XSTK-LÝ-THUYẾT-2-6

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Câu 1: Ta có số liệu về huyết áp của 54 bệnh nhân và các dữ liệu có liên quan.

Để thể
hiện mối tương quan giữa huyết áp và tuổi của bệnh nhân, biểu đồ phù hợp nhất là :
a)Biểu đồ hộp b)Biểu đồ tần số
c)Biểu đồ hình thanh d)Phân tán đồ
Câu 3 : Nội dung của các giả thuyết không Ho và giả thuyết đối H1 là :
a)Ho là giả thuyết về mẫu, H1 là giả thuyết về tổng thể.
b)Ho là giả thuyết về tổng thể, H1 là giả thuyết về mẫu.
c)Cả hai đều là giả thuyết về mẫu.
d)Cả hai đều là giả thuyết về tổng thể.
Câu 4 : Đồ thị hàm mật độ của biến số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn đạt cực đại tại
giá trị nào sau đây :
a)Mean b)Mode c)Med d)Cả 3 giá trị trên đều đúng
Câu 5: Độ chuyên của 1 xét nghiệm là:
a)Xác suất test cho kết quả đúng ở người không bệnh.
b) Xác suất test cho kết quả đúng ở người bệnh.
c) Xác suất test cho kết quả sai ở người bệnh.
d) Xác suất test cho kết quả sai ở người không bệnh.
Câu 6: Trên biểu đồ hộp thể hiện:
a)Mean b)Mode c)Med d)Độ lệch chuẩn
Câu 7: Trong phân tích phương sai, giả thuyết đối Ha là:
a)Trung bình của các tổng thể đều bằng nhau.
b) Trung bình của các tổng thể đều khác nhau.
c)Có ít nhất 2 tổng thể có trung bình khác nhau.
d) Có ít nhất 2 mẫu có trung bình khác nhau.
Câu 9: Biến số nào là biến số nhị giá :
a)Tình trạng hôn nhân b)Tuổi mãn kinh
c)Tuổi có kinh lần đầu d)Nam hay nữ
Câu 10 : Giá trị nào sau đây đặc trưng cho mức độ phân tán :
a)Trung bình b)Trung vị
c)Tứ phân bị d)Phương sai
Câu 11: Những biến cố nào sau đây là độc lập:
a)Tiêm chủng bệnh sởi – mắc bệnh sởi.
b)Tuổi tính theo can chi – mắc bệnh thận.
c)Nhiễm sán (dải) bò – Nhiễm sán (dải) heo.
d)Uống rượu – xơ gan.
Câu 13: Cho 2 dãy số liệu A: 10; 20; 30; 40; 50 và dãy số liệu B: 30; 40; 50; 60; 70.
Dãy số liệu nào có độ lệch chuẩn lớn hơn:
a)Độ lệch chuẩn bằng nhau
b)Số liệu B
c)Số liệu A
d)Không tính được độ lệch chuẩn
Câu 14: Xác xuất bị bệnh lao bằng:
1
a)P(lao và hút thuốc lá)+P(lao và không hút thuốc lá).
b) P(lao hay hút thuốc lá)+P(lao hay không hút thuốc lá).
c) P(lao hay hút thuốc lá)*P(lao hay không hút thuốc lá).
d) P(lao và hút thuốc lá)*P(lao và không hút thuốc lá).
Câu 22: Khi ước lượng khoảng cho trung bình tổng thể, ý nào sau đây sẽ chắc chắn
làm sai số của ước lượng giảm đi :
A. Giảm kích thước mẫu và giảm độ tin cậy
B. Giảm kích thước mẫu và tăng độ tin cậy
C. Tăng kích thước mẫu và giảm độ tin cậy
D. Tăng kích thước mẫu và tăng độ tin cậy
Câu 28: Trong kiểm định giả thuyết thống kê, sai lầm loại I là:
a)Chấp nhận 1 giả thuyết đúng b)Bác bỏ 1 giả thuyết đúng
c)Chấp nhận 1 giả thuyết sai d)Bác bỏ 1 giả thuyết sai
Câu 29: Trong kết quả môn XSTK của 50 sinh viên. Điểm cao nhất là 10, điểm thấp
nhất là 2. Vậy:
a)Chưa thể kết luận điều gì b)Trung vị là 6
c)Điểm trung bình là 6 d)Cả 2 đều đúng
Câu 35: Để đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điều trị A đối với bệnh B,
người ta quan sát trên 100 bệnh nhân bị bệnh B. 100 bệnh nhân này là:
a)Một thông số b)Một tổng thể
c)Một số thống kê d)Một mẫu
Câu 37: Một biến cố có thể nhận giá trị bất kì trên khoảng (0;1) thì gọi là:
a)Biến ngẫu nhiên liên tục b)Biến cố
c)Biến ngẫu nhiên rời rạc d)Biến ngẫu nhiên phân phối Không-Một
Câu 45: Biến số nào sau đây là biến số định tính:
a)Cân nặng b)Chiều cao c)Tuổi
d)Có hút thuốc lá hay không
Câu 47: Độ tin cậy càng cao thì:
a)Mức ý nghĩa càng lớn, khoảng tin cậy càng rộng.
b)Mức ý nghĩa càng nhỏ, khoảng tin cậy càng rộng.
c) Mức ý nghĩa càng nhỏ, khoảng tin cậy càng hẹp.
d) Mức ý nghĩa càng lớn, khoảng tin cậy càng hẹp.
Câu 48: Đồ thị của phân phối chuẩn có dạng gì:
a)Hình cái chuông, úp xuống.
b)Hình sin
c)Hình thanh
d)Hình bánh
Câu 49: Những phát biểu nào sau đây là đúng về số trung bình:
a)Là giá trị không liên quan đến toàn bộ dãy dữ liệu.
b)Ba phát biểu trên đều sai
c)Là giá trị chỉ mức độ phân tán
d)Là giá trị bị ảnh hưởng bởi giá trị ngoại lai
2
Câu 77: Đặc tính nào sau đây không đúng cho phân phối bình thường:
a)Đạt giá trị cực tiểu tại giá trị trung bình.
b)Hàm mật độ tiến tới 0 ở các giá trị cách xa giá trị trung bình.
c)Hàm mật độ đối xứng qua đường thẳng đi qua giá trị trung bình.
d)Mật độ cao nhất tập trung ở quanh giá trị trung bình.
Câu 82: Độ nhạy của một test là :
a)Xác suất test cho kết quả đúng ở người có kết quả dương.
b) Xác suất test cho kết quả đúng ở người có kết quả âm.
c) Xác suất test cho kết quả đúng ở người không bệnh.
d) Xác suất test cho kết quả đúng ở người bệnh.
Câu 84 : Mối quan hệ giữa tổng thể và mẫu là:
a.Ngoài các phần tử riêng biệt, mẫu và tổng thể có một số phần tử chung.
b.Mẫu và tổng thể là hai tập hợp tách biệt nhau
c.Tổng thể là tập hợp con của mẫu
d.Mẫu là tập hợp con của tổng thể
Câu 85 :Trong việc ước lượng một tham số thống kê:
a.Xác suất sai lầm là α b.Độ chính xác là α
c.Độ tin cậy là α d.Khoảng tin cậy là α
Câu 87 : Giữa hai đại lượng x và y có hệ số tương quan là 0,20. Vậy khi x tăng thì :
a.y giảm b.y tăng
c.Cả 3 điều trên đều có thể xảy ra d.Không đổi
Câu 89 : Giá trị nào sau đây không phải là giá trị trung tâm?
a.Trung vị b.Trung bình c.Yếu vị d.Độ lệch chuẩn
Câu 92 :Để tính xác suất có 2 bệnh nhân bị tử vong do sốt rét khi điều trị 200 bệnh
nhân sốt rét có thể sử dụng công thức của phân phối:
a.Nhị thức b.Bình thường c.Chuẩn d.Poisson
Câu 93 : Biến nào sau đây là biến định lượng :
a. Lượng huyết tố cầu b. Nhóm máu
c.Dân tộc d.Tôn giáo
Câu 96 :Nếu hệ số tương quan R = -0,90 ta kết luận:
a. Tương quan thuận, mạnh
b. Tương quan nghịch, mạnh
c.Tương quan thuận, yếu
d.Tương quan nghịch, yếu
Câu 97 : Trong số các tính chất sau của một viên thuốc, tính chất nào không thể là
biến định danh:
a.Màu sắc b.Hình dáng c.Trọng lượng d.Thành phần
Câu 100 :Giá trị nào sau đây bị ảnh hưởng bởi từng giá trị đơn lẻ :
a. Trung vị b. Trung bình
c.Yếu vị d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 101 :Người ta muốn nghiên cứu ảnh hưởng của việc ăn và nghỉ trưa của công
nhân (từ 11:30 đến 12:30) đến chất lượng sản phẩm. Để thực hiện điều này, người ta
3
chọn ra 30 công nhân, đếm số sản phẩm sản xuất được và số sản phẩm bị hỏng của
mỗi người vào hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 30 phút. Giai đoạn một từ 10:45 đến 11:15
(trước 11:30) và giai đoạn hai từ 12:45 đến 13:15 (sau 12:30). Ta nên sử dụng phương
pháp kiểm định giả thuyết thống kê nào?
a. So sánh hai tỷ lệ
b. So sánh hai trung bình có sử dụng phương sai gộp
c.So sánh hai trung bình ghép cặp
d.So sánh hai trung bình
Câu 102 :Nguyên tắc của phương pháp bình phương cực tiểu là:
a. Không phải các nguyên tắc trên
b. Cực tiểu hóa R2
c. Cực tiểu hóa tổng bình phương của phần dư
d.Cực tiểu hóa bình phương của tổng phần dư
Câu 103: Trong phân tích hồi quy giữa x (biến độc lập) và y (biến phụ thuộc), phần dư
là:
A. Giá trị của y dự đoán khi x = 0
B. Phần dư được tính bằng một cách khác.
C. Hiệu số của giá trị y dự đoán và giá trị y thực tế (với cùng một giá trị của x)
D. Hiệu số của giá trị y dự đoán và số trung bình của giá trị y thực tế
Câu 107:Biến cố đối lập của biến cố A là:
A. Cả ba đáp án đều đúng B. Biến cố “không xảy ra A”
C. Biến cố Ω\A D. Biến cố bù của A
Câu 108:Độ lệch chuẩn tăng:
A. Cả ba trường hợp trên đều có thể xảy ra.
B. Tăng khi số phần tử giảm
C. Không thay đổi gì khi số phần tử thay đổi
D. Tăng khi số phần tử tăng
Câu 109:Trong một tình huống cụ thể nào đó, trong kiểm định giả thuyết thống kê có
thể có:
A. Hai giả thuyết B. Ba giả thuyết
C. Một giả thuyết D. Số giả thuyết tùy thuộc vào tình huống cụ thể
Câu 110:Trung bình là
A. Số đo sự phân tán của số liệu
B. Số đo giá trị đứng giữa các giá trị số liệu
C. Số đo sự tập trung của số liệu
D. Số đo độ rộng của khoảng giá trị số liệu
Câu 112:Một người mua 5 sản phẩm từ một cửa hàng. Đại lượng nào sau đây là biến
cố không thể có?
A. Số chính phẩm người đó mua được
B. Người đó mua được không quá 5 chính phẩm
C. Người đó mua được hơn 5 chính phẩm
D. Số chính phẩm mua được ít nhất là 1
4
Câu 113: Mức độ tương quan của X và Y chặt chẽ nhất khi giá trị của hệ số tương
quan R là:
A. 0,6 B. -0,7 C. -0,2 D. 0,2
Câu 114: Kiểm tra ngẫu nhiên cân nặng của 40 sản phẩm thấy trung bình mẫu là 80
gam, độ lệch chuẩn là 10 gam. Với mức ý nghĩa 5%, khi kiểm định cân nặng của sản
phẩm bằng 85 gam thì có thể mắc sai lầm là:
A. Chấp nhận H 0, khi H 0 sai B. Bác bỏ H 0, khi H 0 sai
C. Bác bỏ H 0 khi H 0 đúng D. Chấp nhận H 0, khi H 0 đúng
Câu 115:Gọi X là điểm thi, giả sử X ~ N(μ,σ ). Muốn kiểm định điểm thi trung bình
2

có vượt quá 6 hay không, cặp giả thuyết cần kiểm định là:
A. H 0 : μ > 6; H 1 : μ ≤ 6 B. H 0 : μ = 6; H 1 : μ > 6
C. H 0 : μ = 6; H 1 : μ ≤ 6 D. H 0 : x̃ = 6; H 1 : x̃ > 6
Câu 116: Qua thống kê của một cửa hàng thì xác suất một khách hàng bất kì khi mua
hàng là 0,15. Quan sát ngẫu nhiên 5 khách hàng vào cửa hàng. Số khách hàng không
mua hàng trong số 5 người được quan sát là:
A. Biến ngẫu nhiên có phân phối B(5; 0,15)
B. Biến ngẫu nhiên có phân phối B(5; 0,85)
C. Biến ngẫu nhiên có phân phối N(0,75; 0,6375)
D. Biến ngẫu nhiên có phân phối N(0; 1)
Câu 117: Hai người cùng làm một loại xét nghiệm. Gọi A là kết quả xét nghiệm của
người thứ nhất dương tính; B là kết quả xét nghiệm của người thứ hai dương tính. Khi
đó A∪B là biến cố:
A. “Có nhiều nhất một kết quả xét nghiệm dương tính”
B. “Có ít nhất một kết quả xét nghiệm dương tính”
C. “Có nhiều nhất hai kết quả xét nghiệm dương tính”
D. “Cả hai kết quả xét nghiệm đều dương tính”
Câu 118: Phương sai là
A. Bình phương trung bình độ lệch so với trung bình
B. Độ lệch bình phương trung bình so với trung bình
C. Trung bình bình phương độ lệch so với trung bình
D. Tất cả đều sai
Câu 119:Nếu hệ số R 2 = 0 thì điều nào sau đây không đúng?
A. Tổng các phần dư bằng 0 B. Tất cả các phần dư bằng 0
C. Đường hồi quy qua gốc tọa độ D. Tất cả đều không đúng
Câu 121: Khi ta tăng số phần tử của mẫu và giữ cho tất cả các đại lượng khác không
đổi thì khoảng tin cậy sẽ:
A. Không đổi B. Cả ba trường hợp trên đều có thể xảy ra
C. Rộng hơn D. Hẹp hơn
Câu 123: Hai người cùng làm một loại xét nghiệm. Gọi A là kết quả xét nghiệm của
người thứ nhất dương tính; B là kết quả xét nghiệm của người thứ hai dương tính. Khi
đó A∩B là biến cố:
A. “Có ít nhất một kết quả xét nghiệm dương tính”
5
B. “Cả hai kết quả xét nghiệm đều dương tính”
C. “Có nhiều nhất hai kết quả xét nghiệm dương tính”
D. “Có nhiều nhất một kết quả xét nghiệm dương tính”
Câu 124: Phân tích phương sai dùng để kiểm định:
A. Sự khác biệt về phương sai giữa các tổng thể
B. Sự khác biệt về phương sai giữa các mẫu
C. Sự khác biệt về trung bình giữa các mẫu
D. Sự khác biệt về trung bình giữa các tổng thể
Câu 125: Nếu hệ số tương quan r = 0,25 ta kết luận:
A. Tương quan mạnh, nghịch B. Tương quan yếu, thuận
C. Tương quan vừa phải, thuận D. Tương quan mạnh, thuận
Câu 126: Đánh giá sự tương quan giữa hai biến định lượng X, Y là xem xét khía cạnh
nào sau đây
A. Chiều hướng B. Mức độ
C. Tất cả đều đúng D. Sự tồn tại
Câu 130: Hệ số xác định khi ước lượng một mô hình hồi quy được dùng để làm gì?
A. Đánh giá độ chính xác của ước lượng các hệ số
B. Đánh giá sai số dự báo
C. Đánh giá độ tin cậy của suy diễn về các hệ số
D. Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Câu 131: Nếu hệ số tương quan r = -0,55 ta kết luận:
A. Tương quan nghịch mạnh B. Tương quan thuận, yếu
C. Tương quan thuận, mạnh D. Tương quan nghịch, yếu
Câu 132: Cho mẫu quan sát là dãy số 2, 4, 3, 6, 7, 8. Nếu thay chữ số 8 trong dãy số
trên bằng số 9 thì :
A. Trung bình không đổi, phương sai không đổi
B. Trung bình tăng, phương sai tăng
C. Trung bình tăng, phương sai không đổi
D. Trung bình tăng, phương sai giảm
Câu 133: Độ lệch chuẩn tăng:
A. Tăng khi số phần tử tăng B. Cả ba trường hợp trên đều có thể xảy ra.
C. Không thay đổi gì khi số phần tử thay đổi D. Tăng khi số phần tử giảm
Câu 134 : Phần bù của biến cố A là:
A. Biến cố “Không thể xảy ra A” B. Biến cố hiếm
C. Biến cố “A không thể xảy ra” D. Biến cố không thể
Câu 135 : Kiểm tra 3 sản phầm được chọn từ một lô hàng có 8 sản phẩm tốt và 6 sản
phẩm hỏng. Gọi A, B, C lần lượt là biến cố sản phẩm thứ 1, thứ 2, thứ 3 là tốt. Khi đó
ABC là biến cố:
A. Có 2 sản phẩm tốt.
B. Có 3 sản phẩm tốt.
C. Có ít nhất 1 sản phẩm tốt
D. Không có sản phẩm nào tốt trong 3 sản phẩm kiểm tra
6
7

You might also like