Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

UBND TỈNH KON TUM KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
Năm học 2022-2023
Đề thi chính thức Môn: HÓA HỌC
Ngày thi:03/6/2022
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (1,0 điểm)


Một nguyên tử X có tổng số hạt (p, n, e) là 48, trong đó số hạt mang điện bằng 2/3 tổng số hạt.
- Hãy xác định các loại hạt (p, n. e) trong nguyên tử X. Cho biết kí hiệu hóa học của X, gọi tên X.
- Lập luận, xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn (chu kỳ, nhóm).
- Dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn, so sánh tính phi kim của nguyên tố X lần lượt với các nguyên tố hóa
học: oxi, clo, Giải thích.
Cầu 2 (1,0 điểm)
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho một ít mỡ lợn vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH, sau đó đun nóng ống nghiệm.
2. Cho một ít rượu etylic vào ống nghiệm chứa lòng trắng trứng.
3. Cho khí SO2 vào ống nghiệm chứa dung dịch brom, sau đó cho thêm dung dịch BaCl 2 vào ống
nghiệm.
4. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ca(HCO3)2
5. Cho dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm chứa sẵn một ít MnO2, đun nhẹ.
Câu 3 (1,0 điểm)
Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện của các phản ứng (nếu có):

Câu 4 (1,0 điểm)


Dẫn luồng khi CO dư đi qua hỗn hợp chất rắn A nung nóng chứa: MgO, CuO, FeO, BaO. Sau khi kết
thúc phản ứng thu được chất rắn B. Hòa chất rắn B vào nước dư được dung dịch X và chất rắn D không tan.
Lấy chất rắn D cho vào dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch M và chất rắn R. Cho từ từ dung dịch
H2SO4 loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Xác định thành phần các chất có trong B, X, D, M.
Viết các phương trình hóa học minh họa cho thí nghiệm trên.
Câu 5 (1,0 điểm)
Nước muối sinh lý là dung dịch NaC1 0,9%. Nước muối sinh lý được dùng để súc miệng (ngừa và chữa
viêm họng, bệnh răng miệng), rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, làm dịch truyền… Tuy nhiên nước muối
sinh lý tự pha ở gia đình chỉ nên dùng để súc miệng, rửa vết thương nhẹ chứ không nên nhỏ mắt, thay thế
dịch truyền.
Hãy trình bày cách pha chế 500 gam dung dịch nước muối sinh lý từ nước cất và dung dịch NaCl 5%.
Câu 6 (1,0 điểm)
Cho 200 gam dung dịch NaOH x% vào cốc chứa 160 ml dung dịch HCl yM, tạo ra dung dịch A chỉ chứa
một chất tan. Cô cạn dung dịch A thu được 18,9 gam chất rắn B. Nung chất rắn B đến khối lượng không
đổi thì còn lại 11,7 gam chất rắn. Xác định công thức của B, tỉnh giá trị của x, y.
Câu 7 (1,0 điểm)
Nung hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y và O 2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm
17,03% theo khối lượng. Lượng O2 ở trên đốt cháy hết 0,24 gam cacbon thu được hỗn hợp khí T (trong đó
CO2 chiếm 40% thể tích). Biết KClO3 bị nhiệt phân hoàn toàn, còn KMnO4 chỉ bị nhiệt phân một phần.
Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân KMnO4.
Câu 8 (1,0 điểm)
Cho một hỗn hợp M gồm 2 hidrocacbon mạch hở X, Y. Đốt cháy V lít X hoặc V lít Y đều thu được 4V
lít khí CO2 trong cùng điều kiện. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit (đktc) hỗn hợp M, dẫn sản phẩm cháy lần lượt
qua bình (1) chứa 100 gam dung dịch H 2SO4 98%, bình (2) chứa dung dịch Ca(OH) 2. Nồng độ dung dịch
H2SO4 trong bình (1) giảm còn 87,034%; bình (2) thu được 15,00 gam kết tủa và dung dịch A, đun nóng
dung dịch A thấy xuất hiện m gam kết tủa. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có
của X, Y. Tính giá trị của m.
Biết tỉ lệ mol của X, Y trong M lần lượt là 2:1; số nguyên tử hiđro (H) và số nguyên tử cacbon (C) trong
một phân tử hợp chất hữu cơ có mối liên hệ: H 2C + 2.
Câu 9 (1,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm 2 ancol: CnH2n+1OH và CnH2n-l(OH)3. Chia a gam hỗn hợp X làm 3 phần bằng nhau.
- Cho phần một tác dụng hết với Na thấy thoát ra 4,48 lit (đktc) khí H2.
- Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 13,44 lit (đktc) khí CO2 và 14,4 gam H2O.
- Đun nóng phần 3 với lượng dư axit axetic (xúc tác H 2SO4 đặc) thu được b gam hỗn hợp Y chứa hai
este. Biết hiệu suất phản ứng của hai ancol trong hỗn hợp X như nhau và bằng 60%.
Xác định công thức cấu tạo của 2 ancol. Tính giá trị của a, b.
Câu 10 (1,0 điểm)
Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ (X):
- Cho biết công thức cấu tạo của X, gọi tên X và
viết phương trình hóa học điều chế X theo thí
nghiệm.
- Nêu hiện tượng khi dẫn khí X vào ống nghiệm
chứa dung dịch Br2. Viết phương trình hóa học của
phản ứng.
- Nêu vai trò của đá bọt trong thí nghiệm.
- Nếu vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH đặc.
(Biết trong hình vẽ: dd là viết tắt của dung dịch;
p/ứ là phản ứng).
---HẾT---
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA TỈNH KON TUM
Năm học: 2022-2023
------------------
Câu 1.

Theo đề ta có: 2p =
Mặt khác: 2p + n = 48  n = 48 – 32 = 16
Vậy X thuộc nguyên tố lưu huỳnh. Kí hiệu của X là: S
Lưu ý: Có thể giải nhanh 2p=2/3 tổng số hạt, n = 1/3 tổng số hạt  p=e=n = TSH: 3 = 48:3 = 16.
Cấu tạo vỏ electron: 2e/8e/6e
Vì X có 3 lớp e và 6e ở lớp ngoài cùng nên X thuộc chu kỳ 3,nhóm VI
Vị trí của S, O, Cl trong bảng tuần hoàn
O Tính phi kim của S yếu hơn Oxi và Clo. Vì:
(Z=8) Theo quy luật biến thiên tính chất của các đơn chất:
S Cl + Trong cùng nhóm (O,S…): tính phi kim giảm dần theo chiều tăng
(Z=16) (Z=17) dần điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới).
+ Trong cùng chu kỳ (S,Cl): tính phi kim tăng dần theo chiều tăng dần
điện tích hạt nhân (từ trái sang phải).
Câu 2.
1. Khi đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH thì mỡ tan thành dung dịch đồng nhất.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
2. Khi cho rượu etylic vào lòng trắng trứng thì lòng trắng trứng bị đông tụ. Do lòng trắng trứng chứa
protein bị đông tụ khi tiếp xúc với rượu etylic.
3. Sục SO2 vào dung dịch brom thì màu da cam của dung dịch nhạt màu. Khi thêm dung dịch BaCl 2 thì
xuất hiện kết tủa trắng.
SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr
BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl
4. Có khí không màu, không mùi thoát ra (dung dịch sủi bọt).
2NaHSO4 + Ca(HCO3)2  Na2SO4 + CaSO4 + 2H2O + 2CO2 
5. Chất rắn màu đen tan dần, có khí màu vàng lục thoát ra.
MnO2 + 4HClđặc MnCl2 + H2O + Cl2 
Câu 3.
Các phương trình hóa học:
(1) (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
(2) C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 
(3) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O

(4) CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O


(5) C6H12O6 + Br2 + H2O  C6H12O7 + 2HBr
Câu 4.
- Phản ứng của A với CO dư:
CO + CuO Cu + CO2
CO + FeO Fe + CO2
Rắn B: Cu, Fe, MgO, BaO
-Phản ứng của B với nước:
BaO + H2O  Ba(OH)2
Dung dịch X: chứa Ba(OH)2 ; Rắn D: Cu, Fe, MgO
- Phản ứng của rắn D với dung dịch HCl dư:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 
MgO + 2HCl  MgCl2 + H2O
Dung dịch M: FeCl2, MgCl2, HCl dư.
- Phản ứng của dung dịch X với H2SO4 loãng dư:
Ba(OH)2 + H2SO4  BaSO4  + 2HCl
Câu 5.
Khối lượng NaCl có trong 500 gam nước muối sinh lý:

Khối lượng dung dịch NaCl 5% cần lấy:

 (cần lấy) = 500 – 90 = 410 gam


Cách pha chế:
-Cân lấy 90 gam dung dịch NaCl 50% cho vào cốc đủ lớn.
-Cân lấy 410 gam nước cất (hoặc đong 410 ml) chovào cốc trên, khuấy đều cho tan.
Lưu ý: Phần tính toán có thể dùng quy tắc đường chéo:
Dung dịch NaCl: m1 C1=5% 9%
0,9%
Nước cất: m2 C2 = 0% 4,1%


Câu 6.
Dung dịch A chỉ chứa một chất tan nên phản ứng vừa đủ.
Chất rắn sau nung là NaCl 
NaOH + HCl  NaCl + H2O
0,2 0,2 0,2 (mol)
Đặt CT của B: NaCl.nH2O

Theo ĐL thành phần không đổi 


CTHH của B: NaCl.2H2O

Ta có:
Lưu ý: Phần tìm công thức B có thể tính theo khối lượng mol tinh thể ngậm nước:

Câu 7.
Tính
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2  (1)
x (mol)  0,5x (mol)
2KClO3 2KCl + 3O2  (2)
0,02 0,02 0,03 mol
Chất rắn Y: KCl, MnO2, K2MnO4, KMnO4 dư.

Vì = (0,5x + 0,03) >  O2 dư  T gồm CO2, O2 dư


C + O2 CO2 (3)
0,02 0,02 0,02 (mol)

Theo (1,2)  0,5x + 0,03 = 0,05  x = 0,04 mol

BTKL  (ban đầu) = 0,05.32 + 8,75 – 0,02.122,5 = 7,9 gam

Hiệu suất phản ứng phân hủy KMnO4:


Câu 8.
Theo đề ta thấy đốt V lít X (hoặc Y) đều thu được 4V lít CO2  CX=CY = 4:1 = 4

Đặt CTTB của hỗn hợp M là:


+ (4+0,25 ) O2 4CO2 + 0,5 H2O
0,15  0,6 (mol)

 Bình (1) hút nước làm giảm nồng độ H2SO4.

Gọi a là số mol H2O 


Bảo toàn số mol H  0,1.HX + 0,05.HY = 0,7.2  nghiệm thỏa mãn: HX =10; HY = 8
Vậy X là C4H10; Y là C4H8
C4H10 có các CTCT: CH3-CH2-CH2-CH3 ; CH3-CH(CH3)-CH3
C4H8 có các CTCT (hở): CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3; CH2=C(CH3)-CH3

 Bình (2) xảy ra các phản ứng:


CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O
0,15 0,15 mol
2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2
(0,6-0,15)  0,225 mol
Ca(HCO3)2 CaCO3  + H2O + CO2 
0,225 0,225 mol
Khối lượng kết tủa lần 2 là: m = 0,225.100 = 22,5 gam
Câu 9.
Phân tích: Mấu chốt bài toán ở CTPT mỗi ancol đều có chỉ số H=2C + 2 nên là các ancol no. Số mol
ancol luôn bằng hiệu của số mol H2O và CO2. Trong phản ứng với Na thì số mol OH (ancol) gấp đôi số
mol H2. Đó là cơ sở giúp tìm được số mol mỗi ancol. Mặt khác, chỉ số C mỗi ancol bằng nhau nên ta dễ
dàng tìm được chỉ số cacbon (n) theo bảo toàn số mol C.
Hướng dẫn:
 Phần 1: Tính mol
AOH + Na  AONa + ½ H2 
x 0,5x (mol)
B(OH)3 + 3Na  B(ONa)3 + 1,5H2 
y 1,5y (mol)
Ta có: 0,5a + 1,5b = 0,2 (1)
Theo các ptpư:
 Phần 2: Tính
CnH2n+2O + 1,5nO2 nCO2 + (n+1)H2O
CnH2n+2O3 + (1,5n-1)O2 nCO2 + (n+1)H2O
Theo các ptpư thấy:
Giải hệ pt (1,2)  x =0,1; y = 0,1
(Lưu ý: Có thể tính nhanh số mol ancol 3 chức = )
Bảo toàn số mol C  0,2n = 0,6  n = 3
Công thức của 2 ancol là: C3H8O và C3H8O3
CTCT của C3H8O là: CH3-CH2-CH2OH ; CH2-CH(OH)-CH3
CTCT của C3H8O3 là: CH2(OH)-CH(OH)-CH2(OH)
Khối lượng hỗn hợp X: m = 0,1.(60 + 92).3 = 45,6 gam

Phần 3:

CH3COOH + C3H7OH CH3COOC3H7 + H2O


0,06  0,06 (mol)

3CH3COOH + C3H5(OH)3 (CH3COO)3C3H5 + 3H2O


0,06  0,06 mol
Khối lượng este thu được: b = 0,06.(102 + 218) = 19,2 gam.
Câu 10.
- Hợp chất X là etilen C2H4. Công thức cấu tạo: CH2=CH2
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
- Dung dịch Br2 nhạt màu da cam hoặc mất màu.
C2H4 + Br2  C2H4Br2
- Vai trò của đá bọt: đá bọt xốp, nhám tạo ra nhiều điểm sôi mồi, phân tán và điều hòa nhiệt giúp hỗn
hỗn chất lỏng sôi đều, tránh hiện tượng sôi quá nhiệt làm chất lỏng bùng lên hoặc nóng đột ngột gây vỡ nứt
dụng cụ thủy tinh.
- Vai trò của bông tẩm dung dịch NaOH đặc: hấp thụ tạp chất SO 2 và CO2 tăng độ tinh khiết của C2H4 và
tránh gây độc cho môi trường.
Lưu ý: SO2 và CO2 sinh ra trong phản ứng C2H5OH + 6H2SO4 đặc  2CO2 + 6SO2 + 9H2O

You might also like