Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 135

1

Mục lục

Table of Contents
Chương 1: Lịch sử hình thành và 5 đường của Ichimoku Kinko Hyo....................................6
1.1 Giới thiệu......................................................................................................................6
1.2 Nhận biết 5 đường trong Ichimoku Kinko Hyo............................................................8
1.3 Phân biệt 5 đường.........................................................................................................9
1.4 Tổng quan...................................................................................................................10
Chương 2: Công thức tính toán 5 đường và nội dung/ý tưởng của các đường Han-ne.....11
2.2 Tập trung vào thứ tự của các đường.................................................................................11
2.3) Ý nghĩa của các đường giao cắt nhau.........................................................................13
2.4) Công thức của các đường............................................................................................13
2.5) Han-ne........................................................................................................................15
2.6) Định nghĩa một xu hướng theo Ichimoku KinKo Hyo.....................................................16
2.7) Tổng quát........................................................................................................................16
Chương 3: Sanyaku Kouten (Sanyaku Gyakuten)............................................................18
3.1) Giới thiệu.........................................................................................................................18
3.2) Sanyaku Kouten...............................................................................................................18
3.3) Sanyaku Gyakuten...........................................................................................................20
3.4) Sanyaku Kouten và Sanyaku Gyakuten không hoạt động trong thị trường đi ngang.....21
3.5) Biểu đồ cơ bản của Ichimoku Kinko Hyo.........................................................................22
3.6) Tổng kết...........................................................................................................................23
Chương 4: Nắm vững các đường Han-ne........................................................................25
4.1 Giới thiệu...........................................................................................................................25
4.2 Kijun sen...........................................................................................................................25
4.3 Nhận biết điểm cân bằng của thị trường qua cái nhìn thoáng qua....................................28
4.4) Ý nghĩa chính xác của Sanyaku Kouten...........................................................................31
4.5) Tổng kết...........................................................................................................................31
Chương 5: Làm chủ đường Tenkan sen...........................................................................33
5.1) Giới thiệu....................................................................................................................33
5.2) Làm chủ đường Tenkan sen.......................................................................................33
5.3) Bạn thấy điều gì từ công thức?...................................................................................33
5.4) Mục đích đường Tenkan sen làm gì?..........................................................................35
5.5) Điểm giới hạn cho các lực hồi...........................................................................................36
5.6) Lực hồi về trong thị trường tăng................................................................................36

2
5.7) Giá hồi về khi thị trường giảm....................................................................................39
5.8) Các điều quan trọng trong Tenkan sen.......................................................................40
5.9) Tổng kết......................................................................................................................41
Chương 6: Làm chủ đường Kijun sen..............................................................................44
6.1) Giới thiệu....................................................................................................................44
6.2) Công thức của đường Kijun sen.................................................................................44
6.3) Đường Kijun sen đại diện cho?...................................................................................45
6.4 Kijun sen đóng vai trò là đường kháng cự/hỗ trợ (push back and pull back)...................47
6.5) Đường Kijun sen nằm ở giữa khoảng tích tụ (center of consolidation)............................48
6.6) Dấu hiệu chỉ ra đã hết quá trình tích tụ (End of a consolidation)...............................49
6.7) Tổng kết......................................................................................................................50
Chương 7: Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo, đây là những tín hiệu
quan trọng nhất...............................................................................................................52
7.1) Giới thiệu.........................................................................................................................52
7.2) Định nghĩa các điểm giao cắt Kinko Hyo....................................................................52
7.3) Xác định các điểm tín hiệu giả.........................................................................................58
7.4) Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần chính xác.............................................................59
7.5) Tổng kết...........................................................................................................................62
Chương 8: Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo trong khi thị trường đi
ngang...............................................................................................................................65
8.1) Giới thiệu.........................................................................................................................65
8.2) Sự di chuyển của mỗi đường trong khi thị trường tích tụ................................................65
8.3) Chu kỳ của sự tích tụ và sự chuyển động của các đường.................................................66
8.4) Thiết lập lệnh...................................................................................................................69
8.5) Range break out là gì?................................................................................................70
8.6) Tổng quát.........................................................................................................................72
Chương 9: Bản chất thực sự của điểm giao cắt vàng/tử thần của Kinko Hyo...................75
9.1) Giới thiệu....................................................................................................................75
9.2) Bản chát của các điểm giao cắt...................................................................................75
9.3) Bản chất của đường Tenkan sen và Kijun sen khi thị trường đang trong xu hướng
tăng/giảm................................................................................................................................77
9.4) Khi đường Kijun sen và Tenkan sen có chung 1 giá trị..............................................79
9.5) Dải giá kiểu 1: Dải sideway trong một mức nhất định................................................83
9.6) Dải giá kiểu 2: Sideway trong khoảng giá với sóng dạng P..............................................84
9.7) Dải giá kiểu 3: Khoảng dao động với sóng Y..............................................................85
9.8) Dải giá kiểu 4: Dải giá với sóng Y dao động (volatile Y wave)....................................86

3
9.9) Các điểm giao cắt giả và giao cắt chính xác................................................................86
9.10) Tổng kết.........................................................................................................................88
Chương 10: Master of Senko span 2, và ý nghĩa đằng sau...............................................90
10.1) Giới thiệu.......................................................................................................................90
10.2) Công thức của Senko span 2...........................................................................................91
10.3 Những gì bạn biết từ công thức.......................................................................................91
10.5 Ý nghĩa của "dự báo" trong Ichimoku Kinko Hyo là gì?................................................92
10.6 Dự báo tại thời điểm thị trường tăng giá.........................................................................93
10.7 Dự báo tại thời điểm thị trường đi xuống.......................................................................95
10.8) Đường dự báo tại thời điểm thị trường tích tụ.......................................................96
10.9) Tổng kết.........................................................................................................................98
Chương 11: Mastering of Senko span 1...........................................................................99
11.1) Giới thiệu........................................................................................................................99
11.2) Công thức.......................................................................................................................99
11.3 Bạn biết gì từ công thức?.................................................................................................99
11.4 Xác định khoảng cách giữa các dòng trong sơ đồ cơ bản của Ichimoku Kinko Hyo.....101
11.5 Senko span 1 đại diện cho điều gì?................................................................................102
11.6) Senko Kijun sen và Senko Tenkan sen đã thực sự ở trên biểu đồ!...............................102
11.7 Tổng kết.........................................................................................................................105
Chương 12: Bản chất của Kumo....................................................................................106
12.1 Giới thiệu.......................................................................................................................106
12.2 Định nghĩa về Kumo ở công cộng..................................................................................106
12.3 Tại sao giá vào Kumo lại bật lên?..................................................................................107
12.4 Giá trong Kumo và đà bứt phá......................................................................................109
12.5 Tóm tắt..........................................................................................................................110
Chương 13: Bản chất của Kumo xoắn...........................................................................112
13.1) Giới thiệu......................................................................................................................112
13.2 Độ dày và độ kháng.......................................................................................................114
13.3 Kumo xoắn là cái gì?.....................................................................................................116
13.4 Tóm tắt..........................................................................................................................117
Chương 14: Bản chất của Chiko span............................................................................119
14.1 Giới thiệu.......................................................................................................................119
14.2 Công thức của Chiko.....................................................................................................119
14.3 Bản chất của Chiko span...............................................................................................120
14.4 Gold Cross và Dead Cross of Chiko span......................................................................120

4
14.5 Xác định thời đại mua và bán........................................................................................122
14.6 Khoảng cách giữa Chiko span và mức giá.....................................................................123
14.7 Tóm tắt..........................................................................................................................124
Chương 15: Dự đoán thị trường bằng đường Chiko span và cách sử dụng tối ưu của
Ichimoku Kinko Hyo......................................................................................................126
15.1 Chiko là động lượng/momentum...................................................................................126
15.4 Dự báo sử dụng Chiko Span..........................................................................................128
15.5) Các người trade Ichimoku đỉnh cao phải nhìn vào trục tung (thời gian)....................130
15.6) Dự báo 100 ngày kể từ dữ liệu giá hiện tại...................................................................130
15.7 Tóm tắt..........................................................................................................................134

5
Chương 1: Lịch sử hình thành và 5 đường của Ichimoku Kinko Hyo

1.1 Giới thiệu

Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật phân tích được phát minh vào những năm 1930s bởi
Ichimoku Sanjin (Goichi Hosada). Ông ấy là giám đốc của ban kinh tế thuộc tạp chí Miyako,
hiện nay là tạp chí Tokyo. Ông là một nhà phân tích cổ phiếu thiên tài cũng như là một nhà
báo. Khi công tác tại tạp chí Miyaku ông tập trung vào phân tích thị trường tốt hơn nhiều so
với tạp chí Nikkei, do đó kỹ thuật của ông được tin tưởng bởi rất nhiều nhà đầu tư. Tuy
nhiên, ông lại không phải chỉ là một nhà phân tích tài chính. Bắt đầu tự phân tích và giao dịch
từ năm 12 tuổi, ông ấy là một nhà giao dịch thực thụ và theo đuổi sự nghiệp tài chính cho đến
cuối cuộc đời.
Ichimoku Sanjin thành lập 1 viện nghiên cứu riêng tư và tự mình nghiên cứu và phát
triển. Không lâu sau đó, bộ sách đầu tiên được công bố từ tạp chí Miyaku vào năm 1935 với
cái tên là “shinto tenkan sen”, nhưng cách để vẽ cũng như công thức tính toán thì vẫn là 1 bí
mật.
Sau đó, các nhà giao dịch bắt đầu đề nghị tác giả bật mí nghệ thuật của Ichimoku Kinko
Hyo và các kỹ thuật để có một phân tích chính xác. Năm 1950, ông ấy dạy kỹ thuật này cho
duy nhất 3 người với kinh nghiệm 10 năm. Một trong số những người học trò đấy là chủ tịch
của một công ty bảo mật lớn ở Nhật Bản (2 người còn lại ko rõ)
Gần 20 năm sau đó, vào năm 1969, 7 volumes của Ichimoku Kinko Hyo được công bố
từng bộ một và kiến thức sau đó bắt đầu được chia sẻ, tạo nên một quả boom hiệu ứng
Ichimoku. Sau khi đã được thử nghiệm trong hàng thập kỷ, cuối cùng kỹ thuật này được thế
giới biết đến.
Trong 7 volume đó , có 4 volume: Ichimoku Kinko Hyo, Ichimoku Kinko Hyo toàn tập,
Ichimoku Kinko Hyo theo tuần, và My best Keifu là đã được công bố. Còn 3 volumes còn lại
được giữ tại Thư viện quốc gia Tokyo và không được công bố ra ngoài.
Ichimoku Kinko Hyo được phát minh ra vào năm 1935, vào thời điểm đó, có rất ít các kỹ
thuật phân tích. Ví dụ, Stochastics được phát minh vào năm 1950s, đường MA vào năm 1960
và các kỹ thuật phân tích khác đều được phát minh vào các năm 70s, 80s. Do đó, Nhật bản
khá là tiên tiến trong việc phát triển các kỹ thuật uyên thâm. Ví dụ, biểu đồ nến được phát
minh vào thời Edo (giữa năm 1700s). Và tới ngày nay, các công cụ này vẫn đang được sử
dụng bởi rất nhiều các traders trên toàn thế giới. Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật phân
tích mà đã được chứng minh giá trị trong suốt một thời gian dài và đã được chứng minh tính
đúng đắn, hiệu quả của nó trong mọi thị trường.
Tuy nhiên, ngay tại Nhật, không có nhiều sách hoặc websités có được sự hiểu biết chính
xác bởi vì các nhận định/diễn giải sai. Ví dụ, “Khi giá phá Kumo, nó là một dấu hiệu cho sự
bắt đầu 1 xu hướng mới và do đó, nó là một dấu hiệu buy tuyệt vời”. Hoặc “Nhìn các điểm

6
giao cắt vàng và giao cắt tử thần (gold cross and dead cross) của đường Tenkan và Kijun” , “
Khi chiko span phá nến, vào lệnh theo hướng phá của chiko” ….
Bạn sẽ thường thấy những nội dung như trên bởi các nhà giao dịch cá nhân, hoặc thậm
chí trên websites của các sàn nổi tiếng. Tuy nhiên, tôi phải nói rằng những điều đó khá là
“Ngờ nghệch, non nớt” khi so với ý nghĩa thâm sâu của Ichimoku bởi vì không phải trường
hợp nào thị trường cũng sẽ đi như theo ý muốn.
Khi nhìn vào tất cả các đường, có thể ban đầu nó khá là khó để hiểu được. Tuy nhiên, tôi
nghĩ là rất khó để tìm ra 1 công cụ chỉ báo nào đơn giản như Ichimoku Kinko Hyo. Khi bạn
nhìn thấy 5 đường, Kumo, Kijun sen và các đường khác di chuyển và tương tác lẫn nhau, bạn
có thể sẽ nghĩ nó thật thâm thuý. Thực ra Ichimoku Kinko Hyo rất thâm thuý và cao sâu,
nhưng thực sự nó không quá khó để hiểu. Hãy nghĩ đến sự kết hợp của các yếu tố đơn giản.
Sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ chú ý và thấy nó thật dễ để có 1 cái nhìn thoáng qua
(at first glance-Ichimoku).
Bản dịch sát nghĩa nhất cho từ “Ichimoku Kinko Hyo” là tìm các điểm cân bằng bởi cái
nhìn thoáng qua”. Điểm cân bằng là “Hyo”, “Còn Kinko Hyo là Biểu đồ cho thấy sự cân
bằng (equilibrium) là điểm nơi mà lực mua và bán bằng nhau. Giá sẽ đi lên khi phe buy mạnh
hơn và sẽ đi xuống khi phe sell mạnh hơn. Do đó, nếu bạn biết được nơi điểm cân bằng ở
đâu, bạn có thể ngay lập tức biết rằng lực phe nào đang mạnh và yếu, dựa vào tình hình thực
tế của thị trường. Rất nhiều người không hiểu được ý tưởng của “Nhận biết được điểm cân
bằng của thị trường bằng cái nhìn thoáng qua”. Bạn có thể nhìn thấy điểm cân bằng từ
Ichimoku chứ?
Ichimoku Kinko Hyo chỉ là một trong số rất nhiều chỉ báo có trên thế giới, và, là chỉ báo
duy nhất có thể vẽ được các đường dự đoán giá của thị trường. Thực tế, Senko 1 và senko 2
được vẽ từ cây nến hiện tại. Điều này cho ta thấy j? Một công thức tính toán chính xác được
thực hiện và giá trị được chuyển đến 26 cây nến sau đó. Tuy nhiên, mặc dù rất nhiều trader
nhìn vào Ichimoku mỗi ngày, chỉ có rất ít traders hiểu được và có thể làm sáng tỏ nó tại sao
lại nó lại được chuyển đến 26 cây nến sau đó. Hầu hết các traders chỉ để ý vào giá cắt qua
hoặc chuyển động lên xuống trong Kumo nhưng không bao giờ suy nghĩ đến ý nghĩa thực sự
của phương pháp.
Trong cuốn sách gốc, tác giả gọi Kumo là “resistance zone – Vùng kháng cự” và Goichi
Hossada không bao giờ gọi nó là Kumo. Do đó đầu tiên, có rất nhiều phiên bản nghĩa của từ
“Kumo” nhưng hầu hết là sai, không đúng với ý nghĩa nguyên bản của tác giả. Do đó, ở trong
cuốn sách này, tôi sẽ trình bày và giải thích từng bước một, có thể đây là quyển sách chi tiết
nhất về Ichimoku Kinko trên thế giới. Và tôi hy vọng sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ
có thêm niềm thú vị với Ichimoku và cuối cùng có thể tự đọc bản gốc.

7
1.2 Nhận biết 5 đường trong Ichimoku Kinko Hyo

Biểu đồ trên sử dụng công cụ Ichimoku Kinko Hyo. Ichimoku bao gồm 5 đường. 5 đường
này là đường Tenkan sen, Kijun Sen, Chiko Span, Senko Span 1 và Senko Span 2. Vùng ở
giữa đường Senko span 1 và 2 được tô màu, đó là vùng được gọi là “vùng kháng cự -
resistance zone” hoặc Kumo (cloud).
Theo 5 đường này, trước tiên phải biết được tên của mỗi đường để bạn có thể nhanh
chóng nhận biết đâu là đường Kijun, đâu là đường Senko span 1… Hãy để t nói cách phân
biệt các đường này.
Đầu tiên, bạn có thể dễ dàng nhận ra đường Chiko Span, chiko span là đường duy nhất bị
trễ. Ở biểu đồ trên, đường màu vàng chính là đường Chiko Span

8
Tiếp theo, ta sẽ tìm Senko Span 1 và 2. Hai đường này tạo ra vùng “Kumo” và nó được
tiến lên 26 chu kỳ ở tương lai. Bây giờ sẽ có câu hỏi đường nào là đường senko span 1 và đâu
là đường senko span 2.
Nó có thể hơi khó hình dung bởi vì đôi lúc đường senko span 1 nằm trên đỉnh của Kumo,
và có trường hợp đường senko span 2 nằm trên đỉnh của Kumo. Đây là bước cơ bản để xác
định chính. Senko span 2 sẽ phẳng (flatter) hơn senko span 1. Senko span 1 sẽ đi lên xuống
nhiều hơn khi so với senko span 2. Và, khi Kumo di chuyển lên trên, senko span 1 sẽ ở phía
trên và senko span 2 ở phía dưới. Ngược lại, khi Kumo đi xuống, senko span 2 là đương ở
trên Kumo và senko span 1 là đường dưới của Kumo.

Cuối cùng, hãy cùng nhận biết đường Tenkan sen và Kijun sen. Đơn giản hoá, Tenkan
sen là đường gần với mức giá hơn. Và đường Kijun sen thường nằm xa giá hơn so với đường
Tenkan (Có trường hợp Kijun sen nằm gần với giá, như trong trường hợp mức gía lên và
xuống quá nhanh. Nhưng tổng thể, Tenkan sen sẽ nằm gần giá hơn đường Kijun sen bởi vì
đường Tenkan tính theo chu kỳ ngắn hơn.

1.3 Phân biệt 5 đường.


- Tenkan sen: Đường nằm gần với nến
- Kijun sen: Đường nằm xa nến hơn với đường Tenkan sen. Khi thị trường side way
(quá trình tích tụ - Consolidation), đường Kijun sẽ có xu hướng đi nằm ngang so với
đường Tenkan sen.
- Chiko span: Đường duy nhất bị trễ so với giá hiện tại.
- Senko span 1: Đường dự báo từ cây nến hiện tại. Nó lên xuống nhiều hơn so với
senko span 2. Khi Kumo đi xuống, senko span 1 là đường bên dưới. Và ngược lại, khi
Kumo đi lên, đường senko span 2 là đường bên dưới.

9
- Senko span 2: Đường dự báo từ cây nến hiện tại. Nó không nhạy như senko span 1 và
thường là chuyển động ngang thường xuyên hơn so với senko span 1. Khi kumo lên,
đường senko span 2 là đường ở phía dưới và ngược lại.

Nếu bạn muốn lĩnh ngộ được Ichimoku Kinko Hyo ở cái nhìn thoáng qua, bạn phải nhận biết
được 5 đường này càng sớm càng tốt

1.4 Tổng quan


- Ichimoku Kinko Hyo là công cụ phân tích kỹ thuật đẳng cấp thế giới được phát minh
bởi Ichimoku Sanjin (Goichi Hosoda) vào năm 1930s
- 7 volumés của Ichimoku đã được công bố vào năm 1969, và sau đó các traders đã sử
dụng rất nhiều ichi, tạo nên một hiệu ứng boom ichi.
- Hiện tại, chỉ có 4 volumés “Ichimoku Kinko Hyo”, “Ichimoku Kinko Hyo Complete”,
“Ichimoku Kinko Hyo Weekly”, và “My best Keifu” được công bố.
- Các tín hiệu không phải là thứ hướng đến khi giao dịch
- Ý nghĩa của Ichimokyu là “Một biểu đồ chỉ ra các điểm cân bằng của thị trường với
cái nhìn thoáng qua”
- Ý tưởng cơ bản của Ichimoku là thị trường di chuyển theo hướng mất cân bằng.
- Ở trong cuốn sách gốc, Kumo được gọi là vùng kháng cự và tác giả chưa bao giờ gọi
nó là Kumo
- 5 đường là “Tenkan sen”, “Kijun sen”, “Chiko Span”, “Senko span 1”, và “senko
span 2”. Sau đó, vùng khoảng không ở giữa senko span 1 và 2 được tô màu, và vùng
này được gọi là vùng kháng cự.
*) Phân biệt 5 đường.
- Tenkan sen: Đường nằm gần với nến
- Kijun sen: Đường nằm xa nến hơn so với đường Tenkan. Khi thị trường đi side way,
kijun sẽ có xu hướng di chuyển ngang nhiều hơn so với Tenkan sen.
- Chiko Span: Đường duy nhất bị trễ so với giá hiện tại.
- Senko span 1: Đường dự báo giá so với giá hiện tại. Nó di chuyển lên/xuống nhiều
hơn so với senko span 2. Khi kumo đi lên, senko span 1 nằm ở trên kumo và ngược
lại.
- Senko span 2: Đường dự báo giá so với giá hiện tại. Nó ít di chuyển hơn so với span
1. Khi Kumo di chuyển xuống, Senko span 2 là đường ở trên Kumo và ngược lại.

10
Chương 2: Công thức tính toán 5 đường và nội dung/ý tưởng của
các đường Han-ne

Đây là biểu đồ sử dụng Ichimoku, bạn có thể biết tên của các đường từ chương 1.

Đường duy nhất bị trễ, là đường màu vàng, là đường Chiko span. Đường màu xanh là cây và
xanh blue di chuyển cùng với giá, đường màu blue gần với giá hơn so với đường green. Do
đó đường màu blue là đường Tenkan sen, đường green là đường Kijun sen. Và Senko span 1
và 2 là 2 đường tạo nên Kumo. Với kumo di chuyển lên như thế này, đường phía dưới Kumo
là span 2 và đường phía trên kumo là span 1.

2.2 Tập trung vào thứ tự của các đường.

Bây giờ, hãy nhớ tới thứ tự của các đường khi thị trường đang ở trong xu hướng
mạnh. Thứ tự của năm đường này trong xu hướng tăng mạnh là, tính từ bên trái sang
phải, trên xuống dưới, thứ tự sẽ là: Chiko span, Tenkan sen, Kijun sen, senko span 1 và
senko span 2. Và giá nằm giữa đường Chiko và đường Tenkan. Hãy xem biểu đồ giá bên
dưới

11
Ngược lại, khi thị trường trong xu hướng giảm mạnh, tính : từ bên phải phía trên xuống phía
dưới bên trái sẽ là: Senko span 2, Senko span 1, Kijun sen, tenkan sen và cuối cùng là đường
Chico span. Và giá sẽ có xu hướng nằm trong đường Chiko và đường Tenkan sen

Hơn nữa, tất cả các đường trong Ichinoku Kinko Hyo là các đường kháng cự/hỗ
trợ. (Độ mạnh tăng theo thứ tự: Tenkan sen, Kijun sen, Senko span 1 và Senko span 2.)
Khi thị trường đang ở xu hướng tăng và giá hồi lại và tiến đến gần các đường đó, ví dụ,
đường Senko span 1, giá sẽ được hỗ trợ bởi đường senko span 1. Ngược lại, khi giá tiến tới
đường Kijun sen trong một xu thế giảm, giá sẽ có thể bị kháng cự bởi đường Kijun sen và có
thể tiếp tục đi xuống, nó có thể tiến xa hơn tến senko span 1. Sau đó, nó có thể tiếp tục bị
kháng cự bởi senko span 1 và có thể sẽ bị bật ngược xuống dưới từ đó.
Và không chỉ 5 đường này làm việc như là các đường kháng cự/hỗ trợ cho giá
mà nó có thể kháng cự/hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, khi thị trường đang tăng, bạn có thể thường
nhìn thấy đường Chiko span được hỗ trợ bởi đường Senko span 1 và khi gặp nó có thể quay

12
ngược trở lại. Điều đó có nghĩa là senko span 1 làm việc như là một đường hỗ trợ cho Chiko
span. Do đó, nó rất quan trọng để nhớ trong đầu tằng tất cả các đường làm việc như là đường
kháng cự/hỗ trợ lẫn nhau và cũng cho cả mức giá.

2.3) Ý nghĩa của các đường giao cắt nhau

Mỗi khi giá cắt các đường, điều đó có nghĩa là, ví dụ giá cắt đường Tenkan sen, cắt
đường Kijun sen, cắt đường Chiko span, cắt Senko span 1, và cắt Senko span 2. Nhưng
không chỉ vậy, khi một đường cắt một đường khác cũng có ý nghĩa quan trọng để biết rằng
thị trường đang cảm tính như thế nào.
Ở trong Ichimoku Kinko Hyo, các đường cắt nhau mang ý nghĩa rất lớn. {Giải nghĩa:
đường Tenkan sen đại diện cho xu hướng ngắn hạn, Kijun sen đại diện cho xu hướng trung
hạn và Senko span B đại diện cho xu hướng dài hạn. Khi tenkan sen cắt qua Kijun sen, báo
hiệu xu hướng ngắn hạn đã có thể thay đổi. Và khi Kijun sen cắt Senko span B báo hiệu xu
hướng trung hạn có thể thay đổi.}
Ví dụ, trường hợp điển hình là khi đường Tenkan sen cắt đường Kijun sen. Khi đường
Tenkan sen cắt đường Kijun sen đi lên, nó được gọi là dấu hiệu của một xu hướng tăng (có
thể gọi là tín hiệu buy), và nếu đường Tenkan cắt đường Kijun sen đi xuống, nó được gọi là
dấu hiệu của một xu hướng xuống (hay gọi là tín hiệu sell).
Bây giờ, có rất nhiều lần hai trong số 5 đường này cắt nhau trên thị trường. Thực tế, có
các điểm cắt quan trọng và không quan trọng, tôi sẽ giải thích từng bước một ở trong các
phần sau. Bây giờ, hay nhớ trong đầu 2 điều sau:
- Tất cả các đường là các đường kháng cự/hỗ trợ .
- Các điểm giao cắt của các đường là khá quan trọng là có nhiều ý nghĩa khác.

2.4) Công thức của các đường.


Chủ đề chính của chương này là nắm được công thức của các đường trong ichimoku Kinko
hyo. Dưới đây là nội dung cơ bản được khi tôi học bất cứ các chỉ báo nào khác:
1. Hãy nhớ công thức của chỉ báo (Để có thể dễ dàng gọi lại trong mọi lúc)
2. Hãy hiểu được ý nghĩa của công thức và hiểu được cái mà công cụ phân tích kỹ
thuật đang cố gắng nhắm vào trong thị trường.
3. Hiểu được tại sao tín hiệu buy/sell của chỉ báo trở thành cơ hội buy/sell. Bạn
không thể nói rằng bạn “sử dụng” một công cụ trừ khi bạn hiểu được theo cách
đó.
Hiện tại, không có một chỉ báo nào 100% chính xác cả. Các chỉ báo kỹ thuật hiệu quả
hầu hết, tuy nhiên cũng có cả lúc có các tín hiệu giả. Nếu, do đó, bạn phải suy nghĩ công cụ
kỹ thuật như là một cuộc chiến chống lại các tín hiệu giả, có nghĩa rằng bạn phải hiểu được
trong điều kiện nào công cụ chỉ báo sẽ đưa ra một tín hiệu giả và do đó, cần phải cẩn thận để

13
có thể vào lệnh khi tín hiệu giả đó thực sự xảy ra, bạn có thể phán đoán được các tín hiệu giả
một cách hiệu quả. Và khi nó là một tín hiệu giả, bạn có thể ngay lập tức giải quyết nó. Nếu
bạn không nhìn thấy tín hiệu giả, bạn có thể tiếp tục kiếm thêm lợi nhuận. Tôi tin rằng đây là
bí mật để trở thành nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp cũng như pro trader.
Tổng quan chung, hầu hết các traders cố gắng tìm kiếm tín hiệu buy/sell mà không
hiểu được công thức của từng chỉ báo, và do đó sẽ không có cơ hội để thành công theo cách
đó bởi vì khi tín hiệu hoạt động, bạn có thể kiếm lợi nhuận nhưng khi nó không hoạt động,
bạn không thể xử lý chúng. Sau đó, các traders sẽ nói rằng tín hiệu không hoạt động mặc dù
vấn đề thực sự ở đây là họ không hiểu được làm sao để sử dụng chúng một cách chính xác
nhất.
Vì vậy, là rất quan trọng khi nhớ công thức. Và không sử dụng công thức nếu bạn
không nhớ. Qua tất cả, công thức của Ichimoku Kinko Hyo là rất đơn giản, do đó Ichimoku
Sanjin đã nói rằng “thậm chí học sinh cấp 1 cũng có thể hiểu được.”. Do đó, traders, làm ơn
hãy bỏ đi ý nghĩ rằng Ichimoku Kinko Hyo là rất khó. Thực sự nó rất đơn giản. Ở cái nhìn
thoáng qua, bạn có thể bắt được xu hướng và các khoảng giá.

Dưới đây là công thức của các đường.


*) Tenkan sen = (giá cao nhất trong 9 chu kỳ + giá thấp nhất trong 9 chu kỳ)/2
*) Kijun sen = (Giá cao nhất trong 26 chu kỳ + giá thấp nhất trong 26 chu kỳ)/2.
*) Chiko span = Giá hiện tại quay trở lại trước đó 26 chu kỳ
*) Senko span 1 = (Tenkan sen + Kijun sen)/2 và được đưa lên trước giá hiện tại
26 chu kỳ
*) Senko span 2 = (Giá cao nhất trong 52 chu kỳ + giá thấp nhất trong 52 chu
kỳ)/2 và đưa lên phía trước giá hiện tại 26 chu kỳ.
*) Ichimoku Kinko Hyo bao gồm cả các cây nến giá.
Không có gì là khó, đúng không?
Nếu bạn đơn giản chuyển giá hiện tại về 26 cây nến trước đó trong quá khứ, bạn có
đường chico span. Không có gì đơn giản hơn thế. Đường senko span 1, là đường khó nhất để
nhớ, bạn chỉ cần nhớ đó là điểm giá ở giữa đường Tenken san và Kijun sen và chuyển nó lên
trước tương lai 26 ngày. Công thức không khó, nhưng bạn thấy hơi khó bởi vì bạn không hiểu
tại sao nó lại bị trễ và được chuyển lên phía trước.
Thường thì Ichimoku Kinko Hyo được sử dụng trong khung thời gian ngày nhưng nó
có thể được sử dụng ở cả khung thời gian lớn hơn và nhỏ hơn. Và hơn nữa, không chỉ forex,
nó còn đúng trong cả cổ phiếu (stock), thương phẩm (commodity), và crypto curency.
Cơ bản, thiết lập của Ichimoku là các số 9, 26, 52 là mặc định, không như các chỉ báo
khác. Bởi vì các số 9, 26, 52 là các số đặc biệt quan trọng trong thị trường, nó cũng giống như
các dãy số Fibonanci. Bạn cũng có thể chuyển thiết lập của Chiko span thành 26 và 52 nhưng
bạn không nhất thiết phải làm thế bởi vì đây là các dãy số mạnh đã được kiểm chứng.

14
2.5) Han-ne
Khi bạn học công thức, bạn có thể thấy rằng có các mối quan hệ giữa các đường của
Ichimoku Kinko Hyo. Trên thực tế, các đường này được cộng lại rồi chia cho 2. Sử dụng
công thức cộng giá cao nhất và giá thấp nhất trong quá khứ và chia nó cho 2, các đường đó là
tenkan sen, Kijun sen và 2 đường Senko span.
Tổng của giá cao nhất và thấp nhất trong một chu kỳ nhất định, chia cho 2, đơn giản
đó là mức giá nằm giữa của chu kỳ đó. Đây được gọi là Han-ne, có nghĩa là một nửa giá
trong tiếng Nhật. Do đó, Tenkan sen, Kijun sen, và senko span 2 là các đường Han-ne.

Ở trong Ichimoku, Han ne đại diện cho “Mức của thị trường – Market level”. Đường
tenkan sen chỉ ra mức của thị trường trong 9 ngày, kijun sen chỉ ra mức của thị trường trong
26 cây nến, và đường senko span 2 chỉ ra mức của thị trường trong 52 chu kỳ. Và khi thị mức
của thị trường di chuyển lên, đó là trend đi lên, và khi mức của thị trường đi xuống thì là
trend đang xuống.
Ở trong trend tăng, đường Han-ne đi lên, và ngược lại trong trend giảm đường Han –
ne đi xuống. Trong quá trình tích tụ (giá đi side way), đường Han-ne sẽ di chuyển ngang,
hoặc lên xuống trong 1 chu kỳ ngắn.
Những thứ nhận biết được bằng đường Han-ne
1) Khi trend tăng, đường Han-ne đi lên
2) Khi trend giảm, đường Han-ne đi xuống.
3) Trong quá trình tích tụ, đường Han ne đi ngang hoặc lên/xuống trong 1 giai
đoạn rất ngắn.

15
Do đó, góc của các đường han-ne rất quan trọng trong một xu hướng. Do đó, cái mà tôi muốn
bạn hiểu trong chương này là đường Tenkan sen là đường đại diện cho chu kỳ ngắn (9 cây
nến). Đường kijun sen đại diện cho trung hạn (26 cây) và đường senko 2 đại diện cho dài hạn
(52 cây)

2.6) Định nghĩa một xu hướng theo Ichimoku KinKo Hyo.


Thường nói rằng “góc của Kijun sen đại diện cho xu hướng”. Điều đó có nghĩa là, khi kijun
sen đâm lên, thị trường đang ở xu hướng tăng và ngược lại. Điều này đúng nhưng không hoàn
toàn.
Không giống đường trung bình MA, Ichimoku tiết lộ xu hướng của thị trường bởi tiến trình
của các mức của thị trường, đường Han-ne theo ngắn, trung và dài hạn. Mức của thị trường là
điểm giá giữa của một chu kỳ trong một thời gian nhất định và nó là điểm giá cân bằng giữa
phe mua và bán. Khi giá hiện tại nằm tại đường Tenkan sen, nó có nghĩa là thị trường có
đang cân bằng giữa phe mua và bán trong ngắn hạn. Khi giá hiện tại ở đường Kijun, nó có
nghĩa là thị trường có lực mua bán ngang nhau trong chu kỳ trung hạn. Và cuối cùng khi giá
nằm ở Senko span 2, nó có nghĩa là thị trường đang nằm ở giữa, lực mua và bán theo dài hạn
là bằng nhau. Và thị trường di chuyển đến nơi mà điểm cân bằng bị phá vỡ (Tức giá phá
qua đường Han-ne đó và đi theo hướng vừa phá, và đó là định nghĩa xu hướng theo
Ichimoku.

2.7) Tổng quát.


*) Thị trường xu hướng tăng
Thứ tự của 5 đường theo xu hướng tăng, từ bên trái trên đến phải dưới là chiko span, tenkan,
kijun, senko 1 và senko 2. Giá nằm giữa đường Chiko và Tenkan.
*) Thị trường xu hướng giảm
Thứ tự các đường từ bên phải trên xuống trái dưới là các đường senko span 2, senko span 1,
kijun, tenkan và cuối cùng là chiko. Và giá sẽ nằm giữa đường Chiko span và tenkan.

Sự thay đổi thứ tự các đường chứng tỏ rằng xu hướng của thị trường đang thay đổi.
*) Tất cả các đường đều là các đường hỗ trợ, kháng cự
*) Các điểm giao cắt của mỗi đường rất là quan trọng và có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Công thức của mỗi đường của Ichi:


 Tenkan sen = (Giá cao nhất trong 9 chu kỳ + giá thấp nhất trong 9 chu kỳ)/2.
 Kijun sen = (Giá cao nhất trong 26 chu kỳ + giá thấp nhất trong 26 chu kỳ)/2.
 Chiko = Giá hiện tại chuyển về 26 chu kỳ trước đó.
 Senko span 1 = (Tenkan sen + Kijun sen)/2 và đưa nó đến 26 cây nến sau đó.

16
 Senko span 2 = (Giá cao nhất trong 52 ngày + giá thấp nhất trong 52 ngày)/2 và
chuyển nó đến 26 cây nến sau đó.
 Ichimoku bao gồm cả cây nến giá hiện tại.

Đường Han-ne
Tổng của giá cao nhất + thấp nhất trong một chu kỳ nhất định, chia cho 2, đơn giản đó
là điểm giá cân bằng trong một chu kỳ nhất định.
 Han-ne: Tenkan sen, Kijun sen, Senko span 2.
 Han-ne biến đổi: Senko span 1.
 Không phải Han-ne: Chiko
 Tenkan sen: Đường kết nối các điểm Han-ne trong 9 chu kỳ (ngắn hạn)
 Kijun sen: Đường kết nối các điểm Han-ne trong 26 chu kỳ ( ngắn hạn)
 Senko span 2: Đường kết nối các điểm han-ne của 52 chu kỳ (dài hạn)

Cái có thể nhận ra với đường Han-ne


 Ở trend tăng, đường Han-ne di chuyển lên
 Ở trend giảm, đường Han-ne di chuyển xuống
 Trong giai đoạn tích tụ, đường Han-ne sẽ đi ngang hoặc di chuyển lên/xuống trong
một khoảng thời gian rất ngắn
Thị trường di chuyển theo hướng mà điểm cân bằng giữa bên mua và bán bị phá vỡ. Do đó,
góc của đường Han-ne được sử dụng để xác định xu hướng trong Ichimokyu.

17
Chương 3: Sanyaku Kouten (Sanyaku Gyakuten)

3.1) Giới thiệu


Thông thường, khi một tín hiệu xảy ra trong Ichimoku, chúng thường được viết trong sách
hoặc trên website như sau:

Tín hiệu mua:


1. Mua khi đường Tenkan cắt lên đường Kijun sen (cắt từ dưới lên trên)
2. Mua khi đường Chiko span phá nến ( cắt từ dưới lên trên)
3. Mua khi nến phá Kumo ( Nến phá qua đường Kumo trên – senko span B).

Tín hiệu bán


1. Bán khi đường Tenkan sen cắt đường Kijun sen (cắt từ trên xuống dưới)
2. Bán khi đường Chiko span cắt đường giá xuống dưới (cắt từ trên xuống dưới).
3. Bán khi giá phá qua Kumo (Phá qua đường Kumo dưới – Sanko span B)

Bây giờ, chúng không sai nhưng lời giải thích cho chúng thì quá ngắn, do đó, bạn không thể
sử dụng những tín hiệu này một cách chính xác. Do đó, có 3 tín hiệu mua nhưng bạn không
rõ tín hiệu nào hiệu quả ở trong từng trạng thái của thị trường.

3.2) Sanyaku Kouten


Bây giờ, hãy nắm qua khái niệm Sanyaku Kouten (Tín hiệu 3 điểm giao cắt vàng).
Ở trong tiếng Nhật:
 “San” nghĩa là “3”
 “Yaku” nghĩa là “luật lệ, quy tắc”
 “Kouten” nghĩa là “điểm cắt vàng”
Do đó, “Sanyaku Kouten” có nghĩa là “tín hiệu 3 điểm giao cắt vàng”

Sanyaku Kouten
1. Khi đường Tenkan sen cắt lên phía trên đường Kijun sen, nó được gọi là “Kouten of
Kinko Hyo”
2. Khi đường Chiko Span cắt lên phía trên nến, nó được gọi là “Kouten of the Chiko
Span”
3. Và cuối cùng, khi giá phá qua Kumo, nó được gọi là “Sanyaku Kouten”

Hãy thật cẩn thận, khi giá phá qua Kumo không có nghĩa là nó được gọi là Sanyaku
Kouten. Nó chỉ xảy ra khi đường Tenkan sen cắt đường Kijun sen, đường Chiko span
phá nến, và rồi sau đó, khi giá phá qua Kumo, nó mới được gọi là Sanyaku Kouten. Khi

18
Sanyaku Kouten xảy ra trên thị trường, thông thường cả Kouten of Kinko Hyo và Kouten of
Chico span đã xuất hiện ở trên biểu đồ. Nhưng thông thường, nó thường bị hiểu sai rằng, giá
phá qua Kumo là Sanyaku Kouten, nhưng không phải. Nói cách khác, mặc dù có thể giá sẽ
phá Kumo, nhưng trừ khi Chiko phá nến, bạn không thể gọi là Sanyaku Kouten.

Thông thường, Sanyaku Kouten xảy ra theo thứ tự như sau:


1. Kouten of Kinko Hyo (Điểm giao cắt vàng của Kijun sen và Tenkan sen)
2. Kouten of Chiko Span (Điểm giao cắt vàng của Chiko span và nến)
3. Sanyaku Kouten (Giá nến phá Kumo)
Điều này có ý nghĩa cơ bản rằng khi thị trường thay đổi momentum từ bear (thị trường đi
xuống) sang bull (thị trường đi lên). Điều này có nghĩa là, nếu các thứ tự đó bị thay đổi, bạn
sẽ biết rằng đây không phải là 1 trend bền vững.
 Chú ý: Nếu thứ tự các tín hiệu bị đảo lộn thì có thể đây là một tín hiệu giả

19
3.3) Sanyaku Gyakuten
Giới thiệu qua Sanyaku Gyakuten (3 điểm giao cắt chết)
Trong tiếng Nhật:
 San: nghĩa là 3
 Yaku: Nghĩa là quy định
 Gyakuten: Nghĩa là giao cắt chết, tử thần
Do đó, “Sanyaku Gyakuten” có nghĩa trực tiếp là “3 điểm giao cắt tử thần”.
Sanyaku Gyakuten xảy ra:
1. Khi đường Tenkan sen cắt đường Kijun sen xuống dưới, nó gọi là “Gyakuten of
Kinko Hyo”
2. Khi đường Chiko phá đường nến xuống dưới, nó được gọi là “Gyakuten of Chiko
span”
3. Và sau đò, khi giá phá qua Kumo, nó gọi là “Sanyaku Gyakuten”
Và sau đó, hãy thật cẩn thận rằng khi giá nến phá qua Kumo không có nghĩa rằng nó là
Sanyaku Gyakuten. Thứ tự phải lần lượt như sau:
1. Đường Tenkan cắt xuống phía dưới đường Kijun sen.
2. Đường chiko span cắt xuống phía dưới nến.
3. Và rồi, khi giá phá qua Kumo, nó mới được gọi là Sanyaku Gyakuten. Khi thị
trường đảo chiều đi xuống, và khi giá nến phá qua Kumo đi xuống dưới, thông
thường đường Tenkan sen đã cắt đường Kijun xuống dưới từ trước và đường
Chiko span cũng đã cắt qua nến. Nhưng có rất nhiều trường hợp khi giá phá qua
Kumo nhưng bạn không nhìn thấy Gyakuten of Kinko Hyo hoặc Gyakuten of
Chiko span. Và khi đó bạn có thể nhận ra rằng thị trường không ở đúng trật tự
của một bước đảo chiều. (reversing movement)
Do đó, hãy nhớ thứ tự của Sanyaku Kouten và Sanyaku Gyakuten. Đường Tenkan sen cắt
Kijun sen sẽ xuất hiện sớm nhất, sau đó đường Chiko span phá qua nến là tín hiệu thứ hai.
Và rồi, khi Kumo bị phá vỡ thường thường sẽ là tín hiệu cuối cùng

{Tín hiệu Buy}


1. Kouten of Kinko Hyo = Tín hiệu buy đầu tiên
2. Kouten of Chiko span = Tín hiệu buy sớm
3. Sanyaku Kouten = Tín hiệu buy muộn

{Tín hiệu Sell}


1. Gyakuten of Kinko Hyo = Tín hiệu sell đầu tiên
2. Gyakuten of Chiko span = Tín hiệu sell sớm
3. Sanyaku Gyakuten = Tín hiệu sell muộn

20
Ở trong ví dụ trước P21, sau khi thị trường đạt tới giá thấp nhất, nó mất tới 9 cây nến để
cho bạn tín hiệu buy đầu tiên (Kouten of Kinko Hyo). Và rồi sau đó 2 cây nến, thị trường
cho bạn tín hiệu buy thứ 2 (Kouten of Chiko Span), và rồi sau đó 2 cây nến nữa, nó là tín
hiệu buy thứ 3 (Sanyaku Kouten). Do đó, bạn có thể thấy rằng, những tín hiệu này khá
gần nhau, có nghĩa là các tín hiệu có thể dễ dàng chuyển lên mức cao hơn tuỳ thuộc vào
momentum của thị trường.

Nếu đợi cho tín hiệu Sanyaku Kouten để mua hoặc đợi cho Sanyaku Gyakuten để bán thì
thường sẽ là quá chậm đối với một thị trường có dao động lớn. Rất nhiều traders muốn
vào lệnh ngay tín hiệu đầu tiên, tuy nhiên, thường thường nó sẽ trở thành tín hiệu giả. Do
đó, bạn cần phải quyết định khi nào nên vào lệnh với những tín hiệu có khả năng là giả,
hoặc đợi Kumo bị phá vỡ để vào lệnh – Tuy hơi muộn nhưng ít bị tín hiệu giả hơn

3.4) Sanyaku Kouten và Sanyaku Gyakuten không hoạt động trong thị trường đi
ngang.

Khi thị trường đi ngang, tất cả các đường giao cắt nhau liên tục. Trong trường hợp này, bạn
không thể vào lệnh dựa vào tín hiệu Sanyaku – Nó chỉ có tác dụng khi thị trường đi theo
trend. Tôi sẽ nói về chiến lược giao dịch khi thị trường đi ngang ở chương sau trong cuốn
sách này

21
3.5) Biểu đồ cơ bản của Ichimoku Kinko Hyo
Nếu bạn muốn trở thành một Ichimoku Trader, bạn cần phải nhớ trong đầu biểu đồ đơn giản
này của Ichimoku

Đường giá ở đây là đường màu xanh (blue). Để có thể hiểu một cách đơn giản, đây là trường
hợp khi mà thị trường đảo chiều từ giảm mạnh thành tăng mạnh. Và dĩ nhiên, thị trường sẽ
không bao giờ đi đơn giản như hình này, tuy nhiên, rất quan trọng để hiểu được từng tín hiệu
sẽ xuất hiện như thế nào trong trường hợp đơn giản này do đó bạn sẽ hiểu các “bước đi cơ
bản” của từng đường trong Ichimoku

Bạn cũng có thể nhìn thấy thứ tự của các tín hiệu, mỗi tín hiệu đảo chiều của Tenkan/Kijun,
Chiko Span và Kumo phá vỡ.

Ở biểu đồ thực tế, cả 5 đường sẽ di chuyển lên và xuống, và đôi lúc sẽ nằm lên nhau.
Nhưng khi bạn nhìn thấy thị trường ở trong trạng thái đó, thì bước đi của mỗi đường là
song song với đường giá. Một khi bạn đã hiểu được những dạng cơ bản này, bạn sẽ biết thị
trường đang ở trong trạng thái nào, và độ mạnh yếu của từng xu hướng. Đôi lúc khoảng cách
giữa cách đường cũng có thể dùng để xác định độ mạnh yếu của xu hướng, bạn sẽ biết được
thị trường thực sự đang thay đổi như thế nào.

22
Dưới đây là một biểu đồ đơn giản của Sanyaku Gyakuten.

Một lần nữa, bước di chuyển của giá được thể hiện bằng đường màu xanh blue để làm đơn
giản hoá bước đi của từng đường của Ichimoku. Và trong trường hợp này là Sanyaku
Gyakuten sẽ xảy ra như thế nào khi thị trường đảo chiều từ tăng mạnh thành giảm mạnh. Hãy
nhớ thứ tự sau, 1. Gyakuten of Kinko Hyo, 2. Gyakuten of Chiko Span, 3. Sanyaku
Gyakuten.

Bằng cách nhìn sâu vào trong biểu đồ, hãy hỏi bản thân bạn “Khoảng cách giữa các đường là
gì?”, “Khi nào thì các đường cắt nhau?”, “Các đường chuyển động như thế nào so với đường
giá?” Hình trên sẽ chỉ ra cho bạn rất nhiều thứ nếu bạn có thể khám phá ra.

Trên thực tế, các tín hiệu mua/bán không được hiểu rõ. Để có thể thực sự nắm và vận dụng
được, bạn cần phải phân tích thị trường theo nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, hãy tiếp tục
cố gắng học nhé ^^

3.6) Tổng kết


[Sanyaku Kouten]
1. Khi đường Tenkan sen cắt lên phía trên đường Kijun sen, nó được gọi là “Kouten of
Kinko Hyo”.
2. Khi đường Chiko span phá qua nến lên trên, nó được gọi là “Kouten of Chiko span”
3. Và rồi, khi giá phá Kumo, nó được gọi là “Sanyaku Kouten”.

23
 Khi giá phá qua Kumo = không phải là Sanyaku Kouten. Khi Kouten of Kinko Hyo,
Kouten of Chiko span đã xảy ra, và giá phá qua Kumo, nó mới được gọi là Sanyaku
Kouten.
 Khi Chiko span phá qua nến trên biểu đồ, nó thực sự đã xảy ra 26 cây nến sau đó.

[Sanyaku Gyakuten]
1. Khi đường Tenkan cắt xuống phía dưới đường Kijun sen, nó được gọi là “Gyakuten
of Kinko Hyo”
2. Khi đường Chiko span cắt xuống phía dưới nến, nó được gọi là “Gyakuten of the
Chiko span”.
3. Và rồi, khi giá phá qua Kumo, nó được gọi là “Sanyaku Gyakuten”

*) Khi xảy ra Gyakuten of Kinko Hyo, Gyakuten of Chiko span, và rồi giá phá qua
Kumo, nó thường được gọi là Sanyaku Gyakuten.

[Tín hiệu mua]


1. Kouten of Kinko Hyo = Tin hiệu mua đầu tiên
2. Kouten of Chiko span = Tín hiệu mua sau đó
3. Sanyaku Gyakuten = Tín hiệu mua muộn.

[Tín hiệu bán]


1. Gyakuten of Kinko Hyo = Tín hiệu sell đầu tiên
2. Gyakuten of Chiko span = TÍn hiệu sell sớm
3. Sanyaku Gyakuten = Tín hiệu sell muộn.

*) Nếu thị trường đang sideway, các tín hiệu trên không được sử dụng.
Ở trong biểu đồ thực tế, cả 5 đường này sẽ lên và xuống, đôi lúc chúng nằm lên nhau. Nhưng
khi bạn nhận ra thị trường ở trong trạng thái nào, bước di chuyển mỗi mỗi đường sẽ trở nên
đơn giản hơn khi chúng di chuyển song song với giá.

24
Chương 4: Nắm vững các đường Han-ne

4.1 Giới thiệu


Đường Han-ne trong Ichimoku là:
- Đường Tenkan Sen: Đường nối các mức giá giữa (Han-ne) trong chu kỳ 9 cây nến
trước
- Kijun sen: Đường nối các mức giá giữa (Han-ne) trong chu kỳ 26 cây nến trước
- Senko span 2: Đường nối các mức giá giữa (Han-ne) trong chu kỳ 52 cây nến trước,
và kéo nó lên 26 cây nến sau đó.

4.2 Kijun sen


Hãy để tôi giới thiệu về nội dung của Han-ne bởi bằng đường Kijun sen.
Ví dụ, nếu nói giá cao nhất trong 26 ngày là 300 yên, và giá thấp nhất là 200 yên. Và giá hiện
tại của đường Kijun sen là 250 yen.

Bây giờ, nếu giá hiện tại nằm trên đường Kijun sen (là 250 yen), bước di chuyển trong quá
khứ của giá như thế nào.
Có 2 trường hợp được giả định:
Trường hợp A: Giá đi từ 200  300 và rồi rơi xuống 250 yên

Trường hợp B: Giá rơi từ 300  200 và bật lên 250 yên

25
Và dĩ nhiên, có rất nhiều khuôn mẫu khác cũng có thể được phát biểu.

Bây giờ, hãy nhìn kỹ vào từng trường hợp. Trường hợp A đầu tiên

Bạn có thể giả định rằng, có một xu hướng tăng đang hình thành trong 26 ngày trước đó.
Nói cách khác, có một xu hướng tăng từ giá thấp nhất (trong trường hợp này là 200 yên –
đến giá cao nhất, 300 yên). Và rồi giá giảm.

Hãy tưởng tượng nếu bạn đánh buy khi thị trường đi lên.
Bạn sẽ không phải lo lắng gì cho tới khi thị trường đạt giá cao nhất. Nhưng hãy nói rằng
nó có thể rơi xuống. Và rồi bạn bắt đầu lo lắng, rằng đây chỉ là sóng hồi nhẹ? Hay xu
hướng tăng đã kết thúc. Đó là cái mà bạn phải hỏi bản thân mình.

Kijun sen thực sự đã cho thấy mức giá mà liệu thị trường có thể tiếp tục hoặc thay đổi.

26
Hãy nhìn thật kỹ vào biểu đồ trên. Nếu giá hiện tại nằm trên đường Han-ne, nó có vẻ như
là sẽ tiếp tục đi lên thay vì đi xuống. Nếu giá nằm bên dưới đường Han-ne, nó có vẻ như
sẽ là trend giảm. Mặc dù có thể có một vài lực đẩy tạm thời trở lại, nhưng nó không tạo ra
điểm giá cao mới, và rồi nó sẽ tiếp tục đi xuống.
Do đó, đường Han-ne (mức giá giữa) cho thấy điểm phá vỡ của thị trường. Lực đẩy lại từ
đường Han-ne là bức tường cuối cùng để giá có thể tiếp tục đi theo xu hướng. Do đó,
đường Kijun sen đôi lúc chỉ ra điểm giá sẽ đẩy lại kể cả trong trường hợp xu hướng trung
hạn có tiếp tục hay không.

Trong trường hợp B cũng tương tự, khi giá đi từ mức cao nhất, đường Han-ne chỉ ra điểm
quay trở lại của giá trong cả trường hợp xu hướng giảm trung hạn có tiếp tục hay không.
Nếu bạn nhìn thấy mức giá hiện tại bên dưới đường Han-ne, khả năng giá sẽ đi xuống cao
hơn là đi lên từ điểm đó. Nếu giá hiện tại trên đường Han-ne, nó có nghĩa rằng có nhiều
khả năng giá vẫn sẽ tiếp tục đi lên hơn là đi xuống. Mặc dù có trường hợp giá bị bật lại tại
đường Han-ne, giá có thể không tạo đáy mới thấp hơn 200 yen nhưng nó cuối cùng vẫn là
một thị trường xu hướng tăng.

Do đó, đường Han-ne chỉ ra điểm phá vỡ của sự bullishness và bearishness và nó nằm
trên đường Kijun sen – chỉ là điểm cân bằng trong xu hướng trung hạn có tiếp tục hay
không (Tenkan sen chỉ ra điểm cân bằng trong xu hướng ngắn hạn, Senko span 2 chỉ ra
điểm cân bằng trong xu hướng dài hạn)

Những gì bạn biết từ Kijun sen là 2 mức giá cơ bản trong 26 ngày.
Trường hợp A: Giá đi lên từ mức giá thấp nhất đến cao nhất, và bật trở lại mức giá hiện
tại
Trường hợp B: Giá đi xuống từ mức giá cao nhất tới mức giá thấp nhất, rồi bật lên mức
giá hiện tại.

27
4.3 Nhận biết điểm cân bằng của thị trường qua cái nhìn thoáng qua

Hãy nhìn vào biểu đồ sau

Trong trường hợp khác, nếu giá hiện tại trên đường Kijun sen, phe buy đang chiếm ưu
thế. Nếu dưới đường Kijun sen, nhóm bán đang chiếm ưu thế. Theo một nghĩa khác, ý
nghĩa của “Điểm cân bằng qua cái nhìn thoáng qua” trong Ichimoku Kinko Hyo đến từ
yếu tố thực tế rằng đường Han-ne (trong trường hợp này là đường Kijun tương ứng vs xu
hướng trung hạn) chỉ ra rằng điểm cân bằng của phe mua và bán trong suốt một chu kỳ
(Kijun sen là 26 ngày).

Những điều cần phải hiểu “Điểm cân bằng qua cái nhìn thoáng qua” là:
- Đường Tenkan sen chỉ ra điểm cân bằng trong chu kỳ ngắn hạn (9 nến).
- Đường Kijun sen chỉ ra điểm cân bằng trong chu kỳ trung hạn (26 nến)
- Đường Senko span 2 chỉ ra điểm cân bằng trong chu kỳ dài hạn (52 nến).

Do đó, đường Han-ne chỉ ra điểm cân bằng của thị trường, đơn giản là nếu giá nằm trên
đường đó, lực mua đang mạnh hơn, nếu giá thấp hơn, lực bán đang mạnh hơn.
Thực tế, Tenkan sen chỉ ra lực mua hay bán mạnh hơn trong chu kỳ ngắn hạn. Kijun sen chỉ
ra lực mua/bán trong chu kỳ trung hạn. Và cuối cùng đường senko span 2 chỉ ra lực mua/bán
trong chu kỳ dài hạn.

Điểm cân bằng về lực trong chu kỳ ngắn hạn

28
- Nếu giá nằm trên đường Tenkan sen, nó chỉ ra rằng lực mua đang chiếm ưu thế trong
chu kỳ ngắn
- Nếu giá nằm tại đường Tenkan, nó chỉ ra rằng lực mua/bán đang bằng nhau trong chu
kỳ ngắn
- Nếu giá nằm dưới đường Tenkan, nó chỉ ra rằng lực bán đang chiếm ưu thế trong chu
kỳ ngắn
Điểm cân bằng về lực trong chu kỳ trung hạn
- Nếu giá nằm trên đường Kijun sen, nó chỉ ra rằng lực mua đang mạnh hơn ở trung
hạn
- Nếu giá nằm tại đường Kijun sen, nó chí ra rằng lực mua bán đang bằng nhau trong
chu kỳ trung hạn
- Nếu giá nằm dưới đường Kijun, nó chỉ ra rằng lực bán đang chiếm ưu thế trong trung
hạn
Điểm cân bằng về lực trong chu kỳ dài hạn
- Nếu giá nằm trên đường Senko span 2 (26 cây nến sau đó), nó chỉ ra rằng phe mua
đang chiếm ưu thế dài hạn
- Nếu giá nằm trên đường Senko span 2, nó chỉ ra rằng phe mua và bán đang cân bằng
nhau trong chu kỳ dài hạn
- Nếu giá nằm dưới đường Senko span 2, nó chỉ ra rằng phe bán đang mạnh hơn trong
chu kỳ dài hạn.

Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều thông tin bằng cách nhìn mối quan hệ giữa 3 đường này, và vị
trí của giá so với 3 đường Han-ne đó. Ví dụ, như trình bày bên dưới, giả sử giá hiện tại nằm
bên dưới đường Tenkan, trên đường Kijun và dưới đường Senko span 2. Điều đó chỉ ra điều
gì về thị trường?

29
Theo cách khác, thì dù thị trường có đi lên hay đi xuống tuỳ thuộc vào chu kỳ thời gian và
điều này rất quan trọng, bạn phải ghi nhớ ghi muốn thực sự vào lệnh.

Từ ví dụ trên, bạn có thể vẽ ra một kịch bản như sau. Thị trường đang ở trong trạng thái giảm
dài hạn, nhưng trong chu kỳ trung hạn thị trường bắt đầu thành tăng. Và bạn có thể cầu mong
rằng thị trường trong xu hướng dài hạn có thể đã kết thúc. Do đó, cả khi thị trường trở thành
một xu hướng tăng bằng cách phá vỡ đường senko span 2 đi lên, hoặc đà tăng trung hạn này
đã kết thúc với một cú hồi tạm thời và giá tiếp tục đi xuống với đà dài hạn của thị trường là
điểm quan trọng chúng ta phải nhận biết ra. Trên ví dụ trên, phe bán chiếm ưu thế trong dài
hạn, do đó xu hướng tăng trung hạn có vẻ như chỉ là một cú hồi tạm thời, và cuối cùng thị
trường sẽ đi xuống theo xu hướng dài hạn.

Đó chính là điều mà bạn cần phải nhận ra điểm cân bằng của thị trường qua một cái nhìn
thoáng qua.

Ở trong biêt đồ thực tế, lực sẽ biến đổi liên tục, do đó bạn cần phải quan sát thị trường.

30
4.4) Ý nghĩa chính xác của Sanyaku Kouten

Một khi bạn đã hiểu được nội dung này bạn sẽ cần phải chú ý khá nhiều thông tin. Ví dụ, khi
thị trường đi xuống đã kết thúc và chuyển thành xu hướng tăng, giá phá qua Tenkan sen,
Kijun sen và Senko span 2. Điều này có nghĩa là lực mua cuối cùng đã thắng thế trong các xu
hướng ngắn hạn, trung hạn và cuối cùng là dài hạn. Điều này là ý nghĩa chính xác của
Sanyaku Kouten.

Xu thế có thể chia thành 3 chu kỳ, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Và Sanyaku Kouten thực
sự chỉ ra tất cả các chu kỳ đều là tăng. Do đó, lý do tại sao tôi nói tín hiệu mua tốt nhất,
nhưng làm ơn hãy nhớ rằng nó cần rất nhiều thời gian để chuyển xu hướng của thị trường sau
khi thị trường đã đạt điểm thấp nhất. Ngược lại, Sanyaku Gyakuten có nghĩa là xu hướng
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã trở thành xu hướng giảm

4.5) Tổng kết

Những điều bạn biết về Kijun sen bởi 2 mức giá cơ bản trong suốt 26 cây nến vừa rồi.
A: Giá đi lên từ điểm thấp nhất tới cao nhất, và giá bị bật trở lại mức giá hiện tại.
B: Giá đi từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhất, và quay trở lại mức giá hiện tại.

Nghĩa cần phải hiểu của “Một cái nhìn thoáng qua” là:
- Tenkan sen chỉ ra giá cân bằng trong chu kỳ ngắn hạn (9 cây nến)
- Kijun sen chỉ ra điểm giá cân bằng trong chu kỳ trung hạn (26 cây nến)
- Đường Senko span 2 chỉ ra điểm giá cân bằng trong chu kỳ dài hạn (52 cây nến)

[Điểm cân bằng lực trong chu kỳ ngắn hạn]


- Nếu giá nằm trên đường Tenkan sen, nó chỉ ra là lực mua đã mạnh hơn trong chu kỳ
ngắn hạn
- Nếu giá nằm tại đường Tenkan sen, nó chỉ ra là lực bán và lực mua là cân bằng nhau
trong chu kỳ ngắn hạn
- Nếu giá nằm phía dưới đường Tenkan sen, nó chỉ ra là lực bán đã mạnh hơn trong chu
kỳ ngắn hạn

[Điểm cân bằng lực trong chu kỳ trung hạn]


- Nếu giá nằm trên đường Kijun sen, nó chỉ ra là lực bán đã mạnh hơn trong chu kỳ
trung hạn
- Nếu giá nằm tại đường Kijun sen, nó chỉ ra là lực bán và lực mua cân bằng nhau trong
chu kỳ trung hạn

31
- Nếu giá nằm dưới đường Kijun sen, nó chỉ ra là lực bán đã mạnh hơn trong chu kỳ
trung hạn.

[Điểm cân bằng lực trong chu kỳ dài hạn]


- Nếu giá nằm trên đường Senko span 2 (26 cây nến trước đó), nó chỉ ra rằng lực bán
mạnh hơn ở chu kỳ dài hạn
- Nếu giá nằm tại đường Senko span 2, nó chỉ ra rằng lực mua và bán bằng nhau trong
chu kỳ trung hạn.
- Nếu giá nằm dưới đường Senko span 2, nó chỉ ra rằng lực bán đã mạnh hơn trong chu
kỳ dài hạn.
-
[Sanyaku Kouten nghĩa là gì]
Khi một xu hướng giảm chuyển thành tăng, giá phá qua đường Tenkan sen,
Kijun sen và Senko span 2. Điều này chỉ ra rằng lực mua cuối cùng cũng trở nên mạnh
hơn trong các chu kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều này là ý nghĩa thực sự của
Sanyaku Kouten.

[Sanyaku Gyakuten nghĩa là gì?]


Sanyaku Gouten nghĩa là lực bán đã trở nên mạnh hơn trong các chu kỳ ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn.

32
Chương 5: Làm chủ đường Tenkan sen

5.1) Giới thiệu


Bây giờ phần giới thiệu đã qua, từ chương này trở đi, tôi sẽ chỉ bạn đến một mức cao hơn –
làm chủ các đường trong Ichimoku – Cũng như là cho bạn cái nhìn chi tiết về những cái đã
học.

5.2) Làm chủ đường Tenkan sen


Đầu tiên, dưới đây là công thưc
Tenkan sen =(H9+L9)/2
 H9 là giá cao nhất trong 9 cây nến gần đây, L9 là giá thấp nhất trong 9 cây nến gần
đây.
Nói cách khác,
Tenkan sen = (Giá cao nhất trong 9 cây nến + giá thấp nhất trong 9 cây nến) /2
 9 cây nến cuối cùng tính cả cây nến hiện tại

Ichimoku nguyên bản được tạo ra từ biểu đồ nến ngày, nhưng bạn có thể ứng dụng nó trong
khung thời gian lớn hơn như khung tháng hoặc tuần, hoặc khung thời gian nhỏ hơn như
khung thời gian 15 phút hoặc 5 phút.

5.3) Bạn thấy điều gì từ công thức?


Đường Tenkan sen là đường kết nối các mức giá giữa trong 9 cây nến gần nhất.
Bạn sẽ ứng dụng Ichimoku theo rất nhiều cách khác nhau nếu hiểu được ý nghĩa của đường
Han-ne, mức giá giữa của thị trường. Mức giá giữa cũng được gọi là mức của thị trường. Nói
cách khác, đường Tenkan sen chỉ ra mức của chị trường trong chu kỳ ngắn hạn (9 cây nến),
đường Kijun sen chỉ ra mức của thị trường trong chu kỳ trung hạn (26 cây nến), và đường
Senko span 2 chỉ ra mức của thị trường trong chu kỳ ngắn hạn (52 cây nến).
- Đường Tenkan sen chỉ ra mức của thị trường trong chu kỳ ngắn hạn (9 cây nến)
- Đường Kijun sen chỉ ra mức của thị trường trong chu kỳ trung hạn (26 cây nến)
- Đường Senko span 2 chỉ ra mức của thị trường trong chu kỳ dài hạn (52 cây nến)
 Mức của thị trường là mức giá giữa trong một chu kỳ thời gian nhất định.
Không có thị trường nào sẽ đi thẳng hoặc xuống thẳng mà nó sẽ đi theo các sóng lên hoặc
sóng xuống. Bằng việc kết nối giá cao nhất và thấp nhất của các sóng bạn sẽ có một vùng, và
vị trí chính giữa vùng đó là mức của thị trường. Bằng việc quan sát mức của thị trường, bạn
có thể bắt được xu hướng một cách chính xác.

Mức của thị trường trong xu hướng tăng

33
Mức của thị trường trong xu hướng giảm

Mức của thị trường trong giai đoạn sideway

34
Xu hướng tăng là trạng thái mà mức của thị trường tăng, xu hướng giảm là trạng thái mức
của thị trường giảm. Và trong trường hợp sideway, mức của thị trường sẽ nằm ngang, hoặc đi
lên xuống quanh mức giá đó.

5.4) Mục đích đường Tenkan sen làm gì?


Ý nghĩa của đường Tenkan sen
- Mức của thị trường trong xu hướng ngắn hạn
- Hướng của xu hướng ngắn hạn
- Điểm cân bằng trong chu kỳ ngắn hạn
Đầu tiên, đường Tenkan sen đại diện cho vị trí trung tâm của chu kỳ ngắn hạn (9 cây nến).
Và đường Tenkan sen là đường kết nối các điểm giữa của giá, bạn có thể dễ dàng nhìn ra
hướng của đường Tenkan sen chỉ ra hướng của thị trường trong chu kỳ ngắn hạn.

Khi giá nằm trên đường Tenkan san, nó chỉ rằng trong chu kỳ ngắn hạn, lực mua và bán cân
bằng nhau. Nói cách khác, đường Tenkan sen là đường chỉ ra điểm cân bằng giữa phe mua và
bán trong chu kỳ ngắn hạn.

*) Mối quan hệ giữa đường Tenkan sen và mức giá?


- Nếu giá nằm trên đường Tenkan sen, phe mua đang thắng thế trong ngắn hạn
- Nếu giá nằm tại đường Tenkan sen, phe mua và bán đang cần bằng trung hạn.
- Nếu giá nằm dưới đường Tenkan sen, phe bán đang chiếm ưu thế trong dài hạn.

35
5.5) Điểm giới hạn cho các lực hồi.
Đây là điểm rất quan trọng là bạn cần phải nhớ.
Mỗi đường của Ichimoku đều mang 2 ý nghĩa. Hai ý nghĩa đó là “Khi thị trường đang có xu
hướng, các đường chỉ ra các điểm giới hạn mà giá có thể hồi về.”. “ Trong trường hợp giá đi
sideway, đường này nằm giữa của mức giá”.

Hai ý nghĩa của đường Han-ne


- Khi xu hướng, các đường đó chỉ ra điểm giới hạn mà giá có thể hồi về.
- Khi sideway, đường Han-ne nằm giữa, chuyển động ngang, và chỉ ra mức của thị
trường.

Những điều này được ứng dụng cho đường Han-ne, ngoại trừ đường Chiko span. Đường
Tenkan sen, đường Kijun sen, và đường Senko span 1 và 2 chỉ ra điểm giới hạn mà giá có thể
hồi về khi thị trường đang trong xu hướng, và sẽ đi ngang (nằm ở trung tâm) khi thị trường đi
sideway.

5.6) Lực hồi về trong thị trường tăng


Trong một thị trường đang tăng chạm đến các điểm hồi – là các đường trong Ichimoku, ngoại
trừ đường Chiko span.
Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới.

Đây là biểu đồ H1 của Vàng vào ngày 4/1/2020. Khi thị trường đang trong xu hướng tăng,
giá tiếp tục tăng và nằm trên đường Tenkan sen.
Khi thị trường tăng tiếp diễn, mối quan hệ giữa mức giá và 4 đường này theo như ví dụ trên
sẽ là. Đầu tiên, đường Tenkan sen nằm ngay bên dưới mức giá. Bạn có thể nhận thấy rõ rằng

36
mức sẽ tiếp tục đi lên nếu như đường Ten-kan sen là một đường hỗ trợ. Sau đó, đến các
đường hỗ trợ Kijun sen, senko span 1, senko span 2.

Hãy nhớ biểu đồ cơ bản của Ichimoku trong đầu, 4 đường này làm việc như đường hỗ trợ khi
giá hồi về.

Giờ hãy nhìn biểu đồ bên dưới. Biểu đồ này như sau:

Rất quan trọng phải nhớ vị trí các đường và các khoảng cách giữa các đường. Bạn có thể nhìn
thấy có 4 đường để giá có thể hồi về.

Đầu tiên, khi giá lên mạnh, giá hồi về đường Tenkan-sen sau đó lên luôn, đây là trường hợp
1. Trong trường hợp này, thị trường sẽ lên mạnh và đường Tenkan-sen là một đường hỗ trợ.
Dưới đây là tổng quát để bạn có thể nhận biết độ mạnh của xu hướng.

1. Thị trường rất mạnh


Khi thị trường đi lên rất mạnh và bền, giá sẽ bị đẩy lại ngay khi chạm Tenkan-sen
(đôi khi nó bị đẩy lại tại vị trí trên đường Tenkan sen) và tiếp tục đi lên.
2. Thị trường mạnh
Khi giá đi lên mạnh, mặc dù giá có thể hồi về, nó sẽ hồi về đường Kijun sen (đóng
vai trò là đường hỗ trợ).

37
Nói cách khác, bạn có thể nói rằng, nó là một thị trường mạnh khi đường giá chỉ hồi
về đường Kijun sen.
3. Thị trường mạnh vừa
Khi bạn nhìn thấy giá hồi về đường Senko span 1 như đường hỗ trợ, bạn vẫn có thể
nói rằng thị trường sẽ tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận bởi thị
trường có thể đảo chiều và đi xuống từ đây
4. Thị trường yếu
Khi giá hồi về đường Senko span 2, điều này có nghĩa là xu hướng tăng chỉ vừa đủ.
Nếu giá phá qua đường Senko span 2, nó có thể dẫn tới một cú đảo chiều.

Dưới đây là biểu đồ H1 của USDJPY vào ngày 1/10/2019.


Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng rằng đây là thị trường tăng và cuối cùng mức giá chạm tới gần
đường Senko span 2.

Ngay khi lực lên yếu dần, giá được hỗ trợ bởi đường Tenkan sen và sẽ tiến tới gàn đường
Kijun sen, tiếp tới tiến gần đường Senko span 1 và cuối cùng tiến gần tới Senko span 2. Sau
đó nó phá qua senko span 2 và thị trường đi xuống.

Hãy tưởng tượng rằng nếu bạn đã có một lệnh buy:


1. “Giá hồi về đường Tenkan sen” chỉ ra rằng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phe
buy đang thắng thế, và giá sẽ tiếp tục đi lên. Không có gì phải bận tâm trong trường
hợp này.
2. “Giá hồi về đường Kijun sen” chỉ ra rằng trong ngắn hạn xu thể là giảm tạm thời,
nhưng người mua trong trung hạn và dài hạn vẫn đang chiếm ưu thế. Vẫn không có
vấn đề gì, bạn có thể gặp nó trong một xu hướng mạnh.

38
3. “Giá hồi về đường Senko span 1” chỉ ra rằng phe bán thắng thế trong ngắn hạn và
trung hạn. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn là chủ yếu trong dài hạn. Trường hợp này
thường thấy khi thị trường hồi giá về sâu trong một xu hướng tăng.
4. “Hồi về đường Senko span 2” chỉ ra rằng trong ngắn hạn và trung hạn, xu hướng đã là
giảm rõ ràng trong khi đó xu hướng tăng dài hạn cũng đã yếu dần. Đây là bức tường
cuối cùng cho xu hướng tăng. Nếu giá phá qua senko span 2 đi xuống, điều này có
nghĩa là bạn nên đóng lệnh vì thị trường đã đảo chiều.
Trên đây là ví dụ bạn có thể hình dung ra khi bạn đang có một lệnh buy và thị trường đang
trong xu hướng tăng. Ở trong thị trường thực tế, bạn sẽ thường thấy các đường này nằm trượt
lên nhau, và hãy nhớ ra các thứ tự của các đường để nhận biết độ mạnh yếu của trend.

5.7) Giá hồi về khi thị trường giảm.


Ở trường hợp ngược lại, thị trường giảm, ta có biểu đồ sau/

1. Thị trường giảm rất mạnh.


Khi thị trường giảm mạnh và bền, giá sẽ có thể hồi về đường Tenkan sen (đôi lúc có thể
xảy ra bên dưới đường Tenkan sen) và giá tiếp tục đi xuống.
2. Thị trường giảm mạnh
Khi thị trường giảm mạnh, mặc dù giá phá qua đường Tenkan sen đi lên, nó có thể chạm
đường Kijun sen và hồi lại (Đường Kijun đóng vai trò là đường kháng cự).
3. Thị trường giảm nhẹ

39
Khi bạn nhìn thấy thị trường hồi lên đường Senko span 1 (đường kháng cự), bạn có thể
vẫn nhận thấy thị trường sẽ đi xuống. Tuy nhiên, bạn cần phải rất cẩn thận nếu như thị
trường có thể đảo chiều và bắt đầu đi lên từ đây.
4. Thị trường giảm yếu
Khi giá hồi lên đường Senko span 2, điều này có nghĩa rằng xu hướng giảm đã yếu. Nếu
giá phá qua senko span 2, có thể dẫn đến đảo chiều.

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn có một lệnh sell:


1. “Giá hồi lên đường Tenkan sen” chỉ ra rằng trong chu kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn, xu hướng vẫn là giảm. Không có nghi ngờ và băn khoăn gì nếu bạn đang có một
lệnh sell.
2. “Giá hồi lên đường Kijun sen” chỉ ra rằng trong chu kỳ ngắn hạn, xu hướng tạm thời
là tăng, nhưng xu thế trung và dài hạn vẫn là giảm. Và vẫn không có vấn đề gì khi bạn
đang có 1 lệnh sell.
3. “Giá hồi lên đường Senko span 1” là trạng thái mà phe mua đang thắng thế trong ngắn
hạn và trung hạn. Tuy nhiên, xu hướng giảm dài hạn vẫn chiếm ưu thế. Điều này có
thể thường được thấy khi thị trường có cú hồi sâu trong xu hướng giảm dài hạn
4. “Giá hồi về senko span 2” chỉ ra rằng trong ngắn hạn và trung hạn đã chuyển thành xu
hướng tăng trong khi xu hướng giảm dài hạn bắt đầu hết lực. Đường senko span 2 là
bức tường kháng cự cuối cùng cho thị trường bearish. Nếu giá phá qua đường Senko
span 2 đi lên, bạn cần suy nghĩ đến vấn đề cắt lệnh bởi vì thực sự xu hướng của thị
trường đã bị đảo chiều.

5.8) Các điều quan trọng trong Tenkan sen


Như đã nói, đường Tenkan sen chỉ ra dấu hiệu để nhận biết được thị trường có xu hướng
mạnh và bền hay không? Và đó là nơi mà bạn muốn đặt lệnh vì giá có thể đa số hồi về đường
Tenkan sen trong một chu kỳ thời gian rất ngắn.
Một xu hướng mạnh và ổn định là mức giá nằm trên đường Tenkan sen và đi lên cùng đường
Tenkan sen. Một xu hướng giảm mạnh và giá nằm dưới đường Tenkan sen và đi xuống dưới
cùng đường Tenkan sen.

Một xu hướng mạnh và bền:


- Tăng mạnh: Giá nằm và di chuyển trên đường Tenkan sen
- Giảm mạnh: Giá nằm và di chuyển dưới đường Tenkan sen

Đường Kijun sen là đường cơ bản để giá hồi về khi thị trường đang trong xu hướng, nhưng
nếu thị trường đi lên (hoặc đi xuống) ổn định, hoặc thị trường bắt đầu tăng lực (market
accelerates the power of a trend), các lực hồi về không phải nhất thiết hồi về đường Kijun

40
sen, nó có thể hồi về đường Tenkan sen (nơi mà bạn có thể thấy thị trường bắt đầu tăng
momentum của nó). Nói cách khác, bằng việc kiểm tra lực hồi về đường Tenkan sen hoặc
đường Kijun sen, bạn sẽ biết được độ mạnh của xu hướng.

Và khi bạn thấy xu hướng tăng với mức giá chuyển động ngày càng xa đường Tenkan sen, nó
là một dấu hiệu cho thấy lực của thị trường hiện đang là rất mạnh. Tại một vài điểm, thị
trường sẽ điều chỉnh và giá trở lại đường Tenkan sen. Điều tương tự với trường hợp xu
hướng giảm. Nếu giá nằm cách đường Tenkan sen một khoảng cách cố định. Nó là một dấu
hiệu cho thấy xu hướng giảm mạnh. Nếu giá chỉ đi quanh Tenkan sen một khoảng nhất định,
đó là dấu hiệu của thị trường sẽ đi sideway. (Tenkan sen là đường trung tâm, giá sẽ dao động
quanh đường Tenkan sen)

5.9) Tổng kết

[Công thức của Tenkan sen]


Tenkan sen = (H9 + L9)/2
 H9 là giá cao nhất trong 9 cây nến, và L9 là giá thấp nhất trong 9 cây nến.
[Mức của thị trường – Market level]
- Đường Tenkan sen chỉ ra mức của thị trường trong ngắn hạn (9 nến)
- Đường Kijun sen chỉ ra mức của thị trường trong trung hạn (26 nến)
- Đường Senko span 2 chỉ ra mức của thị trường dài hạn (52 cây nến)

[Xu hướng – Trend]


- Một xu hướng tăng mạnh là khi mức của thị trường tăng mạnh.
- Một xu hướng giảm mạnh là khi mức của thị trường giảm
- Khi thị trường sideway, mức của thị trường sẽ nằm ngang, hoặc đi lên xuống quanh
mức đó.

[Ý nghĩa của Tenkan sen]


- Mức ngắn hạn của thị trường
- Hướng của xu hướng ngắn hạn.
- Điểm cân bằng ngắn hạn

[2 ý nghĩa của đường Han-ne]


- Khi thị trường có xu hướng, đường đó chỉ ra điểm giới hạn mà giá có thể hồi về.
- Khi thị trường sw, đường đó nằm ở trung tâm của khoảng giá.

41
[Khi thị trường đang ở trạng thái xu hướng tăng]
Đầu tiên, đường Tenkan sen nằm ngay bên dưới giá. Bạn có thể thấy rõ ràng rằng giá sẽ tiếp
tục đi lên và đường Tenkan đóng vai trò là 1 đường hỗ trợ. Sau đó, đường Kijun sen, Senko
span 1, senko span 2 sẽ đi như nhau trong một khoảng thời gian nhất định

[Điểm giới hạn hồi về của mồi đường]


1. Thị trường tăng rất mạnh
Khi thị trường tăng mạnh và bền vững, giá sẽ có thể hồi về đường Tenkan sen (Đôi lúc nó có
thể hồi về trên đường Tenkan sen) và giá tiếp tục đi lên.
2. Thị trường tăng mạnh
Khi thị trường tăng mạnh, mặc dù chỉ có một cú hồi về của thị trường, nó tiếp tục đi lên sau
khi giá đã hồi về đường Kijun sen – Lúc này đóng vai trò là một đường hỗ trợ.
Nói cách khác, bạn có thể nói rằng đó là một khẳng định rằng xu hướng tăng vẫn tiếp tục do
gía được hỗ trợ bởi đường Kijun sen.
3. Thị trường mạnh vừa
Khi Bạn thấy giá hồi về đường Senko span 1 là điểm giới hạn hồi về (đường hỗ trợ), bạn có
thể vẫn nói rằng thị trường vẫn tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, bạn cần cần thận khi thị trường có
thể dao động và bắt đầu đi xuống từ đây.
4. Thị trường tăng yếu
Khi bạn thấy giá hồi về đường Senkop span 2 (hỗ trợ), điều này có nghĩa là xu hướng tăng đã
rất ít, chỉ còn ít để duy trì. Nếu giá tiếp tục phá đường Senko span 2, điều này có thể dẫn tới
đảo chiều.

[Hồi lên tại mỗi đường]


1. Thị trường giảm rất mạnh
Khi thịt rường giảm mạnh và bền, giá có thể hồi về đường Tenkan sen (đôi lúc giá hồi lên
phía dưới đường Tenkan sen) và nó tiếp tục đi xuống.
2. Thị trường giảm mạnh
Khi thị trường giảm mạnh, mặc dù nó phá qua đường Tenkan sen đi lên, giá nó thể hồi về
đường Kijun sen (Kijun sen đóng vai trò là đường kháng cự).
3. Thị trường giảm vừa.
Khi bạn thấy giá bị bật lại bởi đường Senko span 1 như là điểm giới hạn (đường kháng cự),
bạn có thể nói tằng thị trường sẽ tiếp tục đi xuống, tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận bởi thị
trường có thể dao động và giá sẽ đi lên từ đây.
4. Thị trường giảm yếu
Khi giá bị bật lại bởi đường Senko span 2 như là điểm giới hạn (đường kháng cự), điều đó có
nghĩa là xu hướng giảm chỉ còn ít để duy trì. Nếu giá phá qua đường Senko span 2, điều này
có thể dẫn tới đảo chiều.

42
[Xu hướng tăng bền]
- Xu hướng tăng bền: Giá sẽ đi bên trên đường Tenkan sen.
- Xu hướng giảm bền: Giá sẽ đi xuống bên dưới đường Tenkan

[Định nghĩa thị trường tăng mạnh – Overheat bằng đường Tenkan sen]
Khi bạn thấy một xu hướng tăng mà giá nằm xa đường Tenkan sen, đó là một dấu hiệu chỉ ra
rằng thị trường đang bị overheat. Tại một vài điểm, thị trường sẽ tự điều chỉnh và quay trở lại
đường Tenkan sen.
Điều này là đúng với cả thị trường giảm khi mà giá giảm sâu và cách xa đường Tenkan sen.
Đó là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang bị overheat, và giá sẽ hồi lên đường Tenkan tại
một vài điểm. Nếu giá nằm cách đường Tenkan 1 khoảng cố định, thị trường sẽ đi sideway.

43
Chương 6: Làm chủ đường Kijun sen

6.1) Giới thiệu


Kijun sen là đường có thể coi như là mức tham chiếu của thị trường (reference for market
level), và có thể là mức tham chiếu của 5 đường trong Ichimoku. Trong tiếng Anh, Kijun sen
được dịch ra là đường cơ sở (base line) và đường tenkan sen là đường chuyển đổi (conversion
line).

Tenkan sen là đường hoạt động mạnh nhất trong khi đường Kijun sen chỉ đi lên hoặc đi
xuống chậm hơn. Trong xu hướng tăng, đường Kijun sen ở bên dưới đường Tenkan sen.
Trong xu thế giảm, đường Kijun sen nằm trên đường Tenkan sen.

Đường Tenkan sen và Kijun sen


- Đường Tenkan sen nằm gần giá hơn đường Kijun sen
- Đường Tenkan sen chuyển động nhanh hơn cùng với giá trong khi đường Kijun sen
chuyển động chậm hơn và trở thành nằm ngang.
- Trong trend tăng, đường Tenkan sen là đường đầu tiên nằm dưới nến và đường Kijun
sen nằm bên dưới đường Tenkan sen. Trong trend giảm, đường Tenkan sen là đường
đầu tiên nằm trên nến và đường Kijun sen nằm trên đường Tenkan sen.

6.2) Công thức của đường Kijun sen


Trước tiên, hãy nắm được công thức. Thực ra nó khá là dễ bởi vì cơ bản nó cũng giống
đường Tenkan sen. Hiểu được công thức tính toán 1 cách hoàn hảo luôn là bước đầu tiên để
trở thành bậc thầy phân tích kỹ thuật.

Công thức
Đường Kijun sen = (H26+L26)/2
 H26 là giá cao nhất trong 26 nến, và L26 là giá thấp nhất trong 26 nến.
Nói cách khác,
Đường Kijun sen = (Giá cao nhất trong 26 ngày + giá thấp nhất trong 26 ngày )/2
 26 cây nến bao gồm cả cây nến hiện tại.
Bây giờ, bạn có thể thấy được gì từ công thức?
Kijun sen là đường kết nối các mức giá giữa trong vòng 26 ngày.

Ichimoku Sanjin từng ghi lại các mức giá giữa của các loại cổ phiếu vào sổ tay của ông ấy
mỗi ngày, mức giá giữa của 9 ngày, 26 ngày, 52 ngày và 76 ngày và ông ấy lập nó vào một
bảng biểu đồ. Và điều này chính là nghĩa cơ bản của cái tên. “Kinko” nghĩa là điểm cân bằng,

44
và Hyo nghĩa là bảng (spreadsheet/table). Do đó người ta gọi là Ichimoku Kinko Hyo chứ
không phải Ichimoku Kinko Chart.

6.3) Đường Kijun sen đại diện cho?


Giống như đường Tenkan sen, đường Kijun sen đại diện cho mức của thị trường trong trung
hạn và đường này cũng được gọi là đường Han-ne, chỉ ra rằng hướng của xu hướng trung hạn
và điểm cân bằng của thị trường trong trụng hạn

Kijun sen chỉ ra:


- Mức của thị trường trong trung hạn
- Xu hướng trung hạn của thị trường
- Điểm cân bằng của thị trường trong trụng hạn

Đầu tiên, đường Kijun sen chỉ ra mức của thị trường trong trung hạn (26 nến).
Mức của thị trường là khoảng giác tiêu chuẩn trong một chu kỳ thời gian nhất định. Trong xu
hướng tăng, mức của thị trường cũng sẽ tăng, và trend giảm thì mức của thị trường cũng
giảm.

Hãy nhìn vào biểu đồ sau. Khi giá nằm ngay trên đường Kijun sen, nó chỉ ra rằng phe mua và
bán đang cân bằng nhau ở trung hạn. Nói cách khác, đường Kijun sen chỉ ra điểm cân bằng
của thị trường giữa phe mua/bán ở trung hạn.

Trong vòng 26 cây nến, là một xu hướng giảm. Mức giá đi từ giá cao nhất xuống giá thấp
nhất (26 ngày) và rồi bật lên mức giá hiện tại, và sau đó đi lên trên đường Han-ne (Kijun).
Bây giờ, bạn có thể thấy rằng giá hiện tại nằm trên đường Kijun sen do đó bạn có thể rõ ràng
nhận định rằng thị trường phe buy đang chiếm ưu thế trong trung hạn
45
Biểu đồ trên chỉ ra mô hình nơi mà giá thấp nhất xuất hiện đầu hiên. Điều này có nghĩa là đã
có một xu hướng tăng bắt đầu từ 26 ngày trước, đi từ thấp đến cao, và hiện tại giá đang hồi
về. 50% hồi về là chính là đường Kijun sen. Do đó, biểu đồ trên chỉ ra rằng, điểm hồi về của
giá ở trung hạn chính là đường Kijun sen.

Nếu mức giá hiện tại nằm trên đường Kijun sen, nó có thể hồi trở về phía trên đường Kijun
hoặc hồi về đường Kijun, nơi mà thị trường có khả năng sẽ đi lên. Nói cách khác, nếu giá
nằm dưới đường Kijun, có khả năng cao là giá sẽ tiếp tục đi xuống sau đó và điều này có
nghĩa là xu hướng tăng đã kết thúc. Tại mức giá này, giá có thể sẽ dễ dàng di chuyển xuống
dưới, mặc dù có thể có lực hồi về tạm thời.

Điều bạn cần biết về mối quan hệ giữa Kijun sen và mức giá là:
- Nếu mức giá nằm trên đường Kijun sen, phe mua đang chiếm ưu thế trung hạn
- Nếu giá nằm ngay tại đường Kijun sen, lực trung hạn đang là cân bằng giữa phe
mua và bán.
- Nếu giá nằm bên dưới đường Kijun sen, phe bán đang chiếm ưu thế trung hạn

46
6.4 Kijun sen đóng vai trò là đường kháng cự/hỗ trợ (push back and pull back)

Một lần nữa, mỗi đường trong Ichimoku Kinko Hyo chỉ ra:
- Khi thị trường có xu hướng, nó chỉ ra các điểm giới hạn mà giá sẽ hồi về.
- Khi thị trường đi sidewway, nó nằm ở giữa/trung tâm của thị trường (đường Kijun sen
nằm giữa, đi ngang, giá dao động qua lại quanh đường Kijun 1 khoảng cách nhất
định.
*) Bao gồm cả đường Chiko span
Nếu xu hướng là mạnh, giá sẽ di chuyển qua lại quanh Tenkan sen nhưng sau khi phá vỡ
Tenkan sen, mục tiêu tiếp theo sẽ là đường Kijun sen.

Xu hướng giảm thì giá bị kháng cự bởi đường Tenkan sen và trong xu hướng tăng thì giá
được hỗ trợ bởi đường Tenkan sen là những xu hướng mạnh. Tuy nhiên, giá có thể hồi về
đường Kijun sen khi trong một xu hướng. Lý do là mặc dù lực ngắn hạn có khả năng đảo
chiều, nhưng lực trung và dài hạn vẫn đang là theo xu hướng chính cho đến lúc giá phá qua
đường Kijun sen

47
6.5) Đường Kijun sen nằm ở giữa khoảng tích tụ (center of consolidation)
Dưới đây là ví dụ khi thị trường đang đi sideway. Bạn có thể nhận là rằng đường Kijun sen là
đường màu xanh nước biển, và nó nằm ở giữa khoảng tích tụ

Do đó, khi bạn nhìn thị trường bằng Ichimoku Kinko Hyo, đầu tiên hãy nhìn vào góc của
đường Kijun sen. Sau đó bạn có thể nói rằng xu hướng hiện tại đang là tăng hay giảm, hay
thậm chí là cả sideway. Trong trường hợp xu hướng tăng hoặc giảm, mỗi đường chỉ ra các
giá trị giới hạn tiềm năng mà giá sẽ hồi/bật lại.

48
6.6) Dấu hiệu chỉ ra đã hết quá trình tích tụ (End of a consolidation)
Mỗi đường trong Ichimoku Kinko Hyo đều là các công cụ hiệu quả để phân tích thị trường.
Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới. Khi thị trường đang trong trạng thái tích tụ, đường Kijun sen
sẽ đi ngang. Đây là một tính chất nhất quán của đường Han-ne. Các chấm xanh ở giữa đại
diện cho đường Kijun

Bạn có thể nhìn thấy rằng nếu giá cao nhất và thấp nhất không thay đổi, đường Han-ne sẽ
không di chuyển. Nói một cách khác, thực tế rằng nếu đường Kijun sen nằm ngang trong một
thời gian dài thì báo hiệu là thị trường sẽ tiếp tục sideway.
Không lâu sau đó, đường Kijun sen bắt đầu đi lên/xuống. Và đó là lúc cho thấy một dấu hiệu
phá vỡ tiềm năng khi mà thị trường đã có giá thấp nhất/cao nhất mới.
Thị trường nếu đã trong quá trình tích tụ trong một thời gian dài và bắt đầu có điểm cao nhất
mới, đường Kijun sen sẽ đi lên. Thị trường nếu đi sw dài và tạo điểm thấp nhất mới, đường
Kijun sen sẽ đi xuống. Bạn có thể xác định được nó đơn giản bằng cách nhìn vào đường
Kijun.
Nói cách khác, thực tế là đường Kijun sen đi ngang chứng tỏ rằng điểm cao nhất và thấp nhất
trong 26 cây nến chưa thay đổi. Và nếu đường Kijun sen bắt đầu di chuyển thì có nghĩa là
điểm cao nhất/thấp nhất đã được làm mới.

[Các khoảng break-out]


- Thực tế là nếu đường Kijun sen vẫn đi ngang trong một thời gian dài thì đây là
dấu hiệu của thị trường tích tụ
- Khi đường Kijun sen bắt đầu đi lên hoặc xuống sau quá trình tích tụ, thị trường
đã làm mới điểm cao nhất/thấp nhất – Đây là một dấu hiệu của cú break out.

49
Có rất nhiều trường hợp mà Tenkan sen di chuyển do điểm cao nhất/thấp nhất bị biến mất và
nó cũng là một yếu tố quan trọng cho một cú break out bởi vì điều này có nghĩa là thị trường
đã trở nên chặt hơn (tighter – các cây nến bé dần, lực yếu dần  sẽ có cú break out), và nó
đang tích thêm năng lượng cho một cú break out. Và, bạn cũng nhìn thấy đường Kijun sen di
chuyển khi giá cao nhất và thấp nhất được làm mới. Trong trường hợp ngược lại, bạn có thể
tìm được một khoảng giá break – out tiềm năng, đây cũng là một cơ hội tốt để vào lệnh.

6.7) Tổng kết


[Đường Tenkan và Kijun]
- Đường Tenkan di chuyển gần mức giá hơn so với đường Kijun sen.
- Đường Tenkan chuyển hướng nhanh cùng với giá hơn trongh khi đường Kijun di
chuyển chậm hơn và chuyển thành nằm ngang
- Trong xu hướng tăng, đường Tenkan trở thành đường đầu tiên nằm dưới nến, và
đường Kijun nằm dưới Tenkan sen. Ở xu hướng giảm, đường Tenkan là đường đầu
tiên nằm trên nến rồi tiếp đến đường Kijun sen trên Tenkan sen.

[Công thức của đường Kijun sen]


Kijun sen = (Giá cao nhất trong 26 ngày + giá thấp nhất trong 26 ngày)/2
 26 ngày bao gồm cả cây nến hiện tại
[Đường Kijun sen chỉ ra]
- Mức thị trường trung hạn
- Hướng của xu hướng trung hạn
- Điểm cân bằng của thị trường trong trung hạn

[Bạn biết được gì từ mối quan hệ giữa đường Kijun sen và giá]
- Nếu giá nằm trên đường Kijun sen, phe mua đang chiếm ưu thế trung hạn.
- Nếu giá nằm tại đường Kijun, phe mua và bán cân bằng nhau trong trung hạn
- Nếu giá nằm dưới đường Kijun, phe bán đang chiếm ưu thế trung hạn.

[2 điều kiện để đường Han-ne đi lên]


- Giá cao nhất đã được làm mới (cao hơn giá cũ)
- Giá thấp nhất được làm mới (cao hơn giá cũ)

[2 điều kiện để đường Han-ne đi xuống]


- Giá thấp nhất được làm mới (thấp hơn giá cũ)
- Giá cao nhất được làm mới (thấp hơn giá cũ)

50
[Các khoảng break-out]
- Điều thực tế rằng đường Kijun sen vẫn đi ngang trong một khoảng thời gian dài là
một dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ đi sideway.
- Khi đường Kijun sen bắt đầu đi lên/xuống sau quá trình tích tụ, thì thị trường đã có
mức giá mới cao hơn hoặc thấp hơn

51
Chương 7: Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo,
đây là những tín hiệu quan trọng nhất

7.1) Giới thiệu


Chương này chủ đề chính sẽ nói về “Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo
(Kinko Hyo có nghĩa là đường Tenkan sen và Kijun sen).” Trong chương này, tôi sẽ giải
thích làm thế nào để xác định các tín hiệu thật hay tín hiệu giả bằng cách giải thích một vài ví
dụ
Thông thường, Ichimoky Kinko Hyo là viết tắt của “Ichimoku (nhìn thoáng qua)” nhưng
nguyên bản, “Kinko Hyo” nghĩa là biểu đồ mà chỉ có đường Tenkan sen và Kijun sen được
vẽ. Và 3 đường còn lại được gọi là “Spans” và hiểu được các nghĩa cơ bản thì sẽ hiểu sâu hơn
(spans là các đường Senko span 1 và 2, Chiko span)

[Kinko Hyo và Spans]


- Bao gồm đường Kinko Hyo và Spans.
- Nguyên bản thì chỉ có đường Tenkan sen và Kijun sen.
- Spans, Senko span 1 và 2 và chiko span, là các thông tin được thêm vào để có thể
hiểu được Kinko Hyo một cách sâu sắc hơn.
“Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo” là các tín hiệu quan trọng nhất trong
Ichimoku Kinko Hyo. “Sanyaku Kouten/Sanyaku Gyakuten” có vẻ như sẽ làm các traders
chú ý nhưng điều cơ bản và các tín hiệu quan trọng mới thực sự là “Gold cross and dead
cross của Kinko Hyo”

7.2) Định nghĩa các điểm giao cắt Kinko Hyo


Khi đường Tenkan sen phá qua đường Kijun sen, nó được gọi là “tín hiệu điểm giao cắt
vàng”, và khi đường Tenkan sen cắt xuống phía dưới đường Kijun sen, nó được gọi là “tín
hiệu giao cắt tử thần của Kinko Hyo”.

[Định nghĩa điểm giao cắt vàng/giao cắt tử thần của Kinko Hyo]
- Đường Tenkan sen cắt lên phía trên đường Kijun sen = Điểm giao cắt vàng = tín
hiệu buy
- Đường Tenkan sen cắt xuống phía dưới đường Kijun sen = Điểm giao cắt tử thần
= Tín hiệu sell

Đường Tenkan sen nằm phía trên đường Kijun sen trong một xu hướng tăng. Và đường
Tenkan sen nằm phía dưới đường Kijun sen trong một xu hướng giảm.

52
[Đường Tenkan sen và Kijun sen trong xu hướng tăng/giảm]
- Xu hướng tăng: Tenkan nằm bên trên đường Kijun
- Xu hướng giảm: Tenkan sen nằm phía dưới đường Kijun

Thông thường, 2 đường này sẽ chồng lên nhau khi chúng tạo tín hiệu vàng/tử thần, và không
giống như đường trung bình động MA. Trong Ichimoku, bạn chỉ có thể tìm được điểm giao
cắt vàng/tử thần khi các đường này nằm tách nhau.

Một điểm giao cắt giữa 2 đường chỉ ra sự thay đổi quan trọng trong xu hướng. Bây giờ, có 3
tín hiệu buy/sell trong Ichimoku Kinko Hyo

[3 loại tín hiệu buy/sell trong Ichimoku]

Tín hiệu buy:


- Điểm giao cắt vàng của Kinko Hyo = Đường Tenkan sen phá đường Kijun sen đi
lên
- Điểm giao cắt vàng của Chiko Span = Chiko span phá qua nến.
- Gía phá qua Kumo (vùng kháng cự) và đi lên
Khi bạn thấy cả 3 tín hiệu này, nó được gọi là Sanyako Kouten.

Tín hiệu sell:


- Điểm giao cắt tử thần của Kinko Hyo = Tenkan sen cắt xuống phía dưới Kijun
sen
- Điểm giao cắt tử thần của Chiko span = Chiko span phá xuống phía dưới giá
- Giá phá qua Kumo(vùng kháng cự) và đi xuống.
Khi bạn thấy 3 dấu hiệu này, nó được gọi là Sanyaku Gyakuten.

53
Tuy nhiên, bạn không thể vào lệnh nếu bạn chỉ nhớ các thông tin trên như là các tín hiệu vào
lệnh. Để sử dụng chúng một cách chính xác, bạn cần hiểu ý nghĩa thật sự của nó. Chương này
sẽ tập trung vào điểm giao cắt của Kinko Hyo. Bây giờ, cái tên “Kijun sen” chỉ ra một điểm
cơ bản/một mức giá tham chiếu, hoặc một xu hướng tham chiếu của thị trường. Một điểm
giao cắt của đường cơ sở (Tenkan) và đường tham chiếu (Kijun) thực sự chỉ ra rằng tại đó xu
hướng giảm đã chuyển thành xu hướng tăng hoặc tăng thành giảm. Và đó là lý do tại sao
đường Tenkan được gọi là “đường chuyển đổi” và đường Kijun sen” được gọi là đường tham
chiếu trong tiếng Nhât.
Do đó mỗi đường chỉ ra mức giá tham chiếu của thị trường và khi đó nó được chuyển đổi
bằng một điểm giao cắt.

Biểu đồ trên là biểu đồ Ichimoku Kinko Hyo cơ bản đã được chỉ trong chương 3. Bước di
chuyển của mức giá đơn giản là đường màu xanh blue.

Biểu đồ trên được tạo ra trên giả thuyết rằng mức giá thay đổi lên xuống trong một chu kỳ
nhất định, do đó cần hiểu được mỗi đường trong Ichimoku thực sự di chuyển như nào. Điều
này là biểu đồ quan trọng để làm chủ được kỹ thuật này.

Hãy nhìn vào biểu đồ trên nơi mà mức giá đi xuống mạnh, bạn có thể chú ý rằng tất cả các
đường trong Ichimoku cũng đều đi xuống song song với nhau. Ngược lại, khi thị trường lên
mạnh, các đường Ichi đi lên song song với nhau. Ngược lại, khi thị trường đi xuống mạnh,
các đường này sẽ đi xuống song song với nhau.

54
Và hãy nhìn vào những nơi mà các đường của Ichi không di chuyển song song với nhau, điều
này có nghĩa là các xu hướng đã trở nên yếu hơn. Bạn có thể nhận biết được điều này thông
qua khoảng cách giữa mỗi đường.

[Sự di chuyển của mỗi đường trong Ichimoku khi xu hướng đang tăng/giảm mạnh]
- Tăng mạnh: Mỗi đường của Ichimoku đi lên song song với nhau
- Giảm mạnh: Mỗi đường của Ichimoku đi xuống song song với nhau
 Các thứ tự các đường Ichimoku sẽ bị phá vỡ khi xu hướng thị trường mất dần
momentum.

Tiếp theo, hãy nhìn vào biểu đồ trên đây. Nếu thị trường lặp lại quá trình đi lên và xuống,
Kinko Hyo cắt nhau trở thành các tín hiệu giao dịch tuyệt vời. Cách giải thích cơ bản của
Ichimoku chỉ là “Mua ở tín hiệu giao cắt vàng” và “Bán ở tín hiệu giao cắt tử thần”, và nó
đơn giản chỉ có vậy.

Tuy nhiên, mục đích của cuốn sách này là muốn giải thích tất cả các thông tin cần thiết xuyên
suốt quá trình, đây sẽ là chủ đề chính.

Bây giờ, tôi sẽ giải thích và dạy cho bạn cách để có thể nhận biết được các tín hiệu giả và có
thể tránh nó một cách hiệu quả

55
Tín hiệu giả
Thông thường, sách và các web dạy về phân tích kỹ thuật sẽ không bao giờ nói về các tín
hiệu giả, bởi vì không có công cụ kỹ thuật nào mà không có tin giả cả. Nếu muốn trở nên
chuyên nghiệp, bạn phải hiểu khi nào tín hiệu giả hình thành và cách để tránh nó.
Trong Ichimoku, các tín hiệu giả sẽ xuất hiện khi thị trường đang đi sideway.

Khi thị trường đang tích tụ, chúng ta không thể nói là “buy ở giao cắt vàng” hoặc “bán ở giao
cắt tử thần”. Nói cách khác, khi đường Kijun sen và Tenkan sen cắt nhau đi lên đi xuống liên
tục, đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tích tụ (side way), cho nên xu hướng tăng/giảm
nhanh chóng bị đảo chiều. Đây là lúc mà các điểm giao cắt có thể trở thành tín hiệu giả.

[Điểm giao cắt vàng/tử thần của Kinko Hyo không được sử dụng khi thị trường đi
sideway]
- Tenkan sen và Kijun sen đi lên rồi xuống liên tục
- Khi đang tích tụ, điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo không
được sử dụng để xác định trend đã bắt đầu.

56
Biểu đồ trên chỉ ra các đường của Ichimoku Kinko Hyo di chuyển khi thị trường đang mất
dần đà tăng. Các đường răng cưa màu trắng chỉ ra thị trường đang đi sideway.

Nếu bạn nhìn thấy thị trường với xu hướng như hình trên, sau đó các tín hiệu giao cắt là hiệu
quả để có thể vào lệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp xu hướng không mạnh và bền
vững.

57
Bạn có thể xác định điểm khác nhau giữa một xu hướng mà bạn có thể vào lệnh và một xu
hướng mà bạn không thể vào lệnh bằng cách quan sát các chuyển động của Ichimoku

Do đó, mặc dù có rất nhiều điểm giao cắt xảy ra khi thị trường sideway, có một chủ đề nữa là
phải tìm ra là liệu có phải thị trường đang đi sideway hay không? Sau khi thị trường đã đi
sideway, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thấy rằng thị trường đang đi sideway vì bạn nhìn thấy
các đường này sẽ nằm ngang (hoặc chồng/đè lên nhau). Tuy nhiên, giai đoạn bắt đầu của 1
giai đoạn tích tụ thì khá là khó để xác định. Và đây là lý do bạn cần phải tập trung hơn để có
thể hoàn toàn làm chủ được các công cụ phân tích chỉ báo.

7.3) Xác định các điểm tín hiệu giả

Để có thể sử dụng điểm giao cắt vàng/tử thần một cách chính xác, bạn cần có khả năng xác
định được biểu hiện của thị trường trước đó. Làm chủ Ichimoku là cách để có thể bắt được xu
hướng mạnh khi mới bắt đầu xảy ra, khi xu hướng không mạnh, và khi thị trường tích tụ
bằng cách chú ý vào sự di chuyển của các đường Ichimoku

58
Tìm điểm vào lệnh, giống như là mua ở gold cross và bán ở dead cross, thì sẽ thu được lợi
nhuận nhỏ hơn khi thị trường mất dần momentum. Và sau đó, tại một vài điểm, thị trường
đảo chiều và tín hiệu trở thành tín hiệu giả. Có một tín hiệu giả rõ ràng ở nửa bên phải của đồ
thị trên

Đây là tín hiệu dead cross thứ 2 của Kinko Hyo (Tenkan sen và Kijun sen). Do đó, làm cách
nào để phân biệt được điểm giao cắt này khác các điểm giao cắt khác trước đó như nào?
Nếu bạn để ý thật kỹ, cho tới khi tín hiệu giả được hình thành, khi Kinko Hyo có 1 điểm giao
cắt vàng, cả Tenkan và Kijun đều đi lên. Ở dead cross, trong trường hợp tín hiệu giả, Kijun
sen KHÔNG ĐI XUỐNG sau khi dead cross, mà lại đi lên. Do đó, hướng của Kijun sen tại
các điểm giao cắt là rất quan trọng.

7.4) Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần chính xác.
Các điều kiện sau đây phải thoả mãn cho một điểm giao cắt vàng chính xác. Tất cả chỉ là
mua/bán.
[Điều kiện của Kijun sen ở điểm giao cắt vàng với khả năng chính xác cao]
- Kijun sen có thể nằm ngang hoặc đi xuống nhẹ. Nếu không phải vậy, thì nó phải
đi lên sau khi gold cross xảy ra.
- Kijun sen thi thoảng đi lên sau khi thị trường tạo điểm giá thấp nhất.

Điều này có nghĩa là bạn phải xác nhận xu hướng trước khi có thể vào lệnh. Như đã đề cập từ
trước đó, các điểm giao cắt của Kinko Hyo sẽ không thể ứng dụng khi thị trường đi sideway.
Dưới đây là một ví dụ khác mà các điều kiện trên không thoả mãn và kết quả có thể dẫn đến
là tín hiệu giả.

59
Rất quan trọng phải kiểm tra 2 điều kiện trên trước khi vào lệnh và không được vào lệnh khi
các điều kiện trên là giả.

Bây giờ, sau khi đã vào lệnh, hãy kiểm tra các điều kiện sau đây để có thể giữ lệnh buy hoặc
cắt lệnh

[Các điểm cần chú ý sau khi có điểm giao cắt vàng của Kinko Hyo]
- Sau điểm giao cắt vàng, đường Kijun sen sẽ đi lên phía trên cùng với đường
Tenkan sen.
 Tại một vài trường hợp, đường Kijun sen sẽ tiếp tục đi xuống sau khi điểm gold
cross xảy ra, tuy nhiên, nó sẽ sớm đi lên phía trên
 Bạn không thể nói rằng đó là điểm giao cắt vàng nếu đường Kijun sen chỉ đi nằm
ngang.
- Giá và đường Tenkan sen đi mạnh lên trên cùng với nhau. Mặc dù có thể có các
cú hồi tạm thời, nó chỉ nên trong 1 chu kỳ ngắn hạn, và giá nên bị bật lại mà
không chạm vào đường Kijun sen và đi xuống dưới.
 Mức giá có thể tạm thời nằm phía dưới đường Kijun sen, nhưng ngay sau khi
gold cross xảy ra, giá sẽ nằm trên Kijun sen không lâu sau đó.
- Lúc đầu, đường Tenkan sen và Kijun sen có thể sẽ đi lên, và tăng dần khoảng
cách giữa 2 đường. Sau 1 khoảng time, cơ bản 2 đường lúc này đi lên phía trên
và song song với nhau.

60
Ngược lại, dưới đây là các điểm cần chú ý với một tín hiệu gold cross giả. Trong trường hợp
này, bạn cần phải tính đến chuyện sẽ đóng lệnh của mình lại.

[Các điểm cần chú ý sau khi có điểm giao cắt vàng giả của Kinko Hyo]
- Kijun sen sẽ đi nằm ngang trong một khoảng thời gian dài
 Nó sẽ trở thành tín hiệu giả khi Kijun sen đi xuống dưới.
- Mức giá và đường Tenkan sen bắt đầu đi xuống phía đường Kijun sen

Biểu đồ trên chỉ ra trường hợp xảy ra dead cross và không lâu sau đó là một tín hiệu của giao
cắt giả xuất hiện, do đó, nên đóng lệnh lại khi đã xác nhận được tín hiệu giả rồi. Sau khi sell
tại điểm giao cắt tử thần, giá ban đầu đi xuống và đường Kijun sen bắt đầu đi xuống nhẹ,
nhưng sau đó, đường Tenkan sen phá đường Kijun sen đi lên. Đây chính là nơi mà bạn cần
phải thoát lệnh của mình với một ít lợi nhuận. Nếu bạn tiếp tục giữ lệnh này lại, thì có thể sẽ
dẫn đến mất mát nhiều hơn.

Bây giờ, hãy chuyển đến giao cắt tử thần của Kinko Hyo. Nó cơ bản là đối nghịch hoàn toàn.
Đầu tiên, trước khi vào lệnh hãy đảm bảo kiểm tra các điều kiện sau đây.

[Điều kiện của Kijun sen tại điểm giao cắt tử thần (với ít tín hiệu giả hơn)]
- Khi thị trường bắt đầu đi xuống, đường Kijun nên đi xuống nhẹ. Nếu không, nó
phải đi xuống sớm ngay sau khi xảy ra giao cắt tử thần
- Đường Kijun sen bắt đầu đi xuống tại một vài điểm sau khi thị trường đã tạo
mức giá cao nhất.

61
Và sau khi vào lệnh, hãy kiểm tra các điều kiện sau
[Các điều kiện cần kiểm tra sau tín hiệu dead cross]
- Sau khi xảy ra dead cross, đường Kijun sen bắt đầu đi xuống cùng với đường
Tenkan sen.
 Trong một vài trường hợp, đường Kijun sen sẽ tiếp tục đi lên sau khi xảy ra
dead cross, tuy nhiên, nó sẽ di chuyển xuống.
 Bạn không thể nói rằng đó là một điểm giao cắt tử thần chính xác nếu đường
Kijun sen di chuyển nằm ngang.
- Mức giá và đường Tenkan sen và đi xuống mạnh cùng nhau. Nếu có một cú hồi
tạm thời, nó chỉ nên là cú hồi trong một chu kỳ ngắn hạn, và giá tiếp tục đi
xuống mà không cắt đường Kijun sen đi lên
 Mức giá có thể tạm thời đi lên phía trên đường Kijun sen sau khi xảy ra dead
cross nhưng nó nên đi xuống sau đó.
 Ban đầu đường Tenkan sen và Kijun sen sẽ đi xuống và khoảng cách giữa 2
đường xa dần. Sau một thời gian, về cơ bản, 2 đường song song với nhau và đi
xuống cùng nhau

[Các điều kiện cần kiểm tra sau khi vào lệnh qua một tín hiểu gold cross giả]
- Đường Kijun sen nằm ngang trong một thời gian dài.
 Và tín hiệu đó có thể giả hơn (more fake) khi đường Kijun sen đi lên
- Mức giá và đường Tenkan sen bắt đầu đi lên tới đường Kijun sen

Phần đầu tiên của “tín hiệu giao cắt vàng và tử thần của Kinko Hyo” kết thúc tại đây. Tiếp
theo câu hỏi sẽ là, bạn sẽ làm gì khi thị trường đi sideway? Nó sẽ được giải thích trong
chương sau bởi vì Ichimoku Kinko Hyo có thể được sử dụng để vào lệnh khi thị trường đi
sideway.

7.5) Tổng kết

[Kinko Hyo và spans]


- Bao gồm Kinko Hyo và spans.
- Nguyên bản chỉ có 2 đường Tenkan sen và Kijun sen.
- Spans, Senko span 1 và 2 và Chiko span, là thông tin được thêm vào để có thể hiểu
được Kinko Hyo một cách sâu sắc hơn.

[Định nghĩa của Gold Cross / Dead cross của Kinko Hyo]
- Đường Tenkan sen cắt lên phía trên đường Kijun sen = Điểm giao cắt vàng của Kinko
Hyo = Tín hiệu mua

62
- Đường Tenkan sen cắt xuống phía dưới đường Kijun sen = Điểm giao cắt tử thần =
tín hiệu bán.

[Tenkan sen và Kijun sen khi thị trường tăng/giảm]


- Xu hướng tăng: Tenkan sen nằm ở trên đường Kijun sen.
- Xu hướng giảm: Tenkan sen nằm phía dưới đường Kijun sen.

[3 tín hiệu mua/bán trong Ichimoku Kinko Hyo]

Tín hiệu mua:


- Điểm giao cắt vàng của Kinko Hyo = Tenkan sen cắt lên phía trên của Kijun sen.
- Điểm giao cắt vàng của Chiko span = Chiko span phá lên trên nến.
- Giá phá qua Kumo (Vùng kháng cự) đi lên.
Khi bạn nhìn thấy cả 3 tín hiệu này, nó được gọi là Sanyaku Kouten.

Tín hiệu bán:


- Điểm giao cắt tử thần của Kinko Hyo = Tenkan sen cắt xuống phía dưới Kijun sen
- Điểm giao cắt tử thần của Chiko span = Chiko span đi xuống phía dưới nến.
- Giá phá qua Kumo đi xuống.
Khi bạn nhìn thấy cả 3 tín hiệu này, nó được gọi là Sanyaku Kouten/

[Sự di chuyển của mỗi đường trong Ichimoku khi thị trường tăng/giảm mạnh]
- Thị trường tăng mạnh: mỗi đường của Ichimoku đi lên song song với giá.
- Thị trường giảm mạnh: Mỗi đường của Ichimoku đi xuống song song với giá.
 Thứ tự các đường sẽ bị đảo lộn khi thị trường mất dần momentum của xu hướng.

[Điểm giao cắt vàng/tử thần không hiệu quả khi thị trường đi sideway]
- Tenkan sen và Kijun sen đi lên và xuống liên tục
- Khi tích tụ, chúng ta không thể sử dụng điểm giao cắt vàng và tử thần để có thể nhận
biết điểm bắt đầu xu hướng

[Điều kiện của Kijun sen tại điểm giao cắt vàng của Kinko Hyo với ít khả năng giả hơn]
- Kijun sen có thể hơi trượt xuống. Nếu không, nó nên đi lên ngay sau khi xảy ra gold
cross.
- Đường Kijun sen sẽ thi thoảng đi lên khi thị trường có điểm giá thấp nhất mới (cao
hơn).

63
[Các điều kiện cần kiểm tra khi vào lệnh bằng điểm giao cắt vàng]
- Sau khi xảy ra điểm giao cắt vàng, đường Kijun sen đi lên cùng với đường Tenkan
sen.
 Trong một vài trường hợp, đường Kijun sen có thể tiếp tục đi xuống ngay sau khi xảy
ra gold cross, tuy nhiên, nó sẽ đi lên không lâu sau.
 Bạn không thể nói rằng điểm giao cắt vàng này là chuẩn khi đường Kijun sen đi nằm
ngang.
- Mức giá và đường Tenkan sen bắt đầu đi xuống phía đường Kijun sen

64
Chương 8: Điểm giao cắt vàng và giao cắt tử thần của Kinko Hyo
trong khi thị trường đi ngang

8.1) Giới thiệu


Trong chương thứ 2 này là phần “Điểm giao cắt vàng/tử thần của Kinko Hyo”
Trong chương 8 này, tôi sẽ dẫn bạn đi qua cách làm thế nào để có thể thiết lập lệnh của bạn
trong khi thị trường đi ngang. Và tôi sẽ giải thích sâu hơn về “bản chất của điểm giao cắt
vàng và tử thần của Kinko Hyo” ở trong chương tiếp theo.

8.2) Sự di chuyển của mỗi đường trong khi thị trường tích tụ
Có rất nhiều công cụ phân tích xu hướng rất hiệu quả khi có một xu hướng, tuy nhiên
Ichimoku Kinko Hyo lại là 1 công cụ rất hữu hiệu để nhận biết thị trường đang đi sideway
hiệu quả.

Mỗi đường của Ichimoku:


- Khi có xu hướng, mỗi đường chỉ ra là các điểm giới hạn mà giá có thể hồi về.
- Khi thị trường đi ngang, mỗi đường chỉ ra điểm giá giữa (center price) của thị
trường.
 Ngoại trừ đường Chiko span.

Khi thị trường đi ngang, mỗi đường của Ichimoku sẽ nằm gần với nhau và có thể dính lấy
nhau (nằm chồng). Các đường nằm ngang chỉ ra các mức giá giữa của một khoảng range (khi
thị trường sideway). Ở biểu đồ dưới đây, có một khoảng sideway rõ ràng của thị trường. Bây
giờ hãy chú ý nhìn vào sự di chuyển của 4 đường này.

65
Bạn có thể nhìn thấy rằng các đường đang đi nằm ngang, đặc biệt đường Kijun sen và Senko
span 2.

Sự di chuyển của các đường khi thị trường sideway.


- Các đường Han-ne di chuyển nằm ngang.
- Các đường Han-ne giao thoa, dính đến nhau nhiều
- Các đường Han-ne nằm ngang chỉ ra mức giá trung tâm của dải sideway trong
xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Như các bạn có thể nhìn thấy, đường Kijun sen và đường Senko span 2 gần như đi nằm
ngang. Nếu giá cao nhất hoặc thấp nhất vẫn chưa được bị phá vỡ trong một thời gian dài
trong 26 cây nến, cả đường Kijun sen và đường Senko span 2 sẽ đều đi ngang tại cùng một
mức giá.
Tuy nhiên, trong ví dụ trên, đường Senko span 2 hơi nằm ở bên dưới đường Kijun sen? Bây
giờ, bạn có thể nói từ ví dụ trên rằng giá trị giữa trong 26 chu kỳ trước đó hơi thấp hơn một
chút. Thực vậy, đường Kijun sen chỉ ra mức giá giữa trong 26 chu kỳ nhưng đường Senko
span 2 lấy 52 chu kỳ và tiến nó lên trước 26 chu kỳ sau. Do đó, có sự sai số giữa 2 đường
Kijun sen và Senko span 2. Tuy nhiên, so sánh sự chuyển động của các đường này, chúng sẽ
đều đi ngang và đi gần với nhau khi thị trường đi sideway.

8.3) Chu kỳ của sự tích tụ và sự chuyển động của các đường.

Hãy nhìn vào các chi tiết nơi mà các đường Ichimoku có vẻ như thường xuyên giao cắt nhau.
Đây là một gợi ý rất quan trọng trong khi trade trong thị trường đi sideway. Hãy nhìn vào
biểu đồ bên dưới

66
Các bước di chuyển cơ bản khi thị trường đi sideway là giá bắt đi lên và đi xuống theo một
chu kỳ nhất định. Quãng từ giá cao t1 đến giá cao tiếp theo, và quãng từ giá thấp t1 đến giá
thấp tiếp theo được gọi là các chu kỳ trong Ichimoku Kinko Hyo.

Lấy ví dụ, chu kỳ 10 ngày có nghĩa là khoảng thời gian từ giá cao t1 đến giá cao tiếp theo là
10 ngày, hoặc là khoảng thời gian từ giá thấp t1 đến giá thấp t2 là 10 ngày. Do đó, nếu chu kỳ
này nhỏ hơn 26 nến, đường Kijun sen sẽ trở thành nằm ngang bởi vì Kijun sen lấy điểm cao
nhất và thấp nhất trong 26 cây nến. Nói cách khác, các đỉnh và các đáy trong 26 ngày là
không có sự thay đổi khi thị trường tiếp tục đi ngang, kể từ đó các mức của đường Han-ne
không thay đổi .

Một lần nữa, hãy nhìn vào biểu đồ trên. Nếu chu kỳ nhỏ hơn 26 cây nến, đường Kijun sen sẽ
đi ngang. Nếu chu kỳ nhỏ hơn 9 ngày, đường Tenkan sen sẽ nằm ngang. Và đường Kijun sen
và đường Tenkan sen đi ngang tại cùng một mức giá. Tuy nhiên, ví dụ, trong trường hợp 26
cây nến, đường Kijun sen hoàn toàn nằm ngang, còn đường Tenkan sen đi lên và xuống bởi
vì chỉ tính 9 nến, giá có thể làm mới các mức giá thấp nhất (9) và cao nhất (9).

Điều này là quan trọng trong nội dung của Ichimoku để hiểu thị trường bằng cách nhìn vào
các đường, bạn có thể xác định được chu kỳ hiện tại của thị trường. Khi Tenkan sen nằm
ngang, điều đó có nghĩa là chu kỳ của thị trường nhỏ hơn 9. Khi đường Kijun sen nằm ngang,
chu kỳ của thị trường nhỏ hơn 26 nến. Khi senko span 2 nằm ngang, thì chu kỳ của thị trường
nhỏ hơn 52 nến.

Chu kỳ của thị trường có thể được xác định nếu các đường Han-ne đi ngang
- Tenkan sen nằm ngang: Khả năng cao là chu kỳ của thị trường nhỏ hơn 9
- Kijun sen nămg ngang trong khi Tenkan sen đi lên và xuống: Khả năng là chu
kỳ của thị trường lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 26.
- Senko span 2 nằm ngang trong khi Tenkan sen và Kijun sen đi lên/xuống: Chu
kỳ của thị trường sẽ lớn hơn 27 và nhỏ hơn 52.

Một lần nữa, các đường nằm ngang chỉ ra trung tâm của vùng tích tụ. Do đó, khi bạn nhìn
thấy một đường nằm ngang trong khi thị trường đi sideway, điều đó cho thấy điểm giá trung
tâm của khoảng giá dao động. Điều thực tế là đường Han-ne đi ngang có nghĩa là mức giá
cao nhất và thấp nhất của thị trường không thay đổi bởi vì đường Han-ne là các đường kết nối
các mức giá trung tâm của thị trường.

67
Sự chuyển động của các đường Han-ne khi thị trường đi sideway.
- Đường Tenkan sen hoàn toàn nằm ngang khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường
nhỏ hơn 9 cây nến. Khi một chu ky nhiều hơn 9, đường Tenkan sen có thể đi lên
và xuống.
- Đường Kijun sen hoàn toàn nằm ngang khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường nhỏ
hơn 26 cây nến. Khi một chu kỳ nhiều hơn 26, đường Kijun sen sẽ di chuyển
lên/xuống.
- Đường Senko span 1 hoàn toàn nằm ngang khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường
nhỏ hơn 9. Khi một chu kỳ nhiều hơn 9, đường Senko span 1 có thể đi lên/xuống.
 Sự di chuyển của các đường trở nên giống đường Tenkan sen nhưng không linh
hoạt (more active) mạnh như Tenkan sen.
 Bởi vì nó được di chuyển tới 26 cây nến sau đó, hãy nhớ là đường Senko span 1
là được vẽ về trước 26 cây nến sau đó tính từ cây nến hiện tại.
- Đường Senko span 2 sẽ hoàn toàn nằm ngang nếu chu kỳ của thị trường nhỏ hơn
52 cây nến. Khi một chu kỳ nhiều hơn 52, đường Senko span 2 sẽ đi lên/xuống.
 Senko span 2 được vẽ về trước đó 26 cây nến, đường Senko span 2 tính từ cây
nến hiện tại
- Chiko span là đường duy nhất lùi về trước đó 26 nến, khi thị trường đi sideway
trong 1 khoảng giá, đường Chiko span sẽ lặp lại quá trình đi lên và xuống nhiều
lần (phụ thuộc vào mức giá hiện tại)

Và hãy nhớ trong đầu rằng đường Chiko span có một ý nghĩa khác so với các đường còn
lại của Ichimoku bởi vì nó không phải là đường Han-ne, do đó nó hiếm khi đi nằm ngang.
Và thị trường hiếm khi có chu kỳ nhỏ hơn 9, có nghĩa là đường Tenkan sen và Chiko span
sẽ gần như không có khả năng đi ngang. Có rất nhiều mô hình mà các đỉnh/đáy được lặp
đi lặp lại theo chu kỳ của thị trường. Với tất cả các đường trên, đường dễ đi lên/xuống
nhất là đường Chiko span, sau đó đến Tenkan sen và Senko span 1. Do đó, tất cả các
đường có thể đi lên/xuống nhiều lần khi chúng nằm chồng lên nhau và đi ngang.

Các khả năng của mỗi đường có thể đi nằm ngang theo Ichimoku (Dễ nằm
ngang)
- Kijun sen > Senko span 2 > senko span 1 > Tenkan sen > Chiko Span

Một đường mà thường xuyên nằm ngang là đường Kijun sen. Thông thường, đường Kijun
sen chỉ ra mức giá trung tâm của một khoảng giá. Sau đó, nếu thị trường đi sideway trong
khoảng đó càng lâu, thì đường Kijun sen sẽ càng nằm ngang lâu hơn. Hãy nhớ rằng đường
Senko span 2 là đường được đưa về tương lai 26 cây nến do đó thị trường thực sự đã đi
sideway trong 1 khoảng range trước khi đường Senko span 2 đi ngang.

68
8.4) Thiết lập lệnh
Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây. Nó đơn giản chỉ có đường Tenkan sen và Kijun sen được
hiển thị

Trước khi thị trường đi xuống, bạn có thể nhìn thấy rõ là nó đi sideway trong một khoảng giá.
Bạn cũng có thể thấy rõ rằng đường Kijun sen lúc này đang nằm ở trung tâm của khoảng giá
và các điểm giao cắt cứ lặp đi lặp lại. Những điểm giao cắt này thực sự là bằng chứng nữa
cho thấy rằng thị trường đang đi sideway trong 1 khoảng giá. Hãy phóng to biểu đồ để có thể
nhìn rõ hơn.

69
Nếu bạn biết nơi nào là trung tâm của khoảng giá, sau đó bạn có thể biết đường rằng giá sẽ đi
lên và xuống quanh mức trung tâm đó. Dưới đây là ví dụ cách thức vào lệnh khi thị trường đi
sideway bằng cách tập trung vào các đường Han-ne.

Cách thiết lập lệnh khi thị trường tích tụ bằng cách nhìn vào mức giá trung tâm.
1. Tìm ra giá trung tâm của khoảng giá đó. Đường nằm ngang chỉ ra mức giá trung
tâm.
 Đặc biệt nếu đường Kijun sen là mức giá trung tâm của khoảng đó.
2. Một khi bạn đã biết được mức giá trung tâm, sau đó bạn biết được rằng giá sẽ đi
lên và xuống quanh mức giá trung tâm đó. Hoặc, khi bạn biết giá đã đi lên cách
mức trung tâm 1 khoảng max, nó sẽ quay trở lại mức giá trung tâm.
3. Bạn có thể vào lệnh bằng cách sử dụng tính chất này.
4. Entry/Exit timming 1: Sell khi mức giá ở đỉnh hoặc buy khi mức giá ở đáy. Bạn
có thể vẽ các đường nằm ngang, đường trendline và xác định được các điểm đảo
chiều tiềm năng trong khoảng giá đó. Thoát lệnh khi giá chạm đường Han-ne
hoặc đi lên phía đối diện.

Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách vào lệnh khi thị trường đã phá vỡ khoảng giá
(range-break out). Thông thường, điểm kết thúc khoảng giá sẽ được xác nhận bằng một cú
break out.

8.5) Range break out là gì?


Range-breakout (giá phá qua dải) xảy ra khi mức giá đã rõ ràng phá qua mức giá cao nhất của
trend tăng/hoặc mức giá thấp nhất của trend giảm. Thông thường, quá trình tích tụ càng lâu,
thì cú break out xảy ra càng mạnh. Range break out xảy ra khi năng lượng đã được tích đầy
trong quá trình tích tụ và rồi sẽ đi mạnh về 1 hướng.
Thông thường, chiến thuật range break out cho bạn tín hiệu chậm hơn bởi vì nó chỉ xảy ra khi
giá cao nhất/thấp nhất đã được làm mới. Như tôi đã nói trước đó, đường Kijun sen và tenkan
sen sẽ cắt nhau rất nhiều lần trong khoảng giá đó do đó hầu hết chúng đều là tín hiệu giả.
Nhưng “tín hiệu cuối cùng trước khi có xu hướng” và “Điểm giao cắt sau khi đã có range-
break out” sẽ trở thành điểm giao cắt chính xác cho 1 cú break-out. Tôi vừa giải thích trước
đó rằng đường Han-ne trong Ichimoku nói cho bạn biết rằng mức giá trung tâm của thị
trường. Do đó, sử dụng nội dung này để tham chiếu các tín hiệu break out

Hãy nói rằng giá đi xuống 20 pip từ đường Kijun sen trước đó, sau đó có vẻ như nó lại đi lên
cách đường Kijun sen 20 pip lần sau đó. Nếu giá đi lên trên đường Kijun sen 30 pip, thì lần
tiếp theo nó xuống cách đường Kijun sen tầm 30 pip. Điều này được lặp đi lặp lại sẽ chỉ ra
chính xác rằng thị trường đang đi sideway. Do đó, điều này có nghĩa nếu giá không cách

70
đường Han-ne 1 khoảng pip như trước đó, sau đó nó có thể là điểm kết thúc của khoảng giá,
và thông thường nó xảy ra sau khi điểm giao cắt của Kinko Hyo đã hoàn thành.

Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới. Đầu tiên, bạn có thể thấy rằng có rất nhiều lần đường Tenkan
sen và Kijun sen cắt nhau trong khi thị trường đang sideway (điểm màu vàng). Thông
thường, đường Kijun sen nằm ngang và đường Tenkan sen cắt đường Kijun sen lên và xuống.
Tuy nhiên, hãy nhìn vào điểm màu cam cuối cùng. Điểm này khác hoàn toàn các điểm trước.
Đường Tenkan sen đi xuống mạnh sau khi xảy ra dead cross, và đường Kijun sen bắt đầu đi
xuống sau đó, và rồi khoảng cách giữa 2 đường tăng dần

Điểm giao cắt tử thần này là tín hiệu cho thấy rằng khoảng break out đã bị phá.

Cách để thiết lập lệnh cho một cú break out bằng các điểm giao cắt của Kinko Hyo.
1. Hãy nhìn vào điểm giao cắt giữa đường Kijun sen và đường Tenkan sen nằm
trong một khoảng giá.
2. Thông thường đường Kijun sen sẽ nằm ngang trong khi đường Tenkan đi lên và
xuống cắt qua Kijun.
 Nếu đường Tenkan sen bắt đầu di chuyển cách Kijun sen chỉ trong 1 thời gian
ngắn, đó là dấu hiệu cho thấy quá trình sideway vẫn còn tiếp tục
3. Break out xảy ra khi đường Tenkan sen không quay trở lại về phía đường Kijun
sen, mà đi xa hơn và tạo khoảng cách với đường Kijun sen. Điều này là tín hiệu
cho thấy quá trình tích tụ đã kết thúc
4. Khi đường Kijun sen bắt đầu đi lên/xuống. Đó là dấu hiệu cho thấy cú break out.

71
Hãy để tôi thêm một vài thông tin nữa. Một xu hướng mới bắt đầu khi đường Tenkan sen và
đường Kijun sen tăng dần khoảng cách sau cú giao cắt. Và khi nó đã thật sự là 1 trend tăng,
khoảng cách giữa 2 đường cứ lớn dần trong khi cả 2 đường đều đi lên. Ngược lại, khi đã là 1
xu hướng giảm mạnh, khoảng cách giữa các đường sẽ lớn dần và các đường đều đi xuống
cùng vs mức giá. Là rất quan trọng phải nhìn vào hướng của giá cũng như là khoảng cách của
giá với các đường.

Thực tế rằng nếu giá không quay trở về đường Kijun sen sau khi phá qua đường Kijun sen là
một dấu hiệu cho thấy đã kết thúc quá trình sideway, và đó là lý do giá tiếp tục đi lên/xuống
xa đường Kijun sen hơn nữa.

Ở chương tiếp theo, bạn sẽ biết được bản chất của điểm giao cắt Kinko Hyo với một vài biểu
đồ nhất quán.

8.6) Tổng quát

[Mỗi đường trong Ichimoku Kinko Hyo]


- Khi có xu hướng, mỗi đường trong Ichi chỉ ra các điểm giới hạn mà giá có thể hồi về.
- Khi sideway, mỗi đường chỉ ra mức giá trung tâm của thị trường (ngắn hạn, trung và
dài hạn)
 Ngoại trừ đường Chiko span

[Sự di chuyển của mỗi đường khi thị trường sideway]


- Các đường sẽ di chuyển nằm ngang.
- Các đường sẽ dính, nằm chồng lên nhau
- Đường nằm ngang chỉ ra mức giá trung tâm của thị trường tại chu kỳ ngắn, trung và
dài hạn

[Chu kỳ của thị trường từ sự di chuyển nằm ngang của các đường trong Ichimoku]
- Tenkan sen nằm ngang: Khả năng cao là chu kỳ của thị trường nhỏ hơn 9 cây nến.
- Kijun sen nằm ngang khi Tenkan sen đi lên và xuống: Khả năng cao chu kỳ của thị
trường nhiều hơn 10 và nhỏ hơn 26 cây nến.
- Senko span 2 nằm ngang, và đường Kijun sen, Tenkan sen đi lên và xuống: Khả năng
cao chu kỳ của thị trường lớn hơn 27 và nhỏ hơn 52.

[Sự chuyển động của các đường Han-ne khi thị trường sideway]
- Đường Tenkan sen hoàn toàn nằm ngang khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường nhỏ hơn
9. Khi chu kỳ của thị trường lớn hơn 9, đường Tenkan sen sẽ đi lên và xuống.

72
- Kijun seen nằm ngang hoàn toàn khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường nhỏ hơn 26. Khi
một chu kỳ lớn hơn 26, đường Kijun sen có thể đi lên và xuống.
- Senko span 1 hoàn toàn nằm ngang khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường nhỏ hơn 9
cây nến. Khi một chu kỳ lớn hơn 9, đường Senko span 1 sẽ đi lên/xuống.
 Hãy nhớ rằng đường Senko span 1 là đường được đưa lên trước 26 cây nến (tính cả
cây nến hiện tại)
- Đường Senko span 2 hoàn toang nằm ngang khi và chỉ khi chu kỳ của thị trường nhỏ
hơn 52 cây nến. Khi một chu kỳ lớn hơn 52, đường Senko span sẽ di chuyển
lên/xuống
 Đường Senko span 2 được vẽ về phía tương lai 26 cây nến, tính cả cây nến hiện tại.
- Đường Chiko span là đường duy nhất lùi lại 26 cây nến về quá khứ, khi thị trường đi
sideway, đường Chiko span sẽ cứ đi lên/xuống lặp lại theo mức giá hiện tại.

[Khả năng đi ngang của các đường trong Ichimoku]


Kijun sen > Senko span 2 > senko span 1 > Tenkan sen > Chiko span.

[Thiết lập lệnh khi thị trường đang tích tụ trong 1 khoảng giá nhất định bằng cách nhìn vào
mức giá trung tâm]
1. Tìm ra mức giá trung tâm của thị trường. Đường nằm ngang chỉ ra trung tâm của sự
tích tụ.
 Đặc biệt đường Kijun sen khi nó là mức giá trung tâm của thị trường.
2. Một khi bạn đã biết được mức giá trung tâm của dải giá, sau đó bạn sẽ biết rằng mức
giá sẽ đi lên và xuống quanh giá trung tâm. Hoặc, khi giá chạm phía trên của dải, sau
đó nó sẽ đi xuống mức giá trung tâm.
3. Bạn có thể vào lệnh bằng tính chất này
4. Entry/Exit timming 1: Sell khi giá ở trên đỉnh và buy khi giá ở đáy của dải giá. Bạn có
thể vẽ được các đường nằm ngang, các đường trend line và xác định được các điểm
giá đảo chiều tiềm năng của khoảng giá đó. Thoát lệnh khi giá chạm đường Han-ne
hoặc đi xuống phía đối diện của dải giá (VD top  han-ne -> bottom)
5. Entry/exit timming 2: Sell khi giá phá dưới đường Han-ne hoặc buy khi giá phá qua
đường Han-ne. Thoát lệnh khi giá chạm đường Han-ne hoặc chạm vào mức giá đối
diện (Han-ne là trung tâm).

[Thiếp lập lệnh cho một cú range-break out bởi các điểm giao cắt của Kinko Hyo]
1. Hãy nhìn vào các điểm giao cắt của Tenkan sen và Kijun sen ở trong một dải giá
2. Thông thường Kijun sen sẽ đi ngang trong khi đó đường Tenkan sen cứ cắt lên rồi
xuống đường Kijun sen

73
 Nếu đường Tenkan sen bắt đầu đi qua đường Kijun sen nhưng chỉ trong thời gian
ngắn, đó là dấu hiệu cho thấy thị trường vẫn sẽ tiếp tục đi sideway
3. Cú break out xảy ra ở nơi đường Tenkan sen không quay trở lại cắt Kijun nữa, mà đi
hẳn theo 1 hướng và khoảng cách giữa 2 đường tăng dần. Đó là một dấu hiệu cho thấy
quá trình tích tụ đã kết thúc
4. Khi đường Kijun sen bắt đầu đi lên/xuống, đó cũng là dấu hiệu cho thấy quá trình tích
tụ có thể đã kết thúc.

74
Chương 9: Bản chất thực sự của điểm giao cắt vàng/tử thần của
Kinko Hyo

9.1) Giới thiệu


Đây là phần thứ ba của “Điểm giao cắt vàng/tử thần của Kinko Hyo”. Trong chương này, bạn
sẽ hiểu được bản chất của các điểm giao cắt. Nó có thể hơi phức tạp cho những người mới
nhưng tôi cố gắng sẽ cố hết sức để diễn tả. Hãy bắt đầu!

9.2) Bản chát của các điểm giao cắt


Các điểm giao cắt của Kinko Hyo về bản chất được gây ra bởi đường Kijun sen và Tenkan.
Và trong Ichimoku, điểm giao cắt bao gồm cả mức gía giống nhau giữa 2 đường (2 đường
nằm chồng lên nhau trước khi giao cắt xảy ra). Thực đã tế, Goichi Hosoda đã nói về “same
price – giá bằng nhau” như sau:

[Same price = bằng nhau]


“Thông thường đường Tenkan và Kijun sẽ nằm chồng lên và bằng nhau, mặc dù trong
trường hợp này là 1 sự hoán đổi. Và sau vài ngày thị trường sẽ luôn luôn ở trạng thái
đối nghịch (Opposite state) trước khi nó trở nên bằng nhau”

Trái tim của điểm giao cắt vàng/tử thần là bước di chuyển khi Kijun sen và Tenkan sen nằm
chồng lên nhau. Do đó, tôi có một câu hỏi. Ở trong điều kiện nào đường Kijun sen và đường
Tenkan sen nằm chồng lên nhau? Có phải lúc xu hướng đảo chiều từ giảm -> tăng hoặc
ngược lại?

Tôi tiếp tục hỏi bạn một câu nữa. Tenkan sen là gì? Và Kijun sen là gì? Đây là để hiểu bản
chất

Đường Tenkan sen là đường kết nối các mức giá giữa (mid price) của 9 cây nến gần nhất
Và đường Kijun sen là đường kết nối các mức giá giữa của 26 cây nến gần nhất.

Và nếu chúng nằm chồng lên nhau thì có ý nghĩa gì?


Điều này có ý nghĩa rằng mức giá giữa trong 9 ngày bao gồm cả cây nến hiện tại và mức giá
giữa trong 26 ngày chính xác bằng nhau về giá trị.

Trước tiên, chúng ta so sánh sự di chuyển của giá trong 26 cây nến gần nhất và sự di chuyển
của giá trong 9 cây nến, tập trung vào mức giá cao nhất và thấp nhất. Hãy nhìn vào biểu đồ
dưới đây, và mẫu nào là không thể xảy ra? H đại diện cho mức giá cao nhất trong 1 chu kỳ và

75
L đại diện cho mức giá thấp nhất trong 1 chu kỳ. Và đường màu xanh lá cây đại diện cho 26
cây nến, đường xanh dương đại diện cho 9 cây nến

1. 26 nến và 9 nến có mức giá cao nhất bằng nhau. Và mức giá thấp nhất (26) cao hơn
thấp nhất (9)
2. Bước đi trong 9 nến bị nuốt trọn (engulfing) trong 26 nến
3. Giá thấp nhất (26) và giá thấp nhất (9) bằng nhau. Và H(26) cao hơn H(9)
4. Bước đi của giá trong 26 nến bị nuốt bởi 9 nến

Câu trả lời chính là 4. Bởi vì giá thấp nhất và cao nhất trong 26 nến không thể bị nuốt trong 9
nến được. Trong trường hợp này, giá cao nhất (26) và thấp nhất (26) phải trùng vời giá cao
nhất (9) và min (9). Ví dụ 1 là cho một trend tăng và 3 là cho trend giảm.

76
9.3) Bản chất của đường Tenkan sen và Kijun sen khi thị trường đang trong xu
hướng tăng/giảm

Trong một xu hướng tăng, giá cao nhất (9) và giá cao nhất (26) sẽ trở nên bằng nhau. Trường
hợp đặc biệt khi thị trường tạo điểm giá cao nhất (26) trước giá cao nhất (9), mặc dù giá nó
không làm mới (renew) mức giá cao nhất gần đó (recent high – Nói nôm na là thị trường tạo
điểm giá highest high (26) mới trong khi giá highest high (9) vẫn chưa phá qua điểm giá
recent high trước đó). Trong trường hợp này, bạn cần phải tiếp tục quan sát thị trường đang
trong một xu hướng tăng, bởi vì mức giá cao nhất (9) nên nằm ở đâu đó gần với mức giá cao
nhất (26).

Và cũng trong xu hướng tăng, mức giá thấp nhất (9) nên cao hơn mức giá thấp nhất (26)
trong khi mức giá cao nhất bằng nhau. Nói cách khác, min (9) > min (26) (đáy sau cao hơn
đáy trước). Trong trường hợp này với mức giá trung tâm, đường Han-ne, Han ne (9) sẽ cao
hơn Han-ne (26) (Mức giá trung tâm của 9 cây nến cao hơn mức giá trung tâm của 26 cây
nến). Đây là một bằng chứng nữa cho thấy đường Tenkan sen nằm trên đường Kijun sen
trong một xu hướng tăng.

77
Ví dụ dưới đây là một xu hướng giảm.

Trong một xu hướng giảm, mức giá thấp nhất (9) bằng với mức giá thấp nhất (26). Nếu mức
giá min (9) không thấp hơn min (26), điều này chứng tỏ nó đã không còn là một xu hướng
giảm.
Và trong một xu hướng giảm, mức giá cao nhất (9) thấp hơn mức giá cao nhất (26) trong khi
mức giá thấp nhất thì bằng nhau. Nói cách khác, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Do đó, đường
Han-ne trong 9 cây nến nằm ở dưới đường Han-ne (26).
Mối quan hệ giữa đường Tenkan sen và Kijun sen trong một xu hướng tăng/giảm là vấn đề
cốt lõi trong Ichimoku do đó hãy nhớ nôi dung
[Mối quan hệ giữa Tenkan sen và Kijun sen trong xu hướng tăng]
- Giá cao nhất (9) bằng/gần bằng với giá cao nhất (26)
- Giá thấp nhất (9) cao hơn giá thấp nhất (26)
- Đường Han-ne (9) nằm trên đường Han-ne (26) (Giá trị cao hơn).
- Do đó, đường Tenkan sen nằm trên đường Kijun trong một trend tăng

[Mối quan hệ giữa đường Tenkan sen và Kijun sen trong xu hướng giảm]
- Giá thấp nhất (9) trở thành mức giá thấp nhất trong 26.
- Giá cao nhất (9) thấp hơn giá cao nhất (26)
- Đường Han-ne (9) nằm bên dưới đường Han-ne (26)
- Do đó, Tenkan sen nằm dưới Kijun

78
9.4) Khi đường Kijun sen và Tenkan sen có chung 1 giá trị
Dưới đây là một ví dụ về Tenkan sen và Kijun sen trượt lên nhau với cùng một mức giá.

Nếu mức giá giữa trong 9 cây nến trùng với mức giá giữa trong 26 cây nến, cả 3 mẫu trên đều
có thể xảy ra. Đường màu xanh lá chỉ ra bước di chuyển của giá trong 26 ngày, và đường
màu xanh chỉ ra bước di chuyển của giá trong 9 ngày.

#1: Cả mức giá cao nhất và thấp nhất đều trùng nhau
#2: Highest (9) < Highest (26), Lowest (9) > Lowest (26). Thông tin này chính là cặp nến
Harami. Khi khoảng cách (gap) giữa H26-H9 bằng với khoảng cách L26-L9, thì mức giá giữa
trùng nhau về giá trị
#3: H(9)>H(26), L(9)< L(26).

Tuy nhiên, bạn vừa mới học được rằng giá cao nhất (9) và giá thấp nhất (9) luôn luôn nằm
trong giá cao nhất (26) và thấp nhất (26)

Bây giờ, hãy đi sâu hơn vào câu hỏi “tại sao đường Tenkan sen và Kijun sen nằm tại cùng
một mức giá” mới quan trọng hơn. Đầu tiên, hãy đọc qua phía dưới.

[Mối quan hệ giữa Tenkan sen và mức giá]


- Nếu mức giá nằm trên đường Tenkan sen, các người buy ngắn hạn đang chiếm
ưu thế
- Nếu mức giá nằm tại đường Tenkan sen, phe buy/sell đang bằng nhau trong
ngắn hạn

79
- Nếu mức giá nằm dưới đường Tenkan sen, phe sell đang chiếm ưu thế trong
ngắn hạn

[Mối quan hệ mức Kijun sen và mức giá]


- Nếu mức giá nằm trên đường Kijun sen, phe buy đang chiếm ưu thế trong trung
hạn
- Nếu mức giá nằm tại đường Kijun sen, phe buy/sell đang bằng nhau tại trung
hạn
- Nếu mức giá nằm dưới đường Kijun sen, phe sell đang chiếm ưu thế trung hạn

Và đường Kijun sen và Tenkan sen nằm tại cùng một mức giá điều đó có nghĩa sau. Và một
lần nữa, các điểm giao cắt của Kinko Hyo có nghĩa là nơi mà Kijun sen và Tenkan sen sẽ
nằm chồng lên nhau.

[Điểm giao cắt của Tenkan sen và Kijun sen và mức giá]
- Nếu mức giá nằm trên điểm giao cắt, phe buy đang thắng thế trong ngắn và
trung hạn
- Nếu mức giá nằm tại điểm giao cắt, phe buy và phe sell đang cân bằng nhau
trong ngắn và trung hạn
- Nếu mức giá nằm dưới điểm giao cắt, phe sell đang thắng thế trong ngắn và
trung hạn.

Bằng cách nhìn vào vị trí của mức giá hiện tại với điểm giao cắt, bạn có thể nhận ra lực mua
bán trong trung và dài hạn bằng cái nhìn thoáng qua

[Các vấn đề quan trọng của Gold cross/Dead cross]


Nơi mà lực mua/bán dần chuyển đổi trạng thái cân bằng trong trung hạn và ngắn hạn
có thể được nhận ra bằng “điểm giao cắt vàng và tử thần của Kinko Hyo”

Và nó là rất quan trọng để hiểu được rằng điểu gì là thực sự ý nghĩa khi Tenkan sen và Kijun
sen nằm chồng lên nhau. Nếu bạn vừa mới đặt 1 lệnh buy tại gold cross/sell tại dead cros như
thông thường, đây chỉ là phương pháp dành cho trẻ con. Nếu bạn muốn trade với Ichimoku,
bạn phải phân tích và hiểu được khi vào các điểm giao cắt vàng/tử thần sẽ xảy ra, và bạn sẽ
biết điểm giao cắt nào thì có thể thực hiện 1 lệnh giao dịch

80
Tính đúng đắn của điểm giao cắt vàng/tử thần xảy ra trong trường hợp #2 ở trên là nơi mà H9
và L9 đều nằm trong dải H26 và L26. Hãy xem qua biểu đồ dưới, biểu đồ này chỉ ra dạng cơ
bản của gold cross của Kinko Hyo.

Đây là một ví dụ cho thấy thị trường đang giảm đến mức giá thấp nhất trước 9 cây nến gần
nhất và rồi sau đó nó bắt đầu đi lên. Sau đó bạn sẽ thấy đường Tenkan sen nằm chồng lên
đường Kijun sen và rồi vượt qua đường Kijun sen đi lên. Đây là nơi xảy ra điểm giao cắt
vàng. Dạng biểu đồ này được gọi là “Boomerang type”

Nếu bạn so sánh mức giá cao nhất và thấp nhất trong 26 ngày và trong 9 ngày, bạn có thể
thấy rõ rằng tại sao đường Kijun sen và Tenkan sen lại có cùng một mức giá. Nơi mà giá thấp
nhất và cao nhất trong 9 ngày nằm trong dải cao nhất và thấp nhất trong 26 ngày, và mức giá
giữa của 2 đường trùng nhau, đây là nơi xảy ra gold cross.
81
Tiếp theo, hãy nhìn vào biểu đồ cơ bản của dead cross

Thị trường tăng đến điểm giá cao nhất và rồi bắt đầu đi xuống từ đó. Sau đó, bạn có thể nhìn
thấy đường Tenkan sen và Kijun sen nằm chồng lên nhau khi giá đi xuống và sau đó tenkan
sẽ cắt kijun xuống dưới. Đây là nơi xảy ra dead cross của Kinko Hyo và đây cũng được gọi là
“Boomerang type”

Đây là các mẫu biểu đồ cơ bản của điểm giao cắt gold cross và dead cross của Kinko Hyo.
Bây giờ, 3 biểu mẫu sau được tạo ra trong trường hợp đường Kijun sen và đường Tenkan sen

82
nằm chồng lên nhau (ngoài các biểu đồ cơ bản trên). Trong rất nhiều trường hợp, bạn sẽ thấy
nó khi thị trường sideway trong một khoảng.

9.5) Dải giá kiểu 1: Dải sideway trong một mức nhất định

Trên đây là trường hợp chu kỳ được lặp lại trong khoảng giá cao nhất và thấp nhất, thông
thường sideway loại này được gọi là “W type” hoặc “M type”. H26 và H9 bằng nhau, L26 và
L9 cũng bằng nhau, do đó, đường Kijun sen và đường Tenkan sen sẽ nằm tại cùng một mức
giá. Đây là trường hợp sideway điển hình như tôi đã giới thiệu với bạn ở trước đó.

Ví dụ tiếp theo là các đường Kinko Hyo nằm chồng lên nhau khi thị trường mất dần khả năng
dao động (volatility) trong một khoảng giá. Hãy xem biểu đồ bên dưới đây.

83
9.6) Dải giá kiểu 2: Sideway trong khoảng giá với sóng dạng P

Một khoảng giá mà biên độ của nó giảm dần như trên trường được gọi là sóng P theo
Ichimoku. Khi bước di chuyển của 9 cây nến của sóng P xảy ra tại khoảng trung tâm của
bước giá di chuyển trong 26 cây nến, đường Tenkan sen và Kijun sen nằm chồng lên nhau.

Ví dụ tiếp theo là các đường Kinko Hyo nằm chồng lên nhau khi thị trường tăng dần biên độ
dao động (increasing volatility) khi đang sideway. Hãy xem biểu đồ bên dưới.

84
9.7) Dải giá kiểu 3: Khoảng dao động với sóng Y

Một khoảng dao động tăng dần biên độ dao động thường được gọi là sóng Y theo Ichimoku.
Khi khoảng giá biên độ dao động mạnh nhất được tạo ra trong 9 cây nến, đường Tenkan sen
và Kijun sen nằm chồng lên nhau.

Sóng Y và sự biến đổi của nó là rất phổ biến. Ví dụ, giá đang tăng đột ngột giảm mạnh tới
điểm mà giá thấp nhất trong 26 ngày được làm mới. Và sau đó giá lại tăng mạnh lên tạo điểm
giá cao nhất trong 26 ngày. Sau đó, mức giá cao nhất và thấp nhất trong 9 ngày trùng với mức
giá cao nhất và thấp nhất trong 26 ngày (đường Tenkan sen và Kijun sen nằm chồng lên
nhau).

Hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây với một dạng sóng Y biến đổi

85
9.8) Dải giá kiểu 4: Dải giá với sóng Y dao động (volatile Y wave)

Ngoại trừ kiểu boomerang là kiểu cơ bản cho điểm giao cắt của Kinko Hyo, bạn có thể thấy
rằng đường Tenkan sen và Kijun sen nằm chồng lên nhau khi thị trường đi sideway trong 1
khoảng hoặc khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh.

Bây giờ, bạn đã hiểu được bản chất, hãy tổng hợp lại các điểm giao cắt của Kinko Hyo. Chủ
đề của “điểm giao cắt vàng và từ thần của Kinko Hyo mà bạn có thể vào lệnh, và loại mà
không thể vào lệnh”

9.9) Các điểm giao cắt giả và giao cắt chính xác
Khi bạn nhìn thấy điểm giao cắt vàng của Kinko Hyo, bạn buy. Khi bạn nhìn thấy điểm giao
cắt tử thần, bạn sell. Đây là điều cơ bản, tuy nhiên, như tôi giải thích trước đó, không phải
điểm giao cắt nào cũng có thể áp dụng để vào lệnh

[Gold/dead cross của Kinko Hyo]


- Gold cross của Kinko Hyo: Tenken sen cắt Kijun sen đi lên
- Dead cross của Kinko Hyo: Tenkan sen cắt kijun sen đi xuống

Tổng quan, điểm giao cắt vàng là tín hiệu buy và điểm giao cắt tử thần là tín hiệu sell nhưng
có những tín hiệu giả. Hãy nhìn vào bước di chuyển của giá trước khi Tenkan sen và Kijun
sen nằm chồng lên nhau

86
[Xác nhận các khả năng tín hiệu giả của bước giả trước khi xảy ra giao cắt]
- Boomerang: Hầu hết tin tưởng được
- M, W type: Một dải giá dao động với cùng giá cao nhất và thấp nhất
- Sóng P: Một dải dao dộng mà độ biến động giảm dần
- Sóng Y: Một dải mà độ biến động tăng dần
- Đột ngột(spike) lên/xuống: Thị trường xảy ra cú bật lên/xuống mạnh trong 9 cây nến
(Sóng Y biến đổi)
 Trong trường hợp này Kijun sen và Tenkan sen sẽ di chuyển trong khi đang nằm
chồng lên nhau trong một chu kỳ nhất định
 Kiểu boomerang là kiểu duy nhất bạn có thể sử dụng để vào lệnh

Trước đó trong chương 7, tôi đã giải thích cách để xác định tín hiệu giao cắt giả và để tôi nói
thêm lần nữa.

[Các trường hợp bạn không nên giao dịch theo đường giao cắt của Kinko Hyo trong
một thị trường phạm vi]
- Kijun sen đi ngang hoặc gần như đi ngang.
- Ban đầu giá và Tenkan sen tạm thời di chuyển xa khỏi Kijun sen nhưng chúng ngay
lập tức quay trở lại Kijun sen và vượt qua Kijun lần nữa.

[Những trường hợp bạn nên giao dịch theo GC/DC của Kinko Hyo trong thị trường có
xu hướng]
 Gold cross
- Sau khi GC , giá và Tenkan sen tăng dần so với Kijun sen. Ngay cả khi giá có thể đến
gần với Kijun sen tạm thời, nhưng nó sẽ di chuyển ra xa và tăng nhanh.
- Kijun sen bắt đầu tăng sau khi Tenkan sen tăng giá đã được xác nhận.
- Tenkan sen và Kijun sen đều tăng theo sau một khoảng nhất định.
 Dead cross
- Sau DC, giá và Tenkan sen đi xuống xa Kijun sen. Ngay cả khi giá có thể tiến đến gần
với Kijun sen tạm thời, nhưng nó sẽ di chuyển ra xa và giảm nhanh chóng.
- Kijun sen bắt đầu đi xuống sau khi Tenkan sen giảm giá đã được xác nhận.
- Tenkan sen và Kijun sen đều đi xuống theo sau một khoảng nhất định.
Vấn đề là giá và Tenkan sen di chuyển xung quanh Kijun sen hay di chuyển xa hẳn khỏi
Kijun sen sau khi xảy ra giao cắt

Ở chương tiếp theo, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về Senko span 2

87
9.10) Tổng kết

[Mức Giá bằng nhau = Tương đương]


"Thường thì Tenkan sen và Kijun sen nằm chồng lên nhau và trở thành tương đương, nhưng
ngay cả trong trường hợp này, đó là một sự chuyển đổi. Và sau vài cây nến, thị trường sẽ
luôn ở trạng thái đối lập trước khi nó trở thành tương đương."

[Mối quan hệ giữa Tenkan sen và Kijun sen trong khi xu hướng tăng]
- Giá cao nhất trong 9 cây nến trở thành mức giá cao nhất trong 26 cây nến
- Giá thấp nhất trong 9 cây nến qua cao hơn giá thấp nhất trong 26 cây nến.
- Han-ne trong 9 nến cao hơn Han-ne trong 26 nến trước.
- Do đó, Tenkan sen nằm trên Kijun sen dưới thị trường tăng giá

[Mối quan hệ giữa Tenkan sen và Kijun sen trong khi xu hướng giảm]
- Giá thấp nhất của 9 cây nến trước đây bằng với giá thấp nhất của 26 cây nến cuối cùng.
- Giá cao nhất của 9 cây nến cuối cùng trở nên thấp hơn giá cao nhất của 26 cây nến cuối
cùng.
- Han-ne trong 9 nến trở nên thấp hơn Han-ne trong 26 nến trước.
- Do đó, Tenkan sen nằm bên dưới Kijun sen dưới thị trường con gấu.

[Những gì bạn có thể biết từ mối quan hệ giữa Tenkan sen và mức giá]
- Nếu giá cao hơn Tenkan sen, người mua ngắn hạn đang chiếm ưu thế.
- Nếu giá nằm tại Tenkan sen, người mua và người bán ngắn hạn ở trạng thái cân bằng.
- Nếu giá thấp hơn Tenkan sen, người bán ngắn hạn đang chiếm ưu thế.

[Bạn có thể biết được điều gì từ mối quan hệ giữa Kijun sen và mức giá]
- Nếu giá cao hơn Kijun sen, người mua trung hạn chiếm ưu thế,
- Nếu giá tại Kijun sen, người mua và người bán trung hạn đang ở trạng thái cân bằng.
- Nếu giá thấp hơn Kijun sen, người bán trung hạn đang chiếm ưu thế.

[Bạn có thể biết gì từ sự giao nhau giữa Tenkan sen / Kijun sen và mức giá]
- Nếu mức giá cao hơn điểm giao cắt, người mua đang chiếm ưu thế trong cả ngắn hạn và
trung hạn.
- Nếu giá nằm tại điểm giao cắt, người mua và người bán ở trạng thái cân bằng trong cả ngắn
hạn và trung hạn.
- Nếu giá nằm dưới điểm giao cắt, bên bán đang chiếm ưu thế trong cả ngắn hạn và trung hạn.

[Tầm quan trọng của GC / DC của Kinko Hyo]

88
Trường hợp người mua và người bán ngắn hạn và trung hạn thay đổi cán cân cân bằng của họ
có thể được xác định bằng "GC và DC của Kinko Hyo" (= nơi Tenkan sen và Kijun sen giao
nhau).

[GC và DC của Kinko Hyo]


- Gold Cross of Kinko Hyo: Tenkan sen vượt lên trên Kijun sen
- Dead Cross of Kinko hyo: Tenkan sen vượt xuống dưới Kijun sen

[Xác định các tín hiệu giả tiềm năng từ biến động giá trước khi GC / DC]
- Loại boomerang: Điểm giao cắt đáng tin cậy nhất
- Loại M, loại W: Một phạm vi có cùng mức giá thấp (M) / cao (W)
- Sóng P: Một dải có chiều rộng dọc thu nhỏ
- Sóng Y: Một dải có chiều rộng mở rộng theo chiều dọc
- Tăng / giảm: Thị trường có một mức tăng đột biến trong 9 nến qua (sóng Y biến dạng)
 Trong trường hợp này, Kijun sen và Tenkan sen sẽ di chuyển trong khi trùng lặp trong
một khoảng thời gian nhất định.
 Loại boomerang là loại bạn muốn thực hiện các giao dịch.

[Những trường hợp bạn không nên giao dịch theo điểm giao cắt của Kinko Hyo trong
một thị trường đi sideway trong một khoảng giá]
- Kijun sen phẳng hoặc gần như phẳng.
- Ban đầu giá và Tenkan sen tạm thời di chuyển khỏi Kijun sen nhưng chúng ngay lập tức
quay trở lại Kijun sen và vượt qua lần nữa.

[Những trường hợp bạn không nên giao dịch theo GC/DC của Kinko Hyo trong thị
trường xu hướng]
 GC
- Sau khi GC, giá và Tenkan sen tăng dần so với Kijun sen. Ngay cả khi giá đến gần với
Kijun sen tạm thời, nó sẽ di chuyển ra xa và tăng nhanh.
- Kijun sen bắt đầu tăng sau khi Tenkan sen tăng giá được xác nhận.
- Tenkan sen và Kijun sen đều tăng theo sau một khoảng nhất định.

 DC
- Sau DC, giá và Tenkan sen đi xuống càng xa Kijun sen. Ngay cả khi giá đến gần với Kijun
sen tạm thời, nó sẽ di chuyển ra xa và giảm nhanh chóng.
- Kijun sen bắt đầu đi xuống sau khi Tenkan sen giảm gía được xác nhận.
- Tenkan sen và Kijun sen đều đi xuống theo sau một khoảng nhất định.

89
Vấn đề là giá và Tenkan sen di chuyển xung quanh Kijun sen hay di chuyển xa khỏi
Kijun sen sau khi xảy ra giao cắt

Chương 10: Master of Senko span 2, và ý nghĩa đằng sau

10.1) Giới thiệu

Senko span 2 cũng là một trong những dòng Han-ne (mức giá giữa). Sau khi hiểu Tenkan sen
và Kijun sen, bước tiếp theo là thực sự hiểu về Senko span 2. Và sau đó, bạn sẽ học dòng
Han-ne tích hợp, là Senko span 1. Sau đó, cuối cùng bạn sẽ học Chiko span là duy nhất dòng
không phải Han-ne trong số năm dòng trong Ichimoku Kinko Hyo. Cảm thấy thích thú? Tiếp
tục nào.
Trong Ichimoku Kinko Hyo có những dòng được vẽ ra trước thị trường. Tính năng này làm
cho chỉ báo này trở thành duy nhất trên toàn thế giới, đây cũng có thể là một trong những
huyền thoại giữa các nhà giao dịch.

Tuy nhiên, không có nhiều người nói về lý do tại sao có những dòng tiên đoán này hoặc cách
sử dụng chúng một cách chính xác. Hãy tiếp tục tự hỏi bản thân, điều tra những câu hỏi đó và
giải quyết chúng. Chính sự lặp lại này khiến bạn phát triển nhiều nhất bởi vì bạn không là
thiên tài cũng như không thể thể có được kiến thức chân chính trong suốt phần đời còn lại của
mình chỉ bằng cách nuốt những gì được viết trên sách hoặc trang web.

Do đó, hãy nhìn vào Senko span 2 từng bước một

90
10.2) Công thức của Senko span 2
Luôn nhớ, hãy kiểm tra công thức.
[Công thức]
Senko span 2 = (cao nhất trong 52 nến + thấp nhất trong 52 nến) / 2, và đưa ra lên giá
trị của tương lai 26 nến.
* Tất cả các số liệu được tính toán bao gồm cả nến hiện tại.
Về cơ bản, nó giống với Tenkan sen và Kijun sen, nhưng sự khác biệt là ở chỗ đường được
dịch chuyển 26 nến phía trước.

10.3 Những gì bạn biết từ công thức


Trước hết, Senko span 2 cũng là một dòng Han-ne. Đường Han-ne là đường cộng giá cao
nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định trong quá khứ và chia giá trị cho 2.
Senko span 2 lấy 52 nến trong quá khứ. Nói cách khác, Senko span 2 là đường biểu thị mức
giá giữa của thị trường cho 52 cây nến cuối cùng và dịch chuyển 26 cây nến đó sang tương
lai.
[Bạn có thể nói gì từ công thức]
Senko span 2 lấy giá giữa của 52 nến trong quá khứ và chuyển nó 26 nến sang tương lai.

10.4 Senko span 2 đại diện cho điều gì?


Sau đó, Senko span 2 đại diện cho điều gì? Nó thể hiện mức của thị trường dài hạn, hướng
của xu hướng dài hạn và điểm cân bằng trong thị trường dài hạn.
Ichimoku Kinko Hyo so sánh xung lượng (Momentum) thị trường trong ngắn hạn bằng 9 nến,
trung hạn là 26 nến và dài hạn bằng cách lấy 52 nến, và Senko 2 phụ trách động lực của thị
trường (momentum) dài hạn. Do đó, nó cho biết mức của thị trường dài hạn, hướng của xu
hướng dài hạn và cũng cho biết điểm cân bằng của thị trường dài hạn.

[Ý nghĩa của Senko span 2]


Nó cho thấy mức thị trường dài hạn, hướng của xu hướng dài hạn và trạng thái cân
bằng của thị trường dài hạn.

91
Đầu tiên, Senko 2 cho biết mức thị trường dài hạn (52 nến), vì nó lấy giá giữa của 52 nến
trước đó

Senko span 2 là một đường nối giữa giá dài hạn (52 nến), hướng của Senko 2 cho thấy hướng
của xu hướng dài hạn. Cũng giống như Tenkan sen và Kijun sen, Senko span 2 sẽ đi lên khi
xu hướng tăng và nó đi xuống khi xu hướng giảm. Và nó cũng đại diện cho điểm cân bằng
của thị trường dài hạn.

10.5 Ý nghĩa của "dự báo" trong Ichimoku Kinko Hyo là gì?
Một trong những ý tưởng điển hình của Ichimoku Kinko Hyo là "dự báo". Không chỉ
Ichimoku Kinko Hyo mà mọi phân tích kỹ thuật đều không dự đoán được tương lai. Trên
thực tế, các nhà phân tích luôn cố gắng dự đoán tương lai như thể họ biết được diễn biến thị
trường trong tương lai, nhưng nó hiếm khi trở thành sự thật và họ thường không chịu trách
nhiệm.
Vậy phân tích kỹ thuật để làm gì? Nó để phân tích tình hình thị trường hiện tại.
Bây giờ, bạn có nghĩ rằng bất cứ ai có thể hiểu được tình hình thị trường hiện tại
một cách chính xác? Phân tích tình hình hiện tại là rất quan trọng trong giao dịch nhưng thật
khó cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư. Không ai biết ngày mai giá sẽ tăng hay giảm.
Những gì chúng ta biết là nếu giá tăng vào ngày mai và phá vỡ một đường kháng cự nhất
định, sự cân bằng quyền lực sẽ đơn giản là bị chi phối người mua. Hoặc nếu giá đi xuống vào
ngày mai và phá vỡ một đường hỗ trợ nào đó xuống phía dưới, thì cán cân quyền lực nghiên
về bên bán. Sau đó, chúng tôi thiết lập phân tích kỹ thuật của mình cho phù hợp, đặc biệt là
với Ichimoku Kinko Hyo.
Như Goichi Hosoda nói, “chúng tôi không ở đây để dự đoán tương lai. Chúng tôi ở đây để
biết sự hiện diện của thị trường như bây giờ ”bởi vì bạn không biết chuyển động giá trong
tương lai sẽ như thế nào. Nhưng thay vào đó, bạn có thể tạo các mẫu mô hình. Trong
Ichimoku Kinko Hyo, "dự báo" có nghĩa là vẽ một số mô hình và đường nét quan trọng. Sau

92
đó, bạn so sánh mô hình với chuyển động giá thực tế và xem liệu thị trường hiện tại đang
mua / bán chiếm ưu thế, quá nóng hay ở mức cân bằng.

[Ý nghĩa của "dự báo" trong Ichimoku Kinko Hyo]


Để vẽ một số mẫu và đường mô hình quan trọng, đồng thời so sánh và phân tích với biến
động giá thực tế để xem liệu thị trường hiện tại đang mua / bán chiếm ưu thế, quá nóng hay ở
mức cân bằng.

10.6 Dự báo tại thời điểm thị trường tăng giá


Sẽ có nhiều cách đi của giá và mô hình giá khác nhau cho 52 cây nến trước đây. Nhưng về cơ
bản chúng có thể được chia thành ba loại: tăng, giảm và phạm vi.
Nếu biến động giá của 52 cây nến cuối cùng là đi lên, nhiều nhà giao dịch đang/sẽ giữ vị thế
mua vì nó kéo dài trong 52 cây nến cuối cùng. Và họ bắt đầu lo lắng khi thị trường giảm trở
lại. Họ tiếp tục giữ các lệnh miễn là giá tiếp tục tăng, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu nó bắt đầu
đi xuống? Một số giao dịch có thể chốt lời nhưng một số giao dịch có thể tiếp tục giữ nó vì
thị trường có thể tiếp tục đi lên sau một số đợt giá hồi về và bị đẩy lên
Bây giờ hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây, thị trường chỉ đơn giản là đi lên với 52 nến và đi
xuống đối với 52 nến tiếp theo

Khi mà giá hồi về đúng 100%, bạn có thể cắt lệnh (ăn ít hoặc lỗ ít) tại một vài điểm. Tuy
nhiên, suy nghĩ về khả năng trend sẽ tiếp tục đi lên sau cú hồi nhẹ, cắt lệnh quá sớm thì
không được nhiều. Đây là điểm mấu chốt trong trading. “Bạn có thể giữ một lệnh tối đa bao
lâu?” “Khi nào thì nên take profit?” “Điểm cân bằng ở đâu?”

93
Để làm ngắn gọn một câu chuyện dài, đó là khi giá đạt đến giá trị Han-ne. Nếu giá tiếp tục
đẩy lùi lại cho đến khi chạm đến đường Han-ne, khả năng thị trường tiếp tục đi lên là tương
đối cao. Tuy nhiên, sau khi Han-ne bị phá qua, khả năng thị trường tiếp tục đi xuống trở nên
tương đối cao hơn.
Một lần nữa, chúng tôi không ở đây để dự đoán tương lai. Không ai có thể biết liệu giá sẽ
tăng hay giảm. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là sức mua tương đối mạnh hơn cho đến khi
giá chạm đến đường Han-ne, và sức bán trở nên mạnh hơn sau khi gias phá Han-ne xuống
dưới. Ý tưởng của Ichimoku Kinko Hyo là thu thập dữ kiện bằng cách phân tích tình hình
hiện tại và thu lợi nhuận bằng cách sử dụng xác suất với những lý do nhất định.

Vậy trong sơ đồ trên, khi nào thì Han-ne bị đẩy lùi? Bạn có thể nói không?

Giả sử thị trường liên tục đi lên trong 52 cây nến và sau đó liên tục chuyển sang xu hướng
giảm. Trong trường hợp đó, việc giá hồi lại Han-ne sẽ xảy ra 26 cây nến sau đó. Và đó là nơi
Senko span 2. Giả sử thị trường đang có xu hướng tăng cho 52 cây nến và giả sử bạn đang
mua. Và tại một số thời điểm, thị trường bắt đầu giảm/hồi. Senko span 2 chính là nơi cho biết
điểm mà bạn vẫn muốn giữ lệnh hoặc thoát khỏi vị thế mua.

[Vị trí của Senko span 2]


Khi giá thị trường liên tục tăng trong 52 cây nến chuyển sang xu hướng giảm liên tục, thì
Senko 2 cho thấy điểm giá hồi lại tiềm năng ở đâu (Ý là khi đang buy, nếu giá chưa phá quy
senko span 2 thì vẫn có thể giữ lệnh được, nếu giá phá qua senko span 2, đồng nghĩ phe sell
đang thắng thế  Phải thoát lệnh)

Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới. Thị trường tăng trong 52 cây nến và hãy xem đường senko
span 2 tại thời điểm đó

94
Bạn chỉ cần vẽ một đường thẳng từ đỉnh về phía Senko span 2. Công việc này được gọi là vẽ
đường dự báo. Không phải lúc nào thị trường cũng đi xuống từ cây nến tiếp theo như đã vẽ
nhưng bạn có thể cho biết tình hình thị trường bằng cách so sánh giá hiện tại với đường dự
báo. Nếu nó tiếp tục tăng, bạn có thể nói rằng đó là một thị trường tăng giá liên tục trong dài
hạn. Vì vậy, vấn đề là phải tìm ra cách giá di chuyển đối với đường dự báo này.

Trong biểu đồ trên, giá bắt đầu đi xuống từ cây nến tiếp theo sau 52 cây nến, và trong một
thời gian, nó cho thấy xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, sau một thời gian, nó dần tăng lên và
bạn có thể nhận thấy giá đã đi ra khỏi đường dự báo. Điều này chứng tỏ rằng đà giảm là một
sự thoái lui (retrace) tạm thời. Vì vậy, Senko 2 cho thấy bước ngoặt mà xu hướng có thể tiếp
tục hoặc không trong dài hạn.

Thật sự tuyệt vời khi Ichimoku Kinko Hyo có thể bắt được điểm đảo chiều xu hướng tiềm
năng trên quan điểm mức giá và thời gian.

10.7 Dự báo tại thời điểm thị trường đi xuống


Nếu giá giảm trong 52 cây nến trước và giả sử bạn đã bán vào một thời điểm nào đó, thì sau
đó giá bắt đầu quay đầu tăng trở lại. Câu hỏi là bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ thoát ra ở đâu? Đây sẽ
là những câu hỏi chính. Nếu giá tiếp tục giảm sau một số đợt thoái lui, bạn sẽ không phải lo
lắng về điều đó. Một lần nữa, bằng cách vẽ một đường dự báo về phía Senko 2, bạn biết liệu
bạn có nên đóng lệnh hay không.

Vị trí của Senko 2 cũng là vị trí tiềm năng kéo Han-ne trở lại. (pull back)

95
[Vị trí của Senko span 2]
Khi giá thị trường đi xuống trong 52 cây nến cuối cùng và sau đó chuyển sang xu hướng
tăng, Senko span 2 cho thấy điểm tiềm năng mà giá sẽ hồi về (rồi tiếp tục đi xuống)
Nếu thị trường giảm trong 52 cây nến và quay trở lại mức giá trung bình, thì 26 cây nến sau
đó sẽ chỉ ra trạng thái cân bằng trong dài hạn.(Đó là lý do kumo đưa lên trước đó 26 ngày)
Một lần nữa, chúng ta không thể dự đoán sự chuyển động giá trong tương lai. Tuy nhiên,
bằng cách so sánh đường dự báo với mức hoặc biến động giá thực tế, có thể nắm bắt chính
xác mối quan hệ sức mạnh giữa người mua và người bán và đó là lý do tại sao Senko span 2
được đặt trước để dự báo biến động giá trong tương lai

10.8) Đường dự báo tại thời điểm thị trường tích tụ

Tiếp theo là trường hợp khi mà thị trường đi sideway trong 52 ngày. Bạn phải nghĩ khác đi
trong trường hợp thị trường đi sideway

Giả sử thị trường sideway trong phạm vi của 52 cây nến cuối cùng. Trong trường hợp này,
Senko 2 cho biết mức giá giữa của phạm vi. Phạm vi biên độ dao động giữa H52 và L52
Như đã giải thích trước đây, xu hướng là nơi giá tiếp tục di chuyển khỏi mức giá trung bình
này mà không phá vỡ nó. Tại thời điểm thị trường sideway, giá tăng và giảm đến một mức
nhất định so với đường Han-ne (giá chuyển động xung quanh đường Han-ne)

[Sự khác biệt giữa xu hướng và sideway]


- Khi có xu hướng, giá đang di chuyển ra khỏi mức giá giữa mà không vượt qua mức giá
giữa.
- Khi sw, giá tăng và giảm so với mức giá giữa, cắt liên tục.

96
Nếu thị trường trong 52 cây nến cuối cùng tiếp tục sideway, giá sẽ gần với giá giữa (= Senko
span 2) sau thời gian 26 cây nến. Khi giá đi ra xa khỏi Senko span 2 trong 26 cây nến tiếp
theo, điều đó cho thấy rằng sideway dài hạn đã kết thúc.

Nhìn vào biểu đồ trên. Thị trường đã dao động trong 52 ngày và Senko span 2 nằm ở một
vòng tròn màu xanh lá cây, nơi bạn có thể thấy rõ rằng Senko span 2 vẫn đi ngang do sự hợp
nhất liên tục. Điều này cho thấy rằng thị trường đang ở trong một biên độ trong dài hạn.
Nhưng bạn không biết nếu thị trường sẽ tiếp tục sideway hay không. Nếu bạn nhìn vào
chuyển động của giá, nó tạm thời tăng lên phá qua senko span 2 nhưng ngay lập tức quay trở
lại Senko 2, điều này cho thấy thị trường vẫn sẽ tiếp tục sideway trong khoảng giá đó.

Tiếp theo, hãy nhìn vào trường hợp khoảng break-out bị phá vỡ

97
Sau một xu hướng tăng, thị trường đã đi vào vùng sideway trong 52 ngày. Senko span 2 tại
thời điểm đó đang ở một vòng tròn màu xanh lá cây. Senko span 2 vẫn đi ngang do sự hợp
nhất liên tục. Cho đến nay, nó giống như ví dụ trước.
Sau đó, nếu bạn theo dõi chuyển động của giá, bạn có thể thấy rằng giá giảm xuống dưới
Senko span 2, phá vỡ mức thấp gần đây trong 52 ngày và nó tiếp tục đi xuống đều đặn. Đây
là lúc bạn thấy Senko span B cũng đi xuống và điều đó cũng có nghĩa là thị trường đã vượt ra
khỏi khoảng sideway (range break-out)

10.9) Tổng kết

[Công thức]
Senko span 2 = (cao nhất trong 52 nến cuối cùng + thấp nhất trong 52 nến cuối cùng) / 2, và
đưa giá trị đến tương lai 26 nến.
* Tất cả các số liệu được tính toán bao gồm cả nến hiện tại.

[Bạn có thể nói gì từ công thức]


Senko span 2 lấy giá giữa của 52 nến trong quá khứ và chuyển nó 26 nến sang tương lai.

[Ý nghĩa của Senko span 2]


Nó cho thấy mức thị trường dài hạn, hướng của xu hướng dài hạn và trạng thái cân bằng của
thị trường dài hạn.

[Ý nghĩa của "dự báo" trong Ichimoku Kinko Hyo]


Để vẽ một số mẫu và đường mô hình quan trọng, đồng thời so sánh và phân tích với biến
động giá thực tế để xem liệu thị trường hiện tại đang mua / bán chiếm ưu thế, quá nóng hay ở
mức cân bằng.

[Vị trí của Senko span 2]


Khi giá thị trường liên tục tăng trong 52 cây nến chuyển sang xu hướng giảm liên tục, thì
Senko 2 cho thấy điểm giá tiềm năng mà giá sẽ hồi về ở đâu

[Sự khác biệt giữa xu hướng và sideway ]


- Khi có xu hướng, giá đang di chuyển ra xa khỏi mức giá giữa mà không cắt qua mức giá
giữa.
- Khi sw, giá tăng và giảm so với mức giá giữa, cắt liên tục.

98
Chương 11: Mastering of Senko span 1

11.1) Giới thiệu

Senko span 1 có thể là đường bí ẩn nhất trong 5 đường của Ichimoku, do đó hãy tập trung

11.2) Công thức

Đầu tiên, hãy xem công thức như dưới đây.


[Công thức cho Senko span 1]
Senko span 1 = (Kijun sen + Tenkan sen) / 2
* Giá trị được tính theo công thức trên sẽ được đến 26 cây nến tương lai, bao gồm cả cây nến
hiện tại.
Cũng giống như Senko span 2, dòng sẽ được dịch chuyển 26 nến trong tương lai.
Ichimoku Kinko Hyo có thể được sử dụng cho một khung thời gian lớn như hàng tuần hoặc
hàng tháng hoặc một khung thời gian nhỏ như M15 hoặc M5. Cộng giá của Kijun sen và
Tenkan sen và chia chúng cho 2 cũng đại diện cho Han-ne (giá giữa). Nói cách khác, Senko 1
là dòng Han-ne của các dòng Han-ne (của Kijun sen và Tenkan sen).

Ví dụ dưới đây là một mô hình điển hình được tạo ra theo giả thuyết, trong đó thị trường
giảm ổn định đánh dấu mức thấp nhất và chuyển sang xu hướng tăng ổn định. Chúng ta hãy
điều tra xem Senko span 1 và Senko span 2 di chuyển như thế nào trong trường hợp đó.

99
Từ biểu đồ trên, bạn có thể hiểu được rất nhiều thứ. Giá cắt qua đường Senko span 2 vào cây
nến thứ 25 sau khi đạt điểm giá thấp nhất. Nói cách khác, giá cắt qua Senko span 1 vào cây
nến thứ 17 và 18 sau khi tạo giá thấp nhất. Điều này nó nghĩa là đường Senko span 1 thực ra
bằng 1/3 dài hạn (52 cây nến)

52/3 = 17.5

Biểu đồ trên cho thấy nơi giá thoái lui sau thị trường tăng giá và giá vượt qua Senko span 2
sau 26 nến sau khi chạm mức cao nhất. Tức là, giá sẽ đạt tại điểm đẩy lùi sau 26 nến sau khi
nó đánh dấu mức cao nhất sau một xu hướng tăng dài hạn (52 nến). Mặt khác, giá vượt qua
Senko 1 giữa nến 17 và 18 sau khi đạt giá cao nhất.
Điều này cũng có nghĩa là Senko span 1 thực sự là 1/3 điểm đẩy lùi trong thị trường xu
hướng tăng dài hạn (52 ngày). Và đó là lý do tại sao nó có xu hướng được hỗ trợ hoặc kháng
cự bởi Senko span 1.

100
11.4 Xác định khoảng cách giữa các dòng trong sơ đồ cơ bản của Ichimoku
Kinko Hyo

Trên đây là đồ cơ bản Ichimoku với một biểu đồ giả định mô tả các chuyển động điển hình
của mỗi đường. Khi giá liên tục tăng hoặc giảm, điều quan trọng là phải hiểu mô hình điển
hình của mỗi đường sẽ sắp xếp như thế nào.
Trong biểu đồ thực, mỗi đường của Ichimoku Kinko Hyo trông sẽ di chuyển độc lập và riêng
biệt. Nhưng về cơ bản tất cả các đường sẽ di chuyển song song với sự chuyển động của giá.
Miễn là trạng thái tăng hoặc giảm ổn định tiếp tục, tất cả các đường trong Ichimoku Kinko
Hyo sẽ di chuyển song song với giá. Và tùy thuộc vào biểu đồ di chuyển thực, việc biết mỗi
đường sẽ theo sớm hơn hơn hay muộn cũng rất quan trọng để trở thành một bậc thầy của
Ichimoku Kinko Hyo.

[Nếu đà tăng ổn định tiếp tục trong một thời gian dài]
Tenkan sen đi lên song song với giá khoảng 5 cây nến sau đó.
Kijun sen đi lên song song với giá khoảng 14 cây nến sau đó.
Senko span 1 đi lên song song với giá khoảng 34 nến sau đó.
Senko span 2 đi lên song song với giá khoảng 52 nến sau đó.

Bạn có thể thấy rằng Kumo có thể dày và mỏng và có nhiều hình dạng khác nhau, giống như
những đám mây trên bầu trời. Nhưng chuyển động cơ bản là, khi thị trường đang tăng giá
mạnh, độ rộng của Kumo sẽ lớn và các Senko span cách sẽ tăng lên với một khoảng nhất
định. Và khi thị trường giảm giá ổn định, độ rộng của Kumo cũng sẽ lớn và các đường Senko
sẽ giảm xuống với một khoảng thời gian nhất định. Chiều rộng Kumo chỉ thay đổi khi xu
hướng thay đổi. Do đó, khi bạn thấy Kumo mở rộng và thu hẹp, đó thực sự là một bằng
chứng cho thấy thị trường không đi lên hoặc đi xuống ổn định. Nếu bạn nhớ Kumo sẽ trở
thành hình dạng gì trong điều kiện như thế nào, bạn có thể tự mình đọc rất nhiều thông tin về
thị trường từ Kumo.
101
11.5 Senko span 1 đại diện cho điều gì?

Quay trở lại chủ đề chính của chương, tôi đã đề cập trước đó rằng giá tại trung tâm của một
chu kỳ nhất định được gọi là mức thị trường. Senko Span 1 đại diện cho điều gì? Giả sử rằng
Tenkan sen đại diện cho mức thị trường ngắn hạn (9 nến) (= trung tâm) và Kijun sen đại diện
cho mức thị trường trung hạn (26 nến) (= trung tâm), thì Senko 1 là ngắn tới trung hạn (=
trung tâm). Ngắn hạn đến trung hạn nghe có vẻ mới mẻ với bạn nhưng gần như nó là 17,5
nến. Vì vậy, nó cho thấy mức độ thị trường trong ngắn hạn đến trung hạn cũng như xu hướng
trong ngắn hạn đến trung hạn.
Để vẽ được đường 26 nến phía trước có nghĩa là so sánh đường thẳng đó với giá 26 nến sau
đó để phân tích trạng thái của xu hướng. Senko span 2 là so sánh giá thị trường dài hạn (52
nến) hiện tại với giá sau 26 nến để phân tích xu hướng dài hạn đang thay đổi như thế nào.
Senko Span 1 đang cố gắng so sánh mức thị trường ngắn hạn đến trung hạn hiện tại với mức
giá sau 26 cây nến để phân tích xu hướng ngắn hạn đến trung hạn đang thay đổi như thế nào.
Bây giờ bạn có thể bắt đầu nghĩ "Vì vậy giá giữa của Kijun sen và Tenkan sen là Senko 1.
Còn thế nào nếu chỉ cần dịch chuyển Tenkan sen và Kijun sen 26 nến lên phía trước, và
Senko span 2 để phân tích thị trường? Chúng ta luôn biết động lượng thị trường ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. "
Vâng, bạn đã đúng. Trên thực tế, Tenkan và Kijun được dịch chuyển 26 cây nến trong tương
lai đã được vẽ trong Ichimoku Kinko Hyo nên bạn không cần phải vẽ chúng.

11.6) Senko Kijun sen và Senko Tenkan sen đã thực sự ở trên biểu đồ!

Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới

102
Senko span 1 và 2 được vẽ về tương lai so với chuyển động của giá.
Bây giờ, hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới. Cùng một biểu đồ nhưng không có senko span

Tập trung vào Chiko. Bởi vì Chiko là một đường chỉ đơn giản là dịch chuyển 26 nến về quá
khứ, các mức giá không thay đổi so với mức giá hiện tại. Sau đó, hãy tưởng tượng bạn chưa
dịch chuyển Chiko. Nói cách khác, lấy Chiko làm giá hiện tại.

Như bạn có thể thấy, Tenkan sen và Kijun sen đã được chuyển 26 cây nến sang tương lai đã
có trong biểu đồ. Hãy để tôi giải thích điều này sâu hơn.
Vẽ các đường từ Chiko đến Tenkan sen và Kijun sen cho biết giá hiện tại đang theo lộ trình
nào sau 26 cây nến đối với các mức thị trường ngắn hạn và trung hạn. So sánh chúng với mức
giá hiện tại là điều mà Ichimoku gọi là "dự báo".
Vì đã có Tenkan sen (= mức thị trường ngắn hạn) và Kijun sen (= mức thị trường trung hạn)
được chuyển sang tương lai 26 nến, nên Senko 1 cho thấy mức thị trường ngắn hạn đến trung
hạn từ giá hiện . Và không chỉ vậy, Tenkan sen lấy 9 nến và Kijun sen lấy 26 nến, do đó tỷ lệ
khoảng 1/3 là khoảng 17,5 nến và Senko khoảng 2 là 52 nến, có nghĩa là tỷ lệ này cũng
khoảng 1 đến 3. Điều đó có nghĩa là mỗi cặp đường cho thấy sự khác biệt của mức thị trường
theo cùng một tỷ lệ 1 đến 3.

103
Như ví dụ trên, vẽ các đường từ nến hiện tại đến Senko 1 và 2, và vẽ các đường khác từ
Chiko đến Tenkan sen và Kijun sen. Đây là dòng "dự báo" và xem cách giá di chuyển trên
mỗi dòng. Thông thường, bạn rút ra những thứ này từ nơi xu hướng thay đổi và sử dụng nó
để phân tích xem liệu sự đảo ngược xu hướng trở nên đáng tin cậy hay giả mạo.

Bây giờ, hãy xem ví dụ dưới đây

Bạn cũng có thể vẽ các đường từ mức cao nhất gần đây của thị trường đến Senko 1 và 2 sau
26 nến, và từ mức cao nhất gần đây của Chiko đến Tenkan sen và Kijun sen cũng là 26 nến
sau đó. Bạn không cần phải vẽ những đường này mỗi khi nhìn vào biểu đồ. Bạn chỉ có thể vẽ
những thứ này khi có thể có cơ hội đảo ngược xu hướng tiềm năng. Trong trường hợp trên,
giá hiện tại thấp hơn nhiều so với các đường từ đỉnh đến Senko 1 và 2 vì giá đã giảm mạnh.
Tuy nhiên, khi sự hồi lại (retracement) xảy ra, các điểm dưới đây sẽ dần trở nên rõ ràng bằng
cách dự báo.
104
- Liệu sự hồi lại có trở thành tạm thời hay không
- Liệu giá có tiếp tục giảm
Bạn sẽ tìm hiểu thêm về khái niệm này trong chương “Kumo” tiếp theo, trong đó tôi giải
thích mối quan hệ giữa Senko khoảng 1 và 2.

11.7 Tổng kết

[Công thức cho Senko span 1]


Senko span 1 = (Kijun sen + Tenkan sen) / 2
* Giá trị được tính theo công thức trên sẽ được 26 cây nến tương lai, bao gồm cả cây nến hiện
tại.

[Nếu đà tăng ổn định tiếp tục trong một thời gian dài]
Tenkan sen đi lên song song với giá năm cây nến sau đó.
Kijun sen đi lên song song với giá khoảng 14 cây nến sau đó.
Senko span 1 đi lên song song với giá khoảng 34 nến sau đó.
Senko 2 đi lên song song với giá khoảng 52 nến sau đó.
Chiko span đi lên song song với giá 26 nến sau đó.

Senko 2 là để so sánh giá thị trường dài hạn (52 nến) hiện tại với giá sau 26 nến để phân tích
xu hướng dài hạn đang thay đổi như thế nào. Senko Span 1 đang cố gắng so sánh mức thị
trường ngắn hạn đến trung hạn với giá sau 26 nến để phân tích xu hướng ngắn hạn đến trung
hạn đang thay đổi như thế nào.

105
Chương 12: Bản chất của Kumo

12.1 Giới thiệu


Chương này tập trung vào Kumo (FYI, Kumo có nghĩa là đám mây trong tiếng Nhật), một
trong những khái niệm nổi tiếng nhất trong Ichimoku Kinko Hyo, tuy nhiên, nó có thể là một
huyền thoại đối với hầu hết các nhà giao dịch. Trên thực tế, từ “Kumo” không bao giờ xuất
hiện trong sách gốc. Ban đầu nó được gọi là "vùng kháng cự". Chắc chắn, việc gọi khu vực
giữa Senko khoảng 1 và 2 là Kumo có thể giúp các nhà giao dịch nắm bắt khái niệm dễ dàng
hơn nhưng đồng thời nó cũng tạo ra sự sai lệch về chức năng của nó. Trong chương này, tôi
sử dụng từ Kumo, tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng về cơ bản nó là "vùng kháng cự".

12.2 Định nghĩa về Kumo ở công cộng


Trước tiên, hãy để tôi chia sẻ cách hiểu Kumo công cộng.
[Định nghĩa của Kumo công cộng]
1. Khi giá tiếp cận đến Kumo, nó có xu hướng bật lên, có nghĩa là Kumo hoạt động như các
đường kháng cự / hỗ trợ.
2. Giá có thể dễ dàng đi vào Kumo.
3. Sau khi giá đi qua Kumo lên trên, nó tiếp tục tăng mạnh. Khi giá phá vỡ Kumo xuống, nó
tiếp tục giảm mạnh.
4. Nếu Kumo dày, giá có nhiều khả năng bị bật ra hơn và nếu nó mỏng, nó sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Nói cách khác, độ dày của Kumo dẫn đến sức mạnh của hỗ trợ / kháng cự.
5. Phần xoắn của Kumo là Henka-bi và nó cho thấy một thị trường tiềm năng đảo chiều
ngược lại.
* Henka-bi là cây nến quan trọng có thể thay đổi xu hướng chính của thị trường.
Để biết chính xác về Kumo, bạn cần phải biết lý do tại sao giá dễ bật khỏi Kumo hoặc tại sao
giá lên xuống và mất hướng trong Kumo, v.v.
Nhân tiện, có một khái niệm được gọi là "phân tích CD". Tức là khi bạn dùng búa đập vào
một chiếc đĩa CD, nó sẽ bị nứt. Và nếu nó áp dụng trên biểu đồ, vết nứt sẽ hiển thị đỉnh hoặc
đáy tuyệt vời trên biểu đồ. Điều đó có nghĩa là khi bạn nhìn vào biểu đồ trong quá khứ và
nhận thấy thị trường đang chuyển động chính xác cùng với vết nứt, bạn thậm chí có thể tin
vào một số kỹ thuật được gọi là “phân tích CD”. Vì vậy, đó là lý do tại sao bạn là một nhà
giao dịch chuyên nghiệp phải tập trung vào lý do tại sao và tìm câu trả lời chính xác bất cứ
khi nào bạn sử dụng bất kỳ chỉ báo nào.
Đầu tiên, hãy xem lại những điều cơ bản về Ichimoku Kinko Hyo. Như đã đề cập trước đó,
mỗi đường phân tích mối quan hệ sức mạnh giữa người bán và người mua ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, và mỗi đường cho thấy điểm cân bằng. Ichimoku ngắn hạn có 9
nến, trung hạn có 26 nến và dài hạn có 52 nến. Ví dụ: trên cơ sở hàng tuần, tuần 9 đại
diện cho 2 tháng, tuần 26 đại diện cho 6 tháng và tuần 52 đại diện cho một năm. Tenkan

106
sen biểu thị mức thị trường ngắn hạn (Han-ne), Kijun sen biểu thị mức thị trường trung hạn
và Senko 2 cho biết mức thị trường dài hạn. Và Senko 1 thể hiện mức thị trường trong ngắn
hạn đến trung hạn, trong khi Chiko chỉ làm dịch chuyển giá đóng cửa hiện tại của 26 cây nến
về phía sau.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét cấu trúc của Kumo.

12.3 Tại sao giá vào Kumo lại bật lên?


Chủ đề này rất quan trọng vì nó giải thích tại sao Kumo có thể trở thành vùng kháng cự.
Kumo có hai đường, Senko 1 và Senko 2. Và khi giá đi vào Kumo, hầu hết thời gian, đường
đầu tiên mà giá sẽ chạm vào là Senko span 1. Khi giá tăng lên ở một mức độ nào đó, Senko
span 1 vượt lên trên Senko span2, và khi giá giảm ở một mức độ nào đó, Senko span 1
nằm dưới Senko span 2. Xem hình bên dưới.

Senko 1 có thời gian ngắn hơn, và Senko 2 có thời gian dài hơn. Tức là, Senko 1 phản ứng
nhanh với xu hướng tăng trong khi Senko 2 phản ứng sau đó. Khi thị trường tăng, Senko 1
phản ứng nhanh hơn và nó tăng trước, sau đó Senko 2 tăng sau. Do đó, Senko 1 gần nến hơn
Senko 2.

107
Tuy nhiên, khi thị trường đi sideway trong dải giá, các đường này sẽ phản ứng khác nhau

Khi giá lên xuống liên tục trong một khoảng thời gian ngắn, như trong hình trên, nó sẽ làm
cho giá chạm vào Senko 1 trước khi Senko 1 và 2 thay đổi vị trí của chúng. Vì vậy, khi thị
trường đang trong xu hướng ổn định, về cơ bản giá sẽ chạm Senko 1 trước. Sau đó, khi nó
phá vỡ Senko 2 và kết quả là bạn sẽ thấy một sự đột phá Kumo (kumo break out). Giá đã tăng
(hoặc giảm) trong một thời gian dài sẽ thay đổi hướng vào một thời điểm nào đó và lần đầu
tiên chạm vào khoảng Senko 1, và nó trở thành điểm đẩy lùi (pull back) khoảng 1/3 như đã
đề cập ở chương trước. Nói cách khác, khi xu hướng diễn ra liên tục trong một thời gian dài
với hơn 52 cây nến, Senko 1 (và Senko span 2) có thể sẽ là điểm bật lên.(Giá sẽ hồi về đó và
bật lên)
Tuy nhiên, khi nửa sau của xu hướng tăng bắt đầu chậm lại, thì Senko 1 sẽ hiển thị trên mức
thoái lui 1/3 của xu hướng tăng. Ngược lại, khi xu hướng tăng bắt đầu tăng tốc trong nửa sau,
Senko 1 cho thấy điểm thoái lui dưới 1/3 cho xu hướng tăng. Do đó, Senko 1 cho thấy nơi

108
tiềm năng giá bị đẩy lùi lại (push back) có thể xảy ra hoặc kéo xuống (pull back) khi xu
hướng giảm) trong khi thực hiện các đợt điều chỉnh như vậy theo đà thị trường. 1/3 push /
pull back là khái niệm cơ bản đối với Senko span 1, tuy nhiên, nếu xung lượng dần yếu đi, xu
hướng tăng hoặc xu hướng giảm trước đó có thể biến mất ở mức thoái lui 1/3. Ngược lại, nếu
đà tăng mạnh hơn, thị trường có thể bị đẩy lùi xuống dưới hoặc kéo trở lại trên 1/3 điểm thoái
lui, trong đó có Senko. Về cơ bản, Senko Span 1 được tạo ra để nắm bắt vị trí mà việc đẩy /
kéo lùi có thể xảy ra trên một thị trường có xu hướng dựa trên các thử nghiệm và xác minh
khác nhau của Goichi Hosoda.

12.4 Giá trong Kumo và đà bứt phá

Nếu bạn đã hiểu rõ khái niệm này cho đến nay, bạn có một nền tảng tốt về lý do tại sao giá có
thể được củng cố (consolidation) trong Kumo và tại sao động lượng (momentum) tăng sau
khi Kumo đột phá. Trên thực tế, bất kể bạn đọc cuốn sách nào hoặc xem trang web nào,
không có nhiều thông tin mô tả chính xác ý nghĩa thực sự của Senko Span 1 (ngay cả trên các
trang web Nhật Bản!) Và nó vẫn là bí ẩn lớn nhất của Ichimoku Kinko Hyo. Vì vậy, hãy tiến
thêm một bước nữa.
Trong khi xu hướng tăng, Senko 2 cho thấy điểm mà giá có thể bị đẩy trở lại là Han-ne dài
hạn (giá trung bình). Nó thực sự là chỗ đứng (cản cuối) cuối cùng cho người mua và do đó,
sức mạnh kháng cự trở nên lớn nhất trong số tất cả các dòng của Ichimoku.
Senko span 1 cho thấy điểm đẩy lùi 1/3 tiềm năng và khi xung lượng mạnh, nó có thể hoạt
động như một hỗ trợ nhưng khi xung lượng yếu, nó có thể bị phá vỡ.

[1. Giá có xu hướng bật lại khi tiếp cận đến Kumo, về mặt kỹ thuật Senko span 1 và 2.
Chúng trở thành đường kháng cự / hỗ trợ.]
Điều này chủ yếu là do mối quan hệ giữa giá và Senko 1. Senko span 1 cho biết một điểm mà
xu hướng tăng dài hạn liên tục có khả năng được hỗ trợ và một điểm mà xu hướng giảm dài
hạn liên tục có khả năng bị kháng cự . Khi thị trường nằm trong một vùng giá, mỗi đường
Ichimoku đại diện cho trung tâm của mức thị trường (ngoại trừ Chiko), có nghĩa là Senko 1
không trở thành ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, mà là giá sẽ tăng và giảm trên Senko 1 liên tục
trong ngắn hạn đến trung hạn và Senko 2 là dài hạn.

[2. Lý do giá đi sideway trong Kumo]


Giả sử rằng xu hướng tăng mất đà và đi xuống dưới Senko 1. Trong trường hợp đó, 2 của
Senko trở thành đường giới hạn cho người mua. Vì vậy, khi giá tiến gần đến Senko 2, sẽ có
một cuộc chiến nảy lửa giữa người mua và người bán và đó là lý do tại sao giá sẽ đi sideway
và biến động trong Kumo.

109
[3. Lý do của đà tăng sau khi Kumo bị phá qua]
Senko 2 là một đường Han-ne đẩy lùi (hoặc kéo lùi – push/pull back) dài hạn nơi người bán
và người mua dài hạn tranh nhau. Việc phá vỡ đường này sẽ làm cho động lượng/momentum
thị trường đảo ngược, do đó, nó sẽ đi theo hướng giá phá qua Kumo

Giả sử giá phá khỏi Kumo đi lên. Trong hầu hết các trường hợp, Kinko Hyo đã vượt qua giao
cắt vàng (Tenkan sen giao cắt vàng Kijun sen), và Chiko cũng phá qua nến và bạn thấy Kumo
bị được gọi là Sanyaku Kouten. Lưu ý rằng ngay cả khi bạn thấy giá bứt phá khỏi Kumo
sau khi sideway, vẫn có những trường hợp Sanyaku Kouten/Gyakuten không xảy ra.

12.5 Tóm tắt

Từ Kumo không bao giờ xuất hiện trong sách gốc. Ban đầu nó được gọi là vùng kháng cự.
Mỗi đường phân tích mối quan hệ quyền lực giữa người bán và người mua trong ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn, và mỗi đường cho thấy điểm cân bằng. Ichimoku ngắn hạn có 9 nến,
trung hạn có 26 nến và dài hạn có 52 nến. Ví dụ: trên cơ sở hàng tuần, tuần 9 đại diện cho 2
tháng, tuần 26 đại diện cho 6 tháng và tuần 52 đại diện cho một năm.
Khi giá tăng ở một mức độ nào đó, Senko 1 vượt lên trên Senko 2, và khi giá giảm ở một
mức độ nào đó, Senko 1 nằm dưới Senko 2.

[1. Giá có xu hướng bật lại khi tiếp cận đến Kumo, về mặt kỹ thuật Senko khoảng 1 và
2. Chúng trở thành đường kháng cự / hỗ trợ.]
Điều này chủ yếu là do mối quan hệ giữa giá và Senko 1. Senko 1 cho biết một điểm mà xu
hướng tăng dài hạn liên tục có khả năng được hỗ trợ và một điểm mà xu hướng giảm dài hạn
liên tục có khả năng bị kháng cự . Khi thị trường nằm trong một vùng giá, mỗi đường
Ichimoku đại diện cho trung tâm của mức thị trường (ngoại trừ Chiko), có nghĩa là Senko 1
không trở thành ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, mà là giá sẽ tăng và giảm trên Senko 1 liên tục
trong ngắn hạn đến trung hạn và Senko 2 là dài hạn.

[2. Lý do giá đi sideway trong Kumo]


Giả sử rằng xu hướng tăng mất đà và đi xuống dưới Senko 1. Trong trường hợp đó, 2 của
Senko trở thành đường giới hạn cho người mua. Vì vậy, khi giá tiến gần đến Senko 2, sẽ có
một cuộc chiến nảy lửa giữa người mua và người bán và đó là lý do tại sao giá sideway và
biến động trong Kumo.

110
[3. Lý do của đà tăng sau khi Kumo bị phá qua]
Senko 2 là một đường Han-ne đẩy lùi (hoặc kéo lùi) dài hạn nơi người bán và người mua dài
hạn tranh nhau. Việc phá qua đường này sẽ làm cho động lượng thị trường đảo ngược, do đó,
nó đi theo hướng bị phá vỡ.

111
Chương 13: Bản chất của Kumo xoắn

13.1) Giới thiệu


Phần thứ 2 này của Kumo sẽ giải thích về điều đó khi thị trường đang sideway. Bây giờ, hãy
xem lại cách Kumo thường được công nhận trước công chúng.

[Định nghĩa của Kumo công cộng]


1. Khi giá tiếp cận đến Kumo, nó có xu hướng bật lên, có nghĩa là Kumo hoạt động như các
đường kháng cự / hỗ trợ.
2. Giá có thể dễ dàng đi vào Kumo.
3. Sau khi giá đi qua Kumo lên trên, nó tiếp tục tăng mạnh. Khi giá đi qua Kumo xuống, nó
tiếp tục giảm mạnh.
4. Nếu Kumo dày, giá có nhiều khả năng bị bật ra hơn và nếu nó mỏng, nó sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Nói cách khác, độ dày của Kumo dẫn đến sức mạnh của hỗ trợ / kháng cự.
5. Phần xoắn của Kumo là Henka-bi và nó cho thấy một thị trường tiềm năng ngược lại.
* Henka-bi là cây nến quan trọng có thể thay đổi xu hướng chính của thị trường.

Chương trước bao gồm đến điểm 3. Sau cùng, điều quan trọng là phải biết ý nghĩa thực sự
của Kumo vì một khi bạn hiểu nó, bạn sẽ biết khi nào nó áp dụng và khi nào nó không áp
dụng trong các trường hợp khác. Trên thực tế, phân tích Ichimoku trở nên hoàn toàn khác
nhau giữa thị trường xu hướng và thị trường sideway

1. Xác định xu hướng bởi Ichimoku Kinko Hyo


- Khi tạo xu hướng, mỗi dòng của Ichimoku Kinko Hyo chỉ ra một điểm tiềm năng đẩy
lùi và kéo lùi.
- Khi sideway, mỗi dòng của Ichimoku Kinko Hyo dần dần gần nhau hơn như là chúng
chỉ ra một trung tâm của thị trường.
* Ngoại trừ Chiko span.
Với những điều trên, câu hỏi đặt ra là, “Làm thế nào để xác định liệu thị trường có đi sideway
hay không.”

112
Đầu tiên, có thể nhận ra nó từ góc độ của Kijun sen. Hình trên cho thấy một thị trường mà
xu hướng thay đổi theo thời gian. Bây giờ, Senko 2 đại diện cho xu hướng dài hạn và Tenkan
sen đại diện cho xu hướng ngắn hạn nhưng đường quan trọng nhất để xem xét góc độ là
Kijun sen. Tại sao? Bởi vì Tenkan sen di chuyển quá nhanh trong khi xu hướng dài hạn là rất
hiếm. Vì vậy, xu hướng trung hạn tạo ra lợi nhuận cho các nhà giao dịch nói chung. Bất kể
bạn nhìn vào khung thời gian nào, Kijun sen luôn làm việc để nắm bắt xu hướng tốt trong thị
trường. Trên thực tế, hình trên cho thấy nơi Kijun sen đi ngang thường trở thành sideway và
nơi Kijun sen tăng hoặc giảm thường nắm bắt xu hướng.

Thứ hai, bạn có thể nhìn vào khoảng cách giữa mỗi dòng. Các đường sẽ trở nên gần nhau hơn
khi thị trường đi vào sideway vùng giá. Chiko span cũng tiếp cận (đâm vào) các đường khác
cũng như nến khi dao động. Và khi bạn tìm thấy một đường nằm ngang hoàn toàn, nó có thể
hiển thị tâm của vùng giá.
Ngược lại, khi có xu hướng, 5 đường sẽ tách ra. Trong khi xu hướng tăng, giá, Tenkan sen,
Kijun sen, Chiko span 1 và Chiko span 2 sẽ theo thứ tự từ trên xuống (không bao gồm
Chiko). Trong khi xu hướng giảm, giá, Tenkan sen, Kijun sen, Senko span 1 và Senko span 2
sẽ theo thứ tự từ dưới lên.

113
Bây giờ, hãy tập trung vào độ dày của Kumo.’

13.2 Độ dày và độ kháng


Định nghĩa công khai thứ 4 về Kumo là “Nếu Kumo dày, giá có nhiều khả năng bị kháng lại
và nếu mỏng, nó sẽ bị đi qua dễ dàng hơn. Nói cách khác, độ dày của Kumo dẫn đến sức
mạnh của hỗ trợ / kháng cự ”.
Bây giờ, độ dày của Kumo được xác định như thế nào? Điều đó dựa trên mối quan hệ giữa
Senko 1 và 2. Khi Senko 1 và 2 tách rời nhau, nó trở thành “Kumo dày” và khi Senko 1
và 2 gần nhau, nó trở thành “Kumo mỏng”. “Hai đường này sẽ gần nhau khi thị trường
đang sideway và chúng tách ra khi có xu hướng trên thị trường. Do đó, Kumo mỏng cho
biết thị trường không có xu hướng trong 26 cây nến cuối cùng và Kumo dày cho thấy
thị trường có xu hướng trong 26 cây nến cuối cùng.

Khi Kumo tiếp tục mỏng, có nghĩa là chưa có xu hướng nào cho đến 26 nến trước. Vì vậy,
điều gì sẽ xảy ra nếu giá cao hơn hoặc thấp hơn Kumo và sau đó nó giảm xuống hoặc tăng
lên trong Kumo? Kumo có hoạt động như một vùng kháng cự trong những trường hợp như
vậy không? Câu trả lời là “không có khả năng”

114
Nếu thị trường sideway, giá sẽ liên tục đi lên trên và dưới Kumo, vì vậy nó sẽ không hoạt
động như một vùng kháng cự. Nó có thể hoạt động tốt hơn như một vùng kháng cự khi có
một kỳ xu hướng tăng và Kumo nằm dưới nến trong quá khứ. Và nếu giá bắt đầu đi xuống và
chạm vào Kumo, thì Senko 1 sẽ trở thành đường hỗ trợ tiềm năng, và sau đó 2 của Senko trở
thành đường hỗ trợ tiềm năng thứ hai. Kumo không trở thành vùng kháng cự khi thị trường
nằm sideway. Nó chỉ hoạt động như một vùng kháng cự khi thị trường có xu hướng trong quá
khứ.

115
13.3 Kumo xoắn là cái gì?

Bây giờ, chúng ta hãy chuyển sang chủ đề chính “ Sự xoắn của Kumo”. Những gì thường
được công chúng nói về vòng xoắn có thể là “phần xoắn của Kumo là Henka-bi và nó cho
thấy một sự đảo ngược thị trường tiềm năng”.

Tôi phải nói rằng nó hoàn toàn sai lầm. Nói về một cú xoắn, có một trường hợp khác ở
Ichimoku Kinko Hyo, đó là Tenkan sen và Kijun sen. Khi Tenkan sen cắt Kijun sen trở lên,
đó là một Gold cross của Kinko Hyo, và khi Tenkan sen cắt Kijun sen xuống dưới, đó là một
Dead cross của Kinko Hyo. Nó nắm bắt sự thay đổi xu hướng thị trường bằng cách so sánh
Han-ne (giá giữa) của 9 cây nến cuối cùng và của 26 cây nến cuối cùng. Và khái niệm hoàn
toàn giống nhau trong vòng xoắn Senko.

Sự giao nhau giữa Tenkan sen và Kijun sen (= Gold Cross và Dead Cross of Kinko Hyo) là
để quan sát những thay đổi trong xu hướng trung hạn và sự giao nhau của Senko khoảng 1 và
2 (= Kumo twist) là để quan sát những thay đổi trong một xu hướng dài hạn.

Ví dụ: bạn có thể lấy hai đường trung bình động và tìm điểm cắt vàng và điểm giao tử thần,
tuy nhiên không có giai đoạn chắc chắn nào để thực hiện. Bạn có thể lấy chéo 5 và 25, hoặc
30, hoặc 50 hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào bạn có thể thực hiện. Nhưng câu hỏi đặt ra là
sự khác biệt giữa các giai đoạn đó là gì? Điểm mấu chốt của các khoảng thời gian khác nhau
thực sự là sự khác biệt tuỳ vào khoảng thời gian bạn đang xem xét để phân tích biểu đồ.

Thông thường, có những trường hợp "dài hạn là xu hướng tăng, trung hạn là xu hướng giảm
và ngắn hạn là xu hướng tăng", có nghĩa là tùy thuộc vào giai đoạn nào của xu hướng bạn
muốn tìm kiếm, các khoảng thời gian của đường trung bình động cần được thay đổi và nên
được thay đổi. Bạn sử dụng MA ngắn hạn để tìm kiếm xu hướng ngắn hạn và MA dài hạn để
tìm kiếm xu hướng dài hạn.

Do đó, giao nhau của Tenkan sen và Kijun sen (GC và DC của Kinko Hyo) được sử
dụng để quan sát những thay đổi trong xu hướng trung hạn, và giao nhau của Senko 1
và 2 (= vòng xoắn Kumo) là được sử dụng để quan sát những thay đổi trong xu hướng
dài hạn.

Nói chung, nó được gọi là "xoắn Kumo", nhưng nó có nghĩa là Senko 1 phá qua Senko 2. Vì
vậy, bạn cũng có thể gọi đây là "một GC của Senko 1 và 2" hoặc "một DC của Senko 1 và 2."
Và nó được vẽ 26 cây nến trong tương lai, vì vậy nó KHÔNG xảy ra trường hợp Kumo bị
xoắn nhưng mà nó thực sự xảy ra 26 cây nến trước đó

116
Hãy nhìn biểu đồ sau

Khi bạn thấy một xoắn Kumo, nó thực sự xảy ra 26 cây nến trước đó, không phải ở phần nến
nơi Kumo bị xoắn.
Đôi khi tôi nghe một số nhà phân tích nhận xét như "Ngày mai nến sẽ gây xoắn Kumo (vào
vùng kumo bị xoắn), vì vậy đây sẽ là một ngày quan trọng" nhưng bây giờ bạn biết điều đó
không đúng. Khi bạn thấy một sự thay đổi của thị trường khi cây nến hiện tại ở tại mức xoắn
Kumo, nó giống như phân tích CD mà tôi đã đề cập trước đó.

[Kumo xoắn]
- Một cây nến gây ra xoắn Kumo là quan trọng. Nó cho thấy sự thay đổi xu hướng dài
hạn.
- Cây nến tại nơi xảy ra xoắn Kumo không phải là cây nến quan trọng.
- Nếu Senko 1 phá vỡ Senko 2 đi lên, nó cho thấy sự thay đổi từ xu hướng giảm dài hạn
sang xu hướng tăng dài hạn.
- Nếu Senko phá vỡ Senko 2 hướng xuống, nó cho thấy sự thay đổi từ xu hướng tăng dài
hạn sang xu hướng giảm dài hạn.

13.4 Tóm tắt


[Đánh giá xu hướng của Ichimoku Kinko Hyo]
- Khi có xu hướng, mỗi dòng của Ichimoku Kinko Hyo chỉ ra một điểm tiềm năng đẩy lùi và
kéo lùi. (giá hồi về)
- Khi sideway, mỗi dòng của Ichimoku Kinko Hyo dần dần gần nhau hơn khi chúng chỉ ra
một trung tâm của thị trường.
* Ngoại trừ Chiko span.

Khi có xu hướng, 5 đường sẽ được tách ra. Trong khi xu hướng tăng, giá, Tenkan sen, Kijun
sen, Chiko span 1 và Chiko span 2 sẽ theo thứ tự từ trên xuống (không bao gồm Chiko).

117
Trong khi xu hướng giảm, giá, Tenkan sen, Kijun sen, Senko span 1 và Senko span 2 sẽ theo
thứ tự từ dưới lên.

Khi Senko span 1 và 2 tách rời, nó trở thành "Kumo dày", và khi Senko 1 và 2 gần nhau, nó
trở thành "Kumo mỏng". Hai đường này sẽ gần nhau khi thị trường đang dao động và chúng
tách ra khi có một xu hướng trên thị trường. Do đó, Kumo mỏng cho biết thị trường không có
xu hướng đối với 26 nến cuối cùng và Kumo dày cho biết thị trường có xu hướng trong 26
nến cuối cùng.
Nếu Kumo tiếp tục mỏng, có nghĩa là đã không có xu hướng nào cho tới 26 nến trước.

GC của Tenkan sen và Kijun sen (GCcủa Kinko Hyo) được sử dụng để quan sát những thay
đổi trong xu hướng trung hạn và giao nhau của Senko 1 và 2 (= vòng xoắn Kumo) được sử
dụng để quan sát những thay đổi trong xu hướng dài hạn.

[Kumo xoắn]
- Một cây nến gây ra xoắn Kumo là quan trọng. Nó cho thấy sự thay đổi xu hướng dài hạn.
- Cây nến tại nơi xảy ra xoắn Kumo không phải là cây nến quan trọng.
- Nếu Senko 1 phá vỡ Senko 2 đi lên, nó cho thấy sự thay đổi từ xu hướng giảm dài hạn sang
xu hướng tăng dài hạn.
- Nếu Senko 1 cắt Senko 2 xuống, nó cho thấy sự thay đổi từ xu hướng tăng dài hạn sang xu
hướng giảm dài hạn.

118
Chương 14: Bản chất của Chiko span

14.1 Giới thiệu

Chương này tập trung vào thành phần thứ 5 trên Ichimoku Kinko Hyo, "Chiko span." Đó là
một dòng đơn giản nhưng rất quan trọng để hiểu. Ichimoku Sanjin thậm chí còn tuyên bố
trong cuốn sách gốc của mình là "Bạn không thể giao dịch nếu không có Chiko span." Và tôi
sẽ chỉ cho bạn cách bạn có thể kết hợp nó với các tín hiệu khác để phân tích và thực hiện các
giao dịch.

14.2 Công thức của Chiko


Chiko span được vẽ đơn giản bằng cách dịch chuyển giá đóng cửa hiện tại 26 nến về phía quá
khứ
[Công thức của Chiko span]
- Lấy một mức giá đóng cửa hiện tại và chuyển nó 26 cây nến về quá khứ. * 26 nến bao gồm
nến hiện tại.
Trong tất cả 5 dòng Ichimoku, công thức cho Chiko là dễ nhất. Chúng ta có xu hướng nghĩ
rằng những thứ phức tạp thì vĩ đại hơn và những thứ đơn giản thì không quá tuyệt vời nhưng
điều đó không thực sự đúng. Dòng đơn giản này có nghĩa là rất nhiều.

119
14.3 Bản chất của Chiko span
Bản chất của Chiko span là để so sánh giá hiện tại với giá của 25 cây nến trước đó

Vậy khi Chiko nằm phía trên các ngọn nến, điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là
những người đã mua 25 cây nến trước đây đã chạy lãi. Trong ngược lại, những người đã bán
25 cây nến trước đây đang thua lỗ. Vậy điều đó có nghĩa là gì khi Chiko nằm dưới nến? Điều
đó có nghĩa là những người đã mua 25 cây nến trước đây đã thua lỗ, và những người đã bán
25 cây nến trước đây hiện đang có lãi.

[Bản chất của Chiko span]


- Chiko span trên nến = Người mua đang lãi và người bán đang lỗ trong 25 nến.
- Chiko bên dưới nến = Người mua đang lỗ và người bán đang có lãi trong 25 nến.
Nói cách khác, khi Chiko nằm trên giá, bạn có thể biết rằng người mua đang chiếm ưu thế.
Và khi Chiko nằm dưới mức giá, bạn biết rằng người bán đang chiếm ưu thế.

14.4 Gold Cross và Dead Cross of Chiko span


Câu chuyện dẫn đến một trong những tín hiệu mua / bán nổi tiếng trong Ichimoku Kinko
Hyo, đó là "Gold Cross and Dead Cross of Chiko span".

[GC vs DC của Chiko]


- Gold Cross of Chiko span: Chiko span cắt nến lên trên = Tín hiệu mua.
- Dead Cross of Chiko span: Chiko span cắt nến đi xuống = Tín hiệu bán.
Bây giờ, hãy xem lại các tín hiệu Sanyaku Kouten / Gyakuten.

[Sanyaku Kouten (Ba tín hiệu mua)]


- Gold Cross of Kinko Hyo: Tenkan sen cắt qua Kijun sen đi lên.
- Gold Cross of Chiko span: Chiko span vượt qua nến hướng lên trên.
- Sanyaku Kouten: Ngoài 2 điểm trên, giá phá Kumo đi lên

120
[Sanyaku Gyakuten (Ba tín hiệu bán]
-Dead Cross of Kinko Hyo: Tenkan sen cắt qua Kijun sen xuống dưới.
- Dead Cross of Chiko span: Chiko span cắt nến xuống dưới.
- Sanyaku Gyakuten: Ngoài 2 điều trên, giá phá qua Kumo xuống dưới.

Lưu ý rằng Sanyaku Kouten và Gyakuten được cho là những tín hiệu mua / bán quan trọng
nhất trong phân tích Ichimoku nhưng hãy nhớ rằng chúng là những tín hiệu hiếm và tương
đối chậm. Thường mất một khoảng thời gian để xảy ra sau khi thị trường đánh dấu mức giá
cao nhất hoặc thấp nhất trong quá khứ.

Điều tiếp theo tôi muốn bạn hiểu các bước chính xác của những điểm giao cắt này. Thứ tự có
thể thay đổi, đôi khi Chiko span cross xảy ra trước hoặc đôi khi Kumo breakout có thể đến
trước nhưng hãy nhớ "thứ tự cơ bản" như sơ đồ trên. Khi bạn nhìn thấy một biểu đồ thực, sẽ
trở nên khó khăn để mong đợi một trong hai tín hiệu mua, “Gold Cross của Kinko Hyo
”hoặc“ Gold Cross of Chiko span ”, sẽ xuất hiện đầu tiên vì chúng thường xuất hiện với thời
gian tương tự. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ sơ đồ cơ bản trên, bạn có thể thấy rằng bước cơ bản
đầu tiên là "GC của Kinko Hyo", sau đó đến "GC của Chiko span".

Điều rất quan trọng là phải hiểu được thứ tự cơ bản này vì thứ tự thường không đúng có thể
là thị trường không ổn định. Ngoài ra, hãy ghi nhớ không chỉ thứ tự đúng mà còn cần bao
nhiêu thời gian để thực hiện những lần giao nhau này sau khi tạo mức giá thấp nhất hoặc cao
nhất cũng là điểm quan trọng cần xem xét.

121
[Thứ tự cơ bản của Sanyaku Kouten]
Bước 1: GC của Kinko Hyo (Tenkan sen và Kijun sen).
Bước 2: GC của Chiko span. Nó sẽ xảy ra sau khi GC Kinko Hyo xảy ra trong một vài ngọn
nến.
Bước 3: Giá phá vỡ trên Kumo (Senko 2) được gọi là Sanyaku Kouten. Nó sẽ xảy ra sau khi
có GC của Chiko.
* Sanyaku Gyakuten sẽ hoàn toàn ngược lại.

14.5 Xác định thời đại mua và bán


Một khi bạn hiểu được GC và DC của Chiko, bạn có thể xác định “kỷ nguyên mua” nơi
người mua chiếm ưu thế và “kỷ nguyên bán” nơi người bán chiếm ưu thế như một xu hướng
chính.
Ví dụ dưới đây cho thấy thời kỳ mua và bán bằng GC và DCcủa Kinko Hyo. Đầu tiên, hãy
xem biểu đồ bên dưới.

Bạn có thể thấy rằng khi bạn mua ở GC hoặc bán ở DC bạn sẽ có được rất nhiều lợi nhuận

122
Tiếp theo, ví dụ dưới đây chỉ ra thời kỳ mua/bán cho GC và DC của Chiko span

Lưu ý rằng bạn cần phải nhìn vào nến hiện tại, nơi giao nhau của Chiko đang thực sự xảy ra
khi Chiko bị dịch chuyển 25 cây nến về phía sau.
Và so sánh biểu đồ trên với biểu đồ trước đó của Kinko Hyo. Một số tín hiệu hiển thị ở gần
như cùng một vị trí và đó là nơi xác suất chiến thắng tăng lên. Tuy nhiên, tín hiệu giả có thể
xảy ra khi chúng không khớp.

14.6 Khoảng cách giữa Chiko span và mức giá

Vì vậy, một lần nữa, ý tưởng của Chiko là so sánh giá hiện tại với 25 cây nến trước đây. Và
nếu Chiko nằm trên nến, người mua tại thời điểm đó đang kiếm lời, và nếu Chiko nằm dưới
nến, người mua tại thời điểm đó đang thua. Vì vậy, chỉ cần nhìn vào vị trí của Chiko, bạn có
thể xác định được đó là kỷ nguyên của người mua hay kỷ nguyên của người bán đối với 25
cây nến cuối cùng. Khi thị trường thay đổi, thời đại của người mua và người bán sẽ được
123
chuyển đổi theo thời gian. Hãy nhớ rằng sự giao nhau xảy ra sau 25 cây nến sau khi sự phá
vỡ Chiko (Chiko span break out) đang xảy ra.

Ngoài ra, hãy kiểm tra khoảng cách giữa Chiko và các nến. Giả sử Chiko bây giờ nằm trên
nến. Khi đó, khoảng rộng hay hẹp cũng rất quan trọng. Khi khoảng cách thu hẹp, cuối cùng
nó có thể dẫn đến sự giao nhau của Chiko với giá, điều này cũng có nghĩa là một số sự thoái
lui có thể xảy ra. Ngược lại, khi khoảng cách chênh lệch rộng, nó cho thấy xu hướng có thể
vẫn tồn tại.

[Xem gì ở Chiko span]


- Chiko nằm trên hay dưới nến.
- Khoảng cách giữa Chiko và nến rộng hay hẹp.

Đây là những gì chúng tôi gọi là "dự báo" trong phân tích Ichimoku Kinko Hyo. Điều quan
trọng là phải đưa ra một dấu hiệu về việc liệu Chiko có đang cắt qua giá trong một vài cây
nến hay không. Và nơi tôi nghĩ Ichimoku Kinko Hyo thật tuyệt vời là Chiko có thể GC/DC
thành nến theo thời gian ngay cả khi thị trường ít biến động hơn. Điều tương tự cũng áp dụng
cho điểm giao cắt của Kinko Hyo. Thời gian trôi qua cho thấy sự cân bằng quyền lực của
người mua và người bán NGAY CẢ NẾU giá tương đối đi ngang.

Cho đến nay, bạn có thể tìm thấy thông tin trên bất kỳ cuốn sách nào khác.
Chương tiếp theo sẽ giải thích sâu hơn về cách dự báo thị trường bằng Chiko span và cách dự
báo với tất cả 5 dòng.

14.7 Tóm tắt

[Công thức của Chiko span]


- Lấy mức giá đóng cửa hiện tại và chuyển nó 26 cây nến về quá khứ.
* 26 nến bao gồm nến hiện tại.
[Bản chất của Chiko span]
- Chiko span nằm trên nến = Người mua đang lãi và người bán đang lỗ trong 25 nến.
- chiko bên dưới nến = Người mua đang lỗ và người bán đang có lãi trong 25 nến.

[GC và DC của Chiko]


- Gold Cross of Chiko span: Chiko span cắt nến đi lên = Tín hiệu mua.
- Dead Cross of Chiko span: Chiko span cắt nến đi xuống = Tín hiệu bán.

[Thứ tự cơ bản của Sanyaku Kouten]

124
Bước 1: GC của Kinko Hyo (Tenkan sen và Kijun sen).
Bước 2: GC của Chiko span. Nó sẽ xảy ra sau khi GC cuả Kinko Hyo trong một vài ngọn
nến.
Bước 3: Giá cắt qua Kumo đi lên (Senko 2) được gọi là Sanyaku Kouten. Nó sẽ xảy ra sau
khi xảy ra GC của Chiko.
* Sanyaku Gyakuten sẽ hoàn toàn ngược lại.

[Xem gì ở Chiko span]


- Chiko nằm trên hay dưới nến.
- Khoảng cách giữa Chiko và nến rộng hay hẹp.

125
Chương 15: Dự đoán thị trường bằng đường Chiko span và cách
sử dụng tối ưu của Ichimoku Kinko Hyo

15.1 Chiko là động lượng/momentum


Mọi thứ có thể ngày càng trở nên khó khăn hơn khi bạn dần đi sâu vào phần Ichimoku Kinko
Hyo nhưng nếu bạn muốn trở thành bậc thầy của Ichimoku trader, tôi muốn bạn làm theo.
Hãy kiểm tra lại công thức tính toán Chiko.

[công thức của Chiko span]


- Lấy một mức giá đóng cửa hiện tại và chuyển nó 26 cây nến về quá khứ.
* 26 nến bao gồm nến hiện tại.

Nói cách khác, về cơ bản, Chiko span so sánh giá 25 nến trước với giá hiện tại. Có một phân
tích kỹ thuật khác so sánh giá của một vài ngọn nến trước đây với giá hiện tại, đó là "động
lượng". Momentum có nghĩa là sức mạnh của thị trường. Công thức của động lượng như dưới
đây,
“Giá đóng cửa của nến - giá đóng cửa của N ngọn nến trước = động lượng”
Vì vậy, nếu giá trị N là 25, điều này hoàn toàn giống nhau giữa Chiko và giá hiện tại. Và
thông thường, chỉ báo "momentum" được cho là "mua trên đường 0, bán nếu đường phá vỡ
dưới đường 0". Khi nào momentum vượt qua đường 0? Trên thực tế, GC của Chiko giống
như GC của momentum với đường 0 hướng lên, và DC của Chiko cũng giống như DC của
vạch 0 hướng xuống. Nói cách khác, Chiko chính là động lượng thị trường.

126
Thật vậy, nếu bạn nhận được một biểu đồ đường, bạn sẽ dễ dàng thấy rằng Chiko chỉ bị dịch
chuyển về quá khứ. Như tôi đã giải thích trên Senko span 1, công thức cho mỗi dòng trong
Ichimoku Kinko Hyo có thể được giải thích theo hai cách.
Tenkan sen = 9 nến cao và thấp và lấy Han-ne của nó (giá giữa)
Kijun sen = 26 nến cao và thấp và lấy đó là Han-ne
Senko span 1 = Lấy Han-ne của Tenkan sen và Kijun sen và di chuyển nó 25 ngọn nến đến
tương lai
Senko Span 2 = Lấy giá giữa của 52 nến cao và thấp và Han-ne di chuyển 25 nến về phía
trước

Bây giờ, hãy nghĩ về các công thức trên từ vị trí của Chiko.
Tenkan sen = 9 nến cao và thấp, và Han-ne di chuyển 25 nến trước
Kijun sen = 26 nến cao và thấp, và Han-ne di chuyển 25 nến trước
Senko khoảng 1 = Han-ne của Tenkan sen và Kijun Sen được di chuyển 50 nến phía
trước Senko span 2 = 52 nến cao và thấp, và Han-ne di chuyển 50 nến phía trước

Chiko không đủ nếu mà chỉ để so sánh với giá hiện tại. Cũng hãy chú ý đến mối quan hệ giữa
"Chiko span và Tenkan sen", "Chiko span và Kijun sen" và "Chiko span và Senko span 2"
Bạn biết rằng Tenkan sen hiển thị mức thị trường ngắn hạn (9 nến), Kijun sen hiển thị mức
thị trường trung hạn (26 nến) và Senko span 2 cho thấy mức thị trường dài hạn (52 nến).

Sau đó, mối quan hệ giữa Chiko và mỗi dòng sẽ như dưới đây.

127
- Chiko span và Tenkan sen: So sánh giá hiện tại với mức của thị trường ngắn hạn 25
nến trước.
- Chiko span và Kijun sen: So sánh mức giá hiện tại với mức thị trường trung hạn 25
nến trước.
- Chiko span và Senko span 2: So sánh giá hiện tại với các mức thị trường dài hạn cách
đây 50 nến.
Bạn có thể tự hỏi chúng ta sẽ so sánh như thế này với mục đích gì. Mức thị trường là trung
tâm (giá giữa) của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Và xu hướng tăng là thị
trường trong đó mức thị trường đang dần đi lên và xu hướng giảm là thị trường trong đó mức
thị trường đang dần đi xuống. Vì vậy, nếu bạn so sánh mức thị trường trong quá khứ với mức
giá hiện tại, bạn sẽ biết được trạng thái hiện tại của một xu hướng.
Đó là, ví dụ, bằng cách so sánh Tenkan sen với Chiko và nếu bạn thấy Chiko cao hơn, điều
đó có nghĩa là mức thị trường ngắn hạn đang tăng lên, cho thấy xu hướng ngắn hạn là tăng.
Bằng cách so sánh Kijun sen với Chiko và nếu bạn thấy Chiko nằm cao hơn, bạn có thể
khẳng định rằng xu hướng trung hạn là tăng.

15.4 Dự báo sử dụng Chiko Span

Bây giờ, hãy để tôi giải thích ý nghĩa của “dự báo” ở một mức sâu hơn bằng cách sử dụng
senko span 2

Senko 2 là điểm mà nó cho thấy xu hướng Han-ne trong dài hạn (52 nến) và giá đạt đến 25
nến sau đó (26 nến sau khi bao gồm cả nến hiện tại). Vì vậy, nếu bạn vẽ một đường từ mức
giá đóng cửa hiện tại đến Senko 2, bạn có thể thấy giá có thể di chuyển theo lộ trình di
chuyển nếu giá được đẩy trở lại bằng giá Han-ne trong dài hạn. Một phương pháp phân tích

128
quan trọng được gọi là "dự báo" trong Phân tích Ichimoku là so sánh đường dự báo với
chuyển động giá thực tế. Giả sử đường dự báo giữa giá và Senko khoảng 2 là "đường dự báo
2"
Ngoài ra, hãy vẽ một đường giữa Chiko và Senko 2. Điều này cho biết đường dự báo có thể
xảy ra trong đó giá (Chiko) sẽ đi sau 50 nến sau Han-ne dài hạn (52 nến) (51 nến sau khi bao
gồm cả nến hiện tại) . Đây được gọi là “dòng dự báo 1” trong hình trê.
Sau khi vẽ những đường này, hãy xem những thay đổi tiếp theo. Nếu giá di chuyển trên
đường dự báo 2, đây sẽ là một đợt Han-ne đẩy lùi trong 25 cây nến. Nếu Chiko di chuyển
cùng với đường dự báo 1, đây sẽ là một sự đẩy lùi tại Han-ne sau 50 nến
Các tình huống khác nhau có thể được phân tích chỉ bằng cách xem xét sự khác biệt giữa mỗi
dòng dự báo và biến động giá thực tế.

Ichimoku Kinko Hyo là một biểu đồ được dịch chuyển trên trục hoành bởi 25 nến như bạn có
thể thấy từ biểu đồ trên.
Đường thẳng đứng hiện tại hiển thị mức giá hiện tại, Tenkan sen và Kijun sen. 25 cây nến
phía trước có Senko 1 và 2. Và 25 cây nến phía sau có Chiko. Đây là những điều cơ bản
nhưng một khi bạn hiểu nó dựa trên thời gian theo trục tung, bạn có thể trở thành người có uy
quyền của Ichimoku Kinko Hyo.

129
15.5) Các người trade Ichimoku đỉnh cao phải nhìn vào trục tung (thời gian)

Vẽ một đường thẳng đứng trên Ichimoku Kinko Hyo. Nói cách khác, dữ liệu về cùng một
thời điểm nến được xếp trên cùng một đường thẳng đứng. Tuy nhiên, Ichimoku Kinko Hyo
có nhiều trục thời gian khác nhau nằm trong cùng một đường thẳng đứng. Như bạn có thể
thấy trong biểu đồ trên, giá nến và năm dữ liệu khác (Tenkan sen, Kijun sen, Chiko span và
Senko span 1 và 2) đang xem xét các thông tin hoàn toàn khác nhau. Và so sánh những thông
tin này là nơi mà niềm vui thực sự đến với Ichimoku Kinko Hyo.
Theo cách nói của Ichimoku Sanjin, chúng ta cần phân tích một biểu đồ cả chiều dọc và chiều
ngang. Bạn có thể làm như vậy bằng cách so sánh và phân tích từng dòng trong số năm dòng
trên và mức giá.

15.6) Dự báo 100 ngày kể từ dữ liệu giá hiện tại

Khi bạn nhìn thấy một thị trường mà giống như bên dưới (so trục tung). Người giao dịch
Ichimoku đỉnh cao biết được bước di chuyển của giá 100 ngày trước và sau đó bằng cách
nhìn vào các đường Ichimoku và giá hiện tại

130
Each numerical value of this day is as follows.

[October 8, 2013]
Open 4351, High 4443, Low 4346, Close 4425
Each value in Ichimoku Kinko Hyo is as below
Senko span 1 4763, Chiko span 4675, Kijun sen 4629, Senko span 2 4536, Tenkan sen 4455

Dựa vào các dữ liệu trên, người giao dịch Ichimoku master có thể đọc giá theo các bước sau

131
Đây là bước di chuyển của giá trong 100 ngày. Nếu bạn không biết được giá đã đi như nào,
hãy nhìn biểu đồ dưới

Bạn có thể thấy rằng, nó thật sự là rất tuyệt vời, khi bạn có thể hiểu được cặn cẽ Ichimoku,
bạn có thể hiểu được thị trường.

132
Nếu bạn có thể hình dung những điều trên chỉ từ giá của mỗi dòng trong một ngày, đó là cách
để trở thành một Ichimoku Master. Tôi vẫn ấn tượng rằng lượng thông tin này được gói gọn
trong một nến duy nhất.
Tôi sẽ chỉ cho bạn từng bước về cách bạn thực sự có thể thực hiện tất cả những phân tích này
từ trang tiếp theo.

Đây là cách bạn có thể đọc như một bậc thầy Ichimoku.
133
Đầu tiên, hãy nhìn vào Chiko. Vị trí của Chiko là giá của 26 ngày (bao gồm cả ngày) hướng
tới tương lai. Vì vậy, bạn biết giá hiện tại bằng cách thay đổi nó 26 ngày sau.
Tiếp theo, hãy nhìn vào vị trí của Tenkan sen. Đó là Han-ne trong 9 ngày qua. Điều này có
nghĩa là một nơi nào đó có giá cao nhất trong vòng 9 ngày qua khi Tenkan sen có mức giá
trung bình so với mức thấp nhất của ngày hôm nay. Vì vậy, bạn xác định mức giá cao nhất
tạo nên giá trung bình của Tenkan sen và vẽ một đường ở đó.
Điều tương tự cũng áp dụng cho Kijun sen. Kijun sen là Han-ne trong 26 ngày qua. Điều này
có nghĩa là so với mức thấp nhất của ngày hôm nay, đã có mức cao nhất trong vòng 26 ngày
khi vị trí của Kijun sen trở thành giá trung bình. Vì vậy, bạn xác định mức giá cao nhất mà
Kijun sen trở thành giá giữa và vẽ đường.
Tiếp theo hãy xem Senko 2. Ở đây, chúng ta thấy khoảng thời gian 52 ngày kể từ lần đầu tiên
của Kijun sen và giá Han-ne trong khoảng thời gian đó sẽ là Senko 2. Vì vậy, bạn vẽ một
đường thẳng sao cho Senko span 2 trở thành giá trung bình.

Và cuối cùng thực hiện những chỉnh sửa nhỏ. Senko span 1 nằm giữa mức giá trung bình của
9 ngày và 26 ngày. Đại khái, đó là Han-ne của 17,5 ngày. Do đó, hãy vẽ đường để Senko 1
trở thành Han-ne trong khoảng thời gian 17,5 ngày qua. Do đó, đường vẽ trước đó có thể
được sửa lại một cách tinh vi hơn.
Kết quả là, bạn đọc rằng 17,5 ngày đầu tiên trong số 52 ngày bị hạ thấp hơn và những ngày
sau đó giảm dần, và bạn có phân tích 100 ngày!
Tất nhiên không phải tất cả mọi thứ đều có thể đọc được nhưng bạn có thể hình dung gần như
100 ngày trên thị trường và đây là điểm quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của Ichimoku Kinko
Hyo là có thể dự báo lượng thông tin này trong đầu bạn

15.7 Tóm tắt

[Công thức của Chiko span]


- Lấy mức giá đóng cửa hiện tại và chuyển nó 26 cây nến về quá khứ.
* 26 nến bao gồm nến hiện tại.
Chiko span là động lượng/momentum của chính nó.

[Công thức tính momentum/động lượng]


“Giá đóng cửa trên cây nến - giá đóng cửa N ngọn nến trước = động lượng”

[Ichimoku Kinko Hyo]


Gold Cross of Chiko span = Tín hiệu mua.
Dead Cross of Chiko span = Tín hiệu bán

134
[Momentum với 25 kỳ]
Vượt trên đường 0 = Tín hiệu mua. Cắt ngang dưới vạch 0 = Tín hiệu bán
* Hai tín hiệu này xảy ra cùng một lúc.

Khái niệm về Chiko tương tự như Đường trung bình động. Thường thì 20 hoặc 25 được sử
dụng trong thiết lập trung bình động. Trên thực tế, khái niệm về đường trung bình động 25 kỳ
và Chiko rất giống nhau.

[Công thức từ vị trí của Chiko span]


Tenkan sen = 9 nến cao và thấp, và Han-ne di chuyển 25 nến trước Kijun sen = 26 nến cao và
thấp, và Han-ne di chuyển 25 nến trước Senko 1 = Han-ne của Tenkan sen và Kijun Sen được
di chuyển 50 nến phía trước Senko span 2 = 52 nến cao và thấp, và Han-ne di chuyển 50 nến
phía trước

[Mối quan hệ giữa Chiko và mỗi đường]


- Chiko span và Tenkan sen: So sánh giá hiện tại với thị trường ngắn hạn mức 25 nến trước.
- Chiko span và Kijun sen: So sánh mức giá hiện tại với mức thị trường trung hạn 25 nến
trước.
- Chiko span và Senko span 2: So sánh giá hiện tại với các mức thị trường dài hạn cách đây
50 nến.

Theo cách nói của Ichimoku Sanjin, chúng ta cần phân tích một biểu đồ cả chiều dọc và chiều
ngang. Bạn có thể làm như vậy bằng cách so sánh và phân tích từng dòng trong số năm dòng
trên và mức giá.
Ichimoku bậc thầy biết được biến động giá của khoảng 100 ngày trước và sau chỉ bằng cách
nhìn vào hình nến của ngày hiện tại cũng như 5 dòng của Ichimoku Kinko Hyo.

135

You might also like