Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

CHƯƠNG 4

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG


Ô-TÔ

4.1. Tổ chức VTHH bằng container

4.2. TCVC cắt moóc

4.3. Tổ chức vận tải ô tô đường dài


4.1 Tổ chức vận tải hàng hóa bằng container

4.1.1 Container
Container là một công cụ chứa hàng, thường có dạng hình hộp, được làm bằng kim loại,
hoặc bằng gỗ; có kích thước được tiêu chuẩn hoá, sử dụng được nhiều lần và có sức
chứa lớn.

Theo ISO, container là một công cụ vận tải có các đặc điểm sau:
• Có hình dáng cố định, bền chắc đáp ứng nhu cầu sử dụng được nhiều lần.
• Được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra, cho việc vận
chuyển bằng các phương thức vận tải khác nhau.
• Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc bốc, dỡ và chuyển tải.
• Có dung tích bên trong không ít hơn 1m3
4
4.1.1 Container
* Theo vật liệu đóng container:
- Container bằng gỗ;
- Container bằng thép;
- Container bằng nhôm.
- Container bằng các vật liệu khác như nhựa, chất dẻo....
* Theo cấu trúc của container:
- Container kín, có cửa ở hai đầu ;
- Container kín, có cửa hai bên (Side - Open Container) ;
- Container thành cao (High Cube) ;
- Container hở trên (Open top Container) ;
- Container khung (Flat Rack Container ;
- Container mặt phẳng (Flatted Container) ;
- Container bồn (Tank Container).
5
4.1.1 Container
* Theo công dụng:
- Loại thông dụng: chở hàng khô như các hộp, thùng, kiện hàng hoặc mội gói hàng.
- Loại thành cao và phù hợp cho những kiện hàng rộng.
- Loại kiểm soát nhiệt độ (từ -250C đến 250C) dùng để chở các loại hàng chịu ảnh hưởng
lớn của môi trường.
- Loại hở phía trên: chở các loại quặng hoặc máy móc nặng.
- Loại hở bên cạnh: dùng để xếp các kiện hàng quá khổ.
- Loại khung container: để chở các loại hàng hóa siêu trọng, bán thành phẩm, có kích
thước không tiêu chuẩn.
- Loại phẳng: để chở các thùng, máy móc hoặc gỗ có kích thước lớn.
- Loại có thông gió để chở các loại hàng hóa cần có lưu thông không khí.
- Loại bồn chứa: dùng vận chuyển chất lỏng hoặc hàng hóa nguy hiểm.
- Loại có con lăn: dùng để vận chuyển các hàng hóa khó xếp dỡ.
6
* Theo kích thước
Thông số Loại container
45 feet loại
20 feet 40 feet
cao
Dài (m) 6.198 12.192 13.716
Kích thước phủ bì Rộng (m) 2.438 2.438 2.438
Cao (m) 2.591 2.591 2.896
Dài (m) 5.898 12.032 13.556
Kích thước trong Rộng (m) 2.352 2.352 2.352
Cao (m) 2.385 2.385 2.698
Rộng (m) 2.343 2.343 2.343
Cửa
Cao (m) 2.280 2.280 2.585
Dung tích (m3) 33.1 67.5 86.1
Tổng trọng lượng tối đa (kg) 24,000 30,480 30,480
Khối lượng rỗng (kg) 2,330 4,000 4,800
Khối lượng hàng tối đa (kg) 21,670 26,480 25,680
4.1.2. Công cụ vận chuyển container
Công cụ vận chuyển container bằng đường biển:
- Tàu bách hóa ;
- Tàu bán container ;
- Tàu chuyên dùng chở conainer
Công cụ vận chuyển container bằng ô tô:
- Các loại ô tô chuyên dụng (có rơ-moóc và các chốt hãm),
- Trailer hoặc dùng tractor kết hợp với sắc-si (shassis).
-Vận chuyển conainer trong khu vực bãi cảng, thường dùng xe nâng
(Forklift), xe nâng bên trong (Staddle Carrier), cần cẩu di động
(Transcrane).
Công cụ vận chuyển container bằng đường sắt:
- Toa xe phẳng ;
- Toa xe phẳng có chốt hãm.
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BỘ
PHƯƠNG TIỆN XẾP DỠ CONTAINER
Cẩu giàn: Cẩu sắp xếp container:

Cẩu chân đế Xe nâng container (loại chụp nóc):


:
4.1.2 Hàng hóa trong vận chuyển Container
Hàng hóa trong vận chuyển container bao gồm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Các loại hàng hoàn toàn phù hợp với vận tải container (hàng bách hóa, thực
phẩm đóng hộp, dược liệu y tế, kim loại, đồ gỗ…).
- Nhóm 2: Những loại hàng phù hợp với chuyên chở bằng container (than, quặng, cao
lanh…). Nó phù hợp về mặt kỹ thuật nhưng hiệu quả kinh tế thì không phù hợp.
- Nhóm 3: Các loại hàng có tính chất lý hóa đặc biệt như hàng lỏng, hàng đông lạnh, súc vật
sống, hàng siêu nặng, hàng nguy hiểm độc hại… Những loại hàng này phải đóng trong
container chuyên dụng và phải tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu kỹ thuật và áp dụng các biện
pháp phòng tránh thích hợp cũng như tuân thủ các quy tắc chuyên chở quốc tế cũng như
trong nước đặt ra.
- Nhóm 4: Các loại hàng không phù hợp với chuyên chở bằng container như sắt thép, phế
thải, sắt cuộn, hàng siêu trường, siêu trọng, ô tô tải hạng nặng, các chất phóng xạ…
4.1.3. ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER
1. Chuẩn bị trước khi đóng hàng

a- Kiểm tra container trước khi xếp hàng


Tất cả các container trước khi được sử dụng cần có một chứng chỉ kiểm định CSC,
tương thích với công ước quốc tế về an toàn container.

* Kiểm tra bên ngoài:


- Có lỗ thủng hoặc vết nứt ở trên vách, trần, sàn của container không? Nhất là phần
mái và các góc lắp ghép container
- Cửa container có đóng mở được bình thường
- Các thiết bị khóa và tay cầm có hoạt động tốt
- Các thiết bị kẹp chì có ở trong trạng thái tốt
- Không còn các nhãn mác hàng hóa của lần vận chuyển trước đó.
1. Chuẩn bị trước khi đóng hàng

a- Kiểm tra container trước khi xếp hàng


* Một số nội dung kiểm tra với container đặc biệt:

- Container mặt bằng: Các vách ngang cần được dựng lên và khóa cứng.

- Các container mở: Các thanh giằng cho mái cần phải được lắp đúng vị trí; Các
tấm bạt che không bị hư hại và có kích cỡ đúng để đảm bảo che phủ toàn
bộ diện tích trần của container; Các dây thừng ở trong trạng thải tốt.

- Với các container trần cứng: Trần container không có dấu hiệu hư hại; Các vị
trí kết nối được lắp đặt đúng.

- Với các container có các thiết bị điện kết nối: Kiểm tra toàn bộ điều kiện của
các thiết bị điện (dây, phích cắm, ...) trước khi cấp điện cho container.
1 Chuẩn bị trước khi đóng hàng

a- Kiểm tra container trước khi xếp hàng


* Kiểm tra bên trong:
- Độ kín nước của Container: Đi vào bên trong container, đóng cửa lại và kiểm tra xem
có ánh sáng lọt qua được các lỗ, vết nứt hoặc các khe trên cánh cửa
- Đảm bảo bên trong container khô ráo.
- Đảm bảo container sạch sẽ, không có mùi
- Đảm bảo không có các vật sắc nhọn có thể làm hỏng hàng hóa trong quá trình vận
chuyển
- Kiểm tra các đinh tán, rivê xem có bị hư hỏng, nhô lên không
- Kiểm tra tấm bọc phủ, các trang thiết bị khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh
- Nếu hàng hóa được xếp vào các container của khách hàng, cần đảm bảo chứng chỉ
kiểm định CSC còn hiệu lực.
1 Chuẩn bị trước khi đóng hàng
a- Kiểm tra container trước khi xếp hàng
* Kiểm tra thông số kỹ thuật của container:
- Trọng lượng tối đa hay tải trọng toàn phần của cont khi chứa đầy hàng đến giới hạn
an toàn cho phép. Nó bao gồm:
+ Trọng lượng tối đa cho phép
+ Trọng lượng vỏ container
- Trọng tải tịnh của container là trọng lượng tới mức tối đa cho phép trong container. Nó
bao gồm: Trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ
hàng trong container
- Trọng lượng vỏ container: Phụ thuộc vào vật liệu chế tạo container.
- Dung tích container: Sức chứa hàng của container.
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cần lưu ý:
+ Trọng lượng tối đa không được phép vượt quá, khi đóng hàng cần tuân thủ quy định
này, tránh vượt tải dễ bị từ chối VC.
+ Trong chuyên chở hàng khô đồng nhất cần lưu ý tỷ trọng chất xếp hàng chuyên chở:
R = W/M.
1 Chuẩn bị trước khi đóng hàng
b- Kế hoạch xếp hàng
Mục đích:
- Khai thác tối ưu công suất của container
- Đơn giản hóa quá trình xếp và dỡ hàng
- Tính toán các vật liệu chống va đập và giảm chấn một cách hiệu quả
Cơ sở lập: Thông tin chính xác và cụ thể về khối lượng, kích thước của hàng hóa,
cũng như kích thước bên trong của container, các không chế về trọng tải.
Trước khi xây dựng kế hoạch xếp hàng, cần lựa chọn loại container hợp lý, cân nhắc
đến các yếu tố sau:
- Tải trọng giới hạn và sự phân bổ tải trọng cho phép đối với từng loại container
- Tải trọng giới hạn tại nước đến và đi của container.
- Các cách thức dỡ hàng từ container của người nhận
b- Kế hoạch xếp hàng
Kiểm tra tải trọng của container:
- Tải trọng và tải trọng phân bổ trên các trục của phương tiện vận tải: Cần được kiểm
tra so với trường hợp cụ thể của từng thị trường.
- Nguyên tắc cơ bản là tải trọng của hàng hóa phải được phân bổ đều trên toàn bộ mặt
sàn của container.
+ Mức thông thường với container 20 foot: 4.5 tấn/m dài và loại 40 foot: 3 tấn/mét dài
+ Kinh nghiệm thông thường là dùng các thanh gỗ để phân bổ lực đều:
Ÿ Chiều dài rộng mặt cắt của thanh gỗ: ít nhất 10 cm, với khoảng cách đến tâm của
container ít nhất 40 cm.
Ÿ Khoảng cách gỗ chịu lực không có hàng: < 1 m
- Nếu hàng hóa có trọng lượng lớn, cần thiết kế đế chịu lực đặc biệt để đảm bảo phân
bổ tải trọng thấp hơn giới hạn quy định.
b- Kế hoạch xếp hàng
Các loại xe nâng hàng có thể hoạt động trong container: Theo tiêu chuẩn chung
của ISO 1496-1, một số giới hạn cho xe nâng hàng trong container:
- Tải trọng cầu trước: (xe + hàng hóa) < 5460 kg
- Diện tích tiếp xúc trên một bánh: < 142 cm2
- Độ rộng của lốp: < 18 cm
- Khoảng cách giữa hai bánh: < 76 cm
Tải trọng trên một số khu vực khác khi xếp hàng:

Kết cấu Tải trọng


Thành container 0.6 lần tải trọng của container
Hai cửa 0.4 lần tải trọng của container
Trần 300 kg trên một diện tích 60 x 30 cm
Trọng tâm của khối hàng cần trùng trọng tâm của container, nếu không, khoảng cách
tối đa từ trọng tâm của container tới trọng tâm của khối hàng cho phép là: 60 cm với loại
20 foot ; 90 cm với loại 40 foot.
c- Đóng gói hàng hóa

Mục tiêu:
- Bảo vệ hàng hóa
- Có thể xếp chồng lên nhau
- Cho phép có thể di chuyển, nâng hạ một cách an toàn
- Cung cấp thông tin cho quá trình phân loại, và xử lý hàng hóa.
Loại và số lượng các bao bì sẽ phụ thuộc vào phương thức vận tải và loại container.
Hàng hóa có nhiều chủng loại và kích cỡ thì sẽ cần các kết cấu thùng hàng ổn định
cao.
Hàng đóng trong các hộp carton cần đảm bảo thùng hàng phía dưới có thể chịu được
trọng lực của các thùng hàng ở phía trên.
Các container tiêu chuẩn có thể được thiết kế với các vật liệu lát sàn kín để vận
chuyển hàng rời, hệ thống mắc áo cho quần áo hoặc các vật liệu hút ẩm.
Nếu hàng được xếp vào một container không có nắp, cần đảm bảo hàng hóa có thể
chịu được ảnh hưởng của thời tiết, khi hậu trong suốt quá trình vận chuyển.
d- Bảo quản hàng hóa khỏi ảnh hưởng của độ ẩm

Một số phương pháp sử dụng để bảo quản hàng hóa khỏi tác động của hơi nước:
- Hàng hóa có độ ẩm không xếp cùng với hàng hút ẩm (hoặc hàng phải được phân tách
rất rõ ràng.
- Hàng hóa, bao bì cần được đóng gói trong điều kiện khô nhất, nên chúng cần được bảo
quản trong những phòng khô ráo.
-Hàng hóa phải được chằng buộc bởi những loại vật liệu không ảnh hưởng đến chất
lượng hàng hóa khi chúng thay đổi.
-Với những hàng hóa khô, các loại vật liệu hút ẩm cần được bổ sung vào trong container,
đặt trên hàng hóa, hoặc khu vực trần. Khoảng 500g vật liệu hút ẩm cho khoảng 1 m3
không khí kín.
-Trong một số điều kiện khắc nghiệt, khi có vật liệu hút ẩm hàng vẫn có thể bị hỏng do
nước ngưng tụ, khi đó cần sử dụng các container có kiểm soát nhiệt độ (Container bảo
ôn).
2. Nguyên tắc đóng hàng vào Container
a- Các nguyên tắc chung khi xếp hàng vào container
▪ Các loại hàng hóa sau sẽ không được xếp cùng với nhau:
- Hàng cao cấp và hàng có dính bụi
- Hàng có mùi và hàng phản ứng với mùi
- Hàng tạo ra độ ẩm và hàng hút ẩm hoặc vật liệu bao bì hút ẩm
- Hàng có những bộ phận sắc nhọn & hàng hóa mềm sẽ bị xuyên thủng
- Hàng hóa có độ ẩm và hàng khô
- Những hàng hóa nặng không được để trên hàng hóa nhẹ hơn
Trường hợp bắt buộc phải vận chuyển các loại hàng trên cùng với nhau, hàng có độ
ẩm cao cần xếp dưới hàng khô.
▪ Các loại bao bì khác nhau cần được phân tách rõ ràng.
▪ Hàng có bao bì bì hư hỏng không được xếp vào cont.
▪Các loại bao bì bằng giấy và nhựa cần phải được trải xung quanh container khi vận
chuyển các hàng hóa dễ vỡ, hỏng hóc.
▪ Các các loại hàng nặng mùi phải được lót bằng một lớp nhựa & vật liệu hút nước (mùn
cưa) để giảm chi phí lau chùi sau này.
Nguyên tắc đóng hàng vào Container
b- Các yêu cầu khi xếp hàng vào container
Yêu cầu cơ bản: toàn bộ hàng hóa phải an toàn; chịu được các lực tác động trong
quá trình vận chuyển và quá trình xếp dỡ.
Có hai loại lực tác động lên hàng trong quá trình VC & XD:
-Tải trọng tĩnh: tạo ra bởi tải trọng của các hàng hóa xếp lên nhau, tạo nên cong, gẫy, vỡ,
đặc biệt đối với những lô hàng phía dưới.
- Tải trọng động: tạo ra trong quá trình xếp dỡ container, hoặc chuyển tải giữa các
phương thức vận tải khác nhau.
Lực tác động thay đổi theo môi trường khiến hàng có thể thay đổi về hình dáng, kích
thước.
Quá trình ngưng đọng có thể xảy ra ở bên trọng container
Nhiệt độ bên trong container phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ bên ngoài và vị trí của
container trên thuyền.
Các thay đổi về sinh học: Nóng, ẩm, thông gió kém là điều kiện lý tưởng cho côn trùng,
nấm mốc, vi khuẩn, vi sinh vật phát triển.
Các thay đổi về hóa học: Phụ thuộc vào loại hàng, nhiệt độ, độ ẩm và sự dịch chuyển
của tàu thuyền.
Nguyên tắc đóng hàng vào Container
c- Kỹ thuật đóng hàng vào container
Phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt sàn container
Căn cứ vào tình hình hàng hóa và trọng lượng, có thể bao bì và đặc điễm lý hóa để
quyết định cách phân bố thích hợp.
Phải giữ cho trọng tâm container và hàng hóa không bị lệch.
Hàng có hình dáng phức tạp khó xác định trọng tâm thì nên làm giá đỡ thích hợp, có
chèn đệm, chằng buộc để cố định vị trí.
Xếp hàng năng bên dưới, hàng nhẹ bên trên nếu cần phải đặt thêm tấm đệm lót và
chằng buộc cẩn thận.
Chèn lót hàng trong container
Vật liệu chèn lót có thể là rơm rạ, cỏ khô, vỏ bào, phên tre đan, tấm chiếu … nhưng tất
cả đều phải sạch, khô, không dây bẩn, không tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng sinh
sôi, gây hại.
Khi dùng vật liệu chèn lót phải chú ý tìm hiểu xem nước nhập khẩu có quy định cho
phép sử dụng thế nào.
c- Kỹ thuật đóng hàng vào container
Gia cố hàng trong container
Gia cố hàng để lấp khoảng chống, phòng tránh hàng hóa bị xê dịch, va chạm trong
quá trình vận chuyển, bốc dỡ. Có nhiều cách gia cố hàng:
- Dùng trụ gỗ chống đỡ.
- Dùng giá gỗ, chốt nêm, tấm đệm.
- Dùng dây thừng, dây xích, đai nẹp hoặc lưới để buộc giữ.
Các cột chống hoặc giá đỡ nên bố trí theo chiều dọc container.
Máy móc nặng, cần gia cố chu đáo, trụ chống, giá đỡ phải thật chắc chắn, kiên cố.
Các thiết bị Công năng
Các khuyết, tai Dùng để buộc dây thừng, các dây nhựa, dây xích...nhằm chằng
buộc hàng hóa.
Kết cấu lượn Dùng để cố định các hàng hóa có kích
thước lớn. Các thanh gỗ nằm ngang có
song ở hai vách
thể được chốt chặn bởi các kết cấu lượn
sóng
Các bệ đỡ Giữ chặt hàng hóa để chống di chuyển theo phương nằm ngang
c- Kỹ thuật đóng hàng vào container
Gia cố hàng trong container

Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn


động
Sử dung vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hội
tốt như bọt xốp, nệm bông, túi nhựa chứa
không khí…
d- Lưu ý khi đóng hàng vào container
Hàng đóng trong hòm gỗ kín khít hoặc hòm gỗ thưa
Loại bao bì này có sức chịu đựng giàn đều trên bề mặt, nếu xếp chồng thành tầng thì
phải xếp thẳng hàng, các hộp có góc cạnh bằng nhau theo kiểu “Xây tường” giúp cho các
tầng liên kết bám tựa vào nhau để tránh bị tách biệt, dễ rơi đổ.
Hàng đóng kiện
- Không dùng móc câu để di chuyển hàng vì vật liệu đóng kiện thường bằng vải hoặc
tấm nhựa PVC dễ bị thủng, rách gây rơi vãi hàng.
- Không xếp chung hàng đóng kiện với các loại hàng nặng khác, có bao bì hình dáng
sắc cạnh.
- Khi bốc dỡ bằng xe nâng, cần đề phòng quá tải trên mặt sàn container.
- Đề phòng cháy vì vật liệu đóng kiện thường thuộc loại dễ cháy.
d- Lưu ý khi đóng hàng vào container
Hàng đóng bao túi
Vật liệu làm bao túi thường là: giấy dày (đựng xi măng, phân bón, đường…) đay dệt
(đựng ngũ cốc), vải dày (đựng bột) v.v….
- Hàng đựng trong bao túi thường là các loại hạt, viên nhỏ hoặc dạng bột nên dễ rơi
vãi do đó cần dùng tấm lót phủ mặt dàn container trước khi xếp hàng vào.
- Khi xếp hàng nhiều tầng phải tùy độ bền chắc của vật liệu bao túi và nên xếp theo
chiều ngang container để giảm bốt áp lực ép lên bên bức vách.
- Tránh dùng móc câu để xê dịch hàng vì nó dễ gây rách, thùng làm rơi vãi hàng.
- Tuân thủ định mức tải trọng tối đa và lưu ý phân bố đều trọng lượng hàng trên mặt
dàn container.
- Tùy theo tính kỵ ẩm ướt của hàng mà có thể phủ thêm vải dầu hoặc vải bạt lên trên
bề mặt đề phòng hiện tượng đọng hơi nước.
d- Lưu ý khi đóng hàng vào container
Hàng đóng thùng tròn
- Bao bì đóng thùng tròn thường dùng để đựng chất lỏng có đặc tính dễ lăn trượt và khi
chất xếp với nhau không tránh khỏi độ rỗng chất xếp
- Cần lưu ý đề phòng rò rỉ bằng cách xem xét kỹ bao bì, hướng miệng và nút bao bì lên
trên và được đóng chặt.
- Thùng được xếp thẳng đứng, được chèn buộc cẩn thận hoặc đặt trên pa-lết để cố định
vị trí, nếu phải xếp dỡ thì phải bảo đảm miệng nút bao bì khít kín và tăng cường việc nêm
chèn, chống đỡ.
Hàng đóng thành cuộn
- Nên xếp cuộn theo chiều thẳng đứng, nếu cuộn hàng đủ sức chịu đựng.
- Phải xếp khít sát các cuộn hàng, ở giữa các cuộn có thể độn lót vật liệu mềm và nếu
phải xếp thành chồng, tầng thì giữa các chồng, tầng cần độn lót vật liệu mềm.
- Tránh xếp trực tiếp sát vách hoặc cửa container, nên dành khe hở nhỏ cho việc chèn
đệm.
d- Lưu ý khi đóng hàng vào container
Hàng đóng pa-lét
- Kích thước của pa-lết phải phù hợp với kích thước container.
- Kiểu container mặt bằng thường được sử dụng, nhưng khi xếp hàng không được quá
khổ container trên 1 foot (0,3048m)
- Container chở hàng quá khổ thường phải xếp bên trên boong bởi vậy cần chằng buộc
cẩn thận để cố định vị trí.
Hàng không bao bì
Hàng không bao bì, được chở trần thường là máy móc, sắt thép thô, nặng nên chủ yếu
sử dụng container mặt bằng để vận chuyển.
Bốc dỡ hàng nặng, siêu nặng phải tính toán năng lực của cẩu, chuẩn bị dụng cụ bốc
dỡ: dây cáp, dây xích, thừng chảo, móc kẹp.
Hàng lỏng và chất khí
- Kiểm tra kỹ độ chắc chắn, kín nước của bồn, của nắp đậy đề phòng rò rỉ.
- Hàng lỏng thuộc diện hàng nguy hiểm dễ cháy, độc hại… thì phải tuân thủ “Quy tắc
vận chuyển hàng nguy hiểm” của IMO và có biện pháp phòng tránh thích hợp.
- Hàng lỏng là thực phẩm thì phải bảo đảm tốt điều kiện vệ sinh trong bốc dỡ và vận
chuyển (rươu, bia, sữa tươi)
d- Lưu ý khi đóng hàng vào container
Hàng khô rời
Sử dụng container hàng khô rời hoặc container mái mở, hàng được rót vào container
từ miệng phễu bố trí ở phần mái container và được thoát ra từ miệng thoát ở phần dưới
của vách container bằng máy bơm, máy hút, ống mềm hoặc cẩu ngoạm hay bằng thủ
công
San cào bằng mặt đến tận các góc container phân bổ khối lượng và trọng lượng làm
cho container có thể ổn định và cân bằng trong khi bốc dỡ và vận chuyển.
Hàng thuộc diện hàng nguy hiểm hoặc đặt dưới chế độ kiểm dịch như hóa chất độc,
thức ăn gia súc thì cần phải tuân thủ các chế độ quy định quốc tế hoặc địa phương tương
ứng.
Hàng mát, đông lạnh

Hàng tươi sống được phân thành 3 loại:


- Hàng đông: Nhiệt độ trong container được duy trì ở độ lạnh từ - 60C trở xuống gồm
có các loại thịt, cá, tôm, bơ…
- Hàng lạnh: Bảo quản ở độ lạnh trên bề mặt từ -10C đến + 50C như trứng, trái cây…
- Hàng mát: Bảo quản ở độ mát từ + 50C đến +160C như rau quả tươi, một số
dược phẩm, phim ảnh.

Trước khi chất xếp hàng hóa cần:


- Kiểm tra kỹ cont: Độ khô ráo, ko mùi hôi, độ lạnh đạt yêu cầu.
- Chọn thời điểm xếp hàng vào buổi sáng hoặc chiều, khí hậu mát.
- Khi xếp không được che kín miệng ống dẫn hơi lạnh, bít kín lưu thông hơi lạnh trong
container.
- Vật liệu chèn lót phải sạch, khô ráo.
-Xếp xong, kiểm tra độ lạnh nếu đạt yêu cầu thì đóng kín các lỗ thông hơi để duy trì tốt
nhiệt độ.
- Khi chở rau quả tươi là loại hàng đòi hỏi trao đổi không khí (thở thực vật) thì phải thông
gió đúng kỹ thuật để tăng lượng ô-xy và thải khí CO2 ra ngoài.
- Tránh xếp lẫn lộn các loại hàng có yêu cầu độ lạnh khác nhau trong cùng một container.
* Lưu trữ và chằng buộc các loại hàng hóa

- Các loại vật liệu để cố định hàng hóa


Các tấm nâng hàng: đặc biệt phù hợp với các hộp carton và các hàng hóa nhỏ.
Nhược điểm của tấm nâng hàng EU là chúng không thể được xếp kín tối đa trong một
container tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa các kiện hàng phải được chèn chặn bằng các vật
liệu khác.
Các thanh gỗ vuông: Một dàn gồm nhiều các thanh gỗ vuông kết nối với nhau là một
dạng phổ biến để phân bổ tải trọng đều lên sàn container. Các thanh gỗ có thể dao động
từ độ dày 5 cm đến kết cấu hình vuông 20 x 20 cm, phần ko chịu tải ko nên quá 1 m.
Các khung thép: thường đường sử dụng đối với các kiện hàng lớn và siêu trọng, các
vật liệu chống trượt cần được sử dụng khi có hai bề mặt thép tiếp xúc với nhau.
- Các loại vật liệu để chằng buộc hàng hóa

Dây chão, dây thừng: Làm từ vật liệu tự nhiên; Làm từ các chất xơ tổng hợp, được dùng
để chằng buộc các hàng hóa nhẹ. Có thể dùng dây thừng có lõi thép.
Các dây nylon: Khi dùng cần có các tai bảo hộ tại các góc cạnh sắc nhọn.
Các đai bằng thép: Đặc biệt hữu dụng trong trường hợp vận chuyển các cuộn thép.
Các dây thép, móc, xích và các khóa: Được dùng phổ biến để chằng buộc các hàng
hóa nặng. Không nên sử dụng ở các góc sắc nhọn hoặc các vị trí có độ cong lớn. Khi
dùng dây xích, cần có thêm các thiết bị hỗ trợ bao gồm còng, bộ phận siết chặt và khuyết
chịu lực.
Các loại vật liệu bao bì: dùng để chèn đầy các khoảng trống. Cần đảm bảo các lực phân
bổ nằm trong giới hạn.
Các túi khí: được dùng rất phổ biến, không được áp dụng trong trường hợp có vật sắc
nhọn
KỸ THUẬT XẾP HÀNG VÀO CONTAINER
KỸ THUẬT XẾP HÀNG VÀO CONTAINER
KỸ THUẬT XẾP HÀNG VÀO CONTAINER
KỸ THUẬT XẾP HÀNG VÀO CONTAINER
4.1.4 Kiểm tra container sau khi xếp hàng
Tải trọng của container sau khi xếp hàng phải nằm trong giới hạn tải trọng cho phép.
Một bản danh sách hàng hóa cho hải quan phải được đặt ở vị trí dễ nhìn nhất trong
container.
Nếu gỗ được dùng để làm các thùng hàng, cần tuân thủ theo quy định của các nước
đến của đơn hàng. Một chứng chỉ đảm bảo gỗ đã được xử lý để chống mối mọt cần được
gửi kèm.
Toàn bộ các cửa và các trần (nếu có thể tháo rời) cần được lắp ráp đúng quy định.
Mã số niêm phong cần ghi lại. Các khóa và dây xích có thể giúp hạn chế các thất thoát
do trộm cắp.
Với các container mở nắp: các bạt che phía trên cần chằng buộc chặt chẽ, các dây
thừng được nối với hệ thống kẹp chì.
Toàn bộ các nhãn mác hàng hóa cũ cần được loại bỏ.
Với các container bảo ôn: cần đặt nhiệt độ hợp lý và kiểm tra hệ thống thông hơi. Thiết
bị ghi chép lại nhiệt độ phải hoạt động bình thường và có hiện thị nhiệt độ cụ thể.
Toàn bộ chứng từ vận chuyển cần được hoàn tất và kiểm tra.
4.1.5 TỔ C H ỨC CHUYÊN C H Ở H À N G H O Á BẰNG CONTAINER
1. Các phương pháp giao hàng bằng container
a- Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL):
Vận chuyển Container rỗng Dỡ hàng ra khỏi
Container
Kho CY CY Kho
chủ gửi cảng đi c ả ng chủ
đến nhậ n
Đóng hàng vào Container Trả Container rỗng
Chủ gửi hàng Người vận Chủ nhận hàng
chuyển
b- Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ ( LCL/LCL)
Chủ gửi 1 Chủ nhận 1
Chủ gửi 2 CFS CY CY CFS Chủ nhận 2
Trạm cảng đi Trạm
...... C ontainer
c ả ng .......
đến C ontainer
Chủ gửi n Chủ nhận n

Người gửi hàng Người vận chuyển Người nhận hàng


* Gửi hàng nguyên container (FCL)
Người gửi hàng FCL sẽ có trách nhiệm:
- Thuê và vận chuyển container rỗng về nơi để đóng hàng.
- Ðóng hàng vào container (chất xếp, chèn lót hàng trong container).
- Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
- Làm thủ tục hải quan và niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
-Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận
vận đơn do người chuyên chở cấp.
- Chịu các chi phí liên quan đến các thao tác nói trên.
Người chuyên chở có những trách nhiệm sau:
- Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
- Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi ở
cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.
-Bốc container từ bãi ở cảng gửi xuống tàu để chuyên chở, kể cả việc chất xếp container lên
tàu.
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
- Giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container.
- Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.
Người nhận hàng ở cảng đích có trách nhiệm:
- Thu xếp giấy tờ nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn (B/L) hợp lệ với người chuyên chở để nhận hàng tại bãi container.
- Vận chuyển container về kho bãi của mình, rút hàng và hoàn trả container rỗng cho người
chuyên chở (hoặc công ty cho thuê container).
- Chịu mọi chi phí liên quan đến thao tác kể trên, kể cả chi phí chuyên chở container đi về bãi
chứa container.
* Gửi hàng lẻ (LCL - Less than container load)
Trách nhiệm của người gửi hàng:
- Vận chuyển hàng hóa từ nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người nhận
hàng tại trạm đóng container (CFS - Container Freight Station) và chịu chi phí này.
-Chuyển cho người gom hàng những chứng từ cần thiết liên quan đến hàng hóa, vận tải và
quy chế thủ tục hải quan.
- Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ.
Trách nhiệm người chuyên chở :
- Có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở hàng lẻ
- Ký phát vận đơn (LCL/LCL) cho người gửi hàng
- Bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu
- Vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng lẻ cho người nhận hàng theo vận đơn mà
mình đã ký phát ở cảng đi.
Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ :
- Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng để
nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
- Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
Phương pháp gửi kết hợp

c. Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên ( LCL/FCL)

* Chủ gửi 1 Trả Container rỗng


Chủ gửi 2 CFS CY CY Kho chủ
Trạm cảng đi cản nhận
......
Container g
Chủ gửi n đến
Dỡ hàng khỏi Container
Người gửi hàng Người vận chuyển Người nhận hàng

d. Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ ( FCL/LCL)


* Vận chuyển Container rỗng Chủ nhận 1
Kho CY CY CFS Chủ nhận 2
ng ư ờ i cảng đi cả ng Trạm
gửi đến Container .......
Chủ nhận n
Đóng hàng vào Container

Người gửi hàng Người vận chuyển Người nhận hàng


* Gửi hàng kết hợp (FCL/LCL - LCL/FCL)
- Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)
- Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)
Khi giao hàng bằng phương pháp kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người
chuyên chở cũng có sự thay đổi phù hợp.
Gửi nguyên, giao lẻ (FCL/LCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi
gửi như là phương pháp gửi nguyên nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và
người chuyên chở như phương pháp gửi hàng lẻ.
Gửi lẻ, giao nguyên (LCL/FCL) thì trách nhiệm của chủ gửi và người chuyên chở khi
gửi như là phương pháp gửi lẻ nhưng khi nhận, trách nhiệm của chủ nhận và người
chuyên chở như phương pháp gửi hàng nguyên.
4.1.6 Cước phí trong vận tải container
A- Cước phí VC Container
- Giá cước tính theo container nhưng chỉ áp dụng cho một số mặt hàng nhất định
(Commodity Box Rate - CBR). Các hãng tàu ngoài Công hội thường dùng loại giá cước
này, nhưng chỉ quy định cho một số mặt hàng nhất định.
- Cước áp dụng cho tất cả các loại hàng (Freight All Kinds - FAK).
- Cước tính theo hợp đồng có khối lượng lớn (Time-Volume Contracts Rate - TVC).
- Cước tính theo TEU: Tính cho một TEU trên một tuyến đường vận chuyển nào đó.
Ngoài ra, còn phân biệt cước hàng nguyên (FCL rate) với cước hàng lẻ (LCT rate);
cước chính (Basic Ocean Freight - BOF) với cước phụ hay cước Feeder.
B- Phụ phí trong VC Container
1. Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng thu trên mỗi cont để
bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ
CY ra cầu tàu…
2. Phí Handling (Handling fee): Do các Forwarder đặt ra để thu Shipper/Consignee. Phí
này dùng để trả cho đại lý ở nước ngoài nhằm mục đích duy trì mạng lưới đại lý trên
khắp thế giới.
3. Phí D/O (Delivery Order fee): Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Phí FWD thu để trả
cho hãng tàu.
4. Phí AMS (Advanced Manifest System fee): 25 USD / B/L. Do hải quan Mỹ, Canada
và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi xếp lên tàu để chở
đến USA, Canada...
5. Phí ANB tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á).
6. Phí B/L (Bill of Lading fee), phí AWB (Airway Bill fee), Phí chứng từ
(Documentation fee): để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.
7. Phí CFS (Container Freight Station fee): Phí dịch vụ hàng lẻ
8. Phí chỉnh sửa B/L (Amendment fee): Áp dụng khi cần chỉnh sửa B/L.
B- Phụ phí trong VC Container
9. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu.
10.Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm.
11.Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”:
Là phụ phí mất cân đối vỏ container để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển
một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
12.Phí GRI (General Rate Increase): Phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xẩy ra vào
mùa hàng cao điểm).
13.Phí chạy điện: Áp dụng cho hàng lạnh, chạy container lạnh tại cảng.
14.Phí vệ sinh container (Cleaning container fee): Phí này hãng tàu thu để làm việc
rửa container.
15.Phí lưu container tại bãi của cảng (DETENTION)
4.2 .Tổ chức vận tải kéo moóc
4.2.1. Mục đích và điều kiện kéo moóc
a. Mục đích
- Tận dụng sức kéo của đầu kéo để tăng trọng tải
- Giảm chi phí vận tải giảm giá thành.
- Tăng năng suất của phương tiện do tăng trọng tải
b. Điều kiện kéo moóc:
- Điều kiện về hàng hóa: Những loại hàng thông thường, khối lượng VC lớn
-Điều kiện về đường sá: Các tuyến đường bằng phẳng có độ dốc dọc thấp, bán kính quay
vòng lớn, chất lượng mặt đường tốt…
- Bến bãi xếp dỡ: tại các bến bãi xếp dỡ phải đủ diện tích để quay trở đầu kéo, xe và
moóc
- Phương tiện: Sức kéo và tình trạng kỹ thuật của xe
- Điều kiện về lái xe: Trình độ của người lái xe
4.2.2. Các hình thức kéo moóc:
a. Kéo theo
Một xe hay một đầu kéo kéo theo một hoặc nhiều moóc. Khi xếp, dỡ cho xe
đồng thời xếp dỡ cho cả moóc.
b. Cắt moóc
Đầu kéo không phải chờ đợi tại điểm xếp (dỡ). Trong lúc xếp (dỡ) hàng cho
xe thì moóc khác đã được chuẩn bị sẵn hàng hóa để tháo lắp mooc.
Thời gian xếp, dỡ hàng cho cả đoàn xe được tính như sau
Txdpt = Txdx + Ttm + Tlm
Trong đó: Txdpt thời gian xếp dỡ cho cả phương tiện;
Txdx thời gian xếp dỡ hàng cho xe;
Ttm thời gian tháo moóc;
Tlm thời gian lắp moóc.
4.2.3. Các phương pháp cắt moóc:
Áp dụng cho hành trình con thoi:
Xe + moóc
- Phương pháp cắt 1 đầu
A B
Xếp hàng lên xe + Lắp moóc Dỡ hàng khỏi xe+tháo moóc
Xe

- Phương pháp cắt 2 đầu Xe + moóc


A B
Xếp hàng lên xe + Lắp moóc Xe + moóc Dỡ hàng khỏi xe+tháo moóc
Tháo moóc +Dỡ hàng khỏi xe(nếu có) Xếp hàng lên xe(nếu có) + Lắp moóc
Áp dụng cho hành trình đường vòng:
- Phương pháp cắt tuần hoàn: trên hành trình có nhiều
điểm tại đó tiến hành cắt moóc
4.2.4. Xác định số lượng moóc luân chuyển
Điều kiện để đoàn xe gồm AK đầu kéo, kéo M moóc hoạt động đều đặn liên tục trên
hành trình là khoảng cách chạy xe của đầu kéo bằng nhịp xếp dỡ của trạm xếp dỡ
I K = RX = RD = RXD
Khoảng cách chạy xe và nhịp công tác của trạm xếp dỡ được tính như sau:

: Khoảng cách chạy xe của đầu kéo

Nhịp làm việc của trạm xếp dỡ và số lượng moóc tại các điểm xếp dỡ:
4.2.4. Xác định số lượng moóc luân chuyển

Số lượng moóc luân chuyển cần có trên 1 hành trình được xác định như sau:

Trong trường hợp tổng quát số lượng moóc cần thiết cho tổ chức Vc cắt moóc:

Từ công thức tổng quát có thể tính riêng cho từng loại hành trình
Tỷ số M/A K : số lượng moóc tính cho 1 đầu kéo phụ thuộc vào các chỉ tiêu và điều
kiện khai thác.
4.2.4. Xác định số lượng moóc luân chuyển

Ví dụ bài tập:
Xác định số lượng moóc cần thiết để tổ chức vận chuyển cắt moóc trên hành trình
con thoi với cự ly 50 Km có hàng 1 chiều.
Biết rằng: Trọng tải thiết kế của xe = trọng tải moóc = 10 tấn , tại hai đầu bố trí 2 vị
trí xếp dỡ , định mức thời gian xếp = định mức thời gian dỡ = 0,2h/1 tấn , thời gian
tháo = thời gian lắp moóc = 5 phút, hàng VC trên hành trình là hàng loại 1. Tốc độ
PT đạt được BQ trên HT = 40 Km/h.
4.3 Vận tải đường dài
- Vận tải đường dài: Tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên khoảng cách lớn (giữa
các nước, giữa các vùng), vận chuyển trên trục chính.
Việc tổ chức công tác của lái xe, phối hợp vận chuyển với xếp dỡ, việc bảo dưỡng kỹ
thuật cũng như quản lý xe, công trình thiết bị phân tán trên khoảng cách rất lớn rất phức
tạp.
- Cung độ vận chuyển: Cung độ đối với vận chuyển đường dài là thời gian để thực hiện
được một hành trình vận chuyển tính bằng ngày.
Các hình thức tổ chức vận tải đường dài
a. Vận chuyển suốt.
Vận chuyển suốt được thực hiện bằng cách tổ chức lái xe làm việc liên tục suốt ngày
đêm, lái xe theo tua và theo ca.
4.3 Vận tải đường dài
Thời gian một vòng xe chạy trong vận chuyển suốt bao gồm những thành phần sau đây:

- Thời gian lăn bánh: 2.lm


t =
lb VT
- Thời gian xếp dỡ
- Thời gian dừng xe để bảo dưỡng kỹ thuật, dừng ở trạm cuối và dừng ở các bến xe.
Thời gian làm bảo dưỡng kỹ thuật có thể trùng với thời gian nghỉ ngơi của lái xe nếu
lái xe không tham gia bảo dưỡng kỹ thuật.
Để đánh giá mức độ sử dụng thời gian quay một vòng dùng hệ số:

𝑡!"
𝛿=
𝑡#
4.3 Vận tải đường dài
Thời gian vận chuyển hàng hóa bao gồm một số thành phần:
+ Chạy suốt:
- Tvc = tlb + txd + St'n + St''n + StT (chạy đơn)
- Tvc = tlb + txd + St'n + StT (chạy theo tua)
- Tvc = tlb + txd + St'n + St”n (chạy đổi ca)
+ Chạy phân đoạn:
Tvc = tlb + txd + St'n + St'xd (chạy đơn).
Trong đó:
tlb - Thời gian lăn bánh.
Txd- Thời gian xếp dỡ ở điểm đầu và điểm cuối hành trình.
tn, t'n: Thời gian nghỉ ít nhất và nhiều nhất của lái xe.
t'xd- Tổng thời gian dừng xe khi chuyển tải (hoặc tháo lắp rơmooc) tại các điểm giữa của
các đoạn.
4.3 Vận tải đường dài
b. Vận chuyển phân đoạn
Căn cứ vào sự bố trí các cơ sở ô tô trên đường, người ta chia ra từng đoạn vận chuyển
phù hợp, khoảng cách các đoạn vận chuyển ngắn hay dài phụ thuộc vào khoảng cách
giữa các trạm trên tuyến.
Khi khoảng cách giữa các đoạn ngắn, người ta bố trí trạm ô tô ở điểm giữa hai đoạn thay
đổi và tổ chức chạy xe mỗi chuyến một ngày đêm để đảm bảo trong suốt ca làm việc của
lái xe thực hiện được một vòng.
Chiều dài mỗi đoạn xác định theo công thức kinh nghiệm sau:

T .V (2 - 3)Th .VT
ld = h k =
2 2
Trong đó:
Th - Thời gian lái xe có thể làm việc một mạch không nghỉ (giờ).
VK- Tốc độ khai thác.
VT - Tốc độ kỹ thuật.
4.3 Vận tải đường dài
Khi hoạt động trên những đoạn đường dài, người ta bố trí những trạm chính ở giữa
đoạn và tổ chức vận chuyển theo hai đoạn bằng phương pháp các chuyến thay đổi. Một
lái xe chạy từ trạm ô tô đến điểm đầu còn lái kia chạy từ trạm đến điểm cuối.
Tổ chức chạy xe như thế có các nhược điểm như đã nêu, trong trường hợp bố trí
trạm ở chính giữa tuyến khi vận chuyển suốt. Vì thế trường hợp này thường phân ra làm
hai đoạn và bố trí trạm ô tô ở điểm cuối cùng của đoạn và tổ chức BDSC xe khi đang có
hàng.
Khi lựa chọn phương pháp vận chuyển đường dài cần xét đến trị số và đặc điểm
của luồng hàng. Trường hợp luồng hàng lớn, ổn định áp dụng vận chuyển phân đoạn rất
phù hợp nó nâng cao năng suất phương tiện, sử dụng thời gian làm việc tốt, tổ chức lao
động, tổ chức nghỉ ngơi cho lái xe và công tác BDSC tốt hơn.
Trường hợp luồng hàng nhỏ, không ổn định áp dụng phương pháp tổ chức vận
chuyển suốt. Áp dụng phương pháp này không cần phải thêm vốn đầu tư lớn để xây
dựng các công trình thiết bị trên đường.

You might also like