CHƯƠNG 5_ TC VTHK TRONG THÀNH PHỐ BẰNG Ô-TÔ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 45

CHƯƠNG 5

TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô-TÔ


Nội dung công tác TCVT hành khách bao gồm:
- Điều tra nhu cầu đi lại của HK - luồng HK
- Lập kế hoạch tác nghiệp
+ Lập hành trình vận chuyển
+ Bố trí phương tiện hoạt động trên các hành trình
+ Định mức tính toán các chỉ tiêu KTKT
+ Xây dựng lịch trình chạy xe
+ Tổ chức lao động cho lái xe
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp
+ Đưa xe ra hoạt động
+ Quản lý hoạt động của xe trên đường
- Tính toán phân tích kết quả sản xuất vận tải
CHƯƠNG 5
TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô-TÔ

Hành khách và luồng hành khách


Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị
5.1. Hành khách và luồng hành khách

5.1.1. Hành khách, hành lý và hàng bao gửi


Hành khách: Hành khách là những người có nhu cầu đi lại bằng
PTVT HKCC có mua vé hợp lệ, được tính từ khi HK lên phương
tiện đến khi rời khỏi phương tiện.
Phân loại hành khách
* Theo phạm vi di chuyển:
- Hành khách trong thành phố
- Hành khách nội tỉnh
- Hành khách liên tỉnh
- Hành khách liên quốc gia
5.1. Hành khách và luồng hành khách

5.1.1. Hành khách, hành lý và hàng bao gửi


Phân loại hành khách
* Theo mục đích di chuyển
- Hành khách đi làm, đi học
- Hành khách công vụ
- Hành khách tham quan du lịch
- Hành khách đi mua sắm, sinh hoạt VH và các nhu cầu khác
5.1. Hành khách và luồng hành khách

5.1.1. Hành khách, hành lý và hàng bao gửi


Phân loại hành khách
* Theo đối tượng vận chuyển
- Học sinh, sinh viên
- Cán bộ công nhân viên đi làm: tại các doanh nghiệp, các công
sở, Công nhân đi làm theo ca kíp
- Các đối tượng hành khách khác như đi buôn bán, thăm hỏi...
5.1. Hành khách và luồng hành khách

5.1.1. Hành khách, hành lý và hàng bao gửi


Phân loại hành khách
* Theo dạng tổ chức vận chuyển hành khách
- Hành khách đi theo hành trình: Là những hành khách có nhu
cầu đi lại trên những hành trình đã được xác lập có thời gian
biểu, biểu đồ chạy xe cụ thể trên từng hành trình.
- Hành khách không đi theo hành trình: Là những hành khách có
nhu cầu đi lại được thực hiện thông qua các hợp đồng vận
chuyển theo yêu cầu của hành khách.
5.1. Hành khách và luồng hành khách

5.1.1. Hành khách, hành lý và hàng bao gửi


Hành lý
Hành lý là những vật phẩm, hàng hóa được chuyên chở cùng một
chuyến với hành khách, hành lý được phân loại như sau:
- Hành lý được miễn cước được khống chế bởi hai yếu tố: Kích
thước của hành lý; khối lượng hành lý
- Hành lý phải trả cước khi khối lượng hành lý vượt quá mức quy
định được miễn cước thì hành khách phải trả cước cho số hành lý
vượt quá đó.
- Hành lý xách tay (với vận tải hàng không): 7 Kg.
5.1. Hành khách và luồng hành khách

5.1.1. Hành khách, hành lý và hàng bao gửi


Hàng bao gửi
Hàng bao gửi là những hàng hóa, vật phẩm được chuyên chở không
cùng chuyến với hành khách (có thể trước hoặc sau chuyến đi của
hành khách). Hàng bao gửi tương đối phổ biến đối với máy bay, tàu
hỏa, ô-tô.
Hàng bưu điện là những bưu kiện, bưu phẩm được vận chuyển trên
các phương tiện vận chuyển hành khách. Đây là một loại hàng bao
gửi mang tính chất thường xuyên, đều đặn.
5.1.2. Luồng HK và PP nghiên cứu luồng HK

Khái niệm
- Luồng hành khách: Là số lượng hành khách theo một hướng,
thường xuyên hoặc không thường xuyên, một chiều hoặc hai
chiều. Luồng hành khách phản ánh số lượng hành khách theo
từng đoạn và cả hành trình trong một đơn vị thời gian.
- Khối lượng vận chuyển: Là số lượng hành khách vận chuyển theo
từng hành trình trong thời gian xác định (ngày, tháng, năm).
- Lượng luân chuyển: Là chỉ tiêu phản ánh công tác vận tải là tích
số của khối lượng vận chuyển và cự ly (độ dài) bình quân chuyến
đi của hành khách.
5.1.2. Luồng HK và PP nghiên cứu luồng HK

Các yếu tố ảnh hưởng tới luồng hành khách


*Nhóm kinh tế xã hội: Mức sống vật chất của các nhóm dân cư
khác nhau, khả năng mua sắm phương tiện cá nhân...
*Nhóm lãnh thổ: Số dân trong vùng lãnh thổ, mật độ dân cư, phân
bố dân cư...
*Nhóm tổ chức: Mật độ mạng lưới hành trình, loại hình vận tải, tần
suất chạy xe...
*Nhóm thời tiết khí hậu: mùa hè, mùa đông…
5.1.2. Luồng HK và PP nghiên cứu luồng HK

Quy luật biến động luồng hành khách theo thời gian
Quy luật biến động theo thời gian
• Biến động của luồng hành khách theo giờ trong ngày
Sự biến động này tạo nên giờ cao điểm, giờ thấp điểm, giờ bình
thường: lựa chọn sức chứa xe hợp lý, xác định tần suất chạy xe hợp
lý, lập thời gian biểu cho từng hành trình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi luồng hành khách theo giờ
trong ngày bao gồm: Thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm; Chế độ
làm việc của các phương thức vận tải khác nhau; mục đích của các
chuyến đi; những yếu tố khác như tổ chức triển lãm, thi đấu thể
thao, biểu diễn nghệ thuật...
5.1.2. Luồng HK và PP nghiên cứu luồng HK

Quy luật biến động luồng hành khách theo thời gian
Quy luật biến động theo thời gian
• Biến động của luồng hành khách theo giờ trong ngày
Hệ số không đồng đều theo giờ Kgi : là tỷ số giữa số lượng HK của
giờ lớn nhất trong ngày với số lượng HKBQ trong một giờ.

Sự biến động theo giờ trong ngày không giống nhau giữa ngày làm
việc và ngày nghỉ. Vì vậy, thời gian biểu chạy xe không giống nhau
5.1.2. Luồng HK và PP nghiên cứu luồng HK

Quy luật biến động luồng hành khách theo thời gian
Quy luật biến động theo thời gian
• Biến động luồng HK theo ngày và theo tháng trong năm
Chế độ làm việc, hệ thống thương nghiệp, văn hóa đời sống và chế
độ làm việc của các phương thức vận tải khác;
Điều kiện kinh tế, địa lý, phong tục tập quán, thời tiết, khí hậu, các
loại hình vận tải, trạng thái đường sá, độ dài một chuyến đi của
hành khách, mạng lưới hành trình...
Phụ thuộc vào khách nội ô hay liên tỉnh
5.1.2. Luồng HK và PP nghiên cứu luồng HK

Quy luật biến động luồng HK theo không gian (theo chiều dài
hành trình và theo hướng)
* Biến động luồng hành khách theo chiều
Luồng hành khách thay đổi theo hai chiều có khối lượng hành
khách khác nhau, thường đi kèm biến động theo thời gian.
* Biến động luồng hành khách theo điểm dừng, đỗ
Hành khách không đi từ điểm đầu của hành trình đến cuối hành
trình và có thể tập trung ở một số đoạn nhất định.
--> Giúp cho việc xác định nên kéo dài hay rút ngắn, chia nhỏ
hành trình, tổ chức các chuyến xe khác nhau, lựa chọn và bố trí
xe hoạt động, các trạm đỗ hợp lý…
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.1. Đô thị và phân loại đô thị


1. Khái niệm
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống
tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông
nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị.
Đô thị có số lượng dân cư, mật độ dân cư và tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp, có hệ thống cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, xã hội) ở
mức nhất định.
Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, một tỉnh,
một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.1. Đô thị và phân loại đô thị


Xét về tính chất, đô thị phải có ba điều kiện
- Tính tập trung với mật độ cao: Đô thị không chỉ tụ hội một số
lượng lớn dân số, vật chất và hoạt động, mà còn hạn chế trên một
khu vực nhất định...
- Tính kinh tế: Đô thị là một thực thể kinh tế, đô thị là kết quả trực
tiếp của phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội…
- Tính xã hội: Đô thị với tính chất là một tổng thể vật chất của
quan hệ sản xuất, được quyết định bởi hình thức quan hệ xã hội
phức tạp của nó
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.1. Đô thị và phân loại đô thị


Xét theo điểm dân cư đô thị
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự
phát triển KT-XH của một vùng lãnh thổ nhất định....
- Quy mô dân số: theo quy định về quy mô dân cư đô thị…
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm ít nhất 60% …
- Có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các CTCC phục vụ dân cư đô thị…
- Mật độ dân cư tùy theo đặc điểm từng vùng…
Phân loại đô thị: Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
1. Ô-tô buýt
a. Ưu điểm
- Có tính cơ động cao…
- Khai thác, điều hành đơn giản…
- Hoạt động có hiệu quả với các dòng HK có công suất nhỏ và
trung bình
- Cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến khác nhau trên cơ
sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung
- Có chi phí đầu tư tương đối thấp so với các phương thức
VTHHCC khác
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

b. Nhược điểm của vận tải xe buýt


- Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc
độ khai thác còn thấp
- Khả năng vượt tải thấp trong giờ cao điểm vì dùng bánh hơi
- Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiết bị, do dừng
xe ở bến, thiếu hệ thống thông tin
- Ô-tô buýt sử dụng nhiên liệu không kinh tế (xăng, diezel)
- Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do: Khí xả, bụi,
tiếng ồn ...
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
2. Xe điện bánh hơi
Các chỉ tiêu KTKT không khác nhiều so với ô-tô buýt.
Yêu cầu trang bị phức tạp hơn ô-tô buýt (trạm chỉnh lưu, dây điện,
cột điện).
Đòi hỏi chất lượng đường cao hơn so với xe buýt. Mặt đường dùng
cho xe điện bánh hơi phải là mặt đường cấp cao.
Sức chứa của xe điện bánh hơi nhiều hơn ô-tô buýt (từ 60-90
khách) có thể tăng sức chứa bằng cách kéo thêm rơmooc.
Tính năng động của xe điện bánh hơi kém hơn so với ô-tô buýt và
chỉ có thể xê dịch trong khoảng 3 mét kể từ dây dẫn đến mặt ngoài
thân xe.
2.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
2. Xe điện bánh hơi
Xe điện bánh hơi chủ yếu dùng ở hướng có dòng hành khách trung
bình.
Không thuận tiện đối với các tuyến ngắn và các tuyến đi xa ra ngoại
thành. Không thích hợp đường phố nhiều cây lớn
Là loại phương tiện chính trong thành phố lớn, còn trong các thành
phố cực lớn nó là loại thứ yếu.
Khi bố trí các tuyến xe điện bánh hơi cần chú ý hạn chế số chỗ giao
nhau giữa chúng với nhau và giữa chúng với đường tàu điện.
Độ dốc của đường có xe điện bánh hơi không đuợc quá 80
2.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
3. Tàu điện bánh sắt
Là loại phương tiện giao thông có giá thành xây dựng cao hơn và
có sức chở lớn hơn so với ô-tô buýt và xe điện bánh hơi
Đường tàu điện có thể bố trí cùng mức với lòng đường hoặc bố trí
tại nền riêng
Tàu điện bánh sắt có ưu điểm là khả năng chuyên chở khá lớn
(khoảng 15.000 HK/h), giá thành rẻ hơn ô-tô và không gây ô nhiễm
môi trường vì sử dụng năng lượng điện.
Nhược điểm cơ bản là tính cơ động không cao và khi bố trí chung
với làn xe đường phố thì gây cản trở giao thông.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
4. Tàu điện ngầm
Có sức chở lớn dòng hành khách lớn từ 12.000 - 60.000 hành khách
theo một hướng
Một toa tầu điện ngầm có sức chứa khoảng 50 chỗ ngồi và 120 chỗ
đứng
Đường tàu điện có thể bố trí có các đoạn ngầm dưới đất (đặt sâu và
đặt rộng) ngay tại mặt đất, trên mặt đất (chạy trên cầu cạn).
Khổ đường ray tầu điện ngầm thường thống nhất với khổ đường sắt
và tàu điện.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
5. Tàu điện trên cao
Chủ yếu được đầu tư ở các siêu đô thị
Tàu điện trên cao sử dụng chủ yếu vào việc vận chuyển hành khách
giữa nội thành và ngoại thành, nối các đầu mối giao thông riêng biệt
ở ngoại ô với thành phố, nối các sân bay với nhau, nối các thị trấn
khu nghỉ ngơi với thành phố
Tốc độ tối đa của tàu điện trên cao đạt đến 100 Km/h, tốc độ khai
thác 60 Km/h, sức chở của tầu điện trên cao có thể đạt được 4.000
hành khách
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.2. Các phương thức vận tải hành khách trong thành phố
6. Monorail (tàu điện 1 ray)
Là loại phương tiện vận tải hiện đại, có tốc độ cao (bình quân có thể
đạt được 60 Km/h) và khả năng chuyên chở lớn (gần 25.000
HK/Km)
Thường được sử dụng để vận chuyển hành khách từ các khu vực vệ
tinh vào trung tâm thành phố với luồng khách lớn
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

Một số chỉ tiêu so sánh giữa các phương tiện vận tải công cộng chủ yếu

Xe điện bánh Tàu điện loại Tàu điện


TT Các đặc trưng Ô-tô Buýt
hơi hiện đại ngầm
1 Sức chở tối đa của tuyến (1.000
HK/h theo một hướng) 2,7 - 5,8 4,4 - 7,1 7,1 - 9,7 32 - 60

2 Tốc độ giao thông (km/h)


19-20 18-19 17-18 35-45

3 Mật độ trung bình của mạng lưới


(km/km2) 1,5-3 0,5-1,5 0,25-0,6

4 Độ dốc lớn nhất (%) 7 8 6-9 4


5 Giá thành vận chuyển so với tàu
1,6 1,3 1 0,7
điện
6 Kinh phí cho 1km tuyến (So với ô-
tô buýt) 1 1,7 2,5 75

7 Diện tích chiếm đường phố khi


4,3 3,6 2,7 0
chạy (m2/hk)
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


a. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: là hoạt động vận tải
khách bằng ô-tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả
khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
b. Tuyến xe buýt
Tuyến xe buýt là tuyến vận tải khách cố định bằng ô-tô, có điểm
đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón trả khách theo quy định.
- Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối
tuyến trong đô thị
- Tuyến xe buýt nội tỉnh
- Tuyến xe buýt lân cận
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


c. Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt
Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho việc hoạt
động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ còn có: làn
đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, đường ưu tiên cho
xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà
chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ
dành cho xe buýt, các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai
thác VTHKCC bằng xe buýt.
- Điểm dừng xe buýt là những vị trí xe buýt phải dừng để đón hoặc
trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc
của một hành trình xe chạy trên một tuyến.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt

d. Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến


Là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia
vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


2.Hành trình vận chuyển
a.Khái niệm: Hành trình xe buýt là đường đi của xe buýt từ điểm
đầu đến điểm cuối của hành trình, mạng lưới hành trình là tập hợp
tất cả các hành trình xe buýt.
b.Phân loại hành trình xe buýt (căn cứ theo vùng lãnh thổ)
- Hành trình xe buýt trong thành phố
- Hành trình xe buýt ngoại ô
- Hành trình xe buýt nội tỉnh
- Hành trình xe buýt liên tỉnh
- Hành trình xe buýt liên quốc gia.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


* Các hành trình xe buýt trong thành phố
Là những hành trình mà điểm đầu và điểm cuối nằm trong giới
hạn hành chính của thành phố, có các dạng sau:
- Hành trình bán kính (hướng tâm)
- Hành trình đường kính (xuyên tâm)
- Hành trình dây cung (tiếp tuyến)
- Hành trình đường vòng
- Hành trình tổng hợp
Mỗi hành trình thường có số hiệu riêng để hành khách dễ phân
biệt
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


c.Yêu cầu đặt ra với hành trình xe buýt
* Yêu cầu chung
- Khi có một công trình mới (kinh tế, văn hóa) lượng thu hút hành
khách cũng thay đổi..
- Các hành trình xe buýt khi thiết lập đảm bảo thuận tiện cho hành
khách và phù hợp với tốc độ giao thông...
- Điểm đầu, điểm cuối của hành trình, độ dài hành trình phải phù
hợp với nhu cầu đi lại của hành khách.
- Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng
trên lộ trình tuyến để đón, trả khách.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


* Khi lựa chọn các PA hành trình cần đảm bảo các yêu cầu:
- Các hành trình cần phải đi qua các điểm thu hút hành khách lớn
…theo đường đi hợp lý đảm bảo thời gian đi lại của hành khách;
- Các điểm đầu và điểm cuối cần phải đủ diện tích và thiết bị cần
thiết cho xe quay trở và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động;
- Mạng lưới hành trình xe buýt phải phù hợp với sơ đồ luồng hành
khách và độ dài bình quân chuyến đi của hành khách;
- Hành trình đi đến các công trình lớn không phải chuyển tải, khi
xác lập điểm dừng cần phải chú ý tới các phương thức vận tải
khác;
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


….
- Hành trình xe buýt trong thành phố cần phải kết hợp với hành
trình của các phương thức vận tải khác;
- Độ dài của các tuyến xe buýt trong thành phố cần phải phù hợp
với diện tích và dân số thành phố;
- Đảm bảo các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện để nâng cao
hiệu quả sử dụng phương tiện.
* Khi mở một tuyến mới cần phải nghiên cứu:
Công suất luồng hành khách trên tuyến, lựa chọn tuyến (hành
trình), điều kiện đường sá, tính toán các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật
và các chỉ tiêu kinh tế, lập hồ sơ kinh tế kỹ thuật của tuyến.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


d. Các điểm dừng, đỗ trên hành trình
Các điểm dừng đỗ trên hành trình bao gồm hai loại: Điểm đỗ đầu
và điểm đỗ cuối; điểm dừng dọc đường.
* Điểm đầu và điểm cuối của hành trình
- Các hành trình xe buýt trong thành phố điểm đầu và điểm cuối
thường chọn ở vị trí thích hợp để đảm bảo quay trở đầu xe dễ
dàng
- Các điểm đầu và cuối của hành trình nội tỉnh, liên tỉnh thường bố
trí vào các nơi có khối lượng hành khách tập trung rất cao, khi
bố trí nên bố trí gần các ga cảng, sân bay để hành khách thuận
tiện cho việc chuyển tải.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

5.2.3. Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


d. Các điểm dừng, đỗ trên hành trình gồm: Điểm đỗ đầu và điểm đỗ
cuối; điểm dừng dọc đường.
* Điểm đầu và điểm cuối của hành trình
- Các hành trình xe buýt trong thành phố điểm đầu và điểm cuối
thường chọn ở vị trí thích hợp để đảm bảo quay trở đầu xe dễ
dàng
- Các điểm đầu và cuối của hành trình nội tỉnh, liên tỉnh thường bố
trí vào các nơi có khối lượng hành khách tập trung rất cao, khi
bố trí nên bố trí gần các ga cảng, sân bay để hành khách thuận
tiện cho việc chuyển tải.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

* Các điểm dừng dọc đường


- Các điểm dừng dọc đường cần có tên và biển chỉ dẫn, đối với
những điểm dừng lớn cần xây dựng nhà chờ cho hành khách.
- Vị trí các điểm dừng phải cách ngã ba, ngã tư từ 20 - 25 mét, sức
chứa từ 5-10 người.
- Điểm dừng có nhiều hành trình đi qua nếu < 30 lượt xe/giờ có thể
sử dụng chung; nếu > 30 lượt xe/giờ nên có điểm dừng riêng.
- Mỗi hình thức vận tải cần có ký hiệu riêng để khỏi nhầm lẫn.
- Khi I <= 20 phút thì bảng chỉ dẫn ghi khoảng cách chạy xe cho
các hành trình,
- khi I >20 phút thì ghi thời gian biểu chạy xe của các chuyến trong
ngày (ghi rõ các ngày nghỉ).
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

3. Phương tiện vận tải hành khách bằng xe buýt


a. Khái niệm
Xe buýt là ô-tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện
tích sàn xe dành cho khách đứng (diện tích dành cho 1 khách
đứng là 0,125m2) theo tiêu chuẩn quy định.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

b. Các yêu cầu đối với phương tiện vận tải hành khách bằng xe
buýt
Ngoài các yêu cầu độ tin cậy, độ bền; an toàn; hệ thống tín hiệu;
kích thước... cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
• Về sức chứa
- Số ghế chỉ chiếm 25 - 40% trọng tải còn lại là chỗ đứng.
- Diện tích hữu ích dụng cho 1 HK đứng không nhỏ hơn 0,125
m2, khối lượng tính toán bình quân của một hành khách không
được nhỏ hơn 60kg (kể cả hành lý xách tay);
- Phải thoả mãn các yêu cầu về chiều cao hữu ích, chiều rộng hữu
ích, khoảng trống 250 mm trước các ghế ngồi không được tính là
chỗ đứng
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

• Về kết cấu
- Có tay vịn, tay nắm cho hành khách đứng: Các tay vịn, tay nắm
phải có kết cấu bền vững bảo đảm cho hành khách nắm chắc, an
toàn.
- Hai bên cửa hành khách phải bố trí tay vịn, tay nắm để hành
khách lên xuống dễ dàng.
- Cạnh lối lên xuống phải bố trí thanh chắn bảo vệ nhằm bảo đảm
cho hành khách không bị xô tới bậc lên xuống khi phanh ô-tô đột
ngột.
- Trong khoang hành khách phải lắp đặt các đèn để chiếu sáng rõ
các phần sau: lối đi trong khoang hành khách và tất cả các bậc
lên xuống.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

* Về hệ thống cửa
- Số lượng cửa lên xuống ít nhất phải có một cửa lên và một cửa
xuống, bậc thấp nhất của cửa thường cao bằng chiều cao của vỉa
hè tiêu chuẩn.
- Số lượng, chiều rộng, chiều cao cửa lên xuống hành khách tối
thiểu được quy định phù hợp với trọng tải của xe, trên xe phải có
đủ lối thoát khẩn cấp.
- Bậc lên xuống: Bề mặt bậc lên xuống phải được tạo nhám hoặc
phủ vật liệu có ma sát... độ sâu của bậc lên xuống
* Về tốc độ
Phương tiện xe buýt yêu cầu có tính năng gia tốc lớn để trong
khoảng thời gian ngắn có thể đạt được tốc độ theo yêu cầu
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

4. Công tác tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


Những yêu cầu chung:
- Đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu đi lại của hành khách;
- Giảm thời gian chuyến đi của hành khách;
- Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách;
- Tổ chức chạy xe phải theo thời gian biểu và biểu đồ chạy xe;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo các chỉ tiêu
kinh tế- tài chính cho doanh nghiệp vận tải hành khách.
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

4. Công tác tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


Tổ chức vận tải hành khách bao gồm các nội dung sau:
- Lựa chọn các phương pháp điều tra sự biến động luồng HK.
- Xác định hệ thống hành trình tối ưu
- Lựa chọn phương tiện và xác định số lượng phương tiện hoạt
động trên các hành trình
- Xác định tốc độ chạy xe
- Phối hợp hoạt động của xe buýt với các loại hình vận tải khác
(nếu có)
5.2. Tổ chức vận tải hành khách trong đô thị

4. Công tác tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt


Tổ chức vận tải hành khách bao gồm các nội dung sau:
….
- Lập thời gian biểu chạy xe
- Tổ chức lao động cho lái xe
- Tổ chức đưa xe ra hoạt động
- Kiểm tra và quản lý hoạt động của xe trên đường
- Các biện pháp đảm bảo an toàn chạy xe.
Sơ đồ công tác tổ chức vận tải hành khách

You might also like