Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 & A.

I sẽ là: Trí tuệ nhân


tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), Robot AI và tự động
hóa,….

- Là một công nghệ của hiện tại tương lai, Robotics đã định hình chuỗi cung ứng và ngành
logistics. Robot với khả năng AI có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn mà không cần sự
điều khiển của con người. Robot thông minh với các thuật toán chuẩn chỉ, nhạy bén và chặt chẽ
giúp quá trình giao hàng, vận chuyển, lưu kho, lấy hàng, đóng gói và định tuyến trở nên dễ dự
đoán hơn, dễ kiểm soát hơn và hiệu quả hơn.
Ứng dụng công nghệ ROBOTIC(AI) và tự động hóa trong quản lí vận tải và khai thác cảng:
Robot kéo hàng, Robot vận chuyển hàng tự động ( Xe tự hành AGV):
- Xe tự hành Xe tự hành AGV hoạt động dựa trên hệ thống được lập trình với độ chính xác và an
toàn cao, với hệ thống máy ảnh, các loại cảm biến giúp Xe tự hành AGV phát hiện ra vật cản trong
quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. Xe tự hành Xe tự hành AGV hoàn toàn có thể hoạt động
độc lập mà không cần đến sự can thiệp của công nhân, hơn thế nữa, Xe tự hành AGV hoàn toàn
đáp ứng khổi lượng hàng hóa với tải trọng lớn..
VD: Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã đầu tư tổ hợp công nghệ chia chọn
thông minh có mức tự động hóa rất cao, sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hóa (robot AGV),
hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) và hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt
Sorter).
Đây là công ty Logistics đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ robot AGV. Với hơn 40 cổng
xuất/nhập hàng, gần 1.200 cổng chia, tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1,4 triệu bưu phẩm/ngày,
tăng 40% so với trước đây.
- Blockchain giúp quy trình quản lý chuỗi cung ứng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Bằng cách loại bỏ các bên trung gian và phân cấp hệ thống, quy trình giao dịch, thanh toán cũng
được diễn ra minh bạch, công khai hơn. Blockchain tạo ra quy trình trao đổi dữ liệu và cung cấp
kho lưu trữ an toàn. Từ đó, chuỗi cung ứng được diễn ra hiệu quả, hạn chế tối đa các tình trạng
gian lận. Công nghệ Blockchain được sử dụng để mã hóa sản phẩm ( mã hóa số seri) về nguồn
gốc, số lô và hạn sử dụng . Có thể truy vết mọi lúc mọi nên trên các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó
còn ứng dụng vào việc xác minh sản phẩm, kiểm chứng sản phẩm được cung cấp bởi một nhà
máy sản xuất hợp pháp đã được vận chuyển và bảo quản một cách phù hợp hay không.
VD:
CMIT tham gia vào nền tảng chuỗi cung ứng TradeLens sử dụng công nghệ blockchain. TradeLens
là một nền tảng công nghệ blockchain mở và trung lập đang số hóa chuỗi cung ứng toàn cầu,
chuyển đổi hoạt động thương mại. Nền tảng này tập hợp tất cả các bên liên quan trong chuỗi
cung ứng, gồm các chủ hàng, công ty giao nhận, vận tải nội địa (đường bộ và đường sắt), cảng,
hãng tàu, cơ quan hải quan và cơ quan chức năng khác vào cùng một nền tảng cộng tác, chia sẻ
dữ liệu an toàn.
Theo ông Nguyễn Xuân Kỳ, Tổng Giám đốc CMIT, trong bối cảnh nhu cầu về dịch vụ trực tuyến
chất lượng cao ngày càng tăng của các khách hàng cùng với sự phát triển mạnh mẽ số hóa toàn
cầu, tham gia vào TradeLens giúp CMIT cập nhật dữ liệu hàng hóa nhanh nhất. Từ đó, trực tiếp hỗ
trợ nâng cao hiệu quả kế hoạch chuỗi cung ứng của các khách hàng. CMIT là cảng đầu tiên ở Việt
Nam tham gia vào TradeLens, qua đó thúc đẩy các đơn vị cảng khác, đối tác, khách hàng của cảng
và đơn vị kinh doanh trong chuỗi cung ứng trong nước cùng tham gia.
- Bigdata dữ liệu đã lâu được xem là “mỏ- vàng” đối với bất kỳ doanh nghiệp nào sở hữu nó.
Nguồn dữ liệu khổng lồ này mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp vận chuyển, giúp nhiều
doanh nghiệp vươn lên vị trí hàng đầu. Big Data còn giúp các doanh nghiệp trong ngành Logistics:
* Dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiểu rõ hơn về chu kỳ mua bán của khách hàng, và ước tính
công suất kho trong tương lai dựa trên các dữ liệu sẵn có.
* Phân tích dữ liệu hàng hóa, số lượng, tình trạng, đề xuất cách thức vận chuyển để đảm bảo
chất lượng.
* Nâng cao hiệu quả vận hành cho doanh nghiệp bằng việc minh bạch các loại hóa đơn, chứng
từ, cấp phép, giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả và hạn chế rủi ro.
* Hỗ trợ nâng cao trải nghiệm khách hàng về dịch vụ, tư vấn, chăm sóc khách hàng sau ký hợp
đồng; tiếp cận với lượng khách hàng mới trên đa nền tảng.
VD:
Công ty Vinalines có thể biết những phương thức vận tải và hãng tàu nào, có thể được sử dụng
để tối đa hóa lợi nhuận cho một điểm đến cụ thể trong khi vẫn đáp ứng thời gian giao hàng. Big
Data có thể làm được điều này. Hoặc một hãng tàu muốn tìm hiểu trong một thời gian cụ thể,
trong một mùa nhất định của năm, đến một địa điểm cụ thể, trong điều kiện thời tiết nhất định
có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, Big Data có thể làm được. Sử dụng Big Data trong
quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp các doanh nghiệp dự báo nhu cầu chính xác hơn, hiểu rõ hơn
về chu kỳ mua của khách hàng và ước tính công suất kho trong tương lai dựa trên các dữ liệu cũ.
Việc trích xuất thành công kho dữ liệu sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh của các doanh
nghiệp, đặc biệt với ngành logistics và chuỗi cung ứng. Tất cả mọi thứ, từ các tuyến đường, nhà
vận chuyển, thời gian giao hàng, phương thức vận chuyển, điểm định giá, doanh thu, thu nhập và
lợi nhuận đã được thu thập và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của nhiều doanh nghiệp.
- IoT, hay Internet of Things, là hệ thống các thiết bị tính toán được kết nối với nhau thông qua
Internet, mà không cần sự tương tác trực tiếp từ con người. Các thiết bị này có khả năng thu thập
dữ liệu từ môi trường xung quanh thông qua cảm biến, truyền dữ liệu và thực hiện các lệnh một
cách tự động. Chúng có thể là đồ vật được trang bị cảm biến để thu thập dữ liệu, các máy tính
hoặc bộ điều khiển để xử lý dữ liệu, và cũng có thể là các thiết bị kết hợp cả hai tính năng trên.
- Theo dõi vận chuyển theo thời gian thực:
Việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS kết hợp với các cảm biến thông minh được lắp đặt
trên xe tải, container, pallet… trong hệ thống vận chuyển thông minh, IoT cho phép doanh nghiệp
logistics theo dõi vị trí chính xác của các phương tiện vận chuyển trong thời gian thực.
- Quản lý điều kiện vận hành kho hàng: Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, và ánh sáng được tích hợp
trong kho để theo dõi điều kiện lưu trữ. Khi có sự biến động về điều kiện môi trường, hệ thống
IoT có thể tự động thông báo để nhân viên có thể ứng phó kịp thời, giữ cho chất lượng hàng hóa
được duy trì.
- Tham gia vào quy trình vận chuyển phân loại hàng hoá: Hiện nay tại các kho bãi lớn, việc sử
dụng nhân lực là con người trong việc vận hành hệ thống phân loại đơn hàng đang dần tỏ ra kém
hiệu quả trong việc xử lý các đơn hàng theo chủng loại, địa chỉ, khối lượng… đôi khi có thể xảy ra
những sai sót không đáng có. Việc kết hợp các quy trình vận hành kho bãi trên nền tảng IoT đang
dần được thay thế, mang lại hiệu quả cao.
VD: Các công ty vận chuyển có thể sử dụng thiết bị IoT để cung cấp định kỳ vị trí hàng hóa, thông
tin trạng thái và dịch vụ kiểm soát nhiệt độ cho người gửi hàng. Các tiêu chuẩn kế toán thông
thường thường không công nhận container là tài sản vì chúng khó định vị ở các cảng nước ngoài
nhưng với việc lắp thiết bị công nghệ IoT theo dõi vị trí, các công ty vận chuyển có thể củng cố
bảng cân đối kế toán của họ với những tài sản này.
- Điện toán đám mây cho phép lưu trữ dữ liệu, thông tin và dịch vụ web tập trung, tất cả được xử
lý bởi các máy chủ được kết nối với Internet. Điện toán đám mây tạo ra một môi trường làm việc
ảo giúp doanh nghiệp thực hiện được ý đồ kinh doanh, phát triển chiến lược, lưu trữ dữ liệu, tài
nguyên của mình…Các dịch vụ và giải pháp điện toán đám mây đã cách mạng hóa ngành logistics,
mang lại những lợi ích đáng kể trên ba hạng mục chính: quản lý vận tải và khai, quản lý hàng tồn
kho và quản lý kho hàng.
* Hệ thống quản lý vận tải (TMS): là một ứng dụng đám mây xử lý hiệu quả việc vận chuyển hàng
hóa. Nó cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực vào mạng lưới giao thông, cho phép lập
kế hoạch tuyến đường được tối ưu hóa. Ngoài ra, nó kết hợp các dữ liệu liên quan như điều kiện
giao thông và thời tiết, nâng cao hiệu quả vận chuyển.
* Hệ thống quản lý hàng tồn kho (IMS): là một ứng dụng đám mây giúp quản lý hàng tồn kho một
cách hiệu quả. Nó cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực về mức tồn kho, ngày hết hạn và
các thông tin thích hợp khác. Nó cũng gửi cảnh báo về mức tồn kho thấp hoặc sắp hết hạn, đảm
bảo kiểm soát hàng tồn kho một cách chủ động.
* Hệ thống quản lý kho (WMS): là một ứng dụng đám mây giúp tối ưu hóa các hoạt động của
kho. Nó cung cấp thông tin có giá trị về mức độ tồn kho, vị trí hàng hóa và các chi tiết quan trọng
khác. Hơn nữa, nó hỗ trợ trong việc tối ưu hóa không gian nhà kho và quản lý lao động.
VD: Trong quản lý vận tải và khai thác cảng điện toán đám mây này đóng vai trò là người định vị
cho kho bãi. Cung cấp thông tin về các xe đầu kéo và container, cho phép các công ty điều phối
sân bãi, ưu tiên thực hiện những chuyến hàng quan trọng và đẩy nhanh tốc độ hoàn thành đơn
hàng. Không những thế, phần mềm quản lý chuỗi cung ứng đám mây còn giúp thiết kế ra những
cách phân bổ nguồn lực, quản lý việc điều hành công việc một cách khoa học và thông minh, nó
cũng giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, quy trình diễn ra nhanh chóng hơn. Bằng các ứng dụng quản
lý, sắp xếp công việc trên nền điện toán đám mây sẽ giúp cho các quá trình đặt hàng, xuất kho,
quản lý kho, vận tải,… nói chung đều diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, do đó sẽ tiết kiệm
được một khoản chi phí lớn thay vì chi trả cho các khâu trung gian, người lao động làm việc này.
Ngoài ra, điện toán đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí lớn vào việc
bảo hành và nâng cấp phần mềm, các mô hình liên lạc mới được áp dụng sẽ giảm đi chi phí gọi
điện, xử lý thông tin.

You might also like