NLXH văn mẫu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của thời kì hội nhập

Mở bài
Trong dấu ấn lịch sử Việt Nam, đất nước sống vững chãi 4000 năm sừng sững dựng nước và giữ nước.
Nhưng chúng ta cũng đã phải trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc - một thời kì đen tối, dằng dặc trong đêm
trường nô lệ. Để rồi chính tinh thần quật khởi của Đại Việt đã giúp đất nước giành lại độc lập. Vậy điều
gì đã giúp con người người Việt Nam vượt qua hết thảy những thách thức và khó khăn đó? Chính khi đặt
câu hỏi đó, bạn và tôi cùng chạm đến một vấn đề quan trọng – đó là câu chuyện về việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập.
1. Giải thích vấn đề nghị luận
- Chúng ta chỉ có thể giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc khi hiểu đúng đắn và đầy đủ về nó. Nói
đến văn hoá là nói đến một lĩnh vực thật mênh mông. Có biết bao nhà nghiên cứu đã cho ra đời những
định nghĩa khác nhau, từ những góc nhìn đa dạng. Nhưng tựu chung, giản dị hơn cả, có thể hiểu, văn hoá
là tất cả những gì thuộc về con người, những gì do con người “làm ra” gồm những giá trị vật chất và tinh
thần trong hành trình sinh tồn, phát triển và truyền trao thế hệ.
- Bản sắc văn hoá dân tộc là những đặc trưng, điểm đặc biệt tạo nên màu sắc văn hoá riêng của một dân
tộc.
- Nói đến người Trung Quốc, chúng ta thường nghĩ đến những công trình kiến trúc lâu đời, nghệ thuật thư
pháp hay cả môn võ thuật “Kung Fu”… Nói đến xứ sở hoa anh đào, trong tâm trí bạn hẳn hiện lên sắc áo
ki-mô-nô truyền thống duyên dáng, nghệ thuật trà đạo tinh tế, những vần thơ hai-cư độc đáo và tinh thần
thượng võ của các võ sĩ đạo,… Còn VN trong ánh mắt của bạn bè quốc tế hẳn là lưu lại ấn tượng bởi tà
áo dài dân tộc, tấm áo bà ba thân thuộc, chiếc nón lá bình dị, điệu trống cơm “tình bằng” rộn rã, náo nức,…
- Bản sắc văn hoá dân tộc là như vậy – gồm tất cả những nét riêng về phong tục tập quán, về trang phục,
lễ hội, về cách ứng xử giữa người với người và những quan niệm về giá trị, về những sản phẩm vật chất
và tinh thần như tiếng nói, văn học, nghệ thuật,….của dân tộc đó.
- Bản sắc văn hoá không sẵn có mà được xây dựng, bồi đắp qua trường kì lịch sử, được giữ gìn, phát triển
và truyền trao qua các thế hệ. Giữ gìn là bảo lưu trân trọng những nét tốt đẹp, phát triển là tiếp thu cải biến
để làm cho các giá trị văn hoá đó tiếp tục được khẳng định, “tốt tươi” trong hiện thực đời sống.
- Câu chuyện giữ gìn và phát triển đó thời nào cũng đặt ra, nhưng ráo riết hơn bao giờ hết ở bối cảnh hội
nhập. Hội nhập là tham gia vào các tổ chức, tạo ra các liên hệ, kết nối giữa các cá nhân, tổ chức, quốc gia,
dân tộc. Thời đại hội nhập là thời đại tất cả các quốc gia, dân tộc không còn tồn tại tách biệt riêng lẻ một
cách tuyệt đối mà phụ thuộc lẫn nhau, cùng tham gia vào những tổ chức chung, vào guồng máy sản xuất
và tiêu dùng, cùng giải quyết các vấn đề chung và cùng phát triển.
2. Vai trò
- Giữ gìn và bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập là vấn đề quan trọng, cấp bách, thực sự có ý
nghĩa đối với tất cả các dân tộc, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quan trọng
bởi lẽ, bản sắc văn hoá dân tộc có vai trò sống còn đối với sự tồn vong, phát triển của một dân tộc.
+ Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc
chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất
nước. Bản sắc văn hoá giúp bạn bè quốc tế và bản thân chúng ta nhận ra gương mặt của mình giữa đại
dương nhân loại. Gương mặt cá nhân, phong cách cá nhân, tâm hồn của cá nhân quan trọng với chúng ta
ra sao thì bản sắc văn hoá cũng quan trọng với dân tộc như vậy. Không có bản sắc văn hoá, bạn chỉ là một
tồn tại “chân không”, đứt mọi cội nguồn, gốc rễ, chao đảo giữa vòng xoáy của đại dương toàn cầu hoá.
Không có dấu ấn riêng, bạn sẽ chẳng là một giá trị riêng giữa mọi người. Tương tự như vậy, không có bản
sắc văn hoá, một dân tộc biết lấy gì để khắc hoạ nên tâm hồn, cốt cách của chính mình.
+ Bản sắc văn hoá giúp các quốc gia dân tộc chống lại sự xâm lăng, nô dịch văn hoá, chống lại sự mất
chủ quyền về văn hoá. Hãy nhớ lại bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc để thêm thấm thía điều này. Đất
nước ta từng trải qua đêm trường nô lệ dằng dặc suốt mười thế kỉ Bắc thuộc. Phương Bắc tìm mọi cách
nô dịch, đồng hoá, Hán hoá người Việt. Nhưng bất chấp điều đó, bản sắc văn hoá là một mã “gen” dai
dẳng, vượt lên tất thảy những mưu mô thâm độc của kẻ thù.
Người Việt vẫn là mình trong những phong tục tập quán như tục ăn trầu, nhuộm răng đen, cách ăn mặc,
các lễ hội,… đặc biệt là tinh thần yêu nước thương nhà không bao giờ khuất phục.
Câu chuyện “Buổi học cuối cùng” với lời nói của thầy Ha-men “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng
nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…” là lời khẳng
định sức mạnh của văn hoá.
Dễ hiểu vì sao, trong những năm tháng đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, nhà văn hoá Phạm Quỳnh
lại kiên quyết khẳng định đến thế - “Truyện Kiều còn là tiếng ta còn, tiếng ta còn là nước ta còn”.
Lịch sử đã vậy thì ở thời hội nhập toàn cầu, sự xâm lăng văn hoá còn diễn ra như những làn sóng mạnh
mẽ hơn. Sự phát triển vượt bậc của internet và công nghệ cho phép mọi người có thể dễ dàng truy cập,
tìm hiểu bất cứ một hoạt động văn hoá nào của các quốc gia trên thế giới. Khi đó, nếu không có bản sắc,
chẳng mấy lúc chúng ta sẽ hoà tan “mờ mờ nhân ảnh”. Không có bản sắc văn hoá, đến một lúc nào đó
đồng nghĩa với việc không còn dân tộc, và cũng rất có thể chủ quyền quốc gia sẽ bị lung lay.
+ Bản sắc văn hoá quan trọng vì nó là điểm nhấn, điểm riêng, điểm mạnh thu hút sự quan tâm của các
quốc gia khác, là nguồn lực để chúng ta phát triển trong bối cảnh mở cửa hiện nay.
+ Đâu chỉ vậy, văn hóa còn đem lại những lợi ích to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất
nước. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử chẳng phải là những địa điểm du lịch thu hút
khách nước ngoài. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc nổi tiếng ở nước ngoài đã đem đến lòng tự
hào, cùng lợi ích kinh tế to lớn… Cuối cùng, trong hàng trăm quốc gia trên thế giới, thì bản sắc văn hóa
được ví như “căn cước” của một quốc gia, giúp chúng ta là luôn là chính mình, không thể trộn lẫn với bất
kỳ nơi nào khác.
4. Thực trạng
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cấp bách bởi lẽ, tuy quan trọng như vậy, thế nhưng
hơi thở của cuộc sống hiện đại dường như đang ảnh hưởng không ít đến bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhiều văn hoá đang có dấu hiệu xuống cấp, bị xói mòn, mai một, bị pha tạp, lai căng, để lại những hậu
quả khôn lường cho hiện tại và tương lai vì nhiều nguyên nhân
+ Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy
nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta
sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền
thống, bản sắc đó.
+ Chúng ta có thể quan sát thấy sự xói, mòn mai một các giá trị bản sắc văn hoá trong những phong tục,
tập quán của con người. Tục mừng tuổi khi Tết đến xuân về là một ví dụ. Mừng tuổi trước đây là một
phong tục đẹp, thể hiện lời chúc tốt đẹp, may mắn của người lớn dành cho trẻ em hoặc người già. Nhưng
nay, mừng tuổi có nhiều lúc bị biến tướng, thị trường hoá, bị lợi dụng như một phương cách để nhiều
người trục lợi.
+ Cũng từ sự vô tâm, thờ ơ mà các lễ hội, cuộc thi dân gian ở nhiều vùng cũng bị thương mại hoá không,
chỉ mang dáng dấp hình thức mà còn mang đậm bản sắc dân tộc như nó vốn có,…
+ Sự xói mòn văn hoá cũng xảy ra trong cách ứng xử giữa người với người. Nhiều câu chuyện đau lòng
về việc cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em mâu thuẫn, thậm chí gây án mạng chỉ vì tranh chấp tài sản. Có
những trường hợp con cái đùn đẩy trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ. Ngoài xã hội, cách ứng xử giữa người
với người nhiều khi dựa trên sự chi phối của đồng tiền và lợi ích vật chất,…
+ Trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật, không hiếm những tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường của
người đọc, người xem mà hi sinh phẩm chất của nghệ thuật. Lấy tiêu chí lợi nhuận làm đầu, các nhạc sĩ,
ca sĩ thị trường đã sáng tác nhiều bài hát có ngôn từ thiếu trau chuốt, thậm chí là phản cảm.
+ Ở lĩnh vực ngôn ngữ, sự trong sáng của tiếng Việt bị đe doạ nghiêm trọng. Hiện tượng chêm xen, “sáng
tạo” vô tội vạ, bất chấp ý nghĩa đã khiến cho tiếng Việt nhiều lúc trở nên xa lạ, khó hiểu, “què cụt”,…
5. Hậu quả - Nguyên nhân
- Thực trạng đó đã dẫn đến các giá trị văn hoá nhiều khi bị đảo lộn, chuẩn mực văn hoá nhiều khi bị chao
đảo. Thế hệ trẻ bị bứt khỏi nguồn cội gốc rễ văn hoá tốt đẹp. Những nền tảng văn hoá truyền thống bị đứt
gãy và có nguy cơ biến mất.
- Trong khi đó chúng ta đều biết để xây dựng nên một nền tảng văn hoá, một dân tộc phải trải qua trường
kì thời gian, phải liên tục gìn giữ, truyền trao và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không có bản
sắc văn hoá chúng ta trở nên xa lạ và lạc lõng trong chính ngôi nhà của bản thân mình. Không có bản sắc
văn hoá chúng ta sẽ dễ dàng bị đồng hoá, hoà tan và rất có thể sẽ biến mất.
- Hiện trạng đáng lo lắng đó có nguyên nhân từ nhận thức, từ việc chạy theo lợi ích trước mắt của cơ chế
thị trường, từ việc chưa thực sự thấu hiểu về giá trị to lớn, từ việc giới trẻ hướng đến những thứ hiện đại
hơn cũng như những mất mát không gì bù đắp được của bản sắc văn hoá.
6. Vậy để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập, cta cần phải làm gì
- Trước hết cần bắt đầu từ vấn đề nhận thức đúng đắn. Nhận thức về giá trị của bản sắc văn hoá có vai trò
quan trọng vì nó chỉ đạo hành động. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc sẽ đem đến hành động đúng đắn và ngược
lại. Chúng ta phải nhận thấy, bản sắc là hành trang, là điều chúng ta cần đem theo trên hành trình bước
vào hội nhập với thế giới. Bản sắc đem đến cho chúng ta giá trị trong sự hội nhập, là điều thu hút bạn bè,
đối tác đến với chúng ta. Vì thế mỗi con người cần gìn giữ và trau dồi để hành trang của dân tộc có thể
đồng hành với bản thân mình
- Giữ gìn bản sắc văn hoá cần bắt đầu từ việc chọn lựa các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để tiếp tục
duy trì, làm cho nó “đâm chồi nảy lộc trong cuộc sống”. Đó là các giá trị như tình yêu quê hương đất nước,
tình cảm nhân ái “bầu ơi thương lấy bí cùng”, sự chia sẻ cộng đồng “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Đó
là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, tri ân tổ tiên, các bậc anh hùng, liệt sĩ xả thân vì dân tộc. Đó là
sự hiếu học, cần cù, ý chí phấn đấu vượt khó khăn gian khổ. Đó là các phong tục đẹp như lễ Tết, lễ hội
đền Hùng, lễ tịch điền, cầu quốc thái dân an vào những dịp đầu năm…
- Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu. Mà đó là không
ngừng đấu tranh để loại bỏ những hủ tục, thói quen không còn phù hợp với cuộc sống. Chuyện cướp vợ
tảo hôn ở miền núi, thói trọng nam khinh nữ, thói quen “giờ cao su” trong công việc, thói quen nhòm ngó
can thiệp quá sâu vào đời tư của người khác, các lễ hội có nguy cơ cổ vũ bạo lực, đối xử thô bạo với tự
nhiên như hội chọi trâu, chém lợn,… cần được loại bỏ.
- Giữ gìn cần đi liền với phát triển. Để phát triển cần đưa các giá trị văn hoá vào đời sống, trở thành những
thực hành văn hoá của cộng đồng chứ không phải chỉ nằm trên sách vở. Ngoài ra, trong thời kì hội nhập,
việc phát triển cần gắn với việc biến văn hoá nguồn lực thu hút khách du lịch, bạn bè quốc tế. Thế giới
đến với Việt Nam vì đó là nơi họ có thể khám phá những vẻ đẹp văn hoá mới mẻ, hấp dẫn, những lễ hội,
phong tục đậm bản sắc. Họ đến Việt Nam là để được khám phá giá trị độc đáo của cộng đồng hơn năm
mươi dân tộc anh em trên dải đất này. Họ đến Việt Nam để cùng làm ăn buôn bán vì tin vào nguồn lực
con người Việt Nam với những nền tảng văn hoá được tạo dựng,…
- Để phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, cần có bộ lọc để lựa chọn những tinh hoa văn hoá thế giới, tạo
nên sự tiếp biến văn hoá. Trong lịch sử của dân tộc, chúng ta tiếp thu văn hoá Trung Hoa để tạo nên những
áng thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm. Chúng ta tiếp thu văn hoá Pháp, Anh và quốc tế để tạo nên những
lớp từ mượn phong phú, làm cho tiếng Việt thêm đa dạng và giàu đẹp. Ngày nay, trong thời hội nhập, bên
cạnh các ngày lễ truyền thống, chúng ta đã tiếp nhận thêm những ngày lễ của thế giới như lễ Tình nhân,
Hallowen, Noel,.. giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập Con người Việt Nam
cũng đang từng ngày từng giờ học tập quốc tế để trở thành những người lao động có tay nghề cao, biết
thượng tôn pháp luật, tôn trọng kỉ luật lao động, nghiêm chủng trong thực hiện giờ giấc,…
- Ngày nay, có những bạn trẻ ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Khi họ
biết đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc, tận dụng mọi lợi thế để quảng bá vẻ đẹp của quê hương, xây dựng
hình ảnh con người VN trong mắt bạn bè quốc tế. Trong chương trình Rap Việt, các rapper như Mikelodic,
Double2T đã đưa hình ảnh làng quê, vùng núi của Việt Nam vào những tiết mục của mình và nhận được
sự ủng hộ của khán giả. Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ
sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Để rồi thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà
với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian.
7. Bình luận, liên hệ
- Giữ gìn không có nghĩa là đóng cửa, “bế quan toả cảng”. Không ai có thể tồn tại tách khỏi cộng đồng
chung. Văn hoá không được rộng mở thì cũng không có cơ hội phát triển.
- Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu. Phải biết chắt lọc,
kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hãy bắt đầu ngay từ việc điều chỉnh hành vi, ý thức của bản
thân mình.
- Phát triển văn hoá cần có kinh phí, nhưng kinh phí không phải là tất cả.
- Nhìn lại bản thân, em thấy mình còn nhỏ bé so với xã hội rộng lớn ngoài kia, nhưng em biết trong trái
tim mình luôn khao khát được lan tỏa những hành động về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc VN.
Bằng cách tìm hiểu và trải nghiệm vô số phong tục tập quán, giá trị của người Việt như xem cải lường,
múa rối nước, tham gia các hoạt động gói bánh chưng ngày tết. Qua đó giúp em hiểu thêm về bản sắc dân
tộc của đất nước. Em còn tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế
những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt trong các buổi giao lưu, trao đổi học sinh của trường.
Hiện tại và sẽ sớm thôi, em sẽ mạnh mẽ hơn, có giá trị hơn để cất bước trên hành trình làm đẹp cho mình,
làm đẹp cho đời

Kết bài
Nhà văn khoa học viễn tưởng Mỹ Heinlein đã từng nói: “Một thế hệ ngoảnh mặt với lịch sử là một thế hệ
không có quá khứ - và cũng không có tương lai”. Quả thực mỗi đất nước, quốc gia đều được tạo dựng bởi
những truyền thống lịch sử, văn hóa,… làm nên bản sắc dân tộc riêng biệt.
Bản sắc văn hoá dân tộc gợi chúng ta nghĩ đến một dòng sông. Dòng sông ấy chảy qua các chặng đường
lịch sử khác thăng trầm khác nhau. Và văn hoá như những hạt phù sa bồi đắp nên đôi bờ châu thổ. Dòng
sông đang hoà mình ra và đem đến cho biển lớn những giá trị riêng, đồng thời cũng nhận từ đại dương
rộng lớn của nhân loại bao điều mới mẻ để tiếp tục phát triển.

Mở bài 2:
“Trái đất này là của chúng mình”, đây không chỉ là bài hát tuổi thơ vô cùng quen thuộc đối với chúng ta
mà còn mang những thông điệp, ý nghĩa, tuyên truyền về sự gắn bó sâu sắc của tự nhiên đối với cuộc sống
con người. Quả thực như vật, khi con người ta sống trong một xã hội ngày càng phát triển, ngày càng hiện
đại, con người lại càng thêm thấm thía về tầm quan trọng, sâu sắc mà mái nhà “Trái đất” thân yêu cũng
như mẹ Thiên nhiên ban tặng. Chính vì vậy vấn đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và cây xanh đô thị đã
trở thành một trong những điều được cả thế giới quan tâm trong bối cảnh hiện nay.
Kết bài
Thiên nhiên được ví như bản hòa nhạc hoàn hảo, và con người là những nghệ sĩ tạo ra những nốt nhạc đẹp
bằng cuộc sống hàng ngày. Để tô điểm, tạo ra những giai điệu cuốn hút, tiếp đẹp chúng ta hãy luôn giữ
gìn và bảo vệ cảnh sắc thiên nhiên “Chúng ta hãy sửa ấm trái tim chứ đừng sửi ấm trái đất”
Vấn đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, cây xanh ở đô thị
1. Giải thích vấn đề nghị luận
+ Cảnh quan thiên nhiên hay quang cảnh là tập hợp các cảnh vật, cây cối, “ bức tranh thiên nhiên” trong
một khu vực nhất định. Cái bức tranh thiên nhiên đó tạo hoá đã kiến tạo từ hàng nghìn năm nay, có lẽ
trước khi có sự hiện diện của con người. Để rồi, cảnh quan thiên nhiên trở thành một phần môi trường
sống của chúng ta, tạo nên “bức tranh đời sống” nơi thiên nhiên và con người hài hoà, gắn bó với nhau
trong một quần thể.
+ Nhưng trong quá trình phát triển, vì những lí do khách quan, chủ quan nhất định, cảnh quan thiên nhiên,
cây xanh ở ở đô thị nhiều khi bị đối xử thô bạo, bị “hi sinh” cho mục tiêu tăng trưởng, mở rộng, phát triển
cơ sở hạ tầng, cho tham vọng làm kinh tế,… của con người. Vì vậy, cần đặt vấn đề “bảo tồn” cảnh quan
thiên nhiên, cây xanh ở đô thị.
+ “Bảo tồn” chính là quan tâm, giữ lại, duy trì, chăm sóc, làm cho cảnh quan thiên nhiên, cây xanh ở đô
thị có không gian tồn tại, phát triển xứng đáng với vị trí và vai trò của nó trong cuộc sống của con người,
làm cho thiên nhiên, cây xanh trở thành một “cư dân” thân thiết, quan trọng, một người bạn lớn, “một
vòng tay ôm” cuộc sống của con người.

2. Vai trò
- Cần quan tâm đến việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, cây xanh ở đô thị bởi chúng có vai trò quan trọng
với cuộc sống của con người nói chung, cư dân đô thị nói riêng
- Cảnh quan thiên nhiên, cây xanh là lá phổi xanh điều tiết không khí, làm cho môi trường sống của con
người trở nên mát mẻ, trong lành. Cây xanh là một chiếc máy lọc không khí khổng lồ mà tạo hoá đã ưu ái
ban tặng cho nhân loại. Chúng có khả năng cải thiện khí hậu bằng cách ngăn chặn và lọc bức xạ Mặt Trời,
ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm cho đất.
- Cây xanh tiêu thụ khí CO2 do con người, động vật sản sinh và cung cấp khí O2. Chúng cũng tạo bóng
mát, giúp kiểm soát và lưu thông gió. Thử tưởng tượng giữa trưa hè nắng như đổ lửa mà cả một vùng đô
thị chỉ có đường bê tông và các toà nhà cao tầng, không có một bóng mát cây xanh nào thì mới thấy hết
giá trị của “chiếc ô xanh” thiên nhiên chúng ta đã được ban tặng,…
- Cây xanh và cảnh quan thiên nhiên còn là người bạn, là không gian sống giúp con người tìm thấy sự cân
bằng, hài hoà trong đời sống tinh thần. Nó là nơi chúng ta dừng lại,nghỉ ngơi, thả mình vào thiên nhiên,
tạm quên đi những căng thẳng, lo lắng, những bộn bề, phức tạp của cuộc sống tấp nập, ồn ào.
- Hình ảnh về một thành phố xanh luôn được sự quan tâm, đánh giá cao trong mắt bạn bè quốc tế. Như
Singapo được ví như viên ngọc xanh của thế giới – vì nơi đây được phủ kín bởi vô vàn cây xanh, các công
trình kiến trúc cũng theo hướng xanh hóa. Từ đó nơi đây trở thành hình mẫu lý tưởng cho các quốc gia
trên thế giới về thành phố xanh, bền vững.
3. Thực trạng
- Cảnh quan thiên nhiên và cây xanh ở đô thị có vai trò quan trọng như vậy với cuộc sống của con người
nhưng lại đang bị con người “lạnh lùng”, “bội bạc”, đối xử bất công, thậm chí vô ơn. Khi các cảnh quan
thiên thiên đang bị tàn phá một cách nặng nề hơn bao giờ hết bởi chính hành động của con người. Họ sẵn
sàng “chà đạp” lên thiên nhiên mà không để ý hậu quả khôn lường phía sau vì đơn giản là họ chỉ muốn
thỏa mãn mong muốn của mình.
4. Nguyên nhân
Phải chăng hơi thở của cuộc sống hiện đại dường như đang ảnh hưởng không ít đến việc môi trường
thiên nhiên bị tàn phá nặng nề?
- Trong việc giải bài toán cân bằng giữa phát triển và thiên nhiên, giữa lợi ích kinh tế và môi trường, giữa
giá trị của những mét đất vàng với giá trị của sức khoẻ thể chất và tâm hồn,… chúng ta đã thẳng tay hi
sinh thiên nhiên một cách không thương tiếc.
- Phải mất mấy chục năm, thậm chí hàng trăm năm mới có được một đường cây cổ thụ dọc đường Láng
bên bờ sông Tô Lịch xưa toả bóng mát êm đềm. Cũng từng ấy thời gian mà chúng ta có được những hàng
cây rợp bóng bên đường phố dọc theo công viên Thủ Lệ. Những ao, hồ nằm rải rác trong các phố nhỏ vốn
là nơi điều tiết nước tránh ngập úng khi có mưa lớn. Nhưng phát triển đô thị đã làm cho nhiều ao hồ, cây
xanh “biến mất”.
+ Có đường sắt trên cao mở ra, có cầu vượt, đường trên cao, có những con đường đôi làn xe chạy, cũng
đồng nghĩa với việc cây xanh bị chặt hạ, bị hi sinh không thương tiếc.
+ Để có không gian kinh doanh, nhiều người đã sẵn sàng bức tử cây xanh được trồng trên vỉa hè. Nhiều
khu đô thị được xây mới chỉ thấy mật độ dày đặc của những khu nhà cao tầng, những căn hộ san sát, chồng
lên như tổ ong, rặt một màu bê tông, dẫu được trang trí xanh, đỏ, tím, vàng bằng các màu sơn, vẫn không
thể thay thế được niềm khao khát sự hiện diện màu xanh của thiên nhiên,…
=> Cảnh quan thiên nhiên và môi trường, cây xanh đã bị xâm hại nghiêm trọng. Đó là lí do chúng ta cần
lên tiếng cho vấn đề bảo tồn chúng trong cuộc sống của mình, cho bản thân mình và cho các thế hệ sau,
trong đó có con cháu chúng ta,…
3. Hậu quả
- Điều này dẫn đến 1 trong những vấn đề nóng hổi, được cả thế giới quan tâm là biên đổi khí hậu. Trái đất
đang ngày càng nóng lên do chịu ảnh hưởng lớn từ sự suy thoái của thiên nhiên. Bởi cây cối không chỉ là
thực vật bình thường mà còn đóng vai trò trong việc điều hòa khí hậu khi cung cấp oxi và hấp thụ hượng
cacbon khổng lồ được thải ra trong đời sống. Ở nhiều khu đô thị, thành phố như ở HCM mức nóng đã lên
tới mức kỉ lục, không khí oi bức ngột ngạt đã khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
- Sự thiếu quan tâm, chăm sóc, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đã dẫn đến những hậu quả cho cuộc sống
và sức khoẻ của con người. Nhiều bệnh tật về đường hô hấp phát triển. Con người thiếu không gian sống
trong lành đúng nghĩa; cuộc sống của con người không được cân bằng
4. Biên pháp
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, cây xanh ở đô thị, cần những giải pháp đồng bộ từ các cấp quản lí, chính
quyền và cần những hành động thiết thực, chung tay của mỗi chúng ta
- Câu chuyện bảo tồn trước hết cần bắt đầu từ những giải pháp vĩ mô của các cấp quản lí, chính quyền.
Họ cần có chiến lược trong việc bảo tồn cảnh quan và duy trì, phát triển không gian xanh của thành phố.
+ Bảo tồn tối đa những cảnh quan thiên nhiên và cây xanh hiện có: không gian xanh của các công viên
như công viên Thủ Lệ, Thống Nhất, đường Phan Đình Phùng,... Không hi sinh cảnh quan thiên nhiên cây
xanh để đổi lấy sự phát triển nóng về hạ tầng,..
+ Mở rộng không gian xanh trong các khu đô thị mới: quy định và nghiêm túc thực hiện tỉ lệ về mật độ
xây dựng công trình và không gian dành cho thiên nhiên, cộng đồng; xây dựng mới các công viên, trồng
cây xanh, chăm sóc bảo vệ cây xanh,…Tạo ra thêm nhiều không gian đáng sống ở các khu đô thị mới
+ Tuyên truyền và xử lí các hành vi bức hại môi trường, cảnh quan thiên nhiên và cây xanh, từng bước
kiến tạo văn hoá ứng xử hài hoà giữa con người và thiên nhiên, duy trì Tết trồng cây hàng năm một cách
thiết thực, ý nghĩa,…
- Đâu chỉ vậy việc nâng cao hiểu biết, ý thức của người dân cũng thực sự quan trọng. Mọi người cần nhận
thức được vai trò, ý nghĩa lớn lao của cảnh quan thiên nhiên, cây xanh đối với sự phát triển và sức khoẻ,
cuộc sống tinh thần của con người. Việc chung tay góp sức chăm sóc, bảo vệ cho cảnh quan, cho cây xanh
là chăm sóc cho lá phổi của chính mình.
+ Đến sự góp sức bằng những hành động thiết thực: tạo cho không gian sống của gia đình hài hoà với
thiên nhiên: dành không gian để trồng và chăm sóc cây xanh ở ban công, trong phòng khách… Cùng
chung sức để bảo vệ cây xanh ở không gian công cộng, quan tâm lên tiếng khi thấy cây xanh, cảnh quan
thiên nhiên bị xâm hại,…
+ Trở thành những người tiêu dùng thân thiện để không làm hại cảnh quan thiên nhiên, cây xanh
5. Phản đề
Bên cạnh đó, có chúng ta cần phê phán một bộ phận người thiếu ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Họ không ngần ngại phá hủy môi trường như: xả rác tùy ý ra sông hồ, đường phố, dẫm đạp lên cỏ cây.
Hay những người không ủng hộ sự xuất hiện của những khu đô thi xanh mà tìm cách đập phá,...
6. Bài học
- Nếu coi mỗi ngày trôi qua là 1 thước phim thì em hiểu rằng giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, cây
cối nơi đô thị sẽ là một cảnh quay không thể thiếu trong bộ phim cuộc đời mình. Vậy nên em luôn nỗ lực
để tô điểm cho thước phim ấy thêm phần sắc màu, tuyệt đẹp
Vậy nên bản thân luôn nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên như:
chiến dịch “phủ xanh đồi trọc”, tham gia điệu nhảy flashmob 60+. Bên cạnh đó em cũng tự trau rồi, nâng
cao hiểu biết và tuyên truyền mọi người xung quanh về các hành động bảo vệ mẹ thiên nhiên.
Vấn đề ngôn ngữ tuổi teen trên không gian mạng

Mở bài
Chúng ta đang bước vào thời đại đầy phát triển và hòa nhập với thế giới, giới trẻ hiện nay được “ban tặng”
cho môi trường sống, giao tiếp vô cùng cởi mở, hấp dẫn. Thế những liệu cơ hội này có phải tấm vé vàng
giúp ta vươn lên một tầm cao mới khi giao tiếp hay là “một bước tiến lùi” khiến ngôn ngữ trở nên lệch lạc
hơn? Điều này sẽ được thể hiện rõ hơn khi ta nhìn nhận và đánh giá về cách giới trẻ hiện nay sử dụng
ngôn ngữ trên các nền tảng mạng xã hội.

Kết bài
Có thể nói, hiện tượng vấn đề ngôn ngư của tuổi teen trên mạng xã hội hiện nat là một vấn đề mang tính
2 mặt, như một chiếc dao 2 lưỡi: nó vừa mang đến cho nhân loại sự sáng tạo, đổi mới không ngừng, đồng
thời vừa mang đến những góc khuất thật khó lường và khó khắc phục. Vậy nên mỗi chúng ta cần nhận
thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ sự trong sáng, vẻ đẹp của tiếng Việt và đóng góp vào công cuộc
duy trì và phát triển vốn ngôn ngữ của dân tộc trong bối cạnh hội nhập để “hòa nhập mà không hòa tan”.

1. Giải thích
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt
truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.

- Khái niệm “tuổi teen” là những thanh thiếu niên nằm trong khoảng từ 13-19 tuổi. Rồi cũng từ đó, tất cả
những gì mang dáng dấp, phong cách của lứa tuổi này (thời trang, tính cách, lối sống…) đều mặc nhiên
được gọi là “teen”.

- Không ngoại lệ, đối với ngôn ngữ, các bạn trẻ cũng tự sáng tạo ra “ngôn ngữ teen”. Nó lan truyền mạnh
mẽ trong hầu hết giới trẻ với tư cách là một “thương hiệu”, thể hiện bản sắc, tính đặc thù riêng có ở lứa
tuổi này.

- Ngôn ngữ này xuất hiện từ khi có sự bùng nổ của Internet đồng thời với sự thay đổi của xã hội, từ một
xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở. Đây là một hiện tượng bình thường của ngôn ngữ - xã hội, nó
như là một quy luật tự nhiên.
2. Tình trạng:

- Ngôn ngữ tuổi teen được ví thứ “tín hiệu” giữa những người trẻ, từ ngữ được sử dụng theo kiểu viết tắt,
ký hiệu, “tự chế” nửa tây, nửa ta, nửa chữ, nửa số, tiếng lóng… để nhắn tin trên mạng xã hội ngày càng
nhiều để truyền thông điệp một cách nhanh chóng.
- Mặc nhiên sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với mục đích tạo ra cảm giác mới mẻ, gần gũi cho những
người xung quanh. Thế nhưng, tiếng lóng lại được sử dụng một cách tùy hứng, bừa bãi, không phù hợp
với ngữ cảnh giao tiếp lại thành ra sự phản cảm.
- Sự trộn lẫn pha tạp giữa tiếng “Tây” với tiếng “Ta” như là cách để thể hiện “đẳng cấp” và khả năng
ngoại ngữ như là "Amazing good job em", "You don hợp with me", "Troll troll Việt Nam"
- Hay có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” (xấu hổ), “bye nhé” (tạm biệt),
“4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “y2k” (thế hệ năm 2000)
– Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả hết sức buồn cười cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”,
“với” viết thành “vs”, “quá” viết thành “wá”, “scd” (sao cũng được),
– Một ví dụ điển hình khác đó là giới trẻ ngày này hay có cách đọc lái lại các từ hoặc cụm từ để tạo nên
cụm mới như “vại tương lơ” chính là “vợ tương lai”, “đường dễ thô” là “đồ dễ thương”, “cầu mình cận”
là “cần mình cậu”
- Ngôn ngữ “chat” xuất hiện và lây lan với tốc độ nhanh chóng, mà hầu hết cách xưng hô, giao tiếp ấy
được hình thành, sáng tạo bởi giới trẻ, bởi những người có đầu óc, chất xám vô cùng dồi dào

3. Nguyên nhân:
- Thế nhưng liệu cách giao tiếp, cách sáng tạo ngôn ngữ ấy là hiện tượng tốt hay xấu và vì đâu mà nó được
hình thành? Trước hết để nói vể sự hình thành, đây đơn thuần là cách các người trẻ thể hiện sự sáng tạo
của họ trong ngôn ngữ, là cách họ thể hiện dấu ấn riêng, phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu”
của bản thân trước xã hội. Cùng với sự hưởng ứng tích cực của mọi người xung quanh, cách thể hiện ất
dần trở thành trend, thành hiện tượng đời sống
- Bên cạnh đó hiện tượng này có thể nói là do sự bùng nổ của công nghệ thông tin - “mảnh đất” các văn
hóa ngôn ngữ mới có cơ hội phát triển.
- Các phương tiện thông tin trong xã hội gây ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan,
đạo đức của thế hệ trẻ ngày nay. Các kênh MXH không ngần ngại phát tán các lệch chuẩn trong giao tiếp
ngôn ngữ với mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem.
- Thậm chí những sáng tạo này còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà
quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển. Điển hình
như: ”một cảm giác thật là yomost”, ”một phong cách thật xì-tin”. Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt
chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo khiến cho việc tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh
ngày càng lệch lạc hơn
4. Bình luận
- Tích cực:
+ Trước hết nghiêng về mặt sáng tạo ngôn ngữ này chính là phát huy khả năng sáng tạo, đổi mới và tìm
tòi nhiều hướng đi mới của giới trẻ. Họ phải tìm tòi, suy nghĩ và tư duy để làm sao có thể tạo ra một “làn
sóng” mới, thu hút mọi người
+ Bên cạnh đó sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt đã phản ánh đáp ứng linh hoạt đối với nhu cầu giao
tiếp hiện đại. Nó làm cho ngôn ngữ trở nên phong phú hơn, thể hiện sự phát triển đa chiều và sáng tạo.
+ Ngôn ngữ tuổi teen này còn là “liều thuốc” giải trí hiệu quả, nhanh chóng cho mọi người sau mỗi ngày
làm việc, học tập căng thẳng.

- Tiêu cực: Vậy tảng băng chìm của vấn đề này thì sao?
+ Cách sống này dễ dàng tạo dựng nên 1 khoảng cách giữa các thế hệ. Vì nó luôn được “update”, cập
nhật liên tục nên nếu ai không bắt kịp sẽ dễ dàng lạc hậu, tối cổ. Điều này sẽ là trở ngại tại không phải ai
cũng có đủ thời gian để chạy theo nguồn thông tin này. Nhưng người thuộc thế hệ trước sẽ càng khó hiểu
đến con cái, giới trẻ hiện nay
+ Các từ ngữ thô tục và việc trộn lẫn giữa tiếng "Tây" và "Ta" trong giao tiếp làm cho ngôn ngữ trở nên
thiếu chuẩn mực và không phù hợp với ngữ cảnh.
=> Đồng thời có tác động sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy
đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng. Thay vào đó là lớp ngôn ngữ lai căng, cẩu
thả, tối nghĩa lại được phổ biến. Điều đó rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền VH dân tộc.
+ Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Không ít
trường hợp ta nhận thấy các bạn trẻ không biết viết từ sao cho đúng. Các bạn đang SD ngôn ngữ chat như
một thói quen sai lệch để dần dần vốn từ bị mai một, khô khan theo thời gian.
=> Nếu cứ tiếp tục thì điều này sẽ làm Tiếng Việt mất đi sự giàu đẹp vốn có và đánh mất đi bản sắc văn
hóa Việt. Thời đại càng hiện đại, càng xô bồ, sử dụng ngôn ngữ chat lạm dụng sẽ làm xấu cuộc đời và làm
xấu chính chúng ta.

- Những ngôn từ không chuẩn mực có thể sẽ là dòng nước bẩn tưới mỗi ngày vào tâm hồn giới trẻ, gây
ảnh hưởng xấu tới hành vi của chúng ta. Vừa qua, sự việc đài truyền hình nhà nước chỉ đích danh một số
streamer có những phát ngôn tục tĩu, trái thuần phong mỹ tục trên các nền tảng mạng xã hội vừa qua đã
tạo nên dư luận trái chiều. Điều tích cực là các streamer nổi tiếng như Độ Mixi, Pew Pew đã thừa nhận
những lời góp ý rất hữu ích và hứa sẽ thay đổi phong cách vì một cộng đồng mạng lành mạnh hơn. Đây
có thể là bước ngoặt dẫn đến một sự thay đổi lớn về nhận thức, phát ngôn và hành vi của các ngôi sao,
người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.
5. Biện pháp
- Tiếng Việt là tiếng nói của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, là niềm tự hào của mỗi dân tộc được cha
ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển xã hội. Vậy nên chúng ta
cần phải có những giải pháp thiết thực để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng việt.
- Trước hết thế hệ trẻ chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước, cũng là đối tượng nhạy cảm nhất
với những cái mới càng cần tỉnh táo, bản lĩnh trước thời kỳ hội nhập, để góp phần giữ vững bản sắc ngôn
ngữ của dân tộc mình.
- Bên cạnh đó phải luôn cập nhật, tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới, hiện đại của thế giới, hòa nhập
nhưng vẫn giữ được phẩm chất trong sáng của người học sinh. Không ngừng trau dồi và rèn luyện tiếng
mẹ đẻ để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch
lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.
- Để giải quyết vấn đề này, cả gia đình và nhà trường đều đóng vai trò quan trọng. Bố mẹ cần làm gương
trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ và giáo dục trẻ con về sự quý trọng của việc giữ gìn và làm giàu tiếng Việt.
- Nhà trường cần có những biện pháp cụ thể để giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ sự trong sáng của tiếng
Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội
- Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ nội dung truyền hình và thông tin mạng để ngăn chặn sự lan truyền của
ngôn ngữ "chat" và các yếu tố hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc

6. Liên hệ:
Nếu thay đổi được bản thân thì ta sẽ thay đổi được cả thế giới. Dẫu chỉ là một giọt nước dưới đại dương
mênh mông những em hiểu rằng hiểu rằng bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt là bước đi đầu tiên và vững
chắc nhất trong hành trình trưởng thành của cuộc đời mình
Bản thân em cũng chính là một phần của giới trẻ, của lưới tuổi teen cũng chính là một người dùng mạng
xã hội và sử dụng “teencode”, em nhân thấy đây thực sự là vấn đề nhức nhối và có thể dễ dàng bùng nổ,
phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Nên em đã tự trau dồi, làm phong phú vốn ngôn ngữ tiếng Việt
để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy

You might also like