Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Phần I

Câu 1: Âm thanh là gì? Âm nhạc là gì?


- Âm nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh để biểu hiện tình cảm, tư tưởng của con người,
do con người sáng tạo ra và để phục vụ đời sống con người. Loài người sử dụng âm
nhạc như một phương tiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, làm cho đời sống tinh
thần thêm phong phú, đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của mỗi cá nhân và cộng
đồng, tạo cho cuộc sống có ý nghĩa sâu sắc và tinh tế hơn.
- Âm thanh (phát ra từ tiếng nói hay từ một dụng cụ âm nhạc) vang lên có lúc nhanh,
lúc chậm, khi mạnh, khi nhẹ hợp thành nhịp điệu. Những âm thanh đó lại có lúc
bổng, lúc trầm, với độ cao thấp khác nhau hợp thành âm điệu.(Cũng cần lưu ý, âm
thanh và tiếng động có sự khác nhau. Tiếng động như tiếng động cơ, tiếng ồn ào,
tiếng đập búa, tiếng sấm sét, tiếng kẹt cửa... không thể coi là âm nhạc.)
Cho ví dụ.
Ví dụ về âm thanh: tiếng chim hót, tiếng chuông điện thoại, tiếng nói chuyện,...
Ví dụ về âm nhạc: giai điệu của đàn piano, giai điệu của bài hát,…
Câu 2: Em hãy cho biết những kí hiệu ghi độ dài âm thanh
Trường độ âm thanh là thời gian ngân dài hoặc ngắn của âm thanh. Độ dài ngắn là một
trong các thuộc tính cơ bản của âm nhạc (cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc).
Các hình nốt nhạc: trường độ được xác định bởi hình nốt nhạc có các dạng như sau:

Kí hiệu:
Câu 3: Thế nào là dấu lặng? Có mấy loại dấu lặng? Đó là những dấu lặng nào?
- Âm nhạc có lúc vang lên có lúc ngắt nghỉ. Kí hiệu chỉ sự ngừng nghỉ của âm thanh
gọi là dấu lặng.
- Có 5 loại dấu lặng:
+ Dấu lặng tròn: thời gian nghỉ bằng thời gian ngân dài của nốt tròn.
+ Dấu lặng trắng: thời gian nghỉ bằng nốt trắng.
+ Dấu lặng đen: thời gian nghỉ bằng nốt đen (có hai cách viết).
+ Dấu lặng móc đơn: thời gian nghỉ bằng nốt móc đơn.
+ Dấu lặng móc kép: thời gian nghỉ bằng nốt móc kép.
Câu 4: Em hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa dấu nối và dấu luyến.
* Dấu nối:
Là một hình vòng cung nối liền 2 hoặc nhiều nốt có cùng cao độ với nhau.
Khi gặp dấu này, ta chỉ cần đàn hoặc hát nốt nhạc đầu tiên rồi ngân dài trường độ của nốt đó
bằng trường độ của tất cả các nốt nằm trong dấu nối cộng lại.

* Dấu luyến:
Là một dấu hình vòng cung nối 2 hoặc nhiều nốt nhạc khác cao độ với nhau.
Khi gặp dấu này, chúng ta phải đàn liền mạch hoặc hát liền hơi tất cả các nốt nhạc nằm
trong hình vòng cung mà không được phép ngắt nghỉ hay lấy hơi giữa chừng

Câu 5: Thế nào là dấu chấm dôi? Cho ví dụ
Dấu chấm dôi là một dấu chấm nhỏ đặt ở bên phải của nốt nhạc. Dấu chấm dôi làm tăng
thêm một nửa giá trị trường độ của nốt nhạc đó. Hay nói cách khác, giá trị của dấu chấm dôi
bằng một nửa giá trị trường độ của nốt đứng trước.
Ngoài dấu chấm dôi đơn chúng ta còn có dấu chấm dôi kép (hai dấu chấm dôi). Dấu chấm
dôi thứ hai làm tăng thêm một nửa giá trị trường độ của dấu chấm dôi đầu.
Câu 6: Thế nào là trọng âm? Tiết nhịp? Ô nhịp? vạch nhịp? Số chỉ nhịp?
* Trọng âm và tiết nhịp
Trong tiết tấu của tác phẩm âm nhạc, có một số âm được vang lên với cường độ lớn hơn, nổi
bật hơn, đó là trọng âm.
Những trường độ có thời gian bằng nhau giữa hai trọng âm nối tiếp, đó là tiết nhịp (còn gọi
là nhịp). Trong mỗi nhịp, chỉ có một trọng âm.
Trong nhịp, những trường độ bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm, đó là phách.
Phách có trọng âm gọi là phách mạnh, phách không có trọng âm gọi là phách mạnh vừa
hoặc phách nhẹ.
Cần hiểu về phách và nhịp như sau :
– Phách và nhịp là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc.
– Phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề.
– Nhịp là khoảng thời gian trôi qua giữa hai phách mạnh liền kề.
– Độ dài của phách và nhịp thay đổi tuỳ thuộc vào tốc độ của từng bản nhạc.
* Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.
Trong nhạc mới, thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số
các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại
nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.

* Loại nhịp và vạch nhịp


Loại nhịp được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Số chỉ nhịp được đặt sau khoá nhạc và hoá biểu
(nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số bên trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên
dưới chỉ trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn.
Một số loại nhịp thường gặp :
– Nhịp hai bốn: Nhịp hai bốn có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt
đen có trường độ bằng một phần tư nốt tròn). Nhịp hai bốn có phách 1 là phách mạnh,
phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ :
-Nhịp ba bốn : Nhịp ba bốn có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp ba
bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.

-Nhịp bốn bốn (còn được viết là C) : Nhịp bốn bốn có bốn phách, mỗi phách có trường
độ bằng một nốt đen. Nhịp 4 có phách 1 là phách mạnh, phách 3 là phách mạnh vừa, phách
2 và 4 là phách nhẹ.
– Nhịp sáu tám : Nhịp sáu tám có sáu phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc
đơn. Nhịp sáu tám có phách 1 là phách mạnh, phách 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách
nhẹ.
– Nhịp hai hai (còn được viết là C) : Nhịp hai hai có hai phách, mỗi phách có trường độ
bằng một nốt trắng (nốt trắng có trường độ bằng một phần hai của nốt tròn). Nhịp có phách
1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.

* Vạch nhịp
Trên khuông nhạc, nhịp có thể được gọi là ô nhịp. Các ô nhịp được phân cách nhau bằng
những vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp (hoặc gạch nhịp). Những nốt
nhạc nằm sát sau vạch nhịp bao giờ cũng là phách mạnh.
Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, gọi là vạch kép (hoặc vạch nhịp
đôi). Vạch kép có hai loại.
– Vạch kép có hai nét không tô đậm, dùng trong các trường hợp :
+ Thay đổi nhịp
+ Thay đối khoá.
+ Ngăn cách các quãng, hợp âm.
+ Chuyển sang đoạn nhạc mới.
– Vạch kép có một nét tô đậm, dùng trong các trường hợp :
+ Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi.
+ Kết thúc tác phẩm.
Câu 7: Thế nào là nhịp 2/4? Cách đánh nhịp
- Nhịp 2/4: là nhịp đơn gồm có 2 phách, có 1 trọng âm ở phách thứ nhất ( phách mạnh),
phách thứ hai là phách nhẹ. Mỗi phách bằng 1 nốt đen, mỗi nhịp bằng 2 nốt đen hoặc 1 nốt
trắng.
- Cách đánh nhịp:
+Cách thể hiện nhịp 2/4 đơn giản nhất là chỉ cần gõ một tiếng mạnh và một tiếng nhẹ xen kẽ
nhau đều đặn trong khi hát hoặc đọc nhạc. Tuy nhiên chúng ta sẽ tập đánh nhịp bằng cách
đưa tay từ trên xuống và từ dưới lên một cách đề đặn, nhịp nhàng.
+ Động tác tay đưa xuống là phách mạnh. Động tác tay đưa lên là phách nhẹ.
Mạnh Nhẹ

Câu 8: Thế nào là nhịp 3/4? Cách đánh nhịp


- Nhịp 3/4 là loại nhịp đơn gồm 3 phách, có 1 trọng âm ở phách thứ nhất ( phách mạnh).
Mỗi phách bằng 1 nốt đen. Mỗi nhịp bằng 3 nốt đen ( hay 1 nốt trắng chấm dôi) hoặc các
hình nốt khác có giá trị tương đương
- Cách đánh nhịp:
+ Thể hiện bằng 3 tiếng gõ đều đặn, liên tục, nhưng phách thứ nhất gõ mạnh hơn (trọng
âm), còn 2 phách sau gõ nhẹ
+ Khi đánh nhịp bằng cả cánh tay, chúng ta vận động theo hình vẽ sau đây:
Phách 1(mạnh): đưa tay từ trên xuống
Phách 2(nhẹ): đưa tay sang ngang
Phách 3(nhẹ): đưa tay chéo lên
Câu 9: Thế nào là cung? Nửa cung? Dấu hóa?
- Trong hệ thống điều hòa âm nhạc hiện nay, mỗi quãng 8 được chia thành 12 phần đều
nhau gọi là 12 nửa cung, hệ thống này được gọi là hệ điều hòa.
- Khoảng cách hẹp nhất giữa các âm của hệ điều hòa là nửa cung
- Khoảng cách giữa 2 âm do 2 nửa cung tạo thành gọi là nguyên cung (1cung).
- Dấu hóa: đó là kí hiệu đặt trước nốt nhạc, có tác dụng nâng cao hoặc hạ thấp âm cơ bản
lên cao hoặc xuống thấp 1/2 cung.
Câu 10. Thế nào là quãng? Quãng hòa âm là gì? Quãng giai điệu là gì?
- Quãng là khoảng cách về cao độ giữa hai âm thanh hoặc nốt nhạc.
- Quãng hòa âm là cả hai nốt vang lên cùng một lúc.
- Quãng giai điệu là hai nốt ngân lên kế tiếp nhau. ( 2 âm vang lên lần lượt nối tiếp nhau).
Câu 11: Định nghĩa giọng song song: Giọng song song là một giọng trưởng và một
giọng thứ có chung hóa biểu.
Định nghĩa giọng cùng tên: Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng
âm chủ nhưng khác hóa biểu.
II. Phương pháp giảng dạy ở TH:
Câu 1. Vai trò và nhiệm vụ giáo dục của âm nhạc đối với học sinh tiểu học
* Vai trò
1.1 Âm nhạc trong vai trò giáo dục tình cảm, đạo đức trong sáng
- Gợi cho HS tình yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn cha mẹ
- Tự hào về dân tộc, giúp HS mở mang kiến thức, khơi gợi tình thân ái, hữu nghị, đoàn kết
với bạn bè, cộng đồng quốc tế.
- Tô đậm về bản sắc dân tộc, giúp các em yêu thích và ham muốn tìm hiểu về âm nhạc VN.
- Những điệu múa, trò chơi dân gian, các bài hát dân ca đem đến cho HS cảm xúc trữ tình,
tự hào dân tộc.
- Hoạt động âm nhạc còn giúp cho HS có tính rụt rè, nhút nhát sẽ có tác phong mạnh dạn, tự
tin trong lối sống.
1.2 Âm nhạc với vai trò phát triển thính giác nhạy cảm của trẻ
- Phát triển khả năng âm nhạc của trẻ, đó là: Khả năng trải nghiệm những xúc động, khả
năng nắm kinh nghiệm, hoạt động âm nhạc, khả năng thể hiện âm nhạc 1 cách độc lập và
sáng tạo. Khi nghe âm nhạc đòi hỏi trẻ phải tập trung nghe, so sánh các âm thanh, quan sát,
nhạy bén và hoạt động tích cực.
1.3 Âm nhạc với vai trò phát triển khả năng tư duy, trí tuệ
- Trong khi hát, tập đọc nhạc, HS không chỉ tiếp thu các đường nét giai điệu, âm hình tiết
tấu mà đòi hỏi phải có trí nhớ âm nhạc, sự tập trung, rèn luyện tư duy, phát triển nhận biết
và phân biệt tính chất âm nhạc.
- Khi rèn luyện âm nhạc, HS tăng thêm sự nhayj bén, được trải nghiệm những trạng thái vui
buồn, tự hào, tha thiết.
- Âm nhạc cũng giúp cho HS nhận thức thêm các hình tượng của đời sống, môi trường,
thiên nhiên, xã hội.
1.4 Âm nhạc với vai trò giáo dục thẩm mĩ
- Trong giáo dục âm nhạc, giáo dục thẩm mĩ nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội hiểu và
cảm thụ cái đẹp đối với thiên nhiên, con người, xã hội, nghệ thuật
- Cần đảm bảo sự phát triển thẩm mĩ với các yêu cầu sau:
+ Yêu thích và trân trọng những giá trị nghệ thuật âm nhạc
+ Có tình cảm hướng tới cái đẹp và mong muốn đưa cái đẹp vào đời sống
+ Hình thành ý thức thẩm mĩ đúng đắn, xây dựng đời sống lành mạnh.
* Nhiệm vụ
- Phát triển cảm xúc âm nhạc, khả năng cảm giác tai nghe cao độ
- Khơi dậy sở thích ban đầu về: sở thích âm nhạc và các tác phẩm phát triển tính tích cực,
sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm nhạc vừa sức với HS.
- Hình thành tính độc lập, sáng tạo và có nhu cầu hát, múa trong đời sống hằng ngày.
Câu 2: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học liên quan đến học âm nhạc:
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi đặc điểm nổi bật là tai nghe khá tinh tay chân
và cơ thể mềm dẻo linh hoạt.
Học sinh tiểu học có nhu cầu rất lớn trong việc giao tiếp bạn bè và người lớn, bắt chước
nhanh và làm theo một cách chưa có ý thức.
Sự chú ý thiếu bền vững, tính cách hiếu động, vì ít tập trung và sự chú ý không được lâu
Câu 3: Mục đích và những yêu cầu chính đối với tiết dạy hát ở tiểu học
a, mục đích
Ca hát là hoạt động âm nhạc chủ yếu trong chương trình giáo dục âm nhạc cho học sinh tiểu
học, khi học một những xúc và tình cảm của mình, đồng thời cũng cảm thụ âm nhạc dễ dàng
hơn.
- Trong khi hát, những khả năng âm nhạc được phát triển như: tai nghe, cảm giác tiết tấu,
điệu thức, trí nhớ âm nhạc, nội dung bài hát.
- hát tập thể đem lại sự vui thích cho các em, tạo nên sự giao lưu, gắn bó trong từng mạch
cảm xúc. Ca hát đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục âm
nhạc, góp phần phát triển hài hòa nhân cách trẻ.
b, yêu cầu
- các kỹ năng ca hát,Yêu cầu với học sinh là:
tư thế hát: có thể đứng hoặc ngồi hát
Hơi Thở : sinh biết lấy hơi, hát câu ngắn, nhanh chậm.
hát chính xác: đúng cao độ, trường Độ.
khác đồng đều, hòa hợp trong tập thể.
Hát đơn lẻ, âm Thanh trong sáng, tròn Trĩnh.
Câu 4 Các bước dạy học hát cho học sinh tiểu học
Bước 1 giới thiệu bài hát
Bước 2 giới thiệu tên tác giả tác phẩm
nội dung bài hát
sử phương trực Quan: dùng tranh, hình minh họa.
hát mẫu: tự hát hoặc video
sử dụng phương pháp trình bày tác phẩm: giáo hát và sự về nội dung, Tình cảm âm nhạc.
sử dụng phương pháp trực quan: cho nghe qua Băng đĩa.
Bước 3 Đọc lời ca
dạy hát từng câu
dạy hát cả bài
luyện Tập theo nhóm, tổ, cả nhóm.
Câu 5: Các bước dạy tập đọc nhạc
- B1: Dạy học sinh nhận biết các kí hiệu ghi chép âm (số chỉ nhịp, hình nốt nhạc, các dấu
lặng, lặng đơn, dấu quay lại…)
- B2: Cho học sinh đọc tên lần lượt các nốt trong bài
- B3: Luyện đọc thang âm, GV đọc mẫu hoặc đàn cho học sinh đọc theo, sau đó cho học
sinh đọc chậm cao độ từng câu cho đến hết bài
- HS đọc riêng tiết tấu của bài, ghéo cao độ với trường độ theo tốc độ chậm rồi đến tăng
dần. GV có thể đọc mẫu hoặc đàn từng câu cho học sinh nghe (chú ý sửa sai)
-B4: Luyện tập củng cố. Đọc theo nhóm tổ, cả lớp. Chú ý sửa sai, động viên, khuyến khích
Câu 6: Các bước dạy nghe nhạc
B1: Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, nội dung, tính chất bài hát
B2: Cho học sinh nghe tác phẩm lần 1
B3: GV gợi ý cho học sinh tự phát biểu cảm nhận sau khi nghe
B4: Cho học sinh nghe lần 2, sau đó giáo viên nhắc lại tên tác giả, tác phẩm vừa hỏi học
sinh về nội dung, tình cảm bài hát, có thể cho học sinh kết hợp vận động theo nhạc
Câu 7: Trình bày cấu trúc giáo án dạy một tiết âm nhạc
Kế hoạch bài học
Môn:
Tên bài dạy:
Lớp:
Tên giáo viên:
Trường:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Đồ dùng dạy h ọc
III. Giáo viên chuẩn bị
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (có thể tiến hành ở đầu tiết hay xen kẽ giữa tiết học)
3. Dạy bài mới (trong mục này sẽ chia trang giấy thành 4 cột dưới đây)
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt đồng của HS Ghi chú
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Dặn dò:
Lưu ý: Mỗi hoạt động có thể tóm tắt để HS ghi nhớ và dự kiến thời lượng thực hiện
Nói chung, giáo án chi tiết không ai soạn giống ai, vì dạy học là một quá trình sáng
tạo mang dấu ấn của mỗi cá nhân người dạy. Không có một tiêu chuẩn cố định nào cho một
giáo án, trên đây cũng chỉ là gợi ý, GV cần căn cứ vào đó rồi soạn một cách chi tiết.
III. Tìm quãng hòa âm:
1. Em hãy tìm các quãng từ nốt Pha đi lên như sau: 2T, 3T, 4Đ, 6t
- 2T: Fa – Sol
- 3T: Fa – La
- 4Đ: Fa – La♯
- 6t: Fa – Đố♯





2T
3T 4Đ 6t
2. Từ nốt La đi xuống, em hãy tìm quãng: 3t, 5-, 6T, 6t

- 3t: La – Sol♭

- 5-: La – Mi♭
- 6T: La – Đồ

- 6t: La – Rê♭



♯♯ ♯

♯ ♭ ♯
♯ ♯
3t 5- 6T 6t

You might also like