Tdtt - Tran Ngoc Thien

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

“Nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
trong Bóng rổ cho nam học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh”

Người thực hiện: Trần Ngọc Thiện


Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Thể dục

THANH HOÁ, NĂM 2024


MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
1 MỞ ĐẦU 3-6
1.1 Lý do chọn đề tài 3-4
1.2 Mục đích nghiên cứu 4-5
1.3 Đối tượng nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu 5-6
2 NỘI DUNG 6 - 13
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 6-7
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 7-8
2.3 Các sáng kiến đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 8
2.3.1 Nhóm bài tập phát triển thể lực 8 - 10
Bài tập 1: Dẫn bóng tốc độ 20m.
Bài tập 2: Nằm sấp chống đẩy 20 giây.
Bài tập 3: Chạy con thoi.
Bài tập 4: Bật cao với.
2.3.2 Nhóm bài tập phát triển kỹ thuật: 10 - 11
Bài tập 1: Nhảy ném rổ xa 3 điểm liên tục 20 giây.
Bài tập 2: Di chuyển bắt bóng nhảy ném rổ.
Bài tập 3: Dẫn bóng số 8 và ném rổ.
2.3.3 Kiểm tra đánh giá 11
2.4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 12 - 13
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 13 - 15
3.1 Kết luận 13 - 14
3.2 Kiến nghị 14 - 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài
người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã hội thời sơ cổ đã
quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất với quá trình lao động và
các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá trình lao động sản xuất, TDTT đã góp
phần biến cải vượn người thành người cổ đại và từ cổ đại thành con người hiện đại
ngày nay. Đối với tiến trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một
trong những phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội .
Bóng rổ là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng trực tiếp, phạm vi di
chuyển hẹp, thực hiện các động tác khó cho nên đòi hỏi các vận động viên phải có
đầy đủ về mọi mặt như: thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý…
Đặc biệt là sức mạnh tốc độ, nó liên quan trực tiếp đến hầu hết các hoạt động
của vận động viên trong quá trình thi đấu. Vận động viên Bóng rổ đòi hỏi phải có
sức mạnh tốc độ trong các động tác, kỹ - chiến thuật. Sức mạnh tốc độ thể hiện cụ
thể như: Xuất phát nhanh để thực hiện chiến thật tấn công nhanh, bật cao, nhanh,
mạnh trong động tác tranh cướp bóng, trong kỹ thuật nhảy ném rổ, sức mạnh tốc
độ còn được thể hiện rất nhiều trong kỹ thuật chuyền bóng và các kỹ thuật di
chuyển không bóng…
Ngày nay, trên thế giới sức mạnh tốc độ của vận động viên Bóng rổ đạt tới
trình độ hoàn mỹ, cộng với chiều cao lý tưởng các vận động viên thường có những
tình huống thể hiện sức mạnh tốc độ như: phối hợp chiến thuật tấn công nhanh, có
những đường chuyền bóng chính xác để thực hiện kỹ thuật hai bước ném rổ hoặc
nhảy ném rổ, đặc biệt là kỹ thuật bật cao úp rổ bằng hai tay rất đẹp mắt. Ở nước ta,
tầm vóc vận động viên Bóng rổ còn hạn chế nhiều so khu vực và thế giới. Chính vì
vậy, trong công tác giảng dạy và huấn luyện cần chú trọng đến giáo dục tố chất sức
mạnh tốc độ là hết sức cần thiết cho vận động viên Bóng rổ. Với tầm vóc nhỏ bé
hơn nhiều so với các nước trên thế giới và ở khu vực thì các vận động viên Bóng
rổ Việt Nam cần có được sức mạnh tốc độ tốt cộng với kỹ chiến thuật hoàn hảo sẽ
đáp ứng được những yêu cầu của huấn luyện viên. Đối với học sinh, có được tố
chất sức mạnh tốt sẽ sớm hoàn thiện và nâng cao các kỹ - chiến thuật một cách dễ
dàng.
Bóng rổ là môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng trực tiếp, phạm vi di
chuyển hẹp, thực hiện các động tác khó cho nên đòi hỏi các vận động viên phải có
đầy đủ về mọi mặt như: thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý…
Đặc biệt là sức mạnh tốc độ, nó liên quan trực tiếp đến hầu hết các hoạt động
của vận động viên trong quá trình thi đấu. Vận động viên Bóng rổ đòi hỏi phải có
sức mạnh tốc độ trong các động tác, kỹ - chiến thuật. Sức mạnh tốc độ thể hiện cụ
thể như: Xuất phát nhanh để thực hiện chiến thật tấn công nhanh, bật cao, nhanh,
mạnh trong động tác tranh cướp bóng, trong kỹ thuật nhảy ném rổ, sức mạnh tốc
độ còn được thể hiện rất nhiều trong kỹ thuật chuyền bóng và các kỹ thuật di
chuyển không bóng…
Phong trào tập luyện Bóng rổ ở trường THPT Lang Chánh là chưa cao, cũng
một phần do đặc điểm tình hình ở địa phương, dụng cụ dành cho các em tập luyện
ngoài giờ không có, tình hình kinh tế của gia đình không ổn định nên các em
thường không có thời gian cũng như dụng cụ để tập luyện ngoài giờ.
Từ vai trò và tính chất cực kỳ quan trọng của sức mạnh tốc độ trong môn
Bóng rổ và nhu cầu của xã hội trong việc phát triển môn Bóng rổ, việc nghiên cứu
để tìm ra các phương pháp nâng cao hiệu quả huấn luyện sức mạnh tốc độ cho
người tham gia tập luyện là vấn đề cấp thiết và phải được thực hiện liên tục.. Xuất
phát từ tầm quan trọng của kỹ thuật này, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong
Bóng rổ cho học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn của môn Bóng rổ, đề tài tiến hành
nghiên cứu lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh phù
hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, khả năng
thực hiện kỹ chiến thuật, thể lực, tâm sinh lý.- Nhằm nâng cao hiệu quả môn học
và thi đấu đạt thành tích cao.
- Giúp học sinh nâng cao được thể hình, sự khéo léo, nhanh nhẹn, năng động
và sáng tạo.
- Là cơ sở quan trọng để huấn luyện học sinh giỏi cho các kì thi môn TDTT
các cấp đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 12, tỉ lệ nam nữ giữa các lớp là ngang nhau. Thể
lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2
nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng và nhóm 2 thực nghiệm.
Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo sự hướng dẫn của sách giáo viên
Thể dục lớp 12 và các phương pháp truyền thống bao gồm các lớp.
12A2 có 40 h/s
12A4 có 38 h/s
Tổng số học sinh của nhóm đối chứng là: 78 h/s.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng một số bài
tập nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật cho học sinh bao gồm các lớp.
12A3 có 42 h/s
12A5 có 36 h/s
Tổng số học sinh của nhóm thực nghiệm là: 78 h/s.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi dùng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và tổ hợp các phương pháp, khoa học bằng
con đường dùng suy luận dựa trên các tài liệu khác nhau.
- Các phương pháp thực tế, thu thập thông tin:
+ Điều tra thực tiễn sư phạm.
+ Quan sát sư phạm.
+ Kiểm tra sư phạm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Các phương pháp trên được kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu để
phân tích, tổng hợp, đánh giá tìm ra các mấu chốt thiết thực của vấn đề nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thể thao thành tích cao thể hiện khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của
con người. Vì vậy, tiềm năng của con người đã và đang được khai thác triệt để,
nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất trong cuộc thi đấu. Các hiểu biết về đạo đức,
ý chí, kỹ - chiến thuật và thể lực của vận động viên là những yếu tố quyết định đến
thành tích thể thao. Trong đó khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung
và thể lực chuyên môn giữ vai trò nền tảng.
Bóng rổ là môn thể thao mang tính đồng đội, thi đấu đối kháng trực tiếp. Đội
hình chính của mỗi đội gồm 5 người, tất cả đều được liên kết với mục tiêu chung là
đưa bóng vào rổ của đối phương. Chính vì vậy mà các tình huống được diễn biến
mang tính chất luôn phiên ở cả hai phía rổ của mỗi đội. Quá trình thi đấu được xác
định bằng kỹ - chiến thuật và thể lực.
Lượng vận động thi đấu của Bóng rổ hiện Đại rất lớn. Trong những trận đấu
lớn, vận động viên đẳng cấp cao phải di chuyển trung bình từ 3500-5500m. Tổng
số đợt bứt phá trong tấn công và từ tấn công sang phòng thủ lên đến hàng 100 đến
120 lần. Di chuyển với tốc độ cao kết hợp thực hiện với các kỹ - chiến thuật, di
chuyển, chuyền bắt bóng và ném rổ cho nên đòi hỏi các vận động viên phải có
trình độ thể lực và trình độ kỹ chiến thuật hoàn hảo mới mang lại hiệu quả cao
trong quá trình thi đấu.
Tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng trong môn Bóng rổ. Bóng rổ là
môn thể thao thi đấu đồng đội có tính đối kháng cao, có đặc điểm: xuất phát nhanh
dừng đột ngột, bật nhảy để ném rổ và tranh cướp bóng tạo ra sự bất ngờ và cơ hội
cho việc ghi điểm, chuyền bắt bóng, đột phá cá nhân có liên quan rất nhiều đến các
động tác, kỹ thuật trong tấn công hay trong phòng thủ cũng đòi hỏi sức mạnh tốc
độ cao hơn.
Vì vậy, có thể nói sức mạnh tốc độ có vai trò cực kỳ quan trọng để vận động
viên Bóng rổ có thể thực hiện được các kỹ - chiến thuật trong thi đấu Bóng rổ. Sức
mạnh tốc độ tạo cho vận động viên có đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật
trong tập luyện và thi đấu, tạo ra sự bất ngờ cho đối phương, nâng cao hiệu quả
thành tích thi đấu.
Trường THPT Lang Chánh là một trường có bề dày thành tích về TDTT, mỗi
khi tham gia các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia đều đạt được giải cao. Nhưng
trong những thành tích trên thì Bóng rổ đang còn rất nhiều hạn chế. Một trong
những hạn chế của học sinh đó là thể lực và kỹ thuật chưa được thực hiện một cách
thuần thục nhất có thể.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn viết đề tài “Nghiên cứu và lựa chọn
một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong Bóng rổ cho học sinh lớp 12
trường THPT Lang Chánh” nhằm giúp các em học sinh nâng cao thể lực của bản
thân cũng như thành tích trong quá trình tập luyện và thi đấu cũng như áp dụng
trong cuộc sống hàng ngày.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Qua quá trình công tác tại trường, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học
Giáo dục thể chất, qua quan sát thực tế việc tập luyện và thi đấu của học sinh nhà
trườngTôi nhận thấy sức mạnh tốc độ của học sinh còn ở mức thấp. Điều này được
thể hiện rõ ở sự di chuyển trong tập luyện và thi đấu, chính vì vậy dẫn đến việc khả
năng phối hợp trong các tình huống thi đấu cũng như trong thực hiện kỹ thuật còn
hạn chế. Đặc biệt thể hiện rõ ở giai đoạn cuối của một buổi tập hay một trận đấu.
- Trình độ thể lực của học sinh không đồng đều. Với khó khăn hạn chế về
khả năng tiếp thu kiến thức, nhiều học sinh chưa nắm được yếu lĩnh kĩ thuật động
tác, chưa nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc vận dụng các tư thế động tác đó vào
thực tế tập luyện và thi đấu. Vì thế các em chỉ vận dụng chúng một cách máy móc
theo giáo viên mà chưa có tính chủ động tích cực trong tập luyện.
- Tính kiên trì, nhẫn nại của đa số học sinh hiện nay chưa cao dễ dẫn đến
tình trạng bỏ cuộc trong quá trình tập luyện.
- Học sinh không đồng đều về trình độ và thể lực do đặc trưng của vùng.
- Đa số giáo viên GDTC Trường THPT Lang Chánh đều không chuyên sâu
về môn Bóng rổ nên khả năng huấn luyện còn hạn chế.
2. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong các đề tài nghiên cứu khoa học, đã có rất nhiều đề tài của sinh viên
các trường như ĐH SPTDTT 2, ĐH SPTDTT Hà Nội hay ĐH TDTT TWI nghiên
cứu đê tài nâng cao sức mạnh tốc độ trong Bóng rổ cho học sinh THPT. Nhưng
chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu cho học sinh Trường THPT Lang Chánh
nói chung và học sinh khối lớp 12 nói riêng.
Mỗi giờ học tôi vận dụng linh hoạt một bài tập bổ trợ phù hợp với nội dung
và điều kiện cụ thể.
Tôi vận dụng một số bài tập trong 2 nhóm: "Nhóm bài tập phát triển thể lực
và nhóm bài tập phát triển kỹ thuật".
2.3.1. Nhóm bài tập phát triển thể lực.
* Bài tập 1: Dẫn bóng tốc độ 20m (s).
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ trong khi điều khiển bóng.
- Yêu cầu: Không phạm phải luật dẫn bóng.
- Phương pháp thực hiện: Cầm bóng chuẩn bị ở tư thế xuất phát cao, dẫn
bóng tốc độ 20m trên đường thẳng (hình vẽ)
Xuất phát Đích

20m
(Thực hiện 02 lần, lấy thành tích cao nhất)

* Bài tập2: Nằm sấp chống đẩy 20 giây (số lần thực hiện).
- Mục đích: Nhằm đánh giá khả năng sức nhanh động tác trong Bóng rổ.
- Yêu cầu: Thân người thẳng, chân thẳng, tay sát thân thẳng, thực hiện
nhanh hết sức.
- Phương pháp thực hiện: Người thực hiện nằm sấp, hai tay đặt sát thân,
ngang vai dùng tay nâng cơ thể lên và hạ xuống sát mặt đất liên tục.
(Thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 phút. Lấy thành tích cao nhất)

* Bài tập3: Chạy con thoi (s).


- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ khi di chuyển. Đặc biệt là khả
năng phối hợp chiến thuật tấn công nhanh.
- Yêu cầu: Thực hiện 100% sức. Khi quay, hạ thấp trọng tâm và sử dụng kỹ
thuật quay sau.
- Phương pháp thực hiện: Đứng ở dưới đường biên ngang chạy lên vạch ném
phạt quay người chạy ngược lại đường biên ngang, quay người chạy ngược lại lên
đường giữa sân, quay người chạy ngược lại đường biên ngang, quay người chạy
ngược lại lên vạch ném phạt sân trên, quay người chạy ngược lại lên đường biên
ngang, quay người chạy ngược lại lên đường biên ngang sân trên, quay người chạy
về đường biên ngang.

(Thực hiện 2 lần mỗi lần cách nhau 2 phút. Lấy thành tích cao nhất)

 : Người thực hiện

: Đường chạy

* Bài tập 4: Bật cao với (cm).


- Mục đích: Nhằm đánh giá khả năng sức mạnh bật nhảy tranh cướp bóng và
nhảy ném rổ.
- Yêu cầu: Bật nhảy bằng hai chân.
- Cách thức thực hiện: Thực hiện 3 bước đà bật cao với bảng (lấy chiều cao
bật với trừ đi chiều cao với ra thành tích).
(Thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất.)

2.3.2.Nhóm bài tập rèn luyện kỹ thuật.


* Bài tập 1: Nhảy ném rổ xa 3 điểm liên tục 20 giây (số quả vào rổ).
- Mục đích: Đánh giá sức mạnh của tay, chân phối kết hợp kỹ thuật nhảy
ném rổ xa trong thi đấu.
- Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật tại chỗ nhảy ném rổ 1 tay trên cao. Góc chính
diện với rổ.
- Phương pháp thực hiện: Đứng tại chỗ góc chính diện có người phục vụ chuyền
bóng. Thực hiện kỹ thuật tại chỗ nhảy ném rổ liên tục trong vòng 20 giây.
(Thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 phút. Lấy số quả vào rổ nhiều nhất)

* Bài tập 2: Di chuyển bắt bóng nhảy ném rổ (số quả vào rổ).
- Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ và khả năng phối hợp chiến thuật
trong thi đấu.
- Yêu cầu: Thực hiện kỹ thuật nhảy ném rổ một tay trên cao.
- Phương pháp thực hiện: Di chuyển từ góc chính diện ngoài khu 3 điểm tới
góc 450 nhảy ném rổ cự ly trung bình.
* Bài tập 3: Dẫn bóng số 8 và ném rổ (số quả vào rổ).
- Mục đích: Phát triển toàn diện kỹ năng điều khiển bóng phối kết hợp kỹ
chiến thuật trong thi đấu.
- Yêu cầu: Khi qua cọc phải đổi tay, thực hiện kỹ thuật hai bước ném rổ 1
tay dưới thấp.
- Phương pháp thực hiện: Dẫn bóng luồn cọc ném 5 lần vào rổ. Thực hiện
nhanh hết sức. Từng người thực hiện từ 5 - 7 lần.
2.3.3 Kiểm tra, đánh giá.
* Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra dẫn bóng tốc độ 20m và tại chỗ ném rổ liên tục 20 giây.
* Cách tiến hành và thang điểm:
- Cho điểm theo thành tích học sinh đạt được theo bảng dưới.
Bài tập ĐIỂM
TT
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Dẫn bóng tốc độ 3.5 3.8
1 3.55 3.60 3.65 3.70 3.75 3.85 3.90 3.95
20m (s) 0 0

Tại chỗ nhảy ném


2 rổ liên tục 20 giây 9 8 7 6 5
(số quả vào rổ)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Tôi đã sử dụng phương pháp này trong giảng dạy nội dung chạy bền cho
nhóm học sinh lớp 12 trường THPT Lang Chánh. Sau khi kiểm tra nội dung trên
cho 4 lớp ở cả 2 nhóm thu được kết quả như sau:
- Nhóm 1: Không áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển kỹ thuật và thể
lực, mà chỉ vận dụng các phương pháp giảng dạy theo sự hướng dẫn của sách giáo
viên Thể dục lớp 12.

Tổng Loại giỏi Loại khá Loại TB (điểm Loại yếu


Lớp
số h/s (điểm 9-10) (điểm 7-8) 5-6) (điểm 3-4)
12A
40 3h/s=7,5% 18h/s=45% 17h/s=42,5% 2h/s=5%
2
12A
38 2h/s=5,3% 17h/s=44,7% 17h/s=44,7% 2h/s=5,39%
4

- Nhóm 2: Áp dụng phương pháp thực nghiệm, vận dụng một bài tập bổ trợ
nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho học sinh lớp 12. thu được kết quả như sau:

Tổng Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu


Lớp
số h/s (điểm 9-10) (điểm 7-8) (điểm 5-6) (điểm 3-4)
12A3 42 9h/s=21,4% 26h/s=61,9% 7h/s=16,7% 0h/s=0%
12A5 36 8h/s=22,2% 21h/s=58,3% 7h/s=19,5% 0h/s=0%
* Nhận xét, đánh giá:
Qua so sánh bảng thành tích kiểm tra trên của 2 nhóm đối tượng thực
nghiệm và đối chứng tôi thấy. Kết quả sức mạnh tốc độ của các em đã được nâng
lên rõ rệt.
Thứ nhất: Với thời gian nghiên cứu và đem áp dụng các bài tập trên
vào giảng dạy nội dung Bóng rổ cho các em học sinh, tôi thấy thể lực chuyên
môn của các em được nâng lên rõ rệt, các em năm bắt kỹ thuật tốt hơn. Giờ
học của các em sinh động hơn, không bị nhàm chán, gò bó.
Thứ hai: Từ cơ sở các bài tập thể lực đó ở trường, ở lớp, các em đã tích cực
hơn trong việc luyện tập ở nhà. Trình độ kỹ thuật, thể lực sau thực nghiệm được
nâng cao rõ rệt. Nhờ đó đã làm cho thành tích ném rổ của các em đã tốt hơn hẳn so
với nhóm đối chứng, chứng minh hiệu quả rất tốt của 07 bài tập chúng tôi đã lựa
chọn.
3. Kết luận, kiến nghi:
3.1. Kết luận.
Để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục,
đào tạo thế hệ trẻ, mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao tri thức, thực hiện linh
hoạt các phương pháp dạy học.
Thực tế giảng dạy vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập. Từ tính tự giác của học
sinh, cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo cho quá trình tập luyện, hay do cơ chế
thị trường ảnh hưởng đến học sinh khá nhiều. Những bất cập như trên chỉ có thể
khắc phục nhờ vào sự nhiệt tình của giáo viên trong công tác giảng dạy, hay tính
tực giác tích cực cũng như sự cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn của học sinh.
Để đạt được những kết quả như trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện thuần thục kĩ thuật động tác...
ngoài ra phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, BGH trường
cũng như việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi để các em có dịp được cọ sát và
thể hiện mình.
Bản thân cần phải thường xuyên cập nhật tài liệu sách báo, internet để cập
nhật tư liệu để đưa vào giảng dạy ngày càng phù hợp với thực tiễn.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình việc vận dụng phương pháp mới
trong môn Bóng rổ. Đã phối hợp được các phương pháp, phương tiện dạy học và
điều kiện sân bãi phù hợp. Nhiều em đã có ý thức tự rèn luyện sức khỏe bằng
phương pháp tập luyện để nâng cao ý chí quyết tâm và nghị lực cho bản thân.
Nhà trường đã có bề dày thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh
bộ môn Thể dục, được như vậy là do có sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo,
đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, nhưng để phát huy hơn nữa
thành tích đó tôi có một số kiến nghị sau:
3.2. Kiến nghị.
Mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, của BGH nhà
trường đối với môn học. Gia đình và xã hội nên có cách nhìn chạy bền là một nội
dung dạy chính khóa của Bộ giáo dục và đào tạo nhằm rèn luyện sức khỏe và nâng
cao thể chất cho học sinh.
Cần bổ sung và hoàn thiện hơn nữa về trang thiết bị cần thiết phục vụ cho
môn học, để mỗi giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất được phát huy tối đa
năng lực của bản thân.
Thường xuyên tổ chức các sân chơi tập thể để các em học sinh được thể hiện
mình, phát huy khả năng của mỗi cá nhân. Đồng thời các em biết cách vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn ngay tại ngôi trường các em đang theo học từ
đó có kinh nghiệm thực tế mỗi khi tham gia các kỳ thi cấp tỉnh.
Đối với môn học Thể dục, học sinh cần có trang phục đảm bảo quá trình tập
luyện diễn ra một cách thoải mái hơn.
* Với tổng số 78 học sinh thực nghiệm và 78học sinh không áp dụng các bài
tập bổ trợ nhằm phát triển kỹ thuật và thể lực cho học sinh khối 12, trong quá trình
giảng dạy giảng dạy nội dung bóng rổ ở trường THPT Lang Chánh, tôi thấy các
lớp thực nghiệm đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy tôi mạnh dạn đem
một phần sáng kiến nhỏ của mình trong nhiều năm làm công tác giảng dạy ở
trường phổ thông để góp phần chung vào việc đào tạo thế hệ trẻ. Mặc dù vậy trên
đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, không thể tránh được những sai sót,
những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô,
các đồng nghiệp, các cấp quản lí, các chuyên gia đầu ngành để sáng kiến kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tất cả vì thế hệ
trẻ, vì tương lai con em chúng ta, góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát
triển toàn diện cho học sinh trong thời kỳ hội nhập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2024
Tôi xin cam đoan những điều đã trình bày ở trên
là do tôi đã tìm tòi, học hỏi từ đồng nghiệp, từ
các nguồn tài liệu tham khảo và bản thân tôi đã
được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tại trường
THPT Lang Chánh.
XÁC NHẬN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Trần Ngọc Thiện


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT Hà
Nội.

2. Hiệp hội HLV Bóng rổ thế giới (2001), Huấn luyện Bóng rổ hiện đại, Dịch: Hữu
Hiền, NXB TDTT, Hà Nội.

3. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB
Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao,
NXB TDTT, Hà Nội.

5. Đinh Can (1976), Kỹ chiến thuật Bóng rổ, NXB TDTT, Hà Nội.

6. Sách giáo viên Thể dục 12, NXB Giáo dục - 2008.

You might also like