của Mỹ mà Sihanouk đã tự ý bỏ đi. Có thể
cảm nhận được một bầu không khí nổi loạn tại các trường đại học. Ít nhất
thì trong thủ đô cũng đã thành hình một “tình huống cách mạng”, nhưng
hoàn toàn không trong ý nghĩa Mác-xít. Phe hữu nhìn sang Mỹ chờ đến
giờ của họ.

Lon Nol trở thành thủ tướng năm 1969. Ông cử hoàng tử Sirik Matak làm
người phó cho ông, một người bạn đã qua thử thách của Hiệp Chúng
Quốc Hoa Kỳ, anh em họ và địch thủ của Sihanouk từ dòng họ Sisowath.

Cuộc đảo chánh

Chỉ có tài năng trình diễn của ông là che dấu được nỗi bất an nội tâm của
Sihanouk, sự tự nghi ngờ chính bản thân mình trong những năm khó khăn
cho tới 1970. Sự kiểm soát bộ máy chính phủ đã hầu như hoàn toàn trượt
ra khỏi tay ông. Chính phủ Lon Nol chẳng bao lâu sau đó đã tự gọi mình
là “chính phủ cứu quốc”, khiến cho ông lấy làm hết sức khó chịu. Ý tưởng
về “Chủ nghĩa Phật giáo” của ông đã thất bại. Đã đến lúc phải từ giã “Chủ
nghĩa Sihanouk”. Bắc Kinh và Hà Nội đã làm sụp đổ tòa nhà chính sách
đối ngoại được dựng lên một cách hết sức nghệ thuật của ông. “Một cảm
giác mất can đảm sâu sắc” đã ập vào người ông, theo lời tự thú nhận.
“Tôi ghi nhận, rằng Chủ nghĩa Xã hội Phật giáo đã thất bại, và trên thực
tế là không có lối thoát trong đường hướng này.”

Tổng thống Lon Nol ở Phnom Penh kể từ cuộc đảo chánh trong tháng
Ba 1970

Lời thú nhận này sau nhiều năm của thành công và khen ngợi là một cú
đánh mạnh vào lòng tự tin của ông. Ông, ông “vua-thượng đế”, không có
khả năng tái khởi động con tàu nhà nước từ sức lực riêng của ông.

Trong tình huống nguy hiểm này, Sihanouk quyết định đi nghỉ mát một
thời gian tương đối lâu ở Pháp. Từ nhiều năm nay ông đã không cho phép
mình hưởng kỳ nghỉ mát nào. Người thích ăn ngon Sihanouk đã có vấn
đề thừa cân ngay từ những năm còn trẻ. Ông muốn chữa trị ở trong vùng
Provence, tại thành phố Grasse. Ông thông báo sau đó sẽ đi thăm chính
thức Moscow và Bắc Kinh. Cuối tháng Ba 1970, hoàng cung thông báo
như vậy, hoàng tử sẽ trở về lại Phnom Penh.

Thật sự thì người ta hẳn phải nhìn chuyến đi nghỉ mát này như là một
cuộc chạy trốn trước chính bản thân mình. “Tôi ra đi”, ông tự mô tả khoảnh
khắc đó, “thất vọng vì những thất bại của mình và đồng thời quyết định
nhận ra những giải pháp mới.” Chỉ trong nhận thức tình huống ban đầu
này thì mới có thể hiểu được tại sao người hoàng tử lại tê liệt một cách
kỳ lạ, dường như không có khả năng hành động, phản ứng hoàn toàn
khác với bạn bè và hẳn là cả đối thủ của ông cũng đã dự tính trước trong
những ngày của tháng Ba năm 1970 đó.

Ông khởi hành vào ngày 6 tháng Giêng. Nhân viên hoàng cung và thầy
bói đã quyết định ngày tháng này hết sức cẩn thận. Những cái xấu có thể
vướng vào chuyến đi cần phải được xua đuổi bởi tác động của những
yếu tố tốt lành. Lúc đó, người hoàng tử đã phải lo sợ rằng thần dân sẽ
phát hiện ra cuộc khủng hoảng trong thâm tâm của ông. Ông có thật sự
là đã mất nhiệm vụ do trời cao giao phó hay không? Dường như công
cuộc cai trị của ông đã đứng dưới ảnh hưởng của một vì sao xấu.

Và thật sự là bầu không khí trong thủ đô bắt đầu xoay chiều chẳng bao
lâu sau lần ra đi đó. Tin đồn được lan truyền đi, hoàng tử Sihanouk sẽ
không trở về quê hương nữa. Đã nhìn thấy cá sấu trắng ở trên sông,
người ta thuật lại như vậy trong Phnom Penh, con vật mà người dân tin
rằng nó luôn xuất hiện khi những sự kiện lịch sử quan trọng sắp xảy ra.
“Repartir à zero”, người ta phải bắt đầu từ con số không, chính phủ tuyên
bố và qua đó khiêu khích người đứng đầu nhà nước.

Sinh viên cảm thấy như được giải phóng. Sự thống trị của người hoàng
tử đã biến tất cả người Khmer, có là giáo sư hay người mù chữ cũng vậy,
thành “con cái” của ông. Tính gia trưởng này làm cho giới tinh hoa đau
đớn và tổn thương. Thậm chí trước tai nghe ngoại quốc, giới trí thức
Khmer, trước hết là những người đã học đại học ở nước ngoài và thất
nghiệp tại quê hương, cũng thảo luận về tính cần thiết của một hình thức
nhà nước mới. Họ cho rằng sự thống trị độc quyền của hoàng tử là đã lỗi
thời. Trước đây tám năm thì không thể nghĩ tới một cuộc tranh luận như
vậy được.

Đầu tháng Ba 1970, khi cuộc chữa trị tiến dần tới kết thúc, sinh viên bắt
đầu biểu tình chống sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên lãnh thổ
Campuchia. Vào ngày 8 tháng Ba, hoạt động đầu tiên của những hoạt
động trên đường phố như vậy được báo tin từ Svay Rieng, một thành phố
nằm gần biên giới Việt Nam. Tỉnh này bị “Duồn” kiểm soát một phần lớn.

Chưa từng bao giờ có bằng chứng cho việc là chính phủ hay quân đội có
nhúng tay vào. Nhưng phải phỏng đoán rằng Lon Nol và Sirik Matak muốn
ép buộc người hoàng tử, rốt cuộc hãy cùng với họ tạo thành mặt trận
chung chống lại việc Việt Nam chiếm đóng nhiều dãy đất biên giới. Có lẽ
Lon Nol và Sirik Matak đã bước vào trò chơi ẩn nấp này, để cứu thoát
quốc gia Khmer đang lâm nguy.

Nhưng hoạt động này thoát khỏi tầm sự kiểm soát của họ. Không ai trong
chính phủ có được khả năng ước lượng, ý thức được thực tế và hiểu biết
về cơ chế chính trị để ngăn chận được việc mất kiểm soát. Ông thần độc
ác của chủ nghĩa dân tộc Khmer bạo lực và phi lý đã thoát khỏi cái chai.
Từ mặt phẳng nghiên, vương quốc trượt vào trạng thái rơi tự do.

Vào ngày 11 tháng Ba, một đám đông tụ tập trước đại sứ quán Bắc Việt
Nam và CPCMLT, “Chính phủ Cách mạng Lâm thời” của Nam Việt Nam.
Cảnh sát đứng nhìn sinh viên học sinh bị cuồng tín hóa đập phá cửa ra
vào và hôi của trong các văn phòng. Trên những tấm biểu ngữ và cũng
đồng thanh hô hào, đám đông yêu cầu quân đội Việt Nam rút quân. Kẻ
thù truyền kiếp, kẻ đã hưởng những sự ưu đãi bí mật, cần phải ra khỏi
đất nước ngay lập tức. Ở đây, sự tự đánh giá quá cao của người Khmer,
tính kiêu ngạo xuất phát từ tuyệt vọng, tái xuất hiện lần đầu tiên. Quốc gia
Khmer vĩ đại, đã từng xây dựng Angkor, ưu việt hơn người Việt Nam rất
nhiều; đối với những người đang biểu tình thì điều này là hoàn toàn không
thể nghi ngờ gì được nữa.
Cùng lúc đó, Quốc Hội thông qua một nghị quyết chống lại “chính sách
Việt Nam thân cộng sản” được cho là do Sihanouk thúc đẩy.

Phản ứng của người hoàng tử ở nước Pháp xa xôi khác với những người
giật dây hy vọng. Sihanouk tố cáo chính phủ có “khuynh hướng thân Mỹ”
và để cho biết rằng ông sẽ sa thải những người chịu trách nhiệm khi trở
về nước.

Vào ngày 12 tháng Ba, một bức điện được gửi về từ Pháp. Sihanouk báo
cho mẹ-hoàng hậu Kossamak ý định của ông, trở về Phom Penh vào
ngày 18 tháng Ba. Ông có ý định đặt người dân trước sự lựa chọn hoặc
là chính sánh của ông được tiếp tục tiến hành hoặc là đường hướng mới
của chính phủ Lon Nol.

Ngày hôm sau đó, “thứ sáu 13”, mang lại hai quyết định đầy tai hại. Thủ
tướng Lon Nol gặp các đại diện của Bắc Việt Nam và Việt Cộng. Nhưng
trước đó, ông yêu cầu công khai và dứt khoát, rằng các đơn vị Việt Nam
hãy rời khỏi các vùng chiếm đóng trên đất Campuchia “trong vòng 72
tiếng đồng hồ”. Gần như đồng thời, tin tức từ Paris cũng về đến nơi,
Sihanouk đã thay đổi kế hoạch hành trình của ông. Người hoàng từ thông
báo, rằng ông, như đã dự định vào lúc ban đầu, muốn đi thăm chính thức
Moscow và Bắc Kinh, và mãi tới ngày 24 tháng Ba mới trở về Phnom
Penh.

Cho tới nay vẫn không có lời giải thích hợp lý cho việc tại sao Sihanouk
lại không trở về nước ngay lập tức, để đuổi “những con chuột” đó, như
ông đã gọi các đối thủ của ông như vậy trong cơn thịnh nộ, vào lại trong
hang. Tất cả các nhà quan sát đã và cho tới ngày nay vẫn còn thống nhất
với nhau trong đánh giá tình hình, rằng quyết tâm hành động lẽ ra đã có
thể tái dựng lại được uy quyền đang lung lay của người hoàng tử. Vẫn
còn có một cơ hội tốt để tránh được thảm họa.

Cho tới nay, Sihanouk không giải thích hành vi của ông. Có lẽ ông đã
đánh giá sai tình hình ở Phnom Penh. Có lẽ ông còn không muốn nhìn
nhận, rằng lời đe dọa “hậu quả” chỉ làm tăng thêm con số những người
chống lại ông. Charles de Gaulle, người mà ông thích hỏi ý kiến trước
đây, đã không còn tại chức nữa. Nhân một buổi họp báo trong tòa đại sứ
Campuchia ở Paris, người hoàng tử còn đi xa cho tới mức mang cái chết
ra đe dọa thủ tướng của ông.

Chính phủ đề nghị gởi một phái đoàn sang Paris để trình bày tình hình ở
biên giới dựa trên các tài liệu. Thế nhưng Sihanouk đã cộc cằn từ chối.
Ngay một lời xin của người mẹ ông cũng không thể làm cho ông từ bỏ
quyết định đó. Cung cách cư xử của ông vẫn khó hiểu.
Như dự định, Sihanouk bay vào ngày 13 tháng Ba sang Liên bang Xô viết
để tiến hành chuyến viếng thăm chính thức kéo dài sáu ngày. Nikolai
Podgorny, chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tối cao Xô viết, người đồng thời cũng
nhận lấy trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước, tiếp đón ông tại
cảng hàng không.

“Hoàng tử”, ông nói ngay sau lần chào mừng chính thức, “tình hình ở
Campuchia rất nghiêm trọng. Người dân của ngài đang cần ngài. Ngài
nên trở về Phnom Penh ngay lập tức bằng máy bay, đừng mất thời gian
ở đây và đừng thăm viếng Bắc Kinh. Một chiếc máy bay đặc biệt đã sẵn
sàng. Ngài có thể bay vào bất cứ lúc nào. Nếu như ngài mệt mỏi thì ngài
có thể nghỉ ngơi vài giờ. Chúng tôi luôn hoan nghênh ngài ở Moscow.”

Ông sẽ suy nghĩ “nghiêm túc”, Sihanouk trả lời như vậy, về việc này; tuy
vậy ông có ý định ở lại đây; ông không nghĩ đến việc thay đổi chương
trình. “Ông chủ tịch”, Sihanouk mô tả tình huống đó trong hồi ký của ông,
“dường như bối rối và thậm chí còn thất vọng nữa.”

Người Xô viết tin là đã đánh giá đúng tình hình ở Campuchia. Nhưng họ
không thể ép buộc người khách quốc gia của họ phải tuân theo những lời
đề nghị của họ được. Chương trình thăm viếng được tiến hành. Trong lúc
đó, số phận của Sihanouk được quyết định ở Phnom Penh.

Vào ngày 16 tháng Ba 1970, tại lần gặp gỡ thứ nhì với Lon Nol, các đại
diện của Bắc Việt Nam yêu cầu đền bù cho các hư hỏng của tòa nhà đại
sứ quán và một lời xin lỗi chính thức. Họ còn chẳng hề ghi nhận lời yêu
cầu rút quân trong vòng 72 tiếng.

Mãi sau lần trao đổi này, có lẽ là còn sang ngày hôm sau nữa, quyết định
phế truất Sihanouk mới được đưa ra. Lon Nol và Sirik Matak, theo một lời
giải thích hợp lý, do cung cách hành động không dự tính trước được của
hoàng từ mà đã “trượt” vào trong một tình huống vượt quá năng lực giải
quyết của họ. Với tối hậu thư 72 giờ, Lon Nol đã đi vào trong một thế giới
của những giấc mơ ban ngày. Cả Sirik Matak trong những ngày này cũng
chỉ gây ấn tượng nhiều nhất là qua vẻ ngoài. Những năm công tác ngoại
giao cho Sihanouk đã không làm cho bản năng chính trị của ông nhạy
bén hơn. Nhà ngoại giao đã không trở thành nhà chính trị. Vì vậy mà Lon
Nol cũng dễ dàng thao túng ông, và chẳng bao lâu nữa cũng đã có thể
trung lập hóa ông.

Trước những động tác đe dọa của Sihanouk, người từ lý do nào đi chăng
nữa thì cũng đã từ chối thỏa hiệp và đàm phán và lâm vào tình trạng đối
kháng, Lon Nol và những người theo ông quyết định hành động. Ngay từ
năm 1962, như Sirik Matak sau này thừa nhận, ông đã “nói chuyện với
người bạn Lon Nol lúc đó về việc hủy bỏ chế độ quân chủ”. Ý nghĩ, không
chỉ lật đổ gia đình kình địch Norodom mà qua đó cũng hủy bỏ chế độ quân
chủ lâu đời hàng trăm năm ở Campuchia, rõ ràng là đã được cân nhắc từ
lâu và không phải là chỉ được sản sinh ra từ tình huống. Bây giờ thì nó
được thực hiện.

Tổng thống Lon Nol tại một cuộc họp báo

Vào ngày 13 tháng Ba, hoàng hậu Kossamak đánh điện khuyên người
con trai bà không nên trở về Phnom Penh. Từ những lý do không thể giải
thích được, thông điệp này mãi tới ngày 17 tháng Ba mới tới tay Sihanouk.
Nó củng cố ý định của ông, tiếp tục các cuộc trao đổi với người Xô viết
cho tới cuối cùng và tiếp tục đi sang Bắc Kinh như đã dự tính.

Trưa ngày 18 tháng Ba vào lúc 13 giờ, Quốc Hội ở Phnom Penh họp lại
để nhất trí “đưa ra nghị quyết”, hoàng tử Sihanouk không còn được nhân
dân tin tưởng nữa. “Bắt đầu từ ngày hôm nay, 18 tháng Ba năm 1970, 1
giờ 00, hoàng tử Sihanouk không còn là người đứng đầu nhà nước nữa.
Chủ tịch Quốc Hội, ông Chen Heng, thay thế vị trí của ông ấy.”

Quân đội xuất hiện để chiếm cứ một vài vị trí quan trọng trong thành phố.
Việc bảo vệ đặc biệt dinh thự hoàng gia đã chứng tỏ là thừa. Cuộc đảo
chánh không đổ máu và phi bạo lực. Người dân thành thị, mà Sihanouk
đã trở nên xa lạ đối với họ, ăn mừng trên đường phố. Đám đông đơn giản
là không muốn tràn vào dinh và phá hủy những biểu tượng của nền quân
chủ. Chỉ cảng hàng không là bị đóng cửa. Sau khi tin tức về cuộc đảo
chánh được đánh điện ra ngoài, bưu điện cũng cắt đứt các kết nối đường
dài trong vòng vài giờ. Bằng cách này, người ta hy vọng là sẽ cô lập
Sihanouk ra khỏi những người trong hoàng cung và những người trung
thành theo ông trong những giờ quyết định đầu tiên.

Phái đoàn tháp tùng người hoàng tử sang Moscow nghe tin tức từ Phnom
Penh vào lúc sáng sớm từ “Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”. Không ai dám báo tin
cho Sihanouk. Đó là ngày khởi hành. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Aleksey Kosygin tháp tùng phái đoàn hoàng gia ra sân bay.

Trong chuyến đi trên ô tô, Kossygin tường thuật cho người hoàng tử biết
những gì đã xảy ra ở Phnom Penh. Rồi ông hỏi ngay, Sihanouk định làm
gì trước “tình huống mới” này. Nếu như người ta muốn tin vào “hồi ức”
của ông thì Sihanouk, không ngần ngừ, đã đưa ra quyết định có lẽ là quan
trọng nhất trong đời ông. “Tôi không chấp nhận sự việc đã rồi ở Phnom
Penh. Nhìn từ quan điểm của hiến pháp và đạo đức thì việc phế truất tôi
là bất hợp pháp. Tôi nói đạo đức, vì tôi không nhận ra vi phạm nào với
đất nước của tôi. Những người đảo chánh và những người giúp đỡ đã
phản bội, muốn trao đất nước của chúng tôi cho người Mỹ và từ bỏ nền
độc lập quốc gia. Đứng đầu người Khmer yêu nước, tôi sẽ đấu tranh
chống lại họ và chống lại đế quốc Mỹ, cho tới chiến thắng cuối cùng, ngay
cả khi cuộc chiến sẽ kéo dài. Sự việc mà tôi bảo vệ là đúng đắn, nó sẽ
chiến thắng.”

Nhưng bây giờ thì Sihanouk lại rơi vào giữa những hòn đá cối xay của sự
kình địch Trung-Xô, cái đã biến thành sự thù địch hầu như không còn
được che đậy nữa. Đại sứ Campuchia ở Moscow lúc đó cho rằng mình
đã nghe được Kossygin cảnh báo: “Hoàng tử, ngài không nghĩ là sẽ tốt
hơn khi chờ ở đây hay trở về Pháp sao? Tôi lo ngại là ngài, một khi đã ở
Bắc Kinh, có thể sẽ trở thành công cụ tuyên truyền của chính phủ Trung
Quốc.”

Có thể là trong khoảnh khắc đó, Sihanouk hầu như không có khả năng
hiểu được ý nghĩa lời nói của Kossygin. Tin tức từ Phnom Penh đã đánh
trúng quá mạnh vào sự hãnh diện vương gia của ông, để mà ông còn có
thể tỉnh táo và đưa ra những quyết định có suy nghĩ. Ông đã quen tiến
hành những cuộc hội nghị với những người có nhiều quyền lực nhất thế
giới, đứng đối diện với họ như là người đối thoại cùng đẳng cấp. Trong
khi ở đây ông với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Leonid Brezhnev, bàn bạc
ngang hàng với nhau về những mối lo và vấn đề của đất nước ông, thì
“bộ hạ” ở Phnom Penh dám truất phế ông, biến ông thành một kẻ đáng
buồn cười trước con mắt của thế giới. Quân đội “của ông” đã đảo chánh
chống lại nhà vua. Mới trước đây vài tháng, ông còn khẳng định trước
giới báo chí nước ngoài, quân đội “của ông” có lẽ là quân đội duy nhất ở
Đông Nam Á mà hoàn toàn không biết đảo chánh là gì.

Bây giờ thì đứng đầu cuộc nổi loạn là một Lon Nol, người mà tất cả những
gì có được là đều nhờ vào sự chiếu cố của hoàng gia. Và người anh em
họ của ông, từ dòng dõi hoàng gia, cũng hạ mình xuống để cùng chơi trò
hề cộng hòa này. Sihanouk đã “mất mặt”, đã bị sỉ nhục mà lực mạnh hiện
hữu của nó không được người châu Âu cảm nhận được hết. Một cảm
giác bất hạnh và bị sỉ nhục hẳn đã phải tràn đầy trong toàn bộ suy nghĩ
của ông, trong khi nghi thức từ giã được tiến hành ở sân bay.

Mãi lúc ở trên chiếc máy bay đặc biệt của Xô viết, ông thừa nhận như vậy
sau này, ông mới “cuối cùng tìm lại được sự bình tỉnh”. Cùng với người
cố vấn của ông, Penn Nouth, người trong tương lai cũng ở bên cạnh ông,
và với tướng Ngo Hou, sếp lực lượng không quân “của ông”, người mà
trong thời tốt đẹp hơn đã trợ tá cho ông trong lúc quay phim, ông bàn bạc
trên chuyến bay tới Bắc Kinh, rằng bây giờ phải làm gì. Đau đớn nhất là
sự không chắc chắn về lần chào đón sắp tới ở Bắc Kinh. Sihanouk có còn
là người đứng đầu nhà nước Campuchia hay không? Hay ông đã trên
đường đi lưu vong về mặt nghi thức?

Sihanouk giữ một bí mật

Màn kế tiếp trong tấn bi kịch hoàng tử Campuchia là lần liên minh với
Khmer Đỏ. Nhưng trước đó còn phải trả lời vài câu hỏi mà động thái của
Sihanouk ở Paris và Moscow đã đưa ra.

Tại sao, câu hỏi thứ nhất phải là như vậy, Sihanouk không bay trở về
Phnom Penh ngay tức khắc, khi các tin tức đầu tiên về những cuộc biểu
tình bài Việt tới với ông ở Paris? Cho tới nay, người hoàng tử vẫn khước
từ một câu trả lời.

Thay vì vậy, ông đã đưa ra nhiều phiên bản khác nhau cho câu hỏi thứ
nhì, tức là về câu hỏi tại sao ông không tuân theo lời khuyên của Podgorny,
ít nhất thì vào ngày 13 tháng Ba cũng từ Moscow bay về Phnom Penh với
một chiếc máy bay đặc biệt của Xô viết. Cách giải thích thứ nhất có thể
lấy ra được từ một cuộc trao đổi mà ông đã tiến hành với Jean
Lacouture ở chốn lưu vong: “Tôi kiệt quệ, cuộc đấu tranh chống tôi được
cởi trói ra ở Phnom Penh đã tấn công rất mạnh vào tâm hồn tôi.”

Sihanouk với các tướng lãnh Pháp ở Paris năm 1946

Lời bày tỏ này không bắt buộc phải là không đáng tin. Chuyến đi nghỉ mát
của ông ở Pháp có thể là một cuộc chạy trốn trước những gì đã đến ở đó.
Có lẽ là trong khoảnh khắc quan trọng nhất của cuộc đời mình, Sihanouk
đã kiệt sức, yếu ớt và chao đảo, không khỏe mạnh về thể chất và tinh
thần, bị tê liệt và không có khả năng hành động nhiều cho tới mức có lẽ
ông đã không thể thực hiện được điều được nhận ra.

Để giải thích quyết định nhanh chóng của mình trên phi trường Moscow,
vẫn ở đó và không nhận lời mời sử dụng chiếc máy bay đặc biệt,
Sihanouk có sẵn một cách diễn giải thứ hai. Lon Nol và quân đội của ông
ấy sẽ chuẩn bị mọi thứ trên hai cảng hàng không quốc tế Siem Reap và
Phnom Penh để bắt ông và bắn chết ông “như một con chó”. Sĩ quan
trung thành với nhà vua, những người sau này có thể trốn ra khỏi vùng
do Lon Nol kiểm soát, được cho là đã xác nhận điều này. Trong các hồi
ký của mình, Sihanouk phỏng đoán liệu Podgorny có biết cái bẫy đó ở
Campuchia hay không. Người hoàng tử cân nhắc, liệu “sự thất vọng” mà
ông tin là đã nhận ra được trên gương mặt của chính khách Xô viết, có
đứng trong mối liên quan này hay không. “Nếu như tôi nghe theo lời
khuyên của người Xô viết thì thật ra tôi đã chết vào ngày 14 tháng Ba
1970 rồi.”

Sihanouk dùng một lời khẳng định không được chứng minh để giải thích
hành động của chính ông. Thật khó mà tin rằng ngay trước lần truất phế
chính thức Sihanouk vào ngày 18 tháng Ba, khi tình hình còn chưa rõ
ràng, Lon Nol và Sirik Matak đã ra lệnh dùng phương tiện cực đoan nhất,
giết người. Nhưng ngay cả khi lời quả quyết này đúng đi chăng nữa, thì
vẫn còn lại câu hỏi, làm thế nào mà Sihanouk biết được điều đó ngay từ
lúc còn ở trên sân bay tại Moscow.

Jean Lacouture đã không bỏ lỡ cơ hội để đối chất Sihanouk với những


mâu thuẫn này, và xin một lời giải thích cụ thể hơn. Không có câu trả lời
nào của cuộc trao đổi mà dài hơn câu trả lời này, và không có sự lập lại
nào mà chứa đựng ít thông tin về sự việc hơn là lần lập lại này. Sihanouk
nói. Nhưng ông từ chối đưa ra thông tin theo cách thông thường của
đất nước ông. Và Lacouture không hỏi tiếp.

Người hoàng tử không thể dự tính với tính lịch sự và nhân nhượng Á
châu, khi ông tiếp đón các biên tập viên của tờ Spiegel tại dinh thự của
ông ở Bắc Kinh trong mùa Thu 1979, sau khi ông được giải phóng ra khỏi
chốn giam cầm của Khmer Đỏ nhờ quân đội Việt Nam tiến vào. “Ông
không tin”, Augstein, Engel và Terzani hỏi, “rằng ông đã phạm sai lầm hay
sao? Ông không phải bay về ngay lập tức hay sao?”

“Hoàn toàn không. Không, tôi đã không phạm phải sai lầm”, Sihanouk trả
lời, và ông kể lại thêm một lần nữa, rằng Lon Nol muốn cho bắn chết ông.

Khác với Lacouture, các biên tập viên Spiegel dám nghi ngờ lời nói này.
“Không sai lầm ư?” họ hỏi thêm. Sihanouk bị kích động mạnh, và ai quen
biết ông thì có thể cho rằng vẫn có thể nghe được giọng nói cao the thé
của ông nay cả từ bản dịch tiếng Đức.

“Các anh là người Đức! Tôi là người Campuchia, tôi biết sự việc tốt hơn
là các anh! Nếu các anh cho phép thì tôi được phép nhận xét là tôi chưa
từng bao giờ quan tâm tới việc của nước Đức! Các anh chưa từng bao
giờ thấy tôi phê phán nước Đức, Phương Đông hay là Phương Tây! Tôi
không nói với các anh là Helmut Schmidt cần phải làm gì hay đừng nên
làm gì! Tôi cũng không nói với các anh báo Spiegel cần phải làm gì! Tức
là các anh cũng đừng nên nói với tôi rằng lẽ ra tôi nên làm điều này hay
điều khác!”

Các biên tập viên Spiegel lịch sự giải thích tại sao họ hỏi, như họ không
lùi bước trước lần tấn công này. “Chúng tôi không muốn định đoạt là ngài
cẩn phải làm gì. Chúng tôi muốn biết mọi việc đã như thế nào, vì vậy mà
chúng tôi đến đây.”

“Các anh từ Phương Tây muốn nói với tôi”, lời nói cứ tuôn ra như vậy từ
Sihanouk, “lẽ ra tôi phải trở về – trở về để cho người ta giết chết tôi. Điều
đó lẽ ra đã thu xếp tốt đẹp cho kinh doanh của thế giới tự do… Tôi đã có
thể cứu được gì? Tôi đã có thể cứu thoát thế giới tự do. Nhưng tôi không
quan tâm tới thế giới tự do, tôi không thuộc vào trong đó.” Và rồi tiếp theo
sau đó thêm một lần nữa là câu nói cốt lõi: “Tôi là người Campuchia. Tôi
biết phải làm gì.”

Cả lần này, Sihanouk cũng từ chối đưa ra thông tin, nhưng ông đưa ra
một chỉ dấu, để tìm những yếu tố khác, những yếu tố đã góp phần cho
lần quyết định đó, quyết định mà ông không muốn động chạm tới, quyết
định mà ông muốn che dấu nó. “Tôi là người Campuchia” – với lời khẳng
định này, ông nhấn mạnh tới sự khác biệt cơ bản với những người chịu
ảnh hưởng mạnh của Phương Tây. Hơn thế, ông đưa ra yêu cầu, hành
động từ những động cơ khác và được đo với những thước đo khác.

Trong cuộc trao đổi với Jean Lacouture, Sihanouk nhớ lại khoảnh khắc
mà tin báo đó đã tới với ông, rằng ông là vị vua mới của Campuchia. Ông
học lớp kế cuối của trường Chasseloup-Laubat tại Sài Gòn: “Phản ứng
đầu tiên của tôi là giật mình và sợ hãi; tôi bật khóc, khiến cho cha mẹ tôi
hoảng hốt. Mẹ tôi cho rằng đó là một điềm xấu. Người ta cứ hãy tưởng
tượng: một người cai trị mà đầu tiên là phải khóc đã! Rồi những điềm xấu
khác tụ lại.”

Các tu sĩ trong hoàng cung được yêu cầu hãy dùng phép thuật của họ để
chống lại tai họa đang đe dọa. Các thầy tu mang một cây nến khổng lồ
bằng sáp tới, cái mà nhà vua trẻ tuổi phải đốt nó lên: “Tôi đốt cho nó cháy,
nhưng vì là tháng Mười Một và có một ngọn gió mạnh thổi nên nó đã tắt
vào đêm thứ hai. Các thầy tu hoảng sợ cho tới mức họ dấu tôi việc này.
Họ chỉ nói điều đó cho mẹ tôi: anh có thể tưởng tượng được là bà lo âu
tới đâu. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, lời đồn đãi đã lan truyền đi trong
thành phố, và người ta tiên đoán những điều bất lành cho vị vua này.”

Không còn nghi ngờ gì nữa, rằng các tu sĩ đã thao túng và che dấu, khi
lời giải thích có chiều hướng xấu. Lời tiên đoán một điều không may có
thể trở thành nguyên nhân của chính điều đó. Các nhà chiêm tinh châu Á
cũng biết rằng những lời tiên đoán có thể tự nó hiện thực, là cớ cho một
sự kiện mà nếu như không có lời tiên đoán thì hoàn toàn không xảy ra.
Nếu như may mắn có thể có bằng cách này thì càng tốt. Nhưng tai ương
thì phải tránh, ít nhất là phải được che dấu. Thường thì lời giải thích một
thông điệp xấu nằm trong hình dạng của một tin đồn. Câu chuyện của con
cá sấu trắng được nhìn thấy trước thành phố có thể cũng đã được lan
truyền đi là vì như vậy.

Phiên bản của các tu sĩ, một ngọn gió mạnh của tháng Mười Một đã thổi
tắt ngọn nến, có thể sẽ làm cho người đọc châu Âu dễ tin hơn là người ở
Sài Gòn và Phnom Penh, những người không liên kết tháng Mười Một
với những cơn bão giá lạnh, mà với lần chấm dứt mùa mưa và bắt đầu
một thời kỳ của thời tiết ổn định và nhiệt độ dễ chịu.

Hoàng hậu Kossamak suốt đời chịu ảnh hưởng quyết định của các nhà
chiêm tinh. Bà đã lấy lá số tử vi cả đời cho người hoàng tử ngay sau khi
sanh hạ. Giới tinh hoa ở Phnom Penh cũng biết được những nét chính:
Trong nửa sau của cuộc đời, người hoàng tử sẽ gặp phải khó khăn lớn.
Với niềm tin hay để an ủi, các nhà chiêm tinh đã thêm vào: nhưng cuối
cùng thì ông sẽ vượt qua được tất cả các đối thủ.

15/7/1982, từ Bangkok, Thái Lan, Sihanouk lên tiếng phản đối cuộc xâm
lăng của Việt Nam vào Campuchia.

Sihanouk còn thuật lại cho Lacouture một phiên bản thứ nhì của lời tiên
đoán, chứa đựng một lời khuyên đặc biệt cho mẹ ông: “Người đàn ông
trẻ tuổi này có số mệnh cao nhất, sẽ không còn ai đứng cao hơn ông
trong Campuchia, nhưng ông sẽ có nhiều địch thủ… Để ngăn chận đừng
cho ông chết trẻ, bà phải xa rời ông. Nếu như bà nuôi nấng ông thì ông
sẽ gặp tai họa, và ông sẽ chết sớm. Bà phải cho ông đi, xa rời ông. Cho
tới chừng nào ông ở xa bà thì ông sẽ không gặp nguy hiểm.”

Khó mà tin rằng lời tiên đoán đen tối này đã không gây ấn tượng cho
người hoàng tử nhạy cảm. Thế nào đi nữa thì gia đình ông cũng nhất nhất
tuân thủ theo đó. Sihanouk được đưa ra khỏi nhà trong những năm còn
trẻ. Lúc đầu, bà của ông chăm sóc và dạy dỗ ông. Rồi ông được gởi sang
một trường ở Sài Gòn. “Tôi sống một thời thơ ấu kỳ lạ, giải thích cho một
loạt cá tính của tôi.”

Chính Sihanouk có tin vào chiêm tinh hay không? “Tôi lưỡng lự”, ông thừa
nhận như vậy, “giữa ý muốn tiến tới hiện đại và ấn tượng mà những lời
tiên đoán về tôi đã tạo nên.” Nhận thức hay vô thức, cả Sihanoul cũng bị
ảnh hưởng bởi những lời tiên đoán, rằng sự gần gũi về thể chất với mẹ
ông gắn liền với một rủi ro nhất định, rằng thế nào đi chăng nữa, trong
những khoảnh khắc khủng hoảng, nguy hiểm, thì nên giữ khoảng cách
về không gian và rời xa vùng của người mẹ thì tốt hơn.

Ngay lời tiên tri này của những nhà chiêm tinh là đã có thể giải thích tại
sao Sihanouk lại hành động “phi lý” và “khó lường” như vậy, tại sao ông
tiếp tục đi từ Paris sang Moscow thay vì bay trở về nhà. Nhưng vẫn còn
một chỉ dấu thứ nhì, cái khiến cho sự phỏng đoán này trở thành gần như
là một sự chắc chắn.

Vài năm sau đó, khi ông lại đứng trước một quyết định quan trong trong
tháng Tư năm 1977, (từ chức chủ tịch Khmer Đỏ hay là không), công
chúa Monique đã đưa ra lời khuyên sau đây cho ông: “Các tháng Ba và
tháng Tư chưa bao giờ mang lại may mắn cho anh. Từ những năm bốn
mươi, anh bao giờ cũng gặp nhiều xui xẻo trong thời gian này. Vì vậy mà
hãy kiên nhẫn một thời gian. Hãy để cho những tháng xui xẻo trôi qua mà
không đưa ra quyết định quan trọng nào cả. Sau đó, anh có thể hành
động, khi các ngôi sao thuận lợi hơn.”

Người đại diện cho nước Mỹ ở Phnom Penh, Lloyd Rives, đánh điện về
cho Bộ Ngoại giao một bản tường trình về “bầu không khí”. Bà giúp việc
nhà người Campuchia đã kể lại cho “Mike” Rives một câu chuyện khiến
cho người Khmer rất lo lắng. Bà mẹ vua, các nhân viên trong dinh đã bép
xép lại, đã cho tiến hành một nghi lễ để biết xem liệu người con trai của
bà có trở về hay là không. Đóng một vai trò quan trọng trong nghi lễ này
là một thanh kiếm mà vào thời tốt hơn đã óng ánh kim loại khi người ta
tuốt nó ra khỏi vỏ. Nhưng lần này thì lưỡi gươm cùn và dơ bẩn. Rives
bình luận tin này với lời chỉ dẫn, theo niềm tin của người bản xứ thì sự
kiện này hướng tới “những câu trả lời xấu và thời gian khó khăn”.

Chỉ với lời tiên tri và chỉ dấu của các vì sao không thôi thì không thể giải
thích được hành động của Sihanouk trong tháng Ba 1970. Trạng thái tâm
thần của ông, nhận thức là đã thất bại và phải từ giã những gì cho tới nay,
tất nhiên đã tác động mạnh tới các quyết định của ông. Nhưng không có
nhận biết về những lời tiên tri, không có các nguyên tố “Campuchia” trong
suy nghĩ và cảm nhận của ông thì không thể giải thích được diễn tiến của
tháng Ba khủng hoảng. Trước một giới khán giả phi mê tín Phương Tây,
dường như Sihanouk đã xấu hổ khi phải hé lộ tâm hồn bắt rễ thật sâu
trong truyền thống của ông. Ông giữ một bí mật, vì ông không tin rằng
công chúng thế giới sẽ hiểu được và đánh giá được các động cơ của ông.
Cả Milton Osborne, nhà quan sát nhạy cảm của các hoàn cảnh
Campuchia, cũng ghi nhận sự phụ thuộc của Sihanouk vào tử vi và điềm
báo trước. Qua một bà đồng, ông đã tiếp xúc với thần linh của một tổ tiên
nổi tiếng để nhận được lời khuyên cho các quyết định quan trọng, cả trong
chính sách đối ngoại. Không quyết định mang tầm quan trọng thật sự nào,
Osborne phán xét như vậy, mà có thể được dẫn về thế giới huyền bí “một
cách đơn giản”. Tuy vậy, các khoảnh khắc huyền bí có tầm quan trọng
của nó. “Xem thường sự mê tín của Sihanouk, nhiều lắm thì cười nhạo
nó như là một nguyên tố xa lạ, đó chính là nét đặc trưng cho sự tự mãn
và kiêu ngạo của nhiều nhà quan sát nước ngoài ở Campuchia.”

Bắc Kinh gian lận

Vào buổi sáng của ngày 19 tháng Ba năm 1970, chiếc máy bay Xô viết
đặc biệt đáp xuống phi trường của thủ đô Trung Quốc. Một cái nhìn qua
cửa sổ thuyết phục được Sihanouk, rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa đứng ở bên cạnh ông. “Tiếp đón thật nồng hậu và thật là nhẹ nhỏm”,
ông viết trong hồi ký, “sau những giờ phút đáng sợ mà tôi vừa trải qua.”

Sihanouk, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, tháng 5 năm 1970

Giới chóp bu chính phủ chào mừng Sihanouk ở lối xuống máy bay. Thủ
tướng Chu Ân Lai biết cách gây ấn tượng cho người khách từ Phnom
Penh như thế nào. Đoàn Ngoại giao đã được kín đáo yêu cầu hãy tạo vẽ
hào nhoáng cho quang cảnh trên sân bay. “Tối hôm qua”, Chu Ân Lai
thuật lại cho người khách nhà nước của ông, “chúng tôi đã thông báo cho
tất cả các đại diện ngoại giao, rằng Trung Quốc xem ông như là người
đứng đầu nhà nước hợp pháp duy nhất. Tôi đã có ý rằng chúng tôi rất hy
vọng vào sự hiện diện của các đại diện ngoại giao ở cảng hàng không để
chào mửng ngài. Tất cả họ đã có mặt ở đây, và tôi rất vui mừng về điều
này.”

Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, những người mà ông đi thăm ngay sau
khi tới nơi, trong “sự thân ái” của họ còn đi tới mức bảo đảm với Sihanouk,
rằng những cuộc kiểm tra và những sự thù địch đó ở Phnom Penh trên
thực tế đã củng cố cho vị trí của ông, “vì ngài đã khước từ không nhượng
bộ các thế lực của cái xấu”.

Giới lãnh đạo Trung Quốc thúc giục Sihanouk lập một “Mặt trận Quốc gia
Thống nhất” của tất cả người Khmer, cái sẵn sàng chiến đấu chống lại
chủ nghĩa đế quốc, chống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ và những người ủng
hộ nó. Thuộc vào một liên minh như vậy tất nhiên cũng là Khmer Đỏ, kẻ
tử thù ngày hôm qua của ông. Ý nghĩ này gây đau. Chính phủ Trung Quốc
cố gắng không dùng áp lực vào lúc ban đầu, chỉ nhờ vào tâng bốc và
khuyến khích về vật chất để đưa người hoàng tử đi theo chiều hướng
muốn có.

Sihanouk nhận trọn một khu nhà đẹp, chắn chắn và tiện nghi cho ông và
phái đoàn của ông, cái mà ông có thể bài trí xứng đáng với đẳng cấp của
ông. Ngôi nhà chính, trước đây từng là đại sứ quán Pháp, nằm trong khu
phố ngoại giao cũ, trong trung tâm Bắc Kinh, chỉ cách Quảng trường
Thiên An Môn có vài trăm mét. “Dinh thự riêng của tôi”, Sihanouk tường
thuật lại như vậy, “là một ngôi nhà lớn và sang trọng mà trong đó có sẵn
nhiều người phục dịch, cả một đoàn đầu bếp có tài, một văn phòng được
trang bị rất tốt và tất cả những dịch vụ đó của một dinh thự hoàng gia:
một đội xe, người trông nom nhà cửa, người làm vườn, sân thể thao, rạp
chiếu bóng và nhiều thứ nữa.”

Ngay cả khi sau này ông cố gắng gây ấn tượng, như thể là sau cuộc đảo
chánh ở Phnom Penh chỉ có một con đường duy nhất cho ông, tức là
cuộc đấu tranh vũ tranh bên cạnh tất cả những người Khmer yêu nước
để cứu vãn danh dự cho nền quân chủ, thì trên thực tế dường như
Sihanouk hoàn toàn không chắc chắn là chỗ đứng của ông ở chốn lưu
vong là nơi đâu.

Người hoàng tử mời đại sứ Pháp, người quen biết tốt và có thiện cảm với
ông, Etienne Manac’h, tới gặp để hỏi rằng liệu trong trường hợp cần thiết
thì ông có được phép trở về ngôi nhà của ông ở Mougins miền nam nước
Pháp hay không. Đại sứ Manac’h bảo đảm với Sihanouk, rằng ông lúc
nào cũng được hoan nghênh ở Pháp và sẽ được tỵ nạn chính trị.

Mao và Chu thúc giục Sihnouk ở lại Bắc Kinh và gắn kết số phận của ông
với cuộc cách mạng chống Lon Nol. Không có sự tham gia tích cực của
ông, họ nói như vậy với ông, thì không thể lật đổ được chính quyền do
Mỹ thiết lập ở Campuchia. Trả đũa, trả thù những kẻ phản bội ở Phnom
Penh, đó rõ ràng là mong muốn mạnh mẽ nhất đang thúc đẩy Sihanouk.
Những kẻ nhờ ông mà có được tất cả đã dám đặt tay lên nền quân chủ.

“Tái lập danh dự của tôi đối với lịch sử, đối với dân tộc Khmer và người
của tôi, đó là mục đích của tôi”, ông đã viết về những cảm nhận của ông
như vậy. “Tôi hướng tới trả đũa thì ít, mà nhiều hơn là tới việc tái phục
hồi danh dự.”

Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng làm ngã ngũ sự việc, khi ông đến
Bắc Kinh vào ngày 22 tháng Ba để bí mật gặp và đã có thể thuyết phục
được Sihanouk, rằng ông sẽ có nhiều khả năng nhất để đạt được các
mục đích của ông khi liên minh với Việt Nam.

Sihanouk mắc chứng mất ngủ. Vì vậy mà ông mời Phạm Văn Đồng, người
mà từ sau khi chôn cất Hồ Chí Minh ông gọi là người bạn của ông, đến
dinh thự của ông vào lúc sáng sớm ngày 23 tháng Ba để ăn sáng. Phạm
đến nơi lúc đúng tám giờ. Gương mặt của ông bộc lộ “một xúc động mạnh
ở bên trong. Ông ôm chầm lấy tôi rất lâu và bày tỏ những cử chỉ thân mật.”

Sihanouk tuyên bố sẵn sàng liên minh, nhưng gắn kết điều đó với ba điều
kiện:. Thứ nhất: một hội nghị thượng đỉnh của các lãnh tụ Việt Nam,
Campuchia và Lào cần phải được tổ chức, để chứng tỏ cho thế giới “tình
đoàn kết” của ba dân tộc Đông Dương và chứng minh quyết tâm của họ,
“chiến thắng đế quốc Mỹ và những tên tai sai của nó ở Phnom Penh, Sài
Gòn và Vientiane”. Thứ nhì: Việt Nam cần phải tuyên bố sẵn sàng cung
cấp hàng viện trợ từ Trung Quốc cho kháng chiến quân Sihanouk qua
con đường mòn Hồ Chí Minh. Thứ ba: Việt Nam cần phải trợ giúp quân
đội Sihanouk mới: qua huấn luyện quân sự cho các sĩ quan và nhượng
lại vũ khí với đạn dược. Phạm Văn Đồng, Sihanouk chứng nhận như vậy,
“đã nhân danh đất nước của ông mà hân hoan chấp nhận” ba điều kiện.

Với sự chắc chắn, rằng đã nắm chắc được sự ủng hộ hoàn toàn về mặt
quân sự của Việt Nam cho quân đội còn cần phải được thành lập của
những người theo Sihanouk, bây giờ Sihanouk tin rằng mình có thể dẫn
đầu một mặt trận thống nhất mà có cả Khmer Đỏ cũng tham gia vào trong
đó.

Vẫn còn trong ngày hôm đó, ngày 23 tháng Ba, hoàng tử Sihanouk công
bố một lời kêu gọi tất cả những người Khmer yêu nước, hãy “đi vào bí
mật” và “bắt đầu cuộc đấu tranh vũ trang chống bè nhóm phản bội Lon
Nol/Sirik Matak và các ông chủ của chúng, những tên đế quốc Mỹ”.

Sihanouk cho rằng đó là một việc tất nhiên, rằng Hiệp Chúng Quốc Hoa
Kỳ đã nhúng tay vào cuộc chơi, để lật đổ ông và đặt một chính quyền sẵn
sàng liên minh với họ thay thế vào đó. Tình huống lợi ích của Washington
rõ ràng cho tới mức ngay từ đầu là đã có sự nghi ngờ, rằng CIA tham gia
vào âm mưu này qua “bí mật trợ giúp tích cực”, như đại sứ quán Mỹ Cabot
Lodge đã gọi phương thức đó bảy năm về trước lúc lật đổ Diệm ở Sài
Gòn.

Mặc cho nhiều nổ lực điều tra, những cái cần phải chứng minh điều mà
người ta cho rằng đã biết từ lâu, cho tới nay vẫn không có tài liệu nào
được đưa ra để làm bằng chứng cho một sự tham gia tích cực từ phía
CIA. Tổng thống Nixon quả quyết trong quyển sách “No more Vietnam”
của ông, là “hoàn toàn bị bất ngờ” về cuộc đảo chánh ở Phnom Penh.
Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không xúi giục Lon Nol, hoàn toàn không biết
gì về kế hoạch của ông.

Henry Kissinger, thời đó còn là cố vấn an ninh, đã xác nhận trong “hồi ký”
của ông gần như là đúng từng chữ một những lời trình bày của Nixon.
“Các ý tưởng của chúng tôi khập khiểng ở xa sau các sự kiện. Chúng tôi
không thúc đẩy cuộc đảo chánh Sihanouk lẫn biết trước điều gì đó về việc
này.”

Theo mức nhận biết của ngày nay, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không tham
gia trực tiếp vào cuộc đảo chánh Sihanouk. Tất nhiên là họ đã lợi dụng
cuộc đảo chánh để lôi kéo Campuchia vào cuộc chiến. Họ đã khích lệ Lon
Nol, thơ ngây và không biết gì, dẫn đất nước của ông đi vào thảm họa vì
lợi ích của Mỹ. “Con đường đau khổ”, Henry Kissinger viết như vậy trong
“Hồi ký” của ông, “bắt đầu với tính không thể tránh khỏi của một tấn bi
kịch Hy Lạp.” Thật sự thì vở kịch diễn ra trên sân khấu ở Washington;
Nixon và Kissinger đóng vai trò của Đấng Tối Cao.

Những người hưởng lợi khác của cuộc đảo chánh ở Phnom Penh là
người Bắc Việt và Khmer Đỏ. Với phúc lành của người “Cha kính yêu”,
quân đội Bắc Việt Nam trong vòng vài tuần đã “giải phóng” được một phần
tư lãnh thổ Campuchia, tức là nắm lấy quyền kiểm soát. Lời kêu gọi của
Sihanouk, hãy đứng lên chống lại những kẻ phạm tội tày đình ở Phnom
Penh và chiến thắng Lon Nol bằng vũ khí, đã gây ấn tượng cho những
người nông dân.

Cả lực lượng Khmer Đỏ trong những tháng tiếp theo sau đó cũng đã có
thể biến một nhóm phiến quân vài trăm người thành một quân đội thật sự
với mười ngàn chiến binh. “Không có quyết định của Sihanouk, giúp
Khmer Đỏ chống lại Lon Nol, thì Khmer Đỏ đã không thể giành được
quyền lực”, người hoàng tử đã tự đánh giá vai trỏ của mình như vậy. “Sự
thật thì Khmer Đỏ không là gì hết, thật sự hoàn toàn không là gì hết, và
họ chỉ có thể sống sót trước đó vì có Việt Nam giúp đỡ.”

Sihanouk đã đưa ra lời phán xét này với nhận thức về phần trách nhiệm
của ông trong lần dựng dậy chế độ khủng bố độc ác nhất của lịch sử
Campuchia. Ông không muốn nhận phần lỗi. Nhưng khiêm tốn trước lịch
sử không phải là việc của ông. Vì vậy mà ông không muốn nói giảm nhẹ
đi quyền lực của ông, ảnh hưởng của ông lên các sự kiện.

Chính phủ ở Bắc Kinh tuy đã mai mối cho lần kết hôn không tương xứng
giữa Sihanouk và Khmer Đỏ. Nhưng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lúc
đầu vẫn không chắc chắn rằng liệu các phương tiện của cuộc Cách mạng
Khmer có thật sự đủ để trợ giúp cho Việt Cộng ở Nam Việt Nam và ngăn
chận một chiến thắng của Mỹ hay không. Lợi ích sống còn của Việt Nam
có lẽ chỉ đóng vai trò nhỏ nhất trong tính toán của Trung Quốc. Các lợi
ích của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ưu tiên, nước mà
trong thời kỳ cuối của cuộc Cách mạng Văn hóa tự hủy hoại đã hoàn toàn
bám chặt vào một hình ảnh tưởng tượng về nước Mỹ: Chủ nghĩa Đế quốc
Mỹ phải bị tiêu diệt.

Mao Trạch Đông và Norodom Sihanouk

Năm 1958, Mao đã nghĩ đến việc dẫn dụ quân đội Mỹ lên đất liền Trung
Quốc qua Đài Loan, Kim Môn và quần đảo Mã Tổ, để cho họ bị Nga ném
bom nguyên tử. Moscow đã từ chối thẳng thừng ý nghĩ này. Giới lãnh đạo
Trung Quốc có ý tưởng muốn sử dụng cuộc tham chiến của của Mỹ ở
Việt Nam như là một cái bẫy, rất giống với kế hoạch của những năm năm
mươi mà người Xô viết đã không muốn tham gia. Chu Ân Lai giải thích
tình hình chiến lược cho Tổng thống Ai Cập Nasser trong tháng Sáu 1965
với những lời nói sau đây: “Hoa Kỳ gởi càng nhiều lính sang Việt Nam thì
chúng tôi càng mừng, vì chúng tôi biết rằng họ nằm trong tay chúng tôi
và có thể chảy máu cho tới chết. Nếu anh muốn giúp đỡ Việt Nam thì anh
hãy động viên nước Mỹ gởi thêm quân lính tới đất nước đó, càng nhiều
càng tốt.”

Về mặt đối nội là một thử thách, cuộc Cách mạng Văn hóa là một mồi
thuốc nổ mà cũng có thể gây ra một cuộc thế chiến diệt chủng bằng
nguyên tử. Rủi ro mà Mao mong muốn dường như cũng được một vài
người ở Phương Tây nhìn thấy, nhưng đã không thật sự tới được nhận
thức của công chúng thế giới thời đó. Những lời hùng biện của Trung
Quốc về con cọp giấy và về tính không thể tránh khỏi được của Đệ tam
Thế chiến mang vẻ quá lố và không đáng tin. Thật sự thì cuộc Cách mạng
Văn hóa của Mao là một lần đi dây ở vực sâu.

Chính sách đối ngoại của Bắc Kinh thật sự là đã sử dụng những biện
pháp “cách mạng”. Thuộc trong đó cũng là một trò chơi nước đôi, cái mà
được lôi ra ánh sáng mãi sau này và cũng chỉ từng đoạn một. Nó khác
thường vì tính xảo quyệt của nó và vì sự khinh thường Sihanouk.

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong quá khứ không chỉ giữ mối
quan hệ tốt với Sihanouk mà cả với người sếp cảnh sát và Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng của ông, Lon Nol. Dưới tư cách là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Lon Nol thăm viếng chính thức nước Cộng hòa Nhân dân năm 1965 và
được tặng thưởng cả từ Mao bởi một lần diện kiến. Là thủ tướng, Lon Nol
được mời sang Bắc Kinh lần thứ nhì năm 1969. “Ông nhận được một lần
tiếp đón công phu”, theo một quyển “Sách Xanh” Việt Nam mà trong đó
trò chơi nước đôi của Trung Quốc bị lên án, “và người ta đã cho ông có
cơ hội đến thăm ngôi mộ ông của ông trong tỉnh Phúc Kiến.”

Mao và Chu không muốn bỏ qua bất cứ cố gắng nào để lôi kéo người kế
nhiệm Sihanouk về phía của họ. Một phái đoàn bí mật đi sang Phnom
Penh, để đưa ra nhiều đề nghị cho chính quyền mới. Trung Quốc sẵn
sàng trợ giúp Campuchia và khống chế Khmer Đỏ, không xây dựng họ,
khi Lon Nol và Sirik Matak về phần mình hứa giúp đỡ như sau: Tái mở
cửa Cảng Sihanoukville cho các cung cấp tiếp tế từ Trung Quốc, và quân
đội Bắc Việt Nam được phép tiếp tục ở lại những nơi trú ẩn của họ trên
lãnh thổ Campuchia.

Ngay vào ngày 18 hay 19 tháng Ba, khi Sihanouk bay với chiếc máy bay
đặc biệt từ Moscow sang Bắc Kinh, người đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh đã
được mời vào Bộ Ngoại giao để nhận thông điệp sau và chuyển tiếp về
Hà Nội. “Sihanouk không có lính, Việt Nam cần giúp cho Lon Nol. Trung
Quốc chào mừng Sihanouk, nhưng đồng thời vẫn giữ quan hệ tốt với Đại
sứ quán Phnom Penh.” Lời yêu cầu giúp đỡ Lon Nol cũng được đại sứ
Trung Quốc ở Phnom Penh chuyển cho đồng nhiệm Việt Nam.

Vào ngày 25 tháng Ba, hai ngày sau lời kêu gọi người dân đi vào bí mật
của Sihanouk, chính phủ Việt Nam tuyên bố chính thức ủng hộ Sihanouk
của họ. Đó đồng thời cũng là câu trả lời cho Mao và Chu Ân Lai. Việt Nam
không sẵn sang, dù chỉ là cố gắng, hợp tác với Lon Nol.

Ngược lại, sự ủng hộ công khai của chính phủ Trung Quốc cho Sihanouk
và “Mặt trận Thống nhất” của ông đến rất chậm. Lời đề nghị được đưa
cho Lon Nol có hiệu lực suốt cả tháng Tư 1970. Vào ngày 24 và 25 tháng
Tư, hội nghị thượng đỉnh đó của ba quốc gia Đông Dương diễn ra ở
Quảng Châu, hội nghị mà Sihanouk đã đưa ra như là điều kiện cho sự
cộng tác của ông với Phạm Văn Đồng. Ở đó, Chu Ân Lai là một người
chủ nhà lịch sự, chất đầy sự thân mật lên người hoàng tử. Trong cùng
thời gian đó, phái đoàn của Bắc Kinh ở Phnom Penh vẫn còn chờ một
quyết định của Lon Nol.

Lời đề nghị đưa ra cho ông ấy vẫn còn được giữ vững ngay cả sau hội
nghị thượng đỉnh ở Quảng Châu. Nhưng Lon Nol, đã xa rời thực tế, được
khuyến khích bởi sự hân hoan của người dân Phnom Penh và rơi vào
giấc mơ của một đại vương quốc Angkor mới, không muốn chấp nhận lời
chào mời của Trung Quốc.
Vào ngày 30 tháng Tư năm 1970, Richard Nixon, không tham khảo ý kiến
của chính phủ ở Phnom Penh hay là chỉ thông báo, đã để cho quân đội
Mỹ và Nam Việt Nam tiến vào Campuchia, để phá hủy những nơi trú ẩn
và Văn phòng Trung ương Cục miền Nam, tổng hành dinh được phỏng
đoán ở đó của Việt Cộng. Mãi tới ngày này, phái đoàn của Trung Quốc
mới rời Phnom Penh. Vào ngày 4 tháng Năm, Bắc Kinh chính thức quay
lưng lại với chính quyền mới ở Campuchia. Tới bây giờ người ta mới
đoạn tuyệt và đưa ra một đường lối mới.

Vào ngày 5 tháng Năm 1970, Sihanouk giới thiệu chính phủ lưu vong của
ông ở Bắc Kinh: GRUNC (Chính phủ Hoàng gia Quốc gia và Thống nhất
Campuchia). Trên thực tế, quốc vương đã chạy trốn vào một cái lồng đỏ-
vàng.

Liên minh với quái vật

Chính phủ Trung Quốc chi trả cho bất cứ hóa đơn nào xuất phát cuộc
sống hoàng cung tốn kém của Sihanouk. Trong đó, tiền cho rượu sâm
banh là một khoản tiền lớn. Thế nhưng người hoàng tử nhớ lại năm năm
ở Bắc Kinh của ông như là một thời kỳ “bị sỉ nhục và hạ cấp chưa từng
có”. Không cần lâu lắm, ông biết rõ rằng ông chỉ là sếp trên giấy tờ của
“Mặt trận thống nhất” và “Tổng thống” của chính phủ lưu vong. Trên thực
tế, ông đã bị loại trừ ra khỏi bất cứ một quyết định nào. Bây giờ Penn
Nouth, người thân cận cũ của ông, giữ chức vụ thủ tướng lưu vong. Thế
nhưng cả người này cũng được Khmer Đỏ yêu cầu là không cung cấp
cho tổng thống bất cứ thông tin nào về các sự việc quan trọng.

Norodom Sihanouk ngày 12 tháng 4 năm 1973 cùng với Hou Youn (trái)
và Son Sen (phải)

Khmer Đỏ không tin hoàng tử không phải là không có lý do. Trước đây
nhiều năm, bộ máy nhà nước của ông còn cố gắng triệt tiêu họ. Về phần
mình, từ sự ngờ vực sâu thẳm, người hoàng tử vẫn có ác cảm với những
nhà âm mưu và tư tưởng hệ đỏ. Khmer Đỏ chỉ có một lợi ích trong cộng
tác với quốc vương: họ có thể xuất hiện trước người nông dân như là nhà
quản lý được ủy quyền của hoàng cung Campuchia. Phần còn lại thì đều
là đạo đức giả ở cả hai bên!

Khmer Đỏ đặc biệt chọn một người làm sĩ quan liên lạc, người có quan
hệ căng thẳng nhất với hoàng tử trong số tất cả các lãnh tụ cộng sản:
Ieng Sary. Người đàn ông vạm vỡ này với nụ cười giả tạo trên khuôn mặt
tròn là người bạn thân cận nhất và là em rể của Tổng bí thư Pol Pot. Là
một “Khmer Krom”, một người Khmer có gốc Nam Việt, ông nhờ vào sự
siêng năng và sức mạnh của ý chí mà giành được một học bổng của Đại
học Phnom Penh. Thế nhưng ông không bao giờ bỏ giọng nói Việt, cái bị
ghét cay ghét đắng trong giới cao sang ở thủ đô. Ông vẫn bị khuyết điểm
là có gốc gác từ ngoài.

Trong cỗ máy này, với đôi mắt dửng dưng, Sihanouk nhìn sự hiện thân
cho tình thế bị hạ nhục của ông như là một người bù nhìn và con tin của
những nhà cách mạng mà thật ra thì ông không có điểm chung nào với
họ cả.

Sự chống cự của Sihanouk mang tính buồn cười nhiều hơn, và thể hiện
sự bất lực của ông. Ông mượn từ đại sứ quán Pháp những cuốn phim
gợi dục và trình chiếu chúng trước những khán giả được mời tới mà trong
đó không thể thiếu Ieng Sary. Con người đại diện cho Khmer Đỏ này cố
gắng hết sức để không biểu lộ điều gì. Ông rời buổi tiệc ngay vào lúc hợp
lễ. Sau đó, Sihanouk thưởng thức lần báo thù của ông. “Ngày mai Ieng
Sary phải tự phê bình kiểm điểm thật nhiều”, Sihanouk trêu chọc. Ông
dũng cảm cố gắng che đậy sự tuyệt vọng ở bên trong sau hành vi hài kịch
này.

Vì vậy mà ý tưởng đó lại càng mang tính quyến rũ nhiều hơn, sống ở
Pháp như là một uy quyền dự phòng, như là quân bài trong trò chơi chính
trị của tương lai, chờ và có thể quyết định trong toàn bộ sự tự do, khi nào
thì ông lại muốn can thiệp vào sự phát triển. Lẽ ra thì từ chốn lưu vong
tạm thời ở miền Nam nước Pháp, Sihanouk ít nhất là có thể đóng vai trò
của một người trung gian, giảm bớt được cho đất nước của ông một phần
đau khổ của chiến tranh và có thể là cả cuộc khủng bố của Khmer Đỏ
nữa. Nhưng ý nghĩ này chỉ là phỏng đoán và không thể chứng minh được.
Ở Bắc Kinh thì thế nào đi chăng nữa ông cũng bị trói chặt vào Khmer Đỏ.

Sihanouk đã nhiều lần cố gắng từ bỏ chức vụ của ông và tạo khoảng cách
với Khmer Đỏ, những người lợi dụng tên tuổi của ông. Thế nhưng lần nào
thì Chu Ân Lai cũng khiến cho ông rút lại quyết định đó và ở lại trong khối
liên minh, vì chỉ với sự giúp đỡ và tham gia của Sihanouk thì mới có thể
lật đổ được Lon Nol. “Là người yêu nước, tôi đã chấp thuận, nhưng tôi
đã giải thích với thủ tướng Chu Ân Lai rằng tôi sẽ từ chức sau khi lật đổ
được Lon Nol, vì tôi tin chắc rằng người Khmer Đỏ sẽ không trao ra một
phần nhỏ quyền lực nào cho tôi cả.”

Thời đó, Sihanouk không muốn biết gì về tính cách tàn bạo của Khmer
Đỏ, về những ý định và kế hoạch khủng bố của họ. Trong khi đó thì khi
còn là người đứng đầu nhà nước ở Phnom Penh, ông đã không chừa cố
gắng nào nhằm để lột trần các mục đích và biện pháp chính trị của những
người cộng sản của ông. Trong những năm đầu tiên ở Bắc Kinh, ông cho
rằng mình đã không phản đối điều gì về cơ bản. “Người Khmer Đỏ còn
chưa xuất hiện như là những kẻ giết người của nhân dân Campuchia, họ
mang vẻ của những nhà cách mạng và yêu nước – tôi không có lý do nào
để khước từ sự cộng tác với họ trong khuôn khổ của Mặt trận”, ông đã
bào chữa cho cung cách đối xử của ông như vậy về sau này.

Khi không thể đi sang Pháp thì ít nhất là ông muốn trở về Campuchia. Về
phần đất đã được “giải phóng”. Đầu 1973, phần lớn đất nước nằm dưới
sự kiểm soát của quân đội Bắc Việt hay của Khmer Đỏ. Quân đội Lon
Nol sau hai đợt tấn công gây nhiều tiếng vang với tổn thất lớn đã mất thế
chủ động. Phần lớn quốc lộ đều bị cắt đứt. Nước “Cộng hòa Khmer” do
Mỹ cung cấp tiền bạc và đạn dược chỉ còn bao gồm vùng đô thị Phnom
Penh và một vài nơi mà phân nửa dân số người Khmer sống ở trong đó
như là người tỵ nạn.

Sihanouk muốn nhìn lại Campuchia, muốn thử sức lan tỏa và tác động
của ông lên những người nông dân. Đặc biệt ông muốn tới Angkor, di tích
mà ông biết rằng nó được quân lính của Khmer Đỏ canh giữ. Ieng Sary,
thầy giáo và quan chức, nhận đơn xin đi thăm các vùng đất đã được giải
phóng. Người hoàng tử không bao giờ nhận được một câu trả lời. Thay
vì vậy, ông nghe được những lời thoái thác và những lời giải thích dài
dòng về cuộc sống khó nhọc và nguy hiểm trong rừng rậm. Không trả lời
trong trò chơi nhập vai của châu Á đồng nghĩa với lời nói không, dứt khoát
vả rõ ràng.

Vào dịp năm mới của năm 1973 – tính theo âm lịch Trung Quốc, vào dịp
Tết – Sihanouk sang gặp các đồng minh của ông ở Hà Nội. Lần này thì
ông thu hết can đảm và mô tả cho người bạn Phạm Văn Đồng của ông,
ông quan trong số các lãnh tụ cộng sản của Bắc Việt Nam, tình thế thật
sự của ông. Khmer Đỏ, Sihanouk than phiền như vậy, dùng mọi thoái thác
để ngăn cản không cho ông trở về và loại trừ không cho ông tham gia vào
cuộc đấu tranh. Nếu như ông không thể trở về lâu dài thì ông vẫn muốn
thăm quê hương và nhìn lại Angkor. Sihanouk nhờ Phạm trợ giúp cho
niềm mong muốn này.

Phạm can thiệp không thành công tại Ieng Sary. Mãi khi người đứng đầu
chính phủ Bắc Việt Nam nhờ cả các lãnh tụ Trung Quốc đứng về phía
của Sihanouk, tổng hành dinh của Khmer Đỏ cuối cùng mới chấp thuận.
Sihanouk và vợ ông, công chúa Monique, được phép về thăm các vùng
đất “giải phóng” vài tuần.
Trong tháng Ba 1973, nhóm người này bay từ Hà Nội với một chiếc
Antonov 26 của Bắc Việt Nam tới Đồng Hới, ở gần vĩ tuyến 17. Máy bay
ném bom Mỹ đã biến thành phố trại lính này thành đống gạch vụ trước
khi Hiệp định ngưng bắn Paris có hiệu lực (tháng Giêng 1973). Đường
băng được sửa chữa tạm. Được Ieng Sary và đại sứ Việt Nam tại GRUNC
tháp tùng, Sihanouk đi cùng với công chúa Monique qua con đường mòn
Hồ Chí Minh khó nhọc sang Campuchia.

Không có sự giúp đỡ về mặt tiếp vận của Việt Nam thì người Khmer Đỏ
không thể đi ra ngoài hay tiếp đón khách nước ngoài đến thăm. Cả những
lần Pol Pot thỉnh thoảng sang thăm Mao Trạch Đông cũng chỉ có thể diễn
ra với sự trợ giúp về mặt tổ chức và cung cấp phương tiện chuyên chở
của Bắc Việt Nam. Sự phụ thuộc này đã đè nặng lên mối quan hệ giữa
những người đồng hành chiến đấu, giữa Việt Cộng, như người ta gọi
như vậy ở Phương Tây, và Khmer Đỏ. Người Khmer Đỏ chia sẻ ác cảm
sâu sắc của dân tộc họ đối với “Duồn”. Mối quan hệ căng thẳng và thậm
chí còn là thù địch, điều mà Sihanouk đã nhận ra được rõ ràng như chưa
từng có trên chuyến đi này.

Người Khmer Đỏ cuối cùng đã cho ông vào nước, nhưng người chủ nhà
đón tiếp ông biết cách ngăn chận một cuộc gặp gỡ trực tiếp người dân.
Bất cứ nơi nào có đám đông người tụ tập chờ ông thì họ đều bị những
người lính vũ trang không cho đến gần. Không một ai dám, không một ai
có dù chỉ một cơ hội để quỳ xuống trước “Samdech Euv”, chạm vào người
ông, ông vua-thượng đế, để cho phép kỳ diệu của ông tác động lên người
mình.

Ngược lại, được chuẩn bị trước là một màn trình diễn truyền thông cho
đội truyền hình và nhiếp ảnh do chính phủ Trung Quốc cử sang. Sihanouk
và công chúa Monique mặt y phục người Khmer Đỏ: bộ quần áo bông vải
màu đen của nông dân với chiếc khăn trùm đầu kẻ ô đỏ nâu, cái mà
những người nổi tiếng của phe cánh tả quấn quanh cổ như là khăn quàng
cổ. Giống như một du kích quân thật sự, Sihanouk đi qua rừng rậm, được
tháp tùng bởi Ieng Sary và Khieu Samphan, người bộ trưởng “Sangkum”
ngày xưa của ông, người đã trốn vào bí mật để tránh sự trả thù của hoàng
tử và bây giờ cố gắng che dấu những cảm xúc thật sự của mình.

Có những lần ôm nhau thắm tình anh em cho các ống kính. Sihanouk và
Khieu Samphan, bạn bè và người đồng hành chiến đấu, cả hai trong y
phục Khmer Đỏ đứng cười về phía ống kính. Đỉnh cao là chuyến đi thăm
Angkor. Sihanouk và công chúa Monique đứng cho chụp hình trên một
cầu thang của Angkor Wat, với lối vào hành lang ở dưới phía sau, cả hai
người cải trang như là du kích quân: một đôi vợ chồng hoàng gia hạnh
phúc, cuối cùng cũng tìm thấy vị trí xứng đáng của mình ở bên cạnh
những nhà cách mạng vũ trang. Nhưng cả ở đây người ta cũng chú ý để
cho công chúa đứng dưới Sihanouk một bậc, người cao hơn bà một cái
đầu. Chân của ông cần phải chứng minh cho sự tồn tại nhọc nhằng, cho
cuộc sống đơn sơ trong rừng rậm. Người tổng thống của chính phủ lưu
vong trình diễn mình trong đôi xăng-đan Hồ Chí Minh, tất nhiên là chân
không, như “Bác” đã làm trước mọi người ở Hà Nội.

Chuyến đi kéo dài bốn tuần. Hình ảnh của chuyến đi và của lần ôm nhau
được chính phủ Trung Quốc lan truyền đi khắp thế giới. Chúng đã để lại
ấn tượng lớn trong giới công chúng thế giới và củng cố cho ý kiến rằng
chính quyền được Mỹ ủng hộ ở Phnom Penh không có chính danh.
Những người Khmer trung thành với nhà vua buộc phải chống Lon Nol và
chống Mỹ để giành lại tự do và phẩm cách của họ. Hoàng tử Sihanouk,
có vẻ là như vậy, đã đưa Khmer Đỏ lên làm người điều hành lợi ích quốc
gia.

Vực sâu của sự căm thù chia cắt Khmer Đỏ và người Việt đã trở nên rõ
ràng trên chuyến đi này. Pol Pot và Khieu Samphan đã không thể che dấu
được ác cảm đối với những người “Duồn” của họ trên đất Campuchia.
Nhưng người hoàng tử thì không nói gì về đề tài này. Hoàn toàn ngược
lại với tính khí của mình, ông ngậm miệng và chỉ mở mắt. Thật ra thì ý
kiến của ông cũng không được quan tâm tới. Việc ông không nhìn thấy
“người Sihanouk” nào hẳn đã phải làm cho ông buồn rầu. Với sự giúp đỡ
của Bắc Việt Nam, họ lẽ ra đã có thể được tổ chức để tạo cho ông một
cơ sở riêng trong nước. Nói chung là hoàn toàn không có “người
Sihanouk” trong cuộc đấu tranh vũ trang, hay là họ đã bị tiêu diệt?

Sihanouk (thứ hai từ bên phải) và Khieu Samphan (thứ ba từ bên trái)
đứng cạnh một cột mốc

Có ít thiện cảm ở giữa ông và Khmer Đỏ, tổng thống của GRUNC thừa
nhận như vậy trong một cuộc phỏng vấn. Ở bên trong thì cả hai bên hẳn
là căm ghét nhau; và rồi ông nói lời tiên tri: Nếu như Khmer Đỏ đã hút hết
ông rồi thì họ sẽ “nhổ ông ra như một cái hột anh đào”.

Sếp thông tín viên của tờ Far Eastern Economic Review nổi tiếng, Russel
Spurr, được Sihanou thố lộ hầu như toàn bộ sự thật trong mùa xuân 1974.
Câu chuyện thật cảm động và đồng thời cũng thật bi thảm. Các nhà báo
đã giữ đúng luật danh dự của nghề nghiệp. Họ giữ kín bí mật mà người
hoàng tử đã trao cho họ. Phá luật, ít nhất là khi nhìn lại về sau này, không
phải là một tội phạm mà là có công.

Trên đường trở về từ một chuyến đi thăm Bình Nhưỡng, Russell Spurr
đã ở lại Bắc Kinh vài ngày trong mùa xuân 1974, và ông dùng cơ hội này,
ngoài những việc khác, để xin Chef de Cabinet được phép phỏng vấn
Sihanouk. Lịch hẹn của ông ấy hẳn là phải trống lạ thường vào tuần đó.
Chỉ vài giờ sau khi đưa lá thư, Russell Spurr đã nhận được lời chấp thuận.

Hoàng tử chờ ông vào buổi sáng lúc 10 giờ trong dinh. Russell Spurr đại
diện cho một tờ báo quan trọng đối với Sihanouk. Nhưng ông cũng là một
người đối thoại quen biết. Năm trước đó ông đã có thời gian sống tại Bắc
Kinh. Ông đã góp phần chính trong việc lan truyền các hình ảnh từ
Campuchia.

“Monseigneur” tiếp đón ông theo nghi thức thông thường. Rượu sâm
banh có sẵn, và Sihanouk đã ca ngợi các công thức làm bánh mới và một
quyển sách dạy nấu ăn của ông trước khi trao đổi chính thức.

Rồi tiếp theo đó là phần chính. Russell đặt chiếc máy thu âm ra và để cho
người hoàng tử phân tích tình hình ở Campuchia. Người Khmer Đỏ nhất
định sẽ chiến thắng, Sihanouk lập lại luận đề cũ của ông. Kết cuộc của
cuộc chiến dần dần đã có thể nhìn thấy được; sau chiến thắng ông sẽ chỉ
là người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa. Khmer Đỏ, những người
chiến thắng Lon Nol, sẽ có quyền lực thật sự trong tay.

Không một lời phê phán nào thoát ra khỏi môi của ông. Rõ ràng là
Sihanouk không muốn đứng cản đường các lãnh tụ “vô diện mạo” của
kháng chiến, những người mà hầu hết giới công chúng thế giới đều không
biết tới. Họ có “nhổ ông ra như một cái hột anh đào” đi nữa thì lịch sử vẫn
đi theo con đường của nó. Phần còn lại là sự im lặng, dường như là vậy.

Russell Spurr tắt chiếc máy ghi âm. Nói chuyện phiếm và thêm một ly sâm
banh nữa sẽ chấm dứt chuyến đến thăm, ông nghĩ như vậy. Thế nhưng
Sihanouk bất thình lình ngồi xuống xô-pha bên cạnh ông. Ông ấy nắm lấy
tay ông và rõ ràng là hết sức hồi hộp: “Bây giờ thì tôi nói sự thật cho ông
nghe.”

Cho tới thời điểm đó, phóng viên châu Á tương đối giàu kinh nghiệm
Russell Spurr thuật lại sau này, ông không có ý kiến dứt khoát về các
phiến quân cộng sản trong rừng rậm Campuchia. Cũng như nhiều đồng
nghiệp thuộc chủ nghĩa tự do, ông cho họ là những lãnh tụ nông dân đã
tiếp nhận lấy các câu khẩu hiệu của Mao Trạch Đông. Thời đó, không ai
nghĩ tới killing fields và tin vào việc này.
Sihanouk nói với tính gay gắt và khinh thường trong giọng nói. Cuốn phim
về chuyến đi thăm “vùng giải phóng” làm sai lệch hiện thực. Những người
đàn ông ôm choàng lấy ông – khác với những ai đó tin là như vậy – không
phải là những nhà cải cách nông nghiệp vô hại. Hoàn toàn ngược lại, đó
là một đám loạn luân của những người Mác-xít cuồng tín, những người
muốn đảo lộn tất cả. Không có tình huynh đệ giữa ông và những con sói
đói đó. Các lãnh tụ Khmer Đỏ đã tranh cãi với ông, cho tới chừng nào mà
ông vẫn còn ở trong nước. Chuyến đi đã gây sốc cho ông. “Những kẻ
đứng đầu Khmer Đỏ lả những con quái vật. Những đứa trẻ con nguy hiểm,
không biết gì và không học gì. Một vài đứa đã đi ra nước ngoài, nhưng
vẫn mù quáng.” Với đôi mắt đẫm lệ, ông mô tả tương lai: “Đất nước đáng
thương của tôi, Campuchia vô tội, xưa cũ, … phải chịu đựng đau khổ đẫm
máu.”

“Ngài sẽ làm gì?” Russell Spurr hỏi. “Làm nhiệm vụ của tôi”, Sihanouk trả
lời. “Tôi hy vọng là anh sẽ không lợi dụng lòng tin của tôi. Tình thế của
Sihanouk khó khăn hơn là khó xử rất nhiều.” Người hoàng tử nhún vai.
Đó là một “cử chỉ cay độc của sự tuyệt vọng”.

Russell Spurr trở về Hongkong và thố lộ thế tiến thoái lưỡng nan của ông
cho con người Waliser cứng cỏi Derek Davies, tổng biên tập của tờ Far
Eastern Economic Review, người mà tài năng và tính khí đã dẫn ông từ
ngoại giao sang nghề báo. Davies quyết định không ngần ngừ một giây,
tôn trọng mong muốn được giữa kín bí mật của Sihanouk. Review chỉ in
phần công khai của cuộc phỏng vấn. Sự thật về Khmer Đỏ được giữ kín
trước công chúng.

Những gì mà ông cho là “nhiệm vụ” của ông đã khiến cho Sihanouk ở lại
bên cạnh Khmer Đỏ cho tới kết cuộc đẫm máu và nhận lấy trách nhiệm
nặng nề cho số phận của vô số người Khmer đã đi theo tấm gương của
ông và đặt hy vọng vào một khởi đầu mới ở Phnom Penh. Ngay trước
chiến thắng của phe Đỏ, trong tháng Tư 1975, Sihanouk để cho lan truyền
công khai, rằng sự thống trị của người cộng sản sẽ không hằn dấu trả thù
và hành quyết. Chỉ “bảy hay tám” kẻ phản bội chủ chốt là phải dự tính sẽ
bị thủ tiêu. Tất cả những người khác, những người cộng tác với chính
quyền Lon Nol, sẽ được ân xá.

Nhiều người Khmer đã tin vào lời nói của Sihanouk, đã không chạy trốn
mặc dù có khả năng. Những người khác từ nước ngoài đã trở về quê
hương ngay sau chiến thắng, để tham gia xây dựng một xã hội tốt đẹp
hơn và công bằng hơn. Họ đều đã trả giá cho lòng tin vào vị Vua-Thượng
đế của họ bằng mạng sống, hầu như không có trường hợp ngoại lệ.
“Chỉ có hai người mà ngày nay phải chịu trách nhiệm cho tấn bi kịch ở
Campuchia: Ông Nixon và tiến sĩ Kissinger”, Sihanouk đã cố gắng lẩn
tránh trách nhiệm như vậy. “Lon Nol không là gì nếu như không có hai
người này, và Khmer Đỏ không là gì cả nếu như không có Lon Nol.”

Lịch sử không thể chấp nhận lời biện minh này. Chính Sihanouk phải chịu
một phần trách nhiệm đáng kể, không phải cho cuộc chiến mà đất nước
bị lôi vào trong đó, nhưng cho lần nắm lấy quyền lực của Khmer Đỏ, cho
việc đánh lừa giới công chúng thế giới, cho sự khốn cùng vô tận và cho
cái chết của nhiều người Khmer đã tin vào “Deve-Ral” của họ và đi theo
ông ta.

Những cái bóng trong rừng sâu

Một thời kỳ mới ập vào Phnom Penh với sức mạnh của thiên nhiên, khi
Sihanouk bị lật đổ trong tháng Ba năm 1970 và Mỹ bắt đầu vũ trang cho
chính quyền Lon Nol và gửi họ vào cuộc chiến chống Việt Cộng. Chỉ hai
năm sau, dân số thủ đô đã tăng gấp ba qua dòng người tỵ nạn. Đến cùng
với con số đông đó là khốn khổ và thiếu thốn. Ngoại ô thành phố tăng
trưởng mất kiểm soát. Số đông sống trong những khu nhà ổ chuột.

Trên thị trường chợ đen, đồng dollar được mua bán với giá cao gấp ba
lần so với ở Ngân hàng Quốc gia. Giá trị của đồng “Riel” giảm vô đáy.
Tiền tệ trên thực tế của “Cộng hòa Khmer” là đồng Dollar. Có thể có mọi
thứ với nó: hàng xa xỉ, ma túy, tình dục, uy tín, quyền lực, miễn đi lính, hộ
chiếu cho nước ngoài. Người bệnh không có dollar thì bị khước từ không
được điều trị và không có thuốc. Tham nhũng ăn sâu vào trong nền tảng
của một nền văn minh đã đánh mất lực kháng cự của nó. Một mùi thối
rữa lơ lửng trên thành phố, thành phố mà tuy vậy vẫn cố giữ vẻ ngoài
bình thường.

Phnom Penh ngày 17 tháng 4 năm 1975

Ai phớt lờ những người ăn xin và những đứa trẻ con ăn mặc rách rưới
rình rập người nước ngoài trước cửa ra vào của vài khách sạn hiện đại,
ai để cho cuộc sống trên đường phố diễu qua trong chiếc ghế dễ chịu
của cyclopousse, chiếc xe xích lô, người đó vẫn còn trải nghiệm được
một nét quyến rũ đặc biệt, nhưng đã được trộn lẫn một ít đau buồn, vì
dấu hiệu của sự suy tàn đã được viết lên trên tường.
Từ mùa hè 1973, tôi cùng với đội quay phim từ văn phòng Hongkong
thường xuyên sang Phnom Penh để tường thuật về cuộc chiến và về quá
trình tan rã xã hội đang phi nước đại. Có thể quan sát diễn tiến cuộc chiến
dễ dàng với một chuyến đi trong ngày. Người ta không thể đi xe hơn 20
ki-lô-mét trên những con đường tỏa ra như hình ngôi sao từ thủ đô mà
không vượt qua biên giới vô hình của “Cộng hòa Khmer”. Không thể
không có, cũng như ở Việt Nam, là phiên dịch người địa phương
và stringer, như người ta gọi như vậy trong biệt ngữ của giới báo chí:
đồng nghiệp người Campuchia, những người biết cách nhận ra chiến
tuyến đang tới gần từ quang cảnh giao thông đường phố. Những người
lính với gia đình của họ ngồi xổm ở lề đường xe chạy và nấu cơm. Xoong
nồi, chiếu, một vài chiếc quần áo rách rưới và vũ khí, súng tiểu liên M-16
và lựu đạn, là sở hữu gia đình. Lính trẻ em đóng một vai trò quan trọng ở
cả hai bên, ở quân đội Lon Nol và ở Khmer Đỏ. Trẻ em với nón sắt luôn
luôn bảo đảm cho nhà nhiếp ảnh có một tấm hình mà với nó, các hãng
thông tấn có thể tồn tại được trong cuộc cạnh tranh tin giật gân hàng ngày.

Vào buổi trưa, các phóng viên trở về Phnom Penh để gửi story của họ đi
qua đường telex, rửa ảnh và mang túi phim cho truyền hình ra phi trường
Pochentong. Đông Nam Á đi trước châu Âu về thời gian từ 6 tới 7 tiếng.
Bao nhiêu đó là đủ để gửi phim bằng đường hàng không về quê hương,
nơi phim ảnh từ nước ngoài được trình chiếu muộn 24 giờ. Phim ảnh
ngay trong ngày chỉ có thể có mãi về sau này nhờ vào máy điện tử và vệ
tinh.

Cuốn phim “Killing Fields” đã cố gắng tái tạo bầu không khí lúc chiều tối
ở hồ bơi của khách sạn “Royal”, nơi mà các phóng viên ngồi lại với nhau,
tâm sự về những nỗi khiếp sợ vào lúc ban ngày và trấn an các cảm xúc
của họ bằng rượu whisky. Trong số đó có nhiều nhà nhiếp ảnh tự do,
ngày qua ngày tiến vào những xó xỉnh nguy hiểm nhất để chụp vài tấm
hình action mà các hãng thông tấn chắc chắn sẽ chấp nhận. Nhóm người
này đã chuyển sang ma túy từ lâu. Vẻ ngoài lôi thôi lếch thếch, xem xét
thế giới bằng đôi mắt mờ đục kỳ lạ, họ nhanh chóng nổi bật ở hồ bơi của
“Royal”. Trước khi đi ra “mặt trận”, họ làm mát đầu họ bằng những tấm
khăn ướt, như đã được mô tả lại hết sức chính xác trong “Killing Fields”.
Họ liều mạng sống của họ mỗi ngày. Nhưng trong sự phụ thuộc vào ma
túy thì cuộc sống này đối với họ thế nào đi chăng nữa cũng không còn có
nhiều giá trị.

Trong “Royal” và “Monorom”, cách nhau chưa đầy 500 mét, những khách
sạn mà trước đây khách du lịch Angkor sống ở trong đó, người ta không
còn kiểm tra về ban đêm nữa, xem có ai không trở về từ chuyến đi ra mặt
trận. Bất cứ ai ở Phnom Penh cũng biết nguy cơ đó, lạc vào giữa hai
chiến tuyến và chấm dứt trong hỏa lực của cả hai bên. Cũng lớn như vậy
là mối nguy chạy vượt qua biên giới vô hình vì ngẫu nhiên hay bất cẩn,
và bị quân đội cộng sản bắt làm tù binh.

Chỉ trong ba năm từ 1970 tới 1973 là đã có nhiều nhà báo chết hay biến
mất không dấu vết ở Campuchia hơn là ở Nam Việt Nam, nơi cuộc chiến
đã kéo dài hơn mười năm, và có rất nhiều phóng viên đi lại ở đó hơn là ở
Phnom Penh. Hàng chục phóng viên được xem là “mất tích”. Không còn
có hy vọng nữa. Con số ngày càng tăng này để cho những gì mà người
ta phỏng đoán vào lúc ban đầu trở thành điều chắc chắn: Khmer Đỏ hành
quyết bất cứ ai rơi vào tay họ. Không có tù nhân. Các nạn nhân biến mất
cứ giống như vào trong một cái họng đen ngòm.

Lính của Trung đoàn Kỵ binh Bọc thép 11 Mỹ vào thị trấn Snuol,
Campuchia, 4 tháng 5 năm 1970

Thật là hết sức ngạc nhiên, khi sự tàn bạo của Khmer Đỏ không kích thích
giới báo chí ở Phnom Penh quan tâm nhiều hơn tới “những cái bóng trong
rừng sâu”, để phát hiện ra những gì thúc đẩy các phiến quân nông dân
này, những gì làm cho họ khác với Việt Cộng, tại sao họ lại thủ tiêu không
thương xót như vậy, cả người của báo chí hoàn toàn không mang theo
vũ khí trên người.

Thay vì vậy, sự quan tâm của các phóng viên lại hướng tới quân đội của
Lon Nol mà trong đó tham nhũng đã có quy mô gây tai tiếng. Các đơn vị
quân đội được chỉ huy không tốt này thỉnh thoảng lại bộc phát tính tàn
bạo tiềm ẩn từ cổ xưa, cái làm cho công chúng ở Phương Tây, ít hiểu biết
về các hoàn cảnh thực tế, bị sốc nặng. Lính Khmer trẻ, còn gần như là
trẻ con, đeo những cái đầu đã bị cắt đứt của địch thủ ở trên tóc; hay họ
mổ lấy gan của nạn nhân ra, rồi cùng nhau ăn để dẫn dắt sức mạnh của
người chết vào trong thân thể của họ. Với những hình ảnh như vậy,
các free lance có thể tự khẳng định mình trên thị trường. Nhưng những
hình ảnh như vậy chỉ nói được rất ít về tình trạng chung của quân đội
Khmer.

Trong Campuchia của Lon Nol có những tội phạm thật tồi tệ và bất công
thái quá. Đạn dược từ Mỹ được buôn lậu sang cho đối thủ để đổi lấy dollar.
Cả một nửa quân đội chỉ bao gồm là lính trên giấy, chỉ tồn tại trên những
danh sách cấp lương chứ không tồn tại trong hiện thực. Với số tiền lương
dư này, giới tướng lĩnh trang trải cho cuộc sống trong xa xỉ của họ.
Trong bệnh viện, người bị thương và bệnh nhân nằm trên sàn bê tông
trần. Khi chính phủ liên bang [Đức] cung cấp vài tấm chăn để làm giảm
bớt sự thiếu thốn thì chúng được phân chia trang trọng dưới sự hiện diện
của các đại diện ngoại giao từ Bonn. Ngay ngày hôm sau, phần lớn bệnh
nhân lại nằm trên nền cứng. Nhân viên bệnh viện bán những tấm chăn
đó. Ai không thể trả tiền thì phải giao nộp lại phần hàng từ thiện này.

Cũng có những trường hợp ngoại lệ ở đây: sĩ quan, những người thực
hiện nhiệm vụ của họ, và bác sĩ, những người điều trị và mổ xẻ mà không
nhìn vẻ ngoài của người bệnh; và đa số quân nhân của Lon Nol cũng đã
chiến đấu dũng cảm. Không chờ đợi gì nhiều từ các chỉ huy quân đội;
nhưng những người lính, có vợ con ở bên cạnh họ, bước ra chiến trường
mà không hề sợ hãi. Khác với người Việt dựa hoàn toàn trên lý trí, người
Khmer chiến đấu với trái tim, xuất phát từ cảm xúc, đi theo bản năng – tốt
cũng như xấu –, điều giúp để giải thích sự can đảm và tính tàn bạo.

Sự quyến rũ của xã hội đau sốt, sợ hãi vì dự đoán trước những điều xấu,
đã khiến cho các nhà quan sát Phương Tây nghẹt thở, nhưng cũng đã
ngăn cản ánh mắt nhìn sang phía bên kia, nơi mà những nhà cách mạng
Khmer đã bắt đầu hành động, ngay từ trước khi lần chiến thắng đặt xuống
nền tảng cho một cuộc cách mạng sẽ làm cho thế giới kinh ngạc.

Các nhà quan sát Phương Tây biết ít hay hoàn toàn không biết gì về tư
tưởng và kế hoạch của Khmer Đỏ. Người ta biết những cái tên Khieu
Samphan, Hou Yuon và Hu Nim, những người đã từng cùng hoạt động
trong Đảng “Sangkum” của Sihanouk nhưng rồi đã lẩn vào trong bí mật.
Nhiều người dân Phnom Penh nhìn họ như là những phiến quân lãng
mạn, và người ta không thể không kính nể họ. Dường như không ai cảm
thấy bất an về sự thật, rằng phong cách chiến đấu của người Khmer Đỏ
không phù hợp với hình ảnh của họ. Có nhiều lý do, tại sao giới công
chúng quốc tế lại bất ngờ trước cuộc cách mạng cực đoan của người
Khmer Đỏ, cuộc cách mạng mà đã bắt đầu ngay từ ngày họ chiến thắng,
ngày 17 tháng Tư 1975.

Cũng như hầu hết các phóng viên với các nguyên tắc tự do chủ nghĩa, tôi
đánh giá việc nước Mỹ tham chiến ở Đông Dương với nhiều e ngại lớn.
Tôi không muốn tin rằng Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ có thượng quyền để
hy sinh Campuchia, nhằm chiến thắng Hà Nội về mặt quân sự.

Không có con đường nào dẫn đi vòng qua lời thừa nhận, rằng yếu tố
quyết định để cho người ta chỉ nhận thấy được phía cộng sản một cách
không đầy đủ chính là vì đã tạo một khoảng cách phê phán với đường lối
chính trị của Mỹ. Cuối cùng thì mỗi một phê phán người Khmer Đỏ có thể
được diễn giải như là lời bào chữa cho hoạt động của nước Mỹ. Sihanouk
đứng trong liên minh với cách mạng. Không có một con đường thứ ba.
Một hiện tại thất bại đã làm sai lệch cái nhìn vào tương lai. Một tính thơ
ngây đáng kinh ngạc đã rút ngắn suy nghĩ. Vì vậy mà phần lớn các nhà
quan sát đều hy vọng rằng người Khmer cuối cùng sẽ thích ứng theo
truyền thống của đất nước, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Và hoàn
cảnh sẽ không thể tồi tệ hơn là trong cuộc nội chiến đẫm máu bây giờ.
Có những lời giải thích cho sự lầm lẫn của chúng ta, nhưng không có lời
bào chữa.

Một người lính bị thương nặng đang được mang đến trực thăng cấp
cứu ở Kompong Cham, tháng 9 năm 1973

Một thầy giáo tiểu học trẻ tuổi có tên là Ith Sarin đã thu thập những thông
tin quan trọng nhất về Khmer Đỏ, người vào giữa tháng Tư 1972 đã rời
Phnom Penh để cùng với một người bạn tham gia lực lượng phiến quân
cộng sản. Thất vọng và kinh hãi về những gì nhìn thấy và nghe được,
Sarin quay trở về thủ đô trong tháng Giêng 1973. Ông công bố một quyển
sách mỏng với tựa đề “Sronoh Pralung Khmer” – “Thương hại tâm hồn
Khmer”, cái mà thời đó không được giới báo chí quốc tế nhận ra và ngày
nay có thể được cho là mô tả tốt nhất về Khmer Đỏ và chính sách của họ
trước khi chiến thắng.

Sarin là người đầu tiên nhận ra được việc giữ bí mật và ngụy trang tới
mức cực đoan mà Đảng Cộng sản Campuchia tuân theo, và là người giới
thiệu khái niệm Angka – “Tổ Chức” – khái niệm mà Đảng đã thật sự ẩn
nấp ở phía sau đó. Thời đó, Sarin đã nhận ra rằng Khmer Đỏ không hề
chiến đấu cho Sihanouk, mà theo đuổi những mục tiêu riêng, đối nghịch.
Ông nghe một chính ủy nói: “Trong lúc này, ‘Tổ Chức’ không cho phép
Sihanouk trở về Campuchia. Nếu như Sihanouk trở về thì nhân dân sẽ
đứng sau ông, còn lưng của chúng ta thì không được che chở.” Sarin mô
tả “Chính sách cực tả” khiến cho ông liên tưởng tới các mô hình Trung
Quốc. Ông khẳng định, rằng Khmer Đỏ nghi ngờ và có ác cảm với tất cả
các đồng chí đã từng sống ở Hà Nội và được đào tạo ở đó.

Vào ngày kỷ niệm bốn năm lần hạ bệ Sihanouk, vào ngày 18 tháng Ba
1974, các đơn vị của Khmer Đỏ tấn công đánh chiếm thành phố trước
đây của các nhà vua, Oudong, nằm cách Phnom Penh 35 ki-lô-mét về
phía bắc. Các vị vua Khmer đã ngự trị ở Oudong sau khi Angkor bị phá
hủy, trước khi họ tiếp tục dời về Phnom Penh vào đầu thế kỷ 19. Một ngọn
đồi ở gần Oudong, cao khoảng 200 mét, nhô lên cao khỏi vùng đất bằng
phẳng. Ngôi chùa thờ Phật trên ngọn cho tới ngày nay vẫn còn nhắc tới
một thời quá khứ tốt đẹp hơn.

Trong tháng Ba 1974, thành phố lịch sử Oudong đã trải qua một số phận
mà khi nhìn lại thì đã báo trước cuộc di tản chết người của Phnom Penh.
Một nhà báo người Úc, Donald Kirk, đã ghi lại các sự kiện ở Oudong vào
lúc đó: “Đây là một cố gắng có ý thức và có thể nhận thấy rõ của Khmer
Đỏ”, Kirk phán xét như vậy, “không chỉ tấn công chiếm lấy một tiền đồn
của quân đội Lon Nol mà đồng thời cũng phá hủy những dấu vết cuối
cùng của một nền văn minh bị họ cho là suy đồi và không quan trọng. Vì
vậy, sau khi chiếm được thành phố, Khmer Đỏ đã dẫn dân cư chừng
20.000 người vào cánh rừng ở gần đó, và đã thủ tiêu tất cả thầy giáo và
nhân viên nhà nước tại đó. Rồi thành phố bị phá hủy một cách có hệ
thống. Nhà bị đốt cháy hay bị giật sập.”

Phân tích của Kirk, cái mang tựa đề rất tiêu biểu “Nhà cách mạng hay kẻ
khủng bố?”, đã không tìm thấy được nhà xuất bản nào vào năm 1974.
Mãi nhiều năm sau đó, nó mới được công cuộc viết sử khai thác. Công
chúng Phương Tây không ghi nhận gì nhiều về vụ thảm sát ở Oudong.
Cả trong các tài liệu của tôi cũng không có lời nào nhắc tới.

Tuy hầu như không được nhận ra ở Phương Tây, nhưng lần hủy diệt
Oudong đã có một tác động thấy rõ tới tinh thần chiến đấu của quân đội
Lon Nol, lực lượng mà sau những trận đánh ác liệt đã chiếm lại được
thành phố trong tháng Sáu 1974. Quân lính Lon Nol đã tận mắt nhìn thấy
những đau khổ nào mà Khmer Đỏ đã gây ra cho người dân thường. Lúc
đó, Cộng hòa Khmer đã nằm ở trong tình cảnh hoàn toàn tuyệt vọng.
Nhưng các trải nghiệm của Oudong đã dựng dậy thêm một lần nữa tinh
thần chiến đấu của quân đội và củng cố cho lòng quyết tâm, tiến hành
cuộc chiến cho tới kết cuộc cay đắng.

Người dân Phnom Penh, những người bây giờ biết được Lon Nol đã dẫn
họ vào trong sự hỗn loạn nào của chiến tranh và tham nhũng, cả lần này
cũng nhờ vào việc cố tình không cảm nhận hết sự việc mà phát hiện ra
ánh sáng ở cuối đường hầm. Hiện thực của Angka, tổ chức đầy bí mật
của Khmer Đỏ và các mục tiêu cách mạng của họ, bị đẩy lùi ra khỏi nhận
thức. Hoàng tử Sihanouk sống ở Bắc Kinh, người trên thực tế là không
có quyền lực và thậm chí là còn không có cả thông tin về tình hình ở
Campuchia, xuất hiện như là một niềm hy vọng mới cho những người ủng
hộ Lon Nol đã bị thất vọng. Có Sihanouk đứng đầu, người dân tạo can
đảm cho nhau như vậy, thì cuộc cách mạng của tương lai sẽ vẫn ở trong
khuôn khổ của truyền thống Khmer. Sẽ phải có một con đường quay trở
lại, như thế nào đó, nhiều người tin là như vậy.
Họ vẽ ra tương lai như là một sự tiếp nối tốt hơn của tình trạng trước
tháng Ba 1970: Chủ nghĩa Sihanouk với kỷ luật và đức hạnh cộng sản.
Chính Sihanouk đã giúp sức cho ảo tưởng này và qua đó đã lừa dối hầu
hết mọi người: Khmer, những người vứt bỏ ý nghĩ chạy trốn và ở lại trong
nước, và cả những nhà quan sát nước ngoài, đã tiếp nhận sự lạc quan
trống rỗng của giới tinh hoa Phnom Penh mà hầu như không hề phê phán
gì. Người Khmer, lý lẽ trấn an là như vậy, không thích tiến hành chiến
tranh với người Khmer. Truyền thống chung sẽ tạo khả năng cho sự hòa
giải, ngay sau khi các con người xa lạ, người Bắc Việt Nam và cả người
Mỹ nữa, rời khỏi xung đột này.

Ở Nam Việt Nam, nhiều người lo ngại như vậy, sẽ có một cuộc thanh toán
đẫm máu sau chiến thắng của người cộng sản, một cuộc thảm sát chính
quyền Thiệu. Vì vậy mà hàng chục ngàn người Nam Việt Nam đã kịp thời
chạy trốn. Ở Campuchia, các nhà quan sát và những người bị ảnh hưởng
chờ đợi một giải pháp ôn hòa. Tình cảm quốc gia sẽ dẫn hai bên tiến gần
lại với nhau. Một nước Campuchia ốm đau, suy yếu gần chết, chỉ có thể
cho phép mình có một đường lối: đường lối của thống nhất và hòa giải.
Nhiều trăm ngàn người đã trả giá bằng mạng sống cho sai lầm này.

Các lãnh tụ của Khmer Đỏ

Trong lịch sử, hiếm khi mà phe chiến thắng của một cuộc nội chiến lại
được người dân của bên thua chào mừng với nhiều hy vọng như vậy,
như trong lúc Khmer Đỏ tiến vào thủ đô ngày 17 tháng Tư 1975.

Lon Nol, bị liệt nửa người vì tai biến mạch máu não, nhưng vẫn còn theo
đuổi những giấc mơ về tầm vóc to lớn của Angkor, vào ngày 1 tháng Tư
đã được chính nhân viên của ông, nhưng cũng được cả đại sứ các nước
láng giềng không cộng sản Thái Lan, Maleysia và Singapore, thúc giục đi
lưu vong. Với phần thưởng một triệu dollar, Hoa Kỳ đã tạo thuận tiện cho
bước đi đã quá hạn này.

Tình hình quân sự của quân đội cộng hòa là tuyệt vọng. Từ đầu năm,
Khmer Đỏ đã cắt đứt con đưởng tiếp viện từ Sài Gòn qua sông Mekong.
Kể từ lúc đó, lương thực và đạn dược chỉ được chở với lượng giới hạn
qua đường hàng không. Quân đội chiến đấu với những dự trữ cuối cùng
của họ. Hai triệu rưỡi người dân thường trong thủ đô lâm vào tình trạng
cực kỳ thiếu thốn. Phnom Penh trải qua nạn đói. Đã có thể nhìn thấy được
kết cuộc của cuộc chiến.
Phnom Penh ngày 17 tháng 4 năm 1975

Vào đầu tháng Tư, Khmer Đỏ đã chiến đấu tiến cho tới rìa thành phố và
cho tới vòng phòng thủ bên ngoài của cảng hàng không. Đường băng bị
bắn phá liên tục bởi pháo binh và hỏa tiển. Ngày càng có nhiều máy bay
bay đến từ Thái Lan và Sài Gòn bị hư hại trong lúc dỡ hàng. Cho tới cuối
cùng, những viên phi công vững thần kinh vẫn còn cho dỡ hàng dưới lửa
đạn và mặc dầu bị bắn phá vẫn kéo chiếc máy bay lên cao ở cuối đường
băng. Những hành động anh hùng như vậy mang ý nghĩa tượng trưng.
Họ không còn có thể nới lỏng được vòng vây đang bóp nghẹt Phnom
Penh của Khmer Đỏ.

Vào ngày 10 tháng Tư, người Mỹ di tản nhân sự đại sứ quán của họ.
Người sếp của cơ quan đại diện, John Gunther Dean gốc Đức, hoàn
thành nhiệm vụ của ông qua lần lấy lá cờ xuống, lá cờ mà ông kẹp nó
trong cánh tay lúc bước lên trực thăng bay qua Thái Lan. Cùng với ông,
có khoảng 250 người khác được di tản: nhà ngoại giao của các nước bạn,
nhà báo và một loạt người Khmer đại diện cho chính quyền cũ mà được
cho là đặc biệt bị nguy hiểm.

Sirik Matak, người cùng với Lon Nol lật đổ hoàng tử, không muốn nhận
lời mời di tản của đại sứ quán Mỹ. Trả lời đại sứ Dean, ông viết tự hào và
đầy phẫn nộ: “Rất đáng tiếc là tôi không thể nhận lời mời chạy trốn một
cách hèn hạ như vậy được. Không có khoảnh khắc nào mà tôi nghĩ rằng
ngài và đặc biệt là đất nước to lớn của ngài lại bỏ mặc một dân tộc đã lựa
chọn sự tự do. Ngài đã khước từ bảo vệ chúng tôi, chúng tôi không thể
làm gì để chống lại việc đó… Nếu tôi phải chết trong đất nước mà tôi yêu
nó, thì điều đó sẽ đến. Vì tất cả chúng ta đều phải chết một lần. Tôi chỉ
phạm phải một sai lầm là tin vào ngài và vào người Mỹ.”

Sirik Matak bị Khmer Đỏ hành quyết sau khi Phom Penh thất thủ. Sau khi
bước xuống bục chính trường một cách đáng hổ thẹn, nơi mà ông chỉ
cùng tác động để lật đổ người anh em họ nhưng không mang lại một
thành tích tốt đẹp nào, lần kết cuộc của ông đầy xúc cảm, uy nghi. Lời
phê phán người Mỹ của ông bộc lộ sự ảo tưởng mà nền cộng hòa đã dựa
trên đó, nhưng cũng cả sự thiếu hiểu biết nguy hiểm về lợi ích và ưu tiên
trong chính sách đối ngoại của các cường quốc. Lời khước từ chạy trốn,
niềm mong muốn gắn bó với đất nước ông ngay cả trong cái chết, đã
mang lại cho ông một chỗ đứng đầy danh dự trong lịch sử.

Quân đội đã bị tiêu hao nhiều của nền cộng hòa đúng là bị dồn tới chân
tường. Họ đã chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng. Ở Việt Nam, một quân
đội được trang bị tốt của Thiệu đã thua cuộc chiến mà hầu như không có
chiến đấu, vì họ, tỉnh táo và tính toán theo lý trí, không thể nhìn thấy ý
nghĩa nào cho sự hy sinh và đau khổ nữa. Phnom Penh cách Sài Gòn
chưa đầy 300 ki-lô-mét. Nhưng chạy ở giữa đó là một biên giới văn hóa
giúp giải thích cho sự khác biệt một cách cơ bản của cách ứng xử. Quân
đội Lon Nol đã chiến đấu cho tới cùng cuộc chiến đã trở nên tuyệt vọng
của họ. Chỉ khi các viên tướng đã chạy trốn và không còn có tiếp tế nữa
thì những người lính mới quẳng vũ khí của họ đi, cởi bỏ quân phục của
họ ra, mặc áo thun đi xăng-đan nhựa cùng với gia đình họ lẫn vào trong
biển người tỵ nạn.

Vào buổi sáng của ngày 17 tháng Tư 1975, năm năm sau khi lật đổ
Sihanouk, một sự im lặng căng thẳng bao trùm lên thủ đô. Đường phố
trống vắng. Người dân ở trong nhà của họ, chờ Khmer Đỏ tiến vào.

Lúc đó, cùng với đội ngũ của studio Hongkong, tôi đang đóng tại Sài Gòn.
Để quan sát và cho quay phim tiến triển trong cả hai thành phố, ban biên
tập của [chương trình truyền hình] “Weltspiegel” ở Hamburg đã tranh thủ
được Christoph Maria Fröhder, một phóng viên quay truyền hình hoạt
động tự do có quê ở bang Hessen, người đã vượt qua được thử thách tại
nhiều nhiệm vụ khó khăn. Với một trong những chuyến bay cuối cùng loại
Caravelle của Air Cambodge, Fröhder đã đáp xuống đó.

Trong khách sạn “Royal”, ông gặp một tá thông tín viên nước ngoài đã
không đi di tản, vì họ quyết định sẽ tường thuật về lần tiến quân vào của
những người chiến thắng. Thuộc vào trong đó là Al Rokoff, một nhiếp ảnh
gia người Mỹ, và Sidney Schanberg của New York Times, hai lão thành
Campuchia mà những trải nghiệm của họ đã được cuốn phim “Killing
Fields” đẩy vào trung tâm. Christoph Maria Fröhder đã quay những hình
ảnh truyền hình duy nhất của buổi sáng ngày 17 tháng Tư. Cuộn phim
sau này được mang lén ra ngoài dưới lớp băng của một bệnh nhân đã
cung cấp thông tin cho giới khán giả truyền hình ở khắp nơi trên thế giới
về một của những sự kiện khác thường nhất trong lịch sử thế giới.

Vào khoảng bảy giờ sáng, sau khi mặt trời mọc, nhiều người đàn ông trẻ
tuổi cầm súng trong quần áo màu đen, vừa phất những lá cờ kỳ lạ có vẽ
nhiều chữ thập nhiều màu ở trên đó vừa chạy trên những chiếc xe Jeep
cũ qua đại lộ Monivong rộng lớn, trục đường quan trọng nhất trong khu
khách sạn và mua bán của Phnom Penh. Những người lính đó trông có
vẻ hòa bình và vui vẻ. Họ đúng là mời mọc hãy mừng một lễ hội của sự
hòa giải, bước về phía họ, hoan hô họ, ôm họ, tạo một lần đón tiếp mừng
chiến thắng cho họ.

Fröhder đã có thể quay những cảnh này một cách chi tiết. Ngày nay,
người ta biết rằng những người lính chạy trên xe trong tư thế của người
chiến thắng đó không phải là một đơn vị nào của Khmer Đỏ, mà là một
nhóm người vũ trang có thiện cảm từ Đại học Kỹ thuật, đã dùng khoảnh
khắc đó để hưởng một cảnh ngoạn mục to lớn. Các sinh viên có thiện
cảm đã cho phép người dân Phnom Penh có được một ảo tưởng cuối
cùng: rằng Khmer Đỏ thật sự lả sẽ nắm lấy bàn tay chìa ra, và cuộc chiến
chấm dứt với một lễ hội của sự hòa giải. Chỉ trong thời gian của một giờ
đồng hồ, ảo tưởng cuối cùng này cũng đã vỡ tan.

Vào buổi trưa, những người Khmer Đỏ thật sự mới tiến vào trong thành
phố, tất nhiên là đi bộ, không một tiếng động trên những đế giày bằng cao
su, không hành quân thành từng đoàn như lúc diễu binh, mà đi hàng một
với súng chúc xuống. Gương mặt họ nghiêm trang, lạnh lùng, họ không
biểu lộ xúc cảm, dường như là những người máy, khiến cho người dân
Phnom Penh sợ hãi ngay tại cái nhìn đầu tiên. Trong số đó có lính trẻ em,
nhiều thiếu niên, những người đã không còn biết nụ cười nữa và tỏa ra
một vẻ nghiêm nghị, được bản năng cảm nhận như là một mối đe dọa.

Hiệu lệnh được đưa ra một cách điềm tỉnh và dứt khoát. Hiếm khi một
người lính cất tiếng nói; và cùng với sự tự nhiên ôn hòa đó, những người
lính nông dân màu đen bắn đạn của họ vào thân thể của những con người
đang sợ sệt và bất lực đứng trước họ. Angka, “Tổ Chức”, đã tiếp nhận
lấy quyền lực tuyệt đối. Phải thi hành mệnh lệnh của họ ngay lập tức.
Ngần ngừ sẽ bị phạt bằng cái chết ngay tại chỗ.

Ngay vào buổi trưa, mệnh lệnh đã được đưa ra cho tất cả và mỗi một
người, khỏe mạnh hay ốm đau, có thể di chuyển hay là không, phải gói
một hành lý cầm tay và chuẩn bị sẵn sàng để rời thủ đô. Christoph Maria
Fröhder đã có thể quay phim một vài người lính giơ súng lên để đe dọa
những kẻ hôi của. Các thông tín viên nước ngoài không thể quan sát
được cuộc di tản lớn của thường dân Phnom Penh. Nhiều nhóm vũ trang
của Khmer Đỏ đã giữ họ lại trong ngôi vườn của khách sạn “Royal”. Họ
là những tù nhân nhanh chóng hiểu rằng quyền lực thống trị mới không
khoan dung cho việc cãi lại.

Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ, 19 tháng 4 năm 1975

Quyển sách này không đủ để mô tả lại cuộc hành trình đầy bi kịch, khiến
cho người ta liên tưởng tới lần tận thế, của hai triệu rưỡi người. Ngay cả
bệnh viện cũng bị di tản. Những người vừa mới được mổ xong được đẩy
đi trên giường của họ. Người bệnh và người sắp chết phải xếp hàng và
đi theo đoàn người, cho tới khi họ kiệt lực nằm lại, được mang để ở cạnh
lề đường và trút hơi thở cuối cùng ở đó. Con cái cõng cha mẹ ốm đau
của họ. Một dòng dường như vô tận của sự khốn cùng con người chảy
ra những con đường lớn dẫn ra ngoài ngoại ô, và cho tới khi trời sụp tối
thì chỉ đi xa được ba ki-lômét.

Chạy giữa dòng chảy của sự khốn cùng, đau khổ và tuyệt vọng đó là
những gia đình tư sản đã trở nên giàu có qua tham nhũng trên những
chiếc xe cá nhân chất đầy đồ của họ, với vài ngàn dollar tiền mặt trong túi
như là sự bảo đảm, nhắm mắt trước cảnh đau khổ bao bọc quanh họ.

Pin Yathai, một người hưởng lợi từ những năm của Lon Nol, đã cùng với
toàn gia đình chạy trong ba chiếc ô tô giữa đoàn người dường như vô tận
đó. Với những lời nói này, ông đã diễn tả lại quang cảnh đó về sau này:
“Chúng tôi càng cách xa thủ đô thì càng có thể nhận thấy rằng những
người bệnh, người bị thương, người yếu và người già càng kiệt quệ nhiều
hơn. Với nét mặt trống rỗng, họ dõi theo đoàn người đang bước qua, và
dường như đã thờ ơ đầu hàng số phận của họ. Chúng tôi nhìn thấy người
chết ở ven đường mỗi lúc một nhiều hơn, cho tới khi cảnh tượng đó không
còn có thể gây sốc cho chúng tôi được nữa. Được bao bọc bởi lớp bảo
vệ của các chiếc xe chúng tôi, chúng tôi hiếm khi tiếp xúc với các đại gia
đình khác… Người ta phải là một tên ích kỷ và chỉ lo cho gia đình riêng
của mình, khi người ta muốn sống còn.”

Sự hiển nhiên mà Pin Yathai diễn đạt tính ích kỷ gia đình với nó, tạo sự
khác biệt rõ ràng với lối ứng xử châu Âu. Bác ái và đoàn kết với mọi người
có cội rễ của nó trong hình ảnh con người của Ki-tô giáo, cái mà nền văn
minh của châu Á không chấp nhận mặc cho thời kỳ thuộc địa.

Phải cần tới ba ngày, cho tới khi đoàn người đi về phía nam đó tới được
thị trấn ngoại ô Takhmau, cách trung tâm chưa đầy mười ki-lô-mét. Nhiên
liệu phần lớn các chiếc xe đủ cho tới đây. Khi hết xăng, xe phải để lại ở
ven đường. Sau một vài ngày, những sự khác biệt của xã hội đã bị san
phẳng. Cuộc cách mạng đã đến với tất cả mọi người như nhau, vật thể
trong một thí nghiệm xã hội, cái mà loài người chưa từng bao giờ trải qua
trong cùng một tính cực đoan như vậy.

Ai bị nhận ra hay bị tố cáo là thầy giáo, nhân viên nhà nước hay quân
nhân của chính quyền cũ, đều nhanh chóng “biến mất”. Cuộc hành quyết
được tiến hành có kế hoạch, nhưng hiếm khi diễn ra trước mắt những
người vô can. Để tiết kiệm đạn, Khmer Đỏ thường đập chết nạn nhân của
họ bằng cuốc. Hơn một triệu người Khmer, người ta ước lượng ngày nay,
đã chết trong vòng ba năm tám tháng, thời gian thống trị của Khmer Đỏ.
“Một vài trăm ngàn” (ước lượng và diễn đạt thật sự là mang tính cay độc)
đã bị cố tình giết chết. Quốc gia Khmer đã mất đi giới tinh hoa, những
người có học thức, công nhân lành nghề của họ, nếu như những người
này đã không bỏ trốn.

Phần lớn hơn là nạn nhân gián tiếp của cuộc cách mạng này, qua hoàn
cảnh sống bất nhân. Đa số người dân thành phố đã không thể chịu đựng
nỗi cuộc sống ở mức tồn tại thấp nhất, nơi mà mỗi một gia đình phải tự
xây nhà ở và tự sản xuất lấy lương thực. Bệnh sốt rét, thiếu dinh dưỡng,
bệnh lỵ, do nước không được sạch gây ra, đã lấy đi mạng sống của người
thành phố.

Khmer Đỏ cho nổ tung tòa nhà của Ngân hàng Quốc gia trong Phnom
Penh. Xã hội mới sống không có tiền, không có bưu điện, không có trường
học. Các thành phố không còn người. Con người bị chia về nông thôn,
nơi họ xây kênh đào, khai hoang rừng nguyên thủy và làm ruộng với
những phương tiện đơn giản nhất, không có phân bón hóa học và với
dụng cụ thủ công tự chế.

Chùa chiền và tu viện bị đóng cửa, các nhà sư bị ép buộc phải cởi bỏ áo
cà sa và xếp vào hàng ngũ của người dân lao động. Chỉ những người đã
kết hôn là được sống với nhau, và cũng không phải lúc nào cũng vậy.
Các quan hệ trước và ngoài hôn nhân bị trừng phạt nặng nề, hầu như lúc
nào cũng là với cái chết. Bắt đầu từ 1977, gia đình còn phải giao ra dụng
cụ nấu ăn. Người ta ăn trong các gian phòng tập thể. Hộ gia đình cá nhân
không còn tồn tại nữa. Cuộc cách mạng tạo bình đẳng cho tới hệ quả cuối
cùng. Thậm chí truyền thống Khmer Phật giáo cũng bị đập tan. Nhạc dân
tộc và nhảy múa bị cấm. Mục tiêu của cuộc cách mạng là một xã hội
Khmer nông dân, khắc khổ, tự cung tự cấp, bình đẳng và thuần chủng,
cái sẽ xây dựng một Campuchia mới. Tất cả các dân tộc thiểu số, người
Chàm, Việt và cả người Hoa, đều bị đàn áp một cách có hệ thống.

Nhà quan sát Phương Tây gọi hoàn cảnh đó là một “Chủ nghĩa Xã hội
thời đồ Đá”. Thật sự thì xã hội mới chỉ bao gồm những con người ốm đau,
rác rưới, gầy giơ xương, bị phù ở chân vì đói, với những con mắt quá to,
hằn dấu của sự thiếu thốn và sợ sệt, một tập thể của những hình dạng
khốn cùng không có ý chí và không có khả năng hoạt động, đã từ bỏ mọi
hy vọng và ghen tị với người chết. Vương quốc của Khmer Đỏ là địa ngục
trên trần thế, nhiều bạo lực, đáng ghê tởm, tàn bạo, giết người và ghê
gớm cho tới mức khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ không đủ để mô tả
hiện thực này.

Học trò gương mẫu của Mao

Để tự giới thiệu mình là tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Campuchia
bí mật, Pol Pot trong mùa đông 1965/66 lúc đầu đã đi sang Hà Nội và rồi
từ đó sang Bắc Kinh. Ieng Sary và vợ ông Khieu Thirit thuộc trong phái
đoàn mà đã tự giấu kín mình trước con mắt của tất cả các nhà quan sát.
Mãi mười một năm sau đó, chuyến đi này mới được công bố. Pol Pot và
đoàn tháp tùng ông ta đã dành thời gian nhiều tháng để trao đổi với các
đồng chí lãnh đạo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cho tới ngày nay
người ta vẫn không biết rằng ai từ trong đoàn chủ tịch Đảng và từ giới
chính phủ đã tiếp đón những người Khmer này.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot
(giữa) và Ieng Sary

Đặng Tiểu Bình giữ chức tổng bí thư, người nhiều tháng sau đó bị các
nhà cách mạng văn hóa lật đổ. Lưu Thiếu Kỳ giữ chức chủ tịch nước.
Không lâu sau đó, cả ông cũng bị Hồng Quân làm nhục và cuối cùng bị
dồn ép cho tới chết. Người ta chỉ có thể phỏng đoán rằng Đặng và Lưu
đã bàn luận với Pol Pot về tình hình ở Campuchia. Nhiều năm sau này,
Khieu Thirit đã thố lộ với Elizabeth Becker trong một cuộc phỏng vấn,
rằng nhiệm vụ quan trọng nhất mà phái đoàn đặt ra cho họ là để cho
người Trung Quốc tận mắt nhìn thấy được sự tồn tại của Đảng họ. Các
lãnh tụ ở Bắc Kinh cần phải nhận ra rằng các đồng chí Campuchia không
bơi trong luồng nước Việt Nam, rằng có một Đảng Cộng sản Campuchia
độc lập.

Về sau này, Pol Pot quả quyết rằng trong năm 1966, Đảng của ông đã
nhận ra được tính chất thật sự của người Việt. Với Hà Nội, thời đó đã trở
nên rõ ràng như vậy, Campuchia chỉ có thể có quan hệ quốc gia, không
thể có quan hệ đảng. Với một vài lý do mà người ta đã phỏng đoán rằng
liệu các lãnh tụ Trung Quốc có hỗ trợ trong lần cắt dây nhau chính trị ra
khỏi Việt Nam hay không, liệu ngay từ chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh
này thì nền tảng cho việc đó đã có được đặt xuống hay không, rằng Khmer
Đỏ đã trở thành đối tác và công cụ của Trung Quốc trong cuộc đụng độ
lợi ích đang bắt đầu với Việt Nam.

Không ai nên nhìn trong những phỏng đoán như vậy một sự quy tội có ý
xấu, muốn gây hại cho Trung Quốc. Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh thời đó
cũng sử dụng những phương sách khác thường cả trên chính trường
ngoại giao, để mà dùng một mô tả ôn hòa. Người đứng đầu nhà nước
Campuchia đứng trong một quan hệ gần gũi, gần như là thân thiện với
nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; đó là năm mà ông chấp thuận lời
thỉnh cầu của Chu Ân Lai, tổ chức vận chuyển vũ khí bí mật cho Việt Cộng
qua cảng Sihanoukville.
Trong cùng thời gian đó, giới lãnh đạo Đảng Trung Quốc hội họp với các
lãnh tụ Khmer Đỏ, những người từ lâu đã quyết định bắt đầu cuộc đấu
tranh vũ trang chống chính quyền hoàng gia. Lời phỏng đoán dường như
là hoàn toàn không lạc đường, rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
dùng một chiếc lược nước đôi. Trong lúc Bộ Ngoại giao và có lẽ là cả
người đứng đầu chính phủ Chu Ân Lai yêu cầu Khmer Đỏ hãy hoãn lại
cuộc cách mạng của họ để đừng gây trở ngại cho sự phát triển ở Nam
Việt Nam, thì giới lãnh đạo Đảng đã “kín đáo” tạo thêm cam đảm cho các
đồng chí Khmer từ trong rừng rậm, hãy bắt đầu ngay lập tức cuộc đấu
tranh. Khẩu hiệu của Hồng Quân sẽ là : “Cách mạng luôn luôn đúng.” Pol
Pot, tôi tin là như vậy, qua chuyến đi thăm Bắc Kinh đã trở thành nhà
chiến lược tấn công cực đoan, không trở thành người hãm phanh.

Chuyến đi bí mật lần thứ hai của Pol Pot tới Bắc Kinh diễn ra trong năm
1970. Pol Pot ở Bắc Kinh trong lúc Sihanouk bị hạ bệ và bị Chu và Mao
thúc giục hãy quyết định liên kết với cách mạng. Tất nhiên, Sihanouk
không thể ngờ rằng Pol Pot, đối thủ của ông và sau này là đối tác, lại hội
họp với Chu và Mao trong cùng thời gian đó; và cả Pol Pot lẫn Sihanouk
đều không thể tưởng tượng được rằng có một phái đoàn Trung Quốc ở
Phnom Penh, đưa cho Lon Nol một lời đề nghị hợp tác cụ thể với Bắc
Kinh.

Lúc đó, Pol Pot đã ở Bắc Kinh nhiều tháng. Bầu không khí chắc hẳn là đã
kích thích ông ta rất nhiều. Lần đầu tiên trong lịch sử, ở đây được suy
nghĩ và tiến hành những gì xứng đáng với cái tên “cách mạng”. Trong cái
nhìn về quá khứ, đến những gì rồi đã xảy ra ở Campuchia, điều đó giống
như một nhận thức chắc chắn, rằng những người Khmer trẻ tuổi từ trong
rừng ra đã ngồi dưới chân của Mao và đã đi theo những dòng tư tưởng
lật đổ của ông.

Trong những khoảnh khắc say sưa đó, nhà nghệ thuật và người viễn kiến
Mao Trạch Đông tin rằng dân tộc ông, do có ý thức cách mạng cao và vì
nhiệt tình của người dân mà có thể đuổi kịp Phương Tây và Liên bang Xô
viết về mặt công nghệ cao, và nhanh hơn người ta dự đoán cho tới nay
rất nhiều. Hai “điểm đặc biệt đáng ghi nhận” đã làm cho ông cao ngạo
như vậy: “Dân tộc Trung Hoa trước hết là nghèo và thứ nhì là giống như
một tờ giấy trắng. Điều đó có thể hiện ra như là một điều xấu, nhưng thật
sự ra thì lại là tốt. Người nghèo muốn có thay đổi, muốn làm một cái gì
đó, muốn có cách mạng. Một tờ giấy trắng thì không có vết dơ, và vì vậy
mà có thể viết những từ chữ mới nhất và đẹp nhất lên trên đó, vẽ những
bức tranh mới nhất và đẹp nhất lên trên đó.”
Kéo dài ý tưởng của Mao là việc không khó. Người nông dân Khmer sở
hữu “sự tinh khiết” và cái nghèo; họ giống như một tờ giấy trắng mà cách
mạng có thể vẽ những bức tranh đẹp nhất của một Angkor mới ở trên đó.
Những người không có một linh hồn trong sạch thì cần phải được tẩy rửa.
Thế giới cũ của họ, bị lây nhiễm sự suy đồi của Phương Tây, phải bị hủy
diệt, xóa sạch. Qua công việc đồng áng, họ có thể tự tẩy rửa lấy mình, lại
xếp mình vào cộng đồng của những con người tinh khiết, cộng đồng mà
rồi sẽ xây dựng Vương quốc Angkor mới, lộng lẫy. Các nạn nhân trong
ngọn lửa luyện tội là điều không thể tránh khỏi. Không cần tính đến họ, vì
những người Khmer hư hỏng, bị lây nhiễm các ý tưởng của Phương Tây
không thích hợp cho công cuộc xây dựng mới.

Tức là các ý tưởng cơ bản của cuộc cách mạng cực đoan tại Campuchia
đã bắt nguồn từ Mao; và Pol Pot cũng tiếp nhận từ Trung Quốc những
mô hình mà ông ta đã xuất phát từ đó trong lúc tiến hành.

Sự khinh thường giới trí thức trong cuộc Cách mạng Văn hóa phải tạo
một ấn tượng mạnh lên Pol Pot và nhóm người của ông. Khmer Đỏ cũng
sàng lọc tất cả các lực lượng chuyên môn của chế độ cũ ra. Khác với ở
Trung Quốc, họ không có cơ hội tự phục hồi qua lao động tay chân.

Mao Trạch Đông đã tiến hành cuộc cách mạng của ông với những người
nông dân và không có người thành thị. Khmer Đỏ tăng điều đó lên thành
một sự căm thù hình thức sống đô thị, cái mà đối với họ là một sự phản
bội lại truyền thống Khmer. Họ tin rằng phải phá hủy thành phố. Cả những
ý tưởng này cũng đã được biết đến từ trong lịch sử, nhưng chúng chưa
từng bao giờ được hiện thực một cách nhất quán trước đó.

Cả việc tổ chức mới xã hội trong các công xã, với những phòng ăn chung,
những cái làm giảm thiểu chức năng của gia đình, cũng đã được Khmer
Đỏ nghiên cứu trước đó ở trong Trung Quốc của cuộc Đại Nhảy Vọt.
Nước Cộng hòa Nhân dân lúc đó cực kỳ bài ngoại và đóng kín cửa trước
mọi ảnh hưởng từ bên ngoài. Mặc cho sự cô lập về tinh thần, mặc cho
những biến động và phá hủy, Mao và thành viên của “bè lũ bốn tên” tin
rằng Trung Quốc qua lần điều trị sốc đó sẽ đứng ở hàng đầu cuộc phát
triển của nhân loại và nhanh chóng thu ngắn khoảng cách về trình độ kỹ
thuật đối với các quốc gia công nghiệp.

Khmer Đỏ cũng nhận lĩnh những ý tưởng phát triển dường như là kỳ dị
này. “Chúng ta lấy nông nghiệp làm nền tảng”, Ieng Sary định nghĩa sau
này: “Với những gì nông nghiệp làm ra, chúng ta xây dựng một nền công
nghiệp mà về phần nó lại phải phục vụ cho nông nghiệp.” Như Mao đã
giảng dạy, quan điểm đúng đắn quan trọng hơn là kiến thức chuyên môn.
Ý chí và tâm hồn trong sạch tạo nên chất liệu mới, cái sẽ tạo ra một điều
kỳ diệu thật sự, một điều kỳ diệu kinh tế và một điều kỳ diệu kỹ thuật, mà
Pol Pot và nhóm người của ông tin nồng nhiệt vào đó.

Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh ngày 17 tháng 4 năm 1975

Cũng như mọi người Khmer, bị chấn thương vì sự suy tàn của quốc gia
trong lịch sử, Khmer Đỏ cũng không muốn thừa nhận rằng họ đã vay
mượn ý tưởng từ bên ngoài vào. Họ khăng khăng quả quyết rằng chiến
lược của họ xuất phát từ lao động trí óc riêng. Mô hình cách mạng của họ
không được gợi cảm hứng cả từ Trung Quốc lẫn từ Việt Nam. Thiounn
Mum đã giải quyết điều khó xử đó: “Nền văn minh của chúng ta có 8800
năm tuổi – như Rome. Chúng ta không sao chép bất cứ ai. Nghệ thuật
của chúng ta khác với nghệ thuật của Ấn Độ và và cuộc cách mạng của
chúng ta cũng như vậy, cuộc cách mạng mà nói chung là lần đầu tiên
chúng ta có cơ hội biểu lộ văn hóa Khmer ở trong nó.”

Trong khoảnh khắc của chiến thắng, sự thật về sự giúp đỡ của bên ngoài
bị đẩy lùi đi. Hoàn toàn một mình, không có đồng minh, từ sức lực riêng,
các lãnh tụ đã gợi nên như vậy, chủng tộc Khmer đã chiến thắng Mỹ, quốc
gia hùng cường nhất thế giới. Trong một bài diễn văn của Pol Pot có nói:
“Chỉ quốc gia Khmer, dân tộc Campuchia, Quân đội Cách mạng
Campuchia và Đảng Campuchia là thành công trong việc giải phóng đất
nước và dân tộc riêng của mình, hoàn toàn, vĩnh viễn và thuần khiết.”

Ở đó, cách diễn đạt “thuần khiết” từ những giấc mơ của Mao lại xuất hiện.
Tất nhiên là không có chỉ dẫn tới nguồn gốc. Ảo tưởng cô đọng lại thành
những lời nói dối cụ thể. Khi các khái niệm không còn đúng nữa, nhà
thông thái Khổng Tử đã tiên đoán như vậy trước đây gần 2500 năm, thì
hỗn loạn sẽ ập xuống đất nước, và tác giả người Anh George Orwell còn
đưa ra lý do cho sự thống trị chuyên chế cụ thể hơn nữa trong quyển sách
“1984” của ông: “Tự do có nghĩa là tự do được nói hai với hai là bốn.
Ngay khi điều đó được bảo đảm thì tất cả những cái khác tự nó sẽ đến.”

“Chủ nghĩa Siêu Dân tộc” của Khmer Đỏ không muốn chấp nhận sự giúp
đỡ của quân đội Việt Nam. Bây giờ, Pol Pot và nhóm người của ông ta
thậm chí còn muốn tự nhủ rằng cuộc cách mạng ở Nam Việt Nam chỉ
chiến thắng vì Khmer Đỏ đã “tiêu diệt quân đội của Hiệp Chúng Quốc Hoa
Kỳ trước đó, và thật sự đã ném người Mỹ xuống biển trong tháng Tư 1975.
Không có sự giúp đỡ của chúng tôi thì “Duồn” Hồ Chí Minh đã bị người
Mỹ tiêu diệt từ lâu rồi.”
Sihanouk, người yêu đất nước của ông với trái tim nồng nàn, đã không
bao giờ cho phép cảm giác yêu nước chế ngự lý trí. Điều đó đã làm cho
ông trở thành lãnh tụ khác thường của một dân tộc có khuynh hướng
chạy trốn ra khỏi hiện thực. Là một người yêu nước thì tốt, Sihanouk nói
sau này, “nhưng cố tình có một thái độ sô vanh và xấu xa, cái đi tới mức
tranh giành vai trò quyết định với đồng minh và chiến hữu Bắc Việt Nam,
nếu như không còn đi xa hơn thế nữa, … không chỉ có nghĩa là bất công
đối với những người này, mà nó còn là một sự sỉ nhục lịch sử, cái không
làm cho những người tạo ra nó to lớn lên thêm”.

Từ một lời nói dối lịch sử mà quyết định đó đã thành hình, thăng quang
lần chiến thắng nước Mỹ bằng một cuộc cách mạng sẽ làm cho nhân loại
ngạt thở. Dân tộc Khmer vĩ đại cuối cùng rồi sẽ bắt đầu cuộc cải tạo cực
đoan xã hội đó, cái mà những nhà cách mạng khác, kể cả người thầy vĩ
đại ở Trung Quốc, cho tới nay chỉ mơ ước. Chỉ bằng một cú đánh, các
thành phố sẽ bị tiêu diệt, xã hội cũ sẽ bị phá hủy. “Không ngần ngừ và
không có sự trợ giúp từ bên ngoài”, chủng tộc Khmer xây dựng một trật
tự mới, còn hào nhoáng hơn cả Angkor, chỉ tin tưởng vào sức lực của
chính mình, tự tạo lấy cam đảm cho mình và tự dựa vào chính mình.

Khmer Đỏ muốn chứng tỏ cho thế giới, rằng họ không chỉ là những người
hùng vĩ đại nhất của chiến tranh, mà còn là những nhà cách mạng táo
bạo nhất và cực đoan nhất của lịch sử loài người. Họ muốn thúc đẩy một
cuộc thí nghiệm xã hội, cái mà còn chưa có ai dám tiến hành một cách
phi thỏa hiệp và không thương xót tới như vậy.

Thế giới, Pol Pot và nhóm lãnh đạo của ông ta tin là như vậy, sẽ khâm
phục nhìn tới Campuchia. Chủng tộc Khmer sẽ cung cấp cho thế giới
bằng chứng, rằng người ta có thể đạt tới chủ nghĩa cộng sản không có
giới hạn chỉ với một cú đánh duy nhất. “Bằng cách này”, Sihanouk có lần
đã nghe con người mắt hí ôn hòa Khieu Samphan ca ngợi, “đất nước
chúng ta sẽ viết tên của nó bằng những chữ vàng vào trong lịch sử như
là đất nước đầu tiên đã thành công trong việc tiến hành Bôn-sê-vích hóa
mà không cần có những bậc trung gian vô dụng.”

Ieng Sary nhấn mạnh không biết mệt tới những thành phần Khmer của
cuộc cách mạng và tính duy nhất của trật tự mới: “Không có gương mẫu
cho cuộc thí nghiệm cách mạng của người Khmer. Chúng ta muốn phát
triển một cái gì đó mà chưa từng bao giờ có trong lịch sử.”

Sau này, người ta muốn phát hiện ra những tương đồng với Hitler và
mang Pol Pot lại gần với Chủ nghĩa Phát xít. Thế nhưng việc dẫn nhập
khái niệm “Holocaust” [Diệt chủng Do Thái] vào trong cuộc cách mạng ở
Campuchia đã che đậy và dấu diếm sự việc thật. Pol Pot không thuộc vào
môi trường Phát xít, mà rõ ràng là thuộc vào trong số các nhà tư tưởng
hệ xã hội chủ nghĩa khinh thường con người đó, những người muốn hiện
thực một sự không tưởng, ngay cả khi điều này lấy đi sinh mạng của hàng
triệu con người. Pol Pot có vị trí của ông ta ở bên cạnh Josef Stalin và
Mao Trạch Đông. Campuchia của Khmer Đỏ khiến cho người ta liên
tưởng tới những trại tù cải tạo gulag.

Sự so sánh với những người Quốc Xã chỉ có giá trị về nhận thức ở điều
rằng cả hai, Pol Pot và Hitler, đã để cho hành động đi theo sau kế hoạch.
Họ đã vượt qua được những ngưỡng cản tự nhiên mà con người tự bảo
vệ mình trước chính bản thân mình. Họ đã làm việc mà trước đó chỉ được
lập kế hoạch và bàn luận.

Giới công chúng thế giới đã nhận ra cả hai tội phạm rất muộn, quá muộn.
Những quy mô như vậy của cái xấu xa cho tới lúc đó chỉ có trong tuyên
truyền. Thế giới của thế kỷ 20 đã trở nên quá hoài nghi để mà có thể tin
vào những câu chuyện kinh khủng.

Giúp đỡ của Trung Quốc trong cuộc thảm sát

Chưa đầy hai tháng sau lần di tản Phnom Penh và giảm thiểu toàn bộ
cuộc sống xuống mức của một xã hội nông nghiệp sơ khai, Pol Pot,
“người anh em số một”, đi cùng với Ieng Sary sang Hà Nội và Bắc Kinh.
Chuyến đi này là bí mật. Lúc đó, không ai ở Phương Tây biết về chuyến
đi này.

Sau khi dừng chân tại Hà Nội, phái đoàn đến Bắc Kinh vào ngày 21 tháng
Sáu 1975. Mao Trạch Đông hết lời khen ngợi các học trò của ông.

Có một bức ảnh chụp “đức Phật già” với Pol Pot và Ieng Sary. Mao giơ
tay trái lên ngang ngực, chỉa các ngón tay ra để nhấn mạnh một ý tưởng.
Đứng ở giữa nhóm là Pol Pot, nhìn Mao với đôi mắt hạnh phúc. Ông ta
tỏa ra một vẻ tự tin và cảm giác biết ơn cho sự đồng ý và khuyến khích
từ người thầy vĩ đại. Mao nhìn Ieng Sary đứng ở bên phải, người hơi cúi
người tới trước trong sự xun xoe khúm núm. “Các đồng chí”, Mao khen
ngợi những người khách từ thành phố ma Phnom Penh, “đã đạt được
một chiến thắng vẻ vang, cái chỉ với một đòn duy nhất đã làm cho xã hội
của các đồng chí trở thành phi giai cấp… Các công xã nông thôn, gồm
nông dân nghèo và nông dân từ giai cấp trung lưu dưới và được thành
lập ở khắp nước, chính là tương lai của chúng ta… Trung Quốc cứ bước
một bước thì các đồng chí Campuchia của chúng ta bước hai bước.”
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot
(giữa) và Ieng Sary

Các thông tin về cuộc đón tiếp chúc mừng ở Bắc Kinh xuất phát từ một
xuất bản của chính phủ hiện thời Heng Samrin, từ quyển “Sách Trắng”
được công bố năm 1984, để ghi nhận lại “các tội phạm của lãnh đạo Trung
Quốc đối với Camphuchia”. Ngay cả khi có thể thấy rõ ý định tố cáo, các
trích dẫn này đối với tôi là đáng tin cậy. Từ chúng, người ta có thể tạo
được một vòng cung mà một thông tin phù hợp vào trong đó như là mảnh
ghép cuối cùng, xuất phát từ một phía không khả nghi và gián tiếp xác
nhận quan điểm của Mao.

Khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon tiến hành chuyến viếng thăm Trung
Quốc mang tính lịch sử của ông trong tháng Hai 1972, đã có một cuộc
trao đổi riêng tư và bí mật đáng ghi nhận với Mao, cái mà Henry
Kissinger trong tập hồi ký đầu tiên của ông đã mô tả lại với một sự tỉ mỉ
khác thường. Vuốt ve, muốn nhận được thiện cảm từ người chủ nhà già
nua, Nixon nói: “Các tác phẩm của Chủ tịch đã làm chuyển động một quốc
gia và làm thay đổi thế giới.”

Không phải là không cảm động, Henry Kissinger tường thuật như vậy,
Mao đáp trả lời khen ngợi này: “Tôi đã không thành công trong việc làm
thay đổi nó. Tôi chỉ có thể làm thay đổi một vài nơi là láng giềng của Bắc
Kinh thôi.”

Đó là lời tự đánh giá của một nhà cách mạng vừa mới đẩy Trung Quốc
vào trong sự hỗn loạn của cuộc Cách mạng Văn hóa, người mà tuy vậy
vẫn không chối bỏ nhận thức tương đối đúng, rằng ông đã không thành
công trong việc đẩy bật xã hội Trung Quốc ra khỏi khuôn khổ. Mao đã làm
thay đổi Trung Quốc, chấm dứt sự bảo hộ bởi các thế lực thuộc địa
Phương Tây và đưa cho đất nước này một chỗ đứng trong giàn hòa nhạc
của các cường quốc. Cuộc cách mạng của ông đã không thể làm thay đổi
một cách cơ bản con người và ý tưởng hướng tới ham muốn và của cải
của nó. Một cái nhìn tới Trung Quốc ngày nay chứng minh cho tính đúng
đắn của tổng kết mang tính phê phán từ người Chủ tịch Vĩ đại.

Vì ông tiến hành cuộc cách mạng của chính ông không đủ cực đoan, vì
cuối cùng thì ông vẫn là một con người thực tế, nhận ra được ranh giới
của cái có thể, và bị các rào cản của bản năng ngăn chận không cho ban
hành mệnh lệnh giết người hàng loạt, việc mà sẽ có một quy mô khổng
lồ ở Trung Quốc, nên Mao đặt hy vọng của ông lên Khmer Đỏ, những
người quyết tâm và sẵn sàng tới cùng cực, để tiến hành trong đất nước
nhỏ bé của họ cuộc thử nghiệm cách mạng không cắt giảm, không thỏa
hiệp, không cần biết tới nạn nhân.
Sau chuyến đi thăm bí mật trong tháng Sáu, Ieng Sary, “người anh em số
hai”, đã có mặt tại Bắc Kinh thêm một lần nữa trong cùng năm 1975, lần
này là một chuyến viếng thăm chính thức mà cũng được tường thuật
trong báo chí. Cùng với Sihanouk, các vị khách được dẫn tới chiếc giường
bệnh của Chu Ân Lai sắp chết.

Con người thực dụng Chu rút từ lần phân tích cuộc cách mạng Trung
Quốc ra một kết luận hoàn toàn khác với Mao Trạch Đông, người mà rõ
ràng tin rằng chỉ tăng cường biện pháp và tốc độ thì mới có thể có chống
lại sự thất bại của cách mạng. Chu nhắc nhở các đồng chí từ Phnom
Penh, hãy học từ những sai lầm của Trung Quốc và tiến hành từng bước
một, chỉ tiếp cận hết sức cẩn thận tới chủ nghĩa xã hội. “Các anh đừng đi
theo ví dụ xấu “Đại Nhảy Vọt” của chúng tôi. Các anh hãy tiến lên từng
bước nhỏ. Đó là biện pháp an toàn nhất để dẫn Campuchia và nhân dân
Campuchia đi đến phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.”

Ieng Sary và Khieu Thirit không muốn cãi lại Chu đang đau ốm. Nhưng
Sihanouk có thể đọc được lời phán xét của họ trên các gương mặt. Họ
mỉm cười “không tin và kiêu ngạo”.

Lời cảnh báo của Chu cũng không được các đồng chí của ông ở Bắc Kinh
lắng nghe. Diễn giải của Mao thắng thế từ đầu tới cuối. Đảng và giới lãnh
đạo quân đội gắn liền mình với cuộc cách mạng ở Campuchia, ủng hộ
Pol Pot về mặt chính trị, và cung cấp tài nguyên vật chất của nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa mà không có chúng thì chính quyền khủng bố
ở Phnom Penh không thể tồn tại lâu được.

Trong tháng Tám 1975, nước Cộng hòa Nhân Dân và “Campuchia Dân
chủ”, như chế độ giết người tự gọi mình như vậy, thỏa thuận một sự hỗ
trợ là một tỉ dollar Mỹ cho thời gian năm năm. Năm mươi phần trăm của
toàn bộ sự trợ giúp mà Trung Quốc đưa ra trong thời gian đó, được chia
về cho Khmer Đỏ. Trợ giúp về quân sự dường như còn không được bao
gồm ở trong đó nữa. Quân đội nhân dân đã – hoài công – cố gắng từ bộ
máy du kích của Khmer Đỏ mà thành lập 23 sư đoàn hiện đại, được trang
bị với pháo binh, xe tăng và thậm chí cả không quân riêng nữa.

Kỹ thuật viên Trung Quốc – và cả một vài người từ Triều Tiên của Kim
Nhật Thành – đã giúp Pol Pot tái khởi động một nền công nghiệp thô sơ.
Con số cố vấn Trung Quốc ở nước Campuchia của Khmer Đỏ được ước
lượng từ 10.000 tới 20.000.

Cho tới khi Mao qua đời trong tháng Chín 1976 và cuộc lật đổ “bè lũ bốn
tên” ngay sau đó, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đứng ở sau
cuộc thử nghiệm cách mạng của Pol Pot, vô điều kiện và với mọi sự giúp
đỡ. Không phải Chu Ân Lai, mà là Mao Trạch Đông đã định nghĩa chính
sách đối với Campuchia. Người Chủ tịch Vĩ đại đã mơ giấc mơ cuối cùng
của ông ta, cái đã mang quốc gia Khmer, đã yếu đi lâu nay, đến bờ vực
thẳm. Một triệu người, một phần bảy người Khmer, đã trả giá bằng mạng
sống cho cơn mê sảng của những kẻ mộng tưởng xã hội chủ nghĩa.

Hoa Quốc Phong, người kế nhiệm Mao trong một thời gian quá độ, tuyên
bố trong tháng Chín 1977 dưới sự hiện diện của Pol Pot: “Các đồng chí
không chỉ tốt trong phá hủy xã hội cũ, mà cả trong xây dựng một xã hội
mới.”

Trong cùng thời gian đó, Phó thủ tướng Trần Vĩnh Quý, một người gian
dối kiểu Hennecke từ cái được cho là công xã gương mẫu Dazhai, người
mà những kẻ xúi giục đã bày sẵn từ ngữ để cho nói, đặt cuộc cách mạng
ở Campuchia lên trên các thành tựu riêng của Trung Quốc, theo đúng ý
của Mao. Bây giờ, hai năm sau chiến thắng, trong chuyến viếng thăm Bắc
Kinh của Pol Pot, Đảng ở Phnom Penh cuối cùng cũng đã tháo bỏ lớp
ngụy trang và bộc lộ danh tính của Angka và của Đảng Cộng sản, cần
phải được khen ngợi đặc biệt, “vì họ đã dám tái định hình xã hội cũ mà
hoàn toàn không lo ngại … Qua cố gắng hết sức mình, họ đã đạt tới
những gì mà những người đi trước đã không thành công.”

Giới lãnh đạo Việt Nam được Bắc Kinh khuyên nên “học cách làm cách
mạng từ người Khmer”. Nếu như có một chính phủ của thế giới có thông
tin tương đối chính xác về tình hình trong vương quốc người chết của Pol
Pot, thì đó là chính phủ ở Bắc Kinh, có đủ người quan sát trong nước để
có thể có được một hình ảnh rõ ràng. Các cố vấn từ Trung Quốc thậm chí
còn không xúc động đứng xem Khmer Đỏ thủ tiêu có kế hoạch và nhất
quán những người đồng hương của chính họ, thiểu số người Hoa ở
Campuchia. Rõ ràng là Bắc Kinh đã không làm gì để giúp đỡ những người
Hoa ở nước ngoài này. Qua im lặng, giới lãnh đạo trong nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa đã nhận lấy sự đồng lõa trong cuộc giết người hàng
loạt ở Campuchia. Không thể tưởng tượng được là việc Khmer Đỏ, phụ
thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ từ Bắc Kinh, cũng có thể thủ tiêu thiểu
số người Hoa khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối.

Pol Pot 1975

Về quan hệ cá nhân của Mao Trạch đông với Pol Pot, người ta không chỉ
dựa trên phỏng đoán. Hoàng tử Sihanouk đã quan sát người sếp của
Khmer Đỏ rất chính xác, và trong lúc đó đã nhận ra được một điều: “Pol
Pot muốn được như là Mao Trạch Đông. Không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của
đất nước mà còn là anh hùng cách mạng.” Thậm chí ông ta còn sao chép
lại phong cách của Mao, khi ông lui vào bí mật trong tháng Tư 1976, biến
mất, để rồi tái xuất hiện một năm sau đó với sự tự tin. Không còn nghi
ngờ gì nữa, Pol Pot đã ngưỡng mộ Mao và đã học từ ông ấy. Nhưng hẳn
là ông ta cũng có tham vọng, cuối cùng sẽ vượt qua mặt tấm gương của
mình về tầm vóc lịch sử.

Khinh thường mối nguy hiểm nguyên tử, Mao đã giải thích trước Trung
ương Đảng ở Bắc Kinh năm 1958: “Ngay cả khi phân nửa nhân loại bị
giết chết trong một cuộc chiến thì điều đó cũng chỉ ít quan trọng.” Trong
một hướng dẫn bí mật của “Văn phòng 870” đầy tai tiếng, Pol Pot đã biến
đổi công thức của Mao một chút: “Ngay cả khi phải hy sinh một triệu người,
Đảng chúng ta không cảm thấy hối tiếc; Đảng chúng ta phải kiên quyết…
Ngay cả khi nói chung là chỉ còn lại hai triệu người ở Campuchia, thì
chúng ta vẫn còn có khả năng tái xây dựng đất nước.”

Một nhà ngoại giao Trung Quốc, người đóng ở Phnom Penh trong thời
của Pol Pot, sau này đã cố thuyết phục nữ nhà báo người Mỹ Elizabeth
Becker tin rằng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh và cả những nhà quan sát trong
nước cũng không biết điều gì cụ thể. Những người thực dụng và những
nhà tư tưởng hệ đã đoán trước như nhau, “rằng có một vài điều đã đi sai
hướng”. Chính phủ của ông thậm chí còn phê bình Pol Pot vì “những sai
lầm cực tả”. Chưa bao giờ mà người ta công nhận Khmer Đỏ là “những
người Mao-ít hiện đại”.

Nếu như đã từng có một suy nghĩ lại về việc liên minh với Khmer Đỏ thì
chỉ sau khi Mao Trạch Đông chết và bè lẽ bốn tên bị bắt. Lúc một phần
ba Trung ương Đảng, những người theo phái cực đoan, bị loại bỏ tại Đại
hội Đảng XI trong tháng Tám 1977 ở Bắc Kinh, không có một phái đoàn
của Khmer Đỏ trong sảnh. Đảng Campuchia thậm chí còn không gửi một
bức điện mừng. Mặc dù vậy, Pol Pot đi đến Bắc Kinh hai tháng sau đó,
cuối tháng Chín 1977, để cho người ta chào mừng mình thật nồng nhiệt.
Đó là lần xuất hiện công khai lần đầu tiên của ông ta như là tổng bí thư
của Đảng Cộng sản Campuchia đã tự cởi bỏ lớp ngụy trang; cũng là bằng
chứng có thể nhìn thấy được đầu tiên cho việc rằng Pol Pot chính là người
mà lịch sử Đảng đã biết trước 1975 như là Saloth Sar. Không thể cảm
nhận được một khoảng cách phê phán từ người chủ nhà Trung Quốc đối
với những người anh hùng cách mạng của họ từ Phnom Penh. Pol Pot là
người khách danh dự vào ngày 1 tháng Mười, ngày thành lập nước Cộng
hòa Nhân dân. Ông ta ngồi với Hoa Quốc Phong trên cùng một khán đài
mà tám năm trước đó Lon Nol còn ngồi ở trên đó. Một cuộc bắn pháo hoa
lớn tạo đỉnh cao cho buổi lễ kỷ niệm Quốc Khánh và cho chuyến đi thăm
chính thức của Pol Pot, đã được giới truyền thông của Đảng nêu bật.

Tình trạng bối rối tạm thời giữa Bắc Kinh và Phnom Penh dường như đã
được nhanh chóng giải quyết. Có thể là giới lãnh đạo mới sau khi lật đổ
bè lũ bốn tên đã phán xét chính sách đối nội của Khmer Đỏ với nhiều e
ngại. Thế nhưng lợi ích quyền lực của nước Cộng hòa Nhân dân là điều
được ưu tiên; và lợi ích đối ngoại của Trung Quốc khuyên nên giữ và
củng cố vị trí chiến lược ở sau lưng Việt Nam. Trong cuộc xung đột đang
dần xuất hiện với Hà Nội, Campuchia là thanh kiếm chỉa vào trái tim của
“người anh em thù địch”. Bắc Kinh đã tiếp tục trợ giúp cho Khmer Đỏ,
ngay cả khi biết rõ rằng chế độ khủng bố đó tra tấn và giết người còn
nhiều hơn trước đó. Năm 1978, các cuộc “thanh lọc” kinh khủng nhất bắt
đầu ở miền tây bắc và đông bắc. Cuộc thảm sát trong “Campuchia Dân
chủ” bây giờ mới lên tới đỉnh điểm của nó.

Giới lãnh đạo mới trong nước Cộng hòa Nhân dân, Đặng Tiểu Bình,
người suy nghĩ và hành động thực dụng như Chu Ân Lai, ít nhất là có cố
gắng tác động lên Khmer Đỏ hay không?

Từ chốn lưu vong ở Bắc Kinh, hoàng tử Sihanouk đã trở về quê hương
trong tháng Chín 1975. Ông chưa từng bao giờ có được ảnh hưởng lên
chế độ của Khmer Đỏ, ngay cả khi ông là người đứng đầu quốc gia trên
danh nghĩa của “Campuchia Dân chủ”. Trong tháng Tư 1976, ông từ chức.
Từ đó, ông sống trong cảnh bị quản thúc tại gia. Người duy nhất từ nhóm
lãnh đạo Khmer Đỏ mà thỉnh thoảng còn tới thăm ông là Khieu Samphan.

Sau khi Sihanouk được giải phóng khỏi cảnh quản thúc tại gia ở Phnom
Penh và bay trở về Bắc Kinh trước khi người Việt Nam tiến vào trong
tháng Giêng 1979, ông nghe được từ miệng của Đặng Tiểu Bình phiên
bản này: “Chúng tôi đã cố gắng. Chúng tôi đã cố hết sức để khiến cho Pol
Pot giảm bớt chính sách cứng rắn của ông đối với người dân của chính
ông ta. Nhưng chúng tôi không thành công được nhiều cho lắm. Vì tôn
trọng chủ quyền của Campuchia nên chúng tôi không thể can thiệp quá
mạnh.”

Thời đó, Sihanouk không để cho ai còn nghi ngờ về việc ông quy một
phần trách nhiệm về cho Trung Quốc trong tội phạm của Khmer Đỏ. Trung
Quốc “đã cứu sống tôi nhưng không cứu sống dân tộc tôi”.

Những tiếng thét không được lắng nghe

Trung Quốc đã giúp đỡ Khmer Đỏ và chấp nhận việc giết người hàng
loạt. Phần còn lại của thế giới cũng đã có tội vì đã không quan tâm tới,
không nói ra, vì đã im lặng dung dưỡng cho một chế độ giết người, chế
độ mà tất nhiên là cố gắng che dấu mình trước những ánh mắt của thế
giới. Hai tuần sau lần di tản Phnom Penh, các nhà quan sát nước ngoài
cuối cùng đã bị đẩy qua biên giới sang Thái Lan. Thế giới còn nhận biết
được lần di cư đó của người dân thành thị. Nhưng rồi câm lặng phủ
xuống “đất nước đang thét lên”. Những tin tức ít ỏi từ các chương trình
phát thanh của chính quyền ở Phnom Penh ít được chú ý tới. Phong tỏa
kín đối với thế giới bên ngoài, Khmer Đỏ đã rảnh tay để tra tấn và giết
người mà tiếng thét của những con người bị hành hạ không được bên
ngoài nghe thấy.

12 Tháng 4, 2005, Phnom Penh, Campuchia. Các đạo Khmer Đỏ: Pol
Pot, Noun Chea, Ieng Sary, Son Sen và những người.

Bây giờ thì những lý lẽ cố tình vô hại hóa đó vẫn còn có tác động, những
cái được nghĩ ra từ thời Lon Nol, những huyền thoại đó về các nhà cách
mạng dân tộc nông dân, trước tiên là người Khmer rồi mới là người cộng
sản. Cả chứng nhận của Sihanouk cho các ý định tốt đẹp của Khmer Đỏ
cũng làm cho công chúng trên thế giới an tâm. Thêm vào đó, nhiều nhà
quan sát còn chịu ấn tượng của lần nước Mỹ can thiệp. Phát hiện những
hành động tàn bạo do Khmer Đỏ tiến hành có được diễn giải như là lời
biện hộ muộn màng cho chính sách của Nixon hay không? Có thể xác
định chắc chắn rằng những thông tin đáng lo đó về tình hình ở Campuchia
có xuất phát từ chính đất nước đó hay không, hay chỉ từ những xưởng
giả mạo của CIA?

Nhiều năm sau, một chuyên gia người Mỹ về Campuchia đã viết một
quyển sách chứa đựng nhiều thông tin, mang tính khiêu khích, đầy sự mù
quáng tư tưởng hệ về thời gian khủng bố của Khmer Đỏ. Sự câm lặng
thời đó của mình trước những tội phạm này đã được ông biện hộ với lý
lẽ sau: Đứng trước những tội phạm của chính mình ở Campuchia, người
Mỹ, những người không thể theo dõi sự phát triển mới với ít nhất là một
sự lạc quan đầy đủ, nên câm miệng.”

Tham gia trấn an những người dẫn đầu thường rất nhạy cảm ở bên cánh
tả cũng là một thiện cảm nhất định về tư tưởng hệ, cái thiện cảm dựa trên
điều là ít ra thì người Khmer Đỏ vẫn hứa hẹn tiến bộ, cố gắng xây dựng
một thế giới tốt hơn và công bằng hơn. Nạn nhân của sự tiến bộ tác động
rất ít lên tình cảm của những con người tiến bộ khi so với nạn nhân của
phản động. Cơ chế này đã từng có tác động đầy tai hại của nó, khi đại đa
số giới trí thức phê phán, đứng trước mối đe dọa qua nước Đức của Hitler,
đã cương quyết nhắm mắt trước những cuộc “thanh lọc” đáng sợ của
Stalin, trước những lần giết hàng loạt người Kulak và sau này là trước
những trại cải tạo lao động.

Nhưng cũng có một nguyên nhân khách quan cho việc công chúng trên
thế giới ít chú ý tới như vậy. Không ai có thể đi vào nước để tận mắt nhìn
thấy tình hình. Campuchia đã tự cô lập. Điểm quan sát duy nhất để nhìn
vào trong nước vài trăm mét là trạm biên giới Aranyaprathet, nằm cách
Bangkok khoảng 200 ki-lô-mét về phía đông nam. Từ thành phố nhỏ bé,
không có gì nổi bật của Thái Lan này có một con đường thẳng tắp dẫn ra
ngoài, tới biên giới với Campuchia ở cạnh một con sông nhỏ có một cây
cầu sắt bắt qua.

Cũng như bất cứ thông tín viên nào khác, tôi đã nhiều lần cùng với đội
quay phim của tôi đi từ Bangkok tới Aranyaprathet, để dùng ống kính tiêu
cự lớn mà quay những người lính Khmer Đỏ bằng xương bằng thịt ngồi
trong một cái nhà nhỏ bằng gỗ ở bên kia của cái cầu dài độ khoảng hai
mươi mét, đang dùng ống nhòm nhìn qua phía Thái Lan. Những người
lính Khmer mặc đồ đen cố gắng ẩn mình, không để cho quan sát và quay
phim. Ỏ giữa cầu có một cuộn dây kẽm gai đánh dấu biên giới.

Dân buôn người Thái trên những chiếc xe gắn máy kêu ầm ầm chạy dưới
cây cầu trên lòng sông qua phía bên kia. Họ chở gạo, thuốc lá, xà phòng
và dầu. Họ để cho người ta trả bằng vàng, bạc hay dollar Mỹ hay tiền của
họ, bath, cho những thứ hàng hóa này. Thỉnh thoảng cũng có một bà buôn
bán quay trở về với hai cái thúng đầy cá khô. Cá này xuất phát từ Tonle
Sap, từ cái hồ nội địa lớn cách đó chưa tới 100 ki-lômét. Trong mùa thu
1975, người ta được phép rút ra kết luận nào khi một đất nước đổi protein
động vật lấy gạo là lương thực cơ bản? Thời đó chúng tôi đã phỏng đoán
về một “cuộc khủng hoảng cung cấp”, có thể là một “nạn đói”, chỉ được
làm giảm bớt đi một ít qua giao thông buôn bán nhỏ ở biên giới với Thái
Lan.

Vào ngày 17 tháng Tư 1976, tròn một năm ngày di tản Phnom Penh,
chúng tôi ở Aranyaprathet đã nhận được những mẩu tin mà người ta có
thể ghép lại thành một hình ảnh kinh hoàng. Khmer Đỏ đã ngưng mọi giao
thông ở biên giới, yên lặng chết người ở trên cây cầu, các đội lính canh
còn ngờ vực nhiều hơn và nhút nhát hơn là năm vừa qua.

Trong lúc tìm hiểu, Henri Becker đã giúp chúng tôi như là người thông
dịch, một nhà báo người Pháp nhỏ người với một gương mặt đầy thẹo
mà dấu vết của hai mươi năm làm việc ở Campuchia của ông được đào
chôn ở trên đó. Becker thuộc trong số những người ngoại quốc cuối cùng
bị trục xuất ra khỏi Phnom Penh sau chiến thắng của Khmer Đỏ. Kể từ
lúc đó, ông sống ở Thái Lan, nơi ông đánh giá các chương trình tin tức
của Đài phát thanh Phnom Penh và thu thập thông tin trong các trại tỵ
nạn. Henri Becker đã giúp chúng tôi tìm nhân chứng trong một trại tỵ nạn,
những người mà lời nói của họ không chỉ đáng tin mà Becker còn có thể
kiểm nghiệm và xác nhận chúng qua thông tin từ những người tỵ nạn
khác. Cuối cùng, chúng tôi chọn lựa được ba người Khmer mô tả lại trải
nghiệm của họ trước ống kính của chúng tôi.

Một người buôn bán từ tỉnh Battambang ở gần Aranyaprathet: “Các điều
kiện lao động thật khó mà có thể chịu đựng được. Người Khmer Đỏ yêu
cầu làm việc tận lực. Chúng tôi sống giống như tù nhân trong chính đất
nước của chúng tôi. Không có thuốc chữa bệnh hiện đại cho người bệnh.
Người ta chỉ còn điều trị với thảo dược và y học truyền thống. Tôi đã chính
mắt nhìn thấy lính Khmer Đỏ dùng cuốc đập chết sáu học sinh trung học.
Họ đã mổ bụng họ lấy mật để dùng chúng làm thuốc chữa bệnh. Chính
tôi đã phải chôn các xác chết đó.”

Một học sinh trung học 17 tuổi từ thành phố Sisophon trong tỉnh
Battambang láng giềng: “Tôi đã nhìn thấy một biển máu thật sự mà Khmer
Đỏ đã gây ra trong số học sinh và sinh viên. Tôi không biết tại sao họ lại
tàn ác như vậy đối với học sinh và sinh viên. Có lẽ khó ra lệnh cho chúng
tôi. Họ bị trói quặc tay ra sau lưng. Rồi họ bị đập chết bằng cuốc. Tôi đã
tận mắt nhìn thấy các tội phạm đó.”

Một sinh viên 20 tuổi vừa tới trại trước đó bốn tuần: “Một ngày nào đó, tôi
nhìn thấy một chiếc xe tải chạy qua làng, có độ khoảng 30 người lính Lon
Nol đứng ở trên xe, trong số đó cũng có cả chú tôi, một thiếu úy của quân
đội cũ. Ít lâu sau, chiếc xe tải trên đường trở về lại chạy ngang qua làng.
Tôi có thể nhận ra những xác chết chồng chất lên nhau xe. Trải nghiệm
này là nguyên nhân khiến tôi bỏ trốn.”

Henri Becker đã nghe được một phiên bản thủ tiêu quân lính rất giống
như vậy với mô tả địa điểm trùng hợp. Chúng tôi tin các nhân chứng đó,
và từ đó không để cho nghi ngờ nào còn xuất hiện trong tường thuật của
chúng tôi, rằng người dân Campuchia sống dưới một chế độ khủng bố
đáng sợ. Chúng tôi đã dám khẳng định rằng Khmer Rouges đã tiến hành
giết người hàng loạt mà các nhà quan sát ở ngoài không thể xác định
được quy mô của cuộc thảm sát.

Cùng thời gian đó, vào ngày 19 tháng Tư 1976, một tường thuật về cuộc
khủng bố của Khmer Đỏ xuất hiện trên tạp chí Mỹ Time. Các tác giả ước
lượng có từ 500.000 tới 600.000 người, một phần mười dân số, đã chết
vì khủng bố, bệnh tật hay đói ăn. Các nhân chứng do Time phỏng vấn đã
thuật lại những câu chuyện ghê rợn hoàn toàn giống như những người
Khmer đứng trước ống kính của chúng tôi. Trong Campuchia của Khmer
Đỏ, một người tỵ nạn tổng kết tình hình như vậy, “chết đi tốt hơn là sống
sót”.

Số phận đẫm máu của người Khmer ở trước mắt, chúng tôi đã quay phim
“người anh em số hai”, Ieng Sara, và Khieu Samphan mang vẻ trí thức,
hoàn hảo trong hình thức, tại lần xuất hiện công khai lớn đầu tiên ở nước
ngoài của họ vài tháng sau đó: trên phi trường của Colombo ở Sri Lanka,
nơi hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia không liên kết diễn ra trong
tháng Tám 1976. Một chiếc máy bay đặc biệt của Trung Quốc chở hai
lãnh tụ tới. Với mắt sáng ngời, hoàn toàn nằm trong nhận thức về vai trò
cách mạng đặc biệt của họ, mặc y phục kiểu Mao, Ieng Sary và Khieu
Samphan bước xuống cầu thang máy bay.

Đó là những tên quái vật từ Phnom Penh, những kẻ đồng hành của Pol
Pot, những người đã biến đất nước của họ thành một vương quốc của
người chết. Và không ai la ó, không ai phản đối, giơ cao biểu ngữ hay
băng rôn tố cáo những vụ giết người ra trước mặt họ. Họ được chào
mừng như những nhân vật quan trọng: bởi nữ thủ tướng Sri Lanka, bà
Bandaranaike, và từ một đại đội danh dự; sau khi bước ngang qua dàn
chào, quốc ca được hát lên.

Không ai muốn biết về những tội phạm, về sự khủng bố ở Campuchia.


Hội nghị thượng đỉnh của phe không liên kết hướng đến những đề tài lớn
của chính trị thế giới: “Chủ nghĩa Đế quốc” Mỹ, đàn áp dân tộc Palestine,
vấn đề chủng tộc ở Nam Phi và nhiều đề tài quan trọng khác. Không ai
nói về số phận của người Khmer bị hành hạ.

Với sự phẫn nộ, chúng tôi đã mô tả cảnh tượng đó trong một phóng sự
truyền hình cho chương trình “Panorama”. Chính trị có liên quan tới lợi
ích, có định hướng tới tính hữu dụng, không phải đến đạo đức hay còn
đến tính nhân đạo nữa, điều này thì tôi biết rõ. Tôi cũng tự xếp mình vào
hàng những người thực tế, biết nhận định của [Thủ tướng Đức] Bismarck:
“Chính phủ nào cũng chỉ lấy lợi ích của họ làm thước đo cho hoạt động
của họ, dù họ có che đậy những điều đó với các lập luận pháp lý hay tình
cảm như thế nào đi chăng nữa.”

Nhưng hiếm khi nào mà tôi nhận thức được sự tàn ác của chính trị, tính
vô nhân đạo của những luật lệ sắt đá của nó như tại hội nghị thượng đỉnh
của Colombo, nơi không một ai nghĩ rằng mình có quyền hỏi đến những
nạn nhân ở Campuchia, đến những người nông dân chất phác, xa lạ với
chính trị, hoàn toàn vô tội, những người phụ nữ, người già và trẻ em,
những người đã chết đói hay bị đập chết bằng cuốc. Tôi chưa từng bao
giờ có thể bác bỏ được hoàn toàn sự nghi ngờ, rằng một dân tộc da trắng
hay theo Kitô giáo trong một tình huống tương tự như vậy sẽ không phải
trải qua một sự thờ ơ giống vậy.

Trong mùa Xuân 1976, linh mục người Pháp François Ponchaud đã xuất
bản một loạt bài trên Le Monde về những sự dã man ở Campuchia,
những cái chẳng bao lâu sau đó cũng được xuất bản thành sách:
“Cambodia: Year Zero”. Gần như đồng thời, quyển sách của các tác giả
viết cho Digest, John Barron và Anthony Paul, cũng được xuất bản:
“Murder in a gentle land”, đã xác nhận hình ảnh của một chế độ khủng bố
tàn bạo mặc cho tất cả các sai lầm trong tiểu tiết và mặc cho lầm lỗi về tư
tưởng hệ.

Các tường thuật và sách về tình cảnh khủng khiếp ở Campuchia không
gây ra nhiều tiếng vang. Phần lớn nhân chứng đúng là xuất phát từ giới
khá giả của những thành phố lớn và từ những người theo Lon Nol trước
đây. Vì nhiều nhà quan sát không thể vượt qua được ác cảm của họ đối
với giới tư sản cũ nên họ cũng không muốn tin vào các thông tin về sự
khủng bố của Khmer Đỏ. Đa số người Khmer đã phải trả một cái giá khủng
khiếp cho hình ảnh không tốt của giới tinh hoa cũ.

Vào ngày 31 tháng Ba 1977, Jean Lacouture, người đã cùng tạo dấu ấn
cho hình ảnh của Việt Cộng và Khmer Đỏ ở Phương Tây mà hiếm ai bằng,
chính xác hơn: vẽ chủ yếu là tốt đẹp và anh hùng, đã nhân quyển sách
của linh mục Ponchaud mà mang lại danh dự cho nhận thức mới.
Trong The New York Review, ông công bố một bài nhận xét đã làm công
chúng ngạc nhiên qua tính tự phê phán thành thật của nó:

“Mỗi một người trong số chúng ta, những người đã từng ủng hộ cho sự
việc của Khmer Đỏ, chỉ có thể đọc quyển sách của François Ponchaud
với sự hổ thẹn. Tất cả những người trong chính phủ của Nixon cũng nên
hổ thẹn, những người đã ném bom và hủy hoại Campuchia, cái đã góp
phần lật đổ Sihanouk… Quyển sách đã khiến cho các nhà báo đó phải
đau đớn, những người sau vụ thảm sát 17 đồng nghiệp của chúng ta
trong tháng Tư và tháng Năm 1975 đã cố gắng giải thích cái chết của họ
như là rủi ro nghề nghiệp trong một cuộc chiến du kích hỗn loạn. Thật sự
thì những đồng nghiệp đáng thương của chúng ta đã bị giết chết, một vài
người, bây giờ thì chúng ta biết được, đã bị đập chết bằng cuốc, được
tiến hành từ những người lính kiên quyết của Khieu Samphan…Khi
những người nói về Chủ nghĩa Marx có thể phát biểu, như Ponchaud đã
trích dẫn một người như vậy, rằng chỉ 1,5 tới 2 triệu người Campuchia trẻ
tuổi trong tổng số 6 triệu người là đủ để xây dựng một xã hội thuần khiết
mới, thì người ta còn không thể nói tới một sự dã man được nữa; con
người dã man nào đã có thể hành động được như vậy? Làm việc ở đây
là sự điên rồ.”

Đứng ngược lại là phán xét của tác giả người Thụy Điển Jan Myrdal, con
trai của một cặp vợ chồng nổi tiếng, người được Khmer Đỏ cho phép đi
vào nước năm 1978 và tận mắt quan sát tình hình. Myrdal chỉ nhìn thấy
những gì ông muốn thấy, tức là công cuộc xây dựng “một vương quốc
của sự công bằng. Thomas Müntzer và những người nông dân thế kỷ 16
của ông hẳn là sẽ cảm thấy dễ chịu trong đất nước này.”

Trong mùa xuân 1978, một đội truyền hình Nam Tư được phép quay trong
Campuchia của Khmer Đỏ, và thậm chí còn được phép phỏng vấn Pol
Pot nữa. Những sự việc khinh khủng đó không được nói đến trong phim.
Điểm cốt lõi chỉ được gián tiếp chiếu sáng. Mặc dù vậy, những hình ảnh
đó vẫn có một lực diễn đạt mạnh, gây sốc và để cho người xem cảm nhận
được rằng ở đó người ta đã hiện thực địa ngục nhiều hơn là thiên đàng.
Nhân vật duy nhất mỉm cười vui vẻ trong phim là tổng bí thư Pol Pot.

Con người ở Campuchia chỉ có thể được giúp đỡ qua một chiến dịch quốc
tế, qua áp lực và trong trường hợp cần thiết thì qua can thiệp bằng quân
sự từ bên ngoài. Pin Yathai, một kỹ sư trẻ, mà chúng tôi nhờ anh mới có
được một mô tả đầy ấn tượng của cuộc di tản Phnom Penh, đã trốn được
sang Thái Lan năm 1977. Chẳng bao lâu sau đó, anh đã thuyết trình ở
Mỹ và Tây Âu, và xin hãy giúp đỡ cho người dân của anh. Anh ủng hộ
một can thiệp từ bên ngoài, ủng hộ “làm một điều gì đó chống lại Khmer
Đỏ”. Các quốc gia Phương Tây, anh đã thất vọng ghi nhận lại trong hồi
ký, “thể hiện sự bất lực và không can thiệp”.

Theo tôi biết, chỉ có thượng nghị sĩ Mỹ George McGovern, một nhà phê
phán lâu năm chính sách Việt Nam của Washington, người với kế hoạch
hòa bình của ông đã bị đánh đại bại trong lần ra tranh cử tổng thống với
Richard Nixon, là nắm lấy và ủng hộ công khai các ý tưởng của một chiến
dịch cảnh sát quốc tế. Người thượng nghị sĩ từ Nam Dakota, một trong
số rất ít chính khách không những chỉ suy nghĩ trong các thể loại của sự
khả thi mà còn cả trong thể loại của mong muốn, đã bị chỉ trích và chế
diễu vì đề nghị của ông. Người ta đã phải phá vỡ các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế cho một sự can thiệp từ bên ngoài. Khái niệm chủ
quyền lẽ ra cần phải có một diễn giải mới. Lẽ ra đã cần tới những công
thức và định nghĩa rõ ràng, để việc can thiệp vào trong công việc nội bộ
của một quốc gia có chủ quyền không bị thoái hóa từ một vấn đề của luật
lệ thành một vấn đề của quyền lực.

Các khó khăn trong lúc hợp thức hóa một sự can thiệp như vậy là rõ ràng.
Nhưng sự thật cũng rõ ràng, là các phương tiện mà giới lãnh đạo nhà
nước dùng để tiến hành tội phạm chống lại chính người dân của họ đã
liên tục tăng lên trong thế kỷ này. Những kẻ mang ảo tưởng, những kẻ
liều lĩnh, những con người mơ mộng và nhà tư tưởng hệ không có trách
nhiệm ngày càng hay nắm được quyền lực nhiều hơn. Cộng đồng các
dân tộc văn minh có thể và được phép khoanh tay đứng nhìn khi những
người như Pol Pot hay Idi Amin ở Uganda đẩy hàng trăm ngàn người đi
tới cái chết hay không?

“Lẽ ra thì được, nhưng mà không được”, Wilhelm Liebknecht đã từng nói
như vậy vào cuối thế kỷ trước về cuộc tổng đình công. Vấn đề của một
chiến dịch cảnh sát quốc tế vì vậy mà cũng vẫn không được giải quyết.
Thanh sắt quá nóng để mà có thể chạm tay vào. Người Khmer sẽ không
phải là dân tộc cuối cùng bị chính những người lãnh tụ của mình hành hạ,
giết hại và làm cho suy nhược mà các nạn nhân không được phép hy
vọng vào một sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Tuyên truyền và xâm lược

Không phải để giải phóng dân tộc Khmer ra khỏi sự khủng bố của Pol
Pot mà là từ lợi ích quốc gia nên giới lãnh đạo Việt Nam đã quyết định
can thiệp quân sự vào Campuchia trong mùa xuân 1978 và xua đuổi
Khmer Đỏ ra khỏi Phnom Penh. Đã có những trận đánh đẫm máu diễn ra
trước đó dọc theo biên giới dài của hai nước. Khmer Đỏ liều lĩnh tấn công
vào lãnh thổ Việt Nam sâu có cho tới 30 ki-lô-mét. Gần thành phố Hà Tiên
ở miền nam Việt Nam cạnh biển Đông, họ đã gây ra một biển máu trong
tháng Ba 1978.
Công an nhân dân vũ trang An Giang trên trận địa đánh trả quân Khmer
Đỏ năm 1978.

Chính phủ Hà Nội nhanh chóng mang một nhóm thông tín viên Phương
Tây tới Hà Tiên, những người cần phải tự thuyết phục lấy chính mình
bằng cách tận mắt nhìn thấy vụ thảm sát người dân thường ở đó. Chuyến
đi của giới nhà báo này mở đầu cho một chiến dịch tuyên truyền chống
chế độ khủng bố của Pol Pot, cái mà chẳng bao lâu sau đó cỗ máy báo
chí của toàn bộ khối Đông Âu cũng tham gia vào. Tài liệu cũng thuyết
phục được các truyền thông Phương Tây bây giờ bắt đầu tường thuật về
các việc làm kinh khủng của Khmer Đỏ.

Với chiến dịch đó, Việt Nam chuẩn bị trước cho giải pháp quân sự. Cuộc
xâm lược Campuchia của họ bây giờ có thể được biện giải như là hành
động cứu thoát dân tộc Khmer đang bị hành hạ; và thật ra ngay cả khi đó
là về lợi ích quốc gia của Việt Nam thì chính Pol Pot đã cung cấp nguyên
cớ để cho chiến dịch chống lại chế độ của ông ta xuất hiện như là một
hành động nhân đạo.

Ở tỉnh lỵ Ban Mê Thuột nằm trên cao nguyên tại miền Nam, ở đó, nơi
“Chiến dịch Đại thắng Mùa xuân” 1975 đã bắt đầu ở đó trong tháng Ba và
đã dẫn tới chiến thắng nước Mỹ, chiến dịch chống Campuchia cũng được
bắt đầu trong đêm Giáng Sinh 24 tháng Mười Hai 1978.

Từ Ban Mê Thuột, con đường số 14 dẫn tới biên giới cách đó chừng 50
ki-lô-mét. Tướng Hong Can, người chỉ huy chiến dịch, được xem là
chuyên gia về Đông Campuchia. Trong chiến tranh chống Lon Nol, ông
đã chỉ huy các đơn vị Việt Nam ở trong vùng này. Mũi thứ hai tiến về
Phnom Penh được đặt tại đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều sư đoàn Việt
Nam tiến sang Campuchia trên đường số 1 và số 7.

Trước khi quyết định quân sự được đưa ra, cả hai bên đã xây dựng vị trí
của mình cho thời gian sau đó. Hoàng tử Sihanouk một lần nữa lại là quân
bài joker trong trò chơi. Chính phủ ở Hà Nội rất thích có ông trong tay, để
tạo chỗ dựa chính trị cho chính phủ mới. Với Sihanouk ở bên mình, người
Việt Nam lẽ ra đã có thể chính danh hóa được cuộc xâm lược Campuchia
của họ về mặt chính trị. Một Sihanouk ở phía bên kia sẽ gắn lên chiến
dịch của họ vết dơ của sự chiếm đóng trái phép.

Vào ngày 2 tháng Giêng 1979, những đơn vị Việt Nam đầu tiên bắt đầu
tiếp cận các tiền đồn của thủ đô Phnom Penh. Họ gởi hai nhóm sapper,
lực lượng đặc biệt cho chiến tranh du kích trong thành phố, qua sông
Tonle Sap để bất ngờ bắt cóc hoàng tử Sihanouk trong ngôi nhà quản
thúc ông. Các sapper bị phát hiện và bị hạ sát chỉ còn một người duy nhất.
Bây giờ thì cả Khmer Đỏ cũng nhận ra tầm quan trọng mới của Sihanouk.
Vào ngày 5 tháng Giêng, khi đã nghe được tiếng ồn chiến sự trong trung
tâm thành phố, Pol Pot gửi lính của ông ta để mang Sihanouk từ căn hộ
của ông trong ngôi nhà khách chính phủ hai tầng cạnh bờ sông Tonle Sap
sang một ngôi biệt thự mà thống đốc Pháp trước đây đã cư ngụ ở trong
đó. Ở đó, vào đêm trước của chuyến chạy trốn ra khỏi Phnom Penh, Pol
Pot tiến hành cuộc trao đổi thứ nhì với Sihnouk. Lần gặp gỡ đầu tiên cách
đó đã gần sáu năm. Nó đã diễn ra trong chuyến đi vào “vùng giải phóng”
của Sihanouk.

Ngay từ thời đó, Pol Pot cũng đã gây ấn tượng cho người hoàng tử. Viên
tổng bí thư, Sihanouk đã tường thuật như vậy, rất đáng yêu và thân thiện,
một người đàn ông có sức hấp dẫn, người có thể mỉm cười, một chủ nhà
toàn hảo, kể chuyện thu hút tới mức người ta có thể lắng nghe ông ta
hàng giờ liền.

Bây giờ, tại cuộc trao đổi lần thứ hai, Pol Pot dùng mọi sức hấp dẫn có
được để người hoàng tử ở lại bên phía “của Campuchia”, và điều đó có
nghĩa thật sự là ở bên phía của Khmer Đỏ. Viên tổng bí thư chào mời
Sihanouk một chiếc máy bay đặc biệt, sẽ chở ông sang Bắc Kinh, để ông
đại diện cho lời lên án Việt Nam trước Liên Hiệp Quốc.

Ieng Sary cũng không muốn bỏ qua ác cảm của ông đối với người hoàng
từ trong tình huống này. Ông chỉ muốn cho Sihanouk ra nước ngoài cùng
với công chúa Monique. Do thiếu chỗ, Ieng Sary lập luận như vậy, nên
các thành viên còn lại của gia đình không thể đi cùng. Rõ ràng là “người
anh em thứ hai” muốn có một vài con tin để buộc Sihanouk phải tuân lời.

Pol Pot dường như thực tế hơn Ieng Sary nhiều. Ông ta đã nhận ra được,
rằng bây giờ Sihanouk có thể đưa ra điều kiện, và vì vậy mà bắt đầu vuốt
ve người hoàng tử, nịnh hót ông để làm giảm bớt sự cay đắng mà ba năm
quản thúc tại gia, sỉ nhục và đe dọa đã mang lại.

“Hoàng tử”, Pol Pot nói, “tôi muốn xin lỗi vì đã để đồng chí Khieu
Samphan đại diện cho tôi ở chỗ ngài.” Trong lúc đó, Pol Pot cúi người
xuống đúng mức, xếp hai tay lại trước ngực theo truyền thống. Ông
thường tránh từ “tôi” trong lúc nói, điều được Sihanouk ghi nhận tỉ mỉ.
Thay vào đó, viên tổng bí thư nói “người hầu của ngài”, như phép tắc của
hoàng cung yêu cầu.

“Ngài tự do. Ngài có thể đi sang Trung Quốc thường xuyên như ngài
muốn”, Pol Pot nói. “Khi ngài trở về, chúng tôi sẽ nhiệt liệt hoan nghênh
ngài. Khi ngài quyết định ở lại vói chúng tôi một vài ngày, thì chúng tôi sẽ
rất vui mừng.”
“Ồ, thật sự à?” Sihanouk đáp trả. “Tôi rất cảm ơn ông.”

“Trong vòng hai tháng”, người tổng bí thư nói trong cuộc trao đổi kéo dài
tổng cộng bốn tiếng đồng hồ, “chúng tôi sẽ tiêu diệt người Việt.”

“Nhiệt liệt chúc mừng, ông tổng thống, nhiệt liệt chúc mừng”, Sihanouk
trả lời.

Ngay trong ngày hôm đó, người hoàng tử rời Phnom Penh với đoàn tùy
tùng trên một chiếc Boeing 707. Người hoàng tử xếp vào va li của ông
một bộ com-lê ngoại giao sậm màu cho lần xuất hiện trước Liên Hiệp
Quốc, nhưng cả một đôi xăng đan Hồ Chí Minh cho trường hợp ông lại
phải bắt đầu cuộc chiến đấu từ trong rừng rậm.

Vào ngày 6 tháng Giêng, các lãnh tụ Khmer Đỏ bỏ chạy ra khỏi thủ đô.
Họ trốn về tới biên giới với Thái Lan, nơi mà họ tụ tập những phần còn lại
của lực lượng họ. Vào ngày 7 tháng Giêng, người Việt tiến quân vào
Phnom Penh. Họ lắp đặt một chính quyền mới: chính phủ của người sĩ
quan Khmer Đỏ Heng Samrin đã bỏ hàng ngũ chạy sang.

Ở Bắc Kinh và New York, hoàng tử Sihanouk cuối cùng cũng thố lộ tâm
tư. Sihanouk nói thẳng sự thật, việc đã làm mất lòng những người Trung
Quốc bảo trợ ông, những người từ hiện tại nhìn rất xa vào tương lai. Ông
phải câm lặng và chịu đựng ba năm dài. Bây giờ thì ông muốn nói. Bây
giờ ông muốn tiết lộ toàn bộ sự thật về các tội phạm của Khmer Đỏ.

Trái tim vỡ òa. Lúc cười lúc khóc, người hoàng tử ta thán, với giọng nói
the thé và thật to, các tội phạm của Khmer Đỏ. Ông, vị vua trước kia, bây
giờ cất tiếng nói cho quốc gia. Và giới báo chí thế giới lắng nghe ông trong
các hội nghị và trong những cuộc phỏng vấn kéo dài nhiều giờ liền. Ông
nhớ lại ngày càng nhiều chi tiết về thời gian khủng khiếp ở Phnom Penh.
“Pol Pot có thể là một người yêu nước”, ông nói như vậy trước giới báo
chí ở New York, “nhưng ông ta là một tên đồ tể. Ông ta đối xử với nhân
dân Campuchia giống như đối xử với trâu bò, chỉ dùng để làm công việc
lao động cưỡng bức, và như heo, chỉ để đưa vào lò mổ.”

Người Việt, ông hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều này, đã xâm chiếm
đất nước ông và chiếm giữ nó. Cộng đồng các quốc gia không được phép
bỏ qua một sự vi phạm luật pháp như vậy. Nhưng người Việt đã xua đuổi
người Khmer Đỏ, những tên quái vật và giết người đã hành hạ và giết
chết dân tộc ông. Người dân ở Campuchia, đó là cốt lõi thông điệp của
ông, sợ Khmer Đỏ còn nhiều hơn là sợ người Việt. Họ không bao giờ
được phép tái chiếm quyền lực.
Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh đã để cho người hoàng tử hoạt động, nhưng
không tham gia vào lời tố cáo của ông chống Pol Pot. Bây giờ, sau khi
Việt Nam tiến quân vào Campuchia, liên minh với Khmer Đỏ lại càng
không thể thiếu được. Khmer Đỏ, theo đánh giá của Trung Quốc, là lực
lượng duy nhất có thể gửi ra chiến trường chống những người Việt chiếm
đóng với triển vọng thành công. Từ những lý do về nguyên tắc, Đảng ở
Bắc Kinh đã quyết định như vậy, công chúng thế giới phải quên đi các tội
phạm của quá khứ, những cái mà theo quy định đã được vô hại hóa thành
“lỗi lầm”. Cuộc khủng bố đã là lịch sử. Tương lai có ưu tiên trước quá khứ.
Chỉ người Khmer Đỏ là có thể bắt buộc Hà Nội chấm dứt cuộc phiêu lưu
ở Campuchia.

Với tính bất cần đáng ngạc nhiên và với một sự kiên nhẫn gần như vô
tận, giới lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu tạo hiệu lực quốc tế cho chính sách
thực tế đầy đau đớn và phi đạo đức này. Người ta có thể khinh miệt
Khmer Đỏ và thậm chí căm thù, nhưng không thể bỏ qua được tác động
quân sự-chính trị của họ.

“Đi dưới nước thì cá sấu chờ, đi trên cạn thì cọp ăn thịt”, một câu tục ngữ
của Campuchia tiên tri như vậy. Nó mô tả rất hình tượng tình thế mà bây
giờ Sihanouk đang ở trong đó. Ông nhận thấy là không thể tránh được
sự chọn lựa giữa hai cái xấu. Trước Liên Hiệp Quốc và trước công chúng
thế giới, ông đã chọn một vị trí trung dung, cái cho phép ông lên án cả hai
phía về ngắn hạn.

Là người dẫn đầu đất nước của mình , ông trước sau gì thì cũng phải bị
bắt buộc. Người hoàng tử cảm thấy không có khả năng chịu đựng được
áp lực. Lần đầu tiên, ông cố chạy trốn ra khỏi trách nhiệm của ông.

Một đội cận vệ của Khmer Đỏ đã tháp tùng Sihanouk sang Mỹ trong tháng
Giêng 1979. Đó tức là sự tự do mà Pol Pot đã hứa hẹn với ông trong lần
trao đổi từ giã! Khmer Đỏ trong quần áo dân sự đứng gác trước những
căn phòng riêng tư của ông trong khách sạn “Waldorf Astoria”, những
người theo dõi và do thám ông đúng như Ieng Sary đã làm như vậy trước
kia. Ngay ở nước ngoài Phương Tây, ông vẫn còn là một con tin của
Khmer Đỏ.

Vào ngày 13 tháng Giêng 1979, nhờ vào sự giúp đỡ của điệp viên Mỹ,
những người mà vào buổi chiều ông đã nhét tờ giấy ghi lời khẩn cầu xin
được trợ giúp vào tay họ như tiền típ, Sihanouk và công chúa Monique đã
trốn thoát ra được khỏi khách sạn mà đội canh gác không nhận ra được
là ông đã biến mất. Sihanouk đặt hy vọng của ông vào chính khách và là
nhà ngoại giao da đen Andrew Young, đại sứ của Tổng thống Carter tại
Liên Hiệp Quốc. Ông chạy trốn vào văn phòng của ông ấy trong tòa nhà
Liên Hiệp Quốc. Hai tuần trước chuyến đi thăm Hoa Kỳ được chuẩn bị rất
kỹ lưỡng của Đặng Tiểu Bình, Sihanouk nộp đơn xin tỵ nạn chính trị ở
Washington. Andrew Young thông báo ngay tức khắc cho viên đại sứ
Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc. Hai nhà ngoại giao lo ngại, rằng lần thay
đổi chiến tuyến kèm theo những ồn ào không thể tránh khỏi của Sihanouk
sẽ đè nặng lên chuyến đi thăm của Đặng, cái mà cả hai bên đều đặc biệt
quan tâm tới sau cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam.

Sau những cuộc trao đổi thật lâu và đầy lo lắng, những cái đã kéo dài cho
tới sáng, người ta tìm ra được một giải pháp tạm thời, để ngỏ cho tất cả
các lựa chọn. Hoàng tử Sihanouk để cho người ta đưa ông vào Lennox
Hill Hospital ở New York, nơi ông có thể nghỉ ngơi hồi phục lại từ những
mệt mỏi và căng thẳng về tinh thần, nơi trước hết là ông có được thời
gian thêm một lần nữa để suy nghĩ về các kế hoạch chính trị của ông. Với
một cơn bệnh nặng, lần biến mất của Sihanouk có thể được giải thích một
cách đáng tin cho công chúng.

Chính phủ Carter thông báo cho Sihanouk biết trong những ngày sau đó,
rằng ông có thể được tỵ nạn, rằng qua đó mà ông sẽ không còn có ảnh
hưởng tới chính trị nữa. “Ông chạy trốn Khmer Đỏ?” Phó quốc vụ khanh
Holbrooke hỏi ông. “Ai cũng biết là ông đã có lần cắt đắt với họ rồi. Ông
chạy trốn ra khỏi nước ông và trước sau gì thì cũng không thể trở về được
nữa? Ai còn giúp ông?”

Ở Mỹ, ông không được hoan nghênh. Nước Pháp chỉ cho phép ông tỵ
nạn khi ông không tham gia chính trị và cũng không cho phỏng vấn, như
đại sứ Pháp báo cho ông biết. Ở Hà Nội, người ta từ chối người hoàng
tử. Trước sau gì thì ông cũng không thể đi theo con đường này được.
Ông không muốn đưa mình ra để hợp thức hóa cuộc xâm lược và chiếm
đóng của Việt Nam. Người hoàng tử kiệt sức chỉ còn con đường trở về
chiếc lồng vàng.

Quyết định được đưa ra khi Đặng đang ở Washington và chính phủ Mỹ
sắp xếp một cuôc gặp gỡ với Sihanouk trong Blair House, ngôi nhà khách
chính phủ. Sihanouk đã mô tả lại diễn tiến của lần gặp gỡ này vào ngày
31 tháng Giêng 1979 cho nhà báo Nayan Chanda:

“Samdeck Sihanouk, ngài là một người yêu nước vĩ đại”, Đặng Tiểu
Bình nói. “Ngài không nên bỏ mặc tổ quốc của ngài, nước Campuchia
Dân chủ.”

“Tổ quốc của tôi”, Sihanouk trả lời, “là Campuchia, không phải Campuchia
Dân chủ. Tôi không dân chủ cho lắm, tôi là một hoàng tử phong kiến.”
Đặng Tiểu Bình dứt khoát phản đối. Ông không chấp nhận sự cách điệu
phong kiến. Ông nhất quyết giữ Sihanouk ở lại bên cạnh Khmer Đỏ, ngay
cả khi ông phải tự phê bình để làm điều đó.

“Người Trung Quốc chúng tôi phải thừa nhận rằng chúng tôi không thích
một vài phương diện trong chính sách của Pol Pot cho lắm. Nó quá cứng
rắn.”

Bây giờ thì Sihanouk phản ứng châm biếm: “Thật à? Ông tin rằng người
ta có thể biến một con cọp thành một con mèo ư?”

Trung Quốc, Đặng nhắc nhở người hoàng tử ngần ngừ như vậy, lúc nào
cũng đứng bên cạnh ông. Trung Quốc không thể ngăn chận được những
lỗi lầm của Khmer Đỏ, nhưng đã giơ bàn tay ra che chở ông và cuối cùng,
trước khi bị Việt Nam bắt, đã chở ông bằng máy bay ra nước ngoài. Cần
phải kết luận như thế nào, điều này thì Đặng bình thản nhường lại cho
Sihanouk.

Đáp trả lại một cam kết, một sự giúp đỡ khi có cơ hội thích hợp, ngay cả
khi sự đền đáp rất đau đớn, điều này thì không một người có tính khí nào
ở châu Á mà có thể trốn thoát được. Sihanouk đã bị trói tay. Thêm vào
đó, trong bất cứ trường hợp nào thì ông cũng không thể để cho Trung
Quốc bị mất “thể diện”, như Đặng Tiểu Bình lo ngại một cách đúng đắn.

Vào cuối cuộc trao đổi, người sếp Đảng Trung Quốc đã thành công trong
việc là Sihanouk từ bỏ lần thay đổi chiến tuyến và vẫn ở lại bên cạnh Bắc
Kinh. Tất nhiên, người hoàng tử không muốn nhượng bộ tại một điểm:
ông dứt khoát từ chối ở lại trong liên minh với Khmer Đỏ và hợp tác với
Pol Pot. Đặng Tiểu Bình hứa không thúc giục và ép buộc ông. Để làm hài
lòng người hoàng tử, Đặng còn đưa ra thêm một lời cam kết nữa: Trung
Quốc sẽ cố gắng thông qua Khmer Đỏ để biết những gì đã xảy ra với một
vài người con của Sihanouk và họ hàng của ông trong những năm vừa
qua.

Cả hai lời hứa đỏ không giúp được cho Sihanouk. Người thân của ông
đã phải chịu số phận nào, điều đó cho tới nay vẫn còn chưa rõ. Dấu vết
của họ biến mất trong rừng rậm, nơi họ chết vì bệnh tật hay đói ăn hay bị
lính Khmer Đỏ hành quyết.

Lời hứa không tạo áp lực đã được Đặng Tiểu Bình đưa ra trong một tình
huống bắt buộc. Chính ông không có ý định làm tròn nó. Các lợi ích chính
trị của Trung Quốc yêu cầu phải mang Sihanouk trở lại liên minh với
Khmer Đỏ. Một Sihanouk ở Bắc Kinh như là một cá nhân chỉ làm tiêu tốn
ngoại tệ và ít giúp ích được gì. Một Sihanouk, người vượt qua được
những e ngại của mình như năm 1970 và đoàn kết với các kháng chiến
quân Khmer Đỏ hoạt động từ những trại ở biên giới với Thái Lan thì là
một lá chủ bài chính trị, cái mà Trung Quốc hy vọng sẽ đưa ra được trong
cuộc chiến tranh tuyên truyền chống Việt Nam. Lúc đầu, Sihanouk có thể
khước từ và ra vẻ đạo đức, cuối cùng, giới lãnh đạo Trung Quốc hy vọng
là vậy, thì ông sẽ khép mình vào những sự việc cần thiết về chính trị. Tuy
nhiên, không có áp lực thì quá trình nhận thức này sẽ không đi đến kết
quả được mong muốn. Trong chính sách Campuchia, Đặng xây dựng lên
những vị trí mới mà ông nhất quán giữ vững chúng, bất chấp ý kiến của
công chúng thế giới.

Nguy cơ Việt Nam hóa

Ở cạnh biên giới Thái Lan-Campuchia, Pol Pot và bộ lãnh đạo của ông
thu thập và tái xây dựng những phần còn lại của quân đội đã bị Việt
Nam đánh bại. Chỉ vài tuần sau đó đã có những cung cấp lớn về tiền
bạc và vũ khí từ Trung Quốc. Giới tướng lĩnh Thái Lan đã được Bắc
Kinh tranh thủ qua một hiệp định chính thức để giúp đỡ về mặt tiếp vận,
mang tiếp tế vào trại của Khmer Đỏ. Thỏa thuận giữa Sihanouk và Chu
Ân Lai là mô hình, người ta được phép phỏng đoán như vậy. Hai mươi
tới ba mươi phần trăm các cung cấp từ Trung Quốc đi vào tay của quân
đội Thái như là tiền thù lao cho sự giúp đỡ. Chẳng bao lâu sau, Pol Pot
lại có 10.000 tay súng. Trong những năm sau đó, quân đội của ông ta
đã tăng lên tới khoảng 30.000 người.

Phnom Penh rơi vào tay Khmer Đỏ, 19 tháng 4 năm 1975

Yêu cầu Sihanouk nhìn tới trước và quên đi quá khứ, các lãnh tụ Trung
Quốc đã tốn công sức cho điều này nhiều hơn là họ nghĩ. Từ khi rời Mỹ,
người hoàng tử sống luân phiên ở Bình Nhưỡng và Trung Quốc. Lãnh tụ
Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đã xây một cơ ngơi cho Sihanouk, nơi
mà ông được phép sống ở đó vào bất cứ lúc nào, không có điều kiện và
không cần phải đóng góp cho phí tổn. Kim, con người phi lý, không thể
đoán trước về chính trị, hoang tưởng tự đại, đã chứng tỏ một thiện cảm
thật cảm động, một tình bạn và tình đoàn kết với người hoàng tử Khmer,
cái cũng không suy giảm sau khi Sihanouk, qua những trải nghiệm trong
vương quốc của Khmer Đỏ, đã biểu lộ không che dấu ác cảm của ông đối
với chủ nghĩa cộng sản như là một hình thái xã hội. “Tôi có bạn cộng sản,
như chủ tịch Kim Nhật Thành”, ông nói trong mùa hè 1979 ở Bình
Nhưỡng, “nhưng tôi rất chống cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản và tôi là kẻ
thù không đội trời chung. Sau ba năm trải nghiệm, tôi không thể nghe
được gì nữa về chủ nghĩa cộng sản…” Ở Bắc Triều Tiên, Sihanouk tìm
thấy một góc nhỏ yên lặng, khó tiếp cận, của bục sân khấu thế giới mà ở
đó, trong một khoảng thời gian nào đó, ông có thể tự giải thoát mình ra
khỏi áp lực luôn đè nặng lên ông.

Bất cứ lúc nào ở Bắc Kinh, ông đều bị các lãnh tụ Trung Quốc thúc giục
hãy hòa giải với Khmer Đỏ. Người hoàng tử đã đứng vững trước áp lực
này một thời gian dài. Pol Pot và Ieng Sary, ông viết như vậy trong quyển
sách cho nhà xuất bản Hachette ở Paris năm 1979, giống như một cặp
đôi “gồm một con cá sấu và linh cẩu”.

Trong tháng Tám 1979, khi Khieu Samphan dám tự viết thư gửi cho người
hoàng tử và lại mời ông nhận chức vụ tổng thống trong “Campuchia Dân
chủ”, cái mà tất nhiên chỉ còn bao gồm một dãy rừng rậm cạnh biên giới
với Thái Lan, Sihanouk đã cho mình có quyền tự do bỏ đi tất cả mọi uyển
ngữ ngoại giao và nói thẳng những cảm nhận của ông về Pol Pot và quân
đội của ông ta, đã đẩy mười bốn người cháu, ba người con gái và hai
người con trai đi tới cái chết.

Trong trả lời của ông cho Khieu Samphan, ông nêu ra ba lý do cấm ông
tiếp tục hợp tác:

“Thứ nhất, tôi phải tôn trọng sự tưởng nhớ đến tất cả những nam nữ vô
tội đã bị Khmer Đỏ giết chết kể từ ngày 17 tháng Tư 1975.

Thứ nhì, tôi phải nhớ tới con cháu tôi, những người … đã tự phát sẵn
sàng phục vụ cho chế độ Khmer Đỏ dưới cái tên Campuchia Dân chủ, và
đã bị Khmer Đỏ tra tấn và giết chết.

Thứ ba, Khmer Đỏ đã nâng sự dối trá, lừa đảo và bất lương trí thức lên
thành một thể chế nhà nước…Mặt trận mới do Khmer Đỏ thành lập và
chương trình chính trị mới rõ ràng là một sự dối trá mới. Chỉ những kẻ
ngu đần và người tối dạ mới để cho những sự giả dối mới của các anh
dụ dỗ đi vào bẫy.”

Tất nhiên, khi Việt Nam chiếm đóng càng lâu thì Sihanouk lại càng nhận
rõ thêm mối nguy hiểm, rằng dân tộc Khmer suy yếu sẽ bị những người
láng giềng nhiều sức sống hơn ở phía đông đồng hóa và hấp thu. “Nam
Tiến”, cuộc “hành quân về phương nam” dường như không gì cản được,
đã biến Việt Nam thành một mối nguy hiểm chết người cho dân tộc Khmer.

Trong thế kỷ 15, những người lính-người di cư từ đồng bằng sông Hồng
lúc trên đường hành quân về phương Nam đã gặp Vương quốc Champa,
đã tồn tại ở miền Trung An Nam, ở khoảng các thành phố Huế và Đà
Nẵng. Năm 1471, thủ đô Indrapura bị phá hủy. Chỉ còn một vài tàn tích
đền thờ, có thể được tham quan trong bảo tàng Đà Nẵng, là còn lại từ
nền văn minh chịu nhiều ảnh hưởng Ấn Độ giáo của Champa. Việt Nam
đã hấp thu toàn bộ và “Việt Nam hóa” vương quốc này.

Trong thế kỷ 19, người Việt lấn về phương Nam đi tới đồng bằng sông
Cửu Long, vùng mà người Khmer sở hữu từ thủa nguyên sơ. Prey Nokor
là tên của thành phố mà sau này với cái tên Việt Nam Sài Gòn của nó đã
trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Vương quốc từng hùng mạnh và đầy
tự hào của người Khmer bây giờ phải chịu áp lực hai bề: Ở biên giới Đông,
Việt Nam gặm nhấm không ngưng nghỉ lãnh thổ Khmer, và người Thái
cũng theo đuổi cùng một chính sách đó ở biên giới phía Tây. Các gia đình
lớn, cai trị ở Oudong và sau này ở Phnom Penh, qua nhiều thế kỷ đã tan
rã ra thành những phe phái kình địch với nhau, mời Việt Nam và Thái Lan
can thiệp vào trong cuộc tranh giành quyền lực. Họ đã nhận đền bù bằng
lãnh thổ Khmer cho “sự giúp đỡ” của họ.

Trong lúc đó, người Thái không hề khiêm nhường hơn người Việt. Nhưng
hoàng cung của Xiêm nói chung là hài lòng với một quyền tối thượng hình
thức, cái áp đặt lên người Khmer thân phận của một nước chư hầu theo
truyền thống của Trung Quốc. Người Việt yêu cầu nhiều hơn. Họ không
chỉ thi hành quyền thống trị về chính trị mà đồng thời cũng cố gắng ngăn
chận nền văn minh Khmer và áp đặt một nền văn hóa xa lạ lên trên đó,
Việt Nam hóa người Khmer, đồng hóa, cho tới khi vương quốc này cuối
cùng cũng có thể biến mất như Vương quốc Champa ở miền Trung Việt
Nam. Hồi ức tập thể này đã dẫn tới sự sợ hãi, vâng, sự hoảng sợ của dân
tộc Khmer, từ khi Việt Nam xâm lược và chiếm đóng đất nước này năm
1979.

Cả Sihanouk trong những tháng đầu tiên sau “giải phóng” cũng ủng hộ
cho luận điểm, rằng cuộc chiếm đóng của Việt Nam tốt hơn là sự thống
trị của Khmer Đỏ. Sau hai năm, ông sửa chữa nhận định đó. Người hoàng
tử phát hiện ra cái bóng dài của lịch sử. Những người chiếm đóng biến
đổi thành những nhà thuộc địa, đe dọa nền văn hóa Khmer, vâng sự tồn
tại quốc gia của họ.

“Mối nguy hiểm”, Sihanouk đã biện hộ cho việc thay đổi đường lối của
ông như vậy, “đến từ Hà Nội và Moscow, không phải từ Pol Pot. Vì vậy
mà người Khmer đã thay đổi ý kiến của họ… Khmer Đỏ bây giờ lại được
hoan nghênh, vì dân tộc chúng ta biết rằng Việt Nam hóa là mối nguy
hiểm chết người cho Campuchia.”

Đối với danh tiếng của Sihanouk thì sự việc đó không đáng kể, rằng ông
phải “ăn” chính những lời nói của ông, rằng ông đã “ngã xuống” và lại chìa
tay ra với những kẻ giết người. Lịch sử sẽ phải luôn nhắc lại rằng ông đã
dùng hết sức chống lại sự ép buộc đó như thế nào, ông đã phải chịu đựng
và ta thán ra sao, trước khi ông, nói một cách hình tượng nhưng phù hợp
với sự việc, lại để cho đóng đinh lên thập tự của dân tộc Khmer.

Trong mùa thu 1981, cuối cùng người hoàng tử cũng đã đồng ý nhân
nhượng sự thúc ép của Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, và liên minh
trên hình thức với Khmer Đỏ. Cùng với Khieu Samphan và Son Sann, thủ
tướng trước đây của ông, người mà đã thành lập một nhóm kháng chiến
“tiểu tư sản” có định hướng Phương Tây, nhóm KPNLF, ông đứng trong
một gian sảnh khiêu vũ của một khách sạn lớn ở Singapore trong tháng
Chín 1981, để trình bày một liên minh mới chống những người chiếm
đóng từ Việt Nam.

Ánh đèn pha và đèn chụp ảnh của các nhiếp ảnh gia tháp tùng ông đi vào
trong gian sảnh. Đôi mắt sáng lóng lánh của Khieu Samphan để cho
người ta nhận biết rằng ông đang hưởng khoảnh khắc này như một chiến
thắng. Son Sann, một người cao, trông có vẻ khắc khổ, trên thực tế là
một người đàn ông già 71 tuổi đang mang bệnh, mang vẻ quan trọng và
buồn rầu như mọi khi qua cái kính mắt dầy cộm của ông. Chỉ Sihanouk là
dường như khác với lúc trước: dè dặt, nghiêm trang, mang dấu vết của
một cuộc đấu tranh nội tâm mà ông không thể che dấu nó được. Ông làm
tròn một nhiệm vụ gây đau đớn cho ông. Nụ cười cho các ống kính có
những nét không vui, bi thảm.

Norodom Sihanouk, khoảng năm 1960

Tại Singapore, lúc đầu chỉ có một bản ghi nhớ được công bố. Cuộc trả
giá cho các chức vụ và thẩm quyền, nhưng cũng cả về những lời hứa hẹn
cho vũ khí và tiền bạc từ Trung Quốc, kéo dài cho tới những tháng đầu
tiên của năm 1982. Áp lực của những người bảo hộ ở Bắc Kinh và áp lực
mà các quốc gia ASEAN tạo nên hầu như không còn có thể chịu đựng
được nữa. Mặc dù vậy, Sihanouk vẫn trì hoãn lần tuyên bố thành lập trên
hình thức “chính phủ liên minh của Campuchia Dân chủ” cho tới tháng
Sáu. Ít nhất thì hoạt động chính trị lớn cuối cùng của ông cũng không nên
đứng dưới những ảnh hưởng xấu của các chòm sao trong tháng Ba và
tháng Tư. Cuối cùng, chính phủ đối lập mới cũng bước ra trình diện tại
Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia. Tổng thống đứng đầu: Hoàng tử
Sihanouk. Phó tổng thống và chịu trách nhiệm về ngoại giao là “ngài Khieu
Samphan”. Chức vụ thủ tướng được giao cho “ngài Son Sann”.
Để làm cho Khmer Đỏ lại có khả năng liên minh, Trung Quốc đã thúc ép
các đồng chí trong rừng rậm cạnh biên giới với Thái Lan hãy tạo cho mình
một hình ảnh mới. “Đừng đưa đảng cộng sản ra hàng đầu”, Bắc Kinh đã
khuyên như vậy, “thay vào đó hãy nhấn mạnh đến tình yêu nước của
Đảng, chủ nghĩa dân tộc và dân chủ.”

Vào ngày 6 tháng Mười Hai 1981, Đảng Cộng sản Campuchia bị giải tán
trên hình thức. Trong tháng Bảy 1985, một hội nghị làm việc của 70 cán
bộ quân sự và dân sự đã thông qua một chương trình chính trị mới, cái
có nhiệm vụ hiện thực lần trở lại với quyền lực. Sihanouk, theo văn kiện
này, vẫn là tổng thống. Campuchia sẽ có một trật tự kinh tế tư bản chủ
nghĩa và một hệ thống nghị viện.

Cuộc dạ hội hóa trang này đạt tới đỉnh cao, khi Khieu Samphan, như là
phó tổng thống, ra chỉ thị cho Pol Pot về hưu vào ngày 24 tháng Tám 1985
với “Nghị quyết số Ba”. Người kế nhiệm ông ta làm tổng chỉ huy là Son
Sen, một thuộc hạ cũ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ 1975 cho tới 1982,
và là chính ủy chịu trách nhiệm của viện tra tấn và giết người Toul Sleng
mà trong đó hơn 10.000 người Khmer đã bị hành quyết. Hoàn toàn không
có một phê phán nào về đường lối chính trị cho tới nay đi kèm theo lần
hạ bệ Pol Pot. Viên tổng chỉ huy từ chức được bổ nhiệm làm giám đốc
của một “Viện Quốc phòng Tối cao” không được biết đến cho tới nay.

Những lời tuyên bố của Khmer Đỏ là một hoạt động lừa dối thô thiển, chỉ
gây ấn tượng qua sự trơ tráo muốn nhạo báng công chúng thế giới. Thuộc
vào đó phải là một sự khinh thường phần còn lại của thế giới, khi giả lập
một hoạt động đấu tranh bí mật mà trong đó người lãnh tụ về hưu lúc 60
tuổi. Vì Pol Pot vẫn còn chưa tới 60 nên được phép giả định rằng người
ta đã đưa ra những “quy định về hưu non” cho ông ta. Lãnh tụ cũ và mới
của Khmer Đỏ muốn qua mưu kế mà nắm lấy quyền lực. Trong lúc đó
cũng không cần đến tính đáng tin.

Người hoàng tử không có ảo tưởng về việc Pol Pot trước sau vẫn là người
nắm quyền lực của Khmer Đỏ, người bí mật giữ chức vụ tổng bí thư Đảng
và tổng chỉ huy. Sihanouk cũng hết sức hoài nghi việc Khmer Đỏ, như họ
hứa hẹn công khai, sẽ chấp nhận sự phán xét của cử tri.

Sau chiến thắng 1975, hoàng tử đã có kinh nghiệm trong việc người
Khmer Đỏ vi phạm từ A tới Z chương trình được thỏa thuận chung cho
Campuchia như thế nào. Sihanouk biết rủi ro của liên minh mới: “Tôi hoàn
toàn không thể nói trước được là liệu lần này họ có giữ đúng những lời
hứa của họ hay không.”

Thương xót cho người Khmer


Nỗi lo sợ bị Việt Nam hóa, mất đặc tính văn hóa Khmer khiến cho nhiệm
vụ lớn cuối cùng của Sihanouk trở nên thật cần thiết. Dân tộc của ông chỉ
còn sở hữu những sức lực yếu đuối để tự đứng dậy. Cuộc cách mạng
toàn bộ của Pol Pot có lẽ đã phá hủy mãi mãi những nguyên tố chống đỡ
của nền văn minh Khmer.

Trong tháng Ba 1982, khi tôi cùng với đội ngũ quay phim của tôi lần đầu
tiên có thể trở lại Phnom Penh kể từ 1975, tôi đã diễn đạt ấn tượng như
sau trong một phim: “Thành phố Phnom Penh mà tôi biết và còn đến thăm
vài tháng trước chiến thắng của Khmer Đỏ để tường thuật về cuộc chiến,
thành phố Phnom Penh vui tươi, mang dấu ấn của Pháp đó, không còn
tồn tại nữa. Khmer Đỏ đã phá hủy nó có kế hoạch, đã xua đuổi người dân
về nông thôn, bỏ lớp vỏ trống không lại cho những con chuột. Phnom
Penh hiện tại là một tượng đài nhắc nhở tới sự thù địch văn hóa và tàn
sát con người của Khmer Đỏ, và đồng thời cũng là một thành phố đã tỉnh
dậy từ giấc ngủ chết chóc và tìm đường trở về với người sống.”

12 Tháng 4, 2005, Phnom Penh, Campuchia. Các đạo Khmer Đỏ: Pol
Pot, Noun Chea, Ieng Sary, Son Sen và những người.

Nhận được quyền cư trú trước hết là những gia đình Khmer phục vụ cho
chính quyền Heng Samrin do Việt Nam thiết lập: những người có thể đọc
và viết, và những người có khả năng về kỹ thuật và thủ công. Phnom
Penh lại là một “thành phố công chức”, nhưng ở một mức thấp hơn thời
trước rất nhiều.

Người dân được phân cho những căn hộ mà họ không cần phải trả tiền
thuê, mặc dù người ta xua đuổi Khmer Đỏ đi đã mười năm rồi. Toàn bộ
nhà cửa đều thuộc về nhà nước. Mưa nhiệt đới với thời gian đã cuốn trôi
đi mọi màu sắc. Những bức tường bên ngoài trông dơ dáy và ẩm mốc.
Nhà cửa xuống cấp. Không ai quan tâm tới việc đầu tư để chống lại tình
trạng suy sụp này.

Tình hình cung cấp điện và nước cũng giống như vậy. Không ai trả tiền
sử dụng. Nước chỉ chảy ra từ đường ống vài giờ đồng hồ. Điện cũng
được cung cấp không đều đặn. Cúp điện là việc thường ngày. Các chuyên
gia nước ngoài, cả người Xô viết, đều có máy phát điện riêng, để họ
không phụ thuộc vào nhà máy điện. Không có một nền tảng hành chánh
mà xã hội có thể thành lập những quan hệ có trật tự ở trên đó. Tại sao
nhà nước lại phải đầu tư khi họ không nhận được tiền chảy trở về từ
những đầu tư đó? Trật tự kinh tế, ít nhất là trong thủ đô Phnom Penh, ít
có liên quan gì tới chủ nghĩa xã hội cũng như tới chủ nghĩa cộng sản. Nó
thuần túy chỉ là sự hỗn loạn.

Hình ảnh đường phố với ô tô, xe gắn máy và xích lô đạp có thể làm cho
người khách đến thăm tin rằng tình hình sinh sống đã bình thường trở lại.
Người ta chỉ nhìn thấy toàn bộ hiện thực của Campuchia khi bỏ lại những
khu phố ngoại ô ở phía sau lưng và đi ra các tỉnh. Các con đường ở đây
chỉ là một chuỗi ổ gà bất tận. Người nông dân sống hầu như không có
ngoại lệ trong những căn nhà gỗ thô sơ, làm bằng tre và lá dừa. Khmer
Đỏ không dẫn đất nước trở về thời kỳ Đồ Đá, mà là trở về thời kỳ đồ gỗ.
Cả trong các tỉnh lỵ cũng chỉ có vài ngôi nhà bằng gạch đá: thường thì đó
là chỗ ở cho giới lãnh đạo Đảng và quân đội. Nhà từ thời Sihanouk đã bị
Khmer Đỏ phá hủy. Công cuộc tái xây dựng vẫn còn chưa vượt quá được
bậc đầu tiên, tạm thời và hết sức thô sơ. Con người thoát chết. Thiếu
phương tiện cho một lần bắt đầu mới thật sự.

Cho tới nay, Phương Tây chỉ viện trợ nhân đạo, để làm giảm bớt nạn đói
mà đất nước trải qua sau khi lật đổ Khmer Đỏ. Tuy vậy, viện trợ do tổ
chức giúp đỡ trẻ em UNICEF điều phối bị thất thoát phần lớn trong Phnom
Penh. Chính quyền Heng Samrin đã đưa ra nhiều điều kiện ép buộc cho
các tổ chức giúp đỡ, đả kích UNICEF, OXFAM và Hồng Thập Tự chống
lại lẫn nhau, đã dùng lương thực và những chiếc xe tải được cung cấp
kèm theo, với mục đích mang đi phân phối, trước hết là để làm ổn định
bộ máy hành chánh riêng của họ. Chỉ một phần nhỏ viện trợ là thật sự
đến được với những người đang đói ăn và đang chịu đựng thiếu thốn.

Hỗ trợ phát triển, cái mà chỉ có nó mới có thể cải thiện được nền tảng
cuộc sống về lâu dài, thì sau 1979 chỉ chảy về Campuchia từ khối Đông
Âu. Nó còn không đủ để bảo đảm cung cấp điện trong thủ đô. Toàn bộ
các tỉnh sống không có điện, không có y học hiện đại, hầu như không có
máy móc và động cơ. Chỉ với sự giúp đỡ thật nhiều từ toàn bộ thế giới
Phương Tây thì Campuchia mới có cơ hội tự giải phóng mình ra khỏi sự
khốn cùng mà cuộc chiến và lần tự hủy hoại mình của Khmer Đỏ đã gây
ra. Nhưng sự giúp đỡ này bị khước từ, cho tới chừng nào mà Việt Nam
còn chiếm đóng đất nước này.

Trong mùa hè 1985, tình cờ mà tôi có được cơ hội quan sát những gì còn
lại của đội múa đã từng một thời rất tự hào và nổi tiếng. Họ múa ở đó, nơi
mà ngày xưa họ diễn tập vào mỗi buổi sáng, thường là dưới ánh mắt của
Sihanouk: ở sân thượng trên cổng chính của dinh hoàng gia với tầm nhìn
xuống sông Tonle Sap. Hai mươi vũ nữ đã tụ họp lại. Tất cả họ đều không
còn trẻ nữa. Trong những đội múa trước đây thì họ đã phải nhường chỗ
lại cho thế hệ trẻ từ lâu rồi. Bây giờ, với sự giúp đỡ của Madame Theay,
người đã thuộc thế hệ của những người bà nội và bà ngoại, họ cố ép
mình vào trong những bộ trang phục quá chật. Vài người phụ nữ có mang
con của họ theo cùng, đang chơi đùa ở rìa sàn múa, được người họ hàng
trông chừng.

Sau khi chuẩn bị rất lâu, điệu múa bắt đầu. Một đoạn từ trường ca
Ramayana được khiêu vũ trong phong cách cổ điển nghiêm ngặt. Âm
nhạc do một dàn nhạc Gamelan trình bày. Madame Theay hát bài ca
Ramayana với giọng đều đều, khàn khàn. Các vũ nữ đặt bàn chân trần
của họ xuống sàn đá hết sức nghệ thuật.

Trước đây, người con gái Bopha Devi được Sihanouk yêu thích nhất đã
từng múa trong nhóm này. Các vũ nữ ngày nay thì cả người không chuyên
cũng có thể nhận thấy được rằng họ còn cách xa sự toàn hảo của quá
khứ, rằng họ đang đưa ra một màn trình diễn nhìn về phía sau, một tưởng
nhớ tới những thời tốt đẹp hơn. Cả các vũ nữ cũng buộc phải rời Phnom
Penh năm 1975, làm việc đồng áng, mặc dù họ không được chuẩn bị cho
cuộc sống đó. Từ tròn một trăm thành viên của đội múa hoàng gia chỉ có
hai mươi người trở về, những người bảo tồn di sản và cố gắng chuyển
giao lại nghệ thuật của họ cho thế hệ trẻ hơn. Màn trình diễn này có mang
tính ứng biến cho tới đâu đi chăng nữa: Tiếp tục truyền thống múa là một
quyết định chính trị, một sự tự khẳng định để chống lại mối nguy hiểm
Việt Nam hóa.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp lãnh đạo Khmer Đỏ Pol Pot
(giữa) và Ieng Sary

Không có tiêu chuẩn nào đáng tin cậy để đo đạc mối đe dọa dân tộc
Khmer qua sự xâm nhập từ Việt Nam. Trước đây có độ khoảng nửa triệu
người Việt sống trong vương quốc, đa số ở trong thủ đô. Một cuộc thảm
sát trong mùa xuân 1970, ngay trong những tháng đầu tiên của thời Lon
Nol, đã lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người. Sau đó, người ta ước
đoán là có chừng 200.000 người được tái hồi hương về Nam Việt Nam.
Phần còn lại bị Khmer Đỏ trục xuất hay giết chết.

Sau 1979, qua biên giới mở cửa, người Việt lại trở về Campuchia với số
lớn. Ngư dân người Việt định cư ở cạnh Hồ Tonle Sap và thợ thủ công
đã được phép định cư ở Phnom Penh, nơi họ kiểm soát một phần quan
trọng của nền kinh tế.
Thủ tướng Hun Sen, người có nhiều quyền lực bên cạnh chủ tịch nước
Heng Samrin, đã đưa ra con số 60.000. Nhưng có nhiều khả năng là ngày
nay có độ khoảng một triệu người Việt lại sống ở Campuchia, nhiều hơn
trước khi lật đổ Sihanouk. Quy mô của khu kiều dân Việt Nam không phải
là vấn đề thật sự, Việt Nam hóa là một mối nguy vì dân tộc Khmer đã bị
làm cho suy yếu đi đến như vậy, cho tới mức sự tiếp tục tồn tại của họ
dường như là không còn chắc chắn nữa.

Bị làm hư hỏng đặc biệt nặng nề và lâu dài là nền tảng Phật giáo mà văn
hóa Khmer có lần đã được thiết lập ở trên đó. Phật giáo Nguyên thủy, đến
từ Sri Lanka và đã bám rễ bền chắc ở Miến Điện, Thái Lan và Campuchia,
và đã bước vào một cuộc cộng sinh vui sống với đạo vật linh và truyền
thống dân gian, đã từng quyết định nhịp điệu của cuộc sống trong xã hội
Khmer ở tại tất cả các tầng lớp, tại những người nông dân và tại giới tinh
hoa thành thị.

Để tạo một xã hội mới, Pol Pot và những người đồng hành với ông ta,
hành động gần như là bắt buộc từ lô-gíc ý thức hệ của họ, đã dùng rìu
chặt vào gốc rễ của hệ thống cũ. Họ đặc biệt muốn trừ tiệt tận gốc Phật
giáo Khmer. Tất cả các nhà sư, không có ngoại lệ, đều bị bắt buộc phải
cởi bỏ chiếc áo cà sa màu vàng, nâu hay cam của họ, rời bỏ các tu viện
và tham gia vào công việc đồng áng. Đa số các nhà sư đã qua đời, không
ít người bị giết chết một cách tàn bạo.

Quân lính Khmer Đỏ đã phá hủy các ngôi chùa bị bỏ trống. Họ để cho các
tín đồ phá hủy hàng triệu tượng Phật hay ném chúng xuống sông. Chỉ
một vài ngôi chùa chính ở gần dinh của Phnom Penh là được họ phong
tỏa và bảo vệ chúng trước sự phá hủy. Toàn bộ chùa ở làng quê đều trở
thành nạn nhân của sự phá hoại dựa trên ý thức hệ.

Sau khi Khmer Đỏ bị xua đuổi đi, những người còn sống sót đã cố gắng
hàn gắn những phần còn lại của truyền thống Phật giáo. Một hình ảnh
đáng sợ đã hình thành trong lúc đó. Trên toàn Campuchia chỉ còn 3600
nhà sư trở về các tu viện. Nhiều làng không còn chùa và không còn sư.
Không bao giờ mà Campuchia, như nhà nước này muốn được gọi như
vậy vào ngày nay, lại trở thành một đất nước sùng đạo Phật như trước
chiến thắng của Khmer Đỏ năm 1975. Không có con đường nào dẫn trở
về Campuchia thời vàng son của Sihanouk.

Tương lai sẽ cho thấy liệu Việt Nam có sẵn sàng từ bỏ ý muốn thực hiện
“các phương án Đông Dương” của họ, tức là từ bỏ sự kiểm soát và thâm
nhập chính trị vào Lào và Campuchia. Việt Nam hóa là một mối nguy hiểm
thật sự, một mối nguy hiểm không nên được đánh giá quá thấp. Ngay cả
khi Hà Nội đưa ra thỏa hiệp, họ cũng sẽ cố gắng bảo vệ quyền tối thượng
của họ trên những đất nước của Đông Dương thuộc Pháp ngày xưa.

Sihanouk biết rằng ông đã bị Hà Nội lừa gạt tiền công cho sự giúp đỡ Việt
Cộng mang nhiều rủi ro của ông. “Tôi thật sự là đã giúp đỡ cho lực lượng
kháng chiến Việt Nam rất nhiều trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Điều
đó không những đã làm cho tôi bị sụp đổ năm 1970 mà còn làm mất cả
nền quân chủ nữa. Sự giúp đỡ của tôi cho lực lượng kháng chiến Việt
Nam là rất đắt giá cho tôi và cho dân tộc Campuchia. Những người cộng
sản Việt Nam… vô ơn như cá sấu.”

Mặc dù vậy, người hoàng tử đã chấp nhận sự việc bất di bất dịch, rằng
Campuchia và Việt Nam là láng giềng. Hoàn toàn tương tự như số phận
đã gắn kết nước Đức và nước Pháp với nhau, ông đã nói như vậy, những
nước mà bây giờ đã phát hiện ra tình hữu nghị của họ sau những cuộc
chiến dài và đẫm máu. “Tôi muốn Campuchia và Việt nam sống trong tình
hữu nghị vì hòa bình. Nhưng tôi yêu cầu nền độc lập cho đất nước tôi.
Tôi chỉ có thể chấp nhận Việt Nam là bạn khi Việt Nam tôn trọng nền độc
lập toàn phần của Campuchia.”

Trung Quốc đã tái vũ trang cho Khmer Đỏ và đưa họ vào cuộc chơi chính
trị. Giải pháp cho vấn đề Campuchia vì vậy mà đầu tiên là một vấn đề
quốc tế.

Các thế lực nước ngoài, Việt Nam, Trung Quốc và Hiệp Chúng Quốc Hoa
Kỳ, đã góp phần của họ để lôi kéo vương quốc hòa bình này vào trong
cuộc Chiến tranh Đông Dương. Không thể giải thích được lần lật đổ
Sihanouk và lần Khmer Đỏ nắm lấy quyền lực mà không có tác động của
những yếu tố từ bên ngoài. Trong đó, người hoàng tử và giới tinh hoa
Phnom Penh đã đóng một vai trò quan trọng. Thế nhưng chỉ riêng hoạt
động của họ thì đã không thể tạo nên thảm họa đó.

Cộng đồng quốc tế nợ người Khmer sự giúp đỡ và chia sẻ, để đất nước
này giành lại độc lập của nó và cuối cùng rồi cũng có thể bắt đầu với công
cuộc tái xây dựng. Phải có một giải pháp được quốc tế bảo đảm, cái tôn
trọng những lợi ích an ninh chính đáng của Việt Nam và tránh cho dân
tộc Khmer một nền thống trị ghê sợ thứ nhì của Khmer Đỏ, nhưng đồng
thời cũng bảo đảm một nền độc lập trước Việt Nam.

Nền văn minh Khmer là một di sản nhân loại, cái phải được bảo tồn trong
lợi ích của tất cả các dân tộc. Sự xâm chiếm và đồng hóa kéo dài bởi Việt
Nam sẽ chuyển số phận của Chàm cho người Khmer. Cái nhìn đến
Angkor cần phải thuyết phục được giới chính trị quốc tế, rằng Campuchia
phải được cứu thoát, rằng đất nước này cần phải được phục hồi với sự
trợ giúp lớn từ Đông và Tây, được bảo vệ trước những không tưởng của
Khmer Đỏ, trước sự bảo hộ bởi Việt Nam và được bảo đảm cho hòa bình.

Thái Lan: Anna và vị vua Xiêm

Cô gia sư của Rama IV

Bhumibol ngày đăng quang

Trong một ngôi làng hẻo lánh ở miền bắc Thái Lan, cách Chiang Mai bốn
giờ ô tô cực nhọc, người dân đang chờ vị vua của họ đến thăm. Khoảng
2000 người, nông dân hay công nhân nông trường với gia đình của họ,
đứng đầy quảng trường trước wat, ngôi chùa Phật giáo của làng. Chỉ các
nhà sư mới có chỗ trong chùa. Nhích sát lại với nhau, họ ngồi trên một
cái bục ở bức tường chính diện và tụng niệm đều đều.

Ở ngoài kia trên quảng trường không được trải nhựa của làng, tiếng tụng
niệm đó chỉ có thể nghe được văng vẳng. Chín giờ sáng. Mặt trời thiêu
đốt từ trên bầu trời không có mây. Người dân làng ngồi chen chúc với
nhau trên nền cát màu đỏ đã từ nhiều giờ rồi, bất chấp nóng nực và ánh
nắng làm lóa mắt của mặt trời. Họ chừa lại một lối đi hẹp mà vị vua sẽ đi
trên đó để vào ngôi chùa. Người dân chen nhau ở cả hai bên của lối đi
đó. Ở đây, người ta có cơ hội chắp tay đưa cho vị vua một tờ tiền, cái mà
người này “hái” từ đám đông người và đưa tiếp cho những người tháp
tùng ông. Vị vua tạo cơ hội cho thần dân sùng đạo của ông lập công đức
qua bố thí, để cải thiện cái nghiệp, là tổng kết của một đời người mà theo
tín ngưỡng Phật giáo thì sẽ cho biết con người đó được đầu thai ở dưới
dạng nào và ở cấp nào sau khi chết đi.

Nhiều người phụ nữ ngồi xổm chờ nhà vua. Họ đã đặt những mảnh vải
nhỏ lên lối đi của ông. Chỉ qua sự tiếp xúc, chiếc giày của ông sẽ biến
những mảnh vải đó thành những vật linh thiêng mang lại may mắn. Được
ép vào khuông và treo lên tường gỗ trong nhà, những vật mang lại may
mắn này sẽ kéo dài ân sủng của lần nhà vua đến thăm.

Bất thình lình, mọi tiếng ồn đều tắt ngấm, một sự yên lặng lan truyền đi,
chỉ bị ngắt quảng bởi các hiệu lệnh của những người cận vệ. Chiếc xe
của Vua Bhumibol Aduljadeh (đọc là Bumipon) chạy tới. Không có tiếng
hoan hô, không có tiếng vỗ tay khi đấng tối cao bước ra. Những người
nông dân câm lặng và xúc động đứng nhìn người cai trị họ. Trong mắt họ,
ông là hiện thân của đấng thiên liêng, nắm trong tay số phận của từng
người một, hạnh phúc của đất nước và làng mạc.

Người Thái ít biết đến những quyển kinh của đạo Phật, những quyển mà
các nhà sư cạo trọc đầu lúc này đây đang tụng kinh từ đó. Nhưng họ biết
ý tưởng cơ bản của học thuyết từ Đức Phật: nỗi mong muốn được giải
phóng ra khỏi vòng luân hồi và đi vào cõi Niết-bàn. Cũng mang tính cơ
bản như vậy là ý tưởng của họ về vị trí và chức năng của nhà vua. Ông
là người trung gian giữa Trời và Đất, người bảo tồn sự hài hòa, nhà sư
tối cao trong vương quốc. Ông có khả năng xoa dịu thần thánh, bảo đảm
hòa bình và thịnh vượng. Một vị vua như vậy là hiện thân của đất nước.
Trong ngôn ngữ của người Thái, “lịch sử” đồng nghĩa với lịch sử cuộc đời
nhà vua.

Cơn rùng mình xúc động mà lần xuất hiện của ông gây ra cho người dân
bản địa thật khó mà hài hòa với vẻ ngoài của Bhumibol. Trong những
chuyến đi thanh tra của ông, nhà vua thường mặc một bộ quân phục màu
xanh ô-liu không có quân hàm. Che đầu là một cái mũ lưỡi trai kiểu Mỹ.
Thường thì có một cái máy ảnh thật to lủng lẳng ở trước ngực. Chiếc ăng-
ten của một cái máy bộ đàm nhú ra khỏi một cái túi áo khoác phồng ra
thật to; chỉ tại những lần xuất hiện thật lớn theo nghi thức là nhà vua mới
từ bỏ chiếc máy bộ đàm.

Con người gầy, cao vừa phải này, có đeo một cái kính mắt, trông có vẻ
nhút nhát, thậm chí còn hơi vụng về nữa. Con mắt bằng thủy tinh ở bên
phải mang lại cho ánh mắt một nét bất lực-ôn hòa nào đó, ánh mắt mà
với nó Bhumibol gây ấn tượng không chỉ cho người dân của ông.
Với những bước đi thận trọng, nhà vua tiến gần tới ngôi chùa, nơi ông
thắp nến và tặng áo cà sa mới cho các nhà sư. Đội cận vệ và thành viên
của hoàng cung chú ý lúc nào cũng phải đứng thấp hơn nhà vua. Thỉnh
thoảng, họ buộc phải vừa quỳ vừa đi tới. Việc nhà vua thỉnh thoảng giơ
chiếc máy ảnh lên chụp không hề làm gián đoạn tính nghiêm trang.

Vua Bhumibol và hoàng hậu Siriki

Lòng sùng kính mà người vua-thượng đế Thái Lan thi hành công vụ đầu
tiên và quan trọng nhất của ông với nó, đốt hàng trăm nén nhang và nến,
có một cái gì đó gây cảm động. Ông đã mô tả vị trí đặc biệt của ông trong
hệ thống thứ bậc như sau, không phải là không có một thoáng mỉa mai:
“Những nhà truyền thống nhìn một vương quốc như một kim tự tháp, với
vị vua đứng ở trên đầu và người dân ở phía dưới. Ở Thái Lan thì kim tự
tháp đó đứng lộn ngược. Vì vậy mà thỉnh thoảng tôi cảm thấy đau ở vai.”

Những nhà quan sát nào mà đã thoát khỏi niềm tin đó thì trước sau đã và
vẫn còn khó khăn trong việc mô tả nghi thức của hoàng cung ở Bangkok
mà không có sự hạ mình chiếu cố. Một ví dụ nổi tiếng cho việc này là vở
musical Hollywood nhiều thành công về Mongkut, vị vua thứ tư của triều
Chakri đang cai trị, người được mô tả trong sách giáo khoa Thái Lan như
là Rama IV và được Yul Brynner đóng trong phim.

Câu chuyện của phim với tựa đề không mấy khiêm tốn “Vị vua và tôi” bắt
nguồn từ một Anna Leonowens. Năm 1862, khi Thái Lan còn được gọi là
Xiêm, người phụ nữ đến từ Bengal đó được nhận làm gia sư dạy tiếng
Anh cho các con vua trong hoàng cung ở Bangkok. Là vợ góa của một sĩ
quan thuộc địa Anh, bà cảm thấy hình thức cai trị nước Xiêm là man rợ
và việc đa thê, là thông thường ở địa phương, như là một sự sỉ nhục nhân
phẩm. Bà muốn nhiều hơn là một người cô giáo. Bà cảm thấy mình có
nhiệm vụ phải truyền đạo cho nước Xiêm và mang lại hạnh phúc cho nó
bằng nền văn minh Phương Tây.

Mrs. Leonowens thuộc vào trong cái hàng thật dài của những nhà quan
sát Phương Tây đó, những người không hề cố gắng hiểu được bản chất
của một nền văn hóa xa lạ. Bà tin vào tính phổ quát đạo đức Victoria của
bà, bà tin chắc vào tính ưu việt của Ki-tô giáo cho tới mức khước từ và
kỳ thị bất cứ một hình thức sống nào khác. Người gia sư được giáo dục
theo lối Phương Tây không buồn nhìn tới cách thức sống Thái, những ý
tưởng giá trị khác của nó.
Khi bà nhận thấy không thể cải tổ được hoàng cung lẫn khuyến dụ nhà
vua chuyển sang chế độ một vợ một chồng và Ki-tô giáo, bà đã thất vọng
rời Bangkok. Về đến nhà ở Anh quốc, bà nhanh chóng hiểu được rằng
một mô tả cường điệu các hoàn cảnh sống ở Xiêm sẽ tìm được một giới
độc giả biết ơn và yêu thích xì-căng-đan. Quyển sách của bà “Gia sư tiếng
Anh trong hoàng cung Xiêm”, xuất bản năm 1870 ở London, đã thành
công lớn. Cảm nhận được nhu cầu của độc giả, bà đã cung cấp thêm một
quyển sách thứ nhì, phục vụ cho tính ham muốn tình dục của xã hội thời
Victoria, cái được che đậy bằng tính đoan trang bề ngoài và sự ghê tởm
được giả vờ: cái nhìn vào hậu cung, đi đôi với ấn tượng về chế độ nô lệ
và độc tài.

Những quyển sách đó của Anna Leonowens ít có điểm chung với hiện
thực trong vương quốc của vua Mongkut. Chúng nhắm tới tinh thần của
giới độc giả Phương Tây, hoàn toàn tương tự như sự quan tâm đầy ham
muốn của những tờ báo tiêu khiển ngày nay tới các phòng mát-xa trong
thủ đô của Thái Lan. Trong đó, Bangkok bị làm giảm xuống thành một
nhà chứa, một vũng bùn lầy tội lỗi khổng lồ. Tất nhiên là giới báo chí lá
cải ngày nay không còn cần phải giả vờ phẫn nộ về mặt đạo đức nữa,
khác với Mrs. Leonowens, người phải cảm ơn sau quyển sách đó, “that I
was not a Siamese subject”.

Hầu như không có ai ở Bangkok sẽ phủ nhận rằng thời đó có phong kiến,
đa thê và luật pháp cổ xưa. Nhưng ở đó người ta cũng không nhìn thấy
lý do để xin lỗi cho thời kỳ lịch sử đó, thời kỳ mà những truyền thuyết như
vậy bắt nguồn từ đó. Chính vua Mongkut bị Anna Leonowens chế nhạo
là người đã tích cực đẩy mạnh các công cuộc cải cách xã hội.

Một thành tích còn lớn hơn thế, có lẽ là lớn nhất của ông, là việc đã ngăn
chận được mối nguy hiểm của sự thuộc địa hóa qua chính sách ngoại
giao khôn khéo và mở cửa đất nước để phòng ngừa trước. Khi nhìn lại,
dù ông trông có vẻ buồn cười và kỳ dị tới đâu đi chăng nữa: những bức
thư mà ông, một người Thái, viết bằng tiếng Anh gởi cho Nữ hoàng
Victoria, nổi tiếng là rất đúng. Mongkut và người kế thừa ông
Chulalongkorn được cho là những người cha đẻ của nước Thái Lan hiện
đại, là những nhà kiến trúc sư của một chính sách ngoại giao mà đã khiến
cho Thái Lan như là nước duy nhất của Đông Nam Á tránh được số phận
của một nước thuộc địa bị tước quyền hành.

Người ta không cần phải là một người bảo hoàng đa cảm để mà quan
tâm một cách nghiêm chỉnh tới nền quân chủ Thái Lan. Không thể hiểu
được lịch sử Thái Lan của thế kỷ 19 và cả tình hình hiện tại của nó nếu
như không đánh giá đúng vai trò của triều Chakri. Điều đó giải thích tại
sao xã hội Thái lại phản ứng nhạy cảm như vậy với phim “The king and
I”. Kukrit Pramoj (đọc là Pramot), một nhà trí thức tự do, từng trải, đã gọi
phim Hollywood đó là một “tội phạm đối với Vua Mongkut”. “Vua trong
những bàn tay của Mỹ giống như chuột trong nanh vuốt của mèo.” Nhưng
vua Thái trong bàn tay của những nhà truyền đạo vỡ mộng người Mỹ “có
lẽ là phải chịu một số phận còn tồi tệ hơn nữa”.

Điều tốt nhất trong tình hình của Thái Lan, Kukrit nhìn như vậy, là nhắm
mắt lại thật chặt và cầu nguyện cho các vị vua già được bảo vệ. Nhạc
kịch và phim truyện đó cho tới nay không được trình chiếu ở Bangkok.

Không phải cá, mà là cần và dây câu

Thái Lan đã trải qua sự phát triển nào dưới sự lãnh đạo của những người
thống trị nó, điều này trở nên rõ rệt khi người ta tháp tùng theo vua
Bhumibol trên chuyến đi bộ của ông qua phong cảnh xung quanh sau các
nghi lễ trong ngôi chùa làng.

Năm 1955, ông là vị vua đầu tiên trong lịch sử Thái Lan đã rời hoàng cung
ở Bangkok để tiến hành chuyến đi thanh tra kéo dài ba tuần ở miền quê.
Vùng đông bắc nghèo và kém phát triển lúc đó phải chịu một trận hạn hán
nặng. Các chuyến đi về vùng quê và lần gặp gỡ cá nhân với người dân
bình thường đã làm thay đổi gần như là bắt buộc nghi thức cung đình cho
tới lúc đó rất là nghiêm ngặt. Lúc trước, thần dân thậm chí còn không
được phép nhìn nhà vua. Người Thái phải quay mặt đi khi nhà vua xuất
hiện. Mãi 1850, Vua Mongkut mới bãi bỏ lệnh cấm đó.

Vua Bhumibol Adulyadej

Vẫn còn hiệu lực là quy định không một thần dân nào được phép chạm
vào người các thành viên của hoàng gia. Năm 1880, hoàng hậu vợ của
Chulalongkorn không may bị ngã ra khỏi thuyền trong lúc đi trên hồ của
dinh mùa hè. Không một ai dám cứu bà. Người hoàng hậu đã chết đuối.

Từ nghi thức nghiêm ngặt của quá khứ chỉ còn một vài phép tắc vẫn có
hiệu lực. Không một người Thái nào, như đã nhắc tới, được phép vượt
quá đầu nhà vua. Không ai, kể cả người quay phim, được phép đứng trên
một cây cầu mà đoàn người của hoàng gia đi qua ở dưới đó. Người ta
còn chú ý đến quy định này ngay cả tại buổi lễ mừng 200 năm của
Bangkok, khi chiếc thuyền vàng tham gia vào cuộc diễu hành thuyền trên
sông Menam. Đoạn phim quay trên các cây cầu được ghi lại trong ngày
tổng diễn tập trước đó.

Nghi thức cởi mở hơn trong những chuyến đi về miền nông thôn. Nhà
vua đi đến với những người nông dân, khuyến khích họ nói, đưa ra những
câu hỏi về sự việc, những cái để cho người ta nhận thấy rằng ông quan
tâm rất lớn đến các vấn đề trong phát triển nông nghiệp. Cuối cùng nhưng
không kém phần quan trọng, những chuyến đi thanh tra của ông cũng có
một mục đích giáo dục. Với tiếng nói ngập ngừng, đầu cúi xuống và ánh
mắt khép nép, một người nông dân đã thưa chuyện với ông nhân dịp một
chuyến đi như vậy. “Xin hoàng thượng tin chúng con, đất này không tốt
như nhìn vẻ ngoài đâu. Các cánh đồng có rất nhiều đá.”

Thế nhưng Bhumibol Aduljadeh đã kiểm tra chất lượng nông nghiệp của
các cánh đồng trong lúc đi tới đây. Ông cúi xuống, nhặt một hòn đá lên,
chìa nó trên bàn tay ra cho những người dân làng đứng xung quanh nhìn
thấy và giảng giải: “Các người làm việc trên cánh đồng mới này đã từ ba
năm nay rồi. Nếu như mỗi ngày các người nhặt một hòn đá lên thì sẽ đâu
còn có đá nữa.”

Nhà vua ở trong Dinh Chitralada tại Bangkok không đến một nửa của năm.
Trong thời gian còn lại, ông sống, có một phần gia đình tháp tùng, ở ba
nơi khác, những nơi mà ông đã cho xây ở các tỉnh xa xôi để rút ngắn
hành trình cho các chuyến đi thanh tra của ông.

Với nhiều dự án kiểu mẫu đa dạng, ông đã chỉ đường cho sự phát triển
trên nhiều lĩnh vực. Ở vùng đồi núi miền bắc của Chiang Mai và Chiang
Rai, trong khu “Tam giác Vàng” trải sang Miến Điện và Lào, ông đã khuyến
khích các bộ tộc trên núi thay vì cây thuốc phiện thì nên trồng các sản
phẩn nông nghiệp, những thứ có cơ hội trên chợ trong các thành phố.
Trong vùng đông bắc khô hạn, nhà vua đã hỗ trợ công cuộc xây dựng các
hệ thống tưới nước. Thông qua học từ xa, ông đã tự đào tạo mình trở
thành một chuyên gia của khu vực-vấn đề này. Tại những chuyến đi thanh
tra, ông dùng phần lớn thời gian cho việc xây đập. Nhà vua bàn thảo với
các nhân viên và chuyên gia đi cùng. Ông cũng không ngại đi xa trên các
con đường mòn, để qua thăm viếng tại chỗ mà đặt những lời khuyến dụ
hoàng gia của ông lên trên một nền tảng vững chắc.

Người Thái thích nhất là giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
của họ với sanuk, với sự vui vẻ và tiêu khiển. Bhumibol Aduljadeh không
muốn đẩy mạnh họ trong việc đó. Ông tự nhìn mình như là người giúp đỡ
phát triển đầu tiên của quốc gia, và thực hiện nhiệm vụ đó với một sự
nghiêm trang mà thậm chí còn không cho phép có một nụ cười. Trên
đường về, trong trao đổi với các nhà báo tháp tùng, người ta hiểu rằng
tại sao ông đã từ bỏ sanuk. Liệu những người dân làng có hàm ơn, ông
được hỏi.

“Không một ai coi trọng lao động”, ông nói, “tất cả mọi người đều chỉ muốn
được nhiều hơn. Vì vậy mà chúng tôi phải khuyến khích họ hãy tự giúp
lấy họ, tự lập. Vì vậy mà rất quan trọng là việc không đưa cho họ quá
nhiều hay hứa hẹn quá nhiều. Ở các dự án nhiều tham vọng thì chỉ cần
thất bại một điều nhỏ thôi, thế là toàn bộ chương trình phải chịu ảnh
hưởng. Điều đó tạo thất vọng. Chúng tôi không đưa cá cho họ ăn, mà là
một cái cần câu và dây câu. Người ta chỉ được phép đưa cho họ cái tối
thiểu. Chỉ cái tối thiểu thôi.”

Ai biết quy mô tham nhũng, phung phí của công và nạn quan liêu ở Thái
Lan, người đó không cần phải cố gắng nhiều để hiểu được ý nghĩa và tác
động của công tác phát triển từ hoàng gia. Bhumibol Aduljadeh tiến hành
28 dự án tái trồng rừng ở Thái Lan. Thế nhưng hầu như tỉnh nào cũng có
cảnh sát và nhân viên lâm nghiệp nhắm mắt trước cảnh đốn gỗ trái phép,
nếu như các công ty trả đủ tiền đút lót.

Với các dự án của ông, nhà vua muốn làm cho các cơ quan nhà nước và
thần dân phải xấu hổ. Sự hổ thẹn gây đau ở châu Á nhiều hơn là nơi khác.
Ai bị làm cho xấu hổ, người đó đánh mất thể diện của mình. Nỗi lo sợ này
có thể giải phóng những nguồn năng lượng khó tin, những cái không chỉ
mang tính xây dựng mà cả phá hoại nữa. Vua Bhumibol hy vọng ví dụ
của ông sẽ có tác động xây dựng.

Khi Bhumibol Aduljadeh lên ngôi năm 1946 ở tuổi 18, nền quân chủ ở
Thái Lan đã đi tới điểm thấp của nó trong quyền lực và uy tín. Năm 1932,
ngay sau các lễ hội chào mừng 150 năm thành phố Bangkok do triều
Chakri thành lập, quyền lực tuyện đối của vua Thái Lan đã bị chấm dứt
qua một cuộc đảo chánh không đổ máu. Kể từ lúc đó, người thống trị có
một quyền lực mang tính tượng trưng và tôn giáo. Nó không còn gắn liền
với quyền lực chính trị nữa. Trong nhiều bản Hiến Pháp được đưa ra ở
Thái Lan và lại bị rút lại bởi những lần đảo chánh, tầm quan trọng của nền
dân chủ luôn được diễn đạt với nhiều từ ngữ. Nhưng không đoạn nào
thừa nhận cho người cai trị có quyền có ảnh hưởng lên chính trị và quyết
định nhân sự của chính phủ.

Ngoài ra, vào thời Bhumibol lên ngôi, uy tín của triều Chakri còn phải chịu
gánh nặng của quá khứ chưa được xử lý. Trong Đệ nhị Thế chiến, Thái
Lan đã đóng một vai trò đáng ngờ ở bên cạnh nước Nhật. Trong năm
chiến tranh đầu tiên, Vua Ananda Mahidol đã tử vong từ những nguyên
nhân cho tới nay vẫn còn chưa rõ. Vụ áp phe nhà nước này chỉ được giải
quyết theo kiểu châu Á: bằng cách cấm không được nói đến, tức là bằng
một biện pháp mà cà các xã hội Á châu khác cũng sử dụng khi có nguy
cơ bị mất thể diện. Không phải không có lý do mà các sự kiện mang tính
nhà nước bây giờ được tiến hành nhiều hơn trong hoàng cung cũ, trên
mảnh đất được gọi là “Grand Palace”. Các phòng ở không còn được sử
dụng nữa. Hiện trường tiềm năng, chúng được giao cho thần linh của nhà
vua đã chết.

Mãi đến thời Bhumibol, uy tín của vương triều ông mới được tái phục. Và
cũng chỉ nhờ vào vai trò khôn ngoan và gây tin tưởng mà ông đã đóng tại
đỉnh cao của cuộc khủng hoảng nhà nước năm 1973. Lúc đó, khi một
chính quyền quân đội cho xe tăng và máy bay trực thăng bắn vào các
sinh viên đang biểu tình, vai trò của người trọng tài tối cao rơi về cho nhà
vua. Ông tự chứng tỏ mình có khả năng để đóng vai trò đó. Kể từ lúc đó,
trong cuộc khủng hoảng nào người Thái cũng hướng nhìn đến nhà vua,
muốn ông đưa ra một quyết định để tái dựng dậy một chính phủ đang
lung lay hay tái thiết lập những tình cảnh đã biến đổi.

Chủ nhật máu ở cạnh tượng đài dân chủ

Gầy gò, hầu như còn chưa quá tuổi trẻ con và với chiếc áo trắng gần như
là đồng phục, sinh viên Bangkok thời đó có thể tạo cho các nhà quan sát
nước ngoài một ấn tượng về một giới trẻ vô hại, lễ phép, thích vui chơi,
một giới trẻ ganh đua với các lý tưởng của cha mẹ và cố gắng chiếm lấy
vị trí phục vụ của cấp dưới trong tổ chức ngay sau khi tốt nghiệp.

Tại hai trường đại học tinh hoa, Đại học Chulalongkorn thành lập năm
1917 và Đại học Thammasat thành lập năm 1934, con cái của nông dân
và công dân vào đầu những năm 70 chỉ chiếm 5 phần trăm số lượng sinh
viên. Đại đa số các sinh viên đã xuất phát (và ngày nay vẫn còn xuất phát)
từ giới khá giả và tinh hoa của Bangkok. Năm 1973, hầu như không ai
đoán trước, họ thể hiện tinh thần của toàn thể người dân đã bị các lãnh
tụ độc tài tước quyền hai thập niên nay.

Đại học Chulalongkorn

Đứng đầu chính phủ lúc đó là một cặp sao dị thể: thống chế Thanom
Kittikachorn đàn ông và thanh lịch như là thủ tướng, và một con người
tròn như một quả cầu, xấu kinh khiếp, béo phị tên là Prapas (đọc là Prapat)
Charusathiara như là phó thủ tướng và bộ trưởng bộ nội vụ. Năm 1971,
hai người vừa vô hiệu lực hóa một bản Hiến Pháp có ba tuổi đời và kể từ
lúc đó nắm quyền đất nước với một hội đồng hành pháp mà trong đó các
thành viên của quân đội và cảnh sát nắm đa số.

Trong tháng Sáu 1972, các sinh viên yêu cầu nhanh chóng trở về tình
trạng phù hợp với hiến pháp. Hội sinh viên quốc gia NSCT tuyên bố sẽ
bắt đầu làm việc, sẽ lập một dự thảo hiến pháp và tới cuối năm sẽ trình
ra cho công chúng. Nhưng với tư cách là chủ tịch một ủy ban hiến pháp
của chính phủ, Prapas cũng vừa tuyên bố ủy ban của ông sẽ cần không
ít hơn là ba năm để soạn thảo hiến pháp.

Trong diễn tiến của mùa hè, các cuộc tập hợp phản đối trong im lặng,
chống đối và biểu tình được NSCT khéo léo liên kết lại thành một phong
trào chính trị quần chúng. Các sinh viên không còn lập kế hoạch nữa, họ
làm chính trị. Thế nhưng những kẻ thống trị dường như vẫn còn chưa
nhận ra được sự thay đổi về tinh thần đó. Người bộ trưởng bộ nội vụ chế
nhạo không chỉ các yêu cầu về chính trị của sinh viên mà cả chính các
sinh viên. Ông ghê tởm nói về “sự thiếu thốn đáng hổ thẹn của các phong
cách lịch sự”.

Đầu tháng Mười 1973, phong trào sinh viên vẫn không lắng xuống. Còn
ngược lại: bây giờ họ bắt đầu phân phát tờ rơi và chính trị hóa người dân
của Bangkok. Lúc đó, Prapas cho rằng đã tới lúc phải dùng biện pháp
mạnh để can thiệp và giải tán. Ông để cho bắt giam mười một nhà hoạt
động, trong số đó có giáo sư Thirayuth, giảng dạy về kinh tế quốc dân tại
Đại học Thammasat. Vụ việc làm gương cảnh cáo đó có nhiệm vụ khiến
cho sinh viên tỉnh táo lại. Prapas để cho mười một người bị bắt giam đó
bị nâng lên thành những “kẻ muốn lật đổ”. Ông gán cho họ tội âm mưu
lật đổ chính phủ.

Xì-căng-đan, để nói với lời của Karl Kraus, cũng bắt đầu ở đây khi cảnh
sát muốn chấm dứt nó. Sinh viên nhận được sự đồng tình của các giáo
sư nổi tiếng; và họ lại lôi kéo được người dân Bangkok đứng về phía
phong trào phản kháng. Đại học Thammasat, tự do và hiện đại hơn là
Chulalongkorn lâu đời hơn, bước ra đứng đầu phong trào chống đối. 180
thành viên của ban giảng dạy tuyên bố tình đoàn kết với những người bị
bắt trong một bức thư ngỏ. Một người anh em của thủ tướng và là thiếu
tướng cảnh sát, Sanga Kittikarchorn, để cho phỏng vấn công khai với luận
điểm dễ hiểu, nếu như đòi có hiến pháp là tội phản quốc thì cả nước chỉ
gồm những người phản bội.

Vào ngày 11 tháng Mười, một ngày thứ Năm, có 50.000 sinh viên và
người ủng hộ ngồi trong khuôn viên trường. Họ giết thời gian bằng cách
ca hát; với những màn hài hước và vở kịch ứng biến, họ châm biếm người
bộ trưởng bộ nội vụ vụng về Prapas như là kẻ thù của nhân dân. Chính
phủ phản đòn với một chương trình truyền hình được cho là bộc lộ sự
thật. Một phát ngôn viên đưa ra các tác phẩm của Mao Trạch Đông và
những quyển sách mỏng khác từ Bắc Kinh, để phơi bày quan điểm của
những người bị bắt. Qua đó, chính phủ đã tự làm cho chính họ trở nên
buồn cười. Vì các tác phẩm cách mạng đã nằm trên kệ của nhiều nhà
sách từ lâu rồi. Bây giờ thì chúng cũng được đọc.

Vào ngày thứ Bảy, 13 tháng Mười, đám đông đó đã tăng lên tới 400.000
người. Họ diễu hành từ Đại học Thammasat về “tượng đài dân chủ”. Chân
dung của nhà vua và của hoàng hậu được mang đi đầu, cả lá cờ sọc xanh
trắng đỏ của Thái Lan cũng có ở khắp nơi. Những người biểu tình không
để cho ai hoài nghi lòng trung thành với nhà vua của họ và lòng yêu nước
của họ. Là người Thái “thật sự”, họ đấu tranh cho tự do. Một chính phủ
khước từ tự do sẽ bị cách biệt.

Đại học Thammasat

Tượng đài dân chủ tưởng nhớ lần chấm dứt nền quân chủ tuyệt đối trong
năm 1932. Trong mùa thu 1973, cái quái thai nghệ thuật này, một khối
vuông được tạo thành từ bốn cánh thiên thần với một cái nhà nhỏ giống
như nơi chứa đồ hành lễ ở giữa, lần đầu tiên có được một tầm quan trọng
thật sự.

Vào khoảng 10 giờ, chính phủ quyết định trả tự do không điều kiện cho
những người bị bắt. Vào buổi trưa, nhà vua tiếp thủ tướng với chính phủ
trong dinh Chitralada. Nội dung của cuộc trao đổi được giữ kín. Nhưng
nhà vua nghĩ gì, thiện cảm của ông nằm ở đâu, những điều này đã nhanh
chóng trở nên rõ ràng cho bất cứ ai. Cuộc tiếp kiến một giờ vừa chấm dứt
thì Bhumibol Aduljadeh tiếp một phái đoàn của NSCT. Nhà vua giành rất
nhiều thời gian cho chín người sinh viên hơn là cho chính phủ. Động thái
này mang tính quyết định. Không phải là những lời khuyên mà ông đưa
ra tiếp theo sau đó. Nhà vua cố gắng thuyết phục: với việc những người
bị bắt được trả tự do, các sinh viên đã đạt được mục đích của họ. Chính
phủ đã hứa sẽ thông qua hiến pháp pháp mới cho tới tháng Mười năm
sau. Bây giờ thì ông hy vọng sẽ có “hòa bình và trật tự cho nhân dân”.

Tuy vậy, lần can thiệp của nhà vua không còn có thể ngăn chận được
biển máu của ngày hôm sau đó. Vào ngày chủ nhật, 14 tháng Mười 1973,
vào lúc bình mình, một lực lượng cảnh sát đông đảo đã bắt đầu bắn đạn
hơi cay và chẳng bao lâu sau đó cũng với đạn thật vào đám đông. Trong
lúc đó đã có những nạn nhân tử vong đầu tiên. Phân tán thành những
nhóm nhỏ, hết sức sôi sục và sẵn sàng chiến đấu, nhiều sinh viên vội
quay trở lại tượng đài dân chủ. Sự phản ứng đã bắt đầu ở đó rồi.

Sinh viên xông vào ngôi nhà là trụ sở của cơ quan báo chí và thông tin
chính phủ. Nằm cách đó không xa là trung tâm xổ số. Cũng như trụ sở
báo chí, chẳng bao lâu sau đó nó cũng bị phóng hỏa đốt. Vào buổi trưa,
xe tăng tiến đến. Họ bắn bừa vào đám đông. Hỗn loạn bùng phát. Các
sinh viên chạy, cúi người, tìm chỗ ẩn nấp, tìm cách chạy trốn. Những
người bị thương được lôi theo. Những chiếc áo trắng của họ vấy máu và
vết dơ. Nhiều người khóc vì bất lực. Người chết nằm trên mặt đường, và
những người lính vẫn còn chưa chịu ngừng bắn.

Cuộc tàn sát lên tới đỉnh cao khi trực thăng xuất hiện ở nhiều nơi trong
thành phố và dùng súng đại liên từ trên cao bắn vào đám đông người biểu
tình. Đặc biệt bi thảm là những cảnh tượng trên đại lộ Rajdamnern ở
tượng đài dân chủ. Trực thăng bay vòng vòng xuyên qua những đám khói
bốc lên từ nhiều ngôi nhà. Chúng thực hiện những cuộc tấn công giống
như đang luyện tập xuống đám đông người đang hoảng sợ chạy trốn.
Những gì mà sinh viên Thái cho tới nay chỉ biết đến từ trên màn ảnh rạp
chiếu phim đã trở nên hiện thực đáng sợ: chiến tranh, nỗi sợ hãi căng
thẳng thần kinh, những vết thương đau đớn và những vết thương do tự
mình gây ra trong lúc ẩn nấp và lóng ngóng lao mình xuống mặt đất, trong
sự hồi hộp căng thẳng cực cao và kích động điên rồ.

Trên đại lộ Rajdamnern, các sinh viên Bangkok nhận được lần thử lửa
đầu tiên, và đồng thời cũng là một buổi lễ tôn phong. Một chính quyền, đã
đánh mất sự tự chủ và lý trí, khiến cho NSCT trở thành một lực lượng
chính trị cùng quyết định số phận của Thái Lan trong một thời gian đáng
kể.

Sinh viên làm chính trị

Cho tới lúc đó, những hành động tuyệt vọng không thuộc trong kho vũ
khí của chính trường Thái Lan. Đảo chánh và cách mạng hầu hết đều
được tiến hành với khả năng đánh giá được tình hình. Tất cả những
người tham gia thích nhất là một kết cuộc không đổ máu.

Cuộc nổi dậy của sinh viên Thái Lan năm 1973

Thống chế Thanom và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hành động hoàn toàn không
giống người Thái. Lẽ ra là họ đã phải bỏ cuộc, khi những cử chỉ đe dọa
không còn có tác động gì. Mệnh lệnh cho các đội lái xe tăng và trực
thăng bắn đạn thật vào đám đông đã làm cho sự ra đi của họ trở thành
việc không thể tránh khỏi. Hai người chạy trốn lưu vong. Họ đã có một
chỗ đứng không vẻ vang trong lịch sử Thái.

Vào ngày hôm sau đó, người ta phải nhận dạng những gì còn lại của 350
người trong các nhà xác của thủ đô. Hơn một ngàn người bị thương được
đưa vào các bệnh viện, Chín mươi phần trăm các nạn nhân, người ta ước
lượng như vậy, là sinh viên.

Thế nhưng ngày chủ nhật đẫm máu đó là một sự kiện mà sinh viên có thể
mừng như là một chiến thắng, chiến thắng của họ. Cả trong lúc đó, những
con người trẻ tuổi cũng chứng tỏ là họ bảo tồn truyền thống, dựa vào các
giá trị tốt nhất của Thái, khác với chính phủ đã bị lật đổ. Với xẻng và chổi,
họ chen nhau ra đường phố để dọn dẹp các dấu vết của sự tàn phá. Các
sinh viên đứng trong tâm điểm của công chúng, khi họ dọn những đống
đổ nát và mang những chiếc xe bị cháy rụi sang một bên dưới con mắt
của giới báo chí thế giới và trước ống kính của các đài truyền hình.

Một làn sóng thiện cảm ập đến họ. Đa số người Thái, không chỉ trong thủ
đô, cả ở các tỉnh, đồng cảm với phong trào của giới trẻ. Sau những năm
trì trệ và phi chính trị hóa, xã hội Thái trải qua một cú đánh con lắc thật
mạnh theo hướng cải cách dân chủ. Nhà vua vẫn là hằng số, cột trụ của
vương quốc. Uy tín của ông, hào quang của ông được củng cố thêm. Tất
cả những lĩnh vực khác của cuộc sống công cộng dường như đang
chuyển động. Một cuộc tìm kiếm những hình thức mới được khởi hành
và đi đến thành công. Một bầu không khí của biến đổi và cởi mở lan rộng
ra. Những năm từ 1973 tới 1976 đã trở thành những năm sáng tạo nhất
và thu hút nhất trong lịch sử Thái Lan hiện đại.

Đi hàng đầu của tiến bộ là sinh viên, với bức ảnh của nhà vua trong tay.
Một ủy ban hiến pháp soạn thảo một hiến pháp mới. Sinh viên phát hiện
tham nhũng lớn trong kế hoạch cho một cảng hàng không thứ nhì. Hàng
triệu dollar tiền đút lót, dường như có thể chứng minh được như vậy, từ
một công ty Mỹ có ý quan tâm đến đã được trả cho các nhân viên mang
quyền quyết định. CIA Mỹ bị lên án, vì họ can thiệp vào công việc nội bộ
của Thái Lan. Trong tháng Giêng 1974, cuộc “Triển lãm Trung Quốc đỏ”
đầu tiên được khai mạc. Chính sách đối ngoại bước vào một lĩnh vực mới,

Nhưng ấn tượng bền vững nhất là do những cuộc đình công và biểu tình
trước phủ thủ tướng tạo nên. Như một sợi chỉ đỏ, chúng kéo xuyên qua
thời kỳ cải cách kéo dài ba năm. Đình công bùng nổ khắp nơi trong nước
cũng như ở nông thôn. Khách sạn du lịch lớn có thời gian phải đóng cửa.
Nhân viên đình công và tổ chức những đội đứng canh gây huyên náo
trước cổng chính.

Hàng trăm nông dân cắm trại nhiều ngày, thỉnh thoảng tới nhiều tuần,
trước “nhà chính phủ”, để yêu cầu có được giá gạo cao hơn. Ngư dân
yêu cầu dầu diesel rẻ hơn, và những điều kiện xuất khẩu tốt hơn. Tất cả
những hoạt động đó có chung một điểm, rằng thần dân cư xử như những
người công dân tự nắm lấy lợi ích của mình, thay vì chỉ dựa trên một hệ
thống tham chiếu và quan hệ của một xã hội phong kiến mà trong đó sự
bảo hộ và phụ thuộc là quy tắc.

Cần có lòng cam đảm và trí tưởng tượng để giải thích tốt đẹp thời kỳ học
hỏi hỗn loạn này của nền dân chủ Thái Lan. Một phần giới tinh hoa cũ
theo gương nhà vua đã không để cho người khác gây ấn tượng cho họ.
Những nhà thủ cựu và theo truyền thống nghi ngờ các hoạt động chính
trị trên đường phố. Trong sự biến đổi hoàn cảnh, họ sợ bị mất quyền lực
và đặc quyền. Họ quan sát nền dân chủ sinh viên với một sự nghi ngờ to
lớn, sẵn sàng và quyết tâm lấy bất cứ một phát triển sai lầm nghiêm trọng
nào để mà làm cớ gửi các sinh viên trở lại giảng đường và trao chính trị
về cho dân chuyên nghiệp.

Thời kỳ cải cách kéo dài ba năm. Nó đã không kéo dài được như vậy nếu
như không có một nhân vật khác thường của giới quyền lực tiến bộ được
mang ra hàng đầu, một người có khả năng điều khiển các sức lực mới đi
theo hướng xây dựng. Kukrit Pramoj (đọc là Pramot) liên kết học thức và
câu nói đùa tự mỉa mai với một lòng tin dứt khoát vào nền quân chủ và
các truyền thống Thái. Là con trai của một hoàng tử, ông được gọi là
“Morn Rachawongse” – chắt của vua –, cái thể hiện nguồn gốc hoàng gia
và được thêm vào tên dưới dạng viết tắt M.R. Trong thứ bậc của giới quý
tộc Thái, mỗi một thế hệ tiếp theo sau đó tụt xuống một bậc. Sau năm thế
hệ, nguồn gốc quý tộc chấm dứt, các gia đình trở về với đám đông thần
dân bình thường.

Để tránh bị hạ thấp xuống như vậy, Pramoj đã sớm cố gắng để nhận


được những khen thưởng khác. Ở độ tuổi trẻ em, ông đã tình nguyện học
múa và hát trong hoàng cung. Suốt cuộc đời mình, ông đã say mê vũ điệu
cổ điển Thái. Ở Oxford, ông học đại học về “PPE”: politics, philosophy
and economics. Ở đó, ông đã nâng tiếng Anh của ông lên đến hàng văn
học. Tính thích mỉa mai của ông hẳn đã cũng đã tinh tế thêm trong môi
trường Anh quốc.

Khi Kukrit Pramoj được bầu làm thủ tướng vào ngày 13 tháng Ba 1975,
ông đã có ở sau lưng mình một con đường công danh đáng kể, mặc dầu
kỳ lạ, ngay cả với những thước đo cho người thường dân. Năm 1950,
ông thành lập tờ báo Siam Rath. Ông đã dẫn nó tới thành công qua một
chuyên mục riêng và qua những tiểu thuyết nhiều kỳ tự sáng tác như “Bốn
người giàu”, ngày nay đã là một tiểu thuyết kinh điển từ lâu.

Năm 1957 Kurkrit bị bắt giam và sau đó bị phạt tiền vì thóa mạ đại sứ Mỹ.
Thống chế Pibul, người đàn ông nhiều quyền lực của Bangkok thời đó,
đã chống đỡ lại các khiếu nại về bầu cử với lời nói, “gian lận bầu cử là
bình thường, ngài đại sứ Mỹ đã xác nhận điều đó đối với tôi”. Kukrit đã
rút ra kết luận sau đây trong chuyên mục của ông từ nhận xét đó: “Người
ta có thể chờ đợi gì từ những cuộc bầu cử ở Thái khi ông thủ tướng giao
thiệp với gangster Mỹ?” Những biện chứng như vậy là đặc trưng cho ông.
Đối với ông thì tương đối có thể trả mọi giá cho một điểm gút.

Tài trình diễn của ông trên chính trường mang lại cho Kukrit một lời mời
của Hollywood năm 1963, đóng vai người thủ tướng của xứ sở xa lạ trong
nhà nước tưởng tượng “Sarkhan” trong chuyển thể phim quyển tiểu
thuyết “Người Mỹ xấu xí” (với Marlon Brando). Người lúc đó đã là tác giả
nổi tiếng và là chính trị gia hẳn cũng cảm thấy rằng người ta xác nhận sự
tự đánh giá của ông, rằng ông thuộc về những người Thái “trông đẹp hơn”
và được phép hài lòng nhìn ngắm vẻ ngoài của mình. Thật sự thì Kukrit
với mái tóc bạc của ông, gương mặt tròn, hơi mập mạp nhưng đều đặn
và chiếc kính mắt to vẫn còn nổi bật trong bất cứ môi trường nào. Người
ta đã so sánh ông với Churchill thời trẻ. Nhưng ông không thích so sánh
này.

Kukrit đã thật sự nhận lời mời từ Hollywood – tất nhiên là dưới điều kiện
được phép tự viết các đối thoại của ông. Điều kiện của ông được chấp
nhận. Kukrit dùng vai đó để châm biếm mẹ vợ ông, đặt bà xuống cùng
một bậc với người sếp cảnh sát, và để nói ý kiến của ông với người đại
sứ Mỹ của quyển tiểu thuyết.

Mười hai năm sau đó, người diễn viên đóng vai thủ tướng của Sarkhan
thật sự đã trở thành thủ tướng của Thái Lan. Trong vai trò này, ông không
phản đối khi các nhà phân phối phim lại mang phim truyện đó vào các rạp
chiếu bóng. Ông chỉ để cho công chúng biết rằng bây giờ thì ông thật sự,
không khác trong phim nhiều lắm, nói ý kiến của ông cho đại sứ Mỹ biết.
Và ý kiến đó không chỉ mamg tính tự tin mà còn mang tính phê phán quyết
liệt vị trí của Washington.

Thái Lan không nên tiếp tục là một chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ:
Kukrit thống nhất với các sinh viên tại điểm này. Sau chiến bại của quân
đội Mỹ ở Việt Nam và Campuchia trong tháng Tư 1975, nhiều người Thái
cho rằng sự an toàn của họ chỉ được bảo đảm bằng cách nhanh chóng
tiến đến gần Trung Quốc.
Đại sứ quán Mỹ trên “Wireless Road” trở thành một điểm tập hợp cho
những cuộc phản đối của sinh viên trong năm 1975. Khác với ở châu Âu,
những con người trẻ tuổi không bao giờ mang cờ đỏ hay biểu tượng của
Việt Cộng đi cùng. Ngay cả tại những cuộc biểu tình chống Mỹ họ cũng
mang cờ Thái Lan và hình nhà vua đi cùng. Cung cách nói cũng mang
tính Á châu với những diễn đạt như “chó đẻ” và “con hoang” nhằm hạ
nhục người bị tấn công một cách tượng trưng. Ngoài việc đốt một con
hình nộm trên đường phố thì không có gì xảy ra trên đường phố mà có
thể làm cho lực lượng giữ trật tự không hài lòng.

Không ít các nhà quan sát nghi ngờ Kukrit tinh ranh là người giật dây bí
mật của các cuộc biểu tình. Người thủ tướng không làm gì để xóa tan
nghi ngờ đó. “Một truyền thống tốt đẹp của Thái Lan là giúp đỡ lẫn nhau”,
ông để cho lan truyền đi công khai. Hẳn là Kukrit không bao giờ tin rằng
đại sứ Mỹ, rằng các nhà quan sát Phương Tây nói chung là muốn hay có
khả năng để hiểu Thái Lan. Điều gì ngăn cản không cho ông tăng thêm
sự hiểu lầm và thích thú về sự không hiểu biết đó?

Một chuyến đi sang Trung Quốc

Kukrit Pramoj

Ba tháng sau khi nhậm chức, cuối tháng Sáu 1975, Kukrit sang thăm
Trung Quốc cộng sản, chuyến viếng thăm cấp nhà nước đầu tiên của một
thủ tướng Thái Lan. Các cuộc trao đổi của ông với Đặng Tiểu Bình, người
ngay từ lúc đó đã điều hành công việc cho Chu Ân Lai đã ngã bệnh, và
cả cuộc trao đổi với Mao Trạch Đông đã tạo nên một trong những nền
tảng mà chính sách ngoại giao Thái Lan dựa trên đó. Hợp tác với Trung
Quốc trở thành hằng số cho chính trị của Bangkok. Nó bảo đảm sự an
toàn chống lại một Việt Nam đang tiến sang Lào và Campuchia. Trong lúc
đó, những khác biệt của trật tự xã hội không phải là một vật cản đáng kể
cho cả người Trung Quốc lẫn người Thái Lan. Cả hai bên đều tạo liên
minh với quỷ, khi lợi ích của họ lâm nguy. Họ nhận ra ở trong đó cái lý trí
mà trong quá khứ họ thường bị Phương Tây cho rằng là không có.

Với thời gian, nhiều khách cấp nhà nước đã đến thăm Mao Trạch
Đông trong các gian phòng làm việc của ông ở rìa của “Cấm Thành”.
Nhưng không ai, Helmut Schmidt không, Pompidou không, Nixon không
và Lý Quang Diệu, người đứng đầu chính phủ ở Singapore, cũng không,
tường thuật lần gặp gỡ đó một cách hình tượng, vui vẻ và tự mỉa mai như
Kukrit Pramoj.

“Mao là một nhân vật giống như một người cha. Tôi có được một quan
hệ tốt với ông vì tôi tiếp cận với ông theo phương cách tốt đẹp nhất của
người Thái, với một cử chỉ diễn đạt rằng: Anh lớn tuổi hơn, và anh giỏi
hơn. Tôi không ngồi hẳn vào trong chiếc ghế bành, mà chỉ ngồi ở rìa. Tôi
chắp tay lên bụng, chân thẳng, không bắt chéo chân lại. Tôi nghĩ là ông
ấy thích tôi vì thái độ này. Ông ấy đã nói chuyện với tôi và đã kể chuyện
tếu lâm, giống như tôi là một người họ hàng nhỏ tuổi hơn.”

Lúc đầu, Mao Trạch Đông tạo cho Kukrit ấn tượng của một người đàn
ông già nua vẫn còn tỉnh táo về tinh thần, thậm chí vẫn lành lặn về thể
xác. Trong lúc trao đổi, ông thỉnh thoảng bước đi qua lại trong căn phòng.
Điều đó đã gây rất nhiều khó khăn cho sự thông hiểu. Mao đã bị tai biến
mạch máu não. Những người tháp tùng ông phải đọc nghĩa của lời nói từ
các chuyển động của đôi môi. Khi Nancy Tang, cháu gái và là người phiên
dịch của ông, không hiểu được nữa thì một người phụ nữ Trung Quốc già
(một người quản gia) được gọi đến, người cũng đích thân chăm sóc ông.
“Bà ấy là cấp cao nhất” khi vấn đề là phải đoán ý nghĩa lời nói của ông ấy.

“Tên giết người cướp của” già nua, như ông ấy thích gọi mình, vì ông
thích tuyên truyền của Phương Tây, đưa ra cho người khách từ Bangkok
những lời khuyên để người này có thể đương đầu được với những người
cộng sản trong rừng của ông.

“Đừng tuyên truyền chống người cộng sản. Người dân sẽ không tin các
anh đâu. Họ cứ trơ trơ ra thôi.”
“Đừng giết chết hết những người cộng sản của các anh. Tất cả họ đều
muốn trở thành người anh hùng. Họ thích được giết chết lắm.”

“Chỉ có một khả năng để chiến thắng người cộng sản: đổ đầy dạ dầy
người dân, hãy làm cho người dân của các anh hạnh phúc, rồi thì họ sẽ
không đi theo người cộng sản nữa.”

Mao thêm vào, hơi thất vọng một chút: “Tôi đã là chủ tịch ở đây nhiều
năm rồi. Cho tới nay thì không có một người cộng sản duy nhất từ Thái
Lan đến chỗ tôi.”

Kurkit nhân dịp này để pha một ít mỉa mai và hài hước vào trong câu
chuyện: “Thưa ông chủ tịch, tại sao ông không nói sớm? Tôi sẽ cho người
gửi năm người cộng sản từ Bangkok sang đây ngay lập tức.”

Trong những năm đó, Mao Trạch Đông nói với tất cả những người khách
của ông, rằng ông đã già, chẳng bao lâu nữa sẽ chết và “đi gặp Marx”. Ít
có người khách nào có khả năng chống đỡ sự tự sánh mình với Đức Phật
bằng một câu nói đùa như Kukrit: “Không được, ngài không thể chết được.
Thế giới không thể nào mất đi tên bất lương số một được, người mà ngài
đã tự xem chính mình là như vậy.”

Mao cười rung cả người.

Khi cuối cùng rồi Đặng Tiểu Bình có ý nói đã đến lúc phải đi ra, Kurkit tin
rằng đã nhìn thấy người đàn ông già nua đó bất thình lình khép kín lại.
“Ông ấy nhìn lên trần nhà và lại chìm vào trong một sự lão suy. Bất thình
lình, ông ấy trở nên già nua vô cùng.”

Ông rất thích kể lại câu chuyện của Mao khi ông tiếp đãi khách trong ngôi
vườn tại nhà riêng của ông. Kukrit sở hữu một ngôi nhà Thái truyền thống
trong khu phố biệt thự sang trọng của Bangkok, khu phố mà cả con trai
và người kế thừa của Sihanouk, hoàng tử Rannarith, cũng sống ở đó.
Ngôi nhà gỗ có một phòng khách mở, thoáng đãng mà từ đó người ta có
thể nhìn được ra ngôi vườn có nhiều cây me cho bóng mát. Cũng có một
cái hồ nhỏ ở đó.

Thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng nhớ nơi đó là như vậy, nơi mà những
người khách đến thăm thật khó mà tin rằng mình đang ở trong trung tâm
của một thành phố lớn, cái mà thường lên tít báo qua những thảm họa
môi trường. Trong nhà riêng của ông, Kukrit dành nhiều thời gian để cho
các thông tín viên nước ngoài phỏng vấn ông. Ông có sẵn sự mỉa mai
cho chính mình, và nhiều sự nghi ngại và chế diễu cho người xa lạ. Hầu
như lúc nào ông cũng không cưỡng lại được sự cám dỗ, phải thử “người
của đại chủng Âu”, người da trắng, thăm dò sự hiểu biết hay sự không
hiểu biết của họ về Thái Lan, và rồi tinh nghịch dẫn họ đi đến chỗ sai lầm.

“Khi một người thủ tướng nhậm chức ở Thái Lan bị các tướng lĩnh xem
như là đối thủ của họ thì rồi sẽ có nguy hiểm cho nền dân chủ. Khi người
đứng đầu là bạn của giới quân đội lẫn là một nhà dân chủ tự tin thì sẽ
không có vấn đề nào hết.” Một nụ cười mỉa mai thoáng qua trên gương
mặt ông. Ông cảm thấy tự do thoải mái cho tới mức còn đưa ra một bức
tự họa chân dung lúc tạm biệt.

Tước quyền lực các sinh viên

Thời kỳ bão táp và thôi thúc, cái mà Thái Lan trải qua từ 1973 đến 1976,
khi nhìn lại thì giống như một vết đứt gãy sâu trong lịch sử của đất nước.
Sinh viên, nông dân và trước hết là những người công nhân đình công
đã tham gia vào chính trị, cái mà cho tới lúc đó là việc riêng của giới tinh
hoa. Điều đó là mới. Sinh viên đi đầu trong tất cả các lĩnh vực. Phát ngôn
viên của Hội đồng Sinh viên Quốc gia (NSCT) đóng một vai trò phát động
trong công chúng và ý kiến công khai.

Ngược lại, các thay đổi đường lối trong chính sách ngoại giao thì lại nằm
trong khuôn khổ của truyền thống Thái Lan nhiều hơn. Hoàng cung giữ
một quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Các thế lực lớn của Phương Tây
luôn luôn cảnh giác, ngăn chận bất cứ ưu thế vượt trội nào của một quốc
gia khác. Những kẻ cướp tiềm năng tự khống chế lẫn nhau.

Trong thời của cuộc Chiến tranh Việt Nam, thủ tướng Kukrit Pramoj giải
thích, các quan hệ Thái Lan-Hoa Kỳ là “quá chặt chẽ”. Các quan hệ Thái
Lan-Trung Quốc thì ngược lại đã bị thiệt thòi vì vậy. “Chúng tôi không yêu
cầu Washington phải chia tay, nhưng yêu cầu đừng xem rằng các thành
tích của chúng tôi là một điều tự nhiên. Chúng tôi yêu cầu có được những
điều kiện tốt hơn và hãy tôn trọng các nhu cầu của chúng tôi.”

Đó là một diễn đạt lịch sự. Nó đánh dấu chính xác tính thiếu sẵn sàng của
chính sách đối ngoại Mỹ, bên cạnh các lợi ích riêng cũng chú ý tới nhu
cầu và phẩm giá của một đối tác nhỏ và lịch sự. Nixon và Kissinger đã
đưa ra những thước đo mới, đáng sợ, trong cư xử với những thế lực nhỏ
hơn. Mong muốn của người Thái, từ bỏ sự hiện diện của quân đội Mỹ và
đóng cửa các căn cứ quân sự ở Korat, Sattahip và Utapao, được nhiều
người Mỹ đánh giá là “một hành động không thân thiện”.

Khi quân đội Mỹ thất bại ở Sài Gòn, và các phóng viên chiến tranh tạm
thời chuyển nơi trú ngụ của họ về Bangkok, cả các instant expert cũng
phát hiện mối quan tâm đặc biệt của họ tới Thái Lan. Phần lớn các phóng
viên đều cho rằng cố gắng của chính phủ Kikrit, tổ chức nền an ninh của
đất nước mà không cần có lính Mỹ, là một đường lối chắc chắn sẽ dẫn
tới suy sụp. Sau Việt Nam, số phận của Thái Lan cũng đã được định đoạt.

Các chuyên gia tức thời đó đã đưa ra những tiên đoán sai lầm, vì họ
không hiểu lịch sử Thái Lan. Họ không nhận ra tài khéo léo trong chính trị
của giới tinh hoa Bangkok, đi dây giữa hai chiến tuyến và kích các cường
quốc chống lại nhau. Thuyết Domino theo ý của Kukrit là “một sự sỉ nhục
lớn, vì chúng tôi chưa từng bao giờ là một mảnh gỗ nhỏ, bất lực. Chúng
tôi luôn có thể tự đại diện cho lợi ích của chúng tôi.”

Các căn cứ Mỹ bị đóng cửa, và quan hệ với Trung Quốc sau đó đã trở
nên chặt chẽ cho tới mức Bangkok bị một vài đối tác ASEAN gọi là người
đại diện cho lợi ích của Bắc Kinh. Để làm hài lòng Bắc Kinh, ngày nay
người Thái thậm chí còn sẵn sàng giúp đỡ về mặt tiếp vận cho Khmer Đỏ
trong vùng biên giới với Campuchia. Người ta tin rằng Pol Pot thỉnh
thoảng đã để cho điều trị sốt rét trong một bệnh viện ở Bangkok.

Trong thời kỳ cải cách từ 1973 đến 1976, tất nhiên là cả những tổ chức
ngụy trang của cộng sản cũng đã có thể hoạt động được. Những người
công nhân đang đình công và các sinh viên thỉnh thoảng còn không nhận
ra được là người ta đã pha trộn khẩu hiệu, ý tưởng và biểu tượng của
cuộc cách mạng quốc tế vào trong các hoạt động vô hại của họ.

Năm 1975, trận thi đấu bóng đá lớn hàng năm giữa Đại học Chulalong và
Đại học Thammasat trên sân vận động chính đã có một chương trình
chính trị đi kèm. Một con hình nộm “Uncle Sam” cộng với các biểu tượng
dollar được đẩy đi trên đường băng thi đấu điền kinh và được bình luận
với những cảnh tượng cứ giống như là xuất phát từ phòng tuyên truyền
của trung ương đảng vậy. 30.000 sinh viên ngồi chật sân vận động.
Một cheerleader, theo gương mẫu Mỹ, điều khiển những con người trẻ
tuổi tại các hoạt động tập thể. Hàng ngàn tấm bảng nhỏ nhiều màu, được
giơ lên theo hiệu lệnh, tạo thành những chân dung khổng lồ của nhà vua
và hoàng hậu. Thế nhưng trong khi các sinh viên trên những hàng ghế
bày tỏ lòng trung thành của họ với nền quân chủ thì có một dàn nhạc
hướng đạo diễu hành ở phía dưới trên đường băng thi đấu điền kinh, và
biểu diễn bài “Quốc Tế Ca”. Hầu như không ai trong sân vận động biết
được ý nghĩa của bài hát đó. Thế nhưng đối với những người hiểu biết,
có thể nghe được và diễn giải những tín hiệu đó, thì họ không còn nghi
ngờ gì về việc ai đã đưa cho dàn nhạc ngây thơ đó những nốt nhạc nguy
hiểm này.

Đúng như dự đoán: Mặt trận của những người cải cách tan rã dần dần.
Giới quân đội mất quyền lực và ảnh hưởng. Qua những quỹ bí mật, họ
bắt đầu tài trợ cho các tổ chức thanh thiếu niên chống lại sinh viên rõ ràng.
Một liên hiệp các học sinh học nghề thành hình, cái cũng không ngán ngại
dùng những hành động bạo lực để chống lại các sinh viên đang biểu tình.
Một bàn tay vô hình cũng điều khiển cả tổ chức thanh niên đặc biệt cực
đoan “Red Gaur” (Bò Tót Đỏ), cái cố gắng chen vào giữa hoàng cung và
các sinh viên. Nhà sư chống cách mạng và sĩ quan đã thống nhất với
nhau một chiến lược hứa hẹn nhiều thành công: đầu tiên là tố cáo sinh
viên tội phản bội nền quân chủ, để rồi tố giác họ là cộng sản tiếp theo sau
đó và cuối cùng cô lập họ ra khỏi cộng đồng người Thái và để cho tàn sát.

Một sự ngẫu nhiên, hay hành động của một “điệp viên”, đã góp sức cho
những người chống cách mạng. Trong tháng Chín 1976, các căng thẳng
leo thang tới mức cực kỳ. Thống chế Thanom, người đàn ông nhiều quyền
lực bị lật đổ vào ngày “chủ nhật máu”, trở về từ chốn lưu vong. Thanom
nhập tu viện Bavornnives, có những mối quan hệ thân thiết nhất với triều
Chakri, được cho là để cầu kinh cho cha của ông đang sắp chết.

Vào mỗi buổi sáng vào lúc tám giờ, có thể quan sát thấy nhà sư Thanom
trong chiếc áo cà sa với cái đầu được cạo trọc khi ông rời nơi nghỉ qua
đêm để đi vào chùa. Với chiếc máy quay phim, chúng tôi đã có thể ghi lại
chính xác các giai đoạn phát triển của trải nghiệm chấn thương thứ hai
này trong xã hội Thái. Có thể nhìn thấy rõ kế hoạch của những người giật
dây. Người ta tìm cách chạm trán với các sinh viên và những thế lực “tự
do” chống đỡ cho họ. Các nhà quan sát quốc tế, nhà báo và nhà ngoại
giao cũng được cảnh báo trước. Rõ ràng là người ta muốn dùng tôn giáo
để phục vụ cho các mục đích chính trị. Theo các quy định của Sangha,
của cộng đồng các nhà sư Phật giáo, không ai được phép nhận chức
tước trong đạo giáo khi còn đang bị kiện cáo hay bị tín đồ phản đối thu
nhận. Tu viện Bavornnives nằm trong khu phố chính quyền của Bangkok
đã phớt lờ cả hai quy định này.

Sinh viên xuống đường với con số đông. Tại các sự kiện đông người, các
diễn giả đều lên án rằng viên thống chế đã bị lật đổ nay trở về Bangkok
không phải từ những lý do tôn giáo, mà duy nhất là để tạo nên một trạng
thái bất ổn và nổi dậy qua sự hiện diện của ông ta – một cái cớ đủ để cho
giới quân đội dùng nó mà thủ tiêu nền dân chủ. Các sinh viên còn bị kích
động nhiều hơn nữa, khi hai thanh niên dán áp phích chống Thanom đã
bị cảnh sát hành hình ở ngoại ô Bangkok. Bạo lực leo thang. Những vụ
hành hình giết người đều có các tác động theo ý muốn ở khắp nơi.

Sinh viên yêu cầu chính phủ hành động, chính phủ mà hiện lúc đó do
người anh của Kukrit Pramoj, Seni Pramoj, dẫn đầu, một giáo sư luật mà
năng lực giảng dạy của ông tỷ lệ nghịch với lực hoạt động chính trị. Con
người tri thức gầy, mảnh khảnh này, người mà cả đời mình đứng trong
sự cạnh tranh với người em Kukrit, không có khả năng giải quyết tình thế.
Chính phủ tự thể hiện họ là không có khả năng hành động. Đầy sự phẫn
nộ, các lãnh tụ sinh viên đã để cho người ta đẩy họ tới một hành động đi
ngược lại với cảm giác về phong cách của xã hội Thái và tạo mối nguy
hiểm cực kỳ to lớn: họ ra tối hậu thư cho chính phủ, lại đưa Thanom trở
ra nước ngoài trong thời hạn một tuần. Có một bên phải mất thể
diện; cuộc chạm trán bắt đầu.

Vào ngày 2 tháng Mười 1976, một sáng thứ bảy, khi những người cảnh
sát phạm tội hành hình giết người vẫn còn chưa bị bắt giam, một nhóm
sinh viên Thammasat diễn lại cảnh giết người ghê rợn đó trong một vở
kịch tuyên truyền. Apinand, một sinh viên trong đội kịch của trường đại
học, bị treo cổ tại sân trong của Đại học Thammasat dưới tiếng reo hò
của nhiều ngàn khán giả trẻ tuổi. Mặt của anh được trang điểm theo kiểu
sân khấu chính trị Trung Quốc. Ai nhìn kỹ thì có thể nhận ra những nét
giống với hoàng tử nối ngôi Vajiralong. Nhưng trong khoảnh khắc đó,
dường như không ai nhận ra được lời bóng gió đó. Những người tổ chức
giải thích về sau này, rằng sinh viên Apinand đã được chọn đóng vai đó
chỉ vì thân hình mảnh khảnh của anh đã tạo điều kiện dễ dàng để giải
quyết các vấn đề kỹ thuật trong lúc treo cổ giả vờ.

Nhưng một sự ngẫu nhiên khác, như người ta cho là như vậy vào thời
gian đó, đã làm cho ông, người hoàng tử nối ngôi Vajiralongkorn, liên can
tới các sự kiện. Trước khi kết thúc khóa đào tạo sĩ quan của ông tại
Australia, ông đã bất ngờ trở về Bangkok trong những ngày đó. Một ngày
sau lần treo cổ giả vờ, ông đến thăm nhà sư đứng đầu của chính tu viện
Bavornnives đó, tu viện mà đã thu nhận Thanom Kittikachorn trái phép.
Lần trở về trước thời hạn có liên quan tới các kế hoạch kết hôn của hoàng
cung. Vài tuần sau đó, việc đính hôn của hoàng tử được công bố. Thế
như trong lúc đó thì công chúng vẫn còn hoàn toàn chưa biết gì.

Trong khoảnh khắc đó, điều quyết định là một vài bức ảnh chụp lần tới
viếng thăm tu viện được công bố. Trên các nhật báo thân cận với giới
quân đội thủ cựu, cả hình ảnh của lần treo cổ giả vờ cũng được công bố,
những hình ảnh chứng minh một nét tương tự với người hoàng tử. Nhà
xã hội học “tự do”, được coi trọng, nguyên hiệu trưởng Đại học
Thammasat, Tiến sĩ Puey Ungphakorn, đã ủng hộ cho luận điểm rằng
những bức ảnh đó đã được chỉnh sửa lại trên bàn làm việc của ban biên
tập, để làm giả một nét tương đồng.

Hình ảnh truyền hình riêng của chúng tôi không thể củng cố cho lời khẳng
định của tiến sĩ Puey. Nét giống nhau thật đáng để ngạc nhiên, ngay cả
khi nó không được nhận ra vào lúc ban đầu. Tôi không muốn loại bỏ sự
cố ý của số ít những người điều khiển ở bên trong. “Sự ngẫu nhiên” thế
nào đi nữa thì cũng đến hầu như không bất ngờ; nó phù hợp chính xác
vào trong một kế hoạch mà mọi người có thể thấy rõ dược.

Độ 30.000 sinh viên đang có mặt trên khuôn viên của trường Đại học
Thammasat vào ngày 5 tháng Mười 1976, khi cơn bão thật sự bắt đầu.
Các bức ảnh của lần treo cổ giả vờ được công bố thêm một lần nữa với
khổ thật lớn trên báo Dao Siam thân cận với giới quân đội. Các đài phát
thanh riêng của quân đội đánh giá những bức ảnh đó như là bằng chứng
cho việc các sinh viên có kế hoạch lật đổ nền quân chủ. Ngoài ra, những
người được cho là có âm mưa bị đóng dấu là người cộng sản. Các đài
phát thanh thật sự yêu cầu người dân Bangkok hãy giết chết các sinh
viên đang tụ hợp tại trường Đại học Thammasat. Giết chết người cộng
sản, nhà sư cực đoan Kittivudho của tổ chức chiến đấu “Nawapol” trước
đó đã giảng giải cho khán giả của ông, không phải là một sự vi phạm
những lời giảng dạy của Đức Phật. Các đài phát thanh quân đội bây giờ
liên tục kêu gọi: “Hãy giết chết họ, hãy giết chết họ, kẻ thù của nền quân
chủ!”

Những cảnh tượng mà chúng tôi quay tại trường Đại học Thammasat vào
sáng sớm ngày 6 tháng Mười 1976 thuộc vào trong số những hình ảnh
đáng sợ nhất mà tôi đã nhìn thấy trong những năm ở châu Á của tôi. Vài
ngàn khán giả chen chúc nhau tới cổng chính, nơi mà từ đó cảnh sát bắn
vào tòa nhà của trường đại học. Đám đông người hô hào theo nhịp điệu
và reo hò hoan hô những loạt đạn. Chỉ sau một thời gian ngắn, bất cứ
một nhà quan sát chú tâm nào cũng biết rõ là ai bắn ai: Đạn chỉ được bắn
đi duy nhất từ cảnh sát vào những người sinh viên tụ tập trong khuôn viên
nhà trường. Nhưng điều đó không ngăn cản các cơ quan nhà nước lan
truyền đi lời khẳng định ngay trong ngày hôm đó, cả các sinh viên về phía
họ cũng có súng tiểu liên, vâng thậm chí sở hữu cả súng đại liên nữa và
đã dùng chúng để bắn trả. Sau này, trong lúc khám xét trường đại học,
thật sự là người ta đã không tìm thấy gì ngoài một vài khẩu súng lục.

Những “tên đào ngũ”, những người trẻ tuổi, không còn chịu được được
áp lực về tinh thần và bỏ ra ngoài khuôn viên trường để trình diện các cơ
quan nhà nước, đón nhận một số phận đáng sợ. Mặc dù có hai đội quay
phim nước ngoài quay những cảnh đó, người ta vẫn để cho các nam nữ
thanh niên bị đánh đập trên một đoạn đường dài độ 150 mét. Thành viên
của “Bò Tót Đỏ” và “Nawapol” dùng những cây gậy gỗ dài đánh đập họ
một cách thật tàn nhẫn. Ở cuối của “con đường”, người ta đẩy những
người sinh viên bị đánh đập tả tơi đó vào trong một chiếc xe buýt nhỏ và
chở đi mất.
Đám đông say máu. Họ muốn loại trừ những con người trẻ tuổi đó ra khỏi
xã hội Thái và giết chết họ hoàn toàn không thương xót như những con
chó dại. Không ít người cũng đã thật sự bị đánh cho tới chết. Đám đông
những người hoạt động cuồng tín đó rõ ràng là đã đánh mất lý trí. Họ treo
một cái xác chết lên cây và dùng thanh sắt đánh vào cho tới khi nó chỉ
còn là một khối đầy máu. Hình ảnh đó đã gây sốc cho thế giới.

Bất cứ lúc nào cảnh sát bắn hàng loạt đạn và nhiều khẩu súng liên thanh
nổ vang đồng thời, năm hay mười ngàn khán giả đó nằm rạp xuống đất,
để không bị trúng đạn. Những người Thái bị khích động có cảm giác như
họ đang ở trong một cuộc chiến chống người cộng sản thực sự. Nhưng
thật ra thì trung tâm chỉ huy các lực lượng an ninh đã nắm tất cả các đầu
dây trong tay. Quyền lực của sinh viên cần phải được bẻ gãy. Sau “vụ
thảm sát”, như hiệu trưởng Puey gọi sự kiện này, các cơ quan nhà nước
đưa ra con số người bị giết chết là 40. Có lẽ khoảng 100 sinh viên đã tử
nạn.

Vào khoảng mười một giờ sáng, cảnh sát bắt đầu xung phong vào khuôn
viên nhà trường. Ở đúng nơi mà lần treo cổ giả vờ đã diễn ra, các sinh
viên bị bắt buộc phải nằm xuống đất sát cạnh nhau và chờ khám xét.
Người ta mang những người bị cho là “cầm đầu” vào một trại quân đội
ngay trong ngày hôm đó. Giới báo chí nước ngoài được phép thăm họ
nhưng chỉ được nhìn từ xa – giống như những người phạm trọng tội.

Vào chiều tối, giới quân đội đảo chánh. Chính phủ Seni Pramoj bị ép buộc
phải trao quyền lực lại cho Đô đốc Sangad, một người lính mờ nhạt, già
60 tuổi. Như được đoán trước, Sangad chỉ phục vụ như là một nhân vật
tạm thời – cho tới khi một thủ tướng “cánh hữu” cứng rắn, Thanin
Kraivichien, được tìm ra.

Vào lúc hoàng hôn của ngày 6 tháng Mười 1976, khi giới quân đội còn
chưa tiến hành đảo chánh, thành viên của Nawapol, “Bò Tót Đỏ” và những
kẻ cực đoan của hướng đạo sinh đã ăn mừng chiến thắng. Họ tụ hợp lại
trên đường phố trước tu viện Bavornnives. Thanom Kittikachorn sống ở
đó như là một nhà sư. Vòng tròn của các sự kiện được khép kín cả ở bề
ngoài. Không một lần chào mừng nào khác hơn là lần chào mừng này và
ở tại địa điểm này có thể cho thấy rõ ràng hơn, rằng các sự kiện để tước
quyền lực giới sinh viên và dẫn đến kết thúc một thời kỳ dân chủ là không
thể giải thích chỉ với sự ngẫu nhiên được.

Chính phủ Thái Lan hổ thẹn khi các đoạn phim quay cảnh xung phong
vào trường đại học Thammasat được chiếu trên các màn hình ở khắp nơi
trên thế giới. Các sự kiện là không thể phủ nhận được. Thế nhưng người
ta vẫn oán giận báo chí nước ngoài. Quan hệ của chúng tôi với Bộ Ngoại
giao ở Bangkok bị vẩn đục vài năm trời. Mặc dù vậy, người ta vẫn để cho
chúng tôi làm việc tự do trong “đất nước của những người tự do”. Và
điều này xứng đáng để được kính trọng.

Không có cơ hội để hoạt động bí mật

Lần này thì Vua Bhumibol đã không can thiệp cho các sinh viên. Hội đồng
sinh viên đã trở nên quá to tiếng, quá tự tin và không được ưa thích quá
nhiều để mà người dân Bangkok còn tưởng thưởng cho một hành động
hỗ trợ như vậy. Con lắc đã đi quá xa theo một hướng. Một cú đánh theo
chiều ngược lại là không thể tránh khỏi. Sau đó, chính trị lại phải tìm một
con đường trung dung mà cái tốt có thể được bảo tồn và tiếp tục phát
triển ở trên đó. Một bầu không khí thành hình, cái đã mang các cực đoan
lại với nhau. Khéo léo về chính trị và khả năng ước đoán tình hình là cần
thiết. Người Thái chưa từng thiếu những điều đó.

Hành động trừng phạt đẫm máu chống các sinh viên đó có tính độc hại,
làm cho thấy rõ được sức lực thái quá của những cảm xúc tôn sùng nền
quân chủ. Một nhóm nhỏ đã bị buộc tội thóa mạ nhà vua qua thao túng
tuyên truyền và đã bị đẩy ra khỏi liên hiệp xã hội của người Thái. Trong
thế giới cảm nhận của quốc gia này thì việc tự do hành quyết họ là một
quyết định đúng đắn kế tiếp theo sau đó.

Tháng Mười 1976 đã cho thấy rằng chủ nghĩa bảo hoàng cũng có thể là
một công cụ nguy hiểm. Với nỗi kinh sợ, nhiều người đã quan sát thấy
những lực nào đã được giải phóng ra. Ai suy nghĩ về những sự kiện này,
người đó không thể khép kín mình trước nhận thức, rằng các cảm xúc
quân chủ đã tự chứng tỏ mình là chất keo tốt giữ dân tộc đó lại với nhau.
Việc loại trừ các sinh viên cánh tả ra ngoài đã cho thấy rõ một mối nguy
hiểm nhưng cũng cho thấy rõ một sự nhận dạng không thể nào lầm lẫn
được, cái đã thống nhất một dân tộc xung quanh hoàng cung.

Nền dân chủ, mà Thái Lan thử nghiệm với nó, đã hạ thấp xuống trở thành
một cuộc đổi chác chính trị. Cái tự gọi mình là quốc hội thì thực tế chỉ là
một đám người mua bán chính trị, những người đã đầu tư một khoản tiền
lớn để được bầu chọn và tại mỗi một lần bỏ phiếu trong sảnh họp đều
chú ý để làm giàu thêm vốn liếng của họ bằng tiền lãi và tiền lãi của tiền
lãi. Tương tự như nền Cộng hòa Weimar của Đức, nền dân chủ Thái Lan
đã không thành công trong việc dân chủ hóa bộ máy hành chánh, cảnh
sát và quân đội, và đặt chúng dưới sự kiểm soát công khai. Đa số người
Thái đều thống nhất rằng các viên sĩ quan đảo chánh cuối cùng cũng chỉ
đẩy đi những gì mà trước sau cũng đã muốn ngã xuống.
Và mặc dù vậy, thời kỳ cực đoan của nền dân chủ Thái Lan từ 1973 cho
tới tháng Mười 1976 đã để lại những dấu vết thật sâu và đã đặt ra những
điểm mốc mà chính trị thường ngày ở Thái Lan không còn có thể rơi về
sau đó được nữa. Sau bản hiến pháp thứ tám, cái đã được trình bày với
sự tham gia của các sinh viên, Thái Lan còn có một hiến pháp thứ chín.
Giới tinh hoa và trước hết là thể chế nhà nước được tổ chức tốt nhất,
quân đội, đã có thể khẳng định đặc quyền của họ ở trong đó. Ít ra thì kể
từ lúc đó, đất nước này không còn phải chịu đựng một nền độc tài quân
đội như các tướng Sarit và Thanom đã dựng nó lên. Người thủ tướng chỉ
có thể giữ được chức vụ của mình, cho tới chừng nào mà một đa số của
các nghị sĩ vẫn còn ủng hộ ông.

Hai lần cố gắng đảo chánh của “những con ngựa non”, từ những người
cấp úy và tá, muốn vượt qua mặt tổ chức quân sự tự mang mình lên hàng
đầu, đã thất bại năm 1981 và 1986. Trong cả hai cuộc khủng hoảng, mang
tính quyết định là việc nhà vua đã ném trọng lượng uy tín của ông lên bàn
cân ủng hộ cho các chính phủ hợp pháp. Nền dân chủ mới của Thái Lan
bắt đầu bám rễ. Nó tích hợp những nguyên tố của truyền thống Thái và
nó phát triển các phương pháp làm giảm bớt đi phong cách đối đầu của
những nền dân chủ Phương Tây. Điều quyết định là chính trị ở Bangkok
đã trở nên minh bạch hơn, biết lẽ phải hơn, là việc các âm mưu và những
chuyện lừa đảo bị mang ra công chúng và ngay cả giới quân đội cũng
phải tính đến quyền lực của ý kiến công chúng.

“Chúng tôi có một nền dân chủ trọn vẹn ở Thái Lan”, người viết chuyên
mục rất hùng biện Ayumongkul Sonakul phán xét, người mà thích tự gọi
mình là “Chú Ayu”, “Chúng tôi có một nền dân chủ trọn vẹn – trừ khi chúng
tôi không có nó. Khi chúng tôi trở nên quá dân chủ, xe tăng lăn ra. Chúng
lăn đi xa cho tới đâu, điều đó phụ thuộc vào việc chúng tôi đã trở nên
thượng dân chủ như thế nào. Nền dân chủ của Thái Lan phụ thuộc vào
khả năng không tạo nên một bầu không khí để cho xe tăng lăn ra đường
phố.”

Chuyện đùa và sự mỉa mai làm giảm bớt những thiếu sót của hệ thống ở
Thái Lan. Khả năng cười về chính bản thân mình, từ chối tiếp nhận một
cái gì đó một cách trang nghiêm ngoài Đức Phật và nhà vua, làm cho Thái
Lan trở nên nhân đạo và đáng yêu. Sự kích động khô khan là xa lạ đối
với họ. Họ ứng xử mềm dẻo, kiên nhẫn và với tính bình thản đáng ngạc
nhiên. Với lời khuyên cho thường ngày “mai-pen rai” – “không sao cả”,
“đừng lo lắng, sẽ được thôi” – người Thái thật sự đã giải quyết một vài
vấn đề khó khăn, gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát.
Sau tấm gương đẫm máu từ các sinh viên, một số đáng kể các nhà hoạt
động đã bước vào trong bí mật. Thái Lan đã có một “Phong trào Giải
phóng” từ lâu. Năm 1975, sau chiến thắng của các đồng chí Đông Dương
ở Sài Gòn, Phnom Penh và Vientiane, họ dự tính có cơ hội được giúp đỡ
có hiệu quả từ đó. Vấn đề của mặt trận là chỉ có ít người Thái tham gia
nổi dậy chống lại nhà vua. Các sắc tộc thiểu số từ vùng biên giới Thái-
Lào tạo thành cốt lõi của lực lượng quân đội du kích, cái mà năm 1976
được ước lượng khoảng 10.000 người.

Lần trốn vào bí mật của các lãnh tụ sinh viên nổi tiếng, kéo theo sau là
một vài trăm người có thiện cảm, cuối cùng cũng đưa cho mặt trận một
cơ hội để vứt bỏ hình ảnh của thiểu số và tự trình diễn mình như là đội
tiên phong của một nước Thái Lan mới và tốt hơn. Ngay vào ngày 14
tháng Mười 1976, các nhà hoạt động, do Seksan Prasertkul dẫn đầu,
nhân vật mang tính thống lĩnh trong NSCT cũ, đã từ trong bí mật đưa ra
một lời tuyên bố dài lời. Nó để cho các sự kiện vừa qua xuất hiện trong
ánh sáng của những lý thuyết Mác-xít thô tục. Vụ thảm sát và cuộc đảo
chánh của Bangkok, Seksan và các đồng chí trong vòng bí mật diễn đạt
như vậy, là hoàn toàn tương tự như cuộc đảo chánh quân đội của Chile
chống lại Allende theo chỉ thị của CIA, để thay thế nền dân chủ bằng một
“bè lũ tướng lĩnh phát xít”. “Những biện pháp hòa bình của chúng ta đã
được tưởng thưởng bằng lựu đạn và những loạt đạn. Người dân của
chúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc củng cố lấy sức mạnh
của họ, để trừ khử quyền lực nhà nước phản cách mạng và đặt quyền
lực nhà nước cách mạng mới của nhân dân thay vào chỗ của nó. Chúng
tôi đã rút ra kết luận không thể đảo ngược sau đây: Vì đối thủ có vũ khí
nên cả chúng ta cũng phải có vũ khí.”

Kết luận này không phải là nhất định không thể đảo ngược được như vẻ
ngoài cho thấy. Các nhà cách mạng trẻ tuổi không hề có lời nào chống lại
nền quân chủ. Thật ra thì chỉ với một lời ám chỉ duy nhất là có thể định
đoạt lần tách rời ra khỏi cộng đồng người Thái. Các du kích quân mới vẫn
để mở con đường rút lui.

Vì vậy mà sự phát triển ở Bangkok cũng diễn ra khác với những gì mà


các nhà lý thuyết của ĐCS tiên đoán. Chính trị gia cánh hữu kỳ quặc
Thanin Kraivichien, người cảm nhận mình là người kế nhiệm của thượng
nghị sĩ bất hạnh người Mỹ McCarthy, nhanh chóng bất lực. Một viên
tướng khéo léo trong chính trị và mang nhiều tham vọng có tên là
Kriangsak Chamanand nắm lấy quyền lực. Chính sách của ông có định
hướng giảm thiểu thiệt hại, cái chỉ có thể được thực hiện bằng cách quay
trở về với trung tâm. Vụ án xử “những tên cầm đầu” của sinh viên đưa ra
tín hiệu hòa giải.
Các quy trình pháp luật ở Thái Lan phục vụ cho lợi ích của chính phủ hay
lợi ích của cộng đồng, trong trường hợp tốt nhất thì cho sự công bằng. Ít
khi nào mà luật lệ được thi hành cho đầy đủ. Luật lệ trên văn bản là một
công cụ, tự nó không có giá trị. Khi những nước khác cần nguyên tắc và
những quy tắc cơ bản thì người Thái củng cố cho trật tự của họ qua tính
cơ hội. Chỉ có con đường đi đến sụp đổ mới thẳng tắp và kiên định ở Thái
Lan.

Báo chí thế giới được phép tham dự khi vụ xử “những tên cầm đầu” khai
mạc năm 1978. Một phán xét chưa từng được tuyên bố trong vụ án này.
Trước khi các quan tòa kịp trải ra hết tất cả các chứng cớ thì chính phủ
Kriangsak đã ân xá cho tất cả các sinh viên từng tham gia vào những sự
kiện của ngày 6 tháng Mười 1976 – thậm chí không loại trừ cả những
người đã trốn vào bí mật và tham gia nhóm du kích cộng sản nữa.

Thủ tướng Kriangsak, người thỉnh thoảng nấu ăn cho các vị khách nhà
nước của mình, mời các sinh viên đã được trả tự do đến nhà riêng của
ông và đích thân mang trứng chiên ra phục vụ ăn sáng cho họ. Thành
viên của cộng đồng người Thái đã hòa giải và lại kết nghĩa anh em với
nhau.

Các sự kiện đối ngoại giúp chính phủ Bangkok phá vỡ dần dần giới đấu
tranh vũ trang bí mật. CPT, Đảng Cộng sản Thái Lan, chịu ảnh hưởng rõ
rệt của Trung Quốc. Sau lần chia rẽ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, cái dẫn tới
một cuộc chiến tranh biên giới gây nhiều tổn thất trong tháng Giêng 1979,
quân đội bí mật bị rơi vào giữa hai chiến tuyến của những người anh em
thù địch. Việt Nam ngưng giúp đỡ CPT. Một văn phòng của mặt trận ở
Vientiane, nơi người Việt đưa ra mệnh lệnh, phải đóng cửa.

Chính phủ Thái không từ bỏ bất cứ cố gắng nào để cô lập các phiến quân
trong vòng bí mật trước mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. Trong tháng Hai,
ngoại trưởng Upadith Pachariangkul sang thăm Khmer Đỏ ở thành phố
không người Phnom Penh. Khieu Samphan bộc lộ mối quan tâm muốn
cải thiện quan hệ với Bangkok để hai bên có lợi.

Trong tháng Chín 1978, thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đi sang các
nước ASEAN. Tại những cuộc trao đổi ở Bangkok, ông quan từ Hà Nội
đã bị lão chiến binh Kriangsak ép uống thật nhiều rượu. Ông được ôm
choàng lấy theo kiểu phô trương và cuối cùng thậm chí còn được gọi là
“người anh”.

Đầu tháng Mười Một 1978, Đặng Tiểu Bình đi theo dấu vết của người thủ
tướng Việt. Ở Bangkok, người khách từ Bắc Kinh đã giật được một thành
công thật sự trong báo chí. Đặng để cho thay đổi chương trình chuyến đi
thăm chính thức đã được thỏa thuận trước của ông, để bước vào hàng
những người khách danh dự chứng kiến lần “tấn phong”, lần thái tử
Vajiralongkorn được tạm thời tiếp nhận vào trong cộng đồng các nhà sư
trong tu viện Bavornnives. Trước mắt gia đình nhà vua, người hoàng tử
được cạo trọc đầu và mặc chiếc áo cà sa màu vàng nghệ của các nhà sư
– một nghi thức danh dự, mang lại “phúc đức” cho cha mẹ, như là lời tạ
ơn công nuôi dưỡng giáo dục đã hoàn thành.

Truyền thông Bangkok tường thuật trực tiếp từ tu viện; và Đặng Tiểu Bình
có mặt ở đó. Có thể nhìn thấy nhà cách mạng và cộng sản từ Bắc Kinh
ngay giữa một cộng đồng Phật giáo, những người đang xúc động theo
dõi nghi thức: nhà vua cũng có mặt ở đó. Sự hiện diện của ông mang lại
danh dự cao nhất cho sự kiện.

Tất cả những người sếp của cộng sản đều bảo đảm với người Thái là
không giúp đỡ các phiến quân trong vòng bí mật. Thế nhưng họ chỉ cam
kết cho các chính phủ của họ. Họ không muốn đưa ra những lời hứa
mang tính ràng buộc cho đảng. Đảng hành động độc lập, đó là biến thể
mang tính chiến thuật từ những ngày của Đệ tam Cộng sản. Nhưng các
mong muốn của người Thái được thông báo cho Đảng.

Các du kích quân trong vòng bí mật, những người có định hướng tới
thuyết của Mao, nhanh chóng hiểu rằng họ khó có thể chờ đợi được gì từ
Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình. Bây giờ thì ở Bắc Kinh, lợi ích quốc gia,
lợi ích riêng được ưu tiên trước những cái được gọi là nghĩa vụ quốc tế
vô sản. Các nhà cách mạng Thái Lan đã mất đi người bảo hộ cuối cùng
của họ.

Lần trở về nhà của những đứa con đã ra đi

Bắt đầu từ đầu những năm tám mươi, rất nhiều người đấu tranh bí mật
đã trở về với cộng đồng người Thái. Những cuộc đầu hàng với số lượng
lớn như vậy đã được chuẩn bị trước qua những người thương thuyết của
cả hai bên. Những người đàm phán thỏa thuận các điều kiện và cả nghi
thức để sắp xếp long trọng lần trở về trong lòng của quốc gia. Người ta
bảo đảm cho các du kích quân được ân xá và nhanh chóng được trả tự
do sau một khóa học chính trị ngắn ngày về chủ nghĩa bảo hoàng và lòng
yêu nước. Thêm vào đó, chính phủ hứa sẽ cho những người trở về nhà
một số tiền giúp đỡ có giới hạn và một mảnh đất để xây dựng một cuộc
sống thường dân mới.

Phần chính trị của lời cam kết hầu như luôn luôn được làm tròn hoàn toàn.
Những giúp đỡ về vật chất vào lúc ban đầu thì ngược lại đã gây khó khăn
cho nhà nước, vì đất – khác với trong quá khứ – không còn có vô giới hạn
nữa. Số tiền hứa hẹn được trả ở khắp nơi. Nhiều người trở về đã đi vào
thành phố với nó, trước hết là về Bangkok, để hưởng thụ những mặt tốt
hơn của cuộc sống sau những năm gian khổ trong rừng rậm – cho tới
chừng nào có thể và số tiền đó còn đủ để làm việc đó.

Cộng sản Thái Lan

Nhưng quan trọng không chỉ là những điều kiện về vật chất. Đối với chính
phủ, cũng quan trọng không kém là nghi thức to lớn của lần long trọng
chuyển giao vũ khí và tái tích hợp vào trong liên hiệp của xã hội Thái.
Người sếp quân đội thường hay đích thân đến, để đón nhận cho đúng
mức hàng trăm du kích quân và gia đình của họ. Đầu tiên, trên quảng
trường có cờ trang trí, vũ khí được long trọng đặt xuống và được thu thập.
Rồi lãnh tụ của những người trở về, thường là một cựu sinh viên hay thầy
giáo, đọc một bài diễn văn tuyên bố lý do đầu hàng,

Với một wei, lần chắp tay cúi người chào, viên tướng tổng tư lệnh chào
mừng các đối thủ của ngày hôm qua. Cuối cùng, người ta cùng nhau hát
quốc ca và bài ca hoàng gia. Rồi thì dãy băng vô hình đó, cái mà các cựu
phiến quân có thời đã cắt đứt nó, được nối lại với xã hội Thái.

Tất nhiên là báo chí quốc gia và cả báo chí quốc tế cũng được chở bằng
máy bay đến nhân dịp này. Người Thái ăn mừng một lễ hội thật sự, một
lễ hòa giải. Tin tức, rằng quân đội hoàng gia giữ lời, tác động trở lại giới
bí mật và thúc đẩy quyết định của các đơn vị khác, tiến hành cùng bước
đi trở về với xã hội đó.

Ngày nay, từ số 12.000 đến 15.000 phiến quân cộng sản còn chưa tới
1000 người vẫn ở lại trong rừng. Vương quốc Thái Lan đã có được một
thành tích mà trên trường chính trị người ta có thể nhích nó lại gần một
sự kỳ diệu. Một thành công tương tự như vậy chỉ có thể quan sát được
trong những năm năm mươi ở Philippines dưới thời Tổng thống
Magsaysay. Ngoài ra thì còn nơi nào trên thế giới mà người cộng sản,
sau khi đã nắm lấy vũ khí, lại tìm được con đường trở về với xã hội trong
một số đông như vậy?

Ở Malaysia, quân đội cộng sản trong “tình trạng khẩn cấp” từ 1948 tới
1960 đã phải bị cô lập ra khỏi người dân và rồi bị đập tan một cách đẫm
máu. Ở Việt Nam và Campuchia, các chương trình chiêu hồi trong thời
của cuộc Chiến tranh Đông Dương đã không thành công. Chỉ những
người “bị ép buộc” và những người “chạy theo” là bỏ cuộc. Cốt lõi của lực
lượng vũ trang bí mật đã từ chối hòa giải chính trị. Ở Thái Lan, chính phủ
đã chấm dứt một cuộc nổi dậy nguy hiểm bằng những lập luận và biện
pháp mà không thể chuyển giao được. Viễn cảnh của một nền quân chủ
thống nhất mọi người Thái đã đóng một vai trò quyết định trong lúc đó.

Nhiều nhà quan sát Phương Tây đã tiên đoán Thái Lan sẽ có một thảm
họa. Cuối cùng thì sự hài lòng về tính lạc quan, cái tuy là thường hay bị
chế nhạo nhưng cuối cùng đã chiến thắng, lại càng lớn hơn. Lúc nào cũng
vậy, các nhà lãnh tụ của Bangkok thường ít chú ý đến những lời tiên đoán
và lời khuyên của người xa lạ. Vì lịch sự mà họ đã không cất lời phản đối
những kịch bản tối tăm, những cái mà các đại sứ quán và thông tín viên
nước ngoài phác thảo từ sự phát triển xuống dốc của đất nước. Ẩn ở
trong đó là một sự kiêu ngạo câm lặng, hoàn toàn không phải thiếu can
đảm hay khả năng diễn đạt. Ngày nay, với cùng tính bình thản đó, người
Thái phán xét về những mối đe dọa mới, cấp thời: về nạn ngập lụt
Bangkok, về việc các con sông và kênh đào bị nhiễm độc bởi dùng quá
nhiều thuốc trừ sâu và cả về việc đốn rừng, cái làm biến đổi khí hậu về
lâu dài.

Xã hội của những con người lạc quan này tin chắc là mọi việc sẽ thành
công như thế nào đó và vào lúc nào đó. Nó chỉ học dưới sự ép buộc, khi
hậu quả của các đối xử sai lầm bắt đầu gây đau cho từng người một.
Trong đó, thành công của việc kế hoạch hóa gia đình là một ví dụ.

Chỉ những người bi quan của Phương Tây mới vẫn còn không thể nhịn
được lời nhận xét, rằng những hư hại qua bất động chờ đợi có thể trở
thành những hư hại không thể sửa lại được nữa. Người Thái xa lạ với
một ý nghĩ không có lối thoát như vậy. Ở nơi khác thì nó có thể đúng. Thái
Lan là một ngoại lệ. Farangs sẽ không bao giờ hiểu được điều đó. Vì
trong quá khứ họ chưa từng bao giờ thật sự hiểu được và chấp nhận
những quy luật tác động ở bên trong, tính đặc biệt của đất nước họ, đa
số người Thái tin như vậy. Những việc dường như là không quan trọng,
ví dụ như huyền thoại, luôn đưa bằng chứng ra cho họ.

Năm 1982, Bangkok chào mừng “Ratanakosin”, 200 năm ngày thành lập
thủ đô mà lịch sử của nó gắn liền với triều Chakri đang thống trị. Rama I,
sau khi Ayuthia bị người Miến Điện phá hủy năm 1767, đã quyết định
chọn vị trí ở hạ lưu con sông Menam để thành lập thành phố đôi Thonburi-
Bangkok. Ở miền quê, người ta chỉ biết thủ đô dưới cái tên gọi “Krung
Thep”, “thành phố của những thiên thần”.

Lễ hội chào mừng 200 năm ngày thành lập đã thu hút rất nhiều khách du
lịch. Các chiếc thuyền của hoàng gia với 2000 người chèo thuyền mặc
trang phục đặc biệt diễu hành trên sông Menam. Chùa được trùng tu, đặc
biệt đẹp và với nhiều sự trìu mến là “Grand Palace” với tu viện Phra Keo
và bức tượng Đức Phật bằng ngọc lục bảo mà thời xưa người Thái đã có
lần lấy từ Lào mang về.

Cựu ngoại trưởng Upadith, người đã học đại học ở Berlin và nói tiếng
Đức tốt, giúp đội ngũ của đài truyền hình ARD trong lúc bình luận về cuộc
duyệt binh lớn trên sông. Điều quan trọng, ông giải thích cho khán giả
Đức với cảm xúc có thể nhận thấy rõ, là trước đây đúng 200 năm, vào
buổi sáng của ngày 5 tháng Tư 1782, vào lúc 11 giờ, mặt trời đã có một
cái tán thật lớn. Người Thái tin chắc rằng hiện tượng thiên nhiên hiếm có
đó sẽ lập lại vào ngày hôm nay, vào ngày kỷ niệm 200 năm ngày thành
lập.

Chỉ có các farangs là ngạc nhiên khi mặt trời thật sự được một tán sương
mù bao quanh vào lúc 11 giờ, đúng trong khoảnh khắc nhà vua rời chiếc
thuyền và bước lên quảng trường tổ chức lễ hội, “Sanam Luang”. Các
chuyên viên quay camera người Thái đắc thắng đưa hình ảnh mặt trời có
tán bao quanh đó vào trong ống kính. “Bây giờ thì thế giới”, tờ Bangkok
Post viết như vậy, “có tin rằng nền quân chủ Thái Lan thật sự có một
quyền lực như vậy hay chưa? Chúng tôi có một băng video để chứng
minh cho điều đó!”

Luật lệ nghiêm khắc, được áp dụng không thương xót để chống lại thành
viên của chính xã hội mình, bảo vệ uy tín của nền quân chủ. Tất nhiên là
có những tin đồn về âm mưu và kình địch trong hoàng gia; cả về những
chuyện yêu đương và đau ốm; và luôn luôn có chuyện ngồi lê đôi mách
về những lời tiên tri của các nhà học giả, một ngôi sao xấu sẽ chiếm thế
thượng phong ngay khi nhà vua này, Rama thứ chín, thoái ngôi.

Chỉ cần nói bóng gió đến những tin đồn như vậy là truyền thông đã có
nguy cơ bị khởi tố vì tội “xỉ nhục nhà vua”; và tiếp theo truy tố sẽ là cấm
tờ báo. Cả báo nước ngoài, giới mà trong “Foreign Correspondent Club”
của Bangkok cố gắng một cách gương mẫu để có được một sự cộng tác
công bằng với hoàng cung, cũng chấp nhận các quy định laesae
maiestatis [đại bất kính] nghiêm khắc. Trước đây vài năm, khi tờ Christian
Science Monitor tường thuật quá chi tiết về những xung đột trong hoàng
cung, tác giả đã bị cấm nhập cảnh và tờ báo bị cấm nhập. Nhưng các
hình phạt lại được bãi bỏ sau vài tháng. Đất nước của những người tự
do cũng tự do và khoan dung đối với giới báo chí nước ngoài, một tấm
gương cho các quốc gia láng giềng.

Nền quân chủ có tiếp tục tồn tại hay không? Kikrit Pramoj có sẵn một câu
trả lời, cái bộc lộ đồng thời sự bồn chồn và niềm tin tưởng: “Tất cả
các farangs đến đây đều đưa ra câu hỏi này. Tôi phải trả lời họ như thế
nào kia chứ? Chúng tôi sẽ cố gắng, chúng tôi sẽ giữ nền quân chủ. Tại
sao lại hỏi câu hỏi này?”

Từ Thái Lan, tầm nhìn hướng về cái chung ở phần cuối. Những nền văn
minh châu Á có bảo tồn được đặc tính và tính tự chủ của họ không? Đó
có phải là ngẫu nhiên, khi hai quốc gia châu Á chưa từng bao giờ là thuộc
địa lại bộc lộ tính đồng nhất và ổn định nội bộ lớn nhất? Tại sao Pháp và
Mỹ lại đánh giá quá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc?

Chấm dứt một thời kỳ

Những thành phố như Kansas City

Trong quyển tiểu thuyết “Heart of Darkness”, Joseph Conrad để cho một
bác sĩ nhiệt đới từ Paris xuất hiện, người kiểm tra sức khỏe một viên
thuyền trưởng điều khiển tàu đi trên sông trước khi được một công ty tàu
thủy nhận làm việc. “Thế tức là anh đi ra đến đó, thật là tuyệt vời và cũng
hết sức là thú vị. Đã từng có ai mắc bệnh tâm thần trong gia đình anh
không? Sẽ giúp ích được cho khoa học đấy, khi có thể quan sát những
thay đổi về tinh thần của các cá nhân ở tại nơi tại chỗ… Anh hãy phòng
ngừa sự chán nản nhiều hơn là ánh nắng mặt trời.. ở vùng nhiệt đới,
trước hết là người ta phải giữ bình tĩnh. Du calme, du calme. Adieu.”

Cuối cùng thì niềm đam mê vùng nhiệt đới có xuất phát từ một sự bất
thường của tâm thần hay không? Ngay cả khi phủ nhận câu hỏi này thì
cũng có thể thích thú với sự tự mỉa mang của cảnh đó. Thêm vào đó, có
một từ khóa xuất hiện trong lời khuyên của người bác sĩ nhiệt đới, cái
giúp giải thích cho tính đặc biệt của cuộc sống trong những nước vùng
nhiệt đới. Ông bác sĩ khuyên nên “du calme” – bình thản. Chán nản, ông
cảnh báo như vậy, chứa đựng nhiều nguy hiểm hơn là những tia nắng
của mặt trời. Tình cờ mà Joseph Conrad đã nêu ra đặc tính của cuộc
sống trong vùng hiệt đới.

Ánh sáng mặt trời và sự ấm áp đã giúp cho con người có thể chống lại
được với sự chán nản đè nặng, và trải qua hầu như chỉ là sự bình thản,
thậm chí còn là sự vui vẻ. Nét đặc trưng của các xã hội Đông Nam Á là
có một quan điểm tốt đẹp về cuộc sống, có một tinh thần cơ bản là vui
tươi và dễ lây lan, hoàn toàn không phụ thuộc vào hoàn cảnh vật chất, ở
người nghèo còn gây ấn tượng nhiều hơn là ở những người giàu và nổi
tiếng. “Nụ cười” của châu Á đã được mô tả nhiều. Có khả năng để cười
cũng đáng được ghi nhận không kém.

Các old hands, những gã da trắng từ thời thuộc địa ở Đông Dương,
Malaysia, Singapore và Hong Kong đã tiếp nhận một tinh thần cơ bản
đúng mực của người Á. Họ có cảm giác như được nâng đỡ bởi một bầu
không khí vui tươi, cái giúp đẩy lùi sự u sầu của Phương Tây và niềm
hoài nghi tự hủy diệt. Họ đã tự bảo vệ mình trước sự “chán nản”, sự chán
ngán như người ta nói ngày nay, còn nhiều hơn là trước ánh nắng mặt
trời.

Trong nửa sau của những năm sáu mươi, khi tôi đến châu Á, vẫn còn có
thể tham quan được nhiều phần còn lại của thời thuộc địa ở nhiều nơi.
Sài Gòn, Phnom Penh và Vientiane khiến cho người ta nhớ tới những
thành phố miền quê ở miền Nam nước Pháp, được đặt vào trong một hệ
thực vật xa lạ. Người đến thăm có thể để cho nhịp điệu của châu Á chiếm
lĩnh lấy bản thân mình, có thể quay hoàn toàn sang với xã hội bản địa và
tham gia vào cuộc sống của các natives, cách xa khu “kiều dân da trắng”.
Hay là họ vẫn đi theo truyền thống của quê hương cả ở đây, và thưởng
thức trong môi trường của người Âu một ly rượu khai vị ở quán cà phê lề
đường và một buổi ăn tối tinh tế trong một nhà hàng Corse, cái mà tất
nhiên là có sẵn các loại rượu vang của nước Pháp.

Ở Bán đảo Mã Lai, Singapore và Hongkong, các câu lạc bộ đóng một vai
trò thống lĩnh. Một lần nữa, cho một khoảnh khắc cuối cùng, hình ảnh đó
lại xuất hiện, hình ảnh về những cuộc sống mà William Somerset
Maugham đã vẽ lại trong các truyện ngắn của ông từ Đông Nam Á. Những
khách sạn xưa cũ rộng rãi, “Continental” ở Sài Gòn và “Raffles” ở
Singapore, quyến rũ khách với một bầu không khí kiểu cổ mà trong đó
không có một dấu vết nào của xa xỉ được trộn lẫn vào và mức độ của kỹ
thuật chỉ vừa thỏa mãn được những yêu cầu khiêm tốn nhất. Xích lô đạp
chiếm đa số trong giao thông đường phố. Người Pháp gọi chúng
là cyclopousses, trong tiếng Mã Lai, chúng được biết đến như là becaks.
Vận tốc chậm rãi của chúng đặc trưng cho cách sống của thời thuộc địa
đang chìm dần xuống.

Paul Theroux, một người Mỹ, là giáo sư thỉnh giảng giảng dạy một vài
năm ở Singapore, trong quyển tiểu thuyết “Saint Jack” đã cố phác họa
chân dung của những người đại diện cuối cùng cho cái expat
community gồm toàn dân tửu lượng cao, những người khách của quán
rượu “Sóng Cồn”, những người cảm nhận được rằng thời của họ đang đi
đến kết thúc cuối cùng. Nhìn đến thiên đàng và địa ngục của “Chinatown”,
nhìn xuống những động hút thuốc phiện, nhà chứa, quán mát xa và những
chốn chơi cờ bạc lậu, một người trong số họ thừa nhận: “Vài năm nữa
đây họ sẽ giật sập tất cả những cái này xuống, để xây nhà ở, nhà đỗ xe
cao tầng, quán ăn pizza và không biết là còn những thứ gì khác nữa. Tôi
may mắn. Ít nhất thì tôi cũng có thể nói được, rằng tôi biết cuộc sống
trước đây ra sao.”
Vào đầu những năm bảy mươi, những phần còn lại của Đông Nam Á
mang dấu ấn thuộc địa bị giật sập. Cuộc chiến và chiến bại của Mỹ ở Việt
Nam đã phá hủy vĩnh viễn những gì còn lành lặn từ thời Pháp trước đó ở
trong ba nước Đông Dương. Ở Thái Lan, Malaysia và Singapore, kinh tế
bắt đầu bùng nổ và kéo dài cho tới ngày nay, cái đã làm biến đổi về cơ
bản nhiều lĩnh vực. Ít nhất thì đó là lần kết thúc một thời kỳ ở vẻ ngoài.

“Nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ phát triển, xây dựng và tái xây dựng liên tục
thành phố Thượng Hải, để cuối cùng rồi nó sẽ giống như Kansas City”,
thượng nghị sĩ từ Nabraska, Kenneth Werry, mơ mộng như vậy vào năm
1940, một năm trước khi Hiệp Chúng Quốc Hoa kỳ bị lôi kéo vào cuộc
chiến chống nước Nhật ở Thái Bình Dương. Một phần của viễn tưởng đó
thật sự là đã được hoàn thành theo một cách kỳ lạ. Các thành phố lớn
của châu Á, Bangkok, Singapore, Jakarta, Manila và Hongkong, đã thay
đổi tận gốc bộ mặt của chúng. Các trung tâm hành chánh mơ màng thơ
mộng, mang dấu ấn của tinh thần các thế lực thuộc địa châu Âu, đã trở
những thành phố triệu dân. Chúng đã giống với hình ảnh của các thành
phố lớn ở Âu Mỹ.

Lần giật sập những khu phố cũ đã diễn ra mà không có sự hoài cổ và


niềm nhớ nhung tới một thời kỳ xưa cũ tốt đẹp. Khi quả cầu bê tông đó
rơi xuống những cái khung mái nhà rêu phong thơ mộng, và đập tan
những gì còn lại của quá khứ ra thành từng mảnh nhỏ, thì rồi ở châu Á
người ta nói về development, về sự phát triển mà được cảm nhận hầu
hết là tốt đẹp.

Đó dường như là điều tự nhiên, khi một người chủ bất động sản lôi ra lợi
nhuận nhiều nhất có thể được từ sở hữu của ông ấy, cái mà ông bán, xây
lại hay giật sập, khi lợi nhuận qua đó tăng lên gấp đôi hay gấp mười lần.
Và cũng không được phép không nhìn thấy, rằng nhiều chốn cư ngụ “thơ
mộng” mà khách du lịch từ Phương Tây chụp ảnh lưu niệm của họ ở trong
đó thật ra là những nơi ở dơ dáy và mất vệ sinh. Ví dụ như “Bugis Street”
ở Singapore, nơi tụ tập của những người đi chơi về đêm mà những người
thích mặc trang phục của giới tính khác thưởng thức màn trình diễn của
họ ở đó, đồng thời cũng là một cái ổ chuột với những nhà vệ sinh hoàn
toàn không đáp ứng được nhu cầu, những cái mang lại nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho ngành nhà hàng ăn uống đang phát đạt.

“Bugis Street” đã trở thành nạn nhân của quả cầu bê tông. Cũng bị giật
sập là phần lớn khu phố người Hoa ở Singapore; những ngôi nhà ngói
trong trung tâm của Jakarta; các mặt tiền Tây Ban Nha ở cạnh Đại lộ
Roxas ở Manila; “Hongkong-Club” kiểu Tân Cổ điển và ngôi nhà bưu điện
trung tâm kiểu Tân Gô-tíc ở Hongkong; và bị lấp đi là hầu hết các klongs,
những con kênh đào mà đã từng mang lại cho Bangkok một nét không
thể nào nhầm lẫn được.

Ở Singapore, người ta đã cố gắng tái tạo lại một vài điểm thu hút, giữ lại
những bức tường bên ngoài, các ban công và sàn nhà, trước hết là hiện
đại hóa trang thiết bị vệ sinh. Cho tới ngày nay, người ta vẫn không thể
đưa ra cho đủ sự trung thành với công trình xây dựng nguyên thủy và
lòng trìu mến các tiểu tiết. Qua những lần hồi phục ở Singapore, nhiều
nết quyến rũ và tính nguyên thủy của cảnh vật đã mất đi. Có thể cảm nhận
quá rõ ràng, rằng không phải lòng kính trọng trước công trình xây dựng
lịch sử – dù đó lâu đời chỉ một trăm năm – cái đã dẫn dắt các kiến trúc sư
và nhà xây dựng, mà chiếm ưu thế ở đây chính là các chiến lược thị
trường khô khan có định hướng tới khách du lịch, những người mà người
ta muốn giữ lại một điểm thu hút cho họ.

Bên cạnh khách sạn “Raffles” ở Singapore, đã được đưa vào diện công
trình được bảo tồn, các nhà quy hoạch đô thị đã xây một trung tâm hội
nghị khổng lồ. Khách sạn xưa cũ đó chào mời cho 3000 người, những
người có chỗ của họ ở trong “Raffles City”, một liều dễ chịu của sự thơ
mộng và ảo tưởng, được trộn lẫn với nghệ thuật dân gian. Hồi phục trước
hết là vì khách du lịch, không phải vì một nhận thức về lịch sử đã yêu cầu
tiến hành. Các công trình xây dựng từ thời thuộc địa đối với người dân ở
châu Á chỉ có một giá trị tình cảm thấp.

Các nhà quy hoạch thành phố của thời hiện đại cảm thấy mình không
phải mang gánh nặng di sản của kiến trúc châu Âu. “Sự nhận diện là
những gì mà người ta cảm nhận khi cởi bỏ hết quần áo”, kiến trúc sư Thái
Lan Sumet nói. Ông đã trang trí cho các ngôi nhà cao tầng của ông ở
Bangkok bằng những thứ từ kiến trúc Cổ đại Hy Lạp và kiến trúc châu Âu
mà không cảm nhận các nứt gãy phong cách đó như là một vấn đề. Đối
với những nhà xây dựng ở châu Á, hiện đại không đồng nghĩa với “Tây
Phương”, và high tech không được cảm nhận như là một thứ gì đó xa lạ.
Họ để cho các công trình xây dựng của họ thể hiện một cảm giác sống,
cái tuy là tiếp nhận ảnh hưởng từ bên ngoài nhưng vẫn giữ lấy quyền tự
do pha trộn và biến đổi nhiều nguyên tố đa dạng mà không ngần ngại hay
bị lương tâm cắn rứt.

Ở Bangkok, có thể tham quan ba mươi mét phía dưới của một ngôi nhà
cao tầng như là kiến trúc cột Hy Lạp được tô màu trắng. Vươn cao lên
bầu trời từ cái nền tảng cổ điển này là công trình xây dựng bằng kính và
bê tông thẳng đứng, khô khan. Các nhà quy hoạch thành phố, làm gương
cho phần còn lại của nhân dân, đã giải phóng mình ra khỏi sự ép buộc
của cái được gọi là lối thẩm mỹ tốt, cái thật ra chỉ phản ánh tình cảm nhất
thời của xã hội người da trắng.

Những thành phố mới với hình bóng nhà chọc trời và với sự can đảm pha
trộn tất cả các phong cách có một xu hướng tiến tới sự khổng lồ, cái mà
trong tương lai sẽ còn mạnh lên thêm nữa. Nếu như ngày nay đã có một
phần tư người dân Đông Nam Á sống trong phạm vi xung quanh các
thành phố thì đến năm 2000, theo tính toán của các chuyên gia Liên Hiệp
Quốc, sẽ là khoảng 40 phần trăm của số dân cư lúc đó sẽ tăng lên đến
3,6 tỉ. Tokio, Thượng Hải và Bắc Kinh sẽ chứa 22 tới 26 triệu người.
Jakarta phải dự tính với 18 triệu và Seoul vớ Manila với 12 triệu. Ngay từ
ngày nay là đã không có một thành phố châu Âu duy nhất nào còn ở trên
danh sách các thành phố lớn nhất thế giới.

Cũng tăng vượt tỉ lệ là các vấn đề về tổ chức trong các siêu thành phố
này, những thành phố mà chỉ còn có thể ước lượng được dân số của nó.
Bangkok chính thức tính toán với con số 5,4 triệu. Nhưng thị trưởng thành
phố, cựu tướng lĩnh Chamlong Srimuang đầy nghị lực và trong sạch, ước
đoán con số thật sự là 7 tới 8 triệu. Số người này phải chấp nhận những
điều kiện môi trường xấu thêm đi từ năm này qua năm khác, vì các vấn
đề tăng lên còn nhanh hơn là phương tiện và khả năng của các cơ quan
nhà nước. Không khí xanh màu khí thải của ô tô. Thiếu nước. Việc lấy
rác, việc mà trong khí hậu nhiệt đới thật ra phải được tiến hành hàng ngày,
với nhiều cố gắng chỉ tạo được một mức vừa có thể ngăn chận được sự
hỗn loạn.

Ở châu Âu và châu Mỹ, người ta biết tới những người hay chạy đi chạy
về mà nghề nghiệp bắt buộc họ phải sống trong thành phố vào những
ngày trong tuần. Nhưng họ yêu thích miền quê xanh tươi nhiều hơn, nơi
mà họ được nhựa đường, tiếng ồn, sự chen chúc và hối hả dung tha cho.
Ở châu Á thì người ta không tìm thấy những gì giống như vậy. Con người
ở đây hoàn toàn xa lạ với và không hiểu được những nghi ngại về cuộc
sống trong thành phố lớn. Họ đứng vững chắc trong hiện tại. Các vấn đề
môi trường tạo cực nhọc cho họ, nhưng không gây ra trầm cảm, cái mà
có thể khiến cho họ lui về miền nông thôn, về miền quê. Günter Grass đã
gọi thủ đô Bangladesh là cái “địa ngục bận rộn”. Ngay cả ở Calcutta, trong
số những người đói ăn và vô gia cư, không ai có ý nghĩ chạy trốn trở về
nông thôn. Thành phố cho phép có hy vọng, cái nghèo ở trong làng thì
không. Người dân những khu phố ổ chuột muốn “phát triển” môi trường
của họ, cải thiện, nhưng không muốn rời bỏ hay đổi lấy thiên nhiên.

Hiểu được khu nhà ổ chuột cũng là điều gây nhiều khó khăn nhất cho
khách đến thăm từ Phương Tây. Họ chỉ nhìn thấy sự khốn cùng, sự dơ
bẩn, cái nghèo và sự quá tải. Những căn nhà mà thậm chí nhiều gia đình
sống ở trong đó hầu như chỉ lớn như những chiếc ô tô ở Âu Mỹ. Kế hoạch
cho cuộc sống của những con người này chỉ tới được với bữa ăn kế tiếp.
Bệnh tật chỉ được tự chữa lành ở đây – hay là cũng không. Cái chết luôn
ngồi vô hình ở bên cạnh. Thống trị tại những người nghèo là luật rừng.
Đó là một mặt của hiện thực.

Mặt kia cho thấy sức sống và ý muốn sống, những đức tính con người
mà người ta không còn tìm thấy nhiều ở những người giàu nữa. Khách
từ Phương Tây đi lầm đường, vì họ suy ra tuyệt vọng và cay đắng từ hình
ảnh bên ngoài. Thế nhưng người ta tìm thấy sự nhẫn nại ở đây, và một
sức lực gần như là siêu việt để chịu đựng đau đớn. Hiếm có tuyệt vọng.
Người ta phải khá giả để mà có thể có sự yếu đuối. Ai phải chiến đấu
hàng ngày để tồn tại, người đó không thừa thải để mà suy nghĩ về sự cam
chịu. Người ta tìm thấy lòng can đảm sống, và đó chính là cái nghịch lý,
lại chính ở tại những người mà dường như là đã bị đẩy đến sự tuyệt vọng.
“Các khu nhà ở chuột cần phải tiếp tục tồn tại”, nhà kế hoạch hóa gia đình
nhiều thành công của Thái Lan, Mechai Viravaidya lý luận. “Chúng ta cần
phải chấm dứt những cố gắng để xóa bỏ chúng. Chúng ta cần phải học
cách quản lý và cải thiện chúng.”

Các nhà xã hội học và quy hoạch thành phố ở châu Á hiện giờ đã quay
đến với những ngôi nhà ổ chuột. Klong Toey, khu phố nhà ổ chuột và khu
phố người nghèo ở cạnh cảng của Bangkok, có lẽ là vùng đất được vẽ
bản đồ, thăm dò, đo đạc và lấy số liệu thống kê chính xác hơn tất cả
những vùng đất khác của Thái Lan. Không phải những ngôi nhà tôn là
vấn đề thật sự, các nghiên cứu đã chỉ ra như vậy, mà là thiếu nước sạch,
thiếu nhà vệ sinh và không lấy rác thường xuyên. Hiện giờ, các nhu cầu
cơ bản đó đã được đáp ứng ở Klong Toey. Kể từ lúc đó, người dân từ
chối tái định cư vào những khu nhà ở. Họ để cho những nhà xã hội học
đi thăm dò biết rằng họ hài lòng với những điều kiện hiện tại và cho rằng
môi trường này là có thể chịu đựng được, cho cả con của họ. Không một
ai muốn trở về nông thôn.

“To upgrade”, nâng chất lượng sống, đó là mục đích của các nhà quy
hoạch. Họ đã nhận ra rằng nhiều hình thức sống truyền thống đã được
bảo tồn trong những khu nhà ổ chuột, những hình thức mà đã biến mất
từ lâu ở trong những khu nhà ở cao tầng. Cả nghệ thuật thủ công cũng
được người dân sống trong khu nhà ổ chuột tiếp nối, những cái mà ở nơi
khác, với sự tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, thì đã bị lãng quên và mai
một. Những khu nhà ổ chuột sẽ tiếp tục tồn tại, vì dòng người nhập cư từ
vùng nông thôn tạm thời không thể ngăn chận được, và sự biến đổi ở
Đông Nam Á trong tương lai cũng sẽ tác động lên các thành phố mạnh
nhất.

Các trung tâm nhà cao tầng và các khu nhà ổ chuột đặt dấu ấn lên hình
ảnh của những thành phố triệu dân trong châu Á. Không phải chiến tranh
và những thảm bon đã gây ra sự biến đổi sâu rộng và sự phá hủy những
dấu vết của thời thuộc địa đó, mà là tiến bộ về kinh tế. Ở đó, nơi chiến
tranh được tiến hành, ở Việt Nam, Campuchia và Lào, thậm chí di sản
thuộc địa vẫn còn được bảo tồn tốt đến mức đáng ngạc nhiên. Không
quân Mỹ, với một ít trường hợp ngoại lệ, đã không động đến các công
trình xây dựng lịch sử. Không phải chiến tranh, mà là kinh tế, những
chuyển dịch về kinh tế, tiến bộ vật chất và những cuộc di cư trong nước
phát sinh ra từ đó đã làm biến đổi sâu rộng phần còn lại của Đông Nam
Á, trước hết là những thành phố của các quốc gia ASEAN.

Một chủ đồn điền người Pháp, Henri Fouconnier, người có một đồn điền
cao su ở bán đảo Mã Lai thuộc Anh trong những năm hai mươi và đã mô
tả các cấu trúc nội bộ của xã hội đó trong một quyển tiểu thuyết tinh tế,
tin là đã nhận ra được một cái hố sâu hàng thế kỷ đang ngăn cách nhà
nước Malaysia độc lập với xã hội thuộc địa trước đây của Bán đảo Mã
Lai. Trong một lời nói đầu cho lần tái phát hành quyển tiểu thuyết “Linh
hồn của Mã Lai”, ông viết năm 1980: “Giữa Mã Lai thời niên thiếu của tôi
và Mã Lai của ngày nay có một sự khác biệt lớn như nước Gallia trước
khi bị Roma xâm chiếm và nước Pháp thời chúng ta. Trong vòng 20 năm,
bán đảo Mã Lai đã đuổi kịp, bỏ lại ở phía sau 20 thế kỷ tụt hậu.

Ở Singapore, đi đầu trong sự phát triển hiện đại, người ta đã xây lại những
quang cảnh từ thời thuộc địa trong viện bảo tàng. Một tiếng nói phát ra từ
loa phát thanh giải thích cho người tới thăm, du khách Phương Tây và
Nhật Bản, nhưng cũng cho cả những con người trẻ tuổi từ chính thành
phố đó, những người mà không còn nhìn thấy những cảnh như vậy nữa,
các nhân vật trong cảnh: cu li ăn mặc rách rưới ở cảng, lái buôn và thương
gia người Hoa trong y phục truyền thống dài tới đất, những ông chủ thuộc
địa với giày ủng màu nâu, quần cưỡi ngựa và chiếc nón nhiệt đới, topee,
mà không có nó thì không người Anh nào dám bước ra dưới ánh nắng
mặt trời. Ở đây, họ tụ tập lại thêm một lần nữa: các nhân vật chính của
những quyển tiểu thuyết và truyện ngắn của William Somerset Maugham.
Ở ngoài kia, trong cuộc sống thật sự, thì thời này đã qua rồi, con người
đã đổi vai trò và y phục. Châu Á của những cái xe kéo, cu li và những ông
chủ da trắng đứng hết sức hợp lý ở trong bảo tàng người sáp trên đảo
Sentosa.

Nhận thức mới


Khung cảnh thuộc địa “thơ mộng” từ thời chuyển đổi thế kỷ đã biến mất
hầu hết. Nhưng vẫn không giảm sút là sự quyến rũ xuất phát từ thiên
nhiên: ví dụ như từ tính hình học của một phong cảnh ruộng lúa, từ những
đám mây to của bầu trời nhiệt đới và về trò chơi màu sắc của những lúc
hoàng hôn, những cái được tháp tùng bởi một cuộc hòa nhạc thật to của
những con ve sầu. Những ấn tượng như vậy là một nguồn của sự nhung
nhớ cho tất cả những ai đã từng sống một lần ở châu Á và những ai, sau
khi trở về phương bắc, mơ trở về lại trong ánh sáng và sự ấm áp của
miền nhiệt đới.

Cách xa các lối mòn của du khách, thường chỉ cách phòng thuê có vài ki-
lô-mét, người ta vẫn còn có thể quan sát cuộc sống nguyên thủy, ban sơ
của những người trồng lúa. Hai con trâu, với cặp sừng to lớn nặng nề
màu đen, dường như đầy bùn sình, thực ra là được bảo vệ chống lại cái
nóng bức ban ngày bằng nước bùn xối lên thân thể đồ sộ, kéo một cái
cày bằng gỗ với vận tốc như chiếu chậm qua lớp đất bùn phủ nước kêu
óc ách mà chân của người và vật chìm cho tới gối ở trong đó. Ở đây ếch
nhái vẫn còn có nơi sống của chúng. Thậm chí cá sống trong bùn vẫn
sinh sôi phát triển trong dòng nước cạn của những cánh đồng lúa đó.

Tuy vậy, bây giờ ngày người ta càng hay nhìn thấy những chiếc máy cày
nho nhỏ có bánh xe bằng thép thật rộng, xới đất bùn lên. Ở Thái Lan,
người ta gọi chúng là “trâu sắt”, đắt tiền hơn trâu kéo, nhưng cũng làm
được nhiều hơn và làm giảm nhẹ đáng kể công việc cho những người
nông dân. Không đâu trong ngành nông nghiệp ở khắp nơi trên thế giới
mà phải làm việc nặng nhọc, cực khổ, đứng còng lưng lúc cấy mạ, như
trồng lúa. “Lúa gạo”, sử gia người Pháp Fernand Braudel, người nghiên
cứu về “cuộc sống thường nhật” của các thế kỷ vừa qua, đã diễn đạt ngắn
gọn, “chiếm kỷ lục về công sức lao động của con người.” Việc này ít thay
đổi kể từ khi bắt đầu trồng lúa nước trước đây ngàn năm. Mãi cho tới các
chiếc máy cày nhỏ mới mang lại một nguyên tố của sự biến đổi.

Các quang cảnh từ cuộc sống hàng ngày, những cái mà du khách có
hướng dẫn thường hối hả đi ngang qua đó, có thể gây ấn tượng nhiều
hơn các “điểm thu hút” như khu phố người Hoa hay những ngôi chợ nổi
ở Bangkok, những nơi sống sót trước hết như là cảnh để chụp hình.

Trong môi trường đô thị của Hongkong và Singapore có những tụ điểm


cho chim hót. Người ta muốn nhờ vào cạnh tranh để mà các con chim
phô diễn sức mạnh và sắc đẹp của chúng. Những người chủ chim mang
những lồng chim được làm hết sức công phu, có vải che kín đến một công
viên hay đến một nơi tụ họp có những thanh ngang ở trên cao, nơi họ
treo những cái lồng chim đã được tháo lớp vải phủ đó sát cạnh nhau. Sở
hữu chủ và khách, tất cả đều là người yêu thích và am hiểu, ngồi xổm
xuống đất và lắng nghe tiếng chim hót.

Nuôi chim hót ngày trước trong Trung Quốc cổ xưa là một thú tiêu khiển
của người giàu và người có học. Ngày nay, đó trước hết là người của giới
trung lưu lớp dưới, sáng chủ nhật nào cũng biến một góc của thành phố
lớn thành một ốc đảo của sự cảm nhận. Nhìn những con chim đang hót,
con người cởi bỏ sự hối hả và tìm về với chính bản thân mình. Họ hưởng
thụ khoảnh khắc, thoát ra khỏi những lo toan của cuộc sống hàng ngày
và khỏi cuộc săn tiền. Có thể quan sát thấy một mảnh nhỏ của hạnh phúc
ở đây, hoàn toàn không phụ thuộc vào tiến bộ vật chất. Cuộc tranh đua
của những con chim hót đồng thời cũng là một chỉ dẫn cho thấy nhiều thể
thức xưa cũ của cuộc sống vẫn còn được bảo tồn ở phía sau mặt tiền
của các thành phố lớn.

Người ta có thể trải qua những khoảnh khắc tương tự đầy hạnh phúc, vẻ
đẹp và yên tịnh nội tâm như vậy khi người ta nhìn các nhà sư vào lúc
sáng sớm, cũng ngay sau khi mặt trời mọc, những người rời tu viện của
họ và đi ra đường phố để khất thực. Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện,
Campuchia (nơi mà Khmer Đỏ đã phá hủy nó gần hết) và ở Lào đã luôn
mang lại cho tôi một cảm giác của tình nhân đạo, cảm giác chạm vào cốt
lõi của những nền văn minh này. Các văn bản Phật giáo mang nhiều tính
học giả vẫn là khó hiểu cho một số lớn con người. Các tín đồ chỉ nắm
được những ý tưởng cơ bản, và chúng đủ để kết chặt họ vào một niềm
tin đại diện cho các nguyên tắc đạo đức có thể thực hành được, làm tròn
được, phù hợp với sự yếu đuối của bản chất con người. Ai muốn phủ
nhận, rằng quy tắc đạo đức của các tôn giáo Ấn Độ, nhưng cũng cả của
những niềm tin Do Thái-Kitô giáo, vượt quá sức lực của những con người
bình thường? Đó là “lòng mộ đạo trình độ cao”, như Max Weber đã diễn
đạt chính xác.

Các quy tắc của Phật giáo mang nhiều tính người. Trong cái nghiệp, tổng
kết của cuộc đời, chỉ là những hành động của bản thân. Không linh mục
nào có khả năng đại diện môi giới cho ân sủng. Vì các nhà sư không phải
là người môi giới giữa tín đồ và thượng đế, không phải là những người
quản lý lễ phước và không phải là những người cầu xin hộ, nên Phật giáo
không có khả năng trở thành một công cụ của giới đang thống trị.

Việc khất thực, điều mang nhà sư và tín đồ lại gần nhau, khiến cho ai
cũng hiểu được ý tưởng cơ bản này. Những nhà sư đầu cạo trọc, mặc áo
cà sa màu vàng nghệ hay nâu, đeo một cái bát lớn bằng bạc hay mạ crôm
trước ngực, cái mà các tín đồ bỏ cơm trắng còn nóng bốc khói vào trong
đó, cả nước xốt nữa. Sau khi bỏ vào, người cúng quỳ xuống, chắp tay
trước ngực và cúi đầu để tỏ lòng cảm ơn. Các nhà sư đóng nắp bát lại và
quay bỏ đi mà không có một cử chỉ cảm ơn nào.

Các nhà sư không có lý do để cảm ơn cho các thức ăn. Họ không phải
đã nhận được của bố thí mà người quyên cúng đang chờ đợi một sự công
nhận. Thật sự thì các nhà sư chỉ cho người dân có cơ hội để tích công
đức, cải thiện cái nghiệp của họ. Nằm ở trong đó là tinh thần tự chịu trách
nhiệm, sự tự do và phẩm cách của đạo Phật, đạo giáo không có người
mới nhập đạo, không đi truyền đạo, không cảm hóa và cũng không muốn
răn bảo thế giới.

Các nền văn minh của châu Á có những hình thức sống khác, riêng biệt,
xứng đáng để được lưu ý tới, vâng, để được thán phục. Hình thức sống,
sử gia chuyên về thời Trung cổ, Arno Borst, đã diễn đạt như vậy, là
“những cung cách đối xử xã hội đã được tập luyện trong lịch sử”. Tức là
những quy định chống lại những yếu đuối của bản tính con người.

Việc một phần lớn người dân trong các nước châu Á sống và làm việc
chung trong một không gian chật hẹp là một việc mà Phương Tây đã biết
rõ. Cũng được biết đến là hiện tượng đại gia đình, đặc biệt là ở vùng nông
thôn, trong làng mạc, vẫn còn là thông thường chứ không phải là trường
hợp ngoại lệ. Không được chú ý đầy đủ đến trong lúc nhắc tới những đặc
tính như vậy là hoàn cảnh, rằng sự cùng tồn tại trong một không gian chật
hẹp như vậy và sự chung sống của gia đình tạo nên nhiều vấn đề, rằng
sự chung sống dường như đơn giản như vậy thật ra là hết sức cực nhọc.

Việc dồn ép hàng triệu người vào trong một không gian chật hẹp chỉ tạo
nên những diện tích cọ xát nhỏ nhất khi lợi ích cá nhân đứng sau lợi ích
của cộng đồng. Cung cách đối xử được tạo thuận lợi qua một đức tính
mà trong tiếng Trung Quốc được gọi là lý, tức là một cung cách đối xử có
mức độ, có ý thức xã hội, có đạo đức. Cả cuộc sống trong đại gia đình
cũng sẽ thuần túy là một địa ngục, nếu như truyền thống xã hội không
giao cho mỗi một thành viên một ngôi thứ chính xác và những nhiệm vụ
chính xác. Cách thức, lễ phép, sự tôn trọng người già đóng một vai tròng
trung tâm ở trong đó.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, nhưng cả ở Việt Nam, nói ngắn
gọn là trong vùng văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, thuyết của
học giả Khổng Tử được coi trọng: kỷ cương xã hội, gương mẫu cá nhân,
tôn trọng sự học và trước hết là tôn trọng người nhiều tuổi hơn và kính
trọng tuổi già. Triết gia người Đức Leibnitz đã khâm phục học thuyết này
vì, như ông viết, “tất cả đều được hướng tới sự yên bình xã hội và tới trật
tự của sự chung sống của con người”.
Hệ thống xã hội và chính trị của châu Âu, cô đọng lại trong nền dân chủ
nghị viện, dựa trên niềm tin cơ bản về chức năng xây dựng của xung đột:
xung đột giữa chính phủ và đối lập, giữa chủ lao động và người lao động,
giữa báo chí và chính quyền bảo vệ và làm tăng thêm không gian tự do
của người dân, cho tới chừng nào mà những xung đột này diễn tra theo
các quy định cho trước, được hiến pháp và luật lệ định nghĩa.

Nhiều nền văn minh châu Á có vấn đề với dân chủ nghị viện, vì ý tưởng
của sự xung đột xây dựng va chạm với truyền thống chính trị riêng, cái
dựa trên sự hài hòa và đồng thuận và cảm nhận xung đột như là một sự
“đối đầu”, cái mà nhất định sẽ làm cho bên thua mất thể diện.

Đạo Khổng muốn là một sự hướng dẫn để sống trong hài hòa và hòa bình.
Điều không gây ngạc nhiên là nhu cầu này ngày nay lớn như chưa từng
có. Karl Marx và Max Weber đã sai lầm. Cả hai người đều ủng hộ cho
luận điểm, đạo Khổng đứng cản đường sự hiện đại hóa. Ông quan lại chỉ
biết những bài văn xưa cũ, Weber viết như vậy, tuy là “có học”, nhưng
không có đủ khả năng làm công việc. Đạo đức kinh tế của xã hội Trung
Quốc thật ra chỉ là đạo đức giai cấp của một “giới giáo sĩ” am hiểu văn
học.

Ở Nhật Bản, những tính tốt của đạo Khổng đã thúc đẩy nhiều hơn là ngán
trở công cuộc tổ chức một xã hội công nghiệp hiện đại. Cả một thời gian
dài, giám đốc Phương Tây đã cười chế nhạo về các biện pháp lãnh đạo
ở Nhật, về corporate identity và về những luyện tập tinh thần để phát triển
động lực. Ngày nay, nhiều người ở Âu Mỹ rất muốn sao chép lại các biện
pháp lãnh đạo dựa trên những truyền thống đạo Khổng. Điều đó sẽ là
không thể. Nụ cười thắng thế của chúng ta đã biến mất từ lâu rồi.

Định kiến của Phương Tây

“Chúng ta đã đánh giá sai lầm các nghi thức của người Trung Quốc”, nhà
khai sáng người Pháp Voltaire nói, “vì chúng ta nghĩ rằng có thể phán xét
các phong tục của họ theo các phong tục của chúng ta, vì chúng ta mang
các định kiến của tinh thần ham muốn thống trị của chúng ta đi cho tới tận
cùng của thế giới.”

Khi một số lớn người Âu tiếp xúc với các nền văn minh châu Á sau khi
phát hiện ra các con đường biển, những tường thuật mà họ mang trở về
quê hương gần hai trăm năm liền đều mang nhiều dấn ấn của sự khâm
phục và kính trọng cho tính độc lập và ngang hàng của các thành tích văn
hóa. Mãi cho tới đầu thế kỷ 19 với chủ nghĩa tự do hiện dần ra và với một
công việc truyền đạo hung hăn, cái hạ thấp các nền văn hóa cho tới lúc
đó là ngang hàng của châu Á xuống thành “những kẻ vô đạo”, những
người cần phải được dẫn dắt từ sự sùng bái thần tượng và chế độ nô lệ
đến ánh sáng của tín ngưỡng thật sự, thì tình thế ngang hàng mới chấm
dứt. Một công luận kiêu ngạo, khoe khoang ở Phương Tây cho rằng ta là
tốt đẹp, cái mà Karl Kraus, nhà phân tích từ Wien, tóm gọn lại trong câu
nói này: “Về đạo đức thì chúng ta trên họ.”

Cho tới ngày nay ở Phương Tây, chủ nghĩa thực dân được nhìn trước
hết như là một vấn đề về kinh tế. Xuất phát chính từ kho báu của tư tưởng
hệ Mác-xít là ý tưởng về tư bản bành trướng, cái mà tại những nước
thuộc địa có thể sản sinh ra thêm nhanh hơn là tại các quốc gia công
nghiệp, cái mà trong lúc đó cướp bóc và làm kiệt quệ “Phương Nam”, như
người ta gọi như vậy ngày nay.

Thật sự thì các thế lực thuộc địa châu Âu vừa là người hưởng lợi về vật
chất nhưng cũng đồng thời là người giúp đỡ phát triển. Có những công
ty riêng lẻ và những liên minh doanh nghiệp đã thu được lợi nhuận khổng
lồ ở ngoài đấy. Thế nhưng các chính phủ đồng thời cũng chi trả cho nhiều
đầu tư lớn vào trong hạ tầng cơ sở. Năm 1914, trong số các thuộc địa
của Đức chỉ có Tây Samoa và Togo là có thể tự chi trả. Các thuộc địa còn
lại đều cần trợ giúp tài chính từ Đế chế. Người thủ tướng Đế chế hoàn
toàn phi đa cảm Otto von Bismarck chưa từng bao giờ có ảo tưởng về lợi
ích kinh tế của các thuộc địa.

Cả nước Pháp ở Đông Dương và Liên hiệp Anh ở Miến Điện và Bán đảo
Mã Lai cũng vừa bóc lột và vừa phát triển. Chỉ riêng các dữ kiện kinh tế
thì không phải là cái cớ để hỗ thẹn tập thể, để tự hành quyết mình về đạo
đức.

Nỗi nhục nhã của chủ nghĩa thực dân không phải là sự bóc lột, mà là sự
phân biệt chủng tộc đối với các dân tộc thuộc địa, là việc người da trắng
tự nâng mình lên thành công cụ cho kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế và
hạ thấp những người da màu xuống thành con người hạ đẳng, thành
người “man rợ”, “thổ dân”, những kẻ rồi chỉ có thể đạt tới ánh sáng và
hạnh phúc khi từ bỏ nền văn hóa và truyền thống riêng, cải đạo sang Ki-
tô giáo và tiếp nhận nền văn minh của người da trắng. “Gánh nặng của
người da trắng”, cái mà Rudyard Kipling đã hùng hồn ca ngợi, thật ra là
một sự kiêu ngạo thái quá của châu Âu, tự đặt mình là tuyệt đối và hạ
thấp tất cả các nền văn hóa và tôn giáo khác. Sự khinh thường, làm mất
phẩm cách người da màu, sự hung hãn chống lại giá trị văn hóa riêng của
họ đã có những tác động thật tồi tệ trong các thuộc địa hơn là sự bóc lột
về kinh tế và sự tích hợp vào nền thương mại thế giới nhằm mang lại lợi
ích cho các thế lực đế quốc. Châu Âu chưa từng bao giờ đứng ra nhận
tội phân biệt chủng tộc này.
Các xã hội ở Phương Tây kích động về chế độ phân biệt chủng tộc ở
Nam Phi. Chính quá khứ phân biệt chủng tộc của mình ở tại các thuộc
địa thì đã trượt ra khỏi ký ức của họ. Thuộc vào đạo tiên phong của mặt
trận chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là những quốc gia thực dân
như Canada và Australia, những người đã tàn nhẫn giết chết, hầu như là
diệt sạch các sắc tộc thiểu số của chính họ, người da đỏ và người bản
địa ở Australia.

Khả năng đẩy lùi sự phân biệt chủng tộc của quá khứ đã dẫn tới việc là
châu Âu chưa từng bao giờ hiểu được rằng người cai trị da trắng đã gây
ra những chấu thương nào cho các dân tộc ở Phương Nam. Không hiểu
thấu được việc này, ảo tưởng về những cảm xúc của những người da
màu bị phân biệt đã gây ra những hậu quả chính trị nghiêm trọng.

Liên hiệp Anh vẫn còn lộ vẻ ngạc nhiên, khi đế chế châu Á được tự hào
của nó đã sụp đổ như một ngôi nhà được xây bằng lá bài khi nước Nhật
bắt đầu tấn công năm 1941. Vì sự phân biệt chủng tộc xảy ra hàng ngày
đối với họ giống như một việc tự nhiên do Thượng Đế ban, vì họ hoàn
toàn không nhận ra rằng các dân tộc châu Á đã bị làm mất phẩn giá và bị
thách thức cho tới đâu, những dân tộc có một nền văn hóa lâu đời hơn là
nền văn hóa của các ông chủ da trắng, vì họ chỉ nhìn thấy “thổ dân” như
là trẻ con, boys và nhân viên phục dịch, nên các thống đốc của Liên hiệp
Anh ở Viễn Đông đã bị bất ngờ trong tháng Mười Hai 1941, khi các trung
đoàn được bổ sung bằng lính Ấn Độ, có nhiệm vụ bảo vệ Bán đảo Mã Lai
và Singapore, đã kéo nhau thành đoàn chạy sang với người Nhật. Người
Nhật tự trình diễn họ như là những người giải phóng khỏi ách nô lệ. Lần
mất Bán đảo Mã Lai và Singapore về tay người Nhật tấn công thua kém
rất nhiều về số lượng, những ví dụ về sự bất tài, phản bội và hèn nhát
chạy trốn của viên tổng chỉ huy là một chương kết đáng hỗ thẹn cho nền
cai trị đế quốc của các chủng tộc da trắng ở Đông Nam Á.

Cả trải nghiệm, rằng người Nhật là những thực dân còn kiêu ngạo hơn,
tàn bạo hơn và bóc lột nhiều hơn nữa, cũng không thể dựng dậy được
hình ảnh của người Âu đã bị đánh cho đại bại. Uy tín đã bị đánh mất vĩnh
viễn tại lần đầu hàng ở Singapore trong tháng Hai 1942. Cường quốc thế
giới đang thoái vị là nạn nhân của sự kiêu căng, ngạo mạn, sự phân biệt
chủng tộc của chính nó.

Hồi ký của các old hands từ vài năm nay lại bán chạy ở London. Có hai ý
muốn sửa đổi nằm ở trên cùng trong đó. Các cựu binh muốn làm cho cái
hình ảnh đó tươi sáng lên, cái hình ảnh mà nhà văn William Somerset
Maugham đã vẽ lên về họ, về những nhân viên của chính quyền thuộc
địa và chủ đồn điền có tửu lượng cao, hạ đẳng về xã hội và đạo đức.
Luận điểm thứ nhì của các hồi ký là về việc phân biệt chủng tộc. Các old
hands không muốn từ bỏ niềm tin, rằng người da màu muốn có sự phân
biệt chủng tộc này, “rằng họ không muốn bị pha trộn và tự muốn như vậy”.
Quan hệ của các chủng tộc, tiếng nói chung là vậy, thậm chí còn đặc biệt
hài hòa nữa. Các sắc tộc khác nhau của Viễn Đông đã gắn kết với các
ông chủ da trắng “trong tình yêu thương”.

George Orwell đã vẽ lên một hình ảnh hoàn toàn khác về cuộc sống trong
các nước thuộc địa. Ông đã là cảnh sát của chính quyền thuộc địa Miến
Điện từ 1922 cho đến 1927.

Có rất ít người, sống tiện nghi ở ngoài đó trong những khu dành riêng cho
các ông chủ da trắng, đã kinh tởm, giận dữ và bị chấn động về mặt đạo
đức như George Orell. Quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông, “Burmese
Days”, qua những diễn đạt hé lộ sự cay đắng và phẫn nộ sâu sắc, đã lên
án sự kiêu ngạo mang tính phân biệt chủng tộc của những con người tầm
thường từ châu Âu, những người đóng vai ông chủ, không, là người quyết
định về cuộc sống và cái chết. Cuộc sống đần độn của họ, quay quanh
một câu lạc bộ trong thành phố tưởng tượng “Kyauktada ở Thượng Miến
Điện”, nơi mà không một người da màu nào, kể cả ông bác sĩ người Ấn
Veraswami, là được phép vào, đã thể hiện toàn bộ sự khinh bỉ của giống
người da trắng đối với “người Phương Đông”, “dân da đen”. Nếu nhìn
thấy “cái mõm đen” của ông bác sĩ trong câu lạc bộ, một thành viên thô
bạo nói, “thì hắn sẽ bay ra ngoài với đôi ủng ở đằng sau hắn”. Orwell để
cho Mr. Flory chống đối, một người bạn của ông bác sĩ Ấn, nói một vài
câu có chứa đựng cương lĩnh của chính ông ở trong đó: “Tôi ở đây là để
kiếm tiền như tất cả những người khác. Cái mà tôi chống chỉ là chuyện
tào lao nịnh hót về gánh nặng của người da trắng. Thậm chí những tên
ngu đần khốn nạn đó trong câu lạc bộ cũng có thể là đám người tốt hơn,
nếu như chúng ta đừng lúc nào cũng nói những lời lừa dối đó.”

Cả nền cai trị thuộc địa của Pháp ở Đông Dương cũng phân biệt chủng
tộc một cách tinh vi. Hình ảnh không tốt đẹp của họ ở Mỹ tất nhiên là ít có
liên quan tới việc phân biệt đối xử những “tên da vàng”, mà nhiều hơn là
tới cái được cho là tính tham lam của các ông chủ da trắng. Đặc biệt Tổng
thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, người trong thời gian của Đệ nhị Thế
chiến phải đương đầu với yêu cầu của de Gaulle, sau khi chiến thắng
Nhật Bản lại thành lập mới các thuộc địa ở Viễn Đông, đã đánh giá rất
thấp các thành tựu xây dựng nền văn minh của đồng minh ông. Trên
đường đến dự hội nghị Cassablanca trong tháng Giêng 1943, ông thố lộ
cho người con trai, Elliot, nhận thức này: “Người bản địa ở Đông Dương
đã bị chà đạp một cách tàn nhẫn cho tới mức họ nghĩ rằng tất cả mọi thứ
phải tốt hơn là một cuộc sống dưới sự cai trị của thực dân Pháp… Đừng
bao giờ tin rằng quân lính Mỹ phải chết ở Thái Bình Dương ngày nay nếu
như không có lòng tham lam thiển cận của người Pháp, người Anh và
người Hà Lan.” Nước Pháp, ông nhắc lại như một đề tài chủ đạo, nắm
quyền gần 100 năm ở Đông Dương, nhưng người dân ở đó sống còn tệ
hại hơn là trước đây. Nước Pháp chỉ hút cạn kiệt các thuộc địa của nó.
Các dân tộc ở đó “xứng đáng được hưởng những gì tốt hơn là điều đó”.

Ở Casablanca, Tưởng Giới Thạch đã bất ngờ trước lời đề nghị của Tổng
thống Roosevelt, hãy tiếp nhận toàn bộ Đông Dương, kể cả các quốc gia
“bị Hindu hóa” Campuchia và Lào. Viên tướng, người biết lịch sử rối rắm
của vùng này tốt hơn là Roosevelt và các cố vấn của ông ấy, đã kiên
quyết từ chối món quà này. Sau đó, trong một cuộc trao đổi riêng,
Roosevelt đã thúc giục de Gaulle nên bổ nhiệm cố vấn và chuyên gia
Philippines, để áp dụng “một chính sách tiến bộ hơn ở Đông Dương”. Ông
tổng thống Mỹ đã chứng tỏ sự bất lực mang đầy tai họa của mình, không
hiểu được tầm vóc của nước Pháp và tính cách của de Gaulle. Ông hé lộ
một sự thiếu thốn thông tin về Đông Dương, cái còn bị làm cho tồi tệ hơn
bởi những định kiến.

Thật sự thì chính sách thuộc địa Pháp ở Đông Dương không cần phải e
ngại khi bị so sánh với các thành tích của người Anh ở Bán đảo Mã Lai
và của người Hà Lan ở Indonesia ngày nay. “Tội lỗi của nước Pháp trên
lĩnh vực kinh tế không phải là nguyên nhân chính”, sử gia, nhà báo
Bernard Fall nhận định, người mà những quyển sách về Việt Nam của
ông chứa đựng những sự thật không mấy dễ chịu, những cái mà người
ta không muốn chấp nhận, cả ở Paris lẫn ở Hà Nội và Washington. “Sai
lầm của nước Pháp toàn bộ đều là về chính trị”, Fall cụ thể hóa. Chúng
có liên quan đến việc phân biệt đối xử và việc phân biệt chủng tộc trong
cuộc sống hàng ngày.

Trong khi Liên hiệp Anh cai trị 350 triệu người Ấn với 4800 civil
servants từ châu Âu, người Pháp tự cho phép mình dùng 5000 nhân viên
để quản lý Đông Dương với 30 triệu người dân của nó. Công việc làm
của bộ máy hành chánh, xuống cho tới cấp cảnh sát giao thông, đều được
dành riêng cho “người da trắng”, những người không cho giới tinh hoa
địa phương có cơ hội bước vào các chức vụ cấp dưới và cấp trung. Hàng
ngàn người Việt trẻ tuổi đã đi theo con đường đào tạo của Pháp. Không
ít người thậm chí còn đạt được bằng tốt nghiệp đại học ở Paris. Mặc dù
vậy, họ vẫn bị khước từ công việc làm như là nhân viên nhà nước ở quê
hương. Các petit blancs, những người thậm chí còn xin cả các công việc
ở cấp thấp nhất, được ưu tiên trước họ. Người gác cổng da trắng ở Đại
học Hà Nội nhận lương cao hơn lương của một giáo sư người Việt với
học hàm tiến sĩ một trường đại học Paris. Les jaunes, người da vàng,
không phải chỉ là người dân mà là người hạ đẳng. Toàn bộ họ đều bị các
ông chủ da trắng xưng hô với tu, từ mà ở Pháp người ta chỉ dùng cho trẻ
con. Từ vous lịch sự và từ dùng để gọi Monsieur không được dùng cho
bất cứ người da màu nào.

Sự phân biệt đối xử chủng tộc tinh vi này, gây tổn thương đến lòng tự hào
và tự tin, là một nguồn lực cho chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. “Nhiệm vụ
khai hóa” của Pháp dựa trên luận đề tự phụ về tính chất kém cỏi của tất
cả các tín ngưỡng không phải là Ki-tô giáo và của những nền văn hóa xa
lạ. Để phục hồi trước lịch sử, để bảo tồn lòng tự trọng, giới tinh hoa Việt
Nam phải nổi dậy chống lại nước Pháp và đấu tranh cho tự do và độc lập
của họ, như nghị sĩ Delafosse đã tiên đoán ngay từ trong tháng Mười Hai
năm 1885 trong Quốc hội Pháp: “Ai muốn chiếm thuộc địa ở châu Á tức
là muốn hiện thực một ảo tưởng. Người đó khơi dậy một mối nguy, vì
không nghĩ rằng các dân tộc châu Á bình đẳng với chúng ta, rằng họ có
một nền văn hóa lâu đời hơn nền văn hóa của chúng ta; rằng họ đã bảo
tồn ký ức về việc này và được phép lấy sự tự hào của họ ra từ đó. Họ sẽ
có lần phẫn nộ, và lần phẫn nộ đó chắc chắn sẽ chiến thắng.”

Cuộc chiến đấu chống các ông chủ da trắng trao lại cho người Việt phẩm
cách của họ. Không có gì quý hơn doc lap, nền độc lập. Hồ Chí Minh đã
nói như vậy. Niềm tin vào tính chính đáng của sự nổi dậy chống lại những
con người xa lạ từ nước ngoài vào, những người làm tổn thương nhân
phẩm của họ và không màng đến nền văn hóa của họ, chính là động lực
cho những nhà cách mạng chuyên nghiệp quanh Hồ Chí Minh, nhưng
cũng tạo khả năng cho người nông dân, các “cu li”, đạt được những thành
tích về thể chất mà các viên tướng của Pháp đã cho là không thể. Bất cứ
người Việt Nam nào bước sang với tín ngưỡng của người Pháp và một
phần chiến đấu hết sức dũng cảm ở bên cạnh đạo quân viễn chinh cũng
không bao giờ hưởng được trọn vẹn tính đáng tin quốc gia mà phong trào
giải phóng do người cộng sản dẫn đầu hưởng được từ những attentists,
các nhà nông và người dân đang do dự. Người da trắng từ nước ngoài
phải rời bỏ đất nước, để Việt Nam được độc lập, không bị thống trị bởi
người xa lạ. Nằm trong khái niệm độc lập là ý tưởng tự do dân tộc. Tự do
cá nhân là lý tưởng của những kẻ thống trị xa lạ; trong các thuộc địa, nó
chưa từng bao giờ được hiện thực theo cách có lợi cho người da màu.

Khi Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ bước vào chỗ của Pháp sau Hội nghị
Genève năm 1954 và sau lần chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17, và tiếp
nhận quyền bảo hộ cho nhà nước phi cộng sản ở miền Nam, thì điều này
xuất phát từ niềm tin, rằng nước Mỹ sẽ nhanh chóng chiếm được trái tim
của người dân. Nước Mỹ cho rằng mình hành động vô tư lợi, không theo
đuổi các lợi ích đế quốc hay thuộc địa. Quân đội can thiệp của Mỹ không
phải chịu gánh nặng của di sản quá khứ; họ chào mời sự bảo vệ và sự
giúp đỡ, vì Nam Việt Nam có nguy cơ bị miền Bắc cộng sản xâm lược, và
còn chưa đủ khả năng để tự lực bảo vệ.

Người sếp báo chí của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn diễn đạt niềm hy vọng
này năm 1964 như sau: “Người Pháp muốn tái xây dựng lại thuộc địa của
họ, họ chiến đấu từ những động cơ thuần túy ích kỷ, mang tính vật chất,
và người Pháp biết điều đó. Đối với người Việt, họ đối xử với một tính
kiêu căng đặc trưng cho người Pháp, giống như là họ thấp kém… Hình
ảnh Mỹ ở Việt Nam chính là điều ngược lại. Điều này đã được biểu lộ
hàng trăm lần ở việc người Mỹ nhanh chóng kết bạn với người nông dân,
đặc biệt là với trẻ em, những người bị người Pháp phớt lờ và được người
Mỹ đối xử thân thiện theo bản năng.”

Trong cuộc tranh cãi to tiếng và dữ dội về sự can thiệp của Mỹ ở Nam
Việt Nam, các động lực mang tính lý tưởng mà nhiều cố vấn và sĩ quan
mang trong lòng, đã bị cố tình đẩy lùi ra ngoài. Nhưng thực tế là chúng
đã đóng một vai trò quan trọng ở John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson,
bên cạnh những cân nhắc về địa chiến lược có liên quan tới việc ngăn
chận một chủ nghĩa cộng sản đang bành trướng.

Tất nhiên, niềm hy vọng, rằng người dân Nam Việt Nam nhìn nước Mỹ
với con mắt khác hơn là quyền lực thuộc địa Pháp đã thoái lui, đã không
thành. Đối với đa số người dân, những người lính Mỹ vẫn là “người da
trắng”, người xa lạ, người xâm nhập, những người hiểu về văn hóa và
truyền thống Việt Nam cũng ít như về ngôn ngữ của nước này. Họ không
xứng đáng để được hưởng thiện cảm và tin tưởng. Một nước lớn mà nói
rằng mình hành động vô tư lợi sẽ gặp phải sự hoài nghi bản năng ở châu
Á, vì lòng vị tha đối với người xa lạ không được đưa ra và cũng không
được chờ đợi. Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thù địch với người nước ngoài;
nó cũng phân biệt chủng tộc không kém gì cung cách thống trị của thế
lực thuộc địa trước đây. Hồ Chí Minh và giới lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội
không cần phải cố gắng nhiều để đặt nước Mỹ vào sự kế thừa của
Pháp. Doc lap, độc lập, chỉ đạt tới được khi người da trắng rời bỏ vĩnh
viễn đất nước này.

Vững chắc và có khả năng chịu đựng

Trước đây đã có những người Âu ngoài cuộc, không có sự ngạo mạn


mang tính phân biệt chủng tộc, những người giao tiếp bình đẳng với “thổ
dân”, đi sâu vào trong cuộc sống của họ. “To go native” trong tiếng Anh
là diễn tả của một cách đối xử mà kế tiếp theo sau đó là bị trừng phạt
bằng cách loại trừ ra khỏi cộng đồng người da trắng. Những người Âu
mà quen biết châu Ấ ở phía dưới tất nhiên là không có ảnh hưởng tới
chính trị và tới cung cách suy nghĩ của chính quyền thuộc địa. Các ông
chủ da trắng không nhìn thấu được tình thế nội bộ của các xã hội châu Á.
“Hái hoa thì phải xuống ngựa”, một câu châm ngôn Trung Quốc khuyên,
cái diễn đạt hình tượng vấn đề rất chính xác. Lẽ ra thì nhiều người da
trắng tự tin đã phải bước xuống ngựa, để nhận ra sức lực, khả năng chịu
đựng, “tinh thần lạc quan không thể phá hủy” của người dân.

Năm nào thì các thành phố triệu dân như Bangkok hay Manila cũng đều
bị ngập lụt bởi những trận lũ mùa mưa. Trong thủ đô Thái Lan, tình hình
đặc biệt tồi tệ, vì thành phố liên tục chìm xuống do lấy nước ngầm quá
nhiều và đang nhanh chóng tiến đến gần mực nước biển. Rồi thì toàn bộ
nhiều khu phố trông giống như một cái bồn tắm ngập tràn nước. Đường
sá bị ngập nước cao tới 30 xăng-ti-mét trong nhiều ngày, thỉnh thoảng tới
vài tuần. Ô tô, xe buýt và xe gắn máy cực nhọc chiến đấu xuyên qua làn
nước ngập, cái chỉ khiến cho động cơ không hoạt động nữa khi ống xả
khí bị ngập. Con người lội trong làn nước đầy rác rưởi của đường phố,
ngập cao cho tới đầu gối.

Thảm họa sinh thái như là tác động phụ của tiến bộ sẽ gây ra đau đớn và
tuyệt vọng ở châu Âu, những cái sẽ làm đen tối tin thần và lan truyền đi
sự hoảng loạn. Người Thái và người Philippines vẫn giữ được sự bình
thản. Những điều khó chịu của trận ngập lụt dường như không làm vẩn
đục niềm vui sống của họ. Cả trong quần áo ướt và dơ bẩn, họ vẫn cười
về sự khôi hài của tình huống, giống như họ đang đóng những vai phụ
trong một vở kịch đáng sợ. Không có dấu hiệu của sự kinh hoàng, giận
dữ hay tuyệt vọng, họ chấp nhận ngịch cảnh ngập lụt như một số phận
không thể thay đổi được. Người dân châu Á có một tâm thần ổn định đáng
ngạc nhiên, cái tạo cho họ có khả năng vẫn bình thản được trong những
hoàn cảnh cực cùng.

Một nhà Hán học người Anh và là thông tín viên ở Bắc Kinh, ông David
Bonavia bất khả mua chuộc, đã phác thảo một bức chân dung xuất sắc
về xã hội Trung Quốc. Trong đó, ông nhấn mạnh tới trạng thái tâm lý ổn
định của con người. Người Trung Quốc, theo Banavia, không có khuynh
hướng hoảng loạn. Họ cũng không bị trầm cảm vì những diễn tiến khó
khăn. Đối với họ thì đó là một điều khôn ngoan, đừng nhìn quá xa vào
tương lai, luôn tin rằng một số mệnh bất lợi sẽ xoay sang hướng tốt đẹp.

Tất cả các xã hội đều sống với nhận thức, rằng những nền tảng mà chúng
đứng ở trên đó đều mỏng manh và dễ vỡ, bất cứ lúc nào cũng có thể sụp
đổ bởi chính lầm lỗi riêng của mình hay bởi những quyền lực cao hơn và
chôn vùi trật tự của sự tồn tại trước đó xuống dưới. Lịch sử Trung Quốc
biết những chu kỳ trỗi dậy, nở rộ, suy tàn của các vương quốc, biết những
chu trình hỗn loạn, tàn phá và chiến tranh, được thay thế bởi những thời
kỳ của sự thịnh vượng, thống nhất và hòa bình. Lần sụp đổ của đất nước
Campuchia hiện đại năm 1975 là một trải nghiệm cho các xã hội châu Á,
cái thể hiện ngay trước mắt họ rằng một số phận như vậy có thể xảy ra ở
khắp nơi, rằng điều chắc chắn duy nhất của lịch sử chỉ là sự biến đổi liên
tục.

Các dân tộc và cá nhân của vùng Đông Nam Á nhìn diễn tiến của thế giới
như là một vòng tuần hoàn, chứa đựng lần trỗi dậy và thời suy tàn, cái để
cho uy thế, sở hữu và cuộc sống trở nên mỏng manh. Con người sống
và hoạt động trong nhận thức của sự biến đổi liên tục và có giới hạn của
cuộc sống, cái chỉ là một mắt xích trong chuỗi dài các thế hệ. Điều đó giúp
họ không đặt quá nhiều tầm quan trọng vào cho chính bản thân họ, và
điều đó tạo cho họ có khả năng đáng khâm phục, làm bạn với tuổi già và
cái chết.

Trong các công viên của các thành phố lớn, ở đâu đâu người ta cũng có
thể quan sát được đàn ông và phụ nữ ở tuổi xế chiều, nghiêm trang và
trong một sự tập trung để cho thế giới xung quanh biến mất, đang luyện
tập Thái Cực Quyền, cái mà chúng ta ở nước Đức gọi nó một cách hết
sức không đầy đủ với từ “Schattenboxen”. Thái Cực Quyền là một môn
thể dục có nhiều truyền thống của Trung Quốc, bao gồm những động tác
tay chân thật chậm theo các quy định nghiêm ngặt, kỹ thuật thở và tập
trung nội tâm để tạo sự thư giãn và hài hòa.

Thể thao ở châu Âu cũng là một cuộc đấu tranh dai dẳng chống lại tuổi
già và cái chết. Thái Cực Quyền không muốn bất cứ điều gì giống như
vậy. Mục đích là sự cân bằng trong thâm tâm, tự nhận thức, yên tịnh,
thanh bình, tập trung vào cái chính yếu. Đối với người già thì vấn để chính
đã có thể nhận ra rõ. Họ gói ghém trong nghĩa đen, gói ghém kịp thời cho
lần từ biệt. Ở tuổi 55, người ta được phép về hưu trong phần lớn các
nước ở châu Á. Đến lúc đó thì họ đã hoàn tất sự nghiệp của họ, hoàn
thành nhiệm vụ của họ như là một mắt xích trong một chuỗi thế hệ, rồi thì
bắt đầu thời kỳ lui dần ra khỏi sự hối hả của cuộc sống hàng ngày, chuẩn
bị trong thâm tâm cho lần từ biệt. Rồi thì ánh mắt hướng đến kết cuộc,
không sợ hãi, vâng, hoàn toàn không có hoảng sợ và kinh hãi, những
cảm xúc mà con người ở Phương Tây thường hay cảm nhận được, khi
tuổi già và chắn chắn là cái chết đang tiến đến gần. Ở đây, muốn sống
vui vẻ và sẵn sàng chết gắn kết chặt với nhau. Cái chết không phải là điều
không được phép nói tới. Nó là khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc
sống.
Triết học Phương Tây ít quan tâm đến vấn đề về sự trưởng thành của
con người và về cái chết. Lily Abegg, nữ thông tín viên lâu năm ở Trung
Quốc và Nhật Bản, đã viết trong một quyển sách thông minh về những
khái niệm cơ bản của châu Á, rằng Châu Âu phát triển “quan điểm của
cuộc sống”, trong khi châu Á biết tới những “quan điểm về cái chết”.
“Người châu Á vượt trội hơn chúng ta trong cái chết; có lẽ không có điều
gì khác trong nền văn hóa của họ và trong cuộc sống tinh thần của họ mà
gây ra được nhiều sự khâm phục của chúng ta như vậy.”

Khả năng, đồng thời với cuộc sống cũng nghĩ đến cái chết cũng là có lần
là đặc tính của thời Trung cổ châu Âu. Nghiên cứu về cái chết cho thấy
rằng con người thời đó đã chuẩn bị trước, rằng họ luôn giữ được thế chủ
động để tự quyết định về những việc cuối cùng. Con người sắp chết chỉ
huy gia đình và tự quyết định về bản thân mình cho tới cuối cùng. Sử gia
Horst Fuhrmann vì vậy mà cũng nói rất đúng về “phẩm chất của cái chết”,
cái mà con người ở Phương Tây đã đánh mất, từ khi các quyết định của
giờ khắc cuối cùng thuộc về nhân sự của phòng cấp cứu. Châu Âu phải
giành lại các phẩm chất của quá khứ, phải học lại những hình thức sống
vẫn còn sống động ở châu Á.

Từ khi Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên tự hiện đại hóa đất nước, và
kỹ thuật thời hiện đại cũng được du nhập vào trong các đất nước khác
của châu Á, nhà thơ và tư tưởng gia từ châu Âu đã lo lắng rằng lần thay
đổi lớn này sẽ chôn vùi các giá trị truyền thống và có thể “Phương Tây
hóa” các nền văn hóa. Trong hình ảnh bên ngoài của các “siêu thành phố”,
ấn tượng này còn rõ hơn nữa. Ở phía sau mặt tiền bằng thép và crôm,
những hình thức cổ truyền vẫn còn được bảo tồn. Ví dụ như nước Nhật
Bản của hoàng đế sau lần mở cửa nhiều bạo lực năm 1854 đã không
hiện đại hóa và phát triển về kỹ thuật để Phương Tây hóa chính nó. Nhật
Bản đã hướng tới sự ngang bằng về kỹ thuật, để chống lại mối nguy bị
thuộc địa hóa, và để bảo tồn nhận thức văn hóa như cũ ở phía sau phông
cảnh của sự tiến bộ.

Khả năng bảo tồn truyền thống trong sự biến đổi của kỹ thuật, thích ứng
với những hoàn cảnh mới mà không đánh mất định hướng, đánh mất cội
rễ trong truyền thống, khả năng đó ở châu Á rõ ràng là lớn hơn trong
Phương Tây Ki-tô giáo, một Phương Tây mà đã rơi vào trong sự bất mãn,
ủy mị và trầm cảm, cái gây sốc cho bất cứ một con người nào vừa trở về
quê hương từ Viễn Đông khi lại chìm vào trong cuộc sống hàng ngày ở
quê nhà. Nụ cười của người nghèo, niềm can đảm sống và ý chí vui sống
của con người ở châu Á là một thách thức cho sự bất mãn, cho tính chua
cay, nói chung là tinh thần chán nản thống trị các xã hội tiêu thụ và giàu
có của Phương Tây.
Sẽ là ngu ngốc nếu như cho rằng các nước Đông Nam Á hoàn toàn không
gặp phải vấn đề nào cả. Cùng với cuộc công nghiệp hóa ngày một tăng,
họ trải qua những hậu quả của việc phá hủy môi trường, và họ cũng biết
tới những vấn đề về nhận dạng bản thân và định hướng, đặc biệt là giới
trẻ được đào tạo, những người một phần đã học đại học ở nước ngoài
và đã được gợi ý về những mô hình cùng tham gia quyết định, về những
ý tưởng tự phát triển bản thân theo ý muốn và tự do trước sự bảo hộ của
nhà nước. Không thể không nhìn thấy các yuppies này, “young urban
professionals”, trong hình ảnh của thành phố. Họ cảm nhận họ như là
“những quả chuối”, như một người diễn đạt tự phê phán trong một tờ báo:
ở ngoài vàng và ở bên trong trắng, nhận ảnh hưởng từ hai nền văn hóa.
Họ là những kẻ ở rìa và là những kẻ phá hỏng sự yên bình trong một môi
trường vẫn còn bám rễ chặt vào trong truyền thống.

Thiểu số của các thế hệ trẻ hơn động chạm đến những điều không được
phép nói tới. Nhưng họ vẫn còn chưa thể thay đổi được xu hướng cơ bản
của sự phát triển chính trị và xã hội. Thực tế thống trị dựa trên đạo đức
Khổng tử cũng khẳng định được nó cả trong những “nền dân chủ” như
Nhật Bản và Singapore, nơi đa số vẫn bám hoàn toàn vào truyền thống,
e ngại xung đột và ưu tiên cho sự đồng thuận. Thậm chí cái vực ngày
càng sâu hơn giữa giàu và nghèo cũng không thể gây nguy hiểm đáng
kể đến cho sự hài hòa.

Sự khoe khoang thiếu thẩm mỹ của những người siêu giàu ở đây có lẽ
còn đáng ghê tởm và vô thẩm mỹ hơn là trong các quốc gia công nghiệp
Phương Tây. Nhưng khác với ở Phương Tây, phô diễn ngạo mạn sự giàu
có không có tác động có thể cảm nhận được lên người nghèo và người
phải chịu thiệt thòi. Thuyết định mệnh, những ý tưởng mang tính tôn giáo
về lần đầu thai, về phúc đức hay trừng phạt từ một kiếp trước đã ngăn
chận không cho sự ganh tỵ xã hội biến trở thành mầm mống chính trị hay
thậm chí là cách mạng. Sự giàu có còn không có khả năng gây ấn tượng.
Không một ánh mắt ao ước tháo tùng theo những người giàu. Họ phải tự
trình diễn màn kịch đó cho chính họ.

Mặc cho sự thịnh vượng đang tăng lên, con người của Đông Nam Á
hướng tới “xã hội hạng phổ thông”, một xã hội đánh giá tính tiết kiệm, sự
khiêm tốn và tính đúng mức cho điều có ích và hợp lý cao hơn là xa xỉ,
thanh thế và dư thừa. Dường như tất cả mọi người lúc nào cũng biết rằng
sở hữu vật chất đều mất đi mọi giá trị khi đứng trước cái chết, rằng thậm
chí những thành tựu của cái được gọi là sự tiến bộ, tức là sự ổn định và
không còn có thiếu thốn và bệnh dịch, bất cứ lúc nào cũng có thể chấm
dứt và lại chảy đến một sự sụp đổ, như các dân tộc ở Campuchia và ở
Việt Nam vừa mới trải qua trong thời gian mới đây.
Sức mạnh nội tâm, khả năng chịu sức ép và khả năng chịu đựng gian khổ
xuất phát từ một cách sống như vậy không hề được các thế lực thuộc địa
và chắn chắn là không được các chính trị gia và nhà chiến lược của Hiệp
Chúng Quốc Hoa Kỳ nhận ra và tính toán đúng tác động của nó.

Nghĩa trang của sự ảo tưởng

Trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương chống Nhật bản từ 1942 đến
1945, những câu khẩu hiệu phân biệt chủng tộc đã đóng một vai trò đáng
kể ở cả hai bên. Cả nước Mỹ Ki-tô giáo, tự do, cũng không muốn từ bỏ
những diễn đạt biến “Japs” thành những con quái vật, thành những loài
thú dã man, hút máu người, ở dưới loài người thật xa.

Công luận Mỹ đã tranh cãi về Việt Nam với một sự kiêu ngạo mà phải
nghi ngờ là có mang tính phân biệt chủng tộc. “Một vài ngàn du kích thổ
dân”, thượng nghị sĩ Thomas Dodd phỏng đoán vào lúc ban đầu như là
những người gây ra vấn đề. Người ta có thể nào và cần phải cho rằng
“thổ dân” ép buộc được ý muốn của họ lên siêu cường quốc Mỹ hay sao?
Nằm ở trong đó trước hết là tính “đáng tin cậy” của họ, cái mà họ không
muốn đánh mất nó, và nhất là con người từ bang Texas Lyndon B.
Johnson. “Cái nước nhỏ bé hạng tư giẻ rách đó”, Johnson chế nhạo, khi
ông nổi cơn thịnh nộ về tính cứng đầu và phi thỏa hiệp của giới lãnh đạo
Hà Nội.

“Tôi từ chối không tin”, người cố vấn an ninh cho chính phủ Nixon diễn
đạt vài năm sau đó, “rằng một thế lực nhỏ bé hạng tư như Bắc Việt Nam
mà lại không có điểm yếu.” Lời khẳng định của nhà sử học Henry
Kissinger đánh trúng cốt lõi của sự hiểu lầm mang lại nhiều hậu quả, nước
Mỹ trong sức mạnh của nó, cái vừa thành công vượt qua được thử thách
của Đệ nhị Thế chiến, cảm thấy bị thách thức. Đất nước của những khả
năng vô biên tin chắc rằng mình có sức lực và phương tiện vật chất để
làm tròn một nhiệm vụ chính trị được nhận ra là quan trọng ở Đông Nam
Á, tức là chỉ ra cho một quốc gia nông nghiệp châu Á, nhỏ bé hơn rất
nhiều, các giới hạn của nó, trong trường hợp cần thiết là bẻ gãy ý muốn
của nó bằng bạo lực.

Nằm trong niềm tin chắc chắn, đại diện cho một sự việc công bằng và
cũng sở hữu các phương tiện quân sự để đạt tới sự việc đó, là “sự kiêu
ngạo của quyền lực”, như thượng nghị sĩ William Fulbright nói sau này.
Nó không phải là sự ngạo mạn, sự kiêu căng mà chỉ có thể hay phải được
giải thích chỉ bằng tâm lý. Nó là hậu quả của một sự không hiểu biết đáng
kinh ngạc về tình hình thực tế. Các chính phủ ở Washington không có
khả năng để hiểu được rằng vấn đề của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, cái
mà Hồ Chí Minh đã độc chiếm nó, không thể giải quyết được chỉ với sức
mạnh. Cả những ý địng tốt nhất cũng không mang lại thành công cho
nước Mỹ.

Toàn bộ sự bất lực, lòng tốt và sự thơ ngây của người Mỹ dễ mến, bị một
phụ nữ Việt có ý thức về chính trị từ chối và thậm chí còn bị người anh
của cô ta phản bội và lợi dụng để thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng đã
được cá nhân hóa trong phim Mỹ “Good morning, Vietnam”. Adrian
Cronauer, anh chàng discjockey khôi hài, cuối cùng đã không còn hiểu
được thế giới bao xung quanh anh ấy ở Sài Gòn nữa. Tính tình về cơ bản
là dễ mến của người lính Cronauer gắn chặt với sự không hiểu biết và sự
thất bại của anh ấy. Thậm chí Tuan, anh bạn người Việt, người bảo vệ
người lính Mỹ “tốt” của mình, nhưng ngoài ra thì dùng bom để đấu tranh,
cũng mang tính thuyết phục và cũng tương đối đáng được kính trọng.
Trước đó, nước Mỹ còn chưa thể hiện chính bản thân nó và các tưởng
nhớ đau đớn về cuộc chiến ở Việt Nam một cách chân thật và đúng đắn
như vậy trong một cuốn phim. Adrian Cronauer với những chuyện đùa
chơi chữ và nhại lại, đã khiến cho một xã hội xa lạ bật cười, nhưng anh
ta không hề hiểu được nó.

Khi nhà sử học người Mỹ Bernard Fall, người đã phơi bày cội rễ của sự
hiểu lầm chết người như hiếm ai có thể làm được, cũng được cho vào
Bắc Việt Nam năm 1962, Hồ Chí Minh đã đưa cho ông thông điệp sau
đây: “Chúng tôi đã cần tám năm chiến tranh cay đắng để chiến thắng
người Pháp ở Đông Dương. Người Mỹ mạnh hơn người Pháp. Có thể sẽ
kéo dài tới mười năm, nhưng người dân anh hùng của chúng tôi ở miền
Nam cuối cùng cũng sẽ chiến thắng họ. Tôi tin rằng người Mỹ đánh giá
quá thấp quyết tâm của dân tộc Việt Nam. Nhân dân Việt Nam luôn luôn
thể hiện quyết tâm to lớn khi người xa lạ chiếm đóng đất nước chúng tôi.”

Một tác giả khác, “cảm tình viên” người Úc Wilfred Burchett, người mà
những cánh cửa ở Bình Nhưỡng, Bắc Kinh và Hà Nội luôn mở rộng cho
ông ấy, có lần đã hỏi thẳng người thủ tướng Việt Nam: “What makes you
tick?” Phạm Văn Đồng, ông quan lại, đã đưa cho ông ấy câu trả lời đáng
ghi nhớ: “Lịch sử của chúng tôi chỉ bao gồm đấu tranh, đấu tranh chống
những kẻ xâm lược xa lạ luôn mạnh hơn chính chúng tôi; đấu tranh chống
lại thiên nhiên – chúng tôi không thể đi nơi nào khác, chúng tôi phải đấu
tranh ở nơi chúng tôi đang sống. Kết quả của hai ngàn năm nặng nhọc
như vậy là sự việc rằng dân tộc chúng tôi có một hệ thần kinh rất ổn định.
Chúng tôi không biết sự hoảng loạn.” Phạm nhắc lại ba lần lời khẳng định.
“Trong lịch sử của chúng tôi chỉ có đấu tranh.”

Cái giá phải trả bằng máu trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ đã không
là gánh nặng có thể cảm nhận được cho các lãnh tụ ở Hà Nội. Năm 1968,
sau đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân thất bại về mặt quân sự mà trong đó
nhiều chục ngàn lính Việt Cộng bị tàn sát, nhà chiến lược của chiến dịch,
Võ Nguyên Giáp, đã nói về các tổn thất cho tới lúc đó với một sự thản
nhiên gây sốc: có thể là nửa triệu.

Đa số giới lãnh đạo quanh Hồ Chí Minh đã ở tù nhiều năm. Tôn Đức
Thắng, phó chủ tịch, đã cùng với André Marty dẫn đầu một cuộc nổi loạn
trong hạm đội Pháp và phải đi tù 17 năm vì việc đó. Không hề bị lương
tâm cắn rứt, họ cũng muốn chịu trách nhiệm trước dân tộc về những hy
sinh mà chính họ cũng đã đưa ra cho họ. Các nhà cách mạng chuyên
nghiệp ở khắp nơi trên thế giới rõ ràng là cảm nhận một sự khinh thường
đối với “hạnh phúc nhỏ bé”. Cuộc sống trong vòng bí mật đã làm cho họ
xa rời sự bình thường. Các nhu cầu và ao ước của những con người hết
sức bình thường, những người đặt gia đình của họ lên trên các lý tưởng
chính trị, dường như hết sức khó hiểu đối với họ. “Hạnh phúc nhỏ bé”,
người ta được phép phỉng đoán là vậy, cuối cùng sẽ làm cho họ chán
ngán.

Điểm yếu của Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông không hề nằm ở nơi
mà Nixon và Kissinger phỏng đoán; và người dân Bắc Việt đã chịu đựng
được áp lực, thiếu thốn, hy sinh và nạn nhân tử vong nhiều hơn là các
nhà chiến lược ở Washington đã tính toán. “Yếu tố đạo đức” đã quyết
định. Các chính phủ ở Mỹ đã không thể đánh giá đúng mức nội lực, lòng
quyết tâm và khả năng chịu đựng của Việt Nam vì họ đã phớt lờ lịch sử
và truyền thống chính trị của xã hội xa lạ này, và tin rằng với tài nguyên
vật chất vô hạn sẽ chiến thắng được bất cứ đối thủ nào.

Một ít của việc tự đánh giá mình quá cao của chủng tộc da trắng đã lộ ra
trong đó. Không hiểu biết về khu vực cũng đóng một vai trò quan trọng.
Và cuối cùng thì ảo tưởng đó đã thống trị, rằng có thể đo được Việt Nam
với những thước đo của Phương Tây. “Các định kiến của tinh thần ham
muốn thống trị” đã dẫn nước Mỹ đi vào chiến bại, cái mà người Pháp tất
nhiên đã tháp tùng với niềm hân hoan trên sự đau khổ của kẻ khác.

Tim O’Brien, người đã từng là lính chiến đấu ở Nam Việt Nam và đã thành
công trong việc chuyển tải trải nghiệm của mình vào trong văn học về sau
này, đã thành thật thừa nhận: “Thời đó tôi hoàn toàn không biết gì về văn
hóa, hoàn toàn không biết gì về tôn giáo, hoàn toàn không biết gì về cộng
đồng làng mạc. Tôi hoàn toàn không biết gì về những mục đích của xã
hội Việt Nam – liệu họ ủng hộ hay chống lại cuộc chiến. Và tôi hoàn toàn
không biết gì về chiến thuật mà chúng tôi đi theo.”

Sự không hiểu biết đó về tình hình chính trị và xã hội ở Việt Nam là một
mối nguy hiểm nặng nề cho nền hòa bình thế giới. Vì thế mà người ta
phải lo ngại rằng cả những xung đột trong tương lai, mà các nền văn minh
châu Á xa lạ có thể bị lôi cuốn vào trong đó, cũng sẽ được cố gắng giải
quyết với những kiến thức thiếu hụt như vậy. Sự kiêu ngạo và thiếu hiểu
biết gợi lên nhiều nguy hiểm cho nền hòa bình thế giới hơn là ý định xấu
xa rất nhiều. Đối với tôi, dường như đó là bài học quan trọng nhất của
cuộc Chiến tranh Việt Nam. Việc ông giáo sư uyên bác Tiến sĩ Henry
Kissinger, người bám rễ thật sâu trong triết học nhà nước Âu châu, đã
đưa ra những phán đoán đáng sợ nhất và mang lại nhiều hậu quả nhất
trong lúc đó, làm cho quy mô của vấn đề còn nặng nề thêm nữa.

“Trong nghệ thuật nắm quyền”, nữ sử gia người Mỹ Barbara


Tuchman tóm tắt phân tích của bà, “thành tích của loài người thua xa
những gì mà họ đã hoàn thành trên hầu hết các lĩnh vực khác.”

Dấu hiệu trong một mã xa lạ

Phải vượt qua những rào cản cao, trước khi tầm nhìn đi vào tới thế giới
bên trong của các nền văn minh châu Ấ. Từ “đầy bí ẩn” xuất hiện, vì nhiều
khía cạnh của cuộc sống bị bao bọc bởi những điều không được nói tới
và chống lại với tính lý trí của Phương tây. Ở đây, huyền thoại vẫn còn
có sức mạnh của chúng. Con người có cảm giác như chìm vào trong một
vũ trụ bao gồm trời và đất, thiên nhiên và vũ trụ. Những quyền lực đa
dạng, thần linh và ma quỷ bảo tồn hay phá hủy sự hài hòa. Bình an thành
hình qua sự hòa hợp với thiên nhiên. Hạn hán, động đất hay cách mạng
biểu lộ tính mất trật tự của các quan hệ vũ trụ. Số mệnh con người, nhưng
cả chính trị cũng phụ thuộc vào và bị những yếu tố đó gây tác động, những
cái có liên quan tới việc quản lý những lực như vậy. Người ta cúng thần
linh, để ngăn ngừa những ảnh hưởng mang lại tai họa. Sao trời hé lộ
những khoảnh khắc tốt và những khoảnh khắc nguy hiểm. Sự phân tích
bằng lý trí có sẵn từ “tin dị đoan” cho cảm giác sống và mạng lưới quan
hệ xa lạ, khó hiểu của các nền văn hóa châu Á. Lật sang chiều hướng tốt
đẹp thì tất nhiên là người ta có thể nói rằng thờ phụng thần linh, phong
thủy và chiêm tinh là những công cụ giúp đỡ để mang lại trật tự trong sự
hỗn loạn và bảo tồn sự hài hòa giữa trời và đất.

Các yếu tố tác động của cuộc sống hàng ngày và của chính trị, những cái
mâu thuẫn với lý trí đã sáng tỏ, bị nhiều nhà quan sát từ Phương tây bỏ
qua hay đánh giá quá thấp. Việc nhà vua ở Thái Lan chiếm một vị trí giống
như Thượng Đế, có chức năng như là người trung gian giữa trời và đất
và chỉ qua những nghi thức và nghi lễ mà ông tiến hành là có thể tạo ảnh
hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng của vương quốc và số phận của từng
người dân một, điều này thì vượt quá sự tưởng tượng và khả năng tiếp
nhận của những người khai sáng từ châu Âu. Cả ở Miến Điện, ở
Campuchia và ở Java, phương án “thượng đế-vua” cũng có tác động của
nó. Không có chiều vũ trụ là không thể hiểu thấu được lịch sử và chính trị
của những đất nước này.

Campuchia và Thái lan là hai quốc gia minh họa cho sự quy chiếu vũ trụ-
huyền thoại, cái nhô thật sâu vào cho tới chính trị. Lúc lật đổ hoàng tử
Sihanouk trong tháng Ba 1970, như đã có gắng diễn đạt, các thế lực và
yếu tố đó đã đóng một vai trò, những cái xuất phát từ mạng lưới của các
quyền lực cao hơn, từ vị trí của những vì sao. Vì những ảnh hưởng như
vậy là kỳ lạ, có thể là buồn cười đối với đối với những nhà quan sát
Phương Tây, nên chúng bị các nhà hoạt động trên trường chính trị che
dấu, đẩy lùi và biến thành những những việc không được nói tới. Nỗi lo
lắng, bị người khác coi thường, gặp phải sự không thông hiểu, bị mất thể
diện trong lúc đó, đã khiến cho người châu Á phải che giấu sự phụ thuộc
được cảm nhận là mạnh của họ vào thần linh và sao trời, vào thầy bói và
những người lãnh đạo tâm linh.

Phân tích chính trị, những cái đưa ra cung cách đối xử Phương Tây-bình
thường như là tiền đề và xem thường mạng lưới quan hệ vũ trụ như là
“dị đoan”, nhất định sẽ đi tới sự khẳng định, rằng những quyết định trung
tâm vẫn là “không thể giải thích được”, vì điều rõ ràng, điều dễ hiểu, điều
“hợp lý” đã không được làm, từ những lý do vẫn còn chưa được biết
tới. Có lẽ, một nhà sử học có nguồn gốc Trung Quốc, ông Wang
Gungwu sống ở Úc, đã nói như vậy, nói chung là chúng ta đã đặt ra những
câu hỏi sai lầm cho lịch sử Đông Nam Á. Thước đo của các sử gia
Phương Tây là bất khả dụng trong một xã hội ứng xử phi khoa học, nhưng
lại nhìn ở trong đó nguồn gốc và đặc tính của họ. “Cho tới chừng nào mà
chỉ có các thước đo Phương Tây là có thể chấp nhận được đối với những
con người khoa học văn minh thì các dân tộc ở Đông Nam Á vẫn tiếp tục
cảm nhận họ như là những dấu hiệu trong một mã xa lạ cho tới chừng
đó.”

Thái Lan là một ví dụ khác, minh họa cho sự thiếu hụt của các tiêu chuẩn
chính trị Phương Tây. Khi nước Mỹ giảm thiểu đáng kể sức mạnh quân
sự của mình tại Đông Nam Á sau chiến bại ở Sài Gòn năm 1975, vương
quốc này trong phán xét của Phương Tây được cho là con cờ domino sẽ
ngã tiếp theo sau đó. Thái Lan đã vượt qua được thách thức cộng sản
bằng chính sức lực của nó. Nó đã gọi những nhà cách mạng của nó từ
trong rừng rậm trở về và tái tích hợp họ thành công vào trong xã hội. Kể
từ lúc đó, đất nước này đã phát triển những thể chế chứa đựng các
nguyên tố của nền dân chủ Phương Tây nhưng đồng thời cũng bám sâu
vào trong nền văn hóa và truyền thống chính trị riêng. Vương quốc Vua-
Thượng Đế, cái giữ quốc gia lại với nhau giống như một dải băng, đã
đóng một vai trò chính trong quá trình này. Tương tự như ở Nhật, ở
Bangkok người ta cũng từ chối một sự biến đổi triệt để, và qua đó là muốn
chăm sóc cho cội rễ, cho các cánh thức ứng xử theo truyền thống, những
cái có tác động ổn định.

Nhật Bản và Thái Lan chỉ là các “nền dân chủ” theo tên gọi. Họ muốn có
tiến bộ và trong lúc đó bảo tồn đặc tính và tâm hồn của họ. Điều khiến
cho người ta phải suy nghĩ là hai đất nước ổn định nhất, sống hòa hợp
với chính họ và lịch sử của họ, chưa từng bao giờ bị một thế lực châu Âu
chiếm làm thuộc địa.

Qua thành công kinh tế, các dân tộc Đông Nam Á (ngoại trừ các nước
Đông Dương bị những nhà tư tưởng hệ ngăn chận không cho phát triển
các sức mạnh kinh tế hiện hữu của họ) tin rằng có thể chứng minh được
tính bình đẳng của họ với thế giới. Điều kỳ diệu về kinh tế của hai thập
niên vừa qua đã để cho các vết thương từ thời kỳ thuộc địa lành lại thành
những vết sẹo. Một cảm giác tự trọng mới đã thành hình, cái cũng đã tự
tìm thấy nó trong cuộc thảo luận về một trật tự kinh tế thế giới tốt hơn.
Trong thương mại thế giới, lời yêu cầu là như vậy, những phần còn lại
của sự phụ thuộc thuộc địa phải được xóa bỏ. Các dân tộc ở Phương
Nam nói chung và của Đông Nam Á nói riêng yêu cầu có một phần phù
hợp trên thị trường và từ sự thịnh vượng của Trái Đất này. Cuộc tái
chuyển dịch này sẽ có nhiều hệ quả đáng kể cho thế giới của thế kỷ 21.

Ngạo mạn và kiêu căng tất nhiên không phải là độc quyền của Phương
Tây. Xuất phát từ Nhật Bản, có một niềm tự tin lan tỏa đi trong các quốc
gia có nhiều thành công về kinh tế của Đông Nam Á, rằng thế kỷ sắp tới
đây thuộc về các nước của Thái Bình Dương, rằng nước Mỹ đã bước qua
đỉnh điểm của nó và châu Âu rơi hoàn toàn vào mạn không gió của lịch
sử thế giới. Châu Âu xưa cũ phải kiếm sống như một cửa hàng và viện
bảo tàng. Mặt trời sẽ chiếu sáng ở Phương Đông, ở đó, nơi ba tỉ người
đang sống mà năng khiếu và khả năng của họ còn sẽ được phát huy.

Cả thế giới quan này cũng chứa đựng sự kiêu ngạo và coi thường những
nền văn minh xa lạ. Những người đứng đầu chính phủ như Lý Quang
Diệu ở Singapore và tiến sĩ Mahathir ở Malaysia cũng đã nổi bật với
những diễn đạt biểu lộ sự khinh thường về nền đạo đức đang suy đồi của
châu Âu, về cuộc khủng hoảng sắc tộc của Cựu Thế Giới, đang tự hủy
hoại mình trong cơn nghiện ngập ma túy, say sưa tình dục và khước từ
lao động. Sự xơ cứng châu Âu và tính bi quan châu Âu là những câu khẩu
hiệu có nhiệm vụ xác nhận cho lời chẩn bệnh đó.

Trong khi đó thì những người biện hộ cho việc xoay lưng lại với Phương
Tây và cho một chính sách “look East”, cái muốn sao chép lại thành công
của nước Nhật, không nhìn thấy rằng những từ ngữ không tốt đẹp về sự
già nua yếu ớt của nền văn minh Phương Tây xuất phát không từ ai khác
hơn là chính từ người Âu. Cựu Thế Giới thêm một lần nữa lại triết lý to
tiếng về sự chán nhường, không hài lòng và không thỏa đáng của chính
mình. Nó sử dụng ý nghĩa phê phán với lòng ham muốn chống lại chính
bản thân nó; nó hoài nghi tất cả và trong lúc đó lại giải phóng cho những
sức mạnh sáng tạo, xây dựng, những cái sẽ làm chủ được cái tương lai
mà tinh thần bây giờ cho rằng đã mất rồi. Lúc nào thì sự không hài lòng
cũng là động cơ của tiến bộ. Các chính trị gia “Look East”, những người
tiên tri lần suy tàn cho châu Âu, đã rơi vào trong một mơ tưởng. Họ muốn
trừ khử một trường lực đang liên tục tỏa sáng ý tưởng ra, những ý tưởng
mà các nhà cầm quyền độc tài ở Đông Nam Á cảm nhận như là một mối
nguy hiểm.

Cuộc trao đổi mang lại nhiều lợi ích giữa Đông và Tây có điều kiện tiên
quyết là sự kính trọng lẫn nhau, sự bảo đảm tính bình đẳng, những cái
mà người Âu có khó khăn với chúng nhiều hơn là người Á. Các vấn đề
môi trường toàn cầu sẽ tạo ra những điểm chung mới, khiến cho một
hành động đoàn kết của tất cả các dân tộc và nền văn minh trở nên không
thể tránh khỏi. Khiêm tốn sẽ là tính tốt quan trọng nhất của thế kỷ tới đây.
Con người ở châu Á sẽ thích ứng dễ dàng hơn với các hoàn cảnh mới,
hơn là các xã hội nghiện thưởng thức, vẫn còn phung phí ở châu Âu và
châu Mỹ.

Lời kết

Bạn bè và đồng nghiệp đã làm cho những năm ở châu Á trở nên quyến
rũ, vui tươi và mang lại nhiều thành quả.

Roger Van Linh, Ung Kim Seng và Nguyen Van Qui đã đi theo những
bước chân đầu tiên của tôi tại Sài Gòn và đã giúp tôi gần gũi hơn với
người dân Việt Nam.

Peter Heller, năm 1967 là phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ, đã phải
chịu đựng những áp đặt của chức vụ nhiều cho tới mức sau này, trong
những năm dài của tình bạn, không bao giờ còn muốn nói về những trải
nghiệm ở Sài Gòn nữa. Joachim Weste, tùy viên quân sự của Đại sứ
quán Đức, đã tháp tùng với tôi qua đợt tấn công Tết Mậu Thân; anh cũng
đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức cơ bản của tổ chức quân sự và
công việc làm của một bộ tham mưu.

Các đại sứ của nước Cộng hòa Liên bang Đức ở Hà Nội, Claus Vollers,
Gert-Hinrich Ahrens và Joachim Broudré-Gröger, đã hoạt động vượt bậc
vì lợi ích của báo chí Đức. Thêm vào đó, họ đã chứng tỏ một tình mến
khách mà đã biến chuyến đi Hà Nội trở thành một hồi ức hạnh phúc cho
nhiều người khách.

Ở Bangkok, Gustav(†) và Thum Dietrich đã mở cửa cho tôi, những cánh


cửa mà nếu như không có sự môi giới của họ thì đã khép kín. Harald von
Braunmühl và Klaus-Dieter Blohme đã dọn đường tới những nhóm du
kích quân Khmer cạnh biên giới Thái Lan – Campuchia. Tôi nhờ tiến sĩ
Upadith Pachariangkul và tiến sĩ Pramote Nakornthab mà mới có được
nhận thức về những luật lệ của chính trường Thái, những cái hết sức khó
hiểu cho một farang.

Nhìn chung, tôi đã sử dụng thích đáng quyền có thể sai lầm; thế nhưng
tôi sẽ có rất nhiều phán xét sai lầm hơn nữa, nếu như không có các đồng
nghiệp hiểu biết rộng và trải nghiệm nhiều đã sẵn sàng chia sẻ kiến thức
của họ cho tôi. Cho những góp ý, phê bình và giúp đỡ, tôi cảm ơn: Hans
Walter Berg, Peter Scholl-Latour, Christian Roll, Ulrich Grudinski, Carl
Weiss, Hans Breithaupt, Friedhelm Kemna, Dietrich Memendey(†),
Hilmar Pabel, Peter Neuhauser(†), Ekkehard Budewig(†), Wilfried von
Stockhausen, Günter Müggenburg, Hans Heine, Carlos Widmann và Uwe
Simon-Netto.

Xứng đáng được nhắc tới và công nhận một cách đặc biệt là thành tích
của tờ Far Esatern Economic Review, tờ báo nhiều uy tín, xuất bản ở
Hongkong, tờ báo đã tạo khả năng cho nhà báo, chính trị gia và lãnh đạo
kinh tế nhìn bao quát được toàn bộ vùng từ Bắc Kinh cho tới Bali và từ
Samoa cho tới Kabul. Tuần này sang tuần khác, những người xuất bản
đã dẫn dắt tờ báo đi qua một bãi mìn thật sự mà trong đó cả các sai lầm
nhỏ cũng có những hậu quả thật tai hại. Derek Davies, Philipp Bowring và
David Bonaviat(†) đã giúp tôi bằng nhiều cách. Tôi cảm ơn toàn bộ ban
biên tập, một ban biên tập mà vẫn còn đặt ra nhiều thước đo trong báo
chí phân tích.

Nhiều người bạn đã góp phần làm cho cuộc sống và việc làm ở Viễn Đông
được tưởng nhớ lại đặc biệt là ở mặt tốt đẹp. Christa(†) và Brian Tisdall,
Angela và Tiziano Terzani cũng như Austin Coates, bậc thầy trong số các
nhà văn và sử gia của hòn đảo thuộc địa, đã góp phần quyết định để cho
những năm ở Hongkong trở thành những năm vui vẻ và học hỏi được
nhiều điều.

Thông tín viên truyền hình làm việc trong tập thể. Sản phẩm có nhiều
người cha. Trong mỗi một tường thuật phim, ý tưởng và thành tích của
một tập thể nhỏ chảy vào trong đó, tập thể hoặc là chịu đựng hoặc là
thưởng thức sự bắt buộc phải làm việc chung với nhau và bắt buộc đi
chung với nhau. Các nhân viên quay phim và kỹ sư âm thanh của Đài Bắc
Đức – văn phòng Hongkong (1973-1978) và văn phòng Singapore (1981-
1987) – đã làm cho tất cả những chuyến đi sản xuất đó trở thành một trải
nghiệm đẹp. Tình đồng nghiệp đã trở thành tình bạn, cái đã vượt qua
được thử thách trong nhiều tình huống khó khăn. Tôi cảm ơn những
người đồng hành trong đội ngũ của tôi, Barbara và Henning Huge, Heiner
Franck, Jens G. Müller, Günter Selbach, Günter Sievers, Manfred Jentsch,
Jürgen và Uletta Janssen, Suresh Patel và Arun Puranik cho một hoạt
động mà không có trật tự giờ làm việc nào ngăn cản được.

Trong tất cả những năm đó, Đài Phát thanh Bắc Đức là một chủ lao động
gương mẫu, luôn cảm thông sâu sắc cho các vấn đề đặc biệt của những
nhân viên đóng ở nước ngoài. Klaus Bölling, thời đó là phó tổng biên tập
của chương trình phát thanh và là người dẫn chương trình truyền hình
“Weltspiegel”, đã gửi tôi sang Việt Nam năm 1967 và đã dõi theo những
bài phóng sự ở nước ngoài đầu tiên của tôi với sự quan tâm, thiện ý và
khuyến khích. Tất cả các giám đốc đều đã hỗ trợ thật sự các văn phòng ở
châu Á và đã giữ cho Đài phát thanh Bắc Đức một tầm nhìn mở rộng ra
thế giới, cái mà không có cuộc khủng hoảng tồn tại nào và không có biện
pháp tiết kiệm nào có thể thu hẹp nó lại được. Tôi cảm nhận không gian
tự do của đài phát thanh thuộc nhà nước như là một đặc quyền, một đặc
quyền mà không bao giờ là điều hiển nhiên.

Tôi đã gặp Alfred Steger, Gerd Berendonck, Helmut Türk, Walther Baron
von Marshall và Claus Soenksen tại những trạm khác nhau trên con
đường sự nghiệp ngoại giao của họ ở châu Á. Tôi không những hưởng
được tình mến khách của họ mà nhiều hơn nữa là đã hưởng lợi từ các
mối quen biết của họ, từ tính thích đối thoại của họ, từ tính sẵn sàng chia
sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ với các nhà báo, những người mà đã
có được sự tin tưởng của họ.

Peter Schier từ Viện châu Á học ở Hamburg đã đọc chương về


Campuchia và Lào trong bản thảo và đã đưa ra nhiều gợi ý quan trọng.
Chriatian Herrendoerfer và Josef Westhof đã giúp đỡ về mặt biên tập cho
tất cả các chương trong quyển sách. Renate Schott đã dẫn dắt phòng thư
ký ở Hongkong và Singapore và đã đi theo lần hình thành của quyển sách
này nhiều năm trời. Bà đã đánh máy lại bản thảo quyển sách này,

Phương án và chấp bút quyển sách này đã nhận được ảnh hưởng và
được cùng tạo thành một cách cơ bản từ vợ tôi Christiane. Để làm việc
này, bà đã bỏ lại công việc nhiếp ảnh riêng của bà lại ở phía sau rất lâu,
quá lâu. Quyển sách này được tặng cho bà và những người con của
chúng tôi Melanie và John với lòng biết ơn.
Winfried Scharlau

Phan Ba dịch

You might also like