RỐI-LOẠN-CHUYỂN-HÓA-Ly-2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ

GLUCID – LIPID - PROTID

TS. BS. Lương Linh Ly


Bộ môn Sinh lý – Sinh lý bệnh – Miễn dịch
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
MỤC TIÊU:

1. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của hạ glucose máu


2. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của tăng glucose máu
3. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của giảm protein máu
4. Nêu một số rối loạn tổng hợp protein
5. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của tăng lipid máu

2
I.ĐẠI CƯƠNG
Cơ thể luôn luôn cần năng lượng cho các hoạt động của các cơ
quan, cần nên cơ thể và năng lượng ấy lấy từ thức ăn.
- Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa glucid là các
monosaccharid và một số disaccharid: glucose, fructose (được
chuyển thành glucose ngay ở tế bào niêm mạc ruột),
galactose….
- Các sản phẩm này đi vào hệ tĩnh mạch cửa.

3
CÁC DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA
GLUCID
Dạng dự trữ Dạng vận chuyển Dạng kết hợp

Pentose
Glucose (80%)
Glycogen Glycoprotein
Fructose
Condromucoid
Gan Cơ Galactose
….. Amino glycolipid
Cerebosid

Cung cấp Tham gia Tham gia


Dự trữ
năng lượng cấu tạo hoạt động
năng lượng
(70%) cơ thể chức năng
I.ĐẠI CƯƠNG

- Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa lipid là các acid béo
và monoglycerid vào tế bào niêm mạc ruột được tổng hợp
thành triglycerid hay tách thành glycerol.
- Các sản phẩm này được đóng gói trong các hạt chylomicron đi
vào hệ bạch mạch.
- Một số acid béo mạch ngắn có thể được đi ngay vào hệ tĩnh
mạch cửa.

5
CÁC DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA
LIPID
Dạng tham gia
Dạng vận chuyển Dạng dự trữ cấu tạo

Phospholipid
acid béo tự do
Triglycerid Cholesterol
lipoprotein
VLDLC Cephalin
IDLC
LDLC Lecithin
HDLC ….

Cấu tạo Hoạt động


Dự trữ năng lượng
Cung cấp năng lượng cơ thể chức năng
I.ĐẠI CƯƠNG
- Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa protid là các acid
amin, dipeptid và một số tripeptid.
- Các sản phẩm này đi vào hệ tĩnh mạch cửa.
- Ở trẻ em có thể hấp thu một số protein bằng cơ chế ẩm bào, ví
dụ như kháng thể từ sữa mẹ hay một số protein kháng nguyên.

7
CÁC DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA
PROTID
Dạng Dạng Dạng
vận chuyển dự trữ cấu tạo cơ thể

Thành phần tế bào


Acid amin Protein
a. amin huyết tương
Albumin của tế bào Hormon, KN, KT
Globulin protein
enzym
huyết tương
Fibrinogen
Receptor…

Cung cấp Cấu tạo Hoạt động


năng lượng cơ thể chức năng
II.RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA GLUCID (carbohydrate)

9
2.1.Cân bằng glucose
Theo ADA - Hiệp hội tiểu đường Mỹ:
Glucose máu (mg/dL) 6-12 tuổi 13-19 tuổi Từ 20 tuổi

Lúc đói 80-180 70-150 < 100

Trước khi ăn 90-180 90-130 70-130

1-2h sau ăn # 140 # 140 <180

Nghỉ ngơi 100-180 90-150 100-140

Tham khảo giá trị glucose bình thường (các phòng XN VN)
Huyết tương: 60 - 110 mg/dL hay 3,36 - 6,16 mmol/L.
Máu toàn phần: 60 - 105 mg/dl hay 3,36 - 5,58 mmol/L.
Nước tiểu 24h: < 200 mg/24h hay < 11,2 mmol/L
Mẫu nước tiểu: < 30 mg/dL hay < 1,68 mmol/L.
Dịch não tủy: 45 - 70 mg/dL hay 2,58 - 3,92 mmol/L.
10
- Tăng đường máu: > 130 mg/ dL trước bữa ăn
. hoặc > 180 mg/ dL 1-2 giờ sau bữa ăn.
- Mức đường huyết cao nhất an toàn: 160-240 mg/dL.
-Bổ sung đường:
+ Từ thức ăn,
+ Thoái biến glycogen trong gan và cơ,
+ Tân tạo glucose từ lipid và protid
-Tiêu thụ đường:
+ Sử dụng sinh năng qua con các con đường đường phân và
phosphagen;
+ Tham gia tổng hợp lipid hay acid amin;
+ Thải qua thận khi vượt ngưỡng thận (160mg%)…

11
2.2.Vai trò của glucid
- Sau khi hấp thụ từ đường ruột vào tới gan, nhờ có enzym
glucose 6-phosphatase mà trên 95% monosaccharid chuyển
thành glucose, trở thành chất chung cuối cùng của carbohydrate
để vận chuyển đến các tế bào. Glucose có vai trò trung tâm trong
chuyển hóa carbohydrate.

12
Các hình thức
vận chuyển vật chất qua màng

Polar, ionized, hydrophobic


Non polar, hydrophobic molecules
molecules

Lipid Ions Glucose,


Chất tan trong Lipid: O2, Fructose,
CO2, N2, vitamins (A, D, Galactose,
E & K), rượu, cồn some Vitamins,
Nước acid amin
2.2.Vai trò của glucid
- Glucose có vai trò trung tâm trong chuyển hóa carbohydrate.
-Vận chuyển glucose qua màng vào trong tế bào
+ Nhờ liên kết với các protein xuyên màng có chức năng
vận chuyển glucose và vẫn theo gradient nồng độ

14
Các hình thức
vận chuyển vật chất qua màng
• Vận chuyển thụ động
ü Khuếch tán đơn thuần qua lớp lipid kép
ü Khuếch tán đơn thuần qua các kênh protein
ü Khuếch tán được thuận hoá
2.2.Vai trò của glucid
- Glucose có vai trò trung tâm trong chuyển hóa carbohydrate.
-Vận chuyển glucose qua màng vào trong tế bào
+ Nhờ liên kết với các protein xuyên màng có chức năng
vận chuyển glucose và vẫn theo gradient nồng độ
+ Theo cơ chế đồng vận chuyển tích cực natri-glucose,
trong đó quá trình vận chuyển tích cực natri cung cấp năng
lượng để hấp thụ glucose ngược gradient nồng độ.

16
Các hình thức
vận chuyển vật chất qua màng

Vận chuyển tích cực


ü Vận chuyển @ch cực nguyên phát
è Bơm natri- kali
Các hình thức
vận chuyển vật chất qua màng
Vận chuyển @ch cực
ü Vận chuyển @ch cực thứ phát
2.2.Vai trò của glucid
- Glucose có vai trò trung tâm trong chuyển hóa carbohydrate.
-Vận chuyển glucose qua màng vào trong tế bào
+ Nhờ liên kết với các protein xuyên màng có chức năng
vận chuyển glucose và vẫn theo gradient nồng độ
+ Theo cơ chế đồng vận chuyển tích cực natri-glucose,
trong đó quá trình vận chuyển tích cực natri cung cấp năng
lượng để hấp thụ glucose ngược gradient nồng độ.
-Trên 90% carbohydrate được chuyển hóa để cung cấp ATP cho
tế bào.
-Tham gia cấu trúc màng và miễn dịch

19
2.3.Chuyển hóa glucid
Ngay sau khi vào tế bào, glucose
kết hợp với một gốc phosphat
theo phản ứng phosphoryl hóa
glucose.
Quá trình phosphoryl hóa này
được thúc đẩy bởi enzyme
glucokinase trong gan hay bởi
hexokinase trong các tế bào khác.
Glucose trong tế bào được sử
dụng để giải phóng năng lượng
cho tế bào, hoặc nó có thể được
trùng hợp thành glycogen lưu trữ.

20
2.3.1.Tạo thành Glycogen (Glycogenesis)
- Glucose-6- phosphate à glucose-1-phosphate à uridine
diphosphate glucose à glycogen (́enzyme).
- Một số chất khác: acid lactic, glycerol, acid pyruvic và một số
acid amin được khử amin để chuyển đổi thành glucose hoặc liên
kết chặt chẽ monosaccharid khác và sau đó chuyển thành
glycogen. Glycogen được dự trữ chủ yếu ở tế bào gan và tế bào
cơ.
- Các phân tử glycogen có trọng lượng phân tử trung bình tới 5
triệu hoặc lớn hơn nên có thể lưu trữ một lượng lớn
carbohydrate mà không làm thay đổi đáng kể áp suất thẩm thấu
của dịch nội bào.

21
2.3.2.Giải phóng năng lượng từ Glucose
-Con đường đường phân (Glucolysis)
Con đường đường phân là quá trình chuyển hóa glucose thành
acid pyruvic để giải phóng năng lượng cho tế bào.
Quá trình này qua 10 phản ứng hóa học, với sự tham gia của
nhiều enzyme trong tế bào, từ 1 phân tử glucose cho 2 phân tử
acid pyruvic và, 4 phân tử ATP 4 và nguyên tử H.

Glucose + 2ADP + 2PO4 à… à 2 Pyruvic acid + 2ATP + 4H

22
-Chu trình Krebs (chu trình acid citric)
Acid pyruvic chuyển thành Acetyl Coenzyme A và đi vào vòng
Krebs (chu trình acid citric) trong ty thể. Đây là chuỗi chuyển hóa
cần tiêu thụ nhiều O2

Chu trình Krebs tạo ra CO2, các nguyên tử H trong NADH,


FADH2, một phân tử tương đương ATP là guanosine
triphosphate (GTP) thông qua quá trình phosphoryl hóa ở mức
cơ chất được xúc tác bởi succinyl-CoA synthetase.
2 Acetyl-CoA + 6H2O + 2ADP à 4CO2 + 16H + 2CoA + 2ATP
23
24
2.3.Điều hòa glucose máu: thần kinh và nội tiết

2.3.1.Vai trò của hệ thần kinh


-Tăng hưng phấn vỏ não và thần kinh giao cảm là tăng glucose
(do tác dụng của adrenalin)
-Trung tâm A ở vùng dưới đồi bị kích thích khi glucose giảm dưới
80mg%, làm tăng tiết các hormon tăng glucose
-Trung tâm B ở vùng dưới đồi bị kích thích khi thiếu insulin, cũng
làm tăng tiết các hormon tăng glucose

25
2.3.2.Vai trò của hệ nội tiết

-Cathecolamin, điển hình là adrenalin, làm tăng glucose máu do


đến tế bào đích kích thích tạo AMP vòng và hoạt hóa
phosphorylase chuyển glycogen thành glucose.
-Insulin: do tế bào beta của đảo tụy tiết ra, gắn với thụ thể đặc
hiệu trên màng tế bào làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế
bào, tăng quá trình phosphoryl hóa sử dụng glucose, hoạt hóa
glycogensynterase chuyển glucose thành glycogen, ức chế các
enzyme của quá trình tân tạo glucose từ lipid, protid…
-Glucagon do tế bào alpha tụy tiết ra có tác dụng như adrenalin
và còn kích thích lipase phân hủy mỡ để chuyển đến tạo glucose

26
- Glucocorticoid ngăn cản glucose vào tế bào; kích thích tân tạo
glucose từ protein; hoạt hóa Glucose-6-phosphatase để phân
giải glycogen thành glucose ở gan.
-TSH từ tuyến yên, kích thích phân giải glycogen thành glucose;
hoạt hóa insulinase
-Thyroxin do tuyến giáp tiết ra, kích thích phân giải glycogen
thành glucose
-Insulinase và kháng thể chống insulin: phân giải làm giảm tác
dụng của insulin.

27
2.4.Rối loạn chuyển hóa glucid
2.4.1.Giảm glucose máu
-Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống
quá thấp dưới 70mg%.
-Do thiếu ăn;
-Rối loạn tiêu hóa-hấp thu ở ruột;
-Bệnh gan gây giảm khả năng dự trữ đường;
-Thiếu enzyme phân giải glycogen ở gan (phosphorylase);
-Tăng tiêu thụ glucose (hoạt động thể lực, sốt…);
-Rối loạn điều hòa của hệ thần kinh và thể dịch;
-Rối loạn tái hấp thu glucose ở thận;
-U tế bào beta thân tụy làm tăng tiết insulin.
28
Các triệu chứng khi glucose
-Dưới 80mg% xuất hiện cảm giác đói;
-Dưới 70mg% xuất hiện cồn cào, đau bụng, vã mồ hôi… do kích
thích phó giao cảm;
-Dưới 60mg% sẽ run tay chân, nhịp tim nhanh, hoa mắt chóng
mặt… do tế bào não thiếu năng lượng và kích thích hệ giao cảm.
-Dưới 50mg% có các triệu chứng suy sụp chức năng thần kinh,
tim mạch, thậm chí hôn mê.

29
2.4.2.Tăng glucose máu: khi glucose máu cao trên 130mg%.
Một số nguyên nhân gây tăng glucose máu:
-Trong và sau bữa ăn nhiều đường monosaccharide;
-Giảm tiêu thụ glucose;
-Thiếu vitamin B1 (B1 là thành phần cấu trúc coenzyme
thiaminpyrophosphat có vai trò trong chuyển hóa acid pyruvic
thành axetyl-coenzyme A, gây ứ trệ acid pyruvic dẫn tới ứ trện
glucose);
-Hưng phấn hệ thần kinh giao cảm;
-Một số bệnh nội tiết gây giảm insulin, kháng insulin… như đái
tháo đường.
-Các triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, nhìn mờ, khát tăng
dần…do tăng áp lực thẩm thấu. Có thể kèm tiểu nhiều, mất
glucose kém mất Na+, K+. 30
2.5.1.Đái tháo đường typ I:
-Do thiếu insulin thực sự và thường thấy có tổn thương tế bào beta đảo tụy.
-Có tỷ lệ di truyền khá cao, liên quan đến nhiều hệ gen HLA và liên quan cơ
chế bệnh tự miễn (kháng thể chống insulin, kháng thể chống tế bào beta,
kháng thể chống thụ thể insulin), khởi phát bệnh ngay từ tuổi trẻ.
-Điều trị bằng insulin có hiệu quả nên gọi là đái tháo đường phụ thuộc
insulin.
-Một số nét về bệnh sinh:
+Glucose không qua được màng tế bào nên tăng cao trong máu, tăng áp lực
thẩm thấu, kéo nước từ trong tế bào ra (khát)
+Glucose tăng cao vượt ngưỡng thận sẽ thải theo nước tiểu, tăng lượng
nước tiểu.
+Tế bào không đủ glucose để sử dụng, thiếu năng lượng cung cấp cho các
cơ quan, mệt mỏi
+Gan và các tế bào tăng cường thoái giáng glycogen và cả lipid, proptid để
tạo năng lượng thay thế, gây ra gầy sút.
+Gan tạo ra nhiều acid axeto axetic làm nhiễm toan chuyển hóa (toan ceton)
31
2.5.2.Đái tháo đường typ II:
-Ít liên quan đến tổn thương tuyến tụy và chỉ có khoảng 25% bệnh nhân có
insulin giảm, nhiều bệnh nhân có insulin tăng nên còn gọi là đái tháo
đường không phụ thuộc insulin.
-Có thể thấy nhiều trường hợp ưu năng các tuyến nội tiết làm tăng glucose
như tuyến thượng thận, tuyến giáp, thùy trước tuyến yên… và còn gọi là
đái tháo đường typII thứ phát.
-Bệnh thường ở người trên 40 tuổi, điều trị bằng chế độ ăn hiệu quả. Đã có
nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường typ II cho kết quả tốt.
-Về bệnh sinh có các nét cơ bản như đái tháo đường typ I, diễn biến chậm
nhưng do xảy ra ở người có tuổi nên gây nhiều biến chứng ở các cơ quan
+Nhiễm khuẩn: đường máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm
nhập, phát triển.
+Nhiễm toan, nhiễm độc. Mất nước, mất K+
+Xơ vữa động mạch và những biến chứng liên quan hẹp tắc mạch (não,
tim, chi…)
32
33
III.RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA LIPID

34
2.1.Vai trò của lipid
-Trong thực phẩm, lipid bao gồm các glycerid (mono, di, và tri-
glyceride) là chất béo trung tính; phospholipid; cholesterol; và một
số chất khác ít quan trọng hơn.
-Về mặt hóa học, thành phần gốc lipid cơ bản là các acid béo (acid
hữu cơ hydrocarbon mạch dài, ví dụ acid palmitic CH3-(CH2)-
14COOH). Riêng cholesterol không chứa acid béo, nhưng nhân
sterol của nó được tổng hợp từ acid béo, nên vẫn có nhiều đặc tính
vật lý và hóa học như của các loại lipid khác.
Cấu trúc hóa học của phân tử triglyceride gồm ba phân tử acid béo
chuỗi dài liên kết với một phân tử glyxerol. Các acid béo phổ biến
nhất trong cơ thể người là acid stearic và acid palmitic.

35
-Về chức năng của lipid:
+Triglyceride chủ yếu được sử dụng để cung cấp khoảng 25-30% năng
lượng cho các quá trình trao đổi chất, và chất tham gia vào chu trình
Krebs là Acetyl-Coenzym A. Lipid được dự trữ trong mô mỡ và gan, là
nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất của cơ thể.
+Các lipid khác, đặc biệt là cholesterol, phospholipid và một lượng nhỏ
triglycerid được sử dụng để cấu tạo nên màng của tất cả các tế bào của
cơ thể và thực hiện các chức năng tế bào thiết yếu khác. Phospholipid là
tiền chất của prostaglandin và leucotrien; Cholesterol là tiền chất tổng
hợp acid mật, steroid thượng thận và sinh dục; Mô mỡ chiếm khoảng
20% thể trọng, đệm dưới da và bọc quanh các phủ tạng.
-Nhu cầu về lipid
+Để cung cấp năng lượng, chuyển hóa và tham gia cấu trúc
+Cần có đủ các loại acid béo bão hòa và acid béo chưa bão hòa. Acid
béo chưa bão hòa, nhất là acid linoleic, hạn chế sự gia tăng cholesterol
máu và xơ vữa động mạch. 36
2.2.Chuyển hóa lipid
2.2.1.Gan và chuyển hóa lipid
-Gan thủy phân triglycerid thành glycerol và các acid béo. Các
acid béo được tách thành acetyl-CoA, rồi hai phân tử acetyl-CoA
sẽ ngưng tụ lại để tạo thành một phân tử acid acetoacetic. Acid
acetoacetic và glycerol khuếch tán tự do qua màng tế bào gan và
được máu vận chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng.
-Tổng hợp triglycerid từ carbohydrate hoặc từ protein;
-Tổng hợp các lipid như cholesterol, phospholipid từ các acid
béo.
-Ngoài ra, các tế bào gan có khả năng khử acid béo no nhờ
enzyme dehydrogenase để cung cấp acid béo không no cho các
tế bào của cơ thể.

37
2.2.2.Sử dụng lipid ở các cơ quan (cơ, tim…)
-Glycerol vào tế bào được các enzym nội bào biến đổi thành glycerol-
3- phosphat để đi vào con đường đường phân để sinh năng lượng.
-Acid acetoacetic khuếch tán vào trong các tế bào và phân giải thành
các phân tử acetyl-CoA đi vào chu trình acid citric để sinh năng lượng.
2.2.3.Chuyển hóa sinh lipid
-Từ glucid: khi carbohydrate dư thừa thì acetyl-CoA chuyển thành acid
béo và acid béo kết hợp với α- Glycerophosphat để tạo thành
triglycerid. Phần lớn triglycerid được tổng hợp ở gan và được vận
chuyển trong VLDL đến mô mỡ để dự trữ. Triglycerid cũng có thể
được tổng hợp trong mô mỡ. Năng lượng được dự trữ trong các mô
mỡ lớn gấp 2,5 lần glycogen nếu có cùng khối lượng.
-Từ protein: khi cơ thể dư protein, nhiều acid amin có thể được
chuyển đổi thành acetyl-CoA, sau đó acetyl-CoA có thể được tổng
hợp thành triglycerid.
38
2.2.4.Chuyển hóa cholesterol
-Tạo muối mật: có tới 80% cholesterol được chuyển hóa thành
acid cholic, acid cholic liên hợp với các chất khác để tạo thành
muối mật, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo.
-Là cơ chất tham gia thành phần tổng hợp nội tiết tố: tuyến
thượng thận sản xuất corticoid; buồng trứng sản xuất
progesterone và estrogen, tinh hoàn sản xuất testosterone.
-Cùng Phospholipid tham gia thành phần tạo nên cấu trúc màng
tế bào

39
2.2.5.Chuyển hóa Phospholipid
Các loại phospholipid chính của cơ thể là lecithin, cephalins, và
sphingomyelin.
-Phospholipid tham gia hình thành các cấu trúc màng tế bào và
nhiều chức năng chuyên biệt của tế bào thần kinh.
-Phospholipid là thành phần quan trọng của lipoprotein trong
máu vận chuyển cholesterol và các lipid khác.
-Là thành phần tổng hợp nên Thromboplastin, sphingomyelin,
myelin của hệ thần kinh; là nguồn sinh gốc photphat cần thiết
cho các phản ứng hóa học tế bào.

40
2.2.6.Điều hòa chuyển hóa lipid
-Insulin tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng chuyển
hóa sử dụng glucose tạo glycogen, lipid dự trữ.
-Prostaglandin E (PGE1) chống thoái hóa lipid, tăng tổng hợp
lipid dự trữ.
-Tình trạng căng thẳng, hưng phấn, kích thích giao cảm sẽ kích
thích tuyến yên tiết ACTH, kích thích tuyến thượng thận giải
phóng adrenalin, noradrenalin và glucocorticoid. Các hormone
này kích hoạt lipase triglyceride làm tăng phân giải triglycerid
thành acid béo làm tăng acid béo tự do trong máu.
-Thyroxin tuyến giáp làm tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng
trong tất cả các tế bào của cơ thể. Kết quả là giảm acetyl-CoA
dẫn tới tăng huy động sản xuất năng lượng từ các nguồn, kể cả
lipid.
41
2.2.7.Sự hình thành và chức năng của Lipoprotein:
-Hầu như tất cả các lipoprotein được hình thành trong gan, đây
cũng là nơi tổng hợp hầu hết cholesterol, phospholipid và
triglycerid trong huyết tương. Ngoài ra, một lượng nhỏ HDL được
tổng hợp trong biểu mô ruột trong quá trình hấp thụ acid béo từ
ruột.
-Chức năng chính của lipoprotein là vận chuyển các thành phần
lipid trong máu: Các VLDL vận chuyển triglycerid được tổng hợp
trong gan đến mô mỡ, các lipoprotein khác vận chuyển
phospholipid và cholesterol từ gan đến các mô ngoại vi hoặc từ
ngoại vi trở lại gan.
-Lưu ý là VLDL vận chuyển các thành phần lipid đến các mô, sau
khi trao đi các thành phần lipid thì trở thành IDL, LDL và thành
HDL là dạng vận chuyển cholesterol còn lại từ mô trở về gan.
42
2.3.Rối loạn chuyển hóa lipid
2.3.1.Các chỉ số lipid máu

Công thức Friedewald để tính nồng độ LDL-C:


Tính bằng mmol/l: LDL-C = TC - HDL-C - TG/2,2
Tính bằng mg/dl: LDL-C = TC - HDL-C - TG/5
43
2.3.2.Tăng lipid máu
• -Tăng lipid máu trong và sau bữa ăn, nhất là khi chế độ ăn giàu
lipid;
• -Tăng lipid máu do tăng huy động lipid từ mô dưới tác dụng của
một số hormone tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp;
• -Tăng lipid còn do giảm sử dụng lipid chủ yếu ở gan (tắc mật,
ngộ độc rượu, giảm sản xuất apoprotein vận chuyển mỡ).
• -Nguyên nhân: Các nguyên nhân tiên phát (di truyền) và các
nguyên nhân thứ phát (lối sống và các yếu tố khác) góp phần
gây rối loạn lipid ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ, trong tăng
lipid máu kết hợp tính chất gia đình xảy ra chỉ khi có các
nguyên nhân thứ phát.
• Các nguyên nhân thứ phát thường gặp: Đái tháo đường; Lạm
dụng rượu; Bệnh thận mạn; Suy giáp; Xơ gan mật nguyên phát
và các bệnh gan ứ mật khác; Thuốc (thiazid, chất ức chế beta,
estrogen, progestins, glucocorticoid…) 44
2.3.3.Tăng cholesterol:
• -Cholesterol ngoại sinh được hấp thu từ ruột vào hệ bạch huyết sau
đó được ester hóa cùng với acid béo. Một phần cholesterol do gan
tổng hợp ra gọi là cholesterol nội sinh.
• -Từ gan, cholesterol được các lipoprotein vận chuyển tới các mô tế
bào. Trong tế bào, tùy theo chức năng mà cholesterol được chuyển
hóa thành acid mật (gan) hay hormone steroid (tuyến thượng thận,
tuyến sinh dục). Khoảng 50% cholesterol được thải qua đường mật
xuống ruột dưới dạng muối mật và sterol trung tính.
• -Tăng cholesterol có thể do chế độ ăn (lòng đỏ trứng, mỡ, gan, não)
hay do kém đào thải (tắc mật, suy gan); cũng có khi do tăng huy động
lipid nói chung (đái tháo đường, thận hư) hoặc giảm thoái biến gặp
trong thiểu năng tuyến giáp, suy gan.
• Cholesterol ứ đọng trong tế bào gây rối loạn chức năng và tổn thương
hình thái, gặp trong cách bệnh xơ gan, xơ vữa động mạch, u vàng.
• -Giảm cholesterol: có thể gặp do tăng đào thải hay giảm hấp thu. 45
2.4.Một số tình trạng bệnh do tăng lipid
• Rối loạn lipid máu là tăng cholesterol, triglyceride (TGs) huyết
tương, hoặc cả hai. Nguyên nhân có thể là tiên phát (di truyền ít
gặp) hoặc thứ phát thường gặp.
• Lipid máu tăng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng và hậu quả
xấu cho cơ thể. Có thể kể đến một số tình trạng: béo phì, vữa
xơ động mạch, suy chức năng cơ quan.
• Chẩn đoán là bằng cách xét nghiệm cholesterol, TGs, các
lipoprotein trong huyết tương. Điều trị bao gồm sự thay đổi chế
độ ăn uống, tập thể dục, và thuốc giảm lipid.

46
• 2.4.1.Béo phì
• Béo phì là sự tích lũy mỡ quá mức ở mô dưới da và quanh các tạng
làm trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường. Béo phì là hậu
quả của sự gia tăng số lượng và kích thước tế bào mỡ, có liên quan
đến các yếu tố di truyền, thần kinh trung ương và môi trường, trong
đó yếu tố di truyền làm tăng tính cảm thụ đối với các yếu tố môi
trường.
• -Theo công thức Lorentz
• Nam giới: [Chiều cao cơ thể (cm) - 100] - [Chiều cao cơ thể (cm)/ 4]
• Nữ giới: [Chiều cao cơ thể (cm) - 100] - [Chiều cao cơ thể (cm)/ 2]
• Kết quả: >20-30 Béo phì nhẹ
• >30-50 Béo phì rõ
• >50 Quá béo phì

47
• -Theo chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index)
• BMI (kg/ m2) = Trọng lượng cơ thể / (Chiều cao cơ thể)2
• Theo tiểu ban dinh dưỡng Liên Hiệp Quốc đánh giá về BMI:
• < 16 Suy dinh dưỡng độ III
• 16 - 16,9 Suy dinh dưỡng độ II
• 17 - 18,4 Suy dinh dưỡng độ I
• 18,5 - 24,9 Bình thường
• 25 - 29,9 Béo phì độ I
• 30 - 39,9 Béo phì độ II
• > 40 Béo phì độ III
• Người Việt Nam, BMI bình thường 18,5-22,9
48
Hậu quả của béo phì:
• Bệnh đái đường (týp II): béo phì làm giảm tính nhạy cảm của
các tế bào ngoại vi đối với insulin.
• Bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch và tăng huyết áp): do tăng
cholesterol máu.
• Ngoài ra, người béo phì hay gặp tình trạng sỏi mật; khó thở;
Rối loạn nội tiết tố giới tính; Ðau khớp do vi chấn thương bởi
nặng nề.

49
2.4.2.Xơ vữa động mạch
-Tăng lipoprotein máu có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, từ đó
dẫn đến các biến chứng nặng về tim mạch như tăng huyết áp,
bệnh lý động mạch vành, nhồi máu cơ tim.
-Phân loại tăng lipoprotein máu theo Frederickson/WHO

Type Thành phần tăng chủ yếu


I Chylomicrons
IIa LDL
IIb LDL và VLDL
III VLDL và tàn dư Chylomicron
IV VLDL
V Chylomicrons và VLDL 50
-Cơ chế tăng lipoprotein máu
+Tăng lipoprotein máu tiên phát có liên quan đến: tăng tổng hợp
chylomicron và VLDL do chế độ ăn nhiều lipid, cholesterol và
acid béo bảo hòa; kết hợp với giảm giáng hóa lipid do cuộc sống
nhàn nhã ít tiêu thụ năng lượng.
+Tăng lipoprotein máu thứ phát: nhược giáp; hội chứng thận hư;
ứ mật; đái tháo đường; viêm tụy; nghiện rượu, Gout…
+Tăng cholesterol đơn thuần: được gọi là bệnh tăng
cholesterol máu gia đình, tăng cholesterol máu týp IIa (tăng LDL
do giảm thụ thể của LDL). Cholesterol máu tăng rất cao,
khoảng 2,75 -5 g/L.

51
-Cơ chế gây mảng vữa xơ ở động mạch:
LDL tăng thấm vào tế bào nội mạc mạch máu, tại đó LDL dễ bị
oxy hóa tạo ra các phân tử kết dính (VCAM-1: vascular cell
adhesion molecule-1), các yếu tố hóa ứng động dương đối với
bạch cầu (MCP1: monocyte chemoattractant protein 1) và các
yếu tố gây biệt hóa đại thực bào (M- CSF: macrophage colony
stimulating factor). Các monocyte đến bám vào nội mạc mạch
máu rồi biệt hóa trở thành đại thực bào, sau đó thu nhận
cholesterol để biến thành tế bào bọt
Tại mảng xơ vữa thấy có các tế bào bọt bên trong chứa nhiều
este cholesterol, tăng sinh cơ trơn và các sợi collagen. Các yếu
tố gây biệt hóa tế bào kích thích sự tăng sinh các tế bào cơ trơn
mạch máu, từ đó tăng tổng hợp các sợi collagen, đồng thời các
yếu tố hóa ứng động thu hút thêm nhiều đại thực bào trong máu
đến vị trí tổn thương, từ đó hình thành mảng xơ vữa.
52
2.4.3.Tăng triglycerid máu đơn thuần
Triglycerid (TG) máu bình thường dưới 1,5 g/L. Khi trên 2 g/L là
bệnh lý.
-Tăng TG tương ứng với tăng VLDL (týp IV) hoặc do tăng hết
hợp VLDL và chylomicron (týp V) là hai loại lipoprotein chứa
nhiều TG nhất.
-Nguyên nhân tăng TG có thể là tiên phát (do thiếu lipoprotein
lipase) hoặc thứ phát.
-Lắng đọng triglycerid có thể tạo thành các u vàng phát ban (các
nốt sần màu đỏ cam) xuất hiện ở thân và đầu chi khi TG > 10
g/L.
-Triệu chứng có thể là những cơn đau bụng do thiếu máu mạch
mạc treo hay viêm tụy cấp. Viêm tụy cấp xảy ra có thể do thiếu
máu cục bộ tại tụy do tăng các hạt lipoprotein và tăng thấm các
hạt lipoprotein vào tụy rồi lipase tụy thủy phân TG thành acid béo
tự do và glycerol gây độc đối với tế bào tụy.
53
2.4.4.Gan thoái hóa mỡ (Gan nhiễm mỡ)
-Bình thường lượng mỡ trong gan vào khoảng 4 - 6% trọng
lượng gan, chủ yếu là triglycerid. Gọi là gan nhiễm mỡ khi lượng
mỡ trong gan trên 13%, do tăng tích trữ triglycerid.
-Mô bệnh học: có các giọt mỡ bên trong bào tương của tế bào
gan. Các giọt mỡ này đẩy nhân tế bào gan ra sát màng tế bào.
-Cơ chế: do tăng tổng hợp triglycerid bên trong tế bào gan;
hoặc do giảm vận chuyển triglycerid ra khỏi gan.
+Chế độ ăn nhiều lipid làm tăng các hạt chylomicron đến tế bào
gan rồi giải phóng nhiều acid béo tự do vào gan. Acid béo được
hoạt hóa bên trong tế bào gan thành acetyl coenzym A rồi kết
hợp với glycerol phosphat thành nhiều triglycerid.
+Tăng acid béo tự do trong máu do tăng điều động từ mô mỡ dự
trữ trong bệnh đái đường hoặc đói ăn. Gan tăng thu nhận axit
béo tự do rồi chuyển thành nhiều triglycerid.
54
2.4.4.Gan thoái hóa mỡ (Gan nhiễm mỡ)
+Chế độ ăn quá giàu calo gây dư thừa acetyl coenzym A, acetyl
coenzym A kết hợp với glycerolphosphat thành triglycerid.
+Nghiện rượu: ethanol gây tăng NADH tại tế bào gan, từ đó kích
thích tổng hợp acid béo dẫn đến tăng tổng hợp triglycerid trong tế
bào gan.
+Giảm vận chuyển triglycerid ra khỏi gan do giảm tổng hợp
apolipoprotein trong tế bào gan; do thiếu các yếu tố cần thiết để
tạo phospholipid (cholin, methionin, lecithin) trong khi phospholipid
là chất kết hợp với triglycerid để vận chuyển ra khỏi gan.
-Lâm sàng và tiến triển: biểu hiện lâm sàng thường kín đáo và tiến
triển thường nhẹ, vì mỡ không phải là chất độc. Tuy vậy gan
nhiễm mỡ mạn tính có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan, xơ gan
do tế bào gan bị chèn ép, hoại tử và bị thay bằng mô xơ.
55
III.RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA PROTID

56
3.1.Vai trò của protid
-Protein là thành phần quan trọng tạo nên cấu trúc tế bào
-Protein là các hoạt chất sinh học quan trọng như enzym, kháng
thể, bổ thể, hormone, các yếu tố đông máu, protein vận chuyển
hoặc điều hòa
-Protein tham gia kiểm soát thông tin di truyền trong tế bào
-Protid cung cấp 10-15% năng lượng cơ thể khi cần.
-Protein huyết tương duy trì áp lực keo trong máu
-Tham gia điều hòa kiềm toan (hệ đệm proteinat)

57
3.2.Chuyển hóa protid
Nguồn gốc chủ yếu của protid huyết tương là gan. Gan tạo 95%
albumin, 85% globulin và các loại khác như fibrinogen, yếu tố
đông máu, bổ thể. Một phần protid huyết tương có nguồn gốc từ
các mô khác như kháng thể, hormon.
-Mỗi phân tử protein có cấu trúc đặc trưng theo trình tự do gen
quy định. Mỗi loại protein cũng có số lượng đặc trưng trong cơ
thể.
-Khoảng 50% protein được đổi mới trong 80 ngày, riêng ở gan và
máu thì đổi mới 50% chỉ trong 10 ngày. 90% acid amin của quá
trình giáng hóa được tái sử dụng.

58
-Ở người bình thường quá trình đồng hóa và dị hóa protein cân
bằng nhau, đó là cân bằng nitơ.
Mỗi ngày có 20 đến 30 gam protein trong cơ thể sẽ bị phân hủy
thành các acid amin và sau đó bị khử và bị oxy hóa, quá trình
này được gọi là quá trình mất protein bắt buộc. Lượng protein bị
giáng hóa này sinh ra khoảng 9,2g nitơ, và được chuyển thành
urea rồi bài tiết qua thận, một phần được đào thải qua phân, mồ
hôi. Cứ 6,25g protid giáng hóa tạo ra 1g nitơ, do vậy để duy trì
cân bằng nitơ, cơ thể cần bổ sung đủ nhu cầu về protid: 9,2
g/ngày x 6,25 = 57,5g/ngày.
Nhu cầu protid tăng lên khi cơ thể đang phát triển, hoặc hồi phục
sau bệnh nặng.
-Protein có thể được sử dụng để sinh năng lượng khi cần hoặc
khi dư, các acid amin sẽ được chuyển hướng hoặc được dự trữ
dưới dạng chất béo hoặc dưới dạng glycogen. Quá trình này xảy
ra chủ yếu tại gan nhờ quá trình khử amin.
59
3.3.Điều hòa protein
-Khi nồng độ acid amin trong huyết tương giảm xuống dưới mức
bình thường, các acid amin sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào
bổ sung vào huyết tương để duy trì nồng độ mỗi loại acid amin
luôn ổn định.
-Khi cơ thể có nhu cầu, các protein nội bào nhanh chóng phân
giải thành các acid amin dưới tác động của các enzym trong
lysosome nội bào và các acid amin được vận chuyển ra khỏi tế
bào vào máu.
-Một số hormone có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa các
protein trong mô và các acid amin trong tuần hoàn. Ví dụ,
hormone tăng trưởng và insulin làm tăng sự hình thành protein
mô, trong khi glucocorticoid vỏ thượng thận làm tăng nồng độ
acid amin trong huyết tương.
-Nếu một mô cần protein, nó có thể tổng hợp protein mới từ các
acid amin của máu; và máu được bổ sung acid amin từ các tế
bào khác của cơ thể, đặc biệt là từ tế bào gan. 60
3.4.Thành phần protein máu
Trong máu có khoảng 30 loại protein khác nhau. Tất cả các protein trong
máu đều được tổng hợp trong gan trừ gamma globulin.
Giá trị bình thường của protein trong máu từ 60 - 80 g/L, trong đó albumin
38 - 54 g/L và globulin 26 - 42 g/L. Tỷ lệ Albumin/Globulin > 1 (khoảng 1,2-
1,5). Khi tỷ lệ A/G <1 thì protein dễ bị kết tủa (phản ứng lên bông).
-Albumin huyết thanh chiếm 55% protein trong máu, có vai trò quan trọng
duy trì áp suất thẩm thấu của huyết tương và hỗ trợ vận chuyển lipid và
hormone steroid.
-Globulin chiếm 38% protein trong máu và vận chuyển ion, kích thích tố và
chất béo hỗ trợ chức năng miễn dịch.
-Fibrinogen bao gồm 7% protein trong máu; là yếu tố đông máu cần thiết.
-Phần còn lại của protein huyết tương (# 1%) là protein điều hòa, chẳng
hạn như enzyme, proenzym và hormone.
(Hemoglobin không phải là một protein máu, vì nó nằm trong các hồng
cầu chứ không phải trong huyết tương).
61
Protein huyết Tỷ lệ % Biến đổi
tương (VN)
Albumin 56,6±4,2 Giảm trong suy dinh dưỡng và các
nguyên nhân giảm protein
Alpha 1 Globulin 5,1±0,9 Tăng trong viêm, hoại tử mô, rối loạn
Alpha 2 Globulin 7,6±1,7 chuyển hóa (thận hư)
Beta Globulin 10,4±1,3 Tăng để vận chuyển lipid trong các
trường hợp tăng lipid (đái đường, tắc
mật, thận hư)
Gamma Globulin 20,2±3,3 Tăng trong nhiễm khuẩn, quá mận, u
tương bào (là kháng thể)
62
3.5.Rối loạn chuyển hóa protid

-Giảm protid huyết tương là tình trạng bệnh lý thường gặp trên
lâm sàng, do nhiều nguyên nhân gây ra, hay gặp là bênh lý gan
thận.
-Tăng protid huyết tương rất hiếm gặp, thường là tình trạng cô
đặc máu do mất nước.

63
3.5.1.Giảm protein huyết tương
-Giảm protid huyết tương phản ánh tình trạng giảm khối lượng protid của cơ
thể, một gam protid huyết tương đại diện cho 30 gam protid của cơ thể.
-Nguyên nhân:
+Cung cấp protein từ thức ăn không đủ về số lượng và chất lượng; Giảm ăn
trong thời kỳ bị bệnh.
+Rối loạn tiêu hóa và hấp thu protid như tiêu chảy, viêm tụy mạn...
+Giảm tổng hợp protid do bệnh lý gan như xơ gan.
+Mất protid huyết tương ra ngoài cơ thể, có thể gặp trong bệnh viêm ruột
xuất tiết (mất qua đường tiêu hóa), hội chứng thận hư (mất qua đường tiết
niệu), bỏng (mất qua da)…
+Tăng sử dụng: sốt, ung thư, cường giáp, đái tháo đường…
-Hậu quả:
+Phù toàn thân do giảm áp lực thẩm thấu keo máu. Mức độ phù phụ thuộc
chủ yếu lượng albumin máu. Khi albumin dưới 30g/L có biểu hiện phù trên
lâm sàng.
+Trẻ em chậm lớn, người lớn sút cân, vết thương chậm tái tạo, thiếu máu,
suy nhược cơ thể. 64
3.5.2.Protein máu tăng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng protein trong máu như:
- Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng.
- Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu.
- Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan
giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,...
- Đái tháo đường.
- Hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn.
- Viêm khớp dạng thấp, đa u tủy xương, U lympho Hodgkin,
lupus ban đỏ hệ thống,...

65
3.5.3.Rối loạn tổng hợp protid
-Rối loạn về gen cấu trúc:
Gen cấu trúc trong ADN có trình tự nghiêm ngặt quyết định
thứ tự các acid amin trong chuỗi polypeptid của protein. Nếu có
đột biến gen chỉ thay đổi một acid amin cũng đủ gây biến tính
loại proein đó.
Ví dụ bệnh hemoglobin S (bệnh hồng cầu hình liềm-sicklemia):
Hemoglobin A1 cấu tạo bởi 4 nhóm hem kết hợp với 4 chuỗi
polypeptid (2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta). Chuỗi alpha gồm
141 acid amin, chuỗi beta gồm 146 acid amin. Tại vị trí số 6 của
chuỗi polypeptid beta là acid glutamic, nếu bị thay thể bởi valin
thì hemoglobin A1 trở thành hemoglobin S. Hồng cầu mang HbS
có dạng hình liềm, khó di chyển qua các mao mạch nhỏ dễ gây
thiếu máu cục bộ và dễ vỡ gây thiếu máu. Dạng đồng hợp tử gây
bệnh nặng, thường gặp tại các nước châu Phi.
66
3.5.3.Rối loạn tổng hợp protid
-Rối loạn về gen điều hòa: Gen điều hoà có thể kích thích hoặc
ức chế tổng hợp protid bằng cách tiết một chất kìm hãm.
Ví dụ trong bệnh hemoglobin F (Thalassemia), số lượng
hemoglobin F tăng cao trong máu trên 30%: Bình thường tỉ lệ
hemoglobin A1 (2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta) là 97%,
hemoglobin A2 (2 chuỗi alpha và 2 chuỗi delta) là 2%,
hemoglobin F (2 chuỗi alpha và 2 chuỗi gamma) là 1%. Ở người
bị bệnh hemoglobin F, do gen gamma không bị ức chế nên tiếp
tục tạo hemoglobin F, hồng cầu mang hemoglobin F dễ vỡ gây
thiếu máu.
Tuy nhiên khi còn trong thời kỳ bào thai, gen mã cho chuỗi beta
bị ức chế, gen mã cho chuỗi gamma hoạt động mạnh nhất nên
hemoglobin F là hemoglobin chính trong hồng cầu thai nhi.
Hemoglobin F có ái lực cao đối với oxy giúp cơ thể thai nhi dễ
thu nhận oxy từ máu mẹ, thích nghi với tình trạng thiếu oxy trong
đời sống ở tử cung. 67
3.5.4.Rối loạn chuyển hóa acid nucleic
Bệnh Goute:
-Do thiếu enzyme hypoxanthin-guanin phosphoribosyl tranferase
nên hypoxanthin và guanin không tham gia tổng hợp acid nucleic
tương ứng mà bị thoái hóa thành acid uric.
-Acid uric tăng cao trong máu, lắng đọng dưới dạng urat ở sụn
khớp, bao hoạt dịch, thân, da, cơ… gây đau, biến dạng khớp,
suy thận.

68
69
Luong Linh Ly

You might also like