Ebxidbdnj

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7

Câu 1: Phân tích đặc điểm địa hình của Châu Âu.
Trả lời: -Đặc điểm địa hình của Châu Âu là:
-Chia ra làm ba miền rõ rệt:
+Miền núi trẻ nằm ở phía Nam, là những dãy núi trẻ cao và đồ sộ (như dãy An-pơ, dãy Cap-can, dãy
Pi-rê-nê,…)
+Miền đồng bằng: kéo dài từ Tây sang Đông, bề mặt rộng lớn, bằng phẳng, chiếm 2/3 tổng diện tích
Châu Âu
+Miền núi già nằm ở phía Bắc Châu Âu; bề mặt địa hình tương đối thấp, đỉnh tròn, sườn thoải (như
dãy Xcan-đi-na-vi)
+Ngoài ra địa hình núi lửa còn co ở một số đảo như: Ai-xơ-len, Xi-xin,…
Câu 2: Em hãy cho biết sự phân bố, đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thực vật của môi trường ôn đới
lục địa ở Châu Âu
Trả lời : Đặc điểm về môi trường ôn đới lục địa ở Châu Âu:
-Phân bố: Ở trung tâm và nhiều nhất ở phía đông Châu Âu
- Khí hậu : Mùa đông rất lạnh, mùa hạ nóng. Biên độ nhiệt năm rất lớn. Càng đi về phía nam, mùa
đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và
tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa. Lượng mưa trung bình là 443mm (mưa ít)
- Sông ngòi : Nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu
trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.
- Thực vật : Có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, thảo nguyên. Thảo nguyên chiếm diện tích
lớn. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.
Câu 3: Trình bày đặc điểm về vị trí, khí hậu, sông ngòi và thực vật của môi trường ôn đới hải dương
ở Châu Âu?
Trả lời: -Đặc điểm về môi trường ôn đới hải dương ở Châu Âu:
-Phân bố: ven biển phía Tây Châu Âu
- Khí hậu : Mùa đông không lạnh lắm, mùa hè mát, nhiệt độ thường trên 0°C. Mưa nhiều quanh năm.
Lượng mưa trung bình là 820mm.
- Sông ngòi : Nhiều nước quanh năm và không bị đóng băng.
- Thực vật : Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi. Cảnh quan
chính: rừng lá rộng
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học ở khu vực Bắc Âu, giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa
phía Đông và phía Tây dãy Xcan-đi-na-vi.
Trả lời: -Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía Đông và phía Tây dãy Xcan-đi-na-vi vì:
- Phía Tây dãy Xcan – đi – na – vi giáp với Đại Tây Dương, có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương
chảy qua khiến cho thời tiết phía tây dãy Xcan – đi – na – vi ấm và ẩm quanh năm. Đồng thời, dãy
núi có tác dụng đón gió ở sườn đông. Nên toàn bộ hơi ẩm từ biển vào đều tích tụ ở sườn này.
-Phía đông dãy Xcan – đi – na – vi tiếp giáp với vùng lục địa, có khí hậu khô hạn hơn, dạng địa hình
lòng máng đón khí lạnh từ cực Bắc xuống khiến cho phía đông dãy Xcan – đi – na – vi vừa khô và
vừa lạnh
Câu 5: Em hãy cho biết vai trò và những tác động tích cực, tiêu cực khi khai thác rừng Amadôn.
Trả lời: *Vai trò của rừng Amadon là:
+ Là lá phổi xanh của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
+ Giúp ổn định nhiệt độ toàn cầu
*Những mặt tích cực và tiêu cự khi khai thác rừng Amadon là:
-Tích cực: phát triển kinh tế, cải tạo đời sống cho nhân dân vùng đồng bằng A-ma-dôn
-Tiêu cực: làm cho môi trường hệ sinh thái rừng A-ma-dôn bị hủy hoại, ảnh hưởng tới khí hậu của
khu vực và toàn cầu
Câu 6:Tại sao ở Bắc Cực có dân cư sinh sống thường xuyên, còn Nam Cực không có dân cư sinh
sống?
Trả lời: *Ở Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên vì:
-Là châu lục có khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá vô cùng
-Thiếu nguồn thức ăn vì thực vật nghèo nàn, động vật ít
-Địa hình và vị trí địa lí trắc trở, bề mạt đóng băng quanh năm
-Từ xưa đã không có dân cư sinh sống và không thể duy trì giống nòi
*Ở Bắc Cực vẫn có dân cư sinh sống thường xuyên vì:
-Khí hậu không lạnh giá bằng Nam Cực, nhiệt độ vào mùa đông là -34 độ C, mùa hè có thể tăng thêm
vài độ
-Có ít băng hơn Nam Cực
-Dưới lớp băng trong Bắc Cực có gần nửa số dầu mỏ còn lại của thế giới
=> Phát triển kinh tế
Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học em hãy:
a. Trình bày và giải thích về sự phát triển dân số, thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ?
b. Nhân xét về sự phân bố dân cư Châu Mĩ và nêu rõ nguyên nhân của sự phân bố đó.
Trả lời: a. Sự phát triển dân số, thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ là:
*Các thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ là:
-Chủng tộc Môn-gô-lô-ít (con cháu của người Châu Á) đến Châu Mĩ rất sớm, phân bố ở khắp châu
lục.
+Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và trồng
trọt.
+Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.
-Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít (con cháu của người Châu Âu) đến Châu Mĩ trong qua trình xâm lược thuộc
địa và thống trị
-Chủng tộc Nê-gro-ít (con cháu của người Châu Phi) xuất phát từ lạn buôn bán nô lệ
=>Thành phần chủng tộc rất phức tạp
=>Người lai
*Giải thích:Vì châu Mĩ trước kia co người Ét-xki-mô và người Anh-điêng sinh sống. Sau đó khi các
nước tư bản phát triển họ cần thêm nguyên liệu nên có thêm nhiều cuộc phát kiến địa lí mới. Sau khi
Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, dân cư châu Âu di cư sang, ngoài ra họ còn đưa người châu Phi sang làm
nô lệ, xuát hiện người lai nên Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng
b.Sự phân bố dân cư:
-Số dân 528,7 triệu người (2007)
-Mật độ dân số: 20 người/km2 => Thưa dân
-Dân cư châu Mĩ phân bố không đồng đều. Dân cư tập trung đông đúc ở các khu vực ven biển vì nơi
đây có khí hậu mát mẻ, kinh tế phát trển, có thể chăn nuôi thủy hải sản và đánh bắt cá tôm. Càng vào
sâu trong lục địa Nam Mĩ, dân cư càng thưa thớt vì sâu trong lục địa Nam Mĩ là rừng Amadon. Ngoài
ra còn thưa thớt ở ven biển Bắc Băng Dương ( do co khí hậu lạnh giá), và ở hệ thống Cooc-đi-e do
đây là vùng đồi núi
Câu 8:.Từ độ cao 0m đến 1000m hình thành kiểu thảm thực vật nửa hoang mạc vì:
-Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ, không khí ẩm chưa vào bờ đã ngưng tụ
lại=> Mưa ngay trên biển
-Dãy An-det cao chắn gió Tín phong từ phía Đông Bắc thổi vào phía Tây
Câu 9:.Bảng số liệu sau khi tính toán:
Liên minh Châu Âu năm 2001:
Diện tích Dân số Mật độ dân số GDP GDP bình quân đầu
(Km2) (Triệu người) (Người/Km2) (tỷ USD) người (USD/người)
3243600 378 117 7885 20860
Câu 10.a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét: Các nước Bắc Âu không khai thác và xuất khẩu gỗ nguyên liệu mà chế biến thành giấy,
bìa có giá trị kinh tế cao hơn, hiệu quả khai thác sẽ lớn hơn rất nhiều.
+ Sản lượng: Cao nhất là Phần Lan (12.947.000 tấn), Thụy Điển (10.071.000 tấn), thấp nhất là Na-Uy
(2.242.000 tấn)
+ Sản lượng bình quân đầu người: Cao nhất là Phần Lan (2506,7 kg/người), tiếp theo là Thụy Điển
(1137,1 kg/ người), thấp nhất là Na-Uy (502,7 kg/người)

You might also like