Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG

PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông

Bộ môn Dược lý- Dược lâm sàng


1
Mục tiêu học tập

1. Phân biệt được một số khái niệm trong dược lý học( Dược
lý học, dược lý di truyền, dược lý thời khắc, ADR, dược động
học, dược lực học, chất chủ vận, chất đối kháng, receptor)
2. Phân tích được các cách tác dụng của thuốc và cho ví dụ
minh họa.
3. Phân tích được những yếu tố về phía thuốc (lý hóa, cấu
trúc hóa học, dạng thuốc, tương tác thuốc…) và về phía
người bệnh (tuổi, giới, quen thuốc và nghiện thuốc, dị ứng,
tình trạng bệnh lý….) quyết định đến tác dụng2 của thuốc.
1. ĐẠI CƯƠNG DƯỢC LÝ HỌC
1.1. DƯỢC LÝ HỌC

Dược lý học (Pharmacology) ngành khoa học nghiên cứu


về sự tương tác giữa thuốc với cơ thể.

Dược lực học

Dược động học

3
1.2.Một số phân môn trong Dược lý học
Dược lý di truyền:

(Pharmacogenetics) nghiên cứu các yếu tố di truyền ảnh


hưởng đến thuốc (nghiên cứu những thay đổi về dược động
học, dược lực học, tác dụng không mong muốn của thuốc ở
các cá thể, của gia đình hay chủng tộc khác nhau liên quan
đến nguyên nhân di truyền.)
Ví dụ:
 Cùng liều lượng rosuvastatin nhưng [C] thuốc trong máu ở
người châu Á cao gấp đôi người châu Âu, châu Mỹ.
Cùng 1 dân tộc nhưng sự chuyển hóa INH nhanh, chậm
khác nhau.
4
 DLDT giao thoa giữa DL- Di truyền - Hóa sinh và DĐH.
1.2.Một số phân môn trong Dược lý học
Dược lý thời khắc(Chronopharmacology): NC ảnh hưởng
của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của
thuốc.
 Hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh
hưởng rõ rệt của các thay đổi của môi trường sống như
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm ...
Các hoạt động này biến đổi nhịp nhàng, có chu kỳ, gọi
là nhịp sinh học (trong ngày, trong tháng, trong năm).
Tác động của thuốc cũng có thể thay đổi theo nhịp
này. NC giúp tạo ra dạng bào chế phù hợp, chọn thời
điểm và liều lượng thuốc tối ưu. 5
Dược cảnh giác
 Cảnh giác thuốc (Pharmacovigilance)
 Thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các
phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng
thuốc trong cộng đồng.
 Phản ứng độc hại là những phản ứng không
mong muốn (ngoại ý) xảy ra một cách ngẫu
nhiên với các liều thuốc vẫn dùng để dự phòng,
chẩn đoán hay điều trị bệnh.

6
Độc chất học

Là một ngành khoa học nghiên cứu về chất độc và tác


động của các chất độc lên hệ sinh học, gồm
Độc chất học thực nghiệm
 Độc chất học lâm sàng.

7
Dược lý thực nghiệm
 (Experimental pharmacology) là lĩnh vực
nghiên cứu tiền lâm sàng
 Thực hiện trên ống nghiệm( in Vitro), trên súc
vật ( in Vivo) để :
 Xác định sơ bộ tính chất dược động học, tác
dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị,
liều độc, tác dụng gây đột biến, gây quái thai,
gây ung thư...

 Nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng


thuốc.

 Căn cứ đáng tin cậy và đầy đủ trước khi áp


dụng cho người. 8
Dược lý lâm sàng
 (Clinical pharmacology) là lĩnh vực nghiên cứu thuốc
trên người.
 Do tính di truyền khác nhau nên đáp ứng với thuốc
giữa người và súc vật khác nhau→ sau khi nghiên cứu
tiền lâm sàng →Nghiên cứu lâm sàng.
 Quá trình nghiên cứu phát triển thuốc trên người phải
trải qua 4 giai đoạn:
 Giai đoạn I, II, III, IV

9
Nghiên cứu LS 4 giai đoạn?
 Một thuốc mới muốn được cấp phép lưu hành,
cần có đủ:
 Nghiên cứu về hóa học
 NC tiền lâm sàng
 Nghiên cứu về dược học (bào chế)
 Nghiên cứu lâm sàng (trên người): đủ 3 giai
đoạn (phase): 1, 2 và 3
 Sau khi được cấp phép lưu hành:
 Thử lâm sàng giai đoạn 4
 Theo dõi thêm về các biến cố bất lợi
10
 Nghiên cứu thêm về hiệu quả/ sử dụng
Dược lý lâm sàng
 Giai đoạn I: lần đầu tiên thử nghiệm hoạt
chất mới hay công thức mới của thuốc trên người.
 Thực hiện khi có KQNC Dược học và tiền lâm sàng
 Mục tiêu:
 Đánh giá sơ bộ về tính an toàn (khả năng dung nạp =
Tolerance)
 Bước đầu đánh giá dược động học và dược lực học
(thuốc hóa dược, dược liệu)
 Bước đầu đánh giá khả năng sinh miễn dịch (thuốc
dự phòng - vắc xin)
 Đối tượng: người tình nguyện khỏe mạnh/ bệnh nhân
(thuốc ung thư) với n =10-30
11
Dược lý lâm sàng
 Nghiên cứu giai đoạn II: giai đoạn nghiên cứu chuyển
tiếp trên đối tượng người bệnh. Thực hiện khi có KQNC
lâm sàng GĐ I
 Mục tiêu:
 Đánh giá hiệu quả điều trị (thuốc điều trị); Tính sinh
miễn dịch (thuốc dự phòng- vắc xin)
 Lựa chọn liều & chế độ liều cho thử lâm sàng gđ 3.
 Tính an toàn của thuốc trên người bệnh/ đối tượng có
nguy cơ cao (tiếp tục)
 Đối tượng:
 Bệnh nhân (thuốc điều trị).
 Đối tượng có nguy cơ cao (thuốc dự phòng)
 N = 50-100, sản phẩm từ dược liệu n=30
Dược lý lâm sàng
 Nghiên cứu giai đoạn III: giai đoạn quan trọng,
thử với cỡ mẫu lớn, quy mô, phạm vi rộng  đủ dữ
liệu quyết định thuốc có được lưu hành hay không
 Thực hiện khi có KQNC lâm sàng gđ 2
 Mục tiêu:
 Đánh giá hiệu quả điều trị thời gian ngắn và dài;
Hiệu quả tổng thể,
 Xác định các chống chỉ định, phản ứng có hại
 Đặc tính đặc biệt khác của thuốc, nếu có
 Tiếp tục đánh giá tính an toàn của thuốc
 Đối tượng: Bệnh nhân (thuốc điều trị), đối tượng có
nguy cơ nhiễm, mắc bệnh (thuốc dự phòng)
 Cỡ mẫu: Min.100 – vài nghìn, sản phẩm dược13liệu
n min.=50
Dược lý lâm sàng

 Giai đoạn IV : nghiên cứu thuốc sau khi đã


được phép lưu hành ra thị trường
 Nhằm đánh giá lại các tác dụng đã gặp trong
thực nghiệm, trong các thử nghiệm lâm sàng
trước đó
 Đồng thời phát hiện các triệu chứng mới,
nhất là các tác dụng không mong muốn chưa
thấy hoặc không thể thấy được trên súc vật
(buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, phản ứng dị
ứng v.v....).
14
1.3.Phân biệt Dược lý học và Dược học

Dược lý học( pharmacology) Dược học( pharmacy)

 Môn học nghiên  Khái niệm chỉ ngành


cứu tác động qua khoa học, nghề nghiệp,
lại giữa thuốc và gồm nhiều môn học:
hệ sinh học Dược lý học, bào chế,
hóa dược, dược liệu,
 Pharmacologist kinh tế dược…
 Pharmacist

15
1.4.Định nghĩa thuốc:
1.4.1. Thuốc
 Chế phẩm: dạng bào chế nhỏ nhất sử dụng
trong lâm sàng
Đơn chất(paracetamol), hợp chất: Co-
trimoxazol
 Tự nhiên(peniclin G), bán tổng hợp(
amoxicilin) hoặc tổng hợp( KS quinolon)
 Điều trị hoặc dự phòng, chẩn đoán, phục hồi,
điều chỉnh chức năng.
Bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền, vacin và sinh phẩm 16
1.4.2.Thuốc hóa dược:
Chế phẩm
Chứa dược chất đã được xác định thành phần,
công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm
thuốc
Ví dụ?
1.4.3.Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ
dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng
khoa học.
Ví dụ?

17
1.4.4. Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc
cổ truyền)
 Chế phẩm có dạng bào chế truyền thống
hoặc hiện đại.
 Chứa dược liệu được chế biến, bào chế
hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp
của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm
dân gian

18
1.4.5.Thuốc sinh học:
 Chế phẩm chứa các chất được tạo ra từ
các tổ chức sống hoặc các chất do các tổ
chức sinh học tiết ra.
 Được dùng trong phòng, chẩn đoán, điều
trị các bệnh lý khác nhau: insulin, kháng
thể đơn dòng, vacin, dẫn xuất của máu và
huyết tương người.
 Ví dụ?

19
1.4.6.Thuốc mới:
 Thuốc có chứa dược chất mới/ dược liệu lần
đầu tiên được sử dụng làm thuốc tại Việt Nam
Thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất
đã lưu hành hoặc các dược liệu đã từng sử
dụng làm thuốc tại Việt Nam.
1.4.7.Thuốc generic là thuốc có cùng dược
chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược
gốc và thường được sử dụng thay thế biệt
dược gốc.

20
1.4.8.Biệt dược gốc là thuốc đầu tiên được cấp
phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về
chất lượng, an toàn, hiệu quả

21
1.5.Tên thuốc
• Thuốc thường có 3 tên:
 Tên hóa học( chemical name), mô tả cấu trúc
hóa học, phức tạp, khó nhớ, ví dụ acid
acetylsalicylic
 Tên gốc, tên chung quốc tế ( generic name) do
nhà phát minh đặt, đơn giản, dễ nhớ, ví dụ
aspirin
 Tên biệt dược( trade name, brand name), do
nhà sản xuất đặt sau khi thuốc hết bản quyền
phát minh, dễ nhớ, gợi tấn tượng, ví dụ Aspegic,
Aspirin pH8
22
2. CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Vị trí dùng thuốc

1. Hấp thu
2. Phân phối
Thuốc trong máu

3. Chuyển hóa
Tổ chức
Thuốc/chất chuyển hóa
Nước tiểu, phân, mật
4. Thải trừ
23
2.1.5. Diện tích dưới đường cong( AUC)

- Cmax,Tmax
-Thời điểm
xuất hiện tác
Cmax, Tmax dụng
-Thời gian kéo
dài TD,
- Khoảng điều
trị

24
2.2.4.Thể tích phân phối

Vd(volume of distribution): V biểu


kiến ( tưởng tượng) để :
Cmáu = C tổ chức
o Ý nghĩa: chỉnh liều, khoảng cách liều, quyết định lọc máu

25
Vd

26
2.3. Chuyển hóa

 Mục đích: giúp thuốc chuyển từ tan trong lipid→ ↑


tan trong nước
 Một thuốc có thể chuyển hóa ở nhiều cơ quan, qua
nhiều phản ứng khác nhau, chủ yếu ở gan
 Gồm 2 giai đoạn: Thuốc bị chuyển hóa bởi nhiều
phản ứng khác nhau:
 Phản ứng giai đoạn I
 Phản ứng giai đoạn II 27
Tóm tắt quá trình chuyển hóa thuốc

Pha I Chất Pha II Chất Thải trừ


Tan trong chuyển hóa chuyển hóa
lipid Oxy hóa
tan trong rất tan
Liên hợp
Khử nước trong nước
Thủy phân

28
2.3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa
 Cấu trúc hóa học: Methanol, ethanol
 Tuổi ( trẻ em, người già)
 Giới( nam, nữ)
 Chất ngoại lai:
+ Cảm ứng enzym: phenobarbital, phenytoin,
spirinolacton, griseofulvin, rifamycin, rượu,
DDT, thuốc lá)
+ Ức chế enzym: cloramphenicol, cimetidin,
INH, erythromycin, miconazol, nước ép bưởi
chùm)
 Di truyền: chuyển hóa nhanh, chậm( INH,
omeprazol, rượu…)
 Bệnh lý: suy gan, thận, tim, suy dinh dưỡng…
29
2.4.Các con đường thải trừ thuốc
Thuốc ra khỏi cơ thể qua nhiều đường, nhiều dạng
chất khác nhau, tùy theo cấu trúc và tính chất lý hóa
của thuốc và chất chuyển hóa

Thận:
lọc, Máu,
khuyếch Gan
tổ chức
tán thụ
động và
bài tiết

Phổi, sữa, mồ
hôi, nước bọt… 30
2.4.3. THỜI GIAN BÁN THẢI (T½)
♦ Là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong máu giảm
còn 50% hay đã được thải ra khỏi cơ thể 50%.

♦ Sử dụng chọn khoảng cách giữa các liều, điều chỉnh liều.
- T/2 ngắn: 4-6h dùng nhiều lần/ ngày
- T/2: 6-24h khoảng cách dùng bằng t/2
-T/2:> 24h mỗi ngày dùng 1 lần
- Ngừng thuốc thời gian >7 lần t/2: 99% thải trừ hết.

♦ Thời gian đạt nồng độ ổn định(Css): truyền


31 liên tục với

thời gian = 5 t/2.


2.4.4.Độ thanh thải thuốc
Tốc độ bài xuất thuốc V( mg/phút)
Độ Thanh thải: CL = -------------- ( mL/phút)
Cp( mg/mL)
F.D
→ Tính liều thuốc: CL thuốc = -------- → CL. AUC
AUC Dose =------------
F
→Chỉnh khoảng cách(K) giữa 2 lần dùng thuốc.
C1
ln-----
C2
K= ------------ x t/2
0,693 32
3. DƯỢC LỰC HỌC
Nghiên cứu tác dụng, cơ chế tác dụng, TDKMM,
chỉ định, chống chỉ định …của thuốc

33
3.1.Cơ chế tác dụng của thuốc
3.1.1. Receptor( Thụ thể)

 Một đại phân tử (macromolécular)

 Tồn tại một lượng giới hạn trong một số tế bào đích

 Nhận biết, gắn kết đặc hiệu và tương tác với:

+ Các chất nội sinh :hormon, chất dẫn truyền thần


kinh.

+ Các chất ngoại sinh : chất hóa học, thuốc.

 Tạo ra một tác dụng sinh học đặc hiệu.


Các loại receptor
 Có 2 loại receptor:
 Receptor nhân: các chất có rọng lượng phân tử thấp gắn trên
các vị trí đặc hiệu vùng gen điều hòa của ADN tạo ra tác dụng
sinh học”
+ Các thuốc gây độc tế bào điều trị ung thư gắn vào đôi base nitơ
có nhân purin hoặc pyrimidin của ADN tế bào K.
+ Kháng sinh nhóm quinolon gắn vào enzym topoisomerase làm
cho ADN của vi khuẩn không tháo xoắn được, không nhân lên
được.
 Các receptor màng: các chất có trọng lượng phân tử lớn gắn
vào receptor mặt ngoài màng kích hoạt chất truyền tin thứ 2 gây
ra loạt phản ứng trong tế bào.
+ Adrenalin gắn vào ꞵ- receptor gây hoạt hóa adenylcyclase làm
tim đập nhanh, mạnh giãn cơ trơn.
+ Adrenalin gắn vào α – receptor hoặt hóa guanylcyclase 35gây co
mạch.
Cơ chế tác dụng của thuốc
3.1.2. Chất chủ vận(agonist):
 Chất gắn và tương tác với receptor tạo ra tác
dụng sinh học đặc hiệu
+ Acetylcholin → M receptor → chậm nhịp tim, tăng
tiết dịch….
+ Salbutamol→ β₂ receptor → giãn cơ trơn KPQ.
3.1.3. Chất đối kháng( antagonist):
 Chất cạnh tranh với chất chủ vận trên cùng
receptor→ mất TD chất chủ vận :
 Atropin cạnh tranh với acetylcholin trên M- receptor
 Flumazenil cạnh tranh với benzodiazepin trên
GABA- receptor
36
Chất chủ vận

Agonist Receptor

Agonist-Receptor
Tác dụng dược37 lý
Chất đối kháng

Antagonist Receptor

Antagonist-
Không tác
Receptor dụng dược lý
Agonist bị
chiếm chỗ
38
3.1.4. Cơ chế tác động của thuốc

Không qua receptor


Qua receptor
Hoạt hóa, ức chế enzym.  Đơn thuần là phản ứng
hóa học, vật lý:
Adrenalin hoạt hóa
 BAL, EDTA: tạo phức
adenylcyclase
với ion kim loại
Asprin ức chế COX1,2
 Magnesisulfat: tăng áp
Omeprezol ức chế xuất thẩm thấu
H⁺K⁺ATPase
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Tác dụng chính - tác dụng phụ
 Tác dụng chính: đáp ứng cho mục đích điều trị.

 Tác dụng phụ: đa số không phục vụ cho mục đích điều trị.

 Clopheniramin:

 Chống dị ứng( tác dụng chính),

 Buồn ngủ, khô miệng, bí tiểu...( tác dụng phụ)

 Aspirin: giảm đau, hạ sốt, chống viêm..; ADR loét dạ dày- tá


tràng, cơn giả hen...

40
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân
 Tác dụng tại chỗ: có tính chất cục bộ và chỉ khu trú ở một cơ
quan hay bộ phận nào đó ở nơi tiếp xúc. Hầu như thuốc không đi
vào máu

 Clotrimazol : chống nấm da.

 Lidocain: gây tê tại chỗ.

 Tác dụng toàn thân: tác dụng sau khi thuốc đã được hấp thu vào
máu.

 Sau khi tiêm morphin:sảng khoái, giảm đau….


41
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Tác dụng hồi phục - không hồi phục
 Tác dụng hồi phục: sau khi chuyển hóa và thải trừ, cấu
trúc, chức năng cơ quan sẽ trở lại trạng thái sinh lý bình
thường cho cơ thể.

 Tác dụng gây tê của lidocain.

 Tác dụng không hồi phục để lại những trạng thái hoặc
di chứng sau khi thuốc đã được chuyển hóa và thải trừ.

 Hỏng men răng của trẻ em khi dùng


tetracyclin. 42
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Tác dụng chọn lọc và tác dụng đặc hiệu

 Tác dụng chọn lọc: xuất hiện sớm nhất, mạnh nhất trên một mô
hay cơ quan nào đó, trong khi ko hoặc chưa xuất hiện ở các cơ quan
khác.
 Ưu điểm: hiệu quả hơn, tránh được nhiều ADR
 Digitalis chỉ cho tác dụng chọn lọc hiệu trên cơ tim
 Morphin : giảm đau.
 Tác dụng đặc hiệu là tác dụng mạnh nhất trên một nguyên nhân
gây bệnh.
- Quinin có tác dụng đặc hiệu trên ký sinh trùng sốt rét.
- INH chỉ có tác dụng với trực khuẩn lao.
43
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC

4.1.Tương tác thuốc: Khi phối hợp thuốc - thuốc,


thuốc - thức ăn, nước uống → thay đổi tác dụng hoặc
thay đổi dược động học
4.2. Các kiểu tương tác:
 Tương tác dược động học: thay đổi hấp thu, phân
phối, chuyển hóa thải trừ .
 Tương tác dược lực học: thay đổi tác dụng
 TƯƠNG TÁC KHÁC TƯƠNG KỴ?
44
Tương kỵ
 Là những phản ứng xảy ra ở ngoài cơ thể giữa:
 Thuốc – thuốc
 Thuốc với dung dịch pha
 Thuốc với bộ phận chứa thuốc
 Làm thay đổi đặc tính hóa học, lý học và tác dụng
của thuốc
 Hai loại tương kỵ:
 Tương kỵ vật lý: kết tủa, thay đổi màu sắc, mùi vị, độ
nhớt, hình thái
 Tương kỵ hóa học: gây thủy phân, oxy hóa khử,
quang phân→thay đổi cấu trúc, thay đổi tác dụng
hoặc độc tính. Khi thay đổi >10% xem là có ý nghĩa
45
Tương kỵ
 Hậu quả của tương kỵ:
 Giảm hoặc mất hoạt tính
 Tạo thành chất có độc tính hoặc không độc hoặc tăng
độc tính
 Thay đổi cảm quan
 Ví dụ các cặp tương kỵ:
 Natribicarbonat tương kỵ morphin, clopromazin,
furosemid, haloperidol, aminophyllin, kháng sinh
nhóm betalactam, adrenalin, noradrenalin, dopamin,
dobutamin, nicardipin, promethazin.
 Kháng sinh nhóm aminosid tương kỵ với kháng sinh
betalactam, furosemid, heparin 46
4.2.Các kiểu tương tác
4.2.1. Tương tác dược động học: gián tiếp ảnh hưởng đến
tác dụng của thuốc
Tương tác trên sự hấp thu do nhiều cơ chế như:
Tạo phức hợp khó tan( tetracyclin với chế phẩm chứa calci)
Cholestyramin gắn acid mật giảm hấp thu lipid và các thuốc tan
mạnh trong lipid
 Than hoạt tăng hấp phụ các chất
 Thuốc ức chế bơm proton làm tăng pH →↓ hấp thu
ketoconazol, ciprofloxacin
 Metoclopramid tăng tháo rỗng dạ dày →↑hấp thu
paracetamol, diazepam
 Một số kháng sinh phổ rộng diệt vi khuẩn ở đường
tiêu hóa làm tăng tác dụng của digoxin, giảm tác dụng
thuốc tránh thai 47
4.2.Các kiểu tương tác
 Tương tác ảnh hưởng đến sự phân bố
+ Cạnh tranh trên sự gắn vào protein huyết:
- Sulfonamid tăng nguy cơ vàng nhân não khi trẻ sơ sinh.
- Truyền albumin điều trị vàng da
 Tương tác trên chuyển hóa:
 Gây cảm ứng tăng sinh enzym chuyển hóa: phenobarbital
giảm vàng da, giảm triệu chứng Cushing, rifamycin giảm tác
dụng thuốc tránh thai
 Gây ức chế enzym:
- Cimetidin ức chế chuyển hóa diazepam, phenytoin
- INH ức chế chuyển hóa phenytoin
- Cloramphenicol ức chế CH thuốc chống đông máu đường
uống, phenytoin
48
4.2.Các kiểu tương tác
 Tương tác trên sự thải trừ thuốc
+ Tăng sức lọc cầu thận: Truyền dịch điều trị ngộ độc
chất độc.
+ Thay đổi sự hấp thu ở ống thận: thay đổi pH máu và
nước tiểu→ thay đổi pKa của các thuốc:
Natribiacarbonat, vitaminC, amoniclorid
+ Tăng sinh hoặc ức chế, cạnh tranh chất vận chuyển ở
ống thận → tăng hoặc giảm bài tiết các chất
- Probenecid giảm bài tiết penicilin qua ống thận
- Penicilin, corticoid dùng điều trị viêm cầu thận cấp
49
4.2.1. Kết quả của các kiểu tương tác

 Tương tác dược lực học: thay đổi tác dụng, gồm tác dụng hiệp
đồng, tác dụng đối kháng
 Tác dụng hiệp đồng: Làm tăng cường tác dụng của nhau:
+ Hiệp đồng cộng: công 2 tác dụng lại với nhau
[A + B] = [A] + [B]
Phối hợp Ca, K, Na bromid trong sirô an thần
+ Hiệp đồng tăng mức: tạo ra tác dụng lớn hơn tác dụng
của 2 thuốc công lại
[A + B] > [A] + [B]
50
- Sulfamethoxazol và Trimethoprim trong chế phẩm Bactrim
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
 Tác dụng đối kháng:Làm giảm tác dụng, thay đổi tác dụng của
nhau:

 Đối kháng cạnh tranh: cạnh tranh nhau trên cùng 1 receptor:
acetylcholin < > atropin

 Đối kháng không cạnh tranh: EDTA ↓ calci máu→giảm gắn


của digoxin vào Na⁺K⁺ATPase trên tế bào cơ tim.

 Đối kháng chức phận: 2 chất tác động trên receptor đặc hiệu→
tác dụng đối lập nhau Benzodiazepin: chống có giật để giải độc
strychnin ( gây co giật).
51
Các loại đối kháng

52
4. CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
 Tác dụng do tính chất vật lý hay hóa học của thuốc
(tác dụng không thông qua receptor).

 Do tính chất vật lý của thuốc


 Than hoạt tính hấp phụ chất độc
 Magnesisulfat: chống táo bón

 Do phản ứng hóa học:


 Al(OH)3, Mg(OH)2 trung hòa acid dạ dày.
 BAL, EDTA tạo phức với ion kim loại.
53
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
 Cấu trúc hóa học, tính chất lý hóa
 Thay đổi tác dụng, giảm tác dụng KMM
+ Cortisol: gắn F vào C9 -α chống viêm mạnh, t/2 dài
và CH3 vào C16-α giảm giữ muối, nước .
+ D- Thalidomid: an thần, gây quái thai, L- Thalidomid: chống
đa u tủy xương, ít gây quái thai hơn.
+ L-Quinin: điều trị sốt rét, D-Quinin (Quinidin):chống loạn nhịp
Thay đổi hấp thu, tích lũy, thải trừ:
+ Ouabain: 5OH gắn vào nhân genin → IV, ít gắn vào Prot.,thải nhanh
+ Digitoxin: 1OH gắn vào nhân genin → uống, gắn mạnh vào Prot.,
thải chậm 54
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

 Các yếu tố về phía thuốc?


 Cấu trúc hóa học: ví dụ? Ethanol, methanol,
tác dụng độc tính khác nhau
 Tá dược: Ngộ độc viên nang phenytoin 1968-
1969 ở Úc khi thay calcisulfat bằng lactose
 Kỹ thuật, dạng bào chế: ví dụ?
 Liều lượng: liều điều trị, liều ngộ độc, liều
gây chết
 Đường dùng: Ví dụ ?Magnesisulfat
 Cách phối hợp thuốc: thuốc - thuốc, thuốc
thức ăn – nước uống 55
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
*Các yếu tố về phía người sử dụng thuốc: giải
phẫu, sinh lý và bệnh lý
Tuổi, giới
Yếu tố di truyền
 Cấu trúc tổ chức - sự tưới máu → thay đổi
diện tích vùng hấp thu →thay đổi sự hấp thu
 pH nơi hấp thu: Ruột non( kiềm, trung tính)
và dạ dày( rất acid)
 Tình trạng bệnh lý: suy gan, suy tim, suy
thận, suy dinh dưỡng…

56
 Các bệnh lý gan: viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung
thư gan... dễ làm tăng tác dụng hoặc độc tính của thuốc
chuyển hóa qua gan :tolbutamid, diazepam.
 Các bệnh làm giảm lưu lượng máu tới gan như suy
tim, hoặc dùng thuốc chẹn  giao cảm kéo dài sẽ làm
giảm hệ số chiết xuất của gan, làm kéo dài t/2 của các
thuốc có hệ số chiết xuất cao tại gan : lidocain,
propranolol, verapamil, isoniazid.

57
6. Những trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc
6.1. Phản ứng có hại của thuốc (ADR)

Một phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc
hại, không định trước và xuất hiện ở liều lượng thường
dùng cho người.
6.2. Phản ứng dị ứng
• Do thuốc là 1 protein lạ, mang tính kháng nguyên.
• Những thuốc có nhóm NH2 ở vị trí para: benzocain,
procain, sulfonamid, sulfonylurea... là những thuốc dễ
58

gây mẫn cảm


6. Những trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc

6.3. Tai biến thuốc do rối loạn di truyền


• Thường là do thiếu enzym bẩm sinh, mang tính di
truyền trong gia đình hay chủng tộc.
• Thiếu enzym glucose- 6- phosphat deshydrogenase (G-
6-PD) hoặc glutathion reductase : dễ bị thiếu máu tan
máu khi dùng primaquin, quinin, pamaquin, sulfonamid,
nitrofuran...

59
6. Những trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc

6.4. Quen thuốc

• Quen thuốc là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với
người bình thường dùng cùng liều.
• Liều điều trị trở thành không có tác dụng, đòi hỏi ngày
càng phải tăng liều cao hơn.
Phân loại:
• Quen thuốc tự nhiên.
• Quen thuốc do mắc phải. 60
7. Những trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc
7.4. Quen thuốc
 Quen thuốc tự nhiên: Do di truyền
Giảm đáp ứng với thuốc ngay từ lần đầu dùng thuốc: do ít được hấp
thu, hoặc bị chuyển hóa nhanh, hoặc cơ thể kém mẫn cảm với
thuốc.

 Quen thuốc do mắc phải:


• Quen thuốc nhanh: cạn kiệt chất nội sinh, receptor mệt mỏi…
- Ephedrin, amphetamin làm giảm giải phóng adrenalin sau những
lần dùng liên tiếp.
• Quen thuốc chậm: gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc,
giảm số lượng receptor, cơ thể phản ứng bằng ức chế ngược…:
61
thuốc ngủ, thuốc an thần, lợi niệu…
6.5. Nghiện thuốc: một trạng thái đặc biệt, người
nghiện phụ thuộc cả về tâm lý và thể chất vào
thuốc.

- Thèm thuốc mãnh liệt, xoay sở


mọi cách để có thuốc dùng, kể
cả hành vi phạm pháp
- Có khuynh hướng tăng liều.
- Thay đổi tâm lý và thể chất
theo hướng xấu: nói dối, lười lao
động, bẩn thỉu, thiếu đạo đức...
- Khi cai thuốc xuất hiện hội
chứng cai: vật vã, lăn lộn, dị
cảm, vã mồ hôi, tiêu chảy...
62
POSTTEST

1. Dược lực học là lĩnh vực nghiên cứu:


A. Sự hấp thu, phân phối và tác dụng của thuốc
B. Sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và tác dụng của
thuốc
C. Sự hấp thu, phân phối, thải trừ và tác dụng của
thuốc
D. Tác dụng, chỉ định, chống chỉ định và tác dụng
không mong muốn của thuốc

63
Posttest
2. Vận chuyển tích cực thuốc qua màng sinh học
có đặc điểm sau:
A. Cần chất vận chuyển, theo chiều bậc thang nồng
độ
B. Phụ thuộc vào độ tan trong lipid và nước và cần
chất vận chuyển
C. Không nhờ chất vận chuyển, cần năng lượng
D. Nhờ chất vận chuyển đặc hiệu tương đối, ngược
chiều bậc thang nồng độ, có tính bão hòa, cần
năng lượng và có tính cạnh tranh
64
Posttest
3.Khi thuốc đang lưu hành trong máu thường
tồn tại ở:
A. Dạngtự do và dạng kết hợp với protein có tác
dụng sinh học.
B. Dạng tự do và dạng kết hợp với protein, chỉ dạng
tự do đi vào tổ chức có tác dụng sinh học.
C. Dạng tự do và dạng kết hợp với protein, chỉ dạng
kết hợp mới có tác dụng.
D. Dạng tự do và dạng kết hợp với protein khuyếch
tán vào tổ chức có tác dụng .
65
4.Tác dụng chính của thuốc là:
A. Những tác dụng tại chỗ, không mong đợi
B. Những tác dụng tại chỗ, hoặc toàn thân
C. Những tác dụng tại chỗ, hoặc toàn thân hoặc chọn
lọc và được ứng dụng trong điều trị
D. Những tác dụng tại chỗ, hoặc toàn thân không được
ứng dụng trong điều trị
5. Tác dụng chọn lọc là những tác dụng:
A. Không mong đợi
B. Mong đợi và không được ứng dụng trong điều trị
C. Xuất hiện sớm nhất, mạnh nhất trong khi các tác
dụng khác chưa hoặc không xuất hiện
D. Xuất hiện muộn nhất 66
Posttest
6. Tác dụng hiệp đồng là :
A.Kết quả của sự tương tác làm tăng tác dụng
của nhau
B. Kết quả của sự tương tác làm giảm tác dụng
của nhau
C.Kết quả của sự tương tác giữa chất chủ vận và
chất đối kháng
D.Kết quả của sự tương kỵ làm tăng tác dụng của
nhau

67
Thank you for your attention !

68

You might also like