Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

HChemO Academy Tóm tắt lý thuyết

Hoá chuyên cơ bản toàn diện Nội dung: Chuyên đề tinh thể (1)

(Nguồn: Sưu tầm)


1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Tinh thể
- Tinh thể là trạng thái tồn tại của vật chất, mà ở đó có sự phân bố tuần hoàn theo những quy luật nhất định tạo
thành mạng lưới không gian đều đặn giữa các đơn vị cấu trúc (nguyên tử, phân tử, ion...)
- Tinh thể là dạng cấu trúc có trật tự cao nhất của sự sắp xếp vật chất, các vi hạt hầu như chỉ dao động quanh vị
trí cân bằng.
1.1.2. Tính chất của tinh thể.
- Trong tinh thể các đơn vị cấu trúc được phân bố tuần hoàn theo những quy luật nhất định tạo thành mạng lưới
không gian đều đặn.
- Tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định và không đổi trong quá trình nóng chảy.
- Biểu lộ nhiều tính chất vật lý không giống nhau, đó là đặc điểm bất đẳng hướng về tính chất của chất rắn tinh
thể.
1.1.3 Mạng tinh thể
- Trong tinh thể các hạt được sắp xếp khít nhau, các hạt được biểu diễn bằng các điểm trên hình vẽ; giữa điểm
này và điểm kia có khoảng cách nối với nhau bằng những đoạn thẳng. Tập hợp của các điểm và đoạn thẳng đó
gọi là mạng lưới tinh thể.
Có 4 dạng mạng tinh thể chính:
- Mạng tinh thể nguyên tử:
+ Đơn vị cấu trúc là nguyên tử.
+ Liên kết cộng hoá trị định hướng.
+ Nhiệt độ nóng chảy cao.
Ví dụ: Tinh thể kim cương có cấu trúc tứ diện đều, mỗi nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3, là mạng không gian
ba chiều điển hình, nhiệt độ nóng chảy là 3.550oC.

1
- Mạng tinh thể phân tử:
+ Các tiểu phân là phân tử liên kết với nhau bằng lực hút Vandevan.
+ Dễ nóng chảy, thăng hoa...
Ví dụ: SO2, I2,naphatalen
- Mạng tinh thể ion:
+ Mạng tạo thành từ những ion hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
+ Nhiệt độ nóng chảy cao, cứng, dễ vỡ khi tán.
Ví dụ: NaCl, CsCl.
- Mạng tinh thể kim loại:
+ Nút mạng là các ion dương, nguyên tử kim loại.
+ Liên kết bằng liên kết kim loại.
1.1.4. Khái niệm về ô cơ sở:
Là mạng tinh thể nhỏ nhất mà bằng cách tịnh tiến nó theo hướng của ba trục tinh thể ta có thể thu được toàn
bộ tinh thể.
Mỗi ô cơ sở được đặc trưng bởi các thông số:
1. Hằng số mạng: a, b, c, a, b, g
2. Số đơn vị cấu trúc : n
3. Số phối trí
4. Độ đặc khít.
1. 2. Mạng tinh thể kim loại
1. 2.1. Một số kiểu mạng tinh thể kim loại.
a. Mạng lập phương đơn giản:
- Đỉnh là các nguyên tử kim loại hay ion dương kim loại.
- Số phối trí = 6.
1
- Số đơn vị cấu trúc: 8x = 1
8
b. Mạng lập phương tâm khối:
- Đỉnh và tâm khối hộp lập phương là nguyên tử hay ion dương kim loại.
- Số phối trí = 8.
1
- Số đơn vị cấu trúc: 1 + 8x = 2
8

2
c. Mạng lập phương tâm diện
- Đỉnh và tâm các mặt của khối hộp lập phương là các nguyên tử hoặc
ion dương kim loại.
- Số phối trí = 12.
1 1
- Số đơn vị cấu trúc: 8x + 6x = 4
8 2
d. Mạng sáu phương bó chặt (hay lục phương chặt khít):
- Khối lăng trụ lục giác gồm 3 ô mạng cơ sở. Mỗi ô mạng cơ sở là
một khối hộp hình thoi. Các đỉnh và tâm khối hộp hình thoi là nguyên tử hay
ion kim loại.
- Số phối trí = 12.
1 1
- Số đơn vị cấu trúc: 4x + 4x + 1 = 2
6 12

Quy tắc Engel và Brewer


Quy tắc Engel và Brewer cho biết cấu trúc tinh thể kim loại hoặc hợp kim phụ thuộc vào số electron s và
p độc thân trung bình trên một nguyên tử kim loại ở trạng thái kích thích: a
+ a < 1,5 :lập phương tâm khối.
+ 1,7 < a < 2,1 :lục phương chặt khít
+ 2,5 < a < 3,2 :lập phương tâm mặt
+a~4 : mạng tinh thể kim cương
Ví dụ:
Nguyên tử Na có 1 electron độc thân nên có dạng mạng lập phương tâm khối.
Nguyên tử Mg khi ở trạng thái kích thích có 2 electron độc thân trên phan lớp 3s và 3p nên có dạng mạng
tinh thể lục phương chặt khít.
Nguyên tử Al có 3 e độc thân khi ở trạng thái kích thích nên có dạng mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Quy tắc này có thể giúp ta dự đoán được trạng thái tinh thể của nhiều kim loại và hợp kim trong tự nhiên.
Tuy nhiên nó không đúng cho mọi trường hợp, ví dụ trường hợp của các kim loại kiềm thổ, số e độc thân ở trạng
thái kích thích là 2 là mạng lục phương chỉ đúng với Mg và Be. Các kim loại Ba, Sr có dạng mạng lập phương
tâm khối, điều này có thể giải thích là do bán kính nguyên tử tăng trạng thái (n-1)d1ns1 có lợi về mặt năng lượng
hơn dạng ns1np1

3
1.2.2. Số phối trí, hốc tứ diện, hốc bát diện, độ đặc khít của mạng tinh thể, khối lượng riêng của kim loại.
a. Các kiểu sắp xếp của nguyên tử trong mạng tinh thể
C A

B B

A A

Lập
LËpphương
ph- ¬ng tâm khối
t©m khèi Lập
LËpphương
ph- ¬ng tâm diện
t©m mÆ t LụcLôc
phương chặt
ph- ¬ng chÆkhít
t khÝt
b. Hốc tứ diện và hốc bát diện:

Hèc b¸ t diÖn
Hốc tứ diện
Hèc tø diÖn
Hốc bát diên

* Trong mạng lập phương tâm diện có:

T
O
LËp ph- ¬ng t©m mÆ
t
1
- Hốc tứ diện là 8 - Hốc bát diện là: 1 + 12. = 4
4
* Trong mạng lục phương có:

T
T O

Lôc ph- ¬ng chÆt khÐt

- Hốc tứ diện là 4
1
- Hốc bát diện là: 1 + 12. =2
12

4
1.2.3. Độ đặc khít của mạng tinh thể
- Khi sắp xếp các quả cầu (nguyên tử) sát nhau, dù có cố gắng sắp xếp như thế nào thì người ta cũng không thể
xếp chúng khít nhau hoàn toàn được. Luôn luôn tồn tại các khe trống giữa các quả cầu. Sự sắp xếp của các nguyên
tử trong một tinh thể cũng vậy. Các nguyên tử không bao giờ chiếm toàn bộ phần không gian trong một ô mạng.
Hay nói cách khác, ô mạng tinh thể luôn luôn có ‘độ rỗng’ nhất định.
- Độ đặc khít của mạng tinh thể có thể hiểu là tỉ lệ (%) giữa phần thể tích mà các nguyên tử chiếm trong một ô
mạng so với tổng thể tích của ô mạng đó.
- Người ta thường tính độ đặc khít của mạng tinh thể bằng cách lấy tổng thể tích của các nguyên tử (hoặc các
phần nguyên tử) thuộc một ô mạng chia cho thể tích của ô mạng đó.
a) Mạng tinh thể lập phương tâm khối

a 2

a 3 = 4r

Số quả cầu trong một ô mạng cơ sở : 1 + 8. 1/8 = 2


4 4 3 3
Tổng thể tích quả cầu 2. p .r 3 2. p .(a )
3 3 4
= 3 = = 68%
3
Thể tích của một ô cơ sở a a

You might also like