Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

BÀI 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN

Văn bản 1:
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
- Thạch Lam -
1. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật trong truyện; nêu được ấn
tượng chung về văn bản.
2. Năng lực
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh
thể.
- Rút ra bài học về cách ứng xử với bạn bè và biết quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh,
khó khăn trong cuộc sống.
3. Phẩm chất: Biết yêu thương và sống có trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, laptop.
- Video bài hát “Đứa bé”, tranh ảnh về nhà văn Thạch Lam và văn bản “Gió lạnh đầu mùa”
- Phiếu học tập hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của
mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung:
- GV chiếu một bài hát ngắn, yêu cầu HS quan sát video sau đó trả lời các câu hỏi của GV.
- HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Đứa bé”, suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
? Em có suy nghĩ gì về nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: Một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành
kiến thức mới.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ai trong chúng ta cũng có lúc rơi vào
hoàn cảnh khó khăn. Khi ta giúp đỡ người khác hay được người khác giúp đỡ, cả người
cho và người nhận đều cảm thấy được tình yêu thương. Tình yêu thương là một điều kỳ
diệu. Nó giúp nuôi dưỡng và sưởi ấm tâm hồn chúng ta. Trong chủ đề Điểm tựa tinh thần
này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản đầu tiên: Gió lạnh đầu mùa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
A. Tri thức Ngữ văn
a. Mục tiêu: Kích hoạt được tri thức nền liên quan đến chủ điểm của bài học.
b. Nội dung: HS đọc phần Tri thức đọc hiểu, quan sát SGK và trả lời các câu hỏi nhằm
bước đầu nêu được khái niệm truyện, các chi tiết tiêu biểu, nhân vật.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập
HS đọc phần Tri thức Ngữ văn trong SGK/5,6 và thực hiện yêu cầu sau:
Nối nội dung của cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp:
A B

(1) Truyện (A) Là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân
vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.
(B) Là những động tác, hoạt động của nhân vật, những
(2) Chi tiết tiêu biểu hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác
và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.
(C) Là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương
(3) Ngoại hình của nhân vật thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt
truyện, bối cảnh, nhân vật…
(D) Là những suy nghĩ của nhân vật về con người,
(4) Ngôn ngữ nhân vật sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần
tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối
hành động của nhân vật.
(5) Hành động của nhân vật (E) Là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với
người đọc; góp phần quan trọng tạo nên hình tượng
nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.
(6) Ý nghĩ của nhân vật (G) Là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được
nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu
nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng;
câu nói được đặt trong dấu ngoặc kép sau dấu hai
chấm.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.


* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trả lời. Các nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định:
GV khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ; tôn trọng những chia sẻ của
HS, không đánh giá đúng/ sai. Trên cơ sở đó, GV xác định những điều các em đã biết về
thể loại truyện; những vấn đề còn băn khoăn, cần trao đổi, tìm hiểu thêm về thể loại này.
B. Đọc – hiểu văn bản
2.1 Chuẩn bị đọc
a. Mục tiêu: Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề văn bản, tạo sự liên hệ
giữa trải nghiệm của bản thân với nội dung văn bản.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi Chuẩn bị đọc, qua đó trình bày những ý kiến ban đầu của
bản thân về chủ đề “Điểm tựa tinh thần”.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV phát cho mỗi HS một tờ stick-note, yêu cầu HS dựa vào
nhan đề, nội dung của phần giới thiệu về Gió lạnh đầu mùa và hình ảnh minh hoạ của VB
(SGK/7) để trả lời câu 1, 2 (SGK/8).
* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn bên cạnh.
* Báo cáo, thảo luận: HS dán các tờ stick-note của mình lên bảng.
Lưu ý: Với câu hỏi dự đoán nội dung VB, GV khuyến khích HS đưa ra càng nhiều dự đoán
càng tốt, không đánh giá tính chính xác của những dự đoán ở hoạt động này, miễn là HS lí
giải được cơ sở để đưa ra được dự đoán.
* Kết luận, nhận định: GV chọn đọc ngẫu nhiên một số tờ, ghi nhận những câu trả lời hay,
sâu sắc, sau đó dẫn dắt vào bài học.
2.2 Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Biết cách thực hiện kĩ năng suy luận, dự đoán, liên hệ trong quá trình đọc văn
bản.
b. Nội dung: HS đọc văn bản, tóm tắt văn bản và trả lời các câu hỏi trong khi đọc.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Tóm tắt văn bản:
Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa
trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo
cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em mặc áo ấm ra chợ chơi thấy
Hiên – cô bé hàng xóm đang co ro bên cột quán với manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy
vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng
tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông
giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi
khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc
tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.
* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc trực tiếp VB và phần thông tin về tác giả Thạch Lam.
Trong quá trình đọc VB, khi gặp những câu hỏi trong khung và kí hiệu , GV nhắc HS
tạm dừng khoảng 1 đến 2 phút để suy ngẫm, trả lời câu hỏi bằng cách ghi nhanh, vắn tắt
câu trả lời ra giấy hoặc ghi nhớ ở trong đầu. Đặc biệt chú ý thực hành câu hỏi suy luận.
(Cơ sở nào để em rút ra kết luận?...)
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS đọc trực tiếp VB và trả lời những câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận:
- HS trao đổi kết quả trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (SGK/8,9,10) theo nhóm.
- GV chú ý yêu cầu HS trình bày, nhận xét lẫn nhau về cách thực hiện kĩ năng suy luận
hơn là nội dung câu trả lời của các em.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về kết quả đọc trực tiếp của HS: Thái độ
của HS đối với việc đọc, việc trả lời các câu hỏi đọc VB, cách thức HS thực hiện các kĩ
năng đọc, đặc biệt là kĩ năng suy luận, chỉ ra những điểm HS cần rèn luyện thêm ở từng kĩ
năng. Gợi ý trả lời các câu hỏi trong phần Đọc VB:
Câu 1 (SGK/8): Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống
của những đứa trẻ nghèo?
- Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý ,Túc gợi cho em hình ảnh về cuộc sống của những đứa trẻ
nghèo khổ cơ cực, đến nỗi một cái áo lành lặn để mặc cũng không có.
- Vì khi những cơn gió lạnh đầu mùa đến, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được
may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi “môi chúng nó tím lại”, “da thịt thâm” đi, răng thì “đập vào
nhau”.
- Hình ảnh ấy khiến em cảm thấy buồn và thương xót vô cùng cho cuộc sống của những
đứa trẻ nghèo khổ, bần hàn.
Câu 2 (SGK/9): Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của
hai chị em?
- Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện chị em Sơn có lòng tốt, bao dung,
đùm bọc những đứa trẻ nghèo. Hay còn nói cách khác là chị em Sơn có lòng trắc ẩn với
cuộc sống nghèo khổ.
Câu 3 (SGK/10): Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì?
- Theo em, đoạn tiếp theo hai chị em Sơn được mẹ khen, vì có lòng tốt giúp đỡ người nghèo
khổ hoặc bị mẹ trách mắng, vì tự ý lấy áo mẹ mua đem cho người khác.
2.3 Suy ngẫm và phản hồi
Hoạt động 2.3.1: Tìm hiểu về câu chuyện, chủ đề, đề tài
* Giao nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt thực hiện nhiệm vụ: Dựa
trên kiến thức nền về chủ đề trả lời câu 2, 6, 7 (SGK/11,12): Nêu đề tài, chủ đề của truyện
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận, chuẩn bị câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV góp ý cho câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận về chủ
đề của VB theo định hướng tham khảo sau:
Câu 2: (SGK/11)
Các sự việc chính trong Gió lạnh đầu mùa có thể tóm tắt thành chuỗi như sau:
a) Những cơn gió lạnh đầu mùa thổi đến phố chợ.
b) Chị em Lan, Sơn xúng xính trong những chiếc áo ấm đắt tiền; những đứa trẻ nghèo hàng
xóm vẫn mặc những chiếc áo mong manh thường ngày; riêng Hiên vẫn mặc chiếc áo rách
tơi tả, đang co ro vì lạnh.
c) Ái ngại về hoàn cảnh của Hiên, Sơn và Lan quyết định về nhà lấy áo bông của Duyên
(đứa em xấu số), giấu mẹ, mang sang cho Hiên.
d) Chuyện đến tai người nhà, Sơn và Lan sợ bị mẹ mắng. đi đòi lại áo không được, không
dám về nhà.
đ) Mẹ Hiên mang áo bông sang nhà trả lại, may mắn được mẹ Sơn và Lan cho vay tiền
mua áo ấm cho Hiên.
- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, có sự kiện trước đã xảy ra mới có sự kiện
tiếp theo.
- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (d) vì có hành động cho áo Hiên của hai
chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.
Câu 6 (SGK/12)
Văn bản này viết về đề tài cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong cơn gió
lạnh đầu mùa.
Câu 7 (SGK/12)
Chủ đề của truyện xoay quanh những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên
trong gia đình giàu có và những đứa trẻ nghèo khổ tận cùng của xã hội.
- GV hướng dẫn HS cách nhận biết được đề tài, chủ đề của truyện: Dựa vào nội dung câu
hỏi số 2 để tìm căn cứ xác định chủ đề của truyện. GV gợi nhắc khái niệm đề tài, chủ đề
đồng thời hỗ trợ HS tìm những căn cứ để xác định để tài, chủ đề của truyện.
Hoạt động 2.3.2: Tìm hiểu về nhân vật, các chi tiết tiêu biểu
* Giao nhiệm vụ học tập: HS làm việc theo 4 nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi trong
SGK/12:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Sau khi đọc VB Hành động cho áo Theo em, việc Lan Hành động vội vã đi
“Gió lạnh đầu góp phần thể hiện và Sơn giấu mẹ lấy tìm Hiên để đòi lại
mùa”, em thấy gia tính cách gì của Sơn chiếc áo bông của chiếc áo bông cũ có
đình Sơn có điều và Lan? Hành động em Duyên đem cho làm em giảm bớt
kiện như thế nào? ấy có ý nghĩa gì với Hiên là đáng khen thiện cảm với nhân
Dựa vào đâu em có Hiên? hay đáng trách? Vì vật Sơn không? Vì
nhận định đó? sao? sao? Nếu là Sơn, em
sẽ làm gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm thảo luận tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm
còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV góp ý câu trả lời của HS, hướng dẫn HS kết luận và định
hướng trả lời:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
- Gia cảnh: sung túc - Hành động cho áo - Theo em, việc Lan Hành động vội vã đi
+ Có vú già; góp phần thể hiện và Sơn giấu mẹ lấy tìm Hiên để đòi lại
+ Cách xưng hô: tính cách tốt bụng, chiếc áo bông của chiếc áo bông cũ
không làm em giảm
Cách gọi mẹ của biết yêu thương đùm em Duyên đem cho
bớt thiện cảm với
Sơn: “mợ” gia đình bọc những người có Hiên vừa đáng khen nhân vật Sơn không.
trung lưu. hoàn cảnh khó khăn vừa đáng trách. Bởi vì đó là tâm lý
của chị em Sơn. + Đáng khen ở chỗ và hành động bình
- Hành động đó của hai đứa trẻ tốt bụng, thường của một đứa
hai đứa trẻ có ý nghĩa sẻ chia và quan tâm trẻ khi tự ý mang đồ
vô cùng to lớn với những người có dùng ở nhà đi cho
người khác và sợ bị
Hiên vì Hiên được hoàn cảnh khó
mẹ mắng.
nhận được sự quan khăn.
tâm, chia sẻ của + Đáng trách ở chỗ
người khác trong cơn đó là chiếc áo chưa
gió lạnh đầu mùa. được sự cho phép
của mẹ mà hai chị
em đã đem đi cho
người khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung kiến thức đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm và trả lời câu
hỏi mở rộng sau khi học xong văn bản Gió lạnh đầu mùa: “Ai là điểm tựa tinh thần cho
ai?”
Câu 1: Vì sao mẹ Sơn lại cho mẹ Hiên vay tiền mà không cho áo?
A. Vì mẹ Sơn không muốn giúp đỡ người khác;
B. Vì mẹ Sơn muốn lấy lại số tiền cho vay;
C. Vì mẹ Sơn rất quý chiếc áo là kỷ vật của em Duyên;
D. Vì mẹ Sơn muốn giữ chiếc áo là kỷ vật của em Duyên và vẫn muốn giúp đỡ mẹ Hiên
Câu 2: Vì sao những đứa trẻ nghèo không dám lại gần chơi với Sơn và Lan?
A. Vì chúng không thích chơi với những người có điều kiện khá giả;
B. Vì Sơn và Lan có thái độ khinh khỉnh;
C. Vì chúng ngại cái nghèo của mình, biết thân biết phận;
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Vì sao sau khi đã cho Hiên cái áo, Sơn lại muốn đòi lại?
A. Vì Sơn thấy tiếc chiếc áo
B. Vì Sơn muốn trêu đùa Hiên
C. Vì Hiên không biết giữ gìn
D. Vì con Sinh bảo sẽ nói với mẹ Sơn, Sơn sợ mẹ trách
Câu 4: Vì sao mẹ Hiên lại trả lại chiếc áo?
A. Vì mẹ Hiên chê áo xấu
B. Vì Sơn đòi lại áo
C. Vì mẹ Hiên biết đó là kỷ vật của bé Duyên
D. Vì mẹ Hiên nghèo nhưng có lòng tự trọng, biết mẹ Sơn chưa có sự đồng ý.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV. Các HS khác nhận xét (nếu có).
* Báo cáo, thảo luận: GV nhận xét câu trả lời của HS.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, nhận xét về tinh thần và thái độ
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành viết đoạn văn, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem đoạn video, hoặc hình ảnh về sự chia sẻ yêu
thương với những em bé vùng cao khó khăn. Từ đó cho HS nêu lên những cảm xúc của
mình. Cuối cùng liên hệ viết đoạn văn.
Có rất nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam).
Qua đó, em hãy viết một đọan văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận về một nhân vật
mà em thấy thú vị và ấn tượng nhất.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Sau đó, thực
hành viết một đoạn văn ngắn theo yêu cầu của GV.
* Báo cáo, thảo luận: GV có thể mời 3-4 HS lần lượt trình bày đoạn văn của mình, các
HS khác lắng nghe, đóng góp nhận xét (nếu có).
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chỉnh sửa đoạn văn (nếu cần).

You might also like