13- Quảng Trị 2022

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

QUẢNG TRỊ Năm học 2022-2023


Khóa ngày 06 tháng 6 năm 2022
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề
Câu 1.(2,5 điểm)
1. Cho các chất: K2O, K, KOH, KHCO3, K2SO4,KCl, K2CO3. Dựa vào mối quan hệ giữa các chất hãy
sắp xếp các chất trên thành một sơ đồ chuyển hóa không nhánh và viết các phương trình hóa học theo sơ đồ
đã sắp xếp.
2. Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau: NaCl, AlCl 3,MgCO3, BaCO3. Chỉ được dùng nước và các
thiết bị cần thiết, hãy trình bày cách nhận biết các chất trên và viết các phương trình hóa học.
3. Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe 2O3 (dư)
nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2, được kết tủa K và dung
dịch D; đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl vừa đủ thu được khí và dung dịch E.
Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hỗn hợp hidroxit F. Nung F trong không khí thu được
một oxit kim loại duy nhất G. Xác định các chất có thể có trong A, B, K, C, D, E, F, G và viết các phương
trình phản ứng.
Câu 2. (2,25 điểm)
1. Cho các dung dịch: Ba(NO3)2, K2CO3, MgCl2, KHSO4, và Al2(SO4)3, Những cặp dung dịch nào phản
ứng được với nhau? Viết phương trình hóa học minh họa.
2. Từ KMnO4, NH4HCO3, Fe, MnO2, NaHSO4, FeS và các dung dịch Ba(OH)2, dung dịch HCl đặc, có
thể điều chế được những khí gì? Viết phương trình hoa học điều chế các khí đó.
3. Trình bày cách tách rời từng chất sau ra khỏi hỗn hợp các chất rắn gồm: AlCl 3, FeCl3, BaCl2. Viết
các phương trình hóa học.
Câu 3. (1,25 điểm)
1. Hòa tan hỗn hợp gồm 6,4 gam CuO và 16 gam Fe 2O3 trong 160 ml dung dịch H2SO4 2M đến phản
ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn không tan. Tính giá trị của m.
2. Cho 80 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO 3; có nồng độ a (mol/l), sau một thời gian thu được
dung dịch A và 95,2 gam chất rắn B. Cho tiếp 80 gam bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong thu được
dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 gam chất rắn E. Tính giá trị của a.
Câu 4. (1,5 điểm)
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và oxit sắt Fe xOy thu được hỗn hợp rắn B.
Cho B tác dụng dung dịch NaOH dự thu dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lit khí H 2. Cho từ từ dung
dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng
không đổi thu 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đậm đặc, nóng.
Sau phản ứng thu được dung dịch E chỉ chứa 1 muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy
nhất). Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, hiệu suất các phản ứng bằng 100%. Xác định công thức
phân tử của oxit sắt và tính m.
Câu 5. (2,5 điểm)
1. Từ canxi cacbua và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng (ghỉ rõ điều kiện,
nếu có) điều chế các polime: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su buna.
2. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng dụng trong các bình riêng biệt mất nhãn sau:
benzen, rượu etylic, giấm ăn, dung dịch glucozơ và hồ tinh bột. Viết các phương trình hóa học.
3. Đốt cháy hoàn toàn 55,2 gam một este A (chứa C,H,O) thu được 70,4 gam CO 2 và 28,8 gam nước.
Biết tỉ khối hơi của A đối với CO2 là 2.
a) Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo có thể có của este A.
b) Thủy phân hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp X gồm hai este trong số các đồng phân este của A nói trên
bằng 4 lít dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 53 gam chất rắn khan gồm
NaOH và hai muối của hai axit hữu cơ đồng đẳng kế tiếp. Xác định đúng công thức cấu tạo và tính khối
lượng mỗi este trong hỗn hợp X.

Cho nguyên tử khối: H=1, C=12, N=14,0=16, Na= 23, Al=27, S=32, Fe=56, Cu=64, Ag=108, Pb=207.
---HẾT---
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI VÀO LƠP 10 CHUYÊN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ
Năm học 2022-2023
-------------------
Câu 1.
1. Phân tích: Ở những bài tập tự sắp xếp thành dãy chuyển hóa thì thường sắp xếp theo nguyên tắc sau:
+ Đơn chất trước hợp chất
+ Muối của axit yếu sắp xếp trước muối của axit mạnh, gốc nào dễ cho kết tủa xếp trước.

Sơ đồ:
Các phương trình hóa học:
4K + O2 2K2O (1)
K2O + H2O  2KOH (2)
KOH + CO2 dư  KHCO3 (3)
KHCO3 + KOH  K2CO3 +H2O (4)
K2CO3 + H2SO4  K2SO4 + H2O + CO2  (5)
K2SO4 + BaCl2  BaSO4  + 2KCl (6)
2. Trích các chất thành mẫu thử (đánh số 1,2,3,4) để làm thí nghiệm
– Hòa tan lần lượt các mẫu vào nước thì phân biệt 2nhóm:
+ Nhóm không tan trong nước gồm: MgCO3,BaCO3 (nhóm I)
+ Nhóm tan trong nước, gồm: NaCl, AlCl3 (nhóm II)
- Nung nóng mỗi chất nhóm I đến khối lượng không đổi (dùng cân kiểm tra) rồi cho sản phẩm vào nước.
Mẫu nào có sản phẩm tan trong nước là BaCO3. Mẫu có sản phẩm không tan là MgCO3
BaCO3 BaO + CO2 

MgCO3 MgO + CO2 


BaO + H2O  Ba(OH)2
- Thử lần lượt các dung dịch nhóm II bằng dung dịch Ba(OH) 2 (tạo ra từ mẫu BaCO3). Nhận ra AlCl3 vì
xuất hiện kết tủa keo trắng, mẫu không thấy hiện tượng là NaCl.
2AlCl3 + 3Ba(OH)2  3BaCl2 + 2Al(OH)3 
3. Phân tích: câu này thiếu chính xác vì đốt than trong không khí thì khí thu được tùm lum (CO 2,CO,O2,
N2…). Tuy nhiên, theo ý tưởng của tác giả thì ta xử lí theo hướng A gồm CO, CO2.
– Phản ứng đốt cacbon:
C + O2 CO2
2C + O2 2CO
Khí A: CO,CO2.
– Phản ứng của A với Fe2O3 dư.
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2
Khí B: CO2; rắn C: Fe, Fe2O3.
– Tác dụng của B với Ca(OH)2
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3  + H2O
2CO2 + Ca(OH)2  Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 CaCO3  + H2O + CO2 


Kết tủa K: CaCO3 ; Dung dịch D: Ca(HCO3)2
– Tác dụng của C với dung dịch HCl vừa đủ:
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 
Có thể có Fe + 2FeCl3  3FeCl2
Dung dịch E: FeCl2,FeCl3
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2  + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3  + 3NaCl
Kết tủa F: Fe(OH)2,Fe(OH)3
– Phản ứng nung F:
2Fe(OH)2 + ½ O2 Fe2O3 + 2H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Oxit G: Fe2O3.
Câu 2.
1. Các phương trình phản ứng:
Ba(NO3)2 + K2CO3  BaCO3  + 2KNO3
Ba(NO3)2 + 2KHSO4  BaSO4  + K2SO4 + 2HNO3
3Ba(NO3)2 + Al2(SO4)3  3BaSO4  + 2Al(NO3)3
K2CO3 + MgCl2  MgCO3  + 2KCl
K2CO3 + H2SO4  K2SO4 + H2O + CO2 
3K2CO3 + Al2(SO4)3 + 3H2O  2Al(OH)3  + 3K2SO4 + 3CO2 
(Phản ứng trên có xảy ra sự phân tích Al2(CO3)3 + 3H2O  2Al(OH)3  + 3CO2 )
2. Phân tích:
KMnO4 là nguyên liệu điều chế O2, Cl2 (tác dụng HCl)
NH4HCO3 là nguyên liệu để điều chế NH3, CO2 (tác dụng axít)
Fe điều chế được H2
MnO2 là nguyên liệu điều chế Cl2
FeS là nguyên liệu điều chế khí H2S,SO2
– Điều chế O2:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 
– Điều chế SO2:

2FeS + O2 Fe2O3 + 2SO2 


– Điều chế NH3 và CO2:
NH4HCO3 + Ba(OH)2 dư  BaCO3  + NH3  + 2H2O
NH4HCO3 + HCl đặc  NH4Cl + H2O + CO2 
– Điều chế H2:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 
– Điều chế Cl2:

MnO2 + 4HClđặc MnCl2 + 2H2O + Cl2 


Hoặc: KMnO4 + 8HCl đặc KCl + MnCl2 + 4H2O + Cl2 
– Điều chế H2S:
2HCl + FeS  FeCl2 + H2S 
3. Tách hỗn hợp rắn: AlCl3, FeCl3, BaCl2.
Hòa tan hỗn hợp vào nước. Cho dung dịch vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, tách lấy kết tủa được Fe(OH) 3 và
dung dịch X (gồm BaCl2, Ba(OH)2, Ba(AlO2)2).
2AlCl3 + 4Ba(OH)2  Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 + 4H2O
2FeCl3 + 3Ba(OH)2  2Fe(OH)3  + 3BaCl2
Hòa tan phần rắn: Fe(OH)3 vào dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được FeCl3.
Fe(OH)3 + 3HCl  FeCl3 + 3H2O
Sục khí CO2 liên tục vào X đến khi kết tủa không đổi. Lọc lấy kết tủa cho vào dung dịch HCl dư, cô cạn
dung dịch sau phản ứng thì được AlCl3. Phần nước lọc Y gồm BaCl2, Ba(HCO3)2.
2CO2 + Ba(OH)2  Ba(HCO3)2
2CO2 + 4H2O + Ba(AlO2)2  Ba(HCO3)2 + 2Al(OH)3 
Cho dung dịch HCl dư vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được BaCl2.
Ba(HCO3)2 + 2HCl  BaCl2 + 2H2O + 2CO2 
Câu 3.
1. Mấu chốt: số mol SO4 < số mol CuO + 3. số mol Fe 2O3 nên axit thiếu. Tuy nhiên không thể xác định
thứ tự phản ứng của CuO và Fe2O3 nên ta giải bài toán theo 2 giả thiết.
Tính số mol CuO = 0,08 mol ; số mol Fe2O3 = 0,1 mol; số mol H2SO4 = 0,32 mol
Giả thiết 1. CuO phản ứng trước
CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O
0,08  0,08 (mol)
Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2O
0,08 (0,32–0,08) mol
Khối lượng chất rắn: m1 = 16 – 0,08.160 = 3,2 gam
Giả thiết 2: Fe2O3 phản ứng trước.
Fe2O3 + 3H2SO4  Fe2(SO4)3 + 3H2O
0,1 0,3 mol
CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O
0,02 (0,3–0,32) mol
Khối lượng chất rắn: m1 = 6,4 – 0,02.80 = 4,8 gam
Vì thực tế các phản ứng song song nên  3,2 gam < m < 4,8 gam.
2. Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag 
x  2x x 2x (mol)  rắn tăng 152x (gam)
Vậy 152x = 95,2 – 80  x = 0,1 mol
Dung dịch A gồm: Cu(NO3)2; AgNO3
Dung dịch D chỉ chứa 1 muối là Pb(NO3)2  các muối trong A phản ứng hết
Pb + 2AgNO3  Pb(NO3)2 + 2Ag 
y  2y 2y
Pb + Cu(NO3)2  Pb(NO3)2 + Cu 
0,1 0,1 0,1 (mol)
Ta có: (0,1 + y).207 – 2y.108 – 0,1.64 = 80 – 67,05  y = 0,15 mol

Vậy nồng độ mol dung dịch AgNO3 ban đầu là:


Lưu ý: Ta có thể xử lý nhanh bài toán bằng cách bảo toàn khối lượng kim loại cho cả quá trình:

= 0,2a (mol) ; Dung dịch D chỉ chứa 1 muối nên muối là Pb(NO3)2

Bảo toàn số mol NO3 


BTKL kim loại  80 + 0,2a.108 + 80 = 95,2 + 67,05 + 0,1a.207  a = 2,5 mol/L
Câu 4.
– Phản ứng nhiệt nhôm:
3FexOy + 2yAl yAl2O3 + 3xFe (*)
Vì rắn B tác dụng NaOH giải phóng H2 nên trong B có Al dư
 B: Al2O3, Fe, Al dư
– Phản ứng của B: Tính số mol H2 = 0,03 mol
2NaOH + Al2O3  2NaAlO2 + H2O
2NaOH + 2Al + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2 
0,02 0,02 0,03 mol
Chất rắn không tan (D) là Fe. Dung dịch C gồm:NaOH, NaAlO2
– Phản ứng của C:
HCl + NaOH  NaCl + H2O
HCl + H2O + NaAlO2  Al(OH)3  + NaCl

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O

Bảo toàn số mol Al  0,02 +  = 0,04 mol

– Phản ứng của D: = 0,12 mol


Trường hợp 1: Nếu chỉ tạo muối Fe3+
2Fe + 6H2SO4 đặc  Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2 
0,08  0,12 mol

 (Fe2O3)

BTKL  0,08.56 + 0,02.27 + 0,04.102 = 9,1 gam


Trường hợp 2: Nếu chỉ tạo muối Fe2+
Fe + 2H2SO4 đặc  FeSO4 + 2H2O + SO2 
0,12 0,12 mol

 (FeO)
BTKL  0,12.56 + 0,02.27 + 0,04.102 = 11,34 gam
Câu 5.
1. Các phương trình phản ứng:
CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2 

C2H2 + H2 C2H4

nC2H4 (-CH2-CH2-)n (polietilen)

C2H2 + HCl CH2=CHCl

n CH2=CHCl (-CH2-CH(Cl)-)n (poli(vinyl clorua)

2C2H2 CH2=CH-CCH (vinyl axetilen)


CH2=CH–CCH + H2 CH2=CH–CH=CH2 (buta-1,3-dien)

nCH2=CH–CH=CH2 (-CH2-CH=CH-CH2-)n (cao su buna)


2. Trích mẫu các dung dịch để làm thí nghiệm
– Thử lần lượt các mẫu bằng quỳ tím, nhận ra giấm ăn làm quỳ tím hóa đỏ
– Thử lần lượt các mẫu còn lại bằng dung dịch AgNO 3/NH3 (đun cách thủy), nhận ra glucozơ vì xuất
hiện lớp gương bạc bám vào thành ống nghiệm.

C6H12O6 + Ag2O C6H17O7 + 2Ag 


– Thử 3 mẫu còn lại bằng dung dịch I2, nhận ra hồ tinh bột xuất hiện màu xanh thẫm.
– Thử 2 mẫu còn lại bằng kim loại Na, nhận ra rượu etylic vì có sủi bọt khí. Mẫu còn lại là benzen.
C2H5OH + Na  C2H5ONa + ½ H2 
3. Tính số mol CO2 = 0,16 mol ; số mol H2O = 1,6 mol

a) Vì nên  A là este no đơn chức.


Đặt công thức của A là: CnH2nO2
Ta có: 14n + 32 = 2.44  n = 4
Công thức phân tử của A: C4H8O2
Các công thức cấu tạo:
H-COOCH2-CH2-CH3 ; H-COOCH(CH3)-CH3 ;
CH3COO-CH2-CH3 ; CH3-CH2COOCH3

b) ;
COOR’ + NaOH COONa + R’OH
0,4  0,4 0,4 (mol)
Ta có: 0,4.( +67) + (0,8 – 0,4).40 = 53  = 25,5
Vì 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp nên R1=15 (-CH3), R2=29 (-C2H5)
Vậy CTCT đúng của 2 este trong X là: CH3COO-CH2-CH3 ; CH3-CH2COOCH3
Nhận xét: Bài này cho dư dữ kiện, vì người ra đề không nghĩ HS có thể xác định được A là este no, đơn
chức qua việc so sánh số mol H2O và CO2. Mục đích cho khối lượng este A ở câu a là để tìm số mol oxi
trong este, từ đó lập số mol C:H:O hoặc sử dụng phân tích hệ số:
CxHyOz + 5O2  4CO2 + 4H2O
Bảo toàn C,H,O  x= 4; y = 8; z = 8 + 4 – 10 = 2  CTPT của A: C4H8O2.
------HẾT------

You might also like