Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 64

VI KHUẨN GÂY BỆNH LÂY QUA

ĐƯỜNG SINH DỤC & TIẾT NIỆU

KHOA Y – ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG


MỤC TIÊU
1. Đặc điểm hình thể và tính chất nuôi cấy
2. Năng lực gây bệnh của vi khuẩn
3. Các xét nghiệm vi khuẩn học
4. Phương pháp phòng ngừa và điều trị
HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG SINH DỤC

Ở nam
• Đường niệu quản dưới
- Các Streptococci không huyết giải
- Staphylococci
- Corynebacterial
- Một số Lactobacilli

• Mặt ngoài dương vật:


Pseudomonas và một số
Staphylococci
HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG SINH DỤC

Ở nữ
• Âm đạo là nơi duy nhất tồn tại hệ
vi sinh vật cộng sinh, hệ vi sinh
vật này thay đổi theo pH âm đạo

• Sự thay đổi pH âm đạo sẽ làm


tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
đường sinh dục: thai kì, mãn
kinh, tình trạng vệ sinh,…
Một số bệnh lý đường sinh dục

• Lậu
• Giang mai
• Hạ cam mềm
• Viêm niệu đạo không do lậu cầu
• Nhiễm trùng đường tiết niệu – nhiễm trùng tiểu
BỆNH LẬU - Neisseria gonorrhoeae

• Neisseria gonorrhoeae do Neisse


phân lập năm 1879 từ mủ ở
đường sinh dục của bệnh nhân.

• Là các song cầu, gram âm, đối


mặt nhau, giống hạt cà phê úp lại.

• Gây bệnh chuyên biệt chỉ có ở


người.

• Truyền nhiễm trực tiếp do quan hệ


với người mắc bệnh.
LỰC ĐỘC VÀ KHÁNG NGUYÊN

• Cấu trúc kháng nguyên bề mặt không đồng


nhất, có khả năng thay đổi, nên có khả năng
chống lại hệ miễn dịch của kí chủ. Cấu trúc bề
mặt bao gồm:
- Pili - protein: 3 loại, thay đổi tùy loài, có tính
kháng nguyên.

- Lipopolisaccharid: nội độc tố.


LỰC ĐỘC VÀ KHÁNG NGUYÊN

• Pili: giúp vi khuẩn bám vào


bề mặt niêm mạc ký chủ và
hạn chế thực bào => chậm
tác động của hệ miễn dịch

• Pili được điều hòa bởi 1 số


gen, có thể sắp sếp để tạo
ra các cấu trúc khác nhau
làm thay đổi tính kháng
nguyên => không có vaccine
đặc hiệu
NĂNG LỰC GÂY BỆNH

Ở nam
• Ủ bệnh: 3 – 5 ngày sau khi
quan hệ tình dục với người
mắc bệnh lậu. Thời gian này
không có biểu hiện bệnh lý tuy
nhiên vẫn có khả năng lây cho
người khác.
• Lậu cấp
- Cảm giác khó chịu dọc niệu
đạo kèm tiểu gắt và buốt.
- Mủ có thể tự chảy ra hoặc đi
tiểu ra mủ
- Miệng sáo
- Toàn thân: sốt, mệt mỏi,
NĂNG LỰC GÂY BỆNH
• Lậu mạn
Khi không điều trị hoặc điều trị không
đúng, biểu hiện lâm sàng không rõ
ràng và khó nhận biết khiến người
bệnh không ý thức được
- Giọt mủ ở đầu dương vật vào buổi
sáng trước khi đi tiểu – “giọt mủ ban
mai”
- Tiểu buốt không rõ ràng
• Biến chứng
- Viêm mào tinh hoàn
- Viêm tinh hoàn
- Viêm tiền liệt tuyến
- Viêm túi tinh
NĂNG LỰC GÂY BỆNH

• Ở nữ giới
• Thời gian ủ bệnh thường từ 2 tuần trở lên
• Thường xảy ra âm thầm, mạn tính. Đa số không có
triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ.
- Khởi đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo, bệnh nhân tiểu
khó, cảm giác nóng rát, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra.
- Viêm cổ tử cung: ra khí hư, lỗ tử cung có thể đỏ, trợt
phù. Mủ có thể xanh hoặc vàng
• Biến chứng
- Viêm ống dẫn chứng: lan ra từ âm đạo và cổ tử cung,
viêm niêm mạc tử cung và áp xe phần phụ => viêm tắc
vòi trứng có thể gây vô sinh, thai ngoài tử cung
- Nhiễm lậu cầu lan tỏa
BIẾN CHỨNG TOÀN THÂN

• Viêm họng do lậu


• Viêm hậu môn trực tràng
• Viêm khớp: xảy ra trong trường hợp lậu cấp
• Biểu hiện vùng da sinh dục: có mủ, mụn mủ gần bộ
phận sinh dục
• Phản ứng toàn thân: nổi ban mề đay, hồng ban do quá
mẫn
• Viêm nội tâm mạc do lậu
• Viêm kết mạc: dung chung khan, chậu rửa mặt hoặc
dụi tay dính mủ vào mắt.
BỆNH LẬU Ở TRẺ SƠ SINH

• Nhiễm vào mắt trẻ lúc sinh thường


• Gây viêm kết mạc mủ có thể gây loét giác mạc,
thủng giác mạc => mù
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

• Lấy bệnh phẩm


• Lậu cấp ở nam: lấy mủ niệu đạo
• Lậu ở nữ giới: lấy dịch âm đạo, dịch các tuyến hay cổ
tử cung sau khi hết kinh
Xét nghiệm trực tiếp
• Trải mủ và nhuộm => song
cầu gram âm như 2 hạt cà
phê nằm bên trong hoặc
ngoài bạch cầu.

• Ở phụ nữ hoặc lậu mãn,


cần phân lập trên môi
trường phong phú –
Thayer Martin Agar

• Xét nghiệm khác: PCR


ĐIỀU TRỊ - PHÒNG NGỪA

Nguyên tắc chung


• Điều trị sớm theo phác đồ và dựa vào tính nhạy cảm
với kháng sinh của chủng vi khuẩn ở địa phương
• Điều trị cho cả bạn tình
• Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh (đạp xe, chạy
nhảy..)=> gây sang chấn bộ phận sinh dục
• Kết hợp điều trị các loại nhiễm khuẩn sau lậu cầu:
Chlamydia, Streptococcus,..
• Định kì khám lâm sàng và xét nghiệm lại
• Lựa chọn kháng sinh phổ gram âm. Ưu tiêu
ceftriazone IM 1 liều duy nhất hoặc azithromycin
• Lậu mắt ở trẻ sơ sinh cần phối hợp nhỏ mắt bằng
dung dịch bạc nitrat 1%
BỆNH GIANG MAI - Treponema pallidum

• Xoắn khuẩn hình lò xo có từ 6 –


14 vòng xoắn, không nhuộm gram
được, rất yếu không nuôi cấy
được – chết nhanh khi đưa ra
khỏi cơ thể

• Chỉ gây bệnh ở người

• Xoắn khuẩn di động đặc trưng:


theo trục dọc tới lui – di động
lượn song hoặc lắc lư như quả
lắc đồng hồ
KHÁNG NGUYÊN

• Kháng nguyên lipid: cardiolipin – không chuyên biệt, có


thể tìm thấy trong tim động vật có vú

• Kháng nguyên protein

• Kháng nguyên polyosid của vỏ: đặc trưng cho T.pallidum


KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

• Giang mai có thể không có triệu chứng cơ năng và


thực thể - giang mai kín – là nguồn lây bệnh rất nguy
hiểm

• Nhiều triệu chứng có thể biến mất dù không điều trị =>
nguy hiểm
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
GIANG MAI THỜI KÌ I

• Xoắn khuẩn xâm nhập qua các vết xước ở da và


niêm mạc lúc quan hệ. Di chuyển vào hạch bạch
huyết và vào máu
• Thời gian ủ bệnh: 3 tuần
• Xuất hiện các vết loét, trợt nông tại cơ quan sinh dục
gọi là săng.
• Sau vài ngày xuất hiện các hạch tại bẹn mọc thành
chùm nhỏ, rắn, không đau, không rò mủ.
• Sau 6 – 8 tuần, các hạch biến mất dù không điều trị
=> rất nguy hiểm
• Huyết thanh dương tính từ tuần 5 – 8
• Nếu điều trị đúng sẽ khỏi hoàn toàn ở giai đoạn này
mà không tiến triển ở các giai đoạn tiếp theo
GIANG MAI THỜI KÌ II

• Sau 6 – 8 tuần sau khi có săng, tương ứng với thời kì


xoắn khuẩn xâm nhập vào máu đến các cơ quan trong
cơ thể
• Tổn thương lan tỏa, vết ăn nông trên bề mặt da, đào
ban giang mai – giang mai II sơ phát. Tồn tại 1 thời
gian ngắn sau đó mất đi dù không điều trị.
• Thời kì này có rất nhiều xoắn khuẩn nên rất lây và
nguy hiểm cho xã hội
• Bệnh tiến triển thành nhiều đợt và kéo dài 1 – 2 năm:
giang mai tái phát
• Huyết thanh dương tính mạnh
GIANG MAI THỜI KÌ III

• Bắt đầu từ năm thứ 3


• Tổn thương khu trú, mang tính
phá hủy tổ chức, để lại di chứng
không hồi phục, có thể dẫn đến tử
vong
• Thời kỳ này ít lây
• Có 3 thể
- Giang mai III lành tính: củ, gôm
giang mai
- Giang mai III thần kinh: tổn
thương não, tủy, liệt toàn thân, rối
loạn thần kinh
- Giang mai III tim mạch: viêm động
mạch chủ, hở động mạch chủ
GIANG MAI BẨM SINH
• Xoắn khuẩn truyền sang thai nhi từ mẹ vào tháng thứ
4 – 5 của thai kì
• Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn của người mẹ mà
có thể
- Sẩy thai hoặc chết thai nhi
- Đẻ non và tử vong
- Giang mai bẩm sinh thể sớm
- Giang mai bẩm sinh thể muộn
GIANG MAI BẨM SINH THỂ SỚM
• Xuất hiện trong 2 năm đầu,
thường trong 3 tháng đầu
• Biểu hiện: giống giang mai
thời kì II của người lớn: bong
tróc vẩy bàn chân, tay, sổ
mũi,…
• Giả liệt parrot: viêm xương
sụn ở các xương dài, xương
to, đau các đầu xương làm
hạn chế vận động các chi
giống liệt
• Toàn thân: trẻ nhỏ hơn bình
thường, da nhăn nheo như
người già, bụng to, gan to,
lách to.
• Đột tử
GIANG MAI BẨM SINH THỂ MUỘN

• Xuất hiện từ năm thứ 3 – 4 hoặc trưởng thành


• Triệu chứng mang tính chất giang mai III của người
lớn
- Viêm kết mạc kẽ: sợ ánh sáng 1 bên, sau lan ra 2 bên
=> mù
- Điếc cả 2 tai từ 10 tuổi
- Lác mắt
• Đôi khi chỉ có di chứng: mũi tẹt, trán dồ, xương chày
lưỡi kiếm, răng Hutchinson,….
XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN

Phương pháp trực tiếp


• Tìm xoắn khuẩn giang mai
trong dịch tiết trên bề mặt săng
bằng kính hiển vi nền đen

• Áp dụng trong thời kì huyết


thanh chưa dương tính – giang
mai thời kì I

• Có thể âm tính nếu sử dụng


kháng sinh bừa bãi làm vi
khuẩn không xuất hiện trong
săn nữa
Xét nghiệm gián tiếp

Dùng phản ứng huyết thanh: tìm kháng nguyên đặc hiệu
và không đặc hiệu
• Phản ứng không đặc hiệu: tìm kháng thể không đặc
hiệu Reagin bằng kháng nguyên cardiolipin
- phản ứng kết bông: RPR hoặc VDRL
• Ưu điểm
- Cho kết quả dương tính sớm
- Đơn giản - ứng dụng để sàng lọc
• Nhược điểm
Không đặc hiệu - dễ dương tính giả: sởi, lupus,… bất
thường ở 1 số cá nhân
Xét nghiệm gián tiếp

• Phản ứng đặc hiệu: sử dụng kháng nguyên là xoắn


khuẩn T.pallium dòng Nichol’s từ mô tinh hoàn thở đã
gây nhiễm khuẩn

- Phản ứng bất động xoắn khuẩn TPI

- Phản ứng miễn dịch huỳnh quan FTA

- Phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA


Treponema pallium immobiliztrion - TPI
Fluorescent Treponema antibody - FTA
Treponema pallidum hemagglunition - TPHA
ĐIỀU TRỊ - PHÒNG NGỪA

• Điều trị sớm, đủ liều


• Ngăn ngừa lây lan, đề phòng tái phát và di chứng
• Điều trị đồng thời cho cả bạn tình
• Penicillin là thuốc được lựa chọn hiệu quả tuyệt đối và
chưa xuất hiện đề kháng. Tác dụng phụ thuộc và giai
đoạn bệnh, liều dung và thời gian sử dụng. Thuốc phải
đạt nồng độ cao trong máu và duy trì 1 thời gian dài.
• Trường hợp quá mẫn với penicillin: tetracyline,
erythromycin
BỆNH HẠ CAM MỀM

• Bệnh lý cấp tính, khu trú, lây


truyền qua đường tình dục do trực
khuẩn Haemophilus ducreyi gây
ra.

• Haemophilus ducreyi trực khuẩn


gram âm, ngắn, xếp thành chuỗi,
ăn màu 2 đầu đậm hơn

• Vi khuẩn chỉ nuôi cấy trên các môi


trường phong phú, có máu, yếu tố
X và CO2
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
• Sau thời gian ủ bệnh 3 – 5
ngày, H. ducreyi tạo 1 mụn mủ
thường ở bộ phận sinh dục
- ở nam thường mặt dưới dương
vật
- ở nữ thường tại âm hộ
• Sau vài ngày trở thành vết loét
gọi là săng hạ cam mềm: sưng,
không cứng, gây đau
• Có thể có hạch, duy nhất và
thường nằm 1 bên. Hạch sưng
to, nung mủ, dò mủ, chảy máu
tạo các săng mới
Biến chứng
• Viêm quy đầu, hẹp bao quy đầu, nghẹt quy đâu
• Bội nhiễm vi khuẩn khác dẫn đến hoại tử và hủy hoại
tổ chức
• Biến chứng xa: mủ khối bắp chân, viêm gan, tiểu máu
CHẨN ĐOÁN – XÉT NGHIỆM

• Lấy bệnh phẩm từ vết loét, nhuộm hoặc nuôi cấy


• Rạch da dưới cánh tay phết mủ ở săng lên. Sau 48h
sẽ sưng
• PCR, Sinh thiết
TRỊ LIỆU – PHÒNG NGỪA

• Điều trị cả bạn tình


• Thử huyết thanh chuẩn đoán giang mai và HIV
• Tránh vận động
• Điều trị tại chỗ, tránh bội nhiễm ở vết loét săng: các
dung dịch sát khuẩn (iod,…)
• Kháng sinh: ceftriazone, erythromycin,…
VIÊM NIỆU ĐẠO KHÔNG PHẢI DO LẬU CẦU

• Non – Gonococcal Urethritis – viêm niệu quản


không do lậu cầu là từ chung để chỉ những
bệnh nhân không bị lậu nhưng có nhiễm trùng
niệu đạo kèm sự tiết dịch mủ
• Hiện nay bệnh có xu hướng tăng trong khi
nhiễm trùng do lậu giảm
NGUYÊN NHÂN
• Chlamydia trachomatis
• Ureplasma urealyticum
• Khác: Mycoplasma, Haemophylus,…
Chlamydia trachomatis

• Là các vi khuẩn rất nhỏ, 0,25


µm, sống kí sinh nội bào bắt
buộc.

• Ở người khỏe mạnh có thể


mang mầm bệnh với tỷ lệ
nhất định
- Nam: 1 – 7 %
- Nữ: 5 – 20%
- Nữ nạo thai: 15 – 18 %
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
• C.trachomatis có kháng nguyên
chung là LPS, gồm 15 serotype khác
nhau
- Serotype Ab, B, Ba và C gây bệnh lý
đau mắt hột trachoma
- Serotype D – K gây bệnh lý đường
sinh dục – tiết niệu
- Serotype L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài
• C.trachomatis có khả năng lây truyền
- Qua đường giao hợp với người nhiễm
- Mẹ truyền sang con lúc sinh
- Trẻ sơ sinh nhiễm từ mẹ do tiếp xúc
với dịch tiết: 20 – 50%. Trong đó, 15 –
20% có biểu hiện ở mắt, 10 – 20% viêm
đường hô hấp.
BỆNH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC TIẾT NIỆU

• Viêm niệu đạo không do lậu: gây ra khoảng 50% ca


mắc bệnh

• Viêm niệu đạo sau lậu: xuất hiện ở hầu hết các trường
hợp nhiễm lậu, cần điều trị đồng thời với nhiễm lậu cầu
BỆNH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC TIẾT NIỆU

Ở nam giới: viêm niệu đạo dẫn đến các biến


chứng
- Viêm mào tinh hoàn
- Hội chứng Reiter: viêm kết mạc, viêm đa khớp
do bệnh nhân có kháng nguyên HLA B27 di
truyền đặc hiệu đối với bệnh.
BỆNH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC TIẾT NIỆU
• Ở nữ giới
- Viêm đường tiểu: tiểu khó, tiểu nhiều
lần
- Viêm cổ tử cung: chảy mủ, phù, lộ
tuyến cổ tử cung,..
- Viêm phần phụ, vòi Fallop, ống dẫn
trứng, có thể gây vô sinh
• Biến chứng
- Viêm quanh gan
- Sẩy thai
BỆNH HỘT XOÀI – LYMPHOGRANULOMA VENEREUM
LGV

• Từ 1 vệt trợt nhỏ ban đầu, không


đau ở cơ quan sinh dục ngoài tạo
các hạch sưng đa số nằm 1 bên bẹn
• Nhiều hạch bẹn sưng, liên kết với
nhau thành 1 mảng dài, sau đó mềm
ra và vỡ ra để tạo các lỗ rò như
gương sen
• Các lỗ rò tạo sẹo, tác nghẽn mạch
bạch huyết gây phù nề hóa, tạo vết
loét ở da và niêm mạc
• Nghẽn quá mức có thể gây phù
chân voi
BỆNH ĐAU MẮT HỘT - TRACHOME
Tiến triển qua nhiều giai đoạn – thường ở mí
trên
• Viêm nang: nhiễm trùng khởi đầu, xuất hiện
các nang chứa tế bào lympho nằm trên kết
mạc mí mắt trên
• Viêm mãnh liệt: mí mắt dầy lên, sứng mí mắt
trên, có thể bội nhiễm. Thời kỳ này lây mạnh
• Sẹo mắt: nhiễm trùng tái đi tái lại dẫn đến
sẹo mí mắt
• Lông xiên: long mi mọc vào trong
• Đục giác mạc: viêm kéo dài + nhiễm trùng
thứ phát gây loét giác mạc trên, có thể dẫn
đến mù
Trẻ em rất dễ bị nhiễm
Có thể thành dịch do tình trạng vệ sinh kém
BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP

• Thường gặp ở trẻ sơ sinh do chlamydia lây truyền từ


người mẹ
• Viêm tai, nghẹt mũi, viêm khẩu hầu
• Viêm phổi
CHẨN ĐOÁN – XÉT NGHIỆM

• Bệnh phẩm: lấy sâu trong


đường sinh dục hoặc các dịch
tiết từ các cơ quan khác (mắt,
đàm, dịch phổi,…)
• Xét nghiệm trực tiếp
- Nhuộm giema hoặc machiavello
- Nhuộm lugol
• Phương pháp nuôi cấy
- Nuôi vào trứng gà lộn
- Nuôi cấy tế bào
• Xét nghiệm gián tiếp
Sử dụng miễn dịch huỳnh quang
TRỊ LIỆU – PHÒNG NGỪA

• Nhiễm trùng niệu đạo – sinh dục


Doxycilin,erythromycin
• Bệnh hột xoài
Doxycilin,erythromycin
• Đau mắt hột
Tetracylin tra mắt
Azithromycin
Giai đoạn cuối: phẫu thuật
Ureaplasma urealyticum
• Thuộc họ Mycoplasmataceae
• Cầu khuẩn, không nhuộm
màu gram âm, do không có
thành tế bào, kích thước rất
nhỏ ~ 0,15 µm
• Vi khuẩn cần cholesterol để
tổng hợp ra màng tế bào đặc
biệt của chúng
• Việc nuôi cấy VK này rất
phức tạp, cần môi trường có
20% huyết thanh, kháng sinh
beta-lactam, dịch chiết nấm
men và điều kiện nuôi có
CO2, kỵ khí
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

• Lây truyền qua đường quan hệ tình dục với người


bệnh
• Triệu chứng: khá giống lậu cầu – chủ yếu gây tiểu khó,
tiết mủ ít hơn
Nam: viêm niệu đạo
Nữ: viêm âm đạo, viêm vòi trứng
• Biến chứng:
Nam: vô sinh
Nữ: sẩy thai, sinh non
- Nếu không điều trị có thể gây biến chứng thần kinh
trung ương hoặc khớp
CHẨN ĐOÁN – XÉT NGHIỆM
• Lấy bệnh phẩm và phân lâp trên
môi trường nhân tạo chuyên biệt:
có huyết thanh, cholesterol, các
dịch nấm men, kháng sinh ức
chế thành tế bào như beta-
lactam, nuôi kỵ khí có 100% CO2
ở 37 oC
• Vi khuẩn mọc thành khóm giống
trứng ốp la,vi khuẩn hình cầu,
mọc riêng lẻ hoặc đi theo cặp đôi
• Điều trị
- Doxycilin
- Azithromycin
- Erythromycin, ofloxacin
Yếu tố nguy cơ
• Phụ nữ mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau
mãn kinh: do niệu đạo ngắn, gần với hậu môn, sự thay
đổi của hormone sinh dục
• Giao hợp không đúng cách
• Sử dụng các chất diệt tinh trùng: có thể làm tang phát
triển E. coli trong âm đạo
• Đặt ống thông tiểu
• Ở trẻ nhỏ: vi khuẩn từ tả lót dính phân có thể xâm nhập
qua đường tiểu
• Các yếu tố khác: tổn thương dây thần kinh tủy sống, u xơ
cứng, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, sỏi thận,…
Yếu tố nguy cơ

• Thói quen vệ sinh hằng ngày: sử dụng quá mức các


loại xà phòng có tính kiềm hoặc acid
• Tắm bồn, ngâm lâu với xà phòng
• Vệ sinh không đúng khi đại tiện
• Chu kì kinh nguyệt và thay băng vệ sinh
• Thói quen nhịn tiểu và uống nước ít: nên uống nhiều
nước (2 lít/ ngày)

You might also like