Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA

KHOA: Cơ khí và Công nghệ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC/MÔ ĐUN


MH/MĐ: Khối nắp máy và cơ cấu phối khí; Khối xy lanh và nhóm trục khuỷu
thanh truyền, bánh đà
Trình độ đào tạo: Trung cấp Ngành/nghề đào tạo: Công nghệ ô tô
Hình thức thi: Tự luận Thời gian làm bài:120 phút
Mã đề thi: 02

NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM


Câu 1 3 điểm
Nhiệm vụ 0,5
- Cơ cấu phối khí có nhiệm vụ điều khiển quá trình trao đổi khí trong xy
lanh. Yêu cầu 0,5
- Yêu cầu đối với cơ cấu phối khí là phải nạp đầy và thải sạch.
Phân loại 2,0
- Cơ cấu phối khí dùng van trượt: có ưu điểm là tiết diện thông qua lớn
nhưng khó chế tạo.
- Cơ cấu phối khí dùng piston đóng mở các cửa nạp và thải của động cơ hai
kỳ có kết cấu đơn giản, không phải điều chỉnh, sửa chữa, nhưng chất lượng
quá trình trao đổi khí không cao.
- Cơ cấu phối khí dùng trục cam –xupáp được dùng phổ biến trong các loại
động cơ đốt trong do có kết cấu đơn giản, điều chỉnh dễ dàng:
+ Kiểu cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
+ Kiểu cơ cấu phối khí dùng xupáp treo.
Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo người ta lại chia ra làm hai
kiểu:
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo có trục cam đặt trong thân máy.
+Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo có trục cam đặt trên nắp máy.
Câu 2 3 điểm
Có những dạng xi lanh sau trong động cơ ô tô:
Xi lanh loại đúc liền thân máy 1,0
Xilanh được đúc liền khối với thân máy rồi doa lỗ xilanh đến kích thước
quy định
Ưu điểm
- Có độ cứng vững cao
- Dễ chế tạo
- Làm mát tốt do tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát hay không khí
- Không bị rò nước trong quá trình làm việc
Nhược điểm
- Không kinh tế vì khi xilanh mòn, hỏng phải thay cả thân máy.
- Giá thành cao vì vật liệu chế tạo thân máy cũng là vật liệu chế tạo xilanh.
Loại này thường dùng cho động cơ cỡ nhỏ có áp suất và nhiệt độ không
cao. 1,0
Xi lanh loại có lót xi lanh khô
Loại này ống lót lắp vào xi lanh, mặt ngoài không tiếp xúc trực tiếp với
nước làm mát. Lót xi lanh có thể dài theo suốt chiều dài của xi lanh hoặc chỉ
là đoạn ngắn ở vị trí mòn nhiều nhất. Đầu trên của xi lanh có gờ để ép chặt
lên thân máy, bề mặt của ống lót cao hơn bề mặt của thân máy khoảng
0,025 - 0,12 mm. Điều này giúp cho lót xi lanh được ép chặt hơn vào thân
máy khi lắp nắp máy.
Ưu điểm
- Độ cứng vững cao nên thành ống lót chỉ cần mỏng, do đó tốn ít vật liệu.
- Không bị rò nước trong quá trình làm việc.
- Dễ lắp ráp hơn loại lót xi lanh ướt.
- Thay thế dễ dàng.
Nhược điểm
Khả năng làm mát kém. 1,0
Xi lanh loại có lót xi lanh ướt
Loại này mặt ngoài của ống lót tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát. Đầu
ống lót cũng có gờ để ép chặt vào thân máy. Mặt ngoài của lót xi lanh được
gia công các rãnh lắp gioăng cao su nhằm tránh lọt nước làm mát xuống đáy
dầu, phía trên có đệm bằng đồng tránh lọt nước lên buồng cháy. Mặt đầu
của ống lót lắp cao hơn mặt thân máy khoảng 0,05 - 0,15 mm.
Ưu điểm
- Hiệu quả làm mát cao vì ống lót tiếp xúc trực tiếp với nước. Loại này
dùng phổ biến trên các loại động cơ ô tô, nhất là động cơ diesel.
- Tốn ít vật liệu nên giá thành giảm so với loại xi lanh liền thân máy.
Nhược điểm:
- Có khả năng rò nước làm mát nếu lắp ráp sai hoặc do sự cố bất thường.
- Độ cứng vững thấp do đó ống lót xi lanh phải được làm dầy.
Câu 3 3 điểm
Những hư hỏng thường gặp ở chốt piston, nguyên nhân và tác hại:
- Mòn ở vị trí lắp ghép với đầu nhỏ thanh truyền hoặc bệ chốt piston 1,0
Nguyên nhân: Do ma sát giữa hai bề mặt tiếp xúc
Tác hại: Làm tăng khe hở lắp ghép. Khi làm việc gây ra tiếng va đập
- Chốt piston bị cào xước bề mặt 1,0
Nguyên nhân: Dầu bôi trơn có cặn bẩn, tạp chất
Tác hại: Làm mòn nhanh các chi tiết
- Chốt piston bị nứt gãy 1,0
Nguyên nhân: Do chất lượng chế tạo không đảm bảo, sự cố ở động cơ
Làm động cơ không thể hoạt động được
Câu 4 1 điểm
Do piston làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ, áp suất, ma sát..
cao nên vật liệu chế tạo piston phải đáp ứng được những điều kiện làm việc
này. Vật liệu chế tạo piston thường là Gang hoặc Nhôm hợp kim:
Gang 0,5
Loại này có trọng lượng riêng khá lớn nên có lực quán tính lớn, do vậy
thường dùng chế tạo piston của động cơ có tốc độ thấp. Mặt khác gang có
hệ số dẫn nhiệt nhỏ nên nhiệt độ đỉnh piston cao.
+ Gang có ưu điểm là khả năng chịu nhiệt tốt, hệ số ma sát nhỏ, độ bền cơ
học cao, hệ số giãn nở nhiệt khá nhỏ, tính chảy loãng cao nên dễ đúc, giá
thành rẻ.
+ Các loại gang dùng để chế tạo piston như: Gang xám, gang dẻo, gang cầu.
Nhôm hợp kim 0,5
- Hợp kim nhôm dùng để chế tạo piston có rất nhiều ưu điểm:
+ Trọng lượng riêng nhỏ (1,82 - 2,97 Kg/cm2) nên giảm lực quán tính, loại
này thường dùng cho những động cơ có tốc độ cao.
+ Dễ đúc do nhiệt độ nóng chảy thấp, tính chảy loãng khá cao.
+ Dẫn nhiệt tốt nên truyền nhiệt ra ngoài nhanh, nhiệt độ của piston giảm,
không xảy ra hiện tượng kích nổ.
+ Hệ số ma sát thấp nên giảm mài mòn do ma sát.
- Tuy nhiên hợp kim nhôm cũng có một số nhược điểm:
+ Hệ số giãn nở vì nhiệt lớn.
+ Độ bền cơ học thấp hơn gang khi ở nhiệt độ cao.
+ Đắt tiền hơn gang.

Tổng điểm: 10 điểm

Ngày tháng năm

Trưởng khoa/ Trưởng Bộ môn Giáo viên soạn đáp án


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like