Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Nộ i dung Thuyế t Trình

Phần đầu : Trò chơi ( Ngân, Linh)


Phần 2 : Tác giả ( Long)
Phần 3 : Tóm tắt (Long)
Phần 4 : Hoàn cảnh sáng tác ( Hải)
Phần 5 : Tình huống truyện ( Hân)
Phần 6 : Phân tích nhân vật Bé Thu (Kiên)
Phần 7 : Phân tích Ông Sáu (Kiên)
Phần 8 : Tổng kết (Hân)
Tác giả : - Nguyễn Quang Sáng – sinh năm 1932, quê ở
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu
viết văn. Những năm chống Mỹ ông trở về Nam Bộ tham gia
kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học.
- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc
sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như
sau hoà bình.
- Phong cách sáng tác : Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng là
lối viết chân chất, mộc mạc, bình dị với giong văn đậm chất
Nam Bộ.

Tóm Tắt :
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám
tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con ông –
không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với
người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như với
người xa lạ. Cho đến lúc em nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy
mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
- Ở khu căn cứ, người cha ấy đã dồn hết tình cảm yêu thương và
nỗi nhớ mong con vào một việc làm một chiếc lược bằng ngà
voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông đã hy
sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà nhờ
người bạn gửi về cho con gái của mình.

Hoàn cảnh sáng tác :


- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi tác giả
hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đây là giai đoạn mà cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Truyện được in trong tập truyện ngắn cùng tên.

Tình huống truyện, nhan đề :


-Nhan đề tác phẩm trên là vật dụng, quà tặng, đồng thời cũng là
chi tiết : chiếc lược làm bằng ngà voi
-Ý nghĩa :
+ Thể hiện tình phụ tử thiêng liêng , sâu sắc của anh Sáu dành
cho bé Thu
+ Sự hi sinh của những người tham gia kháng chiến
+ Gửi gắm niềm tin và hy vọng của người cha dành cho con
 Nhan đề mang tính biểu tượng , tạo được sự gợi mở cho
giá trị của toàn câu chuyện.

Nhân vật bé Thu :


a ) Giới thiệu chung
- Con gái duy nhất của Ông Sáu
- Ngoại hình , dáng vẻ : cô bé 8 tuổi , tóc ngang vai , mắt tròn , mi
dài uốn cong và như không bao giờ chớp , vẻ nghĩ ngợi sâu xa…
- Không được tiếp xúc , gần gũi với ba nhiều do hoàn cảnh chiến
tranh , chỉ được biết qua tấm ảnh má cho xem
- Hoàn cảnh gặp lại ba
+ Sau tám năm xa cách trước đó chưa một lần được gặp mặt ba và
bây giờ không chịu nhận ba bởi sự khác biệt trong hình ảnh đã từng
được xem
 Hoàn cảnh đặc biệt , bộc lộ rõ tính cách bé Thu
b) Tính cách , phẩm chất nhân vật bé Thu
* Một cô bé ngang bướng , lì lợm , cá tính ( khi chưa hiểu truyện )
- Quyết không chịu nhận và gọi ba mặc dù má đã giục gọi ba; miễn
cưỡng nói trổng bị má nổi giận quơ đũa đánh
- Quyết không nhờ ông Sáu chắt nước cơm đi hộ mặc dù biết nồi cơm đã
nhão
- Hất miếng trứng mà ông Sáu gắp cho , cơm văng tung tóe cả mâm.
- Bị ba mắng và đánh vào mông , Thu không ăn vạ lăn ra khóc mà cúi
đầu , bình tĩnh gắp lại trứng cá để vào chén , lặng lẽ đứng dậy , đi
xuống , cố tình làm dây lòi tói khua rổn rảng thật to,qua nhà ngoại khóc

(+) Nguyên nhân bé Thu không gọi ba : do vết thẹo dài trên má đã khiến
cho ông Sáu không còn giống với tấm ảnh hồi trước trong hình như bé
Thu đã thấy
*Một người yêu thương quý mến ,kính trọng ba rất mực
- Không gọi ba vì cho rằng đó không phải là ba mình
=> Ấn tượng duy nhất về người ba trong tấm hình
*Một cô bé giàu lòng trắc ẩn và giàu tình cảm ( khi đã hiểu chuyện )
- Ân hận , tự trách mình vì đã hỗn xược và không chịu gọi là ba .
+ “Không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có”, nét mặt sầm lại buồn rầu .
-Nhận và gọi ba bằng tiếng kêu xé lòng và bày tỏ tình cảm với ba :
“Ba…a…a !”
+Vừa kêu vừa chạy xô tới , nhanh như một con sóc , nó chạy thốt lên và
dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó
+Không cho ba đi : “Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !”
+Hôn ba nó cùng khắp : “Nó hôn tóc ,hôn cổ , hôn vai và hôn cả vết thẹo
dài trên má …”
=>Cảnh tượng thiêng liêng về tình cha con , khiến cho mọi người xúc
động ; thể hiện tình nhớ thương cha vô bờ bến .
+ Kêu ba mua cho chiếc lược .
c) Nghệ thuật khắc họa nhân vật
- Đặt bé Thu trong tình huống thử thách; qua miêu tả ngoại hình , lời nói
, hành động ,…
=>Bé Thu hiện lên sinh động, đáng yêu, quý trọng ba hết mực.

Nhân vật ông Sáu


a) Giới thiệu chung
-Là nhân vật chính trong chuyện , là cha của bé Thu.
- Ông đi bộ đội từ khi bé Thu mới chưa đầy một tháng tuổi .
- Hoàn cảnh hai cha con gặp nhau :
+ Tám năm sau , trong một lần nghỉ phép ông mới được gặp đứa con
gái bé bỏng mà trước đó mới chỉ được nhìn qua ảnh.
+ Do sự đổi khác so với bức hình mà con bé nhất quyết không chịu
nhận anh là ba.
b) Một người cha yêu thương con hết mực
- Ở nơi chiến trường , ông luôn thương nhớ đến con gái bé bỏng .
- Háo hức , mong được đến ngày về nhà thăm con : “Đến lúc được
về , cái tình người chacứ nôn nao trong người anh”, mong được bù
đắp tình thương cho con gái bé bỏng .
- Xuống chưa vào bến,“anh nhún chân nhảy thót lên , xô chiếc xuồng
tạt ra”, chạy vào bế con.
-Buồn và khổ tâm khi con gái không chịu nhận và gọi ba , kiên nhẫn
yêu thương vỗ về để cha con được gắn bó
-Ân hận , day dứt vì đã trót đánh vào mông con khi bé Thu ngang
bướng .
- Khi phải quay trở lại đơn vị , ông vẫn luôn nhớ thương con , dành
thời gian và dồn hết tình cảm để làm chiếc lược ngà tặng con như đã
hứa .
-“Anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mỹ , dập mỏng thành một cây cưa
nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ ”.
+“Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò
lưng , tẩn mẩn khắc từng nét : Yêu nhớ tặng con Thu của ba”.
-Nhận xét :
+ Đại diện cho tình phụ tử thiêng liêng .
+Cảm thông , ghi nhận sự thiệt thòi , hi sinh thiếu thốn về mặt tình
cảm với gia đình để phục vụ cách mạng , vì lợi ích chung của dân tộc,

c) Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
-Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình , qua lời kể của nhân vật
khác ( bác Ba ) , qua những đoạn đối thoại , hành động , lời nói ,…

Tổng kết bài.


- Qua hai tình huống truyện bất ngờ , éo le nhưng tự nhiên và chân
thực được lồng vào một câu chuyện .
+ Mảnh đất màu mỡ cho việc khắc họa nhân vật .
+ Tình cha con sâu nặng .
+ Phản ánh hiện thực chiến tranh khắc nghiệt và sự hi sinh chịu thiệt
thòi của những người lính.
-Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua sự am hiểu tâm lí ,qua ngoại
hình , đối thoại , lời nói, hành động ; qua lời kể của nhân vật khác .
=>Nhìn nhận đánh giá nhân vật ở nhiều chiều , nhiều phía

The end

You might also like