Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 247

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ NGỌC TƯỜNG KHANH

DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học tiểu học


Mã số: 9.14.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. TS. PHAN THỊ PHƯƠNG DUNG 2. TS. ĐẶNG THỊ KIM NGA

HÀ NỘI – 2020
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan, luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Lê Ngọc Tường Khanh


ii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
4.Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
6.Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
7.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
8.Dự kiến đóng góp của luận án..................................................................................5
9.Những luận điểm cần bảo vệ ....................................................................................5
10.Cấu trúc luận án .....................................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN .........................................................................................7
1.1. Nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ........................7
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .........................................................................12
1.2. Nghiên cứu về dạy viết văn bản ở tiểu học ....................................................14
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................14
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 17
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................20
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...... 22
2.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................22
2.1.1. Văn bản và dạy viết văn bản trong nhà trường tiểu học .............................22
2.1.2. Quan niệm và các cách tiếp cận trong dạy viết văn bản .............................28
2.1.3. Tích hợp và phân hóa trong dạy học viết văn bản theo định hướng phát
triển năng lực cho học sinh tiểu học .....................................................................32
2.1.4. Dạy viết văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
tiểu học ..................................................................................................................37
2.1.5. Đặc điểm về nhận thức và giao tiếp của học sinh tiểu học .........................45
iii

2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................48


2.2.1. Nội dung dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học trong chương
trình và sách giáo khoa của chương trình 2006 ....................................................48
2.2.2. Nội dung dạy học viết văn bản cho HS tiểu học trong chương trình
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 ................................................................50
2.2.3. Thực trạng dạy học viết văn bản ở trường tiểu học ....................................51
2.2.4. Năng lực viết văn bản của học sinh tiểu học ..............................................61
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................65
Chương 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ...............................66
3.1. Một số yêu cầu trong dạy viết văn bản nhằm phát triển năng lực cho
học sinh tiểu học ......................................................................................................66
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu môn học ........................................................................66
3.1.2. Phù hợp đặc điểm tâm lí học sinh ...............................................................66
3.1.3. Chú ý tính linh hoạt của quá trình viết .......................................................67
3.1.4. Đảm bảo học sinh là chủ thể trong quá trình viết .......................................68
3.1.5. Thực hiện đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết .......................68
3.2. Một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực viết văn bản cho
học sinh tiểu học ......................................................................................................68
3.2.1. Tạo động lực viết ........................................................................................69
3.2.2. Kết nối dạy viết với hoạt động đọc .............................................................89
3.2.3. Tổ chức dạy học viết văn bản theo tiến trình ..............................................98
3.2.4. Đánh giá năng lực viết văn bản của học sinh ...........................................114
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................125
Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................127
4.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................127
4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ...............................................................127
4.3. Nội dung và phạm vi thực nghiệm ................................................................128
4.4. Nguyên tắc thực nghiệm ................................................................................128
4.5. Tổ chức quá trình thực nghiệm ....................................................................129
4.5.1. Quy trình thực nghiệm: thực hiện qua 03 giai đoạn. ................................129
iv

4.5.2. Các công cụ sử dụng trong thực nghiệm ..................................................130


4.5.3. Mô tả quá trình thực nghiệm.....................................................................132
4.6. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................142
4.6.1. Kết quả thái độ học viết văn của học sinh ................................................142
4.6.2. Kết quả đánh giá năng lực viết văn bản ....................................................144
4.7. Nhận xét, đánh giá chung về quá trình TN..................................................150
Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................151
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .................................................................152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................155
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...............................................................155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................156
PHỤ LỤC
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ


1 CT Chương trình
2 ĐC Đối chứng
3 GV Giáo viên
4 HĐ Hoạt động
5 HS Học sinh
6 NL Năng lực
7 PT Phát triển
8 TH Tiểu học
9 TN Thực nghiệm
10 VB Văn bản
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt giữa văn bản viết và văn bản nói ...........................26
Bảng 3.1. Phiếu tự nhận xét, đánh giá....................................................................112
Bảng 3.2. Cấu trúc hồ sơ học tập trong học viết văn bản ......................................116
Bảng 3.3. Tiêu chí nhận xét, đánh giá thông qua hồ sơ học tập ............................117
Bảng 3.4. Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn ...........................................................118
Bảng 3.5. Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn kể chuyện ..........................................120
Bảng 3.6. Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn tả cảnh ...............................................122
Bảng 4.1. Các bài dạy tập làm văn thực nghiệm....................................................128
Bảng 4.2. Tổng hợp giá trị trung bình trước thực nghiệm .....................................133
Bảng 4.3. Ma trận việc thực hiện các giải pháp .....................................................135
Bảng 4.4. Tổng tần suất của các tiêu chí sau thực nghiệm ....................................145
Bảng 4.5. Tổng hợp giá trị trung bình sau thực nghiệm của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm .....................................................................................147
Bảng 4.6. Tổng hợp giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm . 148
vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Biểu đồ biểu thị sự lựa chọn các tài nguyên mà giáo viên sử dụng ......52
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về chương trình Tập làm văn
viết 2006 ................................................................................................52
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện quan điểm tích hợp của giáo viên trong việc dạy
Tập làm văn viết ....................................................................................54
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện việc dạy học phân hóa/ cá thể hóa của giáo viên
trong quá trình dạy học Tập làm văn .....................................................55
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng các hoạt động khi thực hiện
tổ chức dạy một bài tập làm văn viết .....................................................56
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tần suất các hình thức tổ chức được giáo viên
sử dụng trong hoạt động nhận xét, đánh giá bài văn .............................57
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện tần suất các công cụ đánh giá thường xuyên được
giáo viên sử dụng trong dạy học làm văn viết .......................................58
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện nhận xét của giáo viên về thái độ của học sinh
trong quá trình học Tập làm văn............................................................59
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện thái độ của HS đối với việc học Tập làm văn ............62
Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện những hoạt động học sinh gặp khó khăn/ hoạt
động không thực hiện được trong giờ học Tập làm văn .......................63
Hình 2.11. Các biểu đồ thể hiện tần suất các tiêu chí có trong bài văn viết của
học sinh ..................................................................................................64
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của các tiêu chí giữa lớp đối
chứng và thực nghiệm trong cùng một trường ....................................134
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích các hoạt động trong học viết văn
bản của học sinh ..................................................................................142
Hình 4.3. Biểu đổ thể hiện mức độ tự tin các hoạt động trong học viết văn
bản của học sinh ..................................................................................143
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh tuần suất học sinh thích hoạt động tìm ý cho bài
văn trước và sau thực nghiệm..............................................................144
viii

Hình 4.5. Biểu đồ so sánh tần suất học sinh thích hoạt động nói với bạn về
bài văn của bản thân trước và sau thực nghiệm ..................................144
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh tần suất học sinh thích hoạt động được nói trước
lớp về bài văn của bản thân trước và sau thực nghiệm .......................144
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tần suất học sinh thích hoạt động đọc và góp ý bài
cho bạn trước và sau thực nghiệm .......................................................144
Hình 4.9. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của lớp đối chứng và thực
nghiệm sau thực nghiệm ......................................................................147
Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm của lớp
thực nghiệm .........................................................................................149
ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Các mối quan hệ của văn bản .............................................................25


Sơ đồ 2.2. Các kĩ năng làm văn theo cách tiếp cận tiến trình...............................39
Sơ đồ 2.3. Quá trình tư duy khi học sinh thực hiện tiến trình viết văn bản ..........40
Sơ đồ 2.4. Cách tiếp cận tiến trình kết hợp với các cách tiếp cận và quan
điểm dạy viết văn bản.......................................................................... 38
Sơ đồ 3.1. Quá trình hình thành năng lực tự nhận xét, đánh giá bài văn ...........113
1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, giáo dục Việt Nam đang trong bối cảnh “hội nhập quốc tế” và
con người ngày càng gần nhau hơn trong “một thế giới phẳng”. Bối cảnh này đưa
đến thách thức dạy học phải giúp HS thích ứng với hoàn cảnh, biết thích nghi và
ứng phó với sự biến chuyển nhanh chóng của xã hội, hòa nhập với thế giới. Trong
bối cảnh đó, ngành Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” và thực thi
quy định về mục tiêu đổi mới của nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm
2014 về “đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, góp phần đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Theo đó, CT Giáo dục phổ thông tổng thể 2018
“được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và NL của HS; tạo môi
trường học tập và rèn luyện giúp HS PT hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành
người học tích cực, tự tin …” [16, tr.4]. Việc chuyển đổi định hướng giáo dục từ
“xem trọng nội dung” sang “hình thành phẩm chất và NL cho người học” đặt ra vấn
đề về đổi mới phương pháp dạy học, cách tổ chức dạy học để đạt định hướng đề ra.
Đổi mới dựa trên nền tảng những điểm tích cực của CT giáo dục phổ thông 2006,
có sự cộng hưởng với những quan điểm, những cách dạy mới được cập nhật là một
trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Giáo dục TH - được xem là bậc học nền
tảng, cơ bản- cần phải thay đổi như thế nào về cách dạy, cách học để đạt được mục
tiêu đề ra là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Đặc biệt đối với dạy học
ngôn ngữ vì tính chất quan trọng của môn học này đối với HS TH.
1.2. CT Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, được xây dựng theo hướng
mở, thể hiện ở việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học, chỉ quy định
những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến
thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một số VB có vị trí, ý nghĩa quan
trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc đối với HS toàn quốc”
[17, tr.4]. Xây dựng CT theo hướng mở là một cơ hội và thách thức đối với GV. Họ
tự chủ, chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn học liệu,
phương pháp hay chiến lược dạy học. Đồng thời, GV cũng cần biết cân nhắc, chọn
lọc giữa nhiều phương pháp, kĩ thuật, chiến lược dạy học để xem xét sự phù hợp
của chúng đối với nội dung dạy học và đối tượng HS. Vì vậy, các nghiên cứu giáo
dục nói chung, dạy học nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với cách xây
dựng CT là một vấn đề cần thiết, mang ý nghĩa thực tiễn.
2

1.3. Viết là một trong những kĩ năng ngôn ngữ, được xem là khó nhất và có
mối quan hệ chặt chẽ với các kĩ năng ngôn ngữ còn lại. Môn Ngữ văn trong nhà
trường phổ thông nói chung, môn Tiếng Việt ở TH nói riêng không chỉ là môn học
trang bị kiến thức mà còn được xem là môn học công cụ mà HS cần chiếm lĩnh để
có thể học tốt các môn học khác. Trong đó, kĩ năng viết thể hiện rõ khả năng ngôn
ngữ của HS. Bài viết của HS phản ánh sự hiểu biết về kiến thức ngôn ngữ, về thế
giới xung quanh và suy nghĩ, thái độ, tình cảm đối với sự vật hiện tượng được viết
đến. Trong thời kì hội nhập quốc tế, kĩ năng viết càng được xem trọng, vì người ta
phải viết nhiều hơn, như: viết thư điện tử, viết tin nhắn, viết thư làm quen với một
người chưa biết, viết trình bày những ý định, ý muốn của bản thân,… Tuy nhiên,
đây không phải là một kĩ năng dễ dàng chinh phục đối với người học. Donn Byrne
(1998) đã nhận định: “Viết liên quan đến những vấn đề như: tâm lí, khả năng ngôn
ngữ và nhận thức của người viết. Trong học tập, HS thường cho rằng viết như là
một nhiệm vụ áp đặt, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí mà còn ảnh hưởng
đến nội dung, đôi khi HS quên mất những kinh nghiệm trong cuộc sống để đưa vào
bài viết” [92, tr.1]. Vì những đặc điểm về nhận thức và kĩ năng còn đều đang ở mức
sơ giản nên HS TH sẽ càng khó học viết hơn so với các lứa tuổi HS khác. Vậy hình
thành NL viết cho HS TH như thế nào đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, là một vấn
đề cũng cần được quan tâm.
1.4. Trong CT Giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2006, phần Tiếng Việt, phân
môn Tập làm văn có nhiệm vụ hình thành NL tạo lập ngôn bản (dạng viết và nói) cho
HS. CT này được thực hiện theo quan điểm giao tiếp, trong đó đề bài Tập làm văn theo
hướng mở, đa dạng chủ đề, các chủ đề gần gũi với cuộc sống của học sinh, phong phú về
thể loại. GV được tập huấn rất nhiều về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, CT,
sách giáo khoa (phần dạy viết văn) cũng bộc lộ một vài hạn chế như kết cấu rời rạc khi
hướng dẫn HS tạo lập VB theo kiểu loại, HS chưa thật sự được tạo cơ hội vận dụng
những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra và thể hiện tình cảm
qua bài viết. Không ít HS, khi viết văn phải trông chờ, dựa dẫm vào văn mẫu… CT giáo
dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) yêu cầu: “Mục đích của dạy viết là rèn luyện tư duy
và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và phát triển nhân cách HS. Vì thế, khi dạy
viết GV chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch
lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục” [17, tr.83]. Tiếp nhận, sử dụng những ưu điểm của
CT hiện tại và bổ sung, thay đổi như thế nào để đáp ứng yêu cầu của CT mới trong việc
dạy viết VB cho HS TH là một vấn đề cần thiết để nghiên cứu.
3

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục của xã hội, từ tầm quan trọng của việc
dạy viết VB cho HS TH, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Dạy học viết văn
bản cho học sinh tiểu học định hướng phát triển năng lực”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm đề xuất cách tổ chức dạy học viết VB theo
định hướng PT NL cho HS TH. Cách tổ chức dạy học được xây dựng dựa trên hệ
thống về cơ sở lí luận; những đánh giá về thực trạng dạy viết VB cho HS TH;
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2006, phần Tiếng Việt, và cập
nhật những quan điểm mới từ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn,
môn Tiếng Việt, 2018.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là việc dạy học viết VB cho HS TH theo
hướng PT NL. Dựa trên cơ sở lí luận về dạy viết VB và cơ sở thực tiễn của việc dạy
học viết cho HS TH, luận án đã đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm PT NL viết
VB cho HS TH. Đó là các biện pháp: Tạo động lực viết, Kết nối dạy viết với HĐ
đọc, Tổ chức dạy học viết VB theo tiến trình, Đánh giá NL viết VB của HS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ:
4.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận về VB, cách tiếp cận, các quan điểm dạy viết VB ở TH.
4.2. Nghiên cứu thực trạng về việc dạy viết VB hiện nay ở TH.
4.3. Đề xuất cách các giải pháp để tổ chức dạy học nhằm thực hiện việc dạy
HS TH viết VB theo định hướng PT NL.
4.4. Thực nghiệm cách tổ chức dạy học viết VB cho HS TH nhằm khẳng định
tính khả thi và hiệu quả của đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu nghiên cứu được những cách tiếp cận hiện đại trong dạy học tạo lập VB, từ
đó đề xuất các nguyên tắc và vận dụng được một số biện pháp dạy học phù hợp,
khoa học vào quá trình dạy học viết VB cho HS TH thì HS sẽ biết cách viết VB
theo tiến trình, tạo ra được sản phẩm viết mang tính liên cá nhân, thể hiện sự sáng
tạo; đồng thời, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học viết nói riêng, dạy
học Ngữ văn nói chung ở trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hướng dẫn HS TH viết VB theo
4

định hướng PT NL trên cơ sở HS đã có kiến thức về chữ viết, ngữ pháp và vốn từ
vựng phù hợp. Vì vậy, luận án không đề cập đến việc hình thành kiến thức các nội
dung này.
6.2. Luận án tập trung nghiên cứu về việc HS tạo lập một VB mang tính sáng
tạo, tính liên cá nhân. Vì vậy, luận án không đề cập đến việc hướng dẫn viết VB ở
cấp độ viết kĩ thuật (tập viết, chính tả) và đọc- viết lại; nghe – viết lại.
6.3. Luận án nghiên cứu thực trạng của vấn đề và tổ chức thực nghiệm trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vì đây là một thành phố có diện tích rộng lớn, mật
độ dân cư cao với đa dạng các ngành nghề. Về mặt giáo dục, thành phố Hồ Chí
Minh có sự phân hóa giữa các trường nội và ngoại thành về cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, sự quan tâm của phụ huynh học sinh với việc học của con em.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: luận án thực hiện phân tích, tổng hợp,
hệ thống các tài liệu liên quan đến dạy học theo định hướng PT NL người học; lí
thuyết về VB; các quan điểm dạy viết và việc hình thành NL viết VB cho HS TH.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra khảo sát: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu
thực trạng dạy học viết VB ở TH trong thời điểm hiện nay. Luận án thực hiện khảo
sát ý kiến HS, GV, đồng thời tham dự các giờ dạy Tập làm văn để tìm ra những
điểm hay và hạn chế ảnh hưởng đến năng lực viết VB của HS. Trên cơ sở đó, luận
án nghiên cứu để giữ lại những điểm hay, khắc phục hoặc loại bỏ những hạn chế và
đề xuất cách tổ chức dạy học viết VB theo định hướng PT NL cho HS TH.
- Phương pháp phỏng vấn: phương pháp được sử dụng nhằm tìm hiểu thực
trạng của việc dạy học viết VB cho HS TH và trong quá trình thực nghiệm. Phương
pháp này hỗ trợ cho việc tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của GV, HS trong quá
trình dạy học viết VB.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: phương pháp này được sử dụng để
xem xét và xác định tính hợp lí, tính khả thi với đề xuất của luận án. TN tại 03
trường tiểu học: 01 trường thuộc quận trung tâm thành phố; 01 trường thuộc quận
vùng ven thành phố và 01 trường thuộc huyện ngoại thành, trong khoảng thời gian
một học kì. Luận án sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu các kết quả trước và sau TN
giữa các lớp ĐC và các lớp TN. Từ đó, luận án đưa ra những kết luận sư phạm về
việc dạy viết VB theo định hướng PT NL cho HS TH.
7.3. Phương pháp xử lí thông tin: luận án sử dụng phần mềm Microsoft
Excel và SPSS để thống kê toán học, các phần mềm tin học để tính tỉ lệ phần trăm,
5

tính giá trị trung bình, sơ đồ, bảng biểu, đồ thị,…để phân tích và xử lí các kết quả
thu được qua điều tra và TN.
8. Dự kiến đóng góp của luận án
8.1. Về mặt lí luận: luận án phân tích, hệ thống và mở rộng lí luận về việc
hướng dẫn HS TH viết VB. Đề xuất cách thức hướng dẫn HS TH viết VB dựa trên
các quan điểm dạy học nói chung và các quan điểm dạy viết VB nói riêng.
8.2. Về mặt thực tiễn: luận án mô tả thực trạng việc hướng dẫn HS TH viết VB
trong nhà trường; nhận xét về nhận thức, thái độ và quan điểm của GV và HS về việc
dạy và học viết VB trong nhà trường TH hiện nay. Đồng thời, luận án cũng đề xuất hệ
thống cách thức để tổ chức dạy học viết VB theo định hướng PT NL cho HS TH.
9. Những luận điểm cần bảo vệ
- Để hình thành và PT NL viết VB, HS nên được thực hiện tiến trình viết
ngay từ lớp 1. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng khối lớp, có thể thực hiện đầy
đủ các bước hoặc có thể bỏ qua một số bước.
- HS sẽ có NL viết VB nếu nhận được sự hướng dẫn phù hợp với trình độ,
sở thích, khả năng của cá nhân. Vì vậy, dạy học viết VB nên tổ chức theo hướng
tích hợp và phân hóa. Cụ thể, GV có những hướng dẫn phù hợp với từng nhóm đối
tượng, đưa ra các nhiệm cụ học tập để HS tạo ra các sản phẩm mang tính cá nhân.
- Đánh giá NL viết VB của HS cần có những tiêu chí và minh chứng xác
đáng, HS cần được hình thành NL tự đánh giá và có thể thiết lập tiêu chí đánh giá.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và mục lục, nội dung luận án bao
gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan
Trong chương này, luận án trình bày tổng quan những nghiên cứu ở nước ngoài
và trong nước về hai vấn đề chính: dạy học theo NL và dạy viết VB ở TH.
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học viết văn bản cho học
sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
Trong chương này, luận án nghiên cứu những một số vấn đề lí luận như: VB
và đặc điểm của VB; các cách tiếp cận và quan điểm dạy viết; dạy học tích hợp và
phân hóa trong dạy học viết VB ở TH; việc dạy viết VB theo cách tiếp cận NL cho
HS TH. Bên cạnh đó, chương này cũng đề cập đến thực trạng dạy học viết VB ở TH
hiện nay nhằm làm vững chắc thêm cơ sở cho việc đề xuất tổ chức dạy học viết VB
theo định hướng PT NL cho HS TH.
6

Chương 3. Tổ chức dạy học viết văn bản theo định hướng phát triển
năng lực cho học sinh tiểu học
Chương này luận án đề xuất một số nội dung, biện pháp tổ chức dạy học viết
VB theo định hướng PT NL cho HS TH. Các biện pháp được đề xuất dựa theo quá
trình dạy học tạo lập VB cho HS, bắt đầy từ việc tạo động lực viết, tìm ý, phát triển
ý, sắp xếp ý đến hoạt động chỉnh sửa VB.
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm
Chương này mô tả quá trình thực nghiệm những giải pháp mà luận án đề
xuất: những khó khăn, thuận lợi cũng như sự thành công và vướng mắc mà luận án
gặp phải.
7

Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Dạy học theo cách tiếp cận NL được hình thành dựa trên bối cảnh xã hội của
Hoa Kì vào thập niên 60 của thế kỉ XX. Cách tiếp cận NL bắt nguồn từ lĩnh vực đào
tạo nghề với yêu cầu đào tạo những con người đáp ứng công việc và chi phí đào tạo
thấp hơn CT hiện hành. Sau đó, cách tiếp cận NL lan tỏa sang giáo dục mà đầu tiên
là trong việc đào tạo giáo viên tiểu học [98], [103], [114], [119]. Trong lịch sử hình
thành và phát triển, dạy học theo NL của người học đã tiếp nhận và vận dụng nhiều
học thuyết, quan điểm dạy học khác nhau.
Theo tài liệu A collection of readings related to competency-based training
(Tập hợp các bài đọc liên quan đến việc đào tạo theo NL) (1994) của nhóm biên
soạn Đại học Deakin, Victoria, Australia, từ những năm 20 của thế kỉ trước, việc
dạy học lấy mục tiêu làm định hướng. Cách tiếp cận này đã được sử dụng rộng khắp
cho đến những năm giữa thế kỉ XX. Năm 1962, Robert Mager đưa ra quan điểm về
mục tiêu hành vi trong dạy học. Theo đó, “hành vi và nội dung là hai khía cạnh
được bao gồm trong một mục tiêu” [103, tr.84]. Bloom và các cộng sự đã đóng góp
vào sự phát triển của khoa học giáo dục với Bảng phân loại đánh giá (Taxonomy)
mà nhiều nhà khoa học đã sử dụng trong các nghiên cứu. Từ sự tìm hiểu các nghiên
cứu, nhóm biên soạn đã kết luận rằng: “CT theo NL dựa trên xu hướng chiết trung,
kết hợp đặc điểm của các quan điểm về CT và dạy học khác nhau: từ các khái niệm
mới như hướng dẫn cách học tập, mục tiêu hành vi, làm chủ việc học đến các khái
niệm lâu đời như cá nhân hóa, học qua kinh nghiệm thực tế” [103, tr.108]. Yelena
Butova (2015) cũng đồng ý với nhận định này trong bài viết The history of
development of competency-based education (Lịch sử phát triển của giáo dục dựa
trên NL). Theo tác giả, “tính năng quan trọng của dạy học theo NL là thường xuyên
cập nhật các xu hướng dạy học cũng như các bằng chứng của việc học tập, khác với
cách tiếp cận truyền thống thường mang tính thống kê” [118, tr.254]. Đồng quan
điểm với nhóm biên soạn A collection of readings related to competency-based
training và Yelena Butova, Steven Hodge (2007) trong bài viết The origins of
competency-based training (Nguồn gốc của việc đào tạo dựa trên NL) cũng đề cập
đến xu hướng chiết trung của việc dạy học theo NL, Steven Hodge cho rằng “không
có nguyên tắc lí thuyết duy nhất phục vụ cho việc tích hợp các khía cạnh khác nhau
của dạy học theo NL” [112, tr.181] nhưng “phải được hiểu là hỗn hợp của các lí
8

thuyết trong một mối quan hệ năng động với bối cảnh xã hội” [112, tr.196]. Xu
hướng chiết trung sẽ được thể hiện rõ hơn khi tìm hiểu về các giai đoạn hình thành
và phát triển dạy học theo NL.
Nhóm biên soạn A collection of readings related to competency-based
training cho rằng, quá trình phát triển dạy học theo NL trải qua năm giai đoạn. Mặc
dù giai đoạn sau đã có sự tiến bộ hơn giai đoạn trước nhưng đặc điểm, tính chất của
mỗi giai đoạn đều để lại ảnh hưởng cho việc dạy học theo NL hiện nay. Cụ thể:
- Giai đoạn thứ nhất: phản ánh sự phát triển và ứng dụng của khoa học quản lí.
- Giai đoạn thứ hai: thúc đẩy các yếu tố học tập làm chủ. Cách tiếp cận này
nhấn mạnh sự thành công hay nắm được nội dung học tập của mỗi cá nhân cần
được tách khỏi việc chi phối bởi thời gian. Theo đó, mỗi cá nhân cần có thời gian để
học theo tiến độ của riêng mình.
- Giai đoạn thứ ba: ứng dụng tâm lí học vào việc thiết kế và thực hiện
chương trình giáo dục và đào tạo nghề. Đây cũng là giai đoạn có sự kết nối giữa dạy
học theo NL và thuyết hành vi.
- Giai đoạn thứ tư: sự phát triển của mục tiêu hành vi trong lĩnh vực giáo dục
và đào tạo. Đây là một giai đoạn đặc biệt, nhấn mạnh đến việc người học cần chứng
minh những gì mình có thể làm được sau khi kết thúc khóa học. Vì vậy, CT đào tạo
cần xác định rõ mức độ tối thiểu chấp nhận được ở người học.
- Giai đoạn thứ năm: phổ biến trong các CT đào tạo là tập trung vào kết quả.
Những kết quả này xuất phát từ việc phân tích và xác định vai trò công việc mà
người sử dụng lao động mong muốn ở người lao động. Đây cũng là việc cần làm
đầu tiên khi thiết kế một CT đào tạo.
Theo Kate Ford (2014) quá trình phát triển đào tạo và giáo dục theo NL trải
qua sáu giai đoạn, năm giai đoạn đầu có đặc trưng giống với sự phân chia của nhóm
biên soạn A collection of readings related to competency-based training. Đặc biệt,
tác giả dự báo học trực tuyến sẽ “bùng nổ” và là giai đoạn thứ sáu của việc dạy học
theo NL. Việc tìm hiểu và phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển dạy học
theo NL có ý nghĩa trong việc xem xét các quan điểm, các học thuyết đã ảnh hưởng
và tác động vào chúng, làm cho quan điểm dạy học này ngày càng được vận hành
rộng khắp trên nhiều quốc gia.
Xem xét các quan điểm chính trong dạy học theo NL, nhóm biên soạn A
collection of readings related to competency-based training cho rằng hai khía cạnh
mà dạy học theo NL người học cần hướng đến là “lí thuyết hành vi chủ nghĩa và
9

xem xét chức năng dạy học một cách toàn diện” (bao gồm thực hành và đánh giá kĩ
thuật giảng dạy) [103, tr.108]. Steven Hodge, Thomas Deißinger (2011), Kate Ford
(2014), Yelena Butova (2015) cũng đồng quan điểm: “Đào tạo theo NL chịu ảnh
hưởng của hai lí thuyết chính là tâm lí học hành vi và lí thuyết hệ thống”. Các quan
điểm quan trọng đã được tác giả đề cập:
- Đánh giá dựa trên hành vi quan sát được của người học.
- Mục tiêu học tập hướng đến những gì người học có thể làm được, không
phải những gì người dạy sẽ hướng dẫn.
- Quá trình học tập trong dạy học theo NL bị ảnh hưởng bởi thuyết hành vi
và thuyết “học tập làm chủ”, cụ thể:
• Người học là chủ thể của quá trình học tập, định hướng hành vi của người
học phụ thuộc một phần vào tốc độ của cá nhân. Điều này có ý nghĩa rằng “nội
dung dạy học cần được cấu trúc theo cách cho phép người học được học theo tốc độ
của riêng họ trong khoảng thời gian nhất định” [112, tr.200]; “có sự khác biệt giữa
việc học của các cá nhân” [112, tr.201].
• Để giúp người học làm chủ việc học cần xác định 05 yếu tố sau: “thái độ,
chất lượng hướng dẫn, khả năng hiểu hướng dẫn, sự kiên trì và thời gian cho phép
việc học tập” [Carrol (1968), dẫn theo 112, tr.122].
Theo hướng nghiên cứu khác, Xavier Roegiers (1996) cho rằng: dạy học theo
năng lực người học, thực chất là dạy học tích hợp. Trong tài liệu Khoa sư phạm tích
hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Xavier Roegiers nhận
định “NL là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung
trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tình
huống này đặt ra” [87, tr.91]. Việc giải quyết một vấn đề trong cuộc sống không thể
chỉ một kĩ năng, một nội dung, người học cần vận dụng tổng hợp những kinh
nghiệm, hiểu biết của mình để giải quyết chúng với một thái độ phù hợp. Do đó,
dạy học theo NL người học thì CT, phương pháp và đánh giá cần được thực hiện
theo quan điểm dạy học tích hợp. Xét riêng trong lĩnh vực dạy học ngôn ngữ, quan
điểm này nhận được nhiều sự đồng tình và có nhiều tài liệu đề cập như: Arthur
Brookers and Peter Grundy (2001), Beginning to Write -Writing activities for
elementary and intermediate learners (Bắt đầu viết – HĐ viết cho TH và trung học
cơ sở) ; Gordon Winch, Rosemary Ross Johnston, Paul march, Lesley Ljungdall,
Marcelle Holliday (2004), Literacy Reading, Writing and Children’s Literature
(Đọc, viết và văn học của trẻ em).
10

Các quan điểm dạy học theo cách tiếp cận NL chi phối sự lựa chọn và ứng
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học. GV cần chú trọng mục tiêu hình thành và
rèn luyện các hành vi tích cực trong học tập của người học, khả năng kết hợp các
nguồn tư liệu, sự hiểu biết của cá nhân để giải quyết vấn đề.
Tìm hiểu về việc dạy học ngôn ngữ theo NL người học, tài liệu Approaches and
Methods in Language Teaching (Các cách tiếp cận và các phương pháp dạy học ngôn
ngữ) của Richard & Rodgers (2001) có thể được xem đã bao quát được nhiều nghiên
cứu trước đó và có giá trị đến hiện nay. Theo tác giả, dạy học ngôn ngữ theo NL là sự
ứng dụng của dạy học theo NL người học, “tập trung vào việc người học sẽ làm với
ngôn ngữ” [108, tr.141]. Cách tiếp cận này đã cho thấy việc “xác định mục tiêu giáo
dục và đo lường kiến thức, kĩ năng, hành vi của người học đã hiệu quả và chính xác”
[108, tr.141] đối với đối tượng là những người nhập cư cần có năng lực sử dụng ngôn
ngữ trong thời gian sớm nhất để có thể hòa nhập trong những năm 1990. Sau đó, cách
tiếp cận này lan sang các đối tượng khác và tỏ ra có hiệu quả.
Đồng ý với xu hướng chiết trung trong dạy học theo NL người học, Richards &
Rodgers (2001), đã trích dẫn ý kiến của Schenck (1978): “Giáo dục dựa trên NL có
nhiều điểm chung với học tập làm chủ (mastery learning) và hướng dẫn dựa trên hiệu
quả (performance-based instruction). Đó là cách dạy học dựa trên kết quả và thích ứng
với những nhu cầu thay đổi của người học, người dạy và cộng đồng” [108, tr.141]. Mặt
khác, Richards & Rodgers cũng tổng hợp nhiều ý kiến từ các nhà nghiên cứu khác để
cho thấy tính linh động của việc dạy học theo NL người học: cách tiếp cận NL trong
dạy học ngôn ngữ có mối liên hệ với thuyết hành vi chủ nghĩa, cách tiếp cận giao tiếp
trong dạy học ngôn ngữ và hiệu suất công việc (job performance)1 [108]
Những quan điểm quan trọng được tác giả đề cập trong tài liệu:
- Quan điểm chức năng ngôn ngữ và tương tác vào bản chất ngôn ngữ: dạy
học ngôn ngữ luôn kết nối với bối cảnh xã hội mà nó được sử dụng để làm rõ chức
năng của ngôn ngữ và người học được “nhúng” vào trong môi trường ngôn ngữ.
Giáo trình cho việc dạy học theo NL có cách tiếp cận khác với truyền thống. Cách
tiếp cận truyền thống xây dựng kiến thức môn học; lựa chọn chủ đề hay lĩnh vực; đề
xuất kiến thức, kĩ năng và thái độ thì cách tiếp cận năng lực đề xuất năng lực mà
người học cần đạt: “làm thế nào mà người học sử dụng ngôn ngữ và biểu hiện bằng
hành vi thay vì kiến thức ngôn ngữ” [108, tr.144].

1
Job performance được xem có liên quan đến cách tiếp cận dựa trên nhiệm vụ (Task-based language
teaching) [Richards & Rodgers (2001)]
11

- Các đơn vị ngôn ngữ được chia thành những phần nhỏ có chức năng và có
ý nghĩa; mục tiêu được chia thành các mục tiêu hẹp để người học và người dạy có ý
thức rõ ràng về sự tiến bộ.
- Người học cần được đánh giá liên tục để đảm bảo cho sự thành công của tiến
trình tiếp theo. Kết quả được xác định bởi mục tiêu hành vi để người học kiểm nghiệm
những hành vi mà họ được mong đợi. Kết quả học tập cần được sự đồng ý của cả giáo
viên và học sinh. Vì vậy, để đánh giá NL ngôn ngữ “thiết yếu có một bảng mô tả kĩ
năng, kiến thức, thái độ và hành vi cần thiết để người học thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ trong thế giới thực hoặc thông qua các hoạt động” [108, tr.144].
- Người học là trung tâm của quá trình học tập. Người học tiến bộ với tốc độ
của riêng họ và tập trung vào những vấn đề mà họ thiếu NL.
- Vai trò của người dạy không được xác định cụ thể. GV cần nhận thức nhu
cầu, khả năng của người học để họ được hỗ trợ tốt nhất. (Điều này được ngụ ý rằng:
GV không được chỉ rõ mình sẽ làm gì trong dạy học như những mô hình truyền
thống trước đây.) Trong dạy học theo NL người học, “GV được xác định là một
chuyên gia phân tích nhu cầu, thiết kế công việc và là người bạn trong lớp học Nói
cách khác, GV tổ chức HĐ để hình thành nên năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ cho
người học” [101, tr. 34].
Những điểm quan trọng này được đề cập trong nhiều nghiên cứu và bài viết như:
Sojuangon Rambe (2013), Competency based language teaching: Theory and Guidance
for classroom practices (Dạy học ngôn ngữ dựa trên NL: lí thuyết và hướng dẫn thực
hành trong lớp học), Khaleel Bader Bataineh & Mahshad Tasnimi (2014), Competency-
based language teaching (Dạy học ngôn ngữa dựa trên NL); …Đặc biệt, Khaleel Bader
Bataineh & Mahshad Tasnimi (2014) đã làm rõ hơn sự khác biệt giữa cách tiếp cận mục
tiêu và cách tiếp cận năng NL trong dạy học ngôn ngữ. Cụ thể: Cách tiếp cận mục tiêu
đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng về nội dung, mức độ tổng quát. Cách tiếp cận NL xem
trọng sự biểu hiện hành vi của người học ở “đầu ra”, nội dung được chia thành các phần
nên “tổng hợp các mục tiêu bị rời rạc nếu so với bản chất logic và phức tạp của ngôn
ngữ”. Đây cũng là điểm hạn chế cần khắc phục của việc dạy học theo NL người học.
Sojuangon Rambe (2013) đồng ý với quan điểm này. Đồng thời, Sojuangon Rambec bổ
sung ý kiến: “dạy học theo NL không theo một mô hình quy tắc nhất quán là sự trở ngại
trong những trường hợp nhất định” [109]. Tuy nhiên, bất chấp những hạn chế còn tồn
tại, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy rằng đây là một cách tiếp cận dạy học phù hợp
người học, đáp ứng yêu cầu xã hội và được vận dụng ở nhiều quốc gia.
12

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước


Hiện nay là giai đoạn có rất nhiều các nghiên cứu về việc dạy học theo NL
người học. Điều này được xem là tất yếu vì Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện
chương trình, sách giáo khoa” đã được chính phủ phê duyệt nhằm thực hiện Nghị
quyết số 29 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Có
nhiều thuật ngữ được sử dụng: “dạy học theo năng lực NL người học, dạy học nhằm
hình thành/ PT NL người học, dạy học theo định hướng PT NL”,…đều có ý nghĩa
chung: quá trình dạy học được thực hiện và hướng đến NL của người học.
Đồng thời với các nghiên cứu về dạy học theo NL người học, khái niệm NL
được phát biểu theo nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, đều có nhận định: “NL là
thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...thực hiện thành công một loại hoạt
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [16, tr.37].
CT dạy học theo định hướng NL là CT theo định hướng “chuẩn đầu ra” của
quá trình dạy học [34], [77], [82], [84]. Chuẩn đầu ra là hệ thống các NL mà người
học cần đạt; mô tả rõ những kiến thức, kĩ năng, thái độ và chỉ báo hành vi cụ thể để
làm cơ sở cho việc dạy, học và đánh giá [54]. “Người học đạt được NL nếu quá
trình học tập tạo điều kiện cho họ được HĐ nhằm bộc lộ tiềm năng bản thân, tự tin
có niềm hạnh phúc bởi thành công và tiếp tục phát triển” [20]. “Nhấn mạnh đến tư
cách chủ thể quá trình nhận thức của người học” [94, tr.65], dạy học theo NL quan
tâm việc HS nắm rõ mình cần biết gì và làm gì trong các tình huống khác nhau [34],
[77], [80]; HS có khả năng “kiến tạo kiến thức và hình thành phương pháp tự học để
học tập suốt đời” [76, tr.17]. Người học phải huy động mọi khả năng để giải quyết
các tình huống, do đó cách tiếp cận tích hợp là một trong những cách tiếp cận hợp lí
cho vấn đề dạy học theo NL. Ngoài ra, mỗi cá nhân người học có những đặc điểm
riêng về sở thích, sở trường, niềm hứng thú với những vấn đề cuộc sống (theo
thuyết Đa trí tuệ của Gadner). Thêm vào đó, họ được phép “bỏ qua những module
học tập mà họ đã có năng lực”[34]. Vì thế, dạy học phân hóa cũng là một cách tiếp
cận đáng được lưu tâm.
Trong nghiên cứu Dạy học theo định hướng hình thành và PT NL người học
ở trường phổ thông, Lê Đình Trung (2016) cho rằng: Cách tiếp cận NL trong dạy
học được thể hiện ở nhiều cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận truyền thống (tiếp cận
hành vi- behavioural approach) và tiếp cận tích hợp. Bùi Mạnh Hùng (2014); Hoàng
13

Thị Tuyết (2013) có cùng nhận định về cách tiếp cận tích hợp trong dạy học theo
NL. Tuy nhiên, Bùi Mạnh Hùng (2014) đề nghị dạy học theo định hướng phát triển
NL nên lấy lí thuyết kiến tạo làm nền tảng (xét riêng trong môn Ngữ văn). Dạy học
phân hóa cũng được đề cập bởi Hoàng Thị Tuyết (2013); Bùi Mạnh Hùng (2014) vì
“người học được lựa chọn học tập linh hoạt và chủ động. Do đó, tiến trình học tập
mang tính cá thể hóa; giáo viên được linh hoạt và chủ động trong việc lựa chọn
nhiều phương thức giảng dạy khác nhau” [80].
Trên nền tảng của các cách tiếp cận và các quan điểm, dạy học theo NL
người học tạo điều kiện cho người dạy được phát huy tối đa NL nghề nghiệp thông
qua việc tự chủ lựa chọn phương pháp/ kĩ thuật dạy, hình thức dạy học, xây dựng
môi trường học tập và mở rộng không gian dạy học [43],[82], [84]. Phương pháp/
kĩ thuật dạy học đa dạng, linh động trong sự lựa chọn phương pháp dạy học chung
và phương pháp dạy học đặc thù bộ môn. Hình thức dạy học đa dạng, tạo điều kiện
cho người học được đa tương tác. Môi trường học tập thân thiện giúp cho người học
tự tin và tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình. Không gian dạy học được
mở rộng hơn, vượt ra ngoài không gian của lớp, của trường. Mọi sự lựa chọn của
người dạy đều nhằm mục đích hình thành NL cho người học và NL này cần được
bộc lộ bằng hành động thông qua các tình huống cụ thể. NL tự đánh giá của người
học được chú trọng và đẩy mạnh hơn; là một trong những NL mà người học cần
chiếm lĩnh. Điều này giúp người học có khả năng tự điều chỉnh hành vi học tập,
tăng cường khả năng trau dồi nhận thức, rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh đó, dạy học
theo NL không chỉ xét đến hiệu quả của việc giải quyết vấn đề mà còn quan tâm
đến những yếu tố tâm lí như động cơ, sự hứng thú, niềm vui thích học tập,…nhằm
giúp cho người học có thái độ tích cực với việc học và khả năng tự học, học tập suốt
đời,…là những đề xuất của Hoàng Hòa Bình (2015), Trần Thị Hiền Lương (2015),
Hoàng Thị Tuyết (2013), Gordon Winch (2004).
Tìm hiểu những nghiên cứu trong lĩnh vực dạy học ngôn ngữ (cụ thể là tiếng
Việt), những quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu trong nước là sự phản ánh những
nghiên cứu ở ngoài nước đã có trước đó. Quan điểm quan trọng nhất được đề cập: Dạy
học theo NL chính là việc hình thành năng lực NL giao tiếp cho người học, vì vậy cách
tiếp cận giao tiếp là phù hợp [43],[79] [82]. Xem NL giao tiếp là NL đặc thù của môn
học về ngôn ngữ, NL này được tạo thành từ 02 năng lực: tiếp nhận lời nói và tạo lập lời
nói/ văn bản (hay còn gọi là “sản sinh lời nói/ văn bản”), tương ứng với các kĩ năng:
nghe, đọc, nhìn, xem và nói, viết, trình bày [79], [82].
14

Ngoài những bài viết, những nghiên cứu vừa nêu, đã có rất nhiều hội thảo khoa
học được tổ chức nhằm giúp cho vấn đề dạy học theo NL người học theo Đề án “Đổi
mới căn bản, toàn diện chương trình, sách giáo khoa” được thực thi tốt đẹp.
Bàn về vấn đề quản lí giáo dục khi chuyển đổi cách tiếp cận trong giáo dục,
có hội thảo “Quản lí dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận NL: Vấn đề
và giải pháp”, Học viện Quản lí Giáo dục tổ chức tại Hà Nội, tháng 5/2014.
Bàn về vấn đề CT, đánh giá trong dạy học theo NL có các hội thảo: “Phát
triển chương trình môn học và đánh giá kết quả giáo dục”, Viện Khoa học Giáo dục
tổ chức tại Hà Nội, tháng 11/2015; “Tích hợp NL tổng hợp: từ chính sách đến thực
tiễn”, Viện Khoa học Giáo dục tổ chức tại Hà Nội, tháng 11/2014.
Bàn về vấn đề đánh giá thực trạng về CT, sách giáo khoa, việc dạy học,
công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn hiện nay; đề xuất định hướng đổi
mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, đào
tạo và bồi dưỡng giáo viên trong thời gian sắp tới, có các hội thảo như: “Khoa
học Quốc gia về Dạy học Ngữ văn ở phổ thông Việt Nam”, Bộ Giáo dục & Đào
tạo tổ chức tại Huế, tháng 1/2013; “Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục phổ thông”, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh
tổ chức, tháng 4/2015.
1.2. Nghiên cứu về dạy viết văn bản ở tiểu học
CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn (2018), phân chia yêu cầu cần đạt về
kĩ năng viết thành 02 bậc: “(1) kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng
viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết,…(2) viết câu, đoạn, VB gồm:
các yêu cầu về quy trình tạo lập VB và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của
các kiểu VB” [17, tr.13]. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung
vào dạy viết VB cho HS theo yêu cầu thứ hai.
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nhiều tài liệu đề cập đến các cách tiếp cận trong dạy học viết VB cho HS
TH: Beginning to Write -Writing activities for elementary and intermediate learners
(Bắt đầu viết- những hoạt động viết cho học người TH và trung học cơ sở) của tác
giả Arthur Brookers and Peter Grundy; Litteracy Reading, Writing and Children’s
Literature (Đọc, viết và văn học của trẻ em) của nhóm tác giả Gordon Winch,
Rosemary Ross Johnston, Paul march, Lesley Ljungdall, Marcelle Holliday (đại học
Oxford); Focus on Literacy: Writing (tập trung vào đọc viết: Viết) của Sở Giáo dục
và Đào tạo bang New South Wales _Mỹ; The Really Useful Literacy Book: Being
15

Creative with Literacy in the Primary Classroom (Cuốn sách dạy đọc viết thật sự
hữu ích: sáng tạo với đọc viết trong lớp học tiểu học) của nhóm tác giả Tony
Martin, Chira Lovat, Glynis Purnell; Literacy for Children in an Information Age:
Teaching Reading, Writing and Thinking (Đọc viết cho trẻ em trong thời đại công
nghệ thông tin: dạy đọc, viết và suy nghĩ) của nhóm tác giả Vicki L. Cohen, John
Edwin Cowen…Đầu tiên, cách tiếp cận kiểu loại được các tài liệu đề cập khá nhiều.
Cách tiếp cận này được chú trọng trong học ngôn ngữ vào những năm 1980 [94;
tr.273], nhấn mạnh đến kiểu loại VB mà người học cần tạo lập. Tiếp theo, rất nhiều
tài liệu đề cập đến cách tiếp cận tiến trình. Cách tiếp cận này xem viết là một hệ
thống các hành động để tạo lập VB [94, tr.277]. Nhìn chung, các tài liệu đều có
cùng quan điểm về hệ thống các hành động tạo lập VB. Chúng bao gồm: Trước khi
viết (kế hoạch), viết (soạn thảo và chỉnh sửa), xuất bản và phản hồi của người đọc
[89], [94], [105], [111], [116], [121]. Tiếp đến, cách tiếp cận xã hội nhấn mạnh đến
mối liên kết mạnh mẽ giữa ngôn ngữ và bối cảnh xã hội [94, tr.273]. Trong khi viết,
người viết luôn đặt mình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố như người đọc, bối
cảnh xã hội,…Cuối cùng, cách tiếp cận giao tiếp nhấn mạnh cần cho người học hiểu
rằng: một VB viết có thể có nhiều mục đích khác nhau và mục đích giao tiếp cũng
có thể được viết bằng các kiểu loại khác nhau, bất cứ VB nào cũng cần xác định
người đọc và chịu sự nhận xét của người đọc [89], [94], [111]. Cách tiếp cận giao
tiếp và xã hội có những điểm tương đồng. Chúng đều nhấn mạnh đến bối cảnh xã
hội và đối tượng bài viết. Do vậy, dạy học viết VB cần giúp cho người học quan
tâm đến bối cảnh xã hội khi công bố VB; quan tâm đến suy nghĩ, phản hồi của
người đọc trong và sau khi công bố bài viết.
Bên cạnh các cách tiếp cận, các tài liệu còn đề cập đến các quan điểm dạy
học viết VB. Đầu tiên, quan điểm tích hợp được đề cập trong khá nhiều tài liệu
như: Beginning to Write -Writing activities for elementary and intermediate
learners [88]; Litteracy Reading, Writing and Children’s Literature [94]; What
we know about teaching writing (Những gì chúng ta biết về dạy viết) [95];
Forcus on Literacy: Writing [104]; Literacy for Children in an Information Age:
Teaching Reading, Writing and Thinking [121]. Tích hợp là một quan điểm dạy
học được vận dụng gần như rộng khắp và xuyên suốt trong các CT dạy học.
Theo các tác giả của tài liệu Literacy Reading, Writing and Children’s
Literature: “có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói,
đọc, viết. Sự hiểu biết và sử dụng thành thạo một trong các kĩ năng góp phần tạo
16

nên hiệu quả cho các kĩ năng còn lại” [94, tr.284]. Chính vì vậy, quan điểm này
được đề cập trong hầu hết các tài liệu (trong và ngoài nước) về dạy ngôn ngữ nói
chung và dạy viết nói riêng. Hai khía cạnh được các tài liệu nhận định cần thiết:
tích hợp các kĩ năng ngôn ngữ và tích hợp với những tri thức từ các môn học
khác. Bên cạnh đó là tích hợp đạo đức, tích hợp với những cảm xúc thẩm mĩ.
Các tài liệu cũng đề cập phương án tích hợp với các ý kiến và chỉ dẫn như cần sử
dụng mô hình VB từ bài tập đọc trong chiến lược dạy viết VB cho HS, kết nối
đọc-viết, nói và nghe-viết; kết hợp với các ý tưởng từ kinh nghiệm, hiểu biết của
người học. Tiếp theo là quan điểm theo hướng song song (tạm dịch từ Paralell
Writing) được tác giả Cheri J.Lee (2011) đề xuất trong tài liệu Paralell Writing.
Quan điểm này đề xuất cách kết hợp cách tiếp cận kiểu loại và cách tiếp cận tiến
trình trong dạy học viết VB. Dù không nêu cụ thể, quan điểm này cũng được nêu
trong các tài liệu như [94], [105], [121]. Tiếp theo là quan điểm theo hướng
workshop (tạm dịch Quan điểm dạy viết theo hướng hội thảo). Dạy viết VB theo
workshop hướng đến mục tiêu người học được bồi dưỡng để trở thành người viết
độc lập. Cụ thể hơn, HS có thể tự mình xác định nội dung viết; thảo luận với bạn
bè về cách viết, cách tìm ý,… Rất nhiều tài liệu nước ngoài đề xuất chiến lược
dạy học viết VB theo quan điểm này: [94], [95], [105], [111], [113], [121].
Trong một vài tài liệu, một số tác giả như Vicki L. Cohen (2011), Sue
Palmer (2011) đề cập đến mô hình 03 bước để dạy viết VB cho HS: viết chia sẻ
(shared writing) – viết có hướng dẫn (guided writing) – viết độc lập
(independent writing). Theo Tony Martin và cộng sự (2008) viết chia sẻ là việc
GV vừa tương tác vừa thực hiện (như trình diễn) trước HS cách thức tạo ra một
VB viết. Trong quá trình đó, GV cho HS biết suy nghĩ của bản thân và viết ra
những suy nghĩ ấy. Tiếp theo, sau khi đã hiểu cách “đưa” suy nghĩ thành chữ
viết, HS thực hiện việc viết dưới sự hướng dẫn của GV, gọi đó “viết có hướng
dẫn”. Thông thường, HS ngồi theo nhóm và GV sẽ đến hướng dẫn trong nhóm
để có những lời nhắc hoặc trợ giúp cần thiết. Viết chia sẻ và viết có hướng dẫn
là bước dẫn dắt để tiến đến HS có khả năng viết độc lập. Tại bước viết độc lập,
HS dần dần làm chủ tiến trình viết. Tuy gọi là “viết độc lập” nhưng HS vẫn sẽ
có được trợ giúp của GV khi cần thiết. Trong vài trường hợp, HS được tự chọn
chủ đề và mục đích để viết.
Bàn về đánh giá VB viết của HS, nhìn chung các tài liệu thường đề cập
đến các tiêu chí sau: nội dung và cấu trúc của VB; văn phong, cách diễn đạt để
17

thể hiện nội dung và ý nghĩa; đối tượng mà VB hướng đến; dấu câu, chính tả và
ngữ pháp. Gordon và cộng sự (2004) trong tài liệu Litteracy Reading, Writing
and Children’s Literature đề nghị sử dụng siêu ngôn ngữ trong hướng dẫn HS tự
đánh giá. Thêm vào đó, một vài tài liệu nước ngoài cho rằng cần tổ chức thảo
luận (có thể xem như là một tiết học) để HS nhận xét, đánh giá bài viết của nhau
và sử dụng bảng tiêu chí dành cho HS trong việc rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá
bài viết [121]. Để đánh giá có độ tin cậy, các tài liệu đề nghị cần sử dụng các
công cụ đánh giá như hồ sơ học tập (portfolois), bảng tự nhận xét, đánh giá
(checklist), bảng nhận xét, đánh giá (rubric).
Bàn về phương pháp dạy học, đa số các tài liệu đều lấy cách tiếp cận tiến trình làm
“xương sống” cho quá trình dạy viết VB ở TH và có sự kết hợp với các cách tiếp cận,
các quan điểm dạy học cũng như các lí thuyết học tập khác nhau. Trong phương pháp
dạy học cần biết cách khai thác kinh nghiệm của người học; biết cách tạo hứng thú,
động cơ cho người học; tổ chức cho người học được nêu lên suy nghĩ, được đa tương
tác; biết liên kết những hiểu biết của mình để đáp ứng yêu cầu; cần làm cho người học
có ý thức mình là một “nhà văn” và đang tạo ra một sản phẩm của riêng mình; …là sự
tổng hợp từ nhiều tài liệu nước ngoài về dạy viết ở TH. Xét theo phương pháp dạy học
đặc trưng trong dạy học ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu là phương pháp mà nhiều tác giả
đề nghị [94], [95], [111], [113], [150]. Các tài liệu nước ngoài đề cập đến việc GV cần
xem mình như một người tham gia cộng đồng viết của HS. Không chỉ giữ vai trò tổ
chức, hướng dẫn, GV cần làm mẫu trước mặt HS cách hình thành; cách nhận xét, đánh
giá một VB. Đặc biệt, một vài tài liệu nước ngoài đề nghị: có thể cho người học lứa
tuổi TH viết trên máy tính vì hạn chế được phần nào “tâm lí nản” khi phải sửa tới sửa
lui bài viết của mình [89], [94], [112].
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Các tài liệu trong nước không đề cập một cách trực tiếp các cách tiếp cận đối
với việc dạy học viết VB cho HS TH. Tuy nhiên, các tài liệu về phương pháp dạy
học tiếng Việt đều thể hiện chúng khá rõ ràng. Đầu tiên, cách tiếp cận kiểu loại
được đề cập đến bởi các tác giả như Nguyễn Quang Ninh (1996), Nguyễn Trí
(1998), Lê A (2005), Lê Phương Nga (2014), Dự án Mô hình Trường học mới
(2016). Các tác giả nhấn mạnh cách tiếp cận kiểu loại với việc ứng dụng Ngữ pháp
VB, Phong cách học, Ngữ dụng học, Việt ngữ học vào việc dạy viết VB cho HS
TH. Học sinh được “thị phạm” VB mẫu để nắm được đặc điểm các kiểu loại VB,
sáng tạo ra VB phù hợp kiểu loại và thể hiện được suy nghĩ, quan điểm, tình cảm
18

của bản thân”. Cách tiếp cận tiến trình được đề cập trong tài liệu như Nguyễn Trí
(1998), Lê Phương Nga – Nguyễn Trí (1999), Dự án Mô hình Trường học mới
(2006), Phan Phương Dung – Đặng Thị Kim Nga (2011), Lê Phương Nga (2014).
Các tác giả gọi tên các hành động mà HS cần thực hiện để tạo lập VB: định hướng,
lập CT nội dung biểu đạt, hiện thực hóa CT và kiểm tra. Tác giả Đỗ Ngọc Thống và
cộng sự (2018): “hình thành ý tưởng, triển khai ý tưởng bằng viết nháp, viết thành
đoạn, bài; chỉnh sửa (tự chỉnh sửa, chỉnh sửa lẫn nhau, giáo viên chỉnh sửa), công
bố sản phẩm” [77, tr.162]. CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn (2018) chú trọng
cách tiếp cận này khi nêu rõ quy trình tạo lập VB đối với HS TH [17, tr.13]. Mặc dù
không nêu cụ thể là “cách tiếp cận xã hội” như các tài liệu nước ngoài nhưng các tài
liệu trong nước cũng thể hiện cách tiếp cận này. Theo các tác giả: viết luôn gắn với
bối cảnh xã hội, phản ánh xã hội và thể hiện tính cách cá nhân của tác giả. Cách tiếp
cận giao tiếp được hầu hết các tài liệu về phương pháp dạy học tiếng Việt đề cập,
Nguyễn Quang Ninh (1999), Lê Phương Nga – Nguyễn Trí (1999), Lê A (2005);
Phan Phương Dung-Đặng Kim Nga (2012); Hoàng Thị Tuyết (2012), Dự án Mô
hình Trường học mới (2016)… Cách tiếp cận này xem viết như là một công cụ
nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Để thực hiện được điều này thì dạy học viết VB
cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố như môi trường học tập, dạy học tích hợp, cơ hội
rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ trong đời thực cho HS.
Quan điểm tích hợp cũng được đề cập đến trong hầu hết các tài liệu về dạy học
tiếng Việt ở tiểu học. Đối với việc dạy học viết VB, Chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ văn 2006 thực hiện quan điểm tích hợp ở các khía cạnh sau: (1) tích
hợp các kĩ năng ngôn ngữ trong một đơn vị học; (2) tích hợp chủ đề trong nội dung
học tập; (3) tích hợp dạy ngôn ngữ với nội dung các môn học khác, với việc cảm
thụ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ Văn
(2018), đã cập nhật và làm rõ hơn nữa phương thức tích hợp trong dạy học viết VB:
“tích hợp kiến thức từ tác phẩm văn học; tích hợp với các môn học khác; tích hợp từ
vốn sống thực tế; tích hợp giữa kĩ năng quan sát và ghi chép” [77].
Xét về phương pháp dạy học, không có sự khác biệt nhiều giữa các tài liệu
nước ngoài và trong nước. Cách tiếp cận kiểu loại và cách tiếp cận tiến trình được
lấy làm nền tảng cho việc dạy viết VB kết hợp với các lí thuyết học tập và các quan
điểm dạy học khác. Điều này thể hiện qua các phương pháp đặc trưng trong dạy học
tiếng Việt ở TH: phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo
mẫu và phương pháp thực hành giao tiếp [60] [81]. Dựa theo quá trình tạo lập một
19

VB để hướng dẫn HS viết VB thông qua hệ thống bài tập [35]; câu hỏi, kĩ thuật dạy
học [76], [38]; giới thiệu nguồn tư liệu, sử dụng sơ đồ tư duy [77]; giải quyết tình
huống có vấn đề, thảo luận nhóm, viết tích cực [38]. Bên cạnh đó, thuyết kiến tạo
được đề cập nhiều nhất trong các tài liệu dạy học. Tương tự các tài liệu nước ngoài,
các tài liệu trong nước đề xuất các kĩ thuật/biện pháp nhằm giúp cho việc học viết
VB ở TH đạt hiệu quả như: cách khai thác kinh nghiệm của người học; biết cách tạo
hứng thú, động cơ cho người học; tổ chức cho người học được nêu lên suy nghĩ,
được đa tương tác; biết liên kết những hiểu biết của mình để đáp ứng yêu cầu; cần
làm cho người học có ý thức mình là một “nhà văn” và đang tạo ra một sản phẩm
của riêng mình; …là sự tổng hợp từ nhiều tài liệu của các tác giả [1], [12], [19],
[30], [51], [61] [76],[81].
Dạy học theo NL cần quan tâm đến thái độ, tâm lí của người học. Do đó, các
nhà nghiên cứu đã đề nghị những giải pháp nhằm giúp người học thấy được sự thú
vị, hữu ích của việc viết để hỗ trợ quá trình dạy học. Nhìn chung, có những giải
pháp sau: làm cho người học hào hứng với vấn đề sẽ viết [19], [30], [81]; tạo cho
người học nhu cầu để giao tiếp, hiểu được viết là để làm gì, và ai sẽ là người đọc bài
viết của mình [1], [18], [30], [63]; thiết lập một môi trường giàu ngôn ngữ viết [1],
[30], [62]; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo cơ hội cho người học được trải
nghiệm cuộc sống, đặc biệt trải nghiệm những vấn đề sẽ viết sau này [12], [77],
[95]; nhận xét, đánh giá luôn khích lệ, động viên, công nhận mặt thành công của
người học [81], [52]; dành thời gian hợp lí cho việc học viết là ý kiến của tài liệu
[52]. Nhìn từ thực tiễn việc dạy viết hiện nay ở TH, người dạy đã áp dụng một vài
biện pháp vừa nêu. Tuy nhiên, kết quả của dạy học viết chưa thật sự làm hài lòng
các nhà giáo dục và xã hội. Người học chưa hứng thú và nhận thấy ích lợi của việc
viết đối với cuộc sống của chính mình. Nguyên nhân, các biện pháp chưa được vận
dụng hiệu quả. Trong đó, các biện pháp cần quan tâm: thiết lập môi trường giàu
ngôn ngữ viết; thời lượng cho giờ dạy học viết (việc yêu cầu tiết học nào cũng từ 35
đến 40 phút như hiện nay là không tính đến đặc trưng môn học) và việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
Đánh giá luôn là một nội dung quan trọng của quá trình dạy học. Kết quả
đánh giá phản ánh rất nhiều về quá trình dạy và học. Những ý kiến chung nhất trong
việc đánh giá quá trình học viết của HS mà các tài liệu đã đề cập:
- Về nội dung bài viết/bài văn cần xem xét các tiêu chí: (1) Kiến thức và sự
hiểu biết về kiểu loại VB; (2) Sự hiểu biết và sử dụng tiến trình viết; (3) Khả năng
20

sử dụng kiến thức ngôn ngữ: chính tả, từ, câu-liên kết câu, đoạn-liên kết đoạn; (4).
Nội dung “liên cá nhân” có trong VB (thái độ, quan điểm, suy nghĩ của người viết,
bao gồm cả việc xác định mục đích và đối tượng của VB).
- Về thái độ khi nhận xét đánh giá: tôn trọng bài làm của học sinh; động viên,
khích lệ đối với những cái được; nghiêm túc, chính xác và công bằng.
- Về phương pháp đánh giá: tạo điều kiện cho HS được tự nhận xét, đánh giá;
chú ý đến quá trình thực hiện bài viết; tổ chức trưng bày bài viết.
Trong bài viết “Thiết kế chuẩn học tập môn Ngữ Văn theo định hướng PT
NL”, tác giả Trần Thị Hiền Lương (2015) đã đề xuất bảng “tổng hợp các thành tố
và những chỉ số hành vi của NL tạo lập VB” nhằm giúp cho việc đánh giá được
công bằng và chính xác (đối tượng sử dụng là nhà giáo dục). Tương tự, tác giả Mai
Bích Huyền-Đỗ Thị Hồng Nam (2014) đề xuất các tiêu chí để đánh giá bài luận và
xem đây là một trong những công cụ PT NL tạo lập VB cho HS. Thêm vào đó, một
vài tài liệu nước ngoài cho rằng cần tổ chức thảo luận (có thể xem như là một tiết
học) để HS nhận xét, đánh giá bài viết của nhau và sử dụng bảng tiêu chí dành cho
HS trong việc rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá bài viết [120].
Trước đây, Chương trình giáo dục phổ thông 2006 ít quan tâm chú ý đến kĩ
năng tự nhận xét, đánh giá của người học. Từ khi thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và
sau đó là thông tư 22/2016/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá đối với HS TH đã
nhấn mạnh đến đánh giá quá trình và việc rèn luyện kĩ năng tự nhận xét, đánh giá của
HS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy HS vẫn lung túng khi thực hiện kĩ năng này. Nhìn
chung, các vấn đề về đánh giá mà các tài liệu trong và ngoài nước đề xuất đều hợp lí
và cần thiết.
Tiểu kết chương 1
Dạy học theo NL người học có xu hướng chiết trung. Do đó, dạy học theo
NL có thể là sự vận dụng từ nhiều cách tiếp cận, các lí thuyết học tập hay quan điểm
dạy học khác nhau. Trong quá trình PT, dạy học theo NL cũng kế thừa những giá trị
phù hợp và loại bỏ những giá trị không phù hợp của các lí thuyết, quan điểm học
tập. Sự phối hợp logic các cách tiếp cận, lí thuyết học tập, quan điểm dạy học phù
hợp với đặc điểm người học, môi trường học tập nhằm đạt được “chuẩn đầu ra” là
việc cần thiết của dạy học theo NL. Những điểm được nhấn mạnh trong việc dạy
học theo NL có thể là: lí thuyết hành vi chủ nghĩa, thuyết kiến tạo, quan điểm dạy
học tích hợp, dạy học phân hóa, quan điểm giao tiếp (trong dạy học ngôn ngữ); các
thuộc tính tâm lí của người học (như động cơ, niềm vui thích và hứng thú học tập);
21

coi trọng sự tự đánh giá và đánh giá dựa vào hành vi. Mục tiêu của dạy học theo NL
là người học có khả năng thực hiện những yêu cầu trong tình huống của thực tiễn.
Để đạt mục tiêu này, nhiều tài liệu nhấn mạnh đến việc hình thành và rèn luyện các
hành vi tích cực trong học tập nhằm giúp người học có khả năng tự giải quyết vấn
đề và học tập suốt đời. Các nghiên cứu không có phân biệt rõ ràng “thế nào là hình
thành NL” hay “thế nào là PT NL” trong dạy học theo cách tiếp cận NL. Dạy học để
hình thành NL, đồng thời cũng PT NL người học theo độ tuổi, khả năng, sở trường
của họ. Trong dạy học, NL có thể được hình thành dựa trên kinh nghiệm của người
học, tác động bởi môi trường, sự rèn luyện và thuần thục của kĩ năng, kĩ xảo. Trên
cơ sở mức độ NL đã hình thành của người học, người dạy tiếp tục có những biện
pháp tác động (tương tự như hình thành NL) để PT NL người học.
Xét về phương pháp luận, có nhiều cách tiếp cận và quan điểm dạy học viết
VB cho HS TH. Đa số các tài liệu đều có điểm chung là NL viết VB của HS TH
được hình thành, rèn luyện và phát triển thông qua hai cách tiếp cận chính cách tiếp
cận kiểu loại và cách tiếp cận tiến trình. Cách tiếp cận kiểu loại có thể thực hiện
thông qua quan điểm tích hợp (tích hợp tìm hiểu kiểu loại thông qua giờ học đọc).
Cách tiếp cận tiến trình với hệ thống kĩ năng làm văn bộ phận cũng là hệ thống hành
vi HS cần được hình thành và rèn luyện để có khả năng tạo lập VB viết một cách
chủ động. Hiện nay, có nhiều tài liệu đề xuất các kĩ năng làm văn bộ phận trong tiến
trình viết VB, song song đó là các gợi ý về cách thực hiện (đã dẫn). Tuy nhiên, chưa
thấy có tài liệu nghiên cứu sâu về dạy học viết VB cho HS TH học theo hướng phát
triển NL. Kế thừa những nghiên cứu trước đây và làm sâu sắc hơn việc dạy học viết
VB cho HS TH theo hướng PT NL là vấn đề mà luận án tập trung giải quyết.
22

Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Văn bản và dạy viết văn bản trong nhà trường tiểu học
2.1.1.1. Khái niệm văn bản
CT giáo dục của Australia đưa ra khái niệm: “VB là phương tiện giao tiếp.
Những hình thức và quy ước của VB cho phép chúng ta giao tiếp hiệu quả với nhiều
người khác nhau và với nhiều mục đích khác nhau. VB có thể được viết, nói hay đa
phương thức (multimodal) và có thể được in hay dạng số hoặc trực tuyến (digital/
online forms). VB đa phương thức có sự kết hợp của ngôn ngữ với những hệ thống
giao tiếp khác như hình ảnh, âm thanh và ngôn từ như trong phim hay các phương
tiện trình bày bằng máy tính” [122]. Trong CT đánh giá HS quốc tế của Pisa (Tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới, OECD), “VB được hiểu là một tập hợp
kí hiệu (hình thức) để biểu đạt một ý nghĩa, hàm chứa một thông điệp (nội dung).
Hiểu theo cách này thì VB có thể là bất cứ gì mà chúng ta có thể “đọc, phân tích hay
lí giải” [dẫn theo 58]. Với việc đưa ra khái niệm “rộng” và có liên quan đến việc sử
dụng công nghệ trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, có thể thấy rằng: các CT nước
ngoài đã thực hiện dạy HS tạo lập VB trên máy tính và các thiết bị công nghệ.
Trong nhiều tài liệu, các tác giả trong nước đã sử dụng các khái niệm về lời
nói, ngôn bản, VB trên dựa theo các mối quan hệ tầng bậc của chúng. Ví dụ như tác
giả Nguyễn Trí (1998), tài liệu Dạy Tập làm văn trong trường tiểu học cho rằng:
“Dạy Tập làm văn là dạy sản sinh ngôn bản” [79, tr.89]. Trong đó, “ngôn bản là
chuỗi các yếu tố ngoài ngôn ngữ mà người giao tiếp tạo nên để truyền đạt nội dung”
và “giao tiếp VB là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản” [79, tr.7]. Do đó,
tác giả đã dùng thuật ngữ VB khi đề cập đến nội dung Quá trình sản sinh VB [79,
tr.21]. Tương tự, tác giả Hoàng Thị Tuyết (2012), dùng thuật ngữ VB là chủ đạo
trong tài liệu Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc
(1999), lời nói tồn tại dưới hai dạng: nói và viết. Trong đó, “VB được hiểu là kiểu
viết của lời nói” [49, tr.5], “VB có thể tồn tại ở cả dạng nói lẫn dạng viết, song dạng
viết là chủ yếu” [2, tr.123]. Trong những ngữ cảnh nhất định, khó có sự phân định
rõ ràng và khu biệt cho các khái niệm lời nói, ngôn bản hay VB. Tuy nhiên, khi nói
về VB thì trong mọi trường hợp đều nghĩ đến hình thức viết của ngôn ngữ.
Nhiều tài liệu trong nước cũng đã đưa ra khái niệm về VB. Tác giả Đinh
23

Trọng Lạc (1999), “theo cách tiếp cận cấu trúc, VB được xem xét chủ yếu dựa vào
các yếu tố như: đặc điểm tu từ của các từ, các cụm từ, các câu, cách liên kết câu
trong đoạn, liên kết đoạn,…Theo cách tiếp cận chức năng thì VB được hiểu như
một cấu trúc giao tiếp hoàn chỉnh bởi thể thống nhất cấu trúc – ngữ nghĩa” [49,
tr.5]. Nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về VB theo cách tiếp cận chức năng, như:
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985); Nguyễn Trí
(1998), Vũ Thị Ân – Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Nguyễn Thị Ly Kha (2014),
Nguyễn Quang Ninh (2013)… Tổng hợp quan điểm của các tác giả, theo luận án:
VB vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; có
tính chỉnh thể về nội dung, cấu trúc và hình thức; có đích giao tiếp nhất định (đích
tác động về nhận thức, tác động về tình cảm hay tác động về hành động).
Khái niệm về VB của các tài liệu trong nước đã có ảnh hưởng đến nội dung
dạy viết VB cho HS TH. Theo đó, HS TH được yêu cầu có khả năng tạo ra một VB
dạng viết có nội dung, cấu trúc và hình thức nhất định. Theo yêu cầu cần đạt của CT
giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn (2018), “HS TH viết được VB kể lại những câu
chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện tưởng
tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và
HĐ gần gũi với cuộc sống. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ khi đọc một
câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho HS nhiều cảm xúc; nêu ý
kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu VB như:
bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,…”[17, tr.8].
2.1.1.2. Đặc trưng của văn bản
VB có tính liên kết, mạch lạc để tạo thành một thể hoàn chỉnh: một tập
hợp các câu, đoạn, phần, được gọi là VB khi chúng tạo thành một mạng lưới có liên
hệ chặt chẽ, logic về nội dung, ngữ nghĩa giữa các đơn vị ngữ pháp. Để có sự liên
kết này, người tạo ra VB phải sử dụng các phương tiện khác nhau như: ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, phương thức lặp, thế, đối, liên tưởng,… Đặc trưng này của VB đưa
đến yêu cầu:
(i) VB phải là một thể thống nhất về nội dung: được thể hiện bởi nội dung của
các câu, đoạn, phần đều tập trung thể hiện câu chủ đề của VB – gọi là liên kết chủ đề.
Ngay cả từ ngữ được sử dụng cũng là sự lựa chọn phù hợp với kiểu loại và nội dung
chủ đề. Nội dung của VB là những câu, đoạn được xâu chuỗi và kết hợp với nhau cùng
chứa đựng thông tin mà VB đem lại – gọi là liên kết logic. “Trong một VB điển hình,
liên kết chủ đề và liên kết logic đan quyện chặt chẽ vào nhau. Sự “đan quyện” này làm
nên sự thống nhất chặt chẽ và trọn vẹn nội dung của toàn VB” [72, tr.285]. Nội dung
24

VB bao gồm thông tin hiển ngôn và thông tin hàm ngôn. Thông tin hiển ngôn là thông
tin ở bề mặt của VB, bộc lộ trực tiếp qua câu, chữ. Thông tin hàm ngôn là thông tin ẩn
sau bề mặt VB, làm cho người tiếp nhận VB nhận ra được sự sâu sắc của VB. Thông
tin hàm ngôn được người viết gửi gắm một cách ẩn ý thông qua nhiều cách thức như
cách sử dụng từ, tạo câu, cách liên kết, cách tổ chức VB,… Sự thống nhất về nội dung
của VB còn được thể hiện trong sự thống nhất về thông tin hiển ngôn và thông tin hàm
ngôn. Điều cần lưu ý, không phải VB nào cũng có thông tin hàm ngôn. Thông tin hiển
ngôn và thông tin hàm ngôn thể hiện mục đích của VB, tác động đến người đọc về tình
cảm, về nhận thức hoặc về hành động. Nếu người đọc bị tác động như người tạo VB
mong muốn thì VB đó xem như thành công.
(ii) VB phải là một thể hoàn chỉnh về hình thức: điều này được thể hiện trong
việc sắp xếp câu, đoạn để thể hiện từ nội dung bộ phận đến nội dung tổng thể của VB.
Một VB được xem có tính hoàn chỉnh về hình thức, nếu VB đó: “Không thêm bớt vào
trước và sau, VB vẫn đảm bảo tính thống nhất trọn vẹn về nội dung; VB có đầu, có
cuối, có bố cục mạch lạc (thường là bố cục ba phần); đầu đề và khả năng đặt đầu đề
cũng là một biểu hiện của tính hoàn chỉnh về hình thức VB” [2, tr.126]. Sự thống nhất
về nội dung của VB đồng thời thể hiện được tính hoàn chỉnh về hình thức của VB ấy.
Từ khái niệm VB của tài liệu nước ngoài, VB có thể không chỉ là tổ hợp chữ viết hợp
thành mà còn có sự chêm xen của các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị,… Sự hoàn chỉnh về
hình thức của VB còn được thể hiện thông qua mặt cấu trúc của VB. VB thông thường
được cấu trúc bởi ba phần: phần mở đầu, phần chính và phần kết thúc. Trong nhiều
trường hợp, VB có hoặc không có tiêu đề. Điều này được ghi nhận từ sách giáo khoa
môn Tiếng Viết của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006. Các bài tập
đọc đều có tiêu đề nhưng không yêu cầu học sinh đặt tiêu đề cho các bài tập làm văn
mà học sinh tạo ra.
Văn bản có quan hệ hướng nội và quan hệ hướng ngoại
(i) Quan hệ hướng nội của VB: là mối quan hệ của những đơn vị bên trong
như quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần,… để tạo nên VB. Mối quan hệ giữa
các đơn vị là một mối quan hệ chặt chẽ, có tính liên kết và mạch lạc làm cho VB là
một thể hoàn chỉnh.
(ii) Quan hệ hướng ngoại của VB: là mối quan hệ của VB với hiện thực
được đề cập, với đối tượng tiếp nhận VB, với bối cảnh về văn hoá, lịch sử, xã hội
mà VB được tạo ra. Quan hệ hướng ngoại luôn tác động và ảnh hưởng quan hệ
hướng nội của VB. Iu.M.Lotman (2012) cho rằng: sẽ không thể có một định nghĩa
hoàn chỉnh về VB nghệ thuật, nếu thiếu sự phân loại bổ trợ ở bình diện “người phát
25

– người nhận” [45]. Vì vậy, giá trị của VB không chỉ thể hiện trong quan hệ hướng
nội của VB, quan hệ hướng ngoại có tính quyết định đến sự khả dụng, sự hữu ích
mà VB đem lại.

QUAN HỆ HƯỚNG NGOẠI

Hiện thực được nói đến

QUAN HỆ NỘI TẠI


- Quan hệ giữa các phần Người tiếp nhận
Người tạo lập
- Quan hệ giữa các đoạn
- Quan hệ giữa các câu

Các văn bản khác

Hoàn cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử

Sơ đồ 2.1. Các mối quan hệ của văn bản (dẫn theo Lê A [2, tr.124])
2.1.1.3. Đặc trưng văn bản viết so với văn bản nói
Sự khác biệt lớn nhất giữa VB viết và VB nói chính là bối cảnh VB được
phát ra và chuyển tiếp đến người nhận. Bối cảnh này đã ảnh hưởng và chi phối đến
quan hệ hướng nội và hướng ngoại của VB.
(1) Xét đến quan hệ hướng ngoại: VB nói có đối tượng tiếp nhận ngay lúc
phát. Họ biểu hiện thái độ, sự phản hồi ngay tức khắc. Do vậy, người nói có thể
điều chỉnh VB bằng cách sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ hoặc có thể thay đổi cấu
trúc bài nói. Trong khi đó, người đọc VB không có mặt ngay thời điểm người viết
đang tạo VB nên “người viết phải hình dung mục tiêu của người đọc, tưởng tượng
đến phản hồi của người đọc; xây dựng nên cấu trúc VB và thể hiện VB theo cách
mà họ cảm thấy sẽ được hiểu và đánh giá” [115, tr. 220].
(2) Xét đến quan hệ hướng nội: VB viết đòi hỏi tính hoàn chỉnh trong cấu
trúc, thống nhất về nội dung hơn so với VB nói. Do bối cảnh chi phối, những đề tài
nói có thể được thay đổi liên tục. VB viết lại không được như vậy. VB viết thì từ
ngữ chính xác, kết cấu chặt chẽ và logic. Trong khi nói, nếu cảm thấy VB nói khó
26

hiểu, người nói có thể phá vỡ cấu trúc đã xây dựng để thêm vào các yếu tố, các chi
tiết nhằm giải thích cho người tiếp nhận được rõ ràng hơn. Ngược lại, vì khó có cơ
hội sửa chữa những sai lầm trong cách tổ chức VB nên người viết phải luôn cân
nhắc, suy nghĩ khi dùng từ, đặt câu, viết đoạn và liên kết chúng. Chính điều này,
trong dạy học, nhiều tài liệu yêu cầu người học luôn tổ chức cấu trúc bài viết bằng
nháp, viết nháp, đọc tới đọc lui, chỉnh sửa rồi mới viết VB thật sự.
Để rõ hơn sự khác biệt giữa VB viết và VB nói, tham khảo Bảng 2.1
Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt giữa văn bản viết và văn bản nói
Văn bản viết Văn bản nói
Chuỗi các đơn vị lời được thể hiện dưới Chuỗi các đơn vị lời nói được thể hiện
dạng một bài viết tay hoặc bản in. dưới hình thức độc thoại hoặc đối thoại.
Thông thường không có người đọc trực Thông thường có người nghe trực tiếp
tiếp mặt đối mặt với người viết. ngay khi nói. Vài trường hợp không
thấy mặt người nghe như nói điện
thoại, phát thanh viên,…
Không thể sử dụng các yếu tố phi ngôn Có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn
ngữ; tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ, ngữ; tuân thủ các quy tắc hội thoại; có
thể hiện một cấu trúc có tính liên kết và thể bỏ qua các quy tắc của ngôn ngữ.
mạch lạc.
Khó có thể sử dụng các phương tiện hỗ Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ
trợ như đoạn video clip, vật thật, mô như video clip, vật thật, mô hình,…
hình,…
Khó có thể tương tác giữa các nhân vật Có thể tương tác giữa các nhân vật
tham gia giao tiếp. Sự phản hồi của tham giao tiếp trực tiếp và biết được
người đọc văn bản có thể có, cũng có hiệu quả giao tiếp tức thời.
thể không. Hiệu quả giao tiếp mang
tính phi thời gian.
Tổng hợp từ [49] [81] [114]
Tuy có sự khác biệt nhưng “nói và viết có sự tương đồng về quy tắc tạo lập
ngôn ngữ và chúng có mối quan hệ với nhau. Nói tốt tác động đến NL tạo lập ý nghĩ
khi viết” [81, tập 2, tr.217]. Xét ở góc độ giao tiếp, người phát (người viết, người
nói) cần luôn ý thức về người nhận (người đọc, người nghe): đặc điểm lứa tuổi, sở
thích, mối quan tâm, khả năng hiểu văn bản,…Ý thức về người nhận (tạm dịch từ
“sense of audience”) có ý nghĩa quan trọng đối với việc PT NL nói, viết của HS,
đặc biệt với viết. “Khi viết VB, một đứa trẻ có ý thức cần suy nghĩ về những gì cần
27

thiết trong thực tiễn của người đọc, khả năng tiếp nhận VB của họ, chứ không phải
đơn giản là viết những gì mình đang nghĩ” [115, tr.221]. Vốn sống và kinh nghiệm
sống không nhiều, HS TH sẽ rất khó hình dung phản ứng của người đọc, cũng như
sở thích hay mối quan tâm của họ. Và đây là một trong những thách thức đối với
GV trong việc hình thành nên NL viết VB cho HS.
2.1.1.4. Các kiểu loại văn bản trong dạy học viết ở nhà trường phổ thông
Khái niệm về VB đã phần nào ảnh hưởng đến cách phân loại VB. CT giáo
dục ngôn ngữ một số quốc gia trên thế giới có cách phân loại VB bao quát và phản
ánh thực tiễn cuộc sống hơn so với cách phân loại của Việt Nam.
Chương trình giáo dục Australia phân loại VB thành 03 loại chính: VB tưởng
tượng (imaginative texts); VB thông tin (informative texts) và VB thuyết phục
(persuasive texts). “CT tiếng Anh của Singapore phân loại văn bản thành hai loại
chính là VB văn chương và VB thông tin. VB được sử dụng trong dạy học có từ
nguồn in và không in (như bài viết trên web, blog,…” [dẫn theo 57, tr.7]. Các tài
liệu nghiên cứu trong nước cũng như trong CT giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn
2006 có cách phân chia VB tương đối thống nhất. VB được sử dụng trong dạy học
chủ yếu là các VB in và có sẵn trong sách giáo khoa. Nhìn chung, các tài liệu phân
loại VB như sau:
- Theo hình thức thể hiện: VB nói và VB viết.
- Theo phương thức biểu đạt: VB tự sự, VB miêu tả, VB biểu cảm, VB điều
hành (Hành chính-công vụ), VB thuyết minh, VB nghị luận.
- Theo phong cách ngôn ngữ: VB sinh hoạt, VB bản hành chính, VB khoa
học, VB báo chí, VB chính luận, VB nghệ thuật.
CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn (2018), đề xuất hệ thống các kiểu VB
theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp [17, tr.88]:
- VB biểu cảm: VB chủ yếu dùng thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- VB đa phương thức: VB có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các
phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh.
- VB miêu tả: VB chủ yếu dùng để miêu tả.
- VB nghị luận: VB chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe)
về một vấn đề nào đó.
- VB nhật dụng: VB chủ yếu dùng để đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày.
- VB thông tin: VB chủ yếu dùng để cung cấp thông tin.
- VB thuyết minh: VB chủ yếu được dùng để giới thiệu một sự vật, hiện tượng.
- VB tự sự: VB chủ yếu dùng để kể lại một sự việc.
28

Đối với bậc TH, CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn 2018 yêu cầu HS
“viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên
tưởng” [17, tr.9]; các VB nhật dụng như : thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời
cám ơn, xin lỗi,…[17].
Sự phân loại VB có ý nghĩa đến việc dạy và học ngôn ngữ. Nó ảnh hưởng đến
ngữ liệu mà nhà giáo dục sử dụng, đến khả năng đọc hiểu VB của người học. Và trong
mối liên quan đến luận án thì sự phân loại VB ảnh hưởng đến cách dạy (phương pháp
dạy học) và đến kiểu loại VB mà HS TH sản sinh được theo khả năng.
2.1.2. Quan niệm và các cách tiếp cận trong dạy viết văn bản
2.1.2.1. Quan niệm về dạy viết văn bản ở nhà trường phổ thông
CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn 2018 có yêu cầu cần đạt đối với kĩ
năng viết bậc TH [17, tr.13]:
(1). Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ năng viết chữ và chính tả.
(2). Viết câu, đoạn, văn bản: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập VB và yêu
cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu VB.
Khái niệm viết VB mà luận án nghiên cứu tương ứng yêu cầu cần đạt thứ (2).
Xét về nội dung, viết VB là một kĩ năng ngôn ngữ mang tính sáng tạo và tổng hợp cao.
Sáng tạo vì bài viết là sự thể hiện kinh nghiệm sống, quan điểm sống, cách nhìn cuộc
sống của người viết; là phong cách viết rất riêng của mỗi cá nhân. Tổng hợp vì bài viết
là sự thể hiện những kiến thức về ngôn ngữ như từ, câu, cấu trúc VB; những tri thức về
thế giới quan, nhân sinh quan mà người học đã được lĩnh hội. Xét về kĩ năng thực hiện,
viết VB thể hiện kĩ năng lập kế hoạch cho bài viết, kĩ năng tìm kiếm thông tin, lựa chọn
và lọc thông tin, kĩ năng trình bày bài viết và tiếp nhận sự phản hồi. Như vậy, viết VB
được hiểu là người học có khả năng tạo ra một VB viết bằng sự tổng hợp những hiểu
biết, kĩ năng và phản ánh được những tâm tư, tình cảm, thái độ của mình. Với vai trò là
một kĩ năng ngôn ngữ, viết VB đã bao hàm các ý nghĩa sau:
(1) Là một quá trình tư duy: “khi viết VB, người viết học cách sưu tập thông
tin, lựa chọn chúng để phản ánh những suy nghĩ và quan điểm của mình” [94, tr.171].
Để làm được điều này, người học cần được rèn luyện tư duy hình tượng, óc quan sát, trí
tưởng tượng; cần học cách sắp xếp những điều thu nhận được thành một hệ thống; khả
năng tái hiện thông tin và diễn đạt chúng thông qua sự thông đạt kiến thức ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, người học cũng cần rèn luyện kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh,... để có thể phân tích và thông hiểu đề bài thật tường minh.
(2) Là một quá trình tự nhận thức: Người viết cần phải suy nghĩ để khám
phá những ý tưởng, những quan điểm; sắp xếp và trình bày chúng theo một trật tự.
29

Những việc làm này đã tạo cho người viết khả năng tự nhận biết vấn đề, kích thích
người viết tự trải nghiệm để khám phá vấn đề và viết về chúng.
(3) Là một quá trình giao tiếp: Theo Donn Byrne (1998), “viết là dành cho
người đọc. Khi viết, chúng ta mã hóa những suy nghĩ thành ngôn ngữ. Vì người đọc
không hiện diện ngay lúc chúng ta viết nên chúng ta phải luôn lưu ý đến cách viết
như sắp xếp ý, viết câu, thông tin cần truyền đạt [92, tr.1]. Cùng quan điểm này,
Arthur Brookers & Peter Grundy (2001) đã nêu: “chúng ta viết khi muốn truyền
thông tin đến người nào đó mà ta không thể nói với họ được, viết cho phép chúng ta
vượt qua thời gian (viết hôm nay nhưng có thể đọc vào những ngày sau) và không
gian (viết và chuyển nội dung đến một địa điểm khác) để truyền tin” [89, tr.3]. Như
vậy, mục đích của viết VB là nhằm chuyển tải một thông tin của bản thân người viết
đến một nhóm đối tượng, gọi là người đọc. Người đọc dùng hệ thống ngôn ngữ
cùng người viết để giải mã chúng, hiểu chúng và có hành động phản hồi (nếu cần).
Trong vài trường hợp, người viết cũng là người đọc, viết cho chính mình như: nhật
kí, một bản kế hoạch cá nhân, danh sách những vật cần mua khi đi siêu thị,... Do đó,
người viết cần phải chủ động xác định đối tượng giao tiếp (ai sẽ là người đọc), nội
dung giao tiếp (viết là cái gì?), mục đích giao tiếp (viết để làm gì?), cần viết như thế
nào (phong cách, kiểu loại của bài viết?). Nếu quá trình này thành công thì người
viết đã thể hiện NL viết của mình.
Viết VB là một kĩ năng ngôn ngữ phức tạp. Hình thành NL viết cho HS TH
càng gian nan hơn vì những đặc trưng về tâm lí và nhận thức của lứa tuổi này. HS TH
vừa tiếp nhận những kiến thức ngôn ngữ, tìm hiểu thế giới xung quanh vừa học cách
phản ánh lại chúng theo cách nghĩ, cách làm của bản thân.
2.1.2.2. Các cách tiếp cận trong dạy viết
(1) Cách tiếp cận kiểu loại: Dạy học viết VB theo cách tiếp cận kiểu loại có
thể được hiểu là cách dạy tập trung chủ yếu vào việc người học sản sinh ra VB theo
đúng kiểu loại. Người học cần liên kết giữa “mục đích viết và nội dung với các hình
thức ngôn ngữ và cấu trúc kiểu loại VB cần được dùng để truyền đạt ý tưởng” [81,
tr.231]. Theo Hammond (1996), “giảng dạy rõ ràng về cấu trúc, tổ chức và các mẫu
ngữ pháp của các loại VB khác nhau là vấn đề quan trọng trong cách tiếp cận kiểu
loại” [94, tr.275]. Vì vậy, bước đầu tiên khi dạy người học tạo ra một VB hoàn
chỉnh là cung cấp cho họ khái niệm, cấu trúc và tính năng ngôn ngữ của kiểu loại để
đạt mục đích xã hội của kiểu loại. Ví dụ: Thế nào là kể chuyện, cấu trúc của một bài
văn kể chuyện, cách diễn đạt một bài văn kể chuyện...
Ưu điểm của cách tiếp cận kiểu loại là giúp người học dễ dàng liên kết giữa nội
30

dung cần diễn đạt với một cấu trúc tường minh. Từ đó, người học tạo ra một VB hoàn
chỉnh cấu trúc và nội dung đáp ứng kiểu loại VB. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào
kiểu loại VB thì tầm quan trọng của mục đích viết và bối cảnh có thể bị bỏ qua. Hơn
thế nữa, khi bắt đầu tiến trình viết, các ý tưởng, các xúc cảm của người viết có thể đến
rất nhanh, họ có thể bỏ lỡ chúng vì đang mải tập trung vào cấu trúc VB cần đạt.
(2) Cách tiếp cận tiến trình: Cách tiếp cận tiến trình trong dạy học viết VB
nhấn mạnh: “viết như là một hệ thống các hành động để tạo ra một VB. Các hành
động này bao gồm: trước khi viết (kế hoạch); viết (soạn thảo, chỉnh sửa); xuất bản và
phản hồi của người đọc” [94, tr.277]. Nếu cách tiếp cận kiểu loại quan tâm đến sản
phẩm của hoạt động viết là một VB hoàn chỉnh về mặt cấu trúc và đúng kiểu loại thì
cách tiếp cận quá trình quan tâm đến quá trình diễn ra hoạt động viết. Quá trình diễn
ra hoạt động viết chính là hệ thống kĩ năng làm văn mà Lê Phương Nga - Nguyễn Trí
(1999), Lê Phương Nga- Đặng Kim Nga (2007), Phan Phương Dung- Đặng Kim Nga
(2011) đã đề cập: “định hướng, lập chương trình nội dung biểu đạt, hiện thực hóa CT,
kiểm tra” [60, tr.142] hoặc được gọi tên “xác định nhiệm vụ viết, thu thập ý và lập
dàn ý, viết nháp; đọc lại và sửa chữa” [38], [77]. Dù khác nhau về tên gọi hệ thống
các kĩ năng làm văn nhưng xét về bản chất thì đều nhằm đến mục đích giúp người
học rèn luyện và nắm vững một quy trình tạo ra VB viết phù hợp với mục đích và
kiểu loại. Các tài liệu trong nước xem hệ thống các kĩ năng làm văn là một trong
những điều kiện tối thiểu mà người học cần có để đạt được NL viết. Vì vậy, cách tiếp
cận này được nhấn mạnh gần như ở hầu hết các tài liệu dạy viết cho HS TH. Xét về
phương pháp dạy học, GV khơi gợi ý tưởng cho HS, hướng dẫn HS sắp xếp chúng
theo trật tự logic, khuyến khích HS tạo ra nhiều bản thảo, chỉnh sửa liên tục để tạo ra
một VB thật hoàn hảo. Do đó, trong cách dạy, GV cần giúp HS biết rằng: HS phải di
chuyển qua lại giữa các HĐ của tiến trình viết để chỉnh sửa và hoàn thiện bài viết.
Về lí thuyết, ưu điểm của cách tiếp cận tiến trình trong dạy học viết là tạo cơ
hội cho HS chủ động với bài viết của mình: chủ động tìm ý tưởng và sắp xếp chúng;
chủ động chỉnh sửa bài viết,... Tuy nhiên, GV cần vận dụng các phương pháp dạy
học tích cực để phát huy tính chủ động ở HS. Bên cạnh đó, nếu quá cứng nhắc về
mặt quy trình thực hiện một bài văn thì đôi khi sự sáng tạo, tính đột phá trong cách
viết văn không được phát huy.
(3) Cách tiếp cận xã hội: Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến “sự liên kết
mạnh mẽ giữa ngôn ngữ và bối cảnh xã hội” [94, tr.273]. “Viết là xây dựng bản sắc
văn hóa và tính cách cá nhân cho tác giả. Viết còn là để mở rộng mối quan hệ và thể
hiện vai trò của người viết với xã hội” [95, tr.24]. HS tham gia vào cuộc giao tiếp để
31

viết lại những hiểu biết, những cảm nhận về các đối tượng, các vấn đề trong thực
tiễn nhằm trao dồi vốn sống, thể hiện suy nghĩ về cuộc sống, làm phong phú đời
sống văn hóa và tinh thần của mình. Cách tiếp cận xã hội trong dạy viết VB phần
nào phản ánh quan hệ hướng ngoại của VB, luôn quan tâm đến bối cảnh, môi
trường xã hội mà VB sẽ được công bố.
(4) Cách tiếp cận giao tiếp: Dạy viết VB theo cách tiếp cận giao tiếp nhấn mạnh
đến “mục đích và đối tượng bài viết hướng đến. Người viết xác định “Ai sẽ là người
đọc?”, “Mục đích viết bài để làm gì?” [81, tr.232]. Từ đó, người viết thực hiện ý tưởng,
lựa chọn từ ngữ, cách viết câu và thậm chí là thể loại bài viết. Theo Richards & Rodgers
(2001), trong dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp, “các HĐ trong lớp học phải
luôn có ý nghĩa và học tập luôn là một quá trình xây dựng và sáng tạo liên quan đến thử
và sai” [108, tr.172]. Do đó, nếu dạy viết theo cách tiếp cận giao tiếp thì cách tiếp cận
kiểu loại và cách tiếp cận tiến trình vẫn cần thực hiện. Mặc dù nói và viết đều là những kĩ
năng ngôn ngữ cho phép người sử dụng thể hiện suy nghĩ và ý tưởng của mình. Tuy
nhiên, người viết thường không nhận được phản hồi ngay tức thì của người đọc như khi
thực hiện kĩ năng nói. Việc dạy HS viết VB theo cách tiếp cận giao tiếp được thực hiện
theo các đặc trưng của dạy học ngôn ngữ theo cách tiếp cận giao tiếp. Cụ thể: dạy học
theo ngữ cảnh, tình huống; quan tâm đến ý nghĩa ngôn từ trước cấu trúc hình thức của
ngôn ngữ; tạo một môi trường học tập tác động đến khả năng siêu ngôn ngữ, động cơ và
niềm vui thích học tập; tích hợp dạy viết trong khi dạy các kĩ năng ngôn ngữ khác, trong
các môn học và các hoạt động ngoài giờ. Đặc biệt, trong dạy viết VB, người học cần thấu
hiểu: viết là cho người đọc và nhận sự nhận xét, đánh giá, phản hồi từ họ; có nhiều cách
lựa chọn khác nhau về kiểu loại để thể hiện mục đích viết và bài viết sẽ là sự phản ánh về
trình độ, văn hoá, quan điểm, tình cảm của chính người viết.
Dạy viết VB theo cách tiếp cận giao tiếp có ưu điểm là làm cho việc học có ý
nghĩa. HS biết rõ viết là để thể hiện tình cảm, suy nghĩ, sự hiểu biết của bản thân
với đối tượng cụ thể; để đạt được mục đích giao tiếp bằng khả năng của bản thân.
Chính điều này làm cho cách tiếp cận giao tiếp được vận dụng trong hầu hết các CT
dạy học ngôn ngữ nói chung và dạy viết VB nói riêng.
2.1.2.3. Các quan điểm dạy viết văn bản
(1) Quan điểm kết hợp cách tiếp cận kiểu loại và cách tiếp cận tiến trình:
quan điểm này được Cheri J. Lee (2011) gọi là Parallel Writing (tạm dịch Quan điểm
dạy viết song song). Theo Cheri J.Lee dạy viết theo quan điểm này cần trải qua 02 giai
đoạn: (1) Từ một VB mẫu, người học xây dựng nên mô hình VB thông qua việc phân
tích ngôn ngữ, kể lại thông tin và có thể xây dựng sơ đồ của VB. (2). Người học xây
32

dựng một VB thông qua việc thiết lập ý tưởng, lập kế hoạch để viết, viết, chỉnh sửa,
đánh giá và trình bày [101]. Sự kết hợp này sẽ giúp cho người học vừa nắm vững kiểu
loại VB vừa thực hiện được các kĩ năng làm văn nhằm tạo ra một VB phù hợp kiểu loại
và đạt mục đích giao tiếp. Quan điểm này cũng được các tác giả trong Literacy:
Reading, Writing and Children’s Literature (Đọc, viết và văn học của trẻ em) đề xuất:
“Cách tiếp cận tiến trình và kiểu loại có thể được bổ sung. Cả hai đều cần thiết cho việc
hỗ trợ người học soạn thảo và chỉnh VB. Cả hai đều giúp chúng ta hiểu được cần dạy
cái gì và dạy như thế nào” [95, tr.277]. Thực tiễn, quan điểm này được sử dụng hầu hết
trong các CT dạy học ngôn ngữ vì giúp người học có hiểu biết về lí thuyết kiểu loại,
cách xây dựng nên VB và thực hiện việc tạo lập một VB.
(2) Quan điểm theo hướng workshop (tạm dịch “Quan điểm theo hướng
hội thảo”): Dạy viết theo workshop hướng đến mục tiêu người học được bồi dưỡng
để trở thành những người viết độc lập. Trong workshop viết, người học chủ động
chọn chủ đề, phong cách viết, tự chỉnh sửa và kết thúc quá trình viết bằng việc
người học đọc bài viết của mình trước nhóm để các bạn góp ý, nhận xét. Người học
vẫn cần có những hiểu biết về kiểu loại và tiến trình viết. Do đó, dạy viết theo
hướng workshop được xem là sự kết hợp của nhiều quan điểm dạy viết: kiểu loại,
tiến trình, xã hội và giao tiếp. Dạy học cá thể hóa được chú trọng nhằm làm cho
việc học tập phù hợp và phát huy khả năng của người học. GV luôn phải di chuyển
trong lớp để hỗ trợ HS khi cần. HS được chủ động lựa chọn vấn đề và kiểu loại VB,
vì vậy dạy học cá thể hóa được phát huy khi dạy viết theo quan điểm này. Kết hợp
với phụ huynh để nâng cao NL viết của HS là một yếu tố rất cần lưu ý [81] [95].
2.1.3. Tích hợp và phân hóa trong dạy học viết văn bản theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
2.1.3.1 Dạy học tích hợp
Tích hợp có thể được hiểu là sự kết hợp các nội dung; các kĩ năng hoặc các
chương trình có sự liên quan lẫn nhau thành một khối [11, tr.13], [80], [87]. Xét về
phía người học, tích hợp có thể được hiểu là việc yêu cầu người học sử dụng những
kiến thức, kĩ năng có liên quan với nhau nhằm giải quyết một vấn đề. Thông qua đó,
kiến thức và kĩ năng của người học được nâng cao hơn [80], [87].
Xavier Roegiers nhìn nhận: “Tích hợp là một trào lưu (một quan điểm) lí luận dạy
học”. Quan điểm dạy học tích hợp dựa trên cách tiếp cận về những lí thuyết học tập như:
lý thuyết tổng thể, lý thuyết suy nghĩ hệ thống, lý thuyết kiến tạo [81]; những trào lưu sư
phạm khác như: khoa sư phạm theo mục tiêu, khoa sư phạm theo dự án, khoa sư phạm
giải quyết vấn đề,... [87]. Quan điểm dạy học tích hợp nhấn mạnh đến việc học tập có ý
33

nghĩa, làm cho những tri thức, kĩ năng mà người học có được trong quá trình học tập
được vận hành trong cuộc sống. Vì vậy, dạy học theo tình huống là đặc biệt quan trọng.
Do đó, muốn dạy học theo năng lực thì cần thiết phải dựa trên quan điểm tích hợp về xây
dựng chương trình, về phương pháp dạy học,... (chưa tính đến các quan điểm dạy học
khác có ảnh hưởng đến dạy học theo năng lực).
Các kiểu tích hợp: Các tác giả như Xavier Roegiers [87], Hoàng Thị Tuyết
[80], [81] hay tài liệu tập huấn “Dạy học tích hợp ở trường TH” [11],.. .và các tác
giả khác đều có ý kiến thống nhất rằng: có bốn kiểu tích hợp, đó là tích hợp trong
nội bộ môn học; tích hợp đa môn; tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Ứng
dụng các kiểu tích hợp vào việc dạy học, có cách sau:
- Tính tích hợp thể hiện trong yêu cầu (đề bài; vấn đề cần giải quyết) đối với
người học vào cuối năm học hay bậc học. Người học phải độc lập huy động, kết hợp và
vận dụng những kiến thức, kĩ năng từ nhiều môn học khác nhau để thực hiện yêu cầu.
- Mỗi môn học vẫn độc lập nhưng trong năm học sẽ có những thời điểm mà
học sinh được yêu cầu tìm hiểu hoặc giải quyết những vấn đề mang tính tích hợp
nội dung kiến thức, kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Xây dựng những chủ đề, đề tài để người học vừa tìm hiểu, vừa giải quyết
vấn đề. Thông qua đó, kiến thức và kĩ năng của người học được hình thành, phát
triển và vận dụng. Cách thức này có ưu điểm là “tránh trùng lặp những nội dung
giống nhau của các môn học riêng rẽ trước đây” [87, tr.54]. Đây là cách ứng dụng
phù hợp với tiểu học.
- Xây dựng mục tiêu chung cho nhiều môn học để người học được hình
thành và phát triển kĩ năng. Cách ứng dụng này nhấn mạnh đến kĩ năng “vì nội
dung mang tính bộ môn” [87, tr.57]. “Dạng tích hợp này chỉ có thể thực hiện với
những môn học có những kĩ năng như nhau và ta có thể phát biểu một mục tiêu tích
hợp cho những môn học đó” [87, tr.62].
Mục tiêu dạy học theo quan điểm tích hợp: Với mỗi bài dạy cụ thể hay cả CT
đào tạo thì mục tiêu dạy học được hiểu bao gồm ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Ba mặt này thường được mô tả độc lập với nhau nhưng chúng cần hợp nhất để tạo mục
tiêu. Theo quan điểm tích hợp, các kĩ năng cơ bản như hoạt động chân tay, lặp lại, nhận
thức, xử sự,… được sử dụng trong mọi môn học (phù hợp với nhiều nội dung của các
môn học khác nhau) để đạt được kiến thức. Do vậy, việc tách rời kiến thức (được hiểu
là nội dung trong trường hợp này) với kĩ năng làm cho mục tiêu dạy học trở nên rời rạc.
Đôi khi, người dạy không thấy được tính tương hỗ giữa các mặt của mục tiêu dạy học.
Cần xác định rằng, 03 mặt của mục tiêu dạy học diễn ra đồng thời và có sự hỗ trợ lẫn
34

nhau. Quan điểm dạy học tích hợp đề nghị: “mục tiêu là sự tác động của kĩ năng lên nội
dung” [87, tr.90]. Vì vậy, khi biên soạn một mục tiêu dạy học thì kiến thức và kĩ năng
dường như hợp nhất là một. Ví dụ một mục tiêu trong dạy tập đọc có thể là: Đọc trôi
chảy (kĩ năng) bài tập đọc (nội dung) Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp: Dạy học bắt đầu từ tình
huống là điều mà quan điểm tích hợp nhấn mạnh. Khi được được đặt trong một tình
huống phù hợp, người học có mong muốn, có động cơ giải quyết chúng. Người dạy
cần tạo cơ hội cho người học làm việc độc lập lẫn hợp tác, được thừa nhận quyền có
sai lầm, được khuyến khích tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau, được khắc phục
sai sót và có cơ hội trình bày kết quả giải quyết vấn đề của mình.
Môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 vốn
dĩ đã mang tính hợp: tích hợp các kĩ năng ngôn ngữ trong một đơn vị học; tích hợp chủ
đề trong nội dung học tập; tích hợp dạy học ngôn ngữ với việc dạy học các môn học
khác, với việc dạy học cái hay, cái đẹp cùng các môn học khác. Tuy nhiên, CT giáo dục
phổ thông môn Ngữ Văn (2018) yêu cầu dạy học tích hợp cần được phát huy và thực
hiện triệt để hơn nữa: “Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng),
tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn)” [87;
tr.79]. Kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2006; thực hiện
quan điểm của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018, dạy học tích hợp
trong môn Tiếng Việt sẽ được vận hành một cách cụ thể và sâu sắc hơn: nối tiếp tích
hợp chủ đề trong dạy học các kĩ năng ngôn ngữ; tiếp tục và rõ ràng hơn tích hợp liên
môn và xuyên môn; đặc biệt, tích hợp các kĩ năng ngôn ngữ sẽ được đẩy mạnh hơn. Cụ
thể đối với việc dạy học viết VB sẽ có sự kết nối chặt chẽ với việc dạy các kĩ năng đọc,
nói và nghe:
- HS đọc một VB và nhận ra bố cục của bài viết, hiểu được cách tác giả
chuyển tải ý nghĩa thông qua bài viết, cách tác giả dùng từ, sử dụng câu,… để khi
tạo lập VB viết, HS biết cách diễn đạt logic, sử dụng từ, câu phù hợp và thể hiện
một cách tường minh mục đích của việc nói, viết…
- HS nghe ý kiến của GV và bạn bè cũng là một cách thức giúp tăng cường
sự hiểu biết và rèn luyện các kĩ năng như phân tích, phản biện,… những điều này hỗ
trợ cho việc phân tích ngữ cảnh khi đọc; lựa chọn từ ngữ và ý khi tạo lập VB viết.
- HS nói để thể hiện những hiểu biết của mình (đã có được từ đọc và nghe),
được góp ý, sửa chữa và rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ,…là bước chuẩn bị
quan trọng cho việc rèn luyện kĩ năng tạo lập VB viết.
Chính sự kết nối liên hoàn và chặt chẽ của các kĩ năng ngôn ngữ mà việc dạy
35

học ngôn ngữ theo hướng tích hợp nội bộ trong môn học là tất yếu. Tuy nhiên, việc
dạy học tích hợp có hiệu quả khi GV vận hành một cách nhuần nhuyễn và hợp lý
quan điểm này trong phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
2.1.3.2. Dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa có thể được hiểu là việc giáo viên tác động đến nội dung
dạy học, phương pháp/ quy trình dạy học, sản phẩm học tập, công cụ đánh giá với
mục đích HS được học theo đúng sở thích, nhu cầu và khả năng của bản thân nhưng
vẫn đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài học, của CT.
Dưới góc nhìn của phương pháp dạy học, dạy học phân hóa diễn ra khi người
dạy thiết kế kế hoạch dạy học theo nhiều hướng khác nhau và đảm bảo người học ở
các xuất phát điểm khác nhau có thể nhận được những hướng dẫn phù hợp để họ
đáp ứng yêu cầu cần đạt, đảm bảo sự thành công và phát triển việc học.
Dạy học phân hóa có nền tảng dựa trên các thuyết học tập như: thuyết về
vùng phát triển gần, thuyết về đa trí tuệ, thuyết về nhu cầu, thuyết về kinh nghiệm,
thuyết về phong cách tư duy [28]. Theo đó, dạy học phân hóa yêu cầu người dạy
cần tạo điều kiện cho người học được học tập theo nhiều hướng khác nhau, phù hợp
với trí tuệ, với nhu cầu và với kiểu tư duy của họ. Chiến lược dạy học phù hợp với
từng đối tượng để người học phát huy tối đa khả năng học tập và được xây dựng bắt
nguồn từ việc hiểu và nắm bắt được phong cách học tập, kiểu tư duy, trí tuệ của
người học; công nhận và khai thác kinh nghiệm của người học vào nội dung học
tập, đồng thời cũng tạo kinh nghiệm để người học vận dụng chúng vào nội dung học
tập sau. Người dạy cũng cần tổ chức bối cảnh học tập phù hợp để người học được
bộc lộ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và tư duy giải quyết vấn đề.
Dạy học phân hóa thường tác động vào những yếu tố sau:
- Tác động vào nội dung: Nội dung của bài học được phân hóa dựa trên
những gì HS đã biết. Kinh nghiệm, sự hiểu biết liên quan đến bài học là không
giống nhau ở tất cả các HS: có HS không hiểu biết gì, có HS hiểu biết chút ít; có HS
hiểu tường tận. Dựa trên thực tiễn lớp học, GV chia HS thành các nhóm đối tượng,
đồng thời phân cấp/ điều chỉnh lại nội dung học tập cho phù hợp với các nhóm đối
tượng ấy. Từ đó, HS được học tập phù hợp với khả năng của bản thân.
- Tác động vào quy trình/ tiến trình dạy học: GV xây dựng quy trình phù hợp
với các đối tượng HS khác nhau nhằm giúp HS được phát huy tốt nhất khả năng,
nhu cầu của bản thân để đạt được kết quả học tập tốt. GV không thể sử dụng một
quy trình dạy học cứng nhắc cho tất cả HS. Quy trình có thể được chia nhỏ và thay
đổi, điều chỉnh các bước, cách tổ chức cho HS học tập. Khi tác động vào quy trình,
36

HS được học bằng phương pháp phù hợp với bản thân. Từ đó, HS lại càng có thêm
động cơ và niềm tin học tập.
- Tác động vào sản phẩm học tập: được hiểu là cách HS tạo ra sản phẩm học tập
phù hợp với nhu cầu, sở thích, khả năng của bản thân. Ví dụ: sau khi đọc xong một văn
bản văn học, HS thể hiện thể hiện việc hiểu nội dung văn bản thông qua việc chuyển
thể văn bản viết thành các hình thức khác nhau: kể lại, sắm vai, vẽ tranh, tạo sơ đồ. HS
được phân thành các nhóm có cùng nhu cầu, mong muốn để cùng thực hiện. GV cần
cân nhắc khi lựa chọn dạy học phân hóa bằng cách tác động vào sản phẩm vì không
phải bài học/ nội dung dạy học nào cũng có thể thực hiện được.
Một khía cạnh khác của dạy học phân hóa là dạy học cá thể hóa. Dạy học cá
thể hóa tập trung nhu cầu, khả năng, sở thích của từng HS. Những trường hợp có
thể thực hiện dạy học phân hóa: HS cần sự hỗ trợ đặc biệt để có thể hoàn thành
nhiệm vụ học tập; HS nên được phát triển hơn nữa so với bối cảnh chung để có thể
phát huy tối đa khả năng của bản thân; hoặc GV tác động vào nhiệm vụ học tập để
HS tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
Dạy học phân hóa có ưu điểm tạo điều kiện cho HS được học tập theo phong
cách cá nhân; phát huy được khả năng, sở trường của bản thân; đáp ứng được nhu cầu,
sở thích, mong muốn của HS. Do đó, dạy học phân hóa khiến cho HS cảm thấy việc
học là thú vị, là thách thức cần chinh phục. Từ đó, HS có được động lực, niềm tin bản
thân và niềm vui thích học tập. Tuy nhiên, dạy học phân hóa cũng có những trở ngại
nhất định. GV cần hiểu về HS, có sự lựa chọn cách phân hóa phù hợp, quy mô số HS
trong một lớp ngày càng tăng sẽ là một “vật cản” khi thực hiện dạy học phân hóa.
Dạy học phân hóa trong tiếng Việt nói chung và dạy học viết VB nói riêng có
những đặc điểm nhất định so với các môn học khác. HS đến trường đã có kinh
nghiệm, sự hiểu biết tiếng mẹ đẻ (kĩ năng và kiến thức tiếng Việt) nhưng không
giống nhau ở các HS, do ảnh hưởng từ giáo dục mầm non và văn hóa gia đình.
Thêm vào đó, sự ảnh hưởng từ văn hóa địa phương, đặc điểm vị trí địa lí cũng tác
động đến nhân sinh quan, thế giới quan của HS. Trong dạy học viết VB, GV có thể
tác động vào nội dung bằng cách điều chỉnh/ thiết kế các đề tập làm văn theo hướng
mở, gắn với sở thích, trải nghiệm của HS; tác động vào tiến trình bằng cách chia
nhỏ tiến trình viết để phù hợp đối tượng, có các biện pháp hướng dẫn cho các đối
tượng HS khác nhau. Do đó, việc dạy học phân hóa là cần thiết nhằm phát huy được
giá trị cá nhân của HS trên nền tảng của những giá trị chung về phẩm chất và NL.
37

2.1.4. Dạy viết văn bản theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
tiểu học
2.1.4.1. Khái niệm năng lực viết
Trong dạy học ngôn ngữ ở TH, NL viết được hiểu là người học có khả năng
viết một cách độc lập khi được yêu cầu thực hiện và bài viết thể hiện đầy đủ các tiêu
chí của một bài viết sáng tạo; khả năng nhận biết được ích lợi của việc viết; nhận
biết khi nào thì cần viết và viết như thế nào để giải quyết được vấn đề; người đọc sẽ
có nhận thức, thái độ, hành động như người viết mong muốn.
2.1.4.2. Cấu trúc năng lực viết
Sở Giáo dục và Đào tạo bang New South Wales, Hoa Kì, trong tài liệu Focus
on literacy: Writing (1999), nêu “mục đích dạy viết hướng dến sự cân bằng giữa
kiến thức – kĩ năng và sự hiểu biết (bối cảnh, mục đích viết, người đọc) nhằm giúp
HS học cách viết một cách hữu hiệu” [105, tr.21]. Theo tài liệu, dạy viết cho HS cần
quan tâm đến 03 khía cạnh sau:

• Các thành phần của văn bản (compositions of text): từ, câu, dấu câu, chính
tả, ngữ pháp, cấu trúc, bố cục, nội dung, mục đích và sự gắn kết giữa các thành
phần của văn bản.
• Tiến trình viết (the processes of writing): ý, dàn ý, lọc ý, thảo luận với bạn
bè, GV, viết, chỉnh sửa và xuất bản.
• Trình bày văn bản (presentation of writen text): Cách thức trình bày văn
bản bằng viết tay hay trình bày bằng đánh máy.

Gordon Winch và cộng sự (2004) trong tài liệu Literacy: Reading, Writing and
Children’s Literature hướng dẫn HS tự nhận xét bài viết với các tiêu chí: “mục đích viết và
cách tổ chức văn bản; cách sử dụng từ và câu; cách trình bày văn bản; xuất bản bài viết”
[94, tr.253]. Trần Thị Hiền Lương (2015) trong bài viết Chuẩn đánh giá NL tạo lập VB
trong môn Ngữ Văn ở trường phổ thông cho rằng “NL tạo lập VB được hiểu là khả năng
tạo ra một VB (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,…) ở dạng nói hoặc viết,
hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, thể hiện cách tổ chức, xây dựng VB đúng quy cách
và có ý nghĩa”. Theo Đỗ Ngọc Thống và cộng sự (2019), để tạo lập một VB, HS cần thực
hiện: “(1) xác định nội dung viết; thực hành thu thập tư liệu, tìm ý và lập dàn ý; thực hành
diễn đạt, trình bày; thực hành sửa lỗi; (2) thực hành tổng hợp viết đoạn, bài văn vận dụng
cả bốn bước nêu trên với yêu cầu thể hiện được chủ đề, ý tưởng chính; phù hợp với yêu
38

cầu về kiểu VB: có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu đoạn có mối liên kết với nhau”
[78, tr.65]. Tóm lại, các tài liệu có khác nhau về cách phát biểu nhưng nhìn chung, các tài
liệu đều thống nhất rằng: để tạo lập VB, HS cần đạt được mục đích và nội dung viết, thực
hiện các thao tác của tiến trình viết; trình bày và kiến thức tiếng Việt.
Dựa vào cơ sở lí luận và những quan điểm về việc tạo lập VB, luận án đề xuất
cấu trúc NL viết dành cho HS TH. Tùy theo cấp lớp, các tiêu chí thành phần có thể
lược bớt, đặc biệt đối với HS lớp 1, sao cho tương thích với yêu cầu cần đạt của CT
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018). Tương tự độ khó của các tiêu chí thành
phần được tăng giảm tùy theo lứa tuổi HS.
Bảng 2.2. Cấu trúc năng lực viết của học sinh tiểu học
Cấu trúc NL viết
STT Các thành tố Các tiêu chí
1 - Xác định được vấn đề cần viết: nội dung,
Xác định nhiệm vụ viết mục đích, đối tượng;
- Xác định kiểu loại cần thể hiện.
2 Thực hiện các HĐ tạo bài viết - Tìm ý, phát triển ý, lọc ý và kết nối ý;
- Diễn ý và viết phác thảo;
- Đọc lại và tự sửa chữa.
- Đúng bố cục của kiểu loại;
- Chính tả;
3 Tổ chức bài viết - Dùng từ;
- Dấu câu;
- Ngữ pháp;
- Liên kết câu;
- Tổ chức đoạn;
- Liên kết đoạn.
- Trưng bày bài viết; đọc bài viết; nói về bài
4 Xuất bản, công bố và nhận xét, viết;
đánh giá bài viết - Tự nhận xét, đánh giá bài viết của bản thân
và của bạn bè.
2.1.4.3. Cách tiếp cận chủ đạo cho việc dạy viết văn bản theo định hướng
phát triển cho học sinh tiểu học
CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 xác định: “Mục đích của dạy viết là
rèn luyện tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm chất và PT nhân cách HS” [17,
tr.83]. HS cần được rèn luyện các kĩ năng làm văn để có thể làm chủ quá trình tạo lập
VB và dần hình thành NL viết VB. Luận án đề xuất cách tiếp cận tiến trình là chủ đạo
cho việc hình thành NL viết VB cho HS TH, vì: (1) Cách tiếp cận này phù hợp với việc
rèn luyện tư duy cho HS trong quá trình học viết VB; (2) Nếu được rèn luyện các kĩ
năng bộ phận của tiến trình làm văn thì HS sẽ được hình thành dần dần các hành vi tích
cực khi tạo lập VB, đáp ứng yêu cầu dạy học định hướng PT NL. Thật vậy, Don Murray
39

(1972), người được xem là đã đề xuất việc dạy viết VB theo tiến trình, trong một bài viết
kinh điển Teaching writing as a process not product (Dạy viết như một tiến trình không
phải là sản phẩm) đã nêu những đặc tính cơ bản của việc dạy viết theo tiến trình: “HS có
trách nhiệm khám phá thế giới của riêng mình bằng chính ngôn ngữ của mình, khám phá
ý nghĩa của bản thân. HS nên có cơ hội được viết nhiều bản phác thảo; được khuyến
khích khám phá bất cứ hình thức viết nào để có thể khám phá và truyền đạt những điều
muốn nói” [115, tr.4]; “HS khám phá tiến trình viết của bản thân; xem xét chính tả, ngữ
pháp, ...là bước sau cùng” [115, tr.5]. Quan điểm này cũng được thể hiện ở các nhà
nghiên cứu như Nunan (1991), Stanley (19993), Hyland (2003) [dẫn theo 68] và được đề
cập trong các tài liệu [94], [111], [116], [121]. Theo Don Murray, tiến trình viết được trải
qua ba giai đoạn: trước khi viết (prewriting), viết (writing) và viết lại (rewriting). Đây
không phải là một tiến trình thẳng và cứng nhắc. Người viết có thể “di chuyển qua lại”
giữa các giai đoạn. Giai đoạn trước khi viết liên quan đến xác định kiểu loại, chủ đề, nội
dung viết để tìm kiếm ý, chọn lọc ý. Vì vậy trong dạy học, nhiệm vụ của GV cần làm là
huy động kiến thức nền có liên quan đến bài viết cho HS. Giai đoạn viết hay còn là gọi là
soạn thảo, HS có thể có nhiều hơn một bản thảo đến khi họ cảm thấy hài lòng thì sẽ bước
sang giai đoạn 3 (viết lại). Dưới góc độ của dạy học ngôn ngữ, viết VB là một quá trình
“tìm kiếm, thu thập, sắp xếp các ý nghĩ thành một hệ thống và diễn đạt chúng dưới dạng
ngôn từ bằng chữ viết”. Như đã đề cập, có nhiều tên gọi khác nhau cho hệ thống kĩ năng
làm văn trong cách tiếp cận tiến trình. Luận án cho rằng tiến trình viết được thực hiện
thông qua ba giai đoạn, với các kĩ năng:

Sơ đồ 2.2. Các kĩ năng làm văn theo cách tiếp cận tiến trình
Với mỗi giai đoạn, học sinh thực hiện những việc sau:
(1). Giai đoạn 1: Tìm ý, phát triển ý và lọc ý.
➢ Nảy sinh ý nghĩ/ý tưởng và thu thập các ý thể hiện ý tưởng/ý nghĩ.
➢ Lọc, loại bỏ hoặc thay thế những ý không phù hợp.
40

➢ Sắp xếp, tổ chức và phát triển các ý thành một hệ thống logic và có mối
quan hệ với nhau. HS vẫn có thể tiếp tục lọc hoặc thêm ý.
(2). Giai đoạn 2: Diễn ý - viết phác thảo.
(3). Giai đoạn 3: Sửa chữa và xuất bản bài viết.
➢ Đọc và chỉnh sửa bài viết.
➢ Viết lại và xuất bản bài viết.
Dưới góc độ tâm lí học, viết VB được xem là một quá trình tư duy và HS sẽ
hình thành nên một tư duy mới. Tư duy mới được hiểu là cảm xúc mới, quan niệm
mới hoặc nhận thức một giá trị mới của bản thân. Để thấy rõ hơn quá trình tư duy
khi học sinh thực hiện HĐ viết VB, tham khảo sơ đồ 2.3.
Các giai đoạn của quá Quá trình tư duy khi thực hiện hoạt động viết
trình tư duy [25, tr.128] tạo lập VB.
Nhận thức vấn đề Đọc và phân tích đề

Xuất hiện các liên tưởng: huy động Giai


Xuất hiện các liên tưởng các tri thức, kinh nghiệm liên quan đoạn
đến nội dung của đề bài => nảy sinh 1
và thu thập ý nghĩ/ý tưởng.

Sàng lọc liên tưởng và Phát triển ý tưởng, lựa chọn lưu giữ
hình thành giả thuyết hoặc loại bỏ các ý => viết thành dàn ý.

Kiểm tra giả thuyết Viết phác thảo Giai


đoạn
Chính Khẳng Phủ 2
xác hoá định định Đọc lại và sửa chữa Giai
đoạn
3
Giải quyết vấn đề Viết lại

Hình thành nên những quan điểm,


Hình thành tư duy mới những suy nghĩ, những kinh nghiệm
mới.

Sơ đồ 2.3. Quá trình tư duy khi học sinh thực hiện tiến trình viết văn bản
41

Trong quá trình tư duy để viết VB, HS vận hành nhận thức cảm tính lẫn nhận
thức lí tính và các HĐ tâm lí khác như: tri giác, trí nhớ, liên tưởng, tưởng tượng, so
sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. Tuỳ thuộc nội dung và hình thức VB cần
được sản sinh, HS có thể cần sử dụng tất cả hoặc chỉ một vài các thuộc tính tâm lí
này. Dựa vào sự tương quan thể hiện trong sơ đồ 2.3 nhận thấy:
Ở giai đoạn 1, sau khi đọc đề bài và hiểu rõ mục đích giao tiếp mà đề bài đặt
ra, HS sẽ có sự liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng, tái tạo trí nhớ đến đối tượng mà
bài viết của mình hướng đến. Đồng thời, trong đầu HS cũng có xuất hiện những từ
ngữ thể hiện những hình ảnh, cảm xúc của việc liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng
và tái tạo trí nhớ, gọi đó là những ý hay ý tưởng của bài viết. Thoạt đầu, những ý
tưởng này đến rất nhanh và không theo trật tự. Tuy nhiên, những ý tưởng này lại là
những chi tiết “đắt giá” thể hiện cái riêng biệt của mỗi cá nhân, sẽ làm cho bài văn
mang phong cách cá nhân, không lẫn lộn với những cá nhân khác. Những ý tưởng ở
giai đoạn này có thể bao gồm những quan điểm, nhận xét, đánh giá của HS về đối
tượng mà bài viết hướng đến.
Tiếp đến, dựa trên những ý hay ý tưởng vừa hình thành, HS sắp xếp chúng vào
một hệ thống. Ví dụ: khi được yêu cầu viết về mẹ, HS hình thành hàng loạt ý thể hiện
hình ảnh, cảm xúc như: hình dáng gương mặt, ánh mắt hiền từ, nụ cười tươi tắn; hình
ảnh mẹ đang làm việc, cảm giác như đang muốn ôm, cảm xúc yêu mẹ vô cùng,…Sau
đó, HS sắp xếp các ý vào các ý lớn hơn như: các ý về ngoại hình, các ý về tính tình, các
ý về hành động, các ý về tình cảm, cảm xúc,…Kết quả hoạt động của việc sắp xếp ý có
hiệu quả khi HS xác định được mục đích viết, độc giả bài viết hướng đến và lựa chọn
các ý tưởng chính. Do đó, trong khi sắp xếp ý, HS cũng bắt đầu cân nhắc nên giữ lại
hay “để sang một bên” những ý em thấy chưa phù hợp, có thể bổ sung thêm các ý mới
để làm phong phú bài viết. Đồng thời, bước đầu, HS có thể xem xét các từ ngữ được sử
dụng có phù hợp với kiểu loại, mục đích viết, đối tượng viết để thay thế. Bước này HS
phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh.
Giai đoạn 2, HS trình bày ý tưởng/ ý nghĩ của mình thành VB hoàn chỉnh.
Dựa vào hệ thống ý đã thiết lập ở giai đoạn 1, HS tiến hành viết phác thảo. Trong
tiến trình này, HS cần huy động sự hiểu biết về từ ngữ liên quan đến nội dung và
42

mục đích viết; lựa chọn kiểu loại phù hợp; cấu trúc câu sẽ sử dụng, cách thức liên
kết đoạn, cách mở bài và kết bài ấn tượng. Do đó, trong đầu HS diễn ra một HĐ rất
mạnh mẽ, đó là: kết nối và chọn lọc những điều bản thân biết từ tri thức cuộc sống,
kiến thức ngôn ngữ, hiểu biết từ các môn học khác để “chắt chiu” những gì là đúng,
là phù hợp và hay để tạo thành bài viết.
Giai đoạn 3, HS đọc lại bài viết để có những nhận xét cá nhân và chỉnh sửa
bài viết. HS cần biết phản biện chính mình, hình dung đến phản ứng của người đọc
khi đọc bài viết để nhìn thấy những hạn chế và điều chỉnh chúng. Bên cạnh việc
nhìn thấy các lỗi chính tả, dùng từ thì viết câu, liên kết đoạn là những lỗi mà HS TH
rất hay gặp phải. Ngoài ra, dạy học theo NL luôn nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc
học trong cuộc sống. Do đó, HS cũng cần nhận ra được những quan điểm, tình cảm,
trạng thái của mình được thể hiện trong bài viết. Những điều này làm cho HS nhận
thấy chính mình trong mối quan hệ với bài viết và với đối tượng giao tiếp. Chúng
cũng cần được xem xét và điều chỉnh để đạt được mục đích giao tiếp của bài viết.
Cách tiếp cận tiến trình có thể áp dụng cho HS TH thuộc các khối lớp khác
nhau (không tính đến đối tượng giáo dục hoà nhập) vì những lí do sau:
(1) Ở bậc TH, HS được yêu cầu viết về những vấn đề mà các em đã có sự
hiểu biết ít nhiều, không hoàn toàn mới. Xét về nội dung, viết VB được tiến hành
sau khi HS đã được phân tích và tri nhận các VB mẫu. Do vậy, việc huy động, gợi
nhắc, gợi nhớ và kết nối những hiểu biết này để tạo thành ngữ liệu cho bài viết là
việc rất quan trọng mà giáo viên cần thực hiện.
(2) Khi viết một đoạn văn hay một bài văn, dù thuộc khối lớp nào thì HS TH
cũng qua ba giai đoạn (đã đề cập). Cách tiếp cận tiến trình được thực hiện dựa trên
sự tương quan với các giai đoạn của quá trình tư duy khi HS viết VB. Do vậy, có
sự tương đồng về các hoạt động diễn ra “bên trong” khi HS thực hiện các thao tác tư
duy để thực hiện bài viết. Tuy nhiên, để VB HS tạo lập đạt được những yêu cầu về
kiểu loại, về sự thể hiện, tình cảm, cảm xúc, mang tính mới lạ thì cần có sự kết hợp
với các cách tiếp cận và quan điểm dạy học viết VB khác. Đồng thời kết hợp với
việc sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực,
chủ động của HS trong quá trình học viết VB (tham khảo sơ đồ 2.4)
43

Dạy đọc: nắm được


Dạy đọc: hiểu được kiểu loại văn bản
bối cảnh của bài đọc, thông qua bài đọc.
tính cách cá nhân của
Cách tiếp cận Cách tiếp cận
tác giả.
xã hội kiểu loại
Dạy lí thuyết làm văn

HS kết nối bối cảnh


xã hội với HĐ viết Đề bài Cách tiếp cận giao tiếp
VB đang thực hiện;
tự tin thể hiện cá Cách tiếp Cách tiếp
tính, quan điểm cá cận kiểu cận giao
nhân. loại: thể tiếp: thể Dạy đọc: hiểu hoàn
cảnh, mục đích, nội dung
Cách hiện kiểu hiện mục giao tiếp; xác định đối
loại VB đích và tượng giao tiếp; hiểu
mà HS đối tượng thông điệp của tác giả.
tiếp
cần thực giao tiếp.
cận hiện.
Quan điểm Workshop
tiến Phương pháp, kĩ thuật,
biện pháp được thực hiện
trong quá trình dạy viết
trình VB:
- HS tìm ý, phát triển ý, lọc
Tìm ý, phát triển ý, ý phù hợp nội dung và đối
Thực hiện trong các lọc ý tượng giao tiếp.
HĐTN hoặc sách - HS có môi trường giàu
giáo khoa có thể ngôn ngữ viết.
thiết kế tiết “viết tự - HS được đa tương tác:
do”. HS được lựa với môi trường, với GV,
chọn nội dung, kiểu Diễn ý với bạn bè, với người thân.
loại để viết. HS vẫn - HS được thể hiện mình
thực hiện các bước thông qua các HĐ thảo
của tiến trình viết luận, trao đổi, trưng bày,
dưới sự hướng dẫn công bố bài viết.
và tổ chức của GV. Sửa chữa và xuất
bản bài viết

Sơ đồ 2.4. Cách tiếp cận tiến trình kết hợp với các cách tiếp cận và quan điểm
dạy viết văn bản
44

2.1.4.4. Sự khác biệt giữa dạy học viết văn bản theo định hướng phát triển
năng lực và cách dạy “truyền thống”2
Luận án đề xuất cách tiếp cận tiến trình là chủ đạo, thực hiện thông qua 03
giai đoạn của tiến trình viết. Về cơ bản, 03 giai đoạn này không có nhiều khác biệt
so với các kĩ năng làm văn theo cấu trúc HĐ lời nói (bao gồm: định hướng, lập CT
nội dung biểu đạt, hiện thực hóa CT, kiểm tra) mà Chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn 2006, phần Tiếng Việt, thực hiện. Tuy nhiên, giữa hai CT có sự khác
biệt nhất định. Sự khác biệt lớn nhất giữa dạy học viết VB theo định hướng PT NL
và cách dạy truyền thống là quan niệm về VB mà HS tạo lập. Nếu cách dạy “truyền
thống” – theo cách tiếp cận nội dung- xem VB HS tạo lập là một sản phẩm thì cách
dạy theo định hướng PT NL xem là một tiến trình và tiến trình này dẫn đến một sản
phẩm với những yêu cầu phù hợp đặc điểm lứa tuổi, cấp học của HS. Sự khác biệt
này đưa đến việc dạy viết VB theo định hướng PT NL có những điểm được nhấn
mạnh hơn so với cách dạy “truyền thống”:
(i) Các bước của tiến trình tạo lập VB được thực hiện từ những lớp đầu cấp học
và được chú trọng để phát triển cho những lớp tiếp theo. Cụ thể hơn, những kĩ năng
làm văn bộ phận sẽ được hình thành và rèn luyện trong suốt bậc học (trừ lớp 1), ví
dụ: kĩ năng viết nhanh những ý tưởng, tình cảm, xúc cảm đang diễn ra; kĩ năng lọc
ý, thiết lập dàn ý trước khi viết; thói quen đọc lại bài viết. HS cũng được dần dần
hình thành ý thức và thái độ trân trọng bài viết của bản thân.
(ii) Dạy học tích hợp được đẩy mạnh hơn so với cách dạy “truyền thống”: tích
hợp dạy viết trong khi dạy đọc, dạy nói và nghe; tích hợp với các môn học và các
HĐ giáo dục. Phân tích điển hình trong học đọc, HS không chỉ tìm hiểu về nội dung
mà còn tìm hiểu về hình thức của VB. Thông qua đọc hiểu hình thức VB, GV có thể
cho HS tiếp cận đến lí thuyết kiểu loại. HS hiểu tác giả VB đã sử dụng hình thức gì
để chuyển tải nội dung muốn đề cập và ngược lại (một nội dung có thể được thể
hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau). Xét theo quan điểm giao tiếp, khi tạo
lập VB, người nói/người viết lựa chọn hình thức thể hiện nội dung, phù hợp đối
tượng giao tiếp nhằm đạt mục tiêu giao tiếp. Do đó, nếu tri nhận được mối liên quan
giữa nội dung và hình thức thì HS sẽ rõ hơn về cơ chế sản sinh một VB. Trong quá
trình dạy học, tùy từng thời điểm, nội dung VB, đối tượng HS, GV tùy chọn giúp
HS nhận biết về hình thức (kiểu loại) VB trước hoặc sau hiểu nội dung.

2
Truyền thống được hiểu là cách dạy được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn
2006, phần Tiếng Việt.
45

(iii) Những yếu tố liên quan đến tâm lí HS trong quá trình tạo lập VB sẽ được
quan tâm và khai thác. HS được GV gợi động cơ, hứng thú để có tâm thế, hào hứng
với nội dung, mục đích viết. HS cũng được GV tạo nhu cầu viết để bày tỏ hiểu biết,
suy nghĩ, tình cảm của bản thân. HS được khơi gợi những tình cảm, xúc cảm về nội
dung, đối tượng viết và thể hiện điều đó trong bài viết.
(iv) Đối tượng bài viết sẽ được mở rộng hơn so với cách dạy “truyền thống”.
Nếu trước đây, khi viết văn, HS thường mặc định người đọc sẽ là GV thì với cách
dạy theo định hướng PT NL, người đọc có thể là bạn bè, là một người thân, một
người ngoài xã hội (ví dụ viết thư gửi chú bộ đội ngoài đảo xa).
(v) Đề bài/ bài tập viết VB có nội dung được mở rộng hơn và mang tính cá thể
hóa để HS có cơ hội bộc lộ bản thân nhiều hơn.
(vi) Kĩ năng tự nhận xét, đánh giá được chú trọng hơn cách dạy “truyền thống”.
HS được rèn luyện thói quen đọc lại bài viết và sửa chữa chúng; thói quen đọc bài
của bạn và cho ý kiến. Bên cạnh đó, HS cũng được hướng dẫn và thực hiện nhận
xét, đánh giá theo những tiêu chí nhất định nhằm giúp HS có ý thức nhận xét, đánh
giá “chuyên nghiệp”, không cảm tính.
(vii) Tự tin trưng bày, chia sẻ bài viết cũng là một trong những kĩ năng và thái
độ HS được rèn luyện. Bên cạnh đó, HS được giáo dục tôn trọng sự khác biệt. HS
biết nhận xét, đánh giá bài viết của bạn với một thái độ đúng (cởi mở, chân thành);
tương tự như vậy khi nhận sự nhận xét, đánh giá của bạn về bài văn của bản thân.
2.1.5. Đặc điểm về nhận thức và giao tiếp của học sinh tiểu học
2.1.5.1. Đặc điểm về nhận thức
“Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí con người: nhận
thức, tình cảm và hành động” [26, tr.99]. Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm riêng biệt
về mặt tâm lí. Điểm đặc biệt của giai đoạn TH: chuyển dần từ HĐ vui chơi là chủ
yếu sang hình thành và phát triển HĐ học tập; chuyển dần nhận thức cảm tính sang
nhận thức lí tính. Tìm hiểu sự phát triển nhận thức của HS là việc làm cần thiết và
hữu ích để vận dụng chúng trong quá trình dạy học. Sự phát triển nhận thức của HS
TH có những điểm cần lưu ý:
- Về tri giác: còn mang tính chất đại thể và tính không chủ định. HS tri giác
những yếu tố mang lại xúc cảm như màu sắc, sự chuyển động hơn là dấu hiệu bản
chất của sự vật hiện tượng. Những lớp đầu cấp, tri giác cần gắn với hành động cụ
thể như cầm, nắm, nghe,... Càng về sau, HS biết tri giác các dấu hiệu đặc trưng của
đối tượng, nhận biết mối liên hệ giữa đối tượng và thuộc tính của chúng.
46

- Về tư duy: HS TH vẫn gắn nhận thức với hành động nên tư duy trực quan hành
động vẫn phát triển. Mặc dù, ở các em đang có sự chuyển từ tư duy hành động sang tư duy
trực quan và phát triển dần tư duy trừu tượng. Giai đoạn đầu, các thao tác tư duy như phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa,... vẫn còn sơ khai, đượm màu sắc
của xúc cảm nhưng dần dần sẽ được hình thành và phát triển trong quá trình học tập.
- Về tưởng tượng: phát triển từ tưởng tượng dựa trên đối tượng cụ thể đến tưởng
tượng trên cơ sở của ngôn từ. Thời gian đầu, tưởng tượng của HS còn tản mạn, về sau
chúng thống nhất và có logic hơn. Các em đã có thể kể một câu chuyện dựa trên trí tưởng
tượng của mình. Đó không phải là nói dối như người lớn vẫn nhầm tưởng, mà đó là biểu
hiện của sự quyện chặt giữa tưởng tượng phóng khoáng và hiện thực.
- Về trí nhớ: mang tính chất hình ảnh, cụ thể và trực tiếp nhưng về sau trí
nhớ dựa trên ngôn ngữ sẽ xuất hiện và HĐ hiệu quả hơn. Tính không chủ định vẫn
chiếm ưu thế trong ghi nhớ lẫn tái hiện và khả năng ghi nhớ máy móc của các em là
rất tốt. Tình cảm, xúc cảm giữ vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ và lưu giữ
thông tin. Sự tái hiện những gì đã ghi nhớ là một việc khó với HS TH. Bên cạnh đó,
HS cũng chưa có phương pháp hay thủ thuật để ghi nhớ.
- Về ngôn ngữ: đây là giai đoạn phát triển mạnh sự hiểu biết về ngôn ngữ.
HS biết đến cấu tạo của các đơn vị ngôn ngữ cũng như ý nghĩa của chúng. Các kĩ
năng ngôn ngữ cũng hình thành và phát triển, tuy nhiên kĩ năng nói sẽ phát triển
nhiều và mạnh hơn kĩ năng viết. HS có thể gặp khó khăn với các từ ngữ mang ý
nghĩa trừu tượng, các câu ngữ pháp phức tạp hay những nội dung nói/ viết mà bản
thân chưa từng trải nghiệm.
- Về chú ý: phát triển từ chú ý không chủ định đến chú ý có chủ định, có mục
đích và tập trung vào các dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tượng. Những sự vật
màu sắc, mới mẻ, mang tính bất ngờ,... sẽ thu hút sự chú ý của HS ngay từ những
phút đầu tiên. Tuy nhiên, sự phân phối và khối lượng chú ý còn hạn chế. HS không
thể chú ý quá lâu và cũng không thể chú ý nhiều sự vật, hiện tượng cùng lúc. Điều
cần lưu tâm là chú ý gắn với việc hình thành động cơ- nhận thức của HS.
Vận dụng những đặc điểm về nhận thức của HS TH vào dạy viết VB: thứ nhất,
học thông qua quan sát và “theo mẫu”là được chú trọng: Trong dạy học viết VB, “mẫu”
là những đoạn văn, bài văn chứa đựng những yếu tố, đặc điểm cần thiết để HS tri nhận,
Ví dụ: đặc điểm kiểu loại VB, cách sử dụng từ mô tả màu sắc,… GV cần làm mẫu các
thao tác làm văn như tìm ý, phát triển ý, diễn ý,…là như thế nào, làm mẫu việc nhận xét,
đánh giá bài văn cần thực hiện ra sao. Việc làm mẫu luôn kết hợp với hướng dẫn, giải
47

thích và tương tác bằng cách đặt câu hỏi. Thứ hai, sử dụng các phương tiện trực quan kết
hợp với ngôn ngữ để tác động vào tri giác, chú ý, tưởng tượng, trí nhớ (lưu giữ và tái
hiện). Thứ ba, tổ chức cho HS được nói trước khi viết; nói với nhiều hình thức (đơn
thoại, đa thoại) và với nhiều đối tượng khác nhau (GV, bạn bè, người thân).
2.1.4.2. Đặc điểm về giao tiếp
HS rất thích nghe kể chuyện và cũng có nhu cầu kể chuyện; thích quan sát
không chỉ hành vi hành động mà còn có hành vi lời nói. Trong đó, có cả sự chờ đợi
những gì người khác nói về mình. HS rất quan tâm những người quan trọng với các
em nghĩ gì về bản thân. HS sẽ có thái độ phản hồi với những gì nghe được và điều
này có ảnh hưởng đến việc học. HS chưa biết che dấu cảm xúc, tình cảm trong giao
tiếp, trong sáng trong lời nói lẫn thái độ. Trong giao tiếp, HS cũng dần biết phân
tích ngữ cảnh để có những lời nói, hành vi và thái độ phù hợp.
- Giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1: HS đã có thể nghe và kể lại một câu chuyện
đơn giản. Đa số HS sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với GV và bạn bè do sự
chuyển biến môi trường học tập. Các em nhận ra những điều người khác suy nghĩ
về một sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa thật sự hiểu. Tuổi này, HS cũng bắt
đầu nhận ra các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp, tuy nhiên các yếu tố này cần
được rõ ràng và tường minh. HĐ hỏi- đáp đã được hình thành, thế nhưng đòi hỏi HS
thảo luận một vấn đề trong một nhóm lớn là khó.
- Giai đoạn 6 đến 8 tuổi: Tư duy trực quan phát triển, do đó khả năng tri nhận từ
ngữ, cấu trúc ngữ pháp cần có dụng cụ trực quan hỗ trợ. Giai đoạn này, HS đã bắt đầu
nhận biết quan điểm của người khác nhưng chưa thật sự hiểu, nhận ra các hành vi, hành
động của mình có thể được nhận xét và đánh giá bởi người khác. Giao tiếp phi ngôn
ngữ bắt đầu phát triển, HS biết dùng ngôn ngữ hình thể để thể hiện ý của bản thân, tuy
chưa thật sự tinh tế. Văn nói đã trở nên lưu loát hơn nhưng sự phân biệt giữa văn nói và
văn viết vẫn chưa rõ ràng. HS còn khuynh hướng “nghĩ sao viết vậy”. Do đó, khi làm
văn, HS có thể viết cả bài, nhiều ý nhưng lại quên dùng dấu câu. Giai đoạn này HS đã
bắt đầu làm quen và phát triển việc thảo luận một vấn đề trong một nhóm từ 4 đến 5
người nhưng vẫn rất cần sự hướng dẫn từ GV để việc thảo luận diễn ra đúng hướng và
giúp HS cảm nhận được vai trò của mình trong một tập thể.
- Giai đoạn 8 đến 10 tuổi: tư duy trừu tượng đang dần hình thành, kèm theo đó,
HS bắt đầu giải thích các từ trừu tượng, dù rằng việc giải thích vẫn gắn với các hình
ảnh, sự vật cụ thể. HS cũng bắt đầu nhận ra các hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Ngôn ngữ nói
phát triển mạnh nên HS bắt đầu biết thuyết trình, tranh luận, biết bày tỏ ý kiến của bản
thân một cách rõ ràng. HS ý thức vị trí của bản thân trong tập thể nên thường có ý kiến
trong mọi vấn đề. HS cũng nhận biết và sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, một cách
48

tinh tế hơn vì trong giai đoạn này các em thích quan sát, học hỏi ở người lớn những
cách giao thiệp, cách cư xử cả tốt lẫn xấu. Ngôn ngữ viết cũng phát triển mạnh, HS biết
dùng hình ảnh để so sánh, ý thức viết câu cũng rõ hơn, biết thể hiện quan điểm của bản
thân trong bài viết. HS bắt đầu nhận ra những quan điểm khác nhau của nhiều người về
cùng sự vật, hiện tượng; nhận biết quan điểm của cá nhân có người đồng ý có người
không. Kĩ năng làm việc nhóm đã được hình thành, HS đã có thể lập kế hoạch công
việc cùng nhóm của mình và cũng biết chia sẻ trách nhiệm. Trong giao tiếp, HS có thể
chủ động làm quen, chào hỏi và hợp tác. Tóm lại, đây là giai đoạn, HS cảm thấy mình
sống có ý nghĩa, có thể giúp đỡ cộng đồng với một tâm trạng yêu đời.
Vận dụng những đặc điểm về giao tiếp vào việc dạy viết VB: thứ nhất, GV
luôn ý thức mình là một “mẫu” có ảnh hưởng đến HS trong lời nói và trong cách sử
dụng từ, câu; thao tác làm văn. Thứ hai, HS cần được tạo dựng và thể hiện “niềm tin
vào bản thân”. Để làm được điều này, HS rất cần biết những suy nghĩ, nhận xét,
đánh giá của người khác về bản thân. Do đó, GV cần suy nghĩ tích cực về HS, chủ
động bày tỏ suy nghĩ để tạo sự động viên, khuyến khích giúp HS có niềm tin vào
bản thân. Từ đó, HS tự tin nói, viết và thảo luận với những người xung quanh. Đồng
thời, tạo cơ hội cho các em được chia sẻ, nhận xét những suy nghĩ, những kết quả
học tập của bạn bè. Thứ ba, tổ chức các HĐ nói (kể, sắm vai, thuyết trình) trước khi
viết để tạo cho HS có được sự thông hiểu về bối cảnh, nhân vật, mục đích, nội dung.
Thứ tư, HS sẽ có động cơ và niềm vui thích học tập nếu được viết về những điều đã
biết, đã có kinh nghiệm. Do đó, đề bài làm văn có nội dung trong sự hiểu biết của
HS và GV cần biết khai thác, khơi gợi kiến thức nền của HS.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Nội dung dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học trong chương
trình và sách giáo khoa của chương trình 2006
Môn Tiếng Việt trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006
xây dựng theo quan điểm giao tiếp, được thể hiện thông qua việc sắp xếp và lựa
chọn nội dung dạy học; phương pháp dạy học chú trọng sử dụng kinh nghiệm của
người học; dạy học theo hướng tích hợp. Trong đó, CT chi tiết cho phân môn Tập
làm văn thể hiện rất rõ điều này: Nội dung được sắp xếp theo hướng “vòng tròn
xoáy ốc”. Nội dung của lớp trước là tiền đề, là cơ sở cho việc dạy học nội dung liên
quan ở lớp sau, cả về vấn đề nói/viết lẫn kiến thức tiếng Việt. Đa dạng phong cách
VB hơn so với CT Cải cách Giáo dục trước đó. Các nội dung yêu cầu HS nói/viết
cũng gần gũi với cuộc sống của người học, làm cơ sở cho việc dạy học dựa trên
kinh nghiệm của người học. Thêm vào đó, việc nội dung của Chương trình giáo dục
49

phổ thông môn Ngữ Văn 2006, phần Tiếng Việt, tích hợp theo chủ đề cũng giúp
người học có những hiểu biết nhất định trước khi thể hiện sự hiểu biết đối với vấn
đề cần nói/viết trong khi học Tập làm văn. Dạy học theo ngữ cảnh tình huống cũng
được nhấn mạnh hơn nhằm giúp người học bộc lộ lời nói thật tự nhiên.
• Cách tiếp cận kiểu loại chủ đạo trong CT và sách giáo khoa: Mặc dù CT
lấy quan điểm giao tiếp làm chủ đạo và thể hiện điều này trong nguyên tắc dạy học
nhưng cách tiếp cận kiểu loại được thể hiện rất rõ ràng trong sách giáo khoa. HS
đọc, phân tích và có những kết luận cần thiết về kiểu loại (bao gồm cả hình thức và
nội dung) của một bài viết trước khi tạo ra một VB mới có kiểu loại tương tự.
• Phân chia quá trình rèn luyện kĩ năng viết văn thành 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 01 (lớp 1; lớp 2 và lớp 3), HS chưa học về lí thuyết của các kiểu
loại làm văn nhưng các em vẫn có thể hình thành một bài văn hoàn chỉnh phù hợp
với khả năng kiến thức cuộc sống, kiến thức và kĩ năng tiếng Việt. Cách tiếp cận
tiến trình chưa được chú trọng trong giai đoạn này.
- Ngoài ra, HS cần được hình thành những kĩ năng cần có cho tiến trình viết,
nghĩa là cách tiếp cận tiến trình cần thực hiện ngay từ giai đoạn này. Cụ thể hơn, HS nên
được rèn các thao tác như: trước khi viết (thực hiện dàn ý thông qua các hành động như
tìm ý/ nảy sinh ý, sắp xếp ý và suy nghĩ về cách diễn ý); trong khi viết (lựa chọn cấu trúc
trình bày, diễn ý thành câu/đoạn/ bài; cách liên kết đoạn,...); sau khi viết (đọc, chỉnh sửa,
viết lại; chọn lựa cách trình bày bài trước tập thể). CT và sách giáo khoa 2006 chưa cho
thấy điều này. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn hình thành cho HS những kĩ năng
quan sát, liên tưởng, hồi tưởng, tưởng tượng nhằm phát triển tư duy và tổ chức ý tưởng
cho bài văn. Đây cũng là giai đoạn hình thành tính mạch lạc, tính thống nhất của chủ đề
của một đoạn văn và khái niệm đoạn văn. Tóm lại, đây là giai đoạn hình thành những kĩ
năng bộ phận để tạo nên kĩ năng viết VB hoàn chỉnh, là cơ sở để thực hiện giai đoạn 02.
Tuy chỉ là những kĩ năng bộ phận nhưng vẫn cần được thực hiện đầy đủ các bước như
một tiến trình viết, có như vậy thì sang giai đoạn 02 học sinh sẽ có kĩ năng viết tốt và có
thời gian để tập trung vào các vấn đề khác như lựa chọn từ ngữ thật hay; diễn đạt ý/câu;
sáng tạo cho cách mở bài/kết bài cho thật ấn tượng.
- Giai đoạn 02 (lớp 4 và lớp 5): học sinh bắt đầu học về lí thuyết của các
kiểu loại, tiêu biểu là văn kể chuyện và văn miêu tả, và tập trung vào việc tạo ra VB
thuộc nhiều kiểu loại khác nhau. HS được rèn luyện kĩ năng viết bộ phận phụ thuộc
vào đặc điểm của kiểu loại và thông qua nhiều bài học khác nhau. Ví dụ đối với văn
kể chuyện là kĩ năng miêu tả ngoại hình, tính cách của nhân vật; là kĩ năng xây
50

dựng cốt truyện; kĩ năng phát triển câu chuyện


(iii). Thời lượng để hình thành và rèn luyện kĩ năng viết
Viết là một trong những kĩ năng ngôn ngữ khó với tất cả mọi người khi học
ngôn ngữ, không riêng gì HS TH. Trong bài viết “Một số định hướng về dạy kĩ năng
viết sáng tạo cho học sinh tiểu học” tác giả Trần Thị Hiền Lương (2013) đã đề nghị,
cần có thêm thời gian cho việc dạy kĩ năng viết sáng tạo. Điều này là hoàn toàn hợp
lí. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 đã đồng quy tất cả các tiết
học ở TH thực hiện trong khoảng thời gian từ 35 phút đến 40 phút. Xét lí thuyết, sự
quy định này đã không chú ý đến đặc trưng môn học, đặc điểm nội dung học tập
từng giai đoạn và đặc điểm HS như những cá nhân cụ thể. Bên cạnh đó, tiến trình
viết VB đòi hỏi mỗi cá nhân có sự hồi tưởng, liên tưởng; biết cách sắp xếp ý tưởng;
quan tâm diễn đạt ý tưởng tường minh và độc đáo nên không thể cào bằng như các
môn học hay các nội dung học tập khác.
Thời lượng dành cho việc nhận xét, đánh giá không được chú trọng. Thông tư
22/2016/TT_BGDĐT về đánh giá xếp loại HS TH chú trọng rèn kĩ năng tự nhận xét, tự
đánh giá cho HS. Đây là một quan điểm tiến bộ vì người học cần có khả năng nhận biết
bản thân mình trong mối tương quan với yêu cầu và với những cá nhân khác
2.2.2. Nội dung dạy học viết văn bản cho HS tiểu học trong chương trình
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018
CT Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 được định hướng hình thành phẩm chất
và NL cho người học. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, yêu
cầu cần đạt đối với kĩ năng viết, “(1) Kĩ thuật viết: gồm các yêu cầu về tư thế viết, kĩ
năng viết chữ và chính tả; (2) Viết câu, đoạn, VB: gồm các yêu cầu về quy trình tạo lập
VB và yêu cầu thực hành viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản” [17, tr.13]. Với yêu
cầu thứ (2), có thể hiểu là yêu cầu HS viết VB với hai mức độ:
(1) HS tạo lập VB phản ánh một vấn đề được yêu cầu như nghe (người khác
nói/ kể) – viết lại và lồng cảm xúc, thái độ, tình cảm (khác với viết chính tả); đọc – viết
trả lời câu hỏi phản ánh sự hiểu biết bài tập đọc; nói – viết lại điều mình nói.
(2) HS tạo lập một VB phản ánh một vấn đề bằng sự tổng hợp những hiểu
biết, kĩ năng và phản ánh được những tâm tư, tình cảm, thái độ của mình.
Phân tích yêu cầu cần đạt đối với viết VB của CT, nhận thấy:
• Về thể loại VB: “HS viết được một số câu đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là
bài văn kể và tả)” [17, tr.5]; VB nhật dụng như: bưu thiếp, thông báo, lời nhắn; VB
hành chính đơn giản như đơn, biên bản cuộc họp,…
• Về kĩ năng tạo lập VB viết: HS bước đầu biết viết theo tiến trình [17, tr.8], bắt
đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo, suy nghĩ không
theo lối mòn, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với bối cảnh, tình
51

huống [17, tr.81] ; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) [17, tr.8].
• Về nội dung VB: học sinh viết được VB kể lại những câu chuyện đã đọc,
những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do HS tưởng tượng,
miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và HĐ gần
gũi với cuộc sống của HS. Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của HS khi
đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho HS nhiều cảm
xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống [17, tr.8].
• Về nhận xét, đánh giá: HS biết dựa vào nhận xét, đánh giá của bạn bè, GV
và chính mình để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện bài viết.
Để đạt được các yêu cầu, CT cũng đề nghị một cách tổng quát về chiến lược dạy
học đối với GV. Theo đó, dạy học tích hợp được sử dụng triệt để: thông qua học đọc để
tìm thấy “khuôn mẫu” để học viết, có cơ hội được nói/trình bày bài viết. “GV tập trung
yêu cầu hướng dẫn HS các bước tạo lập VB, thực hành viết các bước tạo lập VB và đặc
điểm của kiểu VB” [17, tr.83]. Dạy học phân hoá được chú trọng hơn; phương pháp
luyện tập theo mẫu cần được sử dụng để phân tích và tạo lập VB cùng kiểu loại; dành
nhiều thời gian hơn (so với Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2006) cho
việc nhận xét và sửa chữa bài viết.
Nhìn tổng thể, cách tiếp cận kiểu loại và cách tiếp tiến trình được thể hiện khá
rõ trong CT. HS TH được yêu cầu viết đúng một số kiểu loại VB đúng quy cách và quy
trình. Nhấn mạnh đến tính chủ động, tích cực của người học, kết hợp với quan điểm
dạy học tích hợp và yêu cầu phân hoá theo năng lực, sở trường của cá nhân.
2.2.3. Thực trạng dạy học viết văn bản ở trường tiểu học
2.2.3.1. Tìm hiểu thực trạng thông qua khảo sát, phỏng vấn
(i). Đối tượng tham gia khảo sát và phỏng vấn: GV TH dạy các lớp 2, lớp
3, lớp 4 và lớp 5, học kỳ 1, năm học 2017-2018 của các trường TH trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh: Trần Hưng Đạo, Quận 1; Nguyễn Văn Trỗi, Quận 4; Him
Lam, Quận 6; Lam Sơn, Quận 6; Nguyễn Văn Lương, Quận 6; Chi Lăng, Quận 6;
Võ Văn Tần, Quận 6; Nguyễn Thị Định, Quận 7; Võ Trường Toản, Quận 10; Lạc
Long Quân, Quận 11; Bình Giã, Quận Tân Bình; Kim Đồng, Quận Bình Tân và
Nguyễn Văn Cội, Huyện Củ Chi. Tổng cộng có 209 GV tham gia khảo sát và tất cả
các GV đều trình độ cao đẳng và đại học.
(ii). Phương pháp khảo sát: sử dụng phiếu khảo sát kết hợp phỏng vấn trực
tiếp và được thực hiện cùng lúc để có thể thu về kết quả chính xác.
(iii). Nội dung và kết quả khảo sát (Phụ lục 1)
- Nội dung 1: Tìm hiểu về những nguồn tài nguyên mà GV khai thác để sử
dụng trong quá trình dạy Tập làm văn.
52

60%

40%

20%

0%
Đề xuất 1 Đề xuất 2 Đề xuất 3 Đề xuất 4 Đề xuất 5

Nhiều Khá Vừa Ít Không

Hình 2.1. Biểu đồ biểu thị sự lựa chọn các tài nguyên mà giáo viên sử dụng
Kết quả khảo sát cho thấy: GV xem trọng những nguồn tài nguyên do các đơn vị
và tổ chức có thẩm quyền của Nhà nước ban hành vì có đến hơn phân nửa GV tham khảo
sách GV ở mức độ “nhiều” và “khá” và tổng cộng có 72,5% GV tham khảo sách Thiết kế
bài giảng ở mức độ nhiều và khá. GV ý thức rằng: nội dung của sách GV do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành là tham khảo, có thể thay đổi các HĐ, phương pháp trong sách cho
phù hợp với đặc điểm HS, phương tiện dạy học. Tuy nhiên, họ tham khảo sách GV vì thói
quen và cảm thấy an tâm sẽ không dạy sai. Dù tham khảo các nguồn tài liệu khác hay dựa
trên sự hiểu biết bản thân, họ vẫn giữ “tinh thần” của sách GV nhằm đảm bảo an toàn và
an tâm. Điều này cho thấy, mong muốn GV tự tìm hiểu để áp dụng một quy trình mới, một
phương pháp hay kĩ thuật dạy học mới là điều không dễ dàng.
Nội dung 2: Tìm hiểu quan điểm của GV về chương trình dạy Tập làm văn
viết 2006.

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Đề xuất 1 Đề xuất 2 Đề xuất 3 Đề xuất 4 Đề xuất 5 Đề xuất 6 Đề xuất 7

Nhiều Khá Vừa Ít Không

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện ý kiến của giáo viên về


chương trình dạy Tập làm văn viết 2006
• Có tổng cộng 163 (77,9%) GV chọn mức độ khá và vừa cho ý kiến nội
dung CT hiện hành phù hợp với học sinh. 161 (77,1%) GV chọn mức độ khá và vừa
cho ý kiến thiết kế chương trình phù hợp với việc dạy học. Như vậy, đa số GV cho
rằng nội dung và thiết kế CT dạy Tập làm văn viết 2006 phù hợp với việc dạy học.
53

Theo đa số GV, các nội dung được tích hợp theo chủ đề và phân chia hợp lí cho
từng khối lớp đã giúp họ biết được các kĩ năng và nội dung làm văn HS được học ở
các lớp trước là một sự thuận lợi trong dạy học.
• Có 27 (13%) GV chọn mức độ nhiều và khá cho ý kiến sự sắp xếp các bài dạy
trong CT thể hiện tính logic chặt chẽ; 74 (35,4%) GV chọn mức độ vừa và số GV còn lại
110 (51,6%) chọn mức độ ít và không. Khi phỏng vấn, các GV cho biết: sự sắp xếp các
bài trong một khối lớp chưa hợp lí. HS đang học kiểu loại này thì đan xen một kiểu loại
khác khiến cho mạch tri thức và cảm xúc với nội dung viết bị gián đoạn. Kết cấu bài
trong một kiểu loại khiến giáo viên cảm thấy rời rạc và tạo khó khăn trong việc tổng hợp
những kĩ năng bộ phận của một kiểu loại, ví dụ khó tổng hợp kĩ năng xây dựng cốt
truyện, kĩ năng viết đoạn, kĩ năng miêu tả hành động và hình dáng của nhân vật,…
• Thời lượng cho việc dạy và học một kiểu loại cần được xem xét lại. Vì
tổng cộng có 127 (60,8%) GV đã chọn mức độ ít và không cho yếu tố này (52
(24,8%) chọn vừa. Sự sắp xếp các bài dạy trong CT chưa phù hợp nên tổng thời
lượng cho việc dạy một kiểu loại là chưa đủ. GV không có thời gian để tổng hợp
những kĩ năng bộ phận cho HS và HS cần rèn luyện tổng hợp các kĩ năng bộ phận
nhiều hơn nữa để tự bản thân thực hiện một bài viết. Bên cạnh đó, quy định 35 đến
40 phút/ một tiết học cũng là khó khăn và áp lực cho quá trình dạy học. Theo GV,
có những bài dạy cần nhiều thời gian hơn để rèn kĩ năng cho học sinh.
• Sự nhận biết rõ ràng việc hướng dẫn HS về một quy trình viết (theo cách tiếp
cận tiến trình) cũng có sự phân hóa giữa các GV. Các GV dạy lớp 2 và lớp 3 nhận định:
sách giáo khoa cũng như sách GV không yêu cầu GV rèn luyện cho HS một quy trình
tạo lập VB theo như cách tiếp cận tiến trình đã đề cập. Tuy nhiên, điều này cũng không
quan trọng vì HS vẫn hoàn thành được bài. Trong khi đó, GV lớp 4 và lớp 5 cho rằng:
CT có yêu cầu HS thực hiện các bước như: lập dàn ý, tổ chức cho HS nói trước khi
viết, viết nháp, chỉnh sửa, viết, nhận xét và phản hồi. Tuy nhiên, những kĩ năng này
không lặp lại thường xuyên ở tất cả các bài và CT không thiết kế thời gian để GV giúp
HS tổng hợp các kĩ năng bộ phận (như phần trên đã đề cập).
• Sự nhận biết về việc hướng dẫn HS quy trình viết đã ảnh hưởng đến quan
điểm của GV về tính liên kết của hai giai đoạn dạy học Tập làm văn. Theo đó, 13
(6,2%) GV chọn mức độ nhiều và 50 (23,9%) chọn mức độ khá cho yếu tố Cách
thức dạy học sinh viết văn ở giai đoạn 01 (lớp 2, 3) đã thật sự có hiệu quả trong
việc giúp HS viết văn tốt ở giai đoạn 02 (lớp 4, 5). Đa số họ là GV lớp 2 và 3; GV
lớp 4, 5 thì lại chọn mức độ ít và không – tương ứng với 71 (34%) và 8 (3,8%); số
54

GV chọn mức độ vừa 67 (32,1%). Kết quả này thể hiện các GV lớp 2, 3 ít quan tâm
đến sự tích hợp kĩ năng làm văn theo chiều dọc (kĩ năng lớp dưới được tiếp nối và
phát triển ở lớp trên). Và GV lớp 4,5 thật sự khó khăn khi dạy HS các kĩ năng làm
văn. Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình học làm văn của HS.
Thông qua việc tìm hiểu quan điểm của GV về CT dạy Tập làm văn viết
2006, nhận thấy: nội dung CT phù hợp với việc dạy và học; thời lượng cho một kiểu
loại, một tiết học cần được xem xét lại; có sự không đồng đều về tính liên kết trong
việc hình thành kĩ năng làm văn cho HS.
- Nội dung 3: Tìm hiểu về sự thể hiện quan điểm tích hợp của GV trong việc
dạy Tập làm văn viết.

100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00% Có Không
Nội dung 1 Nội dung 2 Nội dung 3 Nội dung 4

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện quan điểm tích hợp của giáo viên
trong việc dạy Tập làm văn viết
• Có 15 (7,2%) GV thực hiện hoạt động viết phản hồi sau khi học tập đọc và
thực hiện không thường xuyên. Họ thực hiện vì nhận thấy viết phản hồi giúp HS rèn
kĩ năng viết và tạo cơ hội cho HS bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ đối với bài đọc. Với
các GV còn lại, lí do họ không thực hiện vì CT không yêu cầu và họ cũng chưa biết
cụ thể nên yêu cầu HS viết như thế nào để đạt hiệu quả.
• Hơn phân nửa GV 134 (64,1%) kết nối nội dung tập làm văn viết và tập
làm văn nói. Gần phân nửa GV 104 (49,8%) yêu cầu HS viết sau khi HS học tập
làm văn nói (CT thiết kế là tập làm văn nói nhưng giáo viên vẫn yêu cầu viết để học
sinh được khắc sâu kiến thức – theo giải thích của giáo viên). Gần phân nửa GV 90
(43,1%) tổ chức cho HS viết phản hồi sau khi tham gia HĐ trải nghiệm và thực hiện
không thường xuyên.
Kết quả này cho thấy: tuy GV nhận biết về việc dạy học theo quan điểm tích
hợp nhưng thực tiễn không phải GV nào cũng thực hiện. Rào cản là thời gian, là
việc thực hiện đúng kết cấu và yêu cầu của CT (không làm hơn).
55

- Nội dung 4: Tìm hiểu việc dạy học phân hóa/ cá thể hóa của GV trong
quá trình dạy học Tập làm văn.

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện việc dạy học phân hóa/ cá thể hóa của giáo viên
trong quá trình dạy học Tập làm văn
Kết quả khảo sát, có 8 (3,9%) GV thực hiện thường xuyên và 14 (6,6%) GV
thỉnh thoảng thực hiện việc chia nhóm theo trình độ HS (nhằm thể hiện việc dạy
học phân hóa/ cá thể hóa). GV không nêu cụ thể cách hướng dẫn từng nhóm thực
hiện như thế nào. Thay vào đó, GV đưa ra những yêu cầu cao hơn cho nhóm khá
giỏi (so với nhóm trung bình, yếu). Theo các GV, nhóm trung bình yếu chỉ cần đạt
yêu cầu tối thiểu về số câu hay độ dài của bài văn; câu văn đủ hai thành phần;
không sai chính tả; không viết lạc đề là được.
Các lí do mà GV chọn ít khi và không thực hiện (tổng cộng có 187 (89,5%)):
• Thời lượng tiết học không đủ.
• Biết về việc phân loại HS theo trình độ nhưng chưa biết cách hướng dẫn cụ
thể cho từng nhóm như thế nào (chủ yếu đưa ra yêu cầu cho học sinh).
• Không cần thiết phải thực hiện vì đã có hướng dẫn trên lớp và tất cả HS
thực hiện theo.
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng GV thực hiện dạy học cá thể hóa không
nhiều. GV có những lí do khách quan để không thực hiện được việc này.
- Nội dung 5: Tìm hiểu những hoạt động GV thực hiện khi tổ chức dạy
một bài tập làm văn viết. Các câu hỏi khảo sát được thiết kế nhằm tìm hiểu GV có
thực hiện dạy học theo cách tiếp cận giao tiếp, cách tiếp cận tiếm trình và những
HĐ sau khi viết. Cách tiếp cận kiểu loại không đưa vào bảng khảo sát vì CT thiết kế
theo cách tiếp cận này rất rõ và giáo viên chắc chắn thực hiện theo.
56

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng các hoạt động khi thực hiện
tổ chức dạy một bài tập làm văn viết
• Có (75 (34,5%) GV hướng dẫn HS thực hiện một bài văn theo quan điểm
giao tiếp. Các GV cho biết, họ không thực hiện vì đề bài không yêu cầu và nếu thực
hiện thì thời gian của tiết học không đủ. Bên cạnh đó, dạy học theo quan điểm giao
tiếp nên thực hiện ngay từ lớp 2, 3 và tiếp tục phát triển đến lớp 4, 5. Lớp 2,3 không
làm thì lớp 4,5 làm sẽ rất khó, các GV cho biết thêm.
• Cách tiếp cận tiến trình được thực hiện không đồng đều và nhất quán. Số
liệu từ khảo sát cho thấy: (1) GV ít quan tâm đến HĐ thu thập ý tưởng cho bài viết;
(2) GV chú trọng đến HĐ sắp xếp ý thành dàn ý, nói trước khi viết và nhận xét, sửa
chữa bài viết; (3) viết lại chỉ sử dụng với những HS yếu kém, bài có quá nhiều lỗi.
Thông qua phỏng vấn, những nguyên nhân lí giải cho hiện tượng trên:
• GV thường chỉ thực hiện những việc mà CT và ngành yêu cầu. Tâm lí “ngại
làm sai” rất phổ biến trong đội ngũ GV.
• Sự nhận thức về vấn đề là không đồng đều ở đội ngũ GV. Nếu có hiểu biết,
GV cũng chưa rõ cách làm. Ví dụ: có những GV biết rằng, để dạy theo quan điểm
giao tiếp thì cần có đối tượng và mục đích giao tiếp nhưng họ lại không biết nên
hướng dẫn HS như thế nào.
• Thời lượng 35 phút cho tiết học và áp dụng ở tất cả các bài dạy là một trong
những lí do mà rất nhiều GV đề cập. Họ không làm gì thêm ngoài yêu cầu trong
sách giáo khoa vì ngại không đủ thời gian.
Kết quả khảo sát nội dung này cho thấy: GV quan tâm đến nội dung dạy học
và làm sao đảm bảo được nội dung. Họ tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu từ ngành
nên sự sáng tạo trong dạy học có phần hạn chế. GV cũng ít quan tâm đến những
57

biện pháp tác động lên động cơ và sự hứng thú học tập. Trong khi đó, những tác
động này giúp cho việc hình thành và duy trì những những tình cảm tích cực đối với
việc học tập.
- Nội dung 6: Tìm hiểu các hình thức tổ chức được GV sử dụng trong HĐ
nhận xét, đánh giá bài văn.

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Cá nhân Cặp đôi, nhóm nhỏ Cả lớp

Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không thực hiện

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện tần suất các hình thức tổ chức được giáo viên
sử dụng trong hoạt động nhận xét, đánh giá bài văn
GV tổ chức đa dạng các hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp trong HĐ nhận xét,
đánh giá bài văn. Trong đó, hình thức cá nhân được GV sử dụng nhiều nhất nhằm
rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá bản thân trước khi nhận xét, đánh giá người khác.
GV sử dụng hình thức cả lớp nhiều hơn hình thức cặp đôi, nhóm nhỏ. GV cho biết,
có những bài khó, không đủ thời gian để thực hiện nhận xét, đánh giá theo cặp đôi
hay nhóm. Và nếu có thực hiện hình thức này thì sau đó, họ vẫn phải tổ chức nhận
xét, đánh giá theo hình thức cả lớp. Kết quả khảo sát cho thấy: GV nhận thức tốt về
việc rèn kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn cho HS. Tuy nhiên, thời gian cho tiết
học vẫn luôn rào cản để họ thực hiện tốt việc dạy học.
- Nội dung 7: Tìm hiểu việc thực hiện các công cụ dùng để đánh giá thường
xuyên HS theo hướng dẫn của thông tư 22/2016/TT_BGDĐT và dùng để đánh giá
NL viết của HS.
58

Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện tần suất các công cụ đánh giá thường xuyên được
giáo viên sử dụng trong dạy học làm văn viết
Hai công cụ bảng tiêu chí nhận xét, đánh giá một bài văn và bản ghi chép có
số lượng GV sử dụng ở mức luôn luôn và thường xuyên dưới 40%. Các GV cho
biết, GV làm mẫu nhận xét một bài văn và HS dựa vào đó để nhận xét bài của bản
thân và của bạn. Lâu dần các em sẽ có kinh nghiệm về việc này. Đối với bản ghi
chép, GV chỉ sử dụng với những học sinh yếu kém để xem xét sự tiến bộ của các
em. Riêng công cụ hồ sơ học tập thì có 22 (10,5%) GV chọn mức độ luôn luôn và
107 (51,2%) GV chọn mức độ thường xuyên. Theo GV, hồ sơ học tập chính là vở
ghi - vở bài tập Tiếng Việt- lưu giữ những bài làm văn của HS trong cả học kì, năm
học. Các GV không thu thập, lưu giữ hoặc hướng dẫn HS thu thập, lưu giữ bài viết
sáng tạo của các phân môn, môn học khác và hoạt động giáo dục. (Theo nội dung
khảo sát số 3 cho biết, có một số GV tổ chức HS viết phản hồi sau khi học tập đọc
và tham gia các hoạt động giáo dục). Kết quả khảo sát này cho thấy: HS sẽ gặp khó
khăn trong việc nhận xét/ đánh giá bài viết vì nếu có một bảng tiêu chí rõ ràng sẽ tốt
hơn là chỉ “nhìn, nghe” GV và làm theo. Việc nhận xét cuối kì hay cuối năm học về
NL học tập của HS chưa có đủ cơ sở chuẩn xác. Nhận xét, đánh giá NL học tập cần
ghi nhận tiến trình học tập, người học tham gia vào tiến trình ấy và nhận biết được
sự tiến bộ của mình. Những công cụ đề xuất là cơ sở để GV lẫn HS “nhìn” lại một
tiến trình để có sự nhận xét/ đánh giá chuẩn xác.
- Nội dung 8: Tìm hiểu nhận xét của GV về thái độ của HS trong quá trình học
Tập làm văn.
59

Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện nhận xét của giáo viên về thái độ của học sinh
trong quá trình học Tập làm văn
Có 12 (5,7%) GV chọn mức độ nhiều và 93 (44,5%) GV chọn mức độ khá để
nói về sự hứng thú của HS mỗi khi đến giờ học Tập làm văn. Tuy nhiên, khi khảo
sát những hành vi cụ thể để minh chứng cho sự hứng thú thì con số lại thấp hơn,
như: có 9 (4,3%) GV chọn mức độ nhiều và 26 (12,5%) GV chọn mức độ khá với
HĐ HS chủ động tích cực tìm hiểu nội dung ngữ liệu; có 6 (2,9%) GV chọn mức độ
nhiều và 14 (6,7%) GV chọn mức độ khá với HĐ học sinh tự giác thiết lập dàn
ý…Trường hợp đặc biệt, có 24 (11,5%) GV chọn mức độ nhiều và 112 (53,9%) GV
chọn mức độ khá với HĐ HS thể hiện sự hào hứng khi chia sẻ bài viết với bạn. Thế
nhưng, HS lại rất e ngại khi trình bày bài trước lớp và chia sẻ bài viết với người
thân. Thống kê số liệu khảo sát cho thấy một thực tiễn: dù HS thích các giờ học làm
văn nhưng lại có hạn chế trong việc thể hiện sự yêu thích thông qua các hành động,
hành vi cụ thể.
2.2.3.2. Tìm hiểu thực trạng thông qua giờ dạy của giáo viên
(i). Đối tượng và thời gian khảo sát: 04 GV dạy lớp 3. Trong đó, 01 GV
thuộc quận 1 và 01 GV thuộc quận Tân Bình, năm học 2016-2017. Năm học 2017-
2018, 01 GV thuộc quận 10 và 01 GV thuộc quận Bình Tân.
(ii). Phương pháp khảo sát: thực hiện phương pháp quan sát (dự giờ tiết
dạy). Người dự giờ không can thiệp vào việc thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học,
không góp ý sau tiết dạy. GV hoàn toàn chủ động thể hiện quan điểm của mình
trong các tiết dạy.
(iii). Nội dung khảo sát: các bài tập làm văn lớp 3, học kì 1. Mặc dù luận án
60

nghiên cứu chuyên sâu về tập làm văn viết nhưng vẫn dự giờ những tiết dạy tập làm
văn nói vì mối liên hệ giữa nói – viết.
Bảng 2.2. Thống kê các bài dạy thuộc nội dung khảo sát
Tuần Tên bài
8 Kể về người hàng xóm
10 Tập viết thư và phong bì thư
11 Nghe- kể: Tôi có đọc đâu
Nói về quê hương
12 Nói viết về cảnh đẹp quê hương đất nước
13 Viết thư
14 Nghe - kể: Tôi cũng như bác
Giới thiệu hoạt động
15 Giới thiệu về tổ em
16 Nói về thành thị, nông thôn
17 Viết về thành thị, nông thôn.
(iv). Kết quả khảo sát
- Phương pháp trực quan được sử dụng trong hầu hết các tiết dạy, đặc biệt
với HĐ giới thiệu bài. Bằng cách này, GV khơi gợi những hiểu biết của HS về vấn
đề, tạo mối liên hệ giữa những cái đã biết với vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, GV
lại chưa làm nổi bật mối liên hệ giữa nội dung viết với cuộc sống HS, chưa làm cho
HS có nhu cầu viết, cảm thấy cần viết để thể hiện suy nghĩ, quan điểm, thái độ của
bản thân.
- Thảo luận nhóm được GV sử dụng trong hầu hết tiết dạy và chủ yếu trong
các HĐ: trả lời câu hỏi tìm ý; nhận xét, đánh giá bài văn. Tuy nhiên, GV ít có sự
thay đổi các thành viên trong nhóm. Điều này khiến cho HS ít có cơ hội tương tác
với nhiều bạn để rèn kĩ năng giao tiếp. Chia nhóm theo trình độ cũng ít được thực
hiện, mặc dù GV có quan tâm đến học sinh yếu. Do đó, đôi khi HS yếu không được
thể hiện mình trong các hoạt động của nhóm, các em thường là người nói, trình bày
sau cùng và khi đó thì đã hết giờ thảo luận.
- Tiến trình bài dạy được thực hiện theo từng bước như sách GV đề nghị.
Tuy nhiên, GV sử dụng đa dạng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, không
thực hiện giống y như sách GV đề nghị. Đây là một sự tích cực, thể hiện sự sẵn
sàng thay đổi và thích ứng với những “cái mới” trong dạy học của GV. Đồng thời,
cũng giúp HS cảm nhận sự thú vị trong những giờ học tập làm văn.
61

- Nội dung bài văn được GV hướng dẫn rất kĩ. Thông qua phân tích ngữ liệu
và HĐ nói trước khi viết, GV từng bước hướng dẫn HS nội dung và thứ tự từng ý
của toàn bộ bài viết theo yêu cầu của bài tập/đề bài. HS gần như dựa theo ý và mẫu
câu để diễn ý như GV đã hướng dẫn.
- Viết nhanh các ý tưởng, làm dàn ý, làm nháp không được GV hướng dẫn
hay yêu cầu HS thực hiện. Điều này phản ánh: mặc dù, GV ý thức tầm quan trọng
của những kĩ năng bộ phận trong làm văn nhưng họ vẫn không thực hiện (vì sách
giáo khoa, CT không yêu cầu, vì không đủ thời gian cho một tiết dạy). HĐ nói trước
khi viết được GV thực hiện hầu hết trong mọi tiết dạy nhằm làm tăng hiệu quả bài
viết, đặc biệt với HS còn kém, giúp các em có ý tưởng, định hướng lại những điều
sẽ viết. Tuy nhiên, việc này có tác dụng tức thì với bài viết ngày hôm đó. Lâu dần,
sẽ ít khuyến khích HS kém tự lực suy nghĩ, chủ động với bài viết của mình, điều
chính yếu là cần trang bị cho HS kĩ năng và sự chủ động thực hiện một bài viết.
- Không thấy GV sử dụng “bản ghi chép” để ghi nhận lại những điểm đặc
biệt, sự tiến bộ về kĩ năng, thái độ của HS, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá
định kỳ. Điều này dễ dẫn đến việc nhận xét cuối kì của GV mang tính chủ quan.
- HS biết rõ nhiệm vụ nhận xét, đánh giá sau khi viết, các em thể hiện điều
này ở thái độ và hành vi sẵn sàng thực hiện HĐ. Tuy nhiên, kĩ năng nhận xét, đánh
giá chưa thật sự là hiệu quả. HS không có bảng tiêu chí để nhận xét, đánh giá. Các
em chủ yếu nhận xét bằng lời với nội dung đúng ý, đủ ý. Thỉnh thoảng cũng có vài
HS nhận ra bạn mình dùng từ chưa phù hợp ngữ cảnh hay diễn đạt còn dài dòng.
- 2.2.4. Năng lực viết văn bản của học sinh tiểu học
2.2.4.1. Thái độ của học sinh đối với việc học viết văn
(i). Đối tượng và thời gian khảo sát: HS khối 3 và khối 4; mỗi khối một
lớp; một trường quận 1 và một trường quận Tân Bình, học kì I, năm học 2016-2017;
một trường, quận 10 và một trường, quận Bình Tân, học kì I, năm học 2017-2018.
Tổng cộng có 329 HS.
(ii). Phương pháp khảo sát: sử dụng phiếu khảo sát kết hợp phỏng vấn trực
tiếp và được thực hiện cùng lúc để có thể thu về kết quả chính xác.
(iii). Nội dung và kết quả khảo sát: (phụ lục 2).
- Nội dung 1: Tìm hiểu thái độ của HS đối với việc học Tập làm văn và các
HĐ diễn ra trong giờ học.
62

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Nhận xét Nhận xét Nhận xét Nhận xét Nhận xét Nhận xét Nhận xét Nhận xét Nhận xét
1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nhiều Khá Vừa Ít Không

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện thái độ của HS đối với việc học Tập làm văn
Có 124 (37,7%) HS chọn mức độ nhiều và 86 (26,1%) HS chọn mức độ khá
khi khảo sát ý kiến Em cảm thấy hứng thú mỗi khi đến giờ học Tập làm văn. Kết
quả này cho thấy có sự tương quan giữa ý kiến của HS và GV trong cùng vấn đề:
khá nhiều HS thích các giờ học tập làm văn. Các HĐ được HS dành nhiều cảm tình
là những HĐ mang tính chia sẻ và thể hiện khả năng cá nhân như: nói với bạn về
bài của mình, đọc và góp ý bài cho bạn. Bên cạnh đó, rất nhiều HS không thích/
thích vừa HĐ tìm ý cho bài viết. Khi được giải thích: tìm ý cho bài viết là việc ghi
nhanh những ý đến trong đầu khi đọc đề bài, bổ sung ý khi làm dàn ý thì HS lớp 3
cho biết: “khi làm văn, em chỉ cần trả lời các câu hỏi, không cần tìm ý khác nữa.”
HS lớp 4 cho biết, GV đã cung cấp một dàn ý cho HS nên các em không cần tìm
nữa. Vì vậy, theo nhiều HS, tìm ý là một HĐ ít đem lại sự hứng thú.
- Nội dung 2: Tìm hiểu HĐ mà HS gặp khó khăn nhất và HĐ mà HS không
thực hiện trong giờ học Tập làm văn.
63

Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện những hoạt động học sinh gặp khó khăn/ hoạt động
không thực hiện được trong giờ học Tập làm văn
Có 62 (11,8%) HS gặp khó khăn nhất và 99 (30%) HS không thực hiện HĐ
tìm ý cho bài viết. Điều này cũng dễ hiểu, vì như đã trình bày ở “nội dung 1” cùng
đề mục, HS chỉ cần trả lời các câu hỏi, được GV cung cấp dàn ý nên các em nhận
thấy HĐ này không khó hoặc không thực hiện. Có 37 (11,2%) HS gặp khó khăn
nhất trong việc viết thành câu để diễn ý của mình cho bài văn. Tuy số HS này không
nhiều nhưng cũng là vấn đề để GV lưu tâm, có biện pháp giúp đỡ. Có 113 (34,3%)
HS gặp khó khăn nhất với HĐ đọc lại và sửa chữa bài của mình; 78 (24,7%) HS
gặp khó khăn nhất với HĐ đọc và nhận xét bài của bạn và 39 (11,9%) HS gặp khó
khăn nhất với HĐ chia sẻ bài viết với bạn trong nhóm. Lí do cho vấn đề này: (1) HS
không biết cần sửa gì và sửa như thế nào; (2) HS không phải là HS khá, giỏi nên
không tự tin, mạnh dạn nhận xét, góp ý bài cho các bạn khác. Do đó, cần có
bảng/phiếu nhận xét, đánh giá để HS có sơ sở, căn cứ và dạn dĩ, tự tin trong HĐ
nhận xét, đánh giá bài văn.
2.2.4.2. Nội dung bài văn của học sinh
(i). Đối tượng và thời gian khảo sát: bài tập làm văn của HS lớp 3 thuộc
một trường, quận 1 và một trường, quận Tân Bình, học kì I, năm học 2016-2017;
một trường, quận 10 và một trường, quận Bình Tân, học kì I, năm học 2017-2018.
Mỗi trường chọn bài của một lớp ngẫu nhiên. Tổng cộng có 164 bài viết.
(ii). Phương pháp khảo sát: tiếp cận và phân tích bài tập làm văn Viết về
thành thị, nông thôn (tuần 17, học kì 1, lớp 3) của 164 HS.
(iii). Nội dung khảo sát: Phân tích bài văn của các HS theo các tiêu chí:
- Cấu trúc hình thức: Bài văn có đáp ứng yêu cầu thể loại của đề bài không?
- Nội dung tổng thể: Bài văn có đáp ứng yêu cầu về nội dung của đề bài không?
- Nội dung bộ phận của bài văn: có sự độc đáo về ý tưởng, về cách diễn đạt,
về cách sắp xếp ý, cách dùng từ,…?
64

- Cách thể hiện tình cảm, thái độ quan điểm của HS trong bài văn.
(iv). Kết quả khảo sát: (phụ lục 3)

100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Tích hợp Tích hợp Độc đáo
với bài Tập với bài trong ý
đọc TLV nói tưởng,
dùng từ

Đạt - Có Chưa đạt - Không có

Hình 2.11. Các biểu đồ thể hiện tần suất các tiêu chí có trong bài văn viết
của học sinh
- Cấu trúc hình thức của bài văn đáp ứng yêu của kiểu loại đề bài. HS có
suy nghĩ và thực hiện một cấu trúc hình thức đúng y nguyên những gì được học từ
sách giáo khoa và sách GV.
- Nội dung tổng thể phù hợp với yêu cầu của đề bài. Các bài văn có sự
giống nhau về ý và trình tự diễn ý. (HS viết văn theo dạng trả lời câu hỏi).
- Nội dung bộ phận: HS làm bài một cách chặt chẽ về nội dung theo sự
hướng dẫn của GV. Ví dụ cần nói gì, cần nói như thế nào, nói điều gì trước, điều gì
65

sau, HS làm theo đúng như vậy. Khó tìm được sự độc đáo và nét riêng biệt của bài
văn trong cách diễn đạt, trong cách quan sát cuộc sống để có những ý độc đáo. HS
đã biết dùng từ và diễn câu, biết sử dụng kết quả HĐ của bài nói trong tiết Tập làm
văn tuần trước để thực hiện bài viết. Tuy nhiên, sự kết nối với những gì đã học từ
các phân môn Tiếng Việt để làm văn, đặc biệt là từ Tập đọc vẫn còn hạn chế, hơn
một nửa số bài khảo sát thể hiện điều này.
- Tình cảm, thái độ được HS nói đến phần đầu và cuối bài văn. HS ít thể
hiện tình cảm, thái độ của mình trong quá trình viết. Vì là thể loại viết thư nên thể
hiện tình cảm với người nhận rất rõ.

Tiểu kết chương 2


- Tạo lập một VB là HĐ của quá trình tư duy và mang tính khám phá bản
thân. VB thể hiện sự hiểu biết của người viết về tri thức ngôn ngữ, tri thức cuộc
sống và tình cảm, quan điểm, thái độ đối với hiện thực được nói đến. Sự tổng hợp
của các kĩ năng, tri thức và thái độ trong quá trình viết làm cho việc dạy học viết
VB là lĩnh vực tương đối khó chinh phục đối với người học lẫn người dạy. Chính vì
vậy, cũng như các lĩnh vực khác, dạy học theo định hướng PT NL người học cần
cho người học nhận thấy ý nghĩa của việc học tập. Từ đó, người học có động lực và
niềm vui thích học tập.
- VB là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và hình thức; có quan hệ
hướng nội và hướng ngoại. Đặc điểm của VB chi phối đến cách dạy để tạo lập ra
VB. Có rất nhiều cách tiếp cận và quan điểm để dạy HS viết VB. Mỗi cách tiếp cận
hay quan điểm đều có những điểm thuận lợi và hạn chế cho quá trình dạy học. Hình
thành NL viết VB cho HS TH không vận dụng riêng biệt, mà vận dụng tổng hợp
các cách tiếp cận và quan điểm dạy học và phù hợp với bối cảnh thực tiễn.
- Thông qua sự thể hiện của GV về cách thức nhận xét, đánh giá bài viết
của HS trong giờ dạy, GV thể hiện cách tiếp cận kiểu loại trong nhận xét, đánh giá
HS rất rõ. Vì cách tiếp cận tiến trình ít được quan tâm trong dạy học nên trong nhận
xét, đánh giá cũng ít được đề cập. Trong khi đó, để hình thành NL viết VB cho HS,
CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 lại rất chú trọng đến việc cách tiếp cận
kiểu loại và cách tiếp cận tiến trình. HS cần làm chủ quy trình viết để có thể trở
thành người viết độc lập. Do vậy, cách tiếp cận tiến trình nên là chủ đạo cho việc
hình thành nên NL viết VB của HS TH.
66

Chương 3
TỔ CHỨC DẠY HỌC VIẾT VĂN BẢN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

3.1. Một số yêu cầu trong dạy viết văn bản nhằm phát triển năng lực cho
học sinh tiểu học
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu môn học
Dạy học viết VB theo định hướng PT NL cho HS trước tiên cần đảm bảo
mục tiêu môn học đã được quy định trong CT giáo dục phổ thông. Học viết có sự
kết nối với học đọc, nói và nghe; các môn học khác. Sự kết nối đã bồi dưỡng và làm
phong phú sự hiểu biết cũng như phẩm chất của HS. Đối với việc học viết VB, HS
sẽ thể hiện những điều thu nhận ấy thông qua việc tạo lập VB. Quá trình dạy học
viết VB tạo điều kiện cho HS thể hiện những phẩm chất tốt đẹp như yêu quê hương,
yêu thiên nhiên, ý thức trách nhiệm với bản thân,… Các HĐ trong quá trình học viết
VB hướng đến mục tiêu rèn kĩ năng làm việc độc lập, làm việc hợp tác, biết tôn
trọng ý kiến người khác, biết trao đổi và lắng nghe ý kiến người khác. Thông qua
học đọc, HS cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, biết tưởng tượng và xúc cảm với
cái đẹp, cái thiện. Khi học viết VB, HS trích xuất những điều đã đọc, để so sánh, đối
chiếu với bản thân và thể hiện qua VB tạo lập.
“Mục đích của dạy viết là rèn tư duy và cách viết, qua đó mà giáo dục phẩm
chất và PT nhân cách HS. Vì thế khi dạy viết, GV chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng
và biết cách trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục”
[17, tr.83]. Để đạt mục tiêu đã đề ra, việc dạy viết VB cần nắm bắt quá trình tư duy
của HS khi tạo lập VB. Từ đó, có các cách thức để dạy cho HS cách viết, chủ động
và tự tin trình bày ý tưởng.
3.1.2. Phù hợp đặc điểm tâm lí học sinh
Những đặc điểm tâm lí lứa tuổi có sự ảnh hưởng sâu sắc đến việc dạy học,
đặc biệt nhấn mạnh đến đặc điểm về nhận thức và ngôn ngữ của lứa tuổi TH trong
dạy học viết VB. Chú ý đến đặc điểm tâm lí của HS nhằm đảm bảo tính vừa sức
trong tổ chức các HĐ dạy học và tạo ra hứng thú, động lực, niềm vui thích học tập
cho HS. Vận dụng những đặc điểm tâm lí về nhận thức và ngôn ngữ của HS TH vào
việc dạy học viết VB cần lưu tâm:
- Quan tâm và hình thành cho HS chiến lược về trí nhớ và tri giác: dù tri giác
67

không chủ định và trí nhớ ngắn hạn còn chiếm ưu thế nhưng chúng sẽ ảnh hưởng
đến quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. Trong dạy học viết văn bản, giáo viên cần
giúp HS biết cách quan sát, lưu giữ và tái hiện thông tin để sử dụng trong bài viết.
- Chú trọng đến việc hình thành và PT các thao tác tư duy: Theo Piaget, HS
TH có thao tác tư duy cụ thể. Trẻ bắt đầu tri nhận “sự hiểu biết dựa trên những biểu
tượng, trên các thao tác được nhập tâm và có tổ chức” [69, tr.50]. Đôi khi, GV cần
làm mẫu các thao tác tư duy để HS TH được tri nhận và thực hành, đặc biệt với HS
đầu cấp, các thao tác tư duy như so sánh, phân tích còn đơn giản.
- Tạo cơ hội cho HS được đa tương tác: quá trình tương tác với nhiều đối
tượng như bạn bè, người thân, môi trường, đọc sách,… sẽ giúp HS tích lũy nhiều tri
thức từ ngôn ngữ đến hiểu biết cuộc sống. Sự tích lũy giúp cho sự phát triển ngôn
ngữ và làm phong phú “chất liệu” để HS làm văn viết.
3.1.3. Chú ý tính linh hoạt của quá trình viết
Trong dạy học ngôn ngữ nói chung và dạy viết VB nói riêng thì “các HĐ
trong lớp học phải luôn có ý nghĩa và học tập luôn là một quá trình xây dựng và
sáng tạo liên quan đến thử và sai” [108, tr.172]. Do vậy, trong quá trình thực hiện
viết VB, HS có thể “di chuyển qua lại” giữa các HĐ/ giai đoạn của tiến trình viết
nhằm sửa lại, điều chỉnh, bổ sung sự thiếu sót, dư thừa của các giai đoạn, không
nhất thiết một giai đoạn đã qua thì không thể quay lại và không thể sửa chữa. GV
cần cho HS biết rằng, khi bài viết chưa “xuất bản” thì các em vẫn hoàn toàn có thể
điều chỉnh. Do vậy, quá trình thực hiện các kỹ năng làm văn nên là một quá trình
linh hoạt.
Với mỗi kĩ năng làm văn bộ phận, GV chủ động cách tổ chức và thời gian.
Ví dụ, khi tổ chức HS thu thập ý, đối với HS đầu năm lớp 2, có những em nhút
nhát, không dám đưa ra ý của mình thì GV có thể tổ chức làm việc nhóm, các em
giỏi, tự tin nói trước. Sau đó, GV khuyến khích, động viên HS nhút nhát nói ý của
mình. Sau một thời gian, khi HS cả lớp đã thực hiện tốt HĐ này, GV có thể để HS
chủ động thu thập ý và bỏ qua bước chia sẻ trong nhóm. GV dạy lớp 4 có thể dành
thời gian nhiều hơn cho HĐ viết phác thảo và HĐ nhận xét, sửa chữa. Vì bài viết
của HS trong giai đoạn này đã trở nên phức tạp hơn: nhiều đoạn văn hơn nên đòi
hỏi sự chặt chẽ về liên kết nội dung lẫn hình thức. Bên cạnh đó, mỗi HS có ưu điểm
và khó khăn nhất định khi thực hiện một tiến trình viết. Có HS cần nhiều thời gian
để thực hiện bản phác thảo hơn các giai đoạn khác của tiến trình viết; có HS cần
68

nhiều thời gian cho việc sắp xếp ý hay sửa chữa hơn. Do vậy, GV cần có sự linh
động trong cách tổ chức, sắp xếp các HĐ dạy học.
3.1.4. Đảm bảo học sinh là chủ thể trong quá trình viết
Mục đích của dạy viết là rèn tư duy và cách viết. Do đó, dạy học viết VB
theo định hướng PT NL cần tạo điều kiện cho HS là chủ thể của tiến trình viết để
HS học được cách viết – cách tạo lập một VB. Học sinh được rèn luyện các kĩ năng
bộ phận của tiến trình làm văn và dần thể hiện tính độc lập, chủ động khi tạo lập
VB. Là chủ thể của tiến trình viết, HS thể hiện thái độ tích cực khi học viết: háo hức
đến giờ học, chủ động và tự tin trao đổi với bạn, chủ động và biết cách tìm ý, phát
triển ý; chủ động đọc lại bài và sửa bài,...Trong tiến trình viết, HS chủ động “di
chuyển” qua lại giữa các giai đoạn viết, khi bài viết chưa “xuất bản” thì việc chỉnh
sửa vẫn được diễn ra. HS có thể tự nhận xét, đánh giá việc học viết và bài viết của
bản thân trong mối tương quan với bạn bè; nhìn nhận và tìm cách lí giải những
thành công hay hạn chế của bản thân.
3.1.5. Thực hiện đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết
Dạy học theo định hướng PT NL chú trọng đến tính chủ thể, vai trò trung
tâm của HS trong quá trình dạy học. Với vai trò là người tổ chức, người thiết kế
HĐ, GV cần kết hợp đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết VB. Các
phương pháp, kĩ thuật dạy học được kết hợp một cách hợp lí như một “chuỗi” liên
hoàn có sự kết nối với nhau. Mặc dù sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học, GV cần lưu ý đến sự phù hợp đặc trưng môn học và đối tượng HS.
Thực hiện đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học viết VB hướng đến
tính tự giác học tập, sự chủ động và tự tin của HS trong các HĐ học tập nhằm dần
dần giúp cho HS trở thành người viết độc lập. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
cần mang tính ổn định để HS nắm bắt được cách học nhưng cũng cần có sự sáng
tạo, đổi mới để tạo sự hấp dẫn, thú vị đối với người học. Tác động đến hứng thú,
động cơ, niềm vui thích học tập của HS cũng là một trong những yêu cầu của dạy
học theo định hướng PT NL mà phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể đem lại.
3.2. Một số biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực viết văn bản
cho học sinh tiểu học
Nhằm làm rõ hơn mối liên kết giữa các biện pháp, trước khi trình bày chi tiết
các biện pháp, luận án thực hiện sơ đồ 3.1.
69

1. Tạo động lực viết 3. Tổ chức dạy học viết


- Thiết kế môi trường học văn bản theo tiến trình
tập khuyến khích HĐ viết.
- Tổ chức HĐ tìm ý
- Làm cho nội dung viết
nằm trong vùng hiểu biết • Tổ chức HĐ trải nghiệm: 4. Đánh giá
của HS. trực quan, trò chơi, sắm vai NL viết VB
- Thiết kế đề tập làm văn • Viết tự do của HS
phát huy tính sáng tạo của • Trao đổi theo nhóm. - Đánh giá qua
HS.
- Tổ chức HĐ sắp xếp ý hồ sơ học tập.
- Tổ chức trò chơi giúp HS
có niềm vui thích học viết • Sơ đồ hóa các ý - Đánh giá kết
VB. • Viết phác thảo quả học tập
- Tổ chức HĐ chỉnh sửa bằng rubric
bài văn
(Phiếu nhận
2. Kết nối dạy viết với HĐ • Luyện tập cho HS thói
xét, đánh giá
đọc quen đọc lại bài viết
- Kết nối với bài tập đọc trong bài văn).
• Sử dụng Phiếu nhận xét,
sách giáo khoa.
đánh giá (checklist).
- Kết nối với HĐ đọc mở rộng

Trước khi học viết một Trong quá trình học Sau khi tạo
nội dung viết tạo lập VB lập VB

Sơ đồ 3.1. Các biện pháp dạy học phát triển năng lực viết văn bản
cho học sinh tiểu học
3.2.1. Tạo động lực viết
Học sinh TH, lứa tuổi 6 đến 11, có hạn chế nhất định về hiểu biết và cảm
nhận về thế giới xung quanh. HS không thể viết về một vấn đề mà chính các em
chưa hiểu, không hiểu hay cảm nhận về đối tượng. HS sẽ thấy hứng thú với việc
làm văn hơn nếu vấn đề cần viết nằm trong vùng hiểu biết, trong mối quan tâm của
bản thân. Vấn đề nằm trong vùng hiểu biết để tạo điều kiện cho HS được thể hiện
hiểu biết của mình. Vấn đề nằm trong mối quan tâm để HS chủ động tìm hiểu, tìm
cách giải quyết chính mối quan tâm của mình.
3.2.1.1. Thiết kế môi trường học tập khuyến khích hoạt động viết
Một môi trường học tập thân thiện luôn làm cho HS tự tin và chủ động thể
hiện bản thân. Trong dạy học viết, HS tự tin và chủ động thể hiện điều mình biết; tự
70

nhiên chia sẻ những tâm tư, tình cảm của cá nhân; mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, quan
điểm của bản thân về một vấn đề. Bên cạnh đó, HS cũng cần tự tin và chủ động chia
sẻ, trình bày bài viết với nhiều đối tượng khác nhau: bạn học cùng và khác lớp,
những người thân trong gia đình, những người họ hàng, láng giềng thân quen. Được
thể hiện và công nhận thành quả của việc học bởi nhiều đối tượng khác nhau sẽ là
động lực thúc đẩy HS học tốt hơn. Tạo dựng môi trường học tập cho việc học viết,
có 02 vấn đề cần quan tâm:
(1) Môi trường khách quan (môi trường bên ngoài): là không gian lớp
học, trường học và cả ở gia đình. Môi trường khách quan có tác dụng tạo ra siêu
nhận thức, động cơ đối với nội dung sẽ viết. Ngoài ra, môi trường khách quan còn
tác động đến niềm tin bản thân, sự hứng thú và xúc cảm. Những việc làm để tạo
dựng môi trường khách nhằm tác động đến ý nghĩa của việc học viết:
(2) Môi trường chủ quan (môi trường bên trong): liên quan đến nhận
thức, tình cảm, thái độ của HS đối với việc học viết. Niềm tin vào bản thân có thể
thực hiện được bài viết, sự sẵn sàng và háo hức tham gia các HĐ trong học viết;
cảm giác được chia sẻ những hiểu biết; được công nhận kết quả học tập,… là những
yếu tố góp phần làm cho việc học viết có ý nghĩa. Môi trường khách quan có sự tác
động đến môi trường chủ quan. Nếu môi trường khách quan được tạo dựng hiệu quả
sẽ làm cho môi trường bên trong được tích cực và thăng hoa. Tính hiệu quả trong
mối liên quan của hai môi trường phụ thuộc vào khả năng kết hợp chúng của GV.
Để tạo dựng môi trường học tập tác động đến ý nghĩa học viết của HS:
- Không gian lớp học, trường học được trang trí bởi nhiều bài viết thuộc
nhiều phong cách VB khác nhau của HS tạo ra hoặc do GV lựa chọn có chủ ý3. Với
HS chưa học kiểu loại VB thì tác động một cách vô thức về hình thức và nội dung
VB. Với HS được trưng bày bài viết thì đó là sự khẳng định về khả năng bản thân,
có tác dụng đến niềm tin, xúc cảm và sự hứng thú trong học viết. Bên cạnh đó,
không gian lớp học có thể được trưng bày những đoạn văn, bài văn có nội dung liên
quan đến bài chuẩn bị học. Chúng tác động đến siêu ngôn ngữ và động cơ đối với
người học. GV cần có sự khuyến khích HS tìm đến chúng.
- Không khí lớp học luôn vui tươi nhằm giúp HS được thoải mái, tự tin thể
hiện điều bản thân nghĩ, góp phần xây dựng nội dung bài viết; mạnh dạn trình bày
bài viết để được nhận xét, góp ý và sửa chữa.

3
Để có được bài viết với nhiều phong cách văn bản khác nhau, ngoài những bài viết trong môn Tập làm văn,
có thể trưng bày bài viết từ các môn học khác và từ Hoạt động trải nghiệm.
71

- Đa dạng các hình thức tổ chức học tập trong quá trình dạy làm văn viết:
toàn lớp, cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn, trong lớp, sân trường, thư viện,4 …Điều
này tác động đến sự hứng thú và niềm vui thích học tập của HS. HS cảm nhận việc
học viết là một quá trình trải nghiệm với nhiều cách và nhiều đối tượng khác nhau.
- Đa dạng các hình thức phản hồi, công bố bài viết. Tạo cơ hội cho HS được
thể hiện bài viết với nhiều đối tượng khác nhau: bạn bè trong lớp (luôn thay đổi đối
tượng tương tác), những người thân, thầy cô. Đặc biệt, những đối tượng có mối
quan hệ với nội dung bài viết thì càng khuyến khích HS trình bày bài viết và nhận
phản hồi từ họ. Được tương tác, được thể hiện và được công nhận bởi nhiều đối
tượng khác nhau sẽ giúp cho HS có động cơ, niềm vui học tập, nhận thức ý nghĩa
của việc học viết.
- Xây dựng và tổ chức duy trì thư viện lớp học, khuyến khích HS đọc sách và
viết ra những suy nghĩ của bản thân. Tổ chức những buổi trò chuyện để HS có dịp
chia sẻ những điều bản thân đã đọc và viết ra.
- Trao đổi, chia sẻ với phụ huynh về những tình cảm, xúc cảm, suy nghĩ của
HS được thể hiện qua bài viết. Phụ huynh cần được hiểu về con của họ để có sự tác
động về động cơ, niềm tin và thái độ đối với việc học của con; đánh giá việc học tập
và cả những việc khen thưởng, trách phạt.
- Hợp tác với phụ huynh để xây dựng môi trường học tập tại gia đình. Môi
trường gia đình tạo cho HS an tâm và niềm vui thích học tập. Phụ huynh luôn quan
tâm và đón nhận những bài viết của con mình; cùng con thảo luận, chia sẻ về một
vấn đề đề để giúp HS có tư liệu cho bài viết; kì vọng sát thực tế về thành tích học
tập của con.
3.2.1.2. Làm cho nội dung viết nằm trong vùng hiểu biết của học sinh
HS viết tốt khi có sự hiểu biết nhất định về nội dung sẽ viết. Người ta không
thể viết một vấn đề mà không biết gì về vấn đề đó. Nếu phải viết một nội dung mà
sự hiểu biết còn đơn giản, mơ hồ thì HS không thể có tự tin để chia sẻ với các bạn,
trình bày kết quả bài viết với mọi người. Ngoài ra, HS cũng sẽ có một quá trình
thực hiện bài viết trong sự lo lắng, không an tâm. Tâm lí này ảnh hưởng đến quá
trình học viết, không chỉ ngay lúc viết bài mà còn về sau. Bên cạnh đó, HS TH, lứa
tuổi 6 đến 11, sẽ thấy hứng thú với việc viết văn hơn nếu vấn đề cần viết nằm trong
hiểu biết, trong mối quan tâm của họ. Vấn đề nằm trong hiểu biết để tạo điều kiện
cho HS được thể hiện hiểu biết của mình. Vấn đề nằm trong mối quan tâm để HS

4
Có thể kết hợp với Hoạt động trải nghiệm.
72

chủ động tìm hiểu, tìm cách giải quyết chính mối quan tâm của bản thân và sau đó,
thể hiện sự hiểu biết. Sự an tâm, niềm hứng khởi và sự tự tin tác động đến quá trình
học viết và góp phần làm cho việc học viết có ý nghĩa đối với HS. Thực hiện giải
pháp này, GV cần tìm hiểu và hiểu rõ nội dung cần viết trong mối liên quan đến sở
thích, hiểu biết của HS trong học tập và cuộc sống. Nội dung cần viết thường được
thể hiện trong đề bài, vì vậy giải pháp cụ thể:
(i) Với đề bài nằm trong vùng hiểu biết của người học
Đề bài nằm trong vùng hiểu biết của người học là đề bài yêu cầu HS viết về
những vấn đề mà GV biết chắc chắn rằng, HS có sự hiểu biết về nó. Do đó, trước
khi dạy một đề bài làm văn, GV phải tìm hiểu “mối liên quan” giữa học sinh và vấn
đề cần viết. Cụ thể, GV cần tìm hiểu như thế nào?
- Liên kết vấn đề cần viết với các phân môn còn lại của Tiếng Việt và môn
học khác. Sự liên kết không chỉ nội dung mà bao gồm cả kĩ năng, thái độ, của năm
học hiện tại và những năm học trước.
- Quan tâm và sâu sát với những vấn đề mà đa số HS yêu thích, quan tâm và
hứng thú trong thực tế cuộc sống. Ví dụ những bộ phim mà HS đang hứng thú, một
vấn đề thời sự mà các em đang bàn tán, một bộ truyện mà các em đang chia sẻ,…
Việc quan tâm những vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục vì giúp GV biết
được những kinh nghiệm thực tiễn của HS, sự hứng thú, cảm xúc của HS để giúp
HS liên hệ và khai thác chúng khi thực hiện bài viết.
Ví dụ: trước khi HS học về văn tả người (lớp 5), GV rà soát lại hiểu biết của
HS về vấn đề sẽ viết trong các phân môn, môn học khác. Môn Tiếng Việt, HS đã
được học về cấu tạo bài văn miêu tả, cách mở bài, kết bài, cách triển khai nội dung
đã được học từ lớp 4, học kì một lớp 5 trong Tập làm văn; học về các từ ngữ, tạo
câu, liên kết câu, liên kết đoạn từ Luyện từ và Câu, Tập đọc. Môn Tự nhiên và Xã
hội, HS được học cách quan sát và gọi tên các bộ phận cơ thể. Môn Đạo đức, bồi
dưỡng thái độ, tình cảm cho học sinh qua nội dung các bài học về “Hiếu thảo ông
bà, cha mẹ”, “Kính trọng, biết ơn người lao động,…”.
(ii) Với đề bài nằm ngoài vùng hiểu biết của người học
Đề bài nằm ngoài vùng hiểu biết của người học là đề bài yêu cầu HS viết về
những vấn đề mà các em không có sự hiểu biết hoặc hiểu biết không rõ ràng về nó.
Trong trường hợp này, GV cần làm cho vấn đề cần viết trở thành mối quan tâm của
người học thông qua hoạt động dạy học và các HĐ trải nghiệm.
- Nếu vấn đề cần viết có mối liên hệ với các phân môn còn lại, môn học khác
73

và cùng khoảng thời gian thì GV làm cho vấn đề cần viết nổi bật và trở nên thú vị
với người học. Bằng nghiệp vụ của mình, GV khéo léo đưa ra gợi ý để HS quan tâm
và có hứng thú tìm hiểu về vấn đề.
Ví dụ: đề bài tập làm văn Viết về một loài chim mà em thích (sách giáo khoa
Tiếng Việt 2, tập 2). Trước đó, khi dạy các phân môn, đặc biệt là Tập đọc, GV làm
cho HS thấy được những nét đáng yêu, những ích lợi cũng như tình cảm của loài
chim thông qua các bài như Chim sơn ca và bông cúc trắng, Vè chim. Sau đó, GV gợi
cho HS nói một cách tự nhiên những câu chuyện về các loài chim mà em biết trong
cuộc sống. Một cách gián tiếp, GV đã tạo kinh nghiệm cho HS về vấn đề sẽ viết.
Đồng thời, GV cũng tạo được sự quan tâm, thích thú và gợi ý muốn tìm hiểu về loài
chim ở những HS không hiểu biết, không quan tâm hay không thích về loài chim.
- Nếu vấn đề cần viết có mối liên hệ với các phân môn còn lại và các môn
học khác nhưng GV biết rằng HS có sự hiểu biết rất ít, các kĩ năng quan sát, liên
tưởng chưa tốt thì GV tổ chức HĐ trong các giờ HĐ trải nghiệm – ví dụ như tiết
Sinh hoạt lớp – nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về vấn đề cần viết,
có hứng thú và có mong muốn tìm hiểu về nó.
Ví dụ: trước khi học về văn miêu tả đồ vật. GV tổ chức một trò chơi trong
tiết sinh hoạt lớp nhằm rèn kĩ năng quan sát, diễn đạt và phán đoán. Sơ lược cách tổ
chức như sau: GV chọn một món đồ vật bất kì, với điều kiện: HS nào trong lớp
cũng có đồ vật đó như hộp viết, balô,… (cụ thể trong hoạt động này GV chọn balô).
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có khoảng từ 4 đến 6 HS. GV hướng dẫn: mỗi
nhóm chọn balô của một bạn bất kì trong nhóm; viết đặc điểm của balô vào tờ giấy.
Phần trình bày: học sinh đem tất cả balô lên trưng bày, HS đại diện nói từng đặc
điểm của balo mà nhóm đã chọn (GV hướng dẫn HS nên nói đặc điểm chung của
các balô trước, đặc điểm riêng biệt sau và hướng dẫn cách diễn đạt); các bạn nghe,
quan sát và dự doán, bạn nào đoán đúng sẽ có phần thưởng. Qua tham gia HĐ, HS
rèn được kĩ năng quan sát, “huy động” tính từ mà mình biết để nêu đặc điểm. Khi
học làm văn miêu tả đồ vật, cùng với sự tiếp nhận về kiểu loại làm văn HS có thể tự
mình quan sát và nêu được đặc điểm sự vật một cách chủ động (chưa cần GV đặt
câu hỏi và trả lời như cách dạy hiện nay.)
3.2.1.3. Thiết kế đề tập làm văn phát huy tính sáng tạo của học sinh
Hiện nay, các đề tập làm văn thường chứa đựng hai yêu cầu chính: kiểu loại và nội
dung, thiếu các yếu tố như mục đích viết, đối tượng viết. Chính vì vậy, bài văn của HS
“thường giống giống nhau, tẻ nhạt, thiếu nét sinh động cần thiết” [1, tr 219]. Để khắc
74

phục tình trạng này, GV thường có các cách làm sau: Thứ nhất, Chuyển đổi ngôi kể
thay vì để HS kể câu chuyện trong vai người dẫn truyện. GV thường yêu cầu hoặc để
HS tự chọn một nhân vật trong câu chuyện và kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật
ấy, ví dụ: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-
ca [Tiếng Việt 4, tập một, tr.124]. Bằng cách này, GV tạo cơ hội cho HS được cảm
nhận sự vật, sự việc theo một chiều hướng khác so với bản gốc nhưng không làm thay
đổi cốt truyện và ý nghĩa. Thứ hai, GV có thể sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học để tạo hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động viết VB ở HS. Trong quá
trình hướng dẫn viết, GV cũng có thể khơi gợi ở HS mong muốn viết là để làm gì và
mong muốn ai sẽ là người đọc bài viết5. Thứ ba, cá thể hóa đề bài tập làm văn, từ một
đề văn chung chung thành một đề văn phát huy được “nét riêng, độc đáo của mỗi cá
nhân”. Hoặc đề văn nên bổ sung mục đích và đối tượng viết để có đầy đủ các nhân tố
giao tiếp [Nguyễn Trí (1998); Nguyễn Quang Ninh (1999); Lê A (2005); Lê Phương
Nga (2014)]. Trong khuôn khổ của luận án và trong mục tiêu tạo động lực viết cho HS
bằng cách tác động vào đề tập làm văn, luận án đề xuất việc thiết kế đề tập làm văn
phát huy tính sáng tạo của HS. Đề phát huy sự sáng tạo của HS hướng đến việc HS
được thể hiện bản thân như quan điểm, suy nghĩ, tình cảm; có nội dung gần gũi với
cuộc sống và phù hợp với tâm lí lứa tuổi. HS có thể tưởng tượng cách giải quyết một
vấn đề, giải thích một vấn đề/ một sự việc của bản thân, hóa thân vào một nhân vật để
kể lại câu chuyện, hóa thân một sự vật/ con vật để kể, tả về chính bản thân…Luận án
đề xuất hai hướng thiết kế đề phát huy sự sáng tạo của HS: thiết kế đề mới dựa trên
những đề hiện có và thiết kế đề văn theo hướng mở
(i) Thiết kế đề mới dựa trên đề hiện có
Đề hiện có được hiểu là những đề tập làm văn có trong sách giáo khoa môn Tiếng
Việt của CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 và thường chứa đựng 02 yếu tố
chính là kiểu loại (viết như thế nào) và nội dung cần viết (viết cái gì). Để tạo động lực
viết cho HS, GV có thể cá thể hóa đề bài bằng cách thêm vào mục đích viết và đối
tượng đọc. HS sẽ có động lực viết tốt hơn nếu các em biết bản thân viết là để làm gì,
cho ai, có tác dụng gì,… Điều này cũng đồng nghĩa đề tập làm văn nên được phát biểu
dưới dạng một tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp có tác dụng kích thích HS
tìm tòi hướng giải quyết bằng cách sử dụng những hiểu biết từ cuộc sống, kĩ năng tư
duy, kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ. Như vậy, đề tập làm văn cá thể hóa cần đảm bảo
các yếu tố sau: (1) đầy đủ các nhân tố giao tiếp: nội dung, mục đích, đối tượng đọc,

5
Luận án thể hiện nội dung này trong các Kế hoạch bài dạy ở Chương 4.
75

hình thức thể hiện (kiểu loại VB) và ngữ cảnh; (2) tình huống giao tiếp gần gũi với đời
sống HS. Ngoài ra, cá thể hóa đề bài cũng có thể là việc mở rộng đối tượng được nói
đến nhưng không thay đổi nội dung nhằm làm cho HS được lựa chọn “đối tượng được
nói đến” phù hợp với sở thích, sự hiểu biết của bản thân. Lớp 1 và lớp 2 chưa nên cá
thể hóa đề tập làm văn vì yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng viết còn đơn giản. Cá thể hóa
đề bài tập làm văn có thể thực hiện từ lớp 3 và tùy bài thực hiện cá thể hóa đề bài.
Những đề có thể cá thể hóa nên là những đề có nội dung gần gũi, HS đã được trải
nghiệm và hiểu biết. Vì HS TH đang trong giai đoạn hình thành NL viết nên không
nhất thiết phải đầy đủ các nhân tố giao tiếp khi cá thể hóa đề bài. Đặc biệt, với những
đề bài có nội dung ít gần gũi, ít diễn ra trong cuộc sống HS thì GV có thể bổ sung một
hoặc hai nhân tố giao tiếp (bổ sung mục đích viết hoặc đối tượng đọc).
Ví dụ minh họa cá thể hóa đề tập làm văn
Đề gốc Đề cá thể hóa
1. Kể về một người hàng xóm Em kể với bạn về một người hàng xóm mà em quý
mà em quý mến. mến với một người bạn.
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 3, tập
một, tuần 8, tr.68)
2. Viết một bức thư cho bạn ở Em xem truyền hình (hoặc đọc báo, đọc tin tức trên
một tỉnh miền Nam (hoặc miền mạng internet) và biết một người bạn có cùng sở
Trung, miền Bắc) để làm quen thích giống em, ví dụ: cùng thích học làm robot,
và hẹn bạn cùng thi đua học tốt. thích làm thí nghiệm, thích chơi bóng rổ,...Em hãy
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 3, tập viết thư cho bạn để làm quen và mời bạn cùng em
một, tuần 13, tr.110) trao đổi, tìm hiểu về sở thích của cả hai.
3. Dựa vào những điều vừa kể, Em đã được xem một buổi biểu diễn nghệ thuật rất
hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến thú vị. Em hãy kể với một người em mến về buổi
7 câu) về một buổi biểu diễn biểu diễn ấy và bày tỏ mong muốn được đi xem
nghệ thuật mà em được xem. cùng người ấy khi có dịp.
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 3, tập
hai, tuần 23, tr.48)
4. Kể lại một việc tốt em đã làm Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ
để góp phần bảo vệ môi trường. môi trường.
Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10
câu) kể lại việc làm trên. Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 3, trên và kêu gọi mọi người luôn giữ gìn môi trường
76

tập hai, tuần 32, tr.120) trong sạch.


5. Trong giấc mơ, em được một Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều
bà tiên cho ba điều ước và em đã ước và em đã thực hiện ba điều ước đó. Hãy kể lại
thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy câu chuyện theo trình tự thời gian với một người
kể lại câu chuyện ấy theo trình bạn và chia sẻ với bạn về suy nghĩ, cảm xúc của
tự thời gian. em về kết quả thực hiện ba điều ước.
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 4, tập
một, tuần 7, tr. 75)
6. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở Đặt tình huống, em chưa có bàn học. Em hãy nghĩ
nhà của em. đến một cái bàn học mà em thích và tả lại nó cho
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 4, tập bố hoặc mẹ. Đồng thời bày tỏ mong muốn có cái
hai, tuần 20, tr.18) bàn học ấy.
Gợi ý: bàn học em thích có thể do em tự nghĩ ra
hoặc em đã thấy ở đâu đó (trên mạng internet,
trong tạp chí, ở nhà bạn,...).
7. Tả một cây có bóng mát Gia đình em dự định trồng cây trong sân trước nhà.
(hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà Em hãy thuyết phục mọi người trồng cây mà em
em thích. thích bằng cách tả về nó.
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 4, tập
hai, tuần 26, tr.83)
8. Tả ngôi nhà của em (hoặc Trong một dịp em về quê chơi, các bạn ở vùng quê
căn hộ, phòng ở của gia đình muốn biết về ngôi nhà ở thành phố được sắp đặt
em). như thế nào. Em hãy tả về ngôi nhà của em (hoặc
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 5, tập căn hộ, phòng ở của gia đình em) cho các bạn.
một, tuần 4, tr.44)
9. Hãy tả ngôi trường thân yêu Em được đại diện lớp tham gia buổi giao lưu với
đã gắn bó với em trong nhiều các bạn ở trường khác trong một hội trại của tỉnh/
năm qua. thành phố. Trong hội trại, các em được yêu cầu nói
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 5, tập về ngôi trường em đang học. Em hãy tả ngôi
một, tuần 11, tr.100) trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm
qua và mời các bạn đến thăm khi có dịp.
10. Tả một ca sĩ đang biểu diễn Tả một người nghệ sĩ em yêu thích khi họ đang
(Nxb Giáo dục, Tiếng Việt 5, tập biểu diễn.
hai, tuần 20, tr.21)
Gợi ý: ca sĩ đang hát, nghệ sĩ múa, nghệ sĩ xiếc,…
77

(ii) Thiết kế đề văn theo hướng mở


Thoát ly những đề bài với yêu cầu về kiểu loại và nội dung viết quen thuộc (vì
luôn gắn với chủ điểm học tập), GV có thể thúc đẩy động lực học viết VB của HS
thông qua những đề bài có chủ đề, nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống HS. Đề bài
cũng không yêu cầu về kiểu loại để HS được sáng tạo theo ý cá nhân. Tuy nhiên,
không phải vì vậy mà GV không chú ý hướng dẫn HS về tính mạch lạc, liên kết nội
dung của VB. Tùy theo mỗi lớp học, GV có thể thêm/ bớt các yêu cầu trong đề, có
những hướng dẫn hoặc thiết kế thành phiếu bài tập phù hợp. Những đề bài này tác
động vào tâm lí HS, làm cho HS mong muốn được viết để bày tỏ, thể hiện mình. Các
đề bài có những yêu cầu sau: (1) nội dung gần gũi với đời sống HS; (2) không quy định
cứng nhắc về kiểu loại; (3) có tính cá thể hóa cao (HS viết về chính cuộc sống của bản
thân; về những suy nghĩ, ước mơ của bản thân); (4) đảm bảo sự sáng tạo của HS. GV
có thể tổ chức viết những đề bài này vào buổi học thứ hai, trong các HĐ trải nghiệm
của môn học, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc (nếu được) thì các tác giả sách giáo khoa thiết
kế những tiết học “viết tự do” để tạo điều kiện cho HS được viết. Một số đề bài:
Chủ đề Đề bài

1. Viết lại 03 điều em ấn tượng trong ngày đầu tiên đến trường.
2. Môn học em yêu thích là gì? Viết 03 lí do cho biết vì sao em thích
môn học đó.
3. Trong trường, em thích nhất nơi nào? Vì sao?
4. Theo em, nhà trường nên thêm môn học nào nữa? Viết 02 lí do vì
sao nên có môn học đó.
Trường học/
5. Kỷ niệm với một Thầy/Cô mà em nhớ nhất. Viết những điều khiến
Thầy Cô/
em nhớ trong kỉ niệm đó.
Bạn bè 6. Viết 03 điều em ấn tượng nhất về một người Thầy/ Cô.
7. Viết 03 điều để là một người bạn tốt. Giải thích vì sao em chọn 03
điều này.
8. Mô tả người bạn thân của em. (Hình dáng, hoạt động, tính tình)
9. Vật dụng quan trọng nhất trong lớp em là gì? Viết lí do và giải thích
vì sao vật dụng đó quan trọng nhất.
10. Em là học sinh lớn ở trong trường. Viết 03 điều làm em cảm thấy
em lớn hơn các em lớp 1, lớp 2, lớp 3 (lớp 4). Giải thích vì sao em chọn
03 điều này.
78

11. Viết 03 từ thể hiện mong muốn của em khi bắt đầu năm học mới
(lớp 1, 2). Vì sao em chọn 03 từ này (lớp 3,4,5).
12. Em có phải là một người bạn tốt không? Viết 01 hoặc 02 từ thể hiện
em là người bạn tốt/ chưa tốt (lớp 1,2). Giải thích lí do vì sao em chọn
các từ đó (lớp 3,4,5).
13. Viết 05 điều theo em là quan trọng phải làm mỗi ngày (lớp 1, 2).
Bản thân/
Giải thích vì sao em chọn 5 điều này (lớp 3, 4, 5).
Những điều
14. Viết danh sách từ 03 đến 05 điều em sẽ làm vào ngày nghỉ (lớp 1,
yêu thích
2). Vì sao em chọn những việc đó (lớp 3,4,5).
15. Món ăn yêu thích của em là gì? Mô tả món ăn đó.
16. Chương trình truyền hình yêu thích của em là gì? Hãy viết về
chương trình đó.
Viết các từ mô tả chương trình đó (lớp 1,).
Mô tả chương trình đó (lớp 2,3,4,5).
17. Bài hát em thích là gì? Hãy viết về bài hát đó. (Em có thể viết về
nội dung của bài hát hoặc giải thích vì sao em thích.)
18. Tên cuốn sách yêu thích của em? Hãy viết về cuốn sách đó. (Em có
thể viết về tóm tắt nội dung cuốn sách hoặc giải thích vì sao em thích.)
19. Em đã đến thăm viện bảo tàng/ nhà triển lãm. Viết 03 điều em ấn
tượng. (Dành cho những HS chắc chắn đã đi viện bảo tàng/ nhà triển
lãm).
20. Món quà đặc biệt em từng nhận. Giải thích vì sao nó lại đặc biệt với
em.
21. Hoạt động yêu thích của gia đình? Mô tả ngắn gọn hoạt động đó.
(Ví dụ: cùng đi siêu thị ngày cuối tuần; cùng đi du lịch mùa hè; cùng đi
nhau nấu ăn,…)
22. Mô tả một ngày của mẹ em.
23. Mô tả một ngày của bố em.
24. Trong gia đình, em có trách nhiệm làm việc gì không? Nếu có, hãy
mô tả công việc đó.
25. Trong gia đình, em có trách nhiệm làm việc gì? Hiệu quả của công
Gia đình việc đó đối với gia đình.
26. Viết về một điều em đã làm với bố (hoặc mẹ).
27. Viết về một kỷ niệm của gia đình mà em ấn tượng nhất.
79

28. Bố mẹ có việc ra ngoài, em có thể ở nhà một mình không? Viết 02


lí do giải thích vì sao em có thể (hoặc không thể) ở nhà một mình.
29. Em quên ngày sinh nhật của bố/ mẹ, em sẽ làm thế nào?
Gợi ý: Em có thể viết một bức thư giải thích lí do và cách sửa việc quên
này.
30. Nêu 03 từ thể hiện tình cảm anh/ chị/ em trong gia đình. Những
việc làm cụ thể để thể hiện 03 từ này.
31. Nếu trẻ con không đi học, điều gì sẽ xảy ra?
Viết những điều em nghĩ.
32. Viết về hình ảnh của em trong tương lai.
33. Điều gì xảy ra nếu lớp học (hoặc trường học) không có quy định/
quy tắc?
34. Tưởng tượng rằng em được bay lên vũ trụ hoặc sống trong lòng đại
Tưởng tượng
dương. Em sẽ thấy những gì?
35. Nếu được chọn có một siêu năng lực, em sẽ chọn siêu năng lực gì?
Vì sao?
36. Nếu được là một nhân vật trong truyện, em sẽ là nhân vật nào?
Trong truyện nào? Em sẽ thay đổi điều gì?
37. Nếu em có phép thuật, em sẽ dùng phép thuật thay đổi điều gì? Vì
sao?
38. Giả sử em gặp một bạn ngoài hành tinh, em sẽ nói với bạn điều gì
về trái đất?
39. Em là một nhà khoa học, hãy sáng tạo một vật dụng giúp con người
học tốt hơn?
40. Em có cơ hội quay về một thời kì/ triều đại lịch sử? Viết câu chuyện
khi em quay về thời kì / triều đại lịch sử đó (lớp 4,5).

Tùy thuộc lớp học, GV có thể tăng giảm độ khó và xem xét mức độ phù hợp. Ví
dụ với đề bài: Chương trình truyền hình yêu thích của em là gì? Hãy viết về chương
trình đó. Với HS lớp 1, GV có thể hướng dẫn HS chỉ viết các từ mô tả chương trình;
HS lớp 2,3,4,5, có thể mô tả chương trình/ nội dung chương trình;/ý nghĩa chương
trình,…
3.2.1.4. Tổ chức trò chơi giúp HS có niềm vui thích học viết văn bản
Tổ chức trò chơi là một trong những cách thức tạo niềm vui thích học tập, thúc
80

đẩy động lực học viết VB đối với HS. Ngoài việc tạo một môi trường học tập vui vẻ,
khi tham gia trò chơi, HS được tăng cường về sự tương tác với bạn bè, phát triển kĩ
năng giao tiếp, được rèn luyện đức tính tuân thủ quy luật, tính đoàn kết trong nhóm và
tính tôn trọng ý kiến người khác. Trong dạy học viết VB, trò chơi còn có tác dụng đặt
HS vào một bối cảnh để sản sinh VB, đồng thời rèn luyện các HĐ nhận thức như trí
nhớ, tưởng tượng, phán đoán. Chơi mà học, thế nhưng HS không nhận ra mình đang
học nên có thể rũ bỏ được sự nhút nhát, thiếu tự tin thường hiện diện trong các giờ học
chính thức. HS tạm quên những lỗi bản thân thường mắc phải khi viết VB nên ít bị chi
phối bởi chúng khi tạo lập VB lúc tham gia trò chơi. Với mục đích thúc đẩy động lực
và có niềm vui thích học viết VB, các trò chơi có thể được tổ chức trong các giờ ngoại
khóa. Về phía GV, để tổ chức trò chơi giúp HS có niềm vui thích học viết VB, lưu ý:
- Xác định mục tiêu trò chơi rõ ràng.
- Xác định quy tắc, quy luật trò chơi rõ ràng và dễ hiểu đối với HS.
- Xây dựng những chỉ dẫn rõ ràng và cụ thể, làm mẫu khi cần thiết.
- Đảm bảo HS tính vừa sức, HS sản sinh được VB phù hợp khả năng.
Gợi ý một vài trò chơi:
(1) Tên trò chơi: Xem tranh, viết nhanh
- Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đọc tranh và viết nhanh minh họa cho tranh. HS rèn
kĩ năng dùng từ, chọn từ, diễn đạt câu. HS nhận biết mỗi người đều có cách hiểu,
cách nhìn khác nhau về một bức tranh. Từ đó, HS học được cách biết tôn trọng ý
kiến người khác.
- Chuẩn bị: mỗi HS một tờ giấy A4.
- Cách chơi:
• 05 HS ngồi thành vòng tròn.
• Mỗi em vẽ một hình đơn giản (một biểu tượng, một con vật đang làm gì
đó) vẽ vào ô trung tâm của tờ giấy, vẽ xong đưa HS kế bên (HS số 2).
• HS số 2 viết một câu về nội dung tranh, gấp giấy chỗ câu mình đã viết và
chuyển sang HS tiếp theo , lần lượt cho đến hết vòng.
• Sau khi tờ giấy quay về HS số 1, HS số 1 trưng bày hình và đọc câu của
các bạn, “bật mí” nội dung hình vẽ của mình.
Trò chơi thích hợp với HS từ lớp 1 (giai đoạn sau khi học âm/vần) đến lớp 5.
Tùy mỗi khối lớp, GV có những hướng dẫn cụ thể phù hợp với khả năng HS và quy
định thời gian phù hợp cho mỗi lượt viết. GV có thể yêu cầu HS vẽ hình trước để tiết
kiệm thời gian.
81

- Ví dụ minh họa
- HS 1: Trái đất của em.
- HS 2: Chúng em yêu trái đất.
- HS 3: Cùng nhau bảo vệ muông thú.
- HS 4: Hai bạn cùng nhau bảo vệ trái
đất.
- HS 5: Học sinh rất yêu thiên nhiên.

- HS 1: Các con vật trong sở thú.


- HS 2: Tắc kè xanh đẹp nhất.
- HS 3: Các con vật đang nói chuyện
với nhau.
- HS 4: Tắc kè đang kể chuyện.
- HS 5: Các con vật đang quan sát cây.

(2) Tên trò chơi: Đọc tranh viết truyện


- Mô tả về trò chơi: GV chuẩn bị hệ thống các tranh vẽ để HS tạo ra một câu
chuyện. Có hai cách để thực hiện: (i) Tranh là hình vẽ hành động của các nhân vật,
kèm theo các “bóng nói” hoặc “bóng nghĩ”. HS sẽ đọc tranh và viết lời cho các
“bóng nói” hoặc “bóng nghĩ đó. (ii) Tranh là hình vẽ và HS viết minh họa cho tranh.
- Mục tiêu: HS rèn tư duy logic thông qua việc đọc và liên kết hệ thống các
tranh, viết sáng tạo một câu chuyện dựa vào hệ thống các tranh đó. HS rèn cách đặt và
diễn đạt câu, liên kết câu để tạo thành một câu chuyện. HS nhận biết, mỗi người khi
đọc tranh sẽ có những suy nghĩ, tưởng tượng giống/ khác nhau về nội dung. Từ đó, HS
học cách tôn trọng sự khác biệt.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị trên giấy A4 một hệ thống các tranh để tạo ra câu chuyện.
- Cách chơi:
• Mỗi HS nhận được một tờ giấy có hệ thống các tranh vẽ.
• GV giải thích cách thực hiện cho HS.
• HS thực hiện và có thể trao đổi với GV,với các bạn để hiểu rõ và làm phong
phú ý tưởng của bản thân.
• Sau khi viết, HS trao đổi với các bạn câu chuyện đã sáng tác. GV có thể tổ
chức HS tự chọn bạn trao đổi và khuyến khích trao đổi càng nhiều bạn càng tốt.
82

Hoặc GV tổ chức HS trao đổi theo nhóm.


• GV tổ chức trưng bày và có thể bình chọn “Câu chuyện hay nhất”, “Câu
chuyện vui nhất”.
Trò chơi thích hợp HS lớp 1 (giai đoạn sau khi học âm/vần) đến lớp 5. Tùy
mỗi lớp, GV có những hướng dẫn cụ thể và quy định thời gian. GV lưu ý HS viết
ngắn gọn, thể hiện được lời nói, suy nghĩ của nhân vật. Viết minh họa cho tranh cần
viết thành câu và các câu liên kết để tạo thành câu chuyện.

Thứ tự tranh HS 1 HS 2 HS3


Tranh 1 Ôi! Trời ơi! Sao mẹ Ui! Lại bị muộn A! Trễ học nữa rồi,
không gọi con dậy? giờ học rồi. huhu!
Chào mẹ, con đi Bố ơi! Mau chở Nhanh lên! Ba ơi !
Tranh 2 học. Bố ơi! Chạy con tới trường. nhanh lên!
nhanh lên, trễ mất
rồi.
Cuối cùng cũng đến Ồ! Không bị May quá! Tới
Tranh 3 lớp. Hú hồn! Tưởng muộn! Tuyệt vời! trường kịp lúc,
bị muộn. không bị trễ.
Ôi! Không! Để quên Í! Mình quên mang Sao chưa có bạn
Tranh 4 cặp rồi. giày rồi. nào? Mình lại nhìn
đồng hồ nhầm rồi.

(3) Tên trò chơi: Người viết truyện tài ba


- Mô tả về trò chơi: GV tạo ra một câu chuyện nhưng lược bỏ tên nhân vật và
83

hành động của nhân vật, thường là để lại trạng ngữ và quan hệ từ. HS dựa vào câu
chuyện rỗng để sáng tạo nhân vật, hành động, lời nói của nhân vật để tạo thành một
câu chuyện.
- Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đọc và tưởng tượng, phán đoán để viết sáng tạo một
câu chuyện. HS rèn kĩ năng dùng từ, cụm từ, liên kết câu. HS nhận thấy được sự thú vị
của sáng tác khi đọc truyện của các bạn.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị một câu chuyện rỗng và được in trên giấy để phát cho HS.
- Cách chơi: GV có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân đều được.
• Mỗi nhóm (hoặc mỗi HS) nhận được một tờ giấy là câu chuyện rỗng.
• GV giải thích cách thực hiện và có thể làm mẫu nếu HS khó hiểu, chưa quen.
• HS thực hiện và có thể trao đổi với GV. Nếu tổ chức cá nhân, HS có thể
trao đổi với các bạn cùng bàn để hiểu rõ và làm phong phú ý tưởng của bản thân.
• Sau khi viết, các nhóm HS trao đổi, chia sẻ với nhau. Nếu tổ chức các nhân,
HS trao đổi với các bạn câu chuyện đã sáng tác. GV có thể tổ chức HS tự chọn bạn
trao đổi và khuyến khích trao đổi càng nhiều bạn càng tốt. Hoặc GV tổ chức HS
trao đổi theo nhóm.
• GV tổ chức trưng bày và có thể bình chọn “Câu chuyện hay nhất”, “Câu
chuyện vui nhất”.
Trò chơi phù hợp với HS lớp 2 đến lớp 5. Tùy mỗi lớp, GV có những hướng
dẫn cụ thể và quy định thời gian. GV lưu ý HS đọc qua văn bản, có thể phác thảo nhân
vật và hành động trước khi viết. HS viết ngắn gọn, thể hiện được lời nói, suy nghĩ của
nhân vật. Lưu ý tính liên kết giữa các hành động của nhân vật trong câu chuyện.
- Ví dụ minh họa

Em điền vào chỗ trống để tạo thành câu chuyện.


Một buổi sáng, (nhân vật 1)________________________nhận ra (một điều gì
đó) ________________________________. Do đó, (nhận vật 1) __________
đi đến gặp (nhân vật 2) _______________ để (làm gì)
________________________.
Hai bạn đã cùng nhau (nói điều gì/ làm điều gì) _________________________.
Sau đó, _________________________________________________________.
Cuối cùng/ Kết quả là/ Và thế là: ____________________________________.

Em điền vào chỗ trống để tạo thành câu chuyện.

Một buổi sáng, Heo nhỏ nhận ra gần đến lễ Phục sinh. Do đó, Heo nhỏ đi đến
gặp Gấu con để rủ Gấu con cùng đi mua trứng và màu vẽ. Hai bạn đã cùng nhau
đi chợ. Sau đó, Heo nhỏ và Gấu con đã cùng nhau luộc trứng và vẽ nhiều màu
sắc lên chúng. Và thế là Heo nhỏ và Gấu con đã có ngày lễ Phục sinh đáng nhớ.
84

Em điền vào chỗ trống để tạo thành câu chuyện.

Một buổi sáng, An nhận ra chưa làm thí nghiệm khoa học mà thầy đã giao. Do
đó, An đi đến gặp Bình để cùng nhau thảo luận và làm thí nghiệm. Hai bạn đã cùng
nhau thảo luận suốt một giờ đồng hồ nhưng vẫn chưa được. Sau đó, cả hai bạn nhờ
đến sự giúp đỡ của Bố bạn Bình. Bố bạn Bình đã hướng dẫn rất chi tiết và dễ hiểu.
Kết quả là hai bạn đã làm thành công thí nghiệm.

(4) Tên trò chơi: Em làm nhà văn nhí


- Mô tả về trò chơi: Tương tự như trò chơi Người viết truyện tài ba nhưng ở
mức độ cao hơn và phù hợp HS lớp 4, 5. GV thiết lập hệ thống yêu cầu, HS viết
theo các yêu cầu và tạo nên câu chuyện. Mỗi yêu cầu được xem như một hướng dẫn
để HS viết câu, viết tình huống và các câu có sự kết nối với nhau để tạo nên câu
chuyện.
- Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đọc và tưởng tượng để viết sáng tạo một câu chuyện.
Đồng thời, HS cũng rèn kĩ năng diễn đạt câu, liên kết câu để tạo thành một chuyện. HS
rèn tư duy logic và nhận thấy được sự thú vị của sáng tác khi đọc truyện của các bạn.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống các yêu cầu để HS theo đó viết và tạo nên câu
chuyện. GV có thể chuẩn bị trên giấy và phát cho HS hoặc trình chiếu trên bảng.
- Cách chơi: GV có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân đều được.
• Mỗi nhóm (hoặc mỗi HS) nhận được một tờ giấy là hệ thống các yêu cầu.
• GV giải thích cách thực hiện và làm mẫu nếu HS khó hiểu, chưa quen.
• HS thực hiện và có thể trao đổi với GV. Nếu tổ chức cá nhân, HS có thể
trao đổi với các bạn cùng bàn để hiểu rõ và làm phong phú ý tưởng của bản thân.
• Sau khi viết, các nhóm HS trao đổi, chia sẻ với nhau. Nếu tổ chức các nhân,
HS trao đổi với các bạn câu chuyện đã sáng tác. GV có thể tổ chức HS tự chọn bạn
trao đổi và khuyến khích trao đổi càng nhiều bạn càng tốt. Hoặc GV tổ chức HS
trao đổi theo nhóm.
• GV tổ chức trưng bày và có thể bình chọn “Câu chuyện hay nhất”, “Câu
chuyện vui nhất”.
GV lưu ý HS đọc qua các yêu cầu để nắm khái quát các yêu cầu và hình
dung đến nhân vật, nội dung câu chuyện. HS có thể phác thảo nhân vật và hành
động trước khi viết. HS viết ngắn gọn, thể hiện được lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
85

Lưu ý tính liên kết giữa các hành động của nhân vật trong câu chuyện.
- Ví dụ minh họa
Viết theo các yêu cầu sau để tạo thành một câu chuyện
Viết câu: một nhân vật đi đến một địa điểm.
_______________________________________________________________
Viết câu: giải thích vì sao nhân vật đi đến địa điểm đó (Hoặc viết một câu: giải thích
nhân vật đi đến địa điểm đó để làm gì? )
________________________________________________________________
Viết câu: Sau đó, chuyện gì xảy ra.
______________________________________________________________
Viết câu thể hiện kết thúc của câu chuyện/ sự việc.
_______________________________________________________________

Viết theo các yêu cầu sau để tạo thành một câu chuyện
Viết câu một nhân vật đi đến một địa điểm: Vào một ngày nọ, Chim Sẻ đi đến nhà
Chào Mào.
Viết câu giải thích vì sao nhân vật đi đến địa điểm đó (Hoặc viết câu: giải thích nhân
vật đi đến địa điểm đó để làm gì?): Chim Sẻ đi đến nhà Chào Mào để đòi nợ.
Viết câu “Sau đó, chuyện gì xảy ra”: Chào Mào không chịu trả tiền. Hai bên cãi nhau
rất to.
Viết câu thể hiện kết thúc của câu chuyện/ sự việc: Hàng xóm thấy vậy đã mang hai
bên lên gặp công an Cú Mèo để giải quyết.

Viết theo các yêu cầu sau để tạo thành một câu chuyện
Viết câu một nhân vật đi đến một địa điểm: Vào một buổi sáng, Thỏ Trắng muốn ra bìa
rừng chơi, mặc cho các bạn ngăn cản.
Viết câu giải thích vì sao nhân vật đi đến địa điểm đó (Hoặc viết câu: giải thích nhân
vật đi đến địa điểm đó để làm gì?): Thỏ Trắng thấy ở bìa rừng có hoa đẹp, cỏ đẹp.
Viết câu Sau đó, chuyện gì xảy ra: Mải vui chơi, Thỏ Trắng không cẩn thận nên rơi vào
bẫy của bác thợ săn. Thỏ cố tìm cách thoát ra nhưng vô vọng.
Viết câu thể hiện kết thúc của câu chuyện/ sự việc: Các bạn nghi ngờ Thỏ Trắng có thể
nguy hiểm nên chia nhau đi tìm. Các bạn tìm gặp thấy Thỏ, giúp Thỏ thoát khỏi bẫy.
Thỏ rất hối hận vì không nghe theo lời các bạn.
86

(5) Tên trò chơi: Tạo một câu chuyện nhỏ


- Mô tả về trò chơi: HS sáng tạo một câu chuyện dựa trên việc trả lời những
từ khóa như: Ai? Việc gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao?
- Mục tiêu: HS rèn kĩ năng tưởng tượng để viết sáng tạo một câu chuyện. HS
rèn luyện đặt câu, liên kết câu để tạo thành một câu chuyện. HS rèn tư duy logic và
nhận thấy được sự thú vị của sáng tác khi đọc truyện của các bạn.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị hệ thống các từ khóa để hỏi. Gv có thể sáng tác trước
để làm mẫu.
- Cách chơi: GV có thể tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân đều được.
• Mỗi nhóm (hoặc mỗi HS) nhận được một tờ giấy là các từ khóa để hỏi.
• GV giải thích cách thực hiện và làm mẫu nếu HS khó hiểu, chưa quen.
• HS thực hiện và có thể trao đổi với GV. Nếu tổ chức cá nhân, HS có thể
trao đổi với các bạn cùng bàn để hiểu rõ và làm phong phú ý tưởng của bản thân.
• Sau khi trả lời từng từ khóa để hỏi, nhóm HS (hoặc HS) kết hợp các câu trả
lời để tạo thành câu chuyện.
• Sau khi viết, các nhóm HS trao đổi, chia sẻ với nhau. Nếu tổ chức các nhân,
HS trao đổi với các bạn câu chuyện đã sáng tác. GV có thể tổ chức HS tự chọn bạn
trao đổi và khuyến khích trao đổi càng nhiều bạn càng tốt. Hoặc GV tổ chức HS
trao đổi theo nhóm.
• GV tổ chức trưng bày và có thể bình chọn “Câu chuyện hay nhất”, “Câu
chuyện vui nhất”.
Trò chơi phù hợp với HS lớp 1 đến lớp 5. Tùy mỗi lớp, GV có những hướng dẫn
cụ thể và quy định về thời gian thực hiện. Với HS lớp 2,3 GV có thể tổ chức theo nhóm
và tổ chức cá nhân đối với HS lớp 4, 5. GV lưu ý HS đọc qua các từ khóa để hỏi để hình
dung đến nhân vật, nội dung câu chuyện. HS viết ngắn gọn, thể hiện được lời nói, suy
nghĩ của nhân vật. Lưu ý tính liên kết giữa các ý trả lời để tạo thành câu chuyện
- Ví dụ minh họa
Từ khóa để hỏi Gợi ý câu trả lời
Ai/ Con gì/ Cái gì Con chó cưng của em
Làm gì? Chạy vòng quanh
Khi nào? Lúc nào Khi em đang ngồi học
Ở đâu? Quanh bàn học
Như thế nào? (Tại sao?) Nó muốn được đi dạo sau những ngày mưa bão phải ở trong
nhà
Câu chuyện của em Khi em đang ngồi học thì chú chó cưng đến và chạy vòng
quanh bàn học. Chú muốn được đi dạo vì những ngày mưa bão
87

vừa qua phải ở trong nhà.

Từ khóa để hỏi Gợi ý câu trả lời


Ai/ Con gì/ Cái gì Batman là siêu anh hùng em yêu thích nhất.
Làm gì? Anh đã xây dựng khu căn cứ bí mật vô cùng lớn.
Khi nào? Lúc nào Khi thành phố nơi anh sống có quá nhiều tội phạm.
Ở đâu? Ở ngay dưới khu biệt thự của anh.
Như thế nào? (Tại sao?) Khu căn cứ rất lớn, có rất nhiều vũ khí hiện đại. Anh còn có bộ
đồ rất đẹp và chiếc xe con dơi chạy rất nhanh.
Batman là siêu anh hùng em yêu thích nhất. Anh đã xây dựng
khu căn cứ bí mật vô cùng lớn ở ngay dưới khu biệt thự của anh.
Câu chuyện của em Khi thành phố nơi anh sống có quá nhiều tội phạm. Khu căn cứ
rất lớn, có rất nhiều vũ khí hiện đại. Anh còn có bộ đồ rất đẹp và
chiếc xe con dơi chạy rất nhanh. Em muốn sau này giống anh.

(6) Tên trò chơi: Khắc nhập, khắp nhập


- Mô tả về trò chơi: GV đưa 01 từ/ cụm từ ban đầu, từ/ cụm từ này thường là
một nhân vật. Các HS lần lượt thêm từ/ cụm từ để tạo thành một câu có ý nghĩa.
Tuy nhiên, HS cũng có thể tạo ra nhiều câu hơn và tạo nên một câu chuyện, đặc biệt
với những HS lớp 4,5, khi vốn sống đã nhiều và trí tưởng tượng, tư duy logic phát
triển tốt hơn so với HS lớp 1,2,3.
- Mục tiêu: HS rèn kĩ năng tưởng tượng, luyện tập sử dụng từ/ cụm từ. HS rèn
tư duy logic và nhận thấy được sự thú vị khi đọc sản phẩm của các nhóm bạn.
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị từ/ cụm từ ban đầu hoặc GV có thể yêu cầu mỗi nhóm
đưa ra một từ/ cụm từ là một nhân vật nào đó, ví dụ: một bạn học sinh, một bà cụ, một
chú chim, một con mèo đen,… Sau đó, các nhóm trao đổi từ/ cụm từ cho nhau và tiến
hành thêm từ/ cụm từ để tạo câu.
- Cách chơi: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 đến 6 HS.
• Mỗi nhóm nhận được một tờ giấy có viết “từ/ cụm từ”.
• HS thêm từ/ cụm từ, chuyển cho HS 2.
• HS thêm từ/ cụm từ, chuyển cho HS 3 và tiếp tục đến hết.
• Trong quá trình thực hiện, HS có thể thảo luận trong nhóm nhưng lượt của
HS nào thì HS đó lựa chọn và quyết định ý tưởng, từ/ cụm từ để thêm vào.
• Sau khi hoàn thành, GV có thể yêu cầu hoặc hướng dẫn HS sắp xếp lại các
ý cho hợp lí hơn. GV tổ chức nhóm các HS trao đổi với nhau, đặc biệt trao đổi với
nhóm đã đưa từ ban đầu.
• GV tổ chức trưng bày và có thể bình chọn “Câu / câu chuyện hay nhất”,
88

“Câu/ câu chuyện vui nhất”.


Trò chơi phù hợp với HS lớp 1 đến lớp 5. Tùy mỗi lớp, GV có những hướng
dẫn cụ thể và quy định về thời gian thực hiện. GV có thể gợi ý bằng cách đưa ra các
câu hỏi như: nhân vật làm gì? làm như thế nào? Làm điều đó với mục đích gì? Vì
sao làm như thế? Kết quả như thế nào?....
- Ví dụ minh họa:
Từ ban đầu Một chú chim
HS 1 Một chú chim con
HS 2 Một chú chim con trên cành cây
HS 3 Một buổi sáng, một chú chim con ở trên cành cây
HS 4 Một buổi sáng, một chú chim con ở trên cành cây đang kêu rất to.
HS 5 Một buổi sáng, một chú chim con ở trên cành cây đang kêu rất to vì
chú thấy nguy hiểm.
HS 6 Một buổi sáng, một chú chim con ở trên cành cây đang kêu rất to vì
chú thấy nguy hiểm nên rất muốn gọi mẹ quay về.
Câu chuyện Một buổi sáng, trên cành cây có một chú chim con đang kêu rất to vì
của nhóm chú thấy nguy hiểm nên muốn gọi mẹ quay về.

Từ ban đầu Người bán hàng rong


HS 1 Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong
HS 2 Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong đang cười tươi vui vẻ.
HS 3 Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong đang cười tươi vui vẻ
đón nắng sớm.
HS 4 Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong đang cười tươi vui vẻ
đón nắng sớm thì bỗng nhiên, mây đen kéo tới.
HS 5 Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong đang cười tươi vui vẻ
đón nắng sớm thì bỗng nhiên, mây đen kéo tới và cơn mưa ào ào trút
xuống.
Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong đang cười tươi vui vẻ đón
nắng sớm thì bỗng nhiên, mây đen kéo tới và cơn mưa ào ào trút xuống.
HS 6 Những người bán hàng rong vội vã thu dọn hàng và tìm chỗ trú mưa.
Câu chuyện Trên đường phố có nhiều người bán hàng rong đang cười tươi vui vẻ
của nhóm đón nắng sớm thì bỗng nhiên, mây đen kéo tới và cơn mưa ào ào trút
xuống. Những người bán hàng rong vội vã thu dọn hàng và tìm chỗ trú
mưa. Họ cảm thấy rất buồn vì không bán hàng được.
89

3.2.2. Kết nối dạy viết với hoạt động đọc


Theo các tác giả của tài liệu Literacy Reading, Writing and Children’s
Literature (Đọc, viết và văn học của trẻ em), “có một mối quan hệ chặt chẽ giữa các
kĩ năng ngôn ngữ: đọc, viết, nói và nghe. Sự hiểu biết và sử dụng thành thạo một
trong các kĩ năng góp phần tạo nên hiệu quả cho các kĩ năng còn lại” [94, tr.284].
Giữa đọc và viết có mối quan hệ chặt chẽ, hai chiều: đọc tác động đến viết và viết
tác động đến đọc. Tuy nhiên, luận án chỉ phân tích mối quan hệ: sự ảnh hưởng của
việc đọc tới năng lực viết của HS hay nói cách khác là tích hợp PT NL viết VB của
HS qua HĐ dạy đọc ở trên lớp và đọc mở rộng
3.2.2.1. Mối quan hệ giữa đọc và viết
Kĩ năng viết phát triển song song với các kĩ năng ngôn ngữ khác, đặc biệt là
kĩ năng đọc. Đọc một văn bản giúp HS nhận ra kiểu loại văn bản, bố cục bài viết,
hiểu được cách tác giả chuyển tải ý nghĩa thông qua bài viết, cách tác giả dùng từ,
sử dụng câu; từ đó vận dụng vào tiến trình viết. Khi HS đọc một lượng VB đủ lớn,
họ sẽ tự tích lũy được một kho từ vựng và học cách tổ chức các ý tưởng, diễn đạt
trong khi viết. Nhiều năm trước đây, đọc và viết thường được dạy riêng biệt. Trong
khoảng mười năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đọc và viết phụ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn chúng ta nghĩ. Có nhà nghiên cứu đã so sánh mối quan hệ giữa đọc
và viết giống như con gà và quả trứng. Tuy nhiên cái nào đến trước không quan
trọng bằng thực tế là không có cái này thì cái kia không thể tồn tại.
(i) Đọc và viết là quá trình nhận thức
Một trong những mục đích quan trọng của việc đọc là để tăng cường tri thức.
Khi đọc VB, người đọc trước hết hiểu nội dung, ý nghĩa, mục đích của VB. Không
chỉ vậy, người đọc còn học về từ ngữ, ngữ pháp, cách tổ chức VB mà người viết đã
sử dụng. Thông qua đọc, người học có cơ hội tri nhận những kiến thức ngôn ngữ đã
học và chưa học được thể hiện trong VB. Viết là quá trình khám phá và tổng hợp
những tri thức, thái độ, tình cảm của bản thân và trình bày chúng qua VB. Trong
quá trình ấy, người viết có sự nhận thức về bản thân: biết bản thân viết gì, viết cho
đối tượng nào, viết để làm gì và học được điều gì sau khi viết. Như vậy, đọc và viết
đều là quá trình nhận thức.
(ii) Đọc và viết là hoạt động giao tiếp
Đọc và viết đều là hoạt động giao tiếp. Người đọc cần hiểu thông điệp mà
90

người viết thể hiện qua VB, đặt mình vào vị trí người viết để thông hiểu người viết
nhất có thể. Ở những trường hợp nhất định, người đọc phải có phản hồi cho người
viết. Trong khi đó, để tạo lập VB, người viết cũng cần xác định rõ đối tượng đọc và
hình dung phản ứng, phản hồi từ người đọc. Dù hành động đọc hay viết là chủ đạo,
thì người đọc hay người viết đều phải liên tưởng đến đối tượng giao tiếp của văn bản.
(iii) Đọc và viết đều là tiến trình kiến tạo nghĩa
Đọc và viết đều là tiến trình tạo nghĩa. Nó đều bao gồm các tiến trình: lập kế
hoạch, sắp xếp, sửa đổi và giám sát…Tất nhiên là chúng khác biệt rõ rệt về HĐ,
chiến lược và mục đích. Khi VB đang ở trong đầu người đọc (hoạt động đọc) hay
tạo lập trên giấy (hoạt động viết), ngôn ngữ, cú pháp, cấu trúc đều động và ở trạng
thái hành chức. Cả đọc và viết đều là HĐ tạo lập tương tự nhau, trong đó người viết
và người đọc sử dụng những tri thức như nhau trong HĐ tạo nghĩa: tri thức về ngôn
ngữ, tri thức về nội dung, kiểu loại văn bản, bố cục, và cấu trúc, ngữ dụng, đặc biệt
là sự tương tác giữa người đọc và người viết.
(iv) Đọc là tiền đề cho viết
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ em đọc nhiều, chúng có NL viết tốt
hơn. Đọc nhiều kiểu loại giúp trẻ học các cấu trúc VB và ngôn ngữ mà sau đó
chúng có thể chuyển sang bài viết của mình. Ngoài ra, đọc cung cấp cho HS tri thức
mà họ có thể sử dụng trong bài viết. Bởi vì một trong những lý do chính là chúng ta
đọc để học. Đặc biệt với HS, phần lớn những gì chúng biết được đến từ các VB đã
đọc. Chúng ta phải có thông tin để chia sẻ trước khi chúng ta viết. Do đó, đọc đóng
vai trò chính trong VB. Người viết chiêm nghiệm tri thức từ các VB họ đọc và kinh
nghiệm họ có để tổng hợp và nảy sinh các ý tưởng viết. Khi đọc VB, người đọc tri
nhận mặt chữ và truy xuất những hiểu biết có liên quan để hiểu nội dung và ý nghĩa
VB. Sự hiểu biết này được ghi nhận và lưu giữ trong trí nhớ người đọc. Khi tạo lập
VB, người viết cần huy động và truy xuất nhiều khía cạnh từ ngôn ngữ, tri thức
cuộc sống đến thái độ, tình cảm. Và một trong những điều mà người viết truy xuất
được đến từ những điều họ đã đọc.
(v) Người viết chính là người đọc đầu tiên
Lí thuyết dạy viết theo tiến trình quan niệm người viết cũng chính là người
đọc. Người viết chính là người đọc VB đầu tiên. Khi những dòng chữ được viết ra,
người viết cũng chính là người đọc. VB được tạo lập trước hết là cuộc giao tiếp
91

giữa những ý tưởng trong trí óc người viết rồi mới là cuộc giao tiếp giữa người viết
và bạn đọc thông qua VB. Khi chỉnh sửa VB, người viết còn đứng ở vị trí người đọc
để đánh giá và hoàn thiện sản phẩm viết. HĐ đọc diễn ra ở người viết nhằm giúp
cho VB viết được hoàn thiện hơn.
3.2.2.2. Một số biện pháp kết nối
Trong luận án, chúng tôi quan niệm HĐ đọc là tiền đề cho việc viết. Luận án
đưa ra một số cách kết nối đọc với viết như: kết nối nội dung VB (VB đọc gợi mở
tri thức, nội dung, giúp HS có chất liệu trong bài viết), cách tổ chức VB (VB đọc
gợi mở cho HS cách tổ chức bài viết theo đặc điểm của mỗi kiểu loại), tri thức ngôn
ngữ (đọc giúp HS tích lũy vốn từ, cách sử dụng các biện pháp tu từ trong diễn đạt).
Ba hướng kết nối này được luận án thiết kế thành các phiếu học tập để hướng dẫn
cho HS viết qua hai hình thức: kết nối với bài tập đọc trong sách giáo khoa và kết
nối với VB đọc mở rộng.
(i) Kết nối với bài tập đọc trong sách giáo khoa
Để chuẩn bị cho HĐ viết tập làm văn cho HS, GV có thể kết nối với các bài
tập đọc trong sách giáo khoa. Sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học được xây dựng
theo nguyên tắc tích hợp. Việc tích hợp khá chặt chẽ được thể hiện trong chủ điểm
nội dung, xuyên suốt các kĩ năng đọc, nói và nghe, viết. Nội dung tập đọc, nói và
nghe đã chuẩn bị cho phần Tập làm văn. Vì thế, bên cạnh việc hướng dẫn HS tập
đọc VB theo những câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa, trước khi tổ chức cho HS
học viết, GV có thể đưa ra những câu hỏi, bài tập để HS nhìn lại bài tập đọc với tư
cách là một VB mẫu theo kiểu loại nhằm định hướng cho HĐ viết. Việc nhắc lại
mẫu trong phần tập đọc sẽ giúp HS tiết kiệm được thời gian hơn trong việc tìm hiểu
VB, vì HS đã hiểu kĩ về VB qua HĐ đọc hiểu ở trên lớp và ôn lại ở nhà.
Ví dụ 1: Trước khi dạy học tiết Tập làm văn của tuần 23-24 với chủ điểm
“Nghệ thuật” (SGK Tiếng Việt 3), GV hướng dẫn HS đọc lại bài “Tiếng đàn”.
Ngoài 4 câu hỏi hướng dẫn đọc trong sách giáo khoa mà HS đã tìm hiểu trong giờ
Tập đọc (Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? Tìm những từ ngữ miêu tả
âm thanh của dây đàn; cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì? Tìm
những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng
đàn.), GV có thể tích hợp thêm những câu hỏi để hướng dẫn HS biết cách kể lại một
buổi biểu diễn nghệ thuật bằng phiếu học tập.
92

Phiếu học tập


Em hãy đọc lại bài “Tiếng đàn” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 54) và thực hiện các
nhiệm vụ sau:
1. Bài viết trên kể về biểu diễn tiết mục gì?
2. Viết lại những chi tiết, cử chỉ của Thủy khi kéo đàn:
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Viết lại những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
4. Khi kể về một tiết mục biểu diễn nghệ thuật, nhà văn không chỉ miêu tả người
biểu diễn mà còn miêu tả điều gì?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
5. Tìm thêm những từ ngữ miêu tả âm thanh của tiếng đàn: ……………………..
…………………………………………………………………………………….
6. Nếu em được chứng kiến buổi biểu diễn nghệ thuật của Thủy, em sẽ có cảm xúc
như thế nào? :………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
7. Dựa vào bài tập đọc, em hãy kể tên những buổi biểu diễn hay tiết mục nghệ thuật
mà em biết:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
Ví dụ 2: Trước khi dạy bài tập làm văn tuần 26 “Kể về một ngày hội mà em
biết” (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71), GV hướng dẫn HS đọc lại bài tập đọc
“Rước đèn ông sao” để hình dung được kĩ hơn về cách miêu tả một ngày hội. GV
có thể thiết kế phiếu học tập cho HS để tìm hiểu văn bản tập đọc mẫu.
Phiếu học tập
Em hãy đọc lại bài “Rước đèn ông sao” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 71) và hoàn
thành sơ đồ sau:
1. Ngày hội được tổ chức khi nào? Ở 2. Ngày hội có những ai tham dự? Thái
đâu? độ của những người tham dự như thế
nào?

Văn bản kể về ngày hội: …………….


93

1. Đêm hội có gì hoạt động gì đặc biệt? 4. Không khí lễ hội như thế nào?

5. Nếu em được tham gia đêm hội cùng các bạn, em sẽ có cảm xúc như thế nào?
Hãy ghi lại cảm xúc của em trong khoảng 3 câu văn.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Ví dụ 3: Trước khi hướng dẫn HS viết lại một tin thể thao em mới đọc được
trên báo (hoặc nghe được, xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) (trang
88, SGK, Tiếng Việt 3, tập 2), GV hướng dẫn HS đọc lại bản “Tin thể thao” (trang
86), tập trung vào bản tin thứ hai và trả lời các câu hỏi gợi dẫn:
- Bản tin cho em biết điều gì?
- Chú Trâu Vàng tượng trưng cho điều gì?
- Bản tin có hình ảnh minh họa gì đi kèm? Điều đó có tác dụng gì cho bản tin?
- Theo em, khi viết một tin thể thao, em sẽ viết những nội dung gì?
Bên cạnh đó, HĐ viết có thể tích hợp trong dạy đọc cho HS bằng viết phản
hồi. Khi học đọc, HS không chỉ cần hiểu và vận dụng những điều học được từ VB
đọc. VB đọc đồng thời cũng là một VB viết bởi một tác giả. Tác giả luôn xác định
đối tượng của bài viết và “gửi gắm” vào đó một thông điệp. Trong khi dạy học đọc,
GVcó thể khuyến khích HS viết phản hồi ngắn về vấn đề đặt ra trong VB; suy nghĩ
về một nhân vật, một chi tiết…Bằng cách này, GV gián tiếp giúp HS ý thức: khi
viết một VB cần hướng đến một đối tượng nhất định, nhằm mục đích cụ thể và cần
quan tâm đến phản ứng, phản hồi của người đọc để làm cơ sở cho việc tự điều
chỉnh, nhận xét, đánh giá quá trình học viết. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng góp
phần rèn kĩ năng viết ngắn cho HS, tạo động cơ cho HS yêu thích việc học viết sáng
tạo. Ví dụ, trong bài tập đọc “Gặp gỡ ở Lúc-xăm bua” có đoạn: “Các em còn tìm
hiểu về Việt Nam trên in-tơ – nét. Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi nhiều
câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “HS Việt Nam học những môn gì?”, “Trẻ em Việt
Nam thích những bài hát nào?”, “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò gì?”. GV có
thể giao nhiệm vụ viết ngắn cho học sinh: En hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3 câu
trả lời một trong các câu hỏi đó cho các bạn HS Lúc-xem-bua.
(ii) Kết nối với hoạt động đọc mở rộng
94

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ em đọc nhiều, chúng có NL viết tốt
hơn. Khi HS đọc một lượng VB đủ lớn, họ sẽ tự tích lũy được một kho từ vựng và
học cách tổ chức các ý tưởng, diễn đạt trong khi viết. Vì thế, để phát triển NL viết
cho HS, GV cần khuyến khích các em tham gia các HĐ đọc mở rộng. Chúng tôi
quan niệm đọc mở rộng là đọc các VB ngoài sách giáo khoa. Các VB đọc này giúp
HS hiểu thêm về kiểu loại VB, tích lũy vốn hiểu biết, từ ngữ để hỗ trợ cho HĐ viết.
Ví dụ 1: Để chuẩn bị cho bài văn miêu tả về con vật (lớp 4, học kì 2), GV có thể
yêu cầu HS đọc nhóm VB về con vật để HS có thể tích lũy vốn hiểu biết về các loài vật.
Phiếu học tập
Em hãy đọc các bài sau đây và thực hiện nhiệm vụ bên dưới
Văn bản 1: Con lười hai ngón
Con lười là một loại thú sống ở trên
cây. Chúng rất ít khi xuống mặt đất.
Thực ra, chúng không bao giờ đi cả.
Lười có 2 móng vuốt dài và cong ở hai
bàn chân trước. Chúng dùng vuốt để
giữ các c nh cây và đu dốc ngược
xuống. Chúng di chuyển từ cành này
sang cành khác rất chậm bằng cách
chân này chuyển qua chân kia trong
khi đang dốc ngược đầu.
Con lười được tìm thấy ở phía nam miền Trung Mỹ cho đến miền Trung Bra-zin và
Pê-ru. Chúng ăn chồi, lá cây và nhánh con. Chúng chủ yếu hoạt động về đêm. Rất
hiếm khi thấy chúng vì chúng ngủ trên cây suốt ngày. Tảo xanh thường mọc trên
long của chúng nên chúng có thể ẩn mình trong đám lá cây.
(Theo An Khánh-Động vật ở Nam – Bắc cực và Châu Mỹ -NXB Trẻ, 2004)
Văn bản 2: Lạc đà không bướu
95

Lạc đà không bướu thuộc dòng họ lạc đà.


Chúng cao từ 1.2 đến 1.5 mét và nặng
90kg. Lạc đà không bướu có nhiều màu
sắc như trắng, nâu vàng, nâu và đen. Lạc
đà không bướu sống ở những vùng bán sa
mạc gần dãy núi An-des. Chúng ăn cây bụi
và những thực vật khác. Cũng giống như
họ hàng của mình, chúng có thể sống trong
vài tuần liền mà không cần nước. Lạc đà
lấy lượng nước mà chúng cần từ thức ăn
bằng thực vật mà chúng ăn hàng ngày.
Lạc đà không bướu đã được thuần hóa từ nhiều thế kỷ nay. Bộ lông của chúng được
dùng làm vải vóc, dây thừng và chăn. Chúng là những con thú có ích, sống theo bầy
đàn. Chúng đi lại dễ dàng giữa các ngọn núi, cả khi mang rất nhiều hàng hóa nặng.
Tuy nhiên, nếu lạc đà nghĩ rằng ngày hôm đó chúng đã làm nhiều việc rồi thì chúng
sẽ ngồi xuống và không chịu di chuyển nữa.
(Theo An Khánh-Động vật ở Nam – Bắc cực và Châu Mỹ -NXB Trẻ, 2004)
1. Các văn bản trên cho em hiểu biết về những con vật gì?
2. Các văn bản trên giới thiệu những đặc điểm gì ở các con vật?
3. Em có muốn bổ sung thêm đặc điểm gì của một trong các con vật không? (đặc
điểm do em có hiểu biết thêm hoặc em tìm kiếm thêm từ các nguồn tư liệu khác.)
4. Theo em, muốn giới thiệu một con vật, chúng ta cần đưa ra những nội dung gì?

Ví dụ 2: GV hướng dẫn HS tích lũy vốn từ (HS lớp 4, 5): vốn từ chỉ màu sắc
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc bài văn và thực hiện yêu cầu:
Mưa cuối mùa
Nửa đêm, Bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong
vườn ngả nghiêng nghiêng ngả trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lóe và tiếng
sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
Hơi nước mát lạnh phả vào ngập gian phòng. Mưa gió như cố ý mời gọi Bé
chạy ra chơi với chúng. Mấy lần định nhổm dậy, sau lại thôi. Bé kéo chăn trùm kín
cổ mơ mơ màng màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau lúc trở
96

dậy, Bé vui sướng nhặt lên chiếc lá bồ đề vàng rực rơi ngay cạnh chân gường Bé
nằm. Bé chạy đến bên cửa sổ, ngước nhìn lên đỉnh ngọn cây bồ đề. Đúng là chiếc lá
vàng duy nhất ấy rồi. Mấy hôm nay Bé đã nhìn thấy nó, muốn ngắt xuống quá mà
không có cách gì ngắt được. Giữa trăm ngàn chiếc lá xanh bình thường, tự nhiên có
một chiếc lá vàng rực đến nao lòng.
Sau trận mưa to đêm hôm ấy, suốt mấy tuần lễ tiếp sau, trời trong veo không
một gợn mây. Mong mỏi mắt, cơn mưa cũng không quay trở lại. Lúc bấy giờ Bé
mới chợt nhận ra mùa mưa đã chấm dứt. Thì ra, cơn mưa đêm ấy chính là cơn mưa
cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Bé ân hận quá. Bé rất yêu trời mưa và trận mưa đêm hôm ấy đã đến chào từ
biệt Bé. Mưa đã mời gọi Bé suốt mấy tiếng đồng hồ mà Bé chẳng chịu ra gặp mặt.
Chiếc lá bồ đề vàng óng từ tít trên cao, mưa đã ngắt xuống gửi tặng Bé, Bé chẳng
nhận ra sao?
(Theo Trần Hoài Dương)
1. Tìm các từ ngữ miêu tả màu sắc và âm thanh trong bài văn trên:
Từ chỉ màu sắc trong văn bản Viết thêm những từ ngữ khác miêu
Mẫu: vàng rực tả màu sắc mà em biết:
……………………………………….. ……………………………………..
.............................................................. …………………………………….
Từ miêu tả âm thanh tiếng mưa Viết thêm những từ ngữ khác miêu
trong văn bản tả âm thanh tiếng mưa mà em biết:
Mẫu: ầm ầm …………………………………….
…………………………………….... …………………………………….
…………………………………......... ........................................................
2. Tìm các câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa trong văn bản trên:
Mẫu: Mưa gió như cố ý mời gọi Bé chạy ra chơi với chúng.
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Ví dụ 3: Đọc để biết cách viết văn miêu tả và để tích lũy vốn từ. GV có thể
xây dựng phiếu bài tập để HS lớp 4, 5 học cách miêu tả một mùa trong năm và tích
lũy vốn từ để viết văn miêu tả.
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu.
(1) Mùa thu, sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai.
Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên
thảm lá khô. Xào xạc, heo may khi cơn gió mùa thu nô đùa với những chiếc lá vàng
rơi trong nắng chiều buông từng vạt mỏng.
97

(2) Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang
chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc
còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh
trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn
vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế
trong năm. ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí
trong thanh của đất trời; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên; cái mùi thơm ngai
ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương
đều hoà quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã
mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.
(Theo Huỳnh Thị Thu Hương)
1. Tác giả đã chọn những gì để miêu tả vẻ đẹp riêng của màu thu?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
2. Em viết lại các từ ngữ được tác giả lựa chọn để miêu tả cảnh vật của mùa thu.
Sương Mẫu: bảng lảng tan, đọng long lanh trên lá
Giọt mưa

Trái bưởi
Trăng

3. Mùa thu được người viết cảm nhận bằng nhiều giác quan. Em hãy nối chi tiết ở
cột trái với cách cảm nhận của nhà văn ở cột phải.
sương bảng lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi Thị giác
sớm mai. (Nhìn
ngắm)
Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc Thính giác
còn vương lại trên mảnh sân vuông. (Nghe)
cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng Khứu giác
rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương. (Ngửi)
tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón
trăng đêm rằm.
4. Chép lại câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản trên.
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
5. Chép lại câu văn hay từ ngữ miêu tả cảnh vật mà em thích nhất trong đoạn văn
trên.
………………………………………………………………………………………
98

……………………………………………………………………………………..

6.Nếu tả mùa thu, em sẽ chọn những gì để tả? Vì sao?


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

3.2.3. Tổ chức dạy học viết văn bản theo tiến trình
3.2.3.1. Tổ chức hoạt động tìm ý
Bài viết là sản phẩm mang tính cá nhân của HS. Sản phẩm thể hiện khả năng
huy động sự hiểu biết nhiều mặt và thể hiện tình cảm, quan điểm, thái độ đối với đối
tượng trong bài viết. Mỗi HS lại có những hiểu biết, kinh nghiệm và sự cảm nhận,
nhận xét khác nhau, cho dù cùng một đối tượng, nội dung hay chủ đề viết. GV với
vai trò là “người phân tích nhu cầu” có nhiệm vụ khơi gợi và tạo điều kiện để HS
nói/ viết những những điều đã biết. GV tôn trọng ý tưởng của HS và khuyến khích
HS tự tin thể hiện những hiểu biết, tình cảm, thái độ của bản thân. Để hình thành
NL tìm ý cho HS TH, GV có thể thực hiện như sau:
(i) Tổ chức hoạt động trải nghiệm
HĐ trải nghiệm trong giờ học viết VB có tác dụng khơi gợi, huy động những
kinh nghiệm, hiểu biết cùng những cảm xúc, suy nghĩ trước đó của HS về đối tượng
sẽ viết. Tham gia vào HĐ trải nghiệm, HS sẽ có sự hồi tưởng, liên tưởng và tưởng
tượng. Từ đó, HS có ý, có chất liệu để tạo nên bài viết. Có nhiều phương pháp/ kĩ
thuật để tổ chức HĐ trải nghiệm cho HS. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi
đề cập các phương pháp sau:
- Trực quan: là phương pháp dạy học được xem phù hợp với đặc điểm tâm
lý lứa tuổi HS TH. Thông qua các phương tiện trực quan, GV hướng dẫn HS tri
nhận sự vật, hiện tượng để hình thành, bổ sung, củng cố kiến thức mới. Để đạt hiệu
quả dạy học thông qua phương pháp trực quan, GV cần biết lựa chọn phương tiện
trực quan phù hợp và kết hợp với các phương pháp dùng lời như: giảng giải, đàm
thoại. Phương tiện trực quan có thể là hình ảnh, đoạn video, đoạn âm thanh, lời nói,
đoạn văn, sơ đồ, bảng biểu,… Trong dạy học viết VB, trực quan còn là những hình
99

ảnh, những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng …đã có trong trí não HS, được gọi là
trực quan bên trong. Vì vậy, GV sử dụng trực quan để khơi gợi, khai thác những
hình ảnh, những cảm xúc này. Trong dạy học viết VB, phương pháp trực quan
thường được sử dụng khi giới thiệu bài; trong quá trình tìm ý và phát triển ý.
Ví dụ: Hướng dẫn HS thực hiện đề bài “Kể về một loại chim mà em thích”
(SGK Tiếng Việt 2, tập 2, tr.30)
- GV chọn một bài hát có chủ đề về loài chim, ví dụ như: Chim vành khuyên
(tác giả Hoàng Vân) để tạo tâm thế, động cơ và dẫn vào bài.
- GV yêu cầu HS lấy tranh vẽ hoặc hình ảnh một loại chim mà em thích để
quan sát. (GV đã yêu cầu HS chuẩn bị trước từ ở nhà và đem đến lớp.)
- HS vừa quan sát vừa điền vào phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

- Tên loài chim: ………………………………...


- Hình dáng: …………………………………..
………………………………………………….
- Hoạt động: ……………………………………
…………………………………………………..

Ví dụ bài “Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện” (SGK Tiếng
Việt 4, tập 1, tr.24), hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu “Kể lại câu chuyện Nàng tiên
Ốc, kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật”, GV tổ chức HS quan tranh để miêu tả
ngoại hình hai nhân vật nàng tiên Ốc và bà cụ. HS quan sát tranh kết hợp nội dung
bài thơ Nàng tiên Ốc và điền vào phiếu:
100

Phiếu học tập


Ngoại hình nàng tiên Ốc Ngoại hình bà cụ
- Dáng người: …………… - Dáng người: ……………
…………………………… ……………………………
- Trang phục: ……………. - Trang phục: …………….
........................................... ...........................................
- Đầu tóc, gương mặt: …… - Đầu tóc, gương mặt: ……
………………………….. …………………………..

Tính cách, thân phận của Tính cách, thân phận của
nhân vật: ……………… nhân vật: ………………
………………………… ……………………………

- Trò chơi: trò chơi hóa là cách thức GV sử dụng để HS tham gia vào HĐ
một cách vui tươi, tự nhiên, thông qua đó để hình thành, phát triển hoặc củng cố nội
dung, kĩ năng học tập. Sử dụng trò chơi trong dạy học phù hợp với lứa tuổi HS TH.
Khác với “trò chơi” đề cập tại đề mục 3.2.1.4 mang mục đích tạo động lực, thúc đẩy
động cơ học viết VB. Trò chơi trong mục này có mục đích gợi nhắc, gợi nhớ những
kinh nghiệm về đối tượng sẽ viết, GV cần lưu ý tổ chức trò chơi phù hợp với nhận
thức HS, giúp HS nói ra/ viết ra những hiểu biết thật tự nhiên. Lưu ý rằng sản phẩm
của trò chơi chính là những ý, là chất liệu cho bài văn. Vì vậy, sau khi HS tham gia
trò chơi, GV có kế hoạch để GV sử dụng chúng.
Ví dụ: GV tổ chức trò chơi “Thử thách các giác quan” nhằm rèn cho học sinh
kĩ năng quan sát một loại quả. Sơ lược cách tổ chức:
- GV chuẩn bị 02 loại quả, mỗi loại có 03 mẫu vật và chia lớp thành 06 nhóm.
- Ba nhóm sẽ cùng quan sát một loại quả, thảo luận và điền vào phiếu học
tập hoặc bảng thảo luận đã được GV thiết kế sẵn.
101

- Sau khi nhóm HS đã hoàn thành phiếu, GV tổ chức HS trình bày những
điều đã quan sát được. Ba nhóm quan sát cùng một loại quả sẽ trưng bày bài cùng
lúc, các nhóm khác nhận xét. Nhóm nào có nhiều nhiều ý nhất và sử dụng từ hợp lí
là nhóm thắng trong trò chơi. (Trò chơi có 02 nhóm thắng)
- Các phiếu/ bảng nhóm sẽ được trưng bày trong lớp nhằm thiết lập môi
trường học tập liên quan đến nội dung chuẩn bị viết trong thời gian sắp tới.
Ví dụ: Hướng dẫn HS thực hiện đề bài “Tả một cơn mưa mà em ấn tượng
hay nhớ nhất”. GV có thể tổ chức trò chơi “Đoán tiếng mưa rơi”. Thông qua nghe
âm thanh tiếng mưa rơi, HS được gợi nhớ, gợi nhắc về những cơn mưa đã trải qua,
nhớ về cơn mưa ấn tượng hay nhớ nhất. Đồng thời, những cảm xúc, những liên
tưởng, hình ảnh cũng sẽ xuất hiện bên trong HS. Chúng là những ý, những chi tiết
cần thiết để HS viết văn. Có thể tổ chức như sau:
- GV thông báo đến HS tên trò chơi và cách chơi: HS sẽ được nghe đoạn âm
thanh, nghe xong HS đoán tiếng mưa gì? (mưa rào, mưa tí tách, mưa rơi trên mái
tôn, mưa vỗ mặt kính cửa sổ,…. Sau mỗi đoạn, HS sẽ đoán - HS nào đoán đúng và
102

nhanh nhất sẽ được một phần thưởng.


- Sau mỗi đoạn âm thanh HS đoán đúng, GV ghi lại trên bảng phụ tên đoạn
âm thanh, đồng thời cho HS xem clip hoặc hình ảnh minh họa đoạn âm thanh để HS
được tri nhận cả về âm thanh lẫn hình ảnh của sự vật cần tả.
- Sắm vai: Sắm vai có thể được xem là một dạng của trò chơi học tập. Tuy
nhiên, sắm vai đặc biệt hơn so với trò chơi: khi nhập vai vào một nhân vật, đặt mình
trong những tình huống cần giải quyết của nhân vật, HS được trải nghiệm về cảm
xúc, về tình cảm, về kĩ năng tư duy và thao tác hành động. Vì vậy, sắm vai có thể
được xem là phương pháp tích cực giúp HS trải nghiệm những điều được học và
những điều trong cuộc sống. Đối với dạy học viết VB, có thể sử dụng tình huống có
vấn đề để HS sắm vai giải quyết và qua đó HS tự huy động kinh nghiệm, cảm xúc
làm chất liệu cho bài viết. Sắm vai có thể sử dụng đối với những VB kể. Khi đặt
bản thân là nhân vật, HS cần biết và hiểu vì sao nhân vật có hành động như vậy; vì
sao nhân vật lại giải quyết như thế này; nếu là mình thì mình giải quyết
giống/không giống nhân vật, vì sao? Nếu HS đặt mình là một nhân vật để giải quyết
vấn đề không cho trước thì các em được rèn luyện rất nhiều về kĩ năng tư duy, kĩ
năng hành động và sự bày tỏ thái độ, tình cảm. Ngoài ra, sắm vai tạo điều kiện cho
HS trải nghiệm cảm xúc để thông hiểu nhân vật, sẽ giúp HS tạo ra bài viết mang
biểu cảm cá nhân.
Ví dụ: tổ chức cho HS sắm vai câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, tr.55), chuẩn bị cho đề bài Tập làm văn “Kể lại câu
chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của nhân vật người mẹ hoặc An-đrây-
ca”. GV có thể tổ chức:
- Trước khi sắm vai: HS đọc lại truyện – thực hiện chia nhóm theo các vai
trong truyện (người ông, người mẹ và An-đrây-ca) – GV họp nhóm các HS cùng vai
để hướng dẫn hoặc HS thảo luận các câu hỏi theo phiếu nhằm hướng dẫn HS thể
hiện thái độ/ hành vi của nhân vật – HS quay về nhóm đã phân vai để thực hiện sắm
vai trong nhóm. HS thể hiện vai người ông được chia thành hai nhóm để thảo luận
các bạn đóng vai người mẹ hoặc An-đrây-ca. Sau thảo luận, tổ chức cho HS trao đổi
trước lớp để có những kết luận đúng. Phiếu thảo luận cho từng nhân vật:
103

Nhân vật An-đrây-ca Nhân vật người mẹ

1/ Thái độ của An-đrây-ca trong các 1/ Thái độ của người mẹ trong các

tình huống sau: tình huống sau:

- Khi mẹ nhờ mua thuốc: ………… - Khi nghe ông nói “Bố khó thở

…………………………………… lắm!” ……………………………..

- Khi thấy các bạn chơi đá bóng và rủ ………………………………….....

nhập cuộc: ……………………….... - Khi nghe An-đrây-ca kể lại mọi

……………………………………… chuyện: ………………………..

- Khi thấy ông qua đời: …..……....... ……………………………………

……………………………………... - Khi ông qua đời: ……………….

2/ Nếu em là An-đrây-ca thì nên nói …………………………………….

gì hay làm gì khi được mẹ an ủi: 2/ Nếu em là người mẹ, em sẽ làm gì

………………..…………………….. khi thấy An-đrây-ca ngồi khóc cả

……………………………………… đêm dưới gốc cây táo: …….………..

…………………………………… ……………………………………
……………………………………..

- Trong khi sắm vai: HS thực hiện vai nhân vật đã nhận và thể hiện thái độ,
hành vi như đã thảo luận trước đó. GV tổ chức sắm vai trước lớp, cả lớp cùng góp ý
phần thể hiện của nhóm bạn
- Sau khi sắm vai, GV có thể tổ chức trò chơi phỏng vấn, mô phỏng như việc
phỏng vấn một diễn viên điện ảnh khi nói về một nhân vật mà họ đã đóng trong một bộ
phim. Nếu HS thuần thục với HĐ này, GV có thể để học sinh tự đặt câu hỏi. Nếu HS còn
chưa quen với HĐ, GV có thể đưa câu hỏi gợi ý. Ví dụ câu hỏi cho HS sắm vai An-đrây-ca:
• Theo em, có phải An-đrây-ca không vâng lời và ham chơi không? Vì sao?
• An-đây-ca có thật sự hối hận không? Vì sao?
• An-đrây-ca có tin lời an ủi của mẹ không? Vì sao bạn ấy vẫn luôn dằn vặt?
Câu hỏi cho HS sắm vai người mẹ:
• Người mẹ trong câu chuyện đã thể hiện những đức tính quý nào? Chi tiết
nào thể hiện điều đó?
• Nếu em là người mẹ trong câu chuyện, khi an ủi An-đrây- ca, người mẹ nói
thật không? Vì sao?
(ii) Viết tự do
104

Sau khi tổ chức trải nghiệm, HS đã được gợi nhắc, huy động ý, những ý này
đến rất nhanh, chưa được chắt chiu về từ ngữ, chọn lọc ý cần hay không cần. Đây là
thời khắc tương đối tốt để HS có những ý mang tính cá nhân. Vì lúc này, những
hiểu biết, những cảm xúc, suy nghĩ là của mỗi cá nhân HS, chưa trao đổi hay tham
khảo ý của người khác. GV tổ chức cho HS viết nhanh các ý này xuống nháp và
chưa cần viết thành câu. Tùy kiểu loại VB HS tạo lập, GV có những hướng dẫn phù
hợp. Với HS khá giỏi, các em có thể viết độc lập. Với HS chưa tự viết được, GV
cần có sự hỗ trợ. Các căn cứ để GV đưa ra sự hỗ trợ cho HS:
- Kĩ thuật/ phương pháp GV sử dụng để học trải nghiệm.
- Kiểu loại và nội dung của văn bản.
GV có thể sử dụng một hệ thống câu hỏi để hỗ trợ HS bằng cách hỏi trực tiếp
và HS viết nhanh xuống nháp. GV cũng có thể thiết kế phiếu bài tập hay phiếu tìm ý
cho các câu hỏi.
Ví dụ: hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu “Hãy nêu những sự việc tạo thành
cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn nào”
(SGK Tiếng Việt 4, tập 2, tr.53). GV có thể tổ chức như sau:
- GV sử dụng trực quan hình ảnh và đàm thoại để gợi nhớ cho HS về câu chuyện.
• Tranh minh họa câu chuyện gì?
• Trong truyện có các nhân vật nào?

- GV yêu cầu HS viết ý tự do trả lời hai câu sau: Chuyện gì đã xảy ra? Xảy
ra ở đâu? Khi nào?
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ý vừa viết thành một dàn ý theo trình tự của
câu chuyện.
Trong trường hợp HS chưa tự mình viết được, GV có thể thiết kế phiếu học
tập để HS trả lời
105

PHIẾU HỌC TẬP


Tên câu chuyện:
Sự việc 1 Sự việc 2 Sự việc 3

- GV yêu cầu HS đọc lại văn bản truyện và so sánh với cách sắp xếp các sự
việc của bản thân; đọc và trả lời các câu hỏi của sách giáo khoa về đoạn văn trong
bài văn kể chuyện.
Ví dụ: Hướng dẫn HS thực hiện đề bài “Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ,
phòng ở của gia đình em) (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, tr.44). GV có thể tổ chức:
- GV tổ chức HS xem đoạn clip về về một ngôi nhà, một căn hộ hay một
căn phòng và trả lời các câu hỏi về nội dung để dẫn dắt học sinh vào bài: Đoạn clip
quay cảnh gì? Ngôi nhà/ căn phòng có những gì? được sắp xếp như thế nào?
- GV dẫn dắt HS nhớ về ngôi nhà/ căn phòng của chính HS, gợi ý: “Chúng
ta vừa xem căn nhà/ căn phòng rất đáng yêu, có màu sắc trang nhã, được sắp xếp
gọn gàng. Vậy căn nhà/ căn phòng của các em thế nào. Mỗi bạn nhớ về căn nhà/ căn
phòng của mình, các em viết nhanh những chi tiết, đặc điểm mà mình nhớ nhé!”
- HS thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS sắp xếp các ý theo một dàn ý hợp lí. Trong
trường hợp, HS đã quen với hoạt động này, GV để HS tự làm và sửa lại. Trong
trường hợp HS chưa quen, GV có thể hướng dẫn bằng cách đặt câu hỏi và làm mẫu
trên bảng, hoặc thiết kế phiếu học tập để HS sắp xếp theo.
(iii) Trao đổi theo nhóm
Trao đổi theo nhóm là cách thức mà GV tổ chức cho nhóm HS làm việc cùng
nhau để giải quyết một vấn đề, tìm kiếm một đơn vị kiến thức hay đơn giản là để
chia sẻ những suy nghĩ, thái độ của mỗi cá nhân đối với sự vật, hiện tượng. Số
lượng HS trong một nhóm tùy thuộc vào nội dung cần thảo luận là chính. Do đó,
thường xuyên thay đổi các thành viên trong nhóm cũng là một cách rèn cho HS kĩ
106

năng làm việc với nhiều đối tượng khác nhau. Vấn đề khó giải quyết trong làm việc
nhóm là đảm bảo mọi thành viên đều phải làm việc. Thông thường, kết quả của
nhóm là sự đóng góp của tất cả thành viên. Tuy nhiên đối với dạy học viết VB, việc
trao đổi trong nhóm mang ý nghĩa giúp học sinh được trao đổi ý tưởng, phát triển
thêm ý và lọc các ý không cần thiết. Vì vậy, kết quả trao đổi nhóm là sản phẩm của
mỗi cá nhân, không phải là sản phẩm của cả nhóm. HS được khuyến khích lắng
nghe các ý kiến của bạn, so sánh, đối chiếu với ý kiến của mình để xem xét, bổ
sung. Đồng thời, HS cũng trình bày ý kiến và lắng nghe phản hồi của các bạn về
phần trình bày của mình. GV cần dành thời gian cho HS xem xét lại các ý để bổ
sung, chọn lựa và lọc ý.
Trao đổi nhóm để phát triển ý và lọc ý có những khó khăn nhất định:
- HS sa đà vào nhiều ý kiến với nhiều bạn khác nhau. Khắc phục điều này,
GVcó thể tổ chức cho HS trao đổi nhóm nhỏ ( hai hoặc ba HS) và thường xuyên
thay đổi các thành viên. Sau đó, khi HS đã thuần thục với kĩ năng làm việc, GV có
thể tăng số thành viên trong nhóm. Trao đổi trong nhóm cũng là một kĩ năng học tập
mà HS cần được rèn luyện, do đó, cần có thời gian và trải qua nhiều giờ học viết
VB thì học sinh có thể trao đổi thuần thục.
- HS sẽ có sự tranh luận về các ý kiến, đúng sai không cần thiết; lạc ý với đề
bài viết. Ngay từ khi giao nhiệm vụ, GV hướng dẫn HS dựa vào đề bài viết để đưa
ra nhận xét ý của bạn. GV đã cùng với HS phân tích đề để xác định: kiểu loại và nội
dung viết. HS được hướng dẫn góp ý cho bạn nhưng tôn trọng ý của bạn.
- HS bỏ ý của mình và lấy ý kiến của bạn làm thành ý của mình vì không tự
tin. Hoặc HS lười suy nghĩ, trông chờ đến lúc trao đổi nhóm để lấy ý của các bạn.
Ngay từ những giai đoạn đầu của việc học viết VB, GV luôn khuyến khích, động
viên HS tự tin và chủ động tìm và trình bày ý; giáo dục HS luôn tôn trọng ý kiến
của các bạn; không cười chê với những ý kiến không phù hợp. HS có thể bổ sung
những ý thấy hay nhưng có chọn lọc, không chọn tất cả các ý.
Trao đổi nhóm làm phong phú các ý, thu thập thông tin cho bài viết theo tinh thần
tương tác với bạn bè. Ngoài trao đổi nhóm, còn có nhiều cách khác để thu thập thông tin
cho bài viết như hỏi người thân, tìm kiếm thông tin trên mạng, trong sách, báo. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của một giờ dạy viết VB thì trao đổi nhóm phù hợp với tình hình
thực tiễn, vừa giúp HS có ý cho bài viết vừa rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác.
107

3.2.3.2. Tổ chức hoạt động sắp xếp ý


(i) Sơ đồ hóa các ý
HS đọc lại các ý vừa viết và sơ đồ hóa chúng. HS phân chia và xếp các ý nhỏ
đưa vào ý lớn hơn, có thể từ hai đến ba ý lớn. HS luôn có cách giải quyết vấn đề của
bản thân. Các em cần sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp
để thực hiện nhiệm vụ. GV không mong đợi HS làm hoàn hảo ngay từ đầu. “Thử và
sai” là một cách dạy ngôn ngữ theo NL người học. Trong khi sơ đồ hóa các ý, HS
cũng đồng thời chọn lọc, bổ sung lại ý một lần nữa; và bước đầu hình dung cách
viết mở bài, triển khai thân bài, kết bài. Với những lớp đầu cấp, yêu cầu tạo lập VB
có độ dài tương đối ngắn, chỉ là một đoạn văn nhưng vẫn nên hướng dẫn HS thực
hiện các kĩ năng của tiến trình viết. Kĩ năng thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp. Nếu ngay giai đoạn đầu học viết VB, HS được rèn luyện các kĩ năng
này thì lâu ngày sẽ trở nên thuần thục và sẽ đến giai đoạn HS chủ động thực hiện,
làm chủ được tiến trình viết. Để hướng dẫn HS sơ đồ hóa các ý, GV có thể:
- Hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi cho chính mình. Ví dụ:
• VB cần tạo ra là truyện: sự việc một là gì, ai/ nhân vật nào làm gì, ở đâu,
thái độ của các nhân vật ra sao, sự việc tiếp theo là gì,…
• VB cần tạo ra thuộc kiểu loại miêu tả: miêu tả hình dáng, các chi tiết của
hình dáng, cảm nhận, nhận xét của bản thân là gì, miêu tả hành động,…
Giai đoạn đầu của học viết VB, HS có thể chưa tự đặt câu hỏi cũng như chưa
tự sơ đồ hóa các ý, GV cần làm mẫu hành vi để HS nhìn, hiểu và làm theo. GV vừa
tự đặt câu hỏi và vừa viết trên bảng các ý trả lời. Khi thực hiện những điều này, thì
GV cũng đồng thời làm “mẫu tư duy”. HS hiểu được giáo viên “nghĩ” gì để sắp xếp
các ý; phân tích các ý ra sao để hình thành nên câu chủ đề,… HS các lớp đầu cấp
càng cần thiết được tri nhận các mẫu hành vi và tư duy tạo lập VB của GV vì rõ
ràng, các em đang học cách tư duy với ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ.
- Tạo sơ đồ rỗng và HS điền vào sơ đồ: GV thiết kế sơ đồ trên phiếu và
hướng dẫn HS điền thông tin để hoàn thiện. Mục tiêu của cách làm này là bước đầu
giúp HS hình dung và thực hiện về sơ đồ ý cho bài văn viết. GV có thể thực hiện
tạo sơ đồ rỗng với HS giai đoạn đầu cấp hoặc HS lớp 4, 5 nhưng chưa thể tự mình
sơ đồ hóa ý. Ngoài ra, dựa vào sơ đồ, HS cũng có thể bổ sung thêm ý còn thiếu hoặc
lược bớt những ý không cần thiết. Luận án đề nghị rằng, sơ đồ hóa ý của bài văn
108

nên thể hiện sơ đồ theo hình dọc, tuyến tính để HS tri nhận được thứ tự các ý sẽ
được viết trong bài văn cũng như mối quan hệ logic của chúng. Có hai dạng sơ đồ:
- Sơ đồ rỗng hoàn toàn: là sơ đồ GV thiết kế sẵn các ô hay dòng trống nhưng
không có bất cứ thông tin nào của bài văn. GV tương tác cùng HS để hoàn thiện sơ đồ.
Ví dụ sơ đồ rỗng để HS sắp xếp ý với văn bản kể.

Tên câu chuyện

Mở bài/ giới thiệu câu chuyện:

Sự việc 1:

Sự việc 2:

Sự việc 3:

Kết luận:
109

Tên câu chuyện

Mở bài/ Giới thiệu câu chuyện

Sự việc 1
- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc:

Sự việc 2
- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc:

Sự việc 3
- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc

Kết luận

Ví dụ sơ đồ rỗng để học sinh sắp xếp ý cho bài văn tả đồ vật

Tên đồ vật

Mở bài/ Giới thiệu đồ vật

Tả bao quát đồ vật:


- Hình dáng:
- Màu sắc:
- Chuyển động:
- Âm thanh:

Tả chi tiết nổi bật:

Kết luận:
110

- Sơ đồ rỗng không hoàn toàn: GV thiết kế sẵn các ô hay dòng trống và có
điền thông tin ở một vài dòng, thường là các ý lớn. Các thông tin được điền có tác
dụng định hướng giúp HS biết phân loại và sắp xếp các ý nhỏ.

Tên câu chuyện: Một người chính trực

Mở bài/ Giới thiệu câu chuyện: bối cảnh, nhân vật câu chuyện.

Sự việc 1: Thái độ của Tô Hiến Thành đối với việc lập ngôi vua
- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc:

Sự việc 2: Tình cảnh của Tô Hiến Thành


- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc:

Sự việc 3: Tô Hiến Thành tiến cử người tài giỏi giúp đất nước
- Mở đầu:
- Diễn biến:
- Kết thúc

Kết luận: ca ngợi sự chính trực của Tô Hiến Thành

(ii) Viết phác thảo


Tuy chỉ là viết phác thảo nhưng HS được chuẩn bị tâm thế như là viết thật.
Do đó, cần hình thành cho HS thói quen viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu rõ ràng,
mạch lạc ngay từ đầu. Viết phác thảo nhưng cũng cần trân trọng người đọc bản phác
thảo. Ở giai đoạn sơ đồ hóa các ý, HS đã lựa chọn các ý, tìm cách sử dụng từ cho
phù hợp. Đến giai đoạn viết phác thảo, một lần nữa, HS lại vẫn có thể cân nhắc cho
những việc này. GVcần tạo môi trường thoải mái để HS tự do và tự tin viết những
điều đang nghĩ. Dù hướng dẫn HS ý thức viết tốt ngay từ bản phác thảo nhưng trong
nhiều trường hợp, GV lẫn HS phải chấp nhận có những bản thảo dở dang, câu chưa
rõ ý, từ ngữ chưa phù hợp. HS rất dễ nản lòng với một bản thảo nhiều lỗi nên GV
cần quan tâm, động viên và khuyến khích HS. Để bản viết đầu tiên đạt kết quả tốt
111

nhất có thể, GV cần có sự hướng dẫn HS, đặc biệt là lớp đầu cấp:
- Hỏi lại lần nữa về kiểu loại và nội dung bài viết.
- Suy nghĩ về cách mở bài như thế nào để giới thiệu đối tượng của bài viết và
có ấn tượng với người đọc.
- Xem xét lại trình tự các ý, ý nào viết trước, ý nào viết sau; đâu là ý lớn cho
các ý nhỏ hơn.
- Suy nghĩ về cách kết bài thể hiện được tình cảm, thái độ của bản thân và để
lại ấn tượng với người đọc.
3.2.3.3. Tổ chức hoạt động chỉnh sửa bài văn
NL nhận xét, đánh giá là một trong những NL không thể thiếu, làm cơ sở cho
HS điều chỉnh hành vi học tập, tăng cường khả năng trau dồi nhận thức và rèn luyện để
có khả năng học tập suốt đời. Do đó, HS được khuyến khích tham gia việc tự nhận xét,
đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. Khi nhận xét, đánh giá bài viết của bạn,
trao đổi với bạn về bài viết của họ; nhận phản hồi của bạn về bài của mình, HS đang
học cách hiểu, cách trình bày và tôn trọng ý kiến người khác. Đa dạng đối tượng tiếp
nhận bài viết trong quá trình học viết VB cũng là một cách giúp HS nâng cao NL viết
VB. Vì HS nhận được nhiều ý kiến chia sẻ về thái độ, tình cảm, kĩ năng, tri thức được
thể hiện trong bài viết từ nhiều người khác nhau. Từ đó, HS dần hình thành những ý
niệm về người đọc (sở thích, mối quan tâm, tình cảm,…)
Theo Black & Wiliam (1998), có 03 vấn đề học sinh cần quan tâm trong tự
nhận xét, đánh giá: “công nhận mục tiêu mình mong muốn, có được bằng chứng về
vị trí hiện tại và có một số hiểu biết để thu hẹp khoảng cách giữa mình với một bạn
nào đó” [126]. Việc tự đánh giá của HS có thành công hay không thì phụ thuộc 03
yếu tố: thiết lập mục tiêu, thực hành có hướng dẫn với các công cụ đánh giá và hồ
sơ (sổ tay) ghi chép tiến trình học tập [125]. Để thực hiện điều này, luận án đề xuất:
(i) Luyện tập cho HS thói quen đọc lại bài viết
HS ít có thói quen đọc lại bài viết với một tư duy phản biện. HS không
thấy thú vị với các công việc này hoặc vì các em chưa biết cách phải làm như
thế nào. GV hướng dẫn HS đọc và chỉnh sửa bài viết bằng cách tự đặt và trả lời
các câu hỏi như:
- Bài viết viết về ai, điều gì hay cái gì?
- Những chi tiết nào thể hiện cho điều muốn viết?
- Bài viết có thể hiện tìm cảm, suy nghĩ, thái độ của tác giả không?
- Trong bài có từ ngữ chưa phù hợp, cần thay đổi cho hay hơn không?
- Trong bài có câu nào khó hiểu không?
- Bài viết đã đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận?
- Chữ viết trong bài có dễ đọc không? Có sai chính tả không? Hình thức
112

toàn bài dễ nhìn không?


- Em thích nhất điều gì ở bài viết này?
(ii) Sử dụng Phiếu nhận xét, đánh giá (checklist)
Checklist là công cụ dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình, đánh giá kết quả
học tập, đánh giá hành vi và được gọi bằng nhiều tên khác nhau: bảng/ phiếu đánh
giá, nhận xét; hướng dẫn chấm điểm; bảng/phiếu mô tả tiêu chí,… Trong luận án,
chúng tôi thống nhất gọi là Phiếu tự nhận xét, đánh giá. Checklist là một bảng danh
sách các tiêu chí mà người học cần đạt. Một bảng checklist thường có hai cột: cột
thứ nhất là danh mục các tiêu chí, các đặc điểm và cột thứ hai dùng để đánh dấu đạt/
không đạt; nên/không nên,…Checklist phù hợp với đối tượng HS TH vì NL tự đánh
giá của HS đang trong giai đoạn hình thành và PT. Không chỉ hữu ích trong việc
giúp HS tự nhận xét, đánh giá, checklist cũng giúp cho việc đánh giá đồng đẳng
(đánh giá ngang hàng – peer assessment) của HS có cơ sở và rõ ràng hơn. Checklist
giúp HS có căn cứ để việc nhận xét, đánh giá được tường minh, có cơ sở để tự nhận
xét, đánh giá về những điều đạt được cũng như hạn chế của bản thân.
Trong dạy học viết VB ở TH, checklist - Phiếu tự nhận xét, đánh giá chứa nội
dung về các yêu cầu cần đạt (các tiêu chí) đối với một bài văn và được đơn giản hóa
để phù hợp với khả năng của từng lứa tuổi HS. Mặc dù có sự khác biệt về mức độ
đơn giản hay phức tạp của các tiêu chí nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu về nội dung
và hình thức của một VB, bao gồm yếu tố như: kiểu loại, cấu trúc, nội dung, tình
cảm/ thái độ của người viết, tính mạch lạc, cách diễn đạt, dùng từ và lỗi chính tả.
Ngoài hai cột cơ bản của Phiếu tự nhận xét, đánh giá, luận án đề xuất thêm cột “Ý
kiến của em” để học sinh có thể viết những nhận xét, suy nghĩ của bản thân. Phiếu
này phù hợp với HS lớp 3,4,5; với PH lớp 2 thì loại bỏ các tiêu chí số 1, 4, 6.
Bảng 3.1. Phiếu tự nhận xét, đánh giá
STT Các tiêu chí Đánh dấu (x) Ý kiến của em
1 Bài văn đúng kiểu loại đề bài yêu cầu.
Bài văn có đầy đủ 03 phần: mở bài, thân bài và
2
kết luận.
3 Bài văn có nội dung đúng yêu cầu đề bài.
Các đoạn trong bài văn có nói về cùng một đối
4
tượng/vấn đề.
Bài văn có nêu lên tình cảm, thái độ của em (hoặc
5
của bạn) đối với đối tượng/vấn đề đề bài yêu cầu.
Bài văn có sử dụng nhân hóa, so sánh (dùng cho
6
học sinh từ học kì 2, lớp 3 trở lên).
7 Bài văn sử dụng từ ngữ đúng và hay.
8 Bài văn không có lỗi chính tả.
9 Bài văn không có câu văn khó hiểu.
10 Bài văn được viết rõ ràng và cẩn thận.
113

Tổ chức học sinh sử dụng phiếu tự nhận xét, đánh giá thông qua hai hoạt động:
- Hoạt động cá nhân: HS đọc bài viết cá nhân, soi chiếu vào phiếu tự nhận xét,
đánh giá và đánh dấu (x) vào các tiêu chí đã thể hiện trong bài. HS có thể viết những
nhận xét, băn khoăn vào cột “Ý kiến của em” để làm rõ hơn suy nghĩ của bản thân.
- Chỉnh sửa cho nhau: HS trao đổi bài viết và phiếu tự nhận xét, đánh giá
của bản thân với bạn, theo hình thức nhóm đôi. GV có thể chọn nhóm theo cùng
khả năng hoặc kết hợp ngẫu nhiên, luôn thay đổi bạn trao đổi trong quá trình học
viết VB để HS được tương tác nhiều bạn. HS đọc và đánh dấu (x) vào phiếu của bạn
mình, trao đổi với bạn về việc nhận xét, đánh giá.
Sử dụng Checklisct – phiếu tự nhận xét, đánh giá trong dạy học viết VB để hình
thành NL tự nhận xét, đánh giá bài văn cho HS. Dạy học theo định hướng PT NL thì HS
là chủ thể của quá trình học tập, bao gồm cả NL tự đánh giá. Với vai trò chủ thể, HS cần
được tham gia vào quá trình thiết lập các tiêu chí đánh giá và dần từng bước tiến đến khả
năng tự thiết lập một phiếu tự nhận xét, đánh giá. GV tương tác, hướng dẫn HS thiết lập
phiếu tự nhận xét, đánh giá cùng lúc với học viết VB, vừa học tạo lập VB, đồng thời học
cách thiết lập phiếu tự nhận xét, đánh giá. Giai đoạn đầu, phiếu có tiêu chí đơn giản phù
hợp yêu cầu từng lớp học. Các yếu tố sẽ được bổ sung và nâng cao dần theo yêu cầu về
khả năng viết VB của HS đã được quy định. Song song đó, GV cũng chuyển dần sang tổ
chức HS tương tác với nhau để thiết lập phiếu, HS thực hiện độc lập việc thiết lập phiếu.
Quá trình này có 03 giai đoạn như sau:
1. GV tương 2. HS tương 3. HS thực hiện độc
tác với HS tác với HS. lập – tương tác với
các bạn để chỉnh sửa.

Sơ đồ 3.1. Quá trình hình thành năng lực tự nhận xét, đánh giá bài văn
- Giai đoạn 1: GV tương tác với HS để thiết lập các tiêu chí nhận xét, đánh giá.
• Từ những bài làm văn đầu tiên, GV tương tác với HS xây dựng các tiêu
chí để nhận xét, đánh giá bài văn. GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại và
luyện tập theo mẫu (GV làm mẫu hành vi) là chủ đạo cho việc hướng dẫn.Trong lúc
hướng dẫn HS phân tích đề bài và nội dung bài văn, GV cùng HS đưa ra những tiêu
chí mà bài văn cần đạt. Đồng thời, GV viết bảng hoặc đánh máy hiện trên bảng
chiếu những tiêu chí này để HS biết: đây chính là những điều cần được thể hiện
trong bài văn.
• Tiếp đến, GV không đưa ra các tiêu chí để nhận xét, đánh giá bài văn. Thay
114

vào đó, GV gợi mở để HS đề xuất các tiêu chí. GV có thể thực hiện việc này bằng
phương pháp đàm thoại hoặc thảo luận nhóm với những yêu cầu, hướng dẫn rõ ràng.
Vấn đề này hoàn toàn khả thi vì HS đã được nhận biết và thực hiện nhận xét, đánh giá
bài văn theo một bảng tiêu chí thông qua các bài học trước. Trong quá trình thực hiện,
nếu GV nhận thấy HS không thể đưa ra các tiêu chí thì GV có thể chia nhỏ câu hỏi, gợi
mở vài tiêu chí đầu tiên để khơi gợi kinh nghiệm của người học.
- Giai đoạn 2: Tổ chức HS tương tác với HS
Sau giai đoạn 1, GV giảm dần sự hướng dẫn. GV tổ chức các HĐ như làm
việc theo nhóm chỉ định (chia nhóm theo khả năng), nhóm ngẫu nhiên,… để HS
thảo luận đưa ra các tiêu chí và tiến hành nhận xét, đánh giá bài văn theo nhóm. HS
có thể đưa ra các tiêu chí không giống nhau hoàn toàn ở các nhóm. GV tuỳ thuộc
kết quả làm việc của mỗi nhóm để hướng dẫn bổ sung các tiêu chí. Các em được
yêu cầu thảo luận và sắp xếp các tiêu chí thành một hệ thống logic. GV có thể sử
dụng phiếu bài tập với những câu hỏi gợi mở cho những trường hợp nhóm HS
không thể tự thảo luận và đưa ra các tiêu chí.
- Giai đoạn 3: HS thực hiện độc lập – tương tác với các bạn để chỉnh sửa.
Sau giai đoạn 2, HS đã hiểu và biết cách thiết lập phiếu tự nhận xét, đánh
giá, GV chuyển sang giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, GV tổ chức HS làm việc độc lập
– chia sẻ, trao đổi theo nhóm để thống nhất. GV tổ chức HĐ trao đổi cả lớp để
thống nhất lần nữa về nội dung và thứ tự các tiêu chí.
Dạy học theo định hướng PT NL mang tính cá thể hóa, HS có thể học theo tốc
độ và khả năng của riêng họ. Do đó, quá trình 03 giai đoạn hình thành NL tự lập phiếu
nhận xét, đánh giá không đồng nhất giữa các HS trong một lớp, không nhất thiết tất cả
HS phải theo cùng một tiến độ. GV có thể chia nhóm HS theo trình độ để thực hiện các
giai đoạn (thực hiện kĩ thuật dạy học scaffolding) . Ví dụ, HS khá – giỏi sang giai đoạn
2 nhưng HS trung bình vẫn ở giai đoạn 1; khi HS trung bình tiến bộ hơn thì chuyển
sang giai đoạn 2. Bên cạnh đó, đây là cũng là một quá trình linh hoạt, nếu HS đã
chuyển sang giai đoạn sau thì vẫn có thể quay lại giai đoạn trước đó. Đặc biệt, trong
trường hợp nội dung viết VB được nâng cao hơn so với trước đó hoặc khả năng của HS
giảm đi cần được củng cố lại.
3.2.4. Đánh giá năng lực viết văn bản của học sinh
Đánh giá NL viết VB của HS TH là việc GV sử dụng các công cụ đánh giá để
thu thập các bài viết, ghi nhận thái độ, kĩ năng của HS trong một khoảng thời gian và
đưa ra các nhận định, các khuyến nghị cho việc học trong giai đoạn tiếp theo.
3.2.4.1. Nguyên tắc đánh giá
- Đảm bảo tính toàn diện: Để đánh giá được chuẩn xác, thể hiện được quá
115

trình học tập của HS thì cần sự kết hợp các hình thức, công cụ đánh giá; kết hợp
giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết quả. Các tiêu chí được đề xuất để đánh giá
phải đảm bảo giúp GV có thể đánh giá toàn diện HS về mọi mặt, phù hợp với những
tình huống thực tế khi HS thực hiện một nhiệm vụ.
- Đảm bảo tính khách quan: nội dung và kết quả đánh giá phải phản ánh
chân thật tiến trình cũng như kết quả học tập; mang lại ý nghĩa thật sự cho vấn đề
phát triển việc học và nhân cách của HS. Kết quả đánh giá chuẩn xác góp phần tạo
niềm tin ở HS về những kết luận, nhận xét nhận được. Từ đó, HS có động cơ học
tập, sự tự tin cho giai đoạn học tập tiếp theo.
- Đảm bảo độ tin cậy: đánh giá kết quả học tập cần được thực hiện công khai,
công bằng, khách quan để đảm bảo độ tin cậy của việc đánh giá. GV công khai việc
đánh giá với các yếu tố như: thời gian, hình thức, nội dung, thang đo, tiêu chí được
sử dụng; hình thức và nội dung đánh giá nằm trong khả năng thực hiện của HS; nội
dung đánh giá cần thể hiện một cách bao quát các nội dung trọng tâm và tạo điều
kiện cho HS thể hiện tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Đảm bảo tính hệ thống: các tiêu chí đánh giá cần được sắp xếp trong một hệ
thống tạo điều kiện cho việc đánh giá và tự đánh giá được khoa học và tường minh.
- Đảm bảo tính phát triển: đánh giá nhất thiết góp phần nâng cao khả năng
nhận biết việc học tập của học sinh. HS có cơ sở để tự nhận xét, đánh giá về tiến
trình học tập đã qua và có kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. GV có cơ sở tin cậy để
dự đoán về khả năng của HS trong tương lai.
3.2.4.2. Các công cụ đánh giá
Để đánh giá kết quả học tập được chuẩn xác, người đánh giá thường dựa vào
một chuẩn đào tạo được quy định để lựa chọn nội dung và công cụ đánh giá. CT
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 yêu cầu: “Đánh giá HĐ viết: Tập trung vào
yêu cầu HS tạo lập các kiểu VB: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,
nhật dụng. Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội
dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình
bày” [17, tr. 86]. Đánh giá NL viết không chỉ dựa vào bài văn mà còn xem xét quá
trình học viết VB của HS. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chọn 02 công cụ
đánh giá: hồ sơ học tập và thiết lập rubric để đánh giá.
(i) Đánh giá qua hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập: tập hợp những bài kiểm tra (đã được người học tự đánh giá và
người dạy đánh giá), những sản phẩm từ các HĐ giáo dục liên quan đến môn học
cần đánh giá. Hồ sơ học tập được lưu giữ trong quá trình học tập để người học nhận
thức về tiến trình học tập và có những kế hoạch cho việc học của cá nhân. Hồ sơ
116

học tập cũng là một cơ sở để người dạy ghi nhận tiến trình học tập và đưa ra những
nhận định về năng lực của người học theo định kỳ hoặc cuối khoá. Đánh giá thông
qua hồ sơ học tập giúp GV và HS có cơ sở nhìn nhận quá trình học tập với những
ưu điểm, hạn chế, sự tiến và giảm của HS. GV không chỉ thu thập được các sản
phẩm học tập mà còn thu thập các phản hồi của HS về việc học của chính họ. Việc
thu thập các dữ liệu đem đến cho GV cơ sở để đưa ra những nhận định, nhận xét về
tính sáng tạo, tính độc lập của HS. Từ đó, giáo viên có thể có những kế hoạch, biện
pháp bồi dưỡng NL tự học cho HS.
Trong dạy học viết VB, hồ sơ học tập được thiết lập nhằm lưu lại các bài viết
trong một giai đoạn học tập (một học kì hay cả năm học). Hồ sơ học tập có thể
được thiết kế theo từng tuần ứng với các bài dạy. Trong mỗi bài dạy, hồ sơ học tập
thiết kế phần trình bày sản phẩm của các hoạt động, như: bài viết kết nối với đọc,
nội dung thảo luận, ý kiến bạn bè, người thân,…
Bảng 3.2. Cấu trúc hồ sơ học tập trong học viết văn bản

Tuần____: Tên bài làm văn

Trước khi học tiết Tập làm văn: bài viết kết nối với đọc, tham gia
một hoạt động trải nghiệm, những điều thảo luận với bạn bè,…

Trong khi học tiết Tập làm văn: bài văn của học sinh

Sau khi học tiết Tập làm văn: viết những phản hồi của người đọc
như bạn bè, người trong gia đình; phản hồi suy nghĩ, cảm nhận của
cá nhân sau khi đọc một bài viết của bạn;…

Nhận xét, đánh giá của cá nhân, bạn bè về bài văn

Sau mỗi tuần, GV tổ chức HS xem lại quá trình thực hiện các bài viết của mình,
bao gồm những tuần trước đó. Dạy học theo định hướng PT NL là xem xét việc hình
117

thành và tiến triển theo quá trình. Vì vậy, khi cho học sinh xem lại và tự đưa ra những
nhận xét về hồ sơ học tập là giúp cho HS có cơ hội và thói quen xem xét lại công việc
của mình, nhìn nhận những việc làm được, chưa làm được, sự tiến bộ,…
Đánh giá NL viết VB của HS TH thông qua hồ sơ học tập là cách đánh giá
định tính. GV xem xét sản phẩm của HS trong một quá trình, kết hợp với đánh giá
kiểm tra định kì để có những nhận xét và những khuyến nghị cho HS. GV cũng cần
thiết lập một bảng tiêu chí để cho việc nhận xét, đánh giá hồ sơ học tập được tường
minh và có tính thuyết phục.
Bảng 3.3. Tiêu chí nhận xét, đánh giá thông qua hồ sơ học tập
Các mức độ
Các tiêu chí Trung Chưa
Tốt Khá
bình tốt
1. Đầy đủ các bài viết
2. Các bài viết được hoàn thành đầy đủ
3. Các bài viết có nội dung đúng yêu cầu
4. Các bài viết có cấu trúc/ kiểu loại đúng yêu cầu
5. Có sự tiến bộ về cách liên kết các đoạn
6. Có sự tiến bộ về cách viết câu
7. Có sự tiến bộ về cách dùng từ
8. Có sự tiến bộ về chính tả

(ii) Đánh giá kết quả học tập bằng rubric (Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn)
Rubric được gọi bằng nhiều tên khác nhau: bảng tiêu chí đánh giá, bảng/
phiếu chấm điểm,… Trong luận án, chúng tôi gọi là Phiếu nhận xét, đánh giá bài
văn. Rubric được trình bày như một ma trận thể hiện các tiêu chí, mức độ đạt được
các tiêu chí nhằm đo mức độ thành công của một HĐ, sản phẩm, dự án hay quá
trình học tập. Bằng cách sử dụng rubric, việc nhận xét, đánh giá của GV sẽ tường
minh, có mục đích, có hệ thống. Đối với việc đánh giá bài văn của HS TH, rubric là
một bảng tiêu chí và các mức độ thể hiện các yêu cầu cần đạt đối với bài văn. GV
dựa vào các yêu cầu cần đạt để thiết lập rubric – phiếu nhận xét, đánh giá bài văn.
Tùy thuộc yêu cầu cần đạt của từng khối lớp, từng kiểu loại, giáo viên thiết lập các
tiêu chí và các mức độ đánh giá phù hợp. Nhìn chung, nhận xét, đánh giá một bài
văn có các tiêu chí và mức độ được trình ở bảng 3.4
118

Bảng 3.4. Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn


CÁC TIÊU CHÍ CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba Cấu trúc ba Cấu trúc ba Cấu trúc đủ Cấu trúc
phần: mở bài, phần được phần được ba phần. không đủ ba
thân bài và kết trình bày cân trình bày rõ phần.
luận. đối, hợp lí. ràng.
Các câu diễn Có 01 đến 02 Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi
đạt rõ ràng và lỗi diễn đạt về lỗi diễn đạt về trở lên: diễn
2. Viết câu đúng ngữ câu hoặc có 01 câu hoặc có đạt câu chưa
pháp. đến 02 câu 03 đến 04 câu rõ, chưa đúng
chưa đúng ngữ chưa đúng ngữ pháp.
pháp. ngữ pháp.
3. Sử dụng dấu Sử dụng dấu Có 01 đến 02 Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi sử
câu. câu phù hợp, lỗi sử dụng lỗi sử dụng dụng dấu câu.
không có lỗi. dấu câu. dấu câu.
4. Viết hoa đầu Không có lỗi. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 từ 03 lỗi trở
câu và tên riêng. lỗi. lên.
5. Chính tả. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 Từ 03 đến 04 Từ 05 lỗi trở
lỗi. lỗi. lên.
Rõ ràng, đẹp, Rõ ràng, đẹp, Chữ viết rõ Chữ viết chưa
6. Chữ viết. trình bày trình bày sạch. ràng, trình rõ ràng, trình
sạch. bày sạch. bày chưa được
sạch.
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Viết đúng nội Viết đúng nội Viết đúng nội Viết chưa thể
dung được dung được yêu dung được hiện rõ nét nội
yêu cầu, có cầu, có các chi yêu cầu, có dung được yêu
7. Nội dung các chi tiết tiết hay; thể thể hiện tình cầu; chưa thể
hay, mới lạ; hiện được tình cảm, thái độ hiện được tình
thể hiện được cảm, thái độ của bản thân. cảm, thái độ
quan điểm, của bản thân. của bản thân.
tình cảm, thái
độ của bản
thân.
119

8. Kiểu loại văn Viết đúng, rõ Viết đúng, rõ Viết đúng. Viết chưa thể
bản được yêu cầu. nét. nét. hiện được.
Giới thiệu Giới thiệu Giới thiệu Chưa giới
9. Mở bài/ mở được vấn đề được vấn đề được vấn đề thiệu rõ nét
đoạn viết, hay, hấp viết hay và viết. vấn đề viết.
dẫn và mới lạ. hấp dẫn.
Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Không sử
cảnh bài viết; cảnh bài viết; cảnh bài viết; dụng được các
các từ, cụm các từ, cụm từ các từ, cụm từ, cụm từ để
10. Từ ngữ từ sử dụng sử dụng hợp lí từ sử dụng liên kết đoạn,
hợp lí để tạo để tạo liên kết hợp lí để tạo vẫn còn nhiều
liên kết câu, câu, liên kết liên kết câu, lỗi dùng từ
liên kết đoạn. đoạn; vẫn còn liên kết đoạn; không phù
01 đến 02 lỗi vẫn còn 03 hợp ngữ cảnh.
sử dụng chưa đến 04 lỗi sử
hợp lí. dụng chưa
hợp lí.
Được sắp xếp Được sắp xếp Được sắp xếp Sắp xếp chưa
theo một theo một trình theo một được hợp lí,
trình tự hợp tự hợp lí, có trình tự hợp các ý tưởng
11. Sự kiện/ ý lí, có sự kết sự kết nối nội lí, có sự kết trình bày còn
tưởng nối nội dung dung giữa các nối nội dung lộn xộn.
giữa các ý ý trong đoạn, giữa các ý
trong đoạn, các đoạn trong trong đoạn,
các đoạn bài; có ý các đoạn
trong bài; có tưởng/ chi tiết trong bài.
nhiều ý thú vị.
tưởng/ chi
tiết thú vị.
Viết hay, sâu Viết hay, Nêu được kết Chưa nêu
sắc, mạch lạc mạch lạc kết luận, nhận được rõ ràng,
12. Kết bài/ kết luận, luận, nhận xét, xét, cảm mạch lạc kết
kết đoạn nhận xét, cảm nghĩ, ý nghĩ, ý kiến luận, nhận xét,
cảm nghĩ, ý kiến bản thân bản thân về cảm nghĩ, ý
kiến bản thân về nội dung đã nội dung đã kiến bản thân
về nội dung viết. viết. về nội dung đã
đã viết. viết.
120

Ví dụ: Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn cho đề bài “Kể một câu chuyện đã
được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu” (SGK, Tiếng Việt 4,
tập 2, tr.124).
Bảng 3.5. Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn kể chuyện
CÁC MỨC ĐỘ
CÁC TIÊU CHÍ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba Cấu trúc ba Cấu trúc ba Cấu trúc đủ ba Cấu trúc
phần: mở bài, phần được phần được trình phần. không đủ ba
thân bài và kết trình bày cân bày rõ ràng. phần.
luận. đối, hợp lí.
Các câu diễn Có 01 đến 02 Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi
đạt rõ ràng và lỗi diễn đạt về lỗi diễn đạt về trở lên: diễn
2. Viết câu đúng ngữ câu hoặc có 01 câu hoặc có đạt câu chưa
pháp. đến 02 câu 03 đến 04 câu rõ, chưa
chưa đúng ngữ chưa đúng đúng ngữ
pháp. ngữ pháp. pháp.
3. Sử dụng dấu Sử dụng dấu Có 01 đến 02 Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi
câu. câu phù hợp, lỗi sử dụng dấu lỗi sử dụng sử dụng dấu
không có lỗi. câu. dấu câu. câu.
4. Viết hoa đầu Không có lỗi. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 từ 03 lỗi trở
câu và tên riêng. lỗi. lên.
5. Chính tả. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 Từ 03 đến 04 Từ 05 lỗi trở
lỗi. lỗi. lên.
Rõ ràng, đẹp, Rõ ràng, đẹp, Chữ viết rõ Chữ viết
trình bày sạch. trình bày sạch. ràng, trình bày chưa rõ ràng,
6. Chữ viết. sạch. trình bày
chưa được
sạch.
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Viết đúng nội Viết đúng nội Viết đúng nội Viết chưa
dung về lòng dung về lòng dung về lòng đúng nội
nhân hậu, câu nhân hậu, câu nhân hậu. dung về lòng
121

chuyện hấp chuyện hấp Nêu được nhân hậu.


dẫn. dẫn. nhưng chưa Chưa nêu
Nêu một cách Nêu được ý sâu sắc ý được ý nghĩa
7. Nội dung sâu sắc ý nghĩa của lòng nghĩa của lòng của lòng
nghĩa của lòng nhân hậu trong nhân hậu nhân hậu
nhân hậu cuộc sống; bài trong cuộc trong cuộc
trong cuộc học của bản sống; bài học sống; bài học
sống; bài học thân. của bản thân. của bản thân.
của bản thân.
8. Kiểu loại văn Viết đúng, rõ Viết đúng, rõ Viết đúng Viết chưa thể
bản được yêu nét kiểu bài nét kiểu bài văn kiểu bài văn hiện được
cầu. văn kể kể chuyện. kể chuyện. kiểu bài văn
chuyện. kể chuyện.
9. Mở bài/ mở Mở bài gián Mở bài gián Mở bài trực Mở bài chưa
đoạn tiếp, hay và tiếp. tiếp. giới thiệu
hấp dẫn. được nội
dung.
Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Không sử
cảnh bài viết; cảnh bài viết; cảnh bài viết; dụng được
các từ, cụm từ các từ, cụm từ các từ, cụm từ các từ, cụm
10. Từ ngữ sử dụng hợp lí sử dụng hợp lí sử dụng hợp lí từ để liên kết
để tạo liên kết để tạo liên kết để tạo liên kết đoạn, vẫn
câu, liên kết câu, liên kết câu, liên kết còn nhiều lỗi
đoạn. đoạn; vẫn còn đoạn; vẫn còn dùng từ
01 đến 02 lỗi 03 đến 04 lỗi không phù
sử dụng chưa sử dụng chưa hợp ngữ
hợp lí. hợp lí. cảnh.
Kể được diễn Kể được diễn Kể được diễn Kể không
biến truyện biến truyện biến truyện theo trình tự
theo trình tự theo trình tự theo trình tự hợp lí; chưa
hợp lí; đầy đủ hợp lí; đầy đủ hợp lí; nhưng đầy đủ các
các chi tiết các chi tiết chưa đủ các chi tiết quan
quan trọng. quan trọng. chi tiết quan trọng; chưa
11. Sự kiện/ ý Kể được các Đan xen kể có trọng. biết cách đan
122

tưởng chi tiết cụ thể tả, có hiện suy Đan xen kể có xen tả, thể
của truyện. nghĩ, thái độ. thể hiện suy hiện suy
Đan xen kể có nghĩ, thái độ. nghĩ, thái độ.
tả, có thể hiện
suy nghĩ, thái
độ.
Kết bài mở Kết bài mở Kết bài không Kết bài
rộng, sâu sắc; rộng; có liên mở rộng; có không mở
có liên kết với kết nội dung liên kết nội rộng; mối
12. Kết bài/ kết nội dung thân thân bài; nêu dung thân bài. liên kết với
đoạn bài; nêu được được kết luận, nội dung
kết luận, nhận nhận xét, cảm thân bài chưa
xét, cảm nghĩ, nghĩ, ý kiến rõ nét.
ý kiến bản bản thân về
thân về lòng lòng nhân hậu.
nhân hậu.

Ví dụ: Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn “Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa,
chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng,
nương rẫy)”. (SGV, Tiếng Việt 5, tập 1, tr.44).
Bảng 3.6. Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn tả cảnh
CÁC TIÊU CHÍ CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1.Cấu trúc ba phần: Cấu trúc ba Cấu trúc ba Cấu trúc đủ Cấu trúc
mở bài, thân bài và phần được phần được trình ba phần. không đủ ba
kết luận. trình bày cân bày rõ ràng. phần.
đối, hợp lí.
Các câu diễn Có 01 đến 02 Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi
đạt rõ ràng và lỗi diễn đạt về lỗi diễn đạt trở lên: diễn
2. Viết câu đúng ngữ câu hoặc có 01 về câu hoặc đạt câu chưa
pháp. đến 02 câu chưa có 03 đến 04 rõ, chưa đúng
đúng ngữ pháp. câu chưa ngữ pháp.
đúng ngữ
123

pháp.
3. Sử dụng dấu câu. Sử dụng dấu Có 01 đến 02 Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi sử
câu phù hợp, lỗi sử dụng dấu lỗi sử dụng dụng dấu câu.
không có lỗi. câu. dấu câu.
4. Viết hoa đầu câu Không có lỗi. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 từ 03 lỗi trở
và tên riêng. lỗi. lên.
5. Chính tả. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 Từ 03 đến 04 Từ 05 lỗi trở
lỗi. lỗi. lên.
Rõ ràng, đẹp, Rõ ràng, đẹp, Chữ viết rõ Chữ viết chưa
trình bày trình bày sạch. ràng, trình rõ ràng, trình
6. Chữ viết. sạch. bày sạch. bày chưa được
sạch.
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Viết đúng nội Viết đúng nội Viết đúng nội Viết chưa
dung tả cảnh. dung tả cảnh. dung tả cảnh. chính xác nội
Nêu được Nêu được Nêu được nét dung tả cảnh.
những nét những nét chính chính của Chưa nêu
đặc sắc/ sự nhưng chưa tả cảnh được tả. được những
7. Nội dung thay đổi cảnh được sự đặc sắc Thể hiện nét chính, đặc
sắc theo trình của cảnh; nêu được nhưng sắc của cảnh
tự thời gian. sự thay đổi chưa sâu sắc được tả.
Thể hiện cảnh sắc theo tình cảm, thái Chưa thể hiện
được tình trình tự thời độ của bản rõ nét tình
cảm, thái độ gian. thân đối với cảm, thái độ
của bản thân Thể hiện được cảnh được tả của bản thân
với cảnh tình cảm, thái và ý nghĩa đối với cảnh
được tả; ý độ của bản thân của cảnh đối được tả.
nghĩa, điều với cảnh được với bản thân,
hữu ích của tả; ý nghĩa, điều cộng đồng.
cảnh được tả hữu ích của
đối với bản cảnh được tả
thân/ cộng đối với bản
đồng. thân/ cộng
đồng.
124

Viết đúng, rõ Viết đúng, rõ Viết đúng Viết chưa thể


8. Kiểu loại văn bản nét kiểu bài nét kiểu bài văn kiểu bài văn hiện được kiểu
được yêu cầu. văn tả cảnh. tả cảnh. tả cảnh bài văn tả
cảnh.
Mở bài gián Mở bài gián Mở bài trực Mở bài chưa
tiếp, giới tiếp, giới thiệu tiếp, giới giới thiệu
9. Mở bài/ mở đoạn thiệu hay, đúng về cảnh tả thiệu đúng về được cảnh cần
hấp dẫn về cảnh tả. tả.
cảnh tả.
Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Không sử
cảnh bài viết; cảnh bài viết; cảnh bài viết; dụng được các
các từ, cụm các từ, cụm từ các từ, cụm từ, cụm từ để
10. Từ ngữ từ sử dụng sử dụng hợp lí từ sử dụng liên kết đoạn,
hợp lí để tạo để tạo liên kết hợp lí để tạo vẫn còn nhiều
liên kết câu, câu, liên kết liên kết câu, lỗi dùng từ
liên kết đoạn. đoạn; vẫn còn liên kết đoạn; không phù
01 đến 02 lỗi sử vẫn còn 03 hợp ngữ cảnh.
dụng chưa hợp đến 04 lỗi sử
lí. dụng chưa
hợp lí.
Tả được Tả được những Tả được Chưa nêu
những nét nét chính, đặc những nét được các nét
chính, đặc sắc của cảnh; chính của chính, cho tiết
sắc của cảnh; nêu được những cảnh nhưng nổi bật của
nêu được chi tiết minh chưa nêu cảnh tả.
những chi tiết họa cho nét được rõ nét Sắp xếp các
nổi bật minh chính. các chi tiết chi tiết chưa
họa cho nét Sắp xếp các chi minh họa cho theo trình tự,
chính. tiết theo trình tự nét chính. còn lộn xộn.
11. Sự kiện/ ý tưởng Sắp xếp các thời gian hoặc Sắp xếp các Chưa biết cách
chi tiết theo không gian. chi tiết chưa thể hiện tình
trình tự thời Đan xen trong thật logic. cảm, thái độ
gian hoặc tả có kể, có thể Đan xen trong bài viết.
không gian. hiện tình cảm, trong tả có
125

Đan xen thái độ của bản kể, có thể


trong tả có thân. hiện tình
kể, có thể cảm, thái độ
hiện tình nhưng chưa
cảm, thái độ hay.
của bản thân.
Kết bài mở Kết bài mở Kết bài Kết bài không
rộng, sâu sắc; rộng; có liên không mở mở rộng; mối
có liên kết kết với nội rộng; có liên liên kết với
với nội dung dung thân bài; kết nội dung nội dung thân
thân bài; nêu nêu được ný thân bài. bài chưa rõ
được ý nghĩa nghĩa của cảnh nét.
của cảnh đối đối với bản
12. Kết bài/ kết với bản thân/ thân/ cộng
đoạn cộng đồng; đồng; nêu được
nêu được nhận xét, cảm
nhận xét, cảm nghĩ, ý kiến
nghĩ, ý kiến bản thân về
bản thân về cảnh tả.
cảnh tả.

Tiểu kết chương 3


Trong chương này luận án đề xuất bốn biện pháp cho việc dạy học viết VB theo
định hướng PT NL. Mỗi biện pháp có ý nghĩa và tác dụng riêng đối với cả quá trình
dạy học làm văn. Biện pháp Tạo động lực viết tác động tâm lý nhằm làm cho HS có
động cơ, niềm vui thích học tập. Biện pháp Kết nối dạy viết với dạy đọc có tác dụng kết
nối các kiến thức ngôn ngữ về từ, về câu, kết nối cách tổ chức văn bản, nội dung sẽ viết
và ý thức về người đọc. Sự kết nối này có tác dụng chuẩn bị cho HS có nền tảng vững
chắc để có thể tạo lập văn tốt. Biện pháp Tổ chức dạy học viết VB theo tiến trình đề
xuất các phương pháp/ kĩ thuật dạy học theo một quá trình tạo lập VB, hướng đến việc
hình thành cho HS tính độc lập, chủ động thực hiện các kĩ năng làm văn như tìm ý, sắp
xếp ý, chỉnh sửa VB,…Biện pháp Đánh giá NL viết văn bản của HS đề xuất các công
cụ đánh giá năng lực tạo lập VB của học sinh là hồ sơ học tập và phiếu nhận xét, đánh
giá bài văn. Hai công cụ này là cơ sở để HS và GV nhìn lại toàn bộ quá trình và kết quả
126

học tập, giúp cho việc đánh giá được tường minh và tin cậy.
Các biện pháp nên được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu khi HS bắt đầu học viết
VB. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng từng khối lớp, GV lựa chọn các kĩ thuật triển khai
và xem trọng/ lược bớt/ gia giảm độ khó với từng biện pháp cho phù hợp với HS. Biện
pháp tạo động lực viết và kết nối dạy viết với HĐ đọc có thể thực hiện ở tất cả các khối
lớp. Biện pháp tổ chức dạy học viết VB theo tiến trình thì không thể giống nhau ở tất cả
khối lớp. Lớp 1, có thể không cần thực hiện HĐ viết tự do, sơ đồ hóa các ý, viết phác
thảo vì theo yêu cầu cần cần đạt từ CT Ngữ văn 2018, bài viết của HS lớp 1 chỉ từ một
đến hai câu. Thay vào đó, GV có thể tổ chức thật kĩ HĐ trao đổi trong nhóm nhằm
giúp HS xác định tốt nội dung viết. Lớp 1 cũng chưa cần thiết để HS sử dụng phiếu
nhận xét, đánh giá (checklist); lớp 2 thì lược bớt một số tiêu chí (đã nêu) nhưng GV
vẫn đưa các tiêu chí nhận xét, đánh giá (phù hợp yêu cầu cần đạt của khối lớp) để HS
có cơ sở thực hiện và bước đầu hình thành kĩ năng tự nhận xét, đánh giá bài văn. HS
lớp 3, lớp 4, lớp 5 đã có thể thực hiện các biện pháp luận án đề xuất.
Tuy được trình bày riêng biệt nhưng các biện pháp có sự giao thoa và tương
hỗ với nhau. Để tạo động lực viết có thể sử dụng, trực quan, trò chơi,… kết hợp với
tìm ý. Để tìm ý, viết tự do có hiệu quả cần kết hợp sử dụng với sử dụng sơ đồ hóa
các ý. Trong mỗi biện pháp có các phương pháp/ kĩ thuật dạy học, tùy thuộc vào nội
dung và đối tượng HS, GV có sự lựa chọn phù hợp. GV cũng chủ động với cách tổ
chức và thời gian khi thực hiện một biện pháp. Ví dụ, khi tổ chức học sinh tìm ý,
đối với học sinh đầu năm lớp 2, có những em nhút nhát, không dám đưa ra ý của
mình thì GV có thể tổ chức làm việc nhóm, các em giỏi, tự tin nói trước. Sau đó,
GV khuyến khích, động viên HS nhút nhát nói ý của mình. Sau một thời gian, khi
HS cả lớp đã thực hiện tốt HĐ này, GV có thể để HS chủ động tìm ý và bỏ qua
bước chia sẻ trong nhóm. GV dạy lớp 4 có thể dành thời gian nhiều hơn cho HĐ
nhận xét, sửa chữa. Vì bài viết của HS trong giai đoạn này đã phức tạp hơn, nhiều
đoạn văn hơn nên đòi hỏi sự chặt chẽ về liên kết nội dung lẫn hình thức.
Nếu các biện pháp được thực hiện tốt từ giai đoạn đầu của TH thì sang giai đoạn
thứ hai (lớp 4, 5), HS học làm văn sẽ dễ dàng hơn. Vì khi đó, kĩ năng thực hiện các thao
tác làm văn đã được tự động hóa, GV không cần thiết phải thiết lập kĩ năng lại từ đầu. Kĩ
năng, thái độ của HS cũng sẽ phát triển của niềm vui thích học và sự phức tạp dần của hệ
thống ý tưởng, cách sắp xếp, sự liên kết các ý và nhận xét, đánh giá.
127

Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. Mục đích thực nghiệm


- Luận án tiến hành TN nhằm xác định tính khả thi của các biện pháp mà
luận án đề xuất. Từ đó, chứng minh giả thuyết khoa học của luận án.
- TN còn nhằm mục đích đưa ra những nhận định, những khuyến nghị nhằm
giúp cho việc dạy và học viết VB ở TH được tốt hơn.
4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng tham gia TN là GV TH và HS lớp ba thuộc 03 trường TH:
- Trường TH Trần Hưng Đạo (THĐ), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh: Trường
thuộc địa bàn trung tâm quận 1 (cũng là trung tâm của thành phố), có bề dày về các
thành tích trong giáo dục. Trường được sự quan tâm của phụ huynh trong các hoạt
động giáo dục. Phụ huynh thuộc nhiều thành phần khác nhau: cơ quan nhà nước,
nhân viên văn phòng, buôn bán,… Đây không phải là trường chuẩn quốc gia nên số
lượng HS trong một lớp nhiều hơn so với các trường chuẩn.
- Trường TH Võ Trường Toản (VTT), Quận 10, TP. Hồ Chí Minh: Trường
chuẩn quốc gia của quận 10, vì vậy số lượng HS/ lớp và điều kiện cơ sở vật chất là
một trong những điều kiện thuận lợi cho việc dạy học hơn so với các trường khác.
Thêm vào đó, đối tượng phụ huynh đa số là những người tri thức, làm việc ở các
công sở có sự quan tâm và ảnh hưởng đến việc học tập của con cái.
- Trường TH Kim Đồng (KĐ), Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh: Trường
thuộc địa bàn vùng ven của TP. Hồ Chí Minh. Đa số HS là các đối tượng nhập cư từ
các vùng miền rất nhiều nên đặc trưng lớp học là có nhiều nét văn hoá, giọng nói,
phong cách sống khác nhau. Phụ huynh thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Vì cuộc
mưu sinh, sự quan tâm đến việc học của con cái không bằng trường THĐ và đặc
biệt là trường VTT. Họ cũng ít có sự ảnh hưởng đến việc học của con cái.
Mỗi trường chọn 02 lớp, một lớp thực nghiệm (TN) và một lớp đối chứng (ĐC).
Trong đó, lớp TN sẽ dạy học theo kế hoạch bài dạy mà luận án đề xuất và lớp ĐC dạy
theo kế hoạch bài dạy của GV phụ trách lớp. HS của 02 lớp được chọn cùng trường có
sự đồng đều về nhiều mặt: đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, sự quan tâm từ phụ huynh; đầu
tư của nhà trường về thiết bị dạy học. Các GV tham gia thực nghiệm đều đạt trình độ
cử nhân và có kinh nghiệm dạy học lớp ba từ 04 năm trở lên.
128

Từ đây, luận án gọi tên các lớp tham gia quá trình thực nghiệm như sau:
- Lớp ĐC trường THĐ: trước TN là THĐ 1.1; sau TN là THĐ 1.2.
- Lớp TN trường THĐ: trước TN là THĐ 2.1; sau TN là THĐ 2.2.
- Lớp ĐC trường VTT: trước TN là VTT 1.1; sau TN là VTT 1.2.
- Lớp TN trường VTT: trước TN là VTT 2.1; sau TN là VTT 2.2.
- Lớp ĐC trường KĐ: trước TN là KĐ 1.1; sau TN là KĐ 1.2.
- Lớp TN trường KĐ: trước TN là KĐ 2.1; sau TN là KĐ 2.2.
Thời gian thực nghiệm: học kì 2, năm học 2017-2018.
4.3. Nội dung và phạm vi thực nghiệm
Luận án thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất và lấy chương trình Tập làm
văn 2006 làm ngữ liệu để thực hiện. Tuỳ nội dung dạy học và đối tượng HS, trong
mỗi kế hoạch dạy học sử dụng một số biện pháp phù hợp, không sử dụng tất cả và
chúng được sử dụng đan xen, phối hợp cùng nhau. Biện pháp Đánh giá NL viết VB
của HS được sử dụng để đánh giá bài văn cuối cùng của HS của quá trình TN. Luận
án có giới hạn nghiên cứu là viết VB sáng tạo. Vì vậy, luận án sẽ tập trung vào các
bài làm văn có yêu cầu học sinh tạo lập một VB theo hướng sáng tạo. Vì sự tích hợp
giữa các kĩ năng ngôn ngữ nên luận án cũng thiết kế bài dạy cho những bài tập làm
văn nói có cùng chủ đề với tập làm văn viết tuần kế tiếp. Nội dung cụ thể là các bài
tập làm văn viết lớp 3, học kì 2, bao gồm các bài:
Bảng 4.1. Các bài dạy tập làm văn thực nghiệm
Tuần Bài/tuần Mục đích sử dụng
22 Nói, viết về một người lao động trí óc Khảo sát trước khi TN
23 Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
25 Kể về lễ hội
26 Kể về một ngày hội Dạy TN
29 Viết về một trận thi đấu thể thao
31 Thảo luận về bảo vệ môi trường
32 Nói, viết về bảo vệ môi trường/ Đánh giá kết quả của TN
4.4. Nguyên tắc thực nghiệm
- Đảm bảo tính khách quan: luận án tôn trọng sự thể hiện việc dạy và học,
không can thiệp vào kết quả đạt được của quá trình TN.
- Đảm bảo tính khoa học: luận án được TN theo một quy trình chặt chẽ, đảm
bảo sự kết hợp hài hoà giữa lí luận (giải pháp luận án đề xuất) và thực tiễn.
- Đảm bảo tính hệ thống: luận án tuân thủ thứ tự các bài dạy làm văn viết lớp
129

3 trong CT hiện hành; đảm bảo sự kết hợp đồng bộ với các môn học và các hoạt
động giáo dục của trường tham gia TN.
Vì những biện pháp được thực hiện cùng lúc trong một bài dạy nên để việc
TN có hiệu quả, luận án đề xuất:
- Thời gian cho một tiết học có thể hơn 35 phút/ tiết. Những bài đầu có thể sẽ
cần nhiều thời gian nhưng càng về sau cần giảm dần để chứng minh HS đã quen với
cách dạy và kĩ năng thuần thục hơn.
- Thực hiện tập huấn cho GV thật kĩ; kế hoạch bài dạy là sự thảo luận và
thống nhất giữa nghiên cứu sinh và giáo viên dạy TN. Việc này được thực hiện trên
tinh thần tự nguyện và nỗ lực tham gia TN của giáo viên nhằm chứng minh các giải
pháp luận án đề xuất có tính khả thi với GV lẫn HS.
- Trong trường hợp một biện pháp khó thực hiện hoặc thực hiện nhưng
không hiệu quả luận án sẽ ngưng biện pháp đó lại để xem xét tính khả thi, nghiên
cứu các điều kiện cần có để giải pháp có thể khả dụng.
4.5. Tổ chức quá trình thực nghiệm
4.5.1. Quy trình thực nghiệm: thực hiện qua 03 giai đoạn.
(i) Giai đoạn 1: Chuẩn bị TN
- Lựa chọn địa bàn, đối tượng tham gia TN.
- Trao đổi với ban giám hiệu và giáo viên tham gia TN.
- Tập huấn cho giáo viên tham gia TN.
- Thảo luận và thống nhất kế hoạch bài dạy với giáo viên tham gia TN.
- Thảo luận và thống nhất cách thực hiện nội dung TN với GV tham gia TN.
Theo đó, nghiên cứu sinh sẽ biên soạn kế hoạch bài dạy như đã thống nhất; GV tổ
chức dạy học cho từng bài. Sau khi dạy, GV và nghiên cứu sinh sẽ thảo luận, rút
kinh nghiệm và thống nhất lại cách thực hiện cho bài dạy kế tiếp.
- Thảo luận và xác định tiêu chí đánh giá bài văn của học sinh sau TN.
(ii) Giai đoạn 2: Triển khai TN
- Khảo sát kiến thức, kĩ năng đối với việc học văn của HS.
- Tổ chức dạy- rút kinh nghiệm sau tiết dạy – đề xuất các phương án cho tiết
dạy kế tiếp của các bài học tập làm văn như đã thảo luận
(iii) Giai đoạn 3: Phân tích và đánh giá kết quả TN
- Mô tả hành vi, thái độ của HS đối với việc học viết văn bản.
- Mô tả và so sánh cách thể hiện NL viết VB của HS trước và sau TN; HS
lớp ĐC và lớp TN.
130

- Kết luận về kết quả TN.


4.5.2. Các công cụ sử dụng trong thực nghiệm
4.5.2.1. Kế hoạch bài dạy: được thiết kế dựa trên sự thảo luận giữa GV dạy
TN và nghiên cứu sinh. Mỗi thiết kế bài dạy theo quy trình chung nhưng có thể có
sự khác biệt về cách triển khai trong mỗi HĐ. Điều này phụ thuộc vào sự thể hiện
của HS trong tiết học trước. Mỗi kế hoạch bài dạy bao gồm ba phần chính:
Các phần chính Nội dung cụ thể
1. Trước khi học tiết tập làm văn
Mục đích: - Kết nối đọc - viết thông qua việc học
- Thực hiện việc kết nối đọc- viết; nghe sinh thực hiện một bài viết sau khi học
– viết, hoạt động trải nghiệm. tập đọc. Mỗi tuần sẽ chọn bài tập đọc có
- Tạo cho HS sự hứng thú, động cơ để nội dung sát với đề bài tập làm văn.
tìm hiểu vấn đề để viết, làm cho đề bài Thiết kế câu hỏi hoặc nhiệm vụ để HS
viết trong mối quan tâm của người học. thực hiện, theo hướng HS được thể hiện
- Rèn luyện cho HS khả năng tự tin suy nghĩ, quan điểm, sự hiểu biết của cá
diễn đạt ý kiến thông qua VB viết. nhân.
Hoạt động trước khi học tập làm văn - Kết nối nghe – viết: thực hiện tương
được thực hiện vào giờ học buổi chiều. tự kết nối đọc – viết nhưng dành cho
Với những bài tập làm văn nói có thể kết những bài tập làm văn được sách giáo
hợp với tiết sinh hoạt chủ nhiệm cùng khoa thiết kế hai tuần: 01 tuần tập làm
tuần. văn nói- 01 tuần tập làm văn viết và có
Tuỳ từng chủ đề viết, kế hoạch bài dạy cùng nội dung.
có một hoặc hơn một các bài tập kết nối - Kết nối hoặc tổ chức một HĐ giáo
trước khi viết. Tuỳ từng lớp tham gia dục: HS tham gia một HĐ. Trong đó, HS
TN, GV lựa chọn một hoặc hơn một các sẽ được yêu cầu thực hiện một bài viết
bài tập kết nối. thể hiện suy nghĩ, quan điểm, sự hiểu
biết của cá nhân. Bằng cách này, nội
dung viết được kết nối với bài tập làm
văn.
2. Trong khi học tiết tập làm văn. Các HĐ chính trong tiết tập làm văn
Thiết kế bài dạy tập làm văn với quy được xây dựng theo các kĩ năng của quá
trình như sau: trình làm văn, biện pháp Tổ chức dạy
1. Giới thiệu bài học viết VB theo tiến trình, lồng ghép
2. Dạy bài mới với các giải pháp còn lại.
131

2.1. HĐ 1: Tìm ý và phát triển ý Dạy học theo NL người học, GV cần
2.2. HĐ 2: Lập dàn ý bài viết; kết hợp theo tiến độ, trình độ của HS. Để giải
kể/nói (có bài tách thành hoạt động quyết vấn đề về sự chênh lệch khả năng
riêng biệt). giữa HS trong một lớp, giữa các lớp TN,
2.3. Hoạt động 3: Thực hiện bài viết. luận án sử dụng kĩ thuật dạy học giàn
- Hướng dẫn viết có đối tượng và mục giáo (scaffolding). Trong cùng một lớp,
đích giao tiếp; GV chia nhóm HS theo sự phân loại
- Tổ chức viết nháp - hướng dẫn nhận trình độ. Với mỗi nhóm như vậy, GV sẽ
xét, đánh giá bài viết – tổ chức sửa chữa có các kĩ thuật triển khai HĐ khác nhau
hoặc viết lại (nếu cần). như: chia nhỏ câu hỏi, chia nhỏ nhiệm
- Tổ chức trưng bày, công bố bài viết vụ, … cho nhóm trung bình/yếu; thiết kế
trong lớp. phiếu học tập với chi tiết nhiệm vụ cho
3. Củng cố, dặn dò: khuyến khích hoạt nhóm khá; thiết kế phiếu học tập với
động đọc và cho phản hồi cho sau bài nhiệm vụ bao quát hơn cho nhóm giỏi;
học lựa chọn/ huấn luyện HS giỏi làm nhóm
trưởng để điều khiển hoạt động,… Bên
cạnh đó, trong cùng một bài và thực hiện
cùng một biện pháp nhưng GV sẽ có sự
lựa chọn hoạt động dạy học khác nhau
giữa các lớp TN.
3. Sau khi học tiết tập làm văn HĐ này được thực hiện theo cách tiếp
HS thực hiện nhiệm vụ công bố, trưng cận giao tiếp, nhằm xem xét đến đối
bày bài viết với người thân – có thể tượng và mục đích giao tiếp. Vì vậy,
chính là “đối tượng giao tiếp” mà bài không đặt nặng vấn đề người thân phản
viết hướng đến. Không dừng ở việc đọc, hồi về nội dung, cấu trúc hay kiến thức
người thân cần cho phản hồi, hoặc HS tiếng Việt mà nhấn mạnh đến sự tương
chủ động ghi nhận phản hồi từ họ. tác giữa HS và các đối tượng, đến hiệu
HS có cơ hội được chia sẻ với các bạn quả của bài viết và làm cho người học có
trong lớp về những phản hồi của người được sự hứng thú và niềm vui thích học
thân. tập.

Kế hoạch cụ thể từng bài dạy TN được trình bày tại phục lục 4.
4.5.2.2. Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn (checklist)
Nội dung hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá bài văn được thực hiện lồng ghép
132

trong thiết kế quy trình dạy một bài tập làm văn. Tuy nhiên, luận án xem trọng vấn đề
đánh giá và tự đánh giá của người học nên nội dung này được trình bày tách riêng.
Nội dung và cách thức hướng dẫn HS sử dụng phiếu tự nhận xét, đánh giá đã
được trình bày trong nội dung (ii) của mục 3.2.3.3 nhưng được cụ thể hóa cho phù
hợp với từng bài tập làm văn và khả năng của HS (phụ lục 5). Trong cách hướng
dẫn, luận án thực hiện:
- Hướng dẫn HS sử dụng phiếu – giảm dần sự hướng dẫn bằng cách sử
dụng phiếu học tập, thảo luận nhóm, tiến đến việc học sinh tự tạo lập phiếu.
- Chia nhóm theo trình độ HS và lựa chọn cách thức hướng dẫn phù hợp.
4.5.2.3. Hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập được thiết lập nhằm lưu lại các bài viết trong quá trình TN. Hồ
sơ học tập được thiết kế theo từng tuần ứng với các bài dạy. Trong mỗi bài dạy, dựa
theo tiến trình của kế hoạch bài dạy, hồ sơ học tập thiết kế phần trình bày sản phẩm
của các hoạt động, như: bài viết, nội dung thảo luận, ý kiến bạn bè, người thân,…
Nội dung cụ thể của hồ sơ học tập được trình bày ở phụ lục 6.
4.5.2.4. Bảng nhận xét, đánh giá bài văn (Rubric)
Bảng nhận xét, đánh giá bài văn được sử dụng để đánh giá bài văn đầu tiên
và cuối cùng của quá trình TN nhằm so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau TN.
Bảng nhận xét, đánh giá bài văn được thiết kế theo nội dung của đề mục 3.4.2.2.-
(ii) nhưng được cụ thể hóa để phù hợp nội dung bài viết và yêu cầu đối với đối
tượng tham gia TN (phụ lục 7).
4.5.3. Mô tả quá trình thực nghiệm
4.5.3.1. Tập huấn cho giáo viên tham gia dạy TN
Luận án thực hiện việc tập huấn cho GV tham gia dạy TN. Kết quả khảo sát nội
dung 1 - Chương 2 đã cho thấy, GV thường tổ chức tiết dạy theo đúng quy trình như đề
nghị của sách GV, việc thay đổi một quy trình hay một cách làm mới là khó khăn. Điều
này, thật sự là một thách thức đối với luận án, mặc dù các GV tham gia TN đều có trình
độ cử nhân. Để giải quyết vấn đề này, luận án thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Trình bày (có nêu dẫn chứng, ví dụ minh hoạ) sơ lược và khái quát
về cơ sở khoa học và cách thực hiện của quy trình dạy TN.
- Bước 2: Tổ chức thực hành mô phỏng quy trình với đối tượng là nghiên
cứu sinh (người dạy) và GV dạy TN (người học).
- Bước 3: Thảo luận và thống nhất quy trình dạy TN; thảo luận và thống nhất
về cách thức và các công cụ dùng để nhận xét, đánh giá.
133

4.5.3.2. Kết quả khảo sát bài văn của học sinh trước TN (phụ lục 8)
Luận án tiến hành khảo sát năng lực viết VB của HS thông qua việc phân tích
bài làm văn tuần 22, Nói, viết về một người lao động trí óc. Các GV lớp TN và ĐC dạy
theo kế hoạch bài dạy của họ. Bài làm của HS sau giờ học được thu nhận; GV và
nghiên cứu sinh cùng nhau phân tích các bài văn theo các tiêu chí của Phiếu nhận xét,
đánh giá bài văn (rubric). Luận án sử dụng Microsoft Excel để thống kê và tính tỉ lệ
phần trăm kết quả khảo sát đối với từng tiêu chí (phụ lục 8). Luận án tiếp tục sử dụng
phần mềm SPSS để tính tần số (Analize – Descriptive Stastics- Frequencies) và giá trị
trung bình (Mean) (phụ lục 9). Cụ thể được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tổng hợp giá trị trung bình trước thực nghiệm
CÁC TRƯỜNG THAM GIA THỰC NGHIỆM
CÁC TIÊU CHÍ THĐ 1.1 THĐ 2.1 VTT 1.1 VTT 2.1 KĐ 1.1 KĐ 2.1
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba phần 4.00 4.00 3.83 4.00 3.85 3.93
2. Viết câu 3.12 3.15 3.11 3.61 3.22 3.09
3. Chính tả. 3.39 3.56 3.08 3.22 3.33 3.43
4. Chữ viết. 3.37 3.56 3.00 3.40 3.37 3.52
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 2.54 2.78 2.67 2.64 2.39 2.57
6. Mở bài/ mở đoạn 2.44 2.54 2.64 2.67 2.63 2.63
7. Từ ngữ 3.41 3.61 3.42 3.50 3.43 3.54
8. Sự kiện/ ý tưởng 3.00 3.10 2.97 3.08 3.11 3.30
9. Kết bài/ kết đoạn 2.78 3.02 2.89 2.94 3.13 3.11
Luận án sử dụng thang đo Likert 4 để có được ý nghĩa khoảng cách của giá
trị trung bình. Giá trị khoảng cách được tính theo công thức sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (4-1)/4= 0.75.
Ý nghĩa các mức như sau:
1.0 – 1.75: Chưa đạt/ Hoàn toàn không tốt
1.75 – 2.50: Đạt/ Bình thường/ Trung bình
2.51 – 3.25: Tốt/ Khá – giỏi
3.26 – 4.00: Rất tốt.
Các sơ đồ hình 4.1 sẽ cho thấy rõ hơn mối tương quan khi so sánh các tiêu
chí giữa lớp ĐC và TN trong cùng một trường.
134

Hình 4.1. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của các tiêu chí giữa lớp đối chứng
và thực nghiệm trong cùng một trường
Từ bảng Tổng hợp giá trị trung bình và các sơ đồ so sánh, nhận thấy: không
có sự chênh lệch đáng kể về các tiêu chí trình bày bài văn giữa các lớp ĐC và lớp
TN. Đa số HS của lớp ĐC lẫn TN đều có giá trị trung bình rất tốt và tốt đối với các
yêu cầu về trình bày. Bài văn của HS có ba phần rõ ràng và mỗi phần cũng nêu
được các nội dung tương ứng. Giá trị trung bình của tiêu chí viết câu trong khoảng
2.51 – 3.25 (riêng VTT 2.1 là 3.61) cho thấy HS đạt khả năng viết câu tốt. Thông
qua đọc bài văn, đa số HS viết câu ngắn, đơn giản và ít có lỗi diễn đạt. Tương tự,
tiêu chí chính tả và chữ viết có giá trị trung bình thuộc mức tốt và rất tốt. Số lượng
HS viết sai chính tả không nhiều và tần suất lỗi chính tả không cao. Xem xét các
135

tiêu chí yêu cầu về nội dung, giá trị trung bình của tiêu chí nội dung và mở bài/ mở
đoạn các trường đều nằm trong khoảng 2.51 – 3.25 cho thấy, nhìn chung các trường
đều đạt mức tốt đối với hai tiêu chí này. Tuy nhiên, các giá trị trung bình đều không
vượt 3.00, do đó, số lượng bài đạt rất tốt và tốt không cao. Đa số HS mở bài trực
tiếp, giới thiệu trực tiếp về người lao động trí óc. HS viết về một người lao động trí
óc với đầy đủ các nội dung cần thiết: nghề nghiệp của họ, mô tả đơn giản công việc
họ làm, ích lợi của công việc đối với cộng đồng và thái độ, tình cảm của bản thân.
Tóm lại, HS biểu hiện các tiêu chí trình bày tốt hơn so với các tiêu chí về nội dung
và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các lớp TN và ĐC khi so sánh cùng một
tiêu chí. Do đó, luận án sẽ tập trung tác động đến các tiêu chí về nội dung trong tổ
chức dạy học viết VB cho HS và quan tâm bồi dưỡng thái độ, niềm vui thích học
tập nhằm tạo cho học sinh niềm tin vào bản thân trong quá trình học viết VB.
4.5.3.3. Tổ chức dạy học các bài Tập làm văn
Các bài Tập làm văn được dạy như Kế hoạch bài dạy (phụ lục 4) đã đề cập.
Tuy nhiên, vì sự khác biệt về khả năng của HS ở mỗi trường tham gia TN nên ở mỗi
trường sẽ có những cách tiến hành khác nhau nhưng vẫn giữ đúng quy trình đã đề
ra, tham khảo bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ma trận việc thực hiện các giải pháp
Các giải pháp Trường THĐ Trường VTT Trường KĐ
Bài của tuần 23 26 29 30 32 23 26 29 30 32 23 26 29 30 32
Tạo động lực viết
X X X X X X X X X X X X X X X
Kết nối dạy viết với dạy
đọc. X X X X X X X X X X X X X X X

Hướng dẫn học sinh thực


hiện bài văn theo cách G KG X X X KG X X X X O G KG X X
tiếp cận giao tiếp.
Tổ chức dạy viết theo
tiến trình G; KG X X X X X X X X X G G;KG X X X
Hình thành kĩ năng nhận
xét, đánh giá bài văn X X 3 4 3;1 X X 2 3 3;1 X X 1 1;2 2;1

Giải thích các kí hiệu trong bảng:


- Giải pháp được thực hiện cho cả lớp, kí hiệu: X
136

- Giải pháp chỉ thực hiện HS giỏi: kí hiệu: G


- Giải pháp chỉ thực hiện HS khá - giỏi: kí hiệu: KG
- Giải pháp không được thực hiện, kí hiệu: O
- Giải pháp Hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn, thực hiện theo
Hướng dẫn học sinh sử dụng Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn (phụ lục 5):
• Các trường đều thực hiện như nhau kí hiệu: X
• Trường thực hiện phương án 1, kí hiệu: 1; thực hiện phương án 2, kí hiệu:
2; thực hiện phương án 3, kí hiệu: 3; thực hiện phương án 4, kí hiệu: 4.
Luận án xác định rằng: việc áp dụng cách tiếp cận giao tiếp trong hướng dẫn
viết VB là khó nếu mong muốn tất cả các bài của HS đều đầy đủ các nhân tố giao
tiếp. Do vậy, cách tiếp cận này sẽ mang tính khuyến khích, động viên HS, không
bắt buộc. Tuy nhiên, hình thành cho HS kĩ năng thực hiện một tiến trình viết theo
hướng tích cực và kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn thì tất cả HS đều được rèn
luyện và hình thành. Mức độ thành thục có thể khác nhau ở các HS cùng lớp và
giữa các trường. Vì dạy học theo NL, thực hiện dạy học theo sự phát triển của người
học, người học được học tập theo tiến độ của bản thân.
Nhằm làm giảm áp lực phải thực hiện cách làm mới trong quy trình dạy một
bài làm văn, kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn được thực hiện với bài tuần 22, Nói
viết về một người lao động trí óc. GV dạy theo kế hoạch của họ, đến giai đoạn nhận
xét, đánh giá thì thực hiện theo luận án (xem phụ lục 5 để rõ hơn). Sau đây, luận án
trình bày về cách thực hiện khác biệt trong từng bài giữa các trường (chỉ đề cập đến
những nội dung có cách làm khác nhau giữa các trường).
(i) Bài Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật, tuần 23
❖ Trường THĐ thực hiện chia nhóm theo trình độ. Theo đó, một nhóm là
những học sinh giỏi nhất lớp, số học sinh còn lại chia thành các nhóm khá – giỏi và
trung bình – yếu. Quá trình dạy học được thực hiện như sau:
- Đối với việc hướng dẫn HS viết theo tiến trình, nhóm giỏi tự thực hiện
theo yêu cầu của phiếu giao việc. Nhóm khá – giỏi làm việc theo hướng dẫn của
phiếu giao việc kết hợp với hướng dẫn của HS khi cần thiết. Nhóm trung bình – yếu
chưa thực hiện cách học này, các em trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa. GV sẽ làm
việc chính với nhóm trung bình – yếu và quan tâm, hướng dẫn khi hai nhóm còn lại.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
chỉ có nhóm giỏi thực hiện việc này, các nhóm còn lại thực hiện như yêu cầu của đề
137

bài trong sách giáo khoa. GV thực hiện bằng cách: Sau khi HS đã tìm ý và phát
triển ý trong bản thảo, đến bước nói trước khi viết, nhắc lại yêu cầu của đề bài và
đưa yêu cầu riêng cho nhóm giỏi về việc thêm nhân tố đối tượng và mục đích giao
tiếp. GV khuyến khích, động viên về việc thêm các nhân tố giao tiếp trong bài văn,
không bắt buộc thực hiện bằng được.
❖ Trường VTT thực hiện chia nhóm theo trình độ như trường THĐ nhưng có
khác biệt. HS được chia thành hai nhóm lớn: khá – giỏi và trung bình – yếu. Sau đó,
chia thành các nhóm nhỏ hơn.
- Đối với việc hướng dẫn HS viết theo tiến trình, nhóm khá – giỏi tự thực
hiện theo hướng dẫn của phiếu giao việc. Nhóm trung bình – yếu làm việc với GV
để có sự hướng dẫn trực tiếp và cụ thể.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
chỉ nhóm khá – giỏi thực hiện và GV tiến hành như trường THĐ. Nhóm trung bình
– yếu chưa thực hiện điều này.
❖ Trường KĐ chọn hai nhóm HS giỏi, các HS còn lại chia nhóm ngẫu nhiên.
- Đối với việc hướng dẫn HS viết theo tiến trình, nhóm giỏi thực hiện theo
phiếu giao việc như trường THĐ và trường VTT. Nhóm HS còn lại sẽ trả lời theo
câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
trường KĐ không thực hiện biện pháp này, vì theo GV, HS không giỏi nên cần có
sự thay đổi từ từ, chậm rãi về một cách dạy học mới.
❖ Những vấn đề chung:
- Đối với việc hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn, bài đầu tiên
các trường thực hiện giống nhau (như gợi ý của luận án – xem phụ lục 5). GV tương
tác với HS thông qua hỏi – đáp, kết luận và GV đánh máy thể hiện câu trả lời trên
màn hình. HS có cảm nhận chính các em tạo ra tri thức bài học (ở đây là Phiếu nhận
xét, đánh giá bài văn) khiến các em thấy việc nhận xét, đánh giá bài văn không quá
khó khăn và có cơ sở để thực hiện. Tuy nhiên, ở bài đầu tiên, HS chỉ mới đánh dấu
vào bảng, chưa viết lời nhận xét.
- Đối với các nhóm tìm ý và phát triển ý bằng cách trả lời câu hỏi của sách
giáo khoa, GV yêu cầu/ hướng dẫn HS viết nháp ý trả lời, yêu cầu HS thảo luận về
cấu tạo của bài văn và tạo thành dàn ý.
- Đến bước đọc bài trước lớp, GV chọn một vài bài thuộc các nhóm giỏi,
138

nhóm khá giỏi thể hiện những ý tưởng độc đáo của cá nhân và có đầy đủ các nhân
tố giao tiếp. HS đọc bài trước lớp và GV cùng các HS phân tích, nhận xét. Tiếp
theo, bằng cách đặt câu hỏi, GV dẫn dắt HS trả lời về việc làm thế nào để có bài văn
độc đáo như vậy. Điều này, giúp nhóm HS chưa thực hiện nội dung tích cực hóa
tiến trình viết và cách tiếp cận giao tiếp bắt đầu có ý niệm, có hiểu biết về một bài
văn có những ý tưởng mới lạ và đầy đủ các nhân tố giao tiếp. Đồng thời, HS cũng
biết cách “làm thế nào” mà bạn thực hiện được một bài văn có các yếu tố trên.
- Nhờ có hoạt động tiền đề nên đến tiết Tập làm văn HS hào hứng và tự tin
hơn. Về cấu trúc, đa số HS đều thể hiện đúng trình tự: giới thiệu, những điều mình
ấn tượng, hoạt động các nhân vật và cảm nghĩ. Điều này cho thấy, nếu HS có sự
hiểu biết về vấn đề nói/viết thì các em sẽ tự tin thể hiện. HS tự tin đọc bài trong
nhóm nhưng đa số HS chưa có thói quen thật sự lắng nghe khi bạn đọc để đưa ra lời
nhận xét. Thoạt đầu, nhóm HS khá giỏi vẫn chưa quen với cách học mới. Tuy nhiên,
bài văn của HS vẫn đảm bảo các yêu cầu chung và thể hiện những nét riêng biệt.
(ii) Bài Kể về một ngày hội, tuần 26
❖ Trường THĐ thực hiện chia nhóm hai trình độ: khá – giỏi và trung bình –
yếu. Trong đó, HS thuộc nhóm giỏi của bài trước được chia đều vào các nhóm khá
– giỏi của bài này.
- Đối với việc hướng dẫn HS viết theo tiến trình, nhóm khá – giỏi thực hiện
theo phiếu giao việc và sự hướng dẫn của GV khi các em nhận thấy cần thiết. Nhóm
trung bình – yếu trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa nhưng vẫn viết nháp ý trả lời,
thảo luận về các ý chính cần có và tạo thành dàn ý (như bài trước)
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
nhóm khá – giỏi thực hiện. GV đã chia đều các HS nhóm giỏi của bài trước vào các
nhóm khá – giỏi tuần này nhằm giúp HS trong nhóm có định hướng và cách làm.
HS sẽ thực hiện theo phiếu giao việc. Nhóm HS còn lại thực hiện theo yêu cầu của
đề bài trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, HS được tiếp cận với bài viết có đầy đủ các
nhân tố giao tiếp thông qua hoạt động chia sẻ bài trước lớp (như bài trước).
❖ Trường VTT thực hiện chia nhóm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, những HS thuộc
nhóm khá – giỏi của bài trước được chia đều vào tất cả các nhóm và GV vẫn để
riêng một nhóm HS yếu nhất lớp để làm việc trực tiếp với GV.
- Đối với việc hướng dẫn HS viết theo tiến trình, GV hướng dẫn chung từng
bước cả lớp. Bằng cách đặt câu hỏi để gợi nhắc, gợi nhớ cách làm cho HS. Ở mỗi
139

bước, giáo đặc biệt quan tâm đến nhóm yếu để có sự hướng dẫn trực tiếp.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
tất cả các nhóm đều thực hiện từ bài này. Các nhóm đều có bạn thuộc nhóm khá -
giỏi tuần trước và nên sẽ giúp các bạn còn lại rõ hơn về cách làm. Thêm nữa, bài
trước GV có hướng dẫn về cách làm nên HS không ngỡ ngàng với cách thực hiện
mới. GV vẫn đặc biệt quan tâm đến nhóm yếu để có sự hướng dẫn kịp thời.
❖ Trường KĐ chia thành ba nhóm HS: giỏi, khá – giỏi, trung bình – yếu.
- Đối với việc hướng dẫn HS viết theo tiến trình, GV hướng dẫn chung từng
bước cho cả lớp. Nhóm giỏi đã thực hiện bài trước nên các em thực hiện tốt ở bài
này. Nhóm khá – giỏi được GV hướng dẫn và được tiếp cận cách làm, bài văn ở bài
trước nên HS cũng không gặp quá khó khăn. Nhóm trung bình – yếu cũng được
trang bị như nhóm khá – giỏi nhưng chưa chủ động tìm ý được nên GV để các em
mở sách giáo khoa và viết ý trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
chỉ nhóm giỏi thực hiện. Sau khi HS đã tìm ý và sắp xếp các ý thành dàn ý, HS sẽ
nói trong nhóm. Các nhóm nói như yêu cầu của đề bài trong sách giáo khoa. Riêng
nhóm giỏi, GV đưa yêu cầu riêng, có thêm các nhân tố giao tiếp trong đề bài và
hướng dẫn HS thực hiện. Tương tự như trường THĐ và trường VTT, sau khi HS đã
hoàn thiện bài viết, GV chọn một số bài của HS giỏi đọc và hướng dẫn HS cùng
phân tích về nội dung cũng như cách “làm thế nào” để có được bài văn như vậy.
❖ Những vấn đề chung
- Đối với kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn: thực hiện tương tự như bài
trước nhằm củng cố và phát triển kĩ năng này thành thạo hơn. HS mạnh dạn phát
biểu ý kiến và tự tin khi nhận xét bài của bạn. Tuy nhiên, số HS viết nhận xét vào
bảng cũng không nhiều, đa số HS giỏi làm điều này.
- Những nhóm HS được chủ động tìm ý và phát triển ý cho bài văn đã tự tin
hơn so với bài trước. HS nắm được cấu trúc ba phần của một bài văn rất tốt. Phần
thêm các nhân tố giao tiếp vào bài vẫn còn ít học sinh thực hiện.
(iii) Bài Viết về một trận thi đấu thể thao, tuần 29
❖ Trường THĐ chia nhóm HS ngẫu nhiên, thuộc nhiều trình độ khác nhau,
GV vẫn giữ một nhóm HS yếu nhất lớp để làm việc trực tiếp. GV chia đều các bạn
thuộc nhóm giỏi, khá giỏi của bài trước vào trong tất cả các nhóm.
- GV hướng dẫn trực tiếp từng bước trên lớp đối với cả hai nội dung: dạy
140

viết theo tiến trình và sau đó đến thực hiện viết bài với đầy đủ các nhân tố giao tiếp.
Dĩ nhiên, GV vẫn theo quy trình tiết dạy như trong Kế hoạch bài dạy (phụ lục 4).
- Đối với kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn, GV thực hiện phương án 3.
GV phát phiếu giao việc, yêu cầu HS thảo luận để đưa ra các ý cần có trong bài, sau
đó sắp xếp các ý thành hệ thống ý trước – ý sau. Trong trường hợp có nhóm lúng
túng, GV phát giao việc nhưng có thêm hướng dẫn (các câu hỏi gợi ý như phụ lục 4,
bài 29, phương án 3 đề cập) hoặc trực tiếp hướng dẫn (nếu được). GV dành sự đặc
biệt quan tâm, hướng dẫn cho nhóm yếu.
❖ Trường VTT chia nhóm ngẫu nhiên với nhiều trình độ khác nhau, một
nhóm HS yếu để làm việc trực tiếp với GV. Tổ chức tương tự trường THĐ. Riêng
việc hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn thì thực hiện phương án 2 vì HS
tương đối khá. Nhóm yếu vẫn được GV đặc biệt quan tâm hướng dẫn.
❖ Trường KĐ thực hiện chia HS thành hai nhóm: khá – giỏi và trung bình –
yếu. Trong đó, HS thuộc nhóm giỏi của bài trước được chia đều vào các nhóm khá
– giỏi của bài này.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện viết theo tiến trình, GV hướng dẫn
chung, từng bước cho cả lớp. Tuy nhiên, HS khá giỏi đã thực hiện việc này nên
không khó khăn. Nhóm trung bình – yếu cũng đã được tiếp cận cách làm này từ các
bài trước và GV quan tâm hướng dẫn cụ thể nên HS không bỡ ngỡ. Tuy nhiên,
nhóm trung bình – yếu vẫn chưa tự tin phát biểu các ý kiến, tâm lý trông chờ, chờ
đợi GV và các bạn khác nói trước vẫn còn, GV phải động viên, khuyến khích thì HS
mạnh dạn nói ý của mình.
- Đối với việc hướng dẫn HS thực hiện bài viết theo cách tiếp cận giao tiếp,
thực hiện với nhóm khá – giỏi và cách tiến hành như những bài trước. Nhóm trung
bình – yếu chỉ cần làm theo yêu cầu của đề bài trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, các
em vẫn được tiếp cận với bài viết có đầy đủ các nhân tố giao tiếp thông qua hoạt
động chia sẻ, phân tích bài văn hay của bạn trên lớp.
- Đối với việc hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn, GV thực hiện
phương án 1 vì GV nhận thấy học sinh chưa thể tự hình thành bảng nhận xét, đánh
giá bài văn.
❖ Những nhận xét chung: HS thể hiện thái độ thích thú khi đến tiết học Tập làm
văn. Tính chủ động của HS trong các hoạt động của giờ dạy đã tăng lên. Ngay khi đọc
đề và phân tích đề, HS đã biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào (những biểu
141

hiện này chỉ có ở những HS được rèn luyện các kĩ năng ngay từ đầu). HS chưa thực
hiện hay ít thực hiện rụt rè hơn nhưng nhìn sự chủ động của các bạn thì các HS ấy cũng
phấn khích và muốn thực hiện theo. Các em cũng bớt rụt rèn khi đọc bài của mình với
bạn, trong nhóm hay trên lớp. Tự tin hơn khi đưa ra các nhận xét bài viết của bạn và
bước đầu biết nêu ra các dẫn chứng cho các nhận xét (chỉ HS khá – giỏi làm được điều
này). HS cũng dần quen và chủ động với các HĐ sau tiết học.
(iv) Bài Viết thư, tuần 30
❖ Trường THĐ thực hiện chia nhóm ngẫu nhiên nhưng vẫn giữ một nhóm
yếu nhất để làm việc trực tiếp với GV. GV tiến hành tiết dạy như trong kế hoạch bài
dạy của tuần 30. GV hướng dẫn trực tiếp với nhóm yếu và giúp đỡ các nhóm khác
khi cần thiết. Đối với việc hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn, thực hiện
theo phương án 4. Các HS làm nhanh tạo thành nhóm (3 hoặc 4 HS một nhóm) để
thiết lập các tiêu chí nhận xét, đánh giá và tiến hành nhận xét, đánh giá cùng nhau.
Nhóm HS không thể thiết lập, GV phát phiếu có câu hỏi hướng dẫn.
❖ Trường VTT thực hiện chia nhóm và dạy như trường THĐ. Đối với kĩ
năng nhận xét, đánh giá bài văn thực hiện phương án 2. Tuy nhiên, có nhóm HS
lúng túng trong việc thiết lập các tiêu chí nhận xét, đánh giá bài văn, GV phát phiếu
có câu hỏi gợi ý và hướng dẫn HS thảo luận.
❖ Trường KĐ thực hiện chia nhóm và dạy như trường THĐ và trường VTT.
Đối với kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn, GV kết hợp cả hai phương án 1 và 2.
Thực tế diễn ra, có tới ba nhóm chưa thể đưa ra các tiêu chí đánh giá đầy đủ, GV sử
dụng phiếu kèm câu hỏi gợi ý.
❖ Những nhận xét chung: bước đầu HS đã có thói quen tích cực và chủ động
tìm ý, viết lại ý ngay khi đọc đề bài tập làm văn, chủ động sắp xếp ý và bổ sung ý
khi làm thành dàn ý. HS cũng chủ động thảo luận nội dung với bạn và tự tin nêu ý
kiến của mình. Số lượng bài có đầy đủ các nhân tố giao tiếp nhiều hơn các bài trước
nhưng vẫn tập trung ở HS khá – giỏi là chủ yếu.
(v) Bài Nói, viết về môi trường, tuần 32
- Cả ba trường đều thực hiện chia nhóm ngẫu nhiên, đảm bảo rằng trong một
nhóm có đủ trình độ: giỏi, khá, trung bình, yếu. Nhóm yếu của bài trước được chia đều
vào các nhóm. GV tiến hành dạy như kế hoạch bài dạy và có sự lưu tâm đến những HS
yếu để giúp các em có cùng tiến độ với các bạn. Cách làm này có tác dụng giúp HS yếu
xóa dần cảm giác tự ti về sức học của mình và cố gắng để hòa nhịp cùng các bạn.
142

- Có sự khác biệt trong cách tổ chức nhận xét, đánh giá bài văn. Trường
THĐ và trường VTT thực hiện phương án 3 và phương án 1. Cụ thể hơn, mỗi khi có
3 hoặc 4 HS hoàn thành bài viết, các em sẽ tạo thành một nhóm, thảo luận về các
tiêu chí cần có cho một bài văn và sắp xếp các tiêu chí đó. Sau đó, HS đổi bài trong
nhóm để cùng nhận xét, đánh giá. Càng về sau là những HS làm bài chậm và thuộc
nhóm trung bình, yếu. Do đó, các em chưa thành thạo cách làm và tự tin đưa ý kiến
nên GV tiếp tục sử dụng phiếu có các câu hỏi gợi ý. Cách làm này giúp HS được
tương tác với nhiều bạn trong cùng giờ học, phát huy khả năng giao tiếp, tính tích
cực và chủ động trong học tập. Về sau, khi các kĩ năng đã thành thạo hơn, GV có
thể khuyến khích HS lựa chọn bạn cùng nhận xét, đánh giá bài văn. Trường KĐ
thực hiện phương án 2 và phương án 1. Nhóm ngẫu nhiên đã được thiết lập, HS
trong nhóm cùng nhau thảo luận về tiêu chí đánh giá, nhận xét bài văn. Sau đó, đổi
bài cho nhau để cùng nhận xét và đánh giá. Với nhóm còn chậm và lúng túng, GV
gợi ý và đưa phiếu có câu hỏi gợi ý. Vì GV trường KĐ nhận thấy HS còn chưa
vững vàng kĩ năng này nên cần thực hiện từng bước cẩn trọng.
4.6. Kết quả thực nghiệm
4.6.1. Kết quả thái độ học viết văn của học sinh
Luận án sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thái độ của HS đối với các HĐ
diễn ra trong quá trình học viết VB. Phiếu khảo sát có 12 ý kiến, thể hiện 02 nội
dung chính: khảo sát mức độ yêu thích (ý kiến 1 đến ý kiến 6) và khảo sát mức độ
tự tin (ý kiến 7 đến ý kiến 12) khi thực hiện các hoạt động trong quá trình học viết
VB. Sau đó, sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê và tính tần suất (phụ
lục 9). Kết quả này được trực quan hóa bằng biểu đồ Hình 4.2 và Hình 4.3

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích các hoạt động
trong học viết văn bản của học sinh
143

Hình 4.3. Biểu đổ thể hiện mức độ tự tin các hoạt động
trong học viết văn bản của học sinh
Kết quả khảo sát cho thấy, có sự chênh lệch giữa việc yêu thích và mức độ tự
tin đối với các HĐ làm văn của HS. Thông qua quan sát trong quá trình TN, nhận
thấy, tuy HS hào hứng và vui tươi hơn trong giờ học làm văn so với trước TN
nhưng vẫn còn HS rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến, nhất là khi trình bày
trước lớp. Bên cạnh đó, sự tự tin khi nhận xét, đánh giá bài văn của bạn cũng còn
chưa thật sự thể hiện, đặc biệt đối với HS không phải là khá, giỏi. Tuy nhiên, nếu so
sánh về tỉ lệ trước và sau TN đối với việc HS yêu thích các HĐ trong giờ học làm
văn thì sau TN, số học sinh yêu thích các hoạt động này đã tăng lên (thể hiện qua
các biểu đồ hình 4.2 hình 4.3). Mặc dù, sự tự tin trong việc thực hiện các HĐ làm
văn còn chưa được phát triển đáng kể nhưng với sự yêu thích các HĐ làm văn thì
trong tương lai, HĐ sẽ tăng dần sự tự tin của bản thân. Từ đó, NL viết VB của HS
cũng sẽ được nâng cao dần. Dạy học theo NL người học không chỉ nâng cao kiến
thức, kĩ năng thực hiện các HĐ mà còn hình thành và bồi dưỡng sự yêu thích việc
học, sự tự tin thể hiện mình trong hoạt động. Với ý nghĩa đó, TN của luận án đã
phần nào thực hiện được.
144

Hình 4.4. Biểu đồ so sánh tuần suất Hình 4.5. Biểu đồ so sánh tần suất
học sinh thích hoạt động tìm ý cho bài học sinh thích hoạt động nói với bạn
văn trước và sau thực nghiệm về bài văn của bản thân trước và sau
thực nghiệm

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh tần suất Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tần suất
học sinh thích hoạt động được nói học sinh thích hoạt động đọc và góp ý
trước lớp về bài văn của bản thân bài cho bạn trước và sau thực nghiệm
trước và sau thực nghiệm
4.6.2. Kết quả đánh giá năng lực viết văn bản
Luận án tiến hành đánh giá năng lực NL viết VB của HS thông qua việc
phân tích bài làm văn tuần 32, Viết về môi trường. Bài làm của HS sau giờ học được
thu nhận; GV tham gia TN và nghiên cứu sinh cùng nhau phân tích các bài văn theo
các tiêu chí của Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn (rubric). Luận án sử dụng
Microsoft Excel để thống kê và tần suất kết quả đối với từng tiêu chí (phụ lục 11).
Tiếp theo, luận án lập Bảng tổng tần suất của các tiêu chí sau TN (bảng 4.4 ) với cả
145

hai nhóm ĐC và TN. Các số liệu trong bảng được biểu diễn tại hình 4.8 Biểu đồ so
sánh tần suất các tiêu chí trong cùng mức độ giữ lớp ĐC và lớp TN .
Bảng 4.4 Tổng tần suất của các tiêu chí sau thực nghiệm
CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU CHÍ
ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba phần 99.2 97.0 0.0 2.9 0.0 0.0 0.8 0.0
2. Viết câu 44.7 72.8 37.4 16.9 17.1 8.1 0.8 2.2
3. Chính tả. 52.8 64.7 36.6 22.7 9.7 10.3 0.8 2.2
4. Chữ viết. 58.5 65.4 26.0 19.8 14.6 13.2 0.8 1.5
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 1.6 34.5 62.6 41.9 35.8 23.5 0.0 0.0
6. Mở bài/ mở đoạn 2.4 34.5 56.1 47.8 41.4 17.6 0.0 0.0
7. Từ ngữ 68.3 77.2 18.7 18.4 13.0 4.4 0.0 0.0
8. Sự kiện/ ý tưởng 40.6 60.2 36.6 28.6 21.9 11.0 0.8 0.0
9. Kết bài/ kết đoạn 26.0 50.0 51.2 35.3 22.8 14.7 0.0 0.0

Mức độ Rất tốt Mức độ Tốt


120 70
60 62.6
100 99.2
97 56.1
50 51.2
80 47.8
72.8 77.2 41.9
68.3 40
60 64.7 65.4 60.2 37.4 36.6 36.6 35.3
58.5
52.8 50 30 28.6
40 44.7 40.6 26
20 22.7
34.5 34.5 19.8 18.7
18.4
26 16.9
20 10
1.6 2.4 0 2.9
0 0
Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu
chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 chí 6 chí 7 chí 8 chí 9 chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 chí 6 chí 7 chí 8 chí 9

ĐC TN ĐC TN
146

Mức độ Đạt Mức độ Không đạt


120 2.5
100 99.2 2.2 2.2
97 2
80 77.2
72.8 68.3 1.5 1.5
60 64.7 65.4 60.2
58.5
52.8 50
44.7 1
40 40.6 0.8 0.8 0.8 0.8 0.8
34.5 34.5
26 0.5
20

0 1.6 2.4 0 0 0 0 0 0 0
Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu Tiêu
chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 chí 6 chí 7 chí 8 chí 9 chí 1 chí 2 chí 3 chí 4 chí 5 chí 6 chí 7 chí 8 chí 9

ĐC TN ĐC TN

Hình 4.8.Biểu đồ so sánh tần suất các tiêu chí


trong cùng mức độ giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Biểu đồ so sánh trên đây, trục dọc là tần suất, trục ngang là các tiêu chí, nét
ngắt quãng biểu thị cho các lớp ĐC và nét liền mạch biểu thị cho các lớp TN. Nhìn
vào bảng tổng tần suất và biểu đồ so sánh, nhận thấy có những chỉ số tương đồng
lẫn khác biệt giữa các lớp ĐC và TN. Nhìn chung, hầu hết HS tham gia ĐC lẫn TN
đều đạt yêu cầu. Đối với các tiêu chí về trình bày, các lớp ĐC và TN có tần suất rất
tốt và tốt cao; tuy nhiên các lớp TN có tần suất ở mức độ rất tốt cao hơn; tần suất ở
mức độ đạt và không đạt thì sự chênh lệch không đáng kể. Xét đến yêu cầu về nội
dung, có sự chênh lệch rõ nét về tần suất giữa lớp ĐC và TN, tiêu chí nội dung, mở
bài/ mở đoạn, sự kiện/ ý tưởng, kết bài/ kết đoạn đều có sự chênh lệch lớn hơn 20%
(độ lớn nghiêng về lớp TN); riêng về tiêu chí từ ngữ, độ chênh lệch lại không lớn.
Do đó, những tiêu chí lớp TN có tần suất cao ở mức độ rất tốt thì mức độ tốt có tần
suất thấp hơn so với lớp ĐC. Đối với mức độ đạt, có chênh lệch lớn hơn 20% ở tiêu
chí mở bài/ mở đoạn và kết bài/ kết đoạn. Để làm rõ hơn kết quả TN, luận án tiếp
tục sử dụng phần mềm SPSS để tính tần số (Analize – Descriptive Stastics-
Frequencies) và giá trị trung bình (Mean) (phụ lục 12). Cụ thể được trình bày ở
bảng 4.5.Tổng hợp giá trị trung bình sau TN của lớp ĐC và lớp TN và hình 4.9.
Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của lớp ĐC và TN sau TN.
147

Bảng 4.5. Tổng hợp giá trị trung bình sau thực nghiệm của lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm
CÁC TRƯỜNG THAM GIA THỰC NGHIỆM
CÁC TIÊU CHÍ
THĐ 1.2 THĐ 2.2 VTT 1.2 VTT 2.2 KĐ 1.2 KĐ 2.2
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba phần 3.26 3.93 3.89 4.00 3.91 4.00
2. Viết câu 3.28 3.52 3.19 3.78 3.33 3.57
3. Chính tả. 3.17 3.69 2.94 3.28 2.91 3.46
4. Chữ viết. 3.37 3.65 3.03 3.31 3.33 3.46
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 2.50 3.19 2.67 3.25 2.37 2.91
6. Mở bài/ mở đoạn 2.65 3.15 2.58 3.28 2.67 3.11
7. Từ ngữ 3.46 3.91 3.33 3.67 3.41 3.57
8. Sự kiện/ ý tưởng 2.70 3.46 3.11 3.56 3.02 3.48
9. Kết bài/ kết đoạn 2.72 3.33 2.69 3.17 3.09 3.52

Hình 4.9.Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của lớp đối chứng và thực nghiệm
sau thực nghiệm
148

(Giá trị khoảng cách và ý nghĩa của giá trị đã được trình bày mục 4.5.3.2.)
Nhìn bảng 4. 5.Tổng hợp giá trị trung bình sau TN của lớp ĐC và lớp TN và
hình 4.9. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của lớp ĐC và TN sau TN, không có sự
chênh lệch quá lớn về giá trị trung bình đối với các tiêu chí trình bày, đều nằm trong
giá trị khoảng cách 2.51- 3.25 và 3.26 – 4.00, có ý nghĩa tương ứng là tốt và rất tốt. Đối
với yêu cầu nội dung, có sự chênh lệch giá trị trung bình các tiêu chí giữa các lớp ĐC
và TN. Tiêu chí nội dung cho thấy sự chênh lệch rõ nét: lớp ĐC trường THĐ và KĐ có
giá trị trung bình trong khoảng 1.75 – 2.50, có ý nghĩa đạt;lớp ĐC trường VTT có giá
trị trung bình trong khoảng 2.52 – 3.25, có ý nghĩa tốt; các lớp TN của các trường đều
có giá trị trung bình trong khoảng 2.52 – 3.25, có ý nghĩa tốt. Giá trị trung bình giữa
lớp ĐC và TN của các tiêu chí mở bài/ mở đoạn, sự kiện/ ý tưởng, kết bài/ kết đoạn
cũng có sự chênh lệch đáng kể; riêng có tiêu chí từ ngữ thì khoảng cách giá trị trung
bình giữa lớp ĐC và TN không đáng kể. Kết quả này cũng trùng khớp với kết quả so
sánh tần suất của các tiêu chí giữa lớp ĐC và TN. Từ sự thống kê và phân tích, nhận
thấy những biện pháp luận án sử dụng để tổ chức dạy học viết VB theo định hướng PT
NL có kết quả khả quan. Để củng cố thêm kết quả TN, luận án tiếp tục so sánh kết quả
bài làm văn của HS trước và sau TN của các lớp tham gia TN, cụ thể trình bày ở
bảng 4.6. Tổng hợp giá trị trung bình trước và sau TN của lớp TN và hình 4.10. Biểu
đồ so sánh giá trị trung bình trước và sau TN của lớp TN.
Bảng 4.6. Tổng hợp giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm
của lớp thực nghiệm
CÁC TIÊU CHÍ CÁC TRƯỜNG THAM GIA THỰC NGHIỆM
THĐ 2.1 THĐ 2.2 VTT 2.1 VTT 2.2 KĐ 2.1 KĐ 2.2
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba phần 4.00 3.93 4.00 4.00 3.93 4.00
2. Viết câu 3.15 3.52 3.61 3.78 3.09 3.57
3. Chính tả. 3.56 3.69 3.22 3.28 3.43 3.46
4. Chữ viết. 3.56 3.65 3.40 3.31 3.52 3.46
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 2.78 3.19 2.64 3.25 2.57 2.91
6. Mở bài/ mở đoạn 2.54 3.15 2.67 3.28 2.63 3.11
7. Từ ngữ 3.61 3.91 3.50 3.67 3.54 3.57
8. Sự kiện/ ý tưởng 3.10 3.46 3.08 3.56 3.30 3.48
9. Kết bài/ kết đoạn 3.02 3.33 2.94 3.17 3.11 3.52
149

Hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm
của lớp thực nghiệm
Từ số liệu bảng 4.6. Tổng hợp giá trị trung bình trước và sau TN của lớp TN
và đường biểu diễn ở hình 4.10. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình trước và sau TN
của lớp TN, các lớp tham gia TN có sự ổn định đối với các tiêu chí trình bày, không
có sự chênh lệch lớn về giá trị trung bình của các tiêu chí trước và sau TN. Các tiêu
chí về nội dung thì có sự thay đổi, rõ nét ở các tiêu chí sự kiện/ ý tưởng (THĐ trước
TN: 3.10, sau TN:3.91; VTT trước TN:3.08, sau TN: 3.56; KĐ trước TN 3.30, sau
TN: 3.48); tiêu chí kết bài/kết đoạn (THĐ trước TN: 3.02, sau TN:3.33; VTT trước
TN: 2.94, sau TN: 3.17; KĐ trước TN 3.11, sau TN: 3.52).
Tóm lại, từ việc thống kê và phân tích các số liệu sau TN, luận án nhận thấy
kết quả này khá khả quan. Bài văn có cách diễn đạt ý và ý tưởng phong phú hơn.
Tuy chưa thật sự rõ nét, sâu sắc nhưng với thời lượng TN thì kết quả này được xem
có hiệu quả. Luận án tin rằng nếu được áp dụng với thời gian lâu dài thì kết quả sẽ
tốt và rõ ràng hơn.
150

4.7. Nhận xét, đánh giá chung về quá trình TN


Nhìn chung, kết quả TN đã chứng tỏ những biện pháp luận án đề xuất cho
dạy HS TH viết VB mang tính khả thi và có hiệu quả. Do đó, giả thuyết khoa học
của luận án là đúng. Sau TN, luận án có một nhận xét, đánh giá về quá trình TN:
- Đề tài của luận án Dạy học viết văn bản cho học sinh tiểu học định hướng
phát triển năng lực, luận án sử dụng ngữ liệu của sách giáo khoa Chương trình giáo
dục phổ thông môn Ngữ Văn 2006 nhưng dạy theo tinh thần mới nhằm từng bước
hình thành NL viết VB cho HS. Theo đó, dạy học theo tinh thần mới không chỉ chú
trọng đến kết quả bài làm văn của HS mà còn quan tâm đến động cơ, sự hứng thú;
kết nối dạy viết với HĐ đọc; kết nối những kinh nghiệm, những hiểu biết với nội
dung viết. Bên cạnh đó, kết quả TN cũng chứng tỏ việc sử dụng ngữ liệu của
Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 cho những giải pháp luận án
đề xuất là phù hợp.
- Về phía GV: Trước TN, nghiên cứu sinh tập huấn về cách dạy của luận án
cũng như giải thích cho GV hiểu cơ sở khoa học của việc tổ chức HĐ nhưng GV
vẫn chưa thật sự thuyết phục. GV e ngại HS không thể tìm ý, không thể sắp xếp ý; e
ngại những HĐ kết nối dạy viết và đọc, kết nối kinh nghiệm của người học với nội
dung viết,… sẽ làm HS thấy học viết nặng nề và e ngại về mặt thời gian. Tuy nhiên,
sau khoảng hai bài, GV dần dần thành thục hơn với cách tổ chức bài dạy mới, với
các thao tác khi dạy học và với cách tương tác với HS thì tâm lý e ngại lúc đầu đã
giảm dần và hứng thú với những giải pháp mà luận án đề xuất. Dạy học viết VB
như luận án đề xuất GV phải làm nhiều việc hơn, quan tâm hơn nữa đến sự hiểu biết
của HS về nội dung viết, chú ý đến việc tạo sự hứng thú và niềm tin trong học tập
của HS, tạo cơ hội cho HS tự tin thể hiện mình,…Vượt qua những e ngại ban đầu,
dần hiểu ý nghĩa của các giải pháp luận án đề xuất, vất vả hơn so với cách dạy trước
đây, GV hiểu hơn về việc dạy học theo NL và tự tin hơn trong HĐ dạy học.
- Về phía HS: Trước TN, GV dạy TN lo lắng HS không thể thực hiện các HĐ
như kế hoạch bài dạy dự định. Quá trình TN cho thấy, HS có những lúng túng ban
đầu như phải viết phản hồi cho các bài đọc, viết ý, diễn ý, viết phác thảo cho bài
văn,… nhưng sau đó, HS quen dần, các thao tác thuần thục hơn. Vì vậy, càng về sau
thì tiến độ học nhanh hơn và thời lượng dành cho một tiết học cũng ít hơn so với
những bài đầu. HS hứng thú hơn với việc học viết VB, thể hiện qua các hành vi như
chủ động tìm hiểu trước nội dung bài làm văn ở nhà; chủ động tìm ý và viết ý (khi
chuẩn bị bài ở nhà và trên lớp khi GV yêu cầu); chủ động đưa bài văn đến bạn khác
151

để bạn đọc và nhận xét,…HS cũng tự tin hơn trong việc phát biểu các ý kiến, tự tin
trưng bày, chia sẻ bài viết với nhiều đối tượng khác nhau. Bài văn của HS cũng
được diễn đạt phong phú hơn (so với trước đây HS thường trả lời câu hỏi gợi ý bằng
cách thay ý trả lời vào từ để hỏi) và có nhiều ý tưởng hơn và trong mỗi bài văn đều
thể hiện được nội dung “liên cá nhân” cho thấy HS đã tự tin thể hiện quan điểm, suy
nghĩ, tình cảm, thái độ của bản thân. Bên cạnh đó, HS cũng có những hiểu biết ban
đầu về cách nhận xét và tự tin phát biểu ý kiến khi nhận xét một bài văn viết.
Xem xét kết quả TN và những nhận xét, đánh giá quá trình TN thì HS đã có
những “bước đi đầu tiên” để hình thành nên NL viết VB một cách độc lập với sự
hào hứng và yêu thích. Nếu những giải pháp luận án đề xuất được duy trì sử dụng
thì tin chắc rằng HS sẽ có NL viết VB ngày càng hoàn thiện hơn.

Tiểu kết chương 4


Trong chương 4, luận án mô tả quá trình TN ở nhà trường TH. Luận án tiến
hành TN ở 03 trường TH, tổ chức dạy học các bài làm văn trong học kì 2 của lớp 3.
Trong mỗi kế hoạch bài dạy, luận án đều áp dụng các giải pháp đề xuất, tùy bài sử
dụng các giải pháp khác nhau. Sau mỗi bài dạy, GV dạy TN và nghiên cứu sinh
cùng thảo luận, nhận xét giờ dạy, rút kinh nghiệm và đề ra phương án cho bài dạy
sau. Vì có khác biệt về khả năng của HS giữa các lớp TN nên có sự khác biệt về
mức độ áp dụng các giải pháp giữa các lớp tham gia TN và giữa các nhóm HS trong
cùng một lớp. Việc mô tả cụ thể cách dạy, cách triển khai các giải pháp ở mỗi lớp
nhằm làm rõ tính thực tiễn của các giải pháp, không phải áp dụng một cách máy
móc mà cần tùy thuộc thực tế, đối tượng HS để lựa chọn giải pháp phù hợp. Luận
án đánh giá NL viết VB của HS thông qua hai hình thức: phiếu khảo sát (thu thập số
liệu về thái độ, hành vi của HS) và bài văn (phân tích và thu thập số liệu về kĩ năng
làm văn). Luận án sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS để phân tích các số
liệu sau TN. Kết quả TN đã chứng tỏ những giải pháp luận án đề xuất có tính khả
thi trong thực tiễn.
152

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT


KẾT LUẬN
1. Bối cảnh đời sống xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, khoa
học giáo dục cũng theo đó luôn tìm tòi, nghiên cứu để phát triển nhằm đào tạo con
người đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, đổi mới nội dung, CT, sách giáo khoa,
phương pháp dạy học,… là một xu hướng tất yếu mà ngành Giáo dục đang hướng
đến trong giai đoạn hiện nay. Đối với bậc TH, giáo dục ngôn ngữ có vai trò quan
trọng, là nền tảng, là công cụ HS cần chiếm lĩnh để có thể chiếm lĩnh các môn học
khác. Trong đó, viết là một kĩ năng ngôn ngữ quan trọng, có tính cộng hưởng với
các kĩ năng ngôn ngữ còn lại, thể hiện sự hiểu biết về đời sống xã hội, nhân sinh
quan của người viết. Khi NL viết được hình thành sẽ có những ảnh hưởng tích cực
đến việc học các kĩ năng ngôn ngữ còn lại và các môn học khác. Luận án nghiên
cứu về việc dạy học viết VB cho HS TH theo định hướng PT NL giúp HS có khả
năng viết độc lập và có niềm vui thích trong học tập. Điều này không chỉ có ý nghĩa
đối với việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường TH mà còn có ý nghĩa với các môn
học khác.
2. Luận án tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước về những khái
niệm, các cách tiếp cận, các quan điểm liên quan đến dạy viết VB cho HS TH theo
định hướng PT NL. Đồng thời, luận án phân tích quá trình tư duy của HS trong quá
trình thực hiện một VB viết. Từ đó, luận án đề nghị lấy cách tiếp cận tiến trình làm
cách tiếp cận chủ đạo trong dạy học viết VB cho HS TH theo định hướng PT NL.
Bên cạnh đó, luận án đề cập đến đặc điểm nhận thức của HS TH như tri giác, tư
duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý; đặc điểm về giao tiếp theo lứa tuổi: giai đoạn
chuẩn bị vào lớp 1, giai đoạn 6 đến 8 tuổi, giai đoạn 8 đến 10 tuổi. Các đặc điểm
này là cơ sở để thiết kế nên các HĐ dạy học ngôn ngữ phù hợp, không chỉ tác động
đến kiến thức mà còn ảnh hưởng đến thái độ, hành vi học tập của HS.
3. Luận án xác định cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu thông qua khảo
sát thực tiễn bằng các hình thức: phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ, phân tích bài
văn của HS. Kết quả khảo sát cho thấy, GV ít quan tâm đến việc tổ chức dạy học
viết VB theo tiến trình viết, một vài bước đã bị lỏ lỡ như: viết ý, viết phác thảo. GV
cũng ít chú trọng kết nối dạy viết VB với dạy đọc vì Chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ văn 2006 không yêu cầu và lo ngại không đủ thời gian để làm việc
này. Thông qua dự giờ Tập làm văn viết, học kì 1, lớp 3 của 04 GV, luận án nhận
thấy GV sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học nhưng chưa linh động, theo một
153

cách tổ chức HĐ cho nhiều bài. Số lượng bài văn đạt yêu cầu về trình bày lẫn nội
dung khá cao nhưng ý tưởng chưa phong phú và chưa đa dạng trong cách diễn ý.
4. Luận án đã trình bày một số yêu cầu và biện pháp trong dạy viết VB nhằm
PT NL cho HS, gồm có 04 biện pháp chính: tạo động lực viết, kết nối dạy viết với
HĐ đọc, tổ chức dạy học viết văn bản theo tiến trình, đánh giá NL viết VB của HS.
Trong mỗi biện pháp có những cách thực hiện cụ thể, nêu rõ cách thực hiện và ví dụ
minh họa. Luận án đề xuất nhiều cách thực hiện khác nhau trong mỗi biện pháp
nhằm đem đến cho GV nhiều lựa chọn, không nhất thiết phải sử dụng tất cả các biện
pháp trong một bài dạy. Tuy mỗi biện pháp được trình bày riêng rẽ nhưng trong tổ
chức dạy học cần kết hợp lại một cách hài hòa và phù hợp với nội dung và đối
tượng HS.
5. Tính khả thi của luận án được thể hiện thông qua quá trình TN tại 03
trường TH và trong suốt học kì 2 của lớp 3. Sau mỗi bài dạy, luận án đều ghi chú lại
những biểu hiện về hành vi, thái độ, kĩ năng của HS làm cơ sở cho việc lựa chọn
cách thức triển khai bài dạy sau. Kết quả TN đã chứng tỏ HS hào hứng, tự tin và
mạnh dạn hơn đối với các HĐ khi học viết văn bản; ý tưởng bài văn và cách diễn
đạt phong phú hơn. Nếu được duy trì cách dạy như luận án đề xuất, tin rằng NL viết
VB của HS sẽ dần hoàn thiện hơn trong tương lai.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. Nâng cao cho GV ý thức về tính chủ động trong việc lựa chọn cách triển
khai kế hoạch dạy học. Hiện nay, CT giáo dục phổ thông được xây dựng theo
hướng mở, CT không quy định quá chi tiết về phương pháp giáo dục để tạo điều
kiện cho GV phát huy tính tích cực và sáng tạo trong dạy học. Trong quá trình TN,
GV rất lo lắng khi thay đổi một cách làm quen thuộc, tâm lí “sợ sai” khiến họ chưa
mạnh dạn thể hiện sự sáng tạo của mình. Trong công tác bồi dưỡng GV, không chỉ
giúp họ biết về một phương pháp hay kĩ thuật dạy học mà còn làm họ thật sự hiểu
về cơ sở khoa học, về ưu/ hạn chế của chúng. Khi thật sự hiểu thấu đáo thì việc vận
hành các phương pháp, kĩ thuật dạy học sẽ linh động và sáng tạo hơn.
2. GV cần được chủ động thời lượng cho một nội dung dạy để họ mạnh dạn áp
dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học. Nếu áp dụng một khung thời lượng nhất
định cho mọi bài dạy và mọi đối tượng HS như hiện nay là chưa chú ý đến đặc trưng
của mỗi bài dạy và quan tâm đến sự phát triển của HS như những cá nhân cụ thể.
3. Nên quan tâm hơn nữa đến HĐ nhận xét, đánh giá bài văn. Những năm
gần đây, NL tự nhận xét, đánh giá của HS đã được chú trọng nhưng vẫn chưa thật
154

sự có chiều sâu. HĐ nhận xét, đánh giá nên được tổ chức như một HĐ rèn các kĩ
năng ngôn ngữ. HĐ này không những rèn luyện kĩ năng tự nhận xét, đánh giá mà
còn gián tiếp rèn luyện các kĩ năng làm văn. Vì thông qua đọc và nhận xét bài văn
của mình, của bạn, học sinh nhận ra những điều được, chưa được từ bài văn và sẽ tự
điều chỉnh bản thân trong HĐ làm văn tiếp theo.
4. Đề văn viết nên được thiết kế theo hướng mở, hạn chế những đề quá cụ
thể về đối tượng được viết hoặc phạm vi bài viết. Những đề quá cụ thể có thể rơi
vào vùng ngoài hiểu biết của HS. Ví dụ: Tả một ca sĩ đang biểu diễn [Nxb Giáo dục,
Tiếng Việt 5, tập hai, tuần 20, tr.21]. Nếu thay “ca sĩ” bằng “nghệ sĩ” hay “người” thì
HS có thể lựa chọn đối tượng để viết, gắn với trải nghiệm cá nhân.
5. Trong CT giáo dục phổ thông – môn Ngữ văn 2018, “mục đích dạy viết là
rèn luyện tư duy và cách viết” [17, tr.83]. Để làm được điều này, quá trình HS tạo
lập một VB viết có thể là một bài dạy hoặc nhiều hơn. Các tác giả sách giáo khoa
cân nhắc điều này để phân bố thời gian nhằm đạt được mục đích của dạy viết.
155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Bài báo khoa học.
1. Lê Ngọc Tường Khanh (2014), Dạy làm văn theo mẫu, nhìn từ tiểu học, Tạp
chí Khoa học, ĐH Sư Phạm TP HCM, số 62 năm 2014, tr. 129-136.
2. Lê Ngọc Tường Khanh (2015), Định hướng đánh giá năng lực viết của học
sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học ĐH Sư Phạm TP HCM, số 6(71) năm 2015,
tr. 177- 185.
3. Lê Ngọc Tường Khanh (2016), Dạy viết văn bản cho học sinh tiểu học: Các
quan điểm và định hướng cho chương trình sau 2015, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, số 134 – tháng 11/2016, tr. 75 – 78.
4. Lê Ngọc Tường Khanh (2017), Tích hợp dạy viết trong việc dạy các kĩ năng
ngôn ngữ khác cho học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 140 –
tháng 5/2017, tr. 73 – 77.
5. Lê Ngọc Tường Khanh (2018), Biện pháp tích cực hóa hoạt động viết sáng
tạo cho học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng
6/2018, tr. 70 – 74.
6. Lê Ngọc Tường Khanh (2018), Hình thành năng lực viết sáng tạo cho học
sinh Tiểu học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí
Khoa học Giáo dục Việt Nam, số tháng 11/2018, tr 75 -79.
Đề tài khoa học
1. Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh ở một số
trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh làm văn rập khuôn theo mẫu,
ĐH Sư Phạm TP.HCM (2017).
Các công trình khác
1. Lê Ngọc Tường Khanh (đồng tác giả) (2006), Học qua văn mẫu lớp 5, NXB
Hà Nội.
156

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương pháp dạy học
tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
2. Lê A (chủ biên) (2017), Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị Tuyết
Nga, Đỗ Xuân Thảo, Tiếng Việt, Tài liệu Đào tạo Giáo viên trình độ Cao đẳng
và Đại học Sư phạm, Nxb Giáo dục – Nxb ĐH Sư Phạm.
3. Vũ Thị Ân, Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Tiếng Việt giản yếu, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2018), Chuẩn đánh giá tạo lập văn bản nghị luận
xã hội của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt
Nam, số tháng 12/2018, tr. 44 -48.
5. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp
văn bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
7. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại: Cơ sở đổi
mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb ĐH Sư Phạm.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Sách Tiếng Việt 3, tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1,
Nxb Giáo dục
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu Hội thảo Những nội dung chính của
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ
thông mới, TP Hồ Chí Minh 4/2015.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường
tiểu học, Nxb ĐH Sư Phạm
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Mô hình Trường học mới (2016), Phương
pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư 22/2016/TT_BGDĐT về đánh giá
xếp loại học sinh tiểu học.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực ra đề
kiểm tra định kì theo Thông tư 22/2016/TT_BGDĐT.
157

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực đánh giá
thường xuyên các môn học/ hoạt động giáo dục theo Thông tư
22/2016/TT_BGDĐT.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương
trình tổng thể.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông- môn Ngữ Văn.
18. Hoàng Hòa Bình, Phan Phương Dung (2000), Rèn kĩ năng nói, viết cho học
sinh tiểu học qua việc học phân môn Tập làm văn, Tạp chí Khoa học Giáo
dục, số 77/2000.
19. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2012), Phương pháp dạy học Tiếng
Việt, nhìn từ tiểu học, Nxb Giáo dục.
20. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và cấu trúc của năng lực, Tạp chí Khoa
học Giáo dục, Số 117, Tháng 6/2015.
21. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở Ngữ dụng học, Nxb ĐH Sư Phạm.
22. GS.TS. Đỗ Hữu Châu – PGS.TS Bùi Minh Toán (2003), Đại cương ngôn ngữ
học, Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2005), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và
hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư Phạm.
24. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học, Nxb Giáo dục
25. Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Luỹ, Phạm Ngọc Uyển (2006), Sư phạm
học tiểu học, Nxb Giáo dục.
26. Collete Gray và Macblain (Hiếu Tân dịch) (2014), Các lý thuyết học tập về trẻ
em, ĐH Hoa Sen.
27. Dự án Việt-Bỉ (2010), Dạy và học tích cực- Một số phương pháp, kĩ thuật dạy
học, ĐH Sư Phạm.
28. Dự án Việt – Bỉ (2011), Môđun Phương pháp dạy học theo hợp đồng, Hà Nội
2011.
29. Phan Phương Dung (2001), Vấn đề dạy lời nói văn hóa trong giao tiếp ngôn
ngữ cho học sinh quan môn Tiếng Việt, Tạp chí Giáo dục, số 5, tháng 6/2001.
158

30. Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2011), Hoạt động giao tiếp với dạy học
tiếng Việt ở tiểu học, NXb Giáo dục.
31. Hồ Ngọc Đại (2010), Giáo dục tiểu học đầu thế kỉ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.
32. Bùi Minh Đức (2013), Năng lực và vấn đề phân loại năng lực trong các
nghiên cứu gần đây, Tạp chí Giáo dục, kì 2-3/2013.
33. Franz Emanuel Weinert chủ biên (Việt Anh- Nguyễn Hoài Bão dịch) (1998),
Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Thu Hà (2014), Giáo dục theo năng lực và đánh giá theo năng lực
trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản, Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia
Hà Nội: Nghiên cứu giáo dục, Tập 30, Số 2(2014) 56-64.
35. Xuân Thị Nguyệt Hà (2008), Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết
văn miêu tả cho học sinh tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học năm 2008,
ĐH Sư Phạm Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Phương pháp thiết kế chuẩn đầu ra môn học theo
định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 118,
Tháng 7/2015.
37. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Năng lực đọc trong môn Ngữ Văn ở phổ thông, Tạp
chí Khoa học Giáo dục, Tháng 10/2015.
38. Nguyễn Thị Hạnh (2018), Phương pháp giáo dục theo chương trình mới môn
Ngữ văn, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số tháng 6/2018.
39. Nguyễn Trọng Hoàn (2016), Kĩ năng tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy
học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục số 391, kì 1-10/2016, tr 1- 5.
40. Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Thị Hiền Lương (2008), Phương
pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục số
31,32,33,34,35 số tháng 4,5,6,7,8 năm 2008.
41. Nguyễn Hữu Hợp (2012), Giáo dục học Tiểu học, Nxb Đại học Sư Phạm.
42. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình
Tâm lí học tiểu học, Nxb ĐH Sư Phạm.
43. Bùi Mạnh Hùng (2014), Đổi mới dạy học Ngữ Văn: phác thảo chương trình
Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực,
http://www.hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=
17093%3A2014-09-23-08-22-17&catid=4188%3Avn--vn-hc&Itemid=7197
&lang= vi&site=30, truy cập ngày 10/01/2017.
44. Mai Bích Huyền, Đỗ Thị Hồng Nam (2014), Tiêu chí đánh giá bài luận-một
trong những công cụ phát triển năng lực tạo lập văn bản cho học sinh, Tạp chí
Khoa học ĐH Sư Phạm TPHCM, số 62 (96), tháng 9/2014.
159

45. Iu.M.Lotman (2012), người dịch Lã Nguyên, Khái niệm văn bản,
http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=11837
%3Akhai-niem&catid=4131%3Aly-luan-phe-
binh&Itemid=7242&lang=vi&site=30 truy cập ngày 01/10/2017.
46. Nguyễn Thị Ly Kha, Vũ Thị Ân (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb GD.
47. Nguyễn Thị Ly Kha (2009), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
48. Nguyễn Thị Ly Kha (2014), Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn, Nxb
Giáo dục.
49. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
50. Trịnh Thị Lan, Nguyễn Thu Thủy (2018), Thiết kế rubric đánh giá bài viết văn
thuyết minh của học sinh lớp 8, Tạp chí Giáo dục, số 432 (Kì 2- 6/2018), tr 44-48.
51. Trần Thị Hiền Lương (2013), Một số định hướng về dạy kĩ năng viết sáng tạo
cho học sinh tiểu học, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 96, tháng 9/2013.
52. Trần Thị Hiền Lương (2015), Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu
học theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113,
tháng 2/2015.
53. Trần Thị Hiền Lương (2015), Thiết kế chuẩn học tập môn Ngữ Văn theo định
hướng phát triển năng lực, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 114, tháng 3/2015.
54. Trần Thị Hiền Lương (2015), Chuẩn đánh giá năng lực tạo lập văn bản trong
môn Ngữ văn ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 116, tháng 5
năm 2015.
55. Trần Thị Hiền Lương (chủ biên) (2018), Dạy học lớp 1 theo hướng phát triển
năng lực học sinh, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
56. Đỗ Ngọc Miên (2014), Phát triển một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh
tiểu học, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
57. Nguyễn Thị Hồng Nam (chủ biên), Dương Thị Hồng Hiếu (2016), Giáo trình
Phương pháp dạy đọc văn bản, NXb ĐH Cần Thơ.
58. Nguyễn Quang Ninh (1999), Một số vấn đề dạy ngôn bản nói và viết ở tiểu
học theo hướng giao tiếp, Sách Bồi dưỡng thường xuyên, chu kì 1997-2000,
cho giáo viên tiểu học, Nxb Giáo dục.
160

59. Nguyễn Quang Ninh (2013), Tiếng Việt thực hành A, Nxb ĐH Huế.
60. Lê Phương Nga- Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXB
Giáo dục.
61. Lê Phương Nga (chủ biên) (2014), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
I, Nxb ĐH Sư Phạm.
62. Lê Phương Nga (2013), Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh
để nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học , Journal of Science of HNUE
Education, Semp 2013, Vol.No 58, p3-13.
63. Lê Phương Nga (2014), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học II, Nxb
ĐH Sư Phạm.
64. Lê Phương Nga (2013), Đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho
học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng Việt ở trường Tiểu học,
Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, Vol.58, No.1, pp.3-12.
65. Phạm Thành Nghị (2013), Tâm lý học giáo dục, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
66. Phan Trọng Ngọc (2005), Dạy học và Phương pháp dạy học trong nhà trường,
Nxb Đại học Sư Phạm.
67. Lê Thị Minh Nguyệt (2014), Dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS theo
quan điểm giao tiếp, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
68. Lê Thị Minh Nguyệt (2018), Vận dụng lí thuyết dạy viết dựa trên tiến trình
vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học sơ sở,
Tạp chí Khoa học, ĐH Sư Phạm Hà Nội, số tháng 12/2018, tr. 92-100.
69. Patricia H. Miler (Vũ Thị Chín dịch) (2003), Các thuyết về tâm lý học phát
triển, Nxb Văn hoá- Thông tin.
70. Trần Hoài Phương (2016), Ứng dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh
trung học phổ thông lập ý cho bài văn nghị luận, Luận án Tiến sĩ Khoa học
Giáo dục, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
71. Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), Rèn luyện kĩ năng viết mạch lạc trong văn
miêu tả cho HS lớp 5, Luận án Tiến sĩ, ĐH Sư Phạm Hà Nội, năm 2008.
72. Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
73. Thomas Armstrong, Lê Quang Long dịch (2014), Đa trí tuệ trong lớp học,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
161

74. Đỗ Ngọc Thống (2011), Giáo dục phổ thông: Tiếp cận năng lực là thế nào?
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-06-23-giao-duc-pho-thong-tiep-can-
nang-luc-la-the-nao, truy cập ngày 20/1/2015
75. Đỗ Ngọc Thống (2012), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông và
hướng phát triển sau 2015, http://nico-paris.com, truy cập ngày 15/12/2014.
76. Đỗ Ngọc Thống (2013), Đề văn và việc rèn luyện năng lực viết sáng tạo,
http://nico-paris.com, truy cập ngày 12/1/2015.
77. Đỗ Ngọc Thống (Tổng chủ biên), Đỗ Xuân Thảo (chủ biên), Phan Thị Hồ
Điệp, Lê Phương Nga (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Tiếng Việt tiểu
học, Nxb ĐH Sư Phạm.
78. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Đỗ Xuân Thảo, Phan Thị Hồ Điệp (2019), Hướng
dẫn dạy học môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Nxb
Đại học Sư Phạm.
79. Nguyễn Trí (1998), Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, Nxb Giáo dục.
80. Hoàng Thị Tuyết (2003), Sự thể hiện quan điểm tích hợp trong thực tế dạy học
Tiếng Việt lớp 2 và 3, Đề tài Khoa học cấp cơ sở, ĐH Sư Phạm TP HCM.
81. Hoàng Thị Tuyết (2012), Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học –Phần I, II,
Nxb Thời đại
82. Hoàng Thị Tuyết (2013), Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận
năng lực: Xu thế và nhu cầu, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 9(19), tháng 03-
04/2013.
83. Hoàng Thị Tuyết (2014), Đánh giá giáo sinh tiểu học trong thực tập sư phạm
theo cách tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học ĐH Sư Phạm TP HCM, số 62
(96), tháng 9, năm 2014.
84. Lê Đình Trung (chủ biên) – Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định
hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb
ĐH Sư Phạm, ISBN 978-604- 54-3001-9.
85. Phan Thị Hồng Xuân (2008), Vấn đề đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh
lớp 6, Luận án Tiến sĩ, ĐH Sư Phạm Hà Nội, năm 2008.
86. Nguyễn Thị Hồng Vân (2014), Đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn theo
định hướng đánh giá năng lực, Tạp chí Khoa học, ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí
Minh, số 56 năm 2014.
162

87. Xavier Roegiers, người dịch Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị (1996),
Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà
trường, Nxb Giáo dục.
88. Nguyễn Thị Xuân Yến (2018), Về khái niệm “Literacy” và việc dạy học đọc,
viết cho học sinh tiểu học trong môn Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục
Phổ thông mới, Tạp chí Giáo dục, số 433 (Kì 1-7/2018), tr 1-4.
TIẾNG ANH
89. Arthur Brookers and Peter Grundy (2001), Beginning to Write -Writing
activities for elementary and intermediate learners, Cambrigde University
Press.
90. Avan Kamal Aziz Faraj (2015), Scaffolding EFL Students’ Writing through
the Writing Process Approach, Journal of Education and Practice, ISSN 2222-
1735 (Paper), ISSN 2222-288X (Online), Vol.6, No.13,2015, www.iiste.org
91. Cheri J. Lee (2011), Parallel Writing, Larrabee learning, ISBN: 978-89-
94108-75-9; 978-89-94108-73-5(SET).
92. Donn Byrne (1998), Teaching writing skills, Longman
93. Gail Boushey & Joan Moser (2014), The Daily 5, Fostering literacy
independence in the elementary grades, Stenhouse Publishers & Pembroke
Publishers.
94. Gordon Winch, Rosemary Ross Johnston, Paul march, Lesley Ljungdall,
Marcelle Holliday (2004), Literacy Reading, Writing and Children’s
Literature, Oxford University Press.
95. Henrietta Dombey (2013), What we know about teaching writing, Preschool
and Primary Education 2013, Volume 1, Issue1, P 22-40, e-ISSN: 2241-7206.
96. Jack C. Richards (2006), Communicative language teaching today, Cambridge
University press,ISBN 13978-0-521-92512-9.
97. J C. Richards (2011), Competence and Performance in language teaching,
Cambridge University press, ISBN 978-1-107-91203-8.
98. Kate Ford (2014), Competency-Based Education: History, Opportunities, and
Challenges, UMUC Center for Innovation In Learning and Student Success
(CILSS) 10/24/2014.
163

99. Kenneth Wolf and Ellen Stevens (2007), The Role of Rubric in Advancing and
Assessing Student Learning, The Journal of Effective Teaching, Vol.7,
No.1,2007 4-14, https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1055646.pdf, truy cập ngày
13/5/2019.
100. Khaleel Bader Bataineh & Mahshad Tasnimi (2014), Competency-based
language teaching, Express and International of Multi Disciplinary Research,
ISSN: 2348-2052, Vol.1, Issue 7, July 2014.
101. Klapper, J. (2003). Taking communication to task? A critical review of recent
trends in language teaching. Language Learning Journal Vol 27, page 33-42.
102. Marry J. Allen (2014), Using Rubrics to Grade, Assess, and Improve Student
Learning,
https://www.mdc.edu/sailearn/documents/4.1%20Rubric%20Workshop%20H
andout-Mary%20Allen.pdf, truy cập ngày 15/5/2019.
103. Mike Brown, Frances Patrick (developer), Doris Tate, Steve Wright (1994), A
collection of readings related to competency-based training, Deakin
University, Geelong, Victoria, Australia 3217, ISBN-0-7300-1846- 6.
http://files.eric.ed.gov/fulltext/ED384695.pdf truy cập ngày 10/4/2016.
104. NCCA (National Council for Curriculum and Assessment), Assessment In
Primary Schools, Feb, 2004,
http://www.ncca.ie/uploadedfiles/Publications/AssessPrim.pdf, truy cập ngày
08/5/2015.
105. NSW Department of Education and Traning (1999), Focus on Literacy:
Writing, ISBN 0731359275,
https://www.researchgate.net/file.PostFileLoader.html?id...assetKey, truy cập
ngày 7/10/2015.
106. OECD (2003), The Pisa 2003 Assemment Framework: Mathematics, Reading,
Science and Problem solving knowledge and skills, OECD Publishing.
107. Ontario Education (2015), A Guide to Effective Instruction in Writing,
http://eworkshop.on.ca/edu/resources/guides/Guide_Writing_%20K_3 truy
cập ngày 15/2/2015.
164

108. Richard & Rodgers (2001), Approaches and Methods in Language Teaching,
Cambridge University.
109. Sojuangon Rambe (2013), Competency based language teaching: Theory and
Guidance for classroom practices, English Education, Vol.1 No.2, July 2013.
110. Stanford Center for Opportunity Policy in Education (2010), Beyond Basic
Skills: The Role of Performance Assessment in Achieving 21st Century
Standards of Learning,
https://scale.stanford.edu/system/files/beyond-basic-skills-role-performance-
assessment-achieving-21st-century-standards-learning.pdf truy cập ngày
15/3/2017.
111. Steve Graham, Alisa Bollinger, Carol Booth Olson, Catherin D’Aoust, Charles
McAuthur, Deborat McCutchen, Natalie Olinghouse (2012), Teaching
Elementary School Students to Be Effective Writers, Institute of Education
Sciences, U.S. Department of Education, http://ies.ed.gov/ncee , truy cập ngày
10/3/2015.
112. Steven Hodge (2007), The origins of competency-based training, Australian
Journal of Adult Learning, Volume 47, Number 2, July 2007, page 180-209.
113. Sue Palmer (2011), How to teach writing across the curiculum: Ages 6 – 8,
Routledge, ISBN 0-203-84600-1 (Master ebook); ISBN13: 978-0-415-57990-
2 (pbk); ISBN13: 978-0-203-84600-1 (ebk).
114. Thomas Deißinger (2011), Structures and functions of Competency-based
Education and Training (CBET): a comparative perspective, Human Capacity
Development (HCD) for Vocational Education and Training (Mannheim),
68169 Mannheim, Germany, ISBN 3-937235-49-3.
115. Thomas Newkirk & Lisa C.Miller (2009), The essential Don Muray: lessons
from America’s greastest writing teacher, Boynton/Cook Publishers; ISBN-
13: 978-0-86709-600-2; ISBN-10: 0-86709-600-4.
116. Tony Martin, Chira Lovat, Glynis Purnell (2008), The Really Useful Literacy
Book: Being Creative with Literacy in the Primary Classroom, Routledge,
ISBN 10: 0-415-43165-4; ISBN 13: 978-0-415-43165-1.
165

117. Wendy A. Scoot and Lisbeth H. Ytreberg (2004), Teaching English to


Children, Longman.
118. Wisconsin Education Association Council, Performance Assessment,
Education Issues Series, May 1996,
https://www.learner.org/workshops/socialstudies/pdf/session7/7.Performance
Assessment.pdf, truy cập ngày 16/12/2015.
119. Yelena Butova (2015), The history of development of competency-based
education, European Scientific Journal June 2015 /SPECIAL/ edition ISSN:
1857 – 7881 (Print) e - ISSN 1857- 7431, page 250-255.
120. Varna, Principles of Integrated language Teaching and Learning,
http://ptgmedia.pearsoncmg.com/images/9780132685146/samplechapter/0132
685140.pdf truy cập ngày 01/3/2016.
121. Vicki L. Cohen, John Edwin Cowen (2011), Literacy for Children in an
Information Age: Teaching Reading, Writing and Thinking; Pre-Press PMG,
Wadsworth Cengage Learning, ISBN-13: 978-0-495-80953-1; ISBN-10:
0495-80953-5.
TRANG WEB
122. ACARA, Chương trình giáo dục của Australia
https://www.australiancurriculum.edu.au/resources/, truy cập ngày
11/10/2017.
123. VOV (2014), Báo cáo tóm tắt Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,
http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/bao-cao-tom-tat-de-an-doi-moi-toan-dien-giao-
duc-281636.vov truy cập ngày 15/12/2014.
124. VLOS (2015), Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực,
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki, truy cập ngày 3/5/2015.
125. VLOS (2015), Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực,
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki, truy cập ngày 10/3/2015.
126. http://nclrc.org/essentials/assessing/peereval.htm , truy cập ngày 10/9/2014.
127. http://www.assessmentforlearning.edu.au/professional_learning/student_self-
assessment/student_strategies_enhance.html, truy cập ngày 10/6/2015.
166

128. http://eaptheory.wikispaces.com/Richard%27s+and+Rogers%27+Framework
truy cập ngày 15/10/2015.
129. Performance – Based Teaching and Assessement,
http://cms.education.gov.il/NR/rdonlyres/B8B6C46B-36AA-497A-9FE7-
4F34D8E7FE2A/30971/epages1227.doc , truy cập ngày 15/10/2015.
130. Teaching writing- An overview of a teaching methodology,
http://barnesprimaryschool.co.uk/wp-content/uploads/2010/05/teaching-
writing-methodology-overview.doc , truy cập ngày 17/10/2015.
131. Authentic Assessment,
http://www.deakin.edu.au/__data/assets/pdf_file/0005/268511/AUTHENTIC-
ASSESSMENT.pdf , truy cập ngày 15/4/2017.
132. http://nclrc.org/essentials/assessing/peereval.htm , truy cập ngày 10/9/2014.
133. http://www.edu.gov.on.ca/eng/literacynumeracy/inspire, ISSN: 1913 8482
(Print); ISSN: 1913 8490 (Online), truy cập ngày 10/6/2017.
134. http://www.assessmentforlearning.edu.au/professional_learning/student_self-
assessment/student_strategies_enhance.html, truy cập ngày 12/6/2017.
135. Scaffoding writing through the teaching and learning cycle (2017),
www.WestEd.org truy cập ngày 21/2/2018.
PL1

PHỤ LỤC
PL2

PHỤ LỤC 1
CƠ SỞ THỰC TIỄN _ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho giáo viên và cán bộ quản lý bậc tiểu học)
Kính gửi quý Thầy/Cô! Nhằm mục đích tìm hiểu về việc dạy học phân môn
Tập làm văn, đặc biệt về kĩ năng viết văn của học sinh tiểu học, nhóm điều tra rất
mong quý Thầy/Cô trả lời các câu hỏi trong phiếu. Những thông tin trả lời trong
phiếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm các mục đích
khác.
Câu 1: Trong các đề xuất dưới đây, quý Thầy/Cô thường sử dụng
những đề xuất nào để tham khảo khi soạn một bài dạy Tập làm văn :
(Đánh dấu x theo mức độ sử dụng)
Mức độ
Nhiều Khá Vừa Ít Không
Tỉ Tỉ
Các đề xuất Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Số Tỉ lệ Số
lệ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng lượng (%) lượng
(%) (%)
1. Sách giáo viên 82 39,2 46 22 56 26,8 25 12 0 00
2. Sách Thiết kế bài giảng 53 25,5 98 47 39 18,8 15 7,2 4 1,5
3. Trang web có các thiết kế bài dạy 43 20,5 54 25,8 71 34 27 13 14 6,7
4. Tự mình soạn dựa trên sự hiểu
65 31,2 91 43,5 41 19,6 7 3,3 5 2,3
biết và kinh nghiệm cá nhân
5. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp 47 22,4 64 30,6 48 23 42 20,1 8 3,9

Câu 2: Ý kiến của các Thầy/Cô về chương trình dạy Tập làm văn viết
hiện nay
(Đánh dấu x theo mức độ)
Mức độ
Nhiều Khá Vừa Ít Không
Tỉ Tỉ Tỉ Tỉ Tỉ
Các ý kiến Số Số Số Số Số
lệ lệ lệ lệ lệ
lượng lượng lượng lượng lượng
(%) (%) (%) (%) (%)
1. Nội dung
chương trình 28 13,4 77 36,8 86 41,1 10 4,8 8 3,9
PL3

phù hợp với


khả năng của
học sinh.
2. Thiết kế
chương trình
phù hợp với
31 14,8 90 43,1 71 34 12 5,7 5 2,4
việc dạy học
của Thầy/Cô.
3. Sự sắp
xếp các bài
dạy trong
7,2
chương trình 12 5,8 15 74 35,4 84 39,2 26 12,4
thể hiện logic
chặt chẽ.
4. Thời
lượng cho
việc dạy và
16
học một thể 14 6,7 7,7 52 24,8 90 43,1 37 17,7
loại là phù
hợp.
5. Thời
lượng cho
một tiết dạy là 10 4,8 12 5,8 38 18,2 61 29,1 88 42,1
phù hợp.
6. Cách
thức hướng
dẫn/ yêu cầu
học sinh thực
34
hiện quá trình 12 5,7 7 3,4 71 57 27,3 62 29,6
tạo lập văn
bản đã hợp lí.
7. Cách
thức dạy học
sinh viết văn
ở giai đoạn 01
(lớp 2, 3) đã
thật sự có
hiệu quả trong
13 6,2 50 23,9 67 32,1 71 34 8 3,8
việc giúp học
sinh viết văn
tốt ở giai đoạn
02 (lớp 4, 5).
PL4

Câu 3: Thầy/Cô có thực hiện những việc sau đây không? Nếu có, vui
lòng ghi tóm tắt cách làm.
Có Không
Tỉ
Số Tỉ lệ Số Viết tóm tắt
Các nội dung lệ
lượng (%) lượng cách làm
(%)
1. Sau khi dạy một bài tập đọc, tổ chức
cho học sinh viết phản hồi. 15 7,2 194 92,8

2. Sau khi dạy Tập làm văn nói, yêu


cầu học sinh thực hiện một bài viết liên
104 49,8 105 50,2
quan đến chủ đề.
3. Trong chương trình dạy Tập làm
văn, có những bài tập làm văn nói là
tiền đề,là bước chuẩn bị cho tập làm
văn viết trong bài học sau. Khi dạy học, 134 64,1 75 35,9
Thầy/Cô có giúp học sinh kết nối nội
dung hai bài này.
4. Sau khi học sinh tham gia một hoạt
động trải nghiệm, Thầy/Cô có tổ chức
90 43,1 119 56,9
cho học sinh viết phản hồi.

Câu 4: Trong quá trình dạy học Tập làm văn viết, Thầy/Cô có thực
hiện việc tổ chức học sinh thành các nhóm nhỏ theo trình độ của các em và có
cách hướng dẫn riêng cho từng nhóm trình độ đó.
(Đánh dấu x tùy theo mức độ)
Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không thực hiện
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ (%)
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng
00 00 8 3,9 14 6,6 34 16,3 153 73,2
PL5

Nếu có thực hiện, Thầy/Cô vui lòng viết vắn tắt sự khác biệt trong hướng
dẫn giữa các nhóm.
Nhóm khá giỏi Nhóm trung bình, yếu
- Không cần bám sát câu hỏi gợi ý; có - Bám sát câu hỏi gợi ý của sách giáo
thể mở rộng ý tưởng. khoa (lớp 2,3); viết câu dựa trên sườn
- Tự phân tích đề, tìm ý và viết bài. gợi ý sẵn (lớp 4,5).
- Yêu cầu đặt câu có sử dụng các biện - Hướng dẫn tìm ý, viết câu, liên kết
pháp tu từ. đoạn.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn/bài văn - Đặt câu đơn giản, đủ 02 bộ phận.
dài. - Học sinh viết đúng số câu như yêu
cầu.

.Câu 5: Khi hướng dẫn học sinh tạo một văn bản viết, quý Thầy/Cô có
thực hiện các nội dung sau:
(Đánh dấu x tùy theo mức độ)
Mức độ
Các nội dung Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không thực hiện
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ (%)
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng

1. Khơi gợi/ gợi ý/


yêu cầu học sinh thêm
00 00 11 5,3 17 8,1 44 21,1 137 65,5
các nhân tố giao tiếp
vào trong bài làm của
mình (Ví dụ: viết cho
ai? viết để làm gì?).
2. Yêu cầu học sinh
viết nhanh các ý
12 5,8 20 9,6 44 21 49 23,4 84 40,2
tưởng, các hình ảnh,
các chi tiết liên quan
đến bài viết.
3. Yêu cầu học sinh
26 12,4 62 29,7 107 51,2 11 5,3 3 1,4
PL6

sắp xếp các ý tưởng


thành dàn ý.
4. Tổ chức cho học
sinh nói (trong
29 13,9 134 64,1 31 14,8 8 3,9 7 3,3
nhóm/ trước lớp)
trước khi viết thành
bài hoàn chỉnh.
5. Tổ chức cho học
sinh chia sẻ bài viết
30 14,4 92 44 75 35,9 9 4,3 3 1,4
với các bạn trong
nhóm và đón nhận sự
nhận xét với thái độ
tích cực.
6. Yêu cầu học sinh
46 22 109 52,2 38 18,2 13 6,2 3 1,4
chỉnh sửa/ viết lại bài
viết của mình.
7. Yêu cầu học sinh
41 19,6 28 13,4 29 13,9 97 46,4 14 7,6
viết lại cho thật
“hoàn hảo” về nội
dung lẫn hình thức.

Câu 6: Trong tổ chức hướng dẫn học sinh nhận xét/ đánh giá một bài
viết của cá nhân học sinh hoặc của bạn, các Thầy/Cô sử dụng các hình thức:
(Đánh dấu x tùy theo mức độ)
Mức độ
Thường Thỉnh Không thực
Luôn luôn Ít khi
xuyên thoảng hiện
Các hình thức
Tỉ Tỉ Tỉ
Số Số Số Tỉ lệ Số Số Tỉ lệ
lệ lệ lệ
lượng lượng lượng (%) lượng lượng (%)
(%) (%) (%)
1. Cá nhân 77 36,8 80 38,3 32 15,3 10 4,8 10 4,8
2. Cặp đôi, nhóm nhỏ 20 9,6 96 46 81 38,7 9 4,3 3 1,4
3. Cả lớp 65 31,1 84 40,2 30 14,3 13 6,2 17 8,1
PL7

Câu 7: Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực đánh giá thường xuyên các
môn học, hoạt động giáo dục (theo Thông tư 22/2016/TT-BGĐT) hướng dẫn
giáo viên sử dụng một số công cụ đánh giá thường xuyên. Trong các công cụ
đánh giá thường xuyên được nêu dưới đây, các Thầy/Cô sử dụng các công cụ
nào trong dạy học Tập làm văn viết?
(Đánh dấu x tùy theo mức độ)
Mức độ
Thường Thỉnh Không thực
Các công cụ đánh giá Luôn luôn
xuyên thoảng
Ít khi
hiện
thường xuyên Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)

1. Bảng tiêu chí nhận


xét, đánh giá một bài
19 9,1 26 12,4 30 14,3 40 19,1 94 45,0
văn
2. Bản ghi chép 8 3,8 9 4,3 50 24,0 130 26,2 12 5,7
3. Hồ sơ học tập 22 10,5 107 51,2 80 38,2 00 00 00 00

Câu 8: Nhận xét của các Thầy/Cô đối với việc học sinh học Tập làm
văn (nội dung viết văn)
(Đánh dấu x tùy theo mức độ)
Mức độ
Các nhận xét Nhiều Khá Vừa Ít Không
Số Tỉ lệ (%) Số Tỉ lệ (%) Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ (%) Số Tỉ lệ
lượng lượng lượng (%) lượng lượng (%)

1. Học sinh hứng


thú mỗi khi đến giờ 12 5,7 93 44,5 82 39,2 17 8,1 5 2,5

học Tập làm văn.


2. Học sinh tích cực,
chủ động tìm hiểu 9 4,3 26 12,5 70 37,3 100 40,7 4 1,9

nội dung của ngữ


liệu.
PL8

3. Học sinh tích cực,


chủ động để tìm và
phát hiện cấu trúc 8 3,8 37 17,7 62 29,7 92 44,0 10 4,8

của ngữ liệu.


4. Học sinh tích cực,
chủ động tìm ý mỗi 13 6,2 24 11,5 78 37,3 85 40,7 9 4,3

khi tiếp cận bài


tập/đề bài.
5. Học sinh tự giác
thiết lập dàn ý. 6 2,9 14 6,7 50 23,9 77 36,6 62 29,7

6. Học sinh có khả


năng liên kết và sử
dụng những hiểu 7 3,3 32 15,4 49 23,9 98 34,4 23 11,0

biết từ các phân


môn và môn học
khác.
7. Học sinh thể hiện
sự hào hứng khi chia 24 11,5 112 53,9 55 26,3 14 6,6 4 1,9

sẻ bài viết với bạn.


8. Học sinh tự tin
thể hiện bài viết 16 7,6 47 22,5 67 32,1 75 35,8 4 1,9

trước tập thể lớp.


9. Học sinh sẵn sàng
thể hiện bài viết với 24 11,5 19 9,1 78 37,2 84 40,3 4 1,9

người thân.

Chân thành cám ơn sự hợp tác của quý Thầy/Cô.


PL9

PHỤ LỤC 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH
Câu 1: Khi học Tập làm văn viết, em có thích các hoạt động được liệt
kê dưới đây không?
Đánh dấu x vào mức độ thích mà em chọn nhé!
Mức độ
Nhiều Khá Vừa Ít Không
Các nhận xét Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
1. Em cảm thấy hứng
thú mỗi khi đến giờ
124 37,7 86 26,1 76 23,1 27 8,2 16 4,9
học Tập làm văn.

2. Em thích hoạt động


tìm ý cho mỗi bài văn. 30 9,1 56 17 99 30,1 125 38,3 19 5,8

3. Em thích được nói


với bạn về bài văn của
134 40,7 66 20,1 54 16,4 38 11,6 37 11,2
mình
4. Em thích được nói
trước lớp về bài văn 75
52 15,8 53 16,1 91 27,7 58 17,6 22,8
của mình.
5. Em thích được đọc
và góp ý bài cho bạn. 135 41 85 25,8 43 13,1 37 11,2 29 8,8

Câu 2: Trong các hoạt động được liệt kê, em thấy khó khăn với hoạt
động nào nhất? Vì sao?
Đánh dấu x vào hoạt động em chọn .
Đánh dấu 0 với hoạt động em không thực hiện khi học Tập làm văn viết.
Khó khăn nhất Không thực hiện
Các hoạt động Số
Số lượng Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%)
lượng
1. Tìm ý cho mỗi bài văn. 62 18,8 99 30
2. Viết thành câu để diễn ý của mình cho mỗi bài văn. 37 11,2 00 00
3. Đọc lại và sửa chữa bài văn của mình. 113 34,3 00 00
4. Đọc và nhận xét bài của bạn. 78 24,7 00 00
5. Chia sẻ bài viết với bạn trong nhóm. 39 11,9 00 00
PL10

PHỤ LỤC 3
CƠ SỞ THỰC TIỄN - KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI VĂN CỦA HỌC SINH
Đạt / Có Chưa đạt/ Không có
Các tiêu chí
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
1. Cấu trúc hình thức 164 100 00 00
2. Nội dung tổng thể 164 100 00 00
3. Nội dung bộ phận
- Tích hợp nội dung với các bài Tập đọc. 89 54,3 75 45,7
- Tích hợp nội dung với bài tập làm văn
nói (tuần trước). 164 100 00 00
- Độc đáo trong ý tưởng, dùng từ. 49 29,9 115 70,1
4. Tình cảm thái độ:
- Đối với người nhận thư. 164 100 00 00
- Đối với hiện thực được nói đến (thành
thị, nông thôn). 86 52,4 78 47,6
PL11

PHỤ LỤC 4
THỰC NGHIỆM – KẾ HOẠCH BÀI DẠY
❖ TUẦN 23: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
1. Trưóc khi học tiết TLV:
Cách 1: Kết nối với bài tập đọc Nhà ảo thuật
Dựa vào bài tập đọc, em viết đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu về công việc
của người làm ảo thuật
GV hướng dẫn: giới thiệu việc làm chính của nhà ảo thuật; viết cụ thể hơn
về sự biến hoá đồ vật, con vật của họ; và cuối cùng viết về suy nghĩ, cảm nghĩ của
em.
Ví dụ: Nhà ảo thuật là người có thể biến hoá từ đồ vật này thành đồ vật khác.
Họ có thể biến một cái bánh thánh hai hay nhiều cái bánh; làm xuất hiện một dải
băng vải màu vàng, xanh, đỏ trong một cái lọ và làm chúng bắn lên gây bất ngờ
cho người khác. Họ còn có thể làm xuất hiện một con thú cưng/con vật mà mọi
người không hay biết
Em nghĩ mình sẽ rất thú vị nếu được tận mắt xem các màn ảo thuật.
Em rất khâm phục tài năng và sự vui nhộn của các nhà ảo thuật.
Cách 2: Tổ chức một hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm “Tìm hiểu
về các buổi biểu diễn nghệ thuật
- Mục đích HĐ: làm cho đề bài trở nên thú vị và nằm trong mối quan tâm
của người học. GV giúp HS nhận biết hoặc nhớ lại, gọi tên và nêu vài đặc điểm về
những buổi biểu diễn nghệ thuật. HS nói tự nhiên theo hiểu biết, không gò bó.
- Cách thực hiện:
+ GV sưu tầm một vài video clip về các buổi biểu diễn nghệ thuật, như: ca
nhạc, xiếc, kịch, múa,…
+ Tổ chức trò chơi để HS gọi tên các buổi biểu diễn ấy.
+ Tổ chức chia nhóm (lần 1) theo sở thích nghệ thuật mà HS chọn.
+ Các nhóm thảo luận, nói cho nhau nghe về buổi biểu diễn nghệ thuật, ví dụ:
người biểu diễn gọi là gì? họ làm gì? họ làm như thế nào? Có một hay nhiều tiết mục?
….
PL12

+ Tổ chức nhóm lần 2 (hình thức mảnh ghép): HS nói cho nhau nghe nội
dung thảo luận nhóm lần 1.
+ GV tổng kết: mỗi buổi biểu diễn nghệ thuật đều có những điểm hay và sự
thú vị riêng. Mỗi bạn cũng có sở thích nghệ thuật khác nhau. Nếu bạn nào chưa
được xem một buổi biểu diễn nào thì sau hoạt động này, em thấy thích hình thức
nghệ thuật nào thì về nhà có thể xem trên ti vi. Các em nên rủ thêm ba mẹ cùng
xem, nếu có gì chưa rõ các em có thể hỏi ba mẹ.
2. Trong khi học tiết TLV: thực hiện theo thiết kế hoạch bài dạy
I. Mục tiêu
- Học sinh tự tin, mạnh dạn nói/ viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà
mình yêu thích.
- Học sinh thực hiện được một quy trình viết.
- Học sinh biết lựa chọn đối tượng cho bài viết
- Học sinh có khả năng nhận xét, sửa chữa bài của mình và của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu và màn hình.
- File trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” (chứa đựng những từ về tên gọi các buổi
biểu diễn nghệ thuật).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- Tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. GV viết lên - HS tham gia trò chơi.
bảng các từ HS tìm được. - Nghệ thuật; biểu diễn
- Những từ trên bảng được gọi chung là gì? nghệ thuật.

- GV: hôm trước chúng ta đã có dịp nói về các buổi


biểu diễn nghệ thuật. Cô đã dặn nếu bạn nào chưa
được xem một buổi biễn diễn nghệ thuật thì các em
có thể xem trên tivi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau
nói-viết về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà mình
thích nhé!
2. Dạy bài mới
PL13

2.1. HĐ 1:Tìm ý và phát triển ý


- Các em hãy nhớ lại và lựa chọn một buổi biểu diễn - HS viết nhanh, lưu ý chỉ
nghệ thuật mà em thích. viết ý, không cần viết
- Em viết nhanh những gì em nhớ và cảm xúc của em thành câu.
khi xem buổi biểu diễn. Học sinh trung bình và yếu - HS làm theo yêu cầu.
có thể được phát phiếu học tập để viết. - HS thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP
Viết ý của em vào các câu sau:
- Tên buổi biểu diễn nghệ thuật:.................................
- Buổi diễn được tổ chức ở ..............vào lúc ..............
- Em đi xem cùng với: ...............................................
- Những tiết mục trong buổi diễn:...............................
- Tiết mục em thích nhất:...........................................
Những chi tiết thú vị của tiết mục đó: ...........................
.......................................................................................
.........................................................................................

- Em đọc lại những ý mình viết và bổ sung thêm nếu - Cả lớp cùng nhận xét.
có.
2.2. HĐ 2: Giúp HS lập dàn ý bài viết (kể nằm trong
HĐ này).
- Trao đổi trong nhóm: (1). Bài viết của em có những
ý chính gì? (2). Thống nhất trong nhóm về các ý cần
có trong bài (3). Thảo luận với các bạn: trình tự thể
hiện các ý.
GV hướng dẫn HS: trong khi bạn nói thì mình chú ý - HS nhận xét.
lắng nghe, bổ sung vào bài của mình những ý cần - HS cho ý kiến
thiết, góp ý cho bạn.
- Đại diện các nhóm trình bày - HS thực hiện.
- GV chốt lại về các ý và trình tự thể hiện chúng (viết
bảng).
- Bạn nào đã viết đủ các ý và đúng như trình tự này? - HS trả lời nhanh.
- GV giới thiệu với HS bản nháp của GV: Đây là bản
nháp của Cô (trình bày trên power point). Các em
nhận xét xem Cô đã đủ ý và đúng trình tự chưa?
- Theo các em Cô nên sửa thế nào? (GV nhận xét ý
của HS đồng thời sửa trên máy, chiếu lên màn hình)
PL14

- Thế còn bạn nào chưa đủ ý hoặc chưa đúng giống


Cô không? Các bạn cần bổ sung hoặc sửa lại nhé.
2.3. HĐ 3: Viết về buổi biểu diễn nghệ thuật.
- Nếu viết bài này, em muốn ai sẽ đọc bài viết của HS trả lời (Gợi ý: cách
em? xưng hô, cách diễn đạt và
- Nếu viết bài này, Cô rất muốn bạn của Cô sẽ đọc và mục đích viết cho người
làm cho bạn cũng thích loại hình nghệ thuật này. Vậy đó là để làm gì).
Cô nên lưu ý những điều gì nhỉ?
- GV nhận xét các gợi ý của HS. Trong trường hợp
HS không nói được, GV vừa nêu vừa gõ máy hiện - HS trả lời.
lên màn hình để làm mẫu cho HS).
Vậy khi viết, các em cũng lưu ý về cách xưng hô,
cách diễn đạt với người đọc nhé!
- Yêu cầu HS viết
- Tổ chức cho HS nhận xét và sửa chữa. 6
- Yêu cầu HS viết lại.
- Chọn một vài HS trình bày trước lớp. GV nhận xét
theo hướng mỗi HS có cách viết, đối tượng bài viết
và mục đích viết khác nhau.
- Yêu cầu HS trưng bày bài viết trên bảng nhóm. - HS viết.
3. Củng cố, dặn dò. - Đổi vở nhận xét bài của
Khuyến khích HS đọc các bài viết vào giờ ra chơi bạn / Chỉnh sửa nếu có
hay giờ nghỉ. Chọn một bài viết mà mình thấy hay - HS trình bày trước lớp.
nhất.

- HS trưng bày bài viết.


- HS lắng nghe và thực
hiện theo yêu cầu.

3. Sau khi học tiết TLV


- HS đọc bài của các bạn
- Chọn một bài thấy hay nhất và cho biết vì sao chọn bài ấy.

6
Xem nội dung Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn
PL15

❖ TUẦN 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI


1. Trưóc khi học tiết TLV
1.1. Kết nối với bài TLV tuần 25, Kể về lễ hội. Sơ lược cách thực hiện
- Giới thiệu bài: GV tổ chức cho HS xem video clip hoặc hình ảnh các lễ
hội ở địa phương mà có thể HS đã biết. Yêu cầu HS gọi tên các lễ hội đó. Nếu HS
không biết thì GV có thể giới thiệu.
- Các hoạt động dạy học:
+ Chia nhóm lần 1 (chia ngẫu nhiên): mỗi nhóm được phát hình ảnh của một lễ
hội và phiếu giao việc

PHIẾU GIAO VIỆC


A. Quan sát tranh và thảo luận các câu hỏi sau:
1. Đây là lễ hội gì? Thường được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?
2. Quang cảnh lễ hội thế nào?
3. Mô tả hoạt động của những người tham gia lễ hội.
4. Cảm nghĩ, nhận xét của em nếu được tham gia lễ hội.
B. Dựa vào những điều đã thảo luận với nhóm. Em viết vắn tắt/ viết ý chính câu
trả lời của mình.
C. Dựa vào những ý vừa viết, em nói thành bài với một bạn trong nhóm.

+ Chia nhóm lần 2 (theo kĩ thuật mảnh ghép): HS lần lượt nói trong nhóm
về lễ hội mà mình đã thảo luận với nhóm trước. Sau khi một HS trình bày, HS còn
lại có thể đặt câu hỏi để biết rõ hơn về lễ hội bạn trình bày.
+ Tổ chức HS nói trước lớp với hình ảnh minh hoạ.
- GV dặn dò: mỗi lễ hội đều có ý nghĩa và những hoạt động đặc biệt. Về
nhà, các em nhớ mình đã được tham gia lễ hội nào. Tuần sau, chúng ta sẽ có dịp
nói về lễ hội mình tham gia.
1.2. Kết nối đọc- viết: bài tập đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Em viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) giới thiệu ý nghĩa và các hoạt
động có thể được tổ chức trong lễ hội Chử Đồng Tử
GV hướng dẫn HS:
PL16

- Ý nghĩa: Thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng (HS có thể dùng từ khác)
vợ chồng Chữ Đồng Tử đã dạy cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải và giúp
dân đánh giặc.
- Các hoạt động: đọc diễn văn nói đến lòng biết ơn; thắp hương tưởng nhớ
vợ chồng Chữ Đồng Tử; hội thi trồng lúa đúng và nhanh; hội thi dệt vải đẹp; hội
vật xem ai nhanh nhẹn và rèn sức khoẻ.
2. Trong khi học tiết TLV: thực hiện theo thiết kế bài dạy
I. Mục tiêu
- Học sinh tự tin, mạnh dạn nói về một ngày hội mà mình biết.
- Học sinh thực hiện được một quy trình viết.
- Học sinh có khả năng nhận xét, sửa chữa bài của mình và của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Máy chiếu và màn hình.
- Phim hoặc hình ảnh về những lễ hội mà học sinh đã từng tham gia ở
trường; lễ hội địa phương; hoặc các lễ hội khác.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- GV nhắc lại hoạt động kể về lễ hội ở tiết tập làm
văn trước.
- Khi nói về một lễ hội, chúng ta thường nêu bật - Quang cảnh và hoạt động
những chi tiết nào? của người tham gia lễ hội.
B. Bài mới: (GV viết bảng).
1. Giới thiệu bài:
- Các em đã được chứng kiến hoặc tham gia một lễ - HS giơ tay và trả lời theo
hội nào chưa? hiểu biết của mình.
- Đó là lễ hội gì?
- Tiết tập làm văn trước các em đã kể về một lễ hội
theo gợi ý trong sách. Hôm nay, các em sẽ kể cho
Cô và các bạn một lễ hội mà em yêu thích nhé!
2.1. Dạy bài mới
PL17

2.1. HĐ 1: Tìm ý và phát triển ý


- Để giúp các em nhớ về những lễ hội mình đã tham - HS xem về các lễ hội ở
gia, chúng ta cùng xem đoạn phim/ hình ảnh sau. trường (nếu có).
Cô lưu ý, trong khi xem, em hãy nhớ những chi tiết,
hình ảnh của lễ hội mà mình thích nhé!
- Cô cũng giới thiệu với các các em đoạn phim/hình - HS xem lễ hội địa phương.
ảnh lễ hội ở địa phương chúng ta và một số địa
phương khác.
- Em đã chọn lễ hội nào? - Nhiều HS nêu
Hãy viết vào nháp ý chính những hiểu biết và cảm - HS thực hiện theo yêu cầu.
nhận của em về lễ hội đó.
Đọc lại và suy nghĩ: có bổ sung thêm ý không.
Sắp xếp các ý đó thành một dàn bài.
Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ rỗng để học sinh
sắp xếp ý.

Tên lễ hội: ......................

Địa điểm: Thời gian

Quang cảnh lễ hội:

Các hoạt động trong lễ hội:

Cảm nghĩ của em:

2.2. HĐ 2: Giúp HS lập dàn ý bài viết


- Trao đổi trong nhóm: (1). Bài viết của em có
những ý gì? (2). Thống nhất trong nhóm về các ý
cần có trong bài. (3). Thảo luận trong nhóm về
trình tự thể hiện các ý.
PL18

GV hướng dẫn HS: trong khi bạn nói thì mình chú
ý lắng nghe, bổ sung vào bài của mình những ý cần
thiết, góp ý cho bạn.
- Đại diện các nhóm trình bày - HS thực hiện theo nhóm
- GV chốt lại về các ý và trình tự thể hiện chúng
(viết bảng).
- Bạn nào đã viết đủ các ý và đúng như trình tự
này?
- Chọn bài của một HS bất kì (trong lớp hoặc ngoài
lớp hoặc GV chuẩn bị trước.).
GV: Đây là bài của một bạn, các em nhận xét bạn
đã đủ ý và đúng trình tự chưa? - Các nhóm trình bày.
- Theo các em bạn nên sửa thế nào? (GV nhận xét ý
của HS đồng thời sửa trên máy, chiếu lên màn hình)
- Thế còn bạn nào chưa đủ ý hoặc chưa đúng giống
bạn không? Các bạn cần cần bổ sung hoặc sửa lại
nhé.
2.3. HĐ 3: Kể về một ngày hội mà em biết.
GV gợi ý: “Em nghĩ đến một người mình yêu mến - HS tự nhận xét và đánh giá.
và sẽ viết bài văn này gửi đến người đó. Họ sẽ đọc - Cả lớp cùng theo dõi và nhận
bài của các em và biết rằng em đã thích ngày hội xét.
này. Vậy em nên xưng hô như thế nào trong bài
văn”.
Trong trường hợp, HS không trả lời được, GV phải
làm mẫu.
- Yêu cầu HS lần lượt kể trong nhóm.
- Bình chọn bạn kể hay để kể trước lớp. - HS tự sửa chữa.
- Đại diện HS trình bày trước lớp.
2.4. HĐ 4: Viết về một ngày hội mà em biết
GV viết hoặc chiếu yêu cầu lên bảng và giải thích:
Chọn một trong hai đề sau:
1. Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui
PL19

trong ngày hội.


2. Viết lại những điều em vừa kể về những trò vui - HS trả lời.
trong ngày hội cho một người mà em yêu mến.
- Đọc lại bài của mình.
GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá bài viết7
- Trao đổi bài với bạn để nhận xét, góp ý. - HS thực hiện
- Chỉnh sửa lại bài.
- Viết lại bài cho đẹp và hay hơn. - Lắng nghe và nhận xét
- Trưng bày bài viết: chọn một người thân (có thể là
người đã cùng em tham dự lễ hội, như: ba, mẹ, anh, - HS làm theo yêu cầu.
chị, em hay bạn bè) và giới thiệu bài viết của em
với họ. Ghi lại những nhận xét hay thái độ của
người thân khi đọc bài của em. - Đọc và góp ý bài cho bạn
3. Củng cố, dặn dò.
- Chỉnh sửa bài viết
- Viết lại
- HS thực hiện theo yêu cầu.
3. Sau khi học tiết TLV
- Công bố bài viết với người thân
- Ghi lại những nhận xét hay thái độ của người thân khi đọc bài viết.
❖ TUẦN 29: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
(tuần 28 có TLV viết nhưng không phải viết sáng tạo,)
1. Trước khi học tiết TLV viết
1.1. Kết nối với bài tập đọc tuần 28 Cuộc chạy đua trong rừng
Theo em, để trở thành nhà vô địch trong cuộc chạy đua, Ngựa Con cần
có những đặc điểm gì về ngoại hình và tính cách. Em rút ra được bài học gì
cho mình? Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu để thể hiện ý của em.
GV hướng dẫn: Ngựa Con cần có một móng chắc và khoẻ; thường xuyên
tập luyện để có thể chạy nhanh và quan trọng là không được chủ quan. Khi bước

7
Xem nội dung Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn
PL20

vào một cuộc thi luôn chú ý chuẩn bị thật tốt mọi thứ và tập trung tinh thần cho
cuộc thi. Bài học: không được chủ quan, luôn lắng nghe và xem xét nghe lời
khuyên của người lớn,…
1.2. Kết nối với nghe-nói, TLV tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao.
Viết lại một tin thể thao trên báo đài.
(Thiết kế bài dạy được viết chung với tuần 29 để làm rõ sự kết nối 02 tuần)
Viết lại một tin thể thao em mới đọc được trên báo (hoặc nghe được, xem
được trong các buổi phát thanh, truyền hình) (trang 88, SGK, TV3, tập 2).
1.3. Kết nối với bài tập đọc tuần 29 Buổi học thể dục
Buổi học thể dục có giống một trận thi đấu thể thao không? Vì sao phải
và vì sao không? Em hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình.
GV hướng dẫn HS so sánh các chi tiết trong bài tập đọc với một trận thi đấu
thể thao. Ví dụ: có cổ động viên không? Cổ động cho ai? Ai là vận động viên chính
trong trận thi đấu này? Họ đã thi đấu với đối thủ gì? và thi đấu như thế nào? Kết quả
ra sao?
Lưu ý: HS trả lời “giống” hay “không giống” đều được, trọng tâm là HS
mạnh dạn nêu ý kiến của mình và giải thích được ý kiến ấy.
2. Trong khi học tiết TLV viết: thực hiện theo thiết kế bài dạy
I. Mục tiêu
- Học sinh tự tin, mạnh dạn kể, viết về một trận thi đấu thể thao
- Học sinh thực hiện được một quy trình viết.
- Học sinh biết lựa chọn đối tượng cho bài viết.
- Học sinh có khả năng nhận xét, sửa chữa bài của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị
- Tổ chức hoạt động: học sinh nói về một môn thể thao mình yêu thích với
các bạn trong nhóm; khuyến khích học sinh về nhà xem một trận đấu thi đấu môn
thể thao mình yêu thích.
- Yêu cầu học sinh đọc/nghe một bản tin thể thao trên báo, đài.
- Máy chiếu và màn hình.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
PL21

HĐ của GV HĐ của HS
Tuần 28
1. Giới thiệu bài:
- Nêu vấn đề: Các em sẽ xem tranh và cho biết HS xem và nêu hiểu biết của
tên môn thể thao của bức tranh. Em biết gì về mình. VD: Trận thi đấu bóng đá
môn thể thao này? Em đã từng tham gia thi đấu có 02 đội. Mỗi đội có 11 cầu thủ.
chưa? Các trận đấu diễn ra rất sôi nổi
GV lần lượt chiếu hình ảnh của các môn thể và có rất nhiều người theo dõi,...
thao phổ biến như: bóng đá, bóng rổ, bóng
chuyền, điền kinh, bơi lội, bóng bàn. - HS nêu (nếu biết).
- Ngoài những môn thể thao Cô vừa giới thiệu,
các em biết những môn thể thao nào khác?
- Nhận xét: Cô nhận thấy các em biết rất nhiều
môn thể thao và cũng đã từng xem hoặc tham
gia những trận thi đấu thể thao. Hôm nay, các
em hãy kể cho Cô và các bạn nghe về một trận
thi đấu thể thao mà em đã từng xem hoặc tham
gia nhé!
2. Dạy bài mới
2.1. HĐ 1: Tìm ý và phát triển ý
HS làm việc theo nhóm
- Việc 1: Em nhớ và viết những ý chính về một
trận thi đấu thể thao mà mình đã xem hoặc - HS thực hiện cá nhân
chứng kiến.
- Việc 2: Sắp xếp các ý mình viết theo trình tự. - HS thực hiện cá nhân
GV có thể sử dụng phiếu học tập để học sinh
chưa giỏi hoạt động này tìm ý và sắp xếp ý.
PL22

PHIẾU HỌC TẬP


Sắp xếp các ý theo trình tự sau:

1. Giới thiệu trận thi đấu:


- Tên môn thể thao:
………………………..
- Em đi xem với:
……………………………

Hoặc
- Em thi đấu với: ……………………..
2. Quang cảnh trận thi đấu
- Địa điểm thi đấu: ……………………..
- Thời gian thi đấu: ………………………..
- Hoạt động của các cầu thủ: ………………

- Hoạt động của cổ động viên: ……………


- Kết quả trận thi đấu: …………………

3. Cảm nghĩ/ suy nghĩ của em về trận thi đấu:


………………………………………………………… - HS làm việc theo nhóm
……………………………………………………
……

- Việc 3: Trao đổi trong nhóm: (1). Bài viết - Trình bày, nhận xét kết quả của
của em có những ý gì? (2). Thống nhất trong nhóm bạn.
nhóm về các ý cần có trong bài và trình tự thể
hiện chúng.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - HS đọc và nhận xét
- GV chốt lại về các ý và trình tự thể hiện
chúng (viết bảng). - HS góp ý
- Bạn nào đã viết đủ các ý và đúng như trình tự
này?
- Chọn bài của một HS bất kì (trong lớp hoặc
ngoài lớp, GV chuẩn bị trước).
GV: Đây là bài của một bạn, các em nhận xét
bạn đã đủ ý và đúng trình tự chưa?
PL23

- Theo các em bạn nên sửa thế nào? (GV nhận


xét ý của HS đồng thời sửa trên máy, chiếu lên
màn hình)
- Thế còn bạn nào chưa đủ ý hoặc chưa đúng - HS kể và nhận xét bài kể của
giống Cô không? Các bạn cần cần bổ sung bạn.
hoặc sửa lại nhé.
2.2. HĐ 2: Kể trong nhóm
- Dựa vào dàn ý vừa làm, em kể về một trận thi
đấu thể thao.
- Em lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi hoặc
nhận xét.
2.3. HĐ 3: Kể trước lớp
Đại diện nhóm kể trước lớp theo hình thức: bạn - HS kể trước lớp và nhận xét
kể nhóm trước mời bạn của nhóm tiếp theo. bài kể của bạn.
- GV nhận xét.
2.4. HĐ 4: Viết một tin thể thao em mới đọc
được trên báo (hoặc nghe được, xem được
trong các buổi phát thanh, truyền hình).
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- Trao đổi trong nhóm: từng HS đọc trong - HS đọc bài viết và cho những
nhóm bài viết của mình. Các HS khác có thể phản hồi với bài của các bạn.
đặt câu hỏi, nhận xét bài của bạn.
- Trưng bày bài viết ở bảng nhóm. - HS trưng bày bài viết.
3. Củng cố, dặn dò.
Khuyến khích HS đọc các bài viết vào giờ ra - HS thực hiện theo yêu cầu.
chơi hay giờ nghỉ. Chọn một bài viết mà mình
thấy hay nhất.
Tuần 29
A. Bài cũ:
-Tuần trước các em đã viết một bản tin thể HS thực hiện theo yêu cầu của
thao. Sau đó, các em đã đọc bài viết của nhiều GV.
bạn và chọn một bài mà mình thích nhất. Bây (HS có thể đặt câu hỏi như: bản
giờ em hãy đọc bản tin thể thao của bạn mà em tin tôi vừa đọc nói về ai? Về
thích nhất. Sau đó, đặt câu hỏi để các bạn trong môn thể thao gì? vận động viên
PL24

lớp trả lời về nội dung bản tin mà em đọc. trong bản tin làm gì? hành động
- GV nhận xét. gì? trận thi đấu diễn ra như thế
- Tuần trước, chúng ta còn nội dung nào nữa? nào?...)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ
chuyển bài kể của mình thành bài viết, với đề -HS trả lời: Kể về một trận thi
bài sau: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần đấu thể thao.
trước, hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một
trận thi đấu thể thao cho bạn của em và bày tỏ - HS đọc đề bài.
mong muốn sẽ mời bạn đi xem cùng mình khi
có dịp.
2. Dạy bài mới
2.1. HĐ 1: Tìm hiểu đề
Thảo luận nhóm: Đề bài yêu cầu em điều gì? - HS thực hiện và trình bày trước
* Viết về trận thi đấu thể thao; lớp.
* Viết cho bạn của mình;
* Bày tỏ mong muốn mời bạn đi xem khi dịp. - Lưu ý: cách xưng hô; cách
- Viết cho bạn em cần lưu ý điều gì? dùng từ trong bài viết.
- Làm thế nào em bày tỏ mong muốn mời bạn - Cho bạn biết xem trận thi đấu
đi xem trận thi đấu cùng khi có dịp? (Trong thể thao rất vui, hào hứng giúp ta
trường hợp HS không nói được thì GV gợi mở được thư giãn; được học hỏi
hoặc nói để HS biết). nhiều điều về tính đồng đội, tính
2.2. Kể trong nhóm đoàn kết,...
- Yêu cầu HS bổ sung những ý mới cần có vào - HS thực hiện
dàn bài (có từ tiết trước).
- HS kể trong nhóm và chọn bạn kể hay để kể -Lắng nghe và nhận xét bài kể
trước lớp. của bạn.
- HS kể trước lớp.
- Gv nhận xét.
2.3. HĐ 3. Viết bài
Dựa vào dàn ý vừa thực hiện, em viết thành
một bài văn hoàn chỉnh. Sau khi viết xong, em
sẽ làm gì?
- HS viết bài và đọc lại bài. - Đọc lại bài và chỉnh sửa nếu
PL25

- Dựa vào bài kể của bạn, bài viết của em, mỗi thấy chưa được.
nhóm xây dựng những yêu cầu cần có trong - HS thực hiện
một bài văn. 8 - Nhóm HS thực hiện việc thiết
- Yêu cầu HS đổi bài với bạn để đọc và nhận lập bảng tiêu chí để nhận xét,
xét. đánh giá bài văn.
- HS chỉnh sửa lại bài, nếu cần thiết. - HS thực hiện việc tự nhận
- Yêu cầu HS viết lại. xét, đánh giá; chỉnh sửa nếu cần.
- Đọc bài viết trước lớp. - HS viết lại.
- GV và HS nhận xét - Vài cá nhân đọc.
- Công bố bài viết với người thân. - HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò

3. Sau khi học tiết TLV viết


HS gửi bài viết đến người bạn mà em đề cập trong bài văn và nhờ bạn cho
phản hồi: có đi hay không đi xem thi đấu thể thao nếu có dịp, vì sao?
❖ TUẦN 30: VIẾT THƯ
1. Trước khi học tiết TLV: kết nối với bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nếu một người bạn nước ngoài muốn biết về đất nước, quê hương em thì
em sẽ nói với họ điều gì? Viết một đoạn văn ngắn thể hiện điều em muốn nói.
GV hướng dẫn: Trong bài tập đọc, các bạn học sinh ở Lúc-xăm-bua muốn
biết: “Học sinh Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những
trò chơi gì”, đó là những điều đặc biệt, rất riêng của HS Việt Nam, có thể khác biệt
hoặc giống với các bạn. Và điều đặc biệt này làm cho các bạn HS Lúc-xăm-bua
thấy thú vị. Vậy khi giới thiệu về quê hương, đất nước thì chúng ta nên nói những
điều gì? (những điều đặc biệt, độc đáo) đó là những điều gì? (ví dụ: cảnh đẹp, lễ
hội, ẩm thực, các trò chơi dân gian, các phong tục,…)
2. Trong khi học tiết TLV: thực hiện theo thiết kế bài dạy
I. Mục tiêu
- Học sinh tự tin, mạnh dạn trao đổi trong nhóm về hình thức và nội dung thư.

8
Xem nội dung Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn
PL26

- Học sinh thực hiện được một quy trình viết.


- Học sinh có khả năng nhận xét, sửa chữa bài của mình và của bạn.
II. Chuẩn bị
- Từ những tuần/ tháng trước, khuyến khích học sinh viết thư và gửi cho
nhau vào Hộp thư bè bạn.
- Yêu cầu học sinh đem theo những lá thư đã được nhận.
- Phiếu giao việc

Phiếu giao việc

- Em viết thư cho bạn: Hoặc bạn ở nước:

- Em biết bạn (hoặc nước của bạn) qua: □ Báo chí □ Truyền hình

□ Phim ảnh

- Em tự giới thiệu về mình:

- Em làm quen bạn:

- Em bày tỏ tình thân ái:


III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ của GV HĐ của HS
1. Giới thiệu bài:
- Các em có từng nhận một bức thư ai gửi cho - HS trả lời (có thể lấy những
mình chưa? Người đó là ai? Họ viết để làm gì? bức thư của bạn bè từ Hộp thư
- Vậy các em đã từng viết và gửi thư cho ai bè bạn để chứng minh cho điều
chưa? Em viết để làm gì? đang nói).
(Tùy theo câu trả lời của HS, GV kết luận cho
phù hợp). Gợi ý: Chúng ta thường viết thư cho
những người thân quen, để chúc mừng một sự
kiện nào đó, để bày tỏ tình cảm hay để nói về
một việc đặc biệt nào đó. Hôm nay, chúng ta tập
viết thư cho một người bạn mà ta chưa quen qua
PL27

đề bài sau: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 - HS đọc đề bài.
câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày
tỏ tình thân ái.
2. Dạy bài mới
2.1. HĐ 1: Thảo luận nhóm “Phân tích đề bài”
- Việc 1: Nhóm thảo luận các câu hỏi sau: - HS làm việc nhóm
+ Đề bài yêu cầu em làm gì?
+ Viết cho ai?
+ Viết để làm gì?
+ Hình thức của một bức thư như thế nào?
- Các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày,
- GV nhận xét, kết luận (lưu ý: nếu đa số các các nhóm khác nhận xét.
nhóm đều nói đúng về hình thức của một bức thư
thì GV khẳng định và không cần trưng mẫu.
Trong trường hợp nhiều nhóm hoặc có nhóm
không nhớ hình thức một bức thư thì GV có thể
vừa hỏi HS vừa viết bảng (gõ máy và trình chiếu,
nếu được).
2.2. HĐ 2: Tìm ý và phát triển ý
- Việc 1: Cá nhân làm việc theo Phiếu giao việc - HS làm việc cá nhân.
- Việc 2: Trao đổi trong nhóm về các ý trong - HS trình bày trong nhóm và
Phiếu giao việc. nhận xét các bạn.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. (Theo hình - HS trình bày trước lớp.
thức bạn trình bày trước mời bạn nhóm khác
trình bày tiếp theo).
- GV nhận xét và chốt lại về các ý cần có trong - HS chỉnh sửa, bổ sung ý.
thư.
- Yêu cầu HS chỉnh sửa, bổ sung - HS thực hiện cá nhân
2.3. HĐ 3: Viết thư
PL28

- Yêu cầu HS đọc lại đề bài, dựa vào dàn bài (đã
thể hiện ở Phiếu giao việc) để viết; nhắc lại hình
thức cấu trúc của một bức thư.
- Hỏi HS: Sau khi viết xong em cần làm gì? - Đọc lại và chỉnh sửa bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá bài viết.9 - HS thực hiện theo yêu cầu.
- Trao đổi và chia sẻ với bạn. - HS trình bày và góp ý, nhận
- Trưng bày bài viết ở bảng nhóm. xét.
3. Củng cố, dặn dò. - HS thực hiện theo yêu cầu.
GV yêu cầu HS đọc bài của các bạn và chọn bài
mà mình thích nhất.

3. Sau khi học tiết TLV


- HS đọc bài các bạn.
- HS chọn bài mà mình thấy hay nhất và cho biết lí do.
❖ TUẦN 32: NÓI, VIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG
(Tuần 31 là bài Thảo luận về môi trường, có hoạt động viết lại những ý đã
thảo luận, được xem như là hoạt động chuẩn bị cho viết sáng tạo)
1. Trước khi học tiết TLV
1.1. Kết nối với bài tập đọc tuần 30 Một mái nhà chung và bài tập đọc
Tuần 31 Bác sĩ Y-éc-xanh
Trong bài tập đọc Một mái nhà chung, tác giả nói: “Mọi mái nhà
riêng/Có mái nhà chung/Là bầu trời xanh/Xanh đến vô cùng”.
Trong bài tập đọc Bác sĩ Y-éc-xanh, bác sĩ Y-éc-xanh nói: “Trái đất
đích thực là ngôi nhà chung của chúng ta”.
Kết hợp nội dung hai bài tập đọc, theo em, ngôi nhà chung có những gì
và nên làm gì để ngôi nhà chung được tươi đẹp? Viết một đoạn văn thể hiện
điều em muốn nói.
GV hướng dẫn: Trong bài Một mái nhà chung thì dưới mái nhà chung có
những gì? (có con người, các con vật, cảnh đẹp). Kết nối với ý của bác sĩ Y-éc-

9
Xem nội dung Hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn
PL29

xanh, ngôi nhà chung có những gì? (con người, các con vật, cây cối, …). Chúng ta
nên làm gì để ngôi nhà chung luôn tươi đẹp? (yêu thương, quý trọng lẫn nhau; gìn
giữ cảnh đẹp, bảo vệ các loài động vật,…).
1.2. Kết nối nghe-nói, bài TLV tuần 31 Thảo luận về môi trường
(Thiết kế bài dạy được viết chung với tuần 32 để làm rõ sự kết nối 02 tuần)
Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về
những việc cần làm để bảo vệ môi trường. (trang 112, SGK, TV3, tập 2).
1.3. Kết nối với bài tập đọc tuần 32 Người đi săn và con vượn
Em có đồng ý với hành động “bẻ gãy nỏ và không bao giờ đi săn nữa
của bác thợ săn” không? Vì sao? Em học được điều gì qua câu chuyện này?
Viết đoạn văn thể hiện câu trả lời của em.
2. Trong khi học tiết TLV: thực hiện theo thiết kế bài dạy tuần 31 và 32
Tuần 31: Nói, viết về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- HS biết tìm ý và sắp xếp ý các ý có nội dung về môi trường
- Học sinh tự tin, mạnh dạn kể về việc làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Học sinh có khả năng nhận xét, sửa chữa bài của mình và của bạn.
- HS cam kết thực hiện ít nhất một việc làm bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Bảng nhóm
- Bài hát “Trái đất này là của chúng mình”
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ của GV HĐ của HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu vấn đề: Các em nghe một bài hát, vỗ tay - HS thực hiện theo yêu cầu
và hát theo nếu em biết bài hát này.
Mở bài hát: Trái đất này là của chúng mình
- Đặt câu hỏi:
+ Bài hát nói về đối tượng chính nào? - Trái đất
+ Trái đất còn được xem là gì? (có thể nhắc - Ngôi nhà chung
PL30

HS tên của chủ điểm hoặc ý của Y-éc-xanh


trong bài tập đọc Bác sĩ Y-éc-xanh)
+ Các em muốn “ngôi nhà chung” của mình - HS nêu.
như thế nào?
+ Bài học hôm nay chúng ta cùng thảo luận
xem chúng ta cần làm gì để ngôi nhà chung
luôn xanh, sạch và đẹp, qua bài “Thảo luận về
bảo vệ môi trường”.
2. Dạy bài mới
2.1. HĐ 1: Tìm ý và phát triển ý
Thảo luận nhóm: Em cần làm gì để bảo vệ
môi trường?
- Việc 1: Mỗi bạn viết ý của mình vào tờ giấy. - HS thực hiện cá nhân
Sắp xếp các ý thành các nhóm (Ví dụ: đối với
cây xanh; đối với động vật; …)
- Việc 2: Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến - HS làm việc theo nhóm
- Việc 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - HS trình bày- các bạn nhận xét
và mời bạn nhóm tiếp theo.
2.2. HĐ2: Viết đoạn văn thuật lại ý kiến các
bạn trong nhóm.
- Việc 1: Thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Lí do của buổi họp nhóm? + Thảo luận nội dung “Cần làm
gì để bảo vệ môi trường”.
+ Các bạn đã thảo luận với nhau như thế nào? + Các bạn thảo luận sôi nổi, hào
hứng, bổ sung cho nhau, có nhiều
ý kiến trùng lặp,...
- Việc 2: Làm việc cả lớp - Viết đoạn văn thuật lại ý kiến
+ Đề bài yêu cầu em làm gì? các bạn trong buổi thảo luận.

+ Vậy trong bài viết, em cần có các ý gì? - Lý do buổi thảo luận.
GV viết bảng 03 ý lên bảng và chốt: bài viết - Thái độ hành động của các bạn.
của HS cần thể hiện các ý này. - Các ý kiến được nhóm thống
PL31

nhất.
+ Những việc cần làm sau khi em viết xong là - Đọc lại và chỉnh sửa
gì? - Trao đổi bài với bạn để nhận
xét, góp ý.
- Viết lại, tiếp tục chỉnh sửa.
Vậy các em hãy thực hiện như những bài viết
trước. Hôm nay, khi đổi bài cho nhau, các em
hãy thảo luận các tiêu chí nhé. Riêng về nội
dung, chúng ta đã thảo luận cả lớp (đang có
trên bảng).
- Việc 3: HS viết bài - HS viết bài và thực hiện các
3. Củng cố, dặn dò yêu cầu của GV.
Kết hợp GD môi trường: các em đã xác định
được những việc mình cần làm để bảo vệ môi
trường. Các em thấy mình có thể làm được
những việc này không? Chọn một việc vừa
sức mình để làm các em nhé!
Cô xem đây là những lời hứa, những cam kết
mà chắc chắn các em sẽ thực hiện. Khi thực
hiện, các em hãy nhớ những cảm xúc, suy
nghĩ của mình vì sẽ có dịp chúng ta chia sẻ
với nhau về chúng.
❖ Tuần 32: Thảo luận về bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Học sinh tự tin, mạnh dạn kể về việc làm để bảo vệ môi trường.
- Học sinh xác định được mục đích để viết.
- Học sinh có khả năng nhận xét, sửa chữa bài của mình và của bạn.
- Học sinh có thái độ trân trọng những việc làm có ích của bạn để bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: Bảng nhóm; phiếu giao việc cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
PL32

Hoạt động của GV Hoạt động của HS


1. Hoạt động 1: giới thiệu bài (đồng thời là
hoạt động tìm ý và phát triển ý)
- Tiết TLV tuần trước, chúng ta đã thảo luận với - Những việc em có thể làm để
nhau điều gì? bảo vệ môi trường.
- Các công việc đó là gì? - HS trả lời (dựa theo bảng
nhóm vẫn treo từ tiết trước).
- Em đã làm được việc nào? - HS trả lời.
- Em hãy viết nháp những ý chính về công việc - HS thực hiện theo yêu cầu.
mà em đã làm, theo gợi ý sau:
+ Lí do hay nguyên nhân nào khiến em chọn - HS trả lời theo ý kiến cá
công việc này? (giới thiệu công việc mình đã nhân.
làm)
+ Những việc làm cụ thể của em?
+ Kết quả thế nào? Những người xung quanh có - HS mô tả vắn tắt.
thái độ gì không?
+ Cảm xúc, cảm giác của em khi làm việc đó? - HS nêu.
2. Hoạt động 2: Kể trong nhóm
Dựa vào ý chính HS “Kể một việc tốt em đã làm
để bảo vệ môi trường ”
- HS kể cặp đôi - HS làm việc theo nhóm.
- Trao đổi trong nhóm (có thể kể việc của mình
hoặc việc của bạn và cho những nhận xét, khen
ngợi bạn đã làm việc tốt)
- Đại diện nhóm kể trước lớp. (Gv có thể tổ - HS trình bày- các bạn nhận
chức trò chơi để chọn bạn kể). xét và mời bạn nhóm tiếp theo.
3. Hoạt động 3: Viết đoạn văn - HS thực hiện theo yêu cầu
Phát phiếu giao việc cho các nhóm của phiếu giao việc.
PL33

PHIẾU GIAO VIỆC


Dựa vào dàn ý và bài kể, em viết một đoạn văn
từ 5 đến 7 câu, kể lại việc làm trên, nhằm một
trong các mục đích sau:
1/ Kêu gọi mọi người luôn giữ gìn môi trường
trong sạch.
2/ Kêu gọi mọi người làm việc tốt giống em.
Hướng dẫn thực hiện
- Việc 1: Cùng nhóm thảo luận yêu cầu đề bài.
- Việc 2: Chọn mục đích để viết và suy nghĩ thể
hiện mục đích này trong bài viết như thế nào.
- Việc 3: Thảo luận nhóm để chia sẻ cách trình
bày bài viết.
- Việc 4: Cá nhân viết bài.
- Việc 5: Ba bạn tạo thành một nhóm, thảo luận
các tiêu chí để đánh giá, nhận xét bài viết. Đổi
bài với bạn để đọc và nhận xét.
-HS làm theo yêu cầu
GV tổ chức cho HS đọc bài trên lớp.
4. Củng cố, dặn dò.
Chọn một người thân để đọc bài của em. Sau đó,
em trả lời các câu hỏi sau:
- Người thân có hứa thực hiện lời kêu gọi của
em không?
- Việc làm thể hiện lời kêu gọi đó là gì?

3. Sau khi học tiết TLV


- HS chọn người thân đọc bài.
- Quan sát thái độ và việc làm của người thân để trả lời câu hỏi.
PL34

PHỤ LỤC 5
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHIẾU TỰ NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ BÀI VĂN
(Các tiêu chí và cách hướng dẫn đã được thảo luận và thống nhất với GV)
❖ TUẦN 22: NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
Hướng dẫn HS kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn
GV đặt câu hỏi cho cả lớp. Khi HS trả lời, GV đánh máy hoặc viết lên bảng
nội dung sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Để nhận xét một bài văn, đầu tiên đọc toàn bài.
Sau đó, em hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
- Bài văn có đúng nội dung như đề bài yêu cầu - Một người lao động trí óc.
không? Cụ thể bài văn hôm nay viết về nội
dung gì?
- Tiếp theo, các em sẽ nhận xét về cấu trúc của - Bài văn có đủ 03 phần: mở
bài văn. Một bài văn cần có cấu trúc như thế bài, thân bài và kết luận.
nào?
- Cụ thể nội dung của 03 phần đó trong bài là - Giới thiệu người lao động trí
gì? óc.
- Lưu ý rằng các câu trong bài đều phải nói về - Công việc hằng ngày của họ.
người lao động trí óc. Thái độ làm việc của họ.
- Tình cảm, suy nghĩ của em
về người lao động trí óc trong
bài.
- Nếu bài văn có những yếu tố chúng ta vừa - Từ ngữ đúng và hay, có sử
nêu thì đạt yêu cầu. Theo em, bài văn hay thì dụng nhân hoá, so sánh.
cần có những điều gì nữa?
- Khi nhận xét bài văn, các em lưu ý bài văn
phải không có lỗi chính tả, câu văn viết không
PL35

khó hiểu vì vậy em các nên đọc từng câu, xem


câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ và dễ hiểu không.
- Điều cuối cùng chúng ta cần nhận xét là gì? - Bài văn được trình bày rõ
- Sau đây cô phát cho mỗi bạn một tờ giấy có ràng và sạch đẹp.
nội dung giống trên bảng của Cô. Em đọc bài
văn, nhận thấy bài văn có tiêu chí nào thì đánh
dấu. Cột “Ý kiến của em” các em có thể không
viết nhưng cũng có thể viết những ý kiến của
mình như: hay, có lỗi chính tả, câu văn khó
hiểu. Em có thể dùng viết chì để gạch dưới lỗi
chính tả, câu văn mà em cho là khó hiểu,…
- Các em hãy mạnh dạn, tự tin nhận xét, đánh
giá bài của mình và của bạn nhé.

Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn


STT Các tiêu chí Đánh dấu (x) Ý kiến của em
1 Bài văn kể người lao động trí óc
Bài văn có đầy đủ 03 phần:
- Giới thiệu về người lao động trí óc.
- Công việc của họ, thái độ của họ
2 khi làm việc.
- Thái độ, suy nghĩ, tình cảm của
người viết bài văn đối với người lao
động trí óc.
Các câu trong bài văn cùng viết về một
3
buổi biểu diễn nghệ thuật.
4 Bài văn có sử dụng nhân hóa, so sánh
5 Bài văn sử dụng từ ngữ đúng và hay.
6 Bài văn không có lỗi chính tả.
7 Bài văn không có câu văn khó hiểu.
8 Bài văn được viết rõ ràng và cẩn thận.
Em đánh giá bài văn:  Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành
❖ TUẦN 23: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
GV hướng dẫn HS kĩ năng nhận xét, đánh giá bài văn
PL36

GV đặt câu hỏi cho cả lớp. Khi HS trả lời, GV đánh máy hoặc viết lên bảng
nội dung:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Bạn nào nhớ lại, để nhận xét một bài văn - Nội dung của bài văn có đúng yêu
đầu tiên chúng ta xem điều gì? cầu của đề.
- Cụ thể nội dung hôm nay là gì? - Một buổi biểu diễn nghệ thuật
- Sau khi nhận xét nội dung, ta xem xét điều - Bài văn có đủ 03 phần: mở bài, thân
gì tiếp theo? bài và kết luận.
- Cụ thể nội dung của 03 phần đó trong bài là - Giới thiệu buổi biểu diễn nghệ thuật.
gì? - Những tiết mục, những hoạt động,
- Lưu ý rằng các câu trong bài đều phải nói về thái độ của những người có mặt trong
buổi biểu diễn nghệ thuật. buổi biểu diễn,…
- Thái độ, suy nghĩ của người viết về
buổi biểu diễn.
- Nếu bài văn có những chi tiết chúng ta vừa - Từ ngữ đúng và hay, có sử dụng
nêu thì đạt yêu cầu. Theo em, bài văn hay thì nhân hoá, so sánh.
cần có những điều gì nữa?
- Một bài văn tốt và hay thì không được có - Không có lỗi chính tả, câu văn viết
những lỗi gì? không khó hiểu.
- Vì vậy em các nên đọc từng câu, xem câu có
đủ chủ ngữ, vị ngữ và dễ hiểu không.
- Điều cuối cùng chúng ta cần nhận xét là gì? - Bài văn được trình bày rõ ràng và
- Sau đây cô phát cho mỗi bạn một tờ giấy có sạch đẹp.
nội dung giống trên bảng của Cô. Em đọc bài
văn, nhận thấy bài văn có chi tiết nào thì đánh
dấu. Cột “Ý kiến của em” các em có thể
không viết nhưng cũng có thể viết những ý kiến
của mình như: hay, có lỗi chính tả, câu văn khó
hiểu. Em có thể dùng viết chì để gạch dưới lỗi
chính tả, câu văn mà em cho là khó hiểu,…
- Các em hãy mạnh dạn, tự tin nhận xét, đánh
giá bài của mình và của bạn nhé.
PL37

Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn


STT Các tiêu chí Đánh dấu (X) Ý kiến của em
1 Bài văn kể một buổi biểu diễn.
Bài văn có đầy đủ 03 phần:
- Giới thiệu buổi biểu diễn nghệ
thuật.
- Những tiết mục, những hoạt
2
động, thái độ của những người có
mặt trong buổi biểu diễn,…
- Thái độ, suy nghĩ của người viết
về buổi biểu diễn.
Các đoạn trong bài văn cùng viết về
3
một buổi biểu diễn nghệ thuật.
4 Bài văn có sử dụng nhân hóa, so sánh
5 Bài văn sử dụng từ ngữ đúng và hay.
6 Bài văn không có lỗi chính tả.
7 Bài văn không có câu văn khó hiểu.
Bài văn được viết rõ ràng và cẩn
8
thận.

Em đánh giá bài văn:  Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành
❖ TUẦN 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Em hãy liệt kê những điều ta cần xem xét - HS liệt kê.
khi nhận xét, đánh giá một bài viết.
Tuỳ theo ý kiến của HS, GV nhận xét, tiếp tục
vừa đặt câu hỏi vừa tạo Phiếu tự nhận xét,
đánh giá bài văn.
Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện việc nhận - HS nhắc lại.
xét, đánh giá.
PL38

Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn


STT Các tiêu chí Đánh dấu (X) Ý kiến của em
1 Bài văn kể về một lễ hội
Bài văn có đầy đủ 03 phần:
- Giới thiệu về lễ hội: tên, ở đâu.
- Quang cảnh của lễ hội; những hoạt
2 động trong lễ hội và thái độ của
những người tham gia lễ hội.
- Thái độ, suy nghĩ, tình cảm của
người viết về lễ hội. .
Các đoạn trong bài văn cùng viết về
3
một buổi biểu diễn nghệ thuật.
Bài văn có sử dụng nhân hóa, so
4
sánh
5 Bài văn sử dụng từ ngữ đúng và hay.
6 Bài văn không có lỗi chính tả.
7 Bài văn không có câu văn khó hiểu.
8 Bài văn được viết rõ ràng và cẩn thận.

Em đánh giá bài văn:  Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành
❖ TUẦN 29: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
Yêu cầu HS: Dựa vào bài kể của bạn, bài viết của em, mỗi nhóm xây dựng
những tiêu chí trong một bài văn. Tuỳ vào đặc điểm và tình hình lớp học, giáo viên
lựa chọn một trong ba phương án sau:
1. Nếu HS không thể thảo luận để đưa ra các tiêu chí (GV nhận thấy lớp
còn kém) thì GV tổ chức đưa Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn và tổ chức
hướng dẫn như hai bài trước.
2. Nếu HS có thể thảo luận và đưa ra các tiêu chí: GV đặt câu hỏi để HS bổ
sung thêm tiêu chí. Yêu cầu HS sắp xếp các tiêu chí.
3. Nếu HS thảo luận nhưng không đưa ra được các tiêu chí: GV đưa câu hỏi
(ghi sẵn trong phiếu) để hướng dẫn HS. Ví dụ:
+ Đầu tiên, chúng ta quan tâm đến điều gì của bài văn?
PL39

+ Tiếp theo, điều gì chúng ta dễ dàng nhận thấy về cấu tạo của bài văn?
+ Nội dung cụ thể của bài văn là gì? ...
Sản phẩm của nhóm HS sẽ là Phiếu nhận xét, đánh giá bài văn được đặt
giữa nhóm và là căn cứ để HS đánh giá. Mỗi HS được phát một tờ giấy để ghi
nhận xét, đánh giá của mình.
Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn
Các tiêu chí Đánh dấu (x) Ý kiến của em
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 8

Gợi ý
Bảng nhận xét, đánh giá bài văn
STT Các tiêu chí Đánh dấu (x) Ý kiến của em
1 Bài văn kể về một trận thi đấu thể thao
Bài văn có đầy đủ 03 phần:
1. Giới thiệu trận đấu thể thao: trận
đấu môn thể thao gì? Bao nhiêu cầu
thủ?
2 2. Quang cảnh, không khí của trận thi
đấu. Hoạt động và thái độ của các vận
động viên. Hoạt động và thái độ của
các cổ động viên.
3. Thái độ, suy nghĩ, tình cảm, cảm
PL40

xúc của người viết về trận thi đấu thể


thao.
Lưu ý:
4. Bài văn có phải viết cho bạn của
người viết không?
5. Bài văn có thể hiện mong muốn bạn
sẽ đi xem trận thi đấu thể thao không?
Các đoạn trong bài văn cùng viết về
3
một trận thi đấu thể thao.
4 Bài văn có sử dụng nhân hóa, so sánh
5 Bài văn sử dụng từ ngữ đúng và hay.
6 Bài văn không có lỗi chính tả.
7 Bài văn không có câu văn khó hiểu.
8 Bài văn được viết rõ ràng và cẩn thận.

Em đánh giá bài văn:  Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành
❖ TUẦN 30: VIẾT THƯ
Như bài dạy trước, tùy tình hình HS của lớp, GV chọn phương án thực
hiện. Tuy nhiên, đến bài này, khuyến khích giáo viên hướng dẫn và tạo cơ hội để
HS thảo luận và đưa ra các tiêu chí nhận xét, đánh giá bài văn.
1. Học sinh thảo luận và gặp khó khăn khi đưa ra các tiêu chí: GV có thể
soạn sẵn bảng câu hỏi để HS đọc, thảo luận và điền các tiêu chí vào Phiếu tự nhận
xét, đánh giá bài văn.
2. Học sinh thảo luận theo nhóm đã quen thuộc như các tiết trước và hoàn
thành Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn.
3. Học sinh tạo nhóm ngẫu nhiên và thảo luận: GV yêu cầu ba bạn tạo thành
một nhóm và thảo luận các tiêu chí cần có trong bài văn và đổi bài cho nhau để nhận
xét. (GV chọn 03 HS bất kì, em nào làm xong trước thì tạo nhóm và làm việc trước).
4. Giáo viên có thể sử dụng một trong ba phương án trên hoặc sử dụng
đồng thời cả ba (thể hiện rõ nét dạy học phân hóa và cá thể hóa). Cụ thể hơn,
PL41

những học sinh hoàn thành bài nhanh tạo thành nhóm – thực hiện phương án 3.
Sau đó, giáo viên chia số học sinh còn lại theo khả năng của các em để thực hiện
phương án 2 và 3. Nếu không chia nhóm học sinh theo khả năng thì có thể sử dụng
phương án 2 hoặc 3.
❖ GV phát phiếu cho HS để thảo luận nhóm.
CÁC TIÊU CHÍ CẦN CÓ TRONG BÀI VĂN

❖ Các câu hỏi gợi ý:


1. Bài văn được viết theo thể loại gì?
2. Bài văn có cấu tạo mấy phần? Các phần đó là gì?
3. Nội dung của bài văn? Viết cho ai? Viết để làm gì?
4. Từ ngữ của bài văn có hay không? Là từ nào?
5. Bài văn có câu khó hiểu không? Có lỗi chính tả không?
6. Bài văn được trình bày rõ ràng và sạch đẹp không?
❖ GV phát phiếu để HS nhận xét, đánh giá bài của bạn. (Tuỳ mỗi nhóm số
lượng các tiêu chí có thể không giống nhau vì HS có thể gộp hoặc tách các tiêu chí
với nhau).
Phiếu tự nhận xét, đánh giá bài văn
Các tiêu chí Đánh dấu (x) Ý kiến của em
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 8

Em đánh giá bài văn:  Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành
PL42

❖ TUẦN 32: NÓI, VIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG


Thực hiện như gợi ý Tuần 30
Bảng nhận xét, đánh giá bài văn
Các tiêu chí Đánh dấu (x) Ý kiến của em
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chí 8

Em đánh giá bài văn:  Hoàn thành tốt  Hoàn thành  Chưa hoàn thành
PL43

PHỤ LỤC 6: HỒ SƠ HỌC TẬP

TRƯỜNG TIỂU HỌC


________________________________

HỒ SƠ HỌC TẬP

HỌ TÊN:
_______________________________________________
Lớp : _________
PL44

❖ TUẦN 23: KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
1. Trưóc khi học tiết TLV:
Cách 1: Bài tập đọc Nhà ảo thuật
Dựa vào bài tập đọc, em viết đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu về công việc của
người làm ảo thuật
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Cách 2: Hoạt động trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Viết tên hình thức biểu diễn nghệ thuật mà em thích
_________________________________________________________

2. Trong khi học tiết TLV

Photo và dán bài của HS


PL45

3. Sau khi học tiết TLV


- Số bài của các bạn mà em đọc: ______
- Em thích nhất bài của bạn: _________________________________
• Bài viết về buổi biểu diễn: _________________________________
Các tiết mục hay trong buổi biểu diễn: ___________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
• Ấn tượng hay cảm xúc, suy nghĩ của bạn về buổi biểu diễn: __________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
______________________________________________________________
• Vì sao em chọn bài của bạn:__________________________________
__________________________________________________________________
_______________________________________________________________
4. Nhận xét, đánh giá của bạn về bài của em

Dán bảng nhận xét, đánh giá bài văn


PL46

❖ TUẦN 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI

1.Trưóc khi học tiết TLV


1.1. TLV nói Kể về một lễ hội
Tên lễ hội em thảo luận với các bạn: ___________________________
1.2. Bài tập đọc Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Em viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) giới thiệu ý nghĩa và các hoạt
động có thể được tổ chức trong lễ hội Chử Đồng Tử
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
_________________________________________________________________
2. Trong khi học tiết TLV

Photo và dán bài học sinh.


PL47

3. Sau khi học tiết TLV


- Người em chọn đọc bài viết của mình:
- Nhận xét (thái độ) của họ:
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
4. Nhận xét, đánh giá của bạn về bài của em

Dán bảng nhận xét, đánh giá bài văn

❖ TUẦN 29: VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO


1. Trước khi học tiết TLV viết
1.1.Bài tập đọc tuần 28 Cuộc chạy đua trong rừng
Theo em, để trở thành nhà vô địch trong cuộc chạy đua, Ngựa Con cần có
những đặc điểm gì về ngoại hình và tính cách. Em rút ra được bài học gì cho
mình? Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu để thể hiện ý của em.
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
PL48

__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
1.2. TLV tuần 28: Kể lại một trận thi đấu thể thao. Viết lại một tin thể thao
trên báo đài.

Photo và dán bài viết lại một tin thể thao trên báo đài

Bài tập đọc tuần 29 Buổi học thể dục


Buổi học thể dục có giống một trận thi đấu thể thao không? Vì sao phải và
vì sao không? Em hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện suy nghĩ của mình.
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
PL49

2.Trong khi học tiết TLV

Photo và dán bài HS

3.Sau khi học tiết TLV viết


- Tên người bạn mà em đề cập trong bài viết:
- Phản hồi của bạn (em viết lại hoặc cắt và dán lại)
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
4.Nhận xét, đánh giá của bạn về bài của em

Photo và dán bài đánh giá


PL50

❖ TUẦN 30: VIẾT THƯ


1.Trước khi học tiết TLV: Bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Nếu một người bạn nước ngoài muốn biết về đất nước, quê hương em thì
em sẽ nói với họ điều gì? Viết một đoạn văn ngắn thể hiện điều em muốn nói.
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

2.Trong khi học tiết TLV viết

Photo và dán bài HS


PL51

3.Sau khi học tiết TLV:


- Số lượng bài văn em đọc được: ______
- Em thích nhất bài của bạn: _____________________________________
vì:__________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
4. Nhận xét, đánh giá của bạn về bài của em

Photo và dán bài nhận xét, đánh giá

❖ TUẦN 32: NÓI, VIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG


1.Trước khi học tiết TLV
1.1.Tập đọc tuần 30 Một mái nhà chung và bài tập đọc Tuần 31 Bác sĩ Y-éc-xanh
Trong bài tập đọc Một mái nhà chung, tác giả nói: “Mọi mái nhà riêng/Có
mái nhà chung/Là bầu trời xanh/Xanh đến vô cùng”.
Trong bài tập đọc Bác sĩ Y-éc-xanh, bác sĩ Y-éc-xanh nói: “Trái đất đích
thực là ngôi nhà chung của chúng ta”.
Kết hợp nội dung hai bài tập đọc, theo em, ngôi nhà chung có những gì và
nên làm gì để ngôi nhà chung được tươi đẹp? Viết một đoạn văn thể hiện điều em
muốn nói.
PL52

____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Kết nối nghe-nói, bài TLV tuần 31 Thảo luận về môi trường
(Thiết kế bài dạy được viết chung với tuần 32 để làm rõ sự kết nối 02 tuần)
Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về
những việc cần làm để bảo vệ môi trường. (trang 112, SGK, TV3, tập 2).

Photo bài HS và dán bài

1.2. Kết nối với bài tập đọc tuần 32 Người đi săn và con vượn
Em có đồng ý với hành động “bẻ gãy nỏ và không bao giờ đi săn nữa của
bác thợ săn” không? Vì sao? Em học được điều gì qua câu chuyện này?
Viết đoạn văn thể hiện câu trả lời của em.
______________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
PL53

__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
________________________________________________________________
Trong khi học tiết TLV

Photo bài HS và dán bài

2. Sau khi học tiết TLV


- Người thân đọc bài của em là:____________________
- Họ có hứa thực hiện:  Có  Không
- Nếu có, việc làm thể hiện là:
____________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
PL54

3. Nhận xét, đánh giá của bạn về bài của em

Photo và dán PHỤ LỤCxét,


bài nhận 7 đánh giá
BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI VĂN (RUBRIC)

CÁC TIÊU CÁC MỨC ĐỘ


CHÍ RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu Cấu trúc ba Cấu trúc ba phần Cấu trúc đủ ba Cấu trúc không
trúc ba phần: phần được được trình bày phần. đủ ba phần.
mở bài, thân trình bày cân rõ ràng.
bài và kết đối, hợp lí.
luận.
Các câu diễn Có 01 đến 02 lỗi Có 03 đến 04 Có từ 05 lỗi trở
2. Viết câu đạt rõ ràng và diễn đạt về câu lỗi diễn đạt về lên: diễn đạt câu
(diễn đạt, đúng ngữ pháp, hoặc có 01 đến câu hoặc có 03 chưa rõ, chưa
dấu câu, viết không có lỗi sử 02 câu chưa đến 04 câu đúng ngữ pháp.
hoa ) dụng dấu câu. đúng ngữ pháp. chưa đúng ngữ
pháp.
PL55

3. Chính tả. Không có lỗi. Từ 01 đến 02 Từ 03 đến 04 Từ 05 lỗi trở


lỗi. lỗi. lên.
Rõ ràng, đẹp, Rõ ràng, đẹp, Chữ viết rõ Chữ viết chưa rõ
4. Chữ viết. trình bày sạch. trình bày sạch. ràng, trình bày ràng, trình bày
sạch. chưa được sạch.
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
Viết đúng nội Viết đúng nội Viết đúng nội Viết chưa thể
dung kể về một dung kể về một dung kể về một hiện rõ nét nội
việc đã làm để việc đã làm để việc đã làm để dung kể về một
5. Nội dung bảo vệ môi bảo vệ môi bảo vệ môi việc làm bảo vệ
trường. trường. trường. môi trường.
Thể hiện tình Thể hiện tình Thể hiện tình
cảm, thái độ cảm, thái độ của cảm, thái độ
của bản thân bản thân đối với của bản thân
đối với công công việc đã đối với công
việc đã làm. làm. việc đã làm.
Nhận thức Nhận thức được
được tác động tác động của
của công việc công việc đã làm
đã làm đối với đối với môi
môi trường/ trường/ người
người khác. khác.
Thể hiện lời
kêu gọi mọi
người cùng
chung tay bảo
vệ môi trường.
Giới thiệu hay, Giới thiệu hay Giới thiệu Chưa giới thiệu
6. Mở bài/ hấp dẫn và mới và hấp dẫn việc được việc đã rõ nét việc đã
PL56

mở đoạn lạ việc đã làm đã làm dể bảo vệ làm dể bảo vệ làm để bảo vệ


dể bảo vệ môi môi trường. môi trường. môi trường.
trường.
Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Phù hợp ngữ Không sử dụng
cảnh bài viết; cảnh bài viết; cảnh bài viết; được các từ,
các từ, cụm từ các từ, cụm từ các từ, cụm từ cụm từ để liên
7. Từ ngữ sử dụng hợp lí sử dụng hợp lí sử dụng hợp lí kết đoạn, vẫn
để tạo liên kết để tạo liên kết để tạo liên kết còn nhiều lỗi
câu, liên kết câu, liên kết câu, liên kết dùng từ không
đoạn. đoạn; vẫn còn đoạn; vẫn còn phù hợp ngữ
01 đến 02 lỗi sử 03 đến 04 lỗi cảnh.
dụng chưa hợp sử dụng chưa
lí. hợp lí.
Được sắp xếp Được sắp xếp Được sắp xếp Sắp xếp chưa
theo một trình theo một trình tự theo một trình được hợp lí, các
tự hợp lí: Giới hợp lí: Giới tự hợp lí: Giới ý tưởng trình
8. Sự kiện/ thiệu việc làm; thiệu việc làm; thiệu việc làm; bày còn lộn xộn.
ý tưởng nêu diễn tiến nêu diễn tiến nêu diễn tiến
công việc; kết công việc; kết công việc; kết
quả; thái độ và quả; thái độ và quả; thái độ và
nhận xét của nhận xét của nhận xét của
những người những người những người
xung quanh; xung quanh; thái xung quanh;
thái độ và nhận độ và nhận xét thái độ và nhận
xét của bản của bản thân. xét của bản
thân. Có sự kết nối thân.
Có sự kết nối nội dung giữa Có sự kết nối
nội dung giữa các ý trong nội dung giữa
các ý trong đoạn, các đoạn các ý trong
PL57

đoạn, các đoạn trong bài; có ý đoạn, các đoạn


trong bài; có tưởng/ chi tiết trong bài.
nhiều ý tưởng/ thú vị.
chi tiết thú vị.
Viết hay, sâu Viết hay, mạch Nêu được kết Chưa nêu được
sắc, mạch lạc lạc kết luận, luận, nhận xét, rõ ràng, mạch
9. Kết bài/ kết luận, nhận nhận xét, cảm cảm nghĩ, ý lạc kết luận,
kết đoạn xét, cảm nghĩ, nghĩ, ý kiến bản kiến bản thân nhận xét, cảm
ý kiến bản thân thân về việc đã về việc đã làm nghĩ, ý kiến bản
về việc đã làm làm để bảo vệ để bảo vệ môi thân về việc đã
để bảo vệ môi môi trường. trường. làm để bảo vệ
trường. môi trường.
PL58

PHỤ LỤC 8
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI VĂN CỦA HỌC SINH TRƯỚC THỰC NGHIỆM
Trường Trần Hưng Đạo – lớp đối chứng: 41 học sinh
CÁC MỨC ĐỘ
CÁC TIÊU RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CHÍ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba
41 100 00 00 00 00 00 00
phần
2. Viết câu 14 34.2 18 43.9 09 21.9 00 00
3. Chính tả. 24 58.5 09 21.9 08 19.5 00 00
4. Chữ viết. 25 60.9 08 19.5 08 19.5 01 2.5
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 00 00 22 53.7 19 46.3 00 00
6. Mở bài/ mở
00 00 18 43.9 23 56.1 00 00
đoạn
7. Từ ngữ 26 63.4 07 17.1 07 17.1 01 2.4
8. Sự kiện/ ý
12 29.3 17 41.5 12 29.2 00 00
tưởng
9. Kết bài/ kết
08 19.5 16 39.0 17 41.5 00 00
đoạn

Trường Trần Hưng Đạo – lớp thực nghiệm: 54 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
PL59

4. Cấu trúc ba
37 68.5 00 00 14 25.9 03 5.6
phần
5. Viết câu 28 51.8 15 27.8 09 16.7 02 3.7
6. Chính tả. 26 48.1 14 25.9 11 20.4 03 5.6
7. Chữ viết. 31 57.4 14 25.9 07 12.9 02 3.7
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
8. Nội dung 00 00 27 50 27 50 00 00
9. Mở bài/ mở
05 9.3 25 46.3 24 44.4 00 00
đoạn
10. Từ ngữ 35 64.8 10 18.5 09 16.7 01 1.9
11. Sự kiện/ ý
12 22.2 14 25.9 28 51.8 00 00
tưởng
12. Kết bài/
10 18.5 19 35.2 25 46.3 00 00
kết đoạn

Trường Võ Trường Toản – lớp đối chứng: 36 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
CHƯA
RẤT TỐT TỐT ĐẠT
ĐẠT
CÁC TIÊU
Số
CHÍ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỉ lệ
lượn
lượng (%) lượng (%) lượng (%) (%)
g
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
33 91.7 00 00 03 8.33 00 00
ba phần:
2. Viết câu 12 33.3 16 44.4 08 22.2 00 00
3. Chính tả 12 33.3 17 47.2 07 19.5 00 00
4. Chữ viết. 11 30.6 14 38.9 11 30.5 00 00
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 02 5.5 20 55.5 14 38.9 00 00
6. Mở bài/ 04 11.1 15 41.7 17 47.2 00 00
PL60

mở đoạn
7. Từ ngữ 21 58.3 09 25 06 16.7 00 00
8. Sự kiện/ ý
09 25 17 47.2 10 27.8 00 00
tưởng
9. Kết bài/
05 13.9 22 61.1 09 25 00 00
kết đoạn

Trường Võ Trường Toản – lớp thực nghiệm: 36 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
CHƯA
RẤT TỐT TỐT ĐẠT
CÁC TIÊU ĐẠT
CHÍ Tỉ
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số
lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng
(%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
34 94.4 00 00 02 5.6 00 00
ba phần
2. Viết câu 16 44.4 11 30.6 09 25 00 00
3. Chính tả. 11 30.6 14 38.9 09 25 02 5.5
4. Chữ viết. 14 38.9 11 30.6 09 25 02 5.5
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 03 8.3 18 50 15 41.7 00 00
6. Mở bài/
03 8.3 15 41.7 18 50 00 00
mở đoạn
7. Từ ngữ 17 47.2 14 38.9 05 13.9 00 00
8. Sự kiện/ ý
12 33.3 16 44.4 08 22.2 00 00
tưởng
9. Kết bài/
04 11.1 17 47.2 15 41.7 00 00
kết đoạn
PL61

Trường Kim Đồng – lớp đối chứng: 46 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
43 93.5 00 00 02 4.4 01 2.1
ba phần
2. Viết câu 19 41.3 19 41.3 07 15.2 01 2.1
3. Chính tả. 22 47.8 18 39.1 05 10.9 01 2.1
4. Chữ viết. 25 54.4 14 30.4 06 13.1 01 2.1
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 00 00 19 41.4 26 56.5 01 2.1
6. Mở bài/
00 00 30 65.2 15 30.6 01 2.1
mở đoạn
7. Từ ngữ 30 65.2 07 15.2 08 17.4 01 2.1
8. Sự kiện/ ý
20 43.5 12 26.1 13 28.3 01 2.1
tưởng
9. Kết bài/
16 34.8 20 43.5 10 21.7 00 00
kết đoạn

Trường Kim Đồng – lớp thực nghiệm: 46 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
CÁC TIÊU RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CHÍ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
42 91.3 04 8.7 00 00 00 00
ba phần
PL62

2. Viết câu 24 52.2 15 32.6 05 10.8 02 4.3


3. Chính tả. 12 26.1 20 43.5 12 26.1 02 4.3
4. Chữ viết. 24 52.2 14 30.5 07 15.2 01 2.1
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 00 00 17 37 29 63 00 00
6. Mở bài/
02 4.3 27 58.7 17 37 00 00
mở đoạn
7. Từ ngữ 28 60.8 09 19.6 09 19.6 00 00
8. Sự kiện/ ý
18 39.1 12 26.1 15 32.6 01 2.1
tưởng
9. Kết bài/
17 36.9 16 34.8 13 28.3 00 00
kết đoạn

PHỤ LỤC 9
BẢNG THỂ HIỆN GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH (MEAN)
CỦA CÁC LỚP TRƯỚC THỰC NGHIỆM
- Trường Trần Hưng Đạo 1.1
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 41 4 4 4.00 .000
TB2 41 2 4 3.12 .748
TB3 41 2 4 3.39 .802
TB4 41 1 4 3.37 .888
ND5 41 2 3 2.54 .505
ND6 41 2 3 2.44 .502
ND7 41 1 4 3.41 .865
ND8 41 2 4 3.00 .775
ND9 41 2 4 2.78 .759
Valid N (listwise) 41

- Trường Trần Hưng Đạo 2.1


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 54 4 4 4.00 .000
TB2 54 2 4 3.15 .691
TB3 54 2 4 3.56 .709
TB4 54 1 4 3.56 .776
ND5 54 2 3 2.78 .419
ND6 54 2 3 2.54 .505
PL63

ND7 54 2 4 3.61 .666


ND8 54 2 4 3.10 .800
ND9 54 2 4 3.02 .758
Valid N (listwise) 54

- Trường Võ Trường Toản 1.1


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 36 2 4 3.83 .561
TB2 36 2 4 3.11 .747
TB3 36 1 4 3.08 .841
TB4 36 2 4 3.00 .793
ND5 36 2 4 2.67 .586
ND6 36 2 4 2.64 .683
ND7 36 2 4 3.42 .770
ND8 36 2 4 2.97 .736
ND9 36 2 4 2.89 .622
Valid N (listwise) 36

- Trường Võ Trường Toản 2.1


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 36 4 4 4.00 .000
TB2 36 2 4 3.61 .599
TB3 36 1 4 3.22 .722
TB4 36 2 4 3.14 .798
ND5 36 2 4 2.64 .593
ND6 36 2 4 2.67 .632
ND7 36 2 4 3.50 .737
ND8 36 2 4 3.08 .732
ND9 36 2 4 2.94 .583

Valid N (listwise) 36

- Trường Kim Đồng 1.1


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 46 1 4 3.85 .595
TB2 46 1 4 3.22 .786
TB3 46 1 4 3.33 .762
TB4 46 1 4 3.37 .799
ND5 46 1 3 2.39 .537
ND6 46 1 3 2.63 .532
PL64

ND7 46 1 4 3.43 .860


ND8 46 1 4 3.11 .900
ND9 46 2 4 3.13 .749

Valid N (listwise) 46

- Trường Kim Đồng 2.1


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 46 1 4 3.93 .442
TB2 46 1 4 3.09 .865
TB3 46 2 4 3.43 .655
TB4 46 2 4 3.52 .691
ND5 46 2 3 2.57 .501
ND6 46 2 3 2.63 .488
ND7 46 2 4 3.54 .751
ND8 46 1 4 3.30 .840
ND9 46 2 4 3.11 .737
Valid N (listwise) 46
PL65

PHỤ LỤC 10
KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC
HỌC VIẾT VĂN BẢN
Mức độ
Nhiều Khá Vừa Ít Không
Các ý kiến (136 học sinh) Tỉ
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số
lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng
(%)
1. Em thích hoạt động tìm
72 52.9 28 20.6 17 12.5 12 8.8 07 5.2
ý cho mỗi bài văn.
2. Em thích được nói với
59.6 27 19.8 17 12.5 11 8.1 00 00
bạn về bài văn của mình 81
3. Em thích được nói trước
53 38.9 49 36.0 16 11.8 12 8.8 06 4.4
lớp về bài văn của mình.
4. Em thích được đọc và
64 47.1 29 21.3 26 19.1 10 7.4 07 5.1
góp ý bài cho bạn.
5. Em thích được trưng bày
bài viết của mình với mọi 68 50.0 31 22.8 17 12.5 17 12.5 03 2.2
người.
6. Em thích được chia sẻ
bài viết của mình với 67 49.3 46 33.8 15 11.0 08 5.9 00 00
những người thân.
7. Em chủ động chuẩn bị
bài Tập làm văn trước ở 47 34.5 48 35.3 31 22.8 06 4.4 04 2.9
nhà.
8. Em có thể tự tìm ý cho
bài văn. Mặc dù, ý của em 57 41.9 22 16.2 23 16.9 21 15.4 03 2.2
có thể chưa đủ và hay.
9. Em chủ động tìm đến
bạn để được bạn góp ý cho
61 44.8 27 19.8 21 15.4 19 13.9 08 5.9
bài văn của mình và ngược
lại.
10. Em tự tin khi nhận xét,
35 25.7 36 26.5 32 23.5 23 16.9 10 7.4
góp ý bài văn của bạn.
11. Em tự tin khi bài văn
của mình được trưng bày 58 42.6 34 25.0 21 15.4 14 10.3 09 6.6
và được mọi người đọc.
12. Em tự tin khi đọc bài
63 46.3 37 27.2 22 16.2 08 5.9 06 4.4
của mình với người thân.
PL66

PHỤ LỤC 11
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BÀI VĂN CỦA HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM
Trường Trần Hưng Đạo – lớp đối chứng: 41 học sinh
CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
41 100 00 00 00 00 00 00
ba phần
2. Viết câu 13 31.7 21 51.2 07 17.1 00 00
3. Chính tả. 28 68.3 08 19.5 05 12.2 00 00
4. Chữ viết. 29 70.7 07 17.1 04 9.8 01 2.4
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 00 00 32 78.1 09 21.9 00 00
6. Mở bài/
00 00 22 53.7 19 46.3 00 00
mở đoạn
7. Từ ngữ 29 70.7 08 19.5 04 9.7 00 00
8. Sự kiện/ ý
15 36.6 15 36.6 11 26.8 00 00
tưởng
9. Kết bài/
12 29.3 18 43.9 11 26.8 00 00
kết đoạn
Trường Trần Hưng Đạo – lớp thực nghiệm: 54 học sinh
CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc 50 92.6 04 7.4 00 00 00 00
PL67

ba phần
2. Viết câu 37 68.5 10 18.5 05 9.3 02 3.7
3. Chính tả. 44 81.5 05 9.3 03 5.5 02 3.7
4. Chữ viết. 40 74.0 10 18.5 03 5.5 01 1.9
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 18 33.3 28 51.9 08 14.8 00 00
6. Mở bài/
18 33.3 26 48.2 10 18.5 00 00
mở đoạn
7. Từ ngữ 49 90.7 05 9.3 00 0.00 00 00
8. Sự kiện/ ý
31 57.4 17 31.5 06 11.1 00 00
tưởng
9. Kết bài/
28 51.9 16 29.6 10 18.5 00 00
kết đoạn
Trường Võ Trường Toản – lớp đối chứng: 36 học sinh
CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1.Cấu trúc ba
36 100 00 00 00 00 00 00
phần
2. Viết câu 24 66.7 10 27.8 02 5.5 00 00
3. Chính tả. 13 36.1 19 52.8 03 8.3 01 2.8
4. Chữ viết. 14 38.9 13 36.1 09 25.0 00 00
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 02 5.6 19 52.8 15 41.6 00 00
6. Mở bài/ mở
03 8.3 18 50.0 15 41.7 00 00
đoạn
7. Từ ngữ 23 63.9 08 22.2 05 13.9 00 00
8. Sự kiện/ ý
11 30.6 17 47.2 08 22.2 00 00
tưởng
9. Kết bài/ kết
05 13.9 24 66.7 07 19.4 00 00
đoạn
PL68

Võ Trường Toản – lớp thực nghiệm: 36 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc ba
36 100 00 00 00 00 00 00
phần
2. Viết câu 30 83.3 04 11.1 02 5.6 00 00
3. Chính tả. 18 50.0 10 27.8 08 22.2 00 00
4. Chữ viết. 20 55.6 08 22.2 07 19.4 01 2.8
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 17 47.2 11 30.6 08 22.2 00 00
6. Mở bài/ mở
13 36.1 20 55.6 03 8.3 00 00
đoạn
7. Từ ngữ 24 66.7 12 33.3 00 0.00 00 00
8. Sự kiện/ ý
22 61.1 12 33.3 02 5.6 00 00
tưởng
9. Kết bài/ kết
12 33.3 18 50.0 06 16.7 00 00
đoạn

Trường Kim Đồng – lớp đối chứng: 46 học sinh


CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
45 97.8 00 00 00 00 01 2.2
ba phần
2. Viết câu 18 39.1 15 32.6 12 26.1 01 2
3. Chính tả. 24 52.2 18 39.1 04 8.7 00 00
4. Chữ viết. 29 63.0 12 26.1 05 10.9 00 00
PL69

YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG

5. Nội dung 00 00 26 56.5 20 43.48 00 00


6. Mở bài/
00 00 29 63.0 17 37.0 00 00
mở đoạn
7. Từ ngữ 32 69.6 07 15.2 07 15.2 00 00
8. Sự kiện/ ý
24 52.2 13 28.2 08 17.4 01 2.2
tưởng
9. Kết bài/
15 32.6 21 45.7 10 21.7 00 00
kết đoạn
Kim Đồng – lớp thực nghiệm: 46 học sinh
CÁC MỨC ĐỘ
RẤT TỐT TỐT ĐẠT CHƯA ĐẠT
CÁC TIÊU
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
CHÍ
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY
1. Cấu trúc
46 100 00 00 00 00 00 00
ba phần
2. Viết câu 32 69.6 09 16.6 04 8.7 01 2.2
3. Chính tả. 26 56.5 16 34.8 03 6.5 01 2.2
4. Chữ viết. 29 63.0 09 19.6 08 17.4 00 00
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
5. Nội dung 12 26.1 18 39.1 16 34.8 00 00
6. Mở bài/
16 34.8 19 41.3 11 23.9 00 00
mở đoạn
7. Từ ngữ 32 69.6 08 17.4 06 13.0 00 00
8. Sự kiện/ ý
29 63.0 10 21.7 07 15.2 00 00
tưởng
9. Kết bài/
28 60.9 14 30.4 04 8.7 00 00
kết đoạn
PL70

PHỤ LỤC 12
BẢNG THỂ HIỆN GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH (MEAN)
CỦA CÁC LỚP SAU THỰC NGHIỆM
- Trường Trần Hưng Đạo 1.2
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 41 1 4 3.26 1.085
TB2 41 1 4 3.28 .878
TB3 41 1 4 3.17 .947
TB4 41 1 4 3.37 .853
ND5 41 2 3 2.50 .505
ND6 41 2 4 2.65 .649
ND7 41 1 4 3.46 .818
ND8 41 2 4 2.70 .816
ND9 41 2 4 2.72 .763

Valid N (listwise) 41

-
- Trần Hưng Đạo 2.2
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 54 3 4 3.93 .264
TB2 54 1 4 3.52 .818
TB3 54 1 4 3.69 .748
TB4 54 1 4 3.65 .677
ND5 54 2 4 3.19 .675
ND6 54 2 4 3.15 .711
ND7 54 3 4 3.91 .293
ND8 54 2 4 3.46 .693
ND9 54 2 4 3.33 .777
Valid N (listwise) 54

- Trường Võ Trường Toản 1.2


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 36 2 4 3.89 .465
TB2 36 2 4 3.19 .822
TB3 36 1 4 2.94 .893
TB4 36 1 4 3.03 .941
ND5 36 2 4 2.67 .632
ND6 36 2 4 2.58 .649
ND7 36 2 4 3.33 .717
ND8 36 2 4 3.11 .747
ND9 36 2 4 2.69 .668
Valid N (listwise) 36
PL71

- Trường Võ Trường Toản 2.2


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 36 4 4 4.00 .000
TB2 36 2 4 3.78 .540
TB3 36 2 4 3.28 .815
TB4 36 1 4 3.31 .889
ND5 36 2 4 3.25 .806
ND6 36 2 4 3.28 .615
ND7 36 3 4 3.67 .478
ND8 36 2 4 3.56 .607
ND9 36 2 4 3.17 .697

Valid N (listwise) 36

- Trường Kim Đồng 1.2


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 46 3 4 3.91 .285
TB2 46 1 4 3.33 .845
TB3 46 1 4 2.91 .839
TB4 46 1 4 3.33 .818
ND5 46 2 3 2.37 .488
ND6 46 2 4 2.67 .560
ND7 46 2 4 3.41 .805
ND8 46 1 4 3.02 .906
ND9 46 2 4 3.09 .812

Valid N (listwise) 46

- Trường Kim Đồng 2.2.


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TB1 46 4 4 4.00 .000
TB2 46 1 4 3.57 .750
TB3 46 1 4 3.46 .721
TB4 46 2 4 3.46 .780
ND5 46 2 4 2.91 .784
ND6 46 2 4 3.11 .767
ND7 46 2 4 3.57 .720
ND8 46 2 4 3.48 .752
ND9 46 2 4 3.52 .658
Valid N (listwise) 46

You might also like