Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

VIDEO 9: BIỆN PHÁP TU TỪ

Câu 1: Biện pháp tu từ được chia thành mấy nhóm?


A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 2: Đâu KHÔNG phải là các biện pháp tu từ trong nhóm biện pháp tu từ cú pháp?
A. Điệp cấu trúc
B. Liệt kê
C. Đảo ngữ
D. Hài thanh
Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ có các biện pháp tu từ thuộc nhóm biện pháp tu từ từ vựng?
A. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, chơi chữ, nói quá, câu hỏi tu từ
B. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, chơi chữ, nói quá, tương phản đối lập
C. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, câu hỏi tu từ
D. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, liệt kê, chơi chữ, nói quá, tương phản đối lập
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Biện pháp tu từ về ngữ âm là các biện pháp ______ lặp lại hay sử dụng linh hoạt, hài hòa một
bộ phận nào đó của ________ (âm đầu, vần, thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa.
A. vô ý/ngữ âm
B. vô ý/âm tiết
C. cố ý/âm tiết
D. cố ý/ngữ pháp
Câu 5: Đâu KHÔNG phải là tác dụng của các biện pháp tu từ về ngữ âm?
A. Tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm
B. Làm giảm cảm giác đau buồn với người đọc
C. Gợi liên tưởng
D. Tạo nhạc tính cho lời thơ
Câu 6:
“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.”
Chỉ ra các từ có sử dụng biện pháp tu từ điệp âm (phụ âm đầu) trong hai câu thơ trên.
A. nỗi - niềm; ơi - trời; xối - xả; mà - mưa; trắng - trời
B. nỗi - niềm; mà - mưa; xối - xả; rứa - Thừa
C. nỗi - niềm; mà - mưa; xối - xả; trắng - trời; rứa - Thừa; ơi - trời
D. nỗi - niềm; mà - mưa; xối - xả; trắng - trời; Thừa - Thiên
Câu 7: Câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Điệp âm
B. Điệp vần
C. Điệp cấu trúc
D. Điệp thanh
Câu 8: Câu thơ “Lơ thơ tơ liễu buông mành” sử dụng biện pháp tu từ điệp vần có tác dụng
gì?
A. Thể hiện hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu gợi lên ấn tượng người con gái đài các,
kiều diễm
B. Thể hiện hình ảnh nhỏ bé, mềm yếu của cây liễu gợi lên ấn tượng người con gái có số
phận nhỏ bé trước cuộc đời sóng gió
C. Thể hiện hình ảnh thưa thớt, ít ỏi của cây liễu gợi lên ấn tượng người con gái sống trong
cảnh thiếu thốn tình yêu
D. Thể hiện hình ảnh xơ xác của cây liễu gợi lên ấn tượng người con gái đang muộn phiền,
ưu tư về cuộc đời
Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
__________ là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để
có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt. Ðó là hình thức
tổng hợp các yếu tố ngữ âm có thể có cho một mục đích biểu đạt nhất định.
A. Hợp thanh
B. Điệp thanh
C. Hài thanh
D. Hòa thanh
Câu 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Đoạn trích trên có cách ngắt nhịp như thế nào?
A. Linh hoạt: 1/4; 4/1
B. Không linh hoạt: 2/2/1
C. Không linh hoạt: 1/2/2
D. Linh hoạt: 3/2; 2/3
Câu 11: Đâu KHÔNG phải là đặc điểm của biện pháp tu từ so sánh?
A. Đối chiếu sự vật này với sự vật khác
B. Có sự tương cận
C. Có sự tương đồng
D. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Câu 12: Cấu trúc của biện pháp tu từ so sánh gồm mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 13: So sánh được phân chia thành những loại nào?
A. So sánh hoàn toàn và so sánh không hoàn toàn
B. So sánh hơn và so sánh kém
C. So sánh một phần và so sánh toàn phần
D. So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
Câu 14: Đâu KHÔNG phải là hình thức nhân hóa?
A. Dùng từ nhân xưng, từ gọi người để gọi vật
B. Dùng từ miêu tả trạng thái, tính chất của vật này để gọi vật khác
C. Dùng từ miêu tả hoạt động, đặc tính của người cho vật
D. Trò chuyện với vật như với người
Câu 15: Dòng nào nêu đúng các loại ẩn dụ?
A. Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ kết quả, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
B. Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ chức năng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
C. Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
D. Ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ tính chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Câu 16: So sánh ngầm là tên gọi khác của biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Hoán dụ
C. Ẩn dụ
D. Nói quá
Câu 17: Đâu là điểm giống nhau giữa so sánh và ẩn dụ?
A. Hai sự vật có nét tương đồng
B. Hai sự vật có nét tương cận
C. Sử dụng từ so sánh
D. Hai sự vật cùng xuất hiện
Câu 18: Có một số trường hợp biện pháp tu từ so sánh không sử dụng từ so sánh, trong
trường hợp đó cần phải phân biệt so sánh và ẩn dụ bằng cách nào?
A. Sử dụng cách tìm hai sự vật có mối quan hệ tương cận với nhau, nếu sự vật B được nói tới
có điểm tương cận với sự vật A thì đó là biện pháp tu từ so sánh
B. Sử dụng cách chêm xen từ so sánh, nếu có thể chêm xen từ so sánh thì đó là biện pháp tu
từ so sánh
C. Sử dụng cách tìm hai sự vật có sự đối lập nhau, nếu sự vật B tương phản với sự vật a thì
đó là biện pháp tu từ so sánh
D. Sử dụng cách chêm xen các quan hệ từ, nếu có thể chêm xen quan hệ từ thì đó là biện
pháp tu từ so sánh
Câu 19: Đâu là mục đích của câu hỏi tu từ?
A. Tìm kiếm câu trả lời
B. Giải đáp những vấn đề được nói tới
C. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến, bộc lộ cảm xúc
D. Tạo sự liên tưởng tới những đối tượng có mối quan hệ gần gũi
Câu 20: Dòng nào nêu chính xác các loại điệp ngữ?
A. Điệp liên tiếp, điệp ngắt quãng, điệp dừng
B. Điệp nối tiếp, điệp âm, điệp vần, điệp thanh
C. Điệp liên tiếp, điệp dừng, điệp thanh
D. Điệp nối tiếp, điệp ngắt quãng, điệp vòng
Câu 21: Đặc điểm “làm giảm đi cảm giác ghê sợ hay đau buồn đối với người nghe” thuộc
biện pháp tu từ nào?
A. Nói quá
B. Nhân hóa
C. Nói giảm nói tránh
D. Điệp ngữ
Câu 22: Nói quá KHÔNG phải là
A. nói sai sự thật, nói dối, nói khoác
B. phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
C. khắc sâu bản chất đối tượng
D. tạo ấn tượng cho lời văn, lời thơ
Câu 23: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
____________ là sử dụng từ ngữ trái ngược nhằm tạo ra sự ______.
A. Đối lập/cân đối
B. Đối lập/cân bằng
C. Tương phản đối lập/cân bằng
D. Tương phản đối lập/cân đối
Câu 24: Đâu KHÔNG phải là một loại của biện pháp tu từ chơi chữ?
A. Nói lái
B. Sử dụng từ đồng âm
C. Lặp vần
D. Sử dụng từ gần nghĩa, sát nghĩa
Câu 25: Xét theo ý nghĩa, liệt kê được phân chia thành
A. liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
B. liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
C. liệt kê một phần và liệt kê toàn phần
D. liệt kê hoàn toàn và liệt kê không hoàn toàn
Câu 26: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nói quá
Câu 27: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Tàu dừa chiếc lược chải vào mây
xanh.” (Trần Đăng Khoa)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 28: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Em đã sống bởi vì em đã sống
Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa.”
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Cả Nước bên em, quanh giường nệm
trắng”?
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 29: Câu văn sau sử dụng kiểu ẩn dụ nào?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu
biên giới.”
A. Ẩn dụ hình thức
B. Ẩn dụ cách thức
C. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
D. Ẩn dụ phẩm chất
Câu 30: Đoạn trích sau sử dụng kiểu hoán dụ nào?
“Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.”

(Viết về Na-dim Hít-mét, Xuân Diệu)


A. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
B. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
C. Lấy vật chứa để gọi vật bị chứa
D. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
Câu 31: Đoạn trích sau sử dụng kiểu điệp ngữ nào?
“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một
tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp
nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào,
sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò
chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.”
A. Điệp chuyển tiếp
B. Điệp cách quãng
C. Điệp nối tiếp
D. Điệp vòng

Câu 32: Đoạn trích sau sử dụng biện pháp tu từ nào?


“Việt Nam là một cái vườn đẹp, trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái.
Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa, trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là
một giống hoa đượm nhiều màu sắc.” (Nguyễn Tuân)
A. Điệp ngữ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Ẩn dụ
Câu 33: Đoạn trích sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
“Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống một cái
khe là con suối lập tức bắt đầu chảy róc rách.”
(Chiếc nhẫn bằng thép, Pau-tốp-xki.)
A. Ẩn dụ và hoán dụ
B. Nói quá và hoán dụ
C. Ẩn dụ và so sánh
D. So sánh và nhân hóa
Câu 34: Đoạn trích sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.”
(Thư nhà, Hồ Phương)
A. Nói quá
B. Nói giảm nói tránh
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
Câu 35: Thành ngữ, tục ngữ nào có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn cây táo rào cây sung
B. Ăn to nói lớn
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo
Câu 36: Đâu là tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau?
“Em nghe thầy đọc bao ngày.
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây trong nhà.”
(Nghe thầy đọc thơ, Trần Đăng Khoa)
A. Diễn tả tác dụng và ảnh hưởng rất lớn của thơ ca đến đời sống con người
B. Nhấn mạnh sự khác thường của thơ ca
C. Nhấn mạnh kỉ niệm về lời thơ thầy đọc
D. Diễn tả tình cảm sâu sắc của người học trò đối với những câu thơ của thầy
Câu 37: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích sau:
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.”
(Thanh Tịnh)
A. Nhấn mạnh nỗi khổ cực của người nông dân
B. Nhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người
C. Diễn tả sự phát triển của quá trình lao động
D. Diễn tả đặc điểm không thể thiếu của những con người lao động
Câu 38: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!”
(Tố Hữu)
A. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ
B. Nhấn mạnh sự tài trí tuyệt vời của Bác Hồ
C. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ
D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ
Câu 39: Điểm khác biệt giữa ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng là
A. ẩn dụ tu từ tạo ra sức biểu cảm lớn hơn ẩn dụ từ vựng
B. ẩn dụ tu từ lựa chọn hai đối tượng có nét gần gũi với nhau
C. ẩn dụ tu từ mang tính lâm thời, ý nghĩa phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể
D. ẩn dụ tu từ là những cách nói quen thuộc, phổ biến, không tạo sức biểu cảm lớn cho lời
văn, lời thơ
Câu 40: Câu thơ sau sử dụng lối chơi chữ nào?
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một lần.”

A. Nói lái
B. Sử dụng từ gần nghĩa, sát nghĩa
C. Sử dụng từ gần âm
D. Lặp phụ âm đầu
Câu 41: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm)
A. Nhấn mạnh không gian rộng lớn, mênh mông - nơi mà người đi và kẻ ở trao nhau lời hẹn
thề cùng nhau đi đến cuối đời
B. Nhấn mạnh nỗi buồn khổ, đớn đau của hai người yêu nhau nhưng không đến được với
nhau vì bị gia đình chia cắt
C. Nhấn mạnh vị trí, địa điểm nơi người chinh phụ tiễn chồng ra trận với nỗi sầu khôn nguôi
D. Nhấn mạnh không gian xa cách mênh mông bát ngát giữa người đi và kẻ ở, tô đậm nỗi sầu
chia ly, cô đơn của người chinh phụ
Câu 42:
“Cả làng quê, đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.”
(Mồ anh hoa nở, Thanh Hải)
Trong đoạn thơ trên, “làng quê” và “đường phố” chỉ cái gì?
A. Hình ảnh ẩn dụ, chỉ nông thôn và và thành thị
B. Hình ảnh ẩn dụ, chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị
C. Hình ảnh hoán dụ, chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị
D. Hình ảnh hoán dụ, chỉ nông thôn và và thành thị
Câu 43: Câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”
A. Nhân hóa
B. Nói quá
C. Nói giảm nói tránh
D. So sánh
Câu 44:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hình ảnh “bến” trong hai câu thơ trên chỉ cái gì?
A. Hình ảnh ẩn dụ, chỉ người con trai
B. Hình ảnh ẩn dụ, chỉ người con gái
C. Hình ảnh hoán dụ, chỉ tấm lòng thủy chung trong tình yêu
D. Hình ảnh hoán dụ, chỉ tình yêu vĩnh cửu
Câu 45: Hai câu thơ sau sử dụng kiểu so sánh nào?
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.”
A. So sánh ngang bằng
B. So sánh không ngang bằng
C. So sánh toàn phần
D. So sánh không toàn phần
Câu 46: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Bạc phơ mái tóc người cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người”
A. Điệp ngữ
B. Nói quá
C. Nói giảm nói tránh
D. Đảo ngữ
Câu 47: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rụng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Dòng nào nói đúng nhất hiệu quả nghệ thuật của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn thơ
trên?
A. Tạo nhịp thơ dồn dập, nhanh chóng
B. Nhấn mạnh khát vọng tận hưởng cuộc đời và sống đẹp đến trong từng phút giây
C. Tạo nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; nhấn mạnh khát vọng tận hưởng cuộc đời và sống đẹp đến
trong từng phút giây
D. Nhấn mạnh những suy tư của nhà thơ trước bước đi của thời gian
Câu 48: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm”
(Chiếc lá đầu tiên, Hoàng Nhuận Cầm)
Tác dụng của phép điệp cấu trúc trong câu thơ: "Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”
là gì?
A. Tạo nhịp điệu dồn dập cho lời thơ
B. Nhấn mạnh cảm xúc về những kỉ niệm tuổi học trò
C. Khắc sâu tâm trạng vui sướng của chủ thể trữ tình
D. Tất cả các phương án trên
Câu 49: Câu tục ngữ “Người ta là hoa đất” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 50: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
(Tự tình II, Hồ Xuân Hương)
A. Nhân hóa
B. Đảo ngữ
C. Liệt kê
D. So sánh

You might also like