Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN 1
ĐIỀU KHIỂN DỰ BÁO MẠCH VÒNG CHO CÔNG SUẤT CHO BỘ
CHỈNH LƯU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ C

CAO MINH DƯƠNG


Duong.CM212735@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự dộng hóa

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Duy Long


Chữ ký của GVHD

Khoa: Tự động hoá


Trường: Điện-Điện tử

HÀ NỘI, 6/2024
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Nguyễn Duy Long.
Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Đồ án I, chúng em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ hướng dẫn tâm huyết và tận tình của thầy. Thầy đã
giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể hoàn thành đề tài
“ĐIỀU KHIỂN DỰ BÁO MẠCH VÒNG CHO CÔNG SUẤT CHO BỘ
CHỈNH LƯU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ C”

Tóm tắt nội dung đồ án


Trong lĩnh vực điện tử công suất , việc phát triển các bộ chuyển đổi nguồn với
chất lượng điện áp cao và kích thước nhỏ gọn cho các thiết bị sử dụng điện là rất
quan trọng . Bộ biến đổi AC - DC ( Rectifier ) thường được sử dụng trong mạch
một chiều trung gian của các thiết bị biến đổi điện năng có công suất vừa . Ưu
điểm chính của phương pháp này là không cần bộ điều khiển dòng tuyến
tính, phép biến đổi tọa độ hoặc bộ điều biến. Mặc dù cấu trúc của mạch chỉnh
lưu không quá phức tạp , nhưng việc điều khiển mạch để đạt hiệu suất chuyển đổi
cao, đảm bảo ổn định luôn và tối ưu hoá chi phí là mục tiêu quan trọng của các
nghiên cứu.

Qua đồ án này , em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào việc thiết
kế một mạch điện tử công suất thực tế , đồng thời biết cách mô phỏng mạch để
kiểm tra khả năng đáp ứng của mạch với các yêu cầu kỹ thuật . Tuy nhiên , bên
cạnh những kết quả đã đạt được , em cũng nhận thấy còn nhiều thiếu sót cần
được khắc phục như chưa thuần thục với phần mềm mô phỏng , chưa biết cách
lựa chọn thiết bị phù hợp và việc chưa sử dụng thuần thục ngôn ngữ lập trình C.
Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý từ thầy để có thể hoàn thiện đồ án
một cách tốt nhất.
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................ 1


1.1 Bộ chỉnh lưu tích cực 3 pha ..................................................................... 1
1.2 Phương pháp điều khiển công suất dự báo trực tiếp .................................2
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................. 3
2.1 Mô hình vector không gian ...................................................................... 3
2.2 Mô hình thời gian rời rạc ......................................................................... 3
2.3 Xác định hàm chi phí .................................................................................. 4
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ ...................................................... 7
3.1 Chương trình điều khiển .......................................................................... 7
3.2 Sơ đồ mạch lực ...................................................................................... 11
3.3 Kết quả mô phỏng.................................................................................. 12
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ............................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 Bộ chỉnh lưu tích cực AFE ....................................................................... 1
Hình 2 Chiến lược điều khiển cho bộ chỉnh lưu ................................................... 2
Hình 3 Khối C/C++. ............................................................................................ 7
Hình 4 Sơ đồ mạch lực ...................................................................................... 11
Hình 5 Khối hiển thị giá trị ................................................................................ 11
Hình 6 Kết quả mô phỏng .................................................................................. 12
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Bộ chỉnh lưu tích cực 3 pha


Active front-end rectifiers (AFE rectifiers) là các thiết bị dùng để chuyển
đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) một cách hiệu
quả với khả năng điều chỉnh điện áp đầu ra. Chúng khác với các bộ chỉnh lưu thụ
động truyền thống ở chỗ sử dụng các bộ chuyển đổi điện tử công suất (như
transistor IGBT hoặc MOSFET) và các bộ điều khiển để cải thiện hiệu suất và
giảm thiểu các nhiễu sóng hài.
Dưới đây là một phương pháp điều khiển công suất trực tiếp dự đoán
(predictive direct power control) được trình bày sử dụng bộ chỉnh lưu đầu vào
tích cực (AFE). Trong phương pháp điều khiển được đề xuất, một số lượng hữu
hạn các trạng thái chuyển mạch của bộ biến đổi được cân nhắc, đánh giá ảnh
hưởng của mỗi trạng thái tác động lên dòng taiar và công suất đầu vào.

Hình 1 Bộ chỉnh lưu tích cực AFE

Hình 1.1 mô tả bộ chỉnh lưu tích cực gồm nguồn xoay chiều ba pha, cuộn
kháng lọc RL, mạch chỉnh lưu cầu ba pha với 6 IGBT, tụ điện C và tải một chiều.
Với 6 van IGBT, 𝑆𝑥 và 𝑠̅𝑥 thay phiên nhau đóng mở, tạo ra 3 cụm điều
khiển S1, S2 và S3 có lần lượt 2 trường hợp, tổng ta sẽ có được 8 trường hợp
khác nhau:
1, nếu S1 on và S̅1 off
𝑆1 = {
0, nếu S1 off và S̅1 on
1, nếu S2 on và S̅2 off
𝑆2 = {
0, nếu S2 off và S̅2 on
1, nếu S3 on và S̅3 off
𝑆3 = {
0, nếu S3 off và S̅3 on

1
Từ đó với một thông số đầu vào, ta sẽ có được 8 trường hợp cho công suất
đầu ra và từ đó có thể chọn được trường hợp có được công suất tốt nhất theo giá
trị đặt.

1.2 Phương pháp điều khiển công suất dự báo trực tiếp

Các phương pháp điều khiển bộ chỉnh lưu có thể được phân loại như: Điều
khiển hướng điện áp(VOC), điều khiển công suất trực tiếp(DPC). Phương pháp
điều khiển dự báo công suất trực tiếp được trình bày trong bản báo cáo này để
điều khiển bộ chỉnh lưu. [1]

Hình 2 Chiến lược điều khiển cho bộ chỉnh lưu

Hình trên thể hiện bộ điều khiển được lập trình để điều khiển các trạng
thái đóng cắt từng van của bộ chỉnh lưu AFE, từ đó tính ra được 8 trường hợp
như đã nêu ở trên.
Cũng theo hình trên, trong số lượng hữu hạn các trạng thái đóng cắt của các van,
ta xem xét đánh giá ảnh hưởng của từng trạng thái đối với dòng điện qua tải và
công suất đầu vào, trạng thái nào phù hợp với yêu cầu bài toán đặt ra sẽ được lựa
chọn và tiến hành đóng cắt cho trạng thái chuyển mạch tiếp theo.

2
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.1 Mô hình vector không gian


Áp dụng định luật Kirchhoff 2 vào sơ đồ hình 1, ta xác định được phương
trình vector dòng điện đầu vào
𝑑𝒊𝑠
𝐿𝑠 = 𝒗𝑠 − 𝒗𝑎𝑓𝑒 − 𝑅𝑠 𝒊𝑠 (2.1)
𝑑𝑡
với is là vector dòng điện đầu vào, vs là vector điện áp nguồn, và vafe là vector
điện áp được tạo ra bởi bộ chuyển đổi.
Vector dòng điện đầu vào tính theo dòng điện pha bởi phương trình
2
𝒊𝑠 = (𝑖𝑠𝑎 + 𝒂𝑖𝑠𝑏 + 𝒂2 𝑖𝑠𝑐 ) (2.2)
3
với a=ej(2π/3) , ta tính được vector điện áp nguồn
2
𝒗𝑠 = (𝑣𝑠𝑎 + 𝒂𝑣𝑠𝑏 + 𝒂2 𝑣𝑠𝑐 ) (2.3)
3
Vafe được xác định bởi trạng thái chuyển mạch của bộ chuyển đổi và điện áp liên
kết DC, và có thể được biểu thị bằng phương trình
𝒗𝑎𝑓𝑒 = 𝑺𝑎𝑓𝑒 𝑉𝑑𝑐 (2.4)
Vdc là điện áp một chiều và Safe là trạng thái đóng cắt của bộ chỉnh lưu được xác
định
2
𝑺𝑎𝑓𝑒 = (𝑆1 + 𝒂𝑆2 + 𝒂2 𝑆3 ) (2.5)
3
trong đó S1,S2,S3 là trạng thái chuyển mạch của mỗi bộ chỉnh lưu, được mô tả
trong hình 1,nhận giá trị 0 nếu Sx tắt, bằng 1 nếu Sx bật (x=1,2,3).
2.2 Mô hình thời gian rời rạc
Dòng điện dự đoán được tính toán bằng cách sử dụng thời gian rời rạc có
phương trình
𝑅𝑆 𝑇𝑆 𝑇𝑆
𝒊𝑠 (𝑘 + 1) = (1 − ) 𝒊𝑠 (𝑘 ) + [𝒗𝑠 (𝑘 ) − 𝒗𝑎𝑓𝑒 (𝑘 )] (2.6)
𝐿𝑆 𝐿𝑆

thu được dạng rời rạc hóa (2.1) trong thời gian lấy mẫu Ts.
Việc rời rạc hóa được thực hiện bằng cách lấy đạo hàm gần đúng như sự chênh

lệch trong một khoảng thời gian lấy mẫu Ts

𝑑𝒊𝑠 𝒊𝑠 (𝑘+1)−𝒊𝑠(𝑘)
≈ (2.7)
𝑑𝑡 𝑇𝑠

3
Phương pháp rời rạc hóa này được chọn vì tính đơn giản. Tuy nhiên, có thể sử
dụng một phương pháp khác chính xác hơn, nhưng đối với tần số lấy mẫu nhanh,
hệ số của các mô hình thời gian rời rạc gần như giống nhau.

Xem xét các vectơ điện áp đầu vào và dòng điện theo tọa độ trực giao, đầu
vào tức thời được dự đoán là hoạt động và công suất phản kháng có thể được
biểu thị bằng phương trình

𝑃𝑖𝑛 (𝑘 + 1) = 𝑅𝑒 {𝒗𝑠 (𝑘 + 1)𝒊𝑠 (𝑘 + 1)} (2.8)

= 𝑣𝑠𝛼 𝑖𝑠𝛼 + 𝑣𝑠𝛽 𝑖𝑠𝛽

𝑄𝑖𝑛 (𝑘 + 1) = 𝐼𝑚 {𝒗𝑠 (𝑘 + 1)𝒊𝑠 (𝑘 + 1)} (2.9)

= 𝑣𝑠𝛽 𝑖𝑠𝛼 − 𝑣𝑠𝛼 𝑖𝑠𝛽

Đối với thời gian lấy mẫu nhỏ, có thể giả định

𝒗𝑠 (𝑘 + 1) = 𝒗𝑠 (𝑘 ) (2.10)
Tuy nhiên, nếu thời gian lấy mẫu không đủ nhỏ để xem xét hằng số điện áp lưới
giữa hai khoảng thời gian lấy mẫu, 𝒗𝑠 (𝑘 + 1) có thể được tính bằng cách bù góc
của vectơ điện áp trong một thời gian lấy mẫu
𝒗𝑠 (𝑘 + 1) = 𝒗𝑠 (𝑘 )ejΔθ (2.11)

(với Δθ=ωTs ) là góc dịch của vector điện áp lưới trong khoảng lấy mẫu và ω là
tốc độ góc của điện áp lưới.

Để điều chỉnh điện áp liên kết DC, một bộ điều khiển PI được sử dụng.

Các đầu ra của PI tương ứng với công suất cần thiết để bù lỗi điện áp liên kết dc.

Biến này đã được chỉ định là tham chiếu công suất hoạt động Pin.

2.3 Xác định hàm chi phí

[2]Khi triển khai bộ điều khiển dự đoán trong hệ thống thực, cần phải xem

xét một số vấn đề liên quan đến thời gian tính toán. Như đã trình bày ở (2.6),

4
is(k+1) được tính bằng giá trị của dòng điện đo được is(k) và điện áp is(k+1). Bây

giờ giả sử rằng điện áp đã chọn sẽ được áp dụng ngay lập tức (k+1), cần phải dự

đoán hành vi của dòng điện cho đến thời điểm (k+2) . Bằng cách dịch biểu thức

(2.6) them 1 chu kì sẽ thu được biểu thức

𝑅𝑆 𝑇𝑆 𝑇𝑆
𝒊𝑠 (𝑘 + 2) = (1 − ) 𝒊𝑠 (𝑘 + 1) + [𝒗𝑠 (𝑘 + 1) − 𝒗𝑎𝑓𝑒 (𝑘 + 1)] (2.12)
𝐿𝑆 𝐿𝑆

𝒗𝑠 (𝑘 + 2) = 𝒗𝑠 (𝑘 + 1)ejΔθ (2.13)

𝑃𝑖𝑛 (𝑘 + 2) = 𝑅𝑒 {𝒗𝑠 (𝑘 + 2)𝒊𝑠 (𝑘 + 2)} (2.14)

= 𝑣𝑠𝛼 𝑖𝑠𝛼 + 𝑣𝑠𝛽 𝑖𝑠𝛽

𝑄𝑖𝑛 (𝑘 + 2) = 𝐼𝑚 {𝒗𝑠 (𝑘 + 2)𝒊𝑠 (𝑘 + 2)} (2.15)

= 𝑣𝑠𝛽 𝑖𝑠𝛼 + 𝑣𝑠𝛼 𝑖𝑠𝛽

𝒊𝑠 (𝑘 + 2) sẽ thay đổi phụ thuộc vào việc thay đổi giá trị 𝒗𝑎𝑓𝑒 (𝑘 + 1) vì giá trị
của các tham số còn lại đã được cố định. Việc điều khiển giá trị của 𝒗𝑎𝑓𝑒 (𝑘 + 1)
sẽ trực tiếp điều khiển được giá trị của dòng điện cũng như giá trị của công suất
theo giá trị mong muốn.
Đối với bộ chỉnh lưu, công suất đầu vào tác dụng và phản kháng được
điều khiển, do đó hàm chi phí đánh giá sai số trong công suất đầu vào.

Dòng điện đầu vào 𝒊𝑠 (𝑘 ) được đo và dòng điện tương lai 𝒊𝑠 (𝑘 + 1) được
tính toán bằng cách sử dụng điện áp chuyển đổi được áp dụng 𝒗𝑎𝑓𝑒 (𝑘 ). Dự đoán
về dòng điện trong tương lai 𝒊𝑠 (𝑘 + 2) được tạo ra cho mỗi 1 trong 7 vector điện
áp có thể do AFE tạo ra. Những dự đoán này được sử dụng để tính toán công suất
tác dụng và phản kháng đầu vào trong tương lai, 𝑃𝑖𝑛 (𝑘 + 2) và 𝑄𝑖𝑛 (𝑘 + 2) , sử
dụng (2.8) và (2.9) đã đi trước một bước về thời gian.
Mỗi dự đoán và được đánh giá bởi hàm chi phí 𝑔𝑎𝑓𝑒 .
Hàm chi phí 𝑔𝑎𝑓𝑒 tóm tắt hành vi mong muốn của chỉnh lưu: giảm thiểu công
suất phản kháng 𝑄𝑖𝑛 và kiểm soát hoạt động công suất 𝑃𝑖𝑛 bằng giá trị tham chiếu
Pin*.

𝑔𝑎𝑓𝑒 = |𝑄𝑖𝑛 (𝑘 + 2)| + |𝑃𝑖𝑛 − 𝑃𝑖𝑛 (𝑘 + 2)| (2.16)

5
Bộ điều khiển công suất tích cực có mục đích là đạt được công suất đầu ra
gần nhất với giá trị tham chiếu và ta có thể thay đổi điện áp liên kết một
chiều. Đối với mỗi vectơ điện áp 𝒗𝑎𝑓𝑒 (𝑘 + 1) khác nhau ta sẽ thu được giá trị
khác nhau của hàm chi phí 𝑔𝐴𝐹𝐸 . Với vecto điện áp cho ra kết quả nhỏ nhất của
hàm chi phí, giảm thiểu được những sai nhiễu của công suất đầu vào sẽ được
chọn cho thời gian lấy mẫu tiếp theo.

6
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ

3.1 Chương trình điều khiển


Ta sử dụng khối S-Function Builder để nạp code C vào bộ điều khiển các van của
AFE. [3]

Hình 3 Khối C/C++.

Với ngôn ngữ lập trình C, ta nạp code sau vào mô hình:
#include <Stdlib.h>
#include <String.h>
#include <math.h>
#define Ts 30.0e-6
7
#define pi 3.14159265359
#define f0 50.0
float theta;
int vector_opt =0;
int S1_OP=0,S2_OP=0,S3_OP=0,S4_OP=0,S5_OP=0,S6_OP=0;
float IA=0.0, IB=0.0, IC=0.0;
int k =1;
float I_AL[4] = 0,0,0,0, I_BE[4] = 0,0,0,0;
float V_AFE_AL[3] = 0,0,0, V_AFE_BE[3] = 0,0,0;
float VS_AL[3] = 0,0,0, VS_BE[3] = 0,0,0;
float S_AL=0.0, S_BE=0.0;
float EA=0.0, EB=0.0, EC = 0.0;
float Jmin=0.0, Jc=0.0;
int j=0;
float time=0.0;
float Preal =0.0, Qreal =0.0;
float P_next2 =0.0, Q_next2 =0.0;
float P_REF =900, Q_REF=0.0;
float L = 10e-2, R =0.1;
float Vdc = 0.0;
float Ipeak = 5.0;
float Vdcref = 400;
nt INV[8][3] =
{
{0,0,0},
{1,0,0},
{1,1,0},
{0,1,0},
{0,1,1},
{0,0,1},
{1,0,1},
{1,1,1}
};
void VECTOR_APPLY(int x)
8
{
S1_OP=INV[x][0];
S3_OP=INV[x][1];
S5_OP=INV[x][2];
S2_OP=1-S1_OP;
S4_OP=1-S3_OP;
S6_OP=1-S5_OP;
}
void ABC2ALBE(float *x_al, float *x_be, float xa, float xb, float xc)
{
*x_al = 2.0/3.0*(xa - 0.5 * xb - 0.5* xc );
*x_be = 1/(sqrt(3.0)) * (xb - xc);
}
float costfunction(float P_next2, float Q_next2, float P_ref, float Q_ref)
{
float sum=0;
sum = (P_next2-P_ref)*(P_next2-P_ref) + (Q_next2-Q_ref)*(Q_next2-Q_ref);
return sum;
}
float PI_V_outlast1 = 0.0; float PI_V_elast1 = 0.0;
float Kpvp = 3, Kivp = 300;
float PI(float error, float *PI_elast1, float *PI_outlast1, float Kp, float Ki, float T)
{
float PI_out;
PI_out = *PI_outlast1 + (Kp+Ki*T*0.5)*error + (Ki*T*0.5-Kp) * *PI_elast1;
*PI_elast1 = error;
*PI_outlast1 = PI_out;
return PI_out;
}
VECTOR_APPLY(vector_opt);
IA = Ia[0];
IB = Ib[0];
IC = Ic[0];
EA = Ea[0];
9
EB = Eb[0];
EC = Ec[0];
Vdc = vdc[0];
ABC2ALBE(&I_AL[k], &I_BE[k], IA, IB, IC);
ABC2ALBE(&VS_AL[k], &VS_BE[k], EA, EB, EC);
P_REF = PI(Vdcref - Vdc , &PI_V_elast1, &PI_V_outlast1, Kpvp, Kivp, Ts);
ABC2ALBE(&S_AL, &S_BE, INV[vector_opt][0], INV[vector_opt][1],
INV[vector_opt][2]);
V_AFE_AL[k] = S_AL *Vdc;
V_AFE_BE[k] = S_BE *Vdc;
I_AL[k+1] = (1-R*Ts/L)* I_AL[k] + Ts/L*(VS_AL[k] - V_AFE_AL[k]);
I_BE[k+1] = (1-R*Ts/L)* I_BE[k] + Ts/L*(VS_BE[k] - V_AFE_BE[k]);
Preal = VS_AL[k] * I_AL[k] + VS_BE[k] * I_BE[k];
Qreal = VS_BE[k] * I_AL[k] - VS_AL[k] * I_BE[k];
Jmin = 1e30;
for(j=0; j<7; j++)
{
ABC2ALBE(&S_AL, &S_BE, INV[j][0], INV[j][1], INV[j][2]);
V_AFE_AL[k+1] = S_AL * Vdc;
V_AFE_BE[k+1] = S_BE * Vdc;
I_AL[k+2] =(1-R*Ts/L)* I_AL[k+1] + Ts/L*(VS_AL[k] -V_AFE_AL[k+1]);
I_BE[k+2] =(1-R*Ts/L)* I_BE[k+1] + Ts/L*(VS_BE[k] -V_AFE_BE[k+1]);
P_next2 = VS_AL[k] * I_AL[k+2] + VS_BE[k] * I_BE[k+2];
Q_next2 = VS_BE[k] * I_AL[k+2] - VS_AL[k] * I_BE[k+2];
Jc = costfunction(P_next2, Q_next2, P_REF, Q_REF);
if(Jc < Jmin)
{
Jmin = Jc;
vector_opt = j;
}
}
time = time + Ts;
if(time>0.4) Vdcref=300;
if(time>0.7) Vdcref=700;
10
Với các tham số được chọn khi thiết lập chương trình là: R = 0.1Ω, L = 10−2 𝐻,
C = 470µF Vs = 150V/50Hz, Ts = 30µs và các thông số của bộ điều khiển PI
tương ứng K pvp = 3, Kivp = 300.

3.2 Sơ đồ mạch lực

Hình 4 Sơ đồ mạch lực

Các thông số như P đặt và Q đặt được so sánh với giá trị mô phỏng sẽ
được biểu diễn qua màn hình scope bằng cách đưa các giá trị vào như sau

Hình 5 Khối hiển thị giá trị

11
3.3 Kết quả mô phỏng

Hình 6 Kết quả mô phỏng

Hình trên là kết quả khi mô phỏng bằng Matlab simulink trong thời gian 1
giây với các giá trị Vdc vào thay đổi tại 0,4s và 0,7s. Ta thấy thuật toán điều
khiển cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của P và Q khi thay đổi Vdc, và sự
chênh lệch giữa giá trị mô phỏng và giá trị đặt là không đáng kể. Sự sai khác nhỏ
xảy ra do việc xấp xỉ và miền thời gian rời rạc theo từng chu kì lấy mẫu.

12
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Điều khiển dự báo công suất cho bộ chỉnh lưu sử dụng ngôn ngữ lập trình C
vô cùng đơn giản, dễ thực hiện nhưng là một kỹ thuật quan trọng trong các hệ
thống điện tử công suất, đặc biệt là trong các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao và
khả năng đáp ứng nhanh. Đồ án này đã chứng minh tính khả thi của việc áp dụng
kỹ thuật điều khiển dự báo công suất cho bộ chỉnh lưu bằng ngôn ngữ lập trình C
từ đó tiếp tục cải tiến và mở rộng ứng dụng của kĩ thuật này nói riêng và ứng
dụng của cả lĩnh vực điện tử công suất nói chung vào các hệ thống điện trong
công nghiệp cũng như trong cuộc sống hằng ngày

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M. Malinowski, M. P. Kazmierkowski, and A. M. Trzynadlowski, "A


comparative study of control techniques for pwm rectifiers in ac adjustable
drives", IEEE Transactions on power electronics, 2003.
[2] G. Sybille and H. Le-Huy, ""Digital simulation of power systems and power
electronics using the matlab/simulink power system blockset"," 2000 IEEE
Power Engineering Society Winter Meeting. Conference Proceedings, vol. 4,
pp. 2973-2981, 2000.
[3] B. W. Kernighan and D. M. Ritchie, "The c programming language", 2002.

14

You might also like