Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ 1.

Câu 1: Trong những phát biểu dưới đây về các nguyên tố nhóm nitơ, phát biểu nào không đúng?
A. Các nguyên tố nhóm nitơ đều là các nguyên tố p.
B. Các nguyên tố nhóm nitơ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
C. Trong hợp chất, ngoài số oxi hóa -3, +3, +5, photpho còn có số oxh hóa +1, +2, +4.
D. Các nguyên tố nitơ đều có 5 electron lớp ngoài cùng.
Câu 2: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử. B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric. D. tổng hợp amoniac.
Câu 3. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4
lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Tìm hiệu suất phản ứng?
Câu 4: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở ?
A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2.
Câu 5: Cho các phản ứng sau:
(1) NH4NO2   (2) Cu(NO3)2  
0 0
t t

(3) NH3 +O2   (4) NH3 + Cl2  


0 0
580 C , Pt t

(5) NH3 + CuO   (6) NH4Cl  


0 0
t t

Các phản ứng tạo khí N2 là:


A. (1), (4), (5). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (6)
Câu 6: Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, CaO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
A. Al, Fe, Cu, Ca. B. Al2O3, Fe2O3, Cu, CaO.
C. Al2O3 Cu, Ca, Fe. D. Al2O3, Cu, CaO, Fe.
Câu 7: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Dẫn khí CO dư đi qua oxit FexOy đun nóng.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho kim loại Mg phản ứng với dung dịch HNO3.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Nhiệt phân muối NaHCO3
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(8) Nhiệt phân muối AgNO3.
(9) Đốt cháy hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H5NO2
Số thí nghiệm có thể tạo ra đơn chất là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là:
A. Cu(NO2)2, NO2 B. CuO, NO2, O2 C. Cu, NO2, O2 D. CuO, NO2
Câu 9: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 10: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống
nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng:
A. Bông khô. B. Bông có tẩm nước.
C. Bông có tẩm nước vôi. D. Bông có tẩm giấm ăn.
Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3. Thể tích khí O2 (lit) ở đktc thu được là
A. 2,24 B. 1,12 C. 3,36 D. 4,48
Câu 12: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dứơi đây là không đúng ?
A. NH4Cl → NH3 + HCl B. NH4NO3 → NH3 + HNO3
C. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2 D. NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu 13: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện
tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Câu 14 : Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dd HNO3 loãng dư, thì có 6,72 lít (đktc) khí NO bay
ra. Khối lượng các kim loại Al và Fe trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. 2,7 gam và 11,2 gam. B. 5,4 gam và 5,6 gam
C. 0,54 gam và 0.56 gam D. kết quả khác
Câu 15: Cho 1,68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HNO3 xM. Sau phản ứng thu được
dung dịch Y và 0,448 lít khí NO duy nhất. Gía trị của x và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch
Y lần lượt là
A. 0,36M và 18,36 gam B. 0,36M và 11,16 gam
C. 0,34M và 18,36 gam D. 0,34M và 11,16 gam
Câu 16: Cho 14,7 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO 3,
thu được 1,792 lít khí hỗn hợp khí Y (đktc) gồm N2 và NO2 có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Biết
rằng dung dịch thu được phản ứng với dung dịch NaOH dư không thấy khí thoát ra. Khối lượng muối
thu được và nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 là
A. 39,19 gam và 0,28M. B. 39,19 gam và 1,4M.
C. 39,19 gam và 1,7M. D. 39,19 gam và 1,2M.
Câu 17: So với photpho đỏ thì photpho trắng có hoạt tính hoá học
A. bằng. B. yếu hơn. C. mạnh hơn. D. không so sánh được.
Câu 18: Hai khoáng vật chính của photpho là
A. Apatit và photphorit. B. Photphorit và cacnalit.
C. Apatit và đolomit. D. Photphorit và đolomit.
Câu 19: Trong phương trình phản ứng P  H 2SO 4 
 H3PO 4  SO 2  H 2O , hệ số cân bằng của P là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 20: Trộn lẫn 150ml dd KOH 1M với 50ml dd H3PO4 1M thì nồng độ mol của muối trong dd thu được
là:
A. 0,33M. B. 0,25M. C. 0,44M. D. 1,1M.
Câu 21: Cho các phát biểu sau :
(1) Những chất tan trong nước cho dung dịch dẫn điện đều là chất điện li.
(2) Cho từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl, dung dịch thu được có pH > 7.
(3) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
(4) Muối K2CO3 có trong thành phần của tro thực vật và có thể làm phân kali.
(5) Trong dung dịch ion HCO3- có thể ùng tồn tại với các ion NH4+, Na+, K+, OH-.
(6) Tính bazơ của NH3 do trên N còn cặp electron tự do.
Số phát biểu đúng là :
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 22: Chất nào tạo kết tủa vàng với dung dịch Na3PO4
A. Ca(OH)2 B. AgNO3 C. ZnCl2 D. Chất khác
Câu 23: Cacbon không phản ứng được (khi đun nóng) với chất nào sau đây?
A. Fe2O3. B. Al2O3. C. CO2. D. H2.
Câu 24: Cho các phản ứng sau :
o o
t t
(1) C + O2 dư  (2) NaHCO3 
to to
(3) NH4Cl  (4) C2H5OH + O2 
(5) FeCl2 + NaNO3 + H2SO4 ⟶ (6) NH4NO3 + KOH ⟶
to
(7) NH4NO3 
Số phản ứng có thể tạo thành chất khí là
A. 6 B. 4. C. 5. D. 7.
Câu 25. Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng "nước chảy, đá mòn"?
A. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaO + H2O → Ca(OH)2.
Câu 26: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. CO2 B. CO C. CH4 D. N2
Câu 27: Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là :
A. NaHCO3, Na2CO3 B. Na2CO3, NaHCO3 C. Na2CO3 D. Không đủ dữ liệu
Câu 28: Cho 0,2 mol CO2 vào bình chứa 300 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối thu được sau phản
ứng là
A. 8,4g và 10,6g B. 84g và 106g C. 0,84g và 1,06g D. 4,2g và 5,3g
Câu 29: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M
và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, Tính thể tích (đktc) khí CO2 thu được?
Câu 30: Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2
(đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 31: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?
A. CuSO4  Cu+ + SO42-. B. H2CO3  2H+ + CO32-.
C. H2S  2H+ + S2-. D. NaOH  Na+ + OH-.
Câu 32: Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch ?
A. NH4+ ;Na+; HCO3-;OH-. B. Fe2+; NH4+; NO3- ; SO42-.
C. Na+; Fe2+ ; H+ ;NO3-. D. Cu2+ ; K+ ;OH- ;NO3-.
Câu 33: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều
A. tan trong nước.
B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. không tan trong nước.
D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 34: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh. D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
Câu 35: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4,
Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 36: Phương trình ion thu gọn : NH4 + OH ⟶ NH3 + H2O là của phản ứng nào ?
+ -

A. NH4Cl + NaOH ⟶ NaCl + NH3 + H2O


B. NH4Cl + AgNO3 ⟶ NH4NO3 + AgCl
C. 2(NH4)3PO4 + 3Ca(OH)2 ⟶ Ca3(PO4)2 + 6NH3 + 6H2O
D. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
Câu 37: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là
A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch A B C D E
pH 5,25 11,53 3,01 1,25 11,00
Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3
C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH
Câu 38: Hòa tan 3,66 gam hỗn hợp Na, Ba vào nước dư thu được 800 ml dung dịch A và 0,896 lít H2
(đktc). pH của dung dịch A là
A. 3. B. 12. C. 1. D. 13.
Câu 39: Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung
dịch X thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,1 và 0,35. B. 0,3 và 0,2. C. 0,2 và 0,3. D. 0,4 và 0,2.
Câu 40: Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+. B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-. D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.
ĐỀ 2.
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li ?
A. Rượu etylic. B. Nước nguyên chất. C. Axit sunfuric. D. Glucozơ.
Câu 2: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHCO3. B. NaOH C. KHSO4. D. Na2SO4.
Câu 3: Chất nào tạo kết tủa vàng với dung dịch Na3PO4
A. Ca(OH)2 B. AgNO3 C. ZnCl2 D. Chất khác
Câu 4: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HCl. B. CH3COOH . C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 5: Có các dung dịch NH3, CH3COOH, NaOH và HCl có cùng nồng độ mol/l và có các giá trị pH tương
ứng là h1, h2, h3 và h4. Sự sắp xếp theo chiều tăng dần các giá trị pH là
A. h4 < h2 < h1 < h3. B. h4 < h3 < h2 < h1. C. h1 < h2 < h3 < h4. D. h2 < h4 < h1 < h3.
Câu 6: pH của 200ml dung dịch chứa 0,126g HNO3 là ?
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 7: Phương trình ion thu gọn : NH4 + OH ⟶ NH3 + H2O là của phản ứng nào ?
+ -

A. NH4Cl + NaOH ⟶ NaCl + NH3 + H2O


B. NH4Cl + AgNO3 ⟶ NH4NO3 + AgCl
C. 2(NH4)3PO4 + 3Ca(OH)2 ⟶ Ca3(PO4)2 + 6NH3 + 6H2O
D. (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ⟶ BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
Câu 8: Cho các phản ứng sau :
(1) Na2CO3 + Ba(HCO3)2. (2) CO2 dư + Ca(OH)2
(3) BaCl2 + NaHSO4 (4) AgNO3 + Na3PO4
to
(5) Ca(HCO3)  (6) CuSO4 + NaOH
Số phản ứng tạo thành chất rắn là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 9: Một dung dịch chứa 0,20 mol Cu ; 0,30 mol K ; a mol Cl và b mol SO4 . Tổng khối lượng muối
2+ + - 2-

tan có trong dung dịch là 54,35 gam. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,30 và 0,20. B. 0,10 và 0,30. C. 0,20 và 0,50. D. 0,50 và 0,10.
Câu 10: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực.
Câu 11: Cho 8,96 lít N2 (đktc) tác dụng với 20,16 lít H2 (đktc), thu được 3,4 gam NH3. Hiệu suất của phản
ứng là
A. 20%. B. 34%. C. 33,3%. D. 50%.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Không thể thu khí N2 bằng phương pháp đẩy nước.
B. CaCO3 có tên là vôi tôi.
C. Cacbon thể hiện tính khử khi phản ứng với hidro và kim loại.
D. Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử : CH3COOH, H+,
CH3COO-, H2O.
Câu 13: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa?
A. AlCl3. B. H2SO4. C. HCl. D. NaCl.
Câu 14: Trong các loại phân bón sau : NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3, loại có hàm lượng đạm
cao nhất là :
A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. (NH2)2CO. D. (NH4)2SO4.
Câu 15: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3?
A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.
C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
Câu 16: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng. Phản ứng xảy ra hoàn toàn,
chất rắn thu được có khối lượng :
A. 29,6 gam. B. 28,0 gam. C. 30,4 gam. D. 25,6 gam.
Câu 17: Cho các phản ứng sau:
(1) NH4NO2   (2) Cu(NO3)2  
0 0
t t

(3) NH3 +O2   (4) NH3 + Cl2  


0 0
t t

(5) NH3 + CuO   (6) NH4Cl  


0 0
t t

Số phản ứng tạo khí N2 là:


A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion (NO3-) và ion amoni (NH4+).
B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3
C. Phân hỗn hợp chứa nitơ photpho, kali gọi chung là phân NPK
D. Pân urê có công thức là (NH4)2CO3
Câu 19: Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?
A. Ag, NO2, O2. B. Ag, NO,O2.
C. Ag2O, NO2, O2. D. Ag2O, NO, O2.
Câu 20: Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3. B. KOH, NaHCO3, NH3, ZnO.
C. MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2. D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S.
Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được 0,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) và chất rắn Y. Giá
trị của m là:
A. 4 B. 2 C. 9,4 D. 1,88
Câu 22: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là
A. Al, Fe, Cr. B. Ag, Fe, Cr. C. Pb, Ag, Fe. D. Pt, Au, Cu.
Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư đun nóng thu được 2,24 lit
NO và NO2 (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 21 ( không còn sản phẩm khử khác). Tìm kim loại M
A. Fe B. Zn C. Al D. Cu
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al vào HNO3 dư, thu được dung dịch X chứa một muối và 6,72 lít hỗn
hợp khí Y gồm NO2 và một khí Z, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Khí Z là
A. NO2. B. N2. C. N2O. D. NO.
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO và Al (có số mol bằng nhau) tác dụng với với 500ml dung dịch
HNO3 đặc nóng (với lượng vừa đủ) thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử
duy nhất, ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị m và tổng khối lượng muối thu được lần lượt là (coi như thể
tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. 5,35 và 60,15 gam. B. 5,35 và 20,05 gam
C. 5,53 và 40,1 gam. D. 5,35 và 200,5 gam.
Câu 26: Cho các phát biểu sau :
(1) HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng.
(2) Không thể nhận biết H3PO4 bằng dung dịch AgNO3.
(3) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch thu được có pH = 7
(4) Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau bằng 12 : C + HNO3 (đặc)   CO2 + NO2 + H2O
o
t

(5) Muối axit là muối có chứa nguyên tử H có khả năng phân li ra ion H+.
(6) Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nhiệt phân muối amoni nitrit.
Số phát biểu đúng là :
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 27: Người ta có thể sử dụng nước đá khô ( CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo
quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì:
A. Nước đá khô có khả năng hút ẩm. B. Nước đá khô có khả năng thăng hoa.
C. Nước đá khô có khả năng khử trùng. D. Nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.
Câu 28.Nhiệt phân muối CaCO3 thu được sản phẩm gồm :
A. CaO và CO2. B. Ca và CO2. C. CaO và H2O. D. CaC2 và CO2.
Câu 29: Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt que diêm vào vỏ bao diêm là
A. 4P + 3O2  2P2O3. B. 4P + 5O2  2P2O5.
C. 6P + 5KClO3  3P2O5 + 5KCl. D. 2P + 3S  P2S3.
Câu 30: Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó
photpho thể hiện tính khử là
A. (1), (2), (4). B. (1), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 31: Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thu
được trong dung dịch là
A. 10,44 gam KH2PO4; 8,5 gam K3PO4. B. 10,44 gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4.
C. 10,44 gam K2HPO4; 13,5 gam KH2PO4. D. 13,5 gam KH2PO4; 14,2 gam K3PO4.
Câu 32: Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất
A. diêm. B. đạn cháy. C. axit photphoric. D. phân lân.
Câu 33: Muối nào tan trong nước
A. Ca3(PO4)2 B. CaHPO4 C. Ca(H2PO4)2 D. AlPO4
Câu 34: Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên?
A. Bản chất của quá trình điều chế là một phản ứng trao đổi ion.
B. HNO3 sinh ra trong bình cầu ở dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
C. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, trong đó chiều thuận là chiều toả nhiệt.
D. Do HNO3 có phân tử khối lớn hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.
Câu 35: Cacbon không phản ứng được (khi đun nóng) với chất nào sau đây?
A. Fe2O3. B. Al2O3. C. CO2. D. H2.
Câu 36: Cacbon không khử được oxit nào sao đây ở nhiệt độ cao.
A. CuO B. CaO C. Fe3O4 D. ZnO
Câu 37: Cacbon thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg.
Câu 38: Sục 1,12 lít CO2(đkc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M khối lượng kết tủa thu được là
A. 78,8g B. 98,5g C. 5,91g D. 19,7g
Câu 39: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 rồi cho toàn bộ khí A thoát ra hấp thụ hết vào
dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C lại thu được kết tủa B.
Vậy A,B,C lần lượt :
A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2. B. CO2, Ca(HCO3)2,
CaCO3.
C. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3. D. CO2, CaCO3,
Ca(HCO3)2.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
C. CO2 ở trạng thái rắn được gọi là “nước đá khô”.
D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.

You might also like