Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

SƠN LA NĂM HỌC 2022-2023


Môn thi: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07/6/2022
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; S = 32; Fe = 56; Cu = 64.Các thể tích khi đều
đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.
b) Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
c) Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.
d) Dẫn khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở điều kiện thường.
e) Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
2. Cho 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: NaCl, Ba(HCO 3)2, NaHCO3, Na2CO3,
Ba(NO3)2. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng, trình bày cách nhận biết các dung dịch trên và viết
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2. (2,0 điểm)
1. Etilen, axit axetic, ancol etylic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây: Na,
Na2CO3, dung dịch brom? Viết các phương trình hóa học (nếu có).
2. Cho các khí: C2H2, O2, H2, Cl2.
a) Viết phương trình hóa học điều chế các khí trên trong phòng thí nghiệm.
b) Sau khi điều chế trong phòng thí nghiệm, các khí trên có thể thu vào bình đựng bằng những cách nào?
Giải thích.
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, MgO. Hòa tan hết A trong dung dịch NaOH loãng dư, thu được
hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Dẫn khí C1 dư đi qua A1 nung nóng, thu được hỗn hợp chất
rắn A2. Cho chất rắn A2 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư, thu được chất rắn A3 và dung dịch B2.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra; xác định thành
phần các chất có trong A1, B1, C1, A2, B2, A3.
2. Retinol, còn được gọi là vitamin A, là một loại vitamin được tìm thấy trong thực phẩm và có thể được
sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Đốt cháy hoàn toàn 14,3 gam Retinol cần vừa đủ
30,24 lít O2, thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít CO2.
a) Xác định công thức phân tử của Retinol biết Retinol có phân tử khối là 286.
b) Retinol tác dụng với Na sinh ra khí H2. Trong Retinol chứa nhóm chức nào?
Câu 4. (2,0 điểm)
1. Ankan là hiđrocacbon no, mạch hở có công thức dạng C nH2n+2 (n ≥ 1), trong phân tử chỉ có các liên
kết đơn C–C và C–H.
a) Ankan C4H10 có hai đồng phân A1 và A2, trong đó A1 mạch thẳng (mạch không phân nhánh), A 2 mạch
nhánh. Viết công thức cấu tạo của A1 và A2.
Bậc của mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử ankan là số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên
tử cacbon đó, được kí hiệu bởi các số La Mã (I, II, III, IV). Ví dụ, bậc của các nguyên tử cacbon trong phân

tử propan:
b) Xác định bậc của từng nguyên tử cacbon trong các đồng phân A1,A2.
Một số ankan tham gia phản ứng thế halogen (Cl2, Br2) theo tỉ lệ mol 1 : 1 (điều kiện ánh sáng hoặc nhiệt
độ) có thể sinh ra nhiều sản phẩm. Trong đó, sản phẩm chính là sản phẩm thế nguyên tử hiđro ở cacbon bậc
cao hơn. Ví dụ:
c) Đồng phân Al, A2 tác dụng với brom (nhiệt độ, tỉ lệ mol 1 : 1) thu được bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?
Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm đó. Trong các sản phẩm đó, sản phẩm nào là sản phẩm chính?
2. Hỗn hợp khí X gồm một anken (CnH2n), một ankin (CmH2m-2) và H2. Nung nóng 0,8 mol hỗn hợp X có
Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), sau phản ứng thu được 0,45 mol hỗn hợp khí Y gồm các
hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br 2 dư, thấy lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,35 mol;
đồng thời khối lượng bình tăng 8,2 gam so với khối lượng ban đầu. Hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình gồm
hai ankan có thể tích là 4,48 lít. Biết số nguyên tử cacbon trong phân tử ankin nhỏ hơn anken.
a) Xác định công thức phân tử của anken, ankin.
b) Tính khối lượng của 0,8 mol hỗn hợp X.
Câu 5. (2,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp X gồm cacbon và lưu huỳnh thu được hỗn hợp khí Y gồm CO 2
và SO2. Hấp thụ hoàn toàn Y vào 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z chứa 33,5 gam chất
tan. Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
2. Hỗn hợp A gồm FeCO3, Cu(OH)2, Fe. Nung nóng 55,4 gam hỗn hợp A trong bình kín chứa 0,5 mol
O2 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 56 gam hỗn hợp rắn X chỉ chứa 2 oxit (Fe 2O3 và CuO)
và 0,45 mol hỗn hợp khí và hơi.
a) Tính phần trăm khối lượng các chất trong A.
b) Hòa tan hoàn toàn 27,7 gam A trong 79 gam dung dịch H 2SO4 98% đun nóng. Sau phản ứng, thu
được dung dịch Y (chỉ chứa muối) và hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 (biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của
H2SO4). Tính khối lượng muối có trong dung dịch Y.
---Hết---

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN HÓA SƠN LA


Năm học 2022-2023
------------------------
Câu 1.
1.

a. Zn + CuSO4  ZnSO4 + Cu 

b. CO2 + Ca(OH)2 dư  CaCO3  + H2O

c. 3KOH + FeCl3  Fe(OH)3  + 3KCl

d. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O

e. HCl + AgNO3  AgCl  + HNO3


2. Trích các chất thành các mẫu để làm thí nghiệm.
- Thử lần lượt các mẫu bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư.
+ Mẩu nào sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa trắng là Ba(HCO3)2

Ba(HCO3)2 + H2SO4  BaSO4  + 2H2O + 2CO2 


+ Mẫu nào chỉ xuất hiện kết tủa trắng là Ba(NO3)2
Ba(NO3)2 + H2SO4  BaSO4  + 2HNO3
+ Mẫu nào không thấy hiện tượng là NaCl
+ Mẫu nào chỉ thấy sủi bọt khí là NaHCO3 hoặc Na2CO3 (nhóm X)

2NaHCO3 + H2SO4  Na2SO4 + 2H2O + 2CO2 

Na2CO3 + H2SO4  Na2SO4 + H2O + CO2 


- Thử lần lượt các chất nhóm X bằng dung dịch Ba(NO 3)2, nhận ra Na2CO3 vì xuất hiện kết tủa trắng.
Mẫu còn lại là NaHCO3.
Ba(NO3)2 + Na2CO3  BaCO3  + 2NaNO3
Câu 2.
1.
–Tác dụng Na: Chỉ có CH3COOH, C2H5OH

CH3COOH + Na  CH3COONa + ½ H2 

C2H5OH + Na  C2H5ONa + ½ H2 
–Tác dụng với Na2CO3: Chỉ có CH3COOH

2CH3COOH + Na2CO3  2CH3COONa + H2O + CO2 


– Tác dụng với dung dịch Brom: Chỉ có C2H4

C2H4 + Br2  C2H4Br2


2.
a. Điều chế các khí C2H2,O2, H2, Cl2

CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2 


2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 
MnO2 + 4HCl đặc MnCl2 + 2H2O + Cl2 
b. -Phương pháp đẩy nước: C2H2, H2,O2 vì các khí này ít tan trong nước.
-Phương pháp đẩy không khí:
+ Đặt đứng lọ thu khí: O2, Cl2 vì các khí này nặng hơn không khí.
+ Đặt ngược lọ thu khí: H2, C2H2 vì các khí này nhẹ hơn không khí.
Câu 3.
1. -Rắn A1: Fe3O4, MgO ; dung dịch B1: chứa chất tan NaAlO2, NaOH ; khí C1: H2

Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O

2Al + 2H2O + 2NaOH  2NaAlO2 + 3H2 


-Chất rắn A2: Fe, MgO:
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
- Rắn A3: Fe ; Dung dịch B2: chứa chất tan MgSO4 và H2SO4 dư

MgO + H2SO4  MgSO4 + H2O

2. Tính số mol

a) BTKL 
Đặt công thức Retinol là CxHyOz

Bảo toàn số mol nguyên tố C,H 

 z = (286 – 20.12 – 30):16 = 1


Vậy công thức phân tử của Retinol là C20H30O
b. Vì phân tử Retinol chỉ chứa 1 nguyên tử Oxi
mà tác dụng với Na nên Retinol chứa nhóm chức
ancol (nhóm –OH).

Câu 4.
1.
a.Các đồng phân của Butan (C4H10)
H3 C CH2 CH2 CH3 H3 C CH CH3
CH3
(A1 )
(A2 )

b. Xác định bậc cacbon:

c. Các sản phẩm thế mono clo của A1, A2.


(A1) có 2 sản phẩm mono clo: CH2Cl–CH2–CH2–CH3 và CH3–CHCl–CH2–CH3 (spc)
(A2) có 2 sản phẩm mono clo: CH3–CH(CH3) –CH2Cl và (CH3)3C–Cl (spc)
2. Phân tích: Khi giải bài này thì HS cần chú ý các đặc điểm sau đây:

- Chuyển từ X  Y thì số mol khí giảm bằng số mol H 2 phản ứng. Y gồm các hidrocacbon nên H 2 phản
ứng hết.
- Khối lượng bình Br2 tăng đúng bằng khối lượng hidrocacbon không no bị giữ lại trong bình (phản ứng
cộng).
- Tổng số mol H2 phản ứng và Br2 phản ứng bằng tổng số mol liên kết pi trong hỗn hợp X.
Hướng dẫn:
Phản ứng nung X với bột Ni:

CnH2n + H2 CnH2n+2 (1)

CmH2m-2 + H2 CmH2m (2)

CmH2m-2 + 2H2 CmH2m+2 (3)

Theo các phản ứng (1,2,3):


Đặt A2 là công thức chung của H2 và Br2 phản ứng.
Xét cả quá trình thì hỗn hợp X đã được no hóa hoàn toàn.

CnH2n + A2 CnH2nA2 (4)

CmH2m-2 + 2A2 CmH2m-2A4 (5)

Theo (4,5) 

< = 0,35  có cả anken và ankin.

  Y có ít nhất 1 chất chứa 2 nguyên tử cacbon.


Vì Cankin nhỏ hơn Canken  Ankin là C2H2.

 Các hidrocacbon không no của Y gồm: C2H2, C2H4, CnH2n

Hỗn hợp khí  Ankin là: C2H2, anken là C3H6 hoặc C4H8

Trường hợp 1: Nếu anken là C3H6  mX = 0,25.26 + 0,2.42 + 0,35.2 = 15,6 gam

Trường hợp 2: Nếu anken là C4H8  m = 0,25.26 + 0,2.56 + 0,35.2 = 18,4 gam
Câu 5.

1. Tính số mol 0,4mol

Nếu chỉ tạo muối axit  muối 0,4.84= 33,6 gam <m1 < 0,4.104 = 41,6 gam

Nếu vừa đủ tạo muối TH  muối có khối lượng 0,2.106=21,2 gam < m2 < 0,2.126 = 25,2 gam

Theo đề m2 < mmuối = 33,5 gam <m1  phản ứng tạo 2 loại muối.

XO2 + 2NaOH  Na2XO3 + H2O


a 2a a (mol)

XO2 + NaOH  NaHXO3


b b b (mol)
Khối lượng muối 94a + 72b = 33,5 – 7,2 = 26,3 (1)
Mặt khác: 2a + b = 0,4 (2)

Giải phương trình (1,2)  a = 0,05 mol ; b = 0,3 mol


3.
a. Phản ứng nung X

4FeCO3 + O2 2Fe2O3 + 4CO2  ( )


x 0,5x (mol)  khí tăng: 0,75x (mol)
Cu(OH)2 CuO + H2O  ( )
y y (mol)  khí tăng: y (mol)
4Fe + 3O2 2Fe2O3 ( )
z 0,5z (mol)  khí giảm: 0,75z (mol)

Theo đề:
Phần trăm khối lượng các chất trong A:

b. Trong 27,7 gam A có: 0,1 mol FeCO3; 0,05 mol Cu(OH)2; 0,2 mol Fe.

= 0,79 mol
Sơ đồ phản ứng:

(A) + H2SO4 muối + H2O + CO2 + SO2


0,79 mol (0,84) 0,1 a (mol)
Bảo toàn số mol Oxi  0,1.3 + 0,05.2 + 0,79.4 = (0,79-a).4 + 0,84.1 + 0,1.2 + 2a  a = 0,32 mol

BTKL  mmuối = 27,7 + 0,79.98 – 0,84.18 – 0,1.44 – 0,32.64 = 65,12 gam.


(Lưu ý: Có thể tính theo kim loại và gốc SO4: mmuối = 0,3.56 + 0,05.64 + (0,97-0,32).96 = 65,12 gam)
---------

You might also like