Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CA LÂM SÀNG BỎNG

Chặng 2: Vi sinh – Ký sinh trùng.


Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, các tiêu chuẩn, phương
pháp chẩn đoán để xác định một số loại vi ký sinh gây bệnh trên da.
2. Giải thích được cơ sở các xét nghiệm giúp chẩn đoán các tác nhân gây bệnh
trên da

Nội dung ca lâm sàng


Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, vào viện với lý do Đau rát vùng mặt, ngực, vai trái, cánh
cẳng bàn tay trái do bỏng lửa. Lúc vào: Bệnh nhân tỉnh, hốt hoảng, kêu đau nhiều vết
bỏng. Mạch 90 lần/1 phút. Huyết áp 140/70mmHg. Thân nhiệt: 3608.
Khám thấy: Vùng mặt, cổ, ngực, vai trái, cánh cẳng bàn tay trái có nhiều nốt
phỏng nước với độ tuổi khác nhau, có nốt phỏng đã vỡ lộ nền da đỏ hồng, vùng rìa có nốt
phỏng đang mọc.
Bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Tổng phân tích tế bào máu.
Sinh hóa máu: Glucose máu, Ure, creatinin, điện giải đồ, protein, Albumin máu.
Bệnh nhân đã được xử trí: Sulfadiazin bạc, truyền dịch, kháng sinh nhóm betalactam,
giảm đau NSAIDs, an thần. Qua theo dõi sau 6 giờ, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, đỡ đau,
không sốt. Mạch 90 lần/phút. Huyết áp 90/60mmHg, nước tiểu ít màu như nước vối. Kết
quả xét nghiệm như sau:
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường
WBC (109/L) 10,9 4-9
NE (%) 78,0 42 - 85
LY (%) 16,0 11 - 49
MO (%) 4,0 0.0 - 9.0
EO (%) 1,0 0.0 - 6.0
BA (%) 1,0 0.0 - 2.0
RBC (1012/L) 5,9 3,8 – 5,3
HGB(g/L) 159 120 - 170
HCT (%) 48 35 - 45
MCV (fL) 87 80 - 100
MCH (pg) 28,5 28 - 36
MCHC (g/L) 317 310 - 370
RDW-CV (%CV) 16,3 10,0-16,5
PLT (109/L) 420 120-380

Xét nghiệm sinh hóa máu


Chỉ số Kết quả Giá trị bình thường
AST (SGOT) (U/L/370C) 30 ≤37
ALT (SGPT) (U/L/370C) 35 ≤40
Ure (mmol/L) 9,8 1,7-8,3
Creatinin (μmol/L) 119 Nam: 62-115
Nữ: 53-97
ProteinTP (g/L) 61 65-85
Albumin (g/L) 33 35-50
Na+ (mmol/L) 145,9 132-145
K+ (mmol/L) 4,95 3,2-5,0
-
Cl (mmol/L) 108,3 98-106
Thông tin bổ sung: Sau 10 ngày điều trị tích cực, hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp
xúc tốt không sốt, da niêm mạch hồng. Mạch 70 lần/1 phút. Huyết áp 110/70mmHg.
Các vết bỏng vùng mặt, cánh tay, cẳng tay trái đã liền sẹo, sẹo bỏng mềm mại, vết bỏng
vùng bàn tay trái diện tích vết bỏng thu hẹp. Riêng vết bỏng vùng cổ ngực đỏ, nề, chảy
dịch, bề mặt có giả mạc, kích thước vết bỏng vùng cổ ngực 20x15cm. Vết bỏng bàn tay
trái vị trí khớp liên đốt bàn ngón, liên đốt 1, 2, các ngón 2,3,4,5 tổ chức mô hạt lên đỏ
đẹp. Bệnh nhân có chỉ định ghép da tự thân vùng cổ ngực.

3. Câu hỏi thảo luận

* Phần vi sinh:
Sau 10 ngày được điều trị tích cực, các vết bỏng vùng mặt, cánh tay, cẳng tay
trái đã liền sẹo, sẹo bỏng mềm mại, vết bỏng vùng bàn tay trái diện tích vết bỏng thu
hẹp. Tuy nhiên, với vết bỏng vùng cổ ngực có hiện tượng nề, đỏ và chảy dịch, bề mặt
xuất hiện giả mạc (màng giả). Trong quá trình điều trị, ngoài các thuốc được sử
dụng theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân đã tự ý dùng nước ép cây Mã đề để rửa vết
bỏng vùng cổ ngực khi thấy hiện tượng nề, đỏ, chảy dịch. Xét nghiệm vi sinh dịch và
giả mạc tại vết bỏng của bệnh nhân, kết quả phân lập được vi khuẩn tụ cầu vàng
Staphylococcus aureus kháng Methicillin.
Câu hỏi thảo luận:
1. Hãy mô tả hệ vi khuẩn chí bình thường trên da người.
2. Phân tích các yếu tố yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng bỏng nói chung và ở bệnh
nhân nữ trong ca lâm sàng.
3. Nêu biện pháp dự phòng nhiễm trùng vết bỏng.

Thông tin bổ sung (KST)

Bệnh nhân đã được điều trị xử lý vết bỏng có sử dụng kháng sinh và corticoid
dài ngày. Sau 15 ngày, bệnh nhân xuất hiện ngứa vùng da cổ, có rát đỏ, khó liền
sẹo. Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm trực tiếp tìm nấm. Kết quả xét nghiệm
có dương tính với nấm. Bệnh phẩm tiếp tục được đưa vào môi trường nuôi cấy
phân lập để định danh nấm.

1. Hãy kể tên một số loại nấm da? Phân tích các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự
phát triển của vi nấm?

2. Trình bày một số phương pháp xét nghiệm tìm nấm da?

3. Giải thích các biện pháp phòng nhiễm nấm da?

You might also like