Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Phạm Minh Anh - 12SN1

TÂY TIẾN_14 CÂU THƠ ĐẦU


Câu 3: Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh binh đoàn Tây Tiến qua đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi … Mùa em thơm nếp xôi. Từ đó nhận xét về chất nhạc, họa trong thơ.

Quang Dũng, “một ngọn bút đầy tài hoa vừa khắc họa được cái dữ dội, hào dùng lại vừa diễn tả
được cái tươi mát, sâu lắng, đau thương mà không hề bi lụy”, là người nghệ sĩ với hồn thơ phóng
khoáng, hồn hậu và lãng mạn. Sinh thời, ông đã để lại các tác phẩm đầy giá trị văn học, sâu sắc
như “Mây đầu ô”, “Thơ văn Quang Dũng”. Trong số đó, “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu nhất, gây
tiếng vang lớn và thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo, giàu hình ảnh của tác giả. Đặc biệt,
ngay từ mười bốn câu thơ đầu tiên, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng miền tây cùng hình
ảnh anh dũng của binh đoàn Tây Tiến đã được bộc lộ một tinh tế, giàu cảm xúc:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!



Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

“Tây Tiến” được sáng tác vào năm 1949 tại Phù Lưu Chanh trong nỗi nhớ đơn vị cũ của nhà
thơ - Binh đoàn Tây Tiến. Tác phẩm được in trong tập “Mây đầu ô” và là đứa con đầu lòng, hào
hoa và tráng kiệt của người nghệ sĩ cách mạng. Không đặt chữ “nhớ” mà chỉ đề hai chữ “Tây
Tiến” cho tiêu đề, Quang Dũng như gửi gắm toàn bộ nỗi niềm mong nhớ một thời gian khổ, oanh
liệt của lịch sử đất nước, của những ngày gian khó mà tuyệt đẹp cùng đoàn quân Tây Tiến. Và
từng câu, từng lời thơ là khúc ca bi tráng về thiên nhiên núi rừng, lòng tự hào chân thành của
Quang Dũng tới những người chiến sĩ từng đồng kham cộng khổ.

Khúc ca mở đầu với nỗi nhớ miên man, trào dâng, đầy tiếc nuối về đoàn binh tây Tiến, bản
mường và núi rừng miền tây Bắc bộ Việt Nam:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

“Sông Mã” khơi nguồn cảm xúc, là điểm gợi để nhà thơ nhớ tới những kỉ niệm hào hùng bên
những người đồng đội thân yêu. Song, hai chữ “xa rồi” đã kéo tác giả về thực tại, gợi sự tiếc nuối
và nhớ mong da diết về một thời oai hùng trai tráng. Tiếng gọi “Tây Tiến ơi!” vang lên tha thiết
như tiếng gọi cố nhân, tri kỷ. Sự tài tình, sáng tạo riêng của thi sĩ được thể hiện qua cách sử dụng
từ láy “chơi vơi” kết hợp với từ cảm “ơi!”, tạo nên âm hưởng sâu lắng, vang vọng và ngân dài như
lan vào không gian, thời gian, năm tháng. Đồng thời, điệp vần “ơi” đã diễn tả tinh tế một nỗi nhớ
bồi hồi, mông lung khó tả khi một người đồng đội đã rời xa đơn vị cũ. Đặc biệt, điệp từ “nhớ”
càng nhấn mạnh, khắc sâu và tô đậm cảm xúc trải dài toàn bộ bài thơ. Nỗi nhớ ấy “chơi vơi”,
mang đến cho thi sĩ một trạng thái trơ trọi trong khoảng không, không biết bấu víu hay nương tựa
vào đâu. Nỗi nhớ ấy thường trực, khắc khoải tới nỗi bật lên thành tiếng thơ, tiếng gọi da diết, đánh
thức quá khứ anh dũng cùng binh đoàn Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh, đánh thức hồn thơ trong
người chiến sĩ Quang Dũng.

Con đường hành quân gian truân, đầy vất vả nhưng dưới con mắt nghệ thuật tài tình của nhà
thơ, các địa danh đi vào thơ Quang Dũng với những màu sắc mới lạ, đầy bí ẩn - bức tranh tự nhiên
Tây Bắc bỗng hóa hùng vĩ và dữ dội:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi


Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê tên các địa phương thân thuộc trong địa bàn hoạt động của
đoàn quân Tây Tiến: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch. Với hình ảnh tả thực “sương lấp” cho
thấy không gian mờ mịt và huyền ảo, tác giả gợi liên tưởng tới làn sương đang bao trùm cả một
đoàn quân, khiến cho bước chân của người chiến sĩ mỏi mệt, rã rời. Song, giữa thời tiết sương mù
khắc nghiệt, giữa những đêm gió rừng gào thét, đoàn binh Tây Tiến vẫn miệt mài đi qua, vẫn giữ
cho mình được nét lãng mạn, thư sinh của những thanh niên Hà Thành. Trong màn sương đầy khắc
nghiệt, các anh thấy “hoa về trong đêm hơi” - một cảm nhận tinh tế, mang đậm dấu ấn riêng của
những người lính cách mạng. Hình ảnh “hoa về” là một nét vẽ đầy thơ mộng, tạo sự cân bằng, hài
hòa trong âm điệu và cảm xúc trong làn sương giá lạnh, trong những gian truân của đoàn quân Tây
Tiến.

Ba câu thơ tiếp đã khắc họa một cách chân thực địa hình hiểm trở của núi rừng miền tây Bắc bộ
Việt Nam:

“Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Núi đồi “heo hút cồn mây” - hoang sơ và cao vời vợi, xa cách với cuộc sống thường nhật của con
người. Điệp từ “dốc” đứng đầu mỗi vế câu tô đậm những con đường dốc cao nối tiếp nhau đến vô
tận, kết hợp với các từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” càng diễn tả con đường hành
quân gồ ghề, quanh co với núi cao và vực sâu hun hút “ngàn thước”. Thời tiết khắc nghiệt với
chặng đường đầy hiểm nguy gợi cho ta liên tưởng tới vần thơ Lí Bạch:

“Thác bay thẳng xuống ba nghìn thước


Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây”
Nhưng trong khó khăn, những người lính Tây Tiến vẫn đầy hóm hỉnh và tài hoa. Biện pháp nhân
hóa “súng ngửi trời” vừa hé lộ độ cao chót vót của địa hình, vừa hé nở nụ cười tinh nghịch, tếu táo
của các anh lính trẻ. Các anh đi trong sương mà cứ ngỡ như đang cưỡi mây tới đỉnh trời, sánh
ngang với vũ trụ khi chiếm lĩnh được vị trí cao nhất - mũi súng chạm tới trời, một hình ảnh giàu ý
nghĩa biểu tượng giống như “đầu súng trăng treo” trong tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu. Sự
hóm hỉnh của đoàn binh đã khiến nhịp thơ trở nên nhẹ nhàng, cái ồn ào của chiến trường cũng dần
nhường chỗ cho những thanh tĩnh trong tâm hồn, vẻ đẹp dịu êm của thiên nhiên. Với bảy thanh
bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, câu thơ không chỉ tinh tế chuyển cảnh tới những đêm yên
bình tại Pha Luông mà còn tạo âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha êm dịu và ấm áp. Dường như cái tài
hoa của Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh sơn mài ấn tượng về cảnh sắc miền Tây Bắc với
những nét vẽ gân guốc, rắn rỏi được điểm xuyến bởi những thơ mộng và mềm mại của thiên nhiên
tạo hóa nơi đây.

Song, không chỉ bom đạt của kẻ thù mà những người chiến sĩ còn phải đối mặt với tự nhiên hoang
dã, bí hiểm:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Nhân cách hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” và sử dụng láy kết hợp đôi “chiều chiều”, “đêm
đêm”, Quang Dũng hé lộ những nguy hiểm, dữ dội luôn rình rập của chốn rừng thiêng nước độc.
Từ láy chỉ biên độ lặp lại thường xuyên của thời gian “chiều chiều”, “đêm đêm” càng nhấn mạnh
vẻ bí hiểm, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc. Đó là sự nguy hiểm không chỉ trải rộng trong không
gian mà còn kéo dài, lặp đi lặp lại xuyên theo thời gian.

Trên nền bức tranh thiên nhiên ấy, hình ảnh những người lính xuất hiện: đan vào rừng núi,
hòa vào màu cây. Đọc từng lời thơ của Quang Dũng, ta mới thấy thấm thía hơn giá trị của hòa
bình, của hình hài đất nước được vẽ lên từ biết bao máu xương, mồ hôi và nước mắt:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa


Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”

Trên chặng đường hành quân vất vả, nhọc nhằn “dầu sương dãi nắng”, những người lính
dừng chân “không bước nữa”, “gục lên súng mũi” vì kiệt sức để nghỉ ngơi. Đời người lính đâu chỉ
phải vượt qua những thiếu thốn về quân tư trang, lương thực, đâu chỉ là những phút đấu tranh
nghẹt thở khi đối diện với họng súng kẻ thù mà còn là những giây phút nhọc nhằn trên bước đường
hành quân gian khổ. Cụm từ “bỏ quên đời” là cách nói giảm nói tránh về sự hy sinh rất đỗi nhẹ
nhàng, thanh thản của người lính Tây Tiến. Các anh đối diện với cái chết mà không hề do dự, coi
nhẹ tựa lông hồng. Đó là tư thế hiên ngang, sẵn sàng cống hiến một đời cho Tổ quốc - dáng hình
tượng trưng cho thế hệ trẻ thời kháng chiến, đi thẳng vào trái tim và lịch sử của những người con
đất Việt. Và sau cả cuộc hành quân gian khổ, những người lính đã cho phép mình buông nòng
súng, chìm vào giấc ngủ ngàn thu:

“Và anh chết trong khi đang đứng bắn


Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.”
(“Dáng đứng Việt Nam” - Lê Anh Xuân)

Giữa những gập ghềnh của nẻo đường hành quân, những người lính đã có dịp dừng chân tại
bản làng Mai Châu xinh đẹp với sự đón tiếp nồng hậu của đồng bào quê hương.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Kỉ niệm tại Mai Châu hiện về trong tâm trí người chiến sĩ với tình quân dân thắm thiết qua
những bữa cơm tỏa hương nếp xôi. Nỗi lòng lưu luyến, vấn vương vẻ đẹp bình dị mà yên bình tại
bản làng nhỏ được bộc lộ qua từ cảm thán “Nhớ ôi” đầy tha thiết. Các hình ảnh tả thực “cơm lên
khói”, “thơm nếp xôi” gợi nên mùi hương nếp mới, bát cơm nóng hổi trong những đêm thanh bình.
Đặc biệt, hai từ “mùa em” mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ : mùa lúa chín, mùa nếp thơm, mùa em đi
phát rẫy làm nương, mùa trao yêu thương vương luyến khó quên. Hai câu thơ là nỗi nhớ da diết về
những khoảnh khắc ấm áp dẫu ngắn ngủi nhưng đầy ắp tình cảm và những bữa cơm đồng kham
cộng khổ, của sẻ chia ngọt bùi giữa đồng bào và chiến sĩ.

Với bút pháp lãng mạn, tài hoa cùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và phong phú, nhà thơ Quang
Dũng đã khắc họa thành công dáng vẻ hùng vĩ, dữ dội của miền núi Tây Bắc. Phong cảnh núi rừng
hoang sơ nhưng cũng vô cùng nên thơ, trữ tình là phông nền để làm nổi bật cuộc hành quân gian
khổ của binh đoàn Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tác phẩm “Tây Tiến” là một bức tranh thiên nhiên hùng tráng, dữ dội nhưng cũng đầy thơ
mộng và trữ tình. Đồng thời, dưới ngòi bút tài hoa của mình, Quang Dũng đã khắc họa thành công
hình tượng người lính can trường “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên nền thiên nhiên hùng vĩ.
Họ là những nốt quãng cao nhất, tươi sáng nhất trong khúc ca cách mạng đầy hào hùng của dân tộc
Việt Nam. Đoàn binh Tây Tiến sẽ luôn sống mãi với núi rừng Tây Bắc và cả trong tấm lòng và tâm
trí của các thế hệ trẻ mai sau:

“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa


Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông.”
(Giang Nam)

You might also like