Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

BÌNH DƯƠNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN


Năm học 2022-2023
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC
(Đề thi gồm 02 trang) Khóa thi: ngày 04/6/2022
Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (4,0 điểm)


1. 1. Có 5 lọ đánh số từ (1) đển (5), mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na 2SO4; (CH3COO)2Ba;
Al2(SO4)3; NaOH và Ba(OH)2. Biết:
- Rót dung dịch từ lọ (4) vào lọ (3) hoặc lọ (5) đều tạo kết tủa.
- Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (2) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó tan dần tạo dung dịch trong suốt.
- Rót từ từ đến dư dung dịch trong lọ (5) vào lọ (1) thì có kết tủa sau đó kết tủa tan một phần.
Xác định chất tương ứng trong mỗi lọ. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
1.2. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa M và
dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với
dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa T. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
1.3. Bình chữa cháy phun bọt dạng axit- kiềm có cấu tạo như sau: - ống thuỷ tinh hở miệng đựng dung
dịch axit sunfuric. - bình đựng dung dịch natri hiđrocacbonat có nồng độ cao. Bình thường, bình chữa cháy
được để đứng thẳng, không được để nằm. Khi chữa cháy phải dốc ngược bình lên.
a) Vì sao khi bảo quản bình chữa cháy phải để thẳng đứng? Vì sao khi chữa cháy lại phải dốc ngược
bình lên? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
b) Nguyên lí chữa cháy của bình là gì?
Câu 2 (3,5 điểm)
2. 1. Làm lạnh 160 gam dung dịch bão hòa muối RSO 4 30% xuống tới nhiệt độ 20°C thì thấy có 28,522
gam tinh thể RSO4.nH2O tách ra. Biết độ tan của RSO 4 ở 20°C là 35 gam. Xác định công thức của tinh thể
RSO4.nH2O biết R là kim loại; n là số nguyên và 5 < n < 9.
2. 2. Dẫn 0,08 mol hỗn hợp khí gồm CO 2 và hơi H2O qua ống sử dụng C nóng đỏ, thu được a mol hỗn
hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. X tác dụng hết với Fe 3O4, thu được 17,28 gam rắn Y. Cho Y tan hết trong
dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 0,12 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của a ?
Câu 3 (3,75 điểm)
3.1. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất
của khí X.
a) Quá trình điều chế X từ ancol etylic với H 2SO4 đặc
thường có kèm các sản phẩm phụ là CO 2 và SO2. Giải thích vì
sao có sản phẩm phụ đó và nêu phương pháp hóa học để thu
được X tinh khiết từ hỗn hợp X, CO2 và SO2 ở trên. Viết
phương trinh hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Cho biết vai trò của đá bọt?
c) Nêu hiện tượng xảy ra ở bình đựng dung dịch Brom? Viết
phương trình hóa học xảy ra.
3.2.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

a) Xác định các chất X, Y, Z, A, B, D, E, F biết rằng:


- X là đơn chất của phi kim T, còn Y, Z là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch của Y
làm quỳ tím chuyển đỏ. Z là muối Kali trong đó Kali chiếm 52,35% về khối lượng.
- Từ D có thể tạo thành A bằng phản ứng với oxi xúc tác men giấm.
b) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (ghi rõ điều kiện nếu có).
Câu 4 (2,5 điểm)
4.1. Hỗn hợp X gồm M, MO và MCl 2 (M là kim loại có hóa trị II không đổi, tính kim loại mạnh hơn Cu
nhưng không tác dụng với nước ở điều kiện thường). Chia 124,5 gam hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau:
Cho phần 1 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít (đktc) khí H 2. Cho Y cho tác dụng với
dung dịch NaOH vừa đủ, thu được lượng kết tủa tối đa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được
54,675 gam chất rắn; Cho phần 2 vào 300 ml dung dịch CuCl 2 1,5M, lọc bỏ chất rắn, cô cạn dung dịch thu
được 91,65 gam muối khan. Xác định kim loại M (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
4.2. Cho m2 gam hỗn hợp gồm Al và Fe xOy, nung nóng hỗn hợp để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (chỉ
xảy ra phản ứng tạo thành Fe và nhôm oxit). Hỗn hợp sau phản ứng được chia làm 2 phần, phần 1 có khối
lượng là 9,39 gam. Hòa tan hoàn toàn phần 1 bằng axit HCl dư thì thu được 2,352 lít khí (đktc). Phần 2 tác
dụng vừa đủ với 900ml dung dịch NaOH 0,2M thấy giải phóng 0,672 lít khí (đktc). Xác định công thức hóa
học của FexOy, tính giá trị m2 (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Câu 5 (4,25 điểm)
5.1. Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon mạch hở X và Y (M X <MY <70); tỉ lệ mol của X và Y là 2:3. Đốt
cháy hoàn toàn V lít X thu được 2,24 lít CO 2. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp E thu được 3,584 lít CO 2 và
2,52 gam H2O. Biết V lít X làm nhạt màu tối đa 16 gam Br 2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Tính phần trăm khối lượng Y trong E ?
5.2. Hỗn hợp X gồm axit fomic (HCOOH); axit acrylic (CH 2 =CH–COOH); axit oxalic (HOOC-COOH)
và axit axetic. Để trung hòa m gam X cần dùng V ml dung dịch NaOH 2M. Mặt khác, để đốt cháy hoàn
toàn m gam X cần 6,048 lit O2 (đktc), thu được 14,52 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Tính giá trị của V?
--Hết--
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Năm học 2022-2023
--**--
Câu 1
1.1- Phân tích: Khi gặp các bài tập kiểu này chúng ta cần tóm tắt khả năng phản ứng của từng chất.
Chất Na2SO4 (CH3COO)2Ba Al2(SO4)3 NaOH Ba(OH)2
Hiện tượng khi nhỏ lên chất khác     tan   tan 1 phần
dần
Theo đề bài ta thấy (2) là NaOH; (1) là Al2(SO4)3 ; (5) là Ba(OH)2

Mặt khác (4) tạo kết tủa với cả (3) và (5) nên  (4) là Na2SO4 ; (3) là (CH3COO)2Ba
Các phương trình hóa học:
Na2SO4 + (CH3COO)2Ba  BaSO4  + 2CH3COONa

Na2SO4 + Ba(OH)2  BaSO4  + 2NaOH

6NaOH + Al2(SO4)3  Na2SO4 + 2Al(OH)3 

NaOH + Al(OH)3  NaAlO2 + 2H2O

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3  3BaSO4  + 2Al(OH)3 

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3  Ba(AlO2)2 + 4H2O


1.2. Phân tích: sản phẩm của phản ứng BaO với H2SO4 tạo sản phẩm không tan trong nước mà đề bài
cho thu được dung dịch N. Điều đó chứng tỏ N chứa H2SO4 dư hoặc Ba(OH)2 tạo ra từ phản ứng của BaO
với nước.
Các phương trình phản ứng:
BaO + H2SO4  BaSO4  + H2O

BaO + H2O  Ba(OH)2


Kết tủa M: BaSO4, dung dịch N chứa H2SO4 dư hoặc Ba(OH)2
Trường hợp 1: Nếu N chứa H2SO4

 Khí P là H2; dung dịch Q: Al2(SO4)3 ; Kết tủa T: Al(OH)3


2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2 

Al2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O  2Al(OH)3  + 3Na2SO4 + 3CO2 


Trường hợp 2: Nếu N chứa Ba(OH)2

 Khí P là H2; dung dịch Q: Ba(AlO2)2 ; Kết tủa T: BaCO3


2Al + Ba(OH)2 + 2H2O  Ba(AlO2)2 + 3H2 

Ba(AlO2)2 + Na2CO3  BaCO3  + 2NaAlO2


1.3-
a) Khi bảo quản cần đặt đứng bình vì nếu để nằm thì axit trong ống thủy tinh chảy ra ngoài tác dụng
với NaHCO3 làm giảm khả năng tạo bọt khí CO 2 khi cần sử dụng. Khi chữa cháy phải dốc ngược bình để
H2SO4 tiếp xúc nhiều với NaHCO3, phản ứng xảy ra nhanh tạo áp suất lớn giúp CO2 phun ra mạnh hơn.
Phương trình hóa học:

2NaHCO3 + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 


b) Nguyên lí chữa cháy của bình là tạo ra khí CO 2 không duy trì sự cháy, nặng hơn không khí nên cách
ly đám cháy với khí oxi.
Câu 2.
2.1-

Xét phần kết tinh RSO4.nH2O 


Chỉ có n = 7, R = 24 thỏa mãn. Công thức của muối ngậm nước là: MgSO4.7H2O
2.2- Phân tích: Ở bài này có một sự nhầm lẫn không hề nhẹ của người ra đề, bởi vì khi cho X tác dụng
với Fe3O4 thì X không bao giờ hết được vì CO 2 có phản ứng đâu mà hết. Đáng lẽ phải cho Fe 3O4 dư mới
chuẩn.
Mấu chốt bài toán ở thí nghiệm Y tác dụng với H 2SO4 đặc. Vì trong Y chỉ chứa 2 nguyên tố mà đề cho
2 dữ kiện để tính toán (khối lượng Y và số mol SO2).
Riêng phản ứng than nóng đỏ thì có gì đặc biệt?

CO2 + C 2CO ; H2O + C CO + H2 ; 2H2O + C CO2 + 2H2

Phân tích các phản ứng trên ta thấy:


Hướng dẫn:
Các phương trình hóa học:

CO2 + C 2CO (1)

H2O + C CO + H2 (2)

2H2O + C CO2 + 2H2 (3)


Đặt công thức chung của rắn Y (Fe, các oxit sắt) là FexOy

(4x-3y)CO + xFe3O4 3FexOy + (4x-3y)CO2 (4)

(4x-3y)H2 + xFe3O4 3FexOy + (4x-3y)H2O (5)

2FexOy + (6x-2y)H2SO4  xFe2(SO4)3 + (6x-2y)H2O + (3x-2y)SO2  (6)


Theo ptpư (6) thấy:

Ta có:

Theo (4,5):
Theo (1,2): Số mol khí tăng = ½ số mol (CO + H2)  a = 0,08 + 0,04 = 0,12 mol
Lưu ý: Có thể xem chất khử là cacbon ban đầu (thay cho H2,CO) thì cuối cùng tạo thành CO2

  = 0,08 + 0,04 = 0,12 mol


Câu 3
1- a) Ngoài phản ứng chính tạo C 2H4, còn xảy ra phản ứng phụ do H 2SO4 đặc oxi hóa ancol etylic sinh
ra khí CO2 và SO2:

C2H5OH C2H4 + H2O

C2H5OH + 6H2SO4 đặc 2CO2 + 9H2O + 6SO2


- Tinh chế C2H4: Dẫn hỗn hợp gồm C2H4, CO2, SO2 qua dung dịch kiềm dư, thu khí thoát ra được C2H4
tinh khiết

CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O


b) Do có các lỗ xốp và nhám nên đá bọt tạo ra nhiều điểm sôi mồi, phân tán và điều hòa nhiệt giúp hỗn
hỗn chất lỏng sôi đều, tránh hiện tượng sôi quá nhiệt làm chất lỏng bùng lên hoặc vỡ nứt dụng cụ thủy tinh.
c) Hiện tượng: Dung dịch brom nhạt màu da cam và có bọt khí thoát ra

SO2 + 2H2O + Br2  H2SO4 + 2HBr

C2H4 + Br2  C2H4Br2


3.2-

a) Muối Z: KxG 
Xác định được các chất như sau:
X Y Z A B D E F
Cl2 HCl KCl CH3COOH CH3COOC2H5 C2H5OH C2H4 C2H2
Các phương trình hóa học:

(1)

(2) Cl2 + H2 2HCl


(3) HCl + CH3COONa  NaCl + CH3COOH

(4) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O

(5) CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH

(6) C2H5OH C2H4 + H2O

(7) CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2 

(8) C2H2 + H2 C2H4


Câu 4
4.1-
Mỗi phần nặng 62,25 gam

Phần 1: Tính

MO + 2HCl  MCl2 +H2O

M + 2HCl  MCl2 +H2 


0,3  0,3 (mol)

MCl2 +2NaOH  M(OH)2  + 2NaCl

M(OH)2 MO + H2O
Gọi a là số mol MCl2 trong ½ X.

Tăng giảm khối lượng ta có: 62,25 + 16.(a+0,3) – a.71 = 54,675  a = 0,225 mol

Phần 2: Tính

M + CuCl2  MCl2 + Cu 

0,3  0,3 0,3 mol


Dung dịch sau phản ứng: MCl2, CuCl2 dư

Ta có: 0,525.(M+71) + (0,45-0,3).135 = 91,65  M=65 g/mol


Vậy kim loại M là kẽm (Zn)
4.2- Phân tích:
Mấu chốt phản ứng nhiệt nhôm là khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng không đổi.

Để tìm CTHH của oxit sắt cần tìm số mol O và Fe 


Hướng dẫn:

3FexOy + 2yAl 3xFe + yAl2O3 (*)

Vì sản phẩm nhiệt nhôm tác dụng NaOH giải phóng H2 nên sau phản ứng còn dư Al  FexOy hết.

Phần 2:

2Al + 2H2O + 2NaOH  2NaAlO2 + 3H2 


0,02 0,02 0,03 mol

Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O


0,08  (0,18–0,02) mol
Gọi a là số mol Fe phần 2. Giả sử P1=kP2

Phần 1:

Al2O3 + 6HCl  2AlCl3 + 3H2O

2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2 

0,02k  0,03k (mol)

Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 

ka  ka (mol)

Ta có: 0,03k + ka = 0,105  k = (1)


Mặt khác: (0,02.27 + 0,08.102)k + 56ka = 9,39 (2)

Giải hệ phương trình (1,2)  k = ; a = 0,18

Xét FexOy  (Fe3O4)

BTKL  m2 = 9,39. 3 = 28,17 gam


Câu 5
5.1- Vì MX<MY<70 nên mỗi hidrocacbon chứa tối đa 5C

– Phản ứng riêng của X: Tính


Đặt CTTQ của X: CnH2n+2-2k

CnH2n+2-2k + ( )O2 nCO2 + (n+1-k)H2O

CnH2n+2-2k + kB2  CnH2n+2-2kBr2k


Theo đề ta có:  X có dạng: CnH2
Vì X mạch hở  X có thể là C2H2 hoặc C4H2

-Xét phản ứng đốt cháy E: Tính ;

Trường hợp 1: Nếu X là C4H2   (loại)

Trường hợp 2: Nếu X là C2H2  

Bảo toàn số mol C, H   Y: C4H8


Phần trăm khổi lượng của mỗi chất trong E:

5.2-
Sơ đồ phản ứng đốt X:

Tính số mol

CxHyOz + (x + )O2 xCO2 + H2O

Bảo toàn số mol oxi 


Phản ứng với NaOH:

R(COOH)n + nNaOH R(COONa)n + nH2O

Theo phản ứng 

V=
--Hết--
Giáo viên: Nguyễn Đình Hành-THCS và THPT Y Đôn, tỉnh Gia Lai
Email: n.dhanhcs@gmail.com
Điện thoại: 0988 275 288

You might also like