LỊCH SỬ VIỆT NAM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1: Những nét nổi bật về vương triều Trần (1226-1400)


 Chính trị:
- Một chính quyền của quý tộc:
+ Để đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm chính quyền trong
tay vua, tránh những vụ tranh ngôi trong nội bộ hoàng tộc và cũng
để cho vua trẻ điều khiển chính quyền vững vàng, nhà Trần áp
dụng chế độ thái thượng hoàng. Vua cha chỉ làm việc một số năm
rồi truyền ngôi cho con, còn bản thân lui về giữ tư cách cố vấn.
Quyền hành của thái thượng hoàng rất lớn, không chỉ có quyền chỉ
định người con kế vị mà khi cần có thể truất bỏ ngôi vua.
+ Sự liên kết dòng họ nắm chính quyền như một nguyên tắc mà
các vua Trần cố gắng thực hiện. Hầu hết các chức vụ quan trọng,
chủ chốt trong triều đình và ở các địa phương lộ, phủ đều do tôn
thất nắm giữ. Nhà Trần đặt phủ tông nhân để quản lí họ hàng.
+ Để bảo vệ quyền lợi dòng họ, nhà Trần thực hiện chế độ hôn
nhân đồng tộc. Ý đồ của các vua Trần là muốn khép kín, không
muốn tạo dựng một tập đoàn quý tộc khác ngoài dòng họ của
mình, hạn chế nạn ngoại thích.
+ Ngoài ra, nhà Trần còn thực hiện nhiều biện pháp cần thiết để
đảm bảo uy tín dòng họ. Trong chiến tranh quý tộc nào đầu hàng
giặc, trốn chạy đều bị kết án vắng mặt, xử tội lưu hay tử, điền sản
bị tịch thu, xóa bỏ “quốc tính”.
Sự liên kết dòng họ nắm chính quyền như một nguyên tắc mà các
vua Trần cố gắng thực hiện. So với triều Lý, tầng lớp quý tộc đồng
tộc nhà Trần được củng cố vững chắc hơn, là một đẳng cấp riêng
biệt mà nhiều vua Trần có ý thức bảo vệ. Để xây dựng, duy trì nền
chính trị quân chủ tông tộc, nhà Trần thực hiện chế độ thượng
hoàng, chế độ thái ấp - điền trang và chế độ hôn nhân nội tộc.
- Bộ máy hành chính theo xu hướng quan liêu:
+ Triều đình:
 Đứng đầu là vua.
 Ở bộ phận trung khu, có các tể tướng, á tướng, tri mật viện sự
và hạnh khiển ở môn hạ sảnh có nhiệm vụ chỉ đạo các quan văn
võ. Đứng đầu trung khu là quan chức mang danh hiệu tam thái,
tam thiếu, tam tư.
 Việc phân chia bộ phận trung khu tách khỏi và đứng trên các cơ
quan chức năng là bước phát triển trong kết cấu và cơ chế của bộ
máy nhà nước thời Trần.
 Các cơ quan chức năng: Ở triều đình có Thượng thư sảnh gồ 6
bộ: lại, lễ, hộ, binh, hình, công quản lý các công việc như tổ
chức bộ máy hành chính, ngoại giao, tín ngưỡng, kinh tế, quân
sự, pháp luật và xây dựng cơ bản. Đứng đầu sảnh là thượng thư
hành khiển và thượng thư hữu bật. Cơ quan văn phòng của triều
đình gọi là Hàn lâm viện. Ở Thăng Long có Ngự sử đài là cơ
quan thanh tra, giám sát, tòa án. Ngoài ra, còn có Quốc sử viện,
Quốc tử viện, Thái y viện.
+ Địa phương:
 Chia làm ba cấp: phủ lộ, huyện châu, hương xã. Đổi 24 lộ thành
12 lộ. Chính quyền cấp lộ có chức tri phủ, ngoài ra còn có hà đê,
thủy lộ đê hình. Dưới phủ lộ là các châu, huyện và xã. Châu ở
vùng miền núi, có các chức chuyển vận sứ, thông phán. Huyện
có các chức tri huyện và chủ bạ. Ở trung du miền núi gọi là
sách, động. Xã quan có các xã trưởng, xã giám có nhiệm vụ
quản lý hương xã.
 Chia kinh đô Thăng Long thành 61 phường.
 Dân đinh ở các hương được ghi vào sổ hộ tịch, phân làm ba
hạng theo tuổi: 17 tuổi là tiểu hoàng nam, 20 tuổi trở lên là đại
hoàng nam, 60 tuổi trở lên lão hạng.
- Phương thức tuyển chọn quan lại:
+ Khác thời Lý, quan lại thời Trần có lương bổng.
+ Phương thức tuyển chọn quan lại là nhiệm từ - cha truyền con
nối.
+ Nhà Trần đặt ra lệ Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám
hoa.
+ Nhà Trần mở rộng Quốc tử giám để đẩy mạnh việc tuyển chọn
quan lại và thi cử. Vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho các Nho
sĩ trong nước đến Quốc tử giám giảng học Ngũ kinh.
Để huy động tối đa nhân tài vào bộ máy nhà nước, triều đình đã
tiến hành tuyển chọn theo nhiều con đường khác nhau (khoa cử,
tiến cử - bảo cử, nhiệm tử - tập ấm). Phương sách sử dụng người
tài của nhà Trần có 3 điểm đáng lưu ý: chọn người thực tài, chọn
đúng người, giao đúng việc, tổ chức khảo hạch chặt chẽ. Phương
thức đào tạo tuyển dụng người cầm quyền là sự kế thừa truyền
thống trọng tài hiếu học của văn hóa Việt Nam, song đã được nhà
Trần phát huy tận độ và thu được hiệu quả lớn.
Nhà Trần đặt ra một bộ máy chính quyền và quan chế khá chặt
chẽ, quy củ và tinh gọn. Có thể nói, so với các triều đại trước đó,
thời Trần có bước phát triển với trình độ cao hơn, cả về bộ máy
chính quyền cũng như quan chế. Với mô hình nhà nước theo chế
độ quân chủ tông tộc, bộ máy nhà nước và quan chế thời Trần đã
để lại những dấu ấn riêng so với các triều đại quân chủ khác trong
lịch sử dân tộc.
- Quân đội:
+ Quân chủ lực gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng
bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.
Như vậy, bộ phận cấm quân của nhà Trần ngày càng được tăng
thêm, phiên chế càng phức tạp và chặt chẽ hơn.
+ Cấm quân là chủ lực bảo vệ Thăng Long, Tức Mặc, nòng cốt
trong chiến tranh chống ngoại xâm. Lộ quân có nhiệm vụ phòng
giữ địa phương trong lộ.
+ Nhà Trần rất coi trọng việc nâng cao chất lượng binh lính bằng
các biện pháp tuyển quân, tuyển tướng, huấn luyện binh pháp, rèn
luyện tư tưởng.
+ Duy trì chế độ “ngụ binh ư nông”.
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên đã thể hiện tổ
chức quân đội và chính sách xây dựng lực lượng vũ trang của nhà
Trần trong thế kỉ XIII là đúng đắn, sáng tạo. Đó là quân đội có số
lượng đông khi cần thiết, có chất lượng tinh vào loại mạnh trên thế
giới đương thời. Hàng loạt các chiến thắng là hình ảnh tiêu biểu
của quân đội Đại Việt thời Trần trong thời kì hưng thịnh.
- Luật pháp: Ban hành bộ Quốc triều hình luật
+ Pháp luật đời Trần khẳng định và củng cố sự phân chia đẳng cấp:
Đại quý tộc trước hết là vua và hoàng gia được pháp luật bảo vệ
các đặc quyền, đặc lợi. Riêng với họ hàng nhà Trần nếu phạm tội
thì bị xử nhẹ hơn.
+ Pháp luật thời Trần xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, đặc
biệt là ruộng đất.
+ Các tội trộm cắp bị xử rất nặng.
+ Quan hệ tiền tệ đã công khai và thâm nhập vào pháp luật.
+ Pháp luật chú trọng bảo vệ đời sống sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù chưa đạt đến mô hình pháp luật quân chủ cao nhất như ở
triều Lê, nhưng pháp luật trong giai đoạn triều Trần cũng đã thể
hiện những điểm tiến bộ, vừa phản ánh được thiện chí và năng lực
quản lý xã hội của người cầm quyền, vừa đáp ứng được những
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Vì thế, từ vua quan đến thứ
dân đều đề cao pháp luật, luôn tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ,
nguyên tắc, điền chế. Rõ ràng, pháp luật thời kì này đã thể hiện
được một thể chế chính trị thượng tôn pháp luật và hợp lòng người.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp:
 Ruộng gồm 2 bộ phận chủ yếu: ruộng đất thuộc sở hữu nhà
nước và ruộng đất tư nhân.
 Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước có 2 bộ phận: ruộng đất do
nhà nước trực tiếp quản lí và ruộng đất công của làng xã.
 Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí tồn tại như tài sản của
bản thân nhà vua và hoàng cung, một loại “tư hữu” đặc biệt mà
những hoa lợi bóc lột là của riêng chính hoàng đế.
 Sơn lăng: Hoa lợi được dùng vào việc hương hoả, thờ cúng tổ
tiên dòng họ nhà vua. Những người cày ruộng sơn lăng được
miễn thuế, lao dịch.
 Tịch điền: Là loại ruộng được dùng để khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nơi thực hiện nghi lễ. Hoa lợi thuộc về nhà vua.
 Quốc khố: Đặt ở Cảo Xã, những người cày ruộng đa phần là
những người bị tù tội cày cấy, gọi là Cảo điền hoành.
 Ruộng công làng xã: Sở hữu thuộc quyền tối cao của nhà nước
thông qua bộ máy làng xã cày cấy. Đặt ra chế độ thuế.
 Ruộng đất tư nhân bao gồm điền trang và thái ấp.

You might also like