Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

VIDEO 11: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN

VÀ CÁC LOẠI PHONG CÁCH NGÔN NGỮ


Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Liên kết là làm cho nội dung các câu, các đoạn _____________ chặt chẽ với nhau.
A. hòa hợp và cân xứng.
B. hài hòa và cân xứng.
C. thống nhất và gắn bó.
D. hợp nhất và kết nối.
Câu 2: Văn bản có tính liên kết khi
A. nội dung mang tính thống nhất, các câu văn cùng hướng về một chủ đề.
B. thống nhất về nội dung và liên kết về hình thức ngôn ngữ.
C. hình thức ngôn ngữ liên kết chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.
D. các đoạn văn cùng hướng về một chủ đề, cùng làm sáng tỏ một quan điểm nào đó.
Câu 3: Có bao nhiêu phép liên kết trong văn bản?
A. 3 B. 4
C. 5 D. 6
Câu 4: Đáp án nào dưới đây KHÔNG phải các phương tiện dùng trong phép lặp?
A. Lặp thanh.
B. Lặp ngữ âm.
C. Lặp từ ngữ.
D. Lặp cú pháp.
Câu 5: Hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản là
A. lặp từ ngữ.
B. lặp cú pháp.
C. lặp ngữ âm.
D. lặp cấu trúc.
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một __________, ở những bộ phận khác nhau của văn bản
nhằm liên kết chúng lại với nhau.
A. yếu tố ngữ âm.
B. yếu tố ngôn ngữ.
C. thành tố ngữ âm.
D. thành tố ngôn từ.
Câu 7: Phép thế được chia thành hai loại nào dưới đây?
A. Thế bằng phó từ và thế bằng chỉ từ.
B. Thế bằng lượng từ và thế bằng đại từ.
C. Thế bằng số từ và thế bằng phó từ.
D. Thế bằng chỉ từ và thế bằng đại từ.
Câu 8: Cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ và chỉ các quan hệ cú pháp
khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản lại với nhau là
A. phép lặp.
B. phép nối.
C. phép thế.
D. phép liên tưởng.
Câu 9: Đáp án nào dưới đây KHÔNG phải các phương tiện liên kết dùng trong phép nối?
A. Đại từ, chỉ từ, số từ.
B. Kết từ, kết ngữ.
C. Trợ từ, phụ từ, tính từ.
D. Quan hệ về chức năng cú pháp.
Câu 10: Phép trái nghĩa còn được gọi là
A. phép đối lập.
B. phép tương phản.
C. phép nghịch đối.
D. phép nghịch đảo.
Câu 11:
“Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu cho khác hẳn
với tụi huyện bọn trẻ nhãi. Nguyên là cái mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân
lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được.”
(Đồng hào có ma, Nguyễn Công Hoan)
Đoạn trích trên sử dụng phép liên kết nào dưới đây?
A. Lặp từ ngữ.
B. Lặp ngữ âm.
C. Lặp ngữ pháp.
D. Phép đồng nghĩa.
Câu 12:
“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa
hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn
bay nhưng còn ngập ngừng e sợ.”
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Đoạn trích trên sử dụng phép liên kết nào dưới đây?
A. Phép lặp.
B. Phép nối.
C. Phép liên tưởng.
D. Phép thế.
Câu 13:
“Cắm bơi một mình trong đêm. Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường. Trên con đường ấy,
chiếc xe lăn bánh rất êm. Khung xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Trăng bồng bềnh
nổi lên qua dãy Pú Hồng. Dãy núi này có tính chất quyết định đến gió mùa đông bắc nước ta.
Nước ta bây giờ là của ta rồi, cuộc đời đã bắt đầu hửng sáng.”
Vì sao đoạn văn trên không được coi là một đoạn văn hoàn chỉnh?
A. Vì xét về mặt hình thức, các câu chưa có sự liên kết với nhau.
B. Vì nội dung các câu lan man, không có sự liên kết với nhau.
C. Vì đoạn văn không sử dụng các phương tiện liên kết.
D. Vì đoạn văn không có câu chủ đề.
Câu 14:
“Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hoá dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển
cho đến ngày nay (...). Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng. Trong
hàng ngàn năm Bắc thuộc và ở các thời kì dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ
cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc gìn giữ, mài giũa và phát triển ngôn ngữ
dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân.”
(Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)
Chỉ ra cụm từ thuộc phép lặp được sử dụng trong đoạn trích trên.
A. văn học dân gian.
B. văn hóa dân gian.
C. phát triển.
D. dân tộc.
Câu 15: “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.”
Hai câu trên sử dụng phép liên kết nào dưới đây?
A. Phép liên tưởng.
B. Phép nối.
C. Phép đồng nghĩa.
D. Phép trái nghĩa.
Câu 16: Điền các phương tiện liên kết vào chỗ chấm sao cho thích hợp.
Văn học chữ Hán có một số lượng tác phẩm rất lớn _______ là những tác phẩm văn học
chính luận và văn học hình tượng đủ loại, viết theo thể tản văn, biền văn và vận văn.
A. Đó.
B. Nhưng.
C. Còn.
D. Vậy.
Câu 17:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ
chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng
mây”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
(Mây và sóng, R. Ta-go)
Đoạn thơ trên sử dụng các phép liên kết nào dưới đây?
A. Phép lặp, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa, phép thế.
B. Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng.
C. Phép thế, phép nối, phép liên tưởng, phép trái nghĩa.
D. Phép nối, phép liên tưởng, phép đồng nghĩa.
Câu 18:
“Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ
ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công
việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em.”
Đại từ “họ” thay thế cho từ/cụm từ nào dưới đây?
A. một nhà.
B. cha mẹ.
C. kia.
D. hai anh em.
Câu 19:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào
tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt,
trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn
nữa.”
Trong đoạn văn trên, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào dưới đây?
A. trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân.
B. về mọi mặt.
C. trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
D. những công dân và cán bộ tốt.
Câu 20:
“Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu
điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy,
ngoại bang đe doạ.”
Cụm từ in đậm trong đoạn văn trên chỉ điều nào dưới đây?
A. Phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”.
B. Nhân dân ta.
C. Những truyền thống lâu đời.
D. Truyền thống đoàn kết của nhân dân ta.
Câu 21:
“Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu,
cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, đứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn
của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái
chín, hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.”
(Mai Văn Tạo)
Chỉ ra các từ thuộc phép liên tưởng trong đoạn trích trên.
A. dáng cây, dáng cong.
B. cây, thân, cành, lá, trái.
C. thẳng đuột, đứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn.
D. khẳng khiu, thẳng đuột, đứng nghiêng.
Câu 22:
“Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.”
Từ “Bác” trong khổ thơ trên được thay thế bằng từ ngữ nào dưới đây?
A. Người.
B. Ông Cụ.
C. Người, Ông Cụ.
D. Mình, Người, Ông Cụ.
Câu 23:
“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức
vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.
Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc,
nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm…”
(Nguyễn Đình Thi)
Những từ/cụm từ in đậm trong đoạn văn trên dùng để chỉ ai và thuộc phép liên kết nào dưới
đây?
A. Thánh Gióng - phép lặp.
B. Thánh Gióng - phép thế.
C. Trần Hưng Đạo - phép lặp.
D. Trần Hưng Đạo - phép thế.
Câu 24:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do!”
Câu trên có sử dụng phép liên kết không, nếu có thì đó là phép liên kết nào dưới đây?
A. Có sử dụng phép liên kết lặp.
B. Có sử dụng phép liên kết thế.
C. Không sử dụng phép liên kết.
D. Có sử dụng phép liên kết nối.
Câu 25:
“Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm
cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai
nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ
đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người
khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng.”
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)
Đoạn trích trên sử dụng những phép liên kết nào dưới đây?
A. Phép lặp, phép nối, phép thế.
B. Phép liên tưởng, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa.
C. Phép lặp, phép nối.
D. Phép liên tưởng, phép thế, phép nối.
Câu 26: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Phong cách ngôn ngữ là cách diễn đạt (nói và viết) trong từng ________ và người diễn đạt
nhất định, là những đặc điểm về _________ diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong một văn
bản nhất định.
A. trường hợp/loại.
B. hoàn cảnh/cách thức.
C. hoàn cảnh/loại.
D. trường hợp/cách thức.
Câu 27: Tin nhắn điện thoại thuộc phong cách ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Nghệ thuật.
B. Báo chí.
C. Hành chính.
D. Sinh hoạt.
Câu 28: Đáp án nào dưới đây KHÔNG phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
A. Tính cụ thể.
B. Tính công khai.
C. Tính cảm xúc.
D. Tính cá thể.
Câu 29: Qua đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ta có thể thấy được
A. hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
B. thói quen sử dụng ngôn từ của mỗi người.
C. đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, nghề nghiệp, sở thích…
D. quan điểm của người nói về các vấn đề mang tính thời sự trong cuộc giao tiếp.
Câu 30: Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là
A. chức năng thông tin và chức năng thẩm mỹ.
B. chức năng thông báo và chức năng tạo hình.
C. chức năng truyền đạt và chức năng giao tiếp.
D. chức năng tái hiện và chức năng nhận diện.
Câu 31: Đặc điểm “dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo
thành phong cách nghệ thuật riêng” thuộc đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật?
A. Tính hình tượng.
B. Tính truyền cảm.
C. Tính cá thể.
D. Tính cụ thể.
Câu 32: Đặc điểm “nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính
trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định” thuộc phong cách
ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Báo chí.
B. Chính luận.
C. Sinh hoạt.
D. Khoa học.
Câu 33: Dòng nào dưới đây nêu chính xác các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính
luận?
A. Tính công khai về quan điểm chính trị, tính cụ thể, tính cá thể, tính truyền cảm thuyết
phục.
B. Tính công khai, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền cảm thuyết phục, tính
cụ thể.
C. Tính công khai, tính cảm xúc, tính cụ thể, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính cá
thể.
D. Tính công khai về quan điểm chính trị, tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận, tính truyền
cảm thuyết phục.
Câu 34: Đáp án nào dưới đây KHÔNG phải là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học?
A. Tính khái quát, trừu tượng.
B. Tính lí trí, logic.
C. Tính khách quan, phi cá thể.
D. Tính cụ thể, công khai.
Câu 35: Phong cách ngôn ngữ nào dưới đây thường sử dụng lớp từ toàn dân, không dùng từ
ngữ địa phương, khẩu ngữ?
A. Báo chí.
B. Hành chính.
C. Khoa học.
D. Chính luận.
Câu 36: Ngôn từ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật thường có đặc điểm nào dưới đây?
A. Chau chuốt, gọt giũa, tinh luyện.
B. Khuôn mẫu, thống nhất.
C. Mang tính khẩu ngữ, tự nhiên.
D. Chính xác, không mang tính mơ hồ, đa nghĩa.
Câu 37: Các văn bản dùng để trao đổi giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân thuộc phong
cách ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Khoa học.
B. Chính luận.
C. Hành chính.
D. Sinh hoạt.
Câu 38:
“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết
rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp
che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng
nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau
gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng
chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn
thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ
chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng
nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”
(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành)
Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Nghệ thuật.
B. Sinh hoạt.
C. Chính luận.
D. Báo chí.
Câu 39: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:
“Gửi con gái của ba!
Hôm nay là tròn một tháng mà ba làm nhiệm vụ chống dịch Covid-19. Chỉ còn vài
ngày nữa là con gái yêu quý của ba chào đời, ba mong mỏi từng ngày để được nhìn mặt con
gái yêu của ba. Con gái ba thông cảm cho ba, cho ba gửi lời xin lỗi tới hai mẹ con. Con gái ba
chuẩn bị chào đời mà ba không về được, không thể cùng gia đình nhỏ chào đón con được.
Con gái yêu quý của ba. Ba là người lính biên phòng, mang trên vai nhiệm vụ bảo vệ
biên cương của Tổ quốc. Trong mùa dịch này, ba còn phải làm nhiệm vụ phòng chống dịch
Covid-19 nữa, ba không về được để cùng gia đình nhỏ chào đón con gái yêu. Ở nơi biên
cương của Tổ quốc, ba ước trong những ngày tới, ngày mà con gái của ba sẽ chào đời để
cùng gia đình nhỏ xây dựng hạnh phúc, niềm vui. Mong con gái yêu chào đời luôn mạnh
khỏe, mau ăn chóng lớn, mong cho hai mẹ con luôn khỏe mỗi ngày.
Con gái yêu à.! Ba luôn yêu thương và nhớ về hai mẹ con. Hết dịch này ba về với hai
mẹ con sau nhé!
Ba yêu con!
(Thư một người lính gửi con khi đang làm nhiệm vụ chống dịch ở biên giới)
A. Sinh hoạt.
B. Chính luận.
C. Báo chí.
D. Nghệ thuật.
Câu 40: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:
“Mưa acid là hiện tượng mưa hoặc bất cứ dạng giáng thủy nào khác mà có tính chất
acid một cách bất thường, tức là nó có độ ion hydro cao (pH thấp). Hầu hết các loại nước, bao
gồm cả nước uống, có mức pH trung tính từ 6,5 đến 8,5, nhưng mưa acid có chỉ số pH thấp
hơn, trung bình từ 4–5. Mưa acid càng có tính acid cao thì chỉ số pH càng thấp.”
(Nguồn: Wikipedia)
A. Chính luận.
B. Khoa học.
C. Báo chí.
D. Hành chính.
Câu 41: Dạng lời nói bên trong của ngôn ngữ sinh hoạt gồm có
A. độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm, phát ngôn.
B. đối thoại nội tâm, dòng tâm tư, phát ngôn.
C. dòng tâm tư, đối thoại nội tâm, độc thoại nội tâm.
D. lời nói trong kịch, đối thoại nội tâm, độc thoại nội tâm.
Câu 42: Tính cảm xúc của ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện qua điều nào dưới đây?
A. Đích lời nói của người phát ngôn.
B. Sắc thái giọng điệu của người phát ngôn.
C. Cử chỉ, điệu bộ của người phát ngôn.
D. Các cách diễn đạt cụ thể bằng từ ngữ.
Câu 43:
“Trước hết nói về Đảng. Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp,
phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết,
tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kì quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ
Trung ương đến các chi bộ cần phủi giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con
ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên vù nghiêm chỉnh tự phê bình
và phê bình lủ cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.
Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gùi Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.`”
(Hồ Chí Minh)
Tính công khai về quan điểm chính trị của đoạn trích trên được thể hiện qua điều nào dưới
đây?
A. Bố cục của đoạn trích (gồm bốn đoạn văn, tính mạch lạc về nội dung từ đoạn 1 qua đoạn
2, đoạn 3 và đoạn cuối).
B. Quan hệ chặt chẽ, có sự liên kết giữa các câu của mỗi đoạn văn.
C. Tuy không dùng những phương tiện đặc thù để biểu thị cảm xúc, nhưng vẫn toát lên tình
cảm chân thành và mãnh liệt của tác giả.
D. Trình bày một cách sáng tỏ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng
Đảng.
Câu 44: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:
“Tháng 4-2009, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho Tuổi Trẻ thể hiện
sự không hiểu nổi về việc chẳng thấy những người đến căng tin của Trường ĐH Khoa học xã
hội & nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) khi đó chịu xếp hàng.
Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kỳ
cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng.
Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là
trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô
hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.
Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh ấn tượng tại một số
sân bay ở VN: Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn
thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài
khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ
mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái
độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này.”
(Đâu rồi, chuyện tử tế?, Nguyễn Nghĩa, báo Tuổi trẻ)
A. Sinh hoạt.
B. Chính luận.
C. Báo chí.
D. Khoa học.
Câu 45: Đoạn trích sau muốn nói tới đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Câu ca dao trên đã thể hiện cái đẹp trong lao động thông qua hình tượng “múc ánh trăng
vàng”.
A. Tính truyền cảm.
B. Tính thẩm mỹ.
C. Tính đa nghĩa.
D. Tính hình tượng.
Câu 46:
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng
thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui
tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình
thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm
nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Chính luận.
B. Báo chí.
C. Nghệ thuật.
D. Sinh hoạt.
Câu 47: Trong các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng nào dưới đây
được xem là tiêu biểu nhất?
A. Tính truyền cảm.
B. Tính hình tượng.
C. Tính cá thể.
D. Tính logic.
Câu 48: Phóng sự thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào dưới đây?
A. Chính luận.
B. Khoa học.
C. Báo chí.
D. Sinh hoạt.
Câu 49: Nhận định nào dưới đây KHÔNG đúng?
A. Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các loại văn bản: tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã
luận.
B. Ngôn ngữ chính luận tồn tại trong cả dạng nói và viết.
C. Ngôn ngữ chính luận dùng để trình bày, bình luận, đánh giá, những sự kiện, những vấn đề
về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,theo một quan điểm chính trị nhất định.
D. Ngôn ngữ chính luận chủ yếu dùng trong các văn bản nghị luận văn học.
Câu 50: Loại văn bản nào sau đây KHÔNG sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận?
A. Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn.
B. Các bài bình luận, xã luận.
C. Các bài tùy bút, kí sự, tiểu thuyết.
D. Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị.

You might also like