Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Lê Khánh Huy K46, khoa Toán – Tin học, HCMUE

§1. Định lí Menelaus và Ceva


Phú Yên, Ngày 16 tháng 08 năm 2022
Tóm tắt nội dung
Định lí Menelaus và định lí Ceva là hai trong số các định lí quan trọng, là một “công
cụ” thường xuyên được sử dụng trong các bài toán hình học liên quan đến sự thẳng hàng,
đồng quy. Trong bài này, chúng ta tìm hiểu một vài ứng dụng thường thấy của các định
lí trên thông qua các bài tập.

1 Định lí Menelaus và định lí Ceva


Định lí 1 (Định lí Menelaus). Cho tam giác ABC có ba điểm M , N , P khác các đỉnh và lần
lượt nằm trên các đường thẳng BC, CA, AB. Chứng minh rằng ba điểm M , N , P thẳng hàng
MB NC P A
khi và chỉ khi · · = 1.
MC NA P B
Định lí 2 (Định lí Ceva). Cho tam giác ABC có ba điểm M , N , P khác các đỉnh và lần lượt
nằm trên các đường thẳng BC, CA, AB. Chứng minh rằng ba đường thẳng AM , BN , CP đồng
MB NC P A
quy khi và chỉ khi · · = −1.
MC NA P B
Phép chứng minh các định lí được tìm thấy trong nhiều tài liệu và trang web, bạn đọc có
thể tự tìm lấy. Dưới đây là một số bài tập áp dụng.
Trong thực hành, người ta thường căn cứ vào vị trí các điểm M , N , P nằm ở đâu trên các
đường BC, CA, AB để sử dụng định lí Menelaus hoặc Ceva.

2 Bài tập áp dụng


Bài tập 1. Cho tam giác ABC, trực tâm H là trung điểm của đường cao kẻ từ đỉnh A. Chứng
minh rằng cos A = cos B · cos C.

Bài tập 2 (Định lí Desargues). Cho tam giác ABC và tam giác A0 B 0 C 0 . Chứng minh rằng
AA0 , BB 0 , CC 0 đồng quy khi và chỉ khi các giao điểm của BC và B 0 C 0 , CA và C 0 A0 , AB và
AB thẳng hàng.

Bài tập 3 (Định lí Pascal). Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F nằm trên đường tròn. AE cắt DF
tại M , BE cắt CF tại I và AC cắt BD tại N . Chứng minh rằng M , I, N thẳng hàng.

Bài tập 4. Cho tam giác ABC vuông tại A, từ một điểm D nằm trên tia đối tia BC, kẻ tiếp
tuyến DE với đường tròn tâm C, bán kính CA. Đường thẳng qua A vuông góc với BC cắt
đường thẳng CE tại F , đường thẳng BF cắt DE tại M , qua B kẻ đường thẳng song song với
CM cắt DE tại N . Chứng minh rằng M là trung điểm N E.

Bài tập 5. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, đường thẳng AI cắt đường
tròn ngoại tiếp tam giác ABC tại D, E là điểm trên cung BDC, F trên cạnh BC thoả mãn
BAF
[ = CAE[ < 1 BAC, [ gọi G là trung điểm IF . Chứng minh rằng giao điểm của DG và EI
2
nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Tài liệu giảng dạy lớp 10 Cơ bản, 2022 – 2023 Trang 1


Lê Khánh Huy K46, khoa Toán – Tin học, HCMUE

Bài tập 6. Cho tứ giác ABCD và I, J trung điểm của AD và BC. Gọi G, E là trọng tâm
tam giác ABC và ABD. Chứng minh rằng DG, CE, IJ đồng quy, từ đó suy ra GE song song
với CD.

Bài tập 7. Cho tam giác ABC, gọi I là trung điểm của BC. Qua I kẻ đường thẳng d1 cắt
CA, AB tại M , N , và đường thẳng d2 cắt cạnh CA, AB tại P , Q. Đường thẳng P N cắt cạnh
BC tại E và đường thẳng QM cắt cạnh BC tại F . Chứng minh rằng IE = IF .

Bài tập 8. Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại E. M trên đoạn AB và N trên đoạn
BD sao cho M , E, N thẳng hàng. Chứng minh rằng M N ≤ max{AC, BD}.

Bài tập 9. Cho hình thang ABCD (AB k CD, AB < CD). Các điểm M , N trên AB, CD
AM DN
sao cho = , các điểm P và Q trên M N sao cho DP
\ C = ABC
[ và AQB
[ = BCD.
\
MB NC
Chứng minh rằng P , Q, B, C nằm trên một đường tròn.

Bài tập 10 (Định lí Menelaus cho tứ giác). Cho tứ giác ABCD, đường thẳng d cắt AB, BC,
M A N B P C QD
CD, AD lần lượt tại M , N , P , Q. Chứng minh rằng · · · = 1.
M B N C P D QA

Bài tập 11. Cho tam giác ABC (AC > AB), đường phân giác góc A và đường trung trực
BC cắt nhau tại D, gọi H, K là hình chiếu của D trên AC, AB. Chứng minh rằng cạnh BC,
đường trung trực BC và HK đồng quy.

Bài tập 12. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường tròn tâm B bán kính BA (kí hiệu là (B))
và đường tròn tâm C bán kính CA (kí hiệu là (C)) cắt nhau tại D (D khác A), BC cắt đường
tròn tâm B tại E, F và cắt đường tròn tâm C tại M , N . Đường thẳng DM cắt AE tại P , DQ
cắt AN tại Q. Kéo dài DM cắt đường tròn (B) tại I, DF cắt đường tròn (C) tại I. Chứng
IP HF AB
minh rằng · = .
IM HQ AC

Bài tập 13. Cho tam giác ABC có (I) là đường tròn nội tiếp và (I1 ), (I2 ), (I3 ) lần lượt là các
đường tròn bàng tiếp góc A, B, C của tam giác ABC.

a) Gọi D, E, F lần lượt là tiếp điểm của đường tròn (I) với BC, CA, AB. Chứng minh rằng
AD, BE, CF đồng quy1 .

b) Gọi M , N , P lần lượt là tiếp điểm của (I1 ), (I2 ), (I3 ) với BC, CA, AB. Chứng minh rằng
AM , BN , CP đồng quy2 .

c) Gọi U , V lần lượt là trọng tâm các tam giác DEF , M N P . Chứng minh rằng trọng tâm
tam giác ABC là trung điểm đoạn U V .

Bài tập 14. Cho tam giác ABC, M là điểm trong tam giác AM , BM , CM cắt các cạnh đối
diện tại A1 , B1 , C1 , đường thẳng BC cắt B1 C1 tại A2 . Gọi A0 là trung điểm A1 A2 , tương tự
ta có B0 , C0 . Chứng minh rằng A0 , B0 , C0 thẳng hàng.
1
Điểm đồng quy này được gọi là điểm Gergone của tam giác
2
Điểm đồng quy này được gọi là điểm Nagel của tam giác

Tài liệu giảng dạy lớp 10 Cơ bản, 2022 – 2023 Trang 2


Lê Khánh Huy K46, khoa Toán – Tin học, HCMUE

Bài tập 15. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Gọi M , N , P , Q lần lượt là trọng
tâm các tam giác ABC, BCD, CDA, DAB. Chứng minh rằng các đường thẳng AN , BP , CQ,
DM đồng quy.

Bài tập 16. Cho tam giác ABC (AB 6= AC ). Gọi D, H là chân đường phân giác, đường cao
kẻ từ A đến cạnh BC, đường tròn ngoại tiếp tam giác ADH cắt cạnh AC, AB tại E và F .
Chứng minh rằng AH, BE, CF đồng quy.

Bài tập 17 (Điểm Jacobi). Cho tam giác ABC, các điểm D, E, F ở phía ngoài tam giác thoả
mãn điều kiện BAF
[ = CAE[ = α, ABF [ = CBD \ = β, BCD \ = ACE [ = γ. Chứng minh rằng
AD, BE, CF đồng quy.

Bài tập 18 (IMO, 2012). Cho tam giác ABC và (J) là đường tròn bàng tiếp góc A của tam
giác ABC. (J) tiếp xúc BC, CA, AB lần lượt tại M , L, K. LM cắt JB tại F . KM cắt JC
tại G. AF và AG cắt BC lần lượt tại S và T . Chứng minh rằng M là trung điểm ST .

Bài tập 19 (Hà Tĩnh, Vòng 2, 2015 – 2016). Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn
(O) có AH là đường cao và I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. Gọi M là điểm chính giữa
cung nhỏ BC. D đối xứng A qua O. M D cắt BC, AH lần lượt tại các điểm P , Q.

a) Chứng minh rằng tam giác IP Q vuông.

b) DI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là E. AE và BC cắt nhau tại F . Chứng minh rằng
nếu AB + AC = 2BC thì I là trọng tâm tam giác AP F .

Bài tập 20 (Hà Nội, Vòng 2, 2011). Cho đường tròn (O) và các điểm A, M trên (O) sao cho
AM không là đường kính (O). Lấy I trên đoạn OA (I 6= O, A). Đường tròn (I; IA) cắt đường
tròn đường kính IM tại các điểm B, C. M B, M I, M C cắt (O) lần lượt tại các điểm D, E, F
theo thứ tự. DF cắt M E, M A, AE lần lượt tại T , S, Q.

a) Chứng minh rằng SD · SF = ST · SQ.

b) Chứng minh rằng ba điểm B, C, Q thẳng hàng.

Tài liệu giảng dạy lớp 10 Cơ bản, 2022 – 2023 Trang 3

You might also like