Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO NHÓM


MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Tìm hiểu quy định pháp luật về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính,
biện pháp khắc phục hậu quả, thực tiễn thi hành trên địa bàn Hà Nội.

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Đức Chung


Nhóm : Đàn lợn con
Lớp : 65A - LOGIS
Chuyên ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Năm học : 2023-2024

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO NHÓM


MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Tìm hiểu quy định pháp luật về vi phạm hành chính và xử phạt hành chính,
biện pháp khắc phục hậu quả, thực tiễn thi hành trên địa bàn Hà Nội.

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Đức Chung


Nhóm : Đàn lợn con
Lớp : 65A - LOGIS
Chuyên ngành : Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Năm học : 2023-2024

1
TẬP THỂ BIÊN SOẠN
(Phân công nhiệm vụ)
Nội dung, thuyết trình
1. Nguyễn Đình Duy Anh: Chương 1
2. Lê Đức Anh: Chương 2 (2.1; 2.2; 2.3; 2.4)
3. Phạm Đức Anh: Chương 2 (2.5)
4. Đoàn Phương Anh: Chương 3
5. Nguyễn Thanh Tùng Nguyên: Chương 4 (4.1; 4.3.4; 4.3.5)
6. Phan Thị Ngọc Mai: Chương 4 (4.2; 4.3.1)
7. Phan Ngọc Trâm: Chương 4 (4.3.2; 4.3.3)
Kĩ thuật
1. Phan Ngọc Trâm: Hiệu chỉnh trình chiếu
2. Nguyễn Thanh Tùng Nguyên: Hiệu chỉnh tài liệu

2
MỤC LỤC
Chương 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6
1.2. ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6
1.3. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH 6
Chương 2
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1. KHÁI NIỆM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 7
2.2. HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 7
2.3. NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 8
2.4. THỜI HIỆU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 8
2.5. ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 9
2.5.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân 9
2.5.1.1. Đối với người trên tuổi vị thành niên 9
2.5.1.2. Đối với người dưới tuổi vị thành niên 9
2.5.1.3. Đối tượng là người nước ngoài tại Việt Nam 11
2.5.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức 12
2.5.3. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính 15
Chương 3
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.1. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 15
HẬU QUẢ
3.2. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG VI PHẠM 15
HÀNH CHÍNH
3.2.1. Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu 16

3
3.2.2. Biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây 16
dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy
phép
3.2.3. Biện pháp buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi 17
trường, lây lan dịch bệnh
3.2.4. Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã 17
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm,
phương tiện
3.2.5. Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại 18
cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường,
văn hóa phẩm có nội dung độc hại
3.2.6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn 18
3.2.7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng 18
hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm
3.2.8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất 19
lượng
3.2.9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện 19
vi phạm hành hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu
hủy trái quy định của pháp luật
3.2.10. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ 19
quy định

Chương 4
THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
4.1. LÃNH ĐẠO XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 20
4.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM 20
HÀNH CHÍNH

4
4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ 22
4.3.1. Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm 22
4.3.2. Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe 24
4.3.3. Vi phạm hành chính liên quan đến phòng dịch 25
COVID-19
4.3.4. Hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường 26
4.3.5. Vi phạm photocopy bán sách trước cổng trường đại 27
học
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

5
CHƯƠNG 1: VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Theo điều 2 khoản 2 luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành
chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Vi phạm hành chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật, tùy mức
độ nguy hiểm của nó thấp hơn tội phạm hình sự nhưng vi phạm hành chính là
hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi
ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn xã hội, gây mất trật tự, kỷ
cương trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Đặc điểm vi phạm hành chính:
- Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật thường xảy ra trong các
lĩnh vực của quản lý nhà nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn
tội phạm hình sự.
- Chủ thể vi phạm hành chính rất đa dạng, có thể là các cơ quan nhà nước,
các tổ chức và cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không
quốc tịch).
- Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.3. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Vi phạm hành chính phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Luật xử
lí vi phạm hành chính là khung pháp lí cơ bản điều chỉnh việc xử lí vi phạm
hành chính. Trong nguồn luật này đặt ra các nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện
pháp xử lý vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm;…
Việc xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật
khác quy định từng lĩnh vực cụ thể khác nhau như: giao thông đường bộ; hàng
hải; an ninh trật tự, an toàn xã hội; dầu khí, kinh doanh dầu khí;…
6
Ví dụ về một số hành vi vi phạm hành chính như trong các lĩnh vực khác
nhau như:
– Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông không
đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách khi điều khiển xe sẽ bị phạt.
Đây là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực gia giao thông đường bộ.
– Người nào đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt
tiền. Đây là hành vi vi phạm quản hành chính về lĩnh vực an ninh trật tự, an
toàn xã hội.
– Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định bảo vệ
môi trường của chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu chế xuất (trừ một số
trường hợp được quy định pháp luật). Đây là hành vi vi hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2: XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2.1. KHÁI NIỆM XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,
căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp
xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường
hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính.
2.2. HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một
trong các hình thức xử phạt chính:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Trục xuất
7
2.3. NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành
theo đúng quy định của pháp luật.
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải
bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của
pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu
quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do
pháp luật quy định.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng
minh vi phạm hành chính; người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại
diện hợp pháp của họ có quyền chứng minh không vi phạm hành chính.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền áp dụng
đối với tổ chức vi phạm cao gấp hai lần mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân
vi phạm.

2.4. THỜI HIỆU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH


Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, trừ các trường hơp sau:
vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; lệ phí; kinh doanh bảo hiểm quản
8
lý giá; chứng khoán; sử hữu trí tuệ; lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá;
quản lý rừng; lâm sản; điều tra; quy hoạch, thăm dò, khai thác , sử dụng nguồn
tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo
vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất
đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng
hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chấm tiền
thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định của pháp luật về thuế.
2.5. CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
2.5.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân
2.5.1.1. Đối với người trên tuổi vị thành niên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá
nhân trong độ tuổi từ đủ 14 trở lên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định.
VD: Ngày 14/12, Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang triển khai quyết định
xử phạt vi phạm hành chính 16 đối tượng về hành vi gây mất trật tự công cộng
và sử dụng trái phép chất ma tuý.
2.5.1.2. Đối với người dưới vị thành niên
Người chưa thành niên là người có nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn
định. Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và
tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người thành niên.
Người chưa thành niên thực hiện hành vi vi phạm hành chính thường thể hiện
những đặc điểm như sau: mang tính bột phát, không có động cơ, mục đích rõ
ràng; thường do sự lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ của người thành niên;
thường do sự không quan tâm, chăm sóc chu đáo của cha mẹ, gia đình; hành vi
vi phạm được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được thực hiện nhanh
chóng và ít có quyết tâm thực hiện đến cùng nếu bị ngăn cản.

9
Với mục đích răn đe, giáo dục người chưa thành niên vi phạm hành chính,
việc áp dụng chế tài hành chính cũng được xem xét ở mức độ hợp lý. Điều 134
Luật Xử lý vi phạm hành chính về nguyên tắc xử lý:
- Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện
trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính,
người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất
cho người chưa thành niên.
VD: Học sinh cấp 2 không đội mũ bảo hiểm khi ngồi phương tiện giao thông
Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả
năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử
phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;
Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có
cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì
không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị
phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người
thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại
khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng
1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền
nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì
cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
VD: Khoảng 22h30 tối 21/11/2021, nhận được thông tin từ quần chúng nhân
dân phản ánh, một nhóm thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng trên các

10
tuyến đường Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh (quận Hoàn
Kiếm), đã bị các lực lượng Công an Hà Nội gồm Tổ công tác 141, cảnh sát giao
thông, cảnh sát hình sự vây bắt. Hơn 40 quái xế cùng đủ loại phương tiện được
sử dụng để đua xe trái phép đã bị bắt giữ.
Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật
riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;
Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thường chưa đủ độ tuổi để trực tiếp tham gia vào
các quan hệ pháp luật lao động nên chưa có khả năng tạo lập được tài sản riêng.
Do đó, quy định không áp dụng hình thức phạt tiền đối với nhóm người chưa
thành niên ở lứa tuổi này là phù hợp.
Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 118/2021/NĐCP quy định: Trước khi quyết
định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người
có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở
theo quy định. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành
niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.
2.5.1.3. Đối tượng là người nước ngoài tại Việt Nam
Ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính có thể được áp dụng như
các cá nhân khác là cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang
vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau
đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính), người nước ngoài
còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt là trục xuất và biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là quản lý người nước ngoài vi phạm pháp
luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính, hình thức xử
phạt trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm
hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.

11
Điều 130 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định quản lý đối với người
nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì
người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất
hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thủ
trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh
nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài
vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau:
a) Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; b) Chỉ định chỗ ở của người bị quản
lý; c) Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
Các nội dung cụ thể liên quan đến áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và
biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là quản lý người
nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
được quy định cụ thể tại Nghị định số 142/2021/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm
2021 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ
người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước
ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
VD: Theo cáo trạng, tháng 92019, Wang Qing Lin có hành vi nhập cảnh trái
phép Việt Nam. Đến ngày 5102019, Wang Qing Lin bị Cục Quản lý xuất nhập
cảnh Bộ Công an xử phạt hành chính 4 triệu đồng về hành vi qua lại biên giới
quốc gia không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định và đã bị đưa về lại Trung
Quốc.
2.5.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức:
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 118/2021/NĐCP thì tổ chức bị xử phạt vi
phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác
được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm
vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành,

12
phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định
về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 66 Luật Xử
lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) như sau:
- Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c
khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập
biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến
người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm
việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
- Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác
minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành
chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên
bản vi phạm hành chính.
- Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) mà đặc biệt nghiêm trọng,
có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng
cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi
phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên
quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì
bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong
đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
VD: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng với Công ty TNHH KBec
Vina (100% vốn Hàn Quốc). Công ty này có địa chỉ tại Khu xử lý chất thải tập

13
trung Tóc Tiên (ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) hơn
1,5 tỷ đồng do xả nước thải vượt mức ra môi trường.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm
hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình
thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
VD: Đoàn kiểm tra của UBND quận Ngũ Hành Sơn đã lập biên bản vi phạm
hành chính đối với cơ sở Sea Sand Hotel 1 về hành vi vi phạm "không đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch" quy
định tại Khoản 5, Điều 10, Nghị định số 45/2019/NĐCP ngày 215 2019 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Theo
quy định, mức tiền phạt đối với hành vi này là từ 10 đến 15 triệu đồng đối với
cá nhân; từ 20 đến 30 triệu đồng đối với tổ chức.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết
định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm
của từng cá nhân, tổ chức.
VD: Quản lý quỹ HD bị phạt tiền tổng cộng 270 triệu đồng do 3 vi phạm. Thứ
nhất, công ty vi phạm quy định về hạn chế đối với hoạt động của nhân viên làm
việc tại công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Qua kiểm tra chọn mẫu từ
ngày 1/9/2022 đến ngày 31/12/2022, các giao dịch chứng khoán của nhân viên
công ty không được báo cáo đầy đủ cho bộ phận kiểm soát nội bộ trước và ngay
sau khi giao dịch.
Thứ hai, Quản lý quỹ HD bố trí 1 nhân sự làm việc đồng thời tại các vị trí:
Trưởng phòng đầu tư, người điều hành quỹ, thực hiện nghiệp vụ quản lý danh
mục đầu tư do khách hàng ủy thác, đồng thời là thành viên hội đồng đầu tư.
Thứ ba, Quản lý quỹ HD công bố thông tin không đúng thời hạn BCTC
quý IV/ 2021.
- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết
định quy định ngày có hiệu lực khác.

14
2.5.3. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính (điều 11 luật
xử lý vi phạm hành chính)
Không xử phạt hành chính đối với các trường hợp sau đây:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách
nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị
xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 của luật
này.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
3.1. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về
nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử
phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm
hành chính 2012;
- Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập trong trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
3.2. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các
biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
(1) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
(2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép;
15
(3) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh;
(4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
(5) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi,
cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
(6) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
(7) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện
kinh doanh, vật phẩm;
(8) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
(9) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính
hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
(10) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
3.2.1. Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Tại Điều 29 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc buộc
khôi phục lại tình trạng ban đầu như sau:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải khôi phục lại tình trạng ban đầu
đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra;
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì
bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.2. Biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng
không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép
Căn cứ Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc
buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công
trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

16
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì
bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.3. Biện pháp buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh
Căn cứ Điều 31 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về buộc
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh như sau:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện biện pháp để khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; nếu cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.4. Biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
Tại Điều 32 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về buộc đưa
ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng
hoá, vật phẩm, phương tiện
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu
trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái
xuất theo đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả này cũng được áp dụng đối với hàng hóa
nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền
sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ
yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại
bỏ yếu tố vi phạm; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện
thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.

17
3.2.5. Biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe
con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung
độc hại
Tại Điều 33 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc buộc
tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại như sau:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm
gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hoá
phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo
quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự
nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.6. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn
Căn cứ Điều 34 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc
buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn như sau:
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật
hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin
đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.7. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa,
phương tiện kinh doanh, vật phẩm
Tại Điều 35 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc buộc
loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,
vật phẩm như sau:
Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng phương tiện
kinh doanh, vật phẩm chứa yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa,
phương tiện kinh doanh, vật phẩm thì phải loại bỏ các yếu tố vi phạm đó; nếu
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng
chế thực hiện.

18
3.2.8. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng
Căn cứ Điều 36 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc
buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng như sau:
Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm
chất lượng đã đăng ký hoặc công bố và hàng hóa khác không bảo đảm chất
lượng, điều kiện lưu thông thì phải thu hồi các sản phẩm, hàng hóa vi phạm
đang lưu thông trên thị trường; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không
tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.9. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm
hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp
luật
Tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về buộc nộp
lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp
lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ,
tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật như sau:
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản,
giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã
thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm
đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định
của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực
hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
3.2.10. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định

19
CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
4.1. LÃNH ĐẠO XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chủ tịch UBND thành phố giao quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực
UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, các Phó Chủ tịch UBND thành phố:
Nguyễn Trọng Đông, Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải, Nguyễn Mạnh Quyền,
Vũ Thu Hà xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên đối với các lĩnh vực
được phân công công tác.
Nội dung giao quyền bao gồm xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các
biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định tại Luật Xử
lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Thời hạn giao quyền kể từ
ngày ký ban hành quyết định đến ngày 31/12/2024.
Trong khi tiến hành các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, các Phó
chủ tịch UBND thành phố phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình
trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND thành phố.
4.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
Theo Bộ tư pháp, công tác xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian qua
đã được phát huy hiệu quả vượt bậc so với các pháp lệch trước đây, thể hiện
như sau:
- Kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm hành chính theo đúng
trình tự thủ tục pháp luật quy định.
- Mức độ tuân thủ và thi hành quyết định xử phạt từ tương đối cao.
- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như cơ quan, người có
thẩm quyền đã được nâng lên.
Tuy nhiên tình hình vi phạm hành chính lại diễn ra ngày càng phức tạp
với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trên các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó xảy
ra chủ yếu ở 3 nhóm chính:
- Nhóm thứ nhất là an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội:

20
+ Về lĩnh vực an toàn giao thông, xảy ra vi phạm về vấn đề tham gia giao
thông đường bộ, giao thông đường thủy,... Đặc biệt là giao thông đường bộ vì
lưu lượng xe cá nhân và cơ sở hạ tầng còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được
thực tế xã hội, sự phát triển của xã hội và dân số, dẫn đến việc vi phạm hành
chính về vấn đề tham gia giao thông vẫn còn tồn tại với số lượng tương đối lớn.
+ Bên cạnh vi phạm về vấn đề an toàn giao thông là vi phạm về trật tự và
an toàn xã hội. Trong thời gian gần đây, xuất hiện một số nhóm thanh, thiếu
niên tham gia các vụ việc gây rối trật tự nơi công cộng hoặc gây ra các vụ án
trên mức độ thỏa mãn xử lý vi phạm hành chính.
- Nhóm thứ 2 là vi phạm về vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm:
+ Vấn đề về môi trường, rác được vứt ra đầy lòng đường vỉa hè, người dân
cho rằng thu gom rác là trách nhiệm của công ty môi trường, tùy tiện vứt ra
đường, nhà mình sạch, còn đường vẫn là của chung, dẫn đến việc mất mĩ quan
và ảnh hưởng nghiêm trọng về ôn nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình sức khỏe của người dân hiện sinh sống ở các khu vực đó. Đặc biệt là
số lượng túi nilon được thải ra môi trường, thông kê của bộ tài nguyên và môi
trường cho thấy có thời điểm mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4000 đến 5000 tấn
rác, trong đó rác thải nilon chiếm từ 7% đến 8%, lượng túi nilon thải loại cũng
tăng theo từng năm.
+ Về vấn đề an toàn thực phẩm, vẫn còn tồn tại rất nhiều những cơ sở,
doanh nghiệp, công ty chế biến, kinh doanh thực phẩm chưa có đủ giấy tờ, hồ
sơ pháp lý đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn ngang nhiên hoạt động.
Và hiểm hoạ từ thức ăn đường phố, tràn nan các xe bán thức ăn đậu ngay trên
lòng đường, nơi khói bụi từ lòng đường xe cộ qua lại và cũng từ các tòa nhà
xây dựng cao tầng không ngừng phát tán, còn nguồn gốc nguyên liệu đầu vào
cho sản phẩm thì phụ thuộc hoàn toàn vào lương tâm, trách nhiệm cũng như
đồng tiền có trong túi của người bán và người mua.
- Nhóm thứ 3 là kinh doanh đất đai và xây dựng:

21
+ Đây cũng là nhóm vi phạm hành chính diễn ra thường xuyên, đã có
những điều kiện quy định về luật không được phép xây dựng vì đất chưa chuyển
đổi mục đích hoặc đất đang trong khu quy hoạch, nhưng chỉ vì những lý do về
nơi ở và khó khăn về nhiều mặt của từng cá nhân, từng hộ gia đình thì đã phát
sinh ra những trường hợp xây lén, vi phạm về vấn đề xây dựng không phép.
Ngoài những cá nhân vi phạm còn có những tổ chức có những dự án tương đối
lớn nhưng cũng chưa được cấp phép, vẫn thực hiện thi công và triển khai.
Nguyên nhân của tình hình vi phạm chủ yếu là:
- Do ý thức tuân thủ hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân còn
hạn chế.
- Sự xuống cấp về đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên.
- Sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, người vi phạm không
có việc ổn định
- Một số đối tượng vi phạm vì mục đích hưởng lợi.
Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, theo cơ quan chuyên môn trên
cơ sở mức phạt tối đa được quy định tại điều 23 luật sửa đổi bổ sung luật xử lý
vi phạm hành chính, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực và mức phạt tiền
cụ thể đối với các hành vi vi phạm cơ bản đã phù hợp với tình hình đời sống
kinh tế xã hội hiện nay. Nhưng thực tế áp dụng thời gian qua cho thấy trong
một số lĩnh vực thì mức phạt tiền đối với từng hành vi còn chưa tương xứng
với tính chất mức độ hậu quả vi phạm như trong các lĩnh vực:
- An toàn thực phẩm
- Bảo vệ môi trường
- Khoáng sản
4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ
4.3.1. Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Với quyết tâm giữ thị trường trong sạch và bảo vệ quyền lợi và sức khỏe
của người tiêu dùng, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2013
các đội quản lý thị trường thuộc quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã phối

22
hợp kiểm tra, xử lý 175 vụ, phạt hành chính trên 1,6 tỷ đồng, xử lý buộc tiêu
hủy tang vật hàng hóa vi phạm là thực phẩm các loại trị giá gần 1,4 tỷ đồng.
Điển hình ngày 25/4 đội quản lý thị trường số 7 đã phối hợp với công an
huyện Thanh Trì phát hiện và thu giữ 10 tấn nguyên liệu làm kem do nước
ngoài sản xuất đã quá hạn sử dụng và 30.000 cây kem thành phẩm, làm việc
với lực lượng chức năng đại diện của công ty đã khai nhận số kem thành phẩm
trên đã được sản xuất từ số nguyên liệu đã hết hạn sử dụng.

Lực lượng chức năng kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kem
Với hành vi vi phạm trên công ty này đã bị xử phạt với số tiền gần 80 triệu
đồng.
Tạm giữ tất cả những hộp sữa đặc và những que kem thành phẩm thì đã
được tạm giữ và bảo quản trong kho lạnh theo đúng tiêu chuẩn.
Thời gian tới để công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được triển khai có
hiệu quả hơn, bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn kiểm tra giám sát, cục quản lý
thị trường thành phố Hà Nội đã kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các tổ chức cá nhân và người
tiêu dùng.
Lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chủ động phối
hợp với các chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng tăng cường
kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm tập trung vào các nhóm thực phẩm tiêu

23
thụ nhiều như: bánh kẹo, thực phẩm tươi sống,… kịp thời xử lý các trường hợp
vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích
của người tiêu dùng.
Trước đây, hàng loạt các vụ thực phẩm bẩn ngâm hóa chất đã được phát
hiện nhưng chỉ xử phạt hành chính. Một tín hiệu đáng mừng, khi những năm
gần đây số trường hợp hành vi ngầm hóa chất vào thực phẩm gây ảnh hưởng
nguyên trọng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng đã được xử phạm
hình sự. Các chuyên gia đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng trong việc xử lý
nghiêm minh các hành vi làm thực phẩm bẩn tuy nhiên việc đưa ra xử lý hình
sự các vụ việc như thế này vẫn còn khó khăn. Để có thể áp dụng điều 314 của
bộ luật hình sự vẫn còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thời gian, đã đôi
khi trong quá trình tập trung hồ sơ và chuyển cơ quan điều tra, nhưng thời gian
rất dài thì sẽ bị trả hồ sơ vì chưa có đủ các yếu tố và điều kiện để khởi tố. Do
vậy là tất cả trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm đều có thể chỉ xử lý hành
chính, xử lý phạt tiền, rồi mình giải quyết cho xong, còn bây giờ nếu chúng ta
muốn xử lý nghiêm chặt chẽ thì c luật về hình sự về an toàn thực phẩm phải chi
tiết hơn, nhiều hơn, đầy đủ hơn.
4.3.2. Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công khai danh sách các cơ
sở vi phạm hành chính về quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bị
xử phạt:
- Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế TAPHACO, địa chỉ trụ sở chính tại
tầng 1, số 44 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Khương Mai, quận Thanh
Xuân, Hà Nội. Công ty này bị xử phạt 75 triệu đồng vì vi phạm về quảng cáo
thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố
sản phẩm số 4237/2021/ĐKSP ngày 12/5/2021.
- Công ty TNHH Dược phẩm ISOPHARMA, địa chỉ trụ sở chính tại số
nhà 38, ngõ 156 phố Hồng Mai, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Đơn vị này bị xử phạt 45 triệu đồng vì hành vi vi phạm quảng cáo thực

24
phẩm bảo vệ sức khoẻ Couple 5, thực phẩm bảo vệ sức khỏe YASMA, thực
phẩm bảo vệ sức khỏe AOKKAO do Công ty TNHH Dược phẩm
ISOPHARMA công bố, được Cục An toàn thực phẩm cấp các giấy tiếp nhận
đăng ký bản công bố sản phẩm: số 8583/2020/ĐKSP ngày 07/9/2020, số
8582/2020/ĐKSP ngày 07/9/2020, số 8498/2020/ĐKSP ngày 04/9/2020.
- Công ty Cổ phần dược phẩm CYSINA, Địa chỉ trụ sở chính: Số 16 liền
kề 6A Làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
bị xử phạt 25 triệu đồng vì hành vi vi phạm quảng cáo đối với thực phẩm bảo
vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố
sản phẩm số 13658/2019/ĐKSP ngày 18/12/2019).
4.3.3. Vi phạm hành chính liên quan đến phòng dịch COVID-19
Ngày 3/10/2021 chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm đã ký ban hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với bệnh viện hữu
nghị Việt Đức, địa chỉ số 40, phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
Liên quan đến bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ ngày 30/9/2021 đến 18 giờ
ngày 3/10/2021 tại Hà Nội đã ghi nhận tổng số 26 ca mắc covid 19 bệnh nhân
là người sinh sống tại Hà nội, 12 trên 26 bệnh nhân là người từ tỉnh khác đến
điều trị hoặc chăm sóc người bệnh.

Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

25
Lý do xử lý vi phạm do bệnh viện Việt Đức đã thực hiện hành vi vi phạm
hành chính là không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế
khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A,
người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A, và người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A được quy định tại khoản 3 điều 10 nghị định số 117 ngày 28/9/2020
của thủ tướng chính phủ.
Theo quyết định này trong thời hạn từ 10 ngày bệnh viện hữu nghị Việt
Đức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này với mức phạt 14
triệu đồng.
4.3.4. Hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
Thời gian gần đây, Ban Chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và Thành
phố về công tác đảm bảo trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, văn
minh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 197 Thành
phố) đã đồng loạt ra quân, tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị, xử lý
hành vi lấn chiếm vỉa hè. Sau những ngày ra quân quyết liệt, ở nhiều nơi trên
địa bàn Hà Nội, vỉa hè đã thông thoáng, sạch đẹp.

Vỉa hè bị chiếm dụng để kinh doanh.

26
Tuy nhiên vẫn tồn tại những khu vực mà vỉa hè lại bị tái lấn chiếm, gây
nên cảnh quan nhếch nhác, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô
thị.
Căn cứ tại điều 12 nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt và biện pháp
khắc phục:

- Tịch thu tang vật để lấn chiếm lòng đường (có nhiều trường hợp người
dân không đến cơ quan chức năng để lấy lại đồ bị thu).
- Xử phạt tiền dựa vào mức độ vi phạm từ 200.000 đến 40.000.000 VNĐ
- Lực lượng chức năng yêu cầu người dân cất tài sản lấn chiếm lòng đường
vào trong nhà.
- Công trình lấn chiếm lòng đường phải được dỡ bỏ.
4.3.5. Vi phạm photocopy bán sách trước cổng trường đại học

Kệ sách photocopy
Theo quan sát của phóng viên, xung quanh một trường đại học nằm trên
quận Thanh Xuân, Hà Nội có 4 quán in, photo. Hàng ngày, lượng khách hàng
ghé tới rất đông, chủ yếu là sinh viên. Ngoài in, photo tài liệu, sinh viên mang
tới hoặc chuyển qua email, zalo các loại giáo trình, sách tham khảo để photo.

27
Bài đăng mua, bán lại sách của sinh viên
Hoạt động mua bán giáo trình in, photo không chỉ diễn ra tràn lan tại quán,
mà chính sinh viên sau khi “qua môn” cũng trở thành “những người bán hàng
sành sỏi”. Không khó để bắt gặp những bài đăng với tiêu đề “pass (tạm dịch:
bán lại.) giáo trình photo giá rẻ…” trên các hội nhóm mạng xã hội facebook.
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ – CP về quy định xử phạt
hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi sao chép sách trái phép
khi không được phép của chủ sở hữu sẽ bị xử phạt và biện pháp khắc phục như
sau:
- Hành vi sao chép sách trái phép khi không được phép của chủ sở hữu sẽ
bị phạt tiền từ: 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
- Buộc dỡ bỏ bản sao, bản photo tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử,
trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm ở
đây là sách được photo ra.

28
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Huế (2023) chủ biên. Giáo trình đại cương về nhà nước và
pháp luật, NXB ĐHKTQD.
2. Luật xử lý vi phạm hành chính, 2012
Tài liệu Internet
1. Phạm Thị Kim Oanh (2022). Vi phạm hành chính là gì? Đặc điểm của vi
phạm hành chính?
https://luathoangphi.vn/vi-pham-hanh-chinh-la-gi/
2. ANTV – Truyền hình Công an Nhân dân (2021). 16 Đối Tượng Gây Rối
Trật Tự Công Cộng Bị Xử Phạt Hành Chính Hơn 125 Triệu Đồng | ANTV,
Youtube,
https://www.youtube.com/watch?v=s-I9JJjXurA&t=2s
3. VTV24 (2021). Hà Nội tạm giữ hơn 40 thiếu niên đua xe náo loạn đường
phố | VTV24, Youtube,
https://www.youtube.com/watch?v=xAriuQU1FIc&t=36s
4. ĐOÀN CƯỜNG (2021). “Từng bị xử phạt hành chính, một người Trung
Quốc lại nhập cảnh ‘chui’”, Tuổi Trẻ Online,
https://tuoitre.vn/tung-bi-xu-phat-hanh-chinh-mot-nguoi-trung-quoc-lai-nhap-
canh-chui-20210119145625481.htm
5. Quang Hưng (2023). “Tiếp tục xả nước thải vượt mức, công ty vốn nước
ngoài bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng”, Vietnamnet,
https://vietnamnet.vn/tiep-tuc-xa-nuoc-thai-vuot-muc-cong-ty-von-nuoc-
ngoai-bi-phat-hon-1-5-ty-dong-2193075.html
6. Hồ Giáp (2023). “Khách sạn bị tố 'lừa đảo' ở Đà Nẵng phải xin lỗi du
khách, nhận phạt hành chính”, Vietnamnet,
https://vietnamnet.vn/khach-san-bi-to-lua-dao-o-da-nang-phai-xin-loi-du-
khach-nhan-phat-hanh-chinh-2141277.html

29
7. Lai Phong (2023). “Xử phạt 4 tổ chức 590 triệu đồng”, vietnambiz,
https://vietnambiz.vn/xu-phat-4-to-chuc-590-trieu-dong-
2023111074213835.htm
8. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ | XÂY DỰNG CHÍNH
SÁCH, PHÁP LUẬT | Diễn đàn của nhân dân, doanh nghiệp về xây dựng,
thực thi chính sách, pháp luật (2023). Phân cấp, phân quyền UBND, Chủ tịch
và các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/phan-cap-phan-quyen-ubnd-chu-tich-
pho-chu-tich-ubnd-thanh-pho-ha-noi-119230402130342342.htm
9. Trà My (2023). “Hà Nội: Tình trạng lấn chiếm vỉa hè diễn ra trên nhiều
tuyến phố”, Công Thương.
https://congthuong.vn/ha-noi-tinh-trang-lan-chiem-via-he-dien-ra-tren-nhieu-
tuyen-pho-279071.html
10. Hồng Phương (2023). “Thản nhiên mua bán giáo trình photo tại các
trường đại học”, Tin tức thông tấn xã Việt Nam.
https://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/than-nhien-mua-ban-giao-trinh-photo-
tai-cac-truong-dai-hoc-20231015171341245.htm
11. Chính Phủ (2019). Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
www.thuvienphapluat.vn
12. Chính Phủ (2013). Nghị định quy định về xử phạt hành chính về quyền tác
giả, quyền liên quan
www.thuvienphapluat.vn
13. Chính phủ (2020). Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế.
www.thuvienphapluat.vn
14. Chính phủ (2018). Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm.
www.thuvienphapluat.vn

30
15. ALO389 (2023). “Hà Nội xử lý 175 vụ vi phạm trong tháng hành động về
an toàn thực phẩm 2023”, Youtube.
https://youtu.be/57x_NbdDZIM?si=TgCWXrMNI-tsrVbj
16. ALTB – Truyền Hình Công An Nhân Dân (2021). Hà Nội xử phạt bệnh
viện Việt Đức do vi phạm hành chính liên quan đến phòng dịch Covid-19,
Youtube.
https://youtu.be/5lmNdoWfRBU?si=pNGvAtqaihNrnr1u
17. BRT TV (2023). Tường thuật Pháp luật và cuộc sống 8/4/2023 | Xử phạt
vi phạm hành chính | BRT TV, Youtube.
https://youtu.be/ufwOsxd0G18?si=hEYX-jqCu2VdByQl
18. (2013). “Xử phạt 10 đơn vị vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm với
số tiền hơn 500 triệu đồng”, Ngày nay.
https://ngaynay.vn/xu-phat-10-don-vi-vi-pham-hanh-chinh-ve-an-toan-thuc-
pham-voi-so-tien-hon-500-trieu-dong-post134475.html

31

You might also like